Xin tiếp tục tỏ cho chúng con thấy những dấu ấn tử nạn trên thân xác phục sinh của Chúa

Ṭa Khâm Sứ Hà Nội

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

   (tiếp)

 

                   Chúng ta là Hội Thánh. Chúng ta làm ǵ cũng trong tinh thần hiệp thông với Thiên Chúa, với Ṭa Thánh. Tôi không làm việc đơn độc. Kết quả trước tiên ai cũng thấy đó là sức mạnh đoàn kết và tinh thần kỷ luật của giáo dân trong giáo hội. Thực sự mọi người rất kính nể tính kỷ luật và đoàn kết này”.

 

Phải chăng lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 15 câu 2 về thân phận “cành nho nào sinh trái Cha sẽ cắt tỉa cho càng sai trái hơn” đă được ứng nghiệm nơi cá nhân ĐTGM Ngô Quang Kiệt? Thật vậy, ngài đă bị thử thách hơn thế nữa, khi ngài thấy những ǵ được Ṭa Thánh mong đợi chẳng những không thành mà c̣n bị trắng trợn lạm dụng trước h́nh ảnh của một Ṭa Khâm Sứ bị tàn phá bởi chính quyền địa phương, như ngài viết trong Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp ngày 19/9/2008 ngài gửi thẳng đến nhị vị Chủ Tịch và Thủ Tướng Nhà Nước, và đồng gửi đến Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, Công An Thành Phố Hà Nội và các cơ quan liên hệ, nguyên văn như sau:

 

                   Sáng ngày 19/9/2008, tại khu đất Ṭa Khâm Sứ số 42 phố Nhà Chung thuộc Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội, một lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, nhân viên an ninh, dân pḥng, chó nghiệp vụ đă tập trung phong tỏa Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội và phố Nhà Chung. Một lực lượng khác đang tiến hành phá rỡ hàng rào v à một số hạng mục, cầy sới mặt tiền Ṭa Khâm Sứ của chúng tôi. Khu đất này sau thời gian Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội đă nhiều lần có đơn yêu cầu trả lại nhưng chưa được giải quyết, th́ tối ngày 18/9 và sáng 19/9/2008, Đài truyền h́nh đă đưa tin về dự án, trong đó đă xuyên  tạc nội dung và h́nh ảnh để dọn đường dư luận cho việc làm bất chấp luật pháp này. Vụ việc này đang đi ngược lại với đường lối đối thoại mà Nhà nước và Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội đang tiến hành. Vụ việc này là hành động bất chấp nguyện vọng của cộng đồng Công Giáo, bất chấp luật pháp và coi thường tổ chức Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc này cũng là hành động chà đạp lên đạo đức, lương tâm mọi người trong xă hội đối với tôn giáo được nhà nước công nhận. Trong khi vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng th́ chín h quyền Thành Phố  Hà Nội và Quận Hoàn Kiếm đă sử dụng các lực lượng vũ trang để hỗ trợ cho việc phá hoại tài sản của chúng tôi. Ṭa TGM Hà Nội cực lực phản đối và yêu cầu: 1) Chấm dứt ngay hành động phong tỏa Ṭa TGM HN và phá hoại tài sản trên. 2) Trả lại nguyên trạng khu đất cho chúng tôi sử dụng vào mục đích tôn giáo, phục vụ cộng đồng”.

 

Phải chăng kết quả của Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp này là việc ĐTGM Ngô Quang Kiệt đă được mời đến trụ sở của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (UNNDTPHN) vào ngày hôm sau, 20/9/2008? Tại đây, như trường hợp của Thánh Phêrô trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, như cuốn Tông Vụ thuật lại ở đoạn 4, đă lợi dụng cơ hội hiếm có này để làm chứng về Chúa Kitô và niềm tin của ḿnh thế nào, Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng đă lợi dụng giây phút cuối cùng của cuộc gặp gỡ này để nhấn mạnh đến 3 điểm chính yếu liên quan tới chính những lời tuyên bố của ông chủ tịch UNNDTPHN.

 

1) Về câu ông chủ tịch (UNNDTPHN) nói là “tạo nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo”, ĐTGM Kiệt đă công nhận là có sự kiện này, thế nhưng ngài cảm thấy rằng điều này mang ư nghĩa nhà nước ban ân huệ mà thôi, chứ không phải là quyền lợi về tôn giáo vốn có của dân chúng, và nếu nhà nước mà v́ dân và cho dân th́ phải tạo điều kiện cho dân theo quyền tôn giáo này của họ;

 

2) Đối với câu ông chủ tịch (UNNDTPHN) nói là “mọi sự cần phải dựa trên pháp lư và t́nh người”, trước hết, về vấn đề pháp lư, ĐTGM nói đến căn bản giấy tờ, chẳng hạn giấy tờ liên quan tới việc tịch thu tài sản hay thay đổi chủ quyền v.v., những cơ sở pháp lư cần phải căn cứ vào đó mới có thể nói chuyện và giải quyết công minh, trong khi chính quyền lại chẳng có ǵ hết; sau nữa, về vấn đề t́nh người, ngài nhận định rằng các nguyện vọng của dân th́ nhiều mà nhà nước chưa giải quyết và đáp ứng, nguyên tắc hay đấy song chưa thực hiện;

 

3) Về câu ông chủ tịch (UNNDTPHN) nói là “nhà nước quản lư tất cả, nhà nước không tranh chấp với ai hết”, Vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo ở TGP Hà Nội nhận định rằng TGP Hà Nội đă kê khai có 95 cơ sở đă bị nhà nước trưng dụng, nhưng TGP không lên tiếng đ̣i lại những cơ sở được nhà nước sử dụng cho công ích, chẳng hạn như Trường Hoàn Kiếm, Bệnh Viện Saint Paul hay Bệnh Viện Bài Lao, TGP chỉ lên tiếng đ̣i lại những cơ sở bị thương mại hóa như Khách Sạn Lá Cải hay Ṭa Khâm Sứ.

 

(Xin nghe trực tiếp tiếng và lời của:  Đức TGM Ngô Quang Kiệt phát biểu hay ở cái link sau đây

http://www.fileden.com/files/2008/9/21/2108304/ductgm.mp3)

 

Căn cứ vào nguyên tắc "tranh chấp" về bất động sản giữa Tổng Giáo Phận Hà Nội và chính quyền địa phương của Nhà Nước, như được ĐTGM Kiệt vừa nêu lên, ở chỗ TGP không đ̣i lại những cơ sở được nhà nước sử dụng cho công ích chứ không cho mục đích thương mại và lợi lộc phái nhóm hay cá nhân, th́ nếu chính quyến địa phương cho biết là họ sẽ biến khu đất Ṭa Khâm Sứ Hà Nội thành một công viên và thư viện cho chung dân chúng, liệu TGP có tiếp tục đ̣i lại nữa hay chăng?

 

Thực tế cho thấy, cho dù chính quyền địa phương đă căn cứ vào nguyên tắc này mà làm đi nữa, nhưng cũng vẫn là một thái độ có ư đồ cướp đoạt và phá hoại những ǵ là của dân, thành phần cần phải được nhà nước bảo vệ và phục vụ. Trong trường hợp này, chính quyền địa phương Thành Phố Hà Nội đă không có ư đồ cướp đoạt và phá hoại là khi, khi họ thực hiện, bằng quân lực hùng hậu và một cách cấp bách, những ǵ họ muốn, như thể họ có toàn quyền định đoạt về một bất động sản thực sự không phải của họ, nhất là bất động sản này thuộc về một chủ quyền vẫn muốn lấy lại cho nhu cầu của Giáo Hội địa phương đang thiếu thốn về địa điểm hoạt động mục vụ. Như thế, việc biến khu đất Ṭa Khâm Sứ Hà Nội thành công viên và thư viện của thành phố ấy cuối cùng, cho dù có mục đích tốt, nhưng về cả ư đồ, phương tiện và cách thức thực hiện, vẫn vi phạm vào 2 nguyên tắc đầu tiên đă được ĐTGM Kiệt đề cập đến, liên quan tới vấn đề giấy tờ về pháp lư và quyền lợi của người dân vậy.

 

Phải chăng, như Phó Tế Stephanô bị ném đá bởi đồng hương Do Thái quá khích của ḿnh, khi họ không đấu lại được những lời đầy Thần Linh và chân lư của ngài, ĐTGM Ngô Quang Kiệt cũng thế? Trước những lập luận vững vàng và chứng minh xác thực của ĐTGM Ngô Quang Kiệt để cương quyết không sợ hăi trong việc tranh đấu và bảo vệ cho công lư của ḿnh, ngài cũng đă bị truyền h́nh của nhà nước đă tới tấp ném những viên đá xuyên tạc méo mó vào ngài, vào trong những lời của ngài, một lời gần cuối ngài muốn dùng để kết thúc cuộc gặp gỡ, với mục đích chân t́nh của một người công dân muốn xây dựng đất nước như ngài, mong sao cho đất nước tiến lên. Nguyên văn lời ngài nói như sau:

 

       Chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều và chúng tôi rất là nhục nhă khi cầm hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét…”

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Chúa đă hứa là sẽ ở cùng Giáo Hội luôn măi cho đến tận thế. Vậy mà có những lúc chúng con vẫn cảm thấy lo âu xao xuyến khi sóng gió nổi lên, cảm thấy h́nh như không có Chúa ở trong thuyền với chúng con, đến nỗi chúng con phải đến đánh thức lay tỉnh Chúa dạy, bằng những cuộc xuống đường bất bạo động, bằng việc tranh đấu bằng những lời kinh vang lên ở hiện trường. Xin Chúa hăy tiếp tục gia tăng đức tin cho chúng con bằng chính sức mạnh của sóng gió cuộc đời. Xin Chúa hăy tiếp tục tỏ cho chúng con thấy những dấu ấn tử nạn của Chúa trên thân xác phục sinh của Chúa là Giáo Hội hiện nay, để chúng con có thể hiên ngang sống chứng nhân đức tin cho Quyền Toàn Năng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết của Chúa giữa một thế giới đang cần đến Ḷng Thương Xót Chúa hơn bao giờ hết. Xin Mẹ Đồng Công Maria giúp chúng con biết luôn trung kiên theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên đến, để có thể trọn vẹn chứng dự vào mầu nhiệm cứu độ của Người, như Mẹ đă hiên ngang đứng vững dưới chân cây Thánh Giá xưa. Amen.