Số 74 Ngày
13.12.2008
Chúa
Nhật Thứ Hai Mùa Vọng
Mục
lục
CHỨNG NHÂN
TUYỆT VỜI
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.
Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để
mọi người nhờ ông mà tin.
Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến
để làm chứng về ánh sáng. (Gn.1:6)
***
Bạn
thân mến! Lẽ sống của Gioan là làm chứng. Cuộc đời của Gioan là cuộc đời làm
chứng, v́ Ông được sai đến để làm chứng. Ông là nhân chứng đầu tiên và cũng là
nhân chứng tuyệt vời nhất của Đức Giêsu. Gioan không làm chứng cho ḿnh hay về
ḿnh, bởi lẽ ông không phải là Ánh Sáng nhưng chỉ là ngọn đèn (Ga.5:35). Ông làm
chứng để giúp mọi người tin vào Ánh Sáng thật là Đức Kitô.
Thời
gian ấy, sau khi nhiều người tuốn đến chịu phép rửa, tiếng tăm của Gioan trở nên
lừng lẫy. Các nhà lănh đạo tôn giáo đă sai đến một nhóm người để t́m hiểu con
người của ông.
Khi
được hỏi lần thứ nhất: Ông là ai ? Gioan đă đưa ra ba câu trả lời phủ định: "Tôi
không phải là Đức Kitô" - "Không phải" - "Không". Những tiếng không dứt khoát và
trung thực. Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông. Ông chẳng phải
là một Êlia tái giáng hay một vị Ngôn Sứ phi thường như Môsê. Gioan chỉ sợ người
ta đánh giá quá cao về ḿnh khiến Đấng ông giới thiệu bị che khuất.
Lần
thứ hai được hỏi: Ông là ai ? Gioan đă định nghĩa ḿnh là một tiếng hô trong
hoang địa, là lời mời gọi con người sửa đường cho Đức Kitô. Ông biết rơ ḿnh là
người đến trước nhưng vị đến sau lại có trước ông và trổi vượt hơn ông ngàn
trùng (Ga.1:30). "Tôi không đáng cởi quai dép cho Người." Ông nhận ḿnh
không xứng đáng làm đầy tớ cho Đức Kitô. Gioan tự xóa ḿnh trước Đức Kitô. Ông
chẳng sợ mất uy tín trước bao người ngưỡng mộ. Ông nh́n nhận phép rửa của ông
chỉ nhằm chuẩn bị cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần. Gioan không ngần
ngại giới thiệu môn đệ của ḿnh đi theo Đức Giêsu, và ông b́nh an và vui mừng
khi người ta đổ xô đến với Ngài để chịu phép rửa (Ga.3:26).
Gioan
không t́m ḿnh, ông vượt lên trên cái ṿng danh lợi. Có ai siêu thoát như Gioan
không? Ông từ bỏ mọi sự trong niềm vui hồn nhiên. Ông hạnh phúc v́ ḿnh đă hoàn
thành sứ mạng. "Người phải lớn lên, c̣n tôi phải nhỏ lại" (Ga.3:30). Sự
khiêm hạ đă làm cho lời chứng của Gioan đáng tin tưởng hơn.
Gioan không chỉ là một người
chứng. Ông c̣n là người dọn đường. Ông đă đóng vai tṛ người dọn đường cách
tuyệt vời nhất. Cả cuộc đời ông là một lời kêu gọi. Tiếng kêu vang lên ngay từ
khi c̣n trong bụng mẹ để hướng ḷng con người lên cùng Thiên Chúa. Tiếng kêu lớn
dần qua cuộc sống từ bỏ, để nhắc nhở con người hăy canh tân dọn đường cho Chúa
đến. Tiếng kêu càng cấp bách hơn bằng chính cái chết của ông, hầu thức tỉnh con
người mau mau sám hối trở về.
Thời nào Thiên Chúa cũng cần
có những người dọn đường, những Gioan thời đại dám vang lên tiếng kêu để thức
tỉnh nhân loại, để chỉ dạy cho con người nhận ra Ơn Cứu Độ. Dọn đường là lội
ngược ḍng, là chấp nhận bị thua thiệt, bị khước từ. Người dọn đường không chọn
lối sống lập dị, nhưng dám sống một cách khác thường trong chính cuộc sống b́nh
thường của ḿnh.
"Có
một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết."(Gn.1:26) Hôm nay Đức
Giêsu vẫn c̣n là Đấng xa lạ với nhiều người. Con người vẫn khắc khoải đi t́m
những nẻo đường cứu độ, trong khi Đấng Cứu Độ đă đến từ 2000 năm trước. Xin mời
bạn cùng với tôi, chúng ta hăy xin được làm người chứng như Gioan, để giới thiệu
cho bạn bè Đấng Cứu Độ mà họ đang t́m kiếm. Và cũng xin được làm người dọn
đường như Gioan, để vang lên tiếng kêu mời làm thức tỉnh con người, để con người
nhận ra Ơn Cứu Độ đến từ trời cao.
(Trích từ R. Veritas)
***
Chỉ mong tôi chẳng c̣n ǵ,
nhờ thế Người là tất cả của đời tôi.
Chỉ mong ư muốn trong tôi chẳng c̣n ǵ,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người t́nh yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng c̣n ǵ,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng c̣n ǵ,
nhờ đó tôi gắn bó với ư muốn của Người
và thực hiện ư Người trong suốt đời tôi.
(R. Tagore)
Ngọc
Nga sưu tầm
Mục Lục
Ánh Sáng
trong cuộc đời
"Ánh sáng
của các con phải chiếu dọi trước mặt mọi người. Họ sẽ thấy các việc thiện lành
của các con mà ca ngợi Cha các con ở trên trời".
Câu Thánh
Kinh này do chính Chúa Giêsu dạy, nhưng người tin Chúa nhiều khi biết mà không
thực hành. Nhiều người tin Chúa nhưng dường như lúc nào cũng có những vật cản
làm cho người khác không sao thấy ánh sáng nơi ḿnh được.
Một tín hữu
khi gặp một người làm việc trong một xí nghiệp, nói về Chúa cho người ấy nghe và
cố thuyết phục người ấy tin Chúa. Người này nhất định không chịu tin. Sau cùng
ông ta nói:
"Tôi có lư
do riêng để giữ lập trường của tôi, v́ trong xí nghiệp này, tôi biết một người
tín hữu. Nhưng việc làm hằng ngày của anh ta không chứng minh ḷng tin của anh
ta. Chẳng hạn như anh ấy lúc nào cũng đi trễ, về sớm, làm việc không chăm chỉ và
hay nói truyện làm mất th́ giờ. Khi nào bị khiển trách, đă
không nhận lỗi mà c̣n có thái độ bực tức nữa.
Nếu tôi tin Chúa như anh ta th́ tôi không muốn".
Như thế là
v́ không chân thật và không chăm chỉ mà người tín hữu này làm lu mờ ánh sáng của
Chúa trong anh ta.
Một trường
hợp khác cũng làm lu mờ ánh sáng của Chúa v́ ta không tin Chúa, mà thường ta
không nghĩ ra.
Một bà mẹ
khi gặp đứa con trai đă lớn tuổi, thường hay trách con là không tin Chúa cẩn
thận và không chịu đi nhà thờ. Một lần nọ sau khi nghe mẹ nói một bài dài về kết
quả tốt khi tin Chúa, người con chậm răi trả lời:
"Thưa mẹ,
con thấy mẹ lúc nào dường như cũng rất khiếp sợ Chúa
trừng phạt. Mẹ lại hay hốt hoảng khi nghe những việc rất thường xảy ra.
Mẹ sợ bị tai nạn, bệnh tật và sợ chết nữa. Con có cảm tưởng là tin Chúa như mẹ
thật không có ích lợi ǵ, v́ người không tin Chúa c̣n b́nh tĩnh hơn mẹ. Mẹ muốn
con tin Chúa. Nhưng nếu con tin Chúa mà vẫn không thấy an b́nh, cứ lo lắng như
mẹ, th́ con thật không muốn".
Một trường
hợp thứ ba cũng làm lu mờ ánh sáng của Chúa:
Một bà cụ
tin Chúa từ khi sinh ra. Lúc lớn lên, cụ rất thích nói về Chúa cho bất cứ ai cụ
gặp. Một hôm nghe cụ đau yếu, một bà bạn không tin Chúa đến thăm. Bà ấy vừa hỏi
thăm th́ bà cụ đă nói không ngớt: nào là đau làm sao, mất ngủ làm sao, ăn uống
như thế nào. Cụ than mệt mỏi, đau yếu quá chừng. Nhưng sau đó cụ làm chứng cho
bà bạn về Chúa. Bà ấy chỉ vâng, dạ cho qua rồi ra về.
Vài ngày sau,
gặp một người cháu tin Chúa, bà phê b́nh:
"Bà cụ ấy
tin Chúa ǵ mà gặp bác là than quá chừng. Tưởng tin Chúa làm sao, chứ tin Chúa
mà khi đau yếu, bệnh tật lại cứ than thở như
thế, bác chẳng tin làm ǵ".
*
* *
Những mẩu
truyện kể trên chỉ cốt cho ta thấy rằng: Nếu tin Chúa mà không sống thật như
người có Chúa, th́ ánh sáng trong ta chỉ là bóng tối,
và người đời không thể nào thấy ánh sáng đó được.
R. Veritas
Ngọc Nga sưu tầm
Mục
Lục
THƯ GỬI
GIÁNG SINH
Như các con biết đó, ngày sinh nhật của Ta sắp kề. Mỗi năm đều có cuộc vui mừng
để nhớ đến ta và Ta nghĩ năm nay cũng vậy thôi. Trong thời gian này có rất nhiều
người đi sắm quà cáp, có rất nhiều đài radio, quảng cáo TV và khắp các nẻo trên
thế giới mọi người đều nhắc nhở bàn tán là ngày sinh nhật của Ta đă gần kề.
Ta thấy rất là tốt khi biết được ít ra một năm một lần cũng có người nghĩ đến
Ta. Như con đă biết mừng sinh nhật Ta bắt đầu từ lâu lắm rồi. Ban đầu th́ người
ta c̣n hiểu được và biết ơn đối với tất cả những ǵ Ta đă làm cho họ, nhưng vào
thời gian này, th́ họ hầu như không c̣n biết mục đích của niềm vui mừng này nữa
rồi. Gia đ́nh và bạn bè đến với nhau rất vui vẻ, nhưng họ không biết ư nghĩa của
cuộc vui nữa rồi.
Ta c̣n nhớ năm ngoái đă có một bữa tiệc rất thịnh soạn để mừng Ta. Bàn ăn th́
đầy ắp các đồ ăn thật ngon miệng, nào là bánh nướng, trái cây, hạt dẻ và
chocolate. Họ bày biện trang hoàng thật đẹp mắt và có thật nhiều và rất nhiều
các món quà gói ghém đẹp lộng lẫy. Nhưng con có biết không?
Ta không được mời. Ta là khách quan trọng nhất nhưng
họ lại quên không gởi thiệp mời Ta tới.
Buổi tiệc là để mừng Ta, nhưng tới ngày vĩ đại đó, Ta
bị bỏ rơi ở ngoài. Họ đóng cửa vào mặt Ta... mà Ta th́ muốn vào với họ và
chung bàn với họ. Thật ra Ta không lạ ǵ v́ trong những năm vừa qua rất nhiều
người đă đóng cửa bỏ mặc Ta. V́ không được mời nên Ta đă yên lặng tự tham dự vào
bữa tiệc của họ. Ta đă vào và chọn một góc tường quan sát. Mọi người đều ăn
uống; có một số người say túy lúy, kể chuyện tếu lâm và cười rũ rượi về bất cứ
cái ǵ. Họ rất vui vẻ với nhau. Và trên hết nữa có một ông ǵa thật mập mặc đồ
đỏ với cặp râu trắng phêu đă bước vào và kêu to "Ho Ho Ho" Ông đó cũng say mèm.
Ông ta ngồi trên ghế sô-fa và các trẻ nhỏ chạy đến với ông nói: "Ông già Noel,
Ông ǵa Noel" như thể là bữa tiệc này là để mừng ông vậy! Ngay đúng 12g sáng th́
mọi người ôm nhau chúc mừng. Ta đă dang tay ra để chờ được ôm nhưng con có biết
không, không một ai ôm Ta hết. Sau đó họ bắt đầu phát quà cho nhau. Họ nóng ḷng
náo nức mở từng món quà một. Khi họ đă mở hết các món quà, Ta đă nh́n coi xem
may ra họ có dành một món quà nào cho Ta chăng? Con nghĩ thế nào nếu trong ngày
sinh nhật của con mà mọi người trao đổi quà với nhau nhưng con th́ lại không
được một món nào? Lúc đó Ta đă hiểu ra được sự thừa thăi của ḿnh và Ta đă lẳng
lặng rời khỏi cuộc vui đó. Mỗi năm th́ lại càng tệ bạc hơn. Mọi người chỉ biết
ăn uống nhậu nhẹt, quà cáp, tiệc tùng với nhau mà
không c̣n ai nhớ đến Ta hết.
Ta muốn mùa Giáng Sinh năm nay con hăy để cho Ta vào trong cuộc sống của con. Ta
muốn con phải ư thức được rằng hơn 2000 năm trước Ta đă đến thế gian này để mang
lại sự sống cho con, trên cây thập tự, để cứu độ con.
Ngày nay Ta muốn con phải tin điều này với tất cả trái tim của con. Ta muốn chia
sẻ với con điều này, v́ người ta không mời Ta đến dự tiệc của họ th́ Ta sẽ có
bữa tiệc riêng, một bữa tiệc thật long trọng mà không ai có thể tưởng tượng được,
một bữa tiệc rất ư là ngoạn mục! Ta vẫn c̣n đang sửa soạn những chi tiết cuối
cùng. Hôm nay đây, Ta đang gởi rất nhiều thiệp mời - hàng tỷ thiệp mời - không
trừ ai. Tất nhiên con cũng có một tấm thiệp. Ta cho con biết, nếu con muốn tham
dự bữa tiệc của Ta th́ Ta sẽ dành chỗ cho con và viết tên con xuống trong sổ
khách vĩ đại của Ta bằng chữ vàng. Chỉ những ai có tên trong sổ khách này mới
được mời vào dự bữa tiệc mà thôi. Những ai không phúc đáp thiệp mời sẽ bị bỏ
ngoài ŕa.
Con biết phúc đáp thiệp mời của Ta bằng cách nào không? Bằng cách hăy
mở rộng ḷng ra để nhận Ta vào trong tâm hồn ḿnh
và mở rộng c̣ng tay để đón nhận những người
chung quanh kém may mắn hơn con..... Ta sẽ chờ đợi tất cả các con tham dự
bữa tiệc của Ta năm nay. Mong sẽ gặp con ...
***
Thương con nhiều.
Giêsu Của Con
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
Hăy Phó Thác,
và Hăy Để Cho Chúa
Hôm nay tôi phó thác, và tôi để cho Chúa
điều khiển và hướng dẫn suốt cả cuộc đời tôi.
Vào lúc này, trong những góc tối đen của tâm hồn tôi,
Ánh sáng của Ngài đang bắt đầu chiếu sáng.
Tất cả những ưu tư và lo lắng
mà tôi mang theo từ lâu trong đời
Ngài đă cất khỏi gánh nặng của tôi,
và đă đổ tràn t́nh yêu trong ḷng tôi.
Những rắc rối đă đè nặng trên thân tôi
nay bổng nhiên trở thành nhẹ nhơm
và việc xảy đến là, bắt đầu từ hôm nay
tôi biết tôi có thể làm được tất cả
Nếu bạn thấy đang gặp rắc rối,
Hăy phó thác và hăy để cho Chúa
Điều khiển và hướng dẫn cuộc đời của bạn,
và cho dù cuộc đời có bao nhiêu tăm tối
Ánh sáng của Ngài cũng sẽ chiếu sáng xuyên thâu.
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
VAI TR̉ CỦA
MỖI NGƯỜI
Có một dạo, đâu đâu ở Việt Nam cũng nghe người ta bàn
tán về bộ phim "Người giàu cũng khóc". Sự thành công của nữ diễn viên Vérônica
Castron, người thủ vai Mari Anna trong bộ phim.
Từ khắp thế giới, mỗi ngày Vérônica được không biết
bao nhiêu thư khen tặng của khán thính giả. Nhưng có một sự kiện đáng suy nghĩ
là càng đề cao Vérônica người ta càng lăng quên những tài năng của những vai phụ
khác như ông bố Albertô, chàng Luy, linh mục nhân hậu, và nhất là người thủ vai
Ester. Giá trị của bộ phim và tài năng của Vérônica nổi lên hẳn là phải nhờ sự
đóng góp vô cùng xuất sắc của vai Ester. Ngựi đàn bà đóng vai Ester đă lột bỏ
tất cả được tính độc ác kênh kiệu đầy ham hố và thủ đoạn của con người đến độ
khán giả đă quên hẳn tên thật của diễn viên để đồng hóa cô với một Ester hoàn
toàn độc ác và đáng ghét, đáng ghét đến độ khi người đóng vai Ester xuất hiện
trong chương tŕnh ca nhạc, khán giả cũng la ó tẩy chay.
Quả thực, người ta đă nắm phần hào quang chói lói của
một Vérônica để quên bẵng đi người đóng vai Ester. Đời là thế đó! Thi hào Tagore
đă nhắc nhở chúng ta bằng câu thơ bất hủ "Ngọn đèn sáng tỏ đừng quên giá đèn
nhẫn nại trong bóng tối".
***
Chuyện phim "Người giàu cũng khóc" gợi lại một mẫu
chuyện thật ư nghĩa. Sau một buổi liên hoan tất niên, một bé gái về khoe với mẹ
sự đóng góp của em trong buổi văn nghệ. Bà hỏi đâu là vai tṛ của em trong buổi
tŕnh diễn. Em bé đă hồn nhiên giải thích:
- Thưa mẹ, con đă vỗ tay, vỗ tay trong một buổi tŕnh
diễn cũng là một việc quan trọng, không có tiếng vỗ tay của khán giả th́ hẳn
buổi tŕnh diễn sẽ trở nên buồn tẻ mất hào hứng.
Cuộc đời là một sân khấu xem ra ai cũng đóng vai
trong đó và vai tṛ nào cũng quan trọng, không có tiếng vỗ tay, buổi tŕnh diễn
sẽ tẻ nhạt, không có gă kéo màn, vỡ kịch sẽ trở thành trơ trẽn.
Thiên Chúa dành cho mỗi người một chỗ đứng trong
chương tŕnh của Ngài và hẳn chỗ đứng nào cũng quan trọng. Chân lư này đă được
sáng tỏ trong chính mầu nhiệm nhập thể. Khi nhập thể làm người Thiên Chúa đă
không sinh ra như một ông vua con hay trong một gia đ́nh quyền quư giàu sang.
Ngài lại chọn sinh ra như một người nghèo hèn. Qua chọn lựa ấy, Ngài muốn nói
với chúng ta rằng: Mỗi một người sinh ra trên cơi đời này, giàu sang hay bần
cùng, thông minh hay đần độn, khỏe mạnh hay tật nguyền,
mỗi người đều là một giá trị độc nhất vô nhị
th́ mỗi người đều có một vai tṛ quan trọng để nắm
giữ trong cuộc đời này. Thiên Chúa không nh́n bằng ánh mắt phân biệt đối xử như
loài người. Dưới ánh mắt của Ngài, mỗi người
đều có một chỗ đứng trong trái tim của Ngài.
Mùa vọng là trường dạy tỉnh thức điều đó có nghĩa là
phải tập đi vào cái nh́n của Thiên Chúa. Nh́n bằng cái nh́n của Thiên Chúa vào
chính bản thân để chấp nhận chính ḿnh, để biết đón nhận từng phút giây của cuộc
sống như ân ban của Chúa để luôn sống tâm t́nh tri ân và phó thác. Nh́n bằng cái
nh́n của Thiên Chúa vào mỗi một tha nhân để nhận ra giá trị cao cả và đáng yêu
của mọi người, để biết tiếp nhận mọi người như một lời mời gọi sống yêu thương
hơn, quảng đại hơn.
***
Lạy Chúa, xin thắp sáng lên trong chúng con ánh
sáng t́nh yêu của Chúa để chúng con có đôi mắt chiêm niệm, tri ân cảm mến trước
mọi sự Chúa đang thực hiện trong chúng con. Xin cho đôi mắt chúng con luôn tỉnh
thức để nhận ra dấu ấn t́nh yêu của Chúa trong chúng con cũng như trong từng
người anh chị em chúng con. Amen.
R. Veritas
Ngọc Nga
sưu tầm
Mục Lục
VUI LÊN! HĂY
VUI LÊN!
Trần
Mỹ Duyệt
Vui lên!
Hăy vui lên! Tại sao Thánh Phaolô lại hô hào giáo đoàn Thêsilônica phải vui lên?
Tại v́ những người nay mang một triết lư sống bi quan. Hay tại v́ họ cảm thấy có
những khó khăn về mặt kinh tế, chính trị, và xă hội khiến họ cảm thấy chán
chường, buông xuôi.
Nếu vậy
th́ họ cần phải học hỏi nếp sống của thời đại chúng ta, v́ trong thế giới hôm
nay với bao nhiêu tṛ tiêu khiển được mời gọi, rao bán, và phổ biến rộng răi
trên báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền h́nh, hoặc các màn điện toán. Những
thứ được phép, công khai cũng như những thứ lén lút, dấu đút và bị ngăn cấm.
Những tṛ giải trí, vui chơi cho người lớn cũng như những tṛ giải trí, vui chơi
cho trẻ em. Các ṣng bài mở cửa ngày đêm, quanh năm, suốt tháng. Những băi biển
khiêu gợi thu hút hàng triệu khách văng lai. Nhiều hộp đêm, tiệm nhẩy, các nhà
hàng hoạt động tấp nập. Người ta vẫn vui vẻ dựng vợ, gả chồng. Một lần, hai lần,
có khi đến ba hoặc bốn lần. Lấy người này, bỏ người kia, lấy đi rồi lấy lại. Như
vậy, nếu nh́n về quá khứ và nghe Phaolô nói với dân Thêsalonica: “Hăy vui lên”
(1 Thes 5:16), hẳn là phải thương hại cho họ. Căn cứ vào cái ồn ào, hào nhoáng
của thế giới như hiện nay, ai dám bảo con người ngày nay không vui, thiếu vui,
và thiếu phương tiện để vui. Đúng ra chỉ có những kẻ thiếu tiền, thiếu sức khỏe,
thiếu thời giờ để “hưởng”, để “ăn chơi” thôi, chứ thiếu ǵ thú vui, thiếu ǵ chỗ
giải trí mà cần phải đề cập đến chuyện vui, hoặc nghe Thánh Phaolô nhắc nhở phải
vui.
Nhưng
điều mà Thánh Phaolô đă nói lại là những ǵ con người thời nay phải lưu ư. Trong
bóng ma của nền văn hóa sự chết hôm nay, con người rất cần phải nghe và hiểu cái
“vui” mà Thánh Phaolô đă đề cập đến. Đó là niềm vui, hạnh phúc của tâm hồn. Một
thứ b́nh an và vui vẻ mà các thiên thần trong đêm Chúa Cứu Thế giáng trần đă
chúc cho con người: “B́nh an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14). Thứ b́nh
an mà những hào nhoáng, những nhộn nhịp, ồn ào như chúng ta đang thấy không thay
thế được. V́ thế, Thánh Phaolô đă thêm: “Hăy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi
sự hăy tạ ơn Thiên Chúa” (1 Thes 5:17-18).
Cầu
nguyện không ngừng và tạ ơn Chúa trong mọi sự. Đó là điều mà Thánh Phaolô đă nói
với các tín hữu thời Ngài. Và đó cũng là điều mà Giáo Hội dùng để nhắc nhở với
chúng ta trong Chúa Nhật III Mùa Vọng. Chúa đến. Một biến cố mà qua đó, Thiên
Chúa Ngôi Con đă ḥa ḿnh đến giữa nhân loại. Chia sẻ và đồng hành với nhân loại
trên đường về trời. Ngài là Emmanuel. Ngài đă đến để mang lại ơn cứu độ cho
nhân lọai. Và đó là miền vui lớn, niềm vui mà Thánh Phaolô sợ mọi người quên nên
phải nhắc nhở. Niềm vui mà Giáo Hội muốn chúng ta nhớ đến để chuẩn bị ḷng trí
đón mừng và giữ lấy.
Gioan
Tiền Hô cũng đă xác nhận và cho biết về hạnh phúc, niềm vui, và sự b́nh an này.
Qua vai tṛ và hành động của ông, người Do Thái đương thời đă tưởng nhầm ông là
chính niềm vui phải đến ấy. Là ánh sáng cần thiết soi dẫn con người vượt qua
bóng đêm tử thần ấy. Là Đức Kitô muôn dân mong đợi ấy. Nhưng ông đă cho họ biết
ông không phải. Chính ông cũng là người đang mong đợi, đang trông chờ niềm vui
và sự b́nh an này, và Đấng đang đến khiến ông không đáng cởi dây giầy của Ngài.
Bài học
Gioan Tiền Hô, và sự lầm lẫn của người Do Thái dẫn chúng ta đi sâu hơn vào ư
nghĩa của lời Thánh Phaolô Tông Đồ là chúng ta phải vui lên, nhưng là niềm vui
trong Chúa. Niềm vui này rất quí giá và khó kiếm t́m, nhiều lúc tưởng như ḿnh
đă thấy, đă chiếm hữu được nhưng thực ra đó chỉ là bóng dáng của b́nh an, bóng
dáng của hạnh phúc., như người Do Thái đă tưởng họ thấy và có Đấng Thiên Sai ở
bên ḿnh là Gioan Tiền Hô. Thực tế, Gioan Tiền Hô chỉ là người không đáng cởi
dây giầy cho Đấng Thiên Sai. Nhiều lần chúng ta cũng tưởng như đă có Chúa, đă
chiếm được Ngài, nhưng thực tế lại chỉ là những mơ ước hăo huyền, những mơn trớn
của giác quan và của ḷng kiêu căng tự phụ. Ta vẫn chưa chiếm hữu, chưa hiểu và
chưa thấy Chúa thật. Và đó là lư do tại sao Giáo Hội muốn chúng ta phải luôn sẵn
sàng, luôn chuẩn bị, và đợi chờ.
Nhưng
Chúa đến ở đâu và bao giờ? Hơn 2000 năm trước, Chúa đến qua h́nh hài một trẻ thơ.
Sinh ra tại đồng quê Bêlêm, giữa một đêm đông lạnh giá. Nhưng hôm nay và trong ư
nghĩa cứu độ, Thánh Phaolô lại cho chúng ta thấy Ngài đến với chúng ta mỗi ngày,
trong mọi hoàn cảnh, và ở bên ta suốt trong cuộc sống.: “Hăy cầu nguyện không
ngừng. Và trong mọi sự anh em hăy tạ ơn Thiên Chúa.” Ư nghĩa thần học này cần
thiết để con người t́m được ư nghĩa thật của niềm vui. Nó nằm ở chỗ con người
biết khám phá ra Chúa trong mọi sự, và biết ḥa đồng với nhận thức này bằng lời
cầu xin và cảm tạ. Nó cũng phản ảnh tư tưởng mà Isaia đă nói hơn 500 năm trước
ngày Chúa xuống trần. Qua cái nh́n xuyên thấu không gian và thời gian, Isaia đă
gọi Ngài là “Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Hăy vui
lên. Hăy cầu nguyện không ngừng. Hăy cảm tạ Chúa trong mọi sự. Đó là cốt lơi
hạnh phúc của đời người. Đó là ư nghĩa sống động của hành động con người khám
phá và t́m gặp Thiên Chúa. Và đó cũng là ư định của Ngài khi xuống với con người
từ nơi cao thẳm. Ngài th́ ḥa ḿnh và ở cùng con người. Phần con người th́ khám
phá ra Ngài, và đón nhận Ngài trong chính cuộc sống của ḿnh. Và một khi con
người t́m gặp Thiên Chúa, và có Ngài ở trong đời, lúc đó con người sẽ có niềm
vui và hạnh phúc.
Hăy vui
lên. Hăy quên đi những thử thách, đắng đót và đau khổ cuộc đời. Hăy làm cho cuộc
đời thêm giá trị và hạnh phúc bằng cách vui vẻ và t́m gặp Chúa trong cuộc sống.
Bằng cách làm tṛn ư định của Ngài nơi mỗi cuộc đời. Và bằng cách biết cảm tạ
Ngài với tấm ḷng biết ơn mọi ơn lành, mọi thử thách, và mọi đắng cay cuộc đời.
V́ dù là vui hay buồn. Dù là thất bại hay thành công. Dù giầu hay nghèo. Dù bệnh
tật hay khỏe mạnh. Và ngay cả dù khi ta đau yếu, tật bệnh về tâm linh. Tất cả
hăy đem chúng ḥa với t́nh yêu, lời cảm tạ, và biết ơn Thiên Chúa, v́ tin rằng
tất cả những thứ đó cần thiết để chúng ta sống b́nh an, sống tin tưởng với chính
ḿnh, với than nhân, và với chính Đấng đă đến để ở giữa chúng ta và v́ chúng ta.
Hăy vui lên. Hăy vui lên trong Chúa.
Mục Lục
NIỀM VUI
TRONG CHÚA
(Chúa Nhật III, Mùa Vọng, Năm B)
____________________________________________________________
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
Chúa
Nhật III Mùa Vọng thường được gọi là ‘Chúa Nhật Hăy Vui lên’
‘Gaudete’ (tiếng Latinh), ‘Rejoice’ (tiếng Anh). Ngay trong câu đầu Ca Nhập Lễ
là lời mời gọi của Thánh Phaolô: “Anh em hăy vui lên trong Chúa! Tôi nhắc lại:
Anh em hăy vui lên, v́ Chúa đă gần đến!” (Phil. 4,4.5).
Bài Đọc I
(Isaia 61, 1-2;10-11): Tiên tri Isaia nói đến “Niềm vui của Đấng được xức Dầu
Thánh và được sai đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau
khổ… Và tôi hớn hở vui mừng trong Chúa v́ Người đă mặc cho tôi niềm vui ơn cứu
độ và sự công chính!”
Bài Đọc
II (1 Thess. 5, 16-24): Thánh Phaolô mời gọi chúng ta, các tín hữu của Chúa “Hăy
vui luôn trong Chúa với tâm hồn cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa … Tránh xa sự dữ
dưới mọi h́nh thức, và sống vẹn toàn chờ đón Chúa đến…”
Bài Phúc
Âm (Gioan 1, 6-8; 19-28) nói đến vai tṛ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài khiêm tốn
xác nhận Ngài không phải là Elia, cũng không phải là Tiên Tri, cũng không phải
là Đấng Kitô, nhưng Ngài được sai đến là để làm chứng cho Ánh Sáng, cho Đấng
Kitô. Ngài ban Phép Rửa Thống Hối để dọn ḷng dân chúng sám hối lỗi lầm trở về
với Chúa là Đấng Cứu Độ.
Trước
t́nh trạng của thế giới hôm nay: nào là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngay cả
tại Hoa Kỳ; các cuộc khủng bố vẫn xảy ra tàn khốc, như ở Mumbai (Ấn Độ) từ ngày
26/11/08 kéo dài măi đến ngày 29/11/08, gây kinh hoàng cho cả thế giới; những
cuộc nổ bom tự sát ở Iraq, những biến động chính trị ở Thái Lan, cuộc chiến ở
Congo, ở Nigeria; cảnh băo lụt khủng khiếp vừa qua ở Việt Nam cùng với bao lo
lắng người dân Việt phải hứng chịu, nhất là ở Thái Hà (Hà Đông)…Vậy làm sao
chúng ta có thể vui được?
Tuy
nhiên, Thánh Phaolô vẫn kêu gọi tín hữu của Chúa: “Hăy vui lên trong Chúa!” và
Ngài c̣n nhấn mạnh: “Tôi nhắc lại: Anh em hăy vui lên trong Chúa!” (Phil. 4,4).
Trong lá thư gởi tín hữu Thexalonica Ngài cũng kêu gọi: “Anh em thân mến, anh em
hăy vui mừng luôn…” (1 Th. 5,16). Khi Thánh Phaolô kêu gọi như vậy, không phải
là lúc Ngài cũng như các tín hữu lúc đó đang gặp mọi sự tốt đẹp. Trái lại, khi
viết như vậy th́ chính Ngài đang phải sống trong ‘xiềng xích, tù tội’ trên đường
bị giải nộp về Rôma , và trong ḷng Ngài cũng đang mang nặng bao nỗi âu lo cho
Cộng đoàn Dân Chúa (Phil. 1,12…). Trong một đoạn khác, Ngài c̣n cho ta thấy: “Nếu
tôi phải đổ máu ra hợp làm một với hy lễ anh em lấy đức tin mà
dâng lên Chúa, th́ tôi vui mừng và cùng chia sẻ niềm
vui với tất cả anh em. Anh em cũng vậy, anh em hăy vui lên và cùng chia
sẻ niềm vui với tôi” (Phil. 2,18).
Thế giới
chúng ta đang sống, mọi nơi mọi thời đều có chiến tranh, loạn lạc, những tai
ương, những khốn khó. Nếu là những người vô thần, th́ chúng ta thực đáng bi quan,
chán nản. Nhưng chúng ta là những tín hữu của Chúa, th́ dù trong hoàn cảnh nào,
chúng ta cũng phó thác nơi Chúa. Đó là niềm vui trong Chúa là
Cha chúng ta. Chúng ta vẫn phải chia sẻ những khổ đau của anh chị em chúng ta,
như Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Hăy vui với người vui, khóc với người khóc!”
Nhưng chúng ta không chán nản, thất vọng ; trái lại luôn vui trong niềm vui phó
thác của con cái Chúa. Đó là niềm vui siêu nhiên mà chỉ có những tâm hồn biết sống
kết hợp với Chúa và biết sống yêu thương nhau mới có thể cảm nghiệm được. Niềm
vui trong Chúa sẽ giúp chúng ta can đảm chịu đựng mọi thử thách, mọi khổ đau, bệnh
tật, kể cả trong hoàn cảnh bị ‘xiềng xích, tù tội’ như Thánh Phaolô (đặc biệt
chúng ta đang sống trong Năm Thánh kỷ niệm sinh nhật 2000 của Thánh Phaolô).
Với tinh thần đó, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được những tâm
t́nh của Mẹ Maria, khi chúng ta hát ‘Bài Ca Cảm Tạ’ trong phần Đáp Ca trong
Thánh lễ Chúa Nhật này:
“ Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và ḷng trí tôi hớn hở vui mừng
trong Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Luca 1,46…).
Xin cho
‘Niềm Vui Trong Chúa’ của Mùa Vọng nâng đỡ chúng ta, nâng đỡ những
người đang gặp bao khổ đau trên thế giới; đặc biệt những anh chị em chúng ta ở
Việt Nam hiện nay.
(Xin
lưu ư: Trong Bài CON ĐƯỜNG (suy niệm Chúa nhật II Mùa Vọng , Năm B, tuần
trước) về Bài Phúc Âm, chúng tôi đă ghi sai trích dẫn: (Matcô 3,1-8) đúng ra là
(Matcô 1,1-8), xin qúy vị sửa dùm).
Mục Lục
Ông Gioan,
người làm chứng
(Gioan 1,6-8.19-28 – CN III MV - B)
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Tin Mừng IV có một Mở đầu
trong đó có Lời Tựa là một bài suy niệm cao sâu về mầu nhiệm Ngôi Lời
(1,1-18), và Các chứng từ về Đức Giêsu, do Gioan Tẩy Giả, Anrê và Natanaen nêu
ra (1,19-51). Bản văn được đọc trong Phụng vụ hôm nay gồm một đoạn nhỏ
trích từ Lời Tựa (1,6-8) và đoạn đầu trích từ Các chứng từ (1,19-28).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Gioan là người làm chứng (1,6-8);
2) Gioan làm chứng (1,19-28):
a) Làm chứng cho phái đoàn sứ giả
(1,19-23),
b) Làm chứng cho người Pharisêu (1,24-28).
3.- Vài điểm chú giải
- lời chứng
(19): Điểm đáng lưu
ư nhất, đó là tác giả đă chọn ra từ trong ngôn ngữ thuộc ngành tư pháp từ ngữ
“lời chứng/làm chứng” (martyria: 14 lần trong Ga; 4 lần trong
TMNL: Mc 14,55.56.59 và Lc 22,71; cả 4 lần này đều thuộc về cuộc
xử án Đức Giêsu), và đă dùng từ đó mà mở ra hoạt cảnh này, cùng với động từ
tương ứng là “làm chứng” (martyreô: 33 lần trong Ga; 2 lần trong
TMNL). Cũng ghi nhận rằng các từ ngữ martyria và martyrein
xuất hiện trong đa số các chương của TM IV ngoại trừ các ch. 6, 9, 11,
14, 16, 17 và 20; tuy thế, các chương này cũng nói đến “làm chứng”. Các TMNL
ưa dùng các từ như “công bố” (kêryssô) hoặc “loan báo Tin Mừng” (euangelizomai).
Rất có thể tác giả TM IV đă dùng ngôn ngữ tư pháp do hoàn cảnh trong đó
ngài viết Tin Mừng (giữa hoặc cuối những năm 90 [?], lúc mà quan hệ giữa người
Do-thái và các Kitô hữu khá căng thẳng: x. Ga 9,22; 12,42; 15,26–16,2).
- người Do-thái từ Giêrusalem
(19): Bởi v́ họ có thể cử các tư tế và các
thầy Lêvi đi, hẳn “người Do-thái từ Giêrusalem” chính là
giới lănh đạo Do-thái giáo.
- ông tuyên bố thẳng thắn
(20): dịch sát là “ông không chối”.
- vị ngôn sứ
(21): Đây chính là dung mạo ngôn sứ được hứa trong Đnl 18,18.
- cởi quai dép
(27): Đây là công việc của một nô lệ.
4.- Ư nghĩa của bản văn
* Gioan là người làm chứng (6-8)
“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên
là Gioan” (Ga 1,6). TM IV đă giới thiệu Gioan bằng một câu
như thế ngay giữa Lời Tựa. Đối diện với Ngôi Lời, ngôi vị Thiên Chúa toàn năng
luôn luôn “có” từ muôn thuở đến muôn đời muôn kiếp (1,1-5), đây là Gioan, một
con người tầm thường xuất hiện, đi từ hư vô ra cuộc sống. Sau khi đă nêu bật
sự cao vời vô biên của Đức Kitô, tác giả mau mắn xác định sự cao cả của Gioan:
ông được Thiên Chúa sai phái và có sứ mạng làm chứng cho ánh sáng: “Ông đến để
làm chứng, và làm chứng về ánh sáng” (1,7).
Sau Lời Tựa, tác giả bắt đầu bài tường thuật cách trang trọng,
và cũng bằng một câu nói về Gioan: “Và đây là
lời chứng của ông Gioan” (1,19). Chúng ta sẽ suy ngẫm về tư cách và công
việc làm chứng của Gioan.
* Gioan làm chứng (19-28)
²
Ga 1,19-23
Vừa nghe câu mở này, chúng ta có cảm tưởng là ḿnh được gợi ư
nh́n vào một cảnh trong pḥng xử án. Ấn tượng này dường như có cơ sở.
Ngay tức khắc, tác giả giới thiệu Gioan như người đang bị thẩm vấn. Bản văn nói,
“người Do-thái”, hẳn đây là giới lănh đạo Do-thái giáo, đă gửi một phái
đoàn đến đặt các câu hỏi cho ông Gioan. Phái đoàn đó gồm có các tư tế và mấy thầy
Lêvi, tức đây là giới chức trách có nhiệm vụ chăm sóc Đền thờ Giêrusalem. Câu hỏi
thứ nhất họ đặt ra có vẻ nhẹ nhàng, không có ǵ thâm độc: “Ông
là ai?”, câu hỏi bật ra như một lời hỏi về lư lịch. Tuy nhiên, câu
trả lời của Gioan th́ lại có ǵ đó trầm trọng. Thay v́ khai ra lư lịch, ông lại
trả lời trang trọng, hầu như là nói lên một lời thề, rằng ông không phải
là người nào đó. Ông tuyên xưng rằng ông không phải là Đấng Kitô.
Thế là phái đoàn chính thức thúc ép ông tiếp, để có thể trả lời
hết các câu hỏi nhằm điều tra lư lịch của ông. Các câu hỏi tuôn ra thật nhanh. “Ông
có phải là ông Êlia không?” “Ông có phải là vị
ngôn sứ chăng?”. Với cả hai câu hỏi này, vị chứng nhân vẫn cứ trả lời
không. Đến đây dường như đă cảm thấy bực bội khó chịu, phái đoàn hỏi: “Thế
ông là ai?”. Tuy bị thúc bách như thế, nhưng với giọng hẳn là nhẹ nhàng
và vẫn trang trọng mà nghe ra th́ có vẻ khôi hài nữa, vị chứng nhân đáp bằng những
lời lẽ trích từ sách Isaia: “Tôi là tiếng người
hô [= tiếng nói của người hô] trong hoang địa: Hăy sửa đường cho thẳng để Đức
Chúa đi” (x. Is 40,3).
Trong các cuộc xử án, việc xác minh lư lịch của người chứng chỉ
là một chuyện thủ tục được thực hiện nhanh chóng, nhưng ở đây, lại không
phải là như thế với vị chứng nhân tên là Gioan. Ông cứ toàn lo trả lời là ông
không phải là ai thôi – như một kiểu xác minh lư lịch tiêu cực – chứ
không nói ông là ai. Cuối cùng khi ông xác minh về ông, bản lư lịch tự khai của
ông lại cho biết ông là “tiếng người hô” (tiếng nói, phônê).
H́nh ảnh vị chứng nhân cứ tránh né nêu lư lịch góp phần làm cho
tấn bi kịch được triển khai. Óc ṭ ṃ của chúng ta bị kích thích. Các câu hỏi
phát sinh: Đấng Kitô là ai mà Gioan nói ông không phải là Người. Và nếu Gioan chỉ
là một tiếng nói, th́ ông phải nói ǵ?
Hoạt cảnh cuộc thẩm vấn vừa rồi không có trong các TMNL.
Tuy nhiên, những suy diễn về Đấng Mêsia th́ đă quá quen thuộc tại Paléttina vào
tk i. Lúc đó người ta đang chờ đợi
một số gương mặt trở lại. Trong Lc, ta thấy dân chúng rất tín
nhiệm Gioan (x. Lc 3,15); rồi có chuyện vua Hêrôđê băn khoăn về cái chết
của Gioan (Lc 9,7-9). Những tin đồn và suy đoán như thế là bối cảnh cho
câu hỏi Đức Giêsu đặt ra cho các môn đệ Gioan khi họ đến gặp Đức Giêsu theo ư
ông (x. Mt 11,2-6; Lc 7,18-23) cũng như cho các câu trả lời các
môn đệ đă nêu ra khi Đức Giêsu hỏi người ta bảo Người là ai (Mt 16,13-16;
Mc 8,27-29; Lc 9,18-20). Dù sao, Đấng Kitô sẽ là vị vua lư tưởng
như Đavít; Người sẽ khôi phục quyền tự chủ trên đất nước và qui tụ người Do-thái
đang tản mác lại. Người cũng có thể là như ngôn sứ Êlia, mà truyền thống tin là
sẽ trở lại vào Ngày của Đức Chúa (x. Ml 3,23). Người cũng có thể là chính
Môsê trở lại. Gioan đă thề là ông không phải là bất cứ dung mạo trứ danh nào như
thế, những dung mạo đang được mong chờ tha thiết. Ông chỉ là “tiếng nói”.
²
Ga 1,24-28
Tuy nhiên, cuộc thẩm vấn vẫn tiếp tục. Người ta hỏi thế th́ tại
sao ông lại làm phép rửa. Tác giả ghi nhận là trong nhóm được cử đi, có những
người thuộc phái Pharisêu, tức những người Do-thái giữ thật nghiêm nhặt Luật
Môsê. Như thế, Gioan vừa mạnh mẽ từ chối đồng hóa ḿnh với bất cứ dung mạo cánh
chung nào đang được dân chúng chờ đợi, vừa làm chứng trước những đại biểu của
toàn thể thế giới Do-thái.
Không có một chi tiết nào trong các nguồn văn chương
Do-thái nói rằng Đấng Kitô, Êlia hoặc Môsê, hoặc vị ngôn sứ nào sẽ làm phép rửa.
Như thế câu hỏi đăt ra cho Gioan là câu hỏi về quyền. Do quyền nào mà ông làm
phép rửa? Một lần nữa, dường như Gioan lại né tránh câu hỏi. Ông chỉ trả lời
theo cách bí ẩn. “Tiếng nói” chỉ nh́n nhận rằng ông làm phép rửa trong nước.
Nhưng rồi ông nói rằng “có một vị đang ở giữa các ông
mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho
Người” (Ga 1,26-27).
Dường như ở đây Gioan quy chiếu về một truyền thống
Do-thái nói rằng Đấng Mêsia sẽ cứ ở trong t́nh trạng tăm tối cho tới khi Người
được Êlia giới thiệu cho Israel. Lời ông nói, “Tôi th́ tôi
không phải là Đấng Kitô” hàm ư là Đấng Kitô đă có mặt đâu đây, nhưng đang c̣n ẩn
ḿnh, và tuy ẩn ḿnh, Người rất vĩ đại.
Tác giả TM IV không nhấn mạnh về vai
tṛ của Gioan là làm phép rửa cho Đức Giêsu như các TMNL (Mt
3,1-17; Mc 1,2-11; Lc 3,1-20); do đó ngài không gọi Gioan là “Tẩy
Giả” (Mt 3,1) hay “người làm phép rửa” (Mc 1,4). Nếu ngài có nói đến
phép rửa ấy chỉ là để đưa đến cuộc tra hỏi thôi. Tác giả TM IV cũng không
giới thiệu Gioan là như một dung mạo ngôn sứ kêu gọi người ta mau mau
hoán cải v́ Nước Thiên Chúa đă đến gần. Ngài chỉ quan tâm xác định chân tính của
Gioan là “tiếng nói” thôi; ông phải nói điều ǵ đó. Thật ra cả bốn Tin Mừng
đều vận dụng bản văn Is 40,3 (Mt 3,3; Mc 1,3; Lc
3,4), nhưng trong TM IV, chính Gioan lại gán cho ḿnh vai tṛ làm tiếng
nói: tác giả muốn nhân vật Gioan của ḿnh “nói cho chính ḿnh”. Trong khi các
TMNL trích Is 40,3 như là một lời b́nh về ông Gioan,
câu này lại được Ga 1,23 trích như là lời của chính Gioan.
Truyện về Gioan trong TM IV là truyện của riêng tác giả.
Ngài có cách thức riêng cũng như ngôn ngữ và văn phong riêng mà miêu tả ông
Gioan, mà chia sẻ cái nh́n của ngài về ông. Ở đây hoạt cảnh đúng là như một
cuộc xử án gồm hai giai đoạn thẩm vấn Gioan. Ngôn ngữ của chương 1 (và của cả
TM IV) phù hợp với bầu khí của pḥng xử án: ngài viết về lời chứng (martyria,
c. 19), lời tuyên xưng (homologeô, 2 lần trong c. 20), và việc chối (arneomai,
c. 20); ngài cũng viết về việc hỏi (erôtaô, cc. 19.21.25) và trả lời (apokrinomai,
cc. 21; apokrisis, c. 22) và về những người đă được cử đi (apostellô,
cc. 19.22.24). Câu truyện được đặt trong một tác phẩm trong đó các từ ngữ
rơ ràng mang màu sắc pháp lư, như kết án (katêgoreô, 5,45; 8,6), và thuyết
phục (elegchô, 3,20; 8,46; 16,8), bảo vệ (paraklêtos, 14,16.26;
15,26; 16,7), án xử (krisis, 3,19; 5,22.24.27.29.30; 7,24; 8,16; 12,31;
16,8.11) và xét xử (krinô, 3,17.18 (2x); 5,22.30; 7,24 (2x).51; 8,15
(2x).16.26.50; 12,47 (2x).48 (2x); 16,11; 18,31).
+ Kết luận
Từ phân đoạn 1,6-8, ta thấy Gioan không phải là đại sứ đặc mệnh
toàn quyền; ông được Thiên Chúa sai đến với một mục tiêu rơ rẹt: “làm
chứng về ánh sáng” (cc. 7.8). Sứ mạng
của ông phải được nh́n trong viễn tượng vũ trụ, siêu lịch sử, nhưng vai tṛ của
ông là chứng nhân và chỉ là chứng nhân mà thôi. Nhiệm vụ của ông tập trung vào
việc làm cho Ít-ra-en nhận biết Đức Giêsu. Tuy nhiên, tác giả cũng muốn nói một
điều quan trọng hơn khi tinh tế đặt đối lập dung mạo Gioan, người được Thiên
Chúa sai đến (1,6), với các tư tế và các thầy Lêvi được người Do-thái gửi đến từ
Giêrusalem (1,19). Cuộc thẩm vấn có thật, nhưng đây chỉ là cuộc đụng chạm giữa
hai đoàn tiền quân.
5.- Gợi ư suy niệm
1. Sứ mạng của
Gioan là làm chứng cho Đức Giêsu. sứ mạng này quan trọng đến nỗi trong Lời Tựa,
ông được nhắc đến hai lần: một lần như là “chứng nhân” (1,6) và lần kia
th́ nhắc lại lời chứng của ông (1,15). Do đó, cứ theo TM IV, hẳn là ông
phải được gọi là “Gioan người làm chứng”. Danh hiệu mà Họi Thánh Đông phương gán
cho ông, “Gioan vị Tiền Hô”, mở ra hai sứ mạng của ông, làm phép rửa và làm chứng.
2. Gioan là chứng
nhân của ánh sáng (1,6-8). Điều nghịch lư là ánh sáng lại cần đến một chứng
nhân. Ánh sáng thật đang rạng soi cho mọi người (x. 1,9), thế mà không phải là
loài người đang tự nhiên sống dưới ánh huy hoàng của ánh sáng này. Như một
kho báu được chôn giấu, trước tiên ánh sáng này cần được khám phá; chỉ sau
đó ánh sáng mới tỏa rạng và mọi người có thể thực sự thấy được. Đặc điểm của Đức
Giêsu là thực tại chân thật của Người không chỉ thấy được ở bề mặt, và không phải
bất cứ ai cũng có thể tiếp cận Người. Người không tỏ ḿnh ra với cung cách áp đảo,
Người không ép buộc bất cứ ai; người ta luôn luôn có thể tránh Người và sống
không cần Người. Đức Giêsu là ánh sáng đ̣i hỏi tự do quyết định của con người.
chính v́ Người ở trong t́nh trạng ẩn ḿnh, Đức Giêsu cần có những chứng nhân.
Gioan là chứng nhân đầu tiên của Người, giúp cho người ta có thể đến với Người để
nhận được ánh sáng. Nhưng cả lời chứng của Gioan cũng không phải là một bằng
cớ bó buộc: mọi người phải tin nhờ ông (1,7). Chỉ ai nhờ ông mà tin th́ mới đến
được với Đức Giêsu là ánh sáng.
3. Gioan
nói như chứng nhân và khẳng định tính khả tín của chính ông. Ông nói thẳng ra
ông không phải là ai (1,19-21) và ông là ai (1,22-23) và ai sẽ đến sau ông
(1,25-27). Ngay trong Lời Tựa, tác giả Ga đă cho biết: “Ông
không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (1,8).
Trước tiên ông nói ông không là ai, như để tránh che mất Đấng ông phải làm chứng
cho, nếu như ông lo khẳng định về bản thân. Rồi khi phải nói ông là ai, th́ ông
cho biết ông chỉ là tiếng của người hô trong hoang địa: hoạt động của ông có tầm
quan trọng đặc biệt v́ được chính Kinh Thánh loan báo, được Thiên Chúa quy định,
nhưng chỉ là một tiếng nói loan báo rằng Chúa đang đến và khuyến khích người ta
dọn ḷng đón tiếp Người.
4. Về
nhân vật cao trọng mà ông làm chứng cho, Gioan chỉ khẳng định hai điều: Người
đang ở giữa họ, nhưng họ không nhận biết Người; Người cao trọng đến mức chính
Gioan cũng không xứng đáng phục vụ Người theo cách thức của một nô lệ. Ẩn
ḿnh và cao trọng vẫn là hai nét tiêu biểu của Đức Giêsu. Người là ánh sáng tỏa
rạng trong t́nh trạng ẩn tàng đồng thời là ánh sáng chân thật duy nhất.
5. Bất cứ
Kitô hữu nào hôm nay cũng cần thấy ḿnh là một chứng nhân như Gioan. Họ
biết ḿnh không là ǵ cả khi sánh với Đấng họ phải làm chứng cho. Tuy nhiên,
chính Đấng ấy lại muốn chọn họ để tỏ ḿnh ra cho thế giới. Cao cả mà thật ra
thấp hèn, thấp hèn nhưng cũng cao cả, đă là tư cách của Gioan, th́ cũng là thân
phận của mọi Kitô hữu.
Mục Lục
CHÚA NHẬT
III MÙA VỌNG
Lm. Inhaxiô Hồ Thông
Vào Chúa
Nhật III Mùa Vọng nầy, Phụng Vụ tham dự trước niềm hân hoan của ngày lễ Giáng
Sinh. Tất cả các bài đọc đều vang lên sứ điệp nầy: "Hăy vui lên, Chúa sắp đến
gần rồi".
Bài đọc I
liên kết niềm vui với lời loan báo Tin Mừng được gởi đến cho những người nghèo,
những người bất hạnh, những người tù đày.
Is 61:
1-11
Thánh
Phao-lô khuyên các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca hăy luôn luôn vui lên và tạ ơn Chúa
v́ những thiên ân mà họ lănh nhận được.
1Th 5:
16-24
Tin Mừng
tường thuật chứng từ của Gioan Tẩy giả, thánh nhân khẳng định rằng Đấng mà muôn
dân mong đợi hiện đang ở giữa anh em.
Ga 1: 6-8,
19-28
BÀI ĐỌC I (Is 61: 1-2, 10-11)
Bài đọc I của Chúa Nhật III Mùa Vọng nầy được h́nh thành bởi hai
đoạn trích khác nhau từ chương 61 của sách I-sai-a. Đoạn trích thứ nhất (61:
1-2) là phần mở đầu của bài thi ca: chính vị ngôn sứ đích thân bày tỏ. Đoạn
trích thứ hai (61: 10-11) là phần kết của bài thi ca. Đây là một bài thánh thi
ca ngợi, được cộng đoàn xướng hát.
1. Đoạn trích thứ nhất (61: 1-2).
Trong đoạn trích thứ nhất, chúng ta nhận ra bản văn mà vào một ngày
sa-bát, trong hội đường Na-da-rét, Đức Giê-su đă công bố trước cộng đoàn (Lc 4:
18-20). Sau khi đă công bố đoạn văn nầy, Ngài ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường
đều chăm chú nh́n Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đă ứng nghiệm lời
Kinh Thánh quư vị vừa nghe". Như vậy Đức Giê-su áp dụng vào chính ḿnh lời
của ngôn sứ I-sai-a: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, v́ Chúa đă xức dầu tấn
phong tôi để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…" Đức Giê-su cũng sẽ trích
đoạn văn nầy để trả lời cho những sứ giả của Gioan Tẩy giả được phái đến để hỏi
Ngài.
V́ thế, vị ngôn sứ nầy là ai mà Đức Giê-su quy chiếu đến hai lần?
Và sứ điệp của ông ngỏ lời với ai?
1.1- Tác giả.
Những sự kiện được định vị vài năm sau năm 538 trước Công Nguyên,
năm những đoàn người hồi hương đầu tiên trở về Giê-ru-sa-lem từ cuộc lưu đày ở
Ba-by-lon.
Tác giả của bản văn nầy là một vị ngôn sứ vô danh sống ở giữa những
người hồi hương ở Giê-ru-sa-lem. Ông thường được các nhà chuyên môn gọi I-sai-a
đệ tam, hay I-sai-a của thời hậu lưu đày (Is 56-66) để phân biệt với hai vị tiền
nhiệm của ông là ngôn sứ I-sai-a đệ nhị, vị ngôn sứ của thời lưu đày (Is 40-55)
và ngôn sứ I-sai-a đệ nhất, vị ngôn sứ của thời tiền lưu đày (Is 1-39).
Vào Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng ta đă đọc lời khẩn nguyện của vị
ngôn sứ hậu lưu đày nầy. Bản văn được trích hôm nay, xét về niên biểu, có trước
lời khẩn nguyện. Trong bản văn nầy, vị ngôn sứ biện minh sứ mạng của ḿnh: ông
đă được Thần Khí Chúa xức dầu tấn phong, đây cốt là xức dầu thiêng liêng bởi v́
không có nghi thức xức dầu tấn phong cho các ngôn sứ. Chính Thiên Chúa đă chọn
các ngôn sứ của Ngài. Sứ mạng của các ngài liên quan đến đời sống luân lư của
dân Thiên Chúa, nhưng vị ngôn sứ nào đă được Thiên Chúa chọn, không thể nào
thoái thác sứ mạng của ḿnh.
1.2- Sứ điệp.
Sứ mạng của vị ngôn sứ là loan báo "Tin Mừng" (ông lấy lại
diễn ngữ của vị tiền nhiệm của ḿnh là I-sai-a đệ nhị được trích trong bài đọc I
của Chúa Nhật II Mùa Vọng). Tin Mừng nầy có thể được tóm tắt như sau: "Phúc
thay những người nghèo khổ!", âm vang lời công bố những mối phúc thật của
Đức Giê-su.
Những người hồi hương thất vọng và vỡ mộng trước thực trạng quê
hương muôn vàn khó khăn. Họ là những người nghèo, trái tim tan nát. Vị ngôn sứ
gọi họ là những "tù nhân", những "người bị giam giữ" cho dù hiện
nay họ không c̣n nữa, qua đó nhấn mạnh nỗi cùng cực của họ, bởi v́ những thuật
ngữ nầy giải thích rơ hơn h́nh ảnh sau đó: "công bố một năm hồng ân của Thiên
Chúa", nghĩa là năm mà những người nô lệ được phóng thích, mọi nợ nần được
tha bổng, đất đai được phân phối lại. "Năm hồng ân" được cử hành cứ năm
mươi năm một lần. Đây là sự khai triển của "năm sa-bát", được cử hành cứ
bảy năm một lần. Năm hồng ân biểu tượng một lư tưởng công b́nh xă hội. Tuy nhiên,
người ta không có đủ bằng chứng cho việc thực hành thực sự nầy.
Đây là diện mạo của những "người nghèo của Đức Chúa", những
người mà Kinh Thánh gọi là "anawin". Chữ "anawin" không thể dịch
được, nó bao hàm sự nghèo khổ, đức khiêm hạ và niềm tin tưởng phó thác vào Thiên
Chúa. Ngữ căn của từ mang một nét nghĩa căn bản là "c̣ng lưng xuống",
c̣ng lưng xuống dưới gánh nặng của sự nghèo khó, của sự nhục nhă; cũng "sấp
ḿnh" v́ thái độ tôn giáo của họ, thái độ tin tưởng phó thác hoàn toàn vào
lượng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Đây là một khái niệm căn bản của Cựu Ước
cũng như Tân Ước. Chính những kẻ bé mọn nầy mà Đức Giê-su sẽ ưu đăi.
Một trăm năm sau đó, một vị ngôn sứ khác, Xô-phô-ni-a, đă tiên báo
việc tăng tiến những người nghèo nầy: "Ngày ấy, ngươi sẽ không c̣n phải hổ
thẹn v́ mọi hành vi ngang trái chống lại Ta. Bấy giờ, Ta sẽ đuổi cho khuất mắt
ngươi những kẻ kiêu căng đắc thắng, và ngươi sẽ không nghêng ngang trên núi
thánh của Ta nữa. Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ;
chúng sẽ t́m nương ẩn nơi danh Đức Chúa. Số dân Ít-ra-en c̣n sót lại sẽ không
làm chuyện tàn ác bất công, cũng không ăn gian nói dối và miệng lưỡi chúng sẽ
không c̣n phỉnh gạt. Nhưng chúng sẽ được chăn dắt và nghỉ ngơi mà không c̣n bị
ai làm cho khiếp sợ nữa" (Xp 3: 11-13).
2. Đoạn trích thứ hai (61: 10-11).
Được an ủi như vậy, cộng đoàn xướng lên một bài thánh thi chúc tụng
ngợi ca: "Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Thiên Chúa, vâng nhờ Người, tôi hớn hở
biết bao".
Bài hoan ca nầy được diễn tả bởi hai h́nh ảnh:
- Trang phục: Giê-ru-sa-lem được mặc hồng ân cứu độ, được khoắc áo
choàng công chính như chàng rể chỉnh tề khăn đóng, tựa nàng dâu lộng lẫy điểm
trang.
- Khu vườn: Giê-ru-sa-lem được sánh ví với khu vườn được chăm sóc
tận t́nh: khu vườn của Đức Chúa ở đó đức công chính sẽ nẩy hạt sinh mầm, đâm
chồi nẩy lộc.
3. Ư nghĩa của việc nối kết hai đoạn trích nầy:
Khi đặt hai đoạn trích đầu và cuối bài thơ nầy bên cạnh nhau, phụng
vụ mời gọi chúng ta hăy suy niệm về mối liên hệ sâu xa của chúng, mối tương quan
giữa "ơn cứu độ" được hứa bởi Đấng được xức dầu tấn phong (Đức Ki tô tự
đồng hóa với Đấng ấy) và "vẽ đẹp lộng lẫy" của Giê-ru-sa-lem được nhân
cách hóa nơi dân Thiên Chúa. Sách Khải Huyền lấy lại h́nh ảnh Giê-ru-sa-lem
thiên quốc được điểm trang lộng lẫy như Hiền Thê nhờ máu của Con Chiên.
Một viễn cảnh như thế không thể là viễn cảnh của vị ngôn sứ của thế
kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Tuy nhiên, cách tiếp cận lịch sử nầy có thể hiểu
được nhờ những đau khổ của nhóm nhỏ trung thành c̣n sót lại, những "người
nghèo hèn" nầy mà nổi khốn khổ của họ lôi kéo ḷng từ bi nhân hậu của Thiên
Chúa. Và chính qua họ mà ḷng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa trải dài cho đến tận
cùng thế giới.
BÀI ĐỌC II (1Th 5: 16-24)
Thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Thê-xa lô-ni-ca là
bản văn xưa nhất của văn chương Ki tô giáo. Bức thư nầy được viết vào mùa đông
năm 50-51.
Thánh Phao-lô đă thiết lập giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca ở Hy lạp vào
mùa hè của năm 50, nhưng ngài đă phải vội vàng trốn chạy khỏi thành phố v́ người
Do thái tức giận t́m cách giết ngài do lời rao giảng khác thường nầy khiến nhiều
người Ít-ra-en lẫn lương dân ăn năn sám hối.
V́ thế, thánh nhân thật sự bận ḷng cộng đoàn nhỏ bé bị hăm dọa nầy.
Sau nầy, người cộng tác của ngài, Ti-mô-thê, quay trở lại Thê-xa-lô-ni-ca và
tường thuật những tin tốt lành: Giáo Đoàn non trẻ nầy vẫn kiên vững trước những
đe dọa và quấy nhiễu của người Do thái.
Thế nên, thánh Phao-lô viết bức thư nầy cho Giáo Đoàn
Thê-xa-lô-ni-ca với cung giọng nồng nàn ḥa chung với niềm hân hoan và cảm tạ.
Đoạn văn chúng ta đọc được định vị vào cuối thư bao gồm những lời khuyên bảo và
khích lệ.
1. Vui mầng, cầu nguyện và tạ ơn:
Thánh nhân khuyên ba điều quan trọng: "Anh em hăy vui mừng luôn
măi và cầu nguyện không ngừng. Hăy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh".
Trước hết, "Anh em hăy vui mừng luôn". Thánh Phao-lô thường
nhấn mạnh niềm vui Ki tô giáo. Niềm vui là hoa quả của Thần Khí, Đấng hằng ở với
người Ki tô hữu ngay cả trong gian nan thử thách. Thánh nhân "chứa chan niềm
an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó" (2Cr 7: 4).
Niềm vui phát xuất từ niềm xác tín là được dự phần vào vương quốc Thiên Chúa
ngay từ cơi thế nầy.
Tiếp đó, "Hăy cầu nguyện không ngừng". Thánh nhân hầu như
luôn luôn khuyên cầu nguyện "không ngừng", "mọi lúc", "đêm cũng
như ngày". Chung chung, thánh nhân cầu nguyện với Chúa Cha, nhờ Chúa Ki tô;
hiếm khi thánh nhân cầu nguyện trực tiếp với Chúa Ki tô. Thánh nhân nói, chính
nhờ Thần Khí mà chúng ta mới có thể thân thương với Thiên Chúa là "Cha".
Sau cùng, "Hăy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh". Tạ ơn là một cấu
tố của lời cầu nguyện, xoay quanh lời chúc tụng. Truyền thống Do thái dành một
chỗ đặc biệt cho tâm t́nh cảm tạ tri ân. Bài ca "Chúc Tụng" (Benedictus)
là bài ca cảm tạ tri ân: "Chúc tụng Thiên Chúa…" Thánh Phao-lô hầu như
luôn luôn bắt đầu bức thư của ḿnh với lời chúc tụng Thiên Chúa.
2. Đừng chối từ những ân ban Thần Khí:
Đây là lời khuyên thứ hai. Các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca coi nhẹ
những ân ban Thần Khí. Họ nghi ngại những người được ơn Thần Khải. Có lẽ họ là
những người Hy lạp phương bắc, ít sôi nổi như những người Cô-rin-tô… Quả thật,
thánh Phao-lô viết từ Cô-rin-tô ở đó những ân ban Thần Khí nhiều vô kể. Thánh
nhân khuyên các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: "Anh em chớ dập tắt Thần Khí".
Cứ để mỗi người nói lên theo những ân ban của ḿnh, ngay cả ơn nói tiên tri.
Điều quan trọng là phải biết "cân nhắc mọi sự: điều ǵ tốt th́ giữ lấy; c̣n
tất cả những ǵ xấu th́ lánh cho xa".
3. Ơn thánh hóa:
Đây là đề tài rất tâm đắc với thánh Phao-lô và thánh nhân sẽ khai
triển thêm nữa sau nầy: ơn thánh hóa của chúng ta dựa trên tác động của Thiên
Chúa hơn trên nổ lực của cá nhân chúng ta.
Việc kể ra: thần trí, tâm hồn và thân xác, không gặp thấy bất cứ
nơi nào khác trong các thư của thánh nhân. Đây không là cách diễn tả con người
được phân chia thành ba phần. Người Hy lạp cũng như người Do thái đều không quan
niệm con người như thế. Thánh Phao-lô chỉ muốn nói đến toàn thể con người: theo
thói quen của ḿnh, thánh nhân khai triển chữ "toàn diện" đi trước và tô
đậm chữ "thần trí" theo sau với ư nghĩa Ki tô giáo: chính thần trí con
người rộng mở trước tác động của Thần Khí.
TIN MỪNG (Jn 1: 6-8, 19-28)
Tin Mừng hôm nay được trích từ hai đoạn văn khác nhau, một từ Tựa
Ngôn (1: 6-8) và một từ phần mở đầu của Tin Mừng Gioan (1: 19-28).
1. Gioan Tẩy giả, chứng nhân (1: 6-8).
Tựa Ngôn là một bài thánh thi về "Ngôi Lời" bị ngắt nhịp hai
lần để kể đến vị Tiền Hô. Lần ngắt nhịp thứ nhất được dùng như lời mở đầu của
đoạn Tin Mừng hôm nay.
Trong phần mở đầu nầy, tác giả Tin Mừng thứ tư không đề cập sứ điệp
của Gioan Tẩy giả cũng như ư nghĩa phép rửa của thánh nhân, nhưng tô đậm chức
năng "chứng nhân" của vị Tiền Hô. Đối với thánh kư, "chứng nhân"
là quan trọng bậc nhất như ông nhấn mạnh trong thư thứ nhất của ḿnh: "Điều
chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă thấy tận mắt, điều chúng tôi đă chiêm
ngưỡng, và tay chúng tôi đă chạm đến, đó là Lời sự sống…Điều chúng tôi đă thấy
và đă nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa…" (1Ga 1: 1-4).
2. Lời chứng của Gioan Tẩy giả (1: 19-28).
Vị Tiền Hô chối từ tất cả những ǵ người ta nghĩ tưởng về ông để
chỉ tập trung lời chứng của ḿnh trên sự hiện diện của Đấng đến sau ông và hiện
có mặt ở đây rồi.
Ông không phải là Đấng Mê-si-a mà dân chúng đang chờ đợi. Ông cũng
không phải là Ê-li-a mà truyền thống truyền tụng rằng vị ngôn sứ được rước lên
trời nầy và sẽ trở lại trần thế để chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a. Ông cũng không
phải là ngôn sứ vĩ đại mà Đức Chúa hứa với ông Mô-sê trong sách Đệ Nhị Luật:
"Từ giữa anh em, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng…"
(Đnl 18: 18).
Sau khi đă phủ nhận tất cả những nhân vật nổi tiếng mà người ta
nghĩ tưởng về ḿnh, Gioan Tẩy giả công bố sứ điệp: "Có một Vị đang ở giữa các
ông mà các ông không biết". Có thể ở đây ám chỉ đến niềm tin dân gian vào
một đấng mê-si-a ẩn ḿnh. Thật vậy, sách Tin Mừng thứ tư nhấn mạnh hơn các sách
Tin Mừng khác lời loan báo về Đấng Mê-si-a không chỉ sắp đến nhưng hiện có mặt ở
giữa họ rồi.
Tại sao những lời chứng vừa phủ nhận về ḿnh vừa khẳng định về Đức
Ki tô của Gioan Tẩy giả mặc lấy một tầm mức quan trọng đến như thế?
Để có thể lĩnh hội được Tin Mừng Gioan, cần phải giải mă những ẩn ư
nầy. Tin Mừng Gioan vốn giàu có biểu tượng nên luôn luôn hàm chứa hai nghĩa:
nghĩa trực tiếp và nghĩa ẩn dụ.
2.1- Nghĩa trực tiếp:
Theo nghĩa trực tiếp, chúng ta có thể gặp thấy ch́a khóa ở nơi việc
dàn dựng phần mở đầu cuộc đời công khai của Đức Giê-su thành một tuần lễ, được
gọi "tuần lễ khai mạc" (song đối với bảy ngày cuối đời của Đức Giê-su).
Tuần lễ khai mạc được tŕnh bày như sau:
- Ngày thứ nhất: chứng từ của Gioan Tẩy giả về chính ḿnh và
về Đức Ki tô trước những lời chất vấn của các tư tế và các thầy Lê-vi được phái
đến từ Giê-ru-sa-lem.
- Ngày thứ hai: chứng từ của Gioan Tẩy giả về "Chiên
Thiên Chúa" và Thần Khí ngự xuống vào lúc Đức Giê-su chịu phép rửa.
- Ngày thứ ba: An-rê và người môn đệ vô danh (có thể là
chính thánh Gioan) đi theo Đức Giê-su, đoạn kéo theo Phê-rô.
- Ngày thứ tư: Phi-líp và Na-tha-na-en nhập đoàn với các môn
đệ đầu tiên.
- Ngày thứ năm và thứ sau: hành tŕnh về miền Ga-li-lê.
- Ngày thứ bảy: tiệc cưới Ca-na. Các môn đệ, chứng nhân của
dấu lạ nầy, "tin" vào Ngài, v́ họ đă "chứng kiến vinh quang của Ngài".
Khi tŕnh bày phần mở đầu cuộc sống công khai của Đức Giê-su như
thế, thánh kư thiết lập sự song đối với bảy ngày của Công Tŕnh Sáng Tạo, qua đó
thánh kư muốn nói rằng việc Giáng Trần của Đức Ki tô là một cuộc tạo dựng mới,
hay đúng hơn, một cuộc tái tạo.
2.2- Nghĩa ẩn dụ:
Chứng từ của Gioan Tẩy giả trong Tin Mừng hôm nay được định vị vào
ngày thứ nhất trong tuần lễ khai mạc. Vào lúc sáng tạo thế giới, ngày thứ nhất
được đánh dấu bởi việc phân tách Ánh Sáng ra khỏi bóng tối.
Do đó, tất cả ư nghĩa sâu xa của đoạn Tin Mừng nầy đó là Gioan Tẩy
giả đến để làm chứng về ánh sáng. Trái lại, các tư tế và các thầy Lê-vi được cử
đến và trở về Giê-ru-sa-lem mà không đón nhận phép rửa sám hối ăn năn, v́ thế,
không rộng mở ḷng ḿnh ra để đón nhận ánh sáng. Tuy nhiên, họ đă được loan báo
cho biết: "Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết" (động từ
"biết" của nền văn hóa Do thái không chỉ nói lên một sự hiểu biết thuần
túy trên mặt trí tuệ nhưng đặc biệt c̣n cả trọn tấm ḷng nữa).
Như vậy, giáo quyền Do thái, ngay từ đầu, vẫn đắm ḿnh trong bóng
tối. Sự việc nầy sẽ chi phối cách hành xử sau cùng của họ đối với Đức Ki tô.
Việc đối lập của cặp tương phản ánh sáng và bóng tối nầy h́nh thành
nên một trong những đề tài chủ đạo của Tin Mừng Gioan. Việc đối lập nầy đă được
minh chứng rồi ngay từ trong Tựa Ngôn.
Mục Lục
TÔI LÀ
TIẾNG KÊU TRONG HOANG ĐỊA.
Xin Ngài cho biết Ngài là ai.
Elia hay Đấng Thiên sai.
Tại sao Ngài cử hành Phép Rửa.
Sông Giocdan từ buổi sớm mai.
Tôi không phải là Đức Kitô.
Sứ mệng của tôi là tiền hô.
Tiếng kêu loan báo trong hoang địa.
Chúa đến sau tôi xóa tội đồ.
Chúa đến sau nhưng có trước tôi.
Tôi làm Phép Rửa bởi nước thôi.
Chúa cùng Thánh Linh ban Phép Rửa.
Những ai tin kính Chúa Ba Ngôi.
Mùa Vọng sang tuần lễ thứ ba.
Mừng Chúa Giáng Sinh,khắp mọi nhà.
Chuẩn bị tâm hồn cho trong sạch.
Đón Chúa Hài Nhi đến với ta...
MATTHEU VŨ
Mục Lục
V̀ SAO LẠ
Thân tặng Ngọc Nga
như một lời cám ơn
Gặp gỡ em trên Net
Qua lại những e-mail
Chia sẻ bài Suy niệm
Tin Mừng Chúa rắc gieo
Em vẫn thường cặm cụi
Khi mọi người ngủ im
Lướt qua từng trang mạng
Không mỏi mệt kiếm t́m !
Em gửi mail không ngại
Ngày càng thấy nhiều hơn
Chă'c em thừa nhẫn nại
Đợi trái tim tôi ... mềm !
Em là cây đuốc sáng
Hồn tôi dầy bóng dêm
Em như v́ Sao lạ
Dẫn dường tới Bê - lem !
DH :
haophd@yahoo.com
Mục Lục
|