"Việc hiến cơ phận là một chứng từ đặc biệt của đức bác ái"

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ cho buổi triều kiến của tham dự viên hội nghị quốc tế về sự sống Thứ Sáu 7/11/2008 

 

Hội nghị này được bảo trợ bởi Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống, Liên Hiệp Quốc Tế Chư Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, và Trung Tâm Chuyển Ghép Cơ Phận Quốc Gia Ư Đại Lợi, kết thúc vào ngày Thứ Bảy 8/11/2008, chủ đề “Một Tặng Ân cho Sự Sống. Những Quan Tâm đến Việc Hiến Cơ Phận”.

 

Chư huynh khả kính trong hàng giáo phẩm,

Anh chị em thân mến:

 

Việc hiến cơ phận là một chứng từ đặc biệt của đức bác ái. Trong một thời điểm như của chúng ta đây, thường được đánh dấu bằng các h́nh thức khác nhau của chủ nghĩa duy ngă độc tôn, th́ lại càng cần hơn nữa để hiểu được tại sao cần phải đi sâu vào cái lư lẽ của ḷng tri ân hầu biết được sự sống cách đúng đắn. Thật vậy, vẫn có một thứ trách nhiệm của ḷng yêu thương và đức bác ái thôi thúc con người biến ḿnh thành một quà tặng cho người khác, nếu họ thật sự t́m kiếm chính tầm mức viên trọn của ḿnh. Như Chúa Giêsu đă dạy chúng ta, các con cứu được sự sống của ḿnh chỉ khi nào trao hiến nó đi mà thôi (cf Lk 9:24).

(tiếp theo là hai đoạn chào tạ vắn)

 

Lịch sử của ngành y khoa cho thấy chứng cớ về những tiến triển cả thể đă đạt được trong việc cống hiến mỗi ngày một hơn phẩm vị cho thành phần chịu đựng khổ đau. Việc chuyển ghép mô và cơ phận cho thấy một chiến thắng lớn lao của khoa y học, và thật sự là những dấu hiệu của niềm hy vọng cho những ai đang trải qua những bệnh nạn nghiêm trọng và thường là trầm trọng.

 

Nếu chúng ta nh́n đến toàn thể thế giới chúng ta sẽ dễ thấy được nhiều trường hợp phức tạp mà nhờ các kỹ thuật chuyển ghép cơ phận, nhiều người đă thắng vượt được những thứ bệnh nạn cực kỳ trầm trọng, và lấy lại được niềm vui. Điều này sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu việc dấn thân của các vị y sĩ và khả năng chuyên môn của các nhà nghiên cứu không được đáp ứng bởi ḷng quảng đại và vị tha của những ai cống hiến cơ phận của họ.

 

Tiếc thay, vấn đề thiếu những cơ phận quan trọng trong tay không phải là một vấn đề về lư thuyết mà là một vấn đề đáng kể về thực tế; người ta có thể nh́n thấy điều này nơi bản liệt kê chờ đợi dài của những ai nuôi một niềm hy vọng sống c̣n được gắn liền với con số nhỏ của những thứ trao tặng vô bổ.

 

Theo chiều hướng ấy, trước hết, thật là hữu ích để suy nghĩ về sự tiến bộ này của khoa học, nhờ đó việc gia tăng thỉnh nguyện chuyển ghép cơ phận không làm thay đổi những nguyên tắc về đạo lư cần phải tuân theo. Như tôi đă nói trong bức thông điệp đầu tiên của tôi là không bao giờ được coi thân thể như một đồ vật thuần túy (cf. "Deus Caritas Est," No. 5); bằng không nó sẽ bị áp đặt bởi một thứ lư lẽ của thị trường. Thân thể của mỗi người, cùng với tâm thần là những ǵ được ban cho từng người một cách cá thể, tạo nên một mối hiệp nhất bất khả phân ly phản ánh h́nh ảnh của chính Thiên Chúa. Không lưu ư tới chiều kích này trí khôn con người không thể nào hiểu được cái toàn thể của mầu nhiệm hiện diện nơi từng con người. Bởi vậy, cần phải ưu tiên tôn trọng phẩm giá của con người và việc bảo vệ căn tính của mỗi người.

 

Về vấn đề kỹ thuật chuyển ghép cơ phận, th́ điều này có nghĩa là người ta chỉ có thể hiến cơ phận của ḿnh nếu hành động ấy không gây nguy hiểm trầm trọng cho sức khỏe và căn tính của riêng họ, và nếu nó được thực hiện v́ một lư do thành hiệu về luân lư và tương hợp. Ngoài ra, bất cứ những lư do nào khác liên quan tới vấn đề mua bán cơ phận, hay tới việc chấp thuận các tiêu chuẩn thực dụng và kỳ thị, sẽ đi tới chỗ làm vô hiệu hóa ư nghĩa của tặng ân, biến chúng thành những hành động bất hợp pháp về luân lư. Những thứ lạm dụng trong vấn đề chuyển ghép cơ phận và buôn bán cơ phận, những ǵ thường ảnh hưởng tới thành phần vô tội, như rẻ em chẳng hạn, cần phải được cộng đồng khoa học và y khoa liên kết chối từ. Họ cần phải cương quyết lên án như là những ǵ ghê tởm.

 

Nguyên tắc về đạo lư tương tự cũng cần phải được lập lại nơi trường hợp tạo nên và hủy hoại các phôi bào con người nhắm mục đích trị liệu. Chính ư nghĩ coi phôi bào con người này như là “chất trị liệu” là những ǵ phản lại với những nền tảng về văn hóa, dân sự và đạo lư bắt nguồn từ phẩm giá của con người.

 

Việc chuyển ghép cơ phận thường xẩy ra như là một cử chỉ hoàn toàn nhưng không từ phần tử của gia đ́nh được thật sự công bố là đă chết. Trong những trường hợp ấy, việc đồng ư một cách ư thức là điều kiện tự do tiên quyết để việc chuyển ghép này có thể được coi là một tặng ân và không bị hiểu là một hành động cưỡng bức và lạm dụng. Trong bất cứ trường hợp nào, cần phải nhớ rằng những cơ phận quan trọng khác nhau có thể được lấy “ex cadavere” (từ thân thể của người chết), một thi thể vẫn có phẩm vị riêng của nó và cần phải được tôn trọng. Trong những năm gần đây khoa học đă đạt được những tiến bộ hơn nữa trong việc xác định cái chết của một bệnh nhân. Bởi vậy, những thành quả đạt được ấy cần phải được đồng thuận của toàn thể cộng đồng khoa học trong vấn đề t́m kiếm những giải đáp giúp cho mọi người an tâm. Trong những trường hợp như thế th́ không được có một mảy may ngờ vực tùy ư nào, và cần phải tiến tới chỗ hoàn toàn chắc chắn, theo đúng nguyên tắc cẩn trọng.

 

Muốn được như thế th́ cần phải gia tăng việc nghiên cứu và học hỏi liên ngành để quần chúng thấy được sự thật sáng tỏ nhất về những ư nghĩa của một thứ chuyển ghép cơ phận theo nhân loại học, xă hội, đạo lư và pháp lư. Ở những trường hợp này, việc tôn trọng sự sống của hiến nhân cần phải được coi là tiêu chuẩn chính yếu, hầu việc lấy các cơ phận ra khỏi thi thể của họ chỉ xẩy ra sau khi chắc chắn họ đă chết (cf. Compendium of the Catechism of the Catholic Church, No. 476).

 

Tác động yêu thương, một tác động được thể hiện bằng tặng ân hiến các cơ phận quan trọng của ḿnh, là một chứng từ đích thực của đức bác ái  vượt ra ngoài cái chết để sự sống luôn là những ǵ khải thắng. Lănh nhận nhân cần phải ư thức được giá trị của cử chỉ họ nhận lănh ấy, giá trị của một tặng ân vượt lên trên lợi ích về trị liệu nữa. Những ǵ họ lănh nhận là một chứng từ yêu thương, và nó cần phải tạo nên một đáp ứng quảng đại tương đương, nhờ đó gia tăng thứ văn hóa của việc trao ban và ḷng biết ơn.

 

Đường lối phải theo đuổi thực hiện này, cho đến khi khoa học khám phá ra những trị liệu khả hữu mới mẻ và tân tiến hơn, cần phải là đường lối cho việc h́nh thành và truyền bá của một thứ văn hóa có đặc tính đoàn kết và hướng về người khác không loại trừ một ai. Việc chuyển ghép các cơ phận theo chiều hướng đạo lư của việc hiến tặng đ̣i tất cả mọi người dấn thân trong việc đầu tư hết mọi nỗ lực khả dĩ trong vấn đề h́nh thành và phổ biến để càng ngày càng thức tỉnh lương tâm con người trước một vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới sự sống của rất nhiều người.

 

Bởi thế, cần phải thắng vượt những thành kiến và hiểu lầm, phải đánh tan những ngờ vực và hăi sợ và thay thế chúng bằng những ǵ là chắc chắn và bảo đảm, hầu tạo nên nơi tất cả mọi người một ư thức, rộng răi hơn bao giờ hết, về một tặng ân cao cả của sự sống.

 

Mong rằng mỗi một người trong anh chị em tiếp tục việc dấn thân của ḿnh hợp với khả năng và chuyên nghiệp của ḿnh, tôi nguyện xin ơn Chúa giúp đỡ xuống cho các khóa họp của hội nghị này và hết ḷng ban phép lành cho tất cả anh chị em.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)