DÙ TÔI LÀ TÔI TÁ ĐỨC CHÚA TRỜI,

TÔI KHÔNG THỂ VÂNG NHƯ LỜI THÁNH THIÊN THẦN TRUYỀN

Ngươi dân Pháp hay nhớ về « một thời vang bóng » và v́ thế thường sử dụng « điều kiện cách hoàn thành » (conditionnel parfait) giúp họ xây dựng những giấc mơ hảo huyền nhất với chữ « nếu ». Rồi người ta đặt tên cho kiểu mộng mơ nầy là « lâu đài ở Tây Ban Nha » (chateaux en Espagne) vừa để chế nhạo người, vừa để tự cười ḿnh và hài hước với nhau : « Với một chữ ‘nếu’ thôi, th́ người ta đă bỏ được cả Paris vào một cái chai » (avec un ‘si’ et l’on aurait mis Paris dans une bouteille). Tinh thần đó thể hiện cả nơi những người nghiêm túc nhất như nhà văn, nhà khoa học và nhà tư tưởng ở thế kỷ 17, Blaise Pascal, khi ông viết trong cuốn Tư Tưởng (Pensées):  «Nếu cái mũi của [nữ hoàng Ai Cập] Cléopâtre ngắn hơn, th́ bộ mặt thế giới đă bị đổi thay » (si le nez de Cléopâtre a été plus court, la face du monde aurait été changée). Bộ mặt địa cầu và lịch sử cứu độ nhân loại sẽ đă như thế nào, có bị đổi thay đảo lộn chăng và Thiên Chúa có ‘phương án dự pḥng ‘ khác chăng, nếu như thay v́ lời thưa mà ta quen đọc thấy trong Tin Mừng, ngày truyền tin, Đức Maria đă nhă nhặn từ chối: « Dù tôi là tôi tá Đức Chúa Trời, tôi không thể vâng như lời thánh thiên thần truyền ». Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp sau đó,  không ai đoán ra được, nhưng cảnh tượng đọc thấy trong bài thơ ‘Ave Maria’ bất hủ của thi sĩ người Việt Hàn Mặc Tử có lẽ cũng xảy ra như thế: «Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabirel: khi Người xuống truyền tin cho Trinh Nữ, Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?». Nếu quả có lời khước từ nầy, th́ quả bom nó tạo ra cũng không thua kém - nếu không muốn nói là mănh liệt hơn -  lời « Fiat » của Mẹ. 

Trong văn học cũng như trong nghệ thuật thứ bảy, vô số những câu truyện khoa học giả tưởng và viễn tưởng cùng với các chi tiết ly kỳ, hấp dẫn, được các tiểu thuyết và phim ảnh đưa ra. Những sự kiện và chi tiết ấy, ở vào thời điểm chúng được tŕnh bày trên tiểu thuyết hoặc trên màn ảnh, nếu không bị coi là phản khoa học, th́ cũng bị liệt vào những giấc mơ hảo huyền của con người. Các nhà phân tâm học sẵn sàng giải thích nguồn gốc ‘vô thức’, ‘tiềm thức’ của ‘ư chí bá chủ’ (volonté de puissance) bị ‘dồn nén’ (frustration) nơi con người, ví dụ  những ‘đồ án’ và phát minh của Leonardo Da Vinci, chuyện “Hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne, chuyện hoạt h́nh “Thám hiểm mặt trăng’ của Hergé với nhân vật Tintin. Khoa học đă làm nhiều hơn và xa hơn thế nữa. “Phong - Lao - Cổ - Lại “, không lâu trước đây là “tứ chứng nan y”, nhưng nay khoa học đă và sẽ chế ngự được chúng. Ngoài ra hằng ngày, hàng giờ trên khắp thế giới, có những sự kiện mà khoa học không thể nào giải thích được, đă xảy ra nhờ lời chuyển câu của Đức Maria hoặc của các vị thánh. Người ta gọi đó là ‘phép lạ’. Tất  cả những điều nầy ít nhiều đều ở ‘điều kiện cách’ và tất cả đều đă thành hiện thực. 

Tại sao lại cho rằng không thể xảy ra việc Cô Maria từ chối? Cô trinh nữ Maria hoàn toàn có thể khước từ lời mời gọi của Thiên Chúa v́ nhiều lư do chính đáng, trong đó việc Cô đă quyết định từ thuở ấu thơ, là tận hiến thân xác linh hốn để tôn thờ Thiên Chúa, với sự tán thành của người hôn phu thánh thiện đáng kính Giuse. “Tu hội tại gia” đầu tiên nầy chắc chắn cũng rất đẹp ḷng Thiên Chúa. Những “điều kiện cách hoàn thành” không thiếu trong Tin Mừng, tốt cũng như xấu, như khi Chúa Giêsu xót xa nói về Giu-dà: “thà nó đừng sinh ra th́ hơn” (Mc 14,21); hay như khi Mac-ta thưa với Chúa Giêsu: ”Nếu có Thầy ở đây, th́ em con đă không chết’ (Ga 11, 21). Giu-dà đă sinh ra và đă làm công việc bị muôn đời phỉ nhổ. Nhưng cậu em Lazarô của Mác-ta đă sống lại để muôn đời ngời khen tôn vinh Chúa. Sự khước từ của Cô Maria có thể không ai biết đến, v́ không được ghi lại, nhưng cũng chắc chắn được Thiên Chúa tôn trọng, v́ Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. ‘Nếu’ - lại thêm một ‘điều kiện cách hoàn thành’ - Cô Trinh Nữ Maria đă thưa “Fiat” trong đe doạ, bức bách (ví dụ như sứ thần có thể hé cho Cô Maria biết chuyện ông Zacharia bị câm do không tin lời sứ thần Chúa), th́ dù Chúa Ngôi Hai đă ra đời, cũng đă không có giá trị cứu chuộc: không có tự do, không có sự cộng tác của con người, th́ mọi ư định của Thiên Chúa cho con người không thể thực hiện được. Đơn giản là v́ Thiên Chúa thực hiện mọi điều v́ t́nh yêu vô biên, mà điều kiện sine qua non của t́nh yêu là luôn phải hai chiều và hoàn toàn tự do. Tất nhiên tự do có giá rất đắt khi con người sử dụng sai lệch tự do hoặc khi dùng tự do để làm điều sai trái, xấu xa. Khi ấy, con người phản bội chính Thiên Chúa. Đức Maria, v́ vậy, chẳng những đă sử dụng tự do để luôn t́m Thánh Ư Chúa, mà luôn sẵn sàng thưa “xin vâng” với bất kỳ khi nào và trong bất cứ điều ǵ Chúa muốn Mẹ làm. Đơn giản v́ với Mẹ Maria, đó là cách biểu lộ t́nh yêu và đáp lại t́nh yêu của Thiên Chúa. 

“Tự do” là chọn lựa sống nghĩa t́nh mật thiết với Đấng Tạo Hoá ( x. St 2, 4b – 8; 3,8), tuân giữ những ǵ là “cội phúc” nhưng cũng có thể là “dây oan’ cho loài người và cho bản thân (x. St 3, 2 - 7).  ‘Tự do”, v́ thế, là cái làm nên phẩm giá con người, phân biệt con người với những loài khác Chúa dựng nên. Hành động theo bản năng, nghiêng chiều về sự dữ, tức là con người tự hạ thấp ḿnh ngang với thú vật, đồ vật, ngược với địa vị, số phận và mục đích mà Thiên Chúa đă muốn cho con người, khi dựng nên con người “theo h́nh ảnh Người” ( St 1, 26 - 31). Cũng có nghĩa là phản bội Thiên Chúa. H́nh ảnh chiếc xe lửa với các toa vận hành trên hai thanh ‘ray’: Tự do không có nghĩa là bỏ đường ‘ray’ để vận hành trên con đường hoặc theo loại h́nh khác. Người ta cũng gọi những người có suy nghĩ và hành động sai lệch như thế, là “trật đường ray”! Đức Maria đă không thể từ chối, đă không thể nói khác với “Fiat”, bởi v́ Mẹ đă tự do chọn đi theo Chúa, chọn dâng hiến trọn đời phục vụ Nhà Chúa, luôn tâm niệm thi hành Thánh Ư Chúa, bất kể lạ lùng, khó khăn đến đâu, bất kể nghịch lại tâm ư riêng của Mẹ thế nào. Mẹ đi trên ‘đường ray” thánh ư Chúa, phó thác cả đời sống của Mẹ cho Người Lái Tàu Toàn Năng, v́ thế “Nhà Ga - Truyền Tin” chỉ là một chặng dừng như bao chặng dừng trước đó và sau nầy của Mẹ, trên con đường thực thi thánh ư Chúa, không phải để ngừng lại, mà là để tiếp tục cuộc hành tŕnh xa hơn, về Bến Thiên Đàng. Tiếng thưa ”Fiat – Xin Vâng” là chuyện không thể khác được và hoàn toàn được thực hiện trong tự do.  

Trong cuộc sống, với cách làm việc quan liêu nhũng nhiễu, người ta chẳng xa lạ với câu nói “dân cần, quan chẳng vội”. Nhưng trong cuộc sống đạo đức, th́ biết bao lần thực tế ngược lại hoàn toàn: “quan cần, nhưng dân chẳng vội”; “Cần” ở đây là Thiên Chúa muốn con người cộng tác để được cứu độ; “Cần” ở đây c̣n là Thiên Chúa muốn mỗi Kitô-hữu sống đức tin và làm chứng cho Chúa Kitô: nhưng con người - kể cả và nhất là Kitô-hữu - vẫn ơ hờ với lời mời gọi của Chúa, vẫn sống theo ư riêng ḿnh, vẫn thấy ḿnh “đủ” lư do và lư lẽ để lầm lủi tiếp bước đường ḿnh đi.  

Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống: khi con sống theo Chân Lư, đi theo Con Đường Chúa đă đi và chỉ dẫn cho con, th́ trước mỗi sự kiện lớn nhỏ, trong mọi hoàn cảnh và biến cố xảy ra trong đời, con sẽ luôn có câu trả lời đúng đắn và hợp với Thánh Ư Chúa và mau mắn nhận ra để chối từ những ǵ không phải là Ư Chúa. Con sẽ có được Sự Sống đời đời. Đừng bao giờ để con mê muội, tiếc nuối và tŕ hoăn trong những ước muốn và hành động tội lỗi, ích kỷ, kiêu căng,. Con sẽ như bầy dê bên tay trái ngày Phát Xét Chung: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi cho khuất mắt Ta..” (Mt 25,41). Đây chính là cuộc sống ở “điều kiện cách hoàn thành”! 

Không phải đương không mà “Mẹ đă từng đáp ‘Xin Vâng’”: Được như thế, là v́ – và chỉ v́ - ”Mẹ đă từng sống ‘Xin Vâng’”. “Mẹ hăy cầu Chúa cho con sống cuộc đời ‘xin vâng’”. 

CVK Nguyễn-Thế-Bài

 

 

ĐỨC MARIA CHỈ ĐƯỜNG CHO CHÚNG TA

(CN IV MV B – Lc 1, 26-38)

 

            Qua tường thuật biến cố truyền tin, thánh sử Luca đă diễn tả tâm t́nh cũng như tiến tŕnh nội tâm của trinh nữ Maria, đi từ bối rối, rồi thắc mắc tự hỏi, khi nghe lời chào cao trọng của sứ thần Gabrien: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà.” (Lc 1, 28)

 

Trinh nữ bối rối, v́ theo chiều dọc Kinh Thánh, mỗi khi con người khám phá ra ḿnh ở gần Thiên Chúa là họ cảm thấy sợ hăi. Họ nhận ra sự bé bỏng, hèn kém và gịn mỏng của ḿnh, rồi giật thót lên trước vinh quang và thánh thiện kỳ vĩ của Thiên Chúa và từ đó họ cảm thấy không thể nào sánh nổi trước sự uy nghi khôn lường của Ngài.

 

Trinh nữ, theo Kinh Thánh, là người có t́nh yêu không chiếm hữu, tự hủy và hiến dâng. Thế cho nên, Maria đă tự hỏi ḿnh chỉ là một thiếu nữ quê mùa, nghèo hèn, côi cút, yếu đuối thật ḥan toàn bất xứng trườc lời chào ḿnh là một “Đấng đầy ân sủng”.

 

Trước những biểu lộ thật sự khiêm hạ trên ánh mắt, qua sắc mặt, trong suy tư và lời nói của trinh nữ, sứ thần vẫn trịnh trọng cung kính như một Đấng cao trọng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, v́ bà đẹp ḷng Thiên Chúa”. Sau đó, sứ giả của Thiên Chúa thông báo cho biết về kế hoạch mà Thiên Chúa chọn Maria thụ thai Đấng Cứu Thế, trinh nữ lại càng đơn sơ thẳng thắn nói với sứ thần: “Việc ấy xẩy ra cách nào v́ tôi không biết đến việc vợ chồng” (Lc 1, 34).

 

Chỉ vài từ ngắn gọn thưa gửi nhẹ nhàng trên, với cảm nghiệm của tôi, Maria đă nói lên được tấm ḷng chân thành của ḿnh v́, tuy chị đă thành hôn với Giuse nhưng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chị sống chung đụng xác thịt với vị hôn phu. Và rồi nếu mang bào thai Giêsu, th́ sẽ phải ăn nói thế nào với đấng phu quân của ḿnh.

 

Trước những bộc lộ thành thật về chiều sâu nội tâm, vừa tinh tuyền thánh thiện với ḷng trọn vẹn hiến dâng cho Thiên Chúa, vừa hài ḥa mang đầy t́nh thương với tha nhân, sứ giả của Thiên Chúa quả mừng rỡ và Ngài đă phân tích sự thụ thai Giêsu bằng quyền năng của Thánh Thần và, “v́ đối với Thiên Chúa, không có ǵ là không thể được”, nên sứ thần Gabrien dẫn chứng quyền phép của Đấng Tối Cao đối với bà chị họ hiếm muộn là Êlisabeth để tăng thêm niềm tin cho Maria.

 

Sau khi đă đối thoại thoải mái với nhau và với lời mời gọi tự do của Maria trước t́nh yêu của Thiên Chúa, đồng thời tin tưởng vào quyền năng hóa giải sự ngộ nhận với Giuse, trinh nữ Maria đă mạnh dạn thưa với sứ thần rằng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38)

 

Từ lời xin vâng trong sự tự do đáp trả của Maria, một trinh nữ nghèo hèn, nhỏ bé, đơn sơ trong trắng nhưng đă sống trọn vẹn “đẹp ḷng Thiên Chúa”, Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung ḷng Mẹ Maria.

 

Quả thật, ĐHY Joseph Ratzinger viết trong “Thiên Chúa và Trần Thế” như sau: “việc chọn cái bé nhỏ là nét đặc thù trong lịch sử Thiên Chúa với con người. Cái đặc thù đó ta thấy trước hết qua việc Ngài chọn trái đất, một hạt bụi trong vũ trụ, làm nơi hành động; trong đó dân tộc yếu đuối như Israen lại được chọn để mang lấy lịch sử của Ngài; rồi Nagiarét, một chốn ḥan toàn không ai biết đến, trở thành quê hương Ngài; và rồi cuối cùng Con Thiên Chúa lại sinh ra ngoài làng Bêlem, trong một chuồng súc vật. Tất cả như một sợi chỉ đỏ.

 

Chúa dùng đơn vị đong đo duy nhất là t́nh yêu để đổi lại thói kiêu căng của con người. Kiêu căng chính là hạt nhân, là nội dung chính của mọi tội lỗi, nghĩa là của cái tự-coi-ḿnh-muốn-bằng-Thiên Chúa. T́nh yêu, trái lại không phải là tự cao, mà tự hạ. T́nh yêu cho thấy chính lúc hạ ḿnh là lúc ta vươn lên. Chính khi ta hạ ḿnh, khi ta trở nên đơn giản, cúi xuống với kẻ đói rách, nghèo hèn, khi đó ta mới thật lên cao. Chúa trở nên bé nhỏ, để đưa con người dương dương tự đắc trở về lại đúng chỗ của nó. Xem thế th́ quy luật của sự bé nhỏ là khuôn thước nền tảng của hành động Thiên Chúa. Quy luật đó giúp ta nhận ra bản chất Thiên Chúa, và cả chính bản chất của ta.”

 

Và trong một bản văn khác, ĐHY viết tiếp: “Và chỉ trong Con Người Mẹ Maria mà chúng ta trở thành Hội Thánh. Ngay cả chính nguồn gốc, Hội Thánh không phải được làm ra, nhưng là sinh ra. Hội Thánh sinh ra khi Đức Mẹ đáp “xin vâng”. Đây là ước mong sâu thẳm nhất của Công Đồng Chung Vaticanô II: Hội Thánh thức tỉnh trong tâm hồn chúng ta. Đức Maria chỉ đường cho chúng ta” (Giáo Hội học trong Công Đồng Vaticanô II).

 

Lễ Giáng Sinh sắp tới, khi chiêm ngắm Đức Maria trong sự cao cả nhưng đơn sơ của một tâm hồn luôn hướng về Chúa, mỗi người chúng ta hăy nh́n lại ḿnh, và tự hỏi sự chờ đợi, sự sẵn sàng của chúng ta như thế nào, trước t́nh yêu cao cả của Thiên Chúa, khi ban Con Một của Ngài nhập thể hầu cứu độ nhân loại.

 

Từ sự lắng nghe và diễm phúc chiêm ngắm Đức Mẹ trong thinh lặng, từ trong tâm hồn, tôi trào lên lời cầu đẹp đẽ của thi sĩ Paul Claudel:

 

“Lạy Mẹ Chúa Giêsu,

v́ không có ǵ để dâng cho Mẹ và cũng chẳng xin Mẹ điều ǵ.

Con chỉ ngắm nh́n Mẹ thôi, ôi lạy Mẹ,

Ngắm nh́n Mẹ và khóc lên v́ hạnh phúc (...)

Con không nói ǵ cả, nhưng con chỉ ngắm nh́n dung nhan Mẹ,

Để tim con hát vang trong ngôn ngữ riêng của nó.

Con không nói ǵ cả, nhưng con chỉ hát thôi,

Bởi v́ trái tim con tràn ngập tâm t́nh của Mẹ. Amen.

 

 

Phêrô Vũ văn Quí CVK64

Email: peterquivu@gmail.com

 

MẦU NHIỆM ĐƯỢC TỎ LỘ

 

(CN IV MV B – Rm 16, 24-27)

 

25) Vinh danh Thiên Chúa,

            Đấng có quyền làm cho anh em được vững mạnh

theo Tin Mừng tôi loan báo,/ khi rao giảng Đức Giêsu Kitô.

Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm

vốn được giữ kín tự ngàn xưa,/ (26) nhưng nay lại được biểu lộ

như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh.

Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời,

mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết,

để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.

(27) Chỉ ḿnh Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí.

Kính dâng Người mọi vinh quang, đến muôn thuở muôn đời,

nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen.

 

Vài suy tư:

 

1.         Đọc bài Vinh tụng ca của Thánh Phaolô  trong Chúa nhật tuần thứ IV Mùa Vọng nầy, ta thấy toát lên một tâm t́nh tin yêu, tán tụng vinh danh Thiên Chúa v́ ơn Cúu độ của Người trong Tin Mừng được loan báo cho thế giới, cho con người.

Và cũng là ngày rất gần ngày Lễ  trọng Mừng Chúa Giáng sinh, nên Phụng vụ Lời Chúa chọn bài thánh kinh nầy trong đoạn cuối cùng của bức thư dài Thánh Tông đồ Phaolô gởi giáo đoàn Rôma, lời thư là bài ca kết thúc là một đoản khúc mang tính thi ca, tán tụng hồng ân cứu độ sau một trường thiên giáo huấn với những vấn đề xem ra không dễ nuốt... V́ thư gởi tín hũư Rôma được đề cập đên một loạt các bài tín lư về sự công chính hoá, bởi nhờ tin hay bởi ơn Thiên Chúa! Vấn đề đă gây nhiều tranh căi v.v.

Hầu như các bức thư của Thánh Phaolô Lời Vinh tụng ca luôn được trang trọng nhắc đến, hoặc là ở đầu thư hoặc cuối thư gởi cho các giáo đoàn.

 Trong thư Rôma có đến 3 lần Amen để kết thúc những công thức cầu chúc, khẩn nguyện như ở Rôma 15,33: "Nguyện xin Thiên Chúa của b́nh an ở cùng tất cả anh chị em. Amen" và một thánh ca chúc tụng Thiên Chúa  cũng ở Rôma 11, 33-36: " Ôi thẳm sâu thay sự giàu sang, khôn ngoan và hiểu biết sâu thăm dường nào của Thiên Chúa.......V́ muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và qui hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời Amen".

 Đặc biệt đoạn Thánh thư hôm nay là  một Lời Vinh tụng ca để kết thúc thư Rôma 16, 25-27  "25) Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền làm cho anh em được vững mạnh..... 27) Chỉ ḿnh Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang, đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen

           

Ta thấy nỗi bật lên một công thức tôn vinh của phụng tự, được thánh Phaolô sáng tác để diễn tả một tâm t́nh thán phục, tạ ơn, chỉ biết làm vinh danh Chúa chúc tụng Chúa, cách sống động, sốt sắng, đầy cảm xúc, thể hiện tâm t́nh khiêm hạ của thánh Phaolô  muốn chia sẻ với các tín hữu là con cái của Ngài trước tôn nhan Đấng Thiên Chúa. Bài Vinh tụng ca nầy, cũng như có những lời Vinh tụng ca khác trong Tân ước: "Vinh danh Thiên Chúa là Cha đến muôn thưở muôn đời. Amen " (Philipphê 4,20). "Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô..." kết thúc kinh Tạ ơn trong Thánh lễ, và - "V́ Chúa là vua uy quyền và vinh hiển muôn đời" sau kinh Kinh Lạy Cha, phụng vụ Hội Thánh dùng trong Thánh Lễ, như một công thức long trọng kết thúc kinh nguyện Tạ ơn, là Lời tôn vinh dâng lên Thiên Chúa cách trang trọng, mặc lấy một vẻ uy nghiêm tôn thờ, tỏ bày tâm t́nh ước ao xưng tụng vinh quang Thiên Chúa bây giờ và măi măi, chẳng bao giờ cùng, chẳng bao giờ tận... Đấng xứng đáng lănh nhận mọi lời ca ngợi, thờ phượng và cảm tạ mà con người là thụ tạo bé mọn, chỉ biết cậy dựa và nhờ vào Đức Giêsu, Con Chí ái của Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần. Và Amen, ước ǵ  những lời tôn vinh ấy được thực hiện như ḷng chúng con ước ao dâng lên Ba Ngôi Chí Thánh.

 

2.      (25) " Tin Mừng tôi loan báo,/ khi rao giảng Đức Giêsu Kitô.

Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm

vốn được giữ kín tự ngàn xưa,/

(26) nhưng nay lại được biểu lộ

            ....mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết,

để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa."

 

Chỉ với 2 câu 25-26 Thánh Phaolô đă dùng đến hai từ  "mầu nhiệm", ở hai mốc lịch sử "Mầu nhiệm được giữ kín tự ngàn xưa", nhưng nay lại được biểu lộ  "Mầu mhiệm này được thông báo cho muôn dân biết". Ở đây, chúng ta cảm nhận được thân phận bé nhỏ của ta trước mầu nhiệm cao cả của NGÔI LỜI là Đức Kitô Nhập Thể.  Nhưng Tạ ơn Chúa! V́ ta gặp lại tư tưởng nầy ngay trong phần mở đầu của thư gởi tín hữu Do Thái, Thánh Phaolô xác tín một cách mạnh mẽ  như lời tuyên tín TIN MỪNG CON THIÊN CHÚA LÀM NGỬI: Dt 1,1-3  “(1) Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; (2) nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đă nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đă đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. (3) Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là h́nh ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của ḿnh mà duy tŕ vạn vật."

 

Sự cao cả khôn sánh của Thiên Chúa bày tỏ ra trong Mầu nhiệm Nhập Thể, điều đă được các tiên tri loan báo, và lịch sử làm chứng (Cựu ước và Tân ước) nay tỏ hiện trong Người Con xuống thế Làm Người, trong cung ḷng của Trinh nữ Maria, người con tuyệt vời trong nhân loại; nhiệm mầu Thiên Chúa thực hiện th́ chỉ Ngài có sáng kiến, bởi v́ Ngài yêu ta. Ngôi Lời là chính bản thể, là h́nh ảnh ấn dấu của Ngài, là chính Thiên Chúa! Loài người thọ tạo như ta làm sao hiểu thấu nếu Thiên Chúa không tự mạc khải cho! Và thật Ngài đă măc khải, đă tỏ ra cho chúng ta được hiểu  trong Con yêu dấu của Người.

..."mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết" - Mừng mầu nhiệm Giáng sinh là để nhắc lại biến cố trọng đại ấy. Lời Thiên Thần loan báo cho các mục đồng ở Bêlem là một Tin Vui: Nhưng Tin vui ấy đă đến rồi, một Tin vui đầy hân hoan đă làm "xôn xao muôn tinh tú" khi thiên thần truyên tin cho Trinh nữ Maria ở Nagiaret, và nàng trinh nữ ấy đă thưa lên lời "Xin Vâng"... cho đến ngày Con Chúa hạ sinh, th́ TIN VUI được nhắc lại, được loan báo toàn dân, và trước hết cho những người bé mọn: "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đă sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa " (Lc 2,11-12). Chính nhờ mầu nhiệm nhập thể, chúng ta đă nh́n thấy Vinh Quang Thiên Chúa, Vinh Quang đến từ Chúa Cha, làm vinh hiển Chúa Con, rạng ngời trên dung mạo Chúa Giêsu.- Đức Giêsu - Đó chính là Mầu nhiệm được ẩn dấu mà nay đă tỏ hiện. Và đó cũng chính là ch́a khoá mở ra cho lịch sử thế giới cũng như cho mỗi chúng ta.

(Xin đọc lại Bài Vinh tụng ca của Thánh Phaolô)

  

CẦU NGUYỆN:

 

MARANATHA, LẠY CHÚA GIÊSU, XIN NGỰ ĐẾN

Lạy Chúa, chúng con hết ḷng cảm tạ Chúa v́ Chúa đă dùng lời thiên thần truyền tin mà cho chúng con biết thật Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, đă xuống thế làm người, và mạc khải cho chúng con biết mầu nhiệm cao cả của ơn cứu chuộc. Xin làm cho ḷng chúng con nên khiêm tốn, để chúng con đón nhận hồng ân Chúa đă mạc khải cho chúng con qua Con yêu dấu của Chúa. "V́ chỉ ḿnh Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang, đến muôn thuở muôn đời, Nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen."

 

Mai Bảo Linh

 SỰ KHÓ KHĂN NƠI NHÀ TRỌ.                                                                                        

                                                      Dịch từ trưyện ngắn của: Dina Donohue

Thời đó, tôi đang dậy lớp 2 tại thành phố London, tỉnh bang Ontario, Canada, và được yêu cầu dựng một họat cảnh Giáng Sinh cho mùa Giáng Sinh năm đó. Một số người đă cho rằng những ǵ xảy ra trong họat cảnh đă làm hỏng buổi tŕnh diễn, nhưng có một số người khác lại cho rằng, đây lại là một câu chuyện về Giáng Sinh chân thật nhất mà họ được xem.

Bây giờ, mời bạn làm quan ṭa, phân xử xem sao nhé!

  Sau  một thời gian suy nghĩ và tính tóan, tôi cũng thực hiện xong bảng phân vai cho họat cảnh. Nhưng cũng gặp phải một điều phiền phức, đó là cậu học sinh, tên là Ralph. Em là một chú bé rất mập, đă được 9 tuổi, mà lẽ ra phải đang học ở lớp 4 cơ đấy. Ng̣ai sự mập mạp qúa đáng, em c̣n là một chú bé rất vụng về, làm cái ǵ, hay nghĩ điều ǵ cũng rất chậm, chậm qúa thể. Tuy nhiên, đám trẻ lại rất thương qúy em, đặc biệt là những đứa c̣n bé – Em lúc nào cũng tỏ ra như là người anh lớn tự nhiên phải bênh vực, bảo vệ các em nhỏ.

  Ralph muốn là một chú bé chăn chiên với ống sáo trên tay. Tôi mới bảo em, là tôi có được một vai rất quan trọng và rất hợp vối em. Em sẽ là quản lư nhà trọ. Lư do của tôi là: v́ bản chất chậm chạp, em sẽ không phải nhớ nhiều lời đối thọai. Thêm nữa, cái khổ người dềnh dàng của em, sẽ làm cho sự từ chối gia đ́nh ông Giuse về chổ ở trọ, gây nhiều ấn tượng hơn.

  Chúng tôi tập đi tập lại họat cảnh nhiều lần, mỗi em đều cố gắng và cảm thấy sự quan trọng đóng góp cho sự thành công của buổi tŕnh diễn. Hội trường tràn ngập những người thân và bạn bè cho buổi văn nghệ rực rỡ mỗi năm và trên sân khấu đầy những đứa bé mặt mày hớn hở, vui tươi chờ đợi đến phiên ḿnh diễn, tràn đầy hưng phấn.

  Nhưng không ai trong đám đông khán giả hay ở trên sân khấu, lại gặp được những phút giây ḱ diệu trong đêm tŕnh diễn họat cảnh Giáng sinh hơn là Ralph.

  Buổi diễn tiến hành rất suông sẻ, không có xẩy ra điều rủi ro nào đáng kể - cho tới khi ông Giuse xuất hiện, với những bước đi chậm chậm, nhẹ nhàng d́u bà Maria đến cửa quán trọ. Ông gơ thật mạnh lên cánh cửa gỗ của quán trọ.

  Từ năy giờ, Ralph chỉ chờ có thế. Em mở tung cánh cửa với một thái độ rất thô lỗ, và la tóang lên:

- “ Mấy người muốn ǵ, hả?”

  Ông Giuse nhỏ nhẹ:

- “ Dạ, chúng tôi đang cần một chỗ  trọ ạ.”

- “ Đi kiếm chỗ khác đi.”

  Ralph nh́n thẳng về phía trước, nói thêm với giọng cứng rắn:

- “ Quán trọ đầy người rồi.”

- “ Xin ông thương dùm cho, chúng tôi đă hỏi khắp nơi mà cũng chẳng được ǵ. Chúng tôi đă đi từ xa đến và đă rất mệt mỏi, thưa ông.”

- “ Không c̣n pḥng nào cho các người đâu.”

- “ Thưa ông quản lư nhân lành, xin làm ơn, đây là Maria, vợ tôi. Cô ấy đang có thai gần đến ngày sinh và cần một chỗ để nghỉ qua đêm. Cô ấy đă mệt mỏi quá rồi. Chắc là ngài có một góc nhỏ nào đó, chổ nào cũng được, cho cô ây nghỉ đỡ.”

  Ralph nhíu mày, cúi nh́n Maria, im lặng một lúc lâu. Bên dưới, khán giả trở nên căng thẳng và bắt đầu bối rối.

  Tôi vội nhắc khẽ từ phía cánh gà:

- “ Không năn nỉ ỉ ôi ǵ cả, xéo ngay, xéo.”

  Ralph cứ đứng đờ người ra, cau trán như đang cố suy nghĩ điều ǵ!

  Từ sau cánh gà sân khấu, tôi đă nhắc ba lần, lần sau nhắc to hơn lần trước. Ralph cứ đứng như trời trồng không tỏ một dấu hiệu nào cả. Đám thiên thần đứng sau hậu trường với tôi, cũng bắt đầu bối rối, bồn chồn.

  Sau cùng, chắc Ralph cũng nhớ ra, tự động lập lại nhưng chữ mà em đă học thuộc ḷng trong những tuần lễ dài diễn tập:

- “ Không năn nỉ ỉ ôi ǵ cả, xéo ngay, XÉO.”

  Ông Giuse buồn rầu, quàng tay d́u bà Maria và chuẩn bị rời đi.

 “ÔNG” quản lư nhà trọ, Ralph, lại không chịu đóng cửa trở vào trong nhà trọ như đă được hướng dẫn. Em đứng bất động, nh́n theo cặp vợ chồng cô đơn, bất hạnh. Trông em có vẻ lúng túng khó xử, miệng em há to, trán cau lại có vẻ đăm chiêu suy nghĩ, và mắt em long lanh đầy nước mắt.

  Đột nhiên, ṭan bộ họat cảnh Giáng sinh, phần c̣n lại thay đổi ḥan ṭan.

  Ralph gào lên:

- “ Ông Giuse ơi, đừng đi vội. Làm ơn đừng bỏ đi. Đưa cô Maria trở lại đây.”

  Mặt em đột nhiên hân hoan với nụ cười rộng mở. Em giang rộng ṿng tay:

- “ Các bạn có thể ở trong pḥng của tôi mà.”

  Và lạy Chúa tôi, mắt tôi đầy lệ. Tôi bật khóc lúc nào không biết! Hồng ân Chúa đổ xuống trên mọi người, và trong giây phút linh thiêng ấy, ca đ̣an thiên sứ bé nhỏ ḥa vang khúc ca: “Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời. B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương.”

                                                                                         Phạm Vinh Sơn.

 

 

TRỜI ĐẤT GIAO H̉A

(CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM B

Và ĐẠI LỄ GIÁNG SINH)

  ___________________________________

 (Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)

 

   

   

Paul Claudel (1868 – 1955) là một văn hào người Pháp rất nổi tiếng. Khi lớn lên, ông sống như một người vô thần, mặc dù cha mẹ và gia đ́nh là người Công Giáo. Trong khi đang theo học về ngành ngoại giao ở Paris, vào một buổi chiều ngày lễ Giáng Sinh năm 1886, lúc ông 18 tuổi, nhân đi qua Nhà thờ Notre Dame, Paris, ông có ư ṭ ṃ đi vào Nhà thờ để xem cảnh Giáng Sinh. Lúc đó vào giờ hát Kinh Chiều, và ca đoàn đang hát bài  Chúc Tụng (Magnificat). Tiếng hát rất thánh thiện và thanh thóat đă làm cho chàng thanh niên Claudel cảm thấy một bầu khí thật thiêng liêng bao trùm anh và như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó làm anh như bị chiếm hút trong ngây ngất. Sau này, ông ghi lại: “Ngay trong khoảng khắc đó, trái tim tôi bị xúc động và tôi tin!” Đó là cảm nghiệm siêu nhiên đầu đời của anh, và giây phút thiêng liêng đó cứ ám ảnh tâm trí anh, làm anh quyết định t́m hiểu về Chúa qua Kinh Thánh, và sau một quá tŕnh khá lâu dài  t́m hiểu, ông đă “nắm bắt được Thiên Chúa” và “trở lại” cuộc sống Đức Tin Công Giáo suốt đời một cách tích cực.

 

Từng là một sinh viên rất xuất sắc, khi ra trường, ông đă được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng của ngành ngoại giao Pháp ở nhiều nơi khác nhau, kể cả ở Trung Hoa, ở Nam Mỹ. Ông đă từng là Đại Sứ Pháp tại Nhật Bản (1922-1928), ở Hoa Kỳ (1928-1933), và ở Bỉ từ năm 1933 cho đến khi về hưu (năm 1936). Cuộc đời của Paul Claudel hầu hết đều ở hải ngọai. Nhưng dù đi đâu và ở chức vụ nào, ông vẫn giữ được một Đức Tin Công Giáo rất sống động, trong sáng và hạnh phúc. Chính Niềm Tin đó đă cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng phản ảnh đời sống đạo đức của ông. Trong số các tác phẩm lừng danh của ông (như Cinq Grandes Odes, Tête d’Or, Le Soulier de Satan,…) có bản “ Truyền Tin” (L’annonce faite à Marie,The Annunciation of Mary), ông viết trong hai năm 1910-1911 và ra mắt năm 1912. Vừa là một nhà ngoại giao xuất sắc, lại là một học giả, một thi sĩ và nhà văn danh tiếng, ông được mời vào Hàn Lâm Viện Pháp.

 

Giờ phút “Truyền Tin” là một giờ phút uy linh huyền nhiệm của việc Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thai  trong ḷng Trinh nữ Maria. Giờ phút thiêng liêng “Trời Đất Giao Ḥa.” Thiên Chúa mặc lấy thân xác con người và ở cùng con người. Đây là giờ phút vô cùng quan trọng của lịch sử Ơn Cứu Độ. V́ thế, để  tưởng nhớ giờ phút linh thiêng đó, hàng ngày, các tín hữu luôn dành ba khoảng khắc quan trọng của một ngày là sáng, trưa và chiều để nguyện Kinh Truyền Tin. Ở những nơi có Thánh đường, vào những giờ phút đó, chúng ta thường nghe có những tiếng chuông gọi là chuông ‘Truyền Tin’, ‘Chuông Nguyện’ (cũng gọi là chuông ‘nhật một’, v́ kéo từng tiếng ba lần, sau mới đổ hồi). Cũng có nhiều thi phẩm và nhạc phẩm diễn tả giây phút huyền nhiệm đó, giây phút Thiên Chúa đến với con người để nối kết và ḥa giải.Thi Sĩ Hàn Mạc Tử cũng có Bài thơ cảm động về “Truyền tin”; nhạc sĩ Hoàng Diệp với bản Thánh Ca “Theo Tiếng Thiên Thần Xưa Kính Chào”…

 

Tất nhiên Lễ Giáng Sinh vẫn là Đại Lễ được long trọng mừng ở khắp nơi, để kỷ niệm Chúa Hài Nhi sinh ra đem niềm vui Ơn Cứu Độ đến cho mọi người có tâm hồn thành tâm, thiện chí. Tuy nhiên giờ phút Truyền Tin cũng thật sự rất quan trọng.  Khi Thiên Thần Chúa đến báo tin việc Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn để cưu mang và sinh ra Đấng Cứu Thế, sau khi đă hiểu rơ ư Chúa, và việc Chúa Cứu Thế xuống thai trong ḷng Mẹ là do tác động của Chúa Thánh Thần,và Mẹ vẫn đồng trinh trọn đời, Đức Mẹ thưa ‘Xin Vâng’. Chính giây phút đó “Trời và Đất giao ḥa: Thiên Chúa xuống thế làm người và ở cùng chúng ta.” Mầu Nhiệm đó đă tác động mạnh vào tâm hồn Paul Claudel để ông viết  nên tác phẩm trứ danh “Truyền Tin.” Hàng năm, giáo Hội long trọng mừng Lễ này vào ngày 25 tháng 3.

 

Trong Chúa Nhật IV Mùa Vọng, năm B, chúng ta được nghe bài Phúc Âm rất cảm động diễn tả về giây phút thánh thiêng đó (Luca 1,26-38). Bài Phúc Âm này cùng với Bài Đọc I trích trong sách Tiên Tri Samuel (7,1-5; 8-12; 14-16) và Bài Đọc II trích trong thơ Rôma (16, 25-27) đều giúp chúng ta những tư tưởng thánh thiện, thiêng liêng để chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng mừng kỷ niệm Thiên Chúa đă xuống thế làm người  từ hơn hai ngàn năm trước.

 

Lịch sử Ơn Cứu Độ kéo dài cách nhiệm mầu trong Thánh Kinh Cựu Ước đă được thực hiện trong ngày “Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta!” Nhưng Ngài không sinh ra trong cảnh giầu sang, trong nhà lầu gác tía; trái lại, Ngài đă sinh ra trong cảnh hèn mọn cùng cực, trong hang đá ḅ lừa; Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng chỉ là những người nghèo khó, b́nh dân, đơn sơ. Ngài đến không phải để “thống trị, để được người ta hầu hạ, nhưng Ngài đến để phục vụ và hầu hạ mọi người (Matthêu 20,28). Ngài đến để đem cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật, những lớp người thấp hèn nhất. Ngài đến để chia sẻ thân phận đau khổ của mọi người và rao giảng Tin Mừng t́nh thương và ơn cứu độ. Ngài đến để kêu gọi mọi người, kể cả những người lỡ yếu đuối sa ngă, biết nhận ra: Thiên Chúa là Cha yêu thương của mọi người; Thiên Chúa không xa rời con người nhưng luôn gần gũi mọi người, kể cả những người tội lỗi ( Matthêu 18,12…), để giúp mọi người canh tân đời sống, sống xứng đáng những con người đă được Chúa dựng nên “theo h́nh ảnh của Chúa!”

 

Chỉ c̣n mấy  ngày nữa, là chúng ta lại được cùng toàn thể Giáo Hội và thế giới mừng Đại Lễ Giáng Sinh. Chúng ta lại được nghe lời Thiên Thần hát mừng năm xưa:

 

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

B́nh an dưới thế cho người thiện tâm!”

(Luca 2,14)

 

Xin Chúa đến với Thế Giới, đến với mọi người chúng ta, đến với gia đ́nh chúng ta, giúp chúng ta xây dựng sự ḥa hợp yêu thương ngay trong tâm hồn chúng ta, trong gia đ́nh chúng ta, và chung tay xây dựng Ḥa B́nh và sự Công chính trên thế giới. Xin cho chúng ta được sống những cảm nghiệm thiêng liêng đă tác động Paul Claudel, cũng như bao tâm hồn thành tâm, thiện chí khác, để chúng ta biết nh́n vào máng cỏ nghèo hèn, học bài học sống khó nghèo, khiêm tốn, sống yêu thương ḥa hợp và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, già yếu, bệnh tật.

 

Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung để ơn sủng Giáng Sinh giúp đổi mới con người chúng ta, gia đ́nh chúng ta, thế giới chúng ta; giúp chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sống động, vui tươi, hạnh phúc, và đem t́nh yêu của Chúa đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày trong mọi hoàn cảnh.

 

Xin chúc mừng Giáng Sinh 2008 và Năm Mới 2009.