Thánh Phaolô – Kiến Thức Thần Linh

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 8/10/2008 – Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lư 7

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong các bài giáo lư trước về Thánh Phaolô, tôi đă nói tới việc ngài gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ hoàn toàn biến đổi cuộc đời của ngài, và sau đó tới mối liên hệ của ngài với 12 Tông Đồ được Cúa Giêsu kêu gọi, nhất là với Thánh Giacôbê, Phêrô và Gioan, cũng như tới mối liên hệ của ngài với Giáo Hội ở Giêrusalem.

 

Đến đây vấn đề vẫn c̣n được đặt ra đó là Thánh Phaolô biết ǵ về Chúa Giêsu trần thế: về cuộc sống của Người, về giáo huấn của Người, về cuộc khổ nạn của Người. Trước khi đi sâu vào vấn nạn này, chúng ta hăy nhớ rằng chính thánh Phaolô đă tự phân biệt hai cách nhận biết Chúa Giêsu, và nói chung có hai cách để biết về một con người.

 

Ngài viết trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrintô rằng: ‘Bởi thế, từ nay trở đi chúng ta không coi một người nào theo xác thịt nữa; cho dù chúng ta đă từng nhận biết Chúa Kitô theo xác thịt, giờ đây chúng ta không c̣n nhận biết Người như thế nữa’ (5:16). Vấn đề ‘nhận biết theo xác thịt’, một cách thể lư, nghĩa là chỉ biết theo bề ngoài, bằng tiêu chuẩn ngoại tại: người ta có thể thấy một người nào đó nhiều lần, nhận ra những đặc tính dung diện của một cá nhân và nhiều chi tiết về cách thức tác hành của họ: họ nói năng ra sao, hành động thế nào v.v. Tuy nhiên, cho dù có biết người khác như thế chăng nữa, người ta cũng chưa thực sự biết người ấy, người ta không biết được cái cốt lơi của con người này. Người ta chỉ có thể biết được người khác chỉ bằng tấm ḷng của ḿnh mà thôi.

 

Thật vậy, những người Pharisiêu, những người Sadducee, đă biết Chúa Kitô ở bên ngoài, họ đă nghe giáo huấn của Người, và biết được nhiều chi tiết về Người, thế nhưng họ vẫn không thực sự biết được Người là ai. Chúa Giêsu đă có những lời lẽ cho thấy sự phân biệt tương tự này. Sau biến cố Biến H́nh, Người đă hỏi các vị tông đồ rằng: ‘Dân chúng bảo Thày là ai?’. Và ‘Các con cho Thày là ai?’ Dân chúng biết Người đó nhưng một cách hời hợt bề ngoài; họ biết nhiều điều về Người, thế nhưng họ không thực sự biết Người. Trái lại, nhờ mối thân t́nh của ḿnh, cùng với vai tṛ của tâm can họ, 12 Vị ít là đă hiểu được một cách thiết yếu và bắt đầu biết hơn về Chúa Kitô thực sự là ai.

 

Cách thức khác nhau về nhận biết này cũng xẩy ra cả ở ngày hôm nay nữa: có những cá nhân học thức biết rất nhiều chi tiết về Chúa Kitô, và thành phần b́nh dân không biết đến những chi tiết ấy, thế nhưng họ biết Chúa Kitô thực sự ra sao: ‘Ḷng nói với ḷng’. Thánh Phaolô thực sự nói rằng ngài biết Chúa Giêsu bằng cách ấy, bằng tấm ḷng, và ngài thực sự biết con người này là ai; để rồi sau đó ngài biết được cả những chi tiết nữa.

 

Khi nói như thế, vấn đề vẫn c̣n được đặt ra là Thánh Phaolô đă biết những ǵ về đời sống, ngôn từ, khổ nạn và phép lạ của Chúa Giêsu? Ngài h́nh như chưa bao giờ được gặp Chúa Kitô trong cuộc sống rần gian của Người. Chắc chắn là ngài đă biết được những chi tiết về cuộc sống trần gian của Chúa Kitô từ các vị tông đồ và từ Giáo Hội sơ khai. Trong các bức thư của ngài chúng ta thấy 3 h́nh thức qui chiếu liên quan tới một Chúa Giêsu trước Phục Sinh. H́nh thức thứ nhất là những chi tiết rơ ràng và trực tiếp. Thánh Phaolô nói về gịng dơi Đavít của Chúa Giêsu (cf. Rm 1:3), ngài đă biết về sự hiện hữu của ‘những người anh em’ của Người hay những người thân thuộc theo huyết thống của Người (1Cor 9:5; Gal 1:19), ngài đă biết về diễn tiến ở Bữa Tiệc Ly (cf 1Cor 11:23). Ngài biết những lời nói khác của Chúa Giêsu, chẳng hạn về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân (cf. 1Cor 7:10 với Mk 10:11-12), về nhu cầu của những ai loan truyền Phúc Âm cần được cộng đồng nâng đỡ như những người thợ đáng ăn lương của họ (cf 1Cor 11:24-25) với Lk 22:19-20), và ngài cũng biết thập giá của Chúa Giêsu. Đó là những chi tiết trực tiếp liên quan tới lời nói và sự kiện về đời sống của Chúa Giêsu.

 

H́nh thức thứ hai chúng ta có thể thấy, ở một số câu trong các thư của Thánh Phaolô, những nghĩa bóng khác với truyền thống được công nhận trong các Phúc Âm Nhất Lăm. Chẳng hạn những lời chúng ta đọc trong Thư Thứ Nhất Thessalonica là ‘ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm về đêm’ (5:2), không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào các lời tiên tri trong Cựu Ước, v́ ẩn dụ về kẻ trộm ban đêm này chỉ có thể t́m thấy trong Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca mà thôi, tức là được trích từ truyền thống nhất lăm. Và khi người ta đọc thấy rằng Thiên Chúa ‘đă chọn thành phần ngu dại nhất thế gian’ (1Cor 1:27-28), th́ người ta thấy được cái âm vang trung thực từ giáo huấn của Chúa Giêsu về thành phần hèn mọn và nghèo khó (cf. Mt 5:3, 11:25, 19:30). Chúa Giêsu cũng nói những lời như thế trong niềm Hoan Hỉ thiên sai nữa: ‘Con chúc tụng Cha là Chúa trời đất, v́ những ǵ Cha dấu những kẻ khôn ngoan thông thái th́ Cha lại tỏ cho những ai giống như rẻ nhỏ’. Thánh Phaolô biết rằng – theo cảm nghiệm truyền giáo của ḿnh – những lời ấy là những ǵ chân thực, những ai giống như trẻ nhỏ là những ai có một tấm ḷng cởi mở trước kiến thức về Chúa Kitô. Cũng thế, việc đề cập tới đức tuân phục của Chúa Giêsu ‘đến chết’ trong Thư ửi tín hữu Philipphê đoạn 2 câu 8 chính là những ǵ ám cỉ việc hoàn toàn tự nguyện của Chúa Kitô rần thế muốn làm trọn ư muốn của Cha (cf. Mk 3:35; Jn 4:34).

 

Bởi thế, Thánh Phaolô đă biết được cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, biết đến thập giá của Người, và cách thức Người sống những giây phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Người. Thập giá của Chúa Giêsu cũng như đến truyền thống liên quan tới sự kiện về thập giá là tâm điểm của Lời Rao Giảng Tiên Khởi của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô c̣n biết đến một cái mốc chính khác trong đời sống trần gian của Chúa Giêsu nữa, đó là Bài Giảng Trên Núi, một bài giảng đă được ngài trích dẫn hầu như nguyên văn một số yếu tố khi ngài viết cho tín hữu giáo đoàn Rôma: Anh em hăy yêu thương nhau… Hăy chúc phúc cho kẻ bách hại … Hăy sống an lành với tất cả mọi người… Hăy lấy lành mà thắng dữ’. Trong những bức thư của ngài người ta thấy được một thể hiện trung thực Bài Giảng Trên Núi (cf. Mt 5-7).

 

H́nh thức thứ ba, người ta sau hết có thể biết được những lời lẽ của Chúa Giêsu trong những bức thư của Thánh Phaolo, đó là

 

(c̣n tiếp)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)