|
Thánh Phaolô - Ư Nghĩa Giáo Hội
Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 15/10/2008 –
Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô Bài Giáo Lư 8
(tiếp)
Theo chiều hướng này, chúng ta cũng có thể hiểu được ư niệm nguyên thủy,
hoàn toàn của Thánh Phaolô, về Giáo Hội là ‘Thân Ḿnh của Chúa Kitô’.
Bởi thế, cần phải lưu ư đến hai chiều kích của quan niệm này. Một có
tính chất xă hội học là chiều kích chủ trương thân thể được h́nh thành
bởi các cơ phận của nó và không thể hiện hữu nếu không có những cơ phận
này. Việc giải thích này xuất hiện trong Thư gửi tín hữu Rôma, cũng như
trong Thư Thứ Nhất cho tín hữu Corintô là bức thư được Thánh Phaolô lập
lại h́nh ảnh ngài đă nói tới về tính cách xă hội học ở Thư Rôma. Ngài
nói rằng một con người th́ giống như một thân thể có những phần thể khác
biệt, mỗi một phần thể đều có phận sự riêng của ḿnh, thế nhưng, dù là
những phần thể nhỏ mọn nhất và coi như tầm thường nhất, tất cả đều cần
thiết để thân thể có thể sống động và thi hành các nhiệm vụ của ḿnh.
Thật là thích hợp khi vị Tông Đồ này nhận định rằng nơi Giáo Hội có
nhiều ơn gọi: ơn gọi làm tiên tri, làm tông đồ, làm thày dạy, làm những
con người tầm thường, tất cả đều được kêu gọi để sống bác ái từng ngày,
tất cả đều cần thiết cho việc cấu tạo nên mối hiệp nhất sống động của cơ
thể thiêng liêng này.
Cũng c̣n một cách giải thích khác liên quan tới chính Thân Ḿnh của Chúa
Kitô. Thánh Phaolô chủ trương rằng Giáo Hội không phải chỉ là một cơ thể,
mà thực sự trở nên Thân Ḿnh của Chúa Kitô nơi bí tích Thánh Thể là bí
tích tất cả mọi người lănh nhận Thân Ḿnh của Người và thực sự trở nên
Thân Ḿnh của Người. Nhờ đó mới làm trọn mầu nhiệm phối ngẫu, một mầu
nhiệm tất cả chỉ là một thân thể duy nhất và một t́nh thần duy nhất
trong Chúa Kitô. Như thế th́ thực tại này c̣n vượt ra ngoài h́nh ảnh có
tính cách xă hội học nữa, khi nó cho thấy yếu tính thực sự và sâu xa của
nó, tức là mối hiệp nhất của tất cả mọi người đă lănh nhận phép rửa
trong Chúa Kitô, mối hiệp nhất Tông Đồ Phaolô coi là ‘một’ trong Chúa
Kitô, giống như bí tích Thân Ḿnh của Người.
Nói như thế là Thánh Phaolô cho thấy rằng ngài biết rơ và ngài làm cho
chúng ta hiểu rằng Giáo Hội không phải là Giáo Hội của ngài hay của
chúng ta: Giáo Hội là thân ḿnh của Chúa Kitô, là ‘Giáo Hội của Thiên
Chúa’, là ‘cánh đồng của Thiên Chúa’, là kiến tạo của Thiên Chúa… là
‘đền thờ của Thiên Chúa’ (1Cor 3:9,16). H́nh ảnh cuối cùng trên đây là
một h́nh ảnh đặc biệt hay hay, v́ nó cống hiến cho sự thắt kết của những
mối liên hệ liên vị một từ ngữ thường chỉ về một nơi chốn thể lư được
coi là linh thánh. Mối liên hệ giữa Giáo Hội và đền thờ nhờ đó có hai
chiều kích hỗ tương, ở chỗ, một mặt là tính chất của việc phân cách và
tinh tuyền ở nơi dinh thự linh thánh ấy được áp dụng cho cộng đồng giáo
hội; một mặt th́ cái quan niệm về một nơi chốn thể lư được thắng vượt,
khi chuyển cái giá trị ấy cho thực tại của một cộng đồng đức tin sống
động. Nếu trước đây các đền thờ được coi là nơi chốn hiện diện của Thiên
Chúa th́ nay nó được biết và thấy rằng hiên Chúa không ngự ở nơi các
dinh thự đền đài được làm bằng đá, mà nơi hiện diện của Thiên Chúa là ở
thế giới của cộng đồng tín hữu sống động.
Một tính chất khác xứng đáng được bàn đến riêng là ‘dân Chúa’, một tính
chất được Thánh Phaolô áp dụng chính yếu cho dân Cựu Ước rồi sau đó tới
thành phần dân ngoại như ‘không phải là dân’ rồi cũng trở thành dân Chúa
nhờ việc họ được tháp nhập vào Chúa Kitô qua lời Chúa và bí tích.
Và một phác họa cuối cùng, đó là, trong Thư gửi cho Timôthêu, Thánh
Phaolô cho Giáo Hội như là ‘nhà của Chúa’ (1Tim 3:15); và đây là một ư
nghĩa thực sự độc đáo, v́ nó ám chỉ Giáo Hội như là một cấu trúc cộng
đồng có những mối liên hệ liên vị đầm ấm có tính chất gia đ́nh. Vị Tông
Đồ này giúp chúng ta hiểu hơn bao giờ hết mầu nhiệm Giáo Hội nơi những
chiều kích khác biệt của Giáo Hội là một cộng đồng của Thiên Chúa trên
thế giới.
Đó là những ǵ cao cả của Giáo Hội và trọng đại nơi ơn gọi của chúng ta:
Ở chỗ chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa trên thế giới này, là nơi Thiên
Chúa thực sự ngự trị, và chúng ta đồng thời là cộng đồng, là gia đ́nh
của Thiên Chúa là t́nh yêu. Là gia đ́nh và nhà Chúa, chúng ta cần phải
thi hành trên thế giới này đức ái của Chúa, nhờ đó, bằng sức mạnh xuất
phát từ đức tin, chúng ta là nơi chốn và là dấu chỉ cho sự hiện diện của
Ngài. Chúng ta hăy cầu cùng Chúa để xin Ngài ban cho chúng ta càng trở
nên Giáo Hội của Người, Thân Ḿnh của Người, nơi hiện diện của đức ái
trên thế giới của chúng ta cũng như trong lịch sử của chúng ta.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 15/10/2008
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
|
|