Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII: Sứ Điệp Bế Mạc

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

“Với tất cả những ai ở khắp nơi kêu cầu danh Chúa Giêsu Kitô của chúng ta th́ Chúa của họ cũng là Chúa của chúng ta. Xin ân sủng và b́nh an của Thiên Chúa là Cha của chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em” (1Cor 1:2-3). Bằng lời chào chúc này của Thánh Phaolô – trong năm dâng kính ngài – chúng tôi, các Nghị Phụ của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII họp nhau ở Rôma cùng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngỏ cùng anh chị em một sứ điệp đầy suy tư và dự thảo về Lời Chúa là tâm điểm cho công cuộc nghị hội của chúng tôi.

 

Sứ điệp này được gửi đến các vị mục tử của chúng tôi trước hết, đến nhiều giáo lư viên quảng đại cũng như đến tất cả những ai hướng dẫn anh chị em trong việc ưu ái lắng nghe và đọc Thánh Kinh. Giờ đây, chúng tôi muốn tóm lược linh hồn và bản chất của bản văn này, nhờ đó giúp anh chị em gia tăng và đào sâu kiến thức và ḷng mến yêu đối với Lời Chúa. Có tất cả là 4 điểm chính được phác họa chúng tôi mời gọi anh chị em hăy t́m hiểu và chúng tôi sẽ diễn tả chúng bằng nhiều h́nh ảnh.

 

Trước hết là Tiếng thần linh. Tiếng này âm vang từ khởi nguyên của Cuộc Sáng Tạo, phá vỡ cái câm lặng của hư không và khơi nguồn cho những kỳ công của vũ trụ. Đó là Tiếng thẩm thấu lịch sử, một lịch sử bị tổn thương bởi tội lỗi của con người và bị khốn đốn bởi khổ đau và chết chóc. Lịch sử này cũng thấy được Vị Chúa này đồng hành với nhân loại để cống hiến ân sủng của Ngài, Giao Ước của Ngài, ơn cứu độ của Ngài. Đó là Tiếng đă hiện lên ở các trang Thánh Kinh được chúng ta ngày nay đọc trong Giáo Hội, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là Đấng như ánh sáng chân lư được ban cho Giáo Hội cũng như cho các vị mục tử của Giáo Hội.

 

Thánh Gioan cũng đă viết: “Lời đă hóa thành nhục thể” (1:14). Thế là một Dung Nhan đă xuất hiện ở đây. Đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Con của vị Thiên Chúa hằng hữu và vô biên, nhưng cũng là một con người khả tử, gắn liền với một thế hệ lịch sử, với một dân tộc và một mảnh đất. Người đă sống tận cùng bản tính loài người cho đến chết, nhưng sống lại hiển vinh và muôn đời tồn tại. Người làm trọn hảo hóa cuộc gặp gỡ của chúng ta với Lời Chúa. Người tỏ cho chúng ta thấy “tất cả ư nghĩa” và mối hiệp nhất của Thánh Kinh, nhờ đó Kitô Giáo là một tôn giáo có tâm điểm là một con người là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Cha ra. Người làm cho chúng ta hiêå rằng Thánh Kinh là “xác thịt”, tức là những lời lẽ của con người cần phải được hiểu biết và học hỏi theo cách thức diễn tả của những lời ấy, song cũng phải bảo tŕ ánh sáng chân lư thần linh chất chứa ở bên trong nữa là những ǵ chúng ta chỉ có thể sống và chiêm ngưỡng với Thánh Linh mà thôi.

 

Chính vị Thần Linh của Thiên Chúa này dẫn chúng ta tới điểm chính yếu thứ ba trong cuộc hành tŕnh của chúng ta, đó là đến Nhà của lời thần linh này, tức là Giáo Hội, một ngôi nhà, như Thánh Luca đă gợi ư (Acts 2:42), được chống đỡ bởi 4 cột trụ lư tưởng. Cột trụ “giảng dạy”, đó là việc đọc và hiểu Thánh Kinh nơi việc loan truyền cho tất cả mọi người, trong việc dạy giáo lư, trong bài giảng, bằng một loan truyền bao gồm cả trí khôn và tấm ḷng. Thế rồi tới cột trụ thứ hai là “việc bẻ bánh”, tức  Thánh Thể, là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Như những ǵ đă xẩy ra vào hôm ấy ở Emmau, tín hữu được mời gọi dưỡng sinh nơi phụng vụ Lời Chúa và Ḿnh Chúa Kitô. Cột trụ thứ ba là “cầu nguyện” bằng “những bài thánh vịnh và thánh ca cùng những bài hát hứng khởi dâng lên Chúa” (Col 3:16). Đó là Phụng Vụ Giờ Kinh, lời nguyện cầu của Giáo Hội có mục đích cống hiến nhịp sống cho ngày giờ của một năm Kitô Giáo. C̣n có Lectio divina là việc độc nguyện Thánh Kinh có thể dẫn tới chỗ gặp gỡ Chúa Kitô là Lời hằng sống của Thiên Chúa, qua việc suy niệm, việc nguyện cầu, việc chiêm niệm. Và sau hết là cột trụ “hiệp thông huynh đệ”, v́ để là những Kitô hữu đích thực th́ “là những người nghe lời Chúa” chưa đủ mà c̣n phải là người “mang lời Chúa ra thực hành” (Lk 8:21) bằng những cố gắng yêu thương. Trong nhà của Lời Chúa chúng ta cũng có thể gặp gỡ những anh chị em thuộc các Giáo Hội khác và cộng đồng giáo hội khác, những người, cho dù ở trong t́nh trạng chia rẽ, vẫn sống trong mối hiệp nhất thực sự, dù chưa phải là một mối hiệp nhất trọn vẹn, qua việc tôn thờ và yêu mến Lời thần linh.

 

Như thế chúng ta tiến đến h́nh ảnh cuối cùng của bản đồ thiêng liêng này. Nó là con đường đă được Lời Thiên Chúa rảo bước, ở chỗ, vậy các con hăy đi tuyển mộ các môn đệ từ mọi dân nước và dạy cho họ tuân giữ tất cả những ǵ Thày truyền cho các con… những ǵ các con nghe trong âm thầm, hăy loan báo trên mái nhà” (Mt 28:19-20; 10:27). Lời Chúa cần phải rảo qua khắp các nẻo đường thế giới mà ngày nay cũng bao gồm cả những nẻo đường điện toán, truyền h́nh và truyền thông hiện ảnh. Thánh Kinh cần phải tiến vào các gia đ́nh để cha mẹ và con cái đón đọc, dùng để nguyện cầu, và để Thánh Kinh trở nên đèn soi dẫn họ tiến bước trên con đường cuộc sống (cf Ps 119:105). Thánh Kinh cũng cần phải tiến vào các học đường và các lănh vực về văn hóa v́ qua các thế kỷ Thánh Kinh đă từng là điểm qui chiếu chính yếu cho nghệ thuật, văn chương, âm nhạc, tư tưởng và nền luân lư chung. Cái phong phú có tính cách biểu hiệu, thi ca và tŕnh thuật của Thánh Kinh làm cho Thánh Kinh thành một hiệu kỳ đẹp đẽ của đức tin cũng như của văn hóa, trong một thế giới thường bị hằn lên bởi những ǵ là ghê tởm và thấp hèn.

 

Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng tỏ cho chúng ta thấy được hơi thở đớn đau xuất phát từ trái đất, hướng tới tiếng kêu của thành phần bị đàn áp cũng như những than van của thành phần cùng khổ. Tột đỉnh là cây thập tự giá, nơi Chúa Kitô, cô độc và bị bỏ rơi, trải qua thảm cảnh của những ǵ là khổ đau và chết chóc tàn ác nhất. V́ sự hiện diện này của Con Thiên Chúa mà bóng tối tăm của sự dữ và chết chóc đă được rạng ngời bởi ánh sáng Vượt Qua cũng như bởi niềm hy vọng của vinh quang. Thế nhưng, trên những con đường của thế giới, những anh chị em thuộc các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác cũng đồng hành với chúng ta, cho dù vẫn c̣n đang chia rẽ, cũng sống mối hiệp nhất thực sự dù chưa phải là một mối hiệp nhất hoàn toàn, nhờ việc tôn thờ và mến yêu Lời Chúa. Dọc theo những nẻo đường thế giới này, chúng ta thường gặp gỡ những con người nam nữ thuộc các tôn giáo khác cũng đang lắng nghe và trung thành thực hành các lệnh truyền trong các sách thánh của họ, và là những người, cùng với chúng ta, có thể xây dựng một thế giới ḥa b́nh và trong sáng, v́ Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu độ và hoàn toàn nhận biết chân lư” (1Tim 2:4).  

 

Anh chị em thân mến, xin anh chị em hăy canh giữ Thánh Kinh trong nhà của anh chị em, đọc Thánh Kinh cách đầy đủ, học hỏi và t́m hiểu những trang sách ấy, biến những trang Thánh Kinh thành lời nguyện cầu và chứng từ cuộc sống, yêu mến và tin tưởng lắng nghe Thánh Kinh trong phụng vụ. Anh chị em hăy kiến tạo nên một bầu khí thinh lặng để có thể nghe Lời Chúa cách hiệu nghiệm và giữ thinh lặng sau khi lắng nghe, v́ Lời Chúa sẽ tiếp tục lưu trú, sống động và nói với anh chị em. Anh chị em hăy làm cho Lời Chúa âm vang vào lúc mở màn cho ngày sống của anh chị em, nhờ đó, lời đầu tiên là Lời Chúa, và hăy để cho Lời Chúa vạng vọng trong anh chị em vào buổi tối để lời cuối cùng cũng là Lời Chúa.

 

“Giờ đây tôi trao phó anh chị em cho Thiên Cúa và cho lời ân sủng của Ngài” (Acts 20:32). Cũng bằng lời bày tỏ được Thánh Phaolô sử dụng trong lời chào biệt của ngài gửi đến những vị lănh đạo Giáo Hội ở Êphêsô, các Nghị Phụ của Thượng Nghị này cũng trao phó tín hữu thuộc các cộng đồng tản mác khắp thế giới cho lời thần linh, cũng là phán quyết nhưng trước hết là ân sủng, lời cắt xẻ như thanh gươm nhưng lại ngọt ngào như mật ong. Lời Chúa là những ǵ mănh liệt và hiển vinh, dẫn dắt chúng ta trên những con đường lịch sử bằng bàn tay của Chúa Giêsu, Đấng được anh chị em cũng như chúng tôi mến yêu bằng một t́nh yêu bất hủ (cf Eph 6:24).  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/10/2008