Về Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 26/10/2008

 

Anh chị em thân mến:

 

Bằng việc cử hành Thánh Thể ở Đền Thờ Thánh Phêrô, Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII đă bế mạc. Thượng Nghị này bàn về đề tài “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”. Mọi cuộc thượng nghị đều là một cảm nghiệm mạnh mẽ về mối hiệp thông giáo hội, thế nhưng cảm nghiệm này c̣n sâu đậm hơn thế nữa v́ tất cả mọi chuyên chú đều qui về Lời Chúa là bản thân Chúa Kitô, những ǵ soi dẫn Giáo Hội.

 

Và chúng tôi đă sống từng ngày trong bầu khí sốt sắng lắng nghe, cảm nhận tất cả ân sủng và vẻ đẹp được làm môn đệ và tôi tớ của Người. Theo ư nghĩa nguyên thủy của chữ “giáo hội”, chúng tôi đă cảm nghiệm niềm vui được triệu tập bởi Lời Chúa và nhất là trong phụng vụ, chúng tôi đă gặp nhau từ bên trong của lời này nơi một cuộc hành tŕnh làm cho chúng tôi nếm hưởng trước Nước trời như trong mảnh đất hứa của chúng tôi.

 

Một khía cạnh đă được xét đến là mối liên hệ giữa Lời Chúa và các lời lẽ, tức là giữa Lời Thần Linh, và Thánh Kinh là những ǵ bày tỏ Lời Thần Linh này.

 

Như Công Đồng Chung Vaticanô II dạy trong hiến chế “Lời Chúa” (số 12), việc dẫn giải thánh kinh tốt đẹp đ̣i phải hội đủ cả phương pháp nhận định về lịch sử cũng như phương pháp về thần học, v́ Thánh Kinh là Lời Chúa nơi lời của con người. Điều này có ư nói rằng hết mọi bản văn cần phải được đọc theo chiều hướng hiệp nhất của toàn thể Thánh Kinh, truyền thống sống động của Giáo Hội và ánh sáng đức tin. Nếu Thánh Kinh thực sự cũng là một tác phẩm văn chương, thậm chí c̣n hơn thế nữa, là một bộ vĩ đại về văn hóa phổ quát, th́ thật sự cũng không được lấy đi yếu tố thần linh của Thánh Kinh, trái lại, phải đọc Thánh Kinh bằng cùng một tinh thần Thánh Kinh được viết ra. Việc dẫn giải thánh kinh và đọc lời Chúa theo khoa học, bởi thế, vừa cần thiết vừa hỗ tương cho việc t́m kiếm, qua ư nghĩa về văn chương, ư nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh, một ư nghĩa Thiên Chúa muốn thông đạt cho chúng ta ngày nay.

 

Vào lúc kết thúc cuôc thượng nghị này, các vị thượng phụ thuộc Giáo Hội Đông Phương đă lên tiếng kêu gọi, một lời kêu gọi tôi xin lập lại để xin cộng đồng quốc tế, các vị lănh đạo tôn giáo cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện chí hăy chú ư tới thảm cảnh đang xẩy ra ở các xứ sở Đông phương, nơi các Kitô hữu đang là nạn nhân của thái độ bất dung nhượng và bạo lực tàn ác, của việc ra tay sát hại, của việc bị đe dọa, và của việc bị buộc phải từ bỏ nhà cửa và đi lang thang t́m chỗ trú ẩn. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến Iraq và Ấn Độ vào lúc này đây.

 

Tôi tin rằng thành phần dân chúng cổ kính và cao quí của các quốc gia này đă biết, qua gịng thời gian của các thế kỷ sống chung tương kính, cảm nhận việc đóng góp được nhóm nhỏ này, nhưng là thành phần thiểu số Kitô hữu tốt lành và chịu khó, cống hiến cho việc phát triển của quê hương chung này. Họ không đ̣i những đặc ân, mà chỉ muốn tiếp tục sống trong quốc gia của ḿnh với đồng bào của họ, như họ bao giờ cũng muốn thế. Tôi xin các thẩm quyền đương nhiệm về dân sự và tôn giáo chớ bỏ qua một nỗ lực nào trong việc tái thiết lập luật lệ và việc chung sống về dân sự, nhờ đó thành phần công dân thành tín và trung thành biết được rằng họ có thể cậy dựa vào việc bảo vệ đầy đủ bởi các cơ cấu quốc gia. Tôi cũng hy vọng rằng các vị lănh đạo dân sự và tôn giáo của tất cả mọi quốc gia, ư thức được vai tṛ hướng dẫn của ḿnh như là thành phần dẫn đắt và là điểm tựa cho dân chúng, thực hiện những cử chỉ ư nghĩa và hiển nhiên về t́nh bạn và quan tâm tới các thành phần thiểu số Kitô hữu cũng như tín đồ thuộc các tôn giáo khác, và thực hiện việc bênh vực các quyền lợi hợp lư của họ như là một vấn đề trọng kính.

 

Tôi cũng hân hoan thông báo ở nơi đây với anh chị em những ǵ tôi vừa loan báo ở trong Thánh Lễ, đó là vào Tháng 10 năm tới th́ Thượng Nghị Giám Mục Phi Châu lần thứ 2 sẽ diễn ra ở Rôma đây. Trước dịp này, nếu Chúa muốn, vào Tháng 3/2008, tôi có ư định đến Phi Châu, trước hết viếng thăm Camerron là nơi tôi sẽ trao cho các vị giám mục của châu lục này ‘bản instrumentum laboris’ về cuộc thượng nghị ấy, rồi đến Angola, nhân dịp 500 năm quốc gia này đón nhận việc truyền bá phúc âm hóa. Tôi xin kư thác nỗi khổ đau được đề tới trên đây, cũng như niềm hy vọng được chúng tôi ấp ủ trong tim, nhất là niềm trông đợi của các vị nghị phụ tham dự Thượng Nghị Giám Mục Phi Châu, cho Mẹ Maria Rất Thánh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)