Về Sứ Vụ Giáo Hoàng và t́nh h́nh khẩn trương trên thế giới

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 24/8/2008

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Phụng vụ Chúa Nhật tuần này nêu lên một vấn nạn lưỡng diện được Chúa Giêsu có hôm đă đặt ra cho các môn đệ của Người, cho Kitô hữu chúng ta, cũng như cho hết mọi con người nam nữ. Trước hết Người hỏi các vị rằng: ‘Người ta bảo Con Người là ai?’ Các vị thưa Người rằng đối với một số th́ Người là Gioan Tẩy Giả hồi sinh, đối với những kẻ khác th́ Ngui7ời là Elia, Giêrêmia hay một trong các vị tiên tri. Thế rồi Chúa Giêsu trực tiếp hỏi các môn đệ rằng: ‘Các con bảo Thày là ai?’ Thay mặt cho tất cả môi người tông đồ Phêrô đă khẳng quyết và sốt sắng thưa: ‘Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’. Một lời tuyên xưng đức tin trọng đại đă được Giáo Hội tiếp tục lập lại từ đó.

 

Hôm nay đây chúng ta cũng muốn công bố bằng niềm xác tín sâu xa rằng: Vâng, lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đức Kitô,  Con Thiên Chúa hằng sống! Chúng ta thực hiện điều này v́ biết rằng Chúa Kitô thực sự là một ‘kho tàng’ đáng chúng ta phải hy sinh hết mọi sự để chiếm hữu. Chúa Giêsu là ‘Con Thiên Chúa hằng sống’, là Đấng Thiên Sai được hứa ban, Đấng đă đến thế gian để ban ơn cứu độ và làm thỏa đáng niềm khát vọng sự sống và yêu thương ở trong hết mọi con người. Nhân loại chiếm được biết bao khi đón nhận lời tuyên xưng tự nó mang lại niềm vui và an b́nh này!

 

‘Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’. Đáp lại lời tuyên xưng đức tin linh ứng này của tông đồ Phêrô, Chúa Giêsu phán rằng: ‘Con là Đá và trên đá này Thày sẽ axây Giáo Hội của Thày và các cửa hỏa ngục sẽ không thể nào thắng nổi nó. Thày sẽ trao cho con ch́a khóa nước trời’. Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu nói về Giáo Hội, một Giáo Hội có sứ vụ là hiện thực dự án cao cả của Thiên Chúa trong việc qui tụ toàn thể nhân loại thành một gia đ́nh duy nhất trong Chúa Kitô. Sứ vụ của tông đồ Phêrô, cũng như của các vị thừa kế ngài, chính là để phục vụ mối hiệp nhất này của một Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa được làm nên bởi thành phần dân ngoại và Do Thái; thừa tác vụ bất khả châm chước là bảo đảm rằng Giáo Hội không bao giờ đồng hóa ḿnh với bất cứ một quốc gia hay văn hóa nào, mà là Giáo Hội của tất cả mọi dân tộc, để làm hiện thực giữa con người – thành phần được ghi dấu bởi vô vàn chia rẽ và xung khắc – niềm b́nh an của Thiên Chúa, mối hiệp nhất của những ai đă trở nên anh chị em trong Chúa Kitô: Đó là sứ vụ chuyến biệt của Giáo Hoàng, Vị Giám Mục Rôma, vĩ thừa kế Thánh Phêrô.

 

Trước trách nhiệm khổng lồ của công việc ấy, tôi càng ngày càng cảm thấy cái bó buộc và tầm quan trọng của việc phục vụ đối với Giáo Hội và thế giới đă được ủy thác cho tôi. V́ thế tôi xin anh chị em thân mến hăy hỗ trợ tôi bằng lời nguyện cầu của anh chị em để trung thành với Chúa Kitô chúng ta cùng nhau loan báo và làm chứng cho sự hiện diện của Người trong thời đại của chúng ta. Chớ ǵ Mẹ Maria, vị chúng ta tin tưởng cầu khấn như Mẹ Giáo Hội và là Ngôi Sao Truyền Bá Phúc Âm Hóa, xin cho chúng ta ơn này.

 

(Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng đă nói như sau:)

 

Những căng thăng gia tăng khắp thế giới trong mấy tuần gần đây khiến cho chúng ta cảm thấy quan tâm. Chúng ta cần phải ghi nhận một cách đớn đau là mối đe dọa về một thứ suy thoái nơi bầu khí tin tưởng và hợp tác đang gây lung củng nơi các mối liên hệ chư quốc. Trong những hoàn cảnh đang xẩy ra hiện nay, làm sao chúng ta không thể đo lường được thứ t́nh trạng khó khăn mà nhân loại đang cố gắng để h́nh thành cái nhận thức chung của việc trở thành ‘một gia đ́nh của chư quốc’ được Đức Gioan Phaolô II nêu lên như là một lư tưởng cho đại hội đồng Liên Hiệp Quốc? Chúng ta cần phải sâu xa cái nhận thức về việc trở thành liên kết bởi một định mệnh chung, tựu kư trung, đó là một thứ định mệnh siêu việt (Cf. "Message for the World Day of Peace," Jan. 1, 2006, No. 6), là ngăn chặn việc hồi sinh những xung khắc về chủ nghĩa quốc gia là những ǵ đă gây ra những hậu quả thảm khốc ở những giai đoạn lịch sử khác.

 

Những biến cố gần đây đă làm suy yếu đi niềm tin tưởng trước nhiều kinh nghiệm như thế đă từng xẩy ra trong quá khứ. Thế nhưng chúng ta không được trở thành bi quan! Trái lại, chúng ta cần phải chủ động dấn thân loại trừ khuynh hướng chống chọi với những t́nh h́nh mới bằng các thể chế cũ. Cần  phải loại trừ bạo lực! Thế lực về luân lư của luật lệ, những cuộc thương thảo b́nh đẳng và minh bạch để giải quyết những tranh căi, bắt đầu với những cuộc tranh căi liên quan tới t́nh trạng nguyên vẹn về lănh thổ và quyền tự quyết của các dân tộc, trung thành với lời công bố, việc theo đuổi công ích: Đó là một số đường nẻo chính cần phải bước tới, một cách kiên cường và sáng tạo, để thiết lập những mối liên hệ hữu hiệu và chân thành cũng như để bảo đảm cho các thế hệ hiện tại với tương lai những thời điểm của sự ḥa hợp và của t́nh trạng tiến bộ về luân lư và dân sự!

 

Chúng ta hăy biến những ư nghĩ này cùng với những ước muốn ấy thành lời nguyện cầu, nhờ đó, tất cả mọi phần tử của cộng đồng quốc tế và đặc biệt những ai có trách nhiệm trọng đại, biết quảng đại hoạt động để tái thiết những động lực cao cả cho công lư và ḥa b́nh. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương ḥa b́nh, chuyển cầu cho chúng con!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/8/2008