Đền Thờ Lateranô, "đền thờ này là đền thờ đầu tiên"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 9/11/2008

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay phụng vụ cử hành việc cung hiến Đền Thờ Lateranô, một đền thờ được gọi là “mẹ và là đầu của tất cả mọi nhà thờ ở thành phố này và trên khắp thế giới”. Thật vậy, đền thờ này là đền thờ đầu tiên được xây cất theo sắc chỉ của Hoàng Đế Constantine năm 323, một sắc chỉ cho phép Kitô hữu được tự do hành sử quyền tự do tôn giáo của ḿnh.

 

Chính vị hoàng đế này đă cống hiến cho Đức Giáo Hoàng Miltiades một dinh thự cũ của gia đ́nh Lateranô, và ngôi đền thờ này, với giếng rửa tội và tư dinh của vị Giám Mục Rôma – nơi các vị Giáo Hoàng đă sống cho tới thời kỳ lưu đầy ở Avignon – tất cả đều được xây cất ở đó. Việc cung hiến đền thờ này được Đức Giáo Hoàng Sylvester cử hành vào khoảng năm 324 với danh xưng là Đấng Cứu Thế Rất Thánh; chỉ cho tới sau thế kỷ thứ 6 mới được thêm tên của các vị Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Thánh Kư, và hiện nay thường gọi bằng tên các vị Thánh Gioan này.

 

Thoạt tiên việc cử hành lễ này chỉ được thực hiện ở thành phố Rôma; thế rồi vào năm 1565, lễ này được nới rộng cho tất cả mọi Giáo Hội thuộc lễ nghi Rôma. Việc tôn kính ngôi đền thánh này là cách thức bày tỏ ḷng mến yêu và tôn kính đối với Giáo Hội Rôma là Giáo Hội, như Thánh Ignatiô thành Antioch nói là “chủ trị trong đức ái” toàn thể mối hiệp thông Công Giáo (Thư gửi tín hữu Rôma 1:1).

 

Trong ngày lễ trọng này Lời Chúa nhắc lại một sự thật thiết yếu, đó là đền thờ bằng đá là biểu hiệu cho Giáo Hội sống động, cho cộng đồng Kitô giáo, một cộng đồng mà trong các thư của ḿnh, Tông Đồ Phêrô và Phaolô đă hiểu như là “một đền đài liêng thiêng”, được Thiên Chúa xây dựng bằng “những tảng đá sống động”, tức là chính các Kitô hữu, trên nền tảng duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Đấng được gọi là “tảng đá góc tường” (cf. 1Cor 3:9-11,16-17; 1Pt 2:4-8; Eph 2:20-22). “Thánh Phaolô đă viết: “Hỡi anh  em, anh em là dinh thự của Thiên Chúa. Đền thờ của Thiên Chúa là thánh tức anh em” (1Cor 3:9c,17).

 

Vẻ đẹp và tính cách ḥa hợp của các thánh đường, những ǵ nhằm để chúc tụng Thiên Chúa, cũng lôi kéo cả loài người chúng ta nữa, thành phần hạn hẹp và tội lỗi, trong việc hoán chuyển để làm nên một “vũ trụ”, một cơ cấu rất thứ tự lớp lang, nơi mối hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng là Vị Thánh đích thực trong các thánh nhân. Điều này xẩy ra tuyệt mứcở phụng vụ Thánh Thể, trong đó, “ecclesia”, tức cộng đồng của thành phần lănh nhận phép rửa, qui tụ lại với nhau một cách liên kết để lắng nghe Lời Chúa và được dinh dưỡng bằng Ḿnh Máu Chúa Kitô. Từ hai bàn tiệc này Giáo Hội của những tảng đá sống động được xây dựng trong chân lư và đức ái và được Thánh Linh h́nh thành một cách nội tại khi biến chính ḿnh thành những ǵ Giáo Hội nhận lănh, làm cho Giáo Hội càng ngày càng nên giống Chúa Giêsu Kitô. Nếu Giáo Hội sống trong mối hiệp nhất chân thành và huynh đệ này, th́ Giáo Hội nhờ đó trở thành hy tế thiêng liêng đẹp ḷng Thiên Chúa.

 

Quí bạn thân mến, lễ hôm nay cử hành một mầu nhiệm luôn thích đáng, ở chỗ, Thiên Chúa muốn xây dựng một đền thờ thiêng liêng trên thế giới này, một cộng đồng tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lư (cf. Jn 4:23-24). Thế nhưng, việc cử hành lễ này cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của những dinh thực vật chất là nơi cộng đồng qui tụ lại để cử hành việc chúc tụng Thiên Chúa. Bởi thế, hết mọi cộng đồng đều có phận sự chăm sóc cho các dinh thực linh thánh của ḿnh là gia sản quí báu về tôn giáo cũng như về lịch sử. Với ư hướng ấy chúng ta cầu xin Mẹ Maria Rất Thánh cuyển cầu, để Mẹ giúp chúng ta trở nên “nhà Chúa”, một đền thờ sống động của t́nh yêu Ngài, như Mẹ.

 

(Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp như sau:)

 

Hôm nay là ngày kỷ niệm 70 năm của một biến cố đau buồn xẩy ra vào đêm 9-10 tháng 11 năm 1938, khi cơn cuồng loạn của Đảng Nazi bùng nổ tấn công những người Do Thái ở Đức quốc. Các cửa tiệm, văn pḥng, nhà cửa và hội đường đều bị tấn công, và nhiều người cũng đă bị sát hại, mở màn cho một cuộc bắt bớ người Do Thái ở Đức được tổ chức dữ dội, và được kết thúc bằng thảm trạng Shoah. Hôm nay tôi vẫn c̣n cảm thấy cái đớn đau về những ǵ đă xẩy ra cho những trường thê thảm ấy. Những hồi niệm về các điều này cần phải giúp vào việc làm sao tránh đừng để xẩy ra những cảnh kinh hoàng tương tự như thế, và khiến chúng ta dấn thân ở mọi cấp độ trong việc chống lại hết mọi h́nh thức bài Do Thái và kỳ thị, bằng việc giáo dục cho các thế hệ trẻ biết tôn trọng và chấp nhận nhau. Tôi mời gọi anh chị em hăy cầu nguyện cho các nạn nhân của thời ấy và hiệp với tôi bày tỏ mối liên kết sâu xa với thế giới Do Thái...
 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)