Số 75 Ngày
21.12.2008
Chúa Nhật
Thứ Tư Mùa Vọng
Mục lục
Vua Hành Khất
Thánh Philiche
trong một bài giảng cho các tín hữu đă kể lại mẩu truyện sau đây:
Có ông vua kia
giả trang thành người hành khất nghèo khổ, v́ muốn biết tận gốc hoàn cảnh sống
thật sự của dân chúng. Dọc đường nhà vua gặp mưa băo nên ghé vào nhà dân chúng
xin trú, nhưng ai cũng đóng cửa từ chối không đón nhận, v́ họ không nhận ra đó
là ông vua của họ. Sau cùng, nhà vua t́m tới một ngôi nhà giữa cánh đồng vắng,
đó là một túp lều tranh của một người nô lệ nghèo hèn nhất trong vương quốc của
vua.
Người hèn ấy
không những chỉ mở cửa đón tiếp người nghèo khổ rét run v́ đói và mưa lạnh,
nhưng lại c̣n nhóm lửa cho ông sưởi ấm, chia sẻ với ông mẩu bánh ḿ khô duy nhất
của ḿnh và nhường lại giường ngủ của ḿnh cho ông ta nữa.
Sáng hôm sau khi
thức dậy, bấy giờ nhà vua mới tỏ ḿnh ra cho người nghèo hèn và nói: ta là Hoàng
đế cải trang là người hành khất, ta muốn chia sẻ sự giàu sang của ta với dân
chúng nhưng họ đă không nhận biết ta, họ đă xua đuổi ta ra khỏi nhà họ. Trái lại,
ngươi không chỉ đón tiếp cho ta tạm trú qua khỏi cơn mưa băo, mà c̣n biếu tặng
ta tất cả những ǵ ngươi có, từ mẩu bánh ḿ là lương thực duy nhất của ngươi,
lửa để sưởi ấm và giường ngủ của ngươi nữa, v́ tấm ḷng thành của ngươi đối với
những người nghèo khổ như ta đây, từ nay trở đi ngươi sẽ được kính trọng như con
cái của vua, bởi v́ ngươi có máu tốt của vua, và v́ ngươi cũng có ḷng thương
người như ta vậy.
Chúa Giêsu đă tự
nguyện mặc lấy thân phận thấp hèn của con người và đă đến trần gian từ 2000 năm
trước đây rồi, nay Người vẫn tiếp tục đến với mỗi người trong cuộc sống hằng
ngày, để chia sẻ sự giàu sang của Người tức là sự sống thần linh đời đời của
Người.
Người không đến
trong vinh quang của một ông vua vinh hiển, nhưng với h́nh thức của những anh em
khó nghèo thấp hèn cần được tiếp nhận, yêu thương và giúp đỡ. Ngài vẫn tiếp tục
gơ cửa cho đến khi chúng ta sẵn sàng mở cửa đón nhận và mời Ngài vào nhà tâm hồn
chúng ta. Ngài không dùng áp lực hoặc quyền bính để vào nhà, nhưng luôn tôn
trọng tự do của mỗi người. Ai không nhận biết Ngài th́ sẽ ra đi, nhưng ai biết
kiên nhẫn đợi chờ, nhận ra Ngài và tiếp rước Ngài, Ngài sẽ vào nhà và sẽ tỏ ḿnh
ra cho họ.
Thật vậy, đời
sống con người là một cuộc đợi chờ kéo dài, nếu ai biết ḿnh đang trông chờ một
biến cố quan trọng hoặc đang chờ đợi ai, người ấy sẽ tỉnh thức và không ngủ mê.
Giáo Hội tha thiết nhắc nhở, mời gọi tín hữu hăy tỉnh thức chờ đợi và Chúa Kitô
đă đến, đang đến và sẽ đến trong đời sống mỗi người, đến trong trần thế và sẽ
đến trong ngày sau hết để thiết lập trời mới đất mới.
Trông chờ Chúa
đến, không phải sự trông chờ của đứa đầy tớ lười biếng khoanh tay ngồi không,
nhưng là của những đầy tớ trung thành lanh lợi, biết khôn khéo làm lợi những nén
bạc đă được chủ trao phó cho, biết khôn ngoan tỉnh thức như những cô trinh nữ
khôn ngoan chờ đón chàng rể với ngọn đèn cháy sáng trong tay và b́nh dầu đem
theo pḥng hờ bên người.
Lạy Chúa
Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất của toàn thể nhân loại và là hạnh phúc đời con,
con trông chờ Chúa đến, nhưng thực sự chính Chúa cũng đang chờ đợi con trỗi dậy
cởi bỏ con người cũ của con để trở về với Chúa, để được Chúa canh tân đổi mới
tâm hồn. Xin Chúa giúp con luôn tỉnh thức, đừng để Chúa đi ngang qua vô ích,
biết sẵn sàng trung thành với Chúa, luôn can đảm đi theo Chúa đến nơi Chúa muốn
với bất cứ giá nào, dù có phải hy sinh thế nào đi chăng nữa. Amen.
R. Veritas
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
Chúa Là Tất Cả
Ở vào thời kỳ mà
lư tưởng sống đạo cao đẹp nhất là phải vào tu trong Sa mạc. Một tu sĩ trẻ nọ đă
t́m đến với một vị ẩn tu và giăi bày tâm sự:
Thưa cha, con
không c̣n thời giờ cho riêng ḿnh nữa, cứ mỗi ngày đọc hết bao nhiêu kinh nguyện
và suy niệm với 150 Thánh Vịnh, con không c̣n thời giờ để đọc sách hay bất cứ
sinh hoạt nào khác, con cứ cảm tưởng như cuộc sống trôi qua quá nặng nề, đời
sống thiêng liêng của con chẳng khác nào một thức ăn mà con phải nuốt lấy nhưng
không có giờ để tiêu hóa, hoặc ngay cả hưởng nếm mùi vị.
Sau một hồi trầm
ngâm suy nghĩ, vị ẩn tu mới nói:
Có một tù binh
nọ bị giam giữ nhiều năm trong một căn pḥng chật hẹp và tối tăm. Khi ông được
trả tự do, một nhà hảo tâm nọ tặng cho ông một mảnh đất có sẵn một túp lều. Con
người đă từng bị giam giữ lâu năm trong một căn pḥng chật hẹp, dĩ nhiên đón
nhận một túp lều với một khu vườn chẳng khác nào như được một thiên đàng, giờ
đây ông có thể đi lại tự do, tha hồ chiêm ngắm trăng sao, thưởng thức mọi thứ mà
ngôi vườn có thể mang lại.
Nhưng chỉ sau
một năm, trong đầu ông chợt nảy ra một ư nghĩ, không lẽ suốt cuộc đời ḿnh phải
chôn chặt trong một túp lều nhỏ bé và ngôi vườn này sao? Nghĩ thế ông miệt mài
làm việc để kiếm tiền xây một ngôi nhà lớn hơn và tậu một khu vườn lớn hơn.
Nhưng căn nhà mới, ngôi vườn mới cũng chẳng làm cho ông thỏa măn, ông lại miệt
mài làm việc đêm ngày để nới rộng căn nhà và mua thêm đất đai. Cuối cùng điều đă
xảy ra cho mọi người th́ cũng đến với ông, khi ông nhắm mắt xuôi tay, người ta
cũng chỉ dành cho ông đúng bốn tấm ván mà thôi.
Nghe đến đây
người tu sĩ trẻ thắc mắc: con không hiểu tại sao cha lại kể cho con nghe câu
truyện này, đời con hoàn toàn khác với đời của người tù trên đây!
Vị ẩn tu giải
thích: nhưng con lại không muốn hiểu câu truyện ấy, cha muốn đặt để câu truyện
ấy vào trong trái tim của con một hạt giống, nó sẽ mọc lên và sinh hoa trái.
Vị tu sĩ trẻ vẫn
chưa hiểu hết ẩn ư của người cha tinh thần. Thưa cha, xin cha cho con biết một
cách cụ thể con sẽ làm ǵ?
Vị ẩn tu liền
nói: vậy th́ con hăy làm điều ta dạy và con sẽ t́m được b́nh an. Từ nay cứ sau
mỗi giờ kinh, con hăy đọc thêm Tin Mừng theo Thánh Matthêu và sau một tuần lễ
đến đây gặp Ta.
Sau một tuần làm
theo lời khuyên của vị ẩn tu, vị tu sĩ trẻ lại càng thất vọng hơn, bởi v́ anh
không c̣n thời giờ dành riêng cho ḿnh nữa. Dù vậy, vị ẩn tu cứ ra lệnh cho anh
cứ sau một lần kinh th́ đọc thêm một cuốn sách Tin Mừng hay sách Thư của Thánh
Phaolô.
Sau một tuần nữa
thầy trỡ lại, lần này ngoài các bài đọc trong Kinh Thánh, vị ẩn tu c̣n ra lệnh
cho anh cứ mỗi sáng mang thức ăn và nước uống đến cho những người đang sống một
ḿnh.
Sau một thời
gian khá lâu, người tu sĩ trẻ đă trở lại với vị ẩn tu với một niềm vui rạng rỡ
trên mặt, thầy thốt lên:
Thưa cha, bây
giờ con mới hiểu được rằng tất cả thời giờ của con là
của Chúa và tất cả những ǵ của Chúa là của con cho nên lúc nào con cũng
cảm thấy có đủ thời giờ.
Lạy Chúa, tất
cả những ǵ của Chúa là của con,
xin cho con biết làm mọi sự v́ Chúa.
Chỉ có Chúa
mới có thể ban cho con đức tin,
nhưng con có thể làm chứng đức tin ấy.
Chỉ có Chúa
mới có thể ban niềm hy vọng,
nhưng con có thể tin tưởng nơi người anh em của con.
Chỉ có Chúa
mới có thể ban t́nh yêu,
nhưng con có thể dạy cho người khác yêu thương.
Chỉ có Chúa
mới có thể ban ḥa b́nh,
nhưng con có thể xây dựng sự hiệp nhất.
Chỉ có Chúa
mới có thể ban sức mạnh,
nhưng con có thể nâng đỡ người yếu đuối.
Chỉ có Chúa
mới là con đường,
nhưng con có thể chỉ con đường ấy cho người khác.
Chỉ có Chúa
mới là ánh sáng,
nhưng con có thể làm cho ánh sáng ấy
bừng lên trong ánh mắt của mọi người.
Chỉ có Chúa
mới là sự sống,
nhưng con có thể làm cho người khác
khát vọng được sống.
Chỉ có Chúa
mới có thể làm những điều
xem ra không thể làm được,
nhưng con có thể làm những điều con có thể làm được.
Lạy Chúa, tất
cả những ǵ của Chúa là của con,
xin cho con biết làm tất cả mọi sự v́ Chúa. Amen.
R. Veritas
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
Người Bán Thịt
Nướng
Xin được bắt đầu
phút suy niệm hôm nay bằng câu truyện cổ tích có thật về người bán thịt nướng
keo kiệt sau đây:
Ngày nọ, anh bán
thịt nướng đă cố gắng hết sức ḿnh để câu khách nhưng không ai thèm mua thịt
nướng nơi anh cả.
Một người ăn mày
rách rưới lần bước đến bên hàng thịt nướng đứng nh́n thèm thuồng, ông không có
tiền mua cây thịt nướng, bèn móc từ trong bị ra miếng bánh ḿ đă cũ nướng trên
khói, hy vọng là chút ít mùi thịt nướng dính vào miếng bánh ḿ. Hơ bánh ḿ xong
người ăn mày sung sướng gặm miếng bánh ḿ có chút hương khói của mùi thịt nướng.
Người bán thịt
keo kiệt tiến lại đ̣i tiền với giọng bực bội.
Nhưng người ăn
mày đáp: tôi đâu có mua thịt nướng của anh mà phải trả tiền?
Nhưng anh đă hơ
bánh trên khói thịt nướng, khói thịt nướng cũng thuộc về miếng thịt chứ sao?
Người ăn mày vẫn
giữ lập trường cũ, khói thịt không phải là thịt nướng, do đó không phải trả
tiền.
Thế là cả hai
đưa nhau đến quan ṭa xét xử. Nghe qua câu chuyện, viên quan ṭa ra lệnh cho
người ăn mày như sau:
Anh hăy lấy đồng
tiền đánh cho kêu lên và lấy âm thanh của đồng tiền đó mà trả cho người bán
thịt. Đó là giải pháp công bằng nhất là anh được hưởng khói thịt nướng, c̣n
người bán thịt được hưởng âm thanh của đồng tiền.
Có thể chúng ta
sẽ cười chê thái độ ích kỷ keo kiệt của người bán thịt nướng, nhưng nhiều khi
chính chúng ta cũng hành xử như vậy đối với những người anh em xung quanh đang
cần đến t́nh thương, sự thông cảm và t́nh liên đới của chúng ta. T́nh thương
giữa chúng ta với anh em nếu không đưa tới sự chia sẻ và liên đới th́ là một
t́nh thương chưa chân thành, chưa mạnh đủ.
"Một miếng khi
đói bằng một gói khi no". Trước nhu cầu của anh em xung quanh, mỗi người chúng
ta đừng chạy trốn với những lời nhắn nhủ thầm trong ḷng rằng chứng nào tôi có
dư thừa tôi sẽ giúp anh, giúp chị hoặc xin lỗi
bây giờ tôi đang bận bịu với nhiều chuyện, xin anh chị hăy trở lại lúc khác đi.
Và mỗi người chúng ta đều hiểu, với những người ích kỷ
"lúc khác đó" sẽ không bao giờ có.
Lạy Chúa, xin
dạy con sống quảng đại chia sẻ với anh em xung quanh, ngay cả với những ǵ nhỏ
mọn tầm thường nhất v́ cách cho trọng hơn của cho, xin ban ơn cho con được có
tâm t́nh của Chúa, yêu thương như Chúa để phục vụ anh em mỗi ngày một hữu hiệu
hơn. Amen.
R. Veritas
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
ĐGH Bênêđictô XVI
Lễ Giáng Sinh
là một dịp để suy niệm
về ư nghĩa và
giá trị của cuộc đời chúng ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về ư nghĩa
của Lễ Giáng Sinh trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 17/12/2008 tại Đại
Sảnh Phaolô VI. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên văn bằng Tiếng Ư, v́ chưa có
bản dịch Tiếng Anh.
* * *
Anh chị em thân
mến,
Chính hôm nay là ngày bắt đầu của những ngày Mùa Vọng mà chúng ta sửa soạn gần
để mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa: chúng ta đang ở trong Tuần Cửu Nhật mà trong đó
nhiều cộng đồng Kitô hữu cử hành phụng vụ có nhiều đoạn Thánh Kinh phong phú,
tất cả đều nhắm đến việc nuôi dưỡng sự mong chờ ngày giáng sinh của Đấng Cứu
Thế. Thực ra, toàn thể Hội Thánh chăm chú hướng đôi mắt Đức Tin về ngày lễ đang
đến gần mà chúng ta giờ đây đang sửa soạn, như mọi năm, để hợp cùng bài hát vui
mừng của các Thiên Thần, là những vị công bố cho các mục đồng giữa đêm khuya về
biến cố phi thường là Đấng Cứu Thế đă sinh ra, mời họ thăm viếng hang đá
Bethlehem. Ở đó Đấng Emmanuel, Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật, được bọc trong
khăn và nằm trong máng cỏ nghèo hèn (x. Lc 2:13-14).
V́ bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực
ra, ngay cả những người không nhận ḿnh là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của
Kitô giáo này là điều ǵ phi thường và siêu việt, là điều ǵ nói với họ tận đáy
tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống. Việc sinh ra của một một
em bé phải luôn luôn là một biến cố vui mừng, và việc ôm ấp một em bé trong tay
thường gây cho chúng ta một cảm xúc về quan tâm và săn sóc, về t́nh cảm và sự
dịu dàng. Lễ Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ một hài nhi đang khóc trong một hang đá
bần cùng. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong máng cỏ, làm sao chúng ta không nghĩ đến
nhiều trẻ em vẫn c̣n chào đời trong cảnh bần cùng ở nhiều vùng trên thế giới?
Làm sao chúng ta không nghĩ đến các trẻ sơ sinh không được tiếp đón mà c̣n bị
khai trừ, đến các trẻ sơ sinh không thể sống sót được v́ thiếu sự săn sóc và
quan tâm? Làm sao chúng ta cũng không nghĩ đến những gia đ́nh muốn hưởng niềm
vui có một đứa con, nhưng ư nguyện của họ không thành? Tiếc thay, dưới sự thúc
đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, Lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi
ư nghĩa tinh thần của nó, để chỉ hạ xuống thành dịp mua bán thương mại và trao
đổi qùa cáp! Nhưng thật ra, những khó khăn, những bất ổn, và cuộc khủng hoảng
kinh tế, mà nhiều gia đ́nh đang sống trong những tháng gần đây, điều này ảnh
hưởng đến toàn thể nhân loại, có thể là một động cơ giúp chúng ta tái khám phá
ra cái đầm ấm của sự đơn giản, t́nh bằng hữu và liên đới, là những giá trị đặc
thù của Lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ những tàn tích của chủ thuyết tiêu thụ và
duy vật, Lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để chúng ta tiếp nhận, như một
món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng đang lan tỏa ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Đức
Kitô.
Nhưng tất cả những điều ấy vẫn chưa đủ để giúp chúng ta nhận ra giá trị trọn vẹn
của ngày lễ mà chúng ta đang sửa soạn. Chúng ta biết rằng lễ này mừng biến cố
chính yếu của lịch sử: việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để cứu độ nhân
loại. Thánh Leô Cả trong một bài giảng Lễ Giáng Sinh đă kêu lên thế này: “Anh
chị em thân mến, chúng ta hăy vui mừng trong Chúa và hăy mở rộng tâm hồn cho
niềm vui tinh tuyền nhất. V́ ngày đă ló rạng cho chúng ta có nghĩa là ơn cứu độ
mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật vậy, mầu nhiệm cao cả về ơn
cứu độ được hứa từ ban đầu và được ban cho chúng ta trong thời sau hết, cùng
được sắp xếp để kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII) được canh tân cho chúng
ta trong chu kỳ phụng vụ hàng năm. Thánh Phaolô cũng đă nhắc lại nhiều lần về
chân lư nền tảng này trong các thư của ngài. Chẳng hạn như trong thư gửi tín hữu
Galatê ngài viết: ”Khi đến thời viên măn, Thiên Chúa đă sai Con Ngài đến,
sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật,... để cho chúng ta nhận được ơn
làm nghĩa tử” (4:4). Trong thư gửi tín hữu Roma ngài nhấn mạnh đến các hiệu
quả hợp lư và sự đ̣i hỏi của biến cố cứu độ này như sau: “Vậy nếu là con, th́
cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Đức Kitô;
miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng
vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng đặc biệt là thánh Gioan trong phần
dẫn nhập của Tin Mừng thứ tư, đă suy niệm một cách sâu sắc về mầu nhiệm Nhập
Thể. V́ thế dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa:
Quả thật đoạn Tin Mừng này là một tóm lược xác thực nhất và sâu sắc nhất của Lễ
này và là nền tảng cho niềm vui của chúng ta. Thánh Gioan viết: “Et Verbum
caro factum est et habitavit in nobis / Và Ngôi Lời đă trở thành nhục thể, và ở
giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Cho nên trong Lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ giới hạn trong việc tưởng niệm
ngày sinh của một vĩ nhân; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu
nhiệm sinh ra của người ta nói chung, hay mầu nhiệm của sự sống; chứ đừng nói
đến mừng viêc bắt đầu một mùa mới. Trong Lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái
ǵ rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái ǵ cốt yếu đối với Đức
Tin Kitô giáo, một Chân Lư mà thánh Gioan đă tóm tắt trong vài lời: “Ngôi Lời đă
thành nhục thể”. Đây là một biến cố lịch sử mà Thánh Sử Luca đă quan tâm đặt vào
trong một khung cảnh được xác định rơ ràng: trong những ngày mà hoàng đế Xêdarê
Augustô ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirinô làm thống đốc
Syria (x. Lc 2:1-7). Vậy trong một đêm được xác định trong lịch sử, biến cố cứu
độ mà dân Israel mong đợi từ bao thế kỷ đă xảy ra. Trong bóng tối của đêm đen ở
Bethlêhem một ánh sáng vĩ đại đă được thắp lên: Đấng Tạo Hóa của con người kết
hợp với bản tính nhân loại của chúng ta một cách bất khả phân ly, đến nỗi Người
thật sự là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng
thời cũng là người, người thật. Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là “ho
Logos” - dịch sang tiếng Latinh là “Verbum” và sang tiếng Ư là “il
Verbo” [Ngôi Lời], cũng có nghĩa là “Ư Nghĩa”. V́ vậy chúng ta
có thể hiểu những lời của thánh Gioan là “Ư Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới
đă trở thành hữu h́nh đối với các giác quan và trí khôn của chúng ta: giờ đây
chúng ta có thể chạm đến và chiêm ngưỡng (x. Ga 1:1). “Ư Nghĩa” đă trở
thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát được biểu hiện
trên thế gian; nhưng là một “Lời” được nói với chúng ta. Logos [Ngôi
Lời] biết chúng ta, gọi chúng ta, và hướng dẫn chúng ta. Người không phải là
một luật phổ quát mà trong đó chúng ta đóng một vai tṛ nào đó, mà là một Ngôi
Vị quan tâm đến từng người trong chúng ta, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đă
làm người tại Bethlêhem.
Đối với nhiều người, và một cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra
khó tin (quá tốt lành để cho là thật). Thật ra, chúng ta nhắc lại ở đây: vâng,
có một ư nghĩa, và ư nghĩa ấy không phải là một phản kháng bất lực chống lại
điều phi lư. Ư Nghĩa ấy có quyền năng: chính là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt
lành, không được lẫn lộn với một đấng quá cao vời và quá xa cách nào đó, mà con
người không bao giờ đi đến được, nhưng một Thiên Chúa trở thành người lân cận
với chúng ta, và rất gần gũi chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng
ta, cùng đến để ở lại với chúng ta. Và như thế chúng ta tức khắc tự hỏi: “Một
điều như thế có thể xảy ra được sao? Việc Thiên Chúa trở thành hài nhi có xứng
hợp không?” Để có thể mở rộng tâm hồn chúng ta đón nhận Chân Lư này, là Chân Lư
chiếu soi toàn thể sự hiện hữu của nhân loại, chúng ta phải cúi đầu nh́n nhận
những giới hạn của trí khôn ḿnh. Trong hang Bethlêhem Thiên Chúa tỏ ḿnh cho
chúng ta như một “hài nhi” khiêm tốn để khuất phục tính kiêu căng của chúng ta.
Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng đầu hàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan;
nhưng Người không muốn sự đầu hàng của chúng ta; trái lại, Người mời gọi tâm hồn
chúng ta và sự quyết định tự do của chúng ta để chấp nhận t́nh yêu của Người.
Người đă trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi đ̣i hỏi được làm lớn của
con người phát sinh từ tính kiêu ngạo của chúng ta, Người đă tự nguyện làm người
để làm cho chúng ta được thật sự được tự do, tự do để yêu mến Người.
Anh chị em thân mến, Lễ Giáng Sinh là một dịp cho chúng ta suy niệm về ư nghĩa
và giá trị của đời sống chúng ta. Sự cận kề của đại lễ này, một đằng giúp chúng
ta suy nghĩ về thảm kịch trong lịch sử mà trong đó loài người, bị tội lỗi làm
tổn thương, vẫn không ngừng t́m hạnh phúc cùng một ư nghĩa tốt đẹp về cuộc đời
và về cái chết; đằng khác nó cũng thúc giục chúng ta phải suy niệm về sự tốt
lành nhân hậu của Thiên Chúa, là Đấng đă đến gặp loài người để trực tiếp truyền
thông cho họ Chân Lư cứu độ, và để cho họ được thông phần vào t́nh bằng hữu và
sự sống của Người. V́ thế chúng ta hăy sửa soạn mừng Lễ Giáng Sinh với ḷng
khiêm nhường và đơn giản, để chúng ta sẵn sàng lănh nhận ơn ánh sáng, niềm vui
và b́nh an, là những điều được chiếu tỏa ra từ mầu nhiệm này. Chúng ta hăy đón
nhận Lễ Giáng Sinh của Đức Kitô như một biến cố có thể canh tân đời sống chúng
ta hôm nay. Chớ ǵ cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Đồng biến chúng ta thành những người
không c̣n chỉ nghĩ đến ḿnh, nhưng mở rộng tâm hồn để đáp lại những mong ước và
nhu cầu của các anh chị em của ḿnh. Bằng cách này, chúng ta cũng sẽ trở thành
những nhân chứng của ánh sáng mà Lễ Giáng Sinh chiếu tỏa trên nhân loại của
thiên niên thứ ba. Chúng ta hăy cầu xin Mẹ Rất Thánh Maria, nhà tạm của Ngôi Lời
Nhập Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân âm thầm của các biến cố cứu độ, truyền
thông cho chúng ta những tâm t́nh mà các Ngài đă cảm thấy trong khi chờ đợi Chúa
Giêsu sinh ra, để chúng ta có thể chuẩn bị cứ hành Lễ Giáng Sinh sắp tới một
cách thánh thiện, trong niềm vui của Đức Tin, và bằng sự dấn thân của một cuộc
hoán cải chân thành.
Chúc tất cả anh chị em một Lễ Giáng Sinh vui vẻ!
Mục Lục
HĂY CÚI M̀NH
NH̀N VÀO HANG ĐÁ
Trần Mỹ Duyệt
“Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng, nhưng Ngài
giáng sinh trong hang đá mà người ta phải cúi ḿnh để đi vào. Đó là một cử chỉ
khiêm nhường.
Một số người quá tự măn để hạ ḿnh sẽ không thấy được niềm vui bên trong hang
đá. Các mục đồng và các đạo sỹ đủ đơn sơ để nghiêng ḿnh xuống”. (TGM Fulton J.
Sheen)
Những tư tưởng của Tổng Giám Mục Fulton Sheen trên cũng là những tư tưởng Luca
ghi lại qua biến cố Truyền Tin mà Giáo Hội muốn mọi Kitô hữu chiêm ngắm, để dọn
ḷng mừng ngày kỷ niệm Chúa giáng trần.
Trong biến cố Truyền Tin, trước hết, Tổng Thần Gabriel đă nói với Đức Maria:
“Mừng vui lên! Hỡi trinh nữ, v́ đă được Thiên Chúa sủng ái. Trinh nữ có phúc hơn
mọi phụ nữ” (Luc 1:28).
Tiếp đến Tổng Thần đă cho biết lư do khiến Đức Maria vui mừng: “Này đây, trinh
nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và gọi Người là Giêsu. Ngài sẽ trở nên
cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu
Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị nhà Giacóp đến muôn đời, và vương quốc
Người sẽ vô cùng tận” (Luc 1:31-32).
Và sau cùng là lời Đức Maria đáp lại với Tổng Thần: “Này tôi là nữ tỳ Thiên
Chúa. Tôi xin vâng” (Luc 1:38).
Tóm lại Tổng Thần cung kính chúc mừng Mẹ. H́nh ảnh cao cả của người Con mà Mẹ sẽ
được hân hạnh làm mẹ, cùng với tâm hồn khiêm cung qua tiếng “xin vâng”. Tất cả
đă cho thấy một Maria khiêm nhường trước vinh dự cao cả, chỉ v́ muốn phục tùng
Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa” (Luc 1:38).
Thái độ và lối sống này hoàn toàn trái ngược với thái độ và lối sống của phần
đông chúng ta. Dưới cái nh́n của phần đông nhân loại mỗi khi có quyền, có thế
lực và được ca tụng th́ thường bao giờ cũng nghĩ đến việc tự phong thần cho
ḿnh. Và từ đó không nh́n nhận bất cứ quyền lực nào, dù là quyền lực từ trên
cao, để tự thỏa măn cái tôi rất to lớn, rất cao cả của chính ḿnh.
Trong những ngày chuẩn bị đón mừng ngày Chúa giáng trần, tôi đă được dịp suy
ngắm về cái tôi của ḿnh. H́nh ảnh một người và một số người v́ muốn đề cao,
muốn chiếm lấy phần thắng nên đă hạ nhục những người mà họ cho là thù nghịch.
Những người đă dám động đến cái tôi của họ. Và để làm việc này, họ đă dùng những
tin đồn thất thiệt, kể cả việc thêu dệt những t́nh tiết sai lạc hầu tạo nên
những dữ kiện để hạ nhục đối phương. Hậu quả là làm buồn ḷng, gây hoang mang,
xôn xao, chia rẽ và mất sự b́nh an trong mùa mà chính sự b́nh an đang là đối
tượng để con người t́m kiếm.
H́nh ảnh và lối sống ấy quả thực đă cho tôi một cái nh́n rất rơ về cái tôi, về
suy tư và lối sống v́ cái tôi. Cái tôi đi ngược với cái tôi của Đức Maria khi
nghiêng ḿnh đón nhận Thiên Ư. Khi tự nhận ḿnh như một tỳ nữ của Thiên Chúa.
Qua đó, đă nhắc nhở tôi phải nh́n vào ḿnh để tu sửa, để chỉnh trang, và để uốn
nắn cái tôi của ḿnh; đặc biệt, khi tôi đang dọn ḷng đón chờ kỷ niệm ngày Chúa
Cứu Thế giáng trần.
Chúa đến. Trước đó 500 năm, Isaia đă nói về ngày này, và đă hô hào nhân loại
chuẩn bị đón chờ biến cố trọng đại này. Ông đă nói với mọi người phải chuẩn bị
đường đi cho Ngài. Và gần nhất là Gioan Tiền Hô, người đă ứng dụng tất cả những
ǵ Isaia đă nói trước để chuẩn bị con người đón chờ Đấng Thiên Sai. Cũng theo
tinh thần Maria, Gioan chỉ nhận ḿnh là “tiếng kêu”, một h́nh thức “nữ tỳ”. Cả
hai chỉ t́m gặp Thánh Ư Thiên Chúa, và cả hai đều không t́m cái tôi của riêng
ḿnh.
Chúa đến. Noi gương Isaia, Gioan Tiền Hô, và nhất là nh́n vào gương khiêm nhường
của Mẹ Maria, tôi thấy cần phải tự hỏi ḿnh: “Tôi đă chuẩn bị ǵ để đón tiếp
Chúa?”, và “Con đường dẫn tôi đến với Ngài, tôi đă chuẩn bị xong chưa?”. Núi đồi
kiêu ngạo, thung lũng đam mê, và quanh co của ḷng độc ác tôi đă san bằng, đă
lấp đầy, và đă uốn nắn ngay thẳng chưa? Hoặc giả tôi vẫn là tôi. Vẫn chỉ muốn
t́m gặp và lo lắng cho cái tôi của chính ḿnh, trong khi đó, vẫn ngửa mặt nh́n
trời mà than khóc: “Trời cao hăy đổ sương xuống. Và ngàn mây hăy mưa Đấng chuộc
tôi. Và ngàn mây hăy mưa Đấng Cứu Đời”.
Đấng Cứu Chuộc tôi. Đấng Cứu Đời đă đến với tôi, đă đến với nhân loại hơn 2000
năm trước. Giờ đây, Ngài cũng đang ở giữa chúng tôi. Ngài là Emmanuel – Thiên
Chúa ở cùng chúng tôi. Nhưng như Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen, tôi phải cúi
ḿnh và nh́n vào hang đá. Có nghĩa là tôi phải từ bỏ cái tôi của ḿnh để trở nên
khiêm tốn hơn. Chỉ có tâm t́nh ấy, lối sống ấy tôi mới có thể cúi ḿnh nh́n vào
bên trong hang đá. Ở đó tôi sẽ thấy Giêsu bé thơ, Maria khiêm nhường, và Giuse
công chính. Và ở đó niềm vui thiên đàng mới đem lại cho tôi sự an b́nh và hạnh
phúc thật.
Mục Lục
Chi tiết hay
Chúa Nhật
4 Mùa Vọng
Bài Đọc I:
2Samuel 7:1-5,8-11,16 II:
Romans 16:25-27
Phúc Âm
Luca 1:26-38
Bà Ê-li-sa-bét có
thai được sáu tháng, th́ Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền
Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đă đính hôn với một người tên là
Giu-se, thuộc nhà Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ
và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà". Nghe lời ấy,
bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa ǵ. Sứ thần liền nói: "Thưa
bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai,
sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi
là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua
Đa-vít, tổ tiên Người.
Người sẽ trị v́ nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng
tận". Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, v́ tôi không
biết đến việc vợ chồng!" Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền
năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và
được gọi là Con Thiên Chúa. Ḱa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già
rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm
hoi, mà nay đă có thai được sáu tháng. V́ đối với Thiên Chúa, không có ǵ là
không thể làm được". Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,
xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
Chi Tiết Hay
-
Bối cảnh: Thiên Thần Gabriel hiện
ra với Daniel (Dan 9:21-27) và loan báo Đấng Cứu Thế sẽ đến trong "bẩy mươi
tuần", hay 490 năm. Về số 490 ở đây: Elizabeth đă có thai được 6 tháng hay
180 ngày, Maria sẽ mang thai 9 tháng hay 270 ngày, và Đức Giêsu sẽ được dâng
trong đền thờ 40 ngày sau khi sinh ra.
-
Nazareth là một làng nhỏ bé với
khoảng 150 người. Chúa chọn để làm việc với những người đơn sơ.
-
Giuse có nghĩa "Xin Thượng Đế
ban", Maria là "tuyệt hảo", c̣n Giêsu là "Chúa cứu".
-
"Đầy ơn phúc": Lời công bố của
một thiên thần, và thiên thần là người phát ngôn của Chúa, do đó chính là
trực tiếp từ Thiên Chúa.
-
Những ḍng này giải thích tại sao
Maria đầy ơn phúc: v́ Chúa đă cho Bà một tặng vật nhưng không, chính là Đức
Giêsu.
-
Đoạn này nhắc lại tặng vật của
Chúa cho Abraham, " Có điều ǵ kỳ diệu mà Thiên Chúa không làm được?...
Sarah sẽ sanh một con trai" (Gen 19:14).
Maria tượng trưng
cho lớp người thấp hèn Thiên Chúa đến để cứu chuộc, như đàn bà và những người
tội lỗi. Lời đáp trả thành tâm của Maria là gương mẫu cho mọi tín hữu.
Một Điểm Chính
Trong sự đơn sơ
Chúa đến ngay với nhưng người thấp hèn nhất. Gabriel đă mang đến lời hứa trước
đây, nay trở lại loan báo Đấng Cứu Thế đến. Chúa đến với một phụ nữ đơn sơ, như
một tặng vật nhưng không để cứu chuộc và nâng Bà lên, cũng như cả nhân loại khi
ta cũng thành tâm đáp lại lời Ngài như Maria.
Suy Niệm
-
Nếu Gabriel hiện đến nói với tôi:
"Người đầy ơn phúc, Chúa đă ban cho người một tặng vật..." Tặng vật đó là
ǵ? Chúa đă ban ǵ cho tôi ?
Tặng vật của Chúa
mang đến niềm vui cùng với sự thử thách: một trinh nữ không chồng mà mang thai
có thể bị ném đá đến chết. Tôi có từng bị thử thách v́ tặng vật của Chúa ? Chúa
có dẫn dắt tôi vượt qua thử thách?
Mục Lục
Mầu
nhiệm được tỏ lộ
Mai Bảo Linh
Rom. 16,
24-27 : Vinh
danh Thiên Chúa,
Đấng có quyền làm cho anh em được vững
mạnh
theo Tin Mừng tôi loan báo,/ khi rao giảng Đức Giêsu
Kitô.
Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm
vốn được giữ kín tự ngàn xưa,/ (26) nhưng
nay lại được biểu lộ
như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh.
Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời,
mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết,
để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.
(27) Chỉ ḿnh
Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí.
Kính dâng Người mọi vinh quang, đến muôn thuở muôn
đời,
nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen.
Vài suy tư:
1. Đọc bài Vinh tụng ca của Thánh Phaolô trong
Chúa nhật tuần thứ IV Mùa Vọng nầy, ta thấy toát lên một tâm t́nh tin yêu, tán
tụng vinh danh Thiên Chúa v́ ơn Cúu độ của Người trong Tin Mừng được loan báo
cho thế giới, cho con người.
Và cũng là ngày rất gần ngày Lễ trọng Mừng Chúa
Giáng sinh, nên Phụng vụ Lời Chúa chọn bài thánh kinh nầy trong đoạn cuối cùng
của bức thư dài Thánh Tông đồ Phaolô gởi giáo đoàn Rôma, lời thư là bài ca kết
thúc là một đoản khúc mang tính thi ca, tán tụng hồng ân cứu độ sau một trường
thiên giáo huấn với những vấn đề xem ra không dễ nuốt... V́ thư gởi tín hũư Rôma
được đề cập đên một loạt các bài tín lư về sự công chính hoá, bởi nhờ tin hay
bởi ơn Thiên Chúa! Vấn đề đă gây nhiều tranh căi v.v.
Hầu như các bức thư của Thánh Phaolô Lời Vinh tụng
ca luôn được trang trọng nhắc đến, hoặc là ở đầu thư hoặc cuối thư gởi cho các
giáo đoàn.
Trong thư Rôma có đến 3 lần
Amen
để kết thúc những công thức cầu chúc, khẩn
nguyện như ở Rôma 15,33:
"Nguyện xin Thiên Chúa của b́nh an ở cùng
tất cả anh chị em. Amen"
và một thánh ca chúc tụng Thiên Chúa cũng ở
Rôma 11, 33-36: " Ôi thẳm sâu thay sự giàu
sang, khôn ngoan và hiểu biết sâu thăm dường nào của Thiên Chúa.......V́ muôn
vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và qui hướng về Người. Xin tôn vinh
Thiên Chúa đến muôn đời Amen".
Đặc
biệt đoạn Thánh thư hôm nay là một Lời Vinh tụng ca để kết thúc thư
Rôma 16, 25-27 "25) Vinh danh Thiên
Chúa, Đấng có quyền làm cho anh em được vững mạnh..... 27) Chỉ ḿnh Thiên Chúa
là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang, đến muôn thuở
muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen
Ta thấy nỗi bật lên một công thức tôn vinh của phụng
tự, được thánh Phaolô sáng tác để diễn tả một tâm t́nh thán phục, tạ ơn, chỉ
biết làm vinh danh Chúa chúc tụng Chúa, cách sống động, sốt sắng, đầy cảm xúc,
thể hiện tâm t́nh khiêm hạ của thánh Phaolô muốn chia sẻ với các tín hữu là con
cái của Ngài trước tôn nhan Đấng Thiên Chúa. Bài Vinh tụng ca nầy, cũng như có
những lời Vinh tụng ca khác trong Tân ước: " Vinh danh Thiên Chúa là Cha đến
muôn thưở muôn đời. Amen " (Philipphê 4,20). "Chính nhờ Đức Kitô, cùng
với Đức Kitô và trong Đức Kitô..." kết thúc kinh Tạ ơn trong Thánh lễ, và - "V́
Chúa là vua uy quyền và vinh hiển muôn đời" sau kinh Kinh Lạy Cha,
phụng vụ Hội Thánh dùng trong Thánh Lễ, như một công
thức long trọng kết thúc kinh nguyện Tạ ơn, là Lời tôn vinh dâng lên Thiên Chúa
cách trang trọng, mặc lấy một vẻ uy nghiêm tôn thờ, tỏ bày tâm t́nh ước ao xưng
tụng vinh quang Thiên Chúa bây giờ và măi măi, chẳng bao giờ cùng chẳng bao giờ
tận... Đấng xứng đáng lănh nhận mọi
lời ca ngợi, thờ phượng và cảm tạ mà con
người là thụ tạo bé mọn, chỉ biết cậy dựa và nhờ vào Đức Giêsu, Con Chí ái của
Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Và Amen,
ước ǵ những lời tôn vinh ấy được thực hiện như ḷng chúng con ước
ao dâng lên Ba Ngôi Chí Thánh.
2.
(25)" Tin Mừng tôi loan báo,/ khi rao
giảng Đức Giêsu Kitô.
Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm
vốn được giữ kín tự ngàn xưa,/
(26) nhưng nay lại được biểu lộ
....mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết,
để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa."
Chỉ với 2 câu 25-26 Thánh Phaolô đă dùng đến hai từ
"mầu nhiệm", ở hai mốc lịch sử "
Mầu nhiệm được giữ kín tự ngàn xưa",
nhưng nay lại được biểu lộ
"Mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết".
Ở đây, chúng ta cảm nhận được thân phận bé nhỏ của ta trước mầu nhiệm cao cả
của NGÔI LỜI là Đức Kitô Nhập Thể. Nhưng Tạ ơn Chúa! V́ ta gặp lại tư tưởng nầy
ngay trong phần mở đầu của thư gởi tín hữu Do Thái, Thánh Phaolô xác tín một
cách mạnh mẽ như lời tuyên tín TIN MỪNG CON THIÊN CHÚA LÀM NGỬI ": Dt
1,1-3 (1)
Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă phán dạy
cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; (2) nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă
phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đă nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đă
đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. (3) Người là phản ánh vẻ huy
hoàng, là h́nh ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời
quyền năng của ḿnh mà duy tŕ vạn vật."
Sự cao cả khôn sánh của Thiên Chúa bày tỏ ra trong
Mầu nhiệm Nhập Thể, điều đă được các tiên tri loan báo, và lịch sử làm chứng
(Cựu ước và Tân ước) nay tỏ hiện trong Người Con xuống thế Làm Người,
trong cung ḷng của Trinh nữ Maria, người con tuyệt vời trong nhân loại; nhiệm
mầu Thiên Chúa thực hiện th́ chỉ Ngài có sáng kiến, bởi v́ Ngài yêu ta. Ngôi Lời
là chính bản thể, là h́nh ảnh ấn dấu của Ngài, là chính Thiên Chúa! Loài người
thọ tạo như ta làm sao hiểu thấu nếu Thiên Chúa không tự mạc khải cho! Và thật
Ngài đă măc khải, đă tỏ ra cho chúng ta được hiểu trong Con yêu dấu của Người.
Và..."mầu
nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết" -
Mừng mầu nhiệm Giáng sinh là để nhắc lại biến cố
trọng đại ấy. Lời Thiên Thần loan báo cho các mục đồng ở Bêlem là một Tin Vui:
Nhưng Tin vui ấy đă đến rồi, một Tin vui đầy hân hoan đă làm "xôn xao muôn tinh
tú" khi thiên thần truyên tin cho Trinh nữ Maria ở Nagiaret, và nàng trinh nữ ấy
đă thưa lên lời "Xin Vâng"... cho đến ngày Con Chúa hạ sinh, th́ TIN VUI được
nhắc lại, được loan báo toàn dân, và trước hết cho những người bé mọn:
"Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại,
cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đă sinh ra cho anh em
trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa
" (Lc 2,11-12). Chính nhờ mầu nhiệm nhập thể, chúng ta đă nh́n thấy Vinh
Quang Thiên Chúa, Vinh Quang đến từ Chúa Cha, làm vinh hiển Chúa Con, rạng ngời
trên dung mạo Chúa Giêsu.- Đức Giêsu - Đó chính là Mầu nhiệm được ẩn dấu mà nay
đă tỏ hiện.Và đó cũng chính là ch́a khoá mở ra cho lịch sử thế giới cũng như cho
mỗi chúng ta.
(nên đọc lại
Bài Vinh tụng ca của Thánh Phaolô)
CẦU NGUYỆN:
MARANATHA, LẠY CHÚA GIÊSU, XIN NGỰ ĐẾN
Lạy Chúa, chúng con hết ḷng cảm tạ Chúa v́ Chúa đă
dùng lời thiên thần truyền tin mà cho chúng con biết thật Đức Giêsu Kitô, Con
Chúa, đă xuống thế làm người ,và mạc khải cho chúng con biết mầu nhiệm cao cả
của ơn cứu chuộc. Xin làm cho ḷng chúng con nên khiêm tốn, để chúng con đón
nhận hồng ân Chúa đă mạc khải cho chúng con qua Con yêu dấu của Chúa
. "V́ chỉ ḿnh Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh
quang, đến muôn thuở muôn đời, Nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen."
Mục Lục
ĐỨC MARIA CHỈ ĐƯỜNG CHO
CHÚNG TA
(CN IV MV B – Lc 1, 26-38)
Qua tường thuật biến cố truyền tin, thánh sử Luca đă diễn tả tâm
t́nh cũng như tiến tŕnh nội tâm của trinh nữ Maria, đi từ bối rối, rồi thắc mắc
tự hỏi, khi nghe lời chào cao trọng của sứ thần Gabrien: “Mừng vui lên, hỡi
Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà.” (Lc 1, 28)
Trinh nữ bối rối, v́ theo
chiều dọc Kinh Thánh, mỗi khi con người khám phá ra ḿnh ở gần Thiên Chúa là họ
cảm thấy sợ hăi. Họ nhận ra sự bé bỏng, hèn kém và gịn mỏng của ḿnh, rồi giật
thót lên trước vinh quang và thánh thiện kỳ vĩ của Thiên Chúa và từ đó họ cảm
thấy không thể nào sánh nổi trước sự uy nghi khôn lường của Ngài.
Trinh nữ, theo Kinh Thánh, là người có t́nh yêu không chiếm hữu, tự hủy và hiến
dâng. Thế cho nên, Maria đă tự hỏi ḿnh chỉ là một thiếu nữ quê mùa, nghèo hèn,
côi cút, yếu đuối thật ḥan toàn bất xứng trườc lời chào ḿnh là một “Đấng
đầy ân sủng”.
Trước những biểu lộ thật sự khiêm hạ trên ánh mắt, qua sắc mặt, trong suy tư và
lời nói của trinh nữ, sứ thần vẫn trịnh trọng cung kính như một Đấng cao trọng:
“Thưa bà Maria, xin đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa”. Sau đó, sứ giả
của Thiên Chúa thông báo cho biết về kế hoạch mà Thiên Chúa chọn Maria thụ thai
Đấng Cứu Thế, trinh nữ lại càng đơn sơ thẳng thắn nói với sứ thần: “Việc ấy
xẩy ra cách nào v́ tôi không biết đến việc vợ chồng” (Lc 1, 34).
Chỉ vài từ ngắn gọn thưa gửi nhẹ nhàng trên, với cảm nghiệm của tôi, Maria đă
nói lên được tấm ḷng chân thành của ḿnh v́, tuy chị đă thành hôn với Giuse
nhưng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chị sống chung đụng xác thịt với vị hôn
phu. Và rồi nếu mang bào thai Giêsu, th́ sẽ phải ăn nói thế nào với đấng phu
quân của ḿnh.
Trước những bộc lộ thành thật về chiều sâu nội tâm, vừa tinh tuyền thánh thiện
với ḷng trọn vẹn hiến dâng cho Thiên Chúa, vừa hài ḥa mang đầy t́nh thương với
tha nhân, sứ giả của Thiên Chúa quả mừng rỡ và Ngài đă phân tích sự thụ thai
Giêsu bằng quyền năng của Thánh Thần và, “v́ đối với Thiên Chúa, không có ǵ
là không thể được”, nên sứ thần Gabrien dẫn chứng quyền phép của Đấng Tối
Cao đối với bà chị họ hiếm muộn là Êlisabeth để tăng thêm niềm tin cho Maria.
Sau khi đă đối thoại thoải mái với nhau và với lời mời gọi tự do của Maria trước
t́nh yêu của Thiên Chúa, đồng thời tin tưởng vào quyền năng hóa giải sự ngộ nhận
với Giuse, trinh nữ Maria đă mạnh dạn thưa với sứ thần rằng: “Vâng, tôi đây
là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,
38)
Từ lời xin vâng trong sự tự do đáp trả của Maria, một trinh nữ nghèo hèn, nhỏ
bé, đơn sơ trong trắng nhưng đă sống trọn vẹn “đẹp ḷng Thiên Chúa”, Con
Một Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung ḷng Mẹ Maria.
Quả thật, ĐHY Joseph Ratzinger viết trong “Thiên Chúa và Trần Thế” như sau:
“việc chọn cái bé nhỏ là nét đặc thù trong lịch sử Thiên Chúa với con người. Cái
đặc thù đó ta thấy trước hết qua việc Ngài chọn trái đất, một hạt bụi trong vũ
trụ, làm nơi hành động; trong đó dân tộc yếu đuối như Israen lại được chọn để
mang lấy lịch sử của Ngài; rồi Nagiarét, một chốn ḥan toàn không ai biết đến,
trở thành quê hương Ngài; và rồi cuối cùng Con Thiên Chúa lại sinh ra ngoài làng
Bêlem, trong một chuồng súc vật. Tất cả như một sợi chỉ đỏ.
Chúa dùng đơn vị đong đo duy nhất là t́nh yêu để đổi lại thói kiêu căng của con
người. Kiêu căng chính là hạt nhân, là nội dung chính của mọi tội lỗi, nghĩa là
của cái tự-coi-ḿnh-muốn-bằng-Thiên Chúa. T́nh yêu, trái lại không phải là tự
cao, mà tự hạ. T́nh yêu cho thấy chính lúc hạ ḿnh là lúc ta vươn lên. Chính khi
ta hạ ḿnh, khi ta trở nên đơn giản, cúi xuống với kẻ đói rách, nghèo hèn, khi
đó ta mới thật lên cao. Chúa trở nên bé nhỏ, để đưa con người dương dương tự đắc
trở về lại đúng chỗ của nó. Xem thế th́ quy luật của sự bé nhỏ là khuôn thước
nền tảng của hành động Thiên Chúa. Quy luật đó giúp ta nhận ra bản chất Thiên
Chúa, và cả chính bản chất của ta.”
Và trong một bản văn khác, ĐHY viết tiếp: “Và chỉ trong Con Người Mẹ Maria mà
chúng ta trở thành Hội Thánh. Ngay cả chính nguồn gốc, Hội Thánh không phải được
làm ra, nhưng là sinh ra. Hội Thánh sinh ra khi Đức Mẹ đáp “xin vâng”. Đây là
ước mong sâu thẳm nhất của Công Đồng Chung Vaticanô II: Hội Thánh thức tỉnh
trong tâm hồn chúng ta. Đức Maria chỉ đường cho chúng ta” (Giáo Hội học trong
Công Đồng Vaticanô II).
Lễ Giáng Sinh sắp tới, khi chiêm ngắm Đức Maria trong sự cao cả nhưng đơn sơ của
một tâm hồn luôn hướng về Chúa, mỗi người chúng ta hăy nh́n lại ḿnh, và tự hỏi
sự chờ đợi, sự sẵn sàng của chúng ta như thế nào, trước t́nh yêu cao cả của
Thiên Chúa, khi ban Con Một của Ngài nhập thể hầu cứu độ nhân loại.
Từ sự lắng nghe và diễm phúc chiêm ngắm Đức Mẹ trong thinh lặng, từ trong tâm
hồn, tôi trào lên lời cầu đẹp đẽ của thi sĩ Paul Claudel:
“Lạy Mẹ Chúa Giêsu,
v́ không có ǵ để dâng cho Mẹ và cũng chẳng xin Mẹ điều ǵ.
Con chỉ ngắm nh́n Mẹ thôi, ôi lạy Mẹ,
Ngắm nh́n Mẹ và khóc lên v́ hạnh phúc (...)
Con không nói ǵ cả, nhưng con chỉ ngắm nh́n dung nhan Mẹ,
Để tim con hát vang trong ngôn ngữ riêng của nó.
Con không nói ǵ cả, nhưng con chỉ hát thôi,
Bởi v́ trái tim con tràn ngập tâm t́nh của Mẹ. Amen.
Chúa
Nhật IV MV B, 21/12/2008
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
Email:
peterquivu@gmail.com
Mục Lục
Khi lời Thiên
Chúa hứa đă đến lúc được thực hiện
(2 Sm 7,1-5.8b-11.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38)
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
Lời thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong Thánh Lễ hôm nay không chỉ
là lời chứng hùng hồn cho sứ điệp ngài rao giảng, mà c̣n là một lời vinh tụng ca
chan ḥa t́nh yêu dân lên Thiên Chúa. Lời ca gồm tóm tất cả Lịch sử cứu độ. Lời
ca đưa ta đi vào tận chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời vén mở cho
thấy “mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nhưng nay lại được biểu lộ như lời
các ngôn sứ trong Sách Thánh … và nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 16,25-26.28).
* “Ḍng dơi người, Ta thiết lập cho đến ngàn đời” (Tv 88,5; x. 2 Sm 7,16)
Vua Đavít lo lắng về triều đại và dân tộc ḿnh, v́ vua phải cai trị
một vương quốc không thống nhất: vua được xức dầu lần đầu tại miền Nam (2 Sm
2,1-4) và lần sau tại miền Bắc (2 Sm 5,1-3) và tại Giêrusalem (2 Sm 5,6-10).
Ngôn sứ Nathan đă trả lời cho mối bận tâm của nhà vua: Thiên Chúa
luôn bảo trợ ông (2 Sm 7,8-9) và miêu duệ ông (c. 12).
Lời loan báo của Nathan chỉ là một sứ điệp tức thời đáp lại nỗi lo âu của
Đavít, và đă trở thành lời hứa: Triều đại Đavít sẽ trường tồn (c. 16). Nhà vua
muốn xây một cung điện để tôn vinh Ḥm Bia, nhưng Đức Chúa, bằng kiểu chơi chữ
(“nhà” vừa có nghĩa là “một công tŕnh xây dựng bằng gạch đá” vừa có nghĩa là
“miêu duệ; con cháu”), đă ngăn cản (“Ngươi mà xây nhà cho Ta sao?”) và hứa sẽ
làm cho nhà Đavít được trường tồn (“Ta sẽ cho ḍng dơi ngươi đứng lên”) (cc.
1-3.11b).
* “Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33)
Nay đă đến lúc lời Thiên Chúa hứa với vua Đavít được thực hiện.
Thiên thần Gabriel đă đến để báo tin Con Chúa nhập thể cho Trinh Nữ Maria. Câu
truyện Truyền tin ch́m ngập trong bầu khí cánh chung với các câu trích Cựu Ước
làm nền (x. Xp 3,16; Dcr 9,9) ( Lc 1,27-28).
Những danh xưng của Đấng Mêsia (cc. 31-32) làm sống lại các lời hứa
với các tổ phụ và qua môi miệng các ngôn sứ:
- Tên “Giêsu”: danh xưng này nhắc lại lời hứa Nathan (Lc 1,31; x. 2 Sm 7,11),
- Người sẽ nên cao trọng và được gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32; x. 2 Sm
7,14): đây là tước hiệu của một nhân vật vĩ đại (x. Tv 2,7; 28,1; 81,6; 88,7),
- Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người (Lc 1,32; x. 2
Sm 7,16; Is 9,9),
- Sứ thần c̣n đi xa hơn lời sấm Nathan, v́ bao trùm cả nhà Giacóp, tức là Đấng
Mêsia sẽ hợp nhất Giuđa và Israel lại để thiết lập một “triều đại vô cùng vô
tận” (Lc 1,33; x. Ed 37,15-28; Mk 5,4).
* Thái độ của những người nhận lời hứa
Vua Đavít trung thành và tin tưởng (x. Tv 88,27); Đức Maria khiêm
nhượng và sẵn sàng (Lc 1,38).
Vua Đavít đă cai quản một triều đại có Thiên Chúa ở cùng; Đức Maria
trở thành Đền thờ để Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người.
Mỗi tín hữu cũng phải là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa trần gian, nhờ
kết hợp mật thiết với Người, đặc biệt nhờ sống Lễ Tế Tạ Ơn (Thánh Lễ) chuyên
cần.
Mục Lục
MÙA GIÁNG SINH
CỦA TRẺ EM
Các em à,
Chẳng bao lâu nữa là lễ Giáng Sinh rồi ! Một lễ mang đến nhiều niềm vui cho các
em, và cũng cho nhiều người khác ... V́ trong Mùa Giáng sinh nầy, nhiều người
nhận được nhiều thiệp, nhiều lời chúc, quà..., mà đặc biệt là các em và những
người nghèo mà chúng ta biết được; bản thân chị đây, chị đi đến với những người
nghèo, mặc dầu món quà không có giá trị kinh tế bao nhiêu, nhưng cả tấm ḷng của
chúng ta nghĩ đến họ, yêu mến họ, muốn chia sẻ với người anh chị em đó chút hơi
ấm của Mùa Đông, th́ cũng vui lắm, được thấy nụ cười nở trên đôi môi tái tím của
những người nghèo th́ ḿnh cũng ấm ḷng lắm !!! Và chắc Chúa Hài Đồng Giêsu cũng
mĩm cười , phải không các em ?
Bây giờ chị gởi tặng các em bài nho nhỏ sau đây, nhân chị đọc trong tập sách
" Hăy kể một câu chuyện " của Dr. George E. Stewart, thấy tác giả khám
phá một điều lư thú, bây giờ chị viết lại tặng các em làm quà Giáng sinh nhé !
(không thấy đề tên người dịch. Xin lỗi)
Chúng ta hăy lấy chữ " Christmas " mà nó
gồm chín mẫu tự và xem mẫu tự nào gợi ngay ư cho chúng ta. Các em có thể cung
cấp những chữ khác.
C là mẫu tự dễ nhất. Nó có thể muốn
nói tới bài hát mừng vào dịp Noel (Carols), cái máng ăn của xúc vật (crib), đèn
cầy (candles), pháo (cracker), bánh ngọt (cakes) hoặc thiệp (cards). Đối với
người chủ tiệm, nó có thể nói tới tiền mặt (cash). Chúng ta không thể quên Chúa
Kitô (Christ).
H th́ khó hơn. Nó có thể liên quan
tới Thấn Thánh (holy), Thánh ca (hymns) hoặc niềm hạnh phúc (happinees) mà Giáng
Sinh mang lại.
R th́ dễ hơn. Nó có thể liên quan tới
con tuần lộc (reindeers), sự hoan hỷ (rejoicing).
I th́ khó. Nó có thể liên quan tới
hài nhi (infant) Giêsu, hoặc cây Thường Xuân (Ivy) so với cây Nhựa Ruồi.
S nhắc chúng con nhớ đến
ngôi sao (stars), Người chăn cừu (shepherds) trong Kinh Thánh, xe trượt tuyết
(sleigh), tuyết (snow), cửa tiệm (shops).
T nhắc chúng ta nhớ đến tṛ chơi
(toys), cây cối (trees) kim tuyến (tinsel), vật trang sức (trimmings), gà tây
(turkey).
M nhắc chúng ta nhớ đến Mẹ Maria
(Mary ) là mẹ của Chúa Giêsu, máng ăn (manger). Giáng sinh luôn là thời gian vui
vẻ (Merry), khi chúng ta ăn bánh patê (Meat_ pies)
A nhắc chúng ta nhớ đến các Thiên
Thần (Angels), khi các vị hát vào Mùa Vọng (Advent). Các vị ấy cũng loan báo
Truyền tin (Annunciation). Cũng đưng quên các con vật ( Animals) trong chuồng
ḅ.
S
xuất hiện lần thứ hai trong từ Christmas. Kinh Thánh nói, khi Hài Nhi được sinh
trong chuồng ḅ (stable), Ngài được gọi là Giêsu, bởi Ngài là "Vị Cứu Tinh"
(Saviour).
Thân mời các em tiếp tục t́m nhé!
Chúc các em Một Mùa Giáng Sinh Vui Vẻ - B́nh An.
MERRY
CHRISTMAS
Mai Bảo Linh
(sưu tầm)
Mục Lục
Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một Con Trai.
(Luca:I,26-38)
Gabriel,Sứ thần của Thiên Chúa.
Báo Tin Mừng Trinh Nữ MARIA.
Thiên đàng reo vui ,hoàn vũ hoan ca.
Đấng Tối Cao hóa thân làm người thế.
Tổng Lănh Thiên Thần đưa tin Đức Mẹ.
Mẹ vui mừng đáp hai tiếng "XINVÂNG"
Và chịu thai do quyền phép Thánh Linh.
Vui chấp nhận cưu mang Con Thiên Chúa.
Trời đất mới từ nay luôn rộng mở.
Hoa muôn mầu rực rỡ dưới trời xuân.
CAO CUNG LÊN với TIẾNG HÁT THIÊN THẦN.
Nhạc du dương ḥa cung đàn muôn điệu.
Mùa Vọng chính là mùa xuân huyền diệu.
Đưa tâm hồn bay bổng cơi Thiên cung.
Trút bụi trần xa lánh cảnh phù vân.
Để chào mừng CHÚA HÀI NHI giáng thế...
MATTHEU VŨ.
Mục Lục
BÀI CA
VỌNG CỔ
THIÊN CHÚA Ở
CÙNG CHÚNG TA
Soạn giả: Lm Tôma Đức Bà
Hát bài: Đêm
Đông của Hải Linh.
Ḥ . . . ơ . . . ơi . . .
Canh khuya sương
tuyết lạnh lùng!
Nhân gian đang giấc
điệp vàng say sưa!
Khung trời sao sáng
lưa thưa,
Bỗng đâu tiếng
nhạc. Ḥ . . . ơ . . . ơi . . .
Bỗng đâu tiếng nhạc
vọng đưa xa gần!
VỌNG CỔ:
1. Trên không trung muôn thiên thần đờn ca reo rắt,
Loan tin vui cho
nhân gian Con Chúa ra … đời.
Xưa tổ tông ta
không biết vâng lời!
Nên ăn trái cấm bất
tuân lệnh Chúa.
V́ thế ông bà và
con cháu về sau:
Phải khổ đau, phải
làm ăn vất vả.
Rồi cuối cùng phải
chết chẳng trừ ai!
Ôi đáng thương
thay!
Số phận nhân loại
ta là thế đó …
2. Qua mấy ngàn năm lầm than thống khổ,
Nhân loại ta luôn
ngong ngóng đợi chờ.
Sự ngóng trông dù
thăm thẳm mịt mờ.
Nhưng vẫn tin có
ngày được cứu thoát.
Bởi sau khi đă phạm
tội bất tuân,
Tổ tông ta nhận
được một lời hứa,
Chúa nhân từ đă
thương cảm ban cho:
Là rồi đây vị Cứu
Tinh giáng thế!
Đó chính là con của
Đấng Tối Cao.
Hát bài: Nguyện
Mùa Vọng của Hoàng Vũ
VỌNG CỔ:
5. Lời hứa năm xưa tới ngày thực hiện,
Con Đấng Tối Cao
được sai xuống gian … trần.
Ngày ấy Gabriel,
một Tổng Lănh Thiên Thần,
Từ trời được sai
xuống theo lệnh của Thiên Chúa.
Khiêm tốn truyền
tin cho Trinh Nữ Maria.
Thiên Thần ngỏ ra ư
nhiệm mầu của Chúa:
Muốn cho người làm
Mẹ của Con Đấng Tối Cao.
Trinh Nữ đă vâng
theo, và chính giây phút ấy,
Trinh Nữ thụ thai
bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần.
6. Trời cuối đông mưa sa gió lạnh
Khắp gian trần hiu
quạnh tang thương.
Đă tới ngày, thời
gian Đấng Thiên Sai được cưu mang chín tháng.
Nhưng ư nhiệm mầu
của Chúa khó mà nhận ra!
Maria sắp măn
nguyệt khai hoa!
C̣n phải về Bê-lem
nguyên quán,
Để cho kịp làm sổ
kiểm tra!
Dù bao là vất vả,
nhưng Trinh Nữ đă vượt đường xa để về tới quê nhà!
Này Bê-lem ơi!
Sao ngươi thờ ơ vậy!
Con Đức Chúa Trời
đă đến viếng thăm ngươi!
V́ ngươi thờ ơ! Chỉ
sẵn sàng hang lừa máng cỏ!
Nên Chúa Hài Đồng
sinh ra trong giá buốt bơ vơ!
Hát bài: Đêm
Thanh B́nh, lời Hoàng Kim - nhạc Gruber.
Cồn Trên, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
8 – 12 – 2008
Cha sở
LM Toma Nguyễn văn Mân
Mục Lục
|