|
Khoa Học Minh Thức về Vấn Đề Tiến Hóa của
Vũ Trụ và của Sự Sống
Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI: Diễn Từ ngỏ cùng Tham Dự Viên Đại Hội Giáo Hoàng Học
Viện Các Khoa Học Thứ Sáu 31/10/2008
Cùng Quí
Vị Tôn Nữ Tôn Nam.
Tôi hân
hoan gửi lời chào đến quí vị, các phần tử thuộc Giáo Hoàng Học Viện Các
Khoc Học, nhân dịp Đại Hội của quí vị, và tôi xin cám ơn Giáo Sư Nicola
Cabibbo về những lời kẽ tốt đẹp ngỏ cùng tôi thay cho quí vị.
Trong
việc chọn đề tài Khoa Học Minh Thức nơi Vấn Đề Tiến Hóa của Vũ Trụ
và của Sự Sống, quí vị muốn tập trung vào lănh vực t́m hiểu gây
nhiều quan tâm. Thật vậy, nhiều người đương thời của chúng ta ngày
nay muốn suy nghĩ về nguồn gốc tối hậu của các hữu thể, căn nguyên của
chúng và cùng đích của chúng, cùng với ư nghĩa của lịch sử con người và
vũ trụ này.
Theo
chiều hướng ấy, tự nhiên sẽ đi đến chỗ xẩy ra những vấn đề liên quan tới
mối liên hệ giữa kiến thức của khoa học về thế giới và kiến thức của Mạc
Khải Kitô Giáo.
Các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Piô XII và Gioan Phaolô II
đă nhận định là không có vấn đề phản nghịch nhau giữa kiến thức
của đức tin về việc thiên nhiên tạo vật với chứng cớ của các khoa học
thực nghiệm. Ở vào những giai đoạn tiên khởi của ḿnh, triết lư
đă đưa ra những h́nh ảnh để cắt nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ này, dựa
trên một yếu tố hay vài yếu tố thuộc thế giới thể lư. T́nh trạng
nguyên khởi này đă không được coi như là việc tạo dựng, mà là một thứ
thay đổi hay biến đổi; nó liên quan tới một thứ giải thích theo
chiều ngang nào đó về nguồn gốc của thế giới này. Vấn đề triến triển
quan trọng nơi kiến thức về nguồn gốc của vũ trụ đó là việc coi hữu thể
như là hữu thể cùng với mối quan tâm về siêu h́nh học nơi vấn nạn nồng
cốt nhất về nguồn gốc ban đầu hay nguồn gốc siêu việt của hữu thể dự
phần. Để tiến triển và tiến hóa, trước hết thế giới này cần phải
là hư không, và do đó, từ hư không thành hữu thể. Nói cách khác, nó cần
phải được dựng nên bởi Hữu Thể đệ nhất là Đấng tự hiện hữu.
Nói rằng
nền tảng của vũ trụ này cùng với những tiến triển của nó là những ǵ
khôn ngoan quan pḥng của Đấng Hóa Công th́ không phải là nói rằng thiên
nhiên tạo vật chỉ liên quan tới thuở ban đầu của lịch sử thế giới và sự
sống.
Trái lại, nó cố ư nói là Đấng Hóa Công đă đặt nền móng cho những
triển triển này và nâng đỡ chúng, liên lỉ củng cố chúng và bảo tŕ chúng.
Thánh Toma Aquina dạy rằng ư niệm về việc tạo dựng cần phải vượt lên
trên cái nguồn gốc theo chiều ngang của việc thể hiện các biến cố tức là
lịch sử, và bởi thế, vượt lên trên tất cả những cách thức thuần tự nhiên
của chúng ta khi suy nghĩ và nói về vấn đề tiến hóa của thế giới này.
Thánh Tôma đă nhận định rằng thiên nhiên tạo vật không phải là một
biến chuyển và cũng chẳng phải là một đổi thay. Trái lại, nó là mối liên
hệ sâu xa và liên tục liên kết tạo vật với Tạo Hóa, v́ Ngài là căn
nguyên của hết mọi hữu thể cũng như tất cả mọi biến thể (xem
Tổng Luận Thần Học tập I, vấn nạn 45, vấn đáp 3).
Động từ
“tiến hóa” theo nghĩa đen là “mở ra một cuộn sách”, tức là đọc sách.
H́nh ảnh về thiên nhiên tạo vật như là một cuốn sách đă được bắt
nguồn từ Kitô giáo và đă được nhiều khoa học gia thích thú chủ
trương như vậy. Galileo đă thấy thiên nhiên tạo vật như là một
cuốn sách mà tác giả của nó là Thiên Chúa cũng như Thánh Kinh có Ngài là
tác giả vậy. Nó là một cuốn sách mà việc tiến hóa của nó,
“bản văn” và ư nghĩa của nó, chúng ta “hiểu” theo những cách thức khác
nhau của các khoa học, trong khi đó lúc nào cũng bao hàm sự hiện diện
trọng yếu của vị tác giả muốn tỏ ḿnh ra qua đó. H́nh ảnh này
cũng giúp chúng ta hiểu rằng thế giới này giống như là một cuốn
sách được cấu trúc đàng hoàng, chứ không xuất phát từ những ǵ là hỗn
mang lộn xộn; nó là một hệ thống hài ḥa. Không kể những yếu tố
vô tri, hỗn loạn và việc hủy hoại nơi những tiến tŕnh thay đổi lâu dài
trong vũ trụ, th́ chất thể như thế là những ǵ “dễ hiểu”. Nó có
sẵn một “môn toán học”. Nhờ đó, trí khôn của con người có thể chẳng
những biết được những hiện tượng có thể đo lường nơi “vũ trụ thái” mà
c̣n thấy được cái lư lẽ nội tại hiện lộ của vũ trụ nơi “vũ trụ học” nữa.
Thoạt tiên chúng ta không thể thấy được cả mối hài ḥa của tổng thể lẫn
mối hài ḥa nơi những liên hệ của các phần riêng, hoặc mối liên hệ của
chúng với tổng thể. Tuy nhiên, bao giờ cũng có một khoảng rộng lớn ở nơi
các biến cố khả tri, và tiến tŕnh này là những ǵ hợp lư ở chỗ nó cho
thấy một trật tự về những tương ứng hiển nhiên cùng với những cứu cánh
tính không thể phủ nhận: nơi thế giới vô cấu thể, giữa tiểu cấu thể và
đại cấu thể; nơi thế giới cấu thể và thú vật, giữa cơ cấu và sinh hoạt;
và nơi thế giới linh thiêng, giữa kiến thức về chân lư và nỗi khát vọng
tự do. Việc tra cứu theo kinh nghiệm và triết lư dần dần khám phá
thấy những thứ tự lớp lang ấy; nó thấy chúng hoạt động để tiếp tục hiện
hữu, để bênh vực chúng cho khỏi bị mất quân b́nh, và để thắng vượt những
trở ngại. Nhờ các khoa học tự nhiên, chúng ta đă gia tăng
rất nhiều kiến thức của chúng ta về tính cách đặc thù chuyên nhất về vị
thế của nhân loại nơi vũ trụ này.
Việc
phân biệt giữa một hữu thể sống động đơn thuần và một hữu thể linh
thiêng là capax Dei cho thấy việc hiện hữu của hồn linh của một chủ thể
siêu việt tự do. Thế nên Huấn Quyền của Giáo Hội đă liên lỉ khẳng định
rằng “hết mọi hồn thiêng đều được tạo dựng trực tiếp bởi Thiên
Chúa – nó không phải là sản phẩm của cha mẹ – và nó là những ǵ bất tử”
(Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 366). Điều này cho thấy tính chất đặc
chuyên của khoa nhân loại học, và mời gọi khối óc tân thời hăy khảo sát
nó.
Cùng quí
tôn vị hàn lâm, tôi muốn kết thúc bằng việc nhắc lại những lời được vị
tiền nhiệm Gioan Phaolô II của tôi ngỏ cùng quí vị vào tháng 11/2003: “sự
thật về khoa học, một sự thật tự nó tham dự vào Sự Thật thần linh, có
thể giúp cho triết học và thần học hiểu được trọn vẹn hơn nữa con người
và Mạc Khải của Thiên Chúa về con người, một Mạc Khải đă được hoàn thành
và trọn hảo nơi Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Giáo Hội, tôi hết
ḷng tri ân về cái phong phú hỗ tương quan trọng này trong việc t́m kiếm
sự thật cùng với thiện ích của nhân loại”.
Tôi thân
ái xin phúc lành khôn ngoan và an b́nh của Thiên Chúa xuống trên quí vị
và gia đ́nh của quí vị, cũng như những ai có liên quan tới hoạt động của
Học Viện Giáo Hoàng Các Khoa Học.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
26/10/2008
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
|
|