“Mùa Vọng là mùa linh thiêng của niềm hy vọng tuyệt đỉnh”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối Thứ Bảy 29/11/2008 Áp Chúa Nhật I Mùa Vọng ở Đền Thờ Thánh Phêrô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Với những giờ kinh phụng vụ chiều tối này chúng ta bắt đầu cuộc hành tŕnh Mùa Vọng, khi tiến vào mùa đầu tiên trong các mùa làm nên phụng niên, đó là Mùa Vọng. Nơi bài đọc thánh kinh chúng ta vừa nghe, trích từ Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thessalonica, Thánh Tông Đồ Phaolô đă sử dụng chính chữ “đến”, một chữ trong tiếng Hy Lạp là “parousia” và trong tiếng Latinh là “adventus” (1Thes 5:23). Theo việc chuyển dịch chung của đoạn này th́ Thánh Phaolô kêu gọi Kitô hữu Thessalonica hăy giữ ḿnh khỏi bị trách cứ “đối với” việc Chúa đến. Thế nhưng, trong nguyên bản chúng ta đọc thấy “nơi” việc đến (“en te parousia”), như thể việc Chúa đến, c̣n hơn là một biến cố tương lai, là một nơi chốn linh thiêng trong đó chúng ta bước đi trong hiện tại, trong khi đợi chờ, cũng như trong đó chúng ta hoàn toàn tỉnh thức ở hết mọi khía cạnh tư riêng. Thật vậy, đó chính là những ǵ chúng ta sống trong phụng vụ, ở chỗ, khi cử hành các mùa phụng vụ, chúng ta hiện thực hóa mầu nhiệm – ở đây là việc Chúa đến – như thể nói được rằng “bước đi trong nó” hướng tới chỗ nó hoàn toàn hiện thực, vào ngày cùng tháng tận, thế nhưng lại rút tỉa được nhân đức thánh hóa nơi nó ngay từ lúc thời sau hết được bắt đầu với cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô.

 

Lời có thể gồm tóm t́nh trạng đặc biệt này, một t́nh trạng chúng ta đợi chờ một điều ǵ đó cần được tỏ hiện thế nhưng lại là những ǵ chúng ta cũng đă thoáng thấy và tiên hưởng, đó là “niềm hy vọng”. Mùa Vọng là mùa linh thiêng của niềm hy vọng tuyệt đỉnh, và trong mùa này toàn thể Giáo Hội được kêu gọi hăy hy vọng cho chính Giáo Hội cũng như cho thế giới. Toàn thể cơ cấu thiêng liêng của nhiệm thể này thực sự mặc lấy “mầu sắc” của niềm hy vọng. Toàn thể dân Chúa bắt đầu cuộc hành tŕnh này, cuộc hành tŕnh được lôi kéo bởi mầu nhiệm ấy: ở chỗ Thiên Chúa của chúng ta là “vị Thiên Chúa đang đến” và là Đấng kêu gọi chúng ta hăy đến gặp Người. Bằng cách nào? Trước hết, nơi h́nh thức phổ quát của niềm hy vọng và mong đợi là việc nguyện cầu, một việc nguyện cầu được thể hiện tuyệt vời nơi các bài Thánh Vịnh, những lời nói của loài người được chính Thiên Chúa đặt vào và tiếp tục đặt vào môi miệng cùng cơi ḷng của các tín hữu lời khẩn cầu xin Người đến. Bởi vậy, chúng ta hăy dừng lại đôi chút về hai bài Thánh Vịnh chúng ta vừa cầu nguyện cách đây ít lâu và theo dơi từng bài trong chính đoạn Thánh Kinh, đó là bài Thánh Vịnh 141 và 142, theo con số Do Thái.

 

“Ôi Chúa, tôi kêu lên Chúa, xin hăy mau ra tay cứu giúp tôi; / hăy ghé tai lắng nghe tiếng của tôi khi tôi kêu lên Chúa. / Xin cho lời nguyện cầu của tôi như hương thơm bay lên Chúa, / đôi tay tôi nâng lên cao như của lễ chiều tối” (Ps 141:1-2). Đây là cách thức Bài Thánh Vịnh thứ nhất trong giờ kinh chiều tối áp mở màn cho Tuần Lễ Thứ Nhất của Giờ Kinh Phụng Vụ Thánh Vịnh bắt đầu: những lời mở đầu cho Mùa Vọng có một “mầu sắc” mới mẻ, v́ Thánh Linh bao giờ cũng làm cho chúng vang lên một cách mới mẻ trong chúng ta, trong Giáo Hội nơi cuộc hành tŕnh của nó giữa thời gian của Thiên Chúa và thời gian của con người. “Lạy Chúa… xin mau đến cứu giúp tôi” (141:1). Đó là tiếng kêu của một con người cảm thấy ḿnh đang trầm trọng lâm nguy, thế nhưng cũng là tiếng kêu của Giáo Hội giữa nhiều cạm bẫy bủa vây ḿnh, đe dọa đến sự thánh thiện của Giáo Hội, đến sự tinh tuyền vô trách cứ của Giáo Hội là những ǵ được Thánh Phaolô nói tới, những ǵ cần phải được duy tŕ để nghênh đón Chúa đến. Và trong lời kêu cầu này cũng âm vang cả lời kêu la của tất cả mọi người công chính, của tất cả những ai muốn chống lại sự dữ, chống lại với những quyến rũ của một thứ phúc hạnh phản đạo lư, của những thỏa măn phạm đến phẩm giá của con người và thân phận của người nghèo. Mở màn cho Mùa Vọng, phụng vụ của Giáo Hội một lần nữa vang lên những lời này và dâng lên Thiên Chúa “như hương thơm” (141:2). Trong Giáo Hội, những hy tế về thể chất không c̣n được dâng lên như ở đền thờ Gia Liêm nữa. Trái lại, của lễ cầu nguyện thiêng liêng được dâng lên, hiệp với của lễ của Chúa Kitô, Đấng vừa là của lễ vừa là tư tế của tân ước vĩnh cửu. Nơi tiếng lêu của nhiệm thể này chúng ta nhận ra chính tiếng của Đầu Lănh, đó là Con Thiên Chúa là Đấng đă nhận lấy những thử thách của chúng ta và cám dỗ của chúng ta để ban cho chúng ta ơn chiến thắng của Người.

 

Việc đồng hóa Chúa Kitô với Thánh Vịnh gia này đặc biệt trở nên rơ ràng nơi bài Thánh Vịnh kế tiếp, bài Thánh Vịnh 142. Ở đây, hết mọi lời nói, hết mọi lời kêu cầu đều làm cho chúng ta nghĩ đến Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn; khiến chúng ta đặc biệt nghĩ đến lời nguyện cầu của Người cùng Chúa trong Vườn Cây Dầu. Nơi việc Người đến lần thứ nhất, nơi việc nhập thể, Con Thiên Chúa muốn hoàn toàn chia sẻ với thân phận của con người. Thật ra, Người không thông dự vào tội lỗi nhưng v́ phần rỗi của chúng ta Người đă chịu đựng các hậu quả của tội lỗi. Hết mọi lúc cầu nguyện bài Thánh Vịnh 142 này, Giáo Hội cảm nguyện lại ân sủng của cuộc cùng chịu khổ nạn này, việc Con Thiên Chúa “đến” với nỗi thương đau của loài người, việc Người đi xuống tới tận những vực thẳm sâu nhất của nỗi đau thương ấy. Tiếng kêu của niềm hy vọng trong Mùa Vọng, như thế, bày tỏ cho thấy ngay từ ban đầu và một cách mănh liệt nhất, tất cả cái trọng lực của thân phận chúng ta, tất cả nhu cầu hết sức cần được cứu độ của chúng ta. Tiếng kêu ấy vang lên rằng: Chúng tôi đang trông đợi Chúa đến không phải như như một thứ trang điểm mỹ miều thêm thắt vào một thế giới đă được cứu độ, mà như là một đường lối duy nhất dẫn đến t́nh trạng được thoát khỏi mối hiểm nguy chết chóc. Và chúng ta biết rằng chính Người, Vị Giải Phóng, đă phải chịu khổ và chết đi để mang chúng ta ra khỏi ngục tù (cf. 142:8).

 

Tóm lại, hai bài Thánh Vịnh này bao che cho chúng ta khỏi bất cứ một cám dỗ muốn tránh né nào để thoát ly khỏi thực tại; hai bài này ǵn giữ chúng ta cho khỏi một niềm hy vọng sai lầm, một niềm hy vọng muốn tiến vào Mùa Vọng khiến Giáng Sinh quên đi bản chất thảm thương nơi cuộc sống chung riêng của chúng ta. Thật vậy, nó là một niềm hy vọng xứng đáng, không lừa dối, nó chính là niềm hy vọng “Phục Sinh”, như chúng ta được nhắc nhở vào mỗi tối Thứ Bảy nơi bài ca vịnh của Thư gửi Tín Hữu Philiphê, bài ca vịnh chúc tụng Chúa Kitô nhập thể, tử giá, phục sinh và là Chúa toàn cầu. Chúng ta hăy hướng ánh mắt và tâm can về Người, trong âm t́nh liên kết thiếng liêng với Trinh Nữ Maria, Đức Bà của Mùa Vọng. Chúng ta hăy đặt bàn tay của chúng ta vào bàn tay của Mẹ và hăy hân hoan tiến vào mùa ân sủng mới được Thiên Chúa ban cho Giáo Hội của Ngài v́ thiện ích của toàn thể nhân loại. Như Mẹ Maria và cùng với việc Mẹ hỗ trợ từ mẫu, chúng ta hăy trở nên dễ dạy trước tác động của Thánh Linh, nhờ đó Vị Thiên Chúa của b́nh an mới hoàn toàn thánh hóa chúng ta, và Giáo Hội mới trở nên một dấu hiệu và là một dụng cụ của niềm hy vọng cho tất cả mọi người. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan