Thánh Phaolô Di Trú Nhân, “Vị Tông Đồ của Chư Dân”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Di Dân và Tị Nạn 18/1/2009
Anh Chị Em thân mến,
Năm nay đề tài Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn là “Thánh Phaolô Di Trú Nhân, ‘Vị Tông Đồ Chư Dân’”. Nó được tác động bởi sự trùng hợp khéo léo với Năm Thánh do tôi ấn định để tôn vinh Vị Tông Đồ này nhân dịp 2000 năm kỷ niệm sinh nhật của ngài. Thật vậy, việc giảng dạy và vai tṛ môi giới giữa các nền văn hóa khác nhau với Phúc Âm được Thánh Phaolô là “một di trú nhân theo ơn gọi” thực hiện, cũng là một điểm qui chiếu quan trọng cho những ai cảm thấy ḿnh đang dính dáng tới phong trào di dân ngày nay.
Được sinh ra trong một gia đ́nh thuộc những nhóm người di dân Do Thái ở Tarsus, Cilicia, Saul được giáo dục theo văn hóa và ngôn ngữ Do Thái và Hy Lạp, những nền văn hóa và ngôn ngữ thế giá nhất trong bối cảnh văn hóa Rôma. Sau cuộc gặp gỡ Chúa Kitô trên đường đi Damascus (cf. Gal 1:13-16), cho dù ngài không chối bỏ “những truyền thống” của ḿnh và cảm thấy trân trọng cùng biết ơn Do Thái giáo và Lề Luật (cf Rm 9:1-5; 2Cor 11:22; Gal 1:13-14; Phil 3:3-6), ngài vẫn không ngần ngại dấn thân cho, hay có những ư nghĩ xét lại, về sứ vụ mới của ngài, một cách can đảm và hăng say và tỏ ra dễ dạy với lệnh truyền của Chúa: “Ta sẽ sai ngươi đến với thành phần Dân Ngoại xa cách” (Acts 22:21). Đời sống của ngài hoàn toàn thay đổi (cf Phil 3:7-11), ở chỗ, đối với ngài, Chúa Giêsu đă trở nên căn nguyên raison d’être và động lực tác động việc dấn thân tông đồ của ngài cho việc phục vụ Phúc Âm. Ngài đă thay đổi từ một tay bách hại Kitô hữu thành một vị Tông Đồ của Chúa Kitô.
Theo hướng dẫn của Thánh Linh, ngài đă không bỏ qua một nỗ lực nào để thấy rằng Phúc Âm là “quyền năng của Thiên Chúa cho phần rỗi của hết mọi người tin tưởng, cho người Do Thái trước cũng như cho người Hy Lạp” (Rm 1:16) được loan báo cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch hay văn hóa. Trong các cuộc hành tŕnh tông đồ của ḿnh, bất chấp t́nh trạng liên lỉ bị chống đối, ngài trước hết loan báo Phúc Âm ở trong các hội đường, giành ưu tiên cho thành phần đồng hương tha hương của ngài (cf Acts 18:4-6). V́ họ loại trừ ngài, ngài mới ngỏ lời cùng Dân Ngoại, biến ḿnh – một “vị thừa sai cho thành phần di dân” thực sự – thành một người di dân và là một vị khâm sai của Chúa Giêsu Kitô “nói chung” để mời gọi hết mọi người trở nên một “tạo vật mới” nơi Con Thiên Chúa (2Cor 5:17).
Việc loan báo lời giảng tiên khởi – kerygma khiến ngài phải thực hiện những cuộc hải tŕnh vượt trùng dương ở Miền Cận Đông và thực hiện những cuộc hành tŕnh qua các nẻo đường Âu Châu cho tới khi đến Rôma. Ngài đă bắt đầu từ Antioch, nơi ngài đă loan báo Phúc Âm cho những người không thuộc về Do Thái Giáo và là nơi thành phần môn đệ của Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là “Kitô hữu” (cf Acts 11:20,26). Đời sống của ngài và việc giảng dạy của ngài hoàn toàn nhắm tới việc làm cho Chúa Giêsu được nhận biết và yêu mến bởi tất cả mọi người, v́ tất cả đều được kêu gọi trở nên một dân tộc duy nhất nơi Người.
Đó là sứ vụ của Giáo Hội cũng như của hết mọi người đă lănh nhận phép rửa trong cả thời đại chúng ta nữa, cho dù là ở trong một kỷ nguyên theo chiều hướng toàn cầu hóa; một sứ vụ cũng được đặc biệt chú trọng nhắm tới một thế giới sặc sỡ mầu sắc của các thành phần di dân – của các sinh viên xa nhà, của những người dân du nhập, của những người tị nạn, của thành phần dân chúng di tản, của những người tản cư – bao gồm cả những người như nạn nhân của các h́nh thức nô lệ mới mẻ và buôn người. Cả ngày nay nữa, sứ điệp cứu độ cần phải được tŕnh bày cùng một kiểu cách như của Vị Tông Đồ Dân Ngoại, ở chỗ chú trọng tới những trường hợp khác nhau về xă hội và văn hóa cùng với những khó khăn đặc biệt của mỗi một người gây ra bởi t́nh trạng họ là thành phần di trú hay lưu động. Tôi bày tỏ ước mong là hết mọi cộng đồng Kitô hữu cảm nhận được cùng một ḷng nhiệt thành tông đồ như Thánh Phaolô, mặc dù đă loan báo cho tất cả mọi người t́nh yêu cứu độ của Chúa Cha (Rm 8:15-16; Gal 4:6) để “chiếm được nhiều hơn nữa” (1Cor 9:22) cho Chúa Kitô, cũng vẫn biến ḿnh trở nên yếu kém “cho thành phần yếu kém …. trở nên tất cả mọi sự cho mọi người để nhờ đó cứu được một số nào đó” (1Cor 9:22). Chớ ǵ gương mẫu của ngài cũng là một phấn khích cho chúng ta trong việc tỏ t́nh đoàn kết với những người anh chị em này của chúng ta cũng như trong việc cổ vơ, ở hết mọi phần đất trên thế giới và bằng mọi phương tiện, việc chung sống ḥa b́nh giữa các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Tuy nhiên, đâu là bí quyết của Vị Tông Đồ cho Chư Dân này? Ḷng nhiệt thành và đam mê truyền giáo của tay đấu thủ nổi bật này xuất phát từ sự kiện là v́ “Chúa Kitô đă biến ngài làm của Người” (Phil 3:12) mà ngài vẫn gắn bó với Người đến nỗi ngài cảm thấy ngài thông phần cùng một sự sống với Người, qua việc tham dự vào “những khổ đau của Người” (Phil 3:10; cf Rm 8:17; 2Cor 4:8-12; Col 1:24). Đó là nguồn mạch của nhiệt t́nh tông đồ của Thánh Phaolô, vị đă tŕnh thuật là “Ngài, Đấng đă tách biệt tôi trước khi tôi sinh ra, và đă kêu gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, muốn tỏ cho tôi thấy Con của Ngài, để tôi rao giảng Người giữa Dân Ngoại” (Gal 1:15-16; cf. Rm 15:15-16). Thánh nhân đă cảm thấy “bị đóng đanh với” Chúa Kitô, nhờ đó ngài có thể nói rằng: “Không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20), và không một khốn khó nào ngăn cản được ngài kiên tŕ hoạt động can trường truyền bá phúc âm hóa ở những thành phố đô thị như Rôma và Côrintô là những nơi dân chúng vào thời ấy được kết cấu bởi các chủng tộc và văn hóa.
Đọc lại Sách Tông Vụ và các Thư Thánh Phaolô ngỏ cùng những thành phần khác nhau được ngài gửi cho, chúng ta thấy một kiểu mẫu Giáo Hội không loại trừ, trái lại, cởi mở với tất cả mọi người, một Giáo Hội được h́nh thành bởi các tín hữu bất phân biệt tôn giáo hay chủng tộc: thật vậy, hết mọi người lănh nhận phép rửa là phần tử sống động của một Thân Thể Chúa Kitô duy nhất. Theo quan điểm này, t́nh đoàn kết huynh đệ được thể hiện qua các cử chỉ chia sẻ thường nhật, qua việc chung dự và qua mối hân hoan quan tâm đến kẻ khác, là những ǵ cần phải chiếm được một vị trí đặc biệt nổi nang. Tuy nhiên, không thể nào đạt được chiều kích này của việc chấp nhận nhau theo t́nh huynh đệ, như Thánh Phaolô luôn dạy, nếu không sẵn sàng lắng nghe và đón nhận Lời được rao giảng và thực hành (cf. 1Thes 1:6), một Lời thôi thúc tất cả chúng ta noi gương bắt chước Chúa Kitô (cf. Eph 5:1-2), noi gương bắt chước Vị Tông Đồ này (cf. 1Cor 11:1). Và v́ thế càng gắn bó chặt chẽ với Chúa Kitô th́ càng chăm sóc cho tha nhân của ḿnh, tránh xét đoán, khinh thị và gây gương mù, và dấn thân chấp nhận nhau (cf Rm 14:1-3, 15:7). Được nên giống Chúa Kitô, các tín hữu cảm thấy họ là “anh chị em” trong Người, là con cái của cùng một Cha (Rm 8:14-16; Gal 3:26,4:6). Kho tàng t́nh yêu huynh đệ này làm cho họ “thực hành ḷng hiếu khách” (Rm 12:13) là trưởng nữ của nhân ái – agape (cf. 1Tim 3:2,5:10; Ti 1:8; Phlm 17).
Về vấn đề này lời Chúa hứa trở thành sự thật: “Bấy giờ Ta sẽ đón nhận các người, và Ta sẽ là cha của các người, và các người sẽ là những người con nam nữ của Ta” (2Cor 6:17-18). Nếu chúng ta nhận thức được điều ấy th́ chúng ta làm sao có thể không đảm trách tất cả những ai, nhất là thành phần tị nạn và di tản, những người đang sống trong những điều kiện khó khăn hay khốn khó? Làm sao chúng ta lại không đáp ứng nhu cầu của những người thực sự là yếu kém nhất và bất khả tự vệ nhất, những người sống trong bất ổn và bất an, sống ngoài lề xă hội và thường bị xă hội loại trừ? Chúng ta cần phải ưu tiên chú trọng tới họ v́, như đoạn văn thời danh của Thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa đă chọn những ǵ là ngu xuẩn trên thế giới dể làm hổ ngươi thành phần khôn ngoan. Thiên Chúa đă chọn những ǵ là hèn yếu trong thế gian để làm hổ thẹn thành phần quyền lực. Thiên Chúa đă chọn những ǵ là hèn hạ và bị khinh khi trên thế giới, ngay cả những cái chẳng là ǵ, để làm cho những cái là ǵ thành chẳng là ǵ, nhờ đó không ai c̣n huyênh hoang trước nhan Thiên Chúa” (1Cor 1:27).
Anh chị em thân mến, chớ ǵ Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn, một ngày sẽ được cử hành vào ngày 18/1/2009, đối với tất cả mọi người là một phấn khích sống t́nh yêu thương huynh đệ một cách trọn vẹn, không có bất kỳ một phân biệt và kỳ thị nào, với niềm xác tín rằng bất cứ ai cần đến chúng ta và những ai chúng ta có thể giúp đáp th́ đều là tha nhân của chúng ta (cf. Thông Điệp Thiên Chúa là T́nh Yêu, số 15). Chớ ǵ giáo huấn và gương mẫu của Thánh Phaolô, một vị Tông Đồ cao cả và khiêm tốn và là một di trú nhân, một nhà truyền bá phúc âm hóa cho chư dân và các nền văn hóa, thôi thúc chúng ta hiểu được rằng việc thực thi đức ái là tột đỉnh và là tổng hợp tất cả đời sống Kitô hữu.
Giới răn yêu thương – như chúng ta quá rơ – được nuôi dưỡng khi thành phần môn đệ Chúa Kitô, liên kết, thông phần vào bữa tiệc Thánh Thể là bí tích huynh đệ và yêu thương tuyệt hạng. Và như Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đă liên kết giới răn mới của t́nh yêu thương huynh đệ này với tặng ân Thánh Thể thế nào th́ những “bạn hữu” của Người, theo bước chân của Chúa Kitô, Đấng đă biến ḿnh thành một “tôi tớ” của nhân loại, và được duy tŕ bởi Ân Sủng của Người, không thể nào không dấn thân cho việc phục vụ nhau, lănh trách nhiệm với nhau, theo lời huấn dụ của Thánh Phaolô là “anh chị em hăy vác lấy các gánh nặng của nhau, nhờ đó mới làm trọn lề luật của Chúa Kitô” (Gal 6:2). Chỉ có thế t́nh yêu mới gia tăng nơi tín hữu và cho tất cả mọi người (cf 1Thes 3:12).
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng thôi loan truyền và làm chứng cho “Tin Mừng” này một cách nhiệt thành không sợ hăi và tiếc nuối sinh lực! Tất cả sứ điệp Phúc Âm được gói ghém nơi t́nh yêu thương, và những người môn đệ chân thực của Chúa Kitô được nhận biết nhờ t́nh yêu thương nhau mà họ chịu đựng nhau và chấp nhận tất cả mọi người.
Xin Thánh Tông Đồ Phaolô và nhất là Mẹ Maria, Mẹ của sự chấp thuận và yêu thương, xin cho chúng ta tặng ân ấy. Tôi xin Thiên Chúa bảo vệ tất cả những ai dấn thân giúp đỡ những người di trú, nói tổng quát hơn, dấn thân phục vụ trong thế giới rộng lớn của việc di dân, và tôi hứa tưởng nguyện cho mỗi người, và ưu ái ban Phép Lành ṭa thánh của tôi cho tất cả mọi người.
Tại Castel Gandolfo, 24/8/2008
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)