Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

CHÚA NHẬT I GIÁNG SINH


 

LỄ THÁNH GIA THẤT


BÀI ĐỌC I: Sir 3:2-6, 12-14

“Ai kính sợ Chúa, th́ thảo kính cha mẹ”
Bài trích sách Đức huấn ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái, quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đàn con. Ai yêu mến cha ḿnh, th́ đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ ḿnh, th́ như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được vui mừng trong con cái. Khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lịng mẹ. Hỡi kẻ làm con, hăy gánh lấy tuổi già cha ngưôi, chớ làm phiền lịng người, khi người cịn sống. Nếu tinh thần người sa sút, th́ hăy rộng lượng, ngưôi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. V́ của dâng cho cha, sẽ không rôi vào quên lăng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngưôi.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đồn thưa)

Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người.

1.      Phúc thay cho những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2.      Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa.

3.      Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nh́n thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nh́n thấy lũ cháu đàn con!


BÀI ĐỌC II: Col 3:12-21

“Về đời sống gia đ́nh trong Chúa”
Bài trích thô Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Colossê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thưông, anh em hăy mặc lấy những tâm t́nh từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hịa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hăy tha thứ cho nhau, nếu người nầy có chuyện phải ốn trách người kia. Như Chúa đă tha thứ cho anh em, anh em cũng hăy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hăy có đức yêu thưông, đó là giây ràng buộc điều tồn thiện. Nguyện cho b́nh an của Chúa Kitô làm chủ trong lịng anh em, sự b́nh an mà anh em đă được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hăy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hăy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hăy dùng những bài thánh vịnh, những khúc ca và những bài hát thiêng liêng cùng với lịng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lịng anh em. Và tất cả những ǵ anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hăy làm v́ danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ôn Thiên Chúa Cha. Hỡi các bà vợ, hăy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hăy yêu thưông vợ ḿnh, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hăy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, v́ đó là đẹp lịng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi côn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đồn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nguyện cho b́nh an của Chúa Kitô làm chủ trong lịng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 2:22-40 hay 2:22, 39-40

“Con trẻ lớn lên, đầy khôn ngoan”
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môisen, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa [như đă chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lịng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con. Và đây ở Giêrusalem, có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm an ủi của Israel. Ông đă được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi ông thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay ḿnh, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Lạy Chúa, bây giờ, Chúa để cho tôi tớ Chúa đi b́nh an theo như lời Chúa, v́ chính mắt tôi đă thấy ôn cứu độ mà Chúa đă sắm sẵn trước mặt muôn dân. Ánh sáng đă chiếu soi các lưông dân. Vinh quang cho Israel dân Chúa”. Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đă nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: “Đây trẻ nầy được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gưôm đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!” Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đă cao niên. Măn thời trinh nữ, bà đă sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đă tám mưôi bốn tuổi. Bà không rời đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang chờ ôn cứu chuộc Israel.] Khi hai ông bà hồn tất mọi điều theo luật Chúa, th́ trở lại xứ Galilêa, về thành ḿnh là Nagiarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ôn nghóa Thiên Chúa ở cùng Người.

Phúc Âm của Chúa.

 

Tại Sao Thánh Gia sinh cư ở Nazarét?

 

Từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, theo chiều hướng canh tân Phụng Vụ, Lễ Thánh Gia đă được Giáo Hội đặt vào ngay Chúa Nhật trong Tuần Lễ Bát Nhật Giáng Sinh. Tại sao? Nếu không phải Giáo Hội có ư cho con cái ḿnh ư thức được rằng, gia đ́nh nói chung và hôn nhân nói riêng chính là cửa ngơ Vào Đời của Thiên Chúa Làm Người. Bởi thế hôn nhân và gia đ́nh đă được thánh hóa và phải trở thành một cung thánh yêu thương để cử hành mầu nhiệm sự sống, như gương mẫu lư tưởng của Thánh Gia.

 

Về lễ Thánh Gia hôm nay, qua ba bài Phúc Âm khác nhau của chu kỳ năm A, B và C, Giáo Hội muốn cho con cái của ḿnh thấy ba khía cạnh hay ba ư nghĩa của đời sống gia đ́nh nơi h́nh ảnh Thánh Gia. Phúc Âm Năm A theo Thánh Mathêu tŕnh thuật về biến cố Thánh Gia trốn sang Ai Cập để tránh cuộc truy sát của quận vương Hêrôđê, rồi sau đó trở về cư ngụ tại Nazarét. Phúc Âm Năm B theo Thánh Luca (thay cho Phúc Âm Thánh Marcô, v́ Thánh Marcô không có đoạn Phúc Âm nào về thời thơ ấu của Chúa Giêsu), bài phúc âm thay thế này nói về biến cố Thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Phúc Âm Năm C theo Thánh Luca tŕnh thuật về biến cố Thánh Giuse và Mẹ Maria t́m thấy Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem và Chúa Giêsu đă theo cha mẹ về Nazarét sống đời tuân phục các vị. Qua ba bài Phúc Âm cho ba năm Phụng Vụ về Lễ Thánh Gia này, chúng ta thấy, trước hết, trách nhiệm nổi bật của người gia trưởng nơi bài Phúc Âm Năm A, như trường hợp Thánh Giuse trong việc dẫn hai Mẹ Con Thánh sang Ai Cập, rồi lại trở về t́m chỗ yên ổn cho gia đ́nh sinh sống ở quê hương xứ sở của ḿnh; sau đó, đến thân phận của người mẹ gắn liền với con ḿnh trong bài Phúc Âm Năm B, như trường hợp Mẹ Maria được tư tế lăo thành Simêon tiên báo về thanh gươm sẽ đâm thâu qua ḷng Mẹ liên quan đến số phận bất hạnh sẽ xẩy đến cho Chúa Giêsu, Con Mẹ; sau hết, đến vai tṛ của người con trong gia đ́nh ở bài Phúc Âm Năm C, như trường hợp Chúa Giêsu năm lên 12 tuổi đă theo cha mẹ lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua, rồi sau đó lại theo các vị trở về quê quán sống đời tuân phục các vị.

 

Tuy nhiên, nếu để ư kỹ, bài Phúc Âm theo Thánh Luca cho Lễ Thánh Gia hôm nay Giáo Hội không buộc đọc hết cả bài, nhưng chỉ buộc đọc những đoạn chính yếu trực tiếp liên quan đến Thánh Gia mà thôi. Bởi v́, bài Phúc Âm hôm nay tŕnh thuật về biến cố Hài Nhi Giêsu được cha mẹ hiến dâng trong Đền Thờ, một bài Phúc Âm sẽ được đọc lại vào Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu ngày 2/2 hằng năm, sau Lễ Giáng Sinh 40 ngày. Đó là lư do, theo Sách Bài Đọc tiếng Anh, phần lớn của bài Phúc Âm cho Lễ Thánh Gia đă được để trong ngoặc, trong đó có cả đoạn về vị tư tế lăo thành Simêon và bà góa lăo thành Anna, chỉ có những câu Phúc Âm sau đây cần phải đọc mà thôi: “Khi đến ngày thanh tẩy theo luật Moisen, Mẹ Maria và Thánh Giuse mang Chúa Giêsu lên Giêrusalem để dâng Người cho Thiên Chúa… Khi đă hoàn tất mọi qui định của lề luật Chúa, hai vị đă trở về Galilêa và thành Nazarét của ḿnh. Con trẻ lớn lên về tầm vóc và sức lực, đầy khôn ngoan, và ân sủng Chúa ở cùng Người”.

 

Như thế, có thể nói, bài Phúc Âm theo Thánh Kư Luca được rút gọn cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia này tŕnh thuật 3 chi tiết rơ ràng: chi tiết thứ nhất là “khi đến ngày thanh tẩy theo luật Moisen, Mẹ Maria và Thánh Giuse mang Chúa Giêsu lên Giêrusalem để dâng Người cho Thiên Chúa”; chi tiết thứ hai là “khi đă hoàn tất mọi qui định của lề luật Chúa, hai vị đă trở về Galilêa và thành Nazarét của ḿnh”; và chi tiết thứ ba là “Con trẻ lớn lên về tầm vóc và sức lực, đầy khôn ngoan, và ân sủng Chúa ở cùng Người”. Riêng chi tiết thứ hai và thứ ba, Thánh Kư Luca đă đi tắt đoạn Phúc Âm của Thánh Kư Mathêu về việc quận vương Hêrôđê lùng bắt hài vương Do Thái mới sinh và biến cố Thánh Gia lánh nạn bên Ai Cập rồi trở về định cư ở Nazarét (xem Mt 2:13-23), bài Phúc Âm cho Lễ Thánh Gia chu kỳ Năm A. Thật ra chúng ta không biết sau khi Chúa Giêsu Giáng Sinh rồi, cha mẹ của Người có trở về Nazarét hay chăng, nơi Mẹ Maria được thiên sứ truyền tin Lời Nhập Thể, và có phải từ Nazarét cha mẹ Người đem Người lên Giêrusalem dâng cho Thiên Chúa theo luật dạy, để rồi sau khi xong việc th́ trở về đó hay chăng? Tuy nhiên, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, địa điểm từ đó Thánh Gia đi lánh nạn sang Ai Cập không phải là Nazarét mà là Bêlem, nơi quận vương Hêrôđê ra tay sát hại trẻ em từ 2 tuổi trở xuống để nhổ tận gốc hài vương Do Thái mới sinh theo lời 3 vương đạo sĩ Đông Phương cho biết (x Mt 2:2, 13-18).

 

Như thế, căn cứ vào 3 chi tiết của bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia chu kỳ Năm B này, một chu kỳ theo Phúc Âm theo Thánh Kư Marcô, một Phúc Âm không tŕnh thuật lại một chút nào về thời thơ ấu của Con Trẻ Giêsu nên Giáo Hội đă lấy bài Phúc Âm Thánh Luca bù vào. Nhưng v́ chu kỳ Năm C theo Phúc Âm Thánh Luca về Lễ Thánh Gia là đoạn Phúc Âm t́m thấy Thiếu Nhi Giêsu trong đền thờ và sau đó Người theo hai vị trở về Nazarét tùng phục các vị, Giáo Hội đă chọn bài Phúc Âm Thánh Luca tŕnh thuật biến cố dâng Hài Nhi Giêsu trong Đền Thờ. Tuy nhiên, cả ba bài Phúc Âm cho Lễ Thánh Gia, chu kỳ A, B và C, ngoài chi tiết quan trọng nhất là sự hiện diện của cả ba vị làm nên Thánh Gia là Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đều nhắc đến một chi tiết chung nữa, đó là chi tiết về nơi cư ngụ của Thánh Gia, đó là “Nazarét” (A - Mt. 2:23; B – Lk 2:39; C – Lk 2:51). Bởi thế tên tuổi của nhân vật Giêsu mới gắn liền với Nazarét, nơi sinh trưởng 23 năm trong 33 năm, tức trên 2/3 hay 70% thời gian của cuộc đời sống trên trần gian của Người. Và nhân vật lịch sử lừng danh Giêsu Nazarét này, qua 3 năm cuối đời, đă chứng thực Người quả là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai mà dân Do Thái hằng trông đợi và là Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại, đến nỗi, qua thành phần môn đệ trung thực của Người, ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, như lịch sử cho thấy, đă thực sự biến đổi thế giới loài người và đang canh tân bộ mặt trái đất.

 

Có thể nói, Nazarét đă được đồng hóa với Thánh Gia. Ở chỗ, không thể nào nói đến Thánh Gia mà không nói đến Nazarét, hay không thể nào nói đến Nazarét mà không nói đến Thánh Gia. Vấn đề ở đây là, tại sao Thánh Gia không cư ngụ ở đâu khác, chẳng hạn ở Bêlem là quê cha đất tổ của Con Thiên Chúa Làm Người theo gịng dơi Vua Đavít (x Lk 1:32), đồng thời c̣n là chính nơi sinh quán của Hài Nhi Giêsu, mà lại ở Nazarét? Phải chăng v́ Nazarét có ǵ đặc biệt hơn các nơi khác ở Thánh Địa, ở mảnh Đất Hứa của dân Do Thái? Hay phải chăng v́ để làm trọn lời tiên tri về Chúa Kitô, như Phúc Âm Thánh Mathêu đă viết: “Người sẽ được gọi là một người Nazarét” (Mt 2:23)? Thật ra trong Sách Thánh của dân Do Thái không hề có câu tiên tri được Thánh Kư Mathêu trích dẫn này. Bởi thế, các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng đây là một kiểu chơi chữ ám chỉ “gốc Jesse” (Is 11:1), nguồn gốc theo gia phả trần gian của Chúa Giêsu. Nhưng biết chắc một điều Nazarét là một nơi vô danh tiểu tốt ở Xứ Galilêa, không phải là một địa danh nổi tiếng ở Thánh Địa, như Giêrusalem, hay một nơi nào khác ở Xứ Giuđêa thuộc miền nam Nước Do Thái, nơi xuất hiện tất cả các vị tiên tri cũng như các nhân vật nổi tiếng trong dân (x Jn 7:52). Đó là lư do Nathanaen, người được Philiphê rủ đến gặp Giêsu Nazarét, ông liền đặt vấn đề tiếng tăm của địa dư này cũng như của nhân vật xuất hiện ở địa danh ấy: “Ở Nazarét có ǵ hay đâu?” (Jn 246). Và cũng chính ở Nazarét này, bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm đă tŕnh thuật cho biết dân chúng đă coi thường và hoàn toàn phủ nhận nhân vật Giêsu của họ (x Mt 13:54-58; Mk 6:1-6), thậm chí t́m cách sát hại Người (x. Lk 4:16-30).

 

Phải chăng, theo ư định thần linh, là một Đấng Thiên Sai sinh trong chuồng ḅ, nằm trong máng cỏ, sau này chết trần trụi trên thập giá, cũng cần phải sinh trưởng ở một nơi thầm kín không ai biết đến? Thật vậy, việc Thánh Gia cư ngụ tại Nazarét là do ư định thần linh, một ư định đă tỏ cho vị gia trưởng Giuse trong giấc ngủ (x Mt 2:22), khi Thánh Gia đă trở về Thánh Địa và đang bối rối trong việc t́m nơi cư trú trước tin con của vị quận vương lùng giết hài nhi Giêsu trước đây đang cai trị xứ Giuđêa. Theo mạch văn của Thánh Kư Mathêu tŕnh thuật về biến cố hồi hương của Thánh Gia (2:19-23) th́ h́nh như Thánh Giuse tính định cư ở Xứ Giuđêa.

 

Thế nhưng, nếu Lời Nhập Thể là “ánh sáng thật soi chiếu mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9), th́ như ngày lên đêm xuống thế nào, ánh sáng cũng phải bừng lên từ trong tăm tối như vậy. Đó là lư do Lời Nhập Thể, Đấng đến không phải để cho kẻ lành mạnh, mà là kẻ yếu đau (x Mt 9:12), đă không bừng lên từ những nơi vốn tiếng tăm sáng láng như Giêrusalem hay Xứ Giuđêa, mà là từ Xứ Galilêa. Có thế, Người mới hoàn trọn lời Kinh Thánh được Thánh Kư Mathêu trích dẫn: “Đất Zebulun, đất Naphtali dọc theo biển bên kia sông Dược Đăng thuộc Xứ Galilêa dân ngoại, một dân sống trong tăm tối đă thấy ánh sáng cả thể. Ánh sáng đă bừng lên trên những ai sống ở một mảnh đất u minh sự chết” (Mt 4:15-16; Is 9:1). Và theo Thánh Kư Mathêu, ánh sáng bừng lên từ Xứ Galilêa chẳng những cho riêng dân tộc Do Thái mà c̣n cho chung cả nhân loại nữa. Ở chỗ, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, Chúa Kitô đă bảo các môn đệ đến gặp Người ở xứ này (x Mt 29:8-10), và cũng tại nơi đây, các vị đă nhận được lệnh truyền Người sai phái các vị đi thâu tuyển môn đồ khắp mọi dân nước (x Mt 28:19).

 

Nếu ánh sáng thế gian đă được chiếu tỏa từ Xứ Galilêa Do Thái th́ sự kiện “con trẻ lớn lên về tầm vóc và sức lực, đầy khôn ngoan, và ân sủng Chúa ở cùng Người” được Thánh Kư Luca ghi nhận trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Thánh Gia tuần này cho thấy một thứ ánh sáng đang từ từ hiện lên, hiện lên từ vùng trời Nazarét, đúng hơn từ chân trời Thánh Gia Nazarét.

 

Có hai lễ trọng trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh là Lễ Thánh Gia là lễ thường được Giáo Hội cử hành vào Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, và Lễ Mẹ Thiên Chúa là Lễ Trọng buộc kêát thúc Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. Không phải Công Đồng Chung Vaticanô II, trong việc canh tân phụng vụ thánh từ cuối thập niên 1960, đă vô t́nh thực hiện việc sắp xếp lại các lễ như vậy. Thế nhưng, đâu là ư nghĩa của mối liên hệ chặt chẽ bất khả phân ly giữa 3 lễ trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh được Giáo Hội sắp xếp thứ tự như thế, từ Lễ Chúa Giáng Sinh đến Lễ Thánh Gia Thất rồi kết ở Lễ Mẹ Thiên Chúa? Nếu không phải Giáo Hội tỏ ra niềm xác tín của ḿnh về Mầu Nhiệm Nhập Thể và muốn nói lên rằng Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô Giáng Sinh qua một gia đ́nh như cửa ngơ vào trần gian của Người, và bởi một con người duy nhất là Trinh Nữ Maria, vị Trinh Nữ đă không hề biết đến nam nhân và đă thụ thai cùng hạ sinh một Con Trai bởi quyền phép Thánh Thần mà thôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL