Thánh Phaolô với Biến Cố Phục Sinh

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/11/2008 – Bài Giáo Lư 11 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

 

Anh chị em thân mến:

 

“Nếu Chúa Kitô đă không sống lại th́ việc chúng tôi rao giảng sẽ chẳng có nghĩa lư ǵ; cả đức tin của anh em cũng là những ǵ vô bổ…. Anh em vẫn c̣n vướng mắc tội lỗi” (1Cor 15:14,17). Qua những lời mạnh mẽ này trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô đă làm sáng tỏ tầm quan trọng hết sức quyết liệt được ngài qui cho việc phục sinh của Chúa Giêsu. Thật vậy, biến cố này bao hàm cả việc giải qyết cho vấn đề thảm trạng của thập giá. Tự ḿnh, thập giá không thể nào giải thích được đức tin Kitô giáo; trái lại, nó sẽ là một thảm trạng, một dấu hiệu cho cái ngu xuẩn của con người. Mầu nhiệm Vượt Qua là ở sự kiện Đấng Tử Giá này “đă được sống lại vào ngày thứ ba theo Thánh kinh” (1Cor 15:4) – nhờ đó xác nhận chứng từ Kitô giáo đầu tiên này.  

 

Đây là điểm then chốt nơi khoa Kitô học của Thánh Phaolô: tất cả mọi sự đều được xoay quanh điểm trọng yếu này. Toàn thể giáo huấn của Tông Đồ Phaolô xuất phát từ và bao giờ cũng tiến tới mầu nhiệm của Đấng được Cha phục sinh từ cơi chết. Phục sinh là một sự kiện nền tảng, hầu như là một thừa nhận căn bản từ trước (cf. 1Cor 15:12), dựa vào đó Thánh Phaolô có thể h́nh thành lời rao giảng tổng luận (“kyrygma”): Đấng đă bị đóng đanh, và Đấng nhờ đó bày tỏ t́nh yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người, đă phục sinh và sống giữa chúng ta.  

 

Cần phải chú ư đến mối liên kết giữa việc loan báo và biến cố Phục Sinh, như Thánh Phaolô đă h́nh thành nó, và là mối liên kết được sử dụng ở các cộng đồng Kitô giáo tiên khởi trước Thánh Phaolô. Ở đây người ta có thể thực sự thấy được tầm quan trọng của truyền thống trước vị Tông Đồ này và là truyền thống phần ngài đă hết ḷng trân trọng và chú trọng chuyển đạt. Bản văn về việc Phục Sinh, trong Chương 15 từ đoạn 1 tới 11 ở Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrintô, đă nhấn mạnh rơ ràng đến mối quan hệ giữa “việc lănh nhận” và “việc chuyển đạt”. Thánh Phaolô đă qui cho việc h́nh thành truyền thống theo nghĩa đen này một tầm mức quan trọng đặc biệt; phần cuối cùng của doạn chúng ta đang khảo sát nhấn mạnh là: “Cho dù là tôi hay các vị ấy th́ chúng tôi cũng thực hiện việc rao giảng để anh em tin” (1Cor 15:11), như thế là sáng tỏ mối hiệp nhất của lời rao giảng, của việc loan truyền cho tất cả mọi tín hữu cũng như cho tất cả những ai muốn loan truyền việc phục sinh của Chúa Kitô. 

 

Truyền thống được ngài liên kết với là nguồn mạch để kín múc. Cái tính chất nguyên tuyền nơi khoa Kitô học của ngài không bao giờ lại tác hại cho ḷng trung thành với truyền thống. Lời rao giảng tiên khởi của các vị tông đồ bao giờ cũng trổi hơn việc tái diễn nghĩa riêng tư của Thánh Phaolô; mỗi một lập luận của ngài đều xuất phát từ nguồn truyền thống chung ấy, một truyền thống cho thấy thể hiện một đức tin chung của tất cả mọi Giáo Hội là một Giáo Hội duy nhất.

 

Như thế, Thánh Phaolô đă cống hiến cho tất cả mọi thời về cách thức thực hiện khoa thần học cũng như cách thức rao giảng. Thần học gia và giảng thuyết viên không được chế tạo nên những vũ trụ quan và nhân sinh quan mới, mà là phục vụ cho chân lư được truyền đạt, phục vụ cho sự kiện chân thật về Chúa Kitô, về thập tự giá, về cuộc phục sinh. Nhiệm vụ của họ là giúp vào việc hiểu biết ngày nay, ở đằng sau chữ nghĩa ngày xưa, thực tại về “Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, cũng như nhờ đó về thực tại của sự sống chân thật.

 

Thật là thích hợp ở đây để nói thực sự là Thánh Phaolô, trong việc loan truyền vấn đề Phục Sinh, không quan tâm tới việc tŕnh bày một cách khúc triết về tín lư – ngài không muốn viết một cuốn cẩm nang thần học thiết thực – mà chỉ đi vào đề tài, giải đáp những nghi vấn và những vấn nạn cụ thể được tín hữu đặt ra cho ngài thôi. Bởi thế, nó là một bài nói phân đoạn nhưng đầy đức tin và là một khoa thần học sống. Người ta thấy ngài tập trung vào những ǵ là thiết yếu: Chúng ta được “công chính hóa”, tức là được làm cho nên công chính, được cứu độ bởi Chúa kitô, Đấng đă chết đi và sống lại v́ chúng ta. Sự kiện Phục Sinh là những ǵ nổi hơn tất cả những ǵ khác, mà nếu không có nó th́ đời sống Kitô hữu chỉ là những ǵ ngu xuẩn. Buổi sáng Phục Sinh đă xẩy ra một cái ǵ đó phi thường mới mẻ, thế nhưng đồng thời cũng có một cái ǵ đó rất cụ thể, được chứng thực bằng những dấu hiệu rất xác thực, trước sự chứng kiến của nhiều chứng nhân. 

 

Đối với Thánh Phaolô, cũng như đối với các tác giả khác của Tân Ước, th́ việc Phục Sinh được liên kết với chứng từ của những ai đă được trực tiếp cảm nghiệm về Đấng Phục Sinh. Nó là những ǵ liên quan tới việc nh́n thấy và nghe thấy chẳng những bằng đôi mắt và đôi tai, mà c̣n bằng cả một thứ ánh sáng nội tâm thúc đẩy việc nhận thức những ǵ được các ngoại quan chứng thực như là một luận cứ khách quan. Bởi thế Thánh Phaolô đă cống hiến – như 4 vị Thánh Kư – những ǵ liên quan trọng yếu tới vấn đề về những lần hiện ra, những lần hiện ra là một điều kiện nồng cốt cần thiết cho niềm tin tưởng vào Đấng Phục Sinh là Đấng đă để mồ trống.

 

Đây là hai sự kiện quan trọng: đó là ngôi mộ trống và việc Chúa Giêsu thực sự hiện ra. Hai sự kiện này như thế là những ǵ làm nên cái liên kết về truyền thống, một mối liên kết, nhờ chứng từ của các vị tông đồ và các môn đệ tiên khởi, thắt nối cả các thế hệ tiếp nối, măi cho đến chúng ta. Thành quả đầu tiên, hay cách thức đầu tiên để bày tỏ chứng từ này, đó là việc rao giảng về việc phục sinh của Chúa Kitô như là một tổng luận về sứ điệp Phúc Âm, và như tột đỉnh của cuộc hành tŕnh cứu độ. Thánh Phaolô đă thực hiện tất cả những điều ấy vào những dịp khác nhau: Người ta có thể tham khảo các Bức Thư và Sách Tông Vụ, nơi mà họ bao giờ cũng thấy rằng điểm trọng yếu đối với ngài đó là việc làm chứng cho biến cố Phục Sinh.

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)