|
"Những cội gốc của Pháp quốc
– như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo".
ĐTC Biển
Đức XVI Tông Du Pháp Quốc (12-15/9/2008)
mừng
Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150 Năm
Chuyến Tông
Du thứ 10 của ĐTC Biển Đức XVI lần này đến Pháp quốc, từ ngày 12/9, Lễ
Thánh Danh Đức Mẹ đến ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Đau Thương, là để mừng kỷ
niệm 150 năm biến cố Thánh Mẫu Lộ Đức, như ngài đă khẳng định với thành
phần chính quyền ở Điện Elysée Thứ Sáu 12/9:
“Lư do
chính yếu của việc tôi thực hiện chuyến viếng thăm đây đó là cuộc mừng
150 năm việc Trinh Nữ Maria hiện ra ở Lộ Đức. Tôi muốn cùng với đoàn
người hành hương hết sức đông đảo từ khắp nơi trên thế giới trong năm
nay tuôn đổ về đền thánh Lộ Đức với tràn đầy niềm tin tưởng và ḷng kính
mến. Tôi sẽ cử hành niềm tin tưởng và ḷng kính mến này ở trên mảnh đất
của anh chị em 4 ngày ân sủng được ban cho tôi đây”.
Tuy nhiên,
lợi dụng dịp này, ngài cũng ghé thăm thủ đô Balê của Pháp quốc, theo lời
mời của vị tân tổng thống nước này
laø Nicolas Sarkozy.
Tại đây, vào cùng ngày Thứ Sáu, ngài đă suốt ngày liên tục gặp gỡ 5
thành phần cả đời lẫn đạo theo thứ tự sau đây: thứ nhất là các chức sắc
thuộc chính quyền Pháp quốc ở điện Elyseé, thứ hai là các vị đại diện
Cộng Đồng Do Thái cũng ở điện Elyseé, thứ ba là các nhân vật thuộc lănh
vực văn hóa ở Collège des Bernardins, thứ bốn là những vị linh mục, tu
sĩ, chủng sinh và phó tế trong giờ kinh tối ở trong Vương Cung Thánh
Đường Đức Bà, và thứ năm là giới trẻ canh thức ở khu đất trước Vương
Cung Thánh Đường này.
Với thành
phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc
Với thành
phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc, trước hết, ngài nói về
thành phố Balê, thủ đô của một đất nước hầu như đă từng nắm vai tṛ đệ
nhất cường quốc thế giới như Hoa Kỳ hiện nay, một thủ đô tiêu biểu cho
nền văn minh Kitô giáo của nước này, ngài cho biết về mối liên hệ giữa
ngài và thành phố ấy, cũng như về chính căn gốc của nó. Ngài nói với
thành phần chính trị gia ở Điện Elyseé như thế này:
“Cuộc hành
hương của tôi đến Lộ Đức bao gồm cả việc tôi dừng chân ở Balê. Thành đô
này của quí vị là nơi quen thuộc đối với tôi, và tôi biết nó khá nhiều.
Tôi đă thường ở đây, v́ việc học vấn của tôi cũng như v́ các vai tṛ
trước đây của tôi, và trải qua một số năm tôi đă có được những mối thân
hữu riêng tư tốt đẹp và về tri thức. Tôi vui mừng trở lại, hân hạnh có
được cơ hội này để tỏ ḷng ngưỡng mộ gia sản sâu đậm về văn hóa và đức
tin là những ǵ làm nên lịch sử nổi nang của quí vị, và đă từng nuôi
dưỡng những con người tôi tớ cao cả của Quốc Gia này và Giáo Hội đây,
những vị có giáo huấn và gương lành tự nhiên vượt ra ngoài biên giới địa
dư quốc gia của anh chị em, lưu lại dấu tích của các vị trên tiến tŕnh
lịch sử thế giới.
“Trong
chuyến viếng thăm Rôma của ḿnh, kính Tổng Thống, ông đă nhắc lại rằng
những cội gốc của Pháp quốc – như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô
Giáo. Chính lịch sử đă cống hiến đủ chứng cớ về vấn đề này, ở chỗ, từ
ban đầu của ḿnh, xứ sở của quí vị đă lănh nhận sứ điệp Phúc Âm. Cho dù
đôi khi không có chứng cớ về văn kiện, th́ việc hiện hữu của các cộng
đồng Kitô giáo ở Gaul đă chứng thực về một giai đoạn rất xa xưa; thật là
cảm động khi nhớ lại là thành phố Lyons đă có một vị Giám Mục vào giữa
thế kỷ thứ hai, và Thánh Irenaeus, tác giả của cuốn Adversus Haereses,
đă cống hiến một chứng từ hùng hồn cho tư tưởng vững mạnh của Kitô Giáo.
Thánh Irenaeus xuất thân từ Smyrna để giảng dạy niềm tin tưởng vào Chúa
Kitô Phục Sinh. Vị Giám Mục Thành Lyon này đă nói tiếng Hy Lạp như tiếng
mẹ đẻ của ḿnh. C̣n dấu hiệu nào tuyệt vời hơn về bản chất phổ quan và
tiêu đích của sứ điệp Kitô Giáo nữa đây? Giáo Hội, được thiết lập ở giai
đoạn sơ khai của xứ sở quí vị, đă đóng một vai tṛ làm nên văn minh mà
tôi hân hoan tỏ ḷng ngưỡng mộ vào dịp này. Chính ông đă đề cập tới điều
này trong bài diễn văn của ông ở Điện Lateran vào tháng 12 năm ngoái và
một lần nữa hôm nay đây. Việc truyền đạt của nền văn hóa cổ kính qua các
vị đan sĩ, các giáo sư và những biên chép viên, việc khuôn đúc tâm hồn
và tinh thần yêu thương người nghèo khổ, việc tỏ ra hỗ trợ đối với thành
phần bị bỏ rơi nhất, bởi việc thành lập đầy những hội ḍng, việc đóng
góp của Kitô hữu trong vấn đề thiết lập những cơ cấu của Gaul sau này là
Pháp quốc, tất cả những điều này là những ǵ quá hiển nhiên mà tôi cần
phải ngẫm nghĩ. Cả hằng ngàn nguyện đường, thánh đường, đan viện và
vương cung thánh đường làm duyên dáng tâm điểm các phố thị của quí vị
hay cái b́nh lặng của miền quê là những ǵ rơ ràng nói lên các vị cha
ông của anh chị em trong đức tin muốn tôn vinh Đấng đă ban cho họ sự
sống và là Đấng đă bảo tŕ sự hiện hữu của chúng ta”.
Đối với chính
thành phần chính trị gia thuộc chính quyền Pháp quốc, một quốc gia đă
cương quyết dứt khoát không chấp nhận vấn đề minh định về nguồn gốc Kitô
giáo trong bản hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chủ trương hoàn
toàn biệt lập giữa đạo và đời, như thể cả hai chẳng có dính dáng ǵ với
nhau, thậm chí phản nghịch nhau, vị Giáo Hoàng đương kim Đức quốc Biển
Đức XVI thần học gia về Giáo Hội của chúng ta này đă đề cập tới ư nghĩa
của từ ngữ ‘thế tục’ và nguyên tắc về vấn đề ‘thế tục’ (chứ không phải
vấn đề tục hóa) với họ ở Điện Elyseé Thứ Sáu 12/9 như sau:
“Nhiều
người, ở Pháp quốc đây cũng như ở các nơi khác, đă suy nghĩ về những mối
liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Thật vậy, Chúa Kitô đă cống hiến
nguyên tắc căn bản cho việc giải quyết chính đáng về vấn đề liên hệ
giữa lănh vực chính trị và lănh vực tôn giáo này, khi Người trả lời cho
một vấn nạn, avới câu nói: ‘Hăy trả cho Caesar những ǵ của Caesar, và
hăy trả cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa’ (Mk 12:7). Giáo Hội ở
Phảo đang được hưởng ‘một chế độ tự do’. T́nh trạng ngờ vực trong quá
khứ dần dần đă được biến thành một cuộc đối thoại b́nh lặng và tích cực
càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn. Một khi cụ mới về việc đối thoại đă
được thực hiện từ năm 2002, và tôi rất tin tưởng vào hoạt động của nó
dựa trên thiện chí của nhau. Chúng ta biết rằng vẫn c̣n một số lănh vực
cần phải trao đổi cần chúng ta thực hiện và tái khai triển từng bước một
cách dứt khoát và nhẫn nại. Đích thân ḿnh, Tổng Thống đă sử dụng một
lời diễn tả hay ho, đó là
“lạicité positive” (vấn đề
trần thế tích cực) để nói lên cái hiểu biết cởi mở hơn này. Ở vào lúc
này đây của lịch sử, khi mà các nền văn hóa tiếp tục sang ngang thường
xuyên hơn, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giờ đây cần phải suy nghĩ lại về ư
nghĩa đích thực và tầm quan trọng của vấn đề thế tục. Thật vậy, một đàng
cần phải phân biệt giữa lănh vực chính trị và lănh vực tôn giáo để bảo
tŕ cả quyền tự do tôn giáo của công dân cũng như trách nhiệm của Quốc
Gia đối với họ; đàng khác, cần phải nhận thức hơn nữa về vai tṛ bất khả
thay thế của tôn giáo đối với việc huấn luyện lương tâm và việc góp phần
nó có thể mang lại – trong những sự khác – vấn đề tạo được một sự đồng
thuận căn bản về đạo lư trong xă hội”.
Gặp gỡ thành phần thuộc
lănh vực văn hóa Pháp quốc
Ở
Collège des Bernardins cùng ngày Thứ Sáu 12/9,
ĐTC Biển Đức XVI đă gặp gỡ thành phần thuộc lănh vực văn hóa Pháp quốc,
bao gồm đặc biệt vị Bộ Trưởng Văn Hóa đại diện chính quyền Pháp quốc,
những vị đại diện tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc
UNESCO, quí đồng bạn của ngài ở Học Viện Pháp Quốc, và các vị đại biểu
thuộc cộng đồng Hồi Giáo Pháp quốc. Trong bài chia sẻ của ḿnh, ngài đă
chia sẻ với họ về những nhận định sâu xa cùng với các phân tích độc đáo
của ngài về nền văn minh của Âu Châu nói chung, trong đó có Pháp quốc,
một nền văn minh theo ngài được gắn liền với và khởi động bởi đời sống
đan tu từ thời Thánh Biển Đức. Ngài đă minh định chủ đề của bài ngài nói
như thế này:
“ Tôi muốn nói với quí
vị buổi tối hôm nay về những nguồn gốc của nền thần học tây phương và
những cội gốc của nền văn hóa Âu Châu”.
Trước hết, ngài nói tới ư
nghĩa của địa điểm gặp gỡ giữa ngài và thành phần thuộc lănh vực văn hóa
Pháp quốc này, một địa điểm được ngài nhấn mạnh là “chúng ta đang ở
một nơi liên hệ tới nền văn hóa của đời sống đan tu”. Sau đó, ngài
khéo đặt vấn đề để dẫn nhập vào những ǵ ngài muốn nói để khai triển chủ
đề được ngài nêu lên trên đây. Ngài đặt vấn đề như sau:
“Phải chăng nơi này vẫn
c̣n có một điều ǵ đó muốn nói với chúng ta hay chăng, hay chúng ta chỉ
đang gặp gỡ một thế giới thuộc về quá khứ? Để trả lời cho vấn nạn
này chúng ta cần phải xem xét một chút về bản chất của chính đời sống
đan tu Tây phương. Nó là ǵ? Theo quan điểm của tầm ảnh hưởng về lịch sử
của đời sống đan tu này, chúng ta có thể nói rằng, giữa t́nh trạng biến
động lớn lao về văn hóa xuất phát từ những cuộc di dân của chư dân và
việc xuất hiện những h́nh dạng mới về chính trị, các đan viện tu đă trở
thành những nơi chốn tồn tại của các kho tàng văn hóa cổ thời, và đồng
thời cũng là nơi h́nh thành từ nền văn hóa cổ kính này một nền văn hóa
mới mẻ. Thế nhưng việc này xẩy ra thế nào đây? Động lực nào đă thúc đẩy
những nam nhân cùng nhau đến ở những nơi chốn ấy? Họ muốn ǵ? Họ sống ra
sao?”
Thế rồi, căn cứ vào những
câu hỏi được chính ḿnh nêu lên đó, vị Giáo Hoàng thần học gia kiêm giáo
sư thần học đă xác định là “trước hết và trên hết, cần phải
thẳng thắn chân nhận là họ không có ư đi làm văn hóa hay thậm chí bảo
tŕ văn hóa của quá khứ. Động lực thúc đẩy họ là những ǵ căn bản
hơn nhiều. Mục đích của họ đó là t́m kiếm Thiên Chúa - quaerere
Deum … Họ muốn đi từ những ǵ là không thiết yếu đến những ǵ thiết yếu,
đến những ǵ thực sự quan trọng duy nhất và đáng tin cậy duy nhất… Họ
t́m kiếm cái tối hậu ở đằng sau cái nhất thời”.
Đến đây, Vị Giáo Hoàng
đương kim của chúng ta bắt đầu cho thấy cái mấu chốt của vấn đề ngài
muốn nói tới, đó là Lời Chúa, khi ngài đi từ sự kiện đời sống đan tu là
đời sống t́m kiếm Thiên Chúa đến sự kiện Thiên Chúa hướng dẫn cuộc t́m
kiếm này bằng chính lời của Ngài:
“Đây không phải là một
cuộc thám hiểm trong miền hoang dă mông lung chẳng có dấu vết ǵ, một
cuộc t́m kiếm dẫn họ vào miền tăm tối mù mịt. Chính Ngài đă cống hiến
cho họ những bảng chỉ đường, thật sự là Ngài đă vạch ra một con đường
cho họ để t́m kiếm và theo đuổi. Con đường này là lời của Ngài, một con
đường được mở ra cho con người trong các cuốn Thánh Kinh. Bởi thế, theo
nhu cầu nội tâm của ḿnh, việc t́m kiếm Thiên Chúa cần đến một nền văn
hóa của lời Chúa… “
(c̣n tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, phân tích và tổng hợp theo nguyên bản những bài nói của ĐTC
từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2008/index_francia_en.htm
|
|