"Những cội gốc của Pháp quốc

– như những cội gốc của Âu Châu – là Kitô Giáo".

 

ĐTC Biển Đức XVI Tông Du Pháp Quốc (12-15/9/2008)

mừng Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150 Năm

 

 

Với Thành Phần Phóng Viên Báo Chí trong cuộc phỏng vấn 10 phút trên đường bay sang Pháp Thứ Sáu 12/9/2008

 

Vấn: Vào năm 1980, trong chuyến viếng thăm đầu tiên của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II đă đặt vấn đề là: ‘Pháp quốc có trung thành với những lời hứa của phép rửa hay chăng?’ Hôm nay sứ điệp của Đức Thánh Cha muốn nhắn nhủ nhân dân Pháp là ǵ? ĐTC có nghĩ là Pháp đang bị mất đi căn tính của ḿnh v́ chủ nghĩa thế tục (laicism) hay chăng?

 

Đáp: Hôm nay tôi thấy rơ là chủ nghĩa thế tục không có ǵ phản nghịch lại với đức tin. Tôi thậm chí dám nói rằng nó là hoa trái của đức tin, v́ đức tin của Kitô Giáo là một tôn giáo đại đồng ngay từ ban đầu. Bởi thế, nó không đồng hóa ḿnh với một quốc gia nào và nó hiện diện nơi tất cả mọi quốc gia. Đối với Kitô hữu th́ vấn đề bao giờ cũng rơ ràng là tôn giáo và đức tin không phải là chính trị, trái lại chúng đă trở thành một yếu tố thuộc lănh vực khác của đời sống con người… Chính trị, quốc gia, không phải là một tôn giáo, mà là một thực tại trần thế có một sứ vụ đặc biệt, và cả hai đều phải hướng về nhau. Theo ư nghĩa ấy, hôm nay tôi muốn nói rằng, đối với nhân dân Pháp, chẳng những với nhân dân Pháp mà đối với cả chúng ta nữa, thành phần Kitô hữu đang sống trong một thế giới bị tục hóa (secularized), th́ vấn đề quan trọng ở đây là hăy vui mừng hoan hưởng cái tự do của đức tin chúng ta, hăy sống vẻ đẹp của đức tin, và hăy tỏ cho thế giới ngày nay thấy rằng tuyệt vời biết bao được là một tín hữu, tuyệt vời biết bao được biết Thiên Chúa; Thiên Chúa với dung nhan nơi Chúa Giêsu Kitô, cho thấy rằng việc làm tín hữu ngày nay vẫn là những ǵ khả thể, thậm chí xă hội cần có những con người nhận biết Thiên Chúa và là những con người nhờ đó có thể sống theo những giá trị cao cả đă được ban cho chúng ta và góp phần vào sự hiện diện của những giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng và tồn tại của các quốc gia cũng như của các xă hội chúng ta.

 

Vấn:    Đức Thánh Cha là người quí mến Pháp quốc. Những ǵ đă làm cho Đức Thánh Cha đặc biệt gắn bó với Pháp quốc, v ới các tác giả của nước này nhất?

 

Đáp: Tôi không dám nói rằng tôi biết rơ Pháp quốc. Tôi biết Pháp chút ít, song tôi quí mến Pháp, quí mến nền văn hóa lớn lao của Pháp, dĩ nhiên, trước hết là quí mến những đại vương cung thánh đường, cũng như nghệ thuật cao cả của Pháp, quí mến nền thần học sâu xa được bắt đầu từ Thánh Irenaeus thành Lyon cho tới thế kỷ thứ 13 – và tôi đă học hỏi về Viện Đại Học Balê ở thế kỷ thứ 13 – với Thánh Bonaventura, Thánh Tôma Aquinas. Nền thần học này là những ǵ quan trọng đối với việc phát triển của khoa thần học Tây phương; và dĩ nhiên cũng là khoa thần học cho thế kỷ của Công Đồng Chung Vaticanô II. Tôi rất được hân hạnh và sung sướng được làm bạn với Cha Lubac, một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thế kỷ vừa qua, thế nhưng tôi cũng có một mối liên hệ làm việc tốt đẹp với Cha Congar, với Jean Danielou cùng những vị khác. Tôi c̣n có được những liên hệ riêng tư rất tốt đẹp với những nhân vật Etienne Gilson, Henri-Irenee Maroux. Bởi thế, tôi thật sự là có một liên hệ sâu xa, riêng tư và phong phú với nền văn hóa lớn lao về thần học và triết học của Pháp quốc. Nó thật sự là những ǵ quan trọng trong việc tiến triển về tâm tưởng của tôi. Cả những khám phá về Nhạc B́nh Ca Grêgorian với Solesmes, khám phá về một thứ văn hóa đan tu cao cả và dĩ nhiên cả nền thi ca nữa. Là một con người của thứ nghệ thuật baroque, tôi rất yêu thích Paul Claudel, thích niềm vui sống của ông, cũng như thích Bernanos và những đại thi hào của thế kỷ vừa qua. Bởi thế, đây là một thứ văn hóa thật sự đă h́nh thành việc tiến triển sâu xa của tôi về cá thể, về thần học, về triết học và về nhân bản vậy. 

 

Vấn:    Đức Thánh Cha sẽ nói ǵ ở Pháp với những ai đang lo âu là tự sắc "Summorum Pontificum" (về việc cho phép làm lễ Latinh) là một bước thụt lùi đối với những thiết định lớn lao của Công Đồng Chung Vaticanô II?

 

Đáp: Đây là một mối lo sợ bâng quơ; v́ ‘tự sắc’ (motu proprio) này chỉ là một tác động khoan dung theo chủ đích về mục vụ cho những ai đă được h́nh thành theo thứ phụng vụ này, những ai yêu quí thứ phụng vụ ấy, những ai quen thuộc với phụng vụ này, những ai muốn sống với phụng vụ ấy. Đó là một nhóm nhỏ, v́ nhóm này được giáo dục bởi tiếng Latinh, một huấn luyện theo một kiểu mẫu văn hóa nào đó. Thế nhưng, đối với tôi th́ đây dường như chỉ là một đ̣i hỏi b́nh thường về đức tin và về việc thực hành mục vụ nơi trường hợp của một vị giám mục trong việc tỏ ra yêu quí và kiên nhẫn với những người này để cho phép họ sống với thứ phụng vụ ấy. Không có vấn đề phản chốnggiữa phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II canh tân với phụng vụ này. Hết mọi ngày các vị giáo phụ của công đồng này đều cử hành Thánh Lễ theo lễ nghi cũ và đồng thời các ngài đă hiểu đượcviệc tiến triển tự nhiên về phụng vụqua khắp thế kỷ ấy, v́ phụng vụ là một thực tại sống động, một thực tại tiến triển và giữ được căn tính của ḿnh trong việc tiến triển của ḿnh. Thật sự là có vấn đề nổi bật về khác biệt, thế nhưng chỉ có một căn tính nền tảng duy nhất có thể loại trừ bất cứ một xung khắc hay đối kháng nào giữa thứ phụng vụ canh tân và phụng vụ trước đó. Tôi tin rằng có thể làm cho cả hai loại phụng vụ này trở nên phong phú. Đàng khác, những người bạn của phụng vụ cũ có thể và cần phải biết đến những vị thánh mới, những kinh tiền tụng mới của phụng vụ nữa v.v. Tuy nhiên, đàng khác, phụng vụ mới nhấn mạnh đến việc tham dự chung, nhưng không chỉ là một cộng đoàn thuộc một cộng đồng riêng tư nào đó, mà bao giờ cũng là tác động của cả Giáo Hội hoàn vũ, của việc hiệp thông với tất cả mọi tín hữu ở mọi thời, của một tác động tôn thờ. Theo ư nghĩa ấy, tôi thấy th́ dường như có một sự làm cho nhau phong phú hơn, và hiển nhiên phụng vụ mới vẫn là phụng vụ b́nh thường của thời đại chúng ta vậy.

 

Vấn:    Đức Thánh Cha đang trên đường hành hương tới Lộ Đức. Lộ Đức mang một ư nghĩa ǵ đối với Đức Thánh Cha? Đức Thánh Cha đă từng đến đó trước đây chưa?

 

Đáp: Tôi đă đến Lộ Đức vào dịp Đại Hội Thánh Thể năm 1981, sau vụ ám sát Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Bấy giờ ĐHY Gantin là đại biểu của ĐTC. Nó là một kỷ niệm rất đẹp đối với tôi. Lễ Thánh Bernadette cũng là ngày sinh nhật của tôi (16/4). Bởi thế tôi cảm thấy rất gần gũi với vị thánh bé nhỏ này, với người nữ trẻ trung, tinh tuyền, khiêm hạ được nói chuyện với Đức Trinh Nữ Maria ấy. Đối với tôi th́ thật là quan trọng trong việc cảm nghiệm thấy được thực tại này, cảm thấy được sự hiện hiện của Trinh Nữ Maria trong đời sống của chúng ta, thấy được con đường của con người trẻ là bạn hữu của Đức Trinh Nữ Maria, cũng như trong việc gặp gỡ Đức Trinh Nữ Mẹ của chị. Dĩ nhiên là chúng ta không đến đó để thấy những phép lạ. Tôi sẽ đến để thấy được t́nh yêu của một Người Mẹ, một t́nh yêu là việc chữa lành thực sự cho hết mọi thứ đớn đau, cũng như đến để liên kết với những ai đau khổ trong t́nh yêu của Người Mẹ Phúc Đức. Đối với tôi điều này dường như là một dấu hiệu quan trọng cho thời đại của chúng ta vậy.

 

 

Đaminh Maria Cao Tnấ Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 13/7/2008