Thánh Phaolô với Biến Cố Phục Sinh

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/11/2008 – Bài Giáo Lư 11 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

(tiếp)

 

Tôi chỉ muốn trích lại một đoạn thôi, đó là đoạn khi Thánh Phaolô đang bị giam giữ ở Gia-Liêm như một kẻ bị cáo buộc trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái. Trong một hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng như thế, ngài đă nói đến ư nghĩa cùng với tất cả những ǵ ngài quan tâm như sau: “Tôi đang bị xét xử v́ niềm hy vọng vào sự phục sinh của kẻ chết” (Acts 23:6). Thánh Phaolô lập lại cũng điệp khúc này thường ở trong các Bức Thư của ngài (cf. 1Thes 1:9ff, 4:13-18, 5-10), nơi ngài gợi lại cảm nghiệm bản thân của ḿnh, gợi lại cuộc ngài được gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh (cf. Gal 1:15-16; 1Cor 9:1).

 

Thế nhưng, chúng ta có thể tự hỏi là đối với Thánh Phaolô th́ đâu là ư nghĩa sâu xa nơi biến cố phục sinh của Chúa Giêsu? Ngài muốn nói ǵ với chúng ta sau 2000 năm? Niềm xác tín “Chúa Kitô đă sống lại” có c̣n hiện đại với chúng ta hay chăng? Tại sao đối với ngài cũng như đối với chúng ta ngày nay biến cố Phục Sinh lại là một đề tài hết sức quyết liệt như thế?

 

Thánh Phaolô đă trân trọng đáp ứng vấn nạn này ở đầu Thư gửi tín hữu Rôma, trong đó thánh nhân đă lên tiếng kêu gọi liên quan tới “phúc âm của Thiên Chúa… về Người Con của Ngài, thuộc gịng dơi Đavít theo xác thịt, nhưng được ấn định là Con Thiên Chúa trong quyền năng theo tinh thần thánh thiện qua việc phục sinh từ trong kẻ chết” (1:3-4).

 

Thánh Phaolô biết rơ và ngài nói nhiều lần rằng Chúa Giêsu bao giờ cũng là Con Thiên Chúa, ngay từ giây phút nhập thể. Cái mới mẻ của biến cố phục sinh đây là ở chỗ Chúa Giêsu, nhờ được cất nhắc lên từ cuộc sống trần gian khiêm hạ của Người, đă trở thành Con Thiên Chúa “bởi quyền năng”. Chúa Giêsu đă hạ ḿnh cho đến chết trên thập tự giá bấy giờ mới có thể nói cùng 11 Vị rằng: “Tất cả mọi quyền năng trên trời dưới đất đă được ban cho Thày” (Mt 28:18). Những ǵ được nói tới trong Thánh Vịnh 2:8 đều đă được nên trọn: “Chỉ cần xin Ta điều ấy, th́ Ta sẽ làm cho chư dân thành gia sản của con, thành sở hữu của con cho tới tận cùng trái đất”.

 

Đó là lư do tại sao việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô cho tất cả mọi dân tộc được bắt đầu với biến cố phục sinh – Vương Quốc của Chúa Kitô mở màn; Vương Quốc mới này chỉ biết đến quyền lực của chân lư và yêu thương mà thôi, ngoài ra không có một quyền lực nào khác. Bởi thế, biến cố Phục Sinh thật sự là những ǵ tỏ hiện cho thấy căn tính thực sự và tầm vóc đặc biệt của Đấng Tử Giá: một phẩm vị khôn sánh và cao cả nhất – Chúa Giêsu là Thiên Chúa! Đối với Thánh Phaolô, cái căn tính thâm sâu này của Chúa Giêsu, thậm chí hơn cả ở biến cố nhập thể, được mạc khải nơi mầu nhiệm phục sinh. Nếu danh xưng “Kitô”, tức là “Thiên Sai”, “Đấng được Xức Dầu”, nơi Thánh Phaolô có khuynh hướng trở thành một tên gọi xứng hợp của Chúa Giêsu, và danh hiệu Chúa chuyên chỉ đến mối liên hệ của Người với thành phần tín hữu, th́ danh xưng Con Thiên Chúa cho thấy mối liên hệ thâm sâu của Người với Thiên Chúa, một mối liên hệ hoàn toàn được tỏ hiện nơi biến cố Vượt Qua. Bởi thế, có thể nói rằng Chúa Giêsu đă sống lại là để làm Chúa của kẻ sống và kẻ chết (cf. Rm 14:9 và 2Cor 5:15), hay, nói cách khác, là Chúa Cứu Thế của chúng ta (cf. Rm 4:25).

 

Tất cả những điều ấy chất chứa những tác dụng quan trọng đối với đời sống đức tin của chúng ta, ở chỗ, chúng ta được kêu gọi để tham phần vào toàn thể biến cố tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô từ tận thẳm cung của con người chúng ta. Thánh Tông Đồ nói: Chúng ta “đă chết với Chúa Kitô” và chúng ta tin rằng “chúng ta cũng sẽ sống với Người. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô, được phục sinh từ kẻ chết, không c̣n chết nữa; sự chết không c̣n quyền lực ǵ trên Người nữa” (Rm 6:8-9).

 

T́nh trạng này được chuyển thành việc chia sẻ các khổ đau với Chúa Kitô, như là một dạo khúc cho việc hoàn toàn nên giống Người nhờ cuộc phục sinh là biến cố chúng ta hy vọng ngóng chờ. Đó cũng là những ǵ đă xẩy ra cho Thánh Phaolô, vị bày tỏ cảm nghiệm của ḿnh trong các bức Thư bằng một giọng điệu hiện thực hết sức, ở chỗ “nhận biết Người và quyền năng của việc Người phục sinh, cùng thông phần khổ đau với Người bằng việc thuận hợp với cái chết của Người, miễn là tôi có thể đạt được sự phục sinh  từ trong kẻ chết một cách nào đó” (Phil 3:10-11; cf. 2Tim 2:8-12). Khoa thần học về thập giá không phải là một lư thuyết – nó là một thực tại của đời sống Kitô giáo. Để sống tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, để sống chân lư và t́nh yêu nghĩa là phải từ bỏ hằng ngày; tức là chịu đựng khổ đau. Kitô giáo không phải là đường lối sống thoải mái; trái lại, nó là một thứ thăng tiến gay go, nhưng được sáng soi bởi ánh sáng của Chúa Kitô và bởi niềm hy vọng cao cả xuất phát từ Người

 

Thánh Âu Quốc Tinh nói: Kitô hữu không thoát được khổ đau; trái lại, họ phải có một cái ǵ đó ngoại lệ hơn, bởi sống đức tin là thể hiện ḷng can đảm trong việc đương đầu với đời sống và lịch sử một cách sâu xa hơn. Nhờ đó, nhờ cảm nghiệm khổ đau trong mọi sự, chúng ta mới cảm thấy cái sâu xa, cái mỹ miều của đời sống, cảm thấy niềm hy vọng cao cả xuất phát từ Chúa Kitô là Đấng tử giá và phục sinh. Tín hữu thấy ḿnh ở giữa hai cột trụ: một bên là Phục Sinh, một biến cố đang hiện diện và hoạt động trong chúng ta một cách nào đó (cf. Col 3:1-4; Eph 2:6), đàng khác, là cái khẩn trương của việc thích ứng bản thân ḿnh với tiến tŕnh dẫn mọi người và mọi sự đến tầm mức dồi dào phong phú, như được diễn tả trong Thư gửi tín hữu Rôma bằng một h́nh ảnh táo bạo như thế này, đó là v́ tất cả mọi tạo vật đang quằn quại rên xiết và khổ đau mà cả chúng ta nữa cũng rên xiết trong niềm hy vọng thân xác được cứu chuộc, niềm hy vọng chúng ta được cứu chuộc và phục sinh (cf. Rm 8:18-23).

 

Tóm lại, cùng với Thánh Phaolô chúng ta có thể nói rằng người tín hữu chân thật chiếm đạt ơn cứu độ khi tuyên xưng ngoài môi miệng rằng Giêsu là Chúa và tin trong ḷng rằng Thiên Chúa đă phục sinh Người từ trong kẻ chết (cf. Rm 10:9). Quan trọng nhất đó là tấm ḷng tin tưởng vào Chúa Kitô và vào niềm tin “chạm thấy” Đấng Phục Sinh. Thế nhưng, tin trong ḷng mà thôi chưa đủ; chúng ta cần phải tuyên xưng nó và làm chứng bằng môi miệng, bằng đời sống của chúng ta, nhờ đó hiện thực hóa sự thật về thập giá và phục sinh trong lịch sử của chúng ta.

 

Như thế, Kitô hữu thích ứng bản thân ḿnh vào tiến tŕnh này, một tiến tŕnh nhờ đó Adong tiên khởi, một Adong trần thế và bị băng hoại và chết chóc, được biến đổi thành Adong tối hậu, Adong thiên đ́nh và bất hoại (cf 1Cor 15:20-22,42-49). Tiến tŕnh này đă được sắp định biến chuyển theo biến cố phục sinh của Chúa Kitô là biến cố xuất phát niềm hy vọng của việc có thể cùng với Chúa Kitô tiến vào quê hương thực sự của chúng ta là thiên đàng. Được niềm hy vọng này duy tŕ, chúng ta hăy can đảm và hân hoan tiếp tục.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)