|

Phương
Tiện Truyền Thông: Tình Trạng Lấn Cấn giữa Việc Đề Cao Bản Thân và Phục
Vụ. Tìm Kiếm Sự Thật để Chia Sẻ với Người Khác.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức
XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông 42 ngày 4/5/2008
Anh Chị
Em thân mến!
1. Đề tài cho Ngày Thế Giới Truyền Thông năm nay – “Phương
Tiện Truyền Thông: Lấn Cấn giữa Việc Tự Cổ Động và Việc Phục Vụ. Tìm
Kiếm Sự Thật để Chia Sẻ với Người Khác” – là những gì làm
sáng tỏ về vai trò quan trọng của phương tiện truyền thông nơi đời sống
cá nhân cũng như xã hội. Thật vậy, không có một lãnh vực nào nơi
cảm nghiệm của con người, nhất là trước một hiện tượng toàn cầu hóa cả
thể, mà trong đó phương tiện truyền thông không trở nên một yếu tố nội
tại cho những mối liên hệ liên cá thể cũng như việc phát triển về xã hội,
kinh tế, chính trị và tôn giáo. Như tôi đã nói trong Sứ Diệp
cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay (1/1/2008): “các phương tiện truyền
thông xã hội, nhất là, vì khả năng giáo dục của nó, có một trách vụ đặc
biệt trong việc cổ võ lòng tôn trọng gia đình, làm cho những niềm trông
đợi và quyền lợi của gia đình trở nên rõ ràng sáng tỏ, và trình bày cho
thấy tất cả vẻ đẹp của gia đình” (số 5).
2. Theo chiều hướng tiến hóa về kỹ thuật một cách đột xuất của
mình, phương tiện truyền thông đã chiếm được một khả năng phi
thường, trong lúc gây ra những vấn đề cùng với những trục trặc mới bất
khả khôn lường bởi đó mà ra. Không thể nào phủ nhận được việc
đóng góp chúng góp phần vào việc phổ biến tin tức, vào kiến thức về các
sự kiện và gieo rắc tín liệu: chúng đã đóng một vai trò quyết liệt,
chẳng hạn như trong việc truyền bá việc biết đọc biết viết cũng như
trong việc xã hội hóa, và việc phát riển nền dân chủ và đối thoại giữa
các dân tộc. Thiếu sự đóng góp của chúng thì thật là khó khăn trong việc
duy trì và kiên cường vấn đề hiểu biết giữa các quốc gia, trong việc
truyền sức sống vào những cuộc đối thoại hòa bình trên thế giới, trong
việc bảo đảm sự thiện căn bản về cơ hội được thông tin, đồng thời cũng
bảo đảm việc tự do luân lưu các luồng tư tưởng, nhất là những ý nghĩ
phát động những lý tưởng đoàn kết và công lý xã hội. Thật thế,
phương tiện truyền thông, nói chung, chẳng những là phương tiện để
truyền bá các ý nghĩ: chúng có thể và cũng cần phải là dụng cụ phục vụ
một thế giới công chính hơn và đoàn kết hơn. Tuy nhiên, tiếc thay, chúng
có cơ nguy bị biến thành những cơ cấu nhắm đến việc biến nhân loại thành
công cụ cho những xu hướng chủ chốt của ngày hôm nay. Dó là những gì
đang xẩy ra khi vấn đề truyền thông được sử dụng cho những mục đích ý hệ
hay cho việc quảng cáo dữ dội các thứ sản phẩm tiêu thụ. Trong khi cho
mình là trình bày thực tại thì nó lại có khuynh hướng hợp thức hóa hay
áp đặt những mẫu thức méo mó về đời sống cá nhân, gia đình hay xã hội.
Ngoài ra, để thu hút thính giả và gia tăng con số khán giả, có những lúc
nó không ngần ngại sử dụng việc diễn đạt khiếm nhã và bạo động, và vượt
quá giới hạn của mình. Phương tiện truyền thông cũng có thể trình bày và
ủng hộ những mẫu thức phát triển giúp cho vấn đề gia tăng hơn là giảm
thiểu cái phân cách về kỹ thuật giữa các xứ sở giầu có và nghèo khổ.
3. Nhân loại ngày nay đang ở giữa ngã ba đường. Con người có thể
thích đáng áp dụng vào phương tiện truyền thông những gì tôi đã viết
trong Thông Điệp Niềm Hy Vọng Cứu Độ liên quan tới cái mập mờ của
tiến bộ, một thứ tiến bộ cống hiến nhiều cơ hội thiện lợi nhưng đồng
thời lại mở đường dẫn lối tới những cơ hội kinh hoàng của thứ sự dữ chưa
hề xẩy ra trước đó (số 22). Bởi thế, chúng ta cần phải hỏi mình
xem là có khôn ngoan hay chăng khi để cho những dụng cụ truyền
thông xã hội bị khai thác vào vấn đề bừa bãi “tự đề cao mình” hay rơi
vào tay những kẻ sử dụng chúng trong việc mạo dụng lương tâm. Chúng ta
có đặt ưu tiên cho việc bảo đảm rằng các phương tiện truyền thông vẫn
phục vụ con người và công ích, và chúng duy trì “việc hình thành đạo lý
của con người… hình thành việc tăng trưởng nội tâm của con người”
(ibid)? Tác dụng phi thường của chúng nơi các đời sống cá nhân cũng như
xã hội đang được công nhận cách rộng rãi, thế nhưng ngày nay cũng cần
phải nhấn mạnh đến cái chuyển hướng sâu xa, đến độ người ta có thể nói
đến một thứ hoàn toàn đổi thay về vai trò đang diễn tiến. Ngày
nay, vấn đề truyền thông dường như đang càng ngày càng cho rằng mình
không phải chỉ là một thứ tiêu biểu cho thực tại mà còn là những gì ấn
dịnh thực tại nữa, bởi quyền năng và mãnh lực của những gì nó tung ra
trong tầm tay của mình. Chẳng hạn vấn đề rõ ràng là trong
một số trường hợp phương tiện truyền thông được dùng không cho mục đích
thích đáng là truyền bá tín liệu, nhưng cho việc “tạo nên” những biến cố.
Cái thay đổi nguy hiểm này nơi phận vụ đã được nhiều vị lãnh đạo Giáo
Hội e ngại ghi nhận. Chính vì chúng ta đang quan tâm tới các thực tại là
những gì đang có một ảnh hưởng sâu xa trên tất cả mọi khía cạnh của đời
sống con người (luân lý, lý trí, tôn giáo, lý luận, cảm tình, văn hóa),
trong đó sự thiện của con người đang bị nguy hiểm, mà chúng ta cần phải
nhấn mạnh rằng không phải tất cả những gì khả dĩ về kỹ thuật đều
được phép về đạo lý. Bởi thế, cái ảnh hưởng của những phương tiện truyền
thông nơi đời sống tân tiến gây ra những vấn đề bất khả tránh, những vấn
đề đòi phải chọn lựa và những giải quyết không thể chần chờ được nữa.
4. Vai trò các phương tiện truyền thông xã hội có được
trong xã hội giờ đây cần phải coi là một phần chung của vấn đề “có tính
cách nhân loại học” đang hiện lên như cuộc thách đố chính của thiên kỷ
thứ ba. Như chúng ta thấy đang xẩy ra ở những lãnh vực như
sự sống của con người, hôn nhân và gia đình, và nơi nhiều vấn đề quan
trọng hiện đại như hòa bình, công lý và bảo vệ thiên nhiên, ngay cả
trong lãnh vực truyền thông xã hội nữa cũng thấy xuất hiện những chiều
kích thiết yếu về con người và về sự thật liên quan tới con người.
Khi vấn đề truyền thông mất đi cái trục đạo lý của mình và vượt ra
ngoài tầm kiểm soát của xã hội thì nó đi đến chỗ không còn lưu ý gì tới
tính cách trọng yếu và phẩm vị bất khả phạm của con người nữa.
Hậu quả xẩy ra là nó có nguy cơ gây ra một tác dụng tiêu cực trên
lương tâm con người cùng với những chọn lựa của họ, và dứt khoát điều
kiện hóa tự do của họ và cả chính đời sống của họ nữa. Chính vì
lý do này mà vấn đề truyền thông xã hội cần phải hết sức bênh vực con
người và tỏ ra hoàn toàn tôn trọng phẩm vị con người. Giờ đây
nhiều người nghĩ rằng, về lãnh vực này, cần phải có một thứ “đạo lý tín
liệu” (info-ethics), như chúng ta có khoa đạo lý sinh học nơi lãnh vực y
học và nghiên cứu khoa học liên quan tới sự sống vậy.
5. Các phương tiện truyền thông cần phải tránh trở thành
những phát ngôn viên cho chủ nghĩa duy vật về kinh tế và chủ nghĩa tương
đối về đạo lý, tránh trở thành những tai họa cho thời đại của chúng ta.
Thay vào đó, chúng có thể và cần phải góp phần vào việc làm sáng tỏ sự
thật về nhân loại, và bênh vực sự thật này đối với những ai có khuynh
hướng chối bỏ hay hủy hoại nó. Người ta có thể thậm chí nói rằng việc
tìm kiếm và trình bày sự thật về nhân loại là những gì tạo nên ơn gọi
cao cả nhất của vấn đề truyền thông xã hội. Khi sử dụng cho mục
đích này, nhiều kỹ thuật chọn lọc và liên quan mà phương tiện truyền
thông có được trong tầm tay của mình đang trở thành một công việc phấn
khích, một việc làm trước hết được ủùy thác cho các vị quản đốc và hành
sự viên trong lãnh vực này. Tuy nhiên, nó cũng là công việc liên
quan tới tất cả chúng ta ở một mức độ nào đó, vì chúng ta tất cả đều là
thành phần tiêu thụ và hành sử các phương tiện truyền thông xã hội trong
kỷ nguyên toàn cầu hóa này. Các phương tiện truyền thông mới –
đặc biệt là các thứ viễn thông và điện toán toàn cầu – là những gì
đang thay đổi chính bộ mặt của vấn đề truyền thông; có lẽ đây là
một cơ hội đáng giá để tái hình thành nó, làm cho trở nên hữu hình hơn,
như vị tiền nhiệm khả kính Gioan Phaolô II của tôi đã nói, những yếu tố
thiết yếu và bất khả châm chước của s75 thật về con người (Tông Thư The
Rapid Development, 10).
6. Con người khao khát chân lý, họ đang tìm kiếm chân lý;
sự kiện này được cho thấy nơi vấn đề chú trọng và thành đạt bởi rất
nhiều nhà xuất bản, các chương trình hay tiểu thuyết có chất lượng là
những gì trong đó sự thật, sự mỹ và tính cách cao cả về con người, bao
gồm cả chiều kích tôn giáo của con người, đang được nhìn nhận và tha
thiết trình bày. Chúa Giêsu đã phán: “Quí vị sẽ nhận biết sự thật và sự
thật sẽ giải phóng quí vị” (Jn 8:32). Sự thật giải phóng chúng ta đây là
Chúa Kitô, vì chỉ có Người mới có thể đáp ứng hoàn toàn nỗi khát khao sự
sống và yêu thương nơi tâm can của con người mà thôi. Những ai gặp
gỡ Người và nhiệt tình đón nhận sứ điệp của Người đều cảm nghiệm thấy
một ước vọng bất khả cưỡng trong việc chia sẻ và truyền đạt sự thật này.
Thánh Gioan còn viết: “Những gì chúng tôi đã nghe từ ban đầu, những gì
chúng tôi đã thấy tận mắt, những gì chúng tôi đã ngắm nhìn và chính tay
đã chạm đến được, liên quan tới lời sự sống… thì chúng tôi cũng công bố
cho anh chị em, nhờ đó anh chị em được hiệp thông với chúng tôi. Và
chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha và với Chúa Giêsu Kitô Con Ngài.
Chúng tôi viết diều này để niềm vui của chúng tôi được nên trọn” (1Jn
1:1-3).
Chúng ta
hãy xin Thánh Linh làm xuất hiện những nhà truyền thông can đảm và
những chứng nhân trung thực cho chân lý, trung thành với lệnh truyền của
Chúa Kitô và nhiệt thành với sứ điệp của đức tin, những nhà truyền thông
sẽ “dẫn giải các nhu cầu văn hóa tân tiến, bằng cách dấn thân mình cho
việc tiến tới với thời đại của các thứ truyền thông không phải như là
một thời điểm của sự xa lìa và lẫn lộn, mà như là một thời điểm đáng giá
cho việc tìm cầu chân lý cũng như cho việc phát triển hiệp thông giữa
người với người”
(John
Paul II,
Address to the Conference for those working in Communications and
Culture, 9 November 2002).
Với
những ước mong ấy tôi thân ái ban Phép Lành cho tất cả mọi người.
Tại
Vatican ngày 24/1/2008, Lễ Thánh Phanxicô Salêsiô.
Biển Đức
XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
(những chỗ được in đậm lên
là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu
quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/communications/documents/hf_ben-xvi_mes_20080124_42nd-world-communications-day_en.html
|
|