|
“Tất
cả lề luật, cũng như toàn thể Thánh Kinh, đó là yêu thương”
ĐTC BĐ XVI – Bài Giảng Kết Thúc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XII 2008
Chúa Nhật 26/10/2008
(tiếp)
Tất cả chúng ta là những người đều đă tham dự vào công cuộc của Thượng
Nghị này sẽ mang theo ḿnh một kiến thức mới mẻ là công việc chính
yếu của Giáo Hội, ở vào lúc mở màn cho một tân thiên kỷ này, trên hết là
nuôi dưỡng ḿnh bằng Lời Chúa, để làm cho việc ân truyền bá phúc âm hóa,
việc loan truyền cho thời đại của chúng ta, được hiệu nghiệm hơn.
Giờ đây, điều cần thiết đó là cảm nghiệm về giáo hội này làm sao có thể
vươn tới hết mọi cộng đồng; chúng ta cần phải hiểu nhu cầu cần
phải chuyển dịch Lời Chúa chúng ta đă nghe thành những hành vi cử chỉ
yêu thương, v́ đó là đường lối duy nhất để làm cho việc loan truyền Phúc
Âm trở thành khả tín, bất chấp những yếu hèn của con người là đặc điểm
nơi cá nhân. Những ǵ cần phải làm ở đây trước hết là một
kiến thức sâu xa hơn về Chúa Kitô và một thái độ chân thành chấp nhận
hơn bao giờ hết Lời của Người.
Trong năm Thánh Phaolô đây, khi lập lại những lời của Vị Tông Đồ này:
“Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1Cor 9:16), tôi hết ḷng
hy vọng rằng hết mọi cộng đồng sẽ cảm thấy một cách xác tín hơn
bao giờ hết niềm thao thức này của Thánh Phaolô như là ơn gọi phục vụ
Phúc Âm cho thế giới này. Vào lúc khai mạc cho cuộc Thượng Nghị
này, tôi đă nhắc lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Mùa màng th́ bề bộn”
(Mt 9:37), một lời kêu gọi chúng ta không được bao giờ thôi đáp ứng bất
chấp khó khăn nào chúng ta gặp phải. Có rất nhiều người đang t́m kiếm,
đôi khi một cách vô thức, cuộc gặp gỡ Chúa Kitô và Phúc Âm của Người; có
rất nhiều người t́m thấy nơi Người ư nghĩa cho cuộc sống của họ. Bởi thế,
việc cống hiến một chứng từ sáng tỏ và chung dự về một đời sống
theo Lời Chúa, một đời sống được Chúa Giêsu chứng thực, trở thành một
qui chuẩn bất khả châm chước trong việc minh chứng cho sứ vụ của Chúa
Kitô vậy.
Các Bài Đọc được phụng vụ cống hiến cho chúng ta hôm nay để suy niệm đều
nhắc nhở chúng ta rằng tất cả lề luật, cũng như toàn thể Thánh
Kinh, đó là yêu thương. Bởi thế, ai tin rằng ḿnh đă hiểu
biết Thánh Kinh, hay ít là một phần nào đó, mà không thực hiện việc xây
dựng, bằng ư thức của ḿnh, t́nh yêu lưỡng diện đối với cả Thiên Chúa
lẫn tha nhân, th́ thực tế họ vẫn c̣n xa vời với vấn đề thấu triệt được ư
nghĩa sâu xa của Thánh Kinh. Thế nhưng, chúng ta cần phải
mang ra thực hành giới luật này như thế nào, chúng ta có thể sống t́nh
yêu thương Thiên Chúa và tha nhân ra sao nếu thiếu mất đi mối liên hệ
sống động và thiết tha với Thánh Kinh? Công Đồng Chung Vaticanô
II chủ trương là cần phải làm sao để “cung cấp cho tất cả mọi Kitô
hữu cách thức dễ dàng đến với Thánh Kinh” (Hiến Chế Lời Chúa, 22), nhờ
đó, những con người, khi gặp được chân lư, có thể gia tăng ḷng yêu
thương chân thực. Đó là một điều kiện tiên quyết bất khả châm
chước cho việc truyền bá phúc âm hóa ngày nay. Và v́ thường cuôc gặp gỡ
Thánh Kinh bị nguy hiểm bởi không phải là “một sự kiện” của Giáo Hội,
nhưng được hiểu biết theo chủ quan và độc đoán, mà việc mục vụ cổ vơ một
cách mạnh mẽ và khả tín đối với việc hiểu biết Thánh Kinh, loan báo, cử
hành và sống Lời Chúa trong cộng đồng Kitô giáo, trở thành những ǵ bất
khả châm chước, khi đối thoại với các nền văn hóa của thời đại chúng ta,
dấn thân phục vụ chân lư chứ không phải các ư hệ hiện hành, và gia tăng
việc đối thoại Thiên Chúa muốn có với tất cả mọi người (cf. ibid 21).
Như thế, cần phải đặc biệt quan tâm tới việc sửa soạn cho các vị mục tử,
hầu sẵn sàng thực hiện bất cứ việc làm cần thiết nào để trải rộng hoạt
động Thánh Kinh bằng phương tiện thích đáng.
Cần phải khuyến khích những nỗ lực thường xuyên làm sinh động cho phong
trào Thánh Kinh này giữa giáo dân, cùng với việc huấn luyện cho thành
phần sinh hoạt viên nhóm, nhất là quan tâm tới giới trẻ. Chúng ta cũng
cần phải hỗ trợ cho nỗ lực giúp nhận biết đức tin nhờ Lời Chúa cho những
ai “ở xa” nữa, nhất là những ai chân thành t́m kiếm ư nghĩa cho cuộc đời
họ đang sống.
C̣n nhiều chia sẻ khác cũng cần được thêm vào, thế nhưng tôi sẽ giới hạn
vào việc nhấn mạnh đến vị trí Lời Chúa vang lên, Lời xây dựng Giáo Hội,
như đă từng được nói đến nhiều lần trong Thượng Nghị, thật sự là phụng
vụ. Chính nơi phụng vụ Thánh Kinh mới là một cuốn sách của một dân tộc
và cho một dân tộc; một gia sản, một chứng từ được truyền đạt cho thành
phần độc giả để họ có thể mang ra thực hành trong đời sống của họ lịch
sử cứu độ được thấy trong cuốn sách ấy. V́ thế mới có một mối liên hệ hỗ
tương của việc thuộc về quan trọng giữa dân này và cuốn Sách ấy; Thánh
Kinh vẫn là một Cuốn Sách sống động cùng với thành phần dân tộc là chủ
thể đọc Sách ấy; thành phần dân này không thể hiện hữu mà thiếu Cuốn
Sách này, v́ trong Cuốn Sách ấy, họ t́m thấy được lư do sống động, tím
thấy ơn gọi của họ và căn tính của họ. Cái thuộc về nhau này giữa thành
phần dân và Thánh Kinh được cử hành ở hết mọi lễ nghi về phụng vụ, một
lễ nghi, nhờ Thánh Thần, lắng nghe Chúa Kitô v́ chính Người nói khi
Thánh Kinh được dọc lên trong Giáo Hội và đón nhận Giáo Ước được Thiên
Chúa tái lập với dân của Ngài. Thánh Kinh và phụng vụ, như thế,
đồng qui vào một mục đích duy nhất là mang con người đến chỗ đối thoại
với Chúa và tuân theo ư muốn của Ngài. Lời xuất phát từ miệng
Thiên Chúa, được chứng thực trong Thánh Kinh, trở về với Ngài dưới dạng
của việc đáp ứng nguyện cầu, của một câu trả lời sống động, của một đáp
ứng của t́nh yêu (cf Is 55:10-11).
Anh chị em thân mến, chúng ta hăy cầu nguyện để từ việc tái lắng nghe
Lời Chúa, dưới sự linh hướng của tác động Thánh Thần, bừng lên một cuộc
canh tân chân thực trong Giáo Hội hoàn vũ, cũng như trong hết mọi cộng
đồng Kitô hữu. Chúng ta kư thác các hoa trái của Thượng Nghị này cho
việc chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria. Tôi cũng kư thác cho Mẹ
cuộc Thượng Nghị lần hai Các Vị Giám Mục Phi Châu sẽ được diễn tiến vào
Tháng 10 năm tới.
Tháng 3 năm tới, tôi có ư định đến Cameroon để trao bản nghiêm soạn
Instrumentum laboris về cuộc Thượng Nghị này cho các vị đại diện của Chư
Hội Đồng Giám Mục Phi Châu. Từ đó, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Angola để
long trọng cử hành 500 năm truyền bá phúc âm hóa cho quê hương này. Xin
Rất Thánh Maria, vị đă cống hiến hoàn toàn cuộc đời của ḿnh như là
“người tôi tớ Chúa”, nhờ đó hết mọi sự mới xâåy ra theo ư muốn thần linh
(cf. Lk 1:38), và là vị đă nói với chúng ta hăy làm những ǵ Chúa Giêsu
bảo chúng ta làm (cf Jn 2:5), dạy cho chúng con nhận thấy nơi đời sống
của chúng con cái cốt yếu của Lời duy nhất có thể ban cho chúng con ơn
cứu độ. Amen!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 27/10/2008
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
|
|