“Tất cả Lề Luật Thần Linh được tóm lại trong yêu thương”

 

ĐTC BĐ XVI – Bài Giảng Kết Thúc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XII 2008 Chúa Nhật 26/10/2008

 

Chư Huynh trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục

Anh Chị Em thân mến!

 

Lời Chúa, được vang vọng trong bài Phúc Âm mới đây, đă nhắc nhở chúng ta rằng tất cả Lề Luật Thần Linh được tóm lại trong yêu thương. Thánh kư Mathêu đă nói với chúng ta rằng những người Pharisiêu, sau khi những người Sadducê bị Chúa làm cho câm miệng lại, đă gặp Người để thử Người (cf 22:34-35). Một người trong họ là tiến sĩ luật đă hỏi Người rằng: ‘Thưa Thày, giới răn nào là giới răn quan trọng nhất trong Lề Luật?” (22:36). Vấn nạn này cho người ta thấy được cái bối rối, hiện hữu trong truyền thống Do Thái xưa, nơi việc t́m kiếm một nguyên tố thống nhất cho các công thức khác nhau của Ư Muốn Thiên Chúa.  Đây không phải là một vấn nạn dễ giải quyết, v́ Lề Luật Moisen có 613 chỉ thị cùng với những điều cấm đoán được chiêm ngắm. Làm thế nào để thấy được những ǵ là quan trọng nhất trong các điều khoản ấy? Thế nhưng Chúa Giêsu đă không chần chờ và trả lời ngay rằng: “Các người phải kính mến Chúa là Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn của ḿnh. Đó là điều răn trong nhất và trước nhất” (22:37-38). Trong câu trả lời ấy Chúa Giêsu đă trích dẫn Shemà là lời cầu nguyện của người Do Thái đạo đức mỗi ngày lập đi lập lại mấy lần, nhất là vào buổi sáng và buổi tối  (cf. Dt 6:4-9; 11:13-21; Nb 15:37-41): việc công bố bằng tất cả và trọn vẹn t́nh yêu mến đối với Thiên Chúa là Chúa duy nhất. Điều được nhấn mạnh ở đây đó là tính cách trọn vẹn hiến ḿnh cho Thiên Chúa, với 3 tài năng làm nên cấu trúc tâm lư nội tâm của họ là tấm ḷng, linh hồn và trí khôn.

 

Chữ trí khôn, diánoia, chất chứa yếu tố lư lẽ. Thiên Chúa chẳng những là đối tượng của t́nh yêu, của việc dấn thân, của ư muốn và cảm t́nh, mà c̣n của cả lư trí nữa, một yếu tố không thể bị loại trừ khỏi t́nh yêu này. Ư nghĩ của chúng ta cần phải am hợp với ư nghĩ của Thiên Chúa. Thế nên, Chúa Giêsu dù sao cũng đă thêm vào một điều mà thực ra vị tiến sĩ luật này đă không đặt vấn đề, đó là “điều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ nhất: Các người cần phải yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh” (22:39). Khía cạnh lạ lùng nơi câu trả lời của Chúa Giêsu là ở sự kiện Người thiết lập cái tương tự giữa giới răn thứ nhất và thứ hai, bấy giờ đă xác định bằng một công thức Thánh Kinh được lấy từ luật thánh đức trong sách Levi nữa (19:18). Thế nên, hai giới luật này được liên kết với nhau trong vai tṛ làm nên cái trục chính cho tất cả Mạc Khải Thánh Kinh: “Toàn thể lề luật và lời tên tri đều được căn cứ vào hai giới luật này” (22:40).

 

Đoạn phúc âm đang được chúng ta chú trọng tới đây đă làm sáng tỏ ư nghĩa cho việc làm môn đệ của Chúa Kitô là thành phần đang thực hành các giáo huấn của Người, những giáo huấn có thể được tóm lại nơi giới luật trước nhất và trọng nhất của Luật Chúa đó là giới răn yêu thương. Ngay cả Bài Đọc Thứ Nhất, được trích từ Sách Xuất Hành, cũng nhấn mạnh tới nhiệm vụ yêu thương ấy; một t́nh yêu thương được chứng tỏ một cách cụ thể nơi các mối liên hệ giữa các con người với nhau: ở chỗ, họ cần phải có những mối liên hệ của ḷng trọng kính, của sự hợp tác, của việc quảng đại giúp đáp. Thành phần kế tiếp cần phải được yêu thương đó là người lạ, kẻ mồ côi, người góa bụa và kẻ nghèo khó, tức là những người công dân không được “ai bênh đỡ”. Vị tác giả thánh đă đi sâu vào chi tiết, như nơi trường hợp của thứ đồ vật được một trong những người nghèo khổ này đem đi cầm bán (cf. Ex 22:25-26). Nơi trường hợp này, chính Thiên Chúa là bảo đảm viên cho t́nh trạng này của họ.

 

Nơi Bài Đọc Thứ Hai, chúng ta có thể thấy một áp dụng cụ thể cho giới răn yêu thương cao cả nhất này ở một trong những cộng đồng Kitô giáo tiên khởi.

 

Thánh Phaolô đă viết cho tín hữu Thessalonica để làm cho họ hiểu rằng trong khi ngài mới biết họ trong khoảng một thời gian ngắn ngài cũng đă cảm nhận họ và cảm thấy quí mến họ. Bởi thế, ngài nói về họ như là “một tấm gương cho tất cả mọi tín hữu ở Macedonia và Achaia” (1:6-7). Cộng đoàn mới được thiết lập này vẫn không thiếu những yếu kém hay trục trặc, nh7ng t́nh yêu đă thắng vượt tất cả, canh tân tất cả, chiến thắng tất cả, ở chỗ, t́nh yêu của những ai, khi biết được những giới hạn của ḿnh, chân thành tuân theo lời của Chúa Kitô là Vị Sư Phụ Thần Linh, đă truyền đạt qua một trong những người môn đệ trung thành của Người. Vị Tông Đồ này đă viết: “Anh em đă lấy chúng tôi và Chúa như mẫu gương của ḿnh, đón nhận lời Chúa bằng niềm hân hoan của Thánh Linh bất chấp những khốn khó lớn lao”. Ngài tiếp tục: “Chính từ anh em mà lời Chúa đă vang lên – chẳng những khắp Macedonia và Achaia, v́ niềm tin tưởng của anh em nơi Thiên Chúa đă lan ruyền khắp nơi” (1Thes 1:6-8). Bài học chúng ta rút ra được từ kinh nghiệm của tín hữu Thessalonica, và là một kinh nghiệm làm nên yếu tố chung ở hết mọi cộng đồng Kitô hữu dích thực, đó là t́nh yêu thương đối với tha nhân được xuất phát từ việc chân thành lắng nghe Lời Chúa và chấp nhận cả những khốn khó v́ chân lư của lời Chúa, nhờ đó t́nh yêu chân thật và chân lư mới chiếu sáng. Bởi thế cần phải lắng nghe Lời Chúa và thể hiện lời này trong đời sống cá nhân và cộng đồng!

 

Trong việc Cử Hành Thánh Thể để bế mạc Thượng Nghị Giám Mục này, chúng ta đặc biệt cảm thấy mối liên kết hiện hữu giữa việc ưu ái lắng nghe lời Chúa và việc vô tư phục vụ đối với anh chị em. Biết bao nhiêu lần trong ít ngày vừa qua chúng ta đă từng được nghe về kinh nghiệm và chia sẻ nhấn mạnh đến nhu cầu cho thấy ngày nay cần phải sâu xa nghe lời Thiên Chúa hơn, cần phải có một kiến thức thực sự hơn về Lời Cứu Độ của Ngài; về việc chân thành chia sẻ hơn niềm tin được liên lỉ nuôi dưỡng ở bàn tiệc Lời Chúa! Quí Huynh thân mến và khả kính, cám ơn chư huynh về việc mỗi người trong chư huynh đă đóng góp vào việc bàn luận về đề tài của Thượng Nghị này: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”. (ĐTC ngỏ lời chào đến mọi thành phần tham dự…)

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)