Thiên Văn Học với Kinh Truyền Tin

 

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật IV Mùa Vọng 21/12/2008

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật này tŕnh bày một lần nữa cho chúng ta về tŕnh thuật Truyền tin (Lk 1:26-38), một mầu nhiệm chúng ta hằng ngày trở về bằng việc nguyện kinh Truyền Tin. Kinh nguyện này giúp cúng ta có thể sống lại giây phút quyết liệt là lúc Thiên Chúa gơ cửa ḷng Mẹ Maria, và khi nhận được lời “xin vâng” của Mẹ, Ngài đă bắt đầu mặc lấy xác thịt trong Mẹ và nơi Mẹ. Lời cầu nguyện chung của Thánh Lễ hôm nay cũng là lời cầu nguyện được đọc vào cuối Kinh Truyền Tin: “Lạy Chúa, xin làm cho ḷng chúng con tràn đầy t́nh yêu của Chúa, và như Chúa đă tỏ cho chúng con qua một vị thiên thần việc Con Chúa đến làm người thế nào, th́ xin cũng dẫn chúng con nhờ khổ đau và cái chết của Người đến vinh hiển phục sinh của Người”. Với lễ Giáng Sinh mấy ngày nữa thôi, chúng ta được mời gọi gắn mắt vào mầu nhiệm bất khả xóa mờ là Mẹ Maria đă cưu mang 9 tháng trong ḷng dạ trinh nguyên của ḿnh mầu nhiệm về Thiên Chúa là Đấng hóa thân làm người. Đó là cái mấu chốt đầu tiên của việc Cứu Chuộc. Cái mấu chốt thứ hai là cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, và hai mấu chốt bất khả phân ly này cho thấy một dự án thần linh duy nhất đó là dự án cứu độ nhân loại cùng với lịch sử của họ, khi mặc lấy nó cho tới tận cùng bằng việc hoàn toàn nhận lấy tất cả mọi sự dữ hằng đè nén nó.

 

Ngoài chiều kích lịch sử của mầu nhiệm cứu độ này c̣n có chiều kích vũ trụ nữa, ở chỗ Chúa Kitô là mặt trời ân sủng, Đấng mà bằng ánh sáng của ḿnh, “làm biến dạng và nung nấu niềm mong đợi của vũ trụ” (Phụng Vụ). Thời điểm của lễ Giáng Sinh được gắn liền với thời điểm đông chí, khi mà những ngày ở miền bắc cực địa cầu bắt đầu lại dài hơn. Về vấn đề này, có lẽ ít người biết được rằng Quảng Trường Thánh Phêrô nằm ở cao độ nhất: thật vậy, cái tháp cao ở giữa quảng trường tỏa bóng của ḿnh xuống thành một lằn dọc theo lề đường đến bể phun nước nằm ở bên dưới cửa sổ đây, và vào những ngày này th́ bóng của nó dài nhất trong năm. Điều này nhắc nhở chúng ta về vai tṛ của thiên văn học trong việc đánh dấu những thời điểm nguyện cầu. Chẳng hạn kinh Truyền Tin được đọc vào mỗi buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Buổi trưa, một buổi mà trong quá khứ giúp cho người ta biết được “lúc thật đứng bóng”, là tiêu chuẩn cho các đồng hồ

 

Sự kiện thời điểm đông chí xẩy ra đúng hôm nay, 21/12, vào chính giờ phút này, cống hiến cho tôi cơ hội gửi lời chào tới tất cả mọi người đang tham dự một cách khác nhau vào các biến cố của Năm Quốc Tế về Thiên Văn Học, 2009, đánh dấu đệ tứ bách niên những quan sát đầu tiên bằng viễn vọng kính của Galileo Galilee. Trong số các vị tiền nhiệm đáng kính nhớ của tôi cũng có các vị áp dụng khoa học này, chẳng hạn như Đức Sylvester II, vị đă giảng dạy khoa này, Đức Gregorio XIII là vị giúp chúng ta có niên lịch hiện nay, và Thánh Piô X, vị biết cách chế ra các đồng hồ thái dương. Nếu các tầng trời, theo những lời tuyệt vời của thánh vịnh gia, “rạng ngời vinh quang của Thiên Chúa” (19 [18]: 2), ngay cả những luật tự nhiên, những thứ luật qua các thế hệ nhiều con người khoa học nam nữ đă giúp chúng ta hiểu biết khá hơn, là một phấn khởi lớn lao trong việc chiêm ngưỡng những công cuộc của Chúa với tấm ḷng tri ân.

 

Giờ đây chúng ta hăy trở lại với việc chiêm ngắm Mẹ Maria và Thánh Giuse, những vị đợi chờ Chúa Giêsu hạ sinh, và học nơi các vị bí quyết tĩnh niệm để nếm được niềm vui Giáng Sinh. Chúng ta hăy sữa soạn lấy đức tin đón nhận Đấng Cứu Chuộc đến ở với chúng ta, Lời của t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại thuộc mọi thời đại.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/12/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)