Thánh Phaolô về Đức Tin bởi Đức Ái

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 26/11/2008 – Bài Giáo Lư 14 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong bài giáo lư Thứ Tư vừa rồi, tôi đă nói đến vấn đề con người được công chính hóa ra sao trước nhan Thiên Chúa. Căn cứ vào Thánh Phaolô, chúng ta đă thấy rằng con người không thể làm cho ḿnh nên “công chính” bằng những hành động riêng của ḿnh, mà họ chỉ có thể nên “công chính” trước nhan Thiên Chúa chỉ v́ Thiên Chúa ban cho họ “đức công chính” của Ngài, khi liên kết họ cới Chúa Kitô, Con của Ngài. Và con người chiếm được mối hiệp nhất này với Chúa Kitô nhờ ở đức tin.

 

Chính v́ thế Thánh Phaolô đă nói với chúng ta rằng: không phải là các việc làm của chúng ta mà là đức tin của chúng ta mới là cái làm cho chúng ta nên “công chính”. Tuy nhiên, đức tin này không phải là một tư tưởng, một ư nghĩ hay ư tưởng. Đức tin này là mối hiệp thông với Chúa Kitô, mối hiệp thông được Chúa trao phó cho chúng ta và bởi đó trở thành sự sống am hợp với Chúa Kitô. Hay nói cách khác, nếu chân thực và thực sự th́ đức tin trở thành t́nh yêu, thành đức ái – được thể hiện nơi đứa ái. Đức tin thiếu đức ái, thiếu hoa trái này, sẽ không phải là đức tin chân thực. Nó sẽ là một đức tin chết.

 

Bởi thế chúng ta thấy được hai lănh vực trong bài giáo lư vừa rồi: lănh vực về tính chất thiếu sót không đủ của những việc làm của chúng ta để chiếm lấy ơn cứu độ, và lănh vực về “việc công chính hóa” bởi đức tin phát sinh hoa trái của Thần Linh. Cái lẫn lộn giữa hai lănh vực này qua các thế kỷ đă gây ra không ít hiểu lầm nơi Kitô giáo.

 

Theo chiều hướng ấy, trong Thư gửi tín hữu Galata của ḿnh, Thánh Phaolô cần phải nhâá mạnh một đàng và một cách nghiêm trọng vế tính chất nhưng không của việc công chính hóa không do các nỗ lực của chúng ta, đồng thời ngài cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa đức tin và đức ái, giữa đức tin và các việc làm. “V́ nơi Chúa Giêsu Kitô th́ không phải vấn đề ở chỗ cắt b́ hay không cắt b́ mà là đức tin hoạt động bởi đức ái” (Gal 5:6). Do dó, một đàng là “các việc làm của xác thịt” bao gồm việc gian dâm, ô uế, trụy lạc, ngẫu tượng v.v. (5:19-21), tất cả những điều ấy đều tương phản với đức tin. Ngược lại là tác động của Thánh Linh, một tác động nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu làm phát sinh “yêu thương, hoan lạc, b́nh an, nhẫn nại, nhân ái, quảng đại, trung thành, dịu dàng, tự chủ” (5:22): Đó là những hoa rái của Thần Linh xuất phát từ đức tin.

 

Mở đầu cho danh sách những nhân đức này là ágape, yêu thương, và cuối cùng là tự chủ. Thực vậy, Thần Linh, Đấng là T́nh Yêu giữa Cha và Con, đă làm thấm nhập vào tâm hồn chúng ta (cf Rm 5:5) tặng ân đầu tiên ágape này. Về vấn đề t́nh yêu của Chúa Cha và Chúa Con, một t́nh yêu được ban cho chúng ta và sâu xa biến đổi cuộc sống của chúng ta, tôi đă giành hẳn bức thông điệp đầu tiên của tôi là “Deus Caritas Est”. Các tín hữu đều biết rằng trong t́nh yêu hỗ tương, t́nh yêu của Thiên Chúa và của Chúa Kitô được hiện thân nơi Thần Linh.

 

Chúng ta hăy trở lại với Thư gửi tín hữu Galata. Ở đây, Thánh Phaolô nói rằng các tín hữu hoàn tất giới răn yêu thương bằng việc gánh vác những gánh nặng của nhau (6:2). Được công chính hóa nhờ tặng ân đức tin trong Chúa Kitô, chúng ta được kêu gọi sống trong t́nh yêu của Chúa Kitô đối với người khác, v́ căn cứ vào tiểu chuẩn này mà chúng ta sẽ được phán xét khi kết thúc cuộc đời. Thật thế, Thánh Phaolô chỉ lập lại những ǵ chính Chúa Giêsu đă phán, và là những ǵ chúng ta đă được nhắc nhở trong bài Phúc Âm Chúa Nhật vừa qua, nơi dụ ngôn về Cuộc Chung Thẩm.

 

Trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Corinto, Thánh Phaolô đă nói thêm bằng bài ca ngợi nổi tiếng về t́nh yêu. Nó được gọi là bài ca đức ái: “Nếu tôi nói được các thứ ngôn ngữ loài người và thiên thần nhưng không có yêu thương, tôi chỉ là tiếng chuông leng keng  hay năo bạt phèng phèng…. T́nh yêu th́ kiên nhẫn, nhân từ, không ghen tương, không lên mặt, không huyênh hoang, không thô bạo, không t́m tư lợi…” (13:1,4-5).

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)