Thánh Phaolô - Ư Nghĩa Giáo Hội

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 15/10/2008 – Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lư 8

 

Anh chị em thân mến:

 

Trong bài giáo lư Thứ Tư tuần trước, tôi đạ nói về mối liên hệ của Thánh Phaolô với Chúa Giêsu tiền Phục Sinh trong đời sống trần gian của Người. Vấn đề đă được đặt ra là ‘Thánh Phaolô đă biết ǵ về đời sống của Chúa Giêsu, về lời lẽ của Người, về cuộc khổ nạn của Người?’

 

Hôm nay, tôi muốn nói về giáo huấn của Thánh Phaolô về Hội Thánh. Chúng at cần phải bắt đầu bằng việc ghi nhận là chữ ‘iglesia’ trong tiếng Tây Ban Nha, như chữ ‘église’ trong tiếng Pháp hay tiếng ‘chiesa’ trong tiếng Ư được lấy từ Hy Lạp ‘ekklesía’. Tiếng này xuất phát từ Cựu Ước, có nghĩa là cộng đồng dân Yến Duyên, được Thiên Chúa qui tụ, đặc biệt là cuộc tụ họp tiêu biểu ở chân núi Sinai.

 

Vậy tiếng này ám chỉ một cộng đồng tín hữu mới trong Chúa Kitô là Đấng biết họ là cộng đồng của Thiên Chúa, một cuộc qui tụ mới của tất cả mọi dân nước do Ngài thực hiện và ở trước nhan Ngài. Tiếng ‘ekklesía’ chỉ xuất hiện trong các bản văn của Thánh Phaolô, vị là tác giả đầu tiên của một bản văn Kitô giáo. Điều này xẩy ra trong ‘incipit’ của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thessalonica, trong đó Thánh Phaolô nguyên văn tự ngỏ lời cùng ‘Giáo Hội của Tín Hữu Thessalonica’ (cf sau đó cũng ngỏ cùng ‘Giáo Hội của tín hữu Laodice ở Colossê 4:16).

 

Trong các bức thư khác, ngài nói về Giáo Hội của Thiên Chúa là Giáo Hội ở Côrintô (cf. 1Cor 1:2 và 2Cor 1:1), ở Galata (Gal 1:2) – bởi thế là những Giáo Hội riêng biệt – thế nhưng ngài cũng thuật lại việc ngài đă bách hại ‘Giáo Hội Chúa’, không phải là một cộng đồng địa phương đặc biệt nào, mà là ‘Giáo Hội Chúa’. Do đó chúng ta thấy rằng chữ ‘Giáo Hội’ có một ư nghĩa đa dạng: Nó một đàng nói tới những cộng đồng của Chúa ở những nơi đặc biệt (ở một thành phố, một quận hạt, một ngôi nhà), thế nhưng nó cũng có nghĩa chung cả Giáo Hội. Bởi vậy chúng ta  thấy rằng ‘Giáo Hội Chúa’ không phải chỉ tổng hợp các Giáo Hội địa phương riêng biệt, mà những giáo hội này đồng thời hiện thực hóa Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa. Cùng nhau tất cả mọi giáo hội ấy là ‘Giáo Hội Chúa’, một Giáo Hội có trước mỗi một Giáo Hội địa phương và là Giáo Hội được thể hiện và hiện thực nơi những giáo hội ấy.

 

Cần phải nhận định là hầu như bao giờ chữ ‘Giáo Hội’ cũng xuất hiện với diễn ngữ phụ thêm “của Chúa’: Giáo Hội không phải là một hiệp hội của loài người, được xuất phát từ những ư nghĩ hay những chủ trương chung, mà là việc qui tụ của Thiên Chúa. Ngài đă qui tụ Giáo Hội lại và v́ thế Giáo Hội là duy nhất nơi tất cả những ǵ hiện thân của ḿnh. Mối hiệp nhất của Thiên Chúa là những ǵ tạo nên mối hiệp nhất của Giáo Hội ở tất cả nơi chốn Giáo Hội được h́nh thành. Sau này, trong Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thánh Phaolô đă diễn giải nhiều hơn nữa về ư niệm mối hiệp nhất của Giáo Hội, tiếp nối ư niệm dân Chúa  là dân Yến Duyên, một dân được các vị tiên tri coi là ‘hôn thê của Thiên Chúa’, một dân được mời gọi để sống mối liên hệ phối ngẫu với Ngài. Thánh Phaolô tŕnh bày Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa là ‘hôn thê của Chúa Kitô’ trong yêu thương, trong một tinh thần duy nhất với chính Chúa Kitô.

 

Ai cũng biết rằng thanh niên Phaolô đă từng là một đối phương hung hăng của một phong trào mới xuất phát từ Giáo Hội Chúa Kitô. Ngài đă từng là đối phương của Giáo Hội Chúa Kitô, v́ ngài đă thấy nơi phong rào mới này những ǵ là nguy hiểm đến ḷng trung thành với truyền thống của dân Chúa, được sinh động bởi niềm tin vào một Vị Thiên Chúa duy nhất. Ḷng trung thành này trước hết được thể hiện nơi việc cắt b́, nơi việc tuân giữ những qui định về việc thanh tẩy theo văn hóa, nơi việc kiêng cữ một số đồ ăn thức uống, nơi việc tôn trọng Ngày Hưu Lễ.

 

Dân Yến Duyên đă phải trả bằng giá máu của ḿnh cho ḷng trung thành này trong thời của gia đ́nh Macabê, khi chế độ Hy Lạp muốn cưỡng bức tất cả dân chúng theo văn hóa Hy Lạp mà thôi. Nhiều người Yến Duyên đă lấy máu của ḿnh bênh vực ơn gọi xứng với Yến Duyên. Các vị tử đạo đă phải trả giá mạng sống của ḿnh cho căn tính của dân họ, một căn tính được biểu hiện qua những yếu tố ấy.

 

Sau cuộc hội ngộ với Chúa Kitô phục sinh, Thánh Phaolô đă hiểu rằng Kitô hữu không phải là những tên phản bội; ngược lại, trong hoàn cảnh mới mẻ ấy, Vị Thiên Chúa của Yến Duyên, nơi Chúa Kitô, đă nới rộng lời mời gọi của Ngài cho tất cả mọi dân tộc, trở thành Vị Thiên Chúa của muôn dân. Như thế, ḷng trung thành với Vị Thiên Chúa duy nhất này đă được nên trọn; những dấu hiệu chuyên biệt làm nên những qui định cùng với những thứ tuân giữ riêng biệt không c̣n cần thiết nữa, v́ tất cả đều được kêu gọi, qua những khác biệt của ḿnh, để làm nên phần tử của một dân Chúa duy nhất nơi ‘Giáo Hội Chúa’, trong Chúa Kitô.

 

Điều duy nhất liền được sáng tỏ đối với Thánh Phaolô trong hoàn cảnh mới mẻ ấy, đó là cái giá trị nồng cốt và nền tảng của Chúa Kitô cùng với ‘lời’ được Người rao giảng. Thánh Phaolô biết rằng người ta không phải là một Kitô hữu bởi cưỡng bức, trái lại, nơi cái cấu h́nh nội tại của cộng đồng mới này, yếu tố cấu tạo là những ǵ thực sự gắn liền với ‘lời hằng sống’, tới việc oan báo Chúa Kitô sống động là Đấng trong Người Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho tất cả mọi dân tộc và liên kết họ lại thành một dân Chúa duy nhất. Thật là ư nghĩa khi Thánh Luca, trong cuốn Tông Vụ, đă sử dụng nhiều lần, thậm chí v́ Thánh Phaolô, cụm từ ‘loan báo lời Chúa’ (Acts 4:29,31; 8:25; 11:19; 13:46; 14:25; 16:6,32), vơiù ư hướng hiển nhiên là để chứng tỏ tối đa cái vươn rộng quyết liệt của ‘Lời Chúa’ được loan báo.

 

Cụ thể hóa th́ lời này được làm nên bởi thập giá và phục sinh của Chúa Kitô, trong đó Thánh Kinh được nên trọn. Mầu nhiệm vượt qua, được loan báo ở nơi lời này, được nên trọn nơi các bí tích rửa tội và Thánh Thể, và được cụ thể hóa nơi đức ái Kitô giáo. Hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Thánh Phaolô không nhắm mục đích nào khác ngoài việc mạnh mẽ thiết lập cộng đồng tín hữu trong Chúa Kitô. Ư tưởng này cũng ở trong cùng một nguyên từ học của chữ ‘ekklesía’, mà Thánh Phaolô, và cùng với ngài tất cả Kitô giáo, thích một từ ngữ khác nữa là ‘hội đường’, chẳng những v́ theo nguyên thủy chữ đầu có tính cách ‘trần tục’ hơn – xuất phát từ tập tục Hy Lạp về một cuộc hội họp chính trị chứ không phải là tôn giáo xứng hợp – nhưng cũng v́ nó trực tiếp bao gồm ư niệm thần học hơn nữa về một lời mời gọi ‘ab extra’, chứ không phải là một cuộc hội ngộ đơn thuần. Các tín hữu được Thiên Chúa kêu gọi, Vị Thiên Chúa qui tụ chúng thành một cộng đồng là Giáo Hội của Người.

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)