“T́nh Yêu Thiên Chúa, T́nh Yêu Tha Nhân”

 

Bản Tuyên Ngôn Đúc Kết Điễn Đàn Công Giáo và Hồi Giáo

 

Cuộc Hội Nghị Chuyên Đề đầu tiên của Diễn Đàn Công Giáo và Hồi Giáo đă được diễn ra ở Rôma trong thời khoảng 4-6/11/2008 về đề tài “T́nh Yêu Thiên Chúa, T́nh Yêu Tha Nhân”. Mỗi bên tham dự cuộc diễn đàn này có 24 đại diện và 5 vị cố vấn, bàn về hai đề tài chính, một là “Những Nền Tảng về Thần Học và Tu Đức” và “Phẩm Vị Con Người và Niềm Tương Kính”. Những điểm “tương đồng và khác biệt xuất hiện, phản ảnh những tinh túy đặc biệt chuyên nhất của hai tôn giáo”. Sau đây là bản tuyên ngôn đúc kết bằng Anh ngữ.

 

1.         Đối với tín hữu Kitô giáo th́ nguồn mạch và mô phạm của t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân là t́nh yêu Chúa Kitô đối với Cha của Người, đối với nhân loại và đối với từng người. “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Jn 4:16) và “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Người on duy nhất của ḿnh để ai tin vào Con th́ không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16). T́nh yêu của Thiên Chúa được đặt để trong tâm can con người qua Thánh Thần. 

 

Chính Thiên Chúa là Đấng đă yêu thương chúng ta trước để nhờ đó chúng ta có thể đáp lại t́nh yêu của Ngài. Yêu thương th́ không tác hại đến tha nhân của ḿnh nhưng t́m cách làm cho người khác những ǵ họ muốn làm cho chính họ (cf. 1Cor 13:4-7). T́nh yêu là nền tảng và gồm tóm tất cả mọi giới luật (cf. Gal 5,14).

 

T́nh yêu tha nhân không thể tách khỏi t́nh yêu Thiên Chúa, v́ nó là một thể hiện của t́nh chúng ta mến yêu Thiên Chúa. Đó là giới răn mới, “Yêu nhau như Thày đă yêu thương các con” (Jn 15:12). Được đặt nền tảng nơi t́nh yêu hy hiến của Chúa Kitô, t́nh yêu của Kitô hữu là tác động tha thứ và không loại trừ một ai; bởi thế nó bao gồm cả kẻ thù ḿnh. Nó không phải chỉ là những lời nói mà là các việc làm (cf. 1Jn 4:18). Đó là dấu hiệu cho tính chất chân thực của nó.

 

Đối với tín đồ Hồi giáo, như đă được nhắc đến trong bản “Một Lời Chung”, t́nh yêu là một quyền lực siêu việt vô tận hướng dẫn và biến đổi sự tương kính của con người.

 

T́nh yêu này, như được Đức Tiên Tri Muhammad Thánh Đức và Yêu Dấu dạy, là những ǵ có trước t́nh yêu của nhân loại đối với Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất. Một cuốn Hadith đă nói rằng ḷng thương cảm của Thiên Chúa đối với nhân loại là những ǵ c̣n cao cả hơn t́nh yêu của người mẹ đối với con của bà (Muslim, Bab al-Tawba: 21); bởi thế nó hiện hữu trước và không lệ thuộc vào việc con người đáp ứng Đấng ‘Yêu Thương’. Thật là bao la t́nh yêu và ḷng thương cảm Thiên Chúa đă bày tỏ trong việc nhúng tay vào để hướng dẫn và cứu độ nhân loại một cách toàn hảo nhiều lần và ở nhiều nơi, bằng việc sai đến các vị tiên tri và những cuốn sách thánh. Cuốn cuối cùng trong những cuốn này là cuốn Koran, cuốn phác tả một thế giới của các thứ dấu hiệu, một vũ trụ diệu kỳ của nghệ thuật Thần Linh, một vũ trụ mời gọi t́nh yêu và ḷng sùng mộ trọn vẹn của chúng ta, nhờ đó, ‘những ai có niềm tin là người có t́nh yêu Thiên Chúa nhất’ (2:165), và ‘những ai tin tưởng, và hành thiện, th́ Đấng Nhân hậu sẽ làm nẩy sinh t́nh yêu nơi họ’ (19:96).  Trong một cuốn Hadith khác chúng ta đọc thấy rằng ‘Không một người nào trong các người có niềm tin cho đến khi họ yêu thương tha nhân những ǵ họ yêu mến bản thân họ’ (Bukhari, Bab al-Iman: 13).

 

2.         Sự sống của con người là một quà tặng quí báu nhất của Thiên Chúa ban cho từng người. Bởi thế, nó cần phải đươc bảo tŕ và tôn kính ở tất cả mọi đoạn đời của nó.

 

3.         Phẩm giá của con người được xuất phát từ sự kiện là hết mọi người đều được dựng nên bởi một vị Thiên Chúa yêu thương v́ thương yêu, và đă được ban cho các tặng ân lư trí và ư muốn tự do, nhờ đó có thể mến yêu Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Trên nền tảng vững chắc của các nguyên tắc này, phẩm giá nguyên chính cùng với ơn gọi làm người của con người nam nữ cần phải được tôn trọng.

 

Bởi thế, căn tính và tự do của họ cần phải được hoàn toàn nh́n nhận bởi cá nhân, cộng đồng và chính quyền, cần phải được nâng đỡ bởi pháp luật dân sự là những ǵ bảo đảm các thứ quyền lợi b́nh đẳng và trọn vẹn vai tṛ công dân.

 

4.         Chúng tôi tin rằng việc Thiên Chúa tạo dựng nên nhân loại có hai khía cạnh cao cả, đó là con người nam nhân và con người nữ giới, và chúng tôi liên kết dấn thân trong việc bảo đảm là phẩm giá của con người và việc tôn trọng nó cần phải được nới rộng trên căn bản b́nh đẳng cho cả nam lẫn nữ.

 

5.         T́nh yêu thương tha nhân chân thực bao gồm cả việc tôn trọng con người lẫn việc họ chọn lựa về các vấn đề lương tâm cùng tôn giáo. Nó bao gồm quyền thực hành sống đạo chung riêng của các cá nhân cũng như cộng đồng.

 

6.         Những niềm xác tín và thực hành về đạo giáo của các nhóm thiểu số về tôn giáo cần phải được tôn trọng. Họ cũng có quyền đ̣i hỏi là không được chế nhạo hay chê cười dưới bất cứ h́nh thức nào đối với các nơi chốn thờ phượng của họ, cũng như những h́nh ảnh cùng biểu tượng chính yếu được họ coi là linh thánh.

 

7.         Là các tín hữu Công giáo và Hồi giáo, chúng tôi ư thức được lời kêu gọi và lệnh truyền làm chứng cho chiều kích siêu việt của đời sống, bằng một linh đạo được nuôi dưỡng bởi nguyện cầu, trong một thế giới đang càng ngày càng bị tục hóa và vật chất.

 

8.         Chúng tôi khẳng dịnh rằng không được loại trừ bất cứ một tôn giáo cùng với các tín đồ của họ ra khỏi xă hội. Mỗi tôn giáo đều có thể góp phần bất khả châm chước của ḿnh cho thiện ích của xă hội, nhất là trong việc phục vụ thành phần thiếu thốn nhất.

 

9.         Chúng tôi nh́n nhận rằng việc tạo dựng của Thiên Chúa qua tính cách đa điện của nó về văn hóa, văn minh, ngôn ngữ và dân tộc, là một nguồn phong phú, bởi thế không bao giờ lại trở thành một căn nguyên gây ra căng thẳng và xung khắc nhau.

 

10.       Chúng tôi xác tín rằng tín hữu Công giáo và Hồi giáo đều phải có nhiệm vụ cung cấp một nền giáo dục lành mạnh về các thứ giá trị nhân bản, dân sự, tôn giáo và luân lư cho các phần tử của ḿnh và cổ vơ sự hiểu biết chính xác về tôn giáo của nhau.

 

11.       Chúng tôi tuyên xưng rằng tín hữu Công giáo và Hồi giáo được kêu gọi để trở thành dụng cụ của yêu thương và ḥa hợp giữa các tín hữu cũng như đối với toàn thể nhân loại, bằng việc loại trừ bất cứ đàn áp nào, bất cứ bạo động hung hăng và khủng bố nào, nhất là thực hiện nhân danh tôn giáo, và bằng việc ủng hộ nguyên tắc về công lư cho tất cả mọi người.

 

12.       Chúng tôi kêu gọi các tín hữu hăy hoạt động cho một hệ thống tài chính có tính chất đạo lư, một hệ thống với guồng máy điều hành chú ư tới t́nh trạng của thành phần nghèo klhổ và bất hạnh, cả cá nhân cũng như các quốc gia nợ nần. Chúng tôi kêu gọi thành phần may mắn trên thế giới hăy quan tâm tới nỗi khốn khổ của những ai bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng hiện nay về việc sản xuất và phân phối thực phẩm, và xin các tín hữu thuộc tất cả mọi giáo phái cùng tất cả mọi người thiện tâm hăy cùng nhau hoạt động để làm giảm bớt t́nh trạng khổ đau của người đói khổ, và loại trừ đi những căn nguyên gây ra t́nh trạng này.

 

13.       Giới trẻ là tương lai của các cộng đồng tôn giáo và của toàn thể xă hội. Họ càng ngày càng sống trong những xă hội đa văn hóa và đa tôn giáo. Họ cần phải được huấn luyện kỹ lưỡng về các truyền thống đạo giáo của họ cũng như hiểu biểt rơ ràng về những nền văn hóa cùng tôn giáo khác nữa.

 

14.       Chúng tôi đồng ư khảo sát khả năng thành lập một tiểu ban thường trực giữa Công giáo và Hồi giáo để điều hợp những đáp ứng cho những cuộc xung khắc cũng như những trường hợp khẩn trương khác, và tổ chức một cuộc hội nghị chuyên đề lần hai ở một quốc gia đa số tín đồ Hồi giáo sẽ được ấn định.

 

15.       Chúng tôi mong Hội Nghị Chuyên Đề lần thứ hai này của Diễn Đàn Công Giáo và Hồi Giáo được triệu tập trong thời khoảng 2 năm ở một quốc gia đa số tín đồ Hồi giáo sẽ được ấn định.

 

Tất cả mọi tham dự viên đều cảm thấy tạ ơn Thiên Chúa về tặng ân họ có thời gian qui tụ lại với nhau cũng như về việc trao đổi phong phú.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)