“Ư Nghĩa và Vị Thế của Thánh Kinh nơi Do Thái giáo và truyn thng Nguyn Cu ca chúng tôi, nơi vic tôn thờ Thiên Chúa cũng như nơi vai tṛ lănh đạo và giáo hun các cng đồng ca chúng tôi”

 

Tôn Sư Trưởng Do Thái Giáo Shear Yashuv Cohen ở Haifa chia sẻ hôm Thứ Hai 6/10/2008 với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII

 

 

(tiếp)

 

Khi chúng ta nói về Thánh Kinh là chúng ta nói đến Tanach là những ǵ được cấu thành cuốn Torah, chẳng hạn như Năm Cuốn của Moisen, cuốn Nevi’im hay các bản văn Tiên Tri, và cuốn Ketuvim hay Những Bản Văn Thánh Thêm Thắt, cuốn Hagiographa. Tất cả những cuốn này là nguồn và là cảm hứng của những lời chúng tôi nguyện cầu và việc chúng tôi tôn thờ Thiên Chúa. Hết mọi người trong chúng tôi, học thức cũng như b́nh dân, đều hào hứng học hỏi những cuốn ấy, t́m hiểu những cuốn sách ấy và ấp ủ những cuốn sách ấy trong tâm trí của ḿnh, cùng cảm nhận được giá trị vĩnh viễn và tính cách thích hợp cho hết mọi thời đại của những cuốn sách ấy.

 

Điều được tŕnh bày này về vai tṛ chính yếu của Thánh Kinh nơi truyền thống của chúng tôi chắc chắn sẽ không đầy đủ nếu tôi không tŕnh bày thêm cho biết là làm thế nào ngoài các Bài Đọc của Sách Torah, Sách Các Tiên Tri cũng như Những Bản Văn là trọng tâm cho Việc Phụng Tự của chúng tôi, việc nguyện cầu của chúng tôi c̣n căn cứ vào những trích đoạn của Thánh Kinh nữa.

 

Chúng tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa bằng cách sử dụng những lời của Ngài, v́ những lời ấy được Thánh Kinh truyền đạt cho chúng tôi. Cũng thế, chúng tôi chúc tụng Ngài – cũng sử dụng những lời của Ngài trong Thánh Kinh. Chúng tôi xin Ngài xót thương – khi nhắc nhở đến những ǵ Ngài đă hứa cùng các vị tổ phụ của chúng tôi và với chúng tôi. Tất cả việc Thờ Phượng của chúng tôi đều dựa trên qui luật cổ xưa, như chúng tôi được truyền đạt từ các vị Tôn Sư và Sư Phụ của chúng tôi: ‘Hăy dâng Ngài những ǵ của Ngài, v́ anh  em và những ǵ của anh em đều là của Ngài’.

 

Chúng tôi tin rằng cầu nguyện là ngôn ngữ của linh hồn trong mối hiệp thông của nó với Thiên Chúa. Chúng tôi thành thực tin rằng linh hồn của chúng tôi là của Ngài, được Ngài ban cho chúng tôi. Mỗi sáng thức giấc, chúng tôi nói hay tôi phải nói rằng chúng tôi cầu nguyện cùng Ngài bằng những lời tạ ơn: ‘Con cám ơn Chúa là Vua hằng sống và vĩnh cửu v́ đă cao cả trung thành thương ban lại cho con linh hồn của con’.

 

Sau khi rửa tay, nhiều người trong chúng tôi đă được dạy đọc những câu Thánh Kinh sau đây:

 

1) “Đức khôn ngoan được bắt đầu bằng việc kính sợ Chúa, tất cả những ai cho toàn (các huấn lệnh của Ngài) th́ có được một kiến thức tốt đẹp; lời Ngài hứa hẹn là những ǵ vĩnh hằng” (Ps 111:10).

 

2) “Torah, cuốn sách được Moisen truyền dạy chúng ta, là gia sản của cộng đồng Do Thái” (Deut. 33:4).

 

3) “Hỡi con, hăy lắng nghe những lời dẫn dụ của cha ḿnh và đừng bỏ quên những lời giáo huấn của mẹ con” (Cách Ngôn 1:8).


Thời gian không cho phép tôi diễn tả thêm chi tiết về tất cả những câu trích đoạn thánh kinh được lấy làm căn bản cho những lời nguyện cầu của chúng tôi. Tôi chỉ cần đề cập tới việc tiến đến và tiến vào Nhà Cầu Nguyện ban sáng – chúng tôi cần phải đọc một số câu Thánh Kinh được ấn định và tiếp tục suốt buổi Phụng Tự của ḿnh, đó là “Những Câu Chúc Tụng”, những chương được lựa từ Các Bản Văn, nhất là từ Sách Thánh Vịnh mà ở vào đoạn kết chúng tôi đọc “Bài Ca Biển Cả” (từ Sách Xuất Hành 14:30-15:19). Đoạn tới “Những Lời Chúc Phúc của Shema được chúng tôi đọc trước và sau bài đọc về những chương nổi tiếng của Sách Nhị Luật và Dân Số, được mở đầu bằng câu ‘Ôi Yến Duyên, hăy lắng nghe, Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, Chúa là Dấng Duy Nhất”.

 

Tôi có thể tiếp tục hằng giờ để tŕnh bày về cách thức Sách Cầu Nguyện của người Do Thái, cuốn Siddur – tiếng Do Thái này nghĩa là “Cấp Trật” – được soạn dọn theo Thánh Kinh mà vẫn không mất đi tính chất riêng tư và cảm xúc của cảm nghiệm nguyện cầu, của những ǵ là tuyệt vời của lời chúc tụng Chúa, của niềm vui tri ân cảm tạ, của cảm nghiệm xúc động của một tấm ḷng tan nát – mong được thứ tha và đền bồi.

 

Tôi cần phải thêm là không phải chỉ có vị Tôn Sư hay vị Hướng Dẫn đọc những lời cầu nguyện mà thôi. Hết mọi người tôn thờ, từng thành phần trong cộng đồng tham dự, trẻ cũng như già – đều cần phải đọc những lời nguyện cầu – một là đọc từ Sách Cầu Nguyện, hay thuộc ḷng. Bởi vậy, nhiều câu trích từ Thánh Kinh đă trở nên cá tính sâu xa của người cầu nguyện, nên một yếu tố nhất thống với Di Sản của họ.

 

Hết mọi con trẻ đều được dạy Thánh Kinh từ thiếu thời. Tôi được dạy học cuốn Tanach bởi người cha quá cố của tôi là Tôn Sư nổi tiếng Nazir ở Giêrusalem, và đă thuộc ḷng cuốn này. Ở hết mọi trường đạo, việc giảng dạy Thánh Kinh là một phần quan trọng trong học tŕnh bắt buộc phải có.


Xin cho tôi được nói thêm là chúng tôi, những vị Tôn Sư, khi nói đến những vấn đề cần phải quan tâm trong các Bài Giảng của ḿnh, chẳng hạn như “Tính Chất Linh Thánh của Sự Sống”, “việc Chiến Đấu với Sự Chung Chạ bừa băi”, “Chiến đấu với chủ nghĩa Thế Tục”, Phát Động những giá trị về T́nh Nghĩa Anh Em và Huynh Đệ, Yêu Thương và Ḥa B́nh, B́nh Đẳng, và Việc Tôn Trọng “Người Khác và Cái Khác”, chúng tôi bao giờ cũng kiến tạo bài giảng của chúng tôi bằng những câu trích dẫn Thánh Kinh, như được dẫn giải bởi những nhà hiền triết thánh thiện của chúng tôi, qua các thế hệ. Điểm xuất phát của chúng tôi bắt nguồn từ những kho tàng Truyền Thông Đạo Giáo của chúng tôi, cho dù chúng tôi đang cố gắng nói bằng một thứ ngôn ngữ tân tiến hiện đại và nói tới những vấn đề hiện nay. Lạ lùng thay Thánh Kinh không bao giờ mất đi tính chất sống động và thích đáng của ḿnh đối với các vấn đề hiện đại của thời điểm và thời đại chúng ta. Đó là phép lạ của “Lời Chúa” vĩnh hằng và vĩnh viễn.

 

Tôi tin rằng để dẫn chứng cho thấy tầm vóc quan trọng ra sao về Thánh Kinh trong đời sống của Nước Do Thái, tôi cũng cần phải nói rằng trong 50 năm qua, một trong những biến cố chính cho Ngày Độc Lập của Nước Do Thái đó là một Bài Sát Hạch Thánh Kinh Toàn Quốc. Thành phần tham dự viên không phải chỉ là học sinh ở các Trường Đạo Quốc Gia, mà c̣n cả những ai theo khuynh hướng được gọi là “trần tục” – trai cũng như gái. Tham dự viên thuộc tất cả mọi lănh vực trong xă hội, cũng như ở các nơi rên thế giới. Giai đoạn cuối cùng của cuộc thi đấu này được thực hiện ở Giêrusalem, trước sự hiện diện của Tổng Thống Do Thái, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Giáo Dục, Thị Trưởng Giêrusalem cũng như nhiều vị chức sắc khác, và biến cố này được truyền thông phổ biến đàng hoàng. Tôi tin rằng đó là một dẫn chứng tuyệt vời về tầm quan trọng và nền tảng cho việc học hỏi và hiểu biết về Thánh Kinh trong sinh hoạt của xă hội Do Thái tân tiến.

 

Tôi cảm thấy rằng tôi không thể nào kết thúc bài nói của tôi nếu không bày tỏ nỗi bàng hoàng sâu xa của tôi trước những lời khủng khiếp và hằn học của một vị tổng thống của một nước kia ở Trung Đông, trong bài nói của ông tháng vừa rồi ở Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Những thứ cáo giác sai lầm và hiểm độc, những thứ đe dọa và kích động bài Do Thái, đă làm âm vang nơi chúng tôi kư ức đau thương về cái thảm cảnh đau thương của dân chúng tôi – thành phần nạn nhân của Holocaust, một biến cố chúng tôi hy vọng và nguyện cầu để không bao giờ c̣n tái diễn. Chúng tôi hy vọng đưoơc quí bạn trợ giúp với tư cách là những vị Lănh Đạo Tôn Giáo – cũng như sự trợ giúp của toàn thể thế giới tự do – trong việc bảo vệ, bênh vực và cứu lấy nước Do Thái, một quốc gia chủ quyền duy nhất của ‘Dân Sách Thánh’ khỏi bàn tay của những kẻ thù hằn.

 

Tôi xin kết thúc với việc nguyện cầu bằng những lời nổi tiếng trong sách Tiên Tri Isaia, liên quan tới những ngày sẽ tới: ‘Sói sẽ ở với chiên, và beo sẽ nằm chung với dê, bê và sư tử con cùng súc vật ở với nhau, và một con trẻ nhỏ sẽ là người điều khiển chúng. Chúng sẽ không đả thương hay hủy hoại ở tất cả những núi non của Ta: v́ trái đất sẽ tràn đầy kiến thức của Chúa, như những gịng nước tuôn ra biển cả’ (Is 11:6-9).

 

Chớ ǵ chúng ta được diễm phúc thấy điều này xẩy ra trong những tháng ngày của chúng ta đây. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/7/2008