"Những cội gốc của Pháp quốc

– như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo".

 

ĐTC Biển Đức XVI Tông Du Pháp Quốc (12-15/9/2008)

mừng Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150 Năm

 

Gặp gỡ thành phần thuộc lănh vực văn hóa Pháp quốc

(tiếp)

Đức Thánh Cha đă khai triển vấn đề “văn hóa ngôn từ” liên quan tới Thánh Kinh và việc giải thích Thánh Kinh như sau:

 

Để hiểu được phần nào thứ văn hóa của ngôn từ này, một thứ văn hóa đă được khai triển sâu xa trong đời sống đan tu Tây phương từ việc t́m kiếm Thiên Chúa, chúng ta cần phải ít là vắn tắt đề cập tới một tính chất đặc biệt của cuốn sách này, hay của những cuốn sách ấy là nơi các đan sĩ đă gặp gỡ những ngôn từ này. Thánh Kinh, theo quan điểm thuần lịch sử và văn chương, th́ không phải là một cuốn sách, mà là một tổng hợp các bản văn được ghi chép lại qua gịng lịch sử trên một ngàn năm, một tổng hợp không cho thấy ngay được tính chất hiệp nhất nội tại của nó là những ǵ vốn bao gồm các cuốn sách riêng biệt. Trái lại, giữa những cuốn sách này có những căng thẳng rơ rệt… Mối hiệp nhất của các cuốn sách thánh kinh và tính chất thần linh của những lời trong ấy không thể nào nắm bắt chỉ thuần bằng những phương pháp lịch sử. Yếu tố lịch sử có tính chất đa dạng và nhân loại. Từ đó người ta có thể hiểu được rằng công thức của một câu ghép từ thời trung cổ mới nghe có vẻ chướng tai: littera gesta docet – quid credas allegoria … (cf. Augustine of Dacia, Rotulus pugillaris, I). Tức là chữ nghĩa th́ cho thấy các sự kiện; c̣n những ǵ anh em cần phải tin tưởng th́ được thấy nơi ư nghĩa bóng bẩy, tức là, nơi ư nghĩa về Kitô học và linh thiêng học. Chúng ta có thể nói một cách đơn giản là Thánh Kinh cần phải được dẫn giải, và cần đến bối cảnh cộng đồng là nơi xuất phát Thánh Kinh và là nơi tồn tại Thánh Kinh. Đó là nơi thấy được mối hiệp nhất của nó và cả ở nơi ấy hiện lên ư nghĩa liên kết của nó. Nói cách khác, có những chiều kích về ư nghĩa nơi ngôn từ hay nơi các ngôn từ chỉ trở nên sáng tỏ trong cộng đồng sống động này của ngôn từ trải dài theo gịng lịch sử ấy mà thôi… Kitô giáo nhận thấy nơi các ngôn từ này chính Ngôi Lời – Logos chiếu tỏa mầu nhiệm của ḿnh ra qua tính chất đa dạng cũng như qua thực tại của lịch sử loài người… Thật thế, lời của Thiên Chúa không thể nào chỉ ngang hàng với chữ nghĩa của bản văn. Để đạt được lời Chúa cần phải có một kiến thức siêu việt và tiến triển theo chiều hướng nội tại của toàn thể, nhờ đó nó cũng trở thành một tiến triển của đời sống. Chỉ ở trong mối hiệp nhất linh động của toàn khối này mà nhiều cuốn sách mới trở thành một cuốn sách duy nhất. Lời của Chúa và hành động của Ngài trên thế giới chỉ được mạc khải cho thấy ở nơi ngôn từ và lịch sử của loài người mà thôi”.

 

Đến đây, Đức Thánh Cha mới nêu lên cho thấy chân tướng của những ǵ là trục trặc nơi nền văn hóa tự do của Âu Châu liên quan tới việc t́m hiểu hay dẫn giải Thánh Kinh,  nguyên văn như sau:

 

Tất cả thảm trạng của vấn đề này được sáng tỏ nơi các bản văn của Thánh Phaolô. Những ǵ liên quan tới tính chất siêu việt của chữ nghĩa cũng như việc hiểu biết chữ nghĩa này chỉ duy từ quan điểm của toàn thể th́ ngài đă mạnh mẽ diễn tả như sau: ‘chữ nghĩa là những ǵ giết chết, Thần Linh mới ban sự sống’ (2Cor 3:6). Rồi ngài viết tiếp: ‘Đâu có Thần Linh… đó mới có tự do’ (cf 2Cor 3:17). Thế nhưng, người ta chỉ có thể hiểu được tầm mức cao cả và rộng lớn của nhăn quan này về lời thánh kinh nếu họ lắng nghe Thánh Phaolô cẩn thận hơn nữa th́ mới khám phá ra rằng v́ Thần Linh tự do này có một danh xưng, và cái tự do ấy có một qui chuẩn nội tại: ‘Chúa là Thần Linh. Đâu có Thần Linh… đó có tự do’ (2Cor 3:17). Vị Thần Linh tự do này không phải chỉ là ư nghĩ tư riêng của nhà dẫn giải kinh thánh, là quan điểm riêng của kinh thánh chú giải viên. Vị Thần Linh này là Chúa Kitô, và Chúa Kitô là Chúa , Đấng chỉ cho chúng ta thấy đường đi nước bước. Nhờ ngôn từ của Thần Linh và của tự do mà một chân trời rộng lớn hơn đă được mở ra, thế nhưng, đồng thời một giới hạn rơ ràng cũng đă được áp đặt trên những ǵ là độc đoán và chủ quan, một giới hạn nhất định liên kết cá nhân và cộng đồng lại với nhau, và làm phát sinh ra một thứ bó buộc mới mẻ cao cả hơn là cái trói buộc của chữ nghĩa, đó là cái bó buộc của minh thức và t́nh yêu. T́nh trạng căng thẳng này giữa cái bó buộc và tự do, một t́nh trạng vượt ra ngoài vấn đề văn tự của việc dẫn giải thánh kinh, cũng đă cho thấy việc suy nghĩ và tác hành của đời sống đan tu và sâu xa ghi dấu vết nền văn hóa Tây phương. T́nh trạng căng thẳng này đang tái xuất như là một thách đố đối với thế hệ của chúng ta khi chúng ta đang đối diện với hai thái cực, một đàng là cái độc đoán chủ quan, c̣n một đàng là cái cuồng tín bảo thủ. Thảm họa sẽ xẩy ra nếu nền văn hóa Âu Châu ngày nay chỉ chấp nhận tự do là những ǵ bất ràng buộc, một nền văn hóa sẽ không thể nào tránh được t́nh trạng cuồng tín và độc đoán. Không bị ràng buộc th́ độc đoán không phải là biểu hiệu cho tự do mà là những ǵ hủy hoại tự do”.

 

Chưa hết, nền văn hóa Tây phương hay Âu Châu chẳng những liên quan tới yếu tố thứ nhất của đời sống đan tu là ngôn từ mà c̣n liên quan tới một yếu tố khác nữa là lao động nữa, một yếu tố cũng dính dáng tới vấn đề tự do. Đó là lư do vị Giáo Hoàng mang danh hiệu của Thánh tổ phụ ngành đan tu Tây phương Biển Đức này đă xác định rằng: “Thế nhưng, việc bàn giải của chúng ta sẽ vẫn c̣n thiếu sót không đầy đủ nếu chúng ta không ít là vắn tắt lướt qua yếu tố thứ hai của đời sống đan tu là ‘lao động’”. Thế rồi, ngài đă nói đến ư nghĩa và giá trị đích thực của vấn đề lao động này theo Kitô giáo, so với tâm thức và chủ trương của nền văn hóa Hy Lạp và Do Thái thời bấy giờ, như sau:

 

Ở thế giới Hy Lạp th́ việc lao động chân tay được coi là một điều ǵ đó giành cho thành phần nô lệ. Chỉ có thành phần khôn ngoan hiền triết, thành phần được thực sự là tự do, mới dấn thân cho những ǵ thuộc về tâm linh; họ coi công việc lao động chân tay một cách nào đó hạ đẳng, giành cho những ai không xứng hợp với sự hiện hữu cao cả thuộc thế giới tâm linh. Truyền thống Do Thái lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, tất cả mọi vị giáo sĩ cao cả đă đồng thời thi hành một h́nh thức tiểu công nghệ nào đó. Thánh Phaolô, vị là Tôn sư và là một giảng viên Phúc Âm cho thế giới Dân ngoại cũng đă từng là một thợ làm lều kiếm sống bằng công việc làm bởi chính bàn tay của ngài, cũng không ngoại lệ ở đây những vẫn theo truyền thống chung của thành phần tôn sư. Đời sống đan tu đă tiếp tục truyền thống này; việc làm chân tay là một yếu tố làm nên đời sống đan tu Kitô giáo. Trong Luật Ḍng của ḿnh, Thánh Biển Đức không nói đặc biệt về các học đường, mặc dù trên thực tế ngài chủ trương giảng dạy và học hành, như chúng ta từng thấy. Tuy nhiên, ở một chương (xem chương 8) trong Luật Ḍng của ḿnh, ngài đă nói rơ ràng về việc làm. Cả Thánh Âu Quốc Tinh cũng thế, vị đă giành hẳng một cuốn sách cho việc làm của đan viện. Kitô hữu, thành phần như thế đă tiếp tục theo truyền thống được thiết lập từ Do Thái giáo trước đó, cần phải cảm thấy vấn đề này được sáng tỏ hơn nữa bởi lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Thánh Gioan khi Người bào chữa cho việc Người làm vào Ngày Hưu Lễ. ‘Cha Tôi vẫn c̣n làm việc và Tôi cũng đang làm việc’ (5:17). Thế giới Hy La không có một vị Thiên Chúa hóa công; theo nhăn quan của nó th́ vị thần linh cao cả nhất thực sự không thể nào bẩn tay trong việc tạo thành nên vật chất. ‘Việc tạo thành’ nên thế giới này là công việc của Demiurge, của vị thần hạ cấp. Vị Thiên Chúa của Kitô giáo lại khác, ở chỗ, Ngài, Vị Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cũng là Đấng Hóa Công. Thiên Chúa đang làm việc; Ngài tiếp tục làm việc trong và nơi lịch sử con người. Nơi Chúa Kitô, Ngài đă đích thân ra công đi làm lịch sử. ‘Cha Tôi vẫn c̣n làm việc, và Tôi cũng đang làm việc’. Chính Thiên Chúa là Đấng Hóa Công của thế giới này, và việc tạo dựng vẫn chưa hoàn tất. Thiên Chúa làm việc, ergázetai! Bởi thế việc làm của con người giờ đây được coi như là một h́nh thức đặc biệt cho thấy con người giống Thiên Chúa, như cách thức con người có thể và được thông phần vào hoạt động của Thiên Chúa là Đấng tạo thành thế giới. Đời sống đan tu không chỉ bao gồm một thứ văn hóa về ngôn từ, mà c̣n một thứ văn hóa về làm việc mà nếu không có thứ văn hóa này th́ không thể nào nghĩ được về sự xuất hiện của Âu Châu, về nét đặc trưng của nó cũng như về tầm ảnh hưởng của nó trên thế giới này. Dĩ nhiên cái đặc trưng này đă bao gồm cả ư nghĩ là việc làm của con người và việc h́nh thành lịch sử được hiểu như việc thông phần vào việc làm của Đấng Hóa Công cũng như cần phải thẩm định theo chiều hướng ấy. Nếu mất đi việc thẩm định này th́ con người tỏ ra bậy bạ cho ḿnh đóng vị thế của một kẻ tạo dựng như thiên chúa, và việc họ h́nh thành thế giới này có thể mau chóng làm cho thế giới bị hủy hoại”.

 

Từ việc làm lao động chân tay là yếu tố thứ hai làm nên đời sống đan tu Tây phương từ luật ḍng của Thánh Biển Đức, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă tiến sang lănh vực hoạt động nói chung của đời sống đan tu, đó là hoạt động truyền đạt ngôn từ hay Lời Chúa là những ǵ liên quan tới nội tâm của thành phần đan tu, liên quan tới yếu tố nền tảng và chính yếu của đời sống t́m kiếm Thiên Chúa này của họ. Vị Giáo Hoàng thần học gia của chúng ta đă sâu xa phân tính sự liên kết chặt chẽ giữa hai yếu tố nội tâm và hoạt động, cho thấy chính yếu tố ngôn từ đă trở thành loan truyền nguyên văn như thế này.

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phân tích và tổng hợp theo nguyên bản những bài nói của ĐTC từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/travels/2008/index_francia_en.htm