Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng

 

Mục lục

 

 

 

 

HĂY SÁM HỐI

"Anh em hăy sám hối v́ Nước Trời đă đến gần" … (Mt. 3:1)

 

Bạn thân mến!  Trên đây là tiếng hô trong hoang địa;  là lời rao giảng của Gioan hai ngàn năm trước khi ông đi dọn đường cho Chúa.  Đó cũng là lời mời gọi "Sám Hối" mà Gioan gởi đến mỗi người chúng ta trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.

Lời rao giảng của Gioan thật cấp bách.  Ông mời gọi ta phải mau mau sám hối, v́ "Cái ŕu đă đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa" (Mt. 3:10)

Nếu sám hối là dọn đường của ḷng ḿnh, th́ chúng ta hăy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn để Chúa có thể đến và ngự trị:

Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng ḿnh lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.

Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính ḿnh. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả h́nh, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề v́ thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề v́ những phê b́nh chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta.  Nên hôm nay, Gioan mời gọi ta hăy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.

Hăy bạt đi thói kiêu căng tự măn. Hăy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hăy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hăy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng.  Hăy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hăy uốn thẳng lại những khúc quanh giả h́nh. Hăy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hăy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

***

Lạy Chúa, thật là khó khi nhận ḿnh lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.

Xin ban cho con ơn sám hối, dám mạnh dạn đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để con xứng đáng đón rước Chúa đến mang nguồn vui ơn Cứu Độ cho cuộc đời của con. Amen.

(Trích từ R. Veritas)

Ngọc Nga sưu tầm

Mục Lục

 

 

NẾU CHÚA KITÔ KHÔNG ĐẾN  

 

Trong các mẫu thiệp Giáng Sinh, người ta thấy có một thiệp với tựa đề như sau: “Nếu Chúa Kitô Không Đến”. Thiệp Giáng Sinh này kể lại câu chuyện của một vị mục sư ngủ gục trên bàn làm việc của ḿnh trong buổi sáng Lễ Giáng Sinh, rồi mơ ḿnh đang ở trong một thế giới nơi Chúa Giêsu không bao giờ sinh ra.

Trong giấc mơ ông thấy ḿnh đang đi qua ngôi nhà quen thuộc của ông, nhưng khi nh́n vào ông không thấy có bít tất vắt trên ḷ sưởi, cũng chẳng có cây giáng sinh, cũng chẳng có hoa đèn và dĩ nhiên không có Chúa Giêsu để sưởi ấm tâm hồn con người hay cứu độ chúng ta.

Ông đi dọc theo những con đường quen thuộc nhưng không thấy có bất cứ một ngôi giáo đường nào, ông trở về văn pḥng của ḿnh và đi vào thư viện, ông không c̣n thấy có bất cứ một quyển sách nào viết về Chúa Giêsu nữa.

Trong giấc mơ, ông lại nghe tiếng chuông cửa reo lên và có người mời ông đi thăm người mẹ của người bạn đang hấp hối. Ông liền đi đến nhà bà, tại đây ông thấy người bạn của ḿnh đang ngồi khóc, ông nói với người bạn:

Tôi có mang theo đây điều mà tôi nghĩ là có thể an ủi cho ông.

Ông mở quyển Kinh Thánh ra để khả dĩ có thể thấy một lời an ủi nâng đỡ người bạn, nhưng tuyệt nhiên không có Tân ước nên không có bất cứ một lời hứa hay niềm hy vọng nào. Trong giây phút ấy, tất cả những ǵ mà vị mục sư có thể làm là cúi đầu cùng khóc với người bạn và người mẹ đang hấp hối trong thất vọng.

Hai ngày sau, ông thấy ḿnh đứng bên cạnh quan tài của bà, ông chủ sự nghi lễ an táng nhưng ông không thể đọc được bất cứ một lời an ủi nào. Không có niềm hy vọng sống lại, không có sự sống vĩnh cửu, không có thiên đàng, chỉ c̣n lại câu nói quen thuộc: “Tro bụi trở về bụi tro”, với một lời từ giă buồn bă và dài lê thê.

Cuối cùng ông biết rằng, Chúa Kitô đă không bao giờ đến. Trong cơn thất vọng ông đă khóc nức nở.

Th́nh ĺnh ông choàng tỉnh dậy và trong phản ứng tự nhiên của ông là hét lên trong vui mừng khi nghe ca đoàn trong nhà thờ cất tiếng hát:

“Hỡi các tín hữu, hăy hân hoan đến thờ lạy Chúa Kitô, Vua các thiên thần, Người đă sinh ra tại Belem.”

***

Bạn thân mến,

Với bầu khí Giáng Sinh, tin hay không tin, tín hữu Kitô hay không là tín hữu Kitô khó có thể chống cự lại với niềm vui chung của mọi người, vui với niềm vui của đoàn tụ gặp gỡ, vui với niềm vui của chia sẻ và trao ban.

Quả thật, nhân loại không thể nào loại bỏ Chúa Kitô ra khỏi lịch sử của ḿnh. Muốn hay không, Ngài đă đến trong lịch sử ấy, măi măi ghi vào lịch sử ấy một dấu ấn không bao giờ tàn phai. Thế giới đầy những dấu chân Ngài đă đi qua, Ngài đến để mang lại hoà b́nh, hy vọng và niềm vui đích thực cho con người. Dẫu thế giới có là một nghĩa trang, th́ nghĩa trang ấy cũng toát lên sự thanh thản, niềm an b́nh và hy vọng khi thánh giá vẫn c̣n in bóng trên các ngôi mộ. Ngài không đến để đẩy lui những giới hạn của kiếp người, Ngài không đến để cất bỏ khổ đau, nhưng chính v́ Ngài đă đến; mà dù có giới hạn và chồng chất khổ đau; cuộc sống con người mới có ư nghĩa.

***

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đă đến để mang lại niềm vui đích thực cho chúng con, xin cho cuộc sống của chúng con luôn được tràn ngập niềm vui ấy để chúng con biết ra đi và loan báo tin vui ấy cho mọi người, nhất là những ai đang bị sức nặng của cuộc sống đè bẹp. Amen.

R. Veritas

Mục Lục

MANG NẶNG ĐẺ ĐAU

 

Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ nọ, người ta đọc thấy ở trang b́a của số ra tháng 12 như sau:  Mùa Vọng là mùa của thai nghén…

Có lẽ chỉ có những người đàn bà đă hơn một lần trải qua thời thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau… Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn.

Vui v́ sự sống và niềm hy vọng đang lớn dần trong tâm hồn và thể xác của ḿnh, người đàn bà mang thai cũng lo sợ v́ những bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người khiến cho người đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng ḍn, yếu đuối của con người. Tất cả mọ́ cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến bào thai… Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không?  Có nên dùng một điếu thuốc như trước không? Có nên dùng cà phê không? Có nên dùng một chút bia rượu không? Có nên thức khuya không?... Tất cả đều được cân nhắc từng ly từng tí.

Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng cũng tăng thêm… Và khi đến ngày khai hoa nở nhụy, như Chúa Giêsu đă nhận xét, niềm vui của người đàn bà khỏa lấp được tất cả chờ đợi trong khi mang thai và những đớn đau trong khi sinh con.

Sự chào đời của hài nhi không những mang lại niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đ́nh. Đứa bé đă trở thành trung tâm của cuộc sống gia đ́nh. Giờ giấc thay đổi, nhịp sống cũng thay đổi. Và có lẽ cái nh́n cũng đổi mới với mọi người trong nhà.

Mùa Vọng là mùa của thai nghén… Do tiếng thưa xin vâng đáp trả của Đức tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận được sự hiện diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi với Chúa trong tâm hồn chúng ta.

Cũng như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng ḍn yếu đuối của ḿnh, với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ư thức ấy càng mời gọi chúng ta bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của ḿnh vào chính Chúa. Lẽ sống và động lực của người có niềm tin chính là Chúa… Bào thai càng lớn lên th́ sự quên ḿnh của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan Tẩy giả đă diễn tả đúng đ̣i hỏi ấy khi Ngài nói về Chúa Giêsu: “Ngài phải lớn lên, c̣n tôi phải nhỏ lại” Càng quên ḿnh, người Kitô càng cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Đó là định luật của đời sống Đức tin. Chính khi quên ḿnh, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng gặp được chính ḿnh…

Mùa vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hăy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn bà quên ḿnh v́ không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hăy hướng trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. Hăy để cho Ngài lớn lên bằng những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước muốn bất chánh, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét ích kỷ, nhỏ lại trong muôn vàn những đốn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống…

Và rồi, với Chúa ngự trị trong ta, t́nh mến sẽ lớn măi trong trái tim.

R. Veritas

 

Đây những tháng cuối trong năm.

Đây những đêm dài nhất

và những ngày buồn nhất.

Hằng ngày truyền h́nh và báo chí

đổ tuôn một loạt tin bạo động

làm tuyệt vọng!

 

Anh hăy thắp cây nến đầu của Mùa Vọng!

để nói trước tiên niềm hi vọng của anh:

Chúa không ngủ,

anh và thế giới được cứu rỗi

nhờ Ngài trước hết.

 

Anh hăy thắp một ánh sáng!

Giây phút im lặng và cầu nguyện,

hằng ngày đọc Thánh Kinh,

viếng thăm một bệnh nhân,

lắng nghe người bên cạnh,

một cử chỉ mới để chia sẻ,

một lời lành và xác thực,

đáp lại một lời gọi...

 

Với những người trong gia đ́nh,

con của anh trước hết

đang nh́n anh,

hăy nghiêm trọng, vui vẻ,

thắp cây nến đầu của Mùa Vọng!

 

Hiền Hoà chuyển dịch

 

Ngọc Nga sưu tầm

Mục Lục

 

Hịệp thông với Chúa

Hiệp thông với anh em

 

Mai Bảo Linh

 

Thư 2 Phêrô 3, 8-14 (một đoạn thư của Thánh Phêrô:

Thánh tông đồ Phaolô được trân trọng nhắc đến ...)

    

  " (8) Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. (9) Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, v́ Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.

(10) Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công tŕnh trên đó sẽ bị thiêu hủy.

 (11) Muôn vật phải tiêu tan như thế, th́ anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, (12) trong khi đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu hủy và ngũ hành sẽ tan ra trong lửa hồn (13) Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lư ngự trị.

 (14) V́ thế, anh em thân mến, trong khi chờ đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống b́nh an ".   

 

Một vài suy tư:

 

              Thời gian Mùa Vọng, Phụng vụ Lời Chúa vẫn hằng nhắc nhủ chúng ta tinh thức cầu nguyện và  vững dạ đợi chờ. Hôm nay bài đọc trong thư thứ II của Thánh Phêrô,  người đă được Chúa đặt làm Vị thủ lănh của Giáo hội. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai cột trụ của Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô được xây dựng trên nền móng là bàn thạch vững chắc của hai Vị được chọn cách đặc biệt nầy, các ngài đă ra sức thành lập, dạy dỗ và củng cố các giáo đoàn lúc mới manh nha với những vấn đề các tín hữu đang gặp khó khăn, bị bách hại hay những thắc mắc... "Ngày Chúa sẽ trở lại" là một trong các vấn đề.

 

 1-      Thánh Phêrô giới thiệu Thánh Phaolô

Mở đầu đoạn 3 của thư thứ 2 Thánh Phêrô hôm nay, ta thấy Thánh Phêrô đă giới thiệu Thánh Phaolô cách trân trọng, chân t́nh và tin tưởng, bởi giáo huấn của vị Tông đồ tài ba nầy, khi Ngài viết: "Anh em hăy nhớ lại những điều các thánh Ngôn sứ đă nói trước kia, và điều răn của Chúa, Đấng Cứu Độ, mà các tông đồ của anh em đă truyền dạy."(2Pr 3,2),  và tiếp liền đoạn thư trên c.15, khi bàn đên vấn đề - mong đợi ngay Chúa đến , Thánh Phêrô đă đồng ư như Thánh Tông đồ Phaolô và giáo huấn của Phaolô, khi viết: " Và anh em hăy biết rằng, Chúa chúng ta tỏ ḷng kiên nhẫn chính là để anh em được cứu độ, như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đă viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đă ban cho ông, khi bàn đến vấn đề nầy " (2Pr 3, 15-16)

     Thật là thú vị, v́ qua lịch sử Hội Thánh, ta khám phá ra một tinh yêu, một t́nh bạn, một t́nh thần, một hồn tông đồ đă liên kết  một cách chặt chẻ giữa hai Vị Tông đồ nầy: một cho Giáo hội toàn cầu, và một cho dân ngoại, cả hai đă cùng nhau xây dựng Hội Thánh trong buổi b́nh minh của Giáo Hội Đức Kitô, để cho Lời Chúa :Đức Giêsu Kitô và ơn Cứu độ của Người đến tận cùng thế giới.

 

 2-     Chúa nhật II Mùa Vọng, qua thư của Thánh Tông đồ Phêrô, lần nữa lại nhắc nhủ chúng ta  đưng quên Ngày Chúa đến, những h́nh ảnh : " Các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công tŕnh trên đó sẽ bị thiêu hủy."(c. 10)  " ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu hủy và ngũ hành sẽ tan ra trong lửa hồng."(c.13). Những kiểu nói khải huyền nầy được dùng để diễn tả Ngày của Thiên Chúa. Điều mà Thánh Phaolô cũng đă đề cập một cách nghiêm túc trong  1Cor 1, 1.8-9:  "Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em, TRONG NGÀY CỦA CHÚA CHÚNG TA, LÀ ĐỨC GIÊSU KITÔ. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đă kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta."

 

            Thánh Phêrô khuyên bảo chúng ta hăy sống cho đạo đức, thánh thiện, b́nh an, v́ đối với mỗi người, giờ chết cũng là giờ Chúa đến, giờ tận thế, giờ phán xét. Người tín hữu nên thánh và thánh hoá thế gian là góp phần cho ngày Chúa thống trị mau đến, ngày chấm dứt thế giới cũ và sẽ có TRỜI MỚI ĐẤT MỚI, nơi công lư ngự trị. (C.14) "V́ thế, anh em thân mến, trong khi chờ đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống b́nh an ". Và thánh tông đồ nhắc cho chúng ta một chân lư bất diệt: Thiên Chúa là T́nh yêu, Ngài muốn cứu rỗi tất cả mọi người - "Người kiên nhẫn đối với anh em, v́ Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải" (c. 9).

 

            Suốt nhưng tuần Mùa Vọng phụng vụ luôn nhắc nhở chúng ta sống tâm t́nh đợi chờ, để

-  kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa giáng thế lần thứ I,

- tỉnh thức đợi chờ Chúa đến với mỗi người vào ngày chúng ta tŕnh diện với Chúa,

- và hướng về ngày Chúa sẽ  trở lại lần thứ II trong vinh quang. 

 

Thánh Phêrô, cũng như Thánh Phaolô tông đồ khuyên các tín hữu ngày trước, cũng như cho chúng ta hôm nay là phải sống thánh hảo hơn... v́ Chúa vẫn c̣n  ban thời gian để chúng ta sống biết ơn, phụng thờ và yêu thương, Chúa đang " kiên nhẫn " đợi chờ ta. Hạnh phúc biết bao v́ ngày trở về của chúng ta Thiên Chúa đang yêu thương giang tay đón!

 Nên Ngày của Chúa là ngày hy vọng cho những ai đang sống trong t́nh yêu đợi chờ. Và Chúa, Chúa T́nh Yêu cũng đang hy vọng nhiều nơi chúng ta...

 

CẦU NGUYỆN:   

 MARANATHA - LẠY CHÚA GIÊSU, XIN HĂY ĐẾN.

-Chúng con xin hợp với ḷng sốt sắng của toàn thể Hội Thánh, cầu mong Chúa đến, với ḷng khát vọng thẳm sâu, ḷng yêu mến đợi chờ... Chúng con tha thiết nài xin cho chúng con cảm nghiệm được ḷng Chúa yêu thương, đang nhẫn nại đợi chờ con trở lại, để chúng con được thanh tẩy tâm hồn, trong ḍng suối Nước và Máu, Chúa  đă đổ ra, để cứu chuộc chúng con và thế giới.  Xin Mẹ Maria Vô Nhiễm mà Giáo hội kính nhớ trong những ngày đầu của Mùa vọng đợi nầy; xin Mẹ cầu cùng Chúa cho chúng con được luôn giữ tâm hồn thanh khiết để hân hoan đón rước Ngày Con Chúa ngự đến.

 

  MARANATHA - LẠY CHÚA GIÊSU, XIN NGỰ ĐẾN. AMEN  

 

Mục Lục

 

     

     LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

                                                         08.12.2008

Chiều hôm nay trong bầu không khí linh thiêng và ấm cúng trong ngôi thánh đường của Trung tâm Thánh Mẫu Lavang, chúng ta sống bên Mẹ để:

- Chúc tụng, tạ ơn Chúa với Mẹ, v́ Thiên Chúa đă làm cho Mẹ muôn việc kỳ diệu.

- V́ ơn Vô Nhiễm Nguyên tội Mẹ đă được ban, khi Chúa ban lời hứa từ trongVừơnĐịa đàng.

- Thiên Chúa đă  ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm để chuần bị cho Mẹ làm Mẹ Đấng Cứư Thế.

 

Kinh thưa cộng đoàn,

          Mọi tạo vật đều được tạo thành bởi Thiên Chúa và Đức Maria cũng không phải là ngoại lệ. Cũng như mọi người chúng ta, Mẹ cũng được tạo dựng để ca tụng, vinh danh Thiên Chúa cùng trở nên thánh thiện tinh tuyền (Ep 1,4-12).- Bởi đâu Mẹ ca tụng , vinh danh và tạ ơn Thiên Chúa.. Thưa, bằng cách trở nên dụng cụ cho Chúa Cứu Thế, nơi cung ḷng Mẹ, và bởi phép Chúa Thánh Thần, Đức Chúa Giêsu đă nhập thể, trở nên con người trong tâm hồn thanh sạch  không vướng mắc tội nguyên thủy.

Ơn Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria đă được Thiên Chúa sắp đặt từ đời đời trong chương tŕnh của Ngài: “Maria là Đấng đầy tràn ân sủng" Thiên Chúa và luôn luôn như vậy”. Tín điều Vô nhiễm Nguyên tội, được công bố cách đây 150 năm, nay lại tỏ cho thấy tính chất sâu sắc của diễn ngữ “đầy ân sủng” Mẹ đă nhận được.

    Tín điều nầy, phải qua một thời gian dài, do tín hữu nhận biết ngày càng sâu sắc hơn về những sự kiện mặc khải trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của Giáo Hội, nền tảng của mọi định tín, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn dắt Giáo Hội tiến tới sự thật toàn vẹn.  Bởi cảm thức đạo đức,tin yêu, sùng kính của các tín hữu, phụng vụ và thần học, cuối cùng đón nhận minh định của huấn quyền Giáo Hội,  và sau nhiều hoàn cảnh ...đă đi đến việc định tín Tín điều Thụ thai Vô nhiễm Nguyên tội, của Mẹ Maria, và đă được  ĐỨC PIÔ IX CÔNG BỐ VÀO 08/12/1854, với Tông sắc “Ineffabilis Deus". Và bốn năm sau, năm 1858, Mẹ đă hiện ra tại Lộ Đức, xưng ḿnh: " Ta là ĐấngVô Nhiễm thai" như để chuẩn nhận điều Giáo hội đă công bố.

Như thế, rơ ràng Đức Maria là một ngoại lệ của tội nguyên tổ, và ở nơi Người nguyên vẹn kế hoạch từ đầu của Thiên Chúa và là vận mạng tương lai của Giáo Hội, một Giáo Hội được mời gọi để măi măi trở nên “thánh thiện và vô t́ tích trong t́nh yêu”.

Tháng 8.2004 Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đă hành hương Lộ Đức, nước Pháp, nơi Đức Trinh nữ hiện ra vào năm 1858 và đă xác nhận chân lư về sự thụ thai vô nhiễm nguyên tội của Người. Và ĐTC Bênêđictô XVI tháng 12.2007 đă cho mở Năm thánh Đức Mẹ Lộ Đức mà ngày mai sẽ là ngày bế mạc Năm Thánh.


 Kính thưa cộng đoàn,

Thật hạnh phúc cho chúng ta khi chúng ta có một người Mẹ thật  thánh thiện tuyệt vời như thế ! Hôm nay chúng ta hăy cùng với Mẹ tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa đă thực hiện nơi Mẹ những điều nhiệm lạ. Chúng ta cùng nhau chiêm ngắm Mẹ trong Mầu nhiệm Năm Sự VUI như Phúc Âm đă thuật lại; và hiệp dâng lên Mẹ những đoá Hồng Mân Côi Mẹ yêu thích, mừng kính Mẹ là Đấng Đầy ơn Phúc, là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xin Mẹ nâng đỡ dẫn dắt, cho chúng ta giữ ḷng trinh trong thánh thiện, hầu chúng ta luôn xứng đáng với T́nh yêu Thiên Chúa đă gọi ta là con Yêu dấu của Người trong Đức Giêsu Kitô, và với sự cộng tác của Mẹ Maria (Vô Nhiễm) trong công tŕnh cứu chuộc.             

 

 

Mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trùng với Mùa Vọng, chúng ta hăy nhớ tới ơn huệ tuyệt hảo Thiên Chúa dành cho mỗi người là có mẹ vô nhiễm, do đó chúng ta phải có ḷng sám hối, ăn năn để sống xứng đáng là Con của Mẹ Maria vô nhiễm. Lạy Chúa, Chúa đă dọn sẵn một cung điện xứng đáng cho Con Chúa giáng trần khi làm cho Đức Trinh Nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông ngay từ trong ḷng mẹ. Chúa cũng ǵn giữ Người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nhờ công nghiệp Con Chúa sẽ chịu chết sau này. V́ lời Đức Trinh Nữ nguyện giúp cầu thay, xin Chúa cũng ban cho chúng con, được trở nên công chính thánh thiện mà đón rước Con Chúa”( lời nguyện nhập lễ, lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội).

 Mục Lục

 

                                          

    

 

Tiếng kêu trong sa mạc

LM Vu phan Long, ofm

 

Không quá đáng nếu coi Lịch sử cứu độ là lịch sử tiếng kêu của Thiên Chúa. Hôm nay các Bài đọc cho thấy tiếng kêu phát xuất từ Thiên Chúa qua Gioan Tiền Hô loan báo cho chúng ta một sứ điệp: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”. Sứ giả Gioan chính là tiếng kêu trong sa mạc, công bố nội dung: “Hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa” (Mc 1,1-3).

Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, Thiên Chúa vẫn tung ra những tiếng kêu: qua các ngôn sứ, qua Hội Thánh, qua tiếng lương tâm, và qua cả những trạng huống khác nhau của đời sống con người. Thiên Chúa kêu gọi ta để lay động thức tỉnh ta, bắt ta chú ư và chuẩn bị ta đón nhận một sứ điệp. Như thế, tiếng kêu của Thiên Chúa là một tiếng kêu đặc biệt hàm ư mời gọi.

Tiếng của Isaia đă vang lên cho đoàn dân lưu đày, đang mê man trong giấc ngủ u mê, của  thất vọng. Tiếng kêu này lay tỉnh họ dậy đón nhận sứ điệp chan ḥa hy vọng, để họ lại đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, chuẩn bị tích cực mà đón tiếp Người.

Tiếng kêu của Gioan Tầy Giả giữa sa mạc hoang vu cũng đánh thức, gây chú ư và quy tụ dân chúng lại để nghe sứ điệp. Người Do-thái đương thời đă phải ngỡ ngàng, băn khoăn, v́ sứ điệp của Gioan, như bắt họ phải đối diện với một số vấn đề thuộc phạm vi lương tâm và công b́nh xă hội (Lc 3,7-14). Họ đă chịu phép rửa sám hối, xin ơn tha tội để dọn tâm hồn đón tiếp Chúa Kitô.

C̣n chúng ta hôm nay th́ sao? Lời kêu gọi của Thiên Chúa vẫn vang vọng tới chúng ta qua sứ điệp của sách đệ II Isaia và Gioan Tiền Hô, thúc bách chúng ta dọn đường cho Chúa đến.Vào mỗi Mùa Vọng, việc đón Chúa đến có hai ư nghĩa:

- mừng lễ Chúa giáng sinh,

- chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai, trong vinh quang.

Lần Chúa đến thứ hai được gọi là “Ngày của Chúa”, ngày mà bộ mặt của trần gian này sẽ qua đi, ngày không phải là tai họa cho thế giới, không phải là biến cố rơi vào một vực thẳm đêm đen, trái lại, là niềm vui và ánh sáng chói lọi, là thứ ánh sáng, để tỏa rạng, phải xé rách vài cụm mây mù.

Chúng ta phải làm chứng về Ngày đó, Ngày đáng cho nhân loại trông mong.

Đức Kitô đă làm chứng về Ngày của Chúa bằng cả cuộc đời của Người, bằng cách làm việc thiện, bằng cách làm chứng về Chúa Cha, bằng cách hiến ḿnh trọn vẹn.

Chúng ta, những chứng nhân chuẩn bị Ngày của Chúa, bằng cách dọn đường cho Người, trong chính chúng ta và chung quanh chúng ta, bằng cách một trật công bố ơn tha thứcủa Thiên Chúa và những thay đổi cần thiết, bằng cách làm cho thẳng các con đường ṃn, lấp đầy các chỗ trũng, bằng cách chiến đấu cho công b́nh, bằng cách sống cho chân lư. Có lẽ đừng vội nghĩ tới công b́nh trong xă hội, nên nghĩ tới chỗ lề lối suy tư của ta chưa công b́nh, cách thức xử sự của ta đối với Chúa chưa ngay chính…

Và khi mỗi người cố gắng như vậy, biến cơi đời này thành nơi đáng sống, ở đó mỗi ngày mỗi bớt dần cảnh bất công tàn ác, nhân phẩm được kính trọng và các quyền lợi căn bản của con người được đảm bảo, và nhất là mọi người được giao ḥa với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại, th́ khi ấy “trời mới đất mới” xuất hiện.

Chúng ta làm chứng về Ngày của Chúa thật sự khi qua những khó khăn, những thất bại và cả những sa ngă, chúng ta biết nắm giữ và chuyển thông niềm vui của Thiên Chúa chỉ v́ chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở giữa loài người và t́nh yêu của Người đă có từ muôn đời và cả trong ngày hôm nay.

Như vậy, muốn chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai cho chu đáo, nói th́ có vẻ như chơi chữ, mà thật ra là thực tế, chúng ta cần biết sống mỗi ngày như một ngày của Mùa Vọng, đồng thời như là từng ngày Lễ Giáng Sinh. 

                                                                                               

Mục Lục

 

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG

 

Tóm:  Cả ba bài Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng hôm nayc được định vị trong viễn cảnh của việc Thiên Chúa can thiệp vào trong Lịch Sử loài người.

 

Lm. Inhaxiô Hồ Thông

 

Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng, cả ba bài đọc được định vị trong viễn cảnh của việc Thiên Chúa can thiệp vào trong Lịch Sử loài người.

Trong bài đọc I, Thiên Chúa truyền lệnh an ủi dân Ngài trong cảnh cùng khốn và loan báo cuộc giải thoát gần kề.

Is 40: 1-5, 9-11

Thánh Phê-rô nhắc nhở cho chúng ta rằng không phải Thiên Chúa lỗi hẹn, nhưng v́ ḷng thương xót mà Ngài tŕ hoản để chúng ta có đủ thời giờ lập công tích đức trong khi chờ đợi trời mới và đất mới mà Chúa đă hứa cho chúng ta.

2Pr 3: 8-14

Gioan Tẩy giả, vị sứ giả được Thiên Chúa sai đi để dọn đường cho Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa đến.

Mc 1: 1-8

BÀI ĐỌC I (Is 40: 1-5, 9-11)

Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đă đọc bản văn của ngôn sứ I-sai-a của thời hậu lưu đày: dân Do thái đă được cứu thoát khỏi cảnh lưu đày, đă trở về quê cha đất tổ và tái thiết đất nước với biết bao khó khăn. Trong Chúa Nhật nầy, bài đọc I đưa chúng ta đi ngược về quá khứ: cuộc giải thoát chưa xảy đến, thời kỳ dân Do thái bị lưu đày ở Ba-by-lon vào những năm 550-539.

Vị ngôn sứ của thời lưu đày nầy không ngừng đem đến những lời an ủi lớn lao cho đồng bào của ḿnh. Thế nên, tác phẩm của ông được gọi "sách An ủi" (Is 40-55).

Chúng ta không biết ǵ về vị ngôn sứ của thời lưu đày nầy. Ông thường hằng ẩn ḿnh sau sứ điệp của ḿnh như bản văn hôm nay, ngay từ đầu, vị ngôn sứ ẩn ḿnh trong "lời Thiên Chúa phán"; đoạn, trong "một tiếng kêu" mà không xác định; và sau cùng, trong "một sứ giả báo tin mừng". Vị ngôn sứ nầy thường được gọi I-sai-a đệ nhị, v́ ông thuộc hàng những môn đệ đầu tiên của ngôn sứ I-sai-a đệ nhất, và tác phẩm của ông đă được tập hợp chung với tác phẩm của vị tiền nhiệm của ông.

1. Giê-ru-sa-lem, thành đô Thiên Chúa

 "Hăy an ủi, an ủi dân Ta!", đó là lệnh truyền mà Thiên Chúa gởi đến cho ngôn sứ của Ngài và những sứ giả vô danh (tiếng kêu trong sa mạc, người loan báo tin mừng) trong hoàn cảnh dân Do thái đang sống kiếp lưu đày vô vọng.

"Dân Ta", lời khẳng định nầy chắc chắn đă làm ấm ḷng của những người lưu đày, họ nghĩ rằng Thiên Chúa đă quên họ, không c̣n đoái hoài đến số phận bi thương của họ. Không, họ luôn luôn là "dân của Ngài", dân được chọn mà xưa kia được nâng niu chiều chuộng. Cung giọng đầy tŕu mến được cất lên ở cuối bài thơ trong h́nh ảnh người mục tử tận t́nh săn sóc đàn chiên của ḿnh, đặc biệt những con chiên bé bỏng.

"Hăy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem". Dân thành đă bị trừng phạt v́ tội bất trung lâu dài của ḿnh, lần đầu tiên được Thiên Chúa loan báo là Ngài thứ tha tội vạ của dân và cho họ trở về từ chốn lưu đày. Sứ điệp tràn đầy hy vọng.

"Thời phục dịch của thành đă măn." Chúng ta gặp lại h́nh ảnh nầy trong các đoạn văn Cựu Ước khác như G 7: 1: "Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?" để diễn tả thời kỳ gian khổ cùng cực.

"Thành đă bị tay Chúa giáng phạt gấp hai so với tội phạm". Chúng ta có thể hiểu diễn ngữ "gấp hai" nếu chúng ta khảo sát hai thử thách lớn lao mà dân phải gánh chịu: một mặt, cuộc lưu đày ở Ba-by-lon và mặt khác, cuộc tàn phá Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Nhưng diễn ngữ nầy đơn giản muốn nói đến muôn vàn khổ đau mà dân phải chịu.

Ghi nhận quan trọng nầy sẽ xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị và gợi nguồn cảm hứng cho các bài thơ về "Người Tôi Tớ đau khổ". Dân Chúa chọn, người tôi tớ Thiên Chúa, đă kinh qua một sự thử thách thanh tẩy. Quả thật, sự tha thứ của Thiên Chúa th́ nhưng không; tuy nhiên, qua những đau khổ dài lâu mà dân phải chịu, cũng như qua việc Thiên Chúa biểu lộ vinh quang của Ngài bằng việc cứu thoát dân, những người lưu đày sẽ bày tỏ cho muôn dân thấy "Thiên Chúa phán như thế nào, Ngài sẽ thực hiện đúng như vậy".

Đó là ơn gọi của dân Ít-ra-en, với tư cách là người tôi tớ Đức Chúa: chuẩn bị những nẻo đường cứu độ cho muôn dân. Chúng ta thoáng thấy ươm mầm ư tưởng về giá trị của những đau khổ mà những người công chính, nhóm c̣n sót lại kiên trung, phải chịu để công chính hóa mọi người. Nhóm c̣n lại này, một ngày kia sẽ là "Người Tôi Tớ hoàn hảo", chính là Đức Ki tô.

2. "Hăy mở một con đường cho Chúa"

 Để trở về quê cha đất tổ, đoàn người lưu đày sẽ phải băng qua nhiều hoang địa. Họ phải đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng sẽ đích thân ở bên cạnh dân Ngài và dẫn dắt dân Ngài. Sứ giả hô lớn: "Trong sa mạc, hăy mở một con đường cho Chúa; giữa đồng hoang, hăy vạch một con lộ thẳng băng cho Chúa chúng ta".

Cuộc hành tŕnh qua sa mạc dưới sự che chỡ và hướng dẫn của Thiên Chúa, viễn cảnh nầy gợi lên rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những điềm thiêng dấu lạ cho những tù nhân Ba-by-lon, như xưa kia Ngài đă thực hiện cho các tổ phụ của họ: giải thoát họ ra khỏi cảnh đời tôi dịch ở bên Ai-cập và dẫn đưa họ về miền Đất Hứa. Cuộc Xuất Hành mới sẽ bày tỏ vinh quang Thiên Chúa và muôn dân sẽ hiểu rằng "chính miệng Thiên Chúa đă phán như vậy", nghĩa là Thiên Chúa trung thành với những ǵ Ngài đă hứa, Ngài sẽ thực hiện những dự định của Ngài.

Ngôn sứ I-sai-a không bao giờ mất đi chứng từ phổ quát của Ít-ra-en: "Mọi người phàm sẽ cùng được thấy".

3. Tin Mừng

"Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hăy trèo lên núi cao…".

Chính ở nơi bản văn nầy mà những Ki tô hữu tiên khởi đă mượn thuật ngữ "Tin Mừng" để chỉ mặc khải mà Đức Giê-su Ki tô mang đến. V́ thế, chúng ta ở tận nguồn của thần học "Tin Mừng" (tiếng Hy lạp, eu-aggelion: eu: tốt, lành; aggelion: lời loan báo, tin).

Ấy vậy, "tin mừng" nầy phải được cất tiếng kêu to từ trên đỉnh non cao và phải được loan báo cho khắp các thành xứ Giu-đa là ǵ? Đó là Thiên Chúa đích thân đến cứu dân Ngài, giải thoát những kẻ bị giam cầm, dẫn đưa họ về quê hương đích thật của ḿnh. Ngài không c̣n dung thứ những điều gian ác mà dân Ngài phải chịu.

Vị ngôn sứ tưởng tượng cuộc hồi hương về Giê-ru-sa-lem như một đám rước khải hoàn. Nhưng ông tô đậm chân dung của vị lănh đạo chiến thắng qua h́nh ảnh người mục tử ân cần tŕu mến đối với đàn chiên của ḿnh. Thiên Chúa tha thứ và dẫn đưa dân Ngài trở về miền Đất Hứa trước hết là vị Thiên Chúa t́nh yêu.

Đó là h́nh thức đầu tiên của Tin Mừng, tiền trưng một cuộc giải thoát khác, một sự tha thứ có tính quyết định hơn và phổ quát hơn, và cũng tiền trưng một đám rước khải hoàn khác: đám rước của những người được tuyển chọn về thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc.

BÀI ĐỌC II (2Pr 3: 8-14)

Ngày đầu thư cho thấy thánh Phê-rô là tác giả của bức thư nầy: "Tôi là Si-mê-ôn Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki tô…". Bức thư chắc chắn chứa đựng những lời căn dặn sau cùng của thánh nhân (ngài gợi lên cái chết sắp gần đến của ḿnh). Tuy nhiên, xem ra đây là một di cảo, được một trong số các môn đệ của thánh nhân soạn lại và bổ sung để đương đầu với những hoàn cảnh mới.

Quả thật, chúng ta hiểu tốt hơn những đề tài mà đoạn trích hôm nay đề cập, nếu được đặt vào trong bối cảnh muộn thời hơn. Thế hệ của các Tông Đồ và của những môn đệ truyền chân đă qua. Ấy vậy, Đức Ki tô đă hứa trở lại, nhưng thế hệ Ki tô hữu mới chờ măi vẫn không thấy ngày quang lâm của Ngài. V́ thế, họ ngạc nhiên, phản kháng, nghi vực.

Để trả lời cho vấn nạn nầy, người cộng tác của thánh Phê-rô đưa ra ba luận chứng:

1. Khái niệm thời gian: thời gian của Chúa không là của chúng ta. Tác giả trích dẫn thích đáng Thánh vịnh 90: "Đối với Chúa, một ngày như thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày".
2. Thiên Chúa tŕ hoăn v́ ḷng xót thương. Đức Ki tô chậm trể v́ để cho mọi người có thời gian ăn năn hối cải. Chúng ta cũng gặp lại suy tư nầy của thánh Phao-lô trong thư gởi Giáo Đoàn Rô-ma (Rm 11: 25)
3. Thiên Chúa trung tín với những ǵ Ngài đă hứa: Ngài trở lại là chắc chắn. Nhưng lúc đó là ngày tận cùng của thế giới (tại sao phải hối thức chứ?). Tác giả bức thư gợi lên những h́nh ảnh quen thuộc của truyền thống khải huyền.

Đoạn ông khéo léo kết luận: bởi v́ Thiên Chúa sẽ canh tân mọi sự cho những ai được Ngài tuyển chọn, thế nên, "trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải nên tinh tuyền, không ǵ đáng trách, để được b́nh an trước mặt Chúa".

TIN MỪNG (Mc 1: 1-8)

Đoạn Tin Mừng hôm nay là phần mở đầu của sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô được cấu trúc như sau:
1. Nhan đề (1: 1)

2. Sứ mạng Gioan Tẩy Giả (1: 2-8)
           2.1- Chứng từ của các ngôn sứ (1: 2-3)
           2.2- Hoạt động và lối sống của Gioan Tẩy giả (1: 4-6)
           2.3- Chứng từ của Gioan Tẩy giả (1: 7-8).

1. Nhan đề (1: 1)

Sách Tin Mừng Mác-cô không mở đầu với Tựa Ngôn như sách Tin Mừng Gioan, cũng không cuộc đời Thơ Ấu của Đức Giê-su như sách Tin Mừng Mát-thêu và sách Tin Mừng Lu-ca, nhưng với một nhan đề: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa".

Với nhan đề nầy, ngay từ đầu, thánh Mác-cô loan báo hai phần lớn của sách Tin Mừng của ḿnh:

- Phần thứ nhất (1: 2-8: 30): Đức Giê-su dần dần vén mở sứ mạng của ḿnh: Ngài là "Đấng Ki tô". "Đấng Ki tô" được phiên âm từ từ Hy lạp "Christos", xuất xứ từ thuật ngữ Do thái "Đấng Mê-si-a", nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu và đặc phái đến để thiết lập Vương Quốc của Ngài vào thời cánh chung. Như vậy, trong phần thứ nhất, Mác-cô muốn dẫn đưa đọc giả của ḿnh cùng với Phê-rô và các môn đệ đến chỗ nhận biết Đức Giê-su: "Thầy là Đấng Ki tô" (8: 29). Nhưng vào thời Đức Giê-su, tước hiệu "Đấng Ki tô" rất dể ngộ nhận vào thời Đức Giê-su. Dân Do thái sau một thời gian dài bị thống trị và áp bức bởi đế quốc nầy đến đế quốc khác, nên mong chờ một vị vua trần thế được Thiên Chúa ban quyền năng để đánh đông dẹp tây, mở rộng vương quyền và đem lại cảnh thái b́nh thịnh trị cho dân tộc ḿnh..

- Phần hai (8: 31-16: 20): Đấng Ki tô bày tỏ cho các môn đệ căn tính đích thật của Ngài: Ngài là "Con Thiên Chúa". Danh xưng nầy cũng là một trong những tước hiệu của Đấng Mê-si-a. Các vua của phương đông thời cổ cũng thường cho ḿnh là "thiên tử". Nhưng Đức Gê-su dần dần bộc lộ cho thấy mối tương quan đặc biệt thân t́nh và độc nhất vô nhị với Thiên Chúa, Cha của ḿnh. Chính Ngài công bố long trọng trước vị thượng tế (14: 61-62). Các môn đệ phải là một thời gian dài khám phá ra nơi bản thân Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa đến sống giữa con người và nhờ cuộc Tử Nạn và Phục sinh của ḿnh, Ngài giải thoát loài người khỏi quyền lực sự Dữ và Tử thần. Trong phần thứ hai nầy, Mác-cô muốn dẫn đưa đọc giả của ḿnh tới lời tuyên xưng đức tin sâu sắc hơn, được thốt ra từ miệng viên sĩ quan Rô-ma, dưới chân thập giá: "Quả thật, người nầy là Con Thiên Chúa" (15: 39).

Như vậy, với nhan đề nầy cho toàn bộ sách Tin Mừng của ḿnh, thánh Mác-cô xác định rất rơ đây không là một "tiểu sử cuộc đời" của Đức Giê-su, nhưng là một "Tin Mừng" về ơn cứu độ loài người được thể hiện cách độc đáo nơi bản thân Đức Giê-su quê Na-da-rét, là "Đấng Ki tô" và là "Con Thiên Chúa" qua cái mâu thuẩn của thập giá. Chính Đức Giê-su là "Chúa" ngự đến viếng thăm dân Ngài, không phải trong uy quyền xét xử, nhưng trong cái yếu hèn của một t́nh yêu được trao tặng.

2. Sứ vụ của Gioan Tẩy giả (1: 2-8)

Nhưng đây cũng là nhan đề cho phần dẫn nhập (1: 1-15) được phân định ranh giới bởi cách thức đóng khung rất quen thuộc của bút pháp Do thái với chữ "Tin Mừng" ở câu 1 và chữ "Tin Mừng" ở câu 15. Thuật ngữ "Tin Mừng" xuất xứ từ sách I-sai-a (Is 40: 9; 52: 7; 61: 1..) được dùng ở đây để loan báo một biến cố vui mừng có một tầm mức quan trọng bậc nhất, đó là Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa.

Trong phần dẫn nhập nầy 1: 2-15), sứ vụ của Gioan Tẩy giả, vị Tiền hô của Đức Giê-su, là "khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa". Theo cách nầy, Tin Mừng Mác-cô trung thành với sơ đồ của lời rao giảng tông đồ như được gặp thấy trong sách Công Vụ (1: 21 t; 10: 37; 13: 24). Trong bộ Kinh Thánh, sách Sáng Thế cũng mở đầu bằng từ nầy: "Khởi đầu". Gioan Tẩy giả loan báo Tin Mừng Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa đến đánh dấu một khởi đầu tận căn, một khởi nguyên mới, bắt đầu kỷ nguyên cứu độ.

2.1- Chứng từ của các ngôn sứ (1: 2)

Ngay từ những hàng đầu tiên, thánh Mác-cô nêu bật hai điểm khác biệt với các thánh kư khác. Trước tiên, các thánh kư nầy cũng đều trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a: "Có một tiếng kêu trong hoang địa…" nhưng sau khi đă nêu lên sứ vụ của Gioan Tẩy giả (cf. Mt 3: 3; Lc 3: 4; Ga 1: 23). Thứ đến, trước khi trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a, thánh Mác-cô trích dẫn sấm ngôn được đúc kết bởi hai bản văn Cựu Ước khác nhau: Kh 23: 20 và Ml 3: 1.

Trong Xh 23: 20, Thiên Chúa nói với ông Mô-sê: "Nầy Ta sai sứ thần đi trước con, để ǵn giữ con khi đi đường…". Ngôn sứ Ma-la-khi lập lại lời nầy nhưng với một ‎ư nghĩa mới: "Nầy Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta." Trong sấm ngôn của Ma-la-khi, Thiên Chúa sai sứ giả của Ngài đến trước dọn đường cho "Ngài đích thân đến với dân Ngài". Thật ra, thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca cũng trích dẫn sấm ngôn nầy, nhưng trong một bối cảnh khác và được đặt trên môi miệng của Đức Giê-su (Mt 11: 10; Lc 7: 27).

Vị sứ giả trong sấm ngôn nầy là ai? Chúng ta gặp thấy căn tính của vị sứ giả nầy ở câu 23 sau đó: "Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và huy hoàng". Trong 2V 2: 11, ngôn sứ Ê-li-a không chết nhưng được đưa lên trời trong một cỗ xe đỏ như lửa với những con ngựa kéo cũng đỏ như lửa. V́ thế, theo truyền thống Do thái măi cho đến thời Chúa Giê-su, vị sứ giả là Ê-li-a sẽ trở lại để dọn đường cho Chúa đến..

Lời trích dẫn thứ hai chính xác được rút ra từ sách I-sai-a 40: 3 (bài đọc I): "Có một tiếng hô: Trong sa mạc, hăy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hăy vạch một lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta". Vị ngôn sứ loan báo cho những những người lưu đày ở Ba-by-lon biết rằng Thiên Chúa sắp can thiệp để giải thoát họ khỏi kiếp sống tù đày. Các tác giả Tin Mừng cũng đă thấy ở nơi "tiếng hô nầy" tiền trưng Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Đức Giê-su, ông có sứ mạng đến trước để dọn đường cho Đức Giê-su đến. Ở nơi lệnh truyền nầy: thung lũng sẽ được lấp đầy, núi đồi sẽ phải bạt xuống, chúng ta gặp thấy cũng lời dạy như Gioan Tẩy giả: phải thay ḷng đổi dạ, biến đổi sa mạc tâm hồn thành miền đất thấm đẩm thiên ân, hủy bỏ những quanh co uốn khúc của sự gian tà.

Theo phương cách trích dẫn phổ biến vào thời đó, thánh Mác-cô gán toàn bộ lời trích dẫn nầy cho I-sai-a, bởi v́ chúng có chung một đề tài: "dọn đường để đón tiếp Thiên Chúa". Như vậy, khi khai mạc sứ vụ của Gioan Tẩy giả bằng lời trích dẫn nầy, thánh Mác-cô muốn cho thấy rằng việc Đức Giê-su đến đă được Cha Ngài chuẩn bị trước đó rồi và ơn gọi của Gioan Tẩy giả, vị Tiền Hô của Con Ngài, được dự kiến lâu lắm rồi trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chính Gioan Tẩy giả là ngôn sứ Ê-li-a, mà truyền thống Do thái mong đợi, trở lại để dọn đường cho Chúa và việc ông xuất hiện cho thấy Thiên Chúa vẫn trung thành với những ǵ Ngài đă hứa. Thời gian đă đến hồi viên măn.

2.2- Hoạt động và lối sống của Gioan Tẩy giả (1: 3-6)

Quả thật, Gioan Tẩy giả đă ẩn cư trong sa mạc ngay từ thuở thanh xuân để chuẩn bị sứ mạng của ḿnh trong thinh lặng và chiêm niệm cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en (Lc 1: 80), như Đức Giê-su sẽ rút vào trong sa mạc trước khi bắt tay thi hành sứ mạng của ḿnh.
Đây là sa mạc Giu-đa ở đó ḍng sông Gio-đan chảy qua và đổ vào Biển Chết. Phải chăng thánh Gioan thuộc vào cộng đoàn Kum-ran, cộng đoàn ở trong miền nầy và sống trong sự chờ đợi Đấng Mê-si-a? Hay đơn giản ông có tiếp xúc với cộng đoàn nầy chứ? Phải nói rằng có rất nhiều điểm giống nhau giữa linh đạo của các nhà khổ hạnh Kum-ran và linh đạo của thánh nhân, nhưng cũng có rất nhiều điểm dị biệt.
Dù thế nào, sa mạc là nơi ẩn cư quen thuộc của những nhà thần bí vĩ đại của Cựu Ước và là nơi ưu tiên cho những cuộc gặp gở với Thiên Chúa, như Mô-sê, Ê-li-a vân vân. Cũng như chính trong sa mạc mà dân Ít-ra-en đă trải qua những kinh nghiệm tôn giáo h́nh thành nên những mốc điểm lịch sử của dân tộc ḿnh.
Lời kêu gọi sám hối là đề tài thường hằng của truyền thống ngôn sứ. Gioan Tẩy giả là vị ngôn sứ cuối cùng tiếp tục truyền thống nầy, nhưng ông thêm vào đây phép rửa. Không phải là trong sa mạc mà nước mặc lấy tất cả giá trị và ư nghĩa tṛn đầy của nó sao? Nước đem lại sự sống và biểu tượng ơn cứu độ.
Gioan Tẩy giả sống theo lối sống khổ hạnh: "Ông mặc áo lông lạc đà, thắt đai lưng bằng da, ăn châu chấu và mật ông rừng". Qua việc mô tả cách ăn mặc của Gioan giống như ngôn sứ Ê-li-a (1V 1: 8), thánh Mác-cô muốn thông báo rằng Gioan Tẩy giả chính là ngôn sứ Ê-li-a mà mọi người đang mong đợi, lại xuất hiện. Ngoài ra, qua việc mô tả tỉ mĩ cách sống khổ hạnh của Gioan Tẩy giả trong hoang địa cô tịch, thánh Mác-cô ngầm tŕnh bày h́nh ảnh tương phản của Đức Giê-su: Ngài sống chung đụng với bao nhiêu người khác ở ngoài xă hội, cùng ăn cùng uống, cùng chia sẻ cuộc sống với họ, vui, buồn, sướng khổ… Quả thật, Tin Mừng Mác-cô cống hiến cho chúng ta h́nh ảnh rất là người của Đức Giê-su: Ngài ngủ say giữa cơn giông tố (4: 38), Ngài ngạc nhiên về sự thiếu niềm tin của các người đồng hương (6: 6), Ngài không có th́ giờ ăn uống (6: 31), Ngài không biết khi nào ngày Thế Mạc sẽ đến (13: 32), nhất là Ngài chết như một kẻ tuyệt vọng (15: 34). Nhưng chính ở nơi tính chất rất là người nầy, thánh Mác-cô có ư định dẫn đưa người đọc vào mầu nhiệm của Đức Giê-su, Đấng Mê-si-a và Con Thiên Chúa.

2.3- Chứng từ của Gioan Tẩy giả (1: 7-8)

Chứng từ của Gioan Tẩy giả về Đức Giê-su là cao điểm của đoạn Tin Mừng hôm nay. Uy tín của ông quá đổi lớn lao; dân chúng tuôn đổ đến ông; sứ điệp của ông làm xáo động ḷng người. Tuy nhiên, ông ư thức sâu xa sự cao vời của Thiên Chúa. Ông công bố quyền năng của Đấng mà ông có sứ mạng chuẩn bị Ngài đến và ông sử dụng h́nh ảnh rất mạnh để diễn tả sự bất xứng của ḿnh như tên nô lệ trước mặt chủ, cả đến cởi dép cho Ngài ông cũng chẳng đáng nữa: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cỏi dép cho Người".

Nhất là ông nhận biết sự khác biệt căn bản giữa phép rửa của ông và phép rửa của Đức Giê-su: ông chỉ rửa trong nước, c̣n Đức Giê-su th́ rửa trong Thánh Thần. Điều làm cho Đức Giê-su trổi vượt hẳn vị tiền hô của Ngài, đó là Ngài là Đấng sở hữu Thánh Thần (cf. 1: 10).

Danh tiếng của Gioan Tẩy giả vào thời đó không thể nào chối cải. Sách Công Vụ nói với chúng ta rằng ngay cả sau một thời gian dài của cái chết của ông, các cộng đoàn môn đệ của ông vẫn tồn tại (Cv 18: 24-25; 19: 1-7) và đề cao ông là "Đấng Mê-si-a" (Ga 1: 19-34). Như thế ngay từ trang đầu của Tin Mừng của ḿnh, thánh Mác-cô đă đặt Gioan Tẩy giả vào đúng vị trí của ḿnh: sứ mạng của ông chỉ là loan báo và chuẩn bị cho Đức Giê-su Ki tô, Con Thiên Chúa đến. Chính Đức Giê-su là Tin Mừng mà Gioan có sứ mạng loan báo cho hết mọi người.

Mục Lục

 

SỨ VỤ CỦA GIOAN – KHỞI ĐẦU TIN MỪNG

(Máccô 1,1-8 – CN II MV - B)

 

                                                                                                Lm PX Vũ Phan Long, ofm

 

 

1.- Ngữ cảnh                                           

Có thể theo G. Gnilka mà coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đăt trọng tâm vào “Tin Mừng” (x. cấu trúc đóng khung với từ “Tin Mừng “ ở đầu và cuối đoạn). Như thế, đoạn văn 1,1-8 là đoạn mở đầu của Lời tựa này liên hệ đến hoạt động của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa.

 

2.- Bố cục

Bản văn có thể chia thành ba phần:

1) Danh hiệu của Tin Mừng (1,1);

2) Hoạt động của Gioan  (1,2-6):

a) Câu trích Isaia xác định vai tṛ của Gioan (cc. 2-3),

b) Giới thiệu tóm tắt bản thân và hoạt động của Gioan  (cc. 4-6);

3) Lời loan báo của Gioan (1,7-8).

 

3.- Vài điểm chú giải

- Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa (1): Câu này là tiêu đề của cc. 1-8 nói về công việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả, hay là tiêu đề của phần Mở (cc. 1-15), hoặc của toàn tác phẩm? Phải chăng sứ vụ, cuộc Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu chỉ là khởi đầu của Tin Mừng, và Tin Mừng sẽ được tiếp tục loan truyền nhờ sứ vụ của Giáo Hội? Thật ra, không có ǵ cho thấy rằng Mc coi hoạt động của Giáo Hội như một phần của Tin Mừng cả, y như thể Giáo Hội phải tự rao giảng về chính ḿnh. Cứ theo nội dung của tác phẩm, ta thấy Tin Mừng mà Giáo Hội phải công bố chính là biến cố cứu độ đă xảy ra trước khi có Giáo Hội và đă khai sinh ra Giáo Hội, đó là sứ vụ của Đức Giêsu và cuộc Vượt Qua của Người.

            Có thể nói c. 1 này là tiêu đề của phần Mở của TM Mc: hoạt động của Gioan, vị Tiền Hô loan báo và ban phép rửa cho Đức Kitô, trong hoang địa, là phần mở cho biến cố cánh chung (sứ vụ, cuộc đời đau khổ và cuộc tôn vinh của Đức Giêsu).

            Từ ngữ “Tin Mừng”, được vay mượn từ Cựu Ước (x. Is 40,9; 52,7; 61,1…), được hiểu tương đương với lời loan báo tiên khởi (kêrygma) được triển khai rộng ra (x. Công vụ). Thế mà kêrygma của các Tông đồ (x. Cv 1,21t; 10,37; 13,24) cũng như TM Mc bắt đầu với sứ vụ của Gioan Tẩy Giả. Vậy chính mầu nhiệm này là “khởi đầu Tin Mừng” (x. cùng một kiểu diễn tả: Hôsê 1,2 ).

- Tin Mừng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa: Phần Mở từ c. 1 đến c. 15: hai từ ngữ “Tin Mừng” đóng khung bản văn này. Kiểu nói “Tin Mừng Đức Giêsu Kitô” có thể hiểu là “Tin Mừng về [= có đối tượng là] Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách chỉ đối tượng, objective genitive), hoặc “Tin Mừng của [= đến từ] Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách chỉ chủ từ, subjective genitive), hoặc “Tin Mừng là chính Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách giải thích, epexegetic genitive; xem sự song đối giữa “v́ Đức Kitô” và “v́ Tin Mừng”: 8,35; 10,29; 13,9).

            Dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh, các Kitô hữu đă hiểu Đức Giêsu là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa, theo nghĩa là Người không c̣n phải là Đấng Mêsia trần thế và dân tộc mà người Do-thái từng mong đợi, nhưng là Đấng huyền nhiệm, đă tỏ ḿnh ra là “Đức Chúa” (x. Cv 2,36) và “Đấng Kitô” (4,26t; 10,38), qua biến cố Phục Sinh, nay ở vào tư thế có thể giải thoát mọi người khỏi Satan, tội lỗi, đau khổ và cái chết. Bây giờ khi đọc lại câu truyện trước Phục Sinh Mc viết ra, họ hiểu rằng tại hoang địa và qua cuộc sống công khai (với những cuộc trừ quỷ), Đức Giêsu đă khai mào chiến thắng bằng sức giải phóng ấy. Họ cũng hiểu rằng Đức Giêsu truyền lệnh giữ thinh lặng (“bí mật thiên sai”) là v́ không muốn người ta hiểu lầm về tư cách và sứ vụ của Người: Phêrô đă hiểu sai nội dung danh hiệu Mêsia (x. 8,29-33); Người chỉ nhận là Con Thiên Chúa (14,61t) và kẻ đại diện cho thế giới ngoại giáo chỉ tuyên xưng Người như thế (15,39) vào lúc Người bị kết án và xử tử. Người ta chỉ có thể hiểu tất cả các danh hiệu của Đức Giêsu xuyên qua mầu nhiệm đau khổ của Người. Và các Kitô hữu cũng phải hiểu rằng họ chỉ có thể tuyên xưng Đức Giêsu thật là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa, bằng cách bước theo Người trên con đường đau khổ (x. 8,34; 10,35-45).

 

- Câu 2-6:

            Phân đoạn này có lược đồ A-B-B’-A’:

                        A = cc. 2-3: mở đầu, trích các ngôn sứ,

            B = c. 4 : Gioan rao giảng phép rửa tỏ ḷng sám hối. 

Text Box: (B)

 

Câu này song đối với câu  sau,

 

                        B’= c. 5 : đám đông đến với Gioan để thú tội và nhận phép rửa,

                        A’= c. 6 : kết, nói đến kiểu sống của Gioan như là một ngôn sứ.

            So sánh cc. 2-3 trích Ml 3,1 và Is 40,3 với Mt (3,3; 11,10), Lc (3,4-6; 7,27) và Ga (1,23), ta hiểu các tác giả Tin Mừng có chung một nguồn, nhưng Mc đă vừa thêm vừa tổng hợp câu truyện Gioan rao giảng với bài tường thuật của ngài về nhóm sứ giả, để làm nên một mở đầu long trọng và để có thể nêu bật ư tưởng này là khởi đầu Tin Mừng Cứu Độ đă được chính các ngôn sứ xác định nơi cuộc xuất hiện của Gioan Tẩy Giả.

            Mc đă trích Ml 3,1a (… “mặt Ta”) dưới ảnh hưởng của Xh 23,20 LXX (“mặt Con”) để biến vị sứ giả thành tiền hô không phải của Thiên Chúa mà là của “Đức Chúa” (x. Ml 3,1b), là Đức Giêsu. Ngoài ra, hẳn là Mc cũng nghĩ đến đoạn cuối của sách Ml (3,23t): ngôn sứ Êlia có vai tṛ tiền hô.

            Tác giả cũng sử dụng bản văn Is 40,3 (LXX) cùng với các tác giả Tin Mừng khác: “Đức Chúa” đây là Đức Giêsu Kitô, và “vạch lối cho thẳng để Thiên Chúa đi” được sửa thành “để Người đi”.

- đi trước mặt Con = đi trước Con.

- Gioan Tẩy Giả đă xuất hiện (4): Câu này với các câu trích ở trên chỉ là một câu duy nhất, được ngắt bằng dấu phết: “Chiếu theo lời đă chép …, ông Gioan Tẩy Giả…”. Những ǵ bây giờ được nói về Gioan th́ làm ứng nghiệm các sấm ngôn, đặc biệt sấm ngôn Is 40,3: ông ở “trong hoang địa”, và tại đó ông “hô” để kêu gọi người ta hoán cải, mà “dọn sẵn con đường của Đức Chúa” (Đức Giêsu).

            Gioan “rao giảng thanh tẩy hối cải, để được tha thứ tội khiên” (NTT). Đấy là hai hành vi tách biệt nhưng liên hệ với nhau, v́ thế đă được diễn tả trong một công thức duy nhất.

- sám hối,  metanoia: sự hoán cải, do động từ metanoeô, “suy tưởng sau”, “suy nghĩ tiếp đó”; “thay đổi ư kiến”; “hối tiếc”, “hối hận”, “hoán cải”. Đây là việc chuyển đi từ t́nh trạng này sang một t́nh trạng khác, tức là thay đổi trọn vẹn lối sống. Sự thay đổi này có một phương diện tiêu cực (bỏ [apo, from] con đường tội lỗi: x. Cv 8,22; Dt 6,1) và một phương diện tích cực (quay về [eis, epi, to] với Thiên Chúa: Cv  20,21; 26,20).

Trong TM Mc, danh từ metanoia được dùng 1 lần (1,4) và động từ metanoeô được dùng 2 lần (1,15; 6,12), như thế là ít hơn các TMNL khác (metanoia: Mt 2x, Lc 5x, Ga 0x, Cv 6x, Phaolô 4x, Dt 3x, 2 Pr 1x; metanoeô: Mt 5x, Lc 9x, Ga 0x, Cv 5x, Phaolô 1x, Kh 12x), nhưng lại có một cách áp dụng độc đáo. Tác giả áp dụng hai từ này cho hoạt động của Gioan Tẩy Giả (1,4), Đức Giêsu (1,15) và Nhóm Mười Hai (6,12), như vậy liên kết vị Tiền Hô, Đức Giêsu và các sứ giả của Người với nhau (xem một cách dùng tương tự cho hai động từ kêryssein [loan báo]: 1,4.7; 1,14.38t; 3,14 và 6,12; paradidonai [giao nộp]: 1,14; 9,31; 10,33; 13,9.11). Các từ đó lại luôn lệ thuộc động từ kêryssein, nghĩa là các từ đó chính là nội dung của sứ điệp các ông phải mang đi truyền bá.

- phép rửa tỏ ḷng sám hối: Cụm từ Hy-lạp baptisma metanoias (thanh tẩy hối cải, x. Lc 3,3; Cv 13,24; 19,4): metanoias ở thuộc-cách (genitive) xác định đặc tính của phép rửa Gioan loan báo. Đây là một kiểu nói Sê-mít, có nghĩa là “một phép rửa tượng trưng hoặc diễn tả sự hoán cải”. Cho dù Gioan có thuộc về phong trào Êxêni ở Qumrân hay không, phép rửa của ông tương tự phép rửa của người Êxêni, nhất là ở điểm cả hai phép rửa đều diễn tả một sự hoán cải nội tâm, sự hoán cải này vừa là hành vi của con người vừa là ân huệ của Thiên Chúa, cũng như chuẩn bị các tâm hồn đón tiếp Thiên Chúa sắp đến can thiệp vào thời cánh chung. Tuy nhiên, Gioan khác người Êxêni ở hai điểm: không nghĩ rằng tội lỗi gây nên một sự ô nhơ nơi thân xác; không buộc các hối nhân phải sống một năm thử thách; chỉ ban phép rửa một lần, v́ đây là hành vi chuẩn bị cuối cùng để đón Đấng Mêsia ngự đến.

- Mọi người từ khắp miền Galilê và thành Giêrusalem (5): Mc nhắm cho thấy mục tiêu của sứ vụ Gioan Tẩy Giả là khai mạc giai đoạn cuối cùng của Chương tŕnh Thiên Chúa cứu độ loài người. Như thế, kiểu nói phóng đại (“toàn thể”, “khắp”) về miền Giuđê và Giêrusalem, kinh đô tôn giáo của Do-thái giáo, không phải là không có chủ ư, nhất là lại có quy chiếu về việc thanh tẩy Giuđa và Giêrusalem thể theo Ml 3,4 hoặc quy chiếu về sứ điệp vui tươi được ngỏ với Giêrusalem và các thành Giuđa thể theo Is 40,9t. Nay đă khởi sự biến cố cánh chung: câu hỏi phải đặt ra là không biết Dân Thiên Chúa có nhận biết chăng “Đức Kitô, Con Thiên Chúa” (c. 1) chính là “Đấng quyền thế hơn” (c. 7), Đấng mà Gioan đang dọn đường đón tiếp.

- kéo đến: Th́ vị hoàn (imperfect) exeporeueto diễn tả chuỗi người liên tục kéo đến để nghe Gioan giảng và nhận phép rửa. Giới từ ek (out, of) muốn nói là ra khỏi miền Giuđê và thành Giêrusalem.

- Gioan mặc áo lông lạc đà… (6): çn .. endedumenos: trợ động từ eimi ở th́ vị hoàn (imperfect) cộng với phân từ quá khứ của động từ chính enduơ nói lên cách thức ăn mặc quen thuộc của Gioan. Ông được giới thiệu có cách sống như một con người của hoang địa, một nhà khổ hạnh, một na-dia (x. Lc 1,15), tương tự ngôn sứ Êlia (x. 2 V 1,8; Dcr 13,4).

Trichas kamêlou, “lông lạc đà”, không có nghĩa là “da” lạc đà. Đây là cái áo dài và rộng dệt bằng lông lạc đà. Zônê, “girdle, waitsband; ceinture”, không phải là dây thắt lưng của người Tây phương, nhưng là một thứ như cái “ruột tượng” của ta (x. Mc 6,8).

- Ăn châu chấu: Châu chấu luộc trong nước muối rồi nướng trên than và mật ong rừng là hai thứ lương thực của dân cư sa mạc. V́ bản văn không kể ra thứ lương thực nào khác, ta hiểu ở đây tác giả muốn nêu bật nếp sống khắc khổ của vị Tẩy Giả.  

- Ông rao giảng (7): ekêryssen, do động từ Hy-lạp kêryssein, “công bố; loan báo”, ở th́ vị hoàn (imperfect), để diễn tả đây là một hoạt động thường xuyên của Gioan. Chúng ta đến đỉnh cao của đoạn văn này, bởi v́ chỉ đến đây, Gioan mới lên tiếng mà chỉ cho thấy Đấng ông làm Tiền Hô cho.

- Đấng quyền thế hơn tôi: Có lẽ danh xưng này ám chỉ đến Is 40,10 (“Ḱa Đức Chúa quang lâm hùng dũng [= đến với sức mạnh], tay nắm trọn chủ quyền”). Sự tương phản giữa hai bên lớn đến nỗi Gioan “không đáng cởi quai dép cho Người”, mà đây là công việc thấp hèn đến nỗi một nô lệ Do-thái cũng không buộc phải làm cho chủ (sách Mishna) (x. Mt 3,11; Lc 3,16; Ga 1,15.27.30; 3,30; Cv 13,25).

- trong Thánh Thần (8): Các bản văn Nhất Lăm song song (Mt 3,11; Lc 3,16) đọc là “trong Thánh Thần và lửa”. Có lẽ lúc đầu, câu này có h́nh thức là “gió và lửa” để mô tả biến cố Triều Đại cánh chung của Thiên Chúa ngự đến. Mc chỉ quan tâm đối lập nghi thức chuẩn bị của Gioan với việc thiết lập Nước Thiên Chúa nhờ hoạt động của Đức Kitô, mà không nói đến phán xét. Nhờ đó, Người đưa lại cho “phép rửa trong Thánh Thần” ư nghĩa tích cực là một cuộc tái sinh bên trong.

 

4.- Ư nghĩa của bản văn

* Danh hiệu của Tin Mừng (1)

Cả bốn quyển mở đầu bộ Tân Ước chỉ bắt đầu được gọi là “Tin Mừng” nhiều năm sau khi được viết ra. Vào thời tác giả Máccô, “Tin Mừng” không có nghĩa là một quyển sách, mà là “những tin vui” do một sứ giả mang đến. “Các tin mừng” là những tin về các chiến thắng, các biến cố may lành, các hiệp ước ḥa b́nh và nhất là tin về các cuộc chào đời. “Các tin mừng” làm bừng lên những niềm hy vọng về một cuộc sống tiện nghi, sức khỏe, b́nh an, nên dân chúng vui sướng khi nghe được.    

Mc 1,1 dùng từ ngữ “tin mừng” để giới thiệu “lời rao giảng của Kitô giáo”, cho chúng ta biết việc cứu độ và hạnh phúc không c̣n là kết quả của những tin vui về hoàng đế hoặc về một ai đó giống như hoàng đế, nhưng là kết quả đến từ lời rao giảng của Đức Giêsu, cũng là lời giảng về Đức Giêsu, cho thấy đă đến lúc Thiên Chúa can thiệp chung kết vào lịch sử loài người.

 

* Hoạt động của Gioan  (2-6)

Câu trích tổng hợp Is, MlXh (cc. 2-3) có mục đích xác định vai tṛ của Gioan trong quan hệ với Đấng Mêsia mà ta biết là chính Đức Giêsu. Nhưng một nét được nêu bật là Gioan không phải là vị Tiền Hô của Con Người sẽ đến, mà là của Đức Giêsu trần thế.  

C̣n cc. 4-6 giới thiệu tóm tắt bản thân và hoạt động của Gioan: ông loan báo phép rửa bày tỏ ḷng sám hối để được ơn tha tội. Tác giả đặt đối lập phép rửa bằng nước của Gioan và phép rửa bằng Thánh Thần của Đấng Mêsia. Phép rửa bằng Thánh Thần liên hệ rơ ràng đến phép rửa tội Kitô giáo. Nói đến “để được ơn tha tội” là nêu một khẳng định liên hệ đến Thiên Chúa: Ngài  sẵn sàng tha thứ các tội lỗi; nói đến “sám hối” là nêu một khẳng định về loài người: họ có tội và được dạy rằng Thiên Chúa tha tội cho họ. Sứ điệp của Gioan đưa đến cả nỗi sợ hăi lẫn niềm vui.

Dân chúng đă từ khắp nơi kéo đến (khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem); tác giả không nói đến Galilê, v́ theo ngài, hoạt động của vị Tiền Hô tập trung vào miền nam. Họ thú nhận tội lỗi: ta có thể nghĩ đến một hành vi tương tự mà các thành viên ở Qumrân làm vào lễ tái lập giao ước (1 QS 1,22–2,1) hoặc người Do-thái làm vào ngày Lễ Xá Tội.  

 

* Lời loan báo của Gioan (7-8)

Tương hợp với câu trích Is nói về tiếng nói của người loan báo, hoạt động của Gioan được mô tả như là một việc “hô to [như anh mơ làng]”; “công bố”; “phổ biến” (kçryssein). Hành vi này đưa ông đến gần Đức Giêsu (1,14.38t), các môn đệ (3,14; 6,12), Tin Mừng (13,10; 14,9), các sứ giả đức tin (1,45; 5,20; 7,36). Cùng với sự đối lập giữa phép rửa của ông với phép rửa của Đấng Mêsia, ông loan báo “Đấng quyền thế hơn (= Đấng mạnh hơn [ông])” đang đến. 

 

+ Kết luận

            Đến đây, chúng ta đă có thể hiểu v́ sao sứ vụ của Gioan lại là “khởi đầu Tin Mừng”. Bởi v́ Tin Mừng là biến cố trước khi là sứ điệp. Qua vị Tẩy Giả, Thiên Chúa thực hiện các Lời Ngài hứa (cc. 2-3); Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu, Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần (cc. 6-8). Như  thế, sứ vụ của Gioan đă thuộc về biến cố cánh chung, biến cố này xảy ra khi Đức Giêsu bắt đầu rao giảng tại Galilê và các môn đệ rao giảng khắp tứ phương thiên hạ.

            Gioan chỉ là một sứ giả “đi trước mặt” Đức Chúa (c. 2). Nhưng cũng chính ông có nhiệm vụ viết trang dẫn nhập vào Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Chính v́ thế, “trong số phàm nhân lọt ḷng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11).

 

5.- Gợi ư suy niệm

1. Chúng ta được mời gọi tin vào sự trung tín của Thiên Chúa: Ngài đă lên kế hoạch cứu độ, th́ khi đến thời Ngài đă định, Ngài sẽ ban gửi các vị loan báo Tin Mừng Cứu Độ đến. Sứ điệp Gioan loan báo mang lại cả nỗi sợ hăi lẫn niềm vui, bởi v́ ông nói cho họ biết rằng họ bị thất sủng, tương quan của họ với Thiên Chúa đă bị rối loạn, nhưng đồng thời ông khẳng định rằng Thiên Chúa đầy ḷng thương xót đối với họ và Ngài muốn thắng vượt t́nh trạng thất sủng của họ. Đoạn văn này cũng cho thấy Ba Ngôi (Đấng xưng là “Ta”, “Đấng quyền thế hơn” và “Thánh Thần”) cùng làm việc để thực hiện công tŕnh cứu độ.

2. Gioan không xác định tội ông nói đến là tội ǵ. Dĩ nhiên ông có thể hiểu ngầm rằng những người đang nghe ông biết các tội của họ. Từ sự hiểu biết này phát sinh ước muốn thú nhận các tội lỗi của ḿnh (1,5). Tuy nhiên, tội căn bản là loài người không nhận biết Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên ḿnh và là Chúa tể của ḿnh, không tự hỏi về ư muốn của Thiên Chúa, nhưng muốn làm chúa tể của chính ḿnh, đi theo những ư muốn của ḿnh. Đặc biệt tội hệ tại việc không tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa v́ các điều răn cho biết ư muốn của Thiên Chúa.   

3. Người Kitô hữu cũng có một vai tṛ tiền hô đối với anh chị em ḿnh. Muốn thế, cần xác định rơ ràng quan hệ của ḿnh với “Đấng đang đến”, để khiêm tốn và trung thực giới thiệu về Người như là Đấng đă đang có mặt trong lịch sử loài người.

4. Vị Tẩy Giả nh́n người ta lên khỏi nước. Ông gạt đi các lời cám ơn và ca ngợi. Ông nói với họ về “Đấng quyền thế hơn”, Đấng sẽ ban cho họ Thần Khí của đời sống mới. Đời sống này sẽ khởi sự khi người ta nhận ra và đón tiếp Đức Kitô cùng với sự khôn ngoan của Người vào ḷng. Họ đang ở tại bờ của một khởi đầu; họ cần sẵn sàng, khao khát, mở ḷng ra..

Mục Lục


  DỌN ĐƯỜNG CHÚA CHO NGAY THẲNG

 
                     Nơi hoang địa có người loan báo.
                     Hăy sẵn sàng Chúa đến viếng thăm.
                        Đường cong sửa chữa thẳng băng.
                   Núi cao bạt xuống hố hang lấp đầy.
                     Gioan tấm thân gầy khắc khổ.
                     Ăn châu chấu,da thú che thân.
                        Loan truyền đến mọi người dân.
                   Ăn năn sám hối lỗi lầm bao phen.
                     Sông Giócdan đón xem Phép Rửa.
                     Dân khắp miền hớn hở chờ mong.
                        Gioan khiêm tốn trong ḷng:
                   NGÀI là CUỨ CHÚA oai hùng hơn tôi.
                     Mùa Vọng đến mọi nơi mừng đón.
                     CHÚA HÀI NHI ngự đến viếng thăm.
                        Tâm hồn thanh khiết sạch trong.
                   Cao-cung-lên với Đêm-đông tưng bừng...
                                          MATTHEU VŨ.
 

Mục Lục


DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA CỨU THẾ


Tin mừng hôm nay đặt ra hai lựa chọn
Hai h́nh ảnh biểu hiện khá rỏ ràng
“Nhiệm vụ Rao giảng như Tẩy giả Gio-an,
Chuẩn bị đón …Chúa Cứu Độ sẽ đến ”

Ngài đến sau… nhưng Đấng ấy cao trọng
Là Thiên Chúa Cứu độ hết Anh em,
Hoặc như Dân thành Giê-ru-sa-lem
Đến Gioan để xin chịu Phép Rửa

Hai h́nh ảnh có chung cùng mục đích
“Dọn ḿnh đón nhận Con Chúa Ngôi Hai,
Và Dọn đường chờ Chúa Cứu Thế đến”
Hăy sống niềm tin …vào Thánh ân Ngài

Việc dọn ḷng , dọn đường không dừng đó
Đừng cho ḿnh vô tội mà ngồi yên
Hăy nh́n kia những bất công cậy quyền
Chẳng công bằng , không Yêu thương , Bác ái

Trước núi đồi do kiêu căng tự đại
Với ích kỷ… không t́nh người cho đi
Quá lắng lo nhiều sự đời làm ǵ
C̣n chi lại khi nhắm mắt ĺa thế …

Sống tin yêu đời hạnh phúc vô kể
Hăy sẳn sàng ta không thể làm ngơ
Hăy tập sống trong chuẩn bị đợi chờ
Luôn cẩn tắc dọn ḷng trông đợi Chúa

Đời yêu thương ...lắm lôi cuốn dũng mănh
Mời mọi người vui chia sẻ t́nh người
Hăy chuẩn bị và cầu nguyện khắp nơi
Như xứ Giuđa … mà Tin Mừng nói đến !..

Cao Trí Dũng

Mục Lục

 

TRONG SA-MẠC ĐỜI

 Đỗ Quang Vinh

(thơ xuôi tổng-hợp)

 

 “Có tiếng hô trong hoang-địa:

Hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa,

sửa lối cho thẳng để Người đi;

mọi thung-lũng, phải lấp cho đầy;

mọi núi đồi, phải bạt cho thấp;

khúc quanh co, phải uốn cho ngay;

đường lồi lơm, phải san cho phẳng!”

(Luca, 3:4-5)

 Lạy Chúa Giê-su,
Đời con sa-mạc hoang-vu,
Khát khô, lảo-đảo, tai ù, mắt hoa,
Con như câm, điếc, mù loà,
Kể như bại liệt, biết là về đâu?
Rồi đây băo cát ngập đầu,
Con thành bụi cát trở vào hư không,
Đời con sa-mạc mênh-mông,
Đớn-đau, tuyệt-vọng, chất-chồng gian-nan.
Ngài cho con hết bi-quan,
Con nh́n thấy Chúa luôn luôn đồng-hành.

Lạy Chúa nhân lành,

Con tưới mồ-hôi nước mắt cho sa-mạc đời con thành cánh đồng tuơi xanh bát-ngát. Con liếm môi nuốt mồ-hôi nước mắt, nghe mằn-mặn, con say-sưa nhấp nhấp, con lại thấy ng̣n-ngọt, con nuốt cho no t́nh Chúa vô bờ, con chẳng c̣n khô khát, con nuốt măi không thôi. Con tỉnh ra, mở miệng, mở tai, mở mắt. Con hết câm, điếc, mù loà. Con không c̣n bại liệt, con  nhất quyết “ngẩng mặt đứng lên” (Luca 21, 28).

Trong ánh nắng gay-gắt chói-chan, cát trắng đẫm ướt nước mắt mồ-hôi, những hạt cát óng-ánh thuỷ-tinh, lung-linh t́nh Cha bao-la chất ngất. Trong sa-mạc vằng-vặc ánh trăng sao, con thấy rơ dạt-dào t́nh Cha ngọt-ngào khôn xiết.

Con thấy rơ cậu bé thợ mộc nhà Na-gia-rét đang bào ván xẻ cưa. Con nh́n rơ dáng Người năm xưa trong Vườn Giệt, con biết Người đang lết chân oằn lưng thập-giá trên vai. Con nghe rơ lời ai trên Núi Sọ. Con nghe rơ lời Ngài đang rộn-ră gọi con,

Gọi con san phẳng đồi, non,
Mở đường Chúa đến mang ơn cứu đời.
Gọi con cất tiếng mở lời,
Truyền rao lời Chúa cao vời thiết-tha.
Lời Ngài nhân ái bao-la,
Cho con đi suốt đường xa dặm dài.

Mục Lục