"Khi Thiên Chúa nói th́ Ngài bao giờ cũng muốn được đáp ứng"

 

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng Khai Mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII tại Đền Thờ Thánh Phêrô Ngoại Thành Chúa Nhật 5/10/2008

 

 

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến!

 

Bài đọc 1 hôm nay, được trích từ sách Tiên Tri Isaia, như đoạn từ Phúc Âm theo Thánh Mathêu, đă nêu lên một h́nh ảnh biểu tượng gợi ư về Thánh Kinh cho cộng đồng phụng vụ của chúng ta đây, đó là h́nh ảnh vườn nho, một h́nh ảnh chúng ta đă nghe trong các Chúa Nhật vừa qua. Đoạn khởi đầu về câu truyện Phúc Âm này liên quan tới ‘ca vịnh về vườn nho’ chúng ta thấy trong sách Tiên Tri Isaia. Đây là một bài ca vịnh được đặt trong bối cảnh thu hoạch mùa thu: một kiệt tác của thi ca Do Thái, một kiệt tác cần phải được những ai lắng nghe Chúa Giêsu hết sức quen thuộc, một bài ca vịnh mà từ đó, như từ các đoạn khác của các vị Tiên Tri (cf. Hos 10:1; Jr 2:21; Ez 17:3-10, 19:10-14; Ps. 79:9-17), chúng ta biết được rằng vườn nho này là Do Thái. Thiên Chúa đă vẫn tỏ ra chăm sóc vườn nho của Ngài, chăm sóc dân tuyển chọn của Ngài, như một người chồng trung thành với vợ của ḿnh (Cf. Ez 16:1-14, Eph 5:25-33).

 

H́nh ảnh này về vườn nho, cùng với h́nh ảnh về hôn nhân, bởi thế, là những ǵ diễn tả cho thấy dự án cứu độ thần linh, và được thấy như là một biểu tượng cảm kích cho Giao Ước của Thiên Chúa với dân của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đă sử dụng bài ca vịnh này của Tiên Tri Isaia, thế nhưng áp dụng nó vào trường hợp của những ai đang lắng nghe Người bấy giờ cũng như vào giờ khắc mới của lịch sử cứu độ. Cái nhấn mạnh ở đây không c̣n ở nơi vườn nho nữa mà là nơi thành phần tá điền, thành phần bị ‘những người tôi tớ’ của ông chủ thay ông đ̣i tiền thuê mướn. Tuy nhiên thành phần tôi tớ này đă bị đối xử thậm tệ và thậm chí c̣n bị sát hại nữa. Ở đây làm sao chúng ta lại không nghĩ đến những biến cố này của thành phần dân tuyển chọn và nghĩ đến số phận đang đợi chờ những vị ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến chứ? Cuối cùng, chủ vườn nho cố gắng lần cuối cuối, bằng cách sai con của ḿnh, tin rằng ít là họ cũng sẽ lắng nghe người con ấy. Tuy nhiên, lại xẩy ra ngược hẳn, ở chỗ, thành phần tá điền đă giết cả người con ấy chỉ v́ là hắn là con, là kẻ thừa kế, với ư định là nhờ đó họ có thể dễ dàng chiếm hữu vườn nho. Như thế, từ bài ca vịnh này của Tiên Tri Isaia này, chúng ta chạm trán với một cái nhẩy vọt về phẩm chất liên quan tới sự cáo trạng về vấn đề vi phạm đến đức công bằng xă hội xuất phát. Ở đây chúng ta có thể rơ ràng thấy được rằng lệnh truyền của ông chủ bị khinh thường là chừng nào khi nó bị biến thành một thứ miệt thị ông: đó không phải chỉ là một thứ bất tuân thuần túy đối với chỉ thị thần linh, đó là một thái độ thực sự và thật t́nh loại trừ Thiên Chúa, những ǵ tỏ hiện nơi mầu nhiệm Thập Giá.

 

Những ǵ được vạch trần ra nơi đoạn Phúc Âm này là những ǵ thách thức cách thức suy nghĩ và tác hành của chúng ta. Nó chẳng những nói đến ‘giờ khắc’ của Chúa Kitô, của mầu nhiệm Thập Giá vào lúc ấy, mà c̣n đến sự hiện diện của Thập Giá ở mọi nơi mọi lúc. Nó đặc biệt thách thức thành phần đă lănh nhận việc loan báo Phúc Âm. Nếu chúng ta nh́n vào lịch sử, chúng ta không thể nào không nhận thấy thái độ thường lạnh lùng và phản chống của những Kitô hữu hững hờ không tha thiết. V́ thế mà Thiên Chúa, Đấng không bao giờ trốn lánh lời hứa hẹn cứu độ của ḿnh, thường phải sử dụng đến h́nh phạt. Theo chiều hướng ấy tự nhiên chúng ta nghĩ đến việc loan báo Phúc Âm tiên khởi, một việc đă làm xuất hiện các cộng đồng Kitô hữu triển nở lúc đầu, để rồi biến mất, chỉ c̣n được nhớ đến trong sử sách ngày nay. T́nh trạng tương tự này đă không thể xẩy ra trong thời đại của chúng ta hay sao? Ngày nay, có những quốc gia một thời phong phú về đức tin và ơn thiên triệu hiện đang mất đi căn tính của ḿnh, dưới ảnh hưởng tai hại và hủy hoại của một nền văn hóa tân tiến nào đó. Có những người, cho rằng ‘Thiên Chúa đă chết’, liên xưng ḿnh là ‘chúa tể’, tin rằng ḿnh là tạo hóa duy nhất cho định mệnh của ḿnh, là chủ nhân ông tối thượng của thế giới này. Muốn thoát ly khỏi Thiên Chúa và không đợi chờ ơn cứu độ của Ngài, Con Người tin rằng họ có thể làm những ǵ họ thích và là quan án duy nhất cho bản thân họ và các hành động của họ. Thế nhưng phải chăng con người thực sự cảm thấy hạnh phúc hơn nếu họ loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ, nếu họ tuyên bố rằng Thiên Chúa ‘đă chết’? Khi con người tuyên bố ḿnh là chủ nhân ông tối thượng của bản thân ḿnh và là thành phần chủ tể duy nhất của thiên nhiên tạo vật, th́ phải chăng họ thực sự có thể cấu tạo nên một xă hội tự do, công lư và an b́nh hay chăng? Không phải lại càng có thể xẩy ra – như được chứng tỏ cho thấy ở những đầu đề tin tức hằng ngày – là cái qui luật độc đoán chuyên chế của quyền lực, của các thứ tư lợi vị kỷ, của bất công và khai thác, của bạo động ở mọi h́nh thức, sẽ là những ǵ xiết chặt lấy họ hơn? Sau hết, cái tận cùng con người đạt tới đó là cảm thấy ḿnh càng đơn độc hơn và xă hội càng phân rẽ và lộn xộn hơn.

 

Thế nhưng, trong những ǵ Chúa Giêsu nói có một lời hứa hẹn, đó là vườn nho sẽ không bị hủy diệt. Trong khi chủ nhân loại trừ thành phần tá điền bất trung theo số phận của họ th́ ông lại không loại bỏ vườn nho của ḿnh và ông kư thác nó cho thành phần tá điền trung thành. Những ǵ được tỏ hiện ở đây là trong một số miền đức tin bị yếu kém đức tin đến độ biến mất th́ bao giờ cũng có những người khác sẵn sàng chấp nhận nó. Đó là lư do tại sao Chúa Giêsu, qua việc trích dẫn Thánh Vịnh 117 (118): ‘Viên đá bị thợ xây loại bỏ đă trở nên tảng đá nền’ (v.22), đă bảo đảm với chúng ta rằng cái chết của Người không phải là những ǵ tiêu biểu cho việc thua bại của Thiên Chúa. Cho dù bị sát hại, Người cũng sẽ không ở lại trong mồ, trái lại, cái có vẻ hoàn toàn thua bại ấy sẽ là những ǵ đánh dấu khởi điểm cho một cuộc vĩnh viễn vinh thắng. Cuộc khổ nạn rùng rợn và cái chết của Người trên thập giá sẽ được tiếp nối bởi vinh quang Phục Sinh. Vườn nho bởi thế sẽ tiếp tục sản sinh những trái nho và sẽ được người chủ vườn ‘cho những người tá điền khác thuê để mang lại hoa lợi đúng mùa cho ông’ (Mt 21:41).

 

H́nh ảnh vườn nho với những hàm nghĩa về luân lư, tín lư và tu đức của nó sẽ lại tái hiện trong một lời nói ở Bữa Tiệc Ly, lúc Chúa Giêsu trong khi từ giă các vị Tông Đồ sẽ nói rằng: ‘Thày là cây nho và Cha Thày là người trồng nho. Cành nào ở nơi Thày không sinh hoa kết trái sẽ bị Ngài cắt bỏ, và cành nào sinh trái th́ Ngài cắt tỉa cho nó càng sinh trái hơn’ (Jn 15:1-2). Khởi đi từ biến cố Phục Sinh, lịch sử cứu độ sẽ trải quan một khúc quanh quan trọng, và thành phần đóng vai chính sẽ là ‘những người tá điền khác’, những người, được gieo trồng như những hạt giống được tuyển chọn trong Chúa Kitô, cây nho đích thực, sẽ sinh hoa kết trái dồi dào trong sự sống trường sinh (cf Lời Nguyện Mở Đầu). Cả chúng ta nữa cũng thuộc về những ‘tay tá điền’ này, được tháp nhập vào Chúa Kitô là Đấng đích thân muốn trở nên ‘cây nho đích thực’. Chúng ta hăy cầu nguyện để Chúa là Đấng đă ban cho chúng ta Máu của Người nơi Thánh Thể, sẽ giúp chúng ta ‘sinh hoa kết trái’ cho sự sống trường sinh cũng như cho thời đại của chúng ta đây.

 

Sứ điệp an ủi chúng ta gom góp từ những bài Thánh Kinh này đó là niềm tin tưởng rằng sự dữ và sự chết không phải là phán quyết cuối cùng, mà là Chúa Kitô là Đấng cuối cùng sẽ thắng. Bao giờ cũng thế! Giáo Hội sẽ không bao giờ ngừng loan báo Tin Mừng này, như đang thực hiện hôm nay đây, trong ngôi đền thờ cung hiến cho Vị Tông Đồ Dân Ngoại là vị tiên khởi truyền bá Phúc Âm ở một vùng rộng lớn Tiểu Á và Âu Châu. Chúng ta sẽ làm mới lại sứ điệp này một cách có ư nghĩa trong Hội Đồng Thường Lệ XII của Thượng Nghị Giám Mục mang chủ đề ‘Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội’. (ĐTC ngỏ lời chào các thành phần tham dự và đặc biệt cám ơn vị tổng thư kư của biến cố này).

 

Khi Thiên Chúa nói th́ Ngài bao giờ cũng muốn được đáp ứng; tác động cứu độ của Ngài cần đến việc cộng tác của con người; t́nh yêu của Ngài đang đợi chờ đáp ứng. Anh chị em thân mến, những ǵ không bao giờ được xẩy ra là những ǵ bài thánh kinh tŕnh thuật khi nói về vườn nho: ‘Ngài mong nó sinh ra những trái nho tốt th́ nó lại chỉ sinh toàn những trái nho dại’ (cf. Is 5:2). Chỉ có lời Chúa mới có thể làm thay đổi tâm can của con người, và v́ thế mà cả cá nhân tín hữu lẫn công đồng cần phải càng ngày càng thấm thía lời Chúa hơn. Thượng Nghị Giám Mục này sẽ chú trọng tới sự thật làm nền tảng cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội ấy. Đối với Giáo Hội th́ việc nuôi dưỡng ḿnh bằng Lời Chúa là trách nhiệm trước hết và trọng yếu. Thật vậy, nếu việc loan truyền Phúc Âm làm nên lư do hiện hữu và sứ vụ của ḿnh, th́ Giáo Hội không thể nào không hiểu biết và sống những ǵ Giáo Hội loan truyền, nhờ đó việc rao giảng của Giáo Hội mới khả tín, bất chấp những hèn yếu và nghèo nàn nơi các chi thể của Giáo Hội. Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng việc loan truyền Lời Chúa, nơi học đường Chúa Kitô, chất chứa nội dung về Vương Quốc Thiên Chúa (cf Mk 1:14-15), thế nhưng Vương Quốc Thiên Chúa là chính bản thân của Chúa Giêsu, Đấng bằng lời nói và việc làm cống hiến ơn cứu độ cho con người thuộc mọi thời đại. Về vấn đề này Thánh Giêrônimô suy niệm rất hay: ‘Nếu ai không biết Thánh Kinh là không biết quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa, th́ không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô vậy’ (Prologue of the commentary on Isaiah: n. 1, CCL 73, 1).

 

Trong Năm Thánh Phaolô này, chúng ta nghe thấy tiếng kêu của vị Tông Đồ cho Dân Ngoại này vang vọng một cách đặc biệt khẩn trương: ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!’ (1Cor 9:16): một tiếng kêu đối với hết mọi Kitô hữu trở thành một lời mời gọi thôi thúc trong việc phục vụ Chúa Kitô. ‘Mùa màng th́ bề bộn’ (Mt 9:37), Vị Thày Thần Linh vẫn c̣n lập lại điều này hôm nay đây: c̣n quá nhiều người vẫn chưa biết đến Người và đang đợi chờ việc loan báo tiên khởi về Phúc Âm; những người khác, cho dù đă được dạy dỗ theo Kitô giáo, đă không c̣n nhiệt tâm và liên hệ hời hợt với Lời Chúa; tuy nhiên, có những người xa rời việc sống đức tin và cần đến một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa. Thế rồi có nhiều người lành mạnh trí khôn tự hỏi về những vấn đề thiết yếu liên quan tới ư nghĩa của sự sống và sự chết, những vấn nạn mà chỉ có Chúa Kitô mới có những giải đáp thỏa đáng mà thôi. Bởi thế, Kitô hữu ở mọi châu lục không thể nào không sẵn sàng để trả lời cho những ai hỏi họ về niềm hy vọng ở nơi họ (cf 1Pt 3:15), bằng việc hoan hỉ loan truyền Lời Chúa và sống Phúc Âm một cách chuyên chính.

 

Quí Huynh khả kính và thân mến, xin Chúa giúp chúng ta cùng nhau tự vấn trong những tuần hoạt động tới của Thượng Nghị, về việc làm thế nào để càng ngày càng loan truyền Phúc Âm cách hữu hiệu trong thời đại của chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết là cần thiết biết bao trong việc làm cho Lời Chúa trở thành tâm điểm của đời sống chúng ta, trong việc đón nhận Chúa Kitô như là Đấng Cứu Chuộc duy nhất của chúng ta, như là Vương Quốc Thiên Chúa hiện thân, trong việc bảo đảm rằng ánh sáng của Người có thể sáng soi hết mọi tầng lớp nhân loại: từ gia đ́nh đến trường học, đến văn hóa, đến công việc, đến thời gian rỗi răi và đến những lănh vực khác trong xă hội và đời sống của chúng ta. Khi tham dự vào việc cử hành Thánh Thể, chúng ta bao giờ cũng nhận thấy cái liên hệ chặt chẽ giữa việc loan truyền Lời Chúa và hy tế Thánh Thể: đó là chính Mầu Nhiệm được hiến cho chúng ta chiêm ngưỡng. Đó là lư do tại sao ‘Giáo Hội’, như Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh, ‘đă luôn tôn kính Thánh Kinh như tôn kính Ḿnh Chúa, như Giáo Hội đă không bao giờ ngừng cho tới nay, nhất là trong phụng vụ thánh để tham hưởng bánh sự sống và cống hiến bánh này cho tín hữu từ bàn tiệc Lời Chúa và Ḿnh Chúa Kitô’ (Dei Verbum, 21). Công Đồng này đă có lư để kết luận là ‘như đời sống của Giáo Hội được gia tăng từ việc liên lỉ tham dự vào mầu nhiệm Thánh Thể thế nào th́ cũng có một tác lực mới của đời sống thiêng liêng phát xuất từ việc gia tăng tôn kính Lời Chúa là những ǵ ‘vĩnh tồn’ (Dei Verbum, 26).

 

Xin Chúa giúp để chúng ta tin tưởng tiến đến bàn tiệc Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô. Xin Mẹ Maria Rất Thánh, vị ‘đă giữ tất cả những điều ấy mà suy niệm trong ḷng’ (Lk 2:19) ban cho chúng ta ơn này. Chớ ǵ Mẹ dạy cho chúng ta biết lắng nghe Thánh Kinh và suy niệm Thánh Kinh trong một tiến tŕnh nội tâm chín chắn là tiến tŕnh không bao giờ phân rẽ trí khôn khỏi ḷng muốn. Chớ ǵ các Thánh đến giúp chúng ta, đặc biệt là Thánh Phaolô, vị mà trong năm nay chúng ta đang càng ngày càng nhận thấy là một chứng nhân anh dũng và là vị rao iảng Lời Chúa. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20081005_apertura-sinodo_en.html