|
Chiều kích thời gian liên quan tới Mùa
Vọng
Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 30/11/2008
Anh Chị
Em thân mến,
Hôm nay,
với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, chúng bắt đầu một phụng niên mới. Sự
kiện này mời gọi chúng ta suy nghĩ về chiều kích thời gian, một chiều
kích bao giờ cũng thu hút chúng ta rất nhiều. Theo gương về những ǵ
Chúa Giêsu thích làm, tôi cũng bắt đầu từ một kinh nghiệm rất thực tế.
Đó là, tất cả chúng ta nói rằng: ‘tôi không có giờ’, v́
mọi người cảm thấy hết sức quay cuồng với nhịp sống thường nhật. Giáo
Hội cũng loan ‘tin mừng’ về điều này nữa, đó là Thiên Chúa đă ban cho
chúng ta thời giờ của Ngài. Chúng ta bao giờ cũng có ít giờ.
Nhất là liên quan tới Chúa, chúng ta không biết t́m gặp Ngài bằng
cách nào, hay đôi khi chúng ta không muốn t́m Ngài. Thế mà Thiên Chúa
lại có giờ với chúng ta!
Đó là
điều đầu tiên việc mở màn cho một tân phụng niên giúp chúng ta tái khám
phá với một ngỡ ngàng mới mẻ hơn bao giờ hết. Phải, Thiên Chúa ban
cho chúng ta thời gian của Ngài, v́ Ngài đă đi vào lịch sử, bằng Lời của
Ngài và bằng những hoạt động cứu độ, để làm cho lịch sử hướng tới vĩnh
hằng, để biến nó trở thành một thứ lịch sử giao ước. Theo chiều hướng ấy
th́ thời gian tự nó là một dấu hiệu của t́nh yêu Thiên Chúa. Nó
là một quà tặng mà con người có thể cảm nhận như mọi sự khác, hay trái
lại, đem phung phí nó đi; họ có thể nắm bắt được ư nghĩa của nó, hay lơ
là với nó một cách nông nỗi mê muội.
Có 3
“cái then chốt” về thời gian liên quan tới lịch sử cứu độ: khởi điểm là
việc tạo dựng, tâm điểm là là việc Nhập Thể cứu thế, và tận điểm là lần
đến cuối cùng bao gồm việc phán xét chung.
Ba thời điểm này, tuy nhiên, không được hiểu thuần túy theo tiến
tŕnh ngày tháng. Thật vậy, quả thực việc tạo dựng là khởi điểm của hết
mọi sự, nhưng nó cũng tiếp tục và được hiện thực dọc suốt cái trở nên
của vũ trụ này cho tới tận cùng thời gian. Bởi vậy, với việc Nhập Thể và
cứu thế, nếu nó xẩy ra vào một thời điểm nhất định về lịch sử – việc
Chúa Giêsu tạm trú trên thế gian này – dù sao cái tác hiệu của nó vẫn
kéo dài qua gịng thời gian trước nó và sau nó. Và việc Đến Lần Cuối
Cùng và Cuộc Chung Thẩm, cả hai thực sự đă được dứt khoát hướng tới nơi
thập giá của Chúa Kitô, đang áp dụng ảnh hưởng của ḿnh nơi hạnh kiểm
của con người ở hết mọi thời đại.
Phụng vụ
Mùa Vọng cử hành việc Thiên Chúa đến vào hai thời điểm của nó: trước hết
nó kêu gọi chúng ta hăy làm bừng lên niềm trông đợi Chúa Kitô đến trong
vinh quang; rồi gần đến Giáng Sinh, nó mời gọi chúng ta hăy nghênh đón
Lời hóa thân làm người v́ phần rỗi của chúng ta.
Thế nhưng, Chúa liên lỉ đi vào cuộc đời của chúng ta. Bởi
vậy, thích đáng biết bao lời Chúa Giêsu kêu gọi, một lời kêu gọi mănh
liệt hơn nữa vào Chúa Nhật này: “Hăy tỉnh thức” (Mk 13:33,35,37). Nó
được ngỏ cùng các môn đệ, nhưng cũng ngỏ cùng “hết mọi người”, v́ hế mọi
người, ở vào giờ phút chỉ một ḿnh Chúa biết, sẽ được gọi trả lẽ về đời
sống của ḿnh. Lời kêu gọi này bao gồm thái độ không dính bén với
các sự vật trần thế, bao gồm ḷng thành thống hối về những lỗi lầm của
con người, bao gồm một đức ái chủ động đối với tha nhân, và nhất là một
ḷng khiêm tốn và tin tưởng phó ḿnh vào tay Thiên Chúa, Người Cha dịu
hiền và xót thương của chúng ta.
Trinh Nữ
Maria là h́nh ảnh Mùa Vọng.
Chúng ta hăy kêu cầu Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta hăy trở nên một nhân
loại nối dài đón chờ việc Chúa đến.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 26/10/2008
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
|
|