Về Thực Tại Sự Dữ
Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 31/8/2008
Anh Chị
Em thân mến!
Cả hôm
nay nữa, tông đồ Phêrô là nhân vật nổi bật trong bài Phúc Âm. Thế nhưng,
nếu ở tuần trước, chúng ta đă ca ngợi đức tin trung thực của ngài nơi
Chúa Giêsu, Đấng ngài đă tuyên xưng là Thiên Sai và là Con Thiên Chúa,
th́ lần này, trong đoạn ngay sau đó, ngài đă bày tỏ một đức tin vẫn c̣n
non dại và bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ‘ư hệ trần gian này’ (cf. Rm
12:2).
Thật vậy,
khi Chúa Giêsu bắt đầu công khai nói về số mệnh đang đợi chờ Người ở Gia
Liêm, khi Người nói rằng Người phải chịu nhiều đau khổ, bị giết chết và
sống lại, tông đồ Phêrô liền phản kháng rằng: ‘Chúa ơi, Thiên Chúa làm
ǵ để xẩy ra như thế chứ! Đời nào những chuyện đó lại xẩy ra cho Thày’
(Mt 16:22).
Rơ ràng
là Thày tṛ nghĩ tưởng theo những cách thức khác nhau. Tông đồ Phêrô,
theo lư lẽ loài người, cương quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ lại để
cho Con của Ngài kết thúc sứ vụ của Người bằng việc chết trên thập giá.
Trái lại, Chúa Giêsu biết rằng Cha, v́ hết sức thương yêu loài người, đă
sai Người để để hiến mạng sống cho họ, và nếu việc hiến mạng sống này có
nghĩa là chịu khổ nạn và thập giá, th́ điều ấy cần phải xẩy ra.
Vả lại,
Người biết rằng phục sinh mới là phán quyết cuối cùng. Việc phản kháng
của tông đồ Phêrô, mặc dù xuất phát từ ḷng thành và chân t́nh đối với
Thày, đối với Chúa Giêsu như là một chước cám dỗ, một lời mời gọi hăy
cứu lấy bản thân ḿnh, trong khi đó chỉ khi nào đánh mất sự sống ḿnh đi
th́ sự sống ấy mới được vĩnh viễn trở về với Người v́ tất cả chúng ta mà
thôi.
Nếu để
cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đă phải chịu khổ đau và tử giá, th́ chắc
chắn không phải là v́ ư muốn ác độc của Cha trên trời. Căn nguyên của nó
là tính cách trầm trọng của thứ bệnh nạn mà chúng ta cần phải được Người
chữa lành: một sự dữ quá nặng nề và chết chóc đến nỗi đ̣i Người phải đổ
hết máu ḿnh ra. Thật thế, chính nhờ cái chết và phục sinh của ḿnh,
Chúa Giêsu đă thắng được tội lỗi và sự chết, bằng việc tái thiết vai
tṛ chủa tể của Thiên Chúa.
Thế
nhưng, trận chiến này chưa kết thúc: Sự dữ vẫn đang c̣n đó và vẫn kháng
cự qua mọi thời đại, thậm chí cả ở thời đại của chúng ta đây. Những cảnh
kinh hoàng của chiến tranh, t́nh trạng bạo lực xẩy ra cho thành phần vô
tội, t́nh trạng cùng cực và bất công đang hành hạ thành phần yếu kém là
ǵ, nếu không phải là những ǵ sự dự phản kháng lại với Vương Quốc của
Thiên Chúa hay sao? Và người ta đáp ứng với sự dữ ấy ra sao, nếu không
phải bằng thứ t́nh yêu không cần vơ trang khống chế hận thù, bằng sự
sống không sợ chết? Đó là thứ quyền năng diệu kỳ được Chúa Giêsu sử dụng
bằng giá phải trả là bị hiểu lầm và bị bỏ rơi bởi nhiều người theo Người.
Anh chị
em thân mến, để hoàn tất công cuộc cứu độ, Đấng Cứu Chuộc tiếp tục lôi
kéo đến cùng Người và sứ vụ của Người những con người nam nữ sẵn sàng
chấp nhận thập giá mà theo Người. Như Chúa Kitô, đối với Kitô hữu th́
việc vác thập giá không phải là những ǵ ‘tùy nghi chọn lựa’; trái lại,
nó là một sứ vụ cần phải theo đuổi bằng t́nh yêu.
Trong
thế giới hiện nay của chúng ta đây, nơi mà những thứ lực lượng chia rẽ
và hủy hoại dường như đang thắng thế, Chúa Kitô vẫn không thôi rơ ràng
lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta rằng: Ai muốn làm môn đệ của Thày th́
phải từ bỏ ḿnh và vác thập giá ḿnh với Thày.
Chúng ta
hăy cầu cùng Đức Thánh Trinh Nữ, vị là người đầu tiên theo Chúa Giêsu và
theo Người bước đi con đường thập giá. Xin Mẹ giúp chúng ta theo Chúa
cách cương quyết để có thể cảm nghiệm được vinh quang phục sinh từ đó và
cả trong thử thách.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/8/2008 |