Chống Nghèo Khổ Để Xây Dựng Ḥa B́nh

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1/1/2009

 

 

1-         Một lần nữa, bắt đầu một tân niên, tôi muốn gửi lời những lời chúc tốt đẹp cầu mong ḥa b́nh cho dân chúng ở mọi nơi. Bằng Sứ Điệp này tôi muốn gợi ư về đề tài: Chiến Đấu Chống Nghèo Khổ để Xây Dựng Ḥa B́nh. Hồi năm 1993, Vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới năm đó, đă kéo chú ư tới những âm vang tiêu cực đối với ḥa b́nh khi có toàn bộ những thành phần dân chúng sống trong nghèo khổ.  Nghèo khổ thường là yếu tố dự phần hay là một yếu tố pha trộn gây ra những cuộc xung khắc, bao gồm cả những cuộc xung đột vơ trang. Ngược lại, những cuộc xung khắc này lại gây ra những trường hợp nghèo khổ bi thảm hơn nữa. Ngài đă viết: “Thế giới của chúng ta cho thấy chứng cớ gia tăng về một mối đe dọa trầm trọng khác đối với ḥa b́nh, đó là có nhiều cá nhân và thực sự là toàn thể những dân tộc ngày nay đang sống trong những điều kiện cực kỳ bần cùng nghèo khổ. Cái khoảng cách giữa giầu và nghèo càng trở nên rơ nét, ngay cả ở trong các quốc giá tiến triển về kinh tế. Đó là một vấn đề mà lương tâm nhân loại không thể coi thường, v́ những điều kiện trong đó một số lớn dân chúng đang sống là những ǵ xỉ nhục cho phẩm vị bẩm sinh của họ, mà hậu quả của nó là một thứ đe dọa cho mức tiến bộ đích thực và ḥa hợp của cộng đồng thế giới” (1)  

 

2-         Trong ư nghĩa ấy th́ việc chiến đấu chống nghèo khổ là những ǵ cần phải chú trong xét đến hiện tượng phức tạp của vấn đề toàn cầu hóa. Điều này quan trọng theo quan điểm về phương pháp học, v́ nó gợi lên việc rút tỉa từ những hoa trái của việc nghiên cứu về kinh tế và xă hội học vào nhiều khía cạnh khác nhau của nghèo khổ. Tuy nhiên, cái qui chiếu về vấn đề toàn cầu hóa cũng cần phải làm cho chúng ta cảnh giác về những hàm ư thiêng liêng và luân lư của vấn đề này, thúc đẩy chúng ta, trong vấn đề đối xử với người nghèo, hăy bắt đầu từ nhận thức rơ ràng là tất cả chúng ta đều thông dự vào dự án thần linh của Thiên Chúa, ở chỗ, chúng ta được kêu gọi để h́nh thành một gia đ́nh duy nhất, trong đó, tất cả mọi người – các cá nhân, những dân tộc và chư quốc gia – khuôn đúc hành vi cử chỉ của ḿnh theo những nguyên tắc của t́nh huynh đệ và trách nhiệm. Quan niệm này cần phải có một kiến thức về t́nh trạng nghèo khó đang lan tràn và rất ăn khớp với nhau. Nếu nó chỉ là vấn đề nghèo khó về vật chất mà thôi th́ các khoa học về xă hội, những khoa học có thể giúp chúng ta đo lường những hiện tượng này căn cứ chính yếu vào các dữ kiện về số lượng, cũng đủ để chứng tỏ cho thấy các đặc tính chính của nó. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng những h́nh thức nghèo khổ phi vật chất khác cũng hiện hữu nữa, những h́nh thức không phải là hậu quả trực tiếp và tự động của t́nh trạng thiếu thốn về vật chất. Chẳng hạn, nơi các xă hội giầu thịnh tân tiến, nơi đang cho thấy xẩy ra vấn đề ngoài lề hóa xă hội, cũng như xẩy ra một thứ nghèo khổ về t́nh cảm, luân lư và thiêng liêng nữa, một t́nh trạng được thể hiện nơi những con người có một đời sống nội tại đang bị lạc hướng và là những người đang trải qua những h́nh thức khác nhau của nỗi muộn phiền bất kể những ǵ là thịnh vượng về kinh tế của họ. Tôi đang nghĩ tới, một đàng, những ǵ được biết như là “một thứ phát triển về luân lư” (2), một đàng là những hậu quả tiêu cực về “một thứ siêu phát triển” (3).  Tôi cũng không thể nào không lưu ư tới các xă hội được gọi là “nghèo khổ”, vấn đề tăng trưởng về kinh tế thường bị ngăn cản bởi những trở ngại về văn hóa khiến không thể hiệu nghiệm sử dụng các nguồn lợi sẵn có trong tay. Tuy nhiên, cũng đúng nữa là hết mọi h́nh thức nghèo khổ ngoại tại về vật chất bị áp đặt đều bắt nguồn từ vấn đề thiếu tôn trọng phẩm giá siêu việt của con người. Khi con người không được lưu ư tới tất cả những ǵ liên quan tới ơn gọi của ḿnh, và khi những đ̣i hỏi về một thứ “môi trường nhân loại” (4) thực sự không được tôn trọng th́ những quyền lực dữ dội của nghèo khổ bùng nổ, như được thấy rơ nơi một số lănh vực giờ đây tôi muốn lưu ư tới từng lănh vực một.

 

Vấn đề nghèo khổ và những quan hệ về luân lư

 

3-         Nghèo khổ thường được coi là hậu quả của vấn đề thay đổi về nhân khẩu học. Đó là lư do có những cuộc vận động quốc tế đang được thực hiện để giảm bớt mức độ sinh sản, đôi khi sử dụng những phương pháp không tôn trọng cả phẩm giá của người phụ nữ, hay quyền lợi của cha mẹ trong việc quyết định một cách hữu trách về số con cái (5): c̣n trầm trọng hơn nữa khi những phương pháp này lại thường không tôn trọng cả đến quyền sống nữa. Việc triệt sinh hằng triệu các trẻ em chưa sinh, nhân danh việc chống lại nghèo khổ, thực sự đă tạo nên vấn đề hủy hoại đi thành phần nghèo khổ nhất trong tất cả nhân loại. Tuy nhiên, vấn đề vẫn c̣n xẩy ra là, vào năm 1981, khoảng 40% dân số trên thế giới ở dưới mức cực kỳ nghèo khổ, trong khi đó, ngày nay tỉ lệ này đă được giảm bới tới một nửa, và tất cả những người đă thoát khỏi nghèo khổ cho dù đang trải qua t́nh trạng gia tăng quan trọng về nhân khẩu. Điều này cho thấy là những phương tiện để giải quyết vấn đề nghèo khổ quả thực có đó, cho dù phải đối diện với vấn đề dân số gia tăng. Cũng không được quên rằng, từ cuối Thế Chiến Thứ II, dân số trên thế giới đă gia tăng tới  tỉ người, phần lớn là v́ một số quốc gia gần đây mới nhập vào cầu trường quốc tế như là những quyền lực mới về kinh tế và đă trải qua việc phát riển nhanh chóng đặc biệt v́ số đông cư dân của họ. Hơn thế nữa, trong số các quốc gia tân tiến nhất, những nước có mức độ sinh cao lại có cơ hội khá hơn cho vấn đề phát triển. Nói cách khác, dân số là những ǵ đang cho thấy là một thứ tài sản vốn liếng quí báu, chứ không phải là một thứ yếu tố góp phần vào t́nh trạng bần cùng.

 

4-         Một lănh vực quan ngại khác nữa đó là những ǵ liên quan tới các thứ dịch bệnh, chẳng hạn như sốt rét, lao phổi và liệt kháng. V́ chúng ảnh hưởng cả đến những thành phần dân chúng sản xuất giầu có  mà chúng cũng là một yếu tố quan trọng nơi vấn đề suy thoái toàn diện t́nh trạng sinh sống ở xứ sở liên hệ.  Những nỗ lực để khống chế những hậu quả gây ra bởi những chứng bệnh này nơi dân chúng không phải là bao giờ cũng đạt được các thành quả quan trọng. Vấn đề cũng xẩy ra là các xứ sở bị lây nhiễm bởi một số các dịch bệnh ấy cảm thấy ḿnh như là thành phần bị bắt làm con tin, khi họ cố gắng giải quyết những chứng bệnh ấy với những ai muốn sử dụng việc viện trợ về kinh tế làm điều kiện để ứng dụng những chính sách chống lại sự sống. Đặc biệt là khó chống lại chứng liệt kháng, một căn nguyên chính của t́nh trạng nghèo khổ, trừ phi giải quyết cả những vấn đề về luân lư liên quan tới t́nh trạng lan ràn vi khuẩn liệt kháng này. Trước hết và trên hết, cần phải thực hiện những cuộc vận động về giáo dục, đặc biệt nhắm tới giới trẻ, để phát động một thứ đạo lư về tính dục có thể hoàn toàn xứng hợp với phẩm vị của con người; những thứ khởi động này đă từng mang lại các hoa trái quan trọng, giúp giảm bớt t́nh trạng lan truyền chứng liệt kháng. Thế rồi cần cả đến những thứ thuốc men và việc điều trị thuận tiện cho thành phần dân chúng nghèo khổ nữa. Cần phải có một nỗ lực cương quyết trong việc phát động vấn đề nghiên cứu về y khoa cùng với những h́nh thức điều trị mới, và việc áp dụng một cách uyển chuyển khi cần, các thứ luật lệ quốc tế trong việc bảo vệ vấn đề nghèo khó về tri thức cũng như trong vấn đề bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe căn bản thiết yếu cho tất cả mọi người.

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20081208_xlii-world-day-peace_en.html