Caùc baøi suy nieäm CHUÙA NHAÄT 3 MUØA VOÏNG B

Lôøi Chuùa: Is 61, 1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1, 6-8.19-28

MUÏC LUÏC

 

 1. Nghề của tôi  2

2. Mộ nhân chứng dấn thân.  4

3. Gioan. 6

4. Hăy vui lên. 9

5. Những lời chứng.  12

6. Ẩn mặt 15

7. Trích chú giải của William Barclay  17

8. Chú giải mục vụ của Alain Marchabour  29

9. Kito6 hữu, Bạn là ai?.  32

10. Chú giải của Noel Quesson.  35

11.Chú giải của Giáo hoàng Học Viện Đa Lạt  41

12. Chú giải và suy niệm của Fiches Dominicales.  46

13. Sứ giả tin mừng.  50

14. Chứng nhân. 52

15. Vui mừng.  55

16. Vui mừng.  58

17. Chứng nhận của ánh sáng – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt...  61

18. Lời chứng của ông Gioan - JKN.  64

19. Người làm chứng. 70

 


 

1. Nghề của tôi

Cách đây ít năm, một người làm nghề hốt rác tại thành phố Dallas, thuộc bang Texas, đă được dân chúng tuyên dương. Mười bảy cư dân đă viết thư cho ông giám đốc sở vệ sinh công cộng để ca ngợi nụ cười đầm ấm, thân hữu và lịch thiệp của bác Cummings, người hốt rác của họ:

-         Chúng tôi sống trên con đường này công nhận bác là một Kitô hữu trung kiên, một công dân yêu nước và một người bạn chân t́nh. Bác đă giúp họ mua hàng, trả lại cho họ những vật họ đánh rơi ngoài đường hay v́ lầm lẫn mà vứt đi.

Và ông giám đốc đă gửi cho bác một bức thư với những lời lẽ như sau:

-         Chúng tôi tin rằng người ta có thể hoàn thành những công việc phi thường trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, không kể ǵ đến địa vị hay trách nhiệm. Việc làm của bác đă cho thấy ư nghĩa thực sự của niềm tin ấy.

Qua đoạn Tin mừng sáng hôm nay, người ta đă hỏi Gioan Tiền hô:

-         Ông có phải là Đức Kitô hay không?

Họ không cần biết tên tuổi hay lư lịch của ông, họ chỉ muốn biết việc ông làm, chức vụ ông giữ và nghề nghiệp ông sống. Và rồi Gioan đă xác quyết với họ:

-         Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, hăy dọn đường Chúa đến.

 

Nghề nghiệp của ông đó chính là loan báo, giới thiệu Đức Kitô. Chính ông đă nói cho thế giới biết rằng Đức Kitô là Đấng Thiên Chúa đă hứa ban cho nhân loại. Và Gioan đă dành tất cả cho nghề nghiệp của ông. Ông đă thực hiện mọi cố gắng, chấp nhận mọi hy sinh để loan báo Đức Kitô. C̣n chúng ta, chúng ta phải làm ǵ?

Thật đơn giản, đó là mỗi người trong chúng ta đều có một nghề trong nước trời. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều có một cái ǵ quan trọng cần phải làm cho gia đ́nh nhân loại. Nghề nghiệp của chúng ta đều quan trọng, mặc dù công việc của chúng ta có nhỏ bé và khiêm tốn. Bác hốt rác đă ư thức điều đó. Bác đă thực hiện hết ḿnh cái nghề hốt rác của bác.

 

Tất cả chúng ta cũng cần phải ư thức rằng: Mỗi nghề nghiệp trên trần gian đều đáng quư trọng. Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, nếu xă hội chỉ gồm toàn những người đứng đầu mà không có cấp dưới, toàn là giám đốc mà chẳng có nhân viên, toàn là cấp tướng mà chẳng có binh lính, toàn là những nhân vật nổi tiếng mà chẳng có kẻ âm thầm làm việc.

 

Tuy nhiên, đôi lúc húng ta đă than phiền:

- Tôi chỉ là một người nội trợ, suốt ngày làm những việc vặt vănh như thổi cơm, quét nhà, giặt quần áo… Hay tôi chỉ là bác nông phu, suốt ngày đổ mồ hôi trên miếng ruộng thần nông…

 

Chúng ta thử phác họa xem một cuộc sống, mà không có những người làm những công việc tầm thường đó sẽ như thế nào. Mọi nghề đều đáng quí đáng trọng. Không có nghề nghiệp nào xấu mà chỉ có con người xấu mà thôi. Nghề nghiệp không phải chỉ quan trọng đối với nhân loại mà c̣n quan trọng cả trước mặt Thiên Chúa.

 

Khi chuẩn bị đón mừng Chúa đến, chúng ta hăy nhớ lại rằng: Hài nhi Giêsu đă lớn lên và trở thành một bác phó mộc. Ngài không bao giờ nhàm chán cái cưa, cái búa, cái đục. Ngài hân hoan làm công việc Chúa Cha đă trao phó: cưa một khúc cây hay chết trên một khúc cây khác để cứu chuộc mọi người…

 

Chúng ta cũng vậy, bằng cách chu toàn bổn phận nghề nghiệp của đấng bậc ḿnh, chúng ta sẽ t́m thấy được niềm vinh quang cho cuộc sống hiện tại cũng như cho cuộc sống mai hậu sau này.

2. Một nhân chứng dấn thân

Để hiểu rơ đoạn mở đầu Phúc âm theo thánh Gioan, chúng ta cần nhớ lại bầu khí mong đợi bao trùm sinh hoạt dân Do Thái khoảng thập niên 30. Một số những nhà lănh đạo và nhất là khối dân chúng nóng nảy trông đợi Đấng Cứu thế, họ nghĩ rằng Người sẽ ngự đến và trục xuất quân La mă chiếm đóng đất nước họ, rồi tổ chức Israel thành vương quốc lư tưởng. Chính trong bầu khí đó, Gioan Tẩy giả xuất hiện. Sứ điệp của ông không phù hợp với ư niệm người Do Thái vốn có về Đấng Cứu Thế, tuy vậy ông vẫn là một trường hợp gây bối rối: ông lôi cuốn những đám đông, từ con người ông tỏa ra một sức mạnh tinh thần, ông thành vấn đề cho nhà đương cuộc, thuộc giới lănh đạo dân tộc, những người biệt phái muốn biết rơ. Họ thắc mắc: không hiểu ông Gioan này, thường vẫn rửa tội cho dân chúng, ông là ai? Họ cử phái đoàn chính thức gồm những tư tế và phó tế đến gặp ông với nhiệm vụ điều tra lư lịch và ư nghĩa hoạt động của ông. Họ đặt ba câu hỏi phù hợp với luồng tư tưởng đương thời. Gioan có phải là Đấng Cứu thế không? Phải chăng ông là Elia, người đi trước Đấng Cứu thế, như mọi người thường nghĩ? Ông có phải là Ngôn sứ không? –nghĩa là ông có phục hồi những thời kỳ sấm ngôn, khi mà từ lâu rồi chẳng c̣n thấy các ngôn sứ nữa? Gioan trả lời một cách hơi khó hiểu, tuy nhiên câu đáp của ông lại là minh bạch đối với những ai muốn hiểu biết “Tôi là tiền hô của Đấng Cứu thế”. Một chi tiết: tuy ông nhận là kẻ đi trước Đấng Cứu thế, nhưng không nhận là Elia, v́ lẽ ông tách rời con người Elia và sứ mạng người ta gán cho Elia là loan báo Đấng Cứu thế xuất hiện, sứ mạng này được Gioan hoàn tất tuy khônbg phải v́ thế mà ông là Elia. Cho nên ông có thể trả lời: ông không phải là Elia, mà vẫn khẳng định ông là kẻ tiền hô. Chúng ta ghi nhận tầm quan trọng thánh chép sử đặt cho lời chứng.

 

1) Ông đến như một nhân chứng, để làm chứng cho ánh sáng. Đức tin của chúng ta ngày nay đặt nền móng trên 1 chứng từ. Nếu nhặt riêng ra từng chứng từ một th́ chứng từ không có cùng 1 sức mạnh nhưng tập họp lại th́ trở nên một lớp đất mầu đặc biệt ph́ nhiêu, trên đó trổi lên và tăng trưởng cây đại thụ Giáo Hội. Chứng từ của Gioan Tẩy giả ở vào khoảnh khắc bản lề, 1 khoảnh khắc trọng đại trong lịch sử dân Chúa. Gioan là vị Ngôn sứ cuối cùng v́ tuy sống thời Cựu Ước, nhưng loan báo về Đấng Cứu thế. Ông cũng là nhân chứng v́ khi sứ mạng kết thúc, ông nh́n thấy Đấng Cứu thế và tuyên cáo Người đă ngự đến. Sức mạnh của lời chứng của ông là ở cung cách ông đáp ứng đích thật đối với nhiệm vụ Chúa trao cho ông. Người ta h́nh dung dễ dàng quang cảnh một số người Do Thái khi họ thấy ông, nghe ông giảng dạy. Có thể họ đă nhận xét ông bằng thứ ngôn ngữ dân gian đậm chất thân mật: ông này đúng là 1 ngôn sứ “thứ thiệt” đây. Chúng ta giữ lại để suy niệm câu hỏi sau: phải chăng lời chứng của chúng ta về Đức Kitô căn cứ trên sự tiên quyết này, là chúng ta làm chứng về Người không phải v́ đă tận mắt thấy Chúa, mà chỉ v́ đă gặp Người trong thâm tâm chúng ta?

 

2) Gioan Tẩy giả được tŕnh bay như một nhân chứng cho ánh sáng. Chủ đề ánh sáng bàng bạc khắp Phúc âm theo thánh chép sử Gioan. Ngay ở phần nhập, chủ đề đă đặt câu hỏi nghiêm trọng về sự đón tiếp con người dành cho sự thật. Óc thông minh con người được cấu tạo để hiểu biết chân lư, cho nên có khả năng hoặc tiếp nhận hoặc xua đuổi chân lư. Chúng ta nên nhớ, vấn đề này không chỉ là 1 vấn đề trí thức. Con người tiếp nhận sự thật bằng toàn bộ thể xác và tâm linh. Điều này dẫn đưa con người vào đường dấn thân. Tiếp nhận đức tin là dấn thân v́ đức tin. Chừng nào đến lượt ḿnh chúng ta cũng sẽ là những người làm chứng cho ánh sáng nếu chúng ta v́ tin mà thừa nhận, gắn bó, chứ không phải chỉ v́ hiểu biết, nếu chúng ta dùng cả cuộc đời để nghênh đón Chúa.

 

3. Gioan

Như chúng ta đă biết Gioan mở mắt chào đời đă được Chúa trao cho một sứ mạng, đó là giới thiệu Chúa cho đồng bào của ḿnh, và làm chứng Ngài chính là Con Chiên vô tội, đă gánh lấy những lầm lỗi của loài người.

 

Sứ mạng này, Gioan đă làm đầy đủ và hễ có dịp Gioan liền chỉ cho công chúng biết Đức Kitô. Khi thấy mọi người vây quanh ḿnh và tưởng rằng ḿnh là Đấng Cứu Thế, Gioan liền mạnh dạn cải chính, mặc dù đến sau nhưng Chúa Giêsu vẫn cao trọng hơn nhiều, ḿnh chẳng xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Chúa.

 

Khi Chúa đến xin ông làm phép rửa, ông đă nh́n thấy trời mở ra và chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đỗ xuống trên đầu và từ trời cao có tiếng phán:

-         Này là Con Ta rất yêu dấu.

Đồng thời Gioan c̣n có nhiệm vụ bảo dân phải sửa đường cho Chúa đến, nơi cao phải bạt xuống, chỗ trũng phải lấp cho đầy, đường gập ghềnh quanh co phải uốn cho thẳng.

Với người quyền thế, Gioan vẫn mạnh dạn nói lên sự thực, chẳng hạn với Hêrôđê, Gioan đă can ngăn:

-         Vua không được cướp vợ của em ḿnh.

Bổn phận làm chứng cho Chúa cũng là bổn phận của mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc. Nh́n vào gịng lịch sử chúng ta cũng thấy được như vậy.

 

Trước hết là các Tông đồ.

Tuân theo lệnh truyền của Chúa, các ông đă đi khắp thế gian giảng dạy và làm chứng về Ngài. Mặc dầu biết trước sẽ gặp phải nhiều khó khăn và chống đối, nhưng các ông vẫn cứ ra đi, để rồi đă bị bắt bớ, cầm tù và sau cùng đă lấy mạng sống của ḿnh để làm chứng tá cho Tin Mừng Phúc âm.

 

Thánh Giacôbê th́ bị đưa lên nóc đền thờ và bị xô xuống cho chết. Thánh Bartôlômêô th́ bị lột da sống, thánh Andrê và Phêrô th́ bị đóng đinh ngược, duy chỉ có thánh Gioan là đă chết già tại Công đồng Eâphêsô mà thôi.

 

Tiếp đến là Giáo hội.

Giáo hội nối tiếp các Tông đồ. Trong số 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên, th́ đă có tới 30 vị bị giết. Rồi trong 4 thế kỷ đầu, các tín hữu đă gặp phải những cơn bách hại khủng khiếp. Nhưng các ngài đă anh dũng tuyên xưng đức tin của ḿnh để làm chứng cho Chúa.

 

Đối với mỗi người chúng ta cũng vậy.

Chúng ta không phải chỉ làm chứng cho Chúa bằng lời nói mà c̣n phải làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của ḿnh. Bởi v́ chính gương sáng của chúng ta mới là một bài giảng hùng hồn, có sức lôi cuốn và hấp dẫn những người khác trở về cùng Chúa, như người xưa đă nói:

- Lời nói như gió lung lay,

Việc làm như tay lôi kéo.

Ngày kia vua Tấn văn Công đi săn và bị lạc ở trong rừng, may thay gặp một người câu cá tên là Ích Ngư, vua nói:

- Ta đây là vua, chú đưa ta ra, ta sẽ ban thưởng.

Người câu cá hèn hạ nói:

- Nếu được phép th́ tôi xin hỏi một đôi lời.

Nhà vua bằng ḷng. Người câu cá bèn nói tiếp:

-         Chim hồng sống ở bờ biển, chán biển đến sống ở chỗ ao tù sẽ sa vào bẫy. Ba ba sống ở đáy vực sâu, chán vực sâu lên sống ở băi sẽ bị chài lưới. Nhà vua ở đền sao lại đi săn và lạc vào rừng sâu thế này.

Nhà vua khen:

- Chú nói hay quá.

Sau đó, nhà vua bảo người tùy tùng ghi địa chỉ để khi về sẽ gửi quà tặng. Người câu cá bèn trả lời:

- Đức vua ghi địa chỉ làm chi. Xin đức vua hăy tôn kính trời đất, bảo vệ bờ cơi, thương yêu dân chúng là tức khắc bầy tôi này đă được trọng thưởng. Bằng không th́ dù nhà vua có ban phần thưởng thế nào, bày tôi cũng sẽ không thể an tâm mà hưởng dùng.

 

Cũng vậy, mỗi người chúng ta hăy lo sống đạo và chu toàn bổn phận của ḿnh, th́ dù không giảng giải, không nói năng, chúng ta cũng đă làm chứng cho Chúa.

 

Bởi v́, đời sống đạo đức của chúng ta chính là một thứ ánh sáng chiếu tỏa, để những người chung quanh sẽ nhận biết Chúa.


 

4. Hăy vui lên

“Khi vui non nước cùng vui. Khi buồn sáo thổi kèn đôi cũng buồn”, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cuộc đời giống như một tấm gương: mỉm cười với nó, nó sẽ mỉm cười lại; gắt gỏng với nó, nó sẽ hung bạo. Hăy thử đứng trước một cái gương, sẽ thấy: mỉm cười đáp lại mỉm cười, nhăn nhó đáp lại nhăn nhó. Trước cuộc đời cũng thế: tôi sống làm sao cuộc đời sẽ như vậy. Nếu tôi đón nhận những điều bất ngờ với một nụ cười, nó sẽ đáp lại tôi bằng một nụ cười. Nếu tôi đến với nó với bộ mặt cầu nhàu, nó sẽ đến cùng tôi với sát khí đằng đằng.

 

Ngày nay, người ta thường đề cập đến hai tiếng “bi quan” và “lạc quan”. Người bi quan là người tỏ vẻ buồn rầu khi nh́n thấy ly rượu đă vơi mất một nửa. Trái lại, người lạc quan là người tỏ vẻ vui mừng hay b́nh thản khi nh́n thấy ly rượu vẫn c̣n một nửa. Vậy Kinh thánh của chúng ta bi quan hay lạc quan? Xét về một phương diện. Kinh thánh rất bi quan, bởi v́ Kinh thánh có chứa đựng những lời lẽ thật đau xót về những nỗi khổ tâm mà con người đă gây nên cho nhau. Kinh thánh đă nói rơ rằng: con người sống trong một thế giới đầy dẫy tội lỗi và đă gây nên biết bao điều ngang trái cho đồng loại. Nhưng nếu xét về một phương diện khác, th́ Kinh thánh lại rất lạc quan. Kinh thánh đă từng đề cập đến một thời gian mà con người trông đợi, lúc mà mọi sự sẽ được điều chỉnh lại và được đổi mới hoàn toàn, lúc mà Thiên Chúa sẽ trở nên mọi sự cho mọi người.

 

Cụ thể như các đoạn Kinh thánh của Chúa nhật hôm nay: ngôn sứ Isaia đă loan báo về Đấng Cứu thế và những công việc tràn đầy an ủi, phấn khởi. Thánh Phaolô đă khích lệ mọi người: Hăy vui lên. Trong bài Tin mừng, thánh Gioan đă bảo đảm cho mọi người sẽ được hưởng niềm vui ấy. V́ thế, Chúa nhật hôm nay thường được gọi là Chúa nhật của niềm vui và khích lệ chúng ta hăy vui lên. Niềm vui đó là Chúa đă gần đến, sắp đến rồi, chúng ta hăy vui lên. Ngài sẽ đem đến cho chúng ta một niềm vui vĩ đại: biết Ngài là Đấng Cứu thế, là Con Thiên Chúa – được sống trong cộng đồng Giáo Hội – được hưởng các ân sủng, và nhất là được Chúa ban phúc b́nh an vĩnh viễn trong Nước Trời. Đó là niềm vui chính yếu, niềm vui thâm trầm của những người thấu hiểu ư nghĩa cuộc đời.

 

Chúa Giêsu là niềm vui; và những lời Ngài giảng dạy là những tin vui. V́ thế, đạo của chúng ta là đạo Tin Mừng. Hai chữ “Tin Mừng “ ấy sẽ trở thành trống rỗng và vô nghĩa nếu cuộc sống của người tín hữu không sống trong niềm vui và thể hiện Tin mừng. Như thế, chúng ta không thể loan báo hay chia sẻ Tin mừng cho người khác.

 

Vào khoảng thập niên 60, một số người chuyên nghiên cứu về tâm lư quần chúng tại Hoa kỳ đă làm một cuộc thăm ḍ độc đáo. Đó là xem thử có bao nhiêu người nhặt được ví và đem trả lại. Nhóm nghiên cứu đă chọn một khu phố để làm việc. Họ cho rải những chiếc ví dọc theo các đường phố. Chỉ vài ngày sau, họ nhận thấy hơn nửa số ví được mang trả lại. Nhưng tỉ lệ này chỉ kéo dài tới ngày bào huynh của cố tổng thống Kenneđy là Rô-bóc Kenneđy bị ám sát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trong ngày hôm đó, không một cái ví nào được đem trả lại. Họ đi đến kết luận: những tin buồn có ảnh hưởng sâu đậm đến con người và đời sống xă hội của con người.

 

Chúng ta không hoàn toàn nhất trí với kết luận đó, nhưng chúng ta có thể suy luận thêm: khi nghe một tin mừng, con người cảm thấy phấn khởi và mau mắn để thi hành điều thiện. Trái lại, khi nghe tin buồn, th́ con người dễ bị cám dỗ chán nản, và từ đó trách nhiệm trong lănh vực luân lư cũng bị giảm sút.

 

Chúng ta đang đứng trước một thách đố lớn. Cuộc sống xă hội chung quanh chúng ta là cả một hăng thông tấn chỉ tung ra những tin buồn. Qua các phương tiện truyền thông xă hội; báo chí, truyền thanh, truyền h́nh… đầy dẫy những tin buồn: tin buồn của dối trá lường gạt; tin buồn của phản bội xâu xé nhau; tin buồn của buông xuôi bỏ cuộc; tin buồn của không biết bao nhiêu đói khổ, chiến tranh, thiên tai, chết chóc…

 

V́ thế, chúng ta phải là những người loan báo Tin mừng và đem lại niềm vui. Giữa một xă hội chỉ có tin buồn của thất vọng, chúng ta sẽ loan báo tin mừng của hân hoan, phó thác. Giữa một xă hội chỉ có tin buồn của dối trá, lường gạt, chúng ta phải loan báo tin mừng của ḷng chân thật, vị tha. Giữa một xă hội chỉ loan báo tin buồn của ích kỷ, nhỏ nhen, chúng ta loan báo tin mừng của quảng đại, yêu thương, tha thứ và cảm thông. Nếu chúng ta biết sống theo tinh thần trên đây, chúng ta sẽ thấy đời ḿnh có ư nghĩa và gieo rắc những hạt giống của niềm vui ra chung quanh trên mọi nẻo đường đời. Và cho dù hầu hết các hạt giống đó có mục nát đi, tôi vẫn tin rằng thế nào cũng có ít nhất một hạt nẩy mầm lên cây, và nó sẽ đâm bông kết trái làm thơm tâm hồn chúng ta.

 

Chúng ta hăy nhớ một câu trong một bản nhạc rất hay của ông Bách, một nhạc sĩ nổi tiếng: ”Lạy Chúa Giêsu, xin cho niềm vui của con luôn tồn tại, để niềm vui đó đem lại niềm vui cho những người khác”.


 

5. Những lời chứng

Thánh Gioan Tẩy giả đóng một vai tṛ trung tâm trong việc Đấng Cứu Độ sẽ đến. Theo bài Tin mừng hôm nay, vai tṛ của ngài là “chứng nhân để nói về ánh sáng”. Aùnh sáng đó chính là Đức Giêsu.

 

Thánh Gioan đă chứng tỏ ḿnh là một chứng nhân can đảm và có hiệu quả. Ngài có nhân cách mạnh mẽ và là người sống theo nguyên tắc. Ngài không sống theo một lối sống thoải mái, không sống trong cung điện, nhưng sống nơi sa mạc. Lối sống của ngài, cũng như sự chính trực của cá nhân ngài, đă bổ sung thêm niềm tin tưởng cho những lời nói của ngài, đă bổ sung thêm niềm tin tưởng cho những lời nói của ngài. Ngài là một gương mẫu sống động cho điều mà ngài rao giảng. Và khi đă hoàn tất nhiệm vụ của ḿnh, ngài bước sang một bên để nhường lối cho Đức Giêsu.

 

Đức Giêsu vẫn cần đến những lời chứng. May thay, vẫn c̣n những người trung thành làm chứng cho Người, và coi bản thân ḿnh như không có giá trị ǵ.

 

Một vị linh mục nói với tôi về cuộc thăm viếng của ông tại Trung quốc cách đây vài năm. Trong thời gian ở đó, ông đă gặp hai vợ chồng già, cả hai đều là bác sĩ. Họ học chung tại trường y, yêu nhau và kết hôn với nhau, bà là người Công giáo, c̣n ông th́ ngoại đạo. Bà mong muốn thuyết phục ông nên gia nhập Giáo Hội, nhưng ông không muốn chịu phép rửa tội. Một thời gian ngắn sau, họ có một đứa con.

 

Suốt thời gian diễn ra một trong những phong trào chính trị ở Trung quốc, cùng với một số nhà trí thức khác, người chồng bị bắt đi làm việc trong quân đội. Sự xa cách gây ra rất nhiều khó khăn cho người vợ, do bà vừa phải cả ngày làm việc nhiều giờ tại bệnh viện, vừa phải làm ban đêm chăm sóc đứa con trai. Ngoài nỗi cô đơn ra, người vợ c̣n phải chịu sức ép từ phía chính phủ, hối thúc bà li dị với chồng và bỏ đạo, để đạt được những lợi thế về mặt chính trị. Nhưng bà đă từ chối. Mỗi đêm, sau khi trở về nhà, bà và con trai đều qú gối cầu nguyện, xin Thiên Chúa ban sức mạnh để chịu đựng những khó khăn.

 

Vào cuối thập niên 1970, bà nghe nói rằng chồng bà và một số nhà trí thức khác được phép trở về nhà. Khi đến ngày đó, bà và con trai ra sân ga, họ là những thành viên trong gia đ́nh duy nhất có mặt ở sân ga để đón tiếp những người đàn ông, bởi v́ tất cả những người phụ nữ khác đều đă li dị và tái kết hôn, do không chịu đựng được cảnh chia ly lâu dài. Do cảm động sâu sắc, chồng bà đă chịu đi học đạo và lănh nhận phép rửa tội.

 

Người phụ nữ đó đă thực sự mang lời chứng cho ánh sáng, giống như thánh Gioan Tẩy giả đă thực hiện. Bây giờ, đến lượt chúng ta. Đối với nhiều người trong thế giới ngày nay, Đức Kitô đă trở nên một khuôn mặt rất mờ nhạt và xa cách. Những lời trong bài Tin mừng hôm nay đúng từng chữ một “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”. Đức Kitô vẫn c̣n cần đến những chứng nhân, đó là những người có thể làm cho Người hiện diện đối với người khác một cách có hiệu quả.

 

Chúng ta không thể làm chứng cho ánh sáng, nếu chúng ta sống trong tối tăm. Chúng ta phải sống trong ánh sáng. Một đời sống tốt đẹp là một lời chứng mạnh mẽ và có hiệu quả, và tự thân, đó là một lời loan báo Tin mừng. Khi người ta không c̣n thực hành đạo trong cuộc sống nữa, th́ họ đă đánh mất đi một yếu tố quan trọng. Nhưng khi việc thực hành đạo đưa dẫn đến những hành động cụ thể, th́ người ta đă thực hành được một lời chứng rất có hiệu quả. Không có một lời chứng nào đến được với những người cùng thời của chúng ta một cách đầy sức thuyết phục, cho bằng lời chứng của những người thực hiện những lời giảng dạy của Đức Giêsu.

 

Nếu không có lời chứng của các Kitô hữu, th́ gương mặt của Đức Kitô, vốn đă bị mờ nhạt, sẽ tiếp tục lu mờ trong thế giới của chúng ta. Người sẽ tiếp tục ở giữa chúng ta, dù chúng ta không biết và không nhận ra, và tâm hồn con người vẫn sẽ bị tan nát, người ta sẽ c̣n bị cầm tù trong cảnh tối tăm, và Tin mừng sẽ không được rao giảng cho người nghèo.

 

Đây không phải là một trách nhiệm chỉ dành cho cá nhân người Kitô hữu, mà c̣n dành cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu nữa. Khi là thành viên của một cộng đồng nâng đỡ nhau, th́ việc làm chứng cho Đức Kitô sẽ dễ dàng hơn.


 

6. Ẩn mặt

Thánh Gioan Tẩy giả nói với dân chúng “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”. Vị mà ngài đang nói đến chính là Đức Giêsu Thiên Chúa thường được ám chỉ như là một Thiên Chúa “ẩn mặt”. Về phương diện này, có thể so sánh Thiên Chúa như một người viết tiểu sử. Công việc của người viết tiểu sử là tránh mặt trong khi kể chuyện. Một người viết tiểu sử giỏi luôn sẵn sàng có mặt ở bất cứ chỗ nào, nhưng không ai nh́n thấy họ cả. Thiên Chúa hiện diện ở tất cả mọi nơi trong các tạo vật của Người, nhưng không ai nh́n thấy Người.

 

Có câu chuyện về một người đàn ông kia khi trở về nhà, anh phát hiện ra đứa con gái bé bỏng của anh đang khóc rống lên. Anh hỏi cháu bé về chuyện ǵ xảy ra. Cháu bé nói rằng cháu đang chơi tṛ chơi trốn t́m với các bạn của cháu. Nhưng khi đến phiên cháu đi trốn, cháu bé đă trốn quá kỹ, đến nỗi các bạn của cháu đă bỏ đi chơi tṛ khác, không chịu t́m kiếm cháu nữa. Cháu bé cứ chờ đợi các bạn t́m thấy ḿnh, nhưng chúng không thể nào làm được như vậy. Cuối cùng, khi đi ra khỏi chỗ ẩn núp, th́ cháu bé phát hiện ra rằng chỉ c̣n có một ḿnh cháu thôi.

 

Đôi khi, có lẽ Thiên Chúa cảm thấy cô độc. Người đă tự trú ẩn trong các tạo vật của Người một cách quá tài t́nh, đến nỗi một số người không thể t́m thấy Người. Và cuối cùng, họ đă bỏ không t́m kiếm Người nữa, rồi rẽ sang các hướng khác.

 

Cuối cùng, khi Con của Người đến thế gian này, hầu hết cuộc đời của Người đều không được người ta nhận ra. Ngay cả khi Người xuất hiện ở nơi công cộng, không phải tất cả mọi người đều tin tưởng nơi Người. Và thánh Gioan tẩy giả đă nói “Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết – một Đấng đến sau tôi”. Và trong phần mở đầu cuốn sách Tin mừng của ḿnh, thánh sử Gioan đă nói một cách buồn rầu “Người ở giữa thế gian, và thế gian đă nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người”.

 

Ở đây, khi ngày Giáng sinh đến hỗ trợ chúng ta, trong ngày đó, chúng ta cảm thấy ḷng đầy thắc mắc về sự gần gũi của Thiên Chúa. Trong biến cố Nhập Thể, Thiên Chúa ẩn náu một cách tài t́nh, và được mặc khải một cách hoàn hảo. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đến với chúng ta, mặc lấy thân phận nhân loại của chúng ta. Khi thấy Người là thấy Chúa Cha.

 

Trước khi Đức Giêsu đến, người ta coi như Thiên Chúa là Đấng xa cách và tách biệt của con người, không thể quan tâm ǵ đến chúng ta và những nỗi đau khổ của chúng ta. Tệ hơn nữa, người ta c̣n nh́n vào Người như một quan ṭa hoặc một điệp viên, sẵn sàng vồ chụp và trừng phạt con người. Nhưng từ khi Đức Giêsu đến, chúng ta không c̣n nh́n vào Thiên Chúa như một người nào đó xa cách nữa, mà rất gần gũi với chúng ta, quan tâm đến mỗi người chúng ta, bởi v́ chúng ta là con cái của Người.

 

Đức Giêsu mặc khải về Chúa Cha như một người Cha đầy t́nh yêu, ḷng thương xót và luôn sẵn sàng tha thứ. Đó là một Thiên Chúa không ở xa chúng ta, nhưng sống giữa chúng ta, và rất say mê quan tâm đến chúng ta. Mối quan tâm của Thiên Chúa không phải là phê phán và kết án, nhưng là chữa lành và cứu thoát. Đó là một Thiên Chúa đặc biệt gần gũi với những người yếu đuối, nghèo khổ và quá nặng gánh,

 

Thiên Chúa giống như một gịng suối ở bên chúng ta, mà chúng ta có thể say sưa uống lấy và làm cho bản thân ḿnh được tươi mát. Nhận biết về Thiên Chúa theo cách thức này, là nguyên nhân đưa đến niềm vui lớn lao. Đây chính là niềm vui đă được loan báo cho các mục đồng trong ngày Chúa Giáng sinh, và bây giờ, cũng đang được loan báo cả cho chúng ta nữa.

 

 

7. Trích chú giải của William Barclay

CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ (Ga 1,6-8)

Một sự kiện lạ lùng trong Phúc Âm Gioan là mỗi lần đề cập đến Gioan Tẩy Giả, là mỗi lần giá trị của ông bị giảm đi. Có một cách giải thích sự kiện ấy: Gioan Tẩy Giả là một tiếng nói ngôn sứ. Từ bốn trăm năm, tiếng nói ngôn sứ đă im bặt, bấy giờ với Gioan, tiếng nói ấy lại vang lên. Qua đó, một số người ngưỡng mộ ông đến độ dành cho ông một địa vị cao hơn địa vị thích đáng. Nhiều dẫn chứng cho thấy có một hệ phái đă thật sự đặt ông lên địa vị cao nhất. Âm vang ấy được thấy trong Công Vụ 19,3.4. Tại Êphêsô, Phaolô gặp số người chẳng biết ǵ khác hơn là phép rửa của Gioan. Không phải Phúc Âm Gioan muốn phê phán hay làm giảm đi tầm quan trọng của Gioan Tẩy Giả, nhưng Gioan biết một số người đă giành cho Gioan Tẩy Giả một địa vị lấn át địa vị của Chúa Giêsu.

 

Cho nên qua suốt Phúc Âm, Gioan đă cẩn thận bày tỏ nhiều lần, địa vị của Gioan Tẩy Giả trong kế hoạch chung là cao quư, dù vậy nó vẫn ở hàng thứ yếu so với Chúa Giêsu Kitô. Ở đây ông thận trọng bảo Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng mà chỉ là nhân chứng của ánh sáng ấy (1,8). Ông cho chúng ta thấy Gioan đă bác bỏ, không nhận ḿnh là Đấng Cứu Thế, cũng không phải là ngôn sứ (1,20). Lúc người Do Thái đến với Gioan Tẩy Giả, kể cho ông nghe Chúa Giêsu đă bắt đầu hoạt động công khai, hẳn họ trông mong ông sẽ nổi giận về việc xâm phạm quyền đó. Nhưng Phúc Âm Gioan cho thấy Gioan Tẩy Giả đă từ chối không nhận địa vị hàng đầu đó thuộc về ḿnh, và tuyên bố ḿnh phải hạ xuống, c̣n Chúa Giêsu phải được tôn lên (3,25-30) Gioan Tẩy Giả đă cho thấy Chúa Giêsu c̣n thành công hơn Gioan Tẩy Giả trong việc kêu gọi mọi người (4,1). Ông cho biết cả đến dân chúng cũng nhận xét là Gioan Tẩy Giả không làm được những điều Chúa Giêsu đă làm (10,41)

 

Trong Hội Thánh, có một nhóm người muốn dành cho Gioan Tẩy Giả một địa vị quá cao. Chính ông không khuyến khích việc ấy, ông làm đủ mọi cách để bác bỏ. Gioan biết khuynh hướng đó vẫn c̣n, nên ông ngăn chặn. Việc này vẫn c̣n xảy ra ngày nay. Người ta có thể sùng bái một người hơn cả Chúa Cứu Thế, họ chú mục vào sứ giả thay v́ vào vị vua đă sai phái sứ giả ấy. Gioan Tẩy Giả không đáng trách chút nào về việc xảy ra, nhưng tác giả Phúc Âm thứ tư quyết định không để ai lấn Chúa Giêsu ra khỏi địa vị hàng đầu.

 

Một từ quan trọng khác cần phải lưu ư trong Phúc Âm thứ tư là nhân chứng hay lời chứng. Phúc Âm Gioan đưa ra hết nhân chứng này đến nhân chứng khác về địa vị tối cao của Chúa Giêsu. Ít ra có 8 lời chứng:

 

Lời chứng của Đức Chúa Cha. Chúa Giêsu nói: “Cha, Đấng đă sai Ta làm chứng về Ta” (5,37; 8,17). Chúa Giêsu muốn xác định điều ǵ? Ngài muốn đưa ra hai điều:

a) Điều đang tác động trên chính Ngài. Có tiếng của Đức Chúa Cha nói trong ḷng Ngài, tiếng nói đó xác quyết Ngài là ai, và được sai đến để làm ǵ. Chúa Giêsu biết Ngài không tự chọn việc đến thế gian, Ngài tin Chúa Cha đă sai Ngài đến thế gian để sống và chết cho nhân loại.

b) Điều tác động trên loài người. Khi một người trực diện với Chúa Giêsu, trong ḷng họ có một xác tín đây chính là Con Thiên Chúa. Linh mục Terell bảo, thế giới không bao giờ trốn tránh được “nhân vật xa lạ treo trên thập giá”. Năng lực trong ḷng đó luôn luôn hướng đôi mắt chúng ta nh́n lên Chúa Giêsu ngay cả khi chúng ta quên Ngài. Tiếng nói trong ḷng đó cho chúng ta biết Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại. Tiếng nói đó là lời chứng của Thiên Chúa Cha, ở trong linh hồn chúng ta.

 

Lời chứng của chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói: “Ta tự làm chứng cho Ta” (8,18); “Dẫu Ta tự làm chứng về ḿnh, nhưng lời chứng Ta là đáng tin” (8,14). Điều này có nghĩa Chúa Giêsu là nhân chứng tốt nhất cho chính Ngài. Ngài tự xưng là ánh sáng, là sự sống, là chân lư, và là đường đi; Ngài tự xưng là Con Thiên Chúa, là một với Đức Chúa Cha; Ngài tự xưng là Đấng Cứu Thế, là Thầy, Chủ của mọi người. Nếu chính đời sống và bản chất Ngài không đúng như vậy th́ những lời tự xưng đó của Chúa Giêsu chỉ là phạm thượng, chướng tai. Nhưng đời sống của Chúa Giêsu là lời chứng hùng hồn nhất, những ǵ Ngài tuyên bố là đúng thật.

 

Lời chứng của những việc Ngài làm. Chúa nói: “Các việc Cha đă giao cho Ta làm… làm chứng cho Ta rằng Chúa Cha đă sai Ta” (5,36). “Những việc Ta nhân danh Cha Ta mà làm đều làm chứng cho Ta” (10,25). Chúa Giêsu nói với Philipphê, Ngài với Cha là một, rồi Ngài tiếp: “Hăy tin Ta qua những việc Ta làm” (14,11). Một trong những điều kết tội loài người là họ thấy công việc Chúa làm mà không chịu tin nhận Ngài (15,24). Chúng ta cần lưu ư khi nói đến những công việc của Chúa Giêsu làm, Gioan không chỉ nghĩ đến những phép lạ Chúa Giêsu làm, nhưng ông nghĩ đến cả cuộc sống Chúa trên trần gian; ông không chỉ nghĩ đến thời điểm quan trọng nổi bật, mà đến từng giây phút Ngài sống hằng ngày. Không ai có thể làm được những việc quyền năng Chúa Giêsu đă làm, v́ Ngài đă sống gần gũi với Chúa Cha hơn ai hết. Cũng vậy, không ai có thể sống đầy yêu thương, nhân từ, tha thứ, phục vụ, giúp đỡ trong cuộc sống hằng ngày nếu không ở trong Thiên Chúa và không có Thiên Chúa trong ḿnh. Không phải bởi phép lạ chứng minh chúng ta thuộc về Chúa Giêsu, nhưng bởi đời sống hằng giống Chúa từng giây phút của chúng ta. Chính trong những điều b́nh thường hằng ngày chứng tỏ chúng ta thuộc về Chúa.

 

Có lời chứng của Kinh Thánh. Chúa Giêsu phán: “Các ông nghiên cứu Kinh Thánh v́ nghĩ rằng trong đó các ông có được sự sống đời đời, chính Kinh Thánh lại làm chứng về Tôi” (5,39). “Nếu như các ông tin ông Môsê, hẳn các ông cũng sẽ tin Tôi, v́ ông ấy cũng đă viết về Tôi” (5,46), và Philipphê tin rằng ông đă gặp Đấng mà Môsê, luật, và các ngôn sứ đă viết (1,45). Trong cuộc sống lịch sử, dân Israel mơ ngày Đấng Mêsia của Thiên Chúa giáng thế. Họ đă vẽ nên những h́nh ảnh và ư nghĩ của họ về Ngài. Bây giờ ngay trong Chúa Giêsu tất cả các ước mơ, các h́nh ảnh, các niềm hy vọng đó cuối cùng đều đă được thể hiện trọn vẹn, Chúa Giêsu là Đấng thế gian trông đợi đă đến.

 

Có lời chứng của ngôn sứ cuối cùng là Gioan Tẩy Giả: “Người đến để làm chứng, là làm chứng về sự sáng” (1,7.8). Gioan chứng nhận ông đă thấy Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu. Vị ngôn sứ cao cả này là nhân chứng cho Chúa Giêsu, Đấng mà mọi lời ngôn sứ đều nói tới.

 

Có lời chứng của những người Chúa Giêsu từng tiếp xúc. Người đàn bà Samari đă làm chứng về cái nh́n thấu suốt và quyền năng của Chúa Giêsu (4,39); người mù từ thuở sinh ra làm chứng về quyền phép chữa bệnh của Chúa Giêsu (9,25.38). Khi dân chúng chứng kiến những phép lạ, họ ngạc nhiên trước những việc Chúa Giêsu làm (12,17). Có một truyền thuyết về việc Ṭa Công Luận t́m nhân chứng xử án Chúa Giêsu. Đám đông đến và xác quyết: “Tôi là một kẻ phong cùi đă được Ngài chữa lành”; “Tôi bị mù và Ngài đă mở mắt tôi”; “Tôi điếc, Ngài đă làm cho tôi nghe được”. Đó là những lời chứng mà Ṭa Công Luận không muốn. Qua mọi thời đại, mọi thế hệ, có đông quần chúng luôn luôn sẵn sàng làm chứng về những ǵ Đấng Cứu Thế đă làm cho họ.

 

Có lời chứng của các môn đệ và đặc biệt là của chính tác giả Phúc Âm này. Chúa Giêsu đă giao nhiệm vụ cho các môn đệ Ngài: “C̣n các ngươi sẽ làm chứng về Ta, v́ các ngươi đă ở cùng Ta từ ban đầu” (15,27). Chính tác giả Phúc Âm làm chứng và bảo đảm cho những điều ông ghi lại. Lúc Chúa Giêsu chịu đóng đinh, ông viết: “Kẻ đă thấy th́ làm chứng về việc đó” (lời chứng của ngươi là thật) (19,35), ông tiếp: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đă viết ra” (12,24). Câu chuyện ông kể không phải là câu chuyện được lưu truyền, cũng không phải được nghe người khác kể lại mà chính ông mục kích và kinh nghiệm. Người làm chứng tốt nhất là người có thể nói rằng: “Điều đó là thật v́ tôi biết như thế từ kinh nghiệm của tôi”.

 

Có lời chứng của Thánh Thần: “Khi nào Đấng Yên Ủi đến, tức là Thần Chân Lư… chính Ngài sẽ làm chứng về Ta” (15,26). Gioan viết: “Chính Thần Khí là chứng nhân và Thần Khí là sự thật” (1Ga 5,7). Với người Do Thái, Chúa Thánh Thần có hai chức vụ: đem chân lư đến cho con người và giúp con người nhận biết chân lư ấy. Khi thấy Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, giúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu là ai và tin cậy những ǵ Ngài làm.

 

Gioan viết Phúc Âm Thứ Tư để tŕnh bày cho loài người lời chứng không ai chối căi được. Chúa Giêsu Kitô là tâm trí của Thiên Chúa được mặc khải trọn vẹn cho loài người.

 

LỜI CHỨNG CỦA GIOAN TẨY GIẢ (Ga 1,19-28)

Với đoạn này, Gioan bắt đầu phần tường thuật trong Phúc Âm của ông. Trong lời nói đầu, ông đă cho thấy việc ông định làm, ông viết Phúc Âm để chứng minh Chúa Giêsu là Trí, là Lư, là Lời của Thiên Chúa đă đến thế gian với h́nh thể một con người. Sau khi đă ổn định phần tư tưởng chính yếu đó, bây giờ ông bắt đầu kể chuyện về đời sống Chúa Giêsu.

 

Không ai cẩn thận chép các chi tiết về thời gian cho bằng Gioan. Bắt đầu ở đây và tiếp tục cho đến 2,11, ông từng bước kể lại tuần lễ đầu tiên rất bận rộn trong đời sống công khai của Chúa Giêsu. Các biến cố của ngày đầu trong 1,19-28, câu chuyện của ngày thứ hai trong 1,29-34, ngày thứ ba được gói ghém trong 1,35-39. Ba câu 1,40-42 kể lại câu chuyện trong ngày thứ tư. Các biến cố trong ngày thứ năm được kể trong 1,43-51 và 2,1-11. Ngày thứ sáu được bỏ trống. Trong các đoạn sách này, Gioan đă kể một loạt các biến cố quan trọng xảy ra từng ngày, đánh dấu tuần lễ đầu tiên trong sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Không có Phúc Âm nào khác ghi lại các mốc thời gian kế tục nhau cẩn thận như thế.

Trong cùng một phần sách từ 1,19-2,11, Phúc Âm Gioan đă đưa ra ba loại lời chứng khác nhau về tính duy nhất và vĩ đại của Chúa Giêsu. 1) Lời chứng của Gioan Tẩy Giả (1,19-34); 2) Lời chứng của những người nhận Chúa Giêsu làm Thầy và trở thành môn đệ Ngài (1,41); 3) Lời chứng từ các quyền năng diệu kỳ của Chúa Giêsu (2,1-11). Gioan đă đặt trước mặt chúng ta ba bối cảnh khác nhau, và trong mỗi bối cảnh ông đều chứng minh rơ sự kỳ diệu tối cao của Chúa.

 

Chúng ta thấy Phúc Âm Thứ Tư quan tâm đến sự kiện Gioan Tẩy Giả được dành cho một địa vị vượt quá xa điều chính ông xưng nhận. Khá lâu về sau, khoảng 250SC, sách Clementine Recognitions kể lại rằng: “Có một số môn đệ của Gioan Tẩy Giả giảng dạy về thầy họ như Đấng Mêsia vậy”. Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta thấy đó là một quan điểm, mà chính Gioan Tẩy Giả đă dứt khoát bác bỏ.

 

Bây giờ chúng ta trở lại với chính đoạn Kinh Thánh này. Ngay từ đầu, chúng ta đă gặp một đặc điểm của Phúc Âm Gioan, đó là một số người được người Do Thái sai đến chất vấn Gioan Tẩy Giả. Từ người Do Thái (Ioudaioi) xuất hiện trong Phúc Âm Gioan không dưới 70 lần, họ luôn luôn là nhóm người Do Thái chống đối. Họ là những người đặt ḿnh trong tư thế chống lại Chúa Giêsu. Việc người Do Thái chống Chúa đă được đề cập thật sớm ở đây. Phúc Âm IV làm hai việc: Thứ nhất là giăi bày Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, thứ hai là kể chuyện về Thiên Chúa. Phúc Âm này là câu chuyện về t́nh yêu của Thiên Chúa và tội lỗi của loài người, câu chuyện về lời mời gọi của Chúa Giêsu và việc loài người khước từ lời mời gọi ấy. Phúc Âm Thứ Tư là sách trong đó t́nh yêu cùng với lời cảnh báo được kết hợp cách sống động, có một không hai.

 

Phái đoàn đến phỏng vấn Gioan Tẩy Giả gồm hai hạng người: Thứ nhất, có các tư tế và người Lêvi. Họ chú ư đến Gioan Tẩy Giả là điều tự nhiên, v́ ông là con trai của Dacaria, mà Dacaria là tư tế (Lc 1,5). Trong Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để được chức vụ tư tế là cha truyền con nối. Người nào không phải là hậu duệ của Aharon th́ chẳng có thể trở thành tư tế; c̣n nếu người ấy là con cháu Aharon th́ không có ǵ cản ngăn người ấy trở thành tư tế được. Do đó, dưới mắt các nhà cầm quyền, Gioan Tẩy Giả quả thật là một tư tế, và tự nhiên các tư tế phải t́m hiểu tại sao một tư tế lại hành động bất thường như vậy. Thứ hai, có những người đại diện cho Pharisêu. Rất có thể sau lưng họ có Ṭa Công Luận. Một trong các nhiệm vụ của Ṭa Công Luận là đối phó với bất cứ ai bị nghi ngờ là ngôn sứ giả. Gioan Tẩy Giả là một nhà truyền giáo được dân chúng theo rất đông. Có lẽ Ṭa Công Luận thấy họ có trách nhiệm tra xét con người này xem ông có phải là ngôn sứ giả không.

 

Tất cả sự việc trên đây cho chúng ta thấy tôn giáo chính thống thường nghi ngờ bất cứ việc ǵ khác thường. Gioan Tẩy Giả đă không theo đúng quan niệm b́nh thường về một tư tế mà ông cũng không theo đúng quan niệm b́nh thường về một thầy giảng đạo. V́ vậy, các chức quyền tôn giáo thời đó nh́n ông đầy nghi kỵ. Giáo Hội thường rơi vào chỗ nguy hiểm là hay kết án những cái mới chỉ v́ nó mới. Về một phương diện, ít có tổ chức nào khác trên thế gian lại hay chống đối sự thay đổi như Giáo Hội. Giáo Hội thường phủ nhận một giáo sư lỗi lạc và cũng thường khước từ một số công tác tiên phong quan trọng, chỉ v́ Giáo Hội muốn được yên thân và nghi ngờ tất cả những ǵ có vẻ mới.

 

Những đại diện được phái chính thống sai đến chắc đă nghĩ về ba điều Gioan Tẩy Giả có thể phủ nhận.

 

Họ hỏi ông có phải là Đấng Mêsia không? Dân Do Thái đă trông chờ, cho đến ngày nay vẫn đang trông chờ Đấng Mêsia. Bất cứ một dân tộc nào đang bị đô hộ cũng trông mong được giải phóng. Dân Do Thái tin rằng họ là tuyển dân của Chúa, họ không nghi ngờ ǵ về việc chẳng chóng th́ chầy Thiên Chúa sẽ can thiệp để giải cứu dân Ngài. Không chỉ có một quan niệm về Đấng Mêsia. Có người trông mong Đấng Mêsia sẽ đem đến ḥa b́nh cho cả thế giới; có người trông chờ Ngài sẽ cai trị đất nước bằng sự công chính. Đa số trông mong một vị tướng lănh vô địch, sẽ cầm đầu quân đội quốc gia Do Thái đi chinh phục cả thế giới. Có người trông chờ một nhân vật siêu nhiên đến từ Thiên Chúa. Một số khác lại trông mong một nhà vua sẽ dấy lên từ ḍng dơi Đavít. Thường có những người nổi lên tự xưng là Đấng Mêsia và hay khởi loạn. Thời đại của Chúa Giêsu là một thời đại căng thẳng. Hỏi Gioan Tẩy Giả có xưng là Đấng Mêsia là một câu hỏi không tự nhiên. Ông hoàn toàn bác bỏ lời xưng đó, nhưng lại tiết lộ một phần khác. Trong tiếng Hy Lạp có vẻ như Gioan muốn nói: “Ta không phải là Đấng Mêsia, nhưng Đấng Mêsia đang có mặt ở đây mà các ông không biết”.

 

Họ hỏi ông có phải là Êlia không? Dân Do Thái tin rằng, trước khi Đấng Mêsia giáng lâm, Êlia sẽ trở lại để loan báo trước, và chuẩn bị cho thế gian tiếp đón Ngài. Đặc biệt Êlia đến để dàn xếp mọi bất ḥa; ông sẽ định những ǵ, những ai là thanh sạch hay không thanh sạch. Ông sẽ phân chia đâu là người Do Thái, đâu là người ngoại; ông sẽ đem lại đoàn kết, ḥa thuận cho các gia đ́nh từng xa lạ với nhau. Họ tin tưởng điều đó đến nỗi luật xưa của dân Do Thái ghi rằng số tiền bạc và của cải đang tranh chấp, hoặc bất cứ tài sản nào bị xem là vô chủ đều phải “chờ cho đến chừng nào Êlia đến”. Niềm tin Êlia phải đến trước Đấng Mêsia bắt nguồn từ Malakia 4,5. Người ta c̣n tin rằng chính Êlia sẽ xức dầu cho Đấng Mêsia làm vua cũng như tất cả các vua đă được xức dầu, vậy ông sẽ gọi kẻ chết sống lại để cùng chung hưởng vương quốc mới. Nhưng Gioan Tẩy Giả đă phủ nhận hết những vinh dự đó.

 

Họ hỏi ông có phải là ngôn sứ được hứa ban và mọi người đang trông đợi không? Lắm lúc người ta cũng tin Isaia và đặc biệt nhất là Giêrêmia sẽ trở lại lúc Đấng Mêsia đến. Nhưng thật ra việc đó chỉ nhằm nhắc lại lời bảo đảm của Môsê với dân chúng trong Đnl 18,15: “Từ giữa anh em ngươi, Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi sẽ lập một đấng ngôn sứ như ta, các ngươi hăy nghe lời đấng ấy”. Đó là lời hứa dân Do Thái không khi nào quên. Họ chờ đợi sự xuất hiện của một nhân vật sẽ là ngôn sứ vĩ đại nhất và trông mong nhân vật ấy đến như là “ngôn sứ lư tưởng”. Nhưng một lần nữa, Gioan Tẩy Giả không nhận vinh dự ấy là của ḿnh.

 

Vậy họ hỏi ông là ai? Ông đáp ḿnh chỉ là tiếng nói khuyến giục mọi người dọn đường cho Nhà Vua. Câu trích dẫn trong Is 40,3, tất cả các Phúc Âm đều trích dẫn câu này để ám chỉ Gioan Tẩy Giả (Mc 1,3; Mt 3,3; Lc 3,4). Ư niệm t́m ra trong câu ấy là: đường đi bên phương Đông mặt đường không bằng phẳng, không chắc chắn và thường chỉ là những lối ṃn. Khi một vị vua sắp đến thăm một tỉnh, hoặc khi nhà chinh phục sắp kéo quân đi qua lănh thổ của ḿnh th́ đường xá phải được san bằng, dọn thẳng và sắp xếp sao cho có trật tự. Điều Gioan ngụ ư là: “Ta chẳng là ai cả, ta chỉ là tiếng kêu gọi các ngươi hăy chuẩn bị sẵn sàng đợi nhà vua đến”. Ông muốn nhắc rằng: “Hăy tự sửa soạn đi, nhà vua đă lên đường rồi đó”.

Gioan Tẩy Giả là con người mà tất cả các nhà truyền giáo, các giáo sư đều phải bắt chước, ông chỉ là một tiếng nói, một ngón tay chỉ nhà vua. Điều cuối cùng ông mong muốn là mọi người hăy nh́n vào nhà vua. Ông muốn mọi người hăy quên ông, chỉ thấy nhà vua mà thôi.

 

Nhưng các Pharisêu lại thắc mắc một điều khác: Gioan lấy quyền ǵ để ban phép rửa? Nếu ông là Đấng Mêsia, là Êlia, hay là một ngôn sứ th́ ông có thể ban phép rửa. Isaia có viết rằng: “Người này sẽ vảy rửa nhiều dân” (Is 52,15); Êdêkien cũng nói: “Ta sẽ rưới nước tinh khiết trên các ngươi, và các ngươi sẽ được sạch” (Ed 36,25). Dacaria nói: “Trong ngày đó, sẽ có một suối mở ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem v́ tội lỗi và sự ô uế” (Dcr 13,1). Thế nhưng tại sao Gioan Tẩy Giả lại ban phép rửa?

 

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là phép rửa do tay người làm th́ không dành cho người Israel mà cho những người ngoại nhập và Do Thái giáo, tức là những người vốn có đạo khác, mới theo đạo Do Thái. Một người Israel chẳng bao giờ chịu phép rửa, họ đă thuộc về Chúa, nên không cần được rửa sạch nữa. Nhưng những người ngoại đến gia nhập Do Thái giáo th́ phải chịu phép rửa. Gioan Tẩy Giả đă bắt dân Israel làm một việc mà chỉ có các dân ngoại mới phải làm. Ông có ư nói là tuyển dân phải được rửa sạch. Đó chính là điều Gioan Tẩy Giả tin, nhưng ông đă không trả lời trực tiếp.

 

Ông nói: “Về phần ta, ta làm phép rửa bằng nước, nhưng có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không nhận biết, ta chẳng đáng cởi dây giày cho Ngài”. Gioan Tẩy Giả không nêu ra được một nghề nào hèn hạ hơn nữa, cởi dây giày là công việc của một nô lệ. Một ngạn ngữ của các rabbi bảo rằng môn đệ có thể làm cho thầy ḿnh bất cứ việc ǵ một đầy tớ phải làm, ngoại trừ việc “cởi dây giày”. Việc đó quá nhàn hạ ngay cả đối với một môn đệ. Dù vậy, Gioan Tẩy Giả ngụ ư: “Với Đấng đang đến th́ cả việc làm đầy tớ cho Ngài ta cũng không xứng đáng”. Chúng ta phải hiểu là lúc ấy Gioan Tẩy Giả đă làm phép rửa cho Chúa Giêsu rồi, và ông đă nhận ra Chúa. Ở đây, ông nhắc lại ư đó một lần nữa và ngụ ư: “Nhà vua đang đến. Để chuẩn bị đón Ngài, các ngươi phải được tẩy rửa y như bất cứ người ngoại nào. Hăy dọn ḿnh sẵn sàng để đi vào lịch sử của nhà vua”.

 

Chức vụ của Gioan Tẩy Giả là chức vụ của người dọn đường. Bất cứ sự cao trọng nào ông có được cũng đều đến từ sự cao trọng của Đấng mà ông loan báo. Ông là tấm gương lớn về con người sẵn sàng xóa ḿnh đi để người ta chỉ nh́n thấy Chúa Cứu Thế. Ông nhận thấy ḿnh là ngón tay chỉ cho thiên hạ thấy Chúa Cứu Thế. Nguyện Chúa ban cho chúng ta ơn biết quên ḿnh, chỉ biết đến Chúa Cứu Thế thôi.


 

8. Chú giải mục vụ của Alain Marchabour

Việc xuất hiện của ông Gioan Tẩy Giả (1,6-8)

Điều ghi chú về ông Gioan Tẩy Giả khiến chúng ta rơi từ thế giới siêu nhiên và thần linh xuống thế giới nhân trần: “Có một người”. Sự thay đổi giọng điệu khiến độc giả ngạc nhiên và rất có thể đoạn văn về ông Gioan Tẩy Giả này (cũng như câu 15) mới được tác giả đưa vào về sau để khuyên ngăn các môn đệ của ḿnh không nên đặt vị ngôn sứ vĩ đại này ngang hàng với Chúa Giêsu. Giữa hai vị, có một sự khác biệt triệt để, phân cách “Đấng đă có từ lúc khởi đầu, vẫn hướng về Thiên Chúa” với con người này, được Thiên Chúa sai đến để làm chứng. Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng làm chứng về Ánh Sáng. Ông Gioan là một nhân chứng làm chứng trước quyền lực Do Thái (1,19-28), trước dân Israel (1,31-34) và trước những môn đệ của ḿnh (1,35-37). Khi được nhắc đến lần cuối cùng trong Tin Mừng, ông được ca tụng như là một nhân chứng trung thực: “Mọi điều ông ấy nói về Chúa Giêsu đều đúng” (Ga 10,41)

 

Ông Gioan: tiếng người hô của Ngôi Lời (1,19-28)

Người Do Thái (ở đây ư nói: quyền bính Do Thái) yêu cầu ông Gioan xác định ḿnh so chiếu với niềm mong đợi Đấng Cứu Độ. Ông Gioan tuyên bố ba lần ḿnh không phải là Đấng Kitô, không phải là Êlia, không phải là ngôn sứ. Ông chỉ là tiếng hô mở đường cho Đấng Mêsia.

 

Vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái đợi mong Đấng Mêsia (Chúa Kitô theo tiếng Hy Lạp), nhưng mà sự đợi mong này mang nhiều h́nh thức khác nhau. Ta hiểu rằng người Do Thái đă có thể coi ông Gioan Tẩy Giả là Đấng Mêsia v́ hoạt động làm phép rửa của ông có thể nhắc nhớ thời cánh chung gần đến. Chắc ông có liên hệ với nhóm Étxênô ở Cumran, và điều đó có thể giải thích ba tước hiệu trên, bởi v́ nhóm Étxênô chờ mong ba nhân vật đó xoay quanh Đấng Mêsia. Ông Gioan Tẩy Giả không nhận ḿnh là Đấng Mêsia được đợi mong. Ông cũng không nhận ḿnh là Êlia, người được tiên đoán sẽ trở lại trước khi Đấng Mêsia đến. Êlia được lên trời trên chiếc xe của ḿnh (1V 2,11) làm phát sinh những tục truyền về sự sống c̣n và sự trở lại của vị ngôn sứ vĩ đại này. Có người cho rằng ông vẫn c̣n sống như sách Sử Biên Niên quyển 2 trích dẫn bức thư của Êlia gửi cho vua Giôram sau khi được cất lên trời (2Sb 21,12). Sau thời lưu đầy, có tục truyền cho rằng Êlia sẽ trở lại vào thời cánh chung. Như ngôn sứ Malaki quả quyết: “Này, trước khi ngày cao cả kinh khiếp Chúa đến, Ta sẽ cử tiên tri Êlia đến cùng các ngươi” (Ml 3,23). Dáng vẻ bên ngoài của Gioan có thể làm tưởng nhớ đến Êlia “người mặc áo lông, thắt lưng da” (2V 1,8). Vị ngôn sứ được mong đợi này ám chỉ nhân vật mà Môsê loan báo sắp xuất hiện trong Đệ Nhị Luật 18,15-18: “Ngay trong dân tộc ḿnh, giữa đồng bào ngươi, Chúa sẽ gây dựng cho ngươi một ngôn sứ như ta”.

 

Ông Gioan nhận cho ḿnh hai vai tṛ đối với Đấng sắp đến: trước tiên ông là tiếng người hô mở đường cho “Đấng mà họ không biết”, đối chiếu với Isaia 40,3 loan báo sự xuất hiện của một sứ giả đến dọn đường cho những người bị phát lưu từ Babylon trở về. Tin Mừng Gioan, cũng như các Tin Mừng Nhất Lăm, đều trích dẫn Isaia, nhưng không theo bản dịch Hipri mà theo bản dịch Hy Lạp, gọi là Bản LXX. Việc người Do Thái không nhận biết Đấng Mêsia không phải là một lỗi phạm. Chính Gioan cũng thuộc vào nhóm những kẻ không biết Người (1,33), có lẽ ám chỉ đến một tục truyền dân gian theo đó Đấng Mêsia sẽ ẩn ḿnh và th́nh ĺnh xuất hiện trước dân chúng.

 

Sau nữa, ông là người làm phép rửa khai tâm chuẩn bị cho phép rửa trong Thánh Thần. Đối với Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu phải được đón nhận như một ân huệ mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà không ai nhận biết cội nguồn của Người. Chính ông không đáng cởi quai dép cho Người, một công việc dành riêng cho nô lệ. Điều đó nói lên sự cách biệt giữa Chúa Giêsu với ông.

 

Lời chứng đầu tiên này là khởi điểm sứ mạng của Gioan: tác giả trần thuật dành cho lời chứng này một sự trang trọng khi xác định địa điểm: “Tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa” (1,28). Địa điểm này đă được đặt thành vấn đề và có vài người, tiếp sau ông Ôrgiên, đọc thành Bêtharaba, gần sông Giođan. Đúng hơn là Bêtania, cách đọc được hầu hết các bản chép tay minh định. Không nên nhầm lẫn thành Bêtania của ông Ladarô. Ở chương 10, thánh sử sẽ nhắc lại quang cảnh đầu tiên này để gây chú ư đến kết quả sứ mạng của Gioan Tẩy Giả: “Đức Giêsu sang bên kia sông Giođan, đến chỗ trước kia ông Gioan đă làm phép rửa (…). Nhiều người bảo nhau: “Ông Gioan đă không làm một dấu lạ nào đó, nhưng mọi điều ông ấy nói về người này đều đúng” (10,40-42). Đây là cách xác nhận sứ mạng của Gioan là để làm chứng.


 

9. Kitô hữu, bạn là ai?

(Trích trong: “Niềm Vui Chia Sẻ”)

Trên đường đi, cảnh sát giao thông chặn tôi lại, kiểm tra giấy tờ. Tôi xuất tŕnh thẻ chứng minh nhân dân, trong đó có ghi sẵn họ và tên, địa chỉ, ngày và nơi sinh của tôi. Thế là cảnh sát hài ḷng, v́ đă biết được tôi là ai trong giấy tờ. Nhưng cảnh sát lại không biết tôi làm những việc ǵ, những mối quan hệ của tôi, những suy nghĩ của tôi, lư tưởng của tôi, niềm vui, nỗi buồn của tôi. Tất cả những điều đó ông không cần lưu tâm. Ông đă cầm được giấy chứng minh nhân dân chính thức của tôi và thế là đủ. Nếu có cần th́ hỏi thêm giấy chủ quyền xe gắn máy và thuế lưu hành.

 

Ngày xưa, khi Gioan Tẩy Giả công khai xuất hiện bên bờ sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối, dân chúng tuôn đến với ông, khiến nhà cầm quyền đạo đời Do Thái phải thắc mắc: Ông ấy là ai? Và họ cử phái đoàn đến điều tra xét hỏi. Họ đă mở cuộc phỏng vấn: Ông là ai? Gioan Tẩy Giả đă không xuất tŕnh chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu, đă không nêu tên tuổi, địa chỉ, lư lịch của ḿnh, nhưng ông nói rơ sứ mạng, lư tưởng của ông, sự dấn thân, ơn gọi và lẽ sống của ông: “Tôi là tiếng của người kêu trong sa mạc… Tôi đây làm phép rửa bằng nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người”. Gioan Tẩy Giả hướng toàn bộ cuộc đời ông về Đức Giêsu. Bản thân ông không là ǵ cả. Cuộc đời ông, sứ mạng ông, đam mê của ông chính là loan báo Đấng Kitô. Ngài đến mặc khải cho con người ư nghĩa của cuộc sống và lịch sử của họ. Ngài mang đến cho con người Tin Mừng: Thiên Chúa là t́nh yêu, là ơn tha thứ, là b́nh an và niềm vui cho nhân loại. Cho đến chết, Gioan Tẩy Giả là tiếng hô dọn đường cho Chúa đến.

Hôm nay, chúng ta hăy tự đặt câu hỏi cho chính ḿnh: Kitô hữu, chúng ta là ai? Như người ta đă chất vấn Gioan Tẩy Giả: “Ông là ai? Ông nói ǵ về chính ḿnh?”

 

Chúng ta không đơn giản trả lời bằng cách xuất tŕnh giấy chứng minh có ghi “Thiên Chúa giáo” hoặc giấy rửa tội của chúng ta ra. Vấn đề là, như Gioan Tẩy Giả, chúng ta trả lời về ư nghĩa cuộc sống của chúng ta, về động cơ bên trong thúc đẩy và chi phối cuộc đời chúng ta. Chắc chắn chúng ta c̣n nhớ câu chuyện sau đó, khi Gioan đang ở trong tù, ông đă sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu là ai. Chúa Giêsu đă trả lời: Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được khỏi, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng và phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi” (Lc 7,12-23). Chúng ta cũng hăy tự trả lời về chính ḿnh bằng chính những việc làm của chúng ta, bằng chính cách sống của chúng ta. Cả cuộc đời chúng ta phải nói về Đức Giêsu, phải loan báo Đức Giêsu và sứ mạng của Ngài.

 

Kitô hữu là ai?

Là những người đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ, thiếu nhi, những người yêu mến Đức Giêsu. Nhưng không phải như người yêu thích một đồ vật hay một nhân vật đă đi qua, cũng không phải như người ta yêu thích một bài hát hay, hoặc một văn sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đă chết. Người Kitô hữu yêu mến Đức Giêsu như một người yêu, như một người bạn. Bởi v́, đối với chúng ta, Đức Giêsu chẳng phải là một nhân vật đă đi vào quá khứ, nhưng Ngài hiện đang sống với chúng ta, trong chúng ta. Chúng ta yêu mến Ngài. Chính t́nh yêu này là động cơ thúc đẩy chúng ta làm việc cho Ngài và tiếp tục công việc của Ngài: đó là yêu thương những con người nghèo khổ, giải phóng những kẻ bị áp bức, bóc lột, chữa lành những tâm hồn tan vỡ, đem tự do đến cho những kẻ bị giam cầm, loan báo Tin Mừng cho những con người bất hạnh. Trong thời đại chúng ta, vẫn c̣n có Mẹ Têrêxa của cộng đoàn Thừa Sai Bác Ái, Sư Huynh Roger Schutz của cộng đoàn Taizé, cha Pierre của cộng đoàn Emmau, và c̣n biết bao tấm gương âm thầm khác nối tiếp bước chân Gioan Tẩy Giả.

 

Hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở nên những con người của niềm vui và đem niềm vui của Chúa đến cho người khác. Chẳng phải chỉ nói rằng: tôi là người có đạo, tôi đi nhà thờ, tôi thuộc họ đạo này, giáo xứ nọ. Nhưng chính yếu là chính cuộc sống của tôi, hành động của tôi, sự chọn lựa của tôi như Đức Giêsu đă sống, đă hành động và đă chọn lựa. Ngày nay chúng ta cần có nhiều người như Gioan: cởi mở, can đảm, thẳng thắn làm chứng cho Đức Kitô không những bằng lời nói mà nhất là bằng hành động cụ thể, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Với những chứng tá ấy, người ta sẽ nhận ra chúng ta là bạn của Đức Kitô, là Kitô hữu.

 

V́ thế, mỗi người Kitô hữu phải là một Gioan Tiền Hô, phải sống thế nào để qua lời nói và hành động của chúng ta, những người khác có thể gặp được Chúa Cứu Thế: trong gia đ́nh, ngoài xă hội, nơi làm việc, chỗ giải trí, chúng ta phải sống ra sao để ai gặp được chúng ta là phần nào đă gặp được Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta phải là một ngọn đèn, một ngôi sao Giáng Sinh, một nhân chứng của ánh sáng. Noi gương Gioan Tiền Hô, hăy sống hết ḷng với Chúa và do đó luôn thao thức làm cho người khác t́m gặp Chúa Giêsu và đón nhận ơn cứu độ của Ngài.


 

10. Chú giải của Noel Quesson

Có một người được Thiên Chúa sai đến, đó là Gioan. Ông đến để làm chứng...

Cùng với Đức Maria, Gioan Tẩy Giả là khuôn mặt lớn xuất hiện trong Mùa Vọng. Mỗi năm, Phụng vụ đều dành trọn Chúa nhật II và III Mùa Vọng nói về Gioan.

 

Một bài ca diễn Tin Mừng (bài hát được sáng tác từ nội dung Tin Mừng) đă ca tụng tuyệt vời vai tṛ duy nhất của Gioan: “Là vị Ngôn sứ cuối cùng, là chứng nhân đầu tiên của Đức Giêsu Kitô, là tiếng kêu trong hoang địa, thế mà ông đă khiêm tốn tự xóa nḥa đời ḿnh trước Đấng mà ông loan báo: Lạy Ngài, đó là sự cao cả, niềm vui của Ngài giờ đây đă nên trọn vẹn. Hỡi vị chứng nhân của ánh sáng, xin hăy nói cho chúng tôi hay, Đấng Mêsia sẽ đến với chúng tôi bằng con đường nào!". Và những câu chuyện tiếp của bài ca đă lập lại một số lời của Gioan.

 

Thực sự, không ai tiêu biểu hơn Gioan trong Mùa Vọng. Ông là vị ngôn sứ cuối cùng và cao cả của Cựu ước (Lc 1,76; Mt 11,9): Do đó ông là con người nối kết giữa quá văng và tương lai, giữa điều có trước và cái đến sau.

 

Lạy Chúa, xin giúp con biết trung thành với nguồn gốc của chúng con trong quá khứ, nhưng cũng luôn vươn tới mọi cái mới mẻ mà Chúa muốn chúng con thiết lập Hôm Nay.

 

Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng. Chứng nhân của ánh sáng! Tước hiệu đẹp biết bao! Gioan là người chứng tá!

 

Ba Tin Mừng kia đều giới thiệu cho ta, Gioan Tẩy Giả như "Người rao giảng ḷng sám hối" chỉ có Tin Mừng thứ tư cho ta hay, ông được coi như “chứng nhân của ánh sáng”… “Người chứng thứ nhất của Đức Giêsu Kitô”. Ta đừng quên rằng, từ chứng nhân, được sử dụng trong tiếng Hy Lạp, ở thuộc ánh “Martyros”, và trên thực tế, Gioan đă là vị “chứng nhân đầu tiên" của Đức Giêsu. Tin Mừng Thánh Gioan luôn lặp lại tư tưởng này: Thế gian “lên án” Đức Giêsu. Người ta phủ nhận và tố cáo Người. Cuộc kết án này chỉ nhằm đến một vấn nạn: “Nhưng ông ta là ai?” Khi đó các chứng nhân mới xuất hiện và làm chứng cho kẻ bị tố cáo. Từ “chứng tá" được sử dụng 14 lần, và động từ "làm chứng" được dùng tới 33 lần. Người chứng đầu tiên đă xuất hiện, đó là Gioan Tẩy giả: "ông đến để làm chứng về ánh sáng”. Liệu tôi có dám quyết định theo Đức Giêsu, khi người ta tố cáo Người không?

 

Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái đến hỏi ông: "Ông là ai? Tại sao ông làm phép rửa?"

Những câu hỏi trên cũng mời gọi ta tự vấn về vai tṛ chứng nhân của ḿnh. Mọi Kitô hữu đều phải trở nên nhân chứng cho Đức Kitô. Do đó ta hăy nh́n coi, chính cách sống của Gioan đă đặt vấn đề cho những người đồng thời với ông. Người ta thắc mắc về lai lịch của ông. Chúng ta có trở thành vấn đề cho những người nh́n ngắm chúng ta sống không? Trong cung cách đối xử của ta có điều ǵ kích thích người khác phải suy nghĩ không? Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống cách nào để những người sống chung quanh chúng con, các bạn đồng sự, những người quen biết đều tự hối về "bí quyết” chúng con đang sống. Vậy ông là ai?

 

Tôi không phải là Đấng Kitô... cũng không phải là vị Ngôn sứ... tôi là một “Tiếng kêu”.

Vậy là sau lời hạch hỏi về lai lịch của Gioan, người chứng, lại đến lư lịch của Đức Giêsu mà người ta muốn t́m biết. Vấn nạn thực sự đang gây nóng bỏng trên môi miệng những kẻ thăm ḍ, đó là: "ông có nhận ḿnh là Đức Kitô không?". Rồi một câu hỏi khác lại được gợi lên: “Thôi được, vậy ông ấy là ai? ông có biết ông ta không?”

 

Câu trả lời của Gioan đáp ứng cả hai: ông khiêm tốn chậm răi nói, ông không phải là Đấng Kitô. . . Rồi ông nói thêm, ông chỉ muốn là một "tiếng kêu, tiếng kêu về một người khác! Hôm Nay, Giáo Hội và mỗi Kitô hữu, cần phải lập lại chứng tá can trường của Gioan: “Hỡi Giáo Hội, Giáo Hội có thể nói ǵ về chính ḿnh? Giáo Hội coi ḿnh là ai? Hỡi Kitô hữu, bạn có thể nói ǵ về chính ḿnh? Bạn coi ḿnh là ai?". Không, tôi không phải là Đức Kitô. Tôi chỉ là tiếng vang vọng của Đức Kitô. Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những tự phụ coi ḿnh như chiếm hữu chân lư, như những “kẻ độc quyền thừa hưởng" Đức Giêsu Kitô.

 

Có một Vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.

Đấng Kitô không hiện diện ở một nơi duy nhất? Tôi tin rằng Đấng Kitô mà các ông đang kiếm t́m đó, đă ở giữa các ông, ở giữa những hy vọng, những cuộc giao chiến, những t́nh yêu nhân loại của các ông! Tính ưu việt duy nhất của Giáo Hội, của người Kitô hữu, là “nhận biết" và gọi tên "Đấng mà con người đang mong đợi và ḍ dẫm t́m kiếm, Đấng đang hiện diện trong cuộc đời họ”, chẳng hạn, vào ngày 10/12/1948, khi Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, th́ chúng ta nhận ngay ra rằng, đó là một sự hiện diện "của Đấng đang" ở giữa cho dù Người chưa được người ta nhận biết. "Ta đói các ngươi đă nhận ra quyền sống của ta... Ta ở tù, bị ngược đăi bị tra tấn, các ngươi đă nhận ra quyền được bảo vệ nhân phẩm của Ta...” Nỗi khát vọng lớn lao của nhân loại là được sống côngÏ b́nh hơn, th́ đó là sự hiện diện của Đấng hoàn toàn công chính. Biết bao người thuộc mọi tôn giáo các vị lănh đạo các quốc gia thuộc mọi ư thức hệ, đă có thể công bố một văn kiện như thế, th́ đó không phải là một dấu chỉ thời đại sao? ở giữa các ông vẫn có một vị nào đó... cho dù các ông chưa gọi được tên Người. Dù là Kitô hữu nhưng có thể chúng ta đă miễn cưỡng phải chấp nhận phong trào đề cao nhân quyền trên đây, bởi v́ ta cũng thuộc vào số người thường nhạo báng những quyền đó, mỗi lần ta khinh miệt một người anh em. Nhưng làm sao ta lại không vui mừng trước yêu cầu phải tôn trọng mọi người đang lớn dần trong nhân loại. Hôm Nay, khi ta biết rằng, Thiên Chúa đă làm người, và trong Đức Kitô mà bản tính con người đă được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt và điều đó không phải chỉ có giá trị cho các kẻ tin Đức Kitô, nhưng đúng ra cho mọi người thiện chí, được ơn Thánh hoạt động cách vô h́nh trong tâm hồn, như Công đồng Vatican II đă quả quyết rơ ràng (G.S 22).

 

Vị mà các ông không biết... Người sẽ đến...

Suốt cuộc đời Đức Giêsu đă không được người đời nhận biết. Thiên Chúa không đến trong tiếng kèn thổi, trong sấm sét băo giông. Thiên Chúa không phải là “kẻ chà đạp” hay "thống trị". Người như "tiếng gió th́ thầm mà ta không biết đâu đến và sẽ thổi tới đâu". (Ga 3,8). Thiên Chúa là “Đấng tự để cho người ta chà đạp, đóng đinh, buộc tội”. Như thế có ngược đời không? Không đâu! Đó là sự thật về Thiên Chúa, Đấng chỉ có thể là "Thiên Chúa dấu ẩn”, ta không thể nắm bắt được “Bản thể" của Người. Và về căn tính của Đức Giêsu (“Vậy ông là ai”), tất cả mọi ḍ t́m của lư trí cũng đều bất lực. Người thực sưÏ là "Thiên Chúa không thể biết được”, là "Thiên Chúa dấu ẩn"!

 

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra Chúa, ngay tại nơi Chúa ẩn dấu, con đang kiếm t́m Chúa trong sức khỏe, trong thành công, trong t́nh thân hữu, trong hạnh phúc được sống (và Chúa vẫn ở đó!). Thế mà con chỉ thấy bệnh tật, thất bại trong cuộc sống vợ chồng, bà con hay nghề nghiệp, và nghèo đói. Lạy Chúa, xin giúp con đừng bỏ qua mà không nhận ra sự hiện diện đáng bị che dấu của Chúa.

 

Này bạn, nếu bạn khám phá ra Tôi đang dấu ẩn, nhưng luôn hiện diện, th́ bạn đă t́m được một nguồn vui sướng mà không ai, không ǵ có thể làm say mê bạn hơn được, niềm vui Magnificat của những người nghèo, niềm vui của Gioan Tẩy Giả khi ông thấy ḿnh nhỏ bé đi, c̣n niềm vui của Người "bây giờ đă trọn vẹn" (Ga 3,29-30).

 

Tôi không đáng cởi quai dép cho Người...

Gioan Tẩy Giả là con người “khiêm tốn xóa bỏ đời ḿnh trước Đấng ông loan báo". Gioan Tẩy Giả, đó là chứng nhân đúng nghĩa nhất. Ông chỉ hiện diện nhằm quy chiếu về một Đấng khác. Ông từ chối tước hiệu Kitô (Ga 1,20). Ông mong ước được “biến đi" để Người “lớn lên" (Ga 3,30). Ông không phải là ánh Sáng, nhưng chỉ là một cây đèn nhỏ đốt sáng trong đêm tối (Ga 5,35). Ông là người “tôi tớ" không xứng đáng cởi quai dép cho chủ (Ga 1,27). Ông chỉ là bạn hữu của chàng rể, đứng xa xa, bị xóa mờ (Ga 3,29). Ông đă hết sức hoàn tất "tác vụ" của ḿnh, bằng cách tự đ́nh chỉ công việc của ḿnh để làm lợi ích cho Đức Giêsu, bằng cách hy sinh mọi môn đệ của ḿnh để gửi họ đến theo một Đấng khác” (Ga 1,35-39). Cuối cùng ông đă chết trước khi thấy vinh quang của Đấng Phục Sinh, trong cảnh hoàn toàn mù tối của nghi ngờ: “Thầy có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến không, hay là chúng tôi c̣n phải đợi ai khác" (Mt. 11,2). Như thế Gioan Tẩy Giả không những là một “chứng nhân" tuyệt hảo, mà cũng là "mẫu tín hữu" tiêu biểu: “Kẻ không thấy nhưng vẫn tin” (Ga 20,29).

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu cho chúng con.

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con có khả năng tự xóa mờ và sống khiêm tốn như Ngài.

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin ban cho chúng con "t́nh yêu điên cuồng" đó, biết hy sinh cho kẻ khác để niềm vui chúng con được trọn vẹn…

 

Tôi đây làm phép rửa bằng nước.

Đó là những chuyên viên “thanh tẩy", các tư tế và trợ tế chính thức, được giấy tờ công nhận hẳn hoi (Ga 1,19), đến kiểm chứng tư cách chính thức của kẻ ngoại cuộc này, mà hoạt động “tha tội" (Mc l,4) của ông ta đáng bị tôn giáo tinh tuyền, tôn giáo của Giêrusalem ngần ngại và cấm đoán (Ga 1, 19). Bởi v́ những kẻ đến hạch hỏi Gioan, chính là nhóm người pharisêu, những kẻ “sạch”, những “Peruoushim", biết trọn vẹn lề luật, các quy định, những điều được phép hay cấm đoán... (Ga 1,24). Nhưng than ôi, những người Pharisêu trung hậu này, khi chăm chú đến những nghi thức đúng thực, lại bỏ qua Đấng duy nhất có quyền tha tội. Phần lớn số người trong nhóm họ sẽ từ chối Ngài. Bởi v́ chính Gioan Tẩy giả biết rơ Đấng đó: Không phải ông, người thừa tác và tôi tớ hèn mọn tha tội... v́ ông chỉ làm phép rửa bằng nước... nhưng sau ông, sau cử chỉ làm phép rửa có tính nghi thức của ông, th́ "Chiên xóa bỏ tội trần gian" sẽ đến (Ga l,29).

 

Lạy Chúa, càng tới gần lễ Noel, xin giúp chúng con mau mau tới gần Chúa, v́ chỉ ḿnh Chúa mới xóa bỏ được tội lỗi.

 

Các việc đó đă xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan.

Họ đă từ Giêrusalem đến. Từ thành thánh, trung tâm thế giới để phổ biến và giám sát lời Chúa. Thế mà, Thiên Chúa lại tỏ ḿnh ra trên một miền đất lạ, bên kia sông Giođan. Vị thánh sử rất tin vào tầm quan trọng của khung cảnh địa lư này, khiến ông nhấn mạnh tới hai lần (Ga 1,28 và 10,40). Lạy Chúa, xin gúp chúng con trở nên nhưng "thừa sai", không đóng khung ḿnh trong ranh giới hạn hẹp của chúng con. Xin mở rộng ḷng chúng con nhận ra sự hiện diện kỳ diệu của Chúa... trên bờ sông bên kia.

 

11. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

“Người Do thái": Nơi Gioan, hạn từ này đôi khi ám chỉ các thành phần của dân Israel (3,25; 4,9.22); nhưng trong hầu hết mọi trường hợp nó nhắm đến họ như những người đại diện cho một thế giới đang đi dần đến chỗ ngộ nhận rồi đối nghịch với Đấng Thiên Chúa sai đến, nghĩa là nó đặc biệt ám chỉ các quyền bính hiện hữu (2,18; 5,10-18; 7,1.13; 9,22 v.v.)

 

"Họ đă được biệt phái sai đến": Người ta không biết phải dịch câu 24 này sao cho đúng. Có thể hiểu rằng phái đoàn gồm có cả Biệt phái, hay chỉ gồm Biệt phái, hoặc do Biệt phái sai đi (như cách dịch của BJ và Nguyễn thế Thuấn ở đây muốn hiểu). Nhưng cách dịch sau cùng này, nếu đúng, lại khác nữa nghi ngờ sự hiểu biết mà tác giả Tin Mừng thứ 4 có thể có về Do thái giáo trước năm 70. Các biệt phái bấy giờ thù nghịch với các tư tế và Lêvi (l,19) những người mà họ không có quyền sai phái được. Thành thử câu này là một trong các lư chứng để gán Tin Mừng Thứ Tư không phải cho Gioan sứ đồ, con của Dêbêđê, nhưng cho một Gioan khác (“Gioan Trưởng lăo", mà papias đă nói đến?) môn đồ của vị sứ đồ.

 

"Vậy tại sao ông dám thanh tẩy?": Cái làm bận tâm quyền bính tôn giáo hơn cả chính là phép rửa giao ban. V́ đây không phải là các nghi thức thanh tẩy thường thấy giữa người Do thái mà trong đó mỗi người tự rửa cho ḿnh, sông là một phép rửa được ban với uy quyền do một người vốn là thừa tác viên độc hữu. Đàng khác, đây chẳng phải là Gioan làm phép rửa cho lương dân, để họ gia nhập Do thái giáo, nhưng là cho những người Do thái tinh ṛng. Sau cùng, ông đặt phép rửa này tương quan với Nước Thiên Chúa mà ông loan báo là gần đến; khiến cho người ta phải nghĩ rằng ông có những tư tưởng, hoài băo thiên sai. Tất cả những điều đó phải được làm sáng tỏ kỹ lưỡng.

 

"Bêthania, bên kia sông Giođanô": Khó xác định địa danh này. Thực vậy, một vài thủ bản sao ghi một tên rất là bác học: Bethabara, địa danh Hy Bá có nghĩa "chỗ lội qua được". Cách viết này không hẳn là không nguyên thủy, nhưng có thể ngày xưa, ngoài ngôi làng của Mátta và Maria, có một nơi gọi là Bêtania mà nay bị lăng quên. Nếu nhân cách đọc Bethabara, “chỗ lội qua được", th́ đấy là một khúc cạn của sông Giođanô nằm phía bắc Biển Chết. Như thế, Tin Mừng được mặc khải tại chính địa điểm mà ngày xưa tuyển dân đă vượt qua sông Giođanô để đi vào Đất Hứa. Một lối điển h́nh luận nhưng chẳng phải xa lạ với thánh Gioan. Thành thử không cấm ta đề cập đến nó, mặc dầu h́nh như đây là tư tưởng của Origène hơn là của thánh sử.

 

KẾT LUẬN

Như vậy bản tổng kết của ngày thứ nhất này c̣n khá tiêu cực lời nói của vị Tẩy Giả như tạo nên một khoảng trống cần được lấp đầy. Gioan Tẩy giả không phải là Đức Messia. Cũng chẳng phải là Elia hay Đấng Ngôn sứ. Dĩ nhiên ông làm phép rửa, nhưng chỉ trong nước mà thôi. Ông tự nhận là không đáng cởi dây giầy cho Đấng đếùn sau ḿnh. Như mọi người Do Thái tới chất vấn, ông cũng chờ đợi Đức Messia. Ông không biết ǵ về Người hơn họ. Ông chỉ hay một điều là ông xuất hiện trước Người. Để Chiên Thiên Chúa, tuyển nhân của Thiên Chúa được mặc khải, cần phải đợi "ngày” thứ hai.

 

Đem ra khỏi văn mạch chung, bản văn của chúng ta c̣n nhấn mạnh nhiều đến tính cách tương đối, tính cách phụ tùy hoàn toàn của công việc vị Tẩy giả. Nét này - nếu đem so sánh với Tin mừng Nhất Lăm - đúng là nét căn bản trong h́nh ảnh mà Tin mừng Thứ Tư phác họa ra cho ta về vị Tiền Hô. Theo Tin Mừng Thứ Tư, Gioan Tẩy Giả chỉ là nhân vật trong đó tập trung niềm chờ mong của cả Cưụ ước.

 

Ư HƯỚNG BÀI GIẢNG.

1. Cuộc xuất hành thứ nhất là cuộc xuất hành từ chốn nô lệ Ai cập về miền Đất Hứa dưới sự hướng dẫn của Môisen, ngang qua Biển đỏ và sa mạc, với manna làm của ăn và mạch suối hốc đá làm thứ giải khát. Cuộc xuất hành mới là cuộc xuất hành đưa người Do thái từ cảnh lưu đày Babylon về lại Thánh địa, dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa, Mục tử của dân, ngang qua sa mạc Syria đầy chướng ngại đối với những kẻ thoát chỉnh lưu đày. Đó là cuộc phục hưng Israel để đợi chờ Đấng Messia đến. Vào thời của Đấng Messia, ta thấy cuộc xuất hành được làm lại. Gioan Tẩy giả, đứng ở sa mạc, bên bờ sông Giođanô, đưa đám người thống hối qua con sông thánh để tiến về Chúa Kitô (Mt 3, 1-11). Chúa Giêsu khai mạc cuộc đời công khai trong sa mạc của cám dỗ và của đói khát (Mt 4,1-11). Việc người đi trên nước (Ga 6, 16-21) mở đầu cho lời hứa ban manna đích thực (Ga 6,31-34) là Ḿnh Người, bánh sự sống chân thật (Ga 6,35), của ăn nuôi hồn (Ga 6,51-58). Việc Người bị giương cao trên Thập giá thể hiện h́nh ảnh biểu tượng con rắn đồng thời Xuất hành (Ga 3,4). Rồi Chúa Giêsu bàn về cuộc xuất hành của cái chết Người với Môisen và Elia trong cuộc biến h́nh trên núi (Lc 9,31). Vào ngày Thăng Thiên, Người hoàn tất cuộc xuất hành về với Cha (Cv 1,9). Đến lượt chúng ta, trong Giáo Hội của Chúa Kitô, chúng ta đi qua nước rửa tội và, nhờ được Thánh Thể nuôi dưỡng, chúng ta trở nên đủ sức thắng vượt các cơn cám dỗ vốn làm cho ta xa Chúa (lCr 10). Việc biến cải tâm hồn và ḷng thống hối làm nên cuộc xuất hành của tội nhân, là kẻ chạy trốn ách thống trị của tội ác và t́m lại được, nhờ ơn tha thứ, sự b́nh an của tâm hồn (Mt 3,1-3.). Cái chết là cuộc Xuất hành đưa linh hồn nào đă dựa vào Chúa, t́m gặp Chúa Kitô và Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu (2Cr 5,6-10).

 

2. Sau bài tựa là phần nhập đề tổng quát và là tóm lược của cuốn sách, Gioan đặt ngay đầu Tin Mừng của ông khuôn mặt vị Tẩy Giả. Đối với thánh sử, ông này rơ ràng là khuôn mặt của mùa Vọng, là điển h́nh của con người đứng giữa quá khứ và thời Chúa giáng lâm. Thành thử chúng ta lạ ǵ khi, suốt mùa Vọng, Giáo Hội nhắc đến khuôn mặt của Gioan trong nhiều bài Tin Mừng Chúa Nhật, để nói cho chúng ta biết rằng mùa Vọng của chúng ta là ǵ: v́ nếu Chúa đă đến, Người cũng c̣n phải đến thực sự. Người đă có đấy, nhưng vẫn c̣n là vị Thiên Chúa mai ẩn giữa chúng ta, và v́ thế chúng ta vẫn luôn luôn là những kẻ không có nơi cư ngụ vững chắc đời này, vẫn c̣n là lữ khách xuất hành đứng giữa thời gian và vĩnh cửu, c̣n là những kẻ phải chờ đợi Chúa đến, những kẻ vẫn cử hành Mùa Vọng ngay cả trong mùa Giáng sinh, những kẻ phải hiểu rằng đây luôn là khởi điểm và thời gian của cuộc hành hương, đây luôn là cuộc hành tŕnh đi qua thời gian trong nguy nan gian khổ, cuộc hành tŕnh vững tâm đi đích ánh sáng vĩnh cửu mà chúng ta c̣n chờ đợi. Đối với chúng ta, điều đó có nghĩa là vĩnh cửu chưa có đấy, nhưng không có nghĩa là chúng ta được phép bất quan tâm đến ánh sáng đă thắp lên, bất lưu ư tới trần gian này. Chúng ta phải lấy vị Tiền hô làm kiểu mẫu.

 

3. Kinh Thánh nói Gioan Tẩy giả đă bị các sứ giả của người biệt phái chất vấn về lai lịch, trong thâm ư xin ông làm một cử chỉ, nói lên một lời để hợp pháp hóa cuộc sống, công việc của ông. Và ông đáp lại: ''Tôi không phải là Chúa Kitô". Đời chúng ta há chẳng có chuyện tương tự, một kinh nghiệm tương tự, khi chúng ta phải kiên quyết mà bảo: ‘Không! Tôi không phải thế. Tôi đâu có phải là một người mạnh, một kẻ chẳng cần Thiên Chúa và chẳng cần t́m hạnh phúc nơi Ngài’. Vấn đề luôn luôn là xem con người tôi có bám chặt vào kinh nghiệm ấy chăng, có nói tiếng không chăng, v́ ư nghĩa đích thực của đời tôi hệ tại chỗ thừa nhận ra sự yếu đuối của ḿnh, tội trạng của ḿnh và nhường chỗ cho cái duy nhất có thể đi vào đời tôi và ban cho nó ư nghĩa. Khắp nơi và luôn măi, chúng ta phải từ bỏ sự tự tôn lẫn thói kiêu ngạo bằng cách bảo: "Tôi không phải thế. Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, theo kiểu nói của vị Tiền Hô".

 

4. Ngày nay có nhiều kẻ đang bao quanh ta mà chất vấn: "Kitô hữu, bạn là ai?". Họ là người ngoài Kitô giáo, người quan sát vô tư hay người lưu ư đến lối sống của ta, cũng hỏi ta như thể lương tâm ta: "Mày nói sao về chính mày" hay những kẻ trong Hội thánh, đang coi sóc linh hồn ta và phải trả lẽ về ta trước mặt Chúa như: hàng giáo phẩm, cha giải tội, cha linh hướng.

 

5. Nếu thành tâm, ta sẽ không chấp nhận bị tưởng lầm, tưởng lầm là Chúa Kitô (như thể ta đại diện Người hoàn toàn, hay thử coi ḿnh ngang hàng với Người), tưởng lầm là các ngôn sứ có trách nhiệm về vận mạng của kẻ đồng đạo) và đ̣i bất khả ngộ, tưởng lầm như là bậc thánh v́ chúng ta là những tội nhân (1Ga 1,8).

6. Với ḷng khiêm tốn của vị Tẩy giả, hăy chấp nhận trở thành một tiếng nói, một âm vang của Ngôi Lời, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa (Ga1,1-2). Dù chúng ta là phản ảnh của vinh quang Chúa Kitô (2Cr 4,6), là h́nh ảnh sống động của Con Thiên Chúa (Rm 8,29), đấy vẫn là một ân huệ nhưng không của Ngài (Ep 2,8). Dù có thể làm ǵ cho Ngài, chúng ta bao giờ cũng chỉ là những tôi tớ (Lc 16,16).

 

12. Chú giải và suy niệm của Fiches Dominicales

CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Ngài chỉ là chứng nhân của sự sáng.

Bài đọc cho Chúa nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay lấy trong Tin Mừng của thánh Gioan. Trong lúc lời mở đầu được viết như một thánh thi: "Từ đầu đă có Ngôi Lời...”, th́ bỗng nhiên cung giọng trên như bị ngắt ngang (6-8), tác giả làm xuất hiện "một người" tên là Gioan.

 

Khi khẳng định Gioan được "Thiên Chúa phái đến", thánh sử đă xếp ông vào hàng những ngôn sứ lớn. Ngài được sai đến như "một chứng nhân" để làm chứng cho “Aùnh Sáng”, bởi v́ chính ngài không phải là ánh sáng.

 

2. Ngài chỉ là đấng mặc khải sự hiện diện huyền nhiệm.

Từ câu 19 đến câu 28, chúng ta thấy Gioan thực hiện điều mà đoạn mở đầu đă loan báo về ngài.

 

Bị thúc bách bởi người Do Thái (phải hiểu là giáo quyền của phái Giuđa) muốn biết rơ ngài có phải là Đấng Mêsia họ đang mong đợi hay không, th́ ba lần Gioan Tẩy Giả đều trả lời bằng cách phủ nhận.

Không, ngài không phải Đấng Mêsia cho dù hành động làm phép rửa của ngài gợi lên thời kỳ đă măn đang đến, và có thể làm cho người ta tin như thế.

 

Không, ngài không phải là "Êlia”, đấng sẽ đến trước Đấng Mêsia như người ta khẳng định từ khi ông được cất lên trời trong cỗ xe bằng lửa (xem Mal. 3,23: "Này đây Ta sẽ sai Êlia, vị ngôn sứ trước khi ngày của Yavê đến ") .

 

Không, ngài không phải là "vị tiên tri vĩ đại" nhân vật mà Môsê đă loan báo sẽ đến (trong Đệ Nhị Luật 18,15-18).

 

Trước sự gạn hỏi của đối phương: "Nếu ông không phải là Đấng Messia, là Êlia hay vị ngôn sứ vĩ đại, tại sao ông lại làm phép rửa?”. Gioan Tẩy Giả xác định vị trí của ḿnh đối với Đấng ngài loan báo, ngài có hai vai tṛ:

 

Trước hết ngài là "tiếng kêu" mở đường cho Đấng mà họ không biết. Ngài thực hiện lời tiên tri trong Isaia 40 nơi bản thân và trong sứ mạng của ngài: "Tôi là tiếng kêu trong sa mạc: hăy san bằng đường của Chúa như ngôn sứ Isaia đă loan báo" (bài đọc thứ nhất Chúa nhật II Mùa Vọng).

 

X. Léon Dufour dẫn giải: "Tự giới thiệu ḿnh là "tiếng kêu”, Gioan đảm nhận phẩm cách cao trọng của Kinh Thánh. Nếu tự ngài không có ǵ cả cho riêng ḿnh, ngài nhận lấy Lời Hứa trong chính bản thân ngài. Nếu thánh sử không diễn tả những nét đặc biệt của Gioan Tẩy giả, là v́ muốn mặc cho ngài khuôn mặt của Cựu ước để qua nhân chứng này, chính Thánh Kinh của Israel nhận ra và chỉ rơ Đức Kitô là Đấng Mêsia. Từ lúc mở đầu cuốn sách cái nh́n này là chủ yếu trong suốt cuốn Tin Mừng của Gioan" (Sđd., Tr. 1 61).

Sau đó, ngài là đấng làm phép rửa ‘trong nước’, phép rửa khai tâm để hướng về phép rửa "trong Thánh thần”. A. Marchadour viết: "Đối với Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu phải được tiếp nhận như một ân huệ nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng mà không ai biết nguồn gốc. Chính ông cũng không xứng đáng cởi dây giày cho Ngài, một việc chỉ do hàng tôi tớ làm mà thôi. Điều đó nói lên sự cách biệt giữa Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả” (Tin Mừng thánh Gioan, Centurion, tr. 43).

 

Sự hiện diện của Đấng Mêsia sẽ hoàn tất lời Chúa hứa với Israel. Điều cần thiết là biết được Đấng sẽ đến là ai. Ít lâu sau, Gioan Tẩy Giả sẽ chỉ cho thấy Đức Giêsu là "Chiên Thiên Chúa" (Tin Mừng Chúa nhật II, năm B).

 

BÀI ĐỌC THÊM

Đáp lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả, chúng ta hăy sẵn sàng để đón rước con Thiên Chúa làm người.

(Sintas trong: "Lời Chúa để suy gẫm và dọn bài giảng năm B", Mediaspaul, tr. 14-15).

 

Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ trong cả cuộc sống của ngài. Lời dạy của ngài là một lời kêu mời sám hối và đền tội đến nỗi giáo quyền Giêrusalem lo lắng và sai người đến hỏi ông: "Ông là ai?". Đằng sau câu hỏi này, c̣n có một câu hỏi khác: ngài có phải là Đấng Mêsia mà tất cả truyền thống Do Thái chờ đợi không?

 

Gioan khẳng định ông không phải là Đấng "Mêsia", đồng thời ông loan báo một điều lạ lùng: Đấng Mêsia đă ở giữa họ mà họ không biết. Họ hăy mau chuẩn bị. Nếu muốn nhận ra Người th́ hăy đọc lại lời tiên tri Isaia. Lời đó sẽ nói cho hay cứ dấu nào họ sẽ nhận biết Người.

Isaia đă hứa những ǵ? Chúng ta vừa nghe ông nói. Đấng Mêsia không tỏ ḿnh ra trong sự huy hoàng mà loài người thường gán cho thần thánh. Ngài đến với người nghèo để loan báo Tin Mừng cho họ. Ngài đến với người tàn tật để loan báo họ sẽ được lành. Ngài đến với tù nhân để loan báo họ sẽ được tự do. Để gặp được Đấng Thiên Chúa sai đến, điều quan trọng là chúng ta nhận ra ḿnh đứng về phía những người mà Người được sai đến. Nếu chúng ta không muốn sống nghèo giữa người nghèo, chúng ta sẽ không gặp được Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta không nhận ra ḿnh là người bệnh hoạn, và trái tim tan nát hay bị tù đày, Giáng sinh đích thực sẽ không phải là của chúng ta.

 

Tự nhận và muốn ḿnh là người nghèo của Thiên Chúa, đó là thống hối, đó là phép rửa mà chúng ta được Gioan mời gọi, nếu chúng ta muốn dọn ḿnh để mừng Con Chúa làm người. Lẽ tất nhiên sự hoán cải này là bổn phận thiêng liêng và thuộc nội tâm. Nhưng nếu sự tiến triển bên trong không được diễn tả ra bên ngoài bằng việc làm và một đời sống cụ thể th́ không có ǵ là thật. Bởi thế, Mùa Vọng mới gọi chúng ta đến gặp những anh em nghèo vật chất hay tinh thần, bệnh hoạn và tù nhân. Không phải với một thái độ trịch thượng, thương hại. Ta phải đến với họ như đến với người anh em, bởi lẽ những ǵ biểu hiện ra trong thân xác, trong cuộc sống của họ, là dấu chỉ những ǵ xảy ra trong thâm tâm ta. Chúng ta thuộc về họ và họ thuộc về chúng ta. Có lúc do nghề nghiệp mà chúng ta đến gặp họ. Nếu không, chúng ta cũng có thể t́nh nguyện đến gặp họ. Lẽ tất nhiên, trước vô vàn những khốn khổ, chúng ta cũng không làm được bao nhiêu. Nhưng ít ra nó cũng gợi lên trong ta niềm hy vọng đích thực mà đôi khi chúng ta cũng cần có. Niềm hy vọng ấy giúp ta quay trở về với Thiên Chúa để ước ao Ngài ban cho ta một Đấng Cứu Độ, Đấng có thể hoàn tất mỹ măn những ǵ mà ḷng quảng đại của chúng ta chỉ mới bắt đầu. Niềm hy vọng ấy cũng sẽ cho ta của những việc chúng ta định làm và đă bắt đầu dù cho là thật nhỏ bé.

 

13. Sứ giả tin mừng

Thuở nước Mỹ chưa có bưu điện và những phương tiện liên lạc tối tân, người ta tổ chức thành những trạm. Mỗi trạm cách nhau chừng 25 km. Tại mỗi trạm lúc nào cũng có sẵn những con ngựa khỏe.

 

Những kỵ sĩ sẽ chở thư từ trên lưng ngựa. Họ phóng nước đại, chạy hết tốc lực từ trạm này tới trạm kia và ở đó họ sẽ thay ngựa, rồi lại tiếp tục lên đường. Mỗi ngày một người phải chạy chừng 100 cây số.

 

B́nh thường họ phải đem theo hai cây súng để đề pḥng mọi da đỏ. Họ chạy ngày và đêm, bất kể mọi thời tiết, để hoàn thành cuộc hành tŕnh dài tới ba ngàn cây số trong ṿng một tuần lễ hay mười ngày là cùng.

 

Việc hoàn thành mạng lưới điện thoại nối liền hai bờ biển đông và tây đă chấm dứt vai tṛ của những con ngựa tốc hành. Tuy nhiên, câu chuyện về những chàng kỵ sĩ gan dạ này vẫn c̣n làm cho chúng ta khâm phục.

 

Qua đoạn Tin mừng vừa nghe, chúng ta thấy Thiên Chúa cũng đă sai phái vị sứ giả của Ngài đến với chúng ta và chuyển giao cho chúng ta một sứ điệp quan trọng, đó là hăy dọn đường Chúa đến.

 

Vị sứ giả đưa tin này chính là Gioan Tiền hô. Ông đến để đem lại cho chúng ta tin vui về Đấng Cứu thế. Kể từ đó, hàng triệu người không phân biệt màu da và tiếng nói, thuộc đủ mọi dân tộc đă đi theo dấu chân của ông và đă trở nên những người đem tin mùng của Chúa. Họ loan báo và dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn mọi người.

 

Và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là có những nhà truyền giáo đă đem chân lư của Chúa xuyên qua các núi đồi, các ghềnh thác, đến với những bộ lạc, những sắc dân c̣n man di mọi rợ.

 

Kể từ các tông đồ, biết bao nhiêu người đă rảo bước trên khắp mọi nẻo đường và đă có mặt khắp mọi nơi, từ thành thị đến những hang cùng ngơ hẻm. Và hơn thế nữa, c̣n dám hy sinh cả mạng sống để loan truyền cái tin quan trọng, đó là

- Đức Kitô, Đấng Cứu độ trần gian đă đến và đang ở giữa chúng ta.

Tin mừng sự sống này cần phải được loan báo, cần phải được đem đến cho từng người sống trên mặt đất.

 

Các nhà truyền giáo không thể hành động đơn độc. Trái lại, chúng ta phải cộng tác với họ trong khả năng và phạm vi của ḿnh.

 

Có nhiều cách để thi hành điều đó. Chúng ta cộng tác bằng lời cầu nguyện, xin Chúa luôn nâng đỡ để công cuộc rao giảng Tin mừng của những nhà truyền giáo gặt hái được những thành quả tốt đẹp.

 

Chúng ta cộng tác bằng cách giúp tiền bạc vật chất để tài trợ, nhờ đó những nhà truyền giáo sẽ có được những phương tiện để họat động.

 

Chúng ta cộng tác bằng chính cuộc sống thường ngày của chúng ta. Thực vậy, cuộc sống thường ngày của chúng ta phải là một tin mừng. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của bản thân, của gia đ́nh, của giáo xứ chúng ta cũng phải là một tin mừng, bởi v́ qua đó chúng ta nói cho mọi người biết được rằng:

- Đức Kitô, Đấng Cứu độ trần gian đă đến và đang ở giữa chúng ta.

 

Hăy sống thế nào để mỗi người chúng ta cũng trở nên một Gioan Tiền hô, một tông đồ nhiệt thành, đem Chúa đến cho những người chung quanh.

 

14. Chứng nhân

Gioan Tẩy giả là một nhân vật quan trọng luôn được nhắc tới trong Mùa Vọng, v́ ngài là vị Tiền Hô đi trước kêu gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế đến bằng cách thay đổi, cải thiện đời sống. Bài Tin Mừng cho chúng ta tấy một điều nổi bật trong cuộc đời tiền hô của ngài, đó là làm chứng cho Chúa Kitô, Ngài đă sống và chết cho vai tṛ chứng nhân của ḿnh. Ngay những trang đầu tiên sách Tin Mừng của thánh Gioan Tông đồ đă cho chúng ta biết mục đích cuộc đời trần thế của Gioan Tẩy giả là làm chứng cho Đấng Cứu Thế: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gioan, ông đă đến để làm chứng, để chứng thực về sự sáng, ngơ hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng là người làm chứng cho sự sáng”. Sự sáng đây là Đấng Cứu Thế và Gioan đă làm chứng cho Đấng Cứu Thế một cách trung thành nhất, bất vụ lợi nhất, kiên tŕ nhất và hoàn hảo nhất. Ngài đă làm chứng bằng lời nói, bằng hành động và bằng máu.

 

Gioan Tiền Hô đă làm chứng bằng lời nói: chúng ta biết vai tṛ hay sứ mạng của một ngôn sứ là phát loa, là thuyết giảng, là loan báo về Đấng Cứu Thế. Gioan Tiền Hô đă đóng vai tṛ đó, ngài đă nói những ǵ? Ngài bảo cho mọi người biết: “Tôi chỉ là tiếng nói trong hoang địa, chuẩn bị đường đi cho Đấng Cứu Thế, sau tôi một Đấng sẽ đến, Đấng ấy đă có trước tôi, cao trọng hơn tôi nhiều, và tôi không đáng xách dép cho Ngài”. Rồi khi Chúa Giêsu đến, Gioan đă chỉ vào Chúa và nói với dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh hết mọi tội trần gian”, nghĩa là đây là Đấng Cứu Thế, Ngài sẽ là nạn nhân hiến tế để cứu chuộc mọi người. Bài Tin Mừng Gioan c̣n cho mọi người biết Chúa Giêsu là Đấng thánh hóa các linh hồn, Ngài sẽ rửa mọi người trong Thánh Thần và lửa, đồng thời cũng là Đấng xét xử mọi người: thưởng phạt mỗi người tùy theo công nghiệp của họ. Tóm lại, như một người phát ngôn trung thành, Gioan loan báo cho mọi người biết: Chúa Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế.

 

Không những làm chứng bằng lời nói, Gioan c̣n làm chứng bằng hành động và gương sáng. Chúng ta biết Gioan là một người rao giảng đầy uy quyền, kêu gọi được người ta ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Lời giảng của ngài được mọi người đương thời chú ư, tại sao vậy? Bởi v́ ngài chỉ nói sau khi đă làm hay đă sống, đă kinh nghiệm rồi mới nói, bí quyết thành công của ngài là làm rồi mới nói, hoặc nói và làm đi đôi với nhau. Thực vậy, ngài đă lấy cuộc đời khổ hạnh để làm chứng cho người tôi tớ của Giavê, ngài đă sống khó nghèo để làm chứng cho Con Người không có chỗ dựa đầu. Thi hành chức vụ tiền hô ngài cũng có một số môn đệ, nhưng ngài rất vui mừng nhường số môn đệ ấy cho Chúa Giêsu, không một chút ghen tương, không một chút luyến tiếc, bởi v́ ngài biết Chúa Giêsu mới là vị tân lang của họ, c̣n ngài chỉ là bạn hữu đến sửa soạn tiệc cưới mà thôi. Nói rơ hơn, Gioan không thể kêu gọi người ta sám hối nếu ngài không sám hối trước, Gioan không thể kêu gọi người ta khiêm nhường nếu ngài không quên cái tôi của ḿnh, Gioan không thể kêu gọi người ta thực hành bác ái nếu ngài không thực sự mến Chúa yêu người, Gioan không thể kêu gọi người ta hy sinh nếu ngài chưa sống khắc khổ và hy sinh v́ người khác. Tóm lại, ngài được mọi người nghe và làm theo lời ngài giảng dạy là v́ ngài chỉ nói những ǵ ngài đă sống, đă làm, đă kinh nghiệm: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, lời nói của Gioan đă làm chuyển biến ḷng người, nhưng đời sống và gương sáng của ngài đă thuyết phục được mọi người.

 

Sau hết, bởi v́ Gioan luôn sống với tư cách là chứng nhân của Đấng Cứu Thế, nên sau khi đă làm chứng cho Chúa bằng lời nói và hành động, ngài c̣n muốn làm chứng bằng chính máu của ḿnh nữa. Ngài tố cáo cuộc hôn nhân bất chính của vua Hêrôđê với bà Hêrôđia, vợ của anh vua, nên ngài đă bị tống giam vào ngục. Bà Hêrôđia vẫn chưa hài ḷng, v́ Gioan luôn là mối cản trở cho hành động ngang trái của bà, bà t́m cách giết cho được Gioan, chính v́ thế mà trong bữa tiệc mừng sinh nhật Hêrôđê, lợi dụng lúc ông đă ngà ngà say, bà xúi con gái là Salômê xin chiếc đầu của Gioan, v́ Hêrôđê vui thú trước những điệu múa của Salômê và hứa cho cô bé bất cứ thứ ǵ dù là nửa nước. Thế là Gioan đă phải chết, ngài đă chấp nhận cái chết chứ không chịu để cho đạo lư bị chà đạp, chấm dứt nhiệm vụ chứng nhân của ngài. Cuộc đời chứng nhân của Gioan Tiền Hô là một bài học sáng giá cho chúng ta. Đời sống của một Kitô hữu phải bắt chước đời sống của ngài, là làm chứng nhân cho Chúa trong mọi hoàn cảnh: thuận cảnh cũng như nghịch cảnh. Hẳn là Chúa không đ̣i chúng ta phải sống khắc khổ hay đổ máu đào như Gioan, nhưng Chúa đ̣i chúng ta phải là chứng nhân, sống như Gioan trong đời sống hiện tại của ḿnh, nghĩa là chúng ta phải là ánh sáng, là muối, là men của trần gian, phải sống như bông sen giữa bùn lầy, như bông huệ giữa bụi gai, đặc biệt là sống anh hùng như ngài, ngài là một anh hùng của sự thật: suốt đời ngài chỉ sống theo sự thật và nói sự thật, điều ǵ có ngài chân nhận, điều ǵ không có ngài nói không. Chúng ta hăy kiểm điểm và suy nghĩ: chúng ta có bao giờ nói dối không? Chúng ta phải nh́n nhận rằng không những chúng ta có nói dối mà c̣n nói dối nhiều hơn nữa, rồi nhiều khi chúng ta c̣n ém nhẹm, giấu diếm, chua ngoa, thề thốt, phân bua cho là ḿnh thật thà, thẳng thắn, vô vị lợi… để lấp đầy đi cái thiếu thành thật của ḿnh. Nếu chúng ta đă sống như thế, chúng ta phải sửa lại, phải sống thành thật, có nói có, không nói không, đừng thêm thắt, bịa đặt. Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận, v́ sự thật dễ mất ḷng. Chúng ta phải sống thành thật, đó là điều tất nhiên, nhưng sống thật thà không có nghĩa là buộc chúng ta phải nói tất cả những ǵ ḿnh nghĩ, ḿnh biết, đức tính này buộc chúng ta suy nghĩ cẩn thận, chín chắn rồi hăy nói, mà đă nói th́ không bao giờ nói sai, nói thừa nói thiếu, nói dối để khỏi gây thiệt hại cho bất cứ ai. Xin Chúa cho chúng ta quyết tâm sống được như thế luôn măi.

 

15. Vui mừng

Chuyện kể về một ông vua đang băn khoăn bằng cách nào để có hạnh phúc. Nhà vua bèn mời một nhà khôn ngoan lại để bàn hỏi xem làm thế nào vứt bỏ được những lo âu buồn rầu đang đè nặng tâm trí ông đến nỗi phát bệnh. Làm thế nào để có hạnh phúc thực sự? Nhà thông thái trả lời: “Chỉ có một cách duy nhất để chữa nhà vua. Đó là nhà vua phải nằm ngủ một đêm trong cái áo của một người có hạnh phúc thực sự”.

 

Các sứ giả được sai đi khắp quốc gia để t́m kiếm một người thực sự đang hạnh phúc. Nhưng bất kỳ người nào khi hỏi đến cũng có lư do để đau khổ buồn rầu. Một điều ǵ đó đă cướp mất hạnh phúc của họ. Sau cùng họ t́m thấy một người, đúng hơn là một gă ăn xin. Hắn ngồi mỉm cười ở giữa chợ đời. Hắn tự xưng là người hạnh phúc thực sự, không có một mảy may ǵ buồn rầu lo âu. Người ta nói với hắn về điều nhà vua đang t́m kiếm. Nhà vua cần phải ngủ một đêm trong cái áo của người có hạnh phúc thực sự, và cho anh ta một số tiền rất lớn đền bù vào chiếc áo hạnh phúc đó.

 

Bạn nghĩ sao? Anh chàng ăn xin này có đồng ư bán chiếc áo của anh đang mặc cho nhà vua không? Các bạn có biết phản ứng của hắn ra sao không? Không nín được cười! Gă ăn xin bật cười lên hô hố mà rằng: “Thật đáng tiếc! Tôi không thể nào làm hài ḷng nhà vua được. Tôi chẳng có chiếc áo nào cả!” Người hạnh phúc nhất trên đời không có ngay cả một chiếc áo!

 

Trước Công Đồng Vaticanô II, Chúa nhật thứ III Mùa Vọng hôm nay được gọi là “Gaudete Sundae”. “Gaudete” tiếng La tinh có nghĩa là “vui mừng”. Trong nhà thờ, đốt lên cây nến hồng ở Ṿng Lá Mùa Vọng – Advent Wreath. Mầu hồng biểu tượng cho sự vui tươi, yêu đời và hy vọng, v́ Thiên Chúa đă gần đến rồi!

 

Quả vậy, con người đă được Thiên Chúa tạo dựng nên là để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc đời đời với Người. V́ thế, Pascal đă nói rằng: “Tất cả mọi người đều đi t́m kiếm hạnh phúc hết, ngay cả những người treo cổ tự tử”. Niềm vui và hạnh phúc là mục đích của con người sống trên trần đời. Nó cần thiết cho chúng ta như dưỡng khí cần cho tim phổi, lương thực cần cho thân xác. Tuy nhiên, càng t́m kiếm nó, nó lại càng vuột khỏi tay ta, như nước trôi qua các kẽ ngón tay. Ta nghĩ về hạnh phúc theo quan niệm của ta. Ta long đong vất vả đi t́m nó ở nơi ta muốn t́m, ở nơi nó không có.

Đi t́m hạnh phúc không đúng chỗ:

Trong “Tiếng Chim Ca” của cha Anthony de Mello có truyện “T́m Sai Chỗ” được kể như sau. Một người thấy ông bạn láng giềng cứ lom khom cúi t́m măi một cái ǵ dưới ánh đèn đường nên hỏi: “Ông bạn đang t́m ǵ vậy?” Người láng giềng trả lời: “Tôi t́m ch́a khoá đánh rơi”. Thế rồi cả hai cùng chăm chú, lom khom t́m măi. Một hồi lâu người này chợt nhận ra một điều ǵ nên hỏi người láng giềng: “Mà ông bạn đánh rơi nó ở đâu vậy?” “Ở trong nhà th́ phải!” người láng giềng trả lời. “Nhưng tại sao ông bạn lại t́m ở đây?” “V́ ở đây có đèn đường sáng hơn!!!”

 

Chỗ ngă ba đèn đường chiếu sáng nhất mà người đời vẫn thường đến t́m kiếm hạnh phúc là “ngă ba chữ T”: t́nh, tiền, tài.

 

Có những bạn trẻ bước vào đời với lăng kính màu hồng, hăm hở t́m hạnh phúc trong những giây phút huy hoàng của t́nh dục mà họ nghĩ là t́nh yêu, họ đồng ư với Xuân Diệu rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. C̣n hơn le lói suốt trăm năm”.

 

Có người lao ḿnh vào việc t́m kiếm tiền bạc bằng mọi cách. Họ bôn ba xuôi ngược trên chợ đời, tranh giành với người, để rồi cuối cùng như nhà thơ Quốc Nghệ đă diễn tả sự thật chua cay bằng những lời thơ châm biếm:

Bạc ác chi mi lắm rứa tiền,

Mi làm nhân loại hoá ra điên.

Mi tô mặt nạ đen ra trắng,

Mi xé ân t́nh thẳng hoá xiên.

Mi gác luân thường vào một xó,

Mi đưa nhân nghĩa xếp hai bên.

Mi làm nhân loại đua tranh măi,

Bạc ác chi mi lắm rứa tiền?

Có người dùng tài ba để t́m kiếm công danh sự nghiệp hầu mang lại hạnh phúc. Thế nhưng danh vọng cũng kèm theo cuồng phong băo tố, nước mắt và đoạ đày, như Nguyễn Công Trứ đă cảm nghiệm: “Ra trường danh lợi vinh tiền nhục, vào cuộc trần ai khóc lẫn cười”.

 

Điều lầm lẫn lớn nhất của chúng ta là đă đồng hóa niềm vui hạnh phúc với khoái lạc thế trần, rồi đi t́m thỏa măn nơi thể xác, vật chất và cuộc sống ở bên ngoài. Chúng ta có thể đạt được khoái lạc bằng dục vọng, danh tiếng và tiền bạc, nhưng tất cả những thứ này không thể nào mang lại cho con người niềm vui và hạnh phúc thật sự.

 

16. Vui mừng

Hạnh phúc ở đâu? Bài Phúc âm hôm nay, nói đến một nhân vật rất quan trọng nhưng khiêm tốn, dạy chúng ta cách đi t́m hạnh phúc đích thật. Đó là Gioan tẩy Giả: “Ông đến để làm chứng”, “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hăy sửa cho ngay đường Chúa đi”. Gioan chối từ tất cả những tước hiệu được dân chúng gán cho ḿnh. Đối với Gioan tẩy giả, hạnh phúc của ông là trở nên đầy tớ của Thiên Chúa, là con người giúp cho mọi người quy hướng về Thiên Chúa.

 

Trong bài đáp ca, Đức Maria cũng đóng vai tṛ này: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa… v́ Chúa đă đoái nh́n phận hèn tớ nữ của Chúa”. Hạnh phúc của Đức Maria là được làm nữ t́ của Thiên Chúa.

 

Sách Giáo lư Công giáo dạy rằng: “Sự ao ước Thiên Chúa đă được ghi sâu trong tâm hồn con người, bởi v́ con người đă được sáng tạo bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Thiên Chúa không ngừng lôi kéo con người lại với Ngài, và chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới t́m thấy chân lư và hạnh phúc mà con người không ngừng t́m kiếm”.

 

Công Đồng Vatican II cũng dạy: “Khía cạnh cao siêu nhất của phẩm chức con người là ở chỗ con người được ơn gọi hăy hiệp thông với Thiên Chúa. Lời mời gọi con người đối thoại đă được Thiên Chúa gửi tới con người từ khi có loài người. Bởi v́ nếu có con người, th́ cũng tại Thiên Chúa đă tác tạo nên con người v́ t́nh yêu, và v́ t́nh yêu, Ngài không ngừng ban cho con người hiện hữu. Và con người chỉ sống đầy đủ theo chân lư nếu con người tự do công nhận t́nh yêu này và phú ḿnh cho Đấng tác tạo nên ḿnh.

 

Linh mục Dominicô Đỗ Minh Trí trong cuốn “Việt Nam Quê Hương Tôi”, trang 41-44 đă kể câu chuyện “Con Mèo Già và Con Mèo Trẻ” với hai đề nghị về hạnh phúc như sau:

 

Một con mèo già, đầy kinh nghiệm và khôn ngoan thấy một con mèo trẻ, đang đuổi theo cái đuôi của chính nó. Ṭ ṃ, nó hỏi con mèo trẻ: “Này con, con làm ǵ vậy? Tại sao con lại đuổi theo cái đuôi của con như vậy?”Mèo trẻ trả lời: “Con nghe nói rằng cái tốt nhất đối với một con mèo là hạnh phúc và hạnh phúc của con mèo ở trong cái đuôi của nó. V́ vậy mà con đuổi theo cái đuôi của con. Khi nào con bắt được, con sẽ có hạnh phúc!”

 

Mèo già trả lời: “Này con, ta đă suy gẫm rất nhiều về vấn đề hạnh phúc. Và ta cũng đă đi đến kết luận rằng hạnh phúc của ta là ở trong cái đuôi của ta. Nhưng ta cũng nhận rằng mỗi khi ta đuổi theo cái đuôi, th́ không thể nào ta bắt được. Trong khi đó, nếu ta làm một việc khác nhất là khi ta lo lắng cho con mèo khác, th́ cái đuôi của ta đi theo ta bất cứ nơi đâu!”

1. “Hạnh phúc ở trong cái đuôi của ta”, con mèo già nói: Cái đuôi ở đằng sau, con mèo không nh́n thấy được. Điều này diễn tả điều kiện đầu tiên của hạnh phúc: Không bao giờ nắm được. Hạnh phúc không phải là mục đích, mà là một kết quả! Đó là một thực tại đi theo một thực tại khác. Hạnh phúc là kết quả của t́nh thương yêu đối với loài người. Cái cần phải nhắm tới là t́nh thương yêu đối với đồng loại, hạnh phúc sẽ đi theo một cách tất yếu.

 

2. Người ta t́m thấy hạnh phúc của chính ḿnh khi làm việc v́ hạnh phúc của người khác. Bằng cách tranh đấu cho sự an vui của đất nước ḿnh hay giúp đỡ người đồng loại, giải quyết các vấn đề của họ. Lấy t́nh thương yêu đồng loại, t́nh thương yêu xă hội làm căn bản của cuộc sống của ḿnh. Đặt cơ sở đời sống của ḿnh trên t́nh thương yêu để nh́n các thiếu thốn của người khác như các thiếu thốn của chính ḿnh, quyền lợi của người khác như quyền lợi của chính ḿnh. Hăy thoát ra khỏi bản thân ḿnh, thoát ra khỏi sự t́m kiếm hạnh phúc riêng tư của ḿnh để làm việc v́ hạnh phúc của người khác.

 

Hạnh phúc hay nguồn vui Kitô giáo đem lại khác xa với khoái lạc. Nó phong phú và sâu xa hơn cả nụ cười tươi nở trên một khuôn mặt vui vẻ. Nó đến từ bên trong, từ hành động phục vụ tha nhân và ư thức rằng Thiên Chúa hiện diện với chúng ta sẽ làm chúng ta hạnh phúc. Một sự b́nh an nội tại không có ǵ có thể lấy mất khỏi chúng ta. Phục vụ Thiên Chúa là cội nguồn của niềm vui Kitô giáo. Đó là t́nh trạng của ân sủng không vướng mắc tội lỗi. Chúa ở cùng ta, ta sống trong Chúa, như Đức Maria diễn đạt trong kinh Ngợi Khen ở bài đáp ca hôm nay: “Linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa”

 

“Lúc nào cũng lo t́m hạnh phúc, ta sẽ chẳng bao giờ thấy hạnh phúc.

 

Hạnh phúc phải được tạo thành thay v́ t́m thấy”.

 

“Hạnh phúc không phải là cái bạn cầm trong tay, nhưng là cái bạn mang trong tim”.

 

“Muốn được hạnh phúc, đừng cộng thêm của cải, nhưng hăy trừ bớt ham muốn”.

(Định nghĩa Cuộc Đời của Trần văn Điền).

 

17. Chứng nhân của ánh sáng – ĐTGM. Ngô quang Kiệt

Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lư, ánh sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để nh́n ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để thấy ánh sáng vật lư, chỉ cần có đôi mắt b́nh thường. Nhưng để nh́n thấy ánh sáng khoa học, phải có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi. Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Ki-tô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Ki-tô bằng chính cuộc đời trong sáng của ngài. Nh́n vào cuộc đời ngài, ta thấy toả ra các làn ánh sáng sau đây:

 

Làn ánh sáng thứ nhất mà ta thấy nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự khiêm nhường. Ngài khước từ mọi vinh quang người ta phủ quanh ngài. Ngài thành thực nhận ḿnh không phải là Đấng Cứu Thế toàn dân mong chờ, không phải là Êlia vĩ đại, cũng không phải là một tiên tri cao cả. Ngài tự nhận ḿnh chỉ là một "tiếng kêu trong sa mạc". Ngài khiêm nhường nói rằng ngài không xứng đáng xách giày cho Đẫng Cứu Thế. Thật là khiêm nhường tự hạ. Đức khiêm nhường ấy chiếu lên dung mạo ngài một làn ánh sáng. ánh sáng ấy khiến cho lời chứng của ngài càng có sức thuyết phục. ánh sáng ấy phản chiếu dung mạo đích thực của Đấng Cứu Thế, Đấng tuyệt đối khiêm nhường.

 

Làn ánh sáng thứ hai ta thấy nơi cuộc đời của thánh nhân là làn ánh sáng của sự khổ hạnh. Phần lớn đời ngài ẩn dật trong sa mạc. Sống trong sa mạc đồng nghĩa với sống khổ hạnh. Ngoài sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hoang vu cô tịch, sự đe doạ của thú dữ, thánh Gioan Baotixita c̣n tự nguyện sống khó nghèo, đơn sơ, đạm bạc. Y phục của ngài chỉ là mảnh da thú quấn quanh thân thể. Thức ăn của ngài là châu chấu và mật ong rừng. Sự khổ hạnh không chỉ loé sáng lên một ư chí mạnh mẽ biết vượt thắng chính bản thân ḿnh, mà c̣n chiếu ánh sáng hy vọng vào tương lai. Người lệ thuộc vào vật chất là người bị trói buộc trong hiện tại. Người khổ hạnh là người đặt niểm hy vọng ở tương lai. Niềm hy vọng ấy chiếu sáng vào cuộc đời hiện tại v́ làm cho cuộc sống có một ư nghĩa cao đẹp và sâu xa. Tương lai tươi sáng mà thánh Gioan Baotixita chờ đón chính là Đức Giê-su Ki-tô mà ngài loan báo.

 

Làn ánh sáng thứ ba nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự trung thực. Trung thực trong những lời nói về chính ḿnh, nên ngài không dám nhận những vinh quang người đời tưởng lầm Ngài có. Ngài chỉ nhận những sự thực rất khiêm nhường, rất bé nhỏ của ḿnh. Trung thực với ḷng ḿnh, nên ngài sống một cuộc sống khổ hạnh, không phô trương, không giả dối. Trung thực trong những phán đoán về người khác, nên ngài đă thẳng thắn khuyên vua Hê-rô-đê không đựơc phép lấy chị dâu. Chính sự trung thực này đă phải trả giá bằng cái chết chẳng toàn thây. Nhưng sự trung thực ấy đă làm sáng lên cuộc đời chứng nhân. Làn ánh sáng ấy cho ta thoáng thấy ánh sáng đích thực của Đấng là Sự Thật, là chính Đức Giê-su Ki-tô.

 

Làn ánh sáng thứ tư nơi cuộc đời thánh nhân là làn ánh sáng của sự quên ḿnh. Biết ḿnh chỉ là người đưa tin, thánh nhân luôn xoá ḿnh đi, để cho Đấng là chính Tin Mừng được nổi bật. Biết ḿnh chỉ là người mở đường, thánh nhân luôn tự hạ để cho Đấng là Đường được mọi người nhận biết. Làm chứng cho sự thật, thánh nhân đă tự nguyện hy sinh để cho Đấng là Sự Thật được trân trọng. Khi mọi người tuốn đến với Ngài, Ngài đă không giữ lại cho ḿnh, nhưng đă giới thiệu họ đến với Đức Giê-su, nên ngài nói: "Người đến sau tôi, nhưng tôi không đáng cởi dây giầy cho Người" (Ga 1,27). Nhiều môn đệ đă theo Ngài, nhưng Ngài giới thiệu để họ theo làm môn đệ Đức Giê-su. Khi thấy đám đông đă bỏ ngài để đi theo Đức Giê-su, ngài hài ḷng v́ thấy nhiệm vụ đă hoàn tất, nên ngài nói: "Chúa phải nổi bật lên, c̣n tôi phải lu mờ đi" (Ga 3, 30).

 

Thánh Gioan Baotixita thật là một chứng nhân tuyệt hảo. Ngài đă biết tự hạ ḿnh xuống để Chúa được nổi bật lên. Ngài đă biết ẩn ḿnh trong bóng tối để Chúa được xuất hiện trong ánh sáng. Ngài đă biết tự huỷ ḿnh đi để Chúa được nhận biết. Ngài đúng là người đi mở đường cho Chúa. Ngài thực là chứng nhân của ánh sáng.

 

Mùa Vọng này, mọi người đang chờ đón Chúa đến. Chúa muốn tôi hăy đi mở đường cho Chúa. Chúa muốn tôi làm chứng cho Chúa. Chúa muốn tôi giới thiệu Chúa cho anh em. Nhưng rất nhiều khi, thay v́ mở đường cho Chúa, tôi chỉ lo mở đường cho tôi. Rất nhiều khi thay v́ làm chứng cho Chúa, tôi chỉ lo làm chứng cho tôi. Rất nhiều khi thay v́ giới thiệu Chúa, tôi chỉ giới thiệu bản thân ḿnh.

 

Hôm nay, Chúa mời gọi tôi hăy soi ḿnh vào tấm gương của thánh Gioan Baotixita để biết cách dọn đường cho Chúa ngự đến.

 

Xin thánh Gioan Baotixita giúp chúng con sống trong sáng để trở nên chứng nhân của ánh sáng.

 

18. Lời chứng của ông Gioan - JKN

Câu hỏi gợi ư:

1. Thời nay, Thiên Chúa có cần người làm chứng cho Ngài không? Nếu Ngài cần và mời gọi bạn, bạn có sẵn sàng chấp nhận lời mời ấy không?

2. Rao giảng và làm chứng có khác nhau không? Cái nào cần thiết hơn?

3. Làm chứng có cần phải nói sự thật không? Có thể lấy cớ bảo vệ Giáo Hội, bảo vệ tôn giáo để làm chứng dối, để phản lại sự thật không? Tại sao?

 

CHIA SẺ

1. Thiên Chúa cần người làm chứng cho Ngài

Qua bài Tin Mừng, ta thấy khi Đức Giê-su đến trần gian, Thiên Chúa cần một người làm chứng cho Con của Ngài, và người ấy là Gioan Tẩy giả. Ông này được kêu gọi để làm công việc ấy. Suốt lịch sử Giáo Hội, thời nào ta cũng thấy Thiên Chúa cần những người làm chứng cho Ngài, cho sự thật, cho công lư, và cho t́nh thương của Ngài. Có thể nói lịch sử của Giáo Hội là một lịch sử của «làm chứng» và «rao giảng». Rao giảng là để giúp người ta hiểu, nắm vững, c̣n làm chứng là để giúp người ta tin.

Hiểu và tin là hai chuyện rất khác nhau. Nhiều người hiểu rất rơ mà vẫn không tin, chẳng hạn: nhiều người t́m hiểu Ki-tô giáo không phải để tin theo, mà để bài bác một cách «nói có sách, mách có chứng». Ngay trong số những người rao giảng Tin Mừng, nhiều người có đời sống thực tế chứng tỏ rằng họ không tin, thậm chí không tin một chút nào điều họ vẫn rao giảng một cách thật hùng hồn, mạnh mẽ. Trường hợp đánh động nhất là trường hợp của Mahatma Gandhi, người giải phóng dân tộc Ấn Độ.

 

Gandhi rất hiểu, rất yêu mến, rất đồng cảm với Đức Giê-su, thậm chí ông c̣n sống tinh thần quên ḿnh, từ bỏ và yêu thương của Đức Giê-su một cách gương mẫu (có thể hơn rất nhiều Ki-tô hữu), nhưng ông hoàn toàn không tin Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế. Ông đă lên tiếng có vẻ như thách thức người Kitô hữu, cụ thể là những người Anh đô hộ dân tộc ông: «Nếu những người Kitô hữu tại Ấn Độ thật sự sống đúng tinh thần của Đức Kitô, th́ chẳng cần phải mất công rao giảng, toàn Ấn độ sẽ trở thành Kitô hữu hết». Trước mắt ông, người Kitô hữu - cụ thể là người Anh - cũng tham lam, bất công và tàn bạo không kém ǵ những kẻ xâm lăng khác. Chắc hẳn ông đă từng tự hỏi: sự siêu việt của Kitô giáo - như các Ki-tô hữu thường tự hào - nằm ở đâu? Sự siêu việt đó chẳng lẽ chỉ có thể tin chứ không thể chứng tỏ cụ thể bằng thực tế hay bằng hành động được sao?

 

2. Ngày nay, nhiều giáo hội rao giảng nhiều hơn làm chứng

Để được cứu rỗi, đức tin là một yếu tố tối cần thiết: «Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; c̣n ai không tin, th́ sẽ bị kết án» (Mc 16,16; x. Cv 16,31; Rm 10,9). Nhưng làm sao tin được một chuyện ḿnh không biết, không thấy, nếu không có ai nói cho biết. Nhưng làm sao tin được người nói cho biết ấy, nếu người ấy không có bằng chứng hay không có đủ uy tín để bảo đảm? Làm sao tin được người nói hay rao giảng thật là hay, nhưng đời sống hay việc làm của họ th́ lại hoàn toàn đi ngược lại điều họ rao giảng?

 

Ngày xưa, thời Giáo Hội sơ khai, Ki-tô giáo lan truyền rất nhanh, v́ thời ấy, các tông đồ làm chứng nhiều hơn là rao giảng. C̣n ngày nay, Ki-tô giáo lan truyền rất chậm, rất nhiều nơi bị giảm sút, tại sao? V́ những người làm tông đồ ngày nay quá chú trọng tới rao giảng, mà coi rất nhẹ việc làm chứng! Đó là một sự thật mà người Ki-tô hữu cần nhận chân một lần cho sâu sắc, để chỉnh trang lại cách truyền giáo hay làm tông đồ của ḿnh, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm lần thứ 2002 ngày Đức Giê-su đến trần gian.

 

3. Tại sao phải làm chứng? Để người ta tin

Ngày nay, để t́m hiểu Ki-tô giáo, người ta chỉ có cách là t́m hiểu trong sách vở, hoặc nghe một người Ki-tô hữu nào đó tŕnh bày. Nhưng từ hiểu đến tin theo là cả một quá tŕnh khó vượt qua nếu không có một động lực mạnh thúc đầy! Ngày nay, không c̣n có những nhân chứng đă tận mắt nh́n thấy Đức Giê-su sống, nói, hành xử, làm phép lạ, chết và sống lại như thời Giáo Hội sơ khai nữa. Những chuyện kể về Đức Giê-su phần nào cũng tương tự như bao chuyện kể khác, về Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Đức Phật, Đức Khổng, v.v… Làm sao người ta có thể tin vào Đức Giê-su nhiều hơn là tin vào các vị giáo chủ khác? Người thời nay chịu ảnh hưởng tinh thần khoa học thực nghiệm, lời nói suông không c̣n dễ dàng được nhận là đúng. Muốn họ tin hay chấp nhận phải có bằng chứng. V́ thế, làm tông đồ thời nay cần làm chứng hơn là rao giảng.

 

Rao giảng th́ chỉ cần một mớ kiến thức, một chút suy luận; c̣n làm chứng đ̣i hỏi một sự dấn thân thật sự, nó huy động cả một cuộc đời, cuộc đời toàn diện. Rao giảng mà không làm chứng chỉ là nói lên những lời nói rẻ tiền, đương nhiên ít tác dụng. C̣n làm chứng là nói lên những lời nói có giá trị sống động v́ người nói dám lấy cả cuộc đời, cả mạng sống để bảo chứng cho lời nói ấy. Nhờ thế mà người nghe mới dám đặt niềm tin.

 

Những người ngoài Ki-tô giáo phải dựa vào đâu để biết Kitô giáo là chính đạo? để tin Đức Kitô là Đấng cứu độ, thậm chí là Đấng cứu độ duy nhất? Làm sao họ tin được, khi mà đời sống của người Ki-tô hữu chẳng khác ǵ và chẳng hơn ǵ của họ? khi mà người Ki-tô hữu chẳng chứng tỏ được một cách cụ thể ḿnh đă được cứu độ ở chỗ nào? Nếu được cứu độ, ít ra người Ki-tô hữu chúng ta phải tự nhiên có một lối sống nào đó chứng tỏ ḿnh được cứu độ, chẳng hạn người khác có thể thấy nơi chúng ta nét vui tươi, hạnh phúc và t́nh yêu thương nhau được biểu lộ hồn nhiên trong đời sống, bất chấp thuận cảnh hay nghịch cảnh. Sống như thế chính là làm chứng!

 

4. Hăy xem Gioan Tẩy giả làm chứng thế nào

Chính v́ nói thế nào sống như vậy, nên Gioan Tẩy giả đă thu hút được quần chúng đến với ông và làm theo những ǵ ông yêu cầu: «Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan» (Mc 1,5). Gioan là một khuôn mẫu điển h́nh cho hạng người làm chứng hơn rao giảng: «Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin» (Ga 1,7). C̣n giới lănh đạo tôn giáo Do Thái là điển h́nh cho hạng rao giảng hơn làm chứng: «Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những ǵ họ nói, anh em hăy làm, hăy giữ, c̣n những việc họ làm, th́ đừng có làm theo, v́ họ nói mà không làm» (Mt 23,2-3). Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết:.Gioan ăn mặc đơn giản: «mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da» (Mc 1,6), khác hẳn với cách ăn mặc của các kinh sư: «đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài» (Mt 23,5); «ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng» (Mc 12,38). Gioan sống khó nghèo, thanh đạm, «ăn châu chấu và mật ong rừng», c̣n các kinh sư th́ giàu sang phần nào nhờ «nuốt hết tài sản của các bà goá, lại c̣n làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ» (Mt 23,14). Gioan th́ khiêm nhường tự hạ: «Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người» (Ga 1,27), c̣n các kinh sư th́ thích tự đưa ḿnh lên: «Họ thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc» (Mc 12,38-39).

 

Ta thấy khi làm chứng, Gioan không màng tiếng khen, không t́m vinh quang cho ḿnh, đang khi nhiều người mang danh làm chứng cho Thiên Chúa, nhưng thực tế là đang tự làm chứng cho ḿnh, để ḿnh được khen ngợi, vinh danh, hầu có quyền lực, tiền bạc địa vị… Nhưng điều quan trọng nhất của người làm chứng là phải dám nói sự thật.

 

 

5. Người làm chứng phải dám nói sự thật

Nói sự thật có thể bất lợi cho ḿnh hoặc cho người khác. Gioan đă dám nói sự thật, dù phải chết. Ông không sợ quyền lực, không hùa theo kẻ có quyền lực. Trước điều sai trái, ông không im lặng để được an toàn bản thân, để được xă hội ưu đăi, nhưng ông lên tiếng làm chứng cho lẽ phải, ông không thể nói ngược lại lương tâm ḿnh. Không thể nói điều sai trái là đúng, hay nói điều đúng là sai trái.

 

Không thể lấy cớ bảo vệ tôn giáo để nói sai sự thật, để hùa theo những kẻ sai trái. Tôn giáo mà cần dối trá hay hùa theo quyền lực để tồn tại là thứ tôn giáo bỏ đi, không giá trị. Đức Giê-su không hề bảo vệ uy tín cho giới lănh đạo tôn giáo khi họ vẫn ngoan cố với những điều sai trái (x. Mt 23). Gioan Tẩy Giả cũng không bảo vệ uy tín của nhà vua khi nhà vua cố t́nh làm điều sai trái (x. Mt 14,3-12). Chính v́ thế, Gioan đă bị trảm quyết, c̣n Đức Giê-su đă bị coi là kẻ phá hoại tôn giáo! Ngài đă coi sự thật cao trọng hơn chính tôn giáo! Theo Ngài, bảo vệ sự thật mới chính là bảo vệ tôn giáo. C̣n bảo vệ tôn giáo bằng cách nói sai sự thật, hay hùa theo quyền lực sai trái chính là phá hoại tôn giáo từ bản chất!

 

Khi ta làm chứng cho chân lư, chắc chắn sẽ có những người bạn khuyên ta: «Anh thật là dại dột, can ǵ phải làm cho người ta ghét ḿnh như vậy?» Nói như thế, họ mặc nhiên cho rằng những người như Đức Giê-su hay Gioan Tẩy giả chính là phường dại dột! Thế mà họ vẫn tuyên xưng Đức Giê-su là Thầy của họ. Thật mâu thuẫn!

 

CẦU NGUYỆN

Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Thời nào cũng có vô số người sẵn sàng rao giảng sự thật, nhưng rất hiếm người sẵn sàng làm chứng cho sự thật. Nhưng sự thật chỉ có thể tin khi có người dám làm chứng. Làm chứng th́ phải trả giá, đôi khi rất mắc. Con có sẵn sàng làm chứng không?»


 

19. Người làm chứng

Suy Niệm

Trong bài Tin Mừng trên đây cụm từ ‘làm chứng’ được dùng đến bốn lần.

Lẽ sống của Gioan là làm chứng. Ông được sai đến để làm chứng (x. c.6-7). Cả câu chuyện xảy ra ở Bêtania, bên kia sông Giođan, cũng là một lời chứng hùng hồn của ông (c.19).

Gioan không làm chứng cho ḿnh hay về ḿnh, bởi lẽ ông không phải là Ánh Sáng. Ông chỉ là ngọn đèn (Ga 5,35) giúp mọi người tin vào Ánh Sáng thật là Đức Kitô.

Sau khi nhiều người tuốn đến chịu phép rửa, tiếng tăm của Gioan trở nên lừng lẫy. Các nhà lănh đạo tôn giáo cử một phái đoàn đến t́m hiểu con người ông.

Khi được hỏi lần thứ nhất: Ông là ai? Gioan đă đưa ra ba câu trả lời phủ định: "Tôi không phải là Đức Kitô" - "Không phải" - "Không". Những tiếng ‘không’ dứt khoát và trung thực.

Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông. Ông chẳng phải là một Êlia tái giáng hay một vị Ngôn Sứ phi thường như Môsê. Gioan chỉ sợ người ta đánh giá quá cao về ḿnh khiến Đấng ông giới thiệu bị che khuất.

Lần thứ hai được hỏi: Ông là ai?

Gioan đă định nghĩa ḿnh là một tiếng hô trong hoang địa, là lời mời gọi con người sửa đường cho Đức Kitô.

Ông biết rơ ḿnh là người đến trước nhưng vị đến sau lại có trước ông và trổi vượt hơn ông ngàn trùng (Ga 1,30). "Tôi không đáng cởi quai dép cho Người." Làm đầy tớ cho Đức Kitô, ông nhận ḿnh không xứng.

Gioan tự xóa ḿnh trước Đức Kitô. Ông chẳng sợ mất uy tín trước bao người ngưỡng mộ. Ông nh́n nhận phép rửa của ông chỉ nhằm chuẩn bị cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần.

Gioan không ngại giới thiệu môn đệ ḿnh theo Đức Giêsu, và ông b́nh an khi người ta đổ xô đến với Ngài để chịu phép rửa (Ga 3,26).

Có ai siêu thoát như Gioan?

Ông từ bỏ trong niềm vui hồn nhiên. Ông hạnh phúc v́ ḿnh đă hoàn thành sứ mạng. "Người phải lớn lên, c̣n tôi phải nhỏ lại" (Ga 3,30).

Sự khiêm hạ làm cho lời chứng của Gioan đáng tin hơn.

"Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết."

Hôm nay Đức Giêsu vẫn là Đấng xa lạ với nhiều người.

Con người vẫn khắc khoải đi t́m những nẻo đường cứu độ, trong khi Đấng Cứu Độ đă đến từ hơn 2000 năm.

Xin được làm người chứng như Gioan, giới thiệu cho bạn bè Đấng mà họ đang t́m kiếm.

Gợi Ư Chia Sẻ

Giới trẻ hôm nay say mê các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, thể thao... Theo ư bạn, điểm nào nơi Đức Giêsu có thể làm cho giới trẻ say mê? Đức Giêsu có phải là mẫu người lư tưởng của các bạn trẻ không?

Gioan là con người siêu thoát. Ông không t́m ḿnh, ông vượt lên trên cái ṿng danh lợi. Bạn có quen biết ai làm chứng tuyệt như Gioan không?

Cầu Nguyện

Chỉ mong tôi chẳng c̣n ǵ, nhờ thế Người là tất cả của tôi.

Chỉ mong ư muốn trong tôi chẳng c̣n ǵ, nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi, đến với Người trong mọi sự, và dâng Người t́nh yêu trong mọi lúc.

Chỉ mong tôi chẳng c̣n ǵ, nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng c̣n ǵ, nhờ đó tôi gắn bó với ư muốn của Người và thực hiện ư Người trong suốt đời tôi.

(R. Tagore)