LEĂ CAÙC THAÙNH TÖÛ ÑAÏO VIEÄT NAM

Lôøi Chuùa: Kn 3, 1-9; 2Cr 4, 7-15; Mt 10, 17-22

 

MỤC LỤC

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - A

Lc 9,23-26; Ga 17,11b-19; Mt 10,17-22

24-11-2008

 

Andrê Dũng Lạc và các th..   Lm Laurenxô Chu Văn Minh                 02

Suy nghĩ về Andrê Phú Yên  Lm  Roland Jacques O.M.I.                  05

Người trẻ trước những th…  Lm  F.X. Huỳnh Tấn Hải                       22

   Theo dấu chân người …..     Gm. Cosma Hoàng Văn Đạt                  29

Những phép lạ của các th…  Rev. Vinhsơn Trần Ngọc Thụ               36

Tổ tiên chúng ta đă chết v́..  Lm.  Nguyễn Văn Khải, CSsR                43

Hạt giống../Các thánh tử ….  Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR       47--50

Chúng tôi về thiên đàng ….   Lm Giuse Trương Đ́nh Hiền                53

Nhân chứng tử đạo Kitô ….   Lm  Nguyễn Hữu Thy                           58

Niềm tin Phục Sinh…………  Lm Nguyển Hữu An                              66

Những bà mẹ tử đạo……….  Lm Giuse Hoàng Kim Toan                  71

   Các thánh Tử Đạo ………….  Gm. Phaolô Nguyễn Văn Ḥa               77

CÁC THÁNH TĐ VIỆTNAM     Lm  Giuse Phạm Thanh                       79

   CÁC THÁNH TĐ VIỆTNAM     Gm. Giuse Vũ Văn Thiên                      84

CÁC THÁNH TĐ VIỆTNAM     Lm  Phaolô Lưu Văn Kiệu                    88

Máu các thánh tử đạo là h…  Lm. An Phong, OP                               95

Các Thánh TĐ vượt qua nổi. Lm Giuse Đỗ Vân Lực, OP                   98

Sống đạo tốt ………………..   Lm  Giacôbê Phạm Văn Phượng         107

Máu Các Thánh tử đạo trổ...  Lm Joseph Vũ Hải Bằng, OP               111

Để làm chứng cho quan…… Manna                                                 115

Cảm mến công ơn các thánhGm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm       118

3 bài giảng tĩnh tâm lễ CTTĐ Lm. PX Vũ Phan Long, ofm                 126

 

 

Andre Dũng LẠc và Các Thánh TỦ ĐẠo

 

Lm. Laurenxô Chu Văn Minh

 

Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người hy sinh mạng sống v́ người ḿnh yêu” (Ga 15,13 ), đó là Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ yêu quư của Ngài và chân phúc thầy giảng Anrê Phú Yên, người môn đệ trẻ đă hăng hái đáp lại : “Hăy lấy t́nh yêu đáp lại t́nh yêu, mạng sống đáp lại mạng sống ”.

 

Vào thế kỷ XVI, lần đầu tiên Lời Tin mừng đă vang dội trên đất nước Việt Nam yêu qúy của chúng ta, hạt giống Tin Mừng bắt đầu bén rễ và nẩy mầm cùng sinh bông hạt, nhiều người Việt Nam đón nhận Tin Mừng và cộng đoàn Kitô hữu đă được thành lập, nhưng Giáo hội sơ khai đó trải qua cơn bách hại khốc liệt suốt 300 năm, chỉ đôi khi được gián đoạn trong một vài quăng thời gian ngắn sống b́nh an. Người ta nói cuộc bách hại ở Việt Nam không kém cuộc bách hại đạo Kitô 300 năm thời đế quốc La-mă xưa. Từ năm 1627 đến 1886 các vua quan đă ngăn cản đức tin Kitô bằng cấm đoán, tróc nă, tù ngục, tra tấn với nhưng h́nh khổ đủ loại : chém đầu, treo cổ, đóng đinh, phanh thây, xả thịt, voi dầy… và bao loại tra tấn ghê rợn khác nhưng những người Kitô hữu đă chịu đựng và vượt thắng. Con số những người Kitô hữu kiên vững trong đức tin bị bách hại và đổ máu lên tới 130.000. Trong đó, có 117 vị đă được tôn phong hiển thánh mà chúng ta cùng toàn thể Giáo hội hoàn vũ mừng kính hôm nay. Đoàn các thánh vinh hiển đó gồm mọi tầng lớp xă hội: Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lư viên, trùm trưởng và giáo dân…. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống nẩy sinh các tín hữu" ( Giáo phụ Tertuliano ). Lịch sử hai ngàn năm qua đă chứng minh sự chân thực của lời nói đó ở nhiều nơi, rơ ràng nhất là trên đất nước Việt Nam chúng ta; từ khi có số tín hữu khiêm tốn ban đầu, hiện nay đă lên tới 7 triệu người Công giáo.

 

Một trong những vị thời danh nhất là thánh Anrê Dũng Lạc. Ngài thụ phong linh mục khi mới 28 tuổi. Vị tân linh mục trẻ tuổi, đạo đức, thông thái, nhân hậu và giàu ḷng yêu mến các linh hồn. Ngài hằng cầu nguyện, hiến dâng tất cả sức sống, mọi tài năng ưu tú để mở mang Nước Chúa và phục vụ anh em đồng loại. Cha Anrê say sưa lao vào các cánh đồng truyền giáo, đi ngược về xuôi, rao giảng Tin Mừng, giảng giải sốt sáng, nói năng trôi chảy, dễ nghe dễ hiểu. Cha có tài khéo phân xử mọi việc cả đạo lẫn đời nên giáo dân yêu mến và vâng phục cha lắm. Cha hay đi thăm các tù nhân bị bắt v́ đạo để an ủi họ. Ngài đă bị quan quân bắt giam, ngài từ chối không để bổn đạo lo tiền chạy chuộc, các quan thấy ngài thông minh đức độ nên thương tiếc, không muốn giết hại ngài, khuyên ngài hăy nhắm mắt cho quân lính khiêng qua thập tự để lấy cớ tâu vua mà tha cho ngài, nhưng ngài cương quyết không chịu.

 

Ngày 21- 12 Cha Dũng Lạc vui vẻ tiến ra pháp trường ở băi Cầu Giấy- Hà nội. Khi lư h́nh chuẩn bị hành quyết, cha lấy trầu mời và bảo: “ông xử cho khéo nhé ”. Lính tháo xiềng, trói cha vào cọc, khi lính búi tóc cha. Cha ngẩng cổ lên hỏi: “Thế này đă vừa chưa?”. Ngài đă bị xử trảm tại Hà Nội, ngài đă hiến mạng sống ḿnh để bảo vệ đức tin chân chính, củng cố đoàn chiên và làm vinh danh Thiên Chúa.

 

Trong Kinh Tiền tụng lễ các thánh Tử đạo, Giáo hội ca khen: Máu các thánh tử đạo đổ ra để tuyên xưng danh Chúa nói lên những việc ḱ diệu của Thiên Chúa, làm nên sức mạnh trong bản tính mỏng ḍn và làm cho sức yếu đuối trở nên mạnh mẽ khi làm chứng cho Ngài.

Không phải chỉ có cái chết mới làm chứng cho đức tin của ḿnh, mà cả cuộc sống của chúng ta cũng phải là đời chứng tá. Không phải chỉ có cái chết anh hùng, mà c̣n có cả những cuộc sống anh hùng, nhưng tất cả những ai hoàn thành trọn vẹn bổn phận, trách nhiệm hằng ngày của ḿnh cũng là anh hùng. Đừng làm những việc cao quí cách tầm thường, nhưng chúng ta hăy làm những việc tầm thường cách cao quư. Tất cả mọi ư nghĩ, lời nói, việc làm cuả đời chúng ta nếu được thấm nhuần t́nh yêu Chúa Kitô, chúng sẽ được thần hóa trở nên có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Hy sinh mạng sống đổ hết máu đào ra một lúc là hành động anh hùng, thực hiện chiến công đó thật là khó khăn, nhưng phải làm chứng cho đức tin suốt cuộc đời; từng giọt mồ hôi toát ra; từng giây, từng phút trái tim ứu máu; khi phải dứt bỏ, phải hy sinh những ǵ qúy báu thân thiết của ḷng ḿnh đâu phải dễ!

 

Giáo hội thời nào cũng cần những người dám sống v́ đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời. Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, tuy không đ̣i hy sinh mạng sống, nhưng lại đ̣i hy sinh cả tương lai vững vàng và ổn định.

 

Mỗi ngày chúng ta thường bị đặt trước chọn lựa, trước thập giá cuả Đức Giêsu, y như các vị tử đạo ngày xưa. Có khi chúng ta chọn ḿnh mà chối Chúa, ta đă bước qua thập giá khi ta ươn hèn ngại khó, từ chối hy sinh để chọn cách hưởng thụ cách bất chính. Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc có thể là những bạo chúa, những sức mạnh gây ra những cuộc bách hại thầm lặng nhưng không kém phần khủng khiếp và tai họa. Chúng ta phải tỉnh thức luôn mà đương đầu với những thử thách và chọn lựa đó.

 

Chúng ta phải bảo vệ bằng mọi giá, không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, ước ǵ chúng ta không ngừng làm chứng chuyển giao đức tin đó cho những người khác.

Chúng con đoàn hậu duệ

Noi gương sáng cha ông

Đức tin quyết bảo vệ

Đức ái tỏa sáng ra.

Xây dựng nước trần thế

Mở rộng nước Chúa Cha.

 

Vậy chúng ta hăy sống xứng đáng là con em của các thánh tử đạo, hăy là những người Công Giáo Việt Nam anh hùng.

 

 

Lm. Laurenxô Chu Văn Minh

 

 

MỘt Vài Suy Nghĩ

VỀ Chân PhưỚc Anrê Phú Yên

Lm. Dương Hữu Nhân OMI

Roland Jacques O.M.I.:

 

Linh mục Roland Jacques O.M.I. (Tên Việt Nam: Dương hữu Nhân, Ḍng Hiến Sĩ Đức Mẹ). Sinh năm 1943 tại Lorraine, nước Pháp. Tiến sĩ luật khoa, đại học Paris. Tiến sĩ Giáo Luật, Đại Học Công Giáo Paris. Nói thông thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ư, Latinh... và Việt Nam. Hiện làm Khoa Trưởng phân khoa Giáo Luật Đại Học Công Giáo St. Paul, Ottawa, Canada.

Cha Nhân từng biên soạn nhiều tác phẩm song ngữ Pháp Việt về lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Ngài bỏ công sức rất nhiều trong việc nghiên cứu, điều tra và hoàn thành tiến tŕnh phong thánh cho Chân Phước Anrê Phú Yên. Cha Nhân am tường về địa dư, lịch sử, văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam. Ngài không những nói tiếng Việt Nam theo giọng Hà Nội mà c̣n có thể thưởng thức những món ăn rất đặc sản Việt Nam như mắm tôm, cà pháo… Hiện tại, Cha Nhân vẫn về Việt Nam đôi lần hàng năm để tíếp tục nghiên cứu về lịch sử truyền giáo.

Hân hạnh và hảnh diện giới thiệu Cha Dương hữu Nhân với bài viết bằng tiếng Việt: "Một vài suy nghĩ về Chân Phước Anrê Phú Yên" trong dịp mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. (Lm Phêrô Trần thế Tuyên)


Trong Lăo Giáo dân gian, gọi là Tiên Giáo, có tám ông tiên mà ông già nhất có tên là Thọ Tinh hay Thọ Lăo. Ông tiên này chính là vị quyết định giờ chết cho mọi người: ông ghi giờ ấy trên một tấm biển vào lúc một người ra đời. Truyền thuyết kể rằng một hôm Thọ Tinh gặp một chàng trai trẻ tặng ông một b́nh rượu. Ông thích chí quá bèn quay ngược hai con số 10 và 9 (thập trên cửu dưới): thế là ông cho phép cậu sống 90 tuổi (cửu thập niên) thay v́ 19 tuổi (thập cửu niên) !

 

Theo truyền thống Đông Phương, chết yểu là một bất hạnh lớn: Đấy là một cuộc đời chưa chín muồi và chưa trọn vẹn, một cuộc đời găy gánh trước khi đơm hoa kết quả. Người ta tin rằng chết non là một h́nh phạt cho một tội rất nặng mà có thể ḿnh đă phạm ở kiếp trước.

 

Mặt khác, chết mà không có con nối dơi tông đường là bị phạt vào cơi trầm luân mà không ai kính thờ ḿnh như tổ tiên của họ. Đây c̣n là tội bất hiếu v́ đă làm đứt sợi dây liên kết các thế hệ nối dài ḍng tộc và quốc gia ḿnh.

 

Thế nhưng Anrê Phú Yên lại chết vào năm 19 tuổi, lúc c̣n là một thanh niên vừa mới lớn, trong t́nh trạng tứ cố vô thân. Phải chăng ngài đă làm mất ḷng Thọ Lăo ? Ngài đă phạm tội ǵ ? Phải chăng ngài đă không tṛn nghĩa vụ đối với người trên ? Phải chăng ngài đă quên nghĩa lư của thanh niên đối với kẻ quyền thế ?

 

Trước khi trả lời những câu hỏi này, xin quư vị vui ḷng cho tôi nhắc lại một chút Chân phước Anrê Phú Yên là ai.

Anrê Phú Yên là ai ?

 

anrephuyen1.jpg

Những công tŕnh nghiên cứu và sưu tra để tôn vinh Anrê Phú Yên – người chứng thứ nhất cho đức tin ở Việt Nam († 26 tháng 7 năm 1644) – đă kéo dài trong nhiều thế kỷ, thường bị gián đoạn không tưởng nổi: biết bao vị đă được tôn vinh trước chàng trai trẻ hiên ngang nầy. Nhưng rồi Giáo hội đă công minh nh́n nhận cuộc tử đạo của ngài. Trên chặng đường tiến đến ngày phong thánh, việc phong chân phước là một giai đoạn then chốt; nhưng cũng chỉ là một giai đoạn thôi. Cần phải tôn vinh hiển thánh để mạnh dạn đề nghị Anrê Việt Nam làm thánh bổn mạng trong toàn giáo hội, trên khắp thế giới, cho giới trẻ, và đặc biệt là giới trẻ dấn thân phục vụ người anh em.

 

Người mà từ xưa người ta quen gọi là "Thầy giảng Anrê", sinh tại tỉnh Phú Yên năm 1625. Rửa tội năm 15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh chị, do chính cha Đắc Lộ. Lúc đó Anrê đă bắt đầu học chữ nho để thăng tiến sự nghiệp tương lai. Đến 16 tuổi, ngài được nhận vào nhóm các thầy giảng do cha Đắc Lộ mới thành lập; chưa đầy ba năm sau, ngài chết tử đạo, mở đường cho biết bao vị chứng nhân khác về Chúa Kitô; họ đă noi theo gương ngài trong cách sống cũng như trong cách ngài chấp nhận cái chết.

 

Một tuần sau khi Anrê bị xử, Cha Đắc Lộ đă từng viết về ngài thế nầy: "Anh ta thông minh lanh lợi; thông thạo chữ nghĩa, và đă biết tŕnh bày mọi lẽ về Thiên Chúa. Anh có trí phán xét lành mạnh và cũng rất khéo tay: ở kinh đô Huế, chính anh đă tổ chức làm máng cỏ và rất thành công. Tuy sức khỏe hơi yếu, nhưng anh không nề phải gánh vác công việc khi cần, như đă thường xuyên chèo thuyền chở tôi đi chỗ nầy chỗ nọ. Ngoài ra, năm ngoái, anh suưt chết v́ quá cố gắng hợp lực với các thầy giảng khác xây lại căn nhà của chúng tôi ở Đà Nẵng; tôi tưởng chỉ c̣n việc chôn cất anh, v́ anh té chết ngất trên nền đất; thế nhưng Chúa dă dành cho anh tiều thiên tử đạo..."

 

Xứ Đàng Trong bấy giờ có thể so sánh được với một quốc gia độc lập. Nhóm thầy giảng đầu tiên – trong đó có Anrê – do Cha Đắc Lộ quy tụ từ năm 1642 đến 1645 và cũng do chính Cha đào tạo phần thiêng liêng cũng như phần sinh hoạt chuyên môn. Nhóm nầy gồm khoảng mười hai người, trẻ có già có, sống thành cộng đoàn chung với vị truyền giáo. Trú sở chính tại Hội An, đôi khi ở Đà Nẵng.

 

Tháng bảy năm 1643, hai thầy giảng lâu đời nhất nhận lănh một quy chế đặc biệt, trao cho họ trách nhiệm riêng khi đi truyền bá Phúc Âm và trong việc điều động những anh em c̣n lại: đó là hai vị Đamasô và Inhaxiô. Inhaxiô bây giờ là một quan văn. Hai vị khấn công khai về đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục, vĩnh viễn sống trong cộng đồng truyền giáo và nhận danh xưng là Thầy. Khi vị thừa sai vắng mặt, họ là những người hữu trách của Giáo Hội trong xứ. Toàn nhóm, trong đó có Anrê, cùng tuyên khấn trong cùng một ngày để tận hiến cho công cuộc truyền giáo.

 

V́ tuổi c̣n trẻ, cần phải được hoàn tất chương tŕnh đào tạo, Anrê được gửi gắm cho người được vị thừa sai tin cậy nhất: đây là vị quan Inhaxiô, thuộc nhóm thầy giảng và và là trụ cột của cộng đồng công giáo c̣n non trẻ. Anrê tiến triển vượt bậc trong việc học các kinh sách truyền thống, nhất là về đức tin Kitô giáo, đồng thời đảm nhận những công việc thấp hèn nhất để phục vụ nhà Chúa và luyện tập công tác giảng dạy.

 

Cuộc bắt đạo đẫm máu đầu tiên tại Việt Nam

Dưới sự hướng dẫn của "Thầy Inhaxiô", các thầy giảng gặt hái nhiều thành quả đáng kể trong việc truyền giáo trong vùng. Trong mấy tháng vị truyền giáo vắng mặt, họ đă rửa tội cho sáu trăm người tân ṭng, và đón nhận nhiều người học đạo. Inhaxiô tích cực lưu tâm đến giới có học như ḿnh. Nhưng điều nầy đă làm nảy sinh ra ḷng đố kỵ và t́nh trạng căng thẳng trong triều đ́nh Chúa Nguyễn, cũng như tại xứ Quảng Nam là nơi có trung tâm sinh hoạt truyền giáo chính của nhóm.

 

Vị quan trách nhiệm chính quyền dinh Quảng Nam thề sẽ tiêu diệt Inhaxiô, và đă nhận được giấy phép cho bắt giam và kết án tử h́nh các người mang trách nhiệm chính của cộng đoàn kitô hữu trong vùng của thầy. Theo kế hoạch của nhà cầm quyền th́ "đạo của người Bồ Đào Nha" chỉ dành riêng cho người ngoại quốc, và mọi việc truyền đạo cho người Việt Nam phải bị cấm chỉ.

 

Inhaxiô vắng mặt khi lính đến t́m bắt ngài ở Hội An; thầy Anrê trẻ tuổi lúc ấy là người lành mạnh duy nhất có mặt ở nhà, và thầy đă t́nh nguyện nạp ḿnh thế chỗ cho người anh cả của ḿnh. Trước ṭa án của quan đầu tỉnh Quảng Nam, Anrê đă tuyên xưng đức tin một cách phi thường, không giây phút nào nao núng: "Ước chi tôi có được ngàn mạng sống của tôi để hiến dâng tất cả cho Chúa hầu đền đáp ơn Ngài".

 

Bị kết án, Anrê chờ đợi cái chết một cách rất b́nh thản, ḷng đầy hân hoan, chỉ xin mọi người cầu nguyện cho thầy, để thầy được ". ..giữ nghĩa cùng đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến blọn [trọn] đời". Anrê chết do nhiều nhát dáo đâm rồi bị chặt đầu, miệng không ngớt kêu tên Giêsu. Ngày ấy là ngày 26 tháng bảy năm 1644. Anrê vừa được 19 tuổi.

 

Cha Đắc Lộ ở bên cạnh thầy. Đứng vây quanh Anrê c̣n có nhiều tín hữu công giáo Việt Nam và ngoại quốc, cũng như đông đảo đồng bào ngoài công giáo; mọi người rất xúc động trước sự tuyên xưng đức tin của thầy. Gương tử đạo của thầy lập tức nổi danh, và qua những lời chứng và tường thuật, đă lan truyền ra đến nhiều nước tận Rôma. Toà Giám mục Áo Môn (Macao), nơi có rất nhiều nhân chứng sinh sống, đă đón nhận thi hài thầy hết sức trọng thể, và tổ chức ngay trong tháng 12 năm ấy hồ sơ xin phong chân phước cho Anrê. Chính hồ sơ nầy ngày nay đă cung cấp cơ sở lịch sử chủ yếu giúp Giáo Hội có thể căn cứ vào để phán quyết.

 

117 vị tử đạo, chừng ấy chưa đủ sao ?

Năm 1988, Giáo hội đă phong thánh cho 117 vị tử đạo tại Việt Nam, trong đó có 96 người bản xứ; các vị được ghi vào lịch Giáo hội hoàn vũ mừng vào ngày 24 tháng 11. Việc phong thánh cho các vị đă dấy lên một cuộc tranh căi gay gắt tại Việt Nam. Nay những xung động đă lắng dịu, nhiều người đă nghĩ rằng dấy lên những xích mích lời qua tiếng lại thêm lần nữa th́ có lợi ích ǵ. Có thêm một người thứ 118 (hoặc một người thứ 97 trong các vị người bản xứ) th́ cũng vậy mà thôi.

 

Theo tôi, quan điểm ấy quá thiển cận. Thật vậy, Anrê Phú Yên không phải là người thứ 118, nhưng chính là người tiên khởi, và là người anh đầu của tất cả. Người ta sẽ nghĩ ǵ về một gia đ́nh Việt Nam, khi mà người anh cả bị bỏ quên, bị xem như không quan trọng, và không được đặt di ảnh lên trên bàn thờ tổ tiên ? Con đường hẹp, khó khăn, gian khổ để nên thánh của người Việt Nam, chính Anrê là người đi tiên phong. Nếu không có ân sủng đặc biệt, duy nhất, của Thiên Chúa, thầy hẳn đă không bước đi được trên con đường ấy. Chúng ta là ai mà có thể nhắm mắt làm ngơ trước mầu nhiệm ấy ?

 

Hiện nay, người anh cả của những người Việt Nam đă được phong thánh tử đạo là Vinh Sơn Liêm, một giáo sĩ ḍng Đaminh, chết năm 1773. Thánh Liêm là một khuôn mặt lớn, đầy đủ nhân đức để cho chúng ta học tập. Nhưng ngài đă đi du học trong nhiều năm ở nước ngoài, và ngài là một linh mục. Địa vị của vị "tử đạo tiên khởi" phải thuộc về Anrê, chết 129 năm trước thánh Liêm, với ḷng can cường không kém. Hơn nữa, Anrê là một người con của đất nước, mang trong ḿnh 100% nền văn hóa của đất nước; thầy là một giáo dân công giáo. V́ thế, chắc hẳn Anrê là tiêu biểu trực tiếp hơn cho khối đa số vô danh của những người công giáo Việt Nam, nhất là những người thuộc những thế hệ đầu tiên, nhờ vào sự khôn ngoan và tính kiên cường họ đă khám phá ra phương cách Việt Nam để sống đạo.

 

Đối chiếu với phần lớn các vị tử đạo được tôn phong năm 1988, Anrê biểu hiện một kinh nghiệm đặc sắc và có thể là sống động hơn cho ngày nay, do bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác biệt. Những thế hệ công giáo tiên khởi được sinh ra trong bối cảnh của một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập đối với các thế lực phương Tây; không bao giờ Bồ Đào Nha, là nước đă gửi các nhà thừa sai đến, đă can thiệp vào công việc của Việt Nam bằng bất cứ cách nào, dù là để bênh vực cho người công giáo. Những đồng bào không công giáo, đại đa số đă tỏ ra hết sức ngưỡng mộ đối với chàng trai trẻ có ḷng can đảm bất khuất nầy. Họ cảm nhận được nơi Anrê t́nh thương mà thầy đă đem đến cho tất cả những người đồng hương của thầy – một sự việc mà những nhân chứng đă nói đến –, và họ đă đáp lại t́nh thương đối với thầy. Đó là một sắc thái khá độc đáo trong cái chết của Anrê. Đến thế kỷ xviii và xix th́ các t́nh huống và tâm trạng đă biến chuyển một bầu không khí thù hận lan tràn.

 

Thực ra người kitô hữu Việt Nam đang ao ước t́m lại nguồn gốc của ḿnh một cách cụ thể, phục hoạt năng động truyền bá Phúc Âm của cha ông họ vào bước ngặt thế kỷ xvi và xvii. Trong bối cảnh như thế, việc phong chân phước cho Anrê Phú Yên tại đền thánh Phêrô ngày 5 tháng 3 năm 2000 là một biến cố trọng đại và là may mắn cho tương lai. Nó sẽ ghi khắc một cách sâu đậm trong cuộc sống của cộng đồng chi thể nầy của toàn dân Chúa, trong cũng như ngoài nước.

 

Anrê phải lấy lại địa vị của ḿnh, đó là địa vị tiên khởi, trong bảng danh sách các thánh của nước Việt Nam, và cũng để làm chứng cho thời đại hoàng kim của cộng đồng công giáo; chính đó là nguồn đích thực mà người công giáo thời nay được mời gọi trở về. Không nên dừng lại nữa vời và bằng ḷng với việc phong chân phước, đấy chỉ là một giai đoạn tạm thời, một phần của sự việc phải hoàn thành mà thôi.

 

Anrê và những thủy thủ trẻ

Tôi đă dành gần hai năm trong đời ḿnh để nghiên cứu về Anrê Phú Yên. Dưới một khía cạnh nào đó, đấy là một công việc khá dễ dàng, v́ trước tôi đă có nhiều người miệt mài t́m hiểu tiểu sử của ngài. Ông Phạm Đ́nh Khiêm đă viết về đời ngài vào khoảng năm 1950: một tập sách nhỏ được viết khá hay mà nhiều người công giáo Việt Nam đă đọc vào thời ấy. C̣n có chính Cha Đắc Lộ – Alexandre de Rhodes, vị thừa sai nổi danh nhất Việt Nam –, là người linh mục mà Anrê rất yêu quư, và cũng là người giúp đỡ ngài trong những giây phút cuối đời. Sau đó, vị thừa sai này đă loan truyền dũng khí tuyệt vời của chàng trai ấy trên khắp hành tinh, từ Trung Hoa đến Ấn Độ và khắp cả Châu Âu.

 

Phần tôi, tôi phát hiện chứng từ của những người rất tầm thường, đó là các thủy thủ Bồ Đào Nha. Hẳn họ không phải là những thánh nhân hay những học giả uyên thâm. Họ chính là những người đă mang xác Anrê về thành phố Áo Môn (Macao) để chôn cất trọng thể. Gương sáng của chàng trai đất Việt đă đảo lộn cuộc đời của họ.

 

Trong số các thủy thủ ấy, có ba người vào độ tuổi của Anrê. Cùng với những người Bồ Đào Nha khác, họ đă làm chứng trước ṭa án Giáo Hội về những ǵ họ thấy và nghe tại Việt Nam. Lời lẽ của họ toát lên niềm ngưỡng mộ đối với cậu giáo lư viên trẻ tuổi kia. Sau khi khám phá, rồi dịch những chứng từ của họ được ghi lại trong các bản viết Bồ Đào Nha, chính tôi cũng đă xúc động: Vâng, gương sáng của Anrê thật là sống động !

 

Hôm nay tôi chọn vài câu của một người chứng trẻ tên là Antonio. Tôi xin đọc lại cho quư vị nghe: "Con thề trên Phúc Âm và hứa nói sự thật về những ǵ con biết. Con 20 tuổi. Năm nay, con đă xưng tội bốn lần, hai lần ở Việt Nam và hai lần ở tại Macao đây, và con đă chịu ḿnh thánh Chúa. Con sang Đàng Trong hai lần. Con đă biết Anrê, anh ấy là một Kitô hữu đă chịu phép rửa và là giáo lư viên, và ở với cha Đắc Lộ. Anh đă bị bắt tại Hội An trong nhà của cha. Họ đă trói và hành hạ anh, và anh bị đánh đập v́ anh theo đạo. Họ đă đem người tù đến Kẻ Chàm. Trước ông quan, anh đă tuyên bố công khai rằng anh có đạo. V́ lư do đó, anh bị tống ngục với một Kitô hữu khác, một ông già tên là Anrê cả.

 

Ông Chúa của nước này đă ra lệnh cho quan phải bắt các Kitô hữu, và giết những ai truyền đạo. Chính v́ thế mà người ta đă bắt Anrê, và đă xử tử anh. Những người Bồ Đào Nha chúng con không thể làm ǵ được cho anh. C̣n anh Anrê th́ đă vui vẻ đón nhận bản án ấy. Họ đă đem anh đi đến cánh đồng ngoài thị trấn với một cái gông trên lưng. Họ đă đâm và chặt đầu anh. Trong lúc đó, Anrê vẫn tuyên xưng đức tin và Chúa Giêsu Kitô một cách kiên tŕ. Trước khi chết, anh nói lớn: “Em chết v́ em có đạo chứ không phải v́ em đă phạm một tội ǵ.”

 

Người ta đă đón lấy xác và máu của anh một cách kính cẩn, như là xác và máu của một vị tử đạo. Con vẫn c̣n có một xâu chuỗi của anh: con kính cẩn và quư mến giữ nó. Con chắc chắn rằng anh bị xử tử là v́ người ta ghét đức tin của anh chứ không phải v́ một tội nào khác mà anh đă phạm. Mọi người đều biết Anrê là một Kitô hữu tốt lành, nhiệt thành cho vinh danh Chúa. Anh giữ luật và thực thi mọi nhân đức. Vâng, anh thực sự là một vị tử đạo. Mọi người chứng kiến cái chết của anh, tại Việt Nam và tại Macao, đều biết rơ điều ấy."

 

Cả hai mươi bốn người làm chứng về cái chết của Anrê đều đồng ư về điểm này; tất cả đều tôn kính Anrê như là một vị tử đạo. Nhờ họ, chúng ta cũng có thể tôn kính ngài. Thanh niên Việt Nam, giáo lư viên trên toàn thế giới đă có được một gương mẫu để ḿnh noi theo, một người che chở để ḿnh nguyện cầu, một người anh cả để ḿnh nối gót và ngưỡng mộ.

 

Cái chết của Anrê có ư nghĩa ǵ chăng ?

Một số người chứng đă cung cấp cho ṭa án Áo Môn những chi tiết rất xác thực; ví dụ cuộc đối thoại giữa Anrê và vị quan ṭa, và những lời cuối cùng của ngài. Những lời ấy giúp ta hiểu ư nghĩa của cái chết đó. Cái chết của Anrê là một điều đi xa hơn là một biến cố bi thảm, hơn là cái oái oăm của một cuộc đời găy gánh khi tuổi c̣n xuân.

 

Tôi nghĩ rằng quư vị đă biết thuộc ḷng câu nói của Anrê, được ghi bằng tiếng Việt trong các tường thuật cổ. Kính thưa quư vị, câu ấy là câu xưa nhất được viết bằng chữ Quốc Ngữ hiện nay c̣n giữ được trên thế giới ! Anrê xin các Kitô hữu cầu nguyện cho ngài, để ngài được trung thành đến cùng, để “giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.” Câu nói này được ghi khắc bằng chữ vàng trong ḷng những người yêu mến Anrê Phú Yên.

 

Khi nghe lời này của Anrê, chúng ta thấy rơ rằng, trước cái chết khốc liệt đang chờ ḿnh, ngài vẫn cảm thấy ít nhiều e sợ. Không phải ngài sợ chết đâu, không hề tí nào ! Cái sợ duy nhất là sợ không trung thành tới cùng với đức tin mà ngài đă lănh nhận khi chịu phép rửa. Sợ không ở với Chúa Giêsu với bất cứ giá nào. Anrê sợ bị đau khổ đánh gục hay sợ tác động của những người lớn quanh ngài.

 

Một gương mẫu phải noi theo

Khi nói đến lịch sử khởi công xây dựng Giáo Hội tại Việt Nam, người ta có thói quen đưa ra một vài nhân vật lịch sử lớn, đặc biệt là nhân vật Đắc Lộ. Điều nầy không có ǵ cần phải cải chính. Nhưng lịch sử của Anrê c̣n chứng tỏ rằng Giáo Hội cũng đă được xây đắp nhờ vào những nỗ lực của số đông giáo dân Việt Nam thuộc những thế hệ đầu tiên. Ở vào thời của Anrê, thừa sai chỉ thỉnh thoảng mới có thể đến, và không thể sống thường xuyên ở trong nước. Chính v́ lư do nầy mà những thầy giảng phải lên phiên thay thế họ.

 

Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết. Người ta không thể không nghĩ rằng chính họ là những thừa sai thực sự, v́ chỉ có họ mới đủ sức bảo đảm cho sự liên tục và sự tiến triển của cộng đồng công giáo. Thử hỏi t́nh trạng nầy không phải là giống như t́nh trạng ngày nay tại nhiều nơi mà sự lui tới của linh mục bị hạn chế đó sao ?

 

Chính ở điểm nầy mà Anrê là một gương mẫu của đời sống công giáo rất thích hợp cho thời nay. Thực thế, thật khó mà chọn Đắc Lộ làm gương mẫu để noi theo, nếu không muốn nói là một cách gián tiếp. Ngài đại diện cho một thời đại vẻ vang của sứ mạng truyền giáo, nhưng thời đó đă qua. Trái lại, thời đại của Anrê, thời đại nầy, lại không ngừng tồn tại.

 

Là một tín đồ công giáo gương mẫu, Anrê nêu gương về nhiều mặt. Chính thầy đă tuyên bố với quan ṭa rằng thầy ở với vị thừa sai "để có dịp học hỏi và t́m hiểu cho thấu đáo đức tin Kitô giáo của ḿnh". Tất cả những ngôn từ kể lại về thầy chứng tỏ thầy đă đạt đến một tŕnh độ cao thâm trong sự hiểu biết và thực hành đời sống công giáo. Thầy đă tóm gọn trong một câu: "Đi theo chỉ huy Giêsu của tôi cho đến chết". Anrê c̣n là một gương mẫu có tính cách rộng lớn hơn nữa. Thầy chết có những người công giáo thuộc nhiều nước vây quanh, tất cả đều một ḷng ngưỡng mộ và tôn kính thầy. Thi hài thầy đến Macao đă đem lại cho thành phố nầy một sự hoà giải rộng răi, trong lúc tại đây đang có những tranh căi đau buồn từng chia rẽ tín hữu công giáo từ nhiều năm qua. Như thế, chàng tuổi trẻ Anrê không thể biểu hiện cho sự b́nh an và sự ḥa hợp mà chúng ta hằng cầu mong có được trong Giáo Hội và giữa nhiều dân tộc sống trên địa cầu đó sao ?

 

l l l

 

Tôi cũng muốn nói một tí với quư vị, là những người có chức mục sư đối với thanh niên công giáo, về hai câu hỏi đặc biệt liên kết chặt chẽ với nhau:Người trẻ phải biết tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới; điều ấy có ư nghĩa ǵ đối với thanh niên công giáo ? Những người trẻ tuổi – 19, 20 tuổi – có nên sợ chết không ?

 

 

Anrê và nền giáo dục truyền thống Việt Nam.

Anrê Phú Yên biết chữ nho, và bắt đầu học tứ thư ngũ kinh. Ngài biết rơ tam cương ngũ thường của một người quân tử theo truyền thống của cha ông: ấy là ‘quân thần, phụ tử, phu phụ’ và ‘nhân, nghĩa, lễ, trí, tín’. Ngài cũng biết rơ mồn một rằng, tại Việt Nam, Kitô giáo phải định vị ḿnh trong nền luân lư cổ xưa đó. Trong lời cuối của ḿnh, Anrê nhắc đến ‘nghĩa’, mà ngài xem là đức hạnh nền tảng cho cuộc đời ḿnh.

 

Quan ṭa kết án ngài không phải là một bạo chúa khát máu, mà là một ông nghè rất tôn trọng truyền thống. Theo ông, tội lớn nhất của Anrê không phải là theo đạo, hoặc làm thầy giảng, mà là lỗi nghĩa đối với quyền lực tối cao. Nói cách khác, điều khiến ngài bị kết án, không phải là hành vi bên ngoài của ngài, mà là thái độ "bất nghĩa" ở bên trong. Những người chứng đă nghe ông nghè tuyên bố: "Giá như cậu ấy bảo rằng ḿnh nghèo khổ, không tiền không bạc, nên làm việc cho ông Cha để kiếm cơm, th́ hẳn tôi đă tha mạng cho cậu; nhưng v́ cậu trả lời tôi một cách gan ĺ và khí phách, nên cậu phải chết, v́ đấy là lệnh của nhà vua."

 

Về phần Anrê, ta không hề thấy ngài thất kính với người trên hay với chính quyền trên đất nước ḿnh. Thế nhưng ta cũng không thấy thái độ hèn hạ hay khúm núm mà người ta thường có trước những bậc quan quyền. Đức tin của ngài đă cho ngài đủ dũng cảm để đứng thẳng, nói rơ ràng và không sợ sệt. Là Kitô hữu, ngài biết rằng bên trên cha ông mà ḿnh phải thảo hiếu, bên trên vua chúa mà ḿnh phải trung thành, th́ c̣n có Thiên Chúa, là Cha của mọi người, và là chủ tể của mọi sinh vật trên trần gian, mà ḿnh phải kính thờ. Một Thiên Chúa đă tỏ bày t́nh yêu vô biên của Người, theo lời Phúc Âm: "Chúa đă trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên… và cho ta chẳng c̣n sợ hăi" (Lc 1,72).

 

Ngược lại, ta cần phải đáp trả bằng đức tin, bằng lễ nghi cầu nguyện và phụng thờ, nhưng nhất là bằng ḷng trung tín sâu xa trong mọi giây phút cuộc đời ḿnh.

 

Đây là điều mà Anrê đă nói lên bằng ngôn ngữ của ḿnh, và ông nghè đă hiểu đúng đắn. Ông nghè loan báo: "Cậu cả gan đáp rằng cậu là Kitô hữu, và cậu thờ phượng Chúa Trời Đất, và không ǵ trên đời có thể làm cho cậu bỏ đạo thánh mà cậu đă theo, và v́ đạo ấy, cậu sẵn sàng dâng mạng sống và chịu mọi khổ h́nh mà người ta dành cho cậu ! Do đó, bởi lẽ cậu ấy điên khùng đến độ nói năng như thế, th́ cậu phải chết thôi."

 

Về phần ḿnh, Anrê nhấn mạnh đến bổn phận đền ân trả nghĩa mà ḿnh phải dành cho Thiên Chúa, Đấng tác tạo sự sống và Cứu Độ loài người. Bổn phận ấy phải được đặt trên mọi sự, và trọng hơn cả mạng sống. Ta thấy rơ điều này qua lời đối đáp của ngài, mà một chứng nhân đă kể lại:

"Khi Ông Nghè bảo anh hăy bỏ Đạo Chúa Kitô th́ ông sẽ tha mạng cho anh, anh đáp lại: “Tôi không thể nào làm như thế, và nếu ông muốn xử tử tôi, th́ tôi sẽ đem mạng sống tôi để trả món nợ mà tôi mắc đối với Thiên Chúa là Đấng Dựng nên tôi. Tôi sẵn sàng dâng một ngàn mạng sống v́ đạo.”"

 

Chết ở tuổi 19

Kính thưa quư vị, điều này liên quan đến trách nhiệm của tất cả chúng ta. Đối với một thanh niên công giáo, như Anrê, có những bổn phận truyền thống là trung tín và kính trọng người trên. Nhưng nhất là có một mối liên hệ mới – mà ta tự do đón nhận – đó là mối liên hệ với Chúa, Đấng đă yêu thương ta từ muôn đời và đă gọi ta vào sự sống. Những tương quan nhân loại chỉ có được tính chất thánh thiêng khi nào chúng được đặt dưới ánh sáng của t́nh yêu đó, của lời mời gọi đó.

 

Ḷng trung thành và tín nghĩa đó không đưa ta đến một cuộc sống u buồn, bị hy sinh. Trái lại, chúng là nguồn mạch cho một niềm vui sâu xa hơn. Các chứng nhân đă thấy niềm vui ấy toả sáng lên trên gương mặt của Anrê và họ đă nghe những lời này: "Tôi vui mừng mà chết, v́ tôi dâng mạng sống tôi cho Đấng đă hiến mạng sống Người v́ tôi… Đừng đau buồn v́ án tử h́nh của tôi, v́ tôi chết không phải do một trọng tội nào mà tôi đă phạm, nhưng chỉ v́ tôi là Kitô hữu; c̣n anh chị em, hăy bền tâm vững chí trong đức tin."

 

Mặt khác, Anrê không quên tôn kính và nghe lời các người lớn tuổi trong cộng đồng ḿnh, những người đủ dũng khí để tuyên xưng đức tin. Trong số đó có Anrê cả, ông già đă chia sẻ ngục tù với ngài. Chúng ta biết được điều này qua chứng từ của con cụ, cũng là một thầy giảng như Anrê. Chàng thanh niên tên Đoan đă kể lại như sau: "Khi họ buộc Anrê lên pháp đ́nh, tôi đă nh́n thấy anh bị trói, cùng với cha tôi. Tôi nhận ra giọng nói của anh, anh khuyên chúng tôi, cũng như các Kitô hữu khác như sau: “Ông ấy rất già rồi. Ông đă luống tuổi và sắp về với Chúa rồi. V́ lí do ǵ mà các Kitô hữu lại không chạy đến để đón tiếp ông, để bắt kịp ông ?”

 

Như vậy, qua gương của Anrê Phú Yên, chúng ta thấy rằng chết năm mười chín tuổi không hẳn là một bất hạnh. Chúng ta hiểu rằng không cần phải sống đến chín mười tuổi. Điều quan trọng, đối với Anrê cũng như đối với mỗi một chúng ta, ấy là cuộc đời ḿnh phải có một ư nghĩa. Ư nghĩa đó, ta nhận được qua ḷng trung tín sâu xa và bền bỉ đối với Đấng là Cha mọi người, Đấng mà ngoài Người th́ không có Đấng Cứu Độ nào khác: "Giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời."

 

Một sự kiện trọng đại cho Việt Nam

Và đến đây, người công giáo Việt Nam có quyền ước mơ. Đức Giáo Hoàng – hoạc vị kế tiếp Ngài – có thể sẽ đến Việt Nam thể theo lời mời của các giám mục Việt Nam không ? Ở đó, có thể chủ tế đại lễ phong thánh cho Anrê Phú Yên không ? Dẫu Ngài có đến không được th́ hẳn Ngài cũng có thể gửi vị khâm sai đến thay Ngài chăng ? Và rồi ngày đại lễ mừng Thầy Anrê Phú Yên được cử hành hết sức trọng thể như mọi người mong ước, trong đất nước mà ngày đă sống, và ngay tại vùng đất mà ngài đă hy sinh tính mạng, trước sự hiện diện đầy hân hoan của đông đảo tín hữu công giáo Việt Nam. V́ những tranh căi mà cuộc phong thánh năm 1988 đă không cử hành trọng thể và công khai được tại Việt Nam; vào dịp đó, không ai trong nước đến được đền Thánh Phêrô để dự lễ mừng. Dịp phong chân phước Anrê cữ hành tại Roma một cách quá kín đáo. Một cuộc phong thánh phải chăng là phương thế tốt đẹp nhất để xóa đi những kỷ niệm buồn đau và trả lại cho dân Việt Nam những vị tử đạo vinh quang của họ ?

 

Các giám mục Việt Nam, trong khi chuẩn bị tham dự cuộc họp Thượng Hội Đồng về Châu Á năm 1998, đă cầu xin cho Giáo Hội của các ngài quay trở về nguồn. Điều nầy cũng có nghĩa là người ta phải học hỏi thời ḱ đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng ở Việt Nam. Như vậy, việc phong thánh cho thầy Anrê sẽ đến đúng lúc: nó sẽ tạo cơ hội cho mọi người nhận biết rơ ràng hơn những thế hệ đầu tiên của người công giáo Việt Nam, và biết noi gương họ nhiều hơn.

Anrê chắc chắn sẽ gây được nguồn cảm hứng cho đồng bào của ḿnh về một sự đổi mới thật sự trong đời sống tâm linh và sự can cảm trong việc làm chứng nhân trong những t́nh huống khó khăn mà họ đang trải qua. Khi thầy giảng trẻ tuổi nầy hy sinh mạng sống tại Quảng Nam, th́ đời sống công giáo c̣n khó khăn hơn nhiều. Nhưng thầy đă biết đi cho đến cùng theo sự xác tín của ḿnh, trong niềm hân hoan và sự can đảm. Ngài là người anh cả của mọi người. Ngay từ bây giờ, chúng ta hăy cung kính dành cho thầy một chỗ xứng đáng trong trái tim của chúng ta, và trong niềm xác tín sâu xa chúng ta không ngại kêu cầu với ngài như là vị bổn mạng của tất cả quư vị, trẻ già, đang dấn thân phục vụ công cuộc ra truyền Phúc Âm.

 

Lm. Dương Hữu Nhân OMI

Roland Jacques O.M.I.:

 

 

Anrê Phú Yên: NgưỜi TrẺ

TrưỚc NhỮng Thách ĐỐ

Cho Tương Lai CuỘc ĐỜi

Lm. F.X. Huỳnh Tấn Hải

 

Sau gần bốn thế kỷ, ánh sáng của một v́ sao đă chiếu đến mặt địa cầu: Anrê Phú Yên được tôn phong chân phước!

 

Tiểu sử đời anh không ai biết ǵ hơn ngoài chứng từ của cha Đắc Lộ. Vị thừa sai nầy đă đưa anh vào đời sống niềm tin Kitô và cũng chính vị thừa sai nầy đă chứng kiến anh chết cách anh dũng v́ niềm tin. Đọc bài tường thuật của cha Đắc Lộ ghi lại cuộc tử đạo của Anrê Phú Yên, không ai không thán phục ḷng can đảm và đức tin sắt đá của anh. Khi bị hành quyết, anh mới 19 tuổi và mới chỉ sống niềm tin Kitô chưa tṛn 4 năm.

Ở buổi tinh sương của Tin Mừng trên quê hương Việt Nam, làm sao một tân ṭng như anh có thể lấy một lựa chọn dứt khoát sống sứ điệp Tin Mừng và kiên tŕ trung thành với lựa chọn nầy, bất chấp cả cái chết? Người ta nghĩ ngay đến phép lạ. Phải, tử đạo là ơn ban đặc biệt, và Giáo Hội xem cái chết v́ đạo tự nó là một phép lạ. Tuy nhiên con đường dẫn đến cái chết đó vị tử đạo phải lần ṃ với tất cả cố gắng hy sinh của một đời người.

 

Trước khi máu của Anrê Phú Yên đổ ra trên mảnh đất quê hương làm trổ sinh hoa quả đức tin th́ hạt mầm đức tin đă t́m được mănh đất tốt nơi tâm hồn anh rồi. Cuộc đời anh được hai điều may mắn: Một người mẹ đạo đức và một vị Thầy uyên thâm. Chúng ta biết rất ít về cuộc đời của Bà Gioanna, mẹ anh Anrê Phú Yên, nhưng chỉ hai chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên tất cả cuộc đời của người mẹ nầy. Tuy chồng bà chết sớm nhưng các con cái đă được bà giáo dục tốt với tất cả ḷng tận tụy và khôn ngoan. Bà đă không để cho con tim có khuynh hướng ích kỷ của một người Mẹ ngăn cản ḷng quảng đại đạo đức. Chính bà đă trực tiếp xin cha Đắc Lộ cho Anrê là đứa con út mới 15 tuổi, được theo làm môn đệ cha.

 

Riêng về cha Đắc Lộ, cuộc đời và sự nghiệp của Cha đă gắn liền với lịch sử Việt nam. Trong lănh vực loan Tin Mừng, măi đến ngày nay Giáo Hội vẫn c̣n phải loay hoay t́m một đáp số cho cuộc gặp gỡ giữa sứ điệp Tin Mừng và văn hóa các dân tộc, mà khoa thần học thường gọi là tiến tŕnh “hội nhập văn hóa” (inculturation), th́ gần 4 thế kỷ trước đây, cha Đắc Lộ đă có trực giác nhạy bén – nếu không muốn nói là ân huệ lạ lùng – t́m thấy đáp số cho cuộc gặp gỡ nầy trên quê hương Việt nam. Khi nói đến điều nầy, người ta nghĩ đến chữ Quốc ngữ đă được thành h́nh do công lao đóng góp lớn của cha, đến ‘Nhà Đức Chúa Trời” hay c̣n gọi là Hội Thầy Giảng do cha thành lập như một sáng kiến độc đáo thích nghi việc loan Tin Mừng trong bối cảnh xă hội khó khăn. Nhưng đáp số đầu tiên và chính xác nhất của tiến tŕnh hội nhập văn hóa nơi mănh đất Việt Nam là cuộc sống và cái chết của Anrê Phú Yên, Người Chứng Thứ Nhất của Giáo Hội tại Việt Nam.

 

Khi c̣n sống với mẹ, Anrê Phú Yên đă được hấp thụ một nếp sống gia đ́nh Việt Nam đạo đức. Khi theo cha Đắc Lộ, thay v́ dạy thiên văn và toán học Tây phương, vị thừa sai nầy đă cho các môn sinh của ḿnh học nền lễ giáo Á đông. Trước khi hiểu và sống đạo làm con Thiên Chúa, Anrê Phú Yên đă am hiểu đạo làm người theo nền lễ giáo đó. Nền lễ giáo xây dựng trên chữ “Nhân” (nhân sinh chi đạo), bao gồm các đức tính khác như lễ, nghĩa, trí tín. Trong sách Luận Ngữ, ở đầu chương Tử Hăn, Khổng Tử dạy: không đem chữ nhân nói chung với chữ lợi và chữ mệnh (Tử hăn ngôn lợi dữ mệnh, dữ nhân). Nhân th́ không nghĩ đến lợi cho riêng ḿnh. Nhân th́ không bị trói buộc v́ chữ mệnh, nghĩa là không phải bận tâm sống chết, may rủi. Đạo nhân nầy đă giúp cho anh Anrê có những đức tính nhân bản cần thiết để sống và chết cho niềm tin. Hai đức tính nhân bản nổi bậc nơi anh là ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm.

 

Tuy chứng từ ghi lại là bà quả phụ Gioanna đă xin cha Đắc Lộ cho cậu út của bà đi theo cha làm môn đệ, nhưng hẳn chính Anrê cũng ước mong điều đó, đúng hơn, chính anh đă thủ thỉ nhờ mẹ xin hộ cho anh. Ở vào thời của Anrê, sức mạnh và vẻ hào nhoáng của thực dân chưa có. T́nh nguyện theo vị thừa sai không hy vọng có một cơ hội tiến thân nào, ngược lại chỉ gặp khó khăn, chống đối. Phải có những phút gằng co giữa cuộc sống an thân của một đứa con trai út bên người mẹ góa và bước phiêu lưu với vị thừa sai. Ḷng quảng đại đă giúp anh rời mái gia đ́nh, rời người mẹ thân yêu. Nơi căn nhà nhỏ bé ở xóm Ḷ Giấy, Phú yên, tiếng gọi của Chúa đă thắng vượt những ràng buộc cốt nhục và Anrê Phú yên đă ra đi.

 

Ba năm sau, tại tỉnh Quảng Nam, niềm tin Kitô đă trở thành đối tượng bị thù ghét. Bà chúa Tống Thị, một Herodia trong xă hội Việt nam lúc bấy giờ, t́m mọi cách để triệt hạ niềm tin nầy. Theo lệnh của quan Nghè Bộ là tay sai của Tống Thị, đối tượng tiêu diệt niềm tin Kitô nhắm vào thầy giảng Ignatio. Nhưng khi quân lính ập vào nhà cha Đắc Lộ, thầy Ignatio đi vắng. Anrê Phú Yên phải đối diện với sức mạnh thù nghịch. Anh có thể trả lời một cách đơn giản : thầy Ignatio không có ở nhà. Nhưng với tất cả tinh thần trách nhiệm, anh nhận ḿnh là Thầy giảng như Ignatio và sẵn sàng thay thế chỗ của Ignatio. Thế là anh bị bắt và cuộc hành quyết diễn ra ngay chiều hôm sau.

 

Lựa chọn và trung thành là những đường nét chính tạo nên dung mạo một vị tử đạo. Lựa chọn và trung thành cũng là bước đi của mọi người đeo đuổi cuộc sống niềm tin. Nhưng chính ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm là nền tảng của việc lựa chọn và trung thành.

 

Nhiều bạn trẻ hôm nay cảm thấy sợ hải phải lựa chọn và nhất là sợ phải trung thành với những giá trị đạo đức và niềm tin. Phải chăng họ kém quảng đại và thiếu trách nhiệm so với các thế hệ trước ? Không, nhưng có lẽ ngược lại. Chưa bao giờ như hôm nay, giới trẻ tỏ ra quan tâm đến các nhu cầu của người khác, dấn thân vào mọi sinh hoạt nhằm thăng tiến nhân phẩm. Đó là chưa kể rất nhiều bạn trẻ, khi nh́n thấy cảnh nghèo đói trên thế giới đă mơ ước tương lai sẽ tận hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo.

 

Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay bị lôi cuốn vào cơn lốc của thời “hậu hiện đại” rất đáng lo ngại. Thời “hậu hiện đại” không chỉ được đánh dấu bằng những tiến bộ phi thường của nền văn minh kỷ thuật, nó c̣n được ghi dấu bằng một tổng hợp tư tưởng tinh vi. Song song với một thế giới đổi thay quá nhanh chóng, có một lối suy nghĩ và hành động rất hấp dẫn, được gọi là “politically correct”. Đây là lối suy nghĩ và hành động vừa ảnh hưởng trên toàn cầu, vừa chi phối từng cá nhân. Trên b́nh diện toàn cầu, theo lối suy nghĩ và hành động “politically correct,” bây giờ không c̣n lằn ranh giữa bạn và thù, mọi tranh chấp, khác biệt đều có thể t́m một thỏa thuận, một hợp đồng, và mọi hợp đồng đều có thể thay đổi theo hoàn cảnh, các quốc gia phải bận tâm đến những liên đới rộng lớn hơn và các giá trị đạo đức không nhất thiết phải là những điểm đối chiếu căn bản. “politically correct,’ trên b́nh diện cá nhân, mỗi người hành động đặt tiêu chuẩn trên lư tưởng ḿnh tự chọn, phù hợp và lợi ích cho hoàn cảnh thực tế.

 

Lối suy nghĩ và hành động nầy hấp dẫn thế hệ trẻ không chỉ v́ tính cách mới mẻ - được coi như là ‘made in U.S.A” - , nhưng c̣n bởi những ưu tư nó đề ra. Bây giờ không c̣n là thời phải bận tâm đến chuyện đạo đức cá nhân, đến tương quan giữa người với người một cách riêng rẽ, nhưng là vấn đề liên đới trách nhiệm trong môi sinh, năng lượng, b́nh đẳng….

 

Thực tế, “politically correct” là con đẻ, là tổng hợp thực tiễn của chủ thuyết duy hiện sinh (existentialism hay cũng gọi là personnalism) trong triết học và nền luân lư tùy hoàn cảnh (situation ethics). Trong khi đề ra những ưu tư lớn, nó làm mờ dần tính cách vững bền của tiêu chuẩn đạo đức khách quan là lề luật, những giá trị của lễ giáo và niềm. Mất dần những đối chiếu căn bản nầy, “politically correct” dễ đưa tới thái độ thật ích kỷ, có khi vô luân mà tưởng ḿnh hành động khôn ngoan, quảng đại và có trách nhiệm.

 

Điều đáng lo ngại là những nghịch lư nầy đang trở thành phổ quát nơi giới trẻ. Có những bạn trẻ hăng say lên tiéng chống lại những bất công xă hội, nhưng lại chấp nhận dễ dàng việc ăn cắp vặt hằng ngày của bạn bè cũng như của chính ḿnh, v́ coi đó là chuyện nhỏ ! Họ muốn giải quyết những vấn dề toàn cầu nhưng dễ lănh đạm trước sự dữ đang xảy ra ngay trong nhà ḿnh. Chưa bao giờ câu nói của nhà bác học Albert Einstein trở nên đáng quan tâm như trong thời đại nầy. Câu nói đă được ghi bên dưới di ảnh tưởng niệm cái chết oan nghiệt của hai em Melisa Rosso và Julie le jeune, tại Liège, vương quốc Bỉ, nạn nhân của căn bệnh hưởng thụ tính dục trẻ con (pedofile) : “Thế giới là nơi nguy hiển để sống, không phải v́ có những người làm sự dữ, nhưng v́ có những người nh́n thấy sự dữ và để nó xảy ra” (Le monde est dangereux à vivre non à cause de ceux qui font le mal, mais à cause de ceux qui regardent et laissent faire).

Nơi nào trên thế giới nhân phẩm, nhân quyền bị xúc phạm th́ giới trẻ kịch liệt phản đối; nhưng những xúc phạm sự sống xảy ra nơi người bạn thân cùng sống trong cư xá hay nơi chính cuộc sống của ḿnh th́ thường dễ được làm ngơ hay bao che. Giữa tháng 11 năm 1996, người ta t́m thấy một em bé sơ sinh nặng 2 kư 7, dài 51 cm, bị đập vỡ sọ và vất vào thùng rác của khách sạn dọc xa lộ Newark, Delaware gần Nữu Ước. Điều khủng khiếp là, thủ phạm đập chết em bé sơ sinh nầy là chính cha mẹ của em. Cô Amy Grossberg, 18 tuổi, nữ sinh viên mới của trường đại học Delaware và cậu Brian Peterson cũng 18 tuổi, sinh viên mới của đại học Gettysburg, là con của hai gia đ́nh khá giả vùng ngoại ô thành phố New Jersey. Rời gia đ́nh vào nội trú ở khu đại học, cô cậu sống nếp sống tự do của sinh viên thời đại mới. Kết quả là cô Amy Grossberg mang thai. Chiều thứ hai ngày 11 tháng 11, hai người t́m đường đến khách sạn Comfort Inn. Tại căn pḥng 220 của khách sạn, đứa con của hai người trí thức trẻ chào đời lúc 4 giời sáng ngày thứ ba 12 tháng 11. Trước khi rời khách sạn trở về đại học, hai người đập nát đầu đứa bé và vất vào thùng rác, nhanh chóng, đơn giản như vất bao giấy của miếng bánh ḿ sandwich điểm tâm sáng! (Tuần báo Time, 2 tháng 12 năm 1996).

Brian Peterson và Amy Grossberg: hai người trẻ b́nh thường như bao sinh viên khác! Đây là một trong muôn vàn trường hợp của lối suy nghĩ và hành động “politically correct” bị mất những giá trị đạo đức làm điểm đối chiếu.

 

Giữa một thế giới bị chao đảo trong cơn lốc hưởng thụ ích kỷ, và tự do đă trở thành nhăn hiệu độc quyền của trào lưu sống, giới trẻ vẫn c̣n thao thức sống quảng đại và tinh thần trách nhiệm. Nhưng cần xác tín rằng, ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm không phải là những rung cảm nhất thời, mà là những đức tính nhân bản phải tập luyện mỗi ngày. Chúng không chỉ là những suy nghĩ và hành động theo lựa chọn cá nhân phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhưng là suy nghĩ và hành động phù hợp với những điểm đối chiếu đạo đức khách quan.

 

Lựa chọn và trung thành với sứ điệp Tin Mừng là điều có thể đối với mọi bạn trẻ hôm nay, nhưng cần hai điều kiện: Thứ nhất, sứ điệp Tin Mừng có được nh́n nhận là lư tưởng cho cuộc đời không ? Susanna Tamaro, nữ văn sĩ Công giáo người Ư, trong tác phẩm “Hăy đi đến nơi con tim đưa bạn đến” (Va’ dove ti porta il cuore), khuyên các bạn trẻ một câu đầy ư nghĩa : “Chiến đấu cho một ư tưởng mà không có ư tưởng đó trong ḿnh là một trong những điều nguy hiểm nhất người ta có thể làm” (Lottare per un’ idea senza c’ e un’ idea di sé è una delle cose più pericolose che si possa fare.). Có thể có những bạn trẻ mang danh Kitô hữu rơi vào điều nguy hiểm này hay không? Thứ hai, ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm là những thao thức của giới trẻ hôm nay, nhưng chúng có được coi là những giá trị nhân bản khách quan và vững bền hay không? và các giá trị Tin Mừng có được lấy làm những điểm đối chiếu căn bản để suy tư và hành động thể hiện ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm hay không?

 

Anh Anrê Phú yên đă để lại cho chúng ta một mô thức sống niềm tin, có sức vượt tháng sức ép của xă hội không thuận lợi với niềm tin nầy. Anh đă tạo cho ḿnh một nếp sống nhân bản vững chắc. Ḷng quảng đại và tinh thần trách nhiệm của anh đă t́m gặp một điểm tựa để thuyền đời anh neo bến. Một cuộc “hội nhập văn hóa” đă xảy ra trên cuộc sống của anh. Anh đă lựa chọn và trung thành với niềm tin Kitô. Anh đă mở lối và chỉ cách cho cuộc “hội nhập văn hóa” có thể xảy ra trên đời của các bạn trẻ Việt Nam đi sau anh. Họ cũng biết cách lựa chọn và sống niềm tin Kitô●

 

 

Lm. F.X. Huỳnh Tấn Hải

 

 

Theo DẤu Chân NgưỜi...

Gm. Cosma Hoàng Văn Đạt

 

Tôi có người quen ở tỉnh Phú Yên, nên một hôm ghé thăm. Dịp ấy, tôi được biết ḿnh đang ở ngay trên quê hương của thầy giảng Anrê Phú Yên, nay là địa sở (tức giáo xứ) Mằng Lăng, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tôi mượn cha sở được cuốn “ Người Chứng Thứ Nhất” của Phạm Đ́nh Khiêm, và ngay tại hành lang nhà thờ Mằng Lăng hôm ấy, khuôn mặt thiên thần của một người trẻ có chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử Hội Thánh Việt Nam đă làm tâm hồn tôi rung động sâu xa. Trong nhà thờ, trước Chúa Giêsu Thánh Thể, tôi đọc bài văn “ Anrê Phú Yên” của Trăng Thập Tự mà thấy ḷng ḿnh như ch́m trong đại dương thần linh vô tận.

 

Hôm sau, tôi đi thăm xóm Ḷ Giấy, cách nhà thờ Mằng Lăng chừng 2 Km, nơi chôn nhau cắt rốn của thầy giảng Anrê Phú Yên. Đây là một xóm nghèo, hiện chỉ c̣n chưa tới 10 gia đ́nh công giáo. Xưa kia xóm này có một ngôi nhà thờ nhỏ, nhưng hiện nay chỉ c̣n cái nền gạch dùng làm sân phơi lúa. Tối đến, ngồi bên bờ sông Kỳ Lộ, con sông ngăn cách nhà thờ Mằng Lăng với xóm Ḷ Giấy, tôi hồi tưởng lại một con người, một cuộc đời, một thanh niên, một giáo lư viên, một nhân chứng của Đức Kitô vào thời khai sinh Hội Thánh Việt Nam.

 

1. Không Ai Có T́nh Yêu Lớn Hơn

Thời điểm ân phúc trọng đại đến với anh vào tháng 7 năm 1644, tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay. Hôm ấy, anh đang ở trụ sở các Cha Ḍng Tên tại Hội An. Cha Đắc Lộ cũng như các thầy giảng khác đang đi làm việc tông đồ, chỉ c̣n lại anh ở nhà giúp mấy anh em khác đau yếu. Lính t́m thầy Inhaxu không được nên tức giận thu hết ảnh tượng, đập phá hết nhà cửa, rồi trói anh dẫn đi. Cha Đắc Lộ kể: “Anrê bị điệu đi tới quan trấn, bị tố cáo là giáo dân và thầy giảng. Rồi họ dẫn thầy vào ngục, nơi đă có một chứng nhân khác cũng tên là Anrê. Cả hai thức suốt đêm, coi như đêm cuối cùng đời ḿnh, an ủi nhau, tin tưởng vào ngày mai cả hai sẽ về thiên quốc.” Ngay hôm sau, quan tổng trấn kết án tử h́nh cả hai. Cha Đắc Lộ vận động tất cả mọi người Bồ Đào Nha ở Hội An đến xin quan trấn khoan hồng. Người kia được tha, v́ có con cháu. riêng anh “sẽ phải chết như đă xin, để dạy cho mọi người biết vâng lệnh Chúa.” Chúa đây là chúa Nguyễn ở Huế. Chiều ngày 26/07/1644, anh được dẫn đến pháp trường G̣ Xử. Cha Đắc Lộ kể tiếp: “ Tới nơi toàn thắng, thầy quỳ xuống cầu nguyện để chiến đấu cho can đảm hơn. Lính gác chung quanh. Họ không cho tôi ở bên trong ṿng lính, nhưng viên đội trưởng cho phép tôi vào, và đứng cạnh thầy. Thầy vẫn quỳ dưới đất, mắt nh́n lên trời, miệng luôn hé mở và đọc tên Chúa Giêsu.” Được lệnh, một người lính lấy giáo đâm anh từ phía lưng, thâu qua ngực chừng hai bàn tay. Anh đưa mắt tŕu mến nh́n cha Đắc Lộ để vĩnh biệt. Cha nói anh hăy nh́n lên trời là nơi anh sắp tới và có Chúa Giêsu đón tiếp. Anh ngước mắt lên cao và không nh́n xuống nữa. Cũng tên lính lấy giáo đâm anh lần thứ nh́, rồi lần thứ ba, như thể muốn t́m trái tim anh. Điều kỳ lạ là anh vẫn quỳ chứ không ngă. Cuối cùng, lính phải lấy mă tấu chém hai nhát, đầu anh ĺa khỏi cổ, xác anh ngă gục, hồn anh đến với Chúa. Cha Đắc Lộ đưa xác anh về Áo Môn, c̣n đầu anh về Rôma. Năm ấy anh 19 tuổi.

 

2. Nước Trời Như Hạt Cải

Dưới ánh trăng vằng vặc, tôi nh́n ḍng sông Kỳ Lộ hiền ḥa lấp lánh, núi Aman và núi Sơn Chà đơn sơ mà bí ẩn, rồi những lùm tre, những mái tranh, những con thuyền nhỏ ( ở đây gọi là sơng). Quê hương của anh thật xinh đẹp và dễ thương. Một nhóm thanh niên nam nữ ngồi trên băi cát cùng nhau hát rồi cười đùa, sau một ngày lam lũ. Tôi bắt gặp đâu đây h́nh ảnh của anh hơn 300 năm trước.

 

Vào thế kỷ XVII, bước chân nam tiến của ḍng giống Lạc Hồng mới đến Đèo Cả. Phú Yên là tiền đồn phía nam của tổ quốc. Dinh Trấn lúc ấy đóng ở bờ sông Kỳ Lộ, gần cửa biển Tiên Châu. Hẳn là ông bà hoặc cha mẹ anh đến lập nghiệp tại vùng đất mới này, để nơi đây trở thành quê hương anh. Và Phú Yên trở thành tên anh. Năm 1641, cha Đắc Lộ, vị thừa sai kiệt xuất tại Việt Nam, đă từ B́nh Định đến cửa biển Tiên Châu, theo sông Kỳ Lộ vào dinh trấn Phú Yên để giúp đỡ các bổn đạo mới đến đây lập nghiệp. Năm ấy, anh 16 tuổi. Cuộc gặp gỡ giữa cha và anh diễn ra thế nào không ai biết rơ. Nhưng chúng ta có thể chắc rằng đó là cuộc gặp gỡ giữa một sứ giả của trời và một tâm hồn luôn hướng lên trời cao. Có lẽ ngày xưa Chúa Giêsu cũng gặp thánh Gioan như vậy. Chuyện xảy ra 3 năm sau đó hơi khác: một đàng là thánh Gioan đứng dưới chân thánh giá, hiệp thông với Chúa Giêsu trong những giờ phút cuối, một đàng là cha Đắc Lộ chứng kiến và khích lệ người môn đệ yêu dấu của ḿnh để làm chứng cho đức tin. G̣ Xử ở Quảng Nam mở đầu cho vô số những Đồi Sọ mới trên đất Việt.

 

Cha Đắc Lộ đến Hội An từ năm 1624. Ba năm sau, cha trở thành người đặt móng cho Hội Thánh Đàng Ngoài. Noi gương Hội Thánh Nhật Bản, khi đến Hội An khởi đầu công cuộc truyền giáo tại Việt Nam năm 1615, cha Phanxicô Buzomi mời gọi một số giáo dân nhiệt thành cộng tác vào việc phục vụ cộng đoàn cũng như công cuộc truyền giáo. Ở Đàng Ngoài, tại Thăng Long. Cha Đắc Lộ tiến thêm một bước là tổ chức Hội Thầy Giảng. Cha mời gọi một số thanh niên độc thân nhiệt thành và có uy tín, huấn luyện họ làm giáo lư viên, cho họ sống chung với cha, cho họ tuyên khấn công khai trước mặt giáo dân . Khi không có các thừa sai, chính các thầy giảng lănh đạo cộng đoàn, nhờ đó sinh hoạt không bị đ́nh trệ, việc truyền giáo mở rộng, và khi bị bách hại, các tín hữu vẫn có được những điểm tựa tinh thần. Thành công ở Thăng Long, khi trở lại Hội An, cha lập Hội Thầy Giảng Đàng Trong. Lúc ấy, Hội An là một thương cảng quốc tế , nơi tàu bè các nước, đặc biệt là Trung Hoa, Nhật Bản và Bồ Đào Nha, ra vào buôn bán tấp nập. Các cha Ḍng Tên đặt trụ sở truyền giáo tại đây, nên Hội An cũng là “ nhà chung” của các thầy giảng.

 

3. Dù Mưa Rơi Hay Băo Tới

Cha Đắc Lộ đến dinh trấn Phú Yên lần đầu, có thể thầy giảng Anrê Phú Yên chỉ là một thiếu niên như bao thiếu niên khác ở miền quê. Những mảnh ruộng nhỏ, những chiếc sơng nhỏ, hai con núi nhỏ là nơi anh cuốc đất gieo lúa, bắt tôm bắt cá, kiếm củi kiếm than. Được rửa tội, anh mang tên thánh Anrê. Ở nhà hoặc trong giấy tờ anh tên là ǵ, không ai biết nữa. Thật là tiếc, nhưng cũng hay. Ngày nay, anh được mọi người gọi bằng tên thánh bổn mạng ghép với tên xứ sở. Anh đă trở thành linh thiêng, không ai gọi bằng tên riêng nữa. Năm 17 tuổi, anh ĺa bỏ gia đ́nh và quê quán, theo cha Đắc Lộ vào Hội An, gia nhập Hội Thầy Giảng. Trong hai năm ở đây, anh đă làm ǵ ? Chắc cũng như mọi thầy giảng khác, anh được huấn luyện về nghề nghiệp và về giáo lư, đặc biệt là đời sống đức hạnh và phục vụ. Năm 18 tuổi, anh khấn hứa công khai. V́ c̣n nhỏ có thể đóng vai tṛ phụ thuộc. Điều quan trọng là, như Chúa Giêsu, anh ngày càng lớn lên, thêm khôn ngoan, được Thiên Chúa và mọi người thương mến.

 

Đứng đầu nhóm thầy giảng ở Hội An là thầy Inhaxu. Đây là một tông đồ nhiệt thành và hữu hiệu. Tuy nhiên, có một người rất ghét thầy, đó là một phụ nữ gọi là Tống Thị. Bà là vợ nhỏ của Vương Tử Kỳ, con chúa Săi và làm trấn thủ Quảng Nam. Năm 1631, Vương Tử Kỳ chết, rồi năm 1635, chúa Săi cũng qua đời. Em của Vương Tử Kỳ kế vị cha, gọi là chúa Thượng. Tống thị ra vào với chúa Thượng như vợ chồng, làm nhiều người gai mắt, trong đó có thầy Inhaxu. Cha Đắc Lộ kể: “ Vào tháng 7 năm 1644, quan trấn tỉnh Phú Yên từ phủ chúa về, đem theo sắc lệnh, không phải của chúa, v́ chúa vẫn tỏ thịnh t́nh với tôi, nhưng của bà chúa xưa nay vốn ghét đạo, như tôi đă nói, và nhất là bà thề sẽ hăm hại thầy Inhaxu. Quan trấn này tự nhận công việc, v́ hợp ư xấu đă có từ lâu.”

 

Một lần có dịp đến Hội An, tôi đă t́m đến nơi xưa kia anh đă sống hai năm cuối đời. Dĩ nhiên, trụ sở của các cha Ḍng Tên hồi đó, cũng như chính ngôi nhà thờ đầu tiên của Việt Nam, không c̣n lại dấu vết nào. Hiện nay, đó là một ḷ giết mổ heo trên đường Cửa Đại. Theo quốc lộ 1 từ Điện Bàn về phía nam chừng mấy cây số, tôi đến nơi xưa kia là G̣ Xử. Không một dấu tích ǵ. Trở lại xóm Ḷ Giấy, không ai c̣n nhớ đâu là căn nhà đă đón anh vào đời. Chẳng những không ai nhớ tên anh, cũng chẳng ai biết cao hay thấp, béo hay gầy, vui nhộn hay trầm lặng. Gần như anh không c̣n là một con người bằng xương bằng thịt. Anh đă trở thành một lời chứng. Thác là thể phách, c̣n là tinh anh. Vào đầu năm 1994, khi có dịp đi qua G̣ Xử, tôi dừng lại một quán nước bên đường, nh́n vào nơi anh đă hy sinh. Tôi thấy rơ anh vẫn quỳ dưới đất, mắt hướng lên trời cao, miệng kêu tên Chúa Giêsu: ít là trong ḷng tôi.

 

 

4. Tâm Hồn Lớn Trong Vóc Dáng Nhỏ

Thấy người nằm đó biết sau thế nào? Kiều đă tự hỏi như vậy trước mộ Đạm Tiên. Sau khi chứng kiến thầy giảng Anrê Phú Yên hiến dâng mạng sống cho Đấng đă hiến dâng mạng sống cho ḿnh, cha Đắc Lộ nói với mọi người: “ Tôi hết sức mong đợi mọi người trên thế giới được biết người đầy tớ tuyệt diệu của Chúa, để thúc đẩy họ nhận biết và yêu mến Đấng bạn trẻ này đă yêu mến đến chịu chết v́ Người.”

Tôi nhớ đến anh, một người trẻ gắn liền với việc theo Chúa với việc phục vụ Hội Thánh. Anh không nghĩ theo Chúa chỉ để được lợi lộc đời này hay hạnh phúc đời sau. Gương của cha Đắc Lộ và các thầy giảng khiến anh bước theo Chúa Giêsu, dấn thân với Chúa. Những người chưa biết Chúa, hoặc chưa biết Chúa đủ, đang bao vây anh. Anh không thể đến với Chúa một ḿnh, v́ anh chắc sẽ bị Chúa hỏi, như đă hỏi Cain: “Em con đâu?”

 

Tôi nhớ đến anh, một thiếu niên thôn quê, chắc là ít học và cả đến ngây ngô. Cha Đắc Lộ là một giáo sư thần học. Một số thầy giảng từng là tiến sĩ, cử nhân. Anh không có ǵ đáng kể, đáng khoe. Nhưng ai cũng có ǵ để đóng góp. Mặt trời chiếu sáng ban ngày hay mặt trăng chiếu sáng ban đêm. Vào những đêm không trăng, những ngôi sao nhỏ lấp lánh cũng tô điểm bầu trời. Và ngay cả một ngọn đèn dầu dưới một mái tranh cũng có thể dẫn đường cho lữ khách.

 

Tôi nhớ đến anh, ngay hôm bị bắt, không đi làm tông đồ, nhưng ở nhà săn sóc mấy thầy giảng bị bệnh. Trong chương tŕnh cứu độ bao trùm cả không và thời gian, mỗi người chỉ đóng một vai tṛ rất nhỏ. Riêng anh chấp nhận làm những việc được trao, những việc vừa sức, trong vai tṛ của người đàn em, người phụ tá. Anh như một bông hoa nhỏ trước bàn thờ Chúa, vào mỗi ngày thường. Anh như một đóa hoa 10 giờ, mọc đâu cũng được, ai hái cũng được. Thế mà cuộc sống hằng ngày của muôn vàn người rất cần đến những cây kim sợi chỉ.

 

Tôi nhớ đến anh, người thắp lên một ngọn đèn, chứ không ngồi yên nguyền rủa bóng tối. Tống thị và quan trấn Quảng Nam thời nào chẳng có? Anh không xuống đường la hét, cũng không đóng cửa rên rỉ. Anh nhập đoàn với Hội Thánh, với Hội Thầy Giảng, làm một tia sáng, làm một hạt muối, để mặt đất tươi đẹp hơn, đáng sống hơn. Một rừng cây ngày đêm lớn lên mà không gây một tiếng động nhỏ. Cuộc đời luôn dư thừa những tiếng kêu la than văn, chỉ thiếu những người âm thầm đem lại b́nh an và niềm vui.

 

Tôi nhớ đến anh, một người trẻ vui khi bị bắt, vui khi bị hành h́nh. Anh không phải là một triết gia lạnh lùng trước sự sống và cái chết. Anh có một niềm hy vọng. Khi theo đạo, anh bước theo Đức Giêsu. Khi nhập Hội Thầy Giảng, anh muốn trở thành cộng sự viên của Chúa. Khi tử đạo, anh hân hoan thấy ḿnh nên giống Chúa trên thánh giá. Đức Kitô đă phục sinh : đó là hy vọng duy nhất của anh. Anh vui v́ t́m được niềm hy vọng. Anh vui hơn v́ dấn thân với niềm hy vọng. Anh vui nhất khi đạt được niềm hy vọng. Anh trở thành chứng nhân của niềm hy vọng.

 

Những lời cuối cùng từ miệng anh, từ ḷng anh, là Chúa Giêsu. Tôi hiểu hết. Đó là trái tim của anh.

 

Nh́n mọi sự nhạt nḥa đi, tôi thấy anh nổi bật, ít là trong ḷng tôi, giữa những người trẻ đă bước theo Đức Giêsu đến cùng: Tôma Thiện, Anrê Trông, Giuse Tuân... Và cả những Luy Gonzaga, những Têrêsa Hài Đồng nữa. Tôi nhớ đến Hội Thánh Việt Nam, đến đất nước Việt Nam của hai câu mở đầu bài văn Anrê Phú Yên :

Cây lành sinh trái ngọt

Đất thánh trổ người hiền.

 

Và một ư trong ca khúc “Anrê Phú Yên” của Trương Đ́nh Hiền :

Sống chứng nhân t́nh yêu

Chết lễ dâng toàn thiêu.

Anh đă vào trong kư ức ngàn đời của Hội Thánh.

 

Gm. Cosma Hoàng Văn Đạt

 

 

 

NhỮng Phép LẠ nhỜ lỜi cẦu bẦu

cỦa các Thánh TỬ ĐẠo ViỆt Nam

đưỢc Ṭa Thánh công nhẬn

Đ.Ô. Vinhsơn Trần Ngọc Thụ

 

Những Phép Lạ được tŕnh bày sau đây không phải do mỗi cá nhân từng vị Thánh Tử Đạo đă làm, nhưng là khi giáo dân, Việt Nam cũng như ngoại quốc, cầu khẩn, họ cầu một cách tổng quát: "V́ công nghiệp các Thánh Tử Đạo Việt Nam" hay là "Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cầu cho chúng tôi". Do đó những phép lạ nói đây mang tính cách tập thể, và giá trị được tuyên bố là giá trị chung cho toàn khối các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

 

Ba phép lạ đầu tiên (số 1, 2, 3 dưới đây) là những phép lạ chính thức, nghĩa là đă được Ṭa Thánh nghiên cứu với các Ủy Ban Bác Sĩ liên hệ, và đă công nhận: do đó có giá trị cho toàn khối 90 vị Tử Đạo (được phong Chân Phước trong đợt I: 1900; đợt II: 1906; đợt III: 1909). C̣n lại 27 vị (2 vị đợt I: 1900 và 25 vị đợt IV: 1951), v́ đă có bằng chứng hiển nhiên các ngài đă chết v́ đức Tin: v́ vậy Ṭa Thánh đă tha việc đ̣i hỏi phép lạ trước khi tôn phong Chân Phước.

 

C̣n một số phép lạ khác (số 4) và các phép lạ do một vài cá nhân Tử Đạo (hai Giám Mục Valentinô Berrio Ochoa và Melchor Garcia Samedro), mặc dầu không được Ṭa Thánh lập Ủy Ban điều tra chính thức và công nhận, tuy nhiên vẫn là những sự kiện siêu nhiên v́ đă cứu chữa rất nhiều bệnh nhân một cách lạ thường, và c̣n tiếp tục trong thời gian hiện tại.

 

1. Phép Lạ: Bà Margarita Maria Goldsmit, người Anh, được khỏi bệnh ngày 4/04/1853:

Năm 1849, sau một lần đi tắm, bà Margarita Maria Goldsmit tự nhiên bị lạnh cả người và cảm thấy đau đớn suốt trong mấy tháng trời. Sang năm 1850, thấy có phần thuyên giảm, bà theo chồng sang Paris. Nhưng rồi chính ở Paris cơn bệnh trở lại trầm trọng. Bác sĩ Skrimpton, Bác sĩ tư của gia đ́nh, từ London sang hiệp lực với 3 vị Bác sĩ người Pháp, nhưng không làm sao cho bà đi trong nhà. Nằm trên giường không thèm ăn, không thèm ngủ măi cho tới cuối năm 1852 phải áp dụng cả đến phương pháp dùng quang tuyến đốt một phần tế bào bên trong, nhưng càng làm cho bệnh nhân suy nhược!

 

Bà Goldsmit là một thiếu phụ ngoan đạo, năng xin rước lễ. Sau cùng, bỏ tất cả các thứ thuốc trần gian, bà nghe lời cha giải tội làm tuần 9 ngày kính các vị Tử Đạo thuộc nhóm Thừa Sai Paris, trong đó có nhiều vị Việt Nam, mà Đức Gregorio XVI vừa mới tuyên bố đưa lên bậc Đáng Kính (năm 1840 và 1843). Trong suốt thời gian 9 ngày đặc biệt đó, bà đeo trên ḿnh mẫu ảnh, trong đó đựng hài cốt mấy vị Tử Đạo, bắt đầu từ hôm 27/03/1853. Đêm sau cùng bệnh t́nh càng gia tăng, nhưng sáng hôm sau, ngày 4/04/1853, sau khi rước lễ, bà cầm trí tạ ơn Chúa, trong tay nắm chặt mẫu ảnh mang di tích các vị Tự Đạo.

 

Tự nhiên bà cảm thấy nôn nao, nghe như có tiếng bên trong thúc bà ngồi dậy, bà nhận chuông gọi y tá, rồi bà đ̣i ăn v́ cảm thấy đói sau bao nhiêu ngày tháng kiêng cử. Cô y tá bưng thịt, bưng bánh đưa cho bà ăn. Ăn xong bà đ̣i lấy xe đưa bà đến nhà thờ dự lễ: trên xe bà không c̣n thấy diễn lại những lần chân tay co rút đau đớn và nhức nhói như hồi nào! Trong nhà thờ bà đứng lên ngồi xuống một cách b́nh thản như mọi người khác. Về tới nhà bà không cảm thấy mệt mỏi: cuộc đời đă tươi sáng trở lại, v́ từ đó cơn bệnh đă hết hẳn!

 

2. Phép Lạ: Nữ Tu Saint Bernard, nhũ danh Eleonore Rogé được chữa lành ngày 23/08/1854:

Là một nữ tu chuyên nghề y tá trong bệnh viện thành phố Reims bên Pháp, năm 32 tuổi chị mắc chứng bệnh trẹo xương bên chân trái. Từ tháng 5 năm 1850 cho tới tháng 4 năm 1854, chị bị giải phẫu tất cả 7 lần, và lần thứ 8 (9/04/1854) là trầm trọng hơn cả. Bác sĩ bắt chị phải đi một thứ giầy ống, và sau đó c̣n phải bó bột ống chân. Ngày 25/05/1854 chị mệt hẳn người, và chứng đau gân nơi ống chân trái lan tới cả bộ gân trên đầu, đau nhức đến mức độ chị lịm đi một hồi lâu, ai cũng tưởng là chị đă chết! Thực ra chị phải nằm suốt 15 ngày đêm trong t́nh trạng đó. Chính lẽ, phải đưa chị ra khỏi bệnh viện, đem về nhà Ḍng để chuẩn bị ra đi vĩnh biệt, nhưng chị năn nỉ ở lại chờ vận mệnh Chúa sẽ gửi tới.

 

Đúng thế! Tự nhiên một Linh Mục bạn gia đ́nh đến thăm và từ giă v́ sắp sửa tới ngày nhập chủng viện Hội Thừa Sai Paris và lên đường truyền giáo. Một tháng sau vị Linh Mục đó viết thư đưa tin cho chị: trong Hội Thừa Sai đang vận động cuộc phong Chân Phước cho các vị Tử Đạo thuộc Hội Ḍng xưa kia ở Trung Hoa và Việt Nam, và đề nghị chị nên làm tuần 9 ngày cầu xin, Linh Mục đó hứa sẽ hợp ư cùng với Hội Ḍng Thừa Sai cầu nguyện cho chị. Tuần cửu nhật bắt đầu hôm 15/08/1854, kính Đức Mẹ Nữ Vương các Thánh Tử Đạo và kính tất cả những vị Thừa Sai và Giáo Dân đă chết v́ đức tin.

 

Trong khi đó chân của chị mỗi ngày càng sưng phồng lên và người ta thấy rơ nốt bầm máu lan rộng, bệnh nhân không ngủ được. Nhưng sáng hôm 23 tháng 8/1854, ngày cuối cùng tuần cửu nhật, chị Saint Bernard đ̣i xuống nhà thờ, một bên nách chống nạng, c̣n bên kia nhờ một chị em nâng đỡ, chứ không dám để chân trái chạm tới đất. Chị ngồi vào chỗ, nh́n thẳng lên nhà tạm và tượng Đức Mẹ, chị cảm thấy có một biến chuyển trong ḿnh, nhưng không làm sao diễn tả cho chính xác, rồi chị tự nhủ: "Có lẽ nào mà ḿnh được khỏi, nhờ lời cầu khẩn của bằng ấy vị Tử Đạo: Lạy Chúa, v́ Chúa mà các ngài đó đă đổ hết máu đào, lạy Mẹ, chính Con Mẹ mà các ngài đă chịu cực h́nh". Xong lễ, chị ra khỏi nhà thờ lúc 8 giờ sáng: một ḿnh chị chống nạng hai bên nách và thử lê chân trái chạm tới đất. Chị tiếp tục làm hết tuần cửu nhật. Vào buổi trưa, thay v́ nạng, chị di chuyển bằng một cây gậy.

 

Lúc 15g30, chị đi hát kinh chiều với cộng đoàn, ngồi bên bà Giám Đốc. Về cuối giờ kinh chị cảm thấy nơi ống chân tự nhiên giật mạnh một cái đau nhói, nhưng rồi êm luôn. Chị Saint Bernard một ḿnh đứng dậy, hai tay không mang ǵ hết, chị tiến thẳng về tượng Đức Mẹ xa cách đó chừng 20 thước và quỳ tạ ơn. Toàn thể cộng đoàn ngơ ngác nh́n chị với vẻ ngạc nhiên, nhưng hết sức vui mừng phấn khởi, tất cả đều đứng lên theo bà Giám Đốc Tu Viện và đồng nhịp họ lớn tiếng hát bài Magnificat tạ ơn Thiên Chúa!

 

3. Phép Lạ: Cô Dolores Conflans được chữa khỏi chứng bệnh tê liệt xương sống: 8/06/1888, tại VIC (Tây Ban Nha):

Cô Dolores Conflans, quê tại thành VIC, năm 18 tuổi, bị tê liệt xương sống phải nằm suốt trong 11 năm liền. Đau tới mức độ lan ra cả xương bả vai và hai cánh tay. Con người gầy c̣m, v́ không ăn uống được nhiều chỉ c̣n da bọc xương. Mỗi lần mệt mỏi cô muốn cử động mấy đầu ngón tay là cả một công tŕnh, v́ phải mất lâu thời giờ. 5 bác sĩ thay nhau khám bệnh và điều trị, tuy nhiên không làm sao cho bệnh nhân có khả năng tiến đi được mấy bước. Bác sĩ Torres, năm1879, khi mới bắt đầu đến chữa đă tuyên bố: thân cô Dolores là "một vết thương cụ thể", nói trúng hơn là "một huỷ bại toàn diện cơ thể" (leione materiale, o distruzione dell' organo).

 

Do người ta khuyến cáo, cô yêu cầu được chở tới đền các vị Tử Đạo Việt Nam, đang được chuẩn bị tôn phong Chân Phước đợt II (1906), nơi đây cô cầu xin ráo riết, nhất là cầu xin Thánh Linh Mục Amato, là vị đă sinh trưởng tại VIC, và trong đền các vị Tử Đạo nói trên c̣n giữ hài cốt của ngài. Cô dự thánh lễ: vào lúc Linh Mục chủ tế chịu Ḿnh Thánh Chúa, cô cảm thấy trong ḿnh thoải mái dễ chịu, tự nhiên cô quỳ xuống đất, lúc ban đầu tay c̣n vịn vào chiếc ghế đằng trước, cô quỳ gối làm dấu Thánh Giá, và rồi cũng tự ḿnh đứng lên cho tới hết giờ đọc Phúc Âm sau cùng.

 

Cô Dolores Conflans c̣n ở lại trong đền các vị Tử Đạo, dự thêm một thánh lễ thứ hai, nghe giảng, rước lễ, rồi sang tu viện các Nữ Tu Đa Minh bên cạnh đền thờ, cô ăn sáng tại đây, và ở măi cho tới 8 giờ tối. Buổi chiều hôm đó, cô đi lại thăm tu viện, và c̣n cầm đèn nến trong tay tham dự cuộc rước kiệu Thánh Thể hôm đó, 8/06/1888, được tổ chức trong sân tu viện như bất cứ một nữ tu b́nh thường khác vậy.

 

Bác sĩ Pellegrini, một trong 5 bác sĩ điều trị bệnh nhân, đă trở lại khám nghiệm các phần thân thể đau yếu hồi trước của cô Dolores Conflans, đă minh chứng: "Sau khi hội kiến với 4 Bác sĩ khác, chúng tôi không thể giải thích theo phương pháp y khoa t́nh trạng khỏi bệnh bất thường của cô Dolores Conflans".

 

4. Phép Lạ: Cô Adela Mac Master, ngày 4/09/1959, tại Mexicô D.F.:

Bị ung thư ở ngón tay giữa bàn tay trái: đầu tiên như một cái mụn mọc lên ở đốt cuối cùng ngón tay, mỗi ngày cứ phồng lên to như quả nhăn, cô Adela Mac Master cảm thấy nhức nhói lan ra khắp bàn tay, và là một cực h́nh mỗi lần phải cử động, hay lỡ ra bị va chạm vào đâu. Các Bác Sĩ công nhận chỉ c̣n một cách giải phẫu và cưa hẳn ngón tay. Nghe đến chuyện giải phẫu bệnh nhân rùng ḿnh kêu khóc.

Để trấn an cô con gái cưng, ông thân sinh tự xuất thân làm "bác sĩ" bằng cách lấy thứ dầu Bengué thoa bóp ngón tay, rồi ông tự ư, khi băng bó, gói cả trên vết thương miếng vải di tích của Thánh Giám Mục Valentino Berrio Ochoa, tử đạo năm 1861 tại Hải Dương.

 

Sáng hôm 4/09/1959, cả gia đ́nh đi nhà thờ ḍng Đa Minh có ư xin lễ cầu cho cô "v́ công nghiệp vị Thánh Tử Đạo" nói trên. Nhưng Cha Giám Đốc Tu Viện chỉ định ngày 27 tháng 9/1959 mới có thể dâng thánh lễ theo ư muốn gia đ́nh, v́ suốt thời gian trước đó đă có người khác dành chỗ cả rồi! Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó cô Adela (23 tuổi) nhỏm dậy chạy đi t́m mẹ và cô em gái, cô la ó ầm ĩ: "Mẹ ơi, xem ngón tay con, hết đau rồi nè". Cục ung thư biến đâu mất, và ngón tay trở về b́nh thường không thấy dấu vết ǵ nữa. Các Bác sĩ được mời đến khám nghiệm đều ngơ ngác trước sự kiện lạ lùng do quyền phép Chúa làm.

 

5. Thánh Giám Mục Valentino Berrio Ochoa vẫn c̣n tiếp tục thi ân trong rất nhiều trường hợp các bệnh nhân được chữa lành mạnh:

Một đặc điểm là Thánh Giám Mục Valentino Berrio Ochoa vẫn c̣n tiếp tục thi ân trong rất nhiều trường hợp các bệnh nhân được chữa lành mạnh. Tại thành phố Bilbao (Tây Ban Nha) người ta đă mở cả một "Văn pḥng Tôi Tớ Chúa: Berrio Ochoa" (Secretariado Berrio Ochoa Dominicos) và đă công bố một tài liệu về những phép lạ đă nhận được do sự bảo trợ của "Thánh Valentino Berrio Ochoa và các Bạn Tử Đạo" nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Ngài 1827-1927.

 

Trong tập tài liệu nói trên, có ghi lại một vài sự kiện như sau:

- Tính theo số những đơn đă xin đích danh và một ḿnh Thánh Valentino Berrio Ochoa, từ tháng 6 năm 1908 tới tháng 5 năm 1985: được 116 phép lạ chữa lành bệnh nhân;

- Theo số đơn đă xin Thánh Valentino Berrio Ochoa và các Bạn Tử Đạo: từ tháng 12 năm 1978 tới tháng 2 năm 1986: được 21 phép lạ tập thể (miraculum globale);

- Sau cùng, hai phép lạ được khỏi bệnh qua sự bảo trợ của Thánh Melchor Garcia Sampedro (Tử Đạo tại Nam Định, 28/07/1858).

 

Trên thực tế là những bệnh nhân đă được lành mạnh và đă trở lại tri ân và ghi tên tuổi của ḿnh, nhưng các phép lạ được nhắc tới trong mục số 4, và 5 không lập thành bản án điều tra theo thể thức giáo luật, như mấy phép lạ kể trên số 1, 2, và 3. Tuy nhiên sự kiện vẫn minh chứng ḷng tôn sùng sâu rộng của giáo đoàn, nhất là giới bệnh nhân, dành cho các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, cũng như minh chứng sự kiện Chúa Quan Pḥng bảo đảm uy thế các ngài trước ṭa thiên Chúa.

Đ.Ô. Vinhsơn Trần Ngọc Thụ

(Trích tập sách Vụ Án Phong Thánh của tác giả

Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản năm 1987, Hoa Kỳ)

 

 

 

TỔ tiên chúng ta đă chẾt v́ yêu

cho chúng ta đưỢc sỐng dỒi dào

Lm Nguyễn Văn Khải, CSsR

 

Ngày nay nếu chúng ta có dịp đi từ Bắc chí Nam, đâu đâu chúng ta cũng thấy dấu tích liên quan đến các vị tử đạo. Ở Hà Nội này chúng ta biết gần nhà thờ chúng ta ngày trước có pháp trường Cầu Giấy là nơi xử tử nhiều đấng tử đạo. Ở Huế ngay trên con đường thiên lư Bắc Nam, ngang phía thành cổ, ngày nay chúng ta c̣n thấy địa danh Cống Chém, nơi ngày xưa thường chém cácvị tử đạo trong đó có Thánh Simon Hoà. Ở Sài G̣n, trên đường Nguyễn Trăi, chỗ gần nhà thờ Chợ Đũi, c̣n dấu tích pháp trường Cây Da C̣m, nơi xử tử thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm. Đi khắp các tỉnh đâu đâu cũng thấy dấu tích tử đạo cũ mới. Máu các nhân chứng đức tin thấm đẫm đất Việt Nam ḿnh. Có nơi, như ở Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu, hoặc ở Trí Bưu, Quảng Trị có hàng trăm kitô hữu v́ đạo mà bị thiêu sống cùng lúc. Người ta đoán định cho đến cuối thế kỷ XIX, sau gần 4 thế kỷ truyền giáo ở VN, có khoảng 150.000 vị tử đạo, trong đó có 117 vị đă được phong hiển thánh và 1 vị đă được phong chân phúc.

 

Các vị tử đạo là ai? Thưa các ngài là tổ tiên của chúng ta trong máu huyết và/họăc trong đức tin. Chúng ta mang họ tên các ngài. Các ngài là những người con hiếu thảo: Thánh Anrê Trông dặn bạn đồng ngũ đang canh ḿnh rằng: “Xin anh giúp đỡ mẹ em. Chúng ta là anh em. Xin nhắn mẹ em đừng lo ǵ cho em cả. Cầu chúc cho mẹ măi thánh thiện và hài ḷng v́ cậu con trai luôn trung thành theo Chúa cho đến chết”. Các là những người cha nhân từ bác ái: Thánh Quỳnh, một người luôn tin Chúa quan pḥng và luôn giúp đỡ người nghèo, đă nói với vợ con rằng: “Tôi chưa thấy ai hay giúp đỡ người nghèo mà lại phải túng bấn bao giờ”. Các ngài là những người mẹ đảm đang: Người con của Bà Thánh Đê làm chứng rằng: “Mẹ chúng tôi rất chăm lo việc dạy dỗ con cái. Chính người dạy dỗ chúng tôi học chữ, học kinh bổn và học cách dự thánh lễ. Người không bao giờ đề chúng tôi biếng nhác xưng tôi rước lễ. Người cho chúng tôi vào Hội Con Đức Mẹ và Ban thưa kinh ở nhà thờ. Khi chúng tôi lấy chồng người vẫn thường xuyên thăm viếng và khuyên bảo điều hay lẽ phải”.

 

Các ngài là những người hết ḷng yêu mến và phục vụ đất nước Việt Nam. Không những phục vụ nhân dân mà c̣n phục vụ cả vua chúa. Không những phục vụ bằng việc giảng đạo mà c̣n bằng cả công tác khoa học. Sử sách cho biết: Cha Thánh Minh đă cùng Đức Cha Tabert Từ soạn bộ từ điển Annam - Latin, góp phần hoàn chỉnh chữ quốc ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Cha thánh Jarcard Phan và Cha Thánh Gagelin Kính đă dịch thuật các sách vở tài liệu và dạy ngoại ngữ cho các quan trong Triều đ́nh Huế.

 

Các thánh tử đạo Việt Nam hết thảy đều là những người tốt lành. Thế nhưng, các ngài đă phải chết. Có đấng bị chết rũ trong tù. Có đấng th́ bị án bá đao nghĩa là bị xẻ thân ra làm trăm mảnh. Có đấng bị án trảm nghĩa là bị chém đầu. Có đấng bị xử giảo nghĩa là bị treo cổ. Có đấng bị án lăng tŕ nghĩa là bị chặt tay chặt chân trước khi bị chém đầu. Có đấng chết rồi c̣n bị chém. Có đấng chết đă an táng rồi mà xác c̣n bị quật lên ném trôi sông.

 

Các ngài phải chết và chết thảm như vậy , xét ở mức tổng quát nhất, là v́ một lư do rất đơn giản: Các ngài tin Chúa Kitô, yêu Chúa Kitô và muốn trở nên giống Chúa Kitô khi cùng chịu đau khổ và chịu chết với Người. Chính ước muốn này là sức mạnh giúp các ngài đón nhận cái chết cách thanh thản và cao thượng. Thánh Tôma Khuông nói: “Tôi không mong ǵ hơn là được hy sinh mạng sống v́ đạo thánh”. Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh nói với thánh Đaminh Đinh Đạt rằng: “Hai người bạn của ngươi (Thánh Huy và Thánh Thể) đă bị chém làm tư quẳng xuống bể. C̣n ngươi có khôn th́ bỏ đạo để về với vợ con”. Thánh nhân đă đáp: “Tôi đă chịu nhiều khổ h́nh v́ đức tin. Nay tôi sẵn ḷng chịu những khổ h́nh khác nữa. Hai bạn tôi bị chém làm tư là phúc trọng. Phần tôi, quan cứ bổ tôi làm tám cũng được”.

Thế đấy, Bằng cuộc sống và cái chết của ḿnh, các đấng tử đạo là tổ tiên chúng ta đă t́m ra được sức mạnh trong sự yếu đuối như thánh Phaolô kinh nghiệm. Bằng cuộc sống và cái chết của ḿnh các ngài đă chứng thực rằng: Không ǵ có thể tách các ngài ra khỏi ḷng mến cũa Chúa Kitô. Rằng trong mọi thử thách các ngài đă toàn thắng nhờ Đức Kitô. Bằng cuộc sống và cái chết của ḿnh các thánh tử đạo đă làm chứng về sự sống lại của Chúa Kitô, về sự sống đời đời trong t́nh yêu Thiên Chúa.

 

Kính thưa quư ông bà anh chị em, tôi thấy cái chết của các đấng tử đạo Việt Nam là một trong những nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của GH. Đức Cha Retort Liêu, một thánh tử đạo VN, đă viết cho Cha Thánh Khoan, cha xứ Phúc Nhạc quê tôi, khi ấy đang bị tù đầy thế này: “Máu các vị tử đạo như giọt sương đêm tưới mát vườn GH và làm cho vườn Giáo Hội thêm phong nhiêu”. Tôi thấy đúng vậy. Giáo xứ Phúc Nhạc ở Giáo phận Phát Diệm là nơi có nhiều vị tử đạo trong đó có Bà Thánh Đê, Cha Thánh Khoan. Nhờ máu của các ngài đổ ra mà từ một xứ Phúc Nhạc ngày xưa, ngày nay đă sinh ra cả chục giáo xứ khác. Đấy là chưa kể một xứ Phúc Nhạc thứ hai ở Gia Tân, Thống Nhất, Đồng Nai với khoảng 11 ngh́n giáo dân. Đấy là chưa kể những người Phúc Nhạc tản mác khắp nơi trên đất nước này và ở ngoại quốc. Bao nhiêu giáo xứ khác trên đất nước này cũng đă diễn ra t́nh trạng lớn mạnh tương tự như vậy nhờ hạt giống đức tin của các ngài đă giao vào ḷng đất.

 

Người ḿnh thường bảo “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Chúng ta đều là con cháu của các vị tử đạo. Hôm nay, trong ngày mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta xin Thiên Chúa nhân lành cho chúng ta được sống chết v́ yêu Chúa Kitô và yêu người thân cận như các ngài. Amen.

 

Lm Nguyễn Văn Khải, CSsR

 

HẠT GIỐNG SINH NGƯỜI KITÔ GIÁO

Mt 10, 17-22

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

 

Nói tới các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến lạ lùng bởi v́ hàng hàng lớp các vị tử đạo trên khắp thế giới đă đổ máu đào để minh chứng cho Chúa Giêsu. Tertullien đă viết :” Chính ḍng máu các Thánh Tử Đạo đă nẩy sinh Kitô hữu “. Và chúng ta cũng không thể tả xiết nỗi vui mừng khi sách Khải Huyền mô tả :” …Xuất hiện một đoàn lũ thật đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con, ḿnh mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô :” Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai và chính Chiên Con đă cứu độ chúng ta “ ( Kh 7, 9-11 ). Họ là ai ? Vị Kỳ mục trả lời :” Họ là những người đă đến, sau khi trải qua những cơn thử thách lớn lao, đă giặt và tẩy trắng áo ḿnh trong máu của Chiên Con “ ( Kh 7, 14 ). Họ là những người đă không tiếc ǵ với Chúa, đă không khước từ t́nh yêu dù để cứu lấy mạng sống ḿnh. Và họ là những người đă luôn tin vào Chúa, tin vào ơn cứu độ chỉ có nơi Thập Giá của Đức Kitô.

 

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO LÀ AI ? :

Đọc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hông khỏi bùi ngùi xúc động, bởi v́ các Thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ mọi thành phần trong xă hội. Họ là những người thấp bé trong xă hội. Họ là những giáo dân v́ theo Chúa, nên họ đă bị bắt, bị kết án và bởi v́ không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá, họ đă bị xử tử h́nh bằng nhiều cách hung bạo dă man. Họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng quyết không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi mà chối Chúa. Họ đă trung kiên, tín thác nơi Chúa và như thánh Phaolô họ đă :” Tôi làm được mọi sự trong Đấng củng cố tôi “( Pl 4, 13 ). Họ là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ già 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Họ là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Họ là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đ́nh, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xă hội, trong Giáo Hội. Tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xă hội. Tất cả họ đă hy sinh mạng sống để làm chứng cho bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu.

 

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐĂ LÀM G̀ ?:

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thể là tổ tiên, cha ông, những người thân thương trong gia đ́nh chúng ta, có thể là những Kitô hữu sống trong địa phận, trong giáo xứ, giáo họ, điểm giáo của chúng ta. Họ đă sống trên quê hương, đất nước của chúng ta, đă chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người chúng ta. Tuy nhiên, họ đă giữ vững đức tin, thà chết chứ quyết một ḷng không chối Chúa, không bỏ đạo. Họ đă nghe tiếng Chúa :” Không có Thầy các con không thể làm được ǵ “ ( Ga 15, 5 ) hoặc “ Ai yêu mạng sống hơn Ta th́ không xứng đáng làm môn đệ của Ta “. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đă dám liều sống đức tin, làm chứng cho đức tin và chết cho đức tin, lấy máu ḿnh làm chứng cho Thiên Chúa. Tử đạo là chọn Chúa, là chết cho Chúa. Tử đạo là sống đạo một cách sống động và làm môn đệ của Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam là men, là muối, là ánh sáng soi dọi đức tin cho những người khác. Nhờ các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói :” Giáo Hội Việt Nam đă phát sinh các nhân chứng, đặc biệt là các Vị Tử Đạo.Lời tiền nhân nói rất đúng : Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu. V́ do máu các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đă mọc lên, và đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được ǵn giữ “.

 

HĂY NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM :

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đă sống hết ḿnh v́ đức tin. Các Ngài đă giữ đạo và sống đạo một cách hết sức anh hùng. Các Ngài đă thà chết chẳng thà bỏ Chúa. Nên, Chúa đă củng cố đức tin cho các Ngài và trước những cực h́nh hết sức dă man, điên dại của những kẻ bách hại, các Ngài đă anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Các Ngài đă không hận thù, không gây hấn, không bạo lực; các Ngài luôn sống hiền lành và khiêm nhượng như Chúa Giêsu. Các Ngài đă sống yêu thương, trung tín và đơn sơ trước những kẻ bách hại đầy hận thù, gây hấn, dọa nạt. Các Ngài đă hiểu rơ lời Chúa :” Không t́nh yêu nào cao vời bằng t́nh yêu của kẻ hiến mạng sống v́ người ḿnh yêu “ ( Ga 15, 13 ). Các Ngài đă sống như lời một tu sĩ nói :” Hăy để cho ḿnh bị bách hại, nhưng đừng bách hại ai. Hăy để cho ḿnh bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai . Hăy để cho ḿnh bị vu khống, nhưng đừng vu khống ai “. Chúng ta hăy noi gương bắt chước các Ngài để làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo tốt, trung kiên và bền vững, luôn bám chặt và thuộc trọn về Chúa.

 

ÁP DỤNG THỰC TẾ :  

Trong cuộc đời có nhiều người chỉ mang danh Kitô nhưng lại sống phản Kitô. Họ sợ hăi, thỏa hiệp để được sống an nhàn. Họ quên ḿnh là Kitô hữu. Chúa đă nói :” Không Thầy chúng con làm được ǵ “ hoặc như thánh Phaolô viết :” Không phải là chính tôi mà là ơn Chúa ở với tôi “( 1 Co 15, 10 ). Theo Chúa, chúng ta phải can đảm sống chứng nhân giữa đời bằng đức tin sắt đá của mỗi người.

 

GỢI Ư ĐỂ CHIA SẺ :

1.     Tử đạo là ǵ?

  1. Tại sao máu của các Thánh Tử Đạo lại nẩy sinh Kitô hữu ?
  2. Ngày nay có c̣n cần đến việc tử đạo không ?
  3. Tại sao các Thánh Tử Đạo lại chịu được các cực h́nh hết sức dă man ?
  4. Bách hại đạo là ǵ ?

 

 

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Lc 9,23-26

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

 

Tôi vẫn c̣n nhớ h́nh ảnh của các thánh tử đạo lúc tôi c̣n tuổi thơ khi  được xem tranh vẽ các thánh hân hoan tiến về nước trời tay cầm cành lá  chiến thắng. H́nh ảnh ấy ăn sâu vào tâm hồn non trẻ của tôi đến nỗi mỗi  lần đọc lại sách khải huyền miêu tả cảnh có hàng hàng lớp lớp các vị  thánh đă hy sinh cuộc đời ḿnh cho lư tưởng minh chứng Chúa đă phục  sinh, tôi lại cảm thấy sung sướng và cảm động v́ những gương anh hùng can đảm, hy sinh, từ bỏ của các Ngài. Các Ngài đă sống đúng lời Chúa:”  Không có t́nh yêu nào cao vời bằng t́nh yêu của người hiến mạng sống  v́ người ḿnh yêu”(Ga 15,13 ).

 

 Tranh vẽ hàng hàng lớp lớp các thánh tử đạo, mặt sáng ngời, hiên ngang đầu cao mắt sáng, chiêm ngưỡng Chúa Giêsu luôn là h́nh ảnh gây ấn  tượng và để lại nhiều suy nghĩ cho tuổi thơ của tôi, đặc biệt cho tôi ngày  hôm nay. Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa  Ba Ngôi v́ Hội Thánh Việt Nam là một chuỗi những ân sủng tuyệt vời.  những bước chân thừa sai của các giáo sĩ nước ngoài như sử liệu để lại sự  hiện diện của giáo sĩ  Inikhu vào năm 1533 trên đất Việt và sau đó nhiều  linh mục như Gaspar da Cruz, Alexandre de Rhodes, Pedro Marques vv.. đă mở ra một trang sử truyền giáo phong phú và oai hùng. Tuy nhiên,  điều quan trọng nhất vẫn là sự hy sinh tuyệt vời của các thừa sai, cũng  như ḍng máu của các vị tử đạo đă đổ ra, tưới gội cho Hội Thánh Việt  Nam sinh hoa kết quả tươi tốt. Cái chết của chân phước Anrê Phú Yên  năm 1644 đă loan báo một chân trời hân hoan nhưng cũng đầy bóng tối.  Hội Thánh Việt Nam được lớn lên nhờ ḍng máu của các vị thừa sai và  nhiều linh mục, chủng sinh, thầy giảng và muôn vàn giáo dân: ta chỉ cần  quay lại lịch sử từ lúc bước chân các vị thừa sai đặt lên quê hương Việt  Nam hẳn ta sẽ thấy hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.Lịch sử Giáo  Hội Việt Nam là một chuỗi những ân huệ dồi dào. Chúa luôn hiện diện

 

 Và Chúa Thánh Thần luôn tác động trong lịch sử cứu độ. Các thánh tử đạo trải qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là các triều nhà Nguyễn như Minh  Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, với nhiều sắc lệnh cấm đạo ngặt nghèo đă  giết đi bao mạng người oan ức. Nhưng như Tertullien đă viết:” Máu tử  đạo là hạt giống trổ sinh người tín hữu”, Hội Thánh lớn lên và phát triển  không ngừng nhờ hàng hàng lớp lớp các tử đạo đă nằm xuống với muôn cực h́nh cay đắng, khốn khổ.  Các thánh tử đạo là những người như ta nhưng họ đă hơn ta v́ dám hy sinh, từ bỏ, dám dấn thân cho nước trời:” Nếu hạt lúa ḿ rơi xuống đất không thúi đi th́ nó không sinh nhiều bông hạt”.Các thánh tử đạo là  những người đă ư thức, cảm nghiệm lời của thánh Phaolô:”…không v́  miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện, như Thiên Chúa muốn, không v́  ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng v́ ḷng nhiệt thành tận tụy”( 1Co 5,1-4).  Đọc lại những trang sử oai hùng của Giáo Hội Việt Nam, Hội ThánhViệt  Nam trước hết cảm tạ tri ân Thiên Chúa Ba Ngôi v́ nhờ ḍng máu của  các thánh tử đạo gồm đủ mọi thành phần đă xây đắp Giáo Hội tươi xinh  và tốt đẹp. Giáo Hội Việt Nam đă phát sinh những nhân chứng, đặc biệt  là các vị tử đạo như lời Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đă nói. Nhờ các  thánh tử đạo, đức tin của người Kitô được củng cố, được bảo tồn và được  ǵn giữ vẹn toàn.

 

Đức thánh cha Gioan Phaolô II đă nâng 117 vị chân phước lên hàng hiển  thánh vào ngày 19/6/1988 và ngày 05/3/2000  cũng chính Đức thánh cha  Gioan Phaolô II đă tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên hàng chân  phước. Đó chỉ là mặt nổi nói lên rằng Hội Thánh Việt Nam quả 300 năm  được loan báo Tin mừng đă làm nẩy sinh nhiều chứng nhân trung kiên và  phát sinh nhiều thánh tử đạo. Người ta ước chừng có hơn 100.000 Kitô  hữu đă nằm xuống cho Giáo Hội được đơm hoa kết trái. Vâng, Hội Thánh  Việt Nam là cuốn niên giám lớn ghi măi, ghi hoài tên của những con người đă tất cả v́ Chúa mà xây dựng Giáo Hội Việt Nam.

 

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam xin củng cố đức tin cho chúng con và giúp  chúng con biết sống yêu thương, không báo oán, không hận thù, để luôn làm cho bộ mặt của Chúa được vinh quang, rạng rỡ.

 

 

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

 

 

“Chúng tôi đi vỀ thiên đàng đây”

Lm Giuse Trương Đ́nh Hiền

 

1. Tử đạo là thế đó :

Nếu trong ngày lễ Các Thánh nam Nữ, sách Khải huyền đă xác định rằng : các thánh đó là “những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đă giặt áo ḿnh trong Máu Con Chiên”, th́ hôm nay, lễ Các Thánh Tử đạo Việt nam, Phụng vụ mượn Lời của sách Khôn Ngoan để tŕnh bày chân dung của các Thánh Tử Đạo một cách đầy đủ và thâm thúy : “Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa và chẳng cực h́nh nào động tới được nữa…Người đă tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong ḷ lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu…Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Ngươi….”

 

Và nếu chưa đầy đủ th́ chúng ta hăy nhớ lại lời của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Rôma trong BĐ 2, như một chứng từ rơ nét về thân phận của những người quyết chọn Chúa Giêsu làm t́nh yêu tuyệt đối đến độ mọi thực tại khác trở thành nhỏ rức : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi t́nh yêu Chúa Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Như có lời chép : Chính v́ Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh”.

 

Nhưng liệu những lời Kinh Thánh của Phụng Vụ đó, có thật sự “tương thích” với cuộc đời và lời chứng của 117 anh hùng tử đạo của Việt nam chúng ta chăng ?

 

Để trả lời cho vấn nạn đó, không ǵ bằng chúng ta thử t́m về đôi chứng từ của các Cha ông anh hùng được mừng kính hôm nay :

- Thánh Phêrô Cao đă tâm nguyện : “Xin cho con chịu đau khổ v́ danh Đức Ki-tô, được đón nhận ngành lá tử đạo về tới bến thiên đàng”

- Thánh Phêrô Quí với những ḍng thơ gởi cho mẹ hiền :

“Dù trăng trói, gông cùm tù rạc

Chén ngục h́nh xiềng tỏa chi nề

Miễn vui ḷng cam chịu một bề

Cho trọn đạo trung thần hiếu tử”

- Thánh Phaolô Tịnh can đảm thưa với quan án : “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ư. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có ǵ khiến tôi hy sinh nó được”

- Thánh Phaolô Khoan đă hát lên lời nguyện hiến tế cuộc đời : “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài”

- Thánh Anrê Kim Thông : “Thà tôi bị lưu đày và phải chết v́ Chúa, chứ tôi không chối đạo”.

 

Có khác không cái chết của các Thánh Tử Đạo với bao cái chết của các bậc anh hùng thế tục khi thất thế sa cơ? Thưa có đấy. Cái chết của những vị nầy tuy can đảm đó, anh hùng đó, nhưng tận thâm tâm vẫn pha lẫn một chút hận thù, một chút cay cú, một chút hờn căm như kiểu anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, trước khi bị xử bắn đă hô to “đă đảo đế quốc Mỹ...” hay như Chu Thần Cao Bá Quát khi sắp bị chém đầu đă để lại câu đối mang đầy uất hận :

Ba hồi trống giục mồ cha kiếp

Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời

 

Trái lại, Các Thánh Tử Đạo của chúng ta đă đón nhận chén đắng theo mẫu gương của Thầy Chí Thánh Giêsu trong t́nh yêu phó thác, trong tha thứ khoan dung, trong b́nh an thanh thản, trong vui tươi đón nhận như lời chứng của Thánh Giám Mục Phêrô DUMOULIN-BORIE Cao [1] :

Khi viên quan vừa đọc xong bản án tử h́nh ngài nói : "Thưa quan, từ bé đến nay tôi chưa lạy ai, v́ bên Âu châu đó là hành vi kính trọng chỉ dành cho Đấng Tối Cao. Nhưng điều tôi vừa nghe làm tôi quá vui mừng, xin được bày tỏ ḷng tri ân của tôi theo lối Đông Phương". Rồi ngài quỳ xuống định lạy, nhưng viên quan đă kịp thời ngăn cản lại.

 

2. Những cánh sen giữa đời thường :

Nhưng, để viết đời ḿnh thành chứng từ sống động cho Tin Mừng Phục Sinh, để biến cuộc sống trở thành hy lễ, 117 Vị Thánh Tử đạo được kính tôn trên bàn thờ Giáo Hội hôm nay là những ai thế ?

Thưa đó là :

- Những người nông dân thật thà chân chất : như Thánh Lô-ren-sô Ngôn, Đa-Minh Ninh, An-rê Tường, Đa-Minh Nhi…

- Những anh dân chài trên sông nước bềnh bồng : như Thánh Đinh văn Dũng, Đinh văn Thuần, Đa-Minh Toại, Đa-Minh Huyên

- Hoặc là một chàng thợ mộc nghèo nàn, đơn bạc : như Thánh Phêrô Đa.

- Họ cũng chỉ là những giáo dân rất b́nh thường, sống mộc mạc giản đơn, thực hành kinh bổn nơi xóm đạo nhà quê, hay lo lắng việc nhà Chúa với chức danh Trùm họ, Câu xứ : như Giuse Túc, Phaolô Hạnh, An-rê Kim Thông, Nguyễn Văn lựu.

- Đặc biệt trong số nầy có cả một người đàn bà, một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền lành đạo đức trong một gia đ́nh với 6 mặt con : Nữ Thánh Anê Lê Thị Thành.

- Cũng có cả những người từng là “bộ đội” của triều đ́nh, sống cuộc đời lính : Thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể…

- Dĩ nhiên làm sao thiếu được những gương mặt sáng ngời của các Vị Mục Tử chăn dắt đoàn chiên : đó là các Thánh Giám Mục như Stê-pha-nô Thể, Va-len-ti-nô O-choa, Linh mục An-rê Dũng Lạc, Lê Bảo Tịnh, Nguyễn Bá Tuần…

- Có cả những chàng thanh niên tuổi đời đầy mộng ước như chủng sinh Tôma thiện nhưng cũng có cả những vị quan uy quyền nơi cung đ́nh như Thánh Hồ Đ́nh Hy…

 

Họ khác nhau về giới lớp, về thân phận xă hội, về tŕnh độ tri thức, về chức vụ giữa cộng đoàn...nhưng họ đều giống nhau : thuộc trọn về Chúa Kitô và coi cái chết nhẹ như lông hồng, bởi chưng họ đều xác tin về cuộc phục sinh vinh thắng ở bên kia ngưỡng cửa sự chết như chứng từ sau đây: Thầy Mậu đại diện cho anh em nói với quan : "Thưa quan, chúng tôi mong ước t́m về bên Chúa như nai mong t́m thấy suối vậy". Ông Án Khảm vui vẻ nói với mọi người : "Cha con chúng tôi hôm nay vào nước Thiên Đàng đây". Linh mục Hạnh cũng tươi tĩnh đi chào mọi người : "Anh em ở lại nhé ! Chúng tôi đi về Thiên Đàng đây". Ông Cỏn thấy người anh em sụi sùi nước mắt, ông nói : "Sao anh lại khóc, lẽ ra phải mừng cho tôi chứ ?".

 

3. Tỉnh táo trước những cơn bách hại hôm nay :

Ngay từ đầu, chúng ta đă khẳng định với nhau rằng : Tử đạo là một hồng ân. Nếu không có ơn Chúa, không ai có thể vỗ ngực tự ḿnh đứng vững trước bao cực h́nh thảm khốc. Trong cuộc bách hại khủng khiếp suốt gần 200 năm, giữa hàng ngủ giáo dân Việt nam đă có không ít người “đạp qua thánh giá”, “chối từ phẩm chức Kitô hữu”, “chối Chúa, bỏ đạo”. Tuy nhiên, đừng vội trách cứ những anh chị em yếu đuối đó. Bởi chưng, giữa thế giới văn minh, tiện nghi, việc đạo được tự do thoải mái, e rằng đang có rất nhiều người trong chúng ta “đạp lên Thánh giá”, chối bỏ đức tin, phản bội Giáo Hội...mà vẫn không hay.

 

·        Đó là khi chúng ta sống ích kỷ nhỏ nhen không bao giờ biết cho đi và phục vụ.

·        Đó là khi chúng ta t́m kiếm bạc tiền và chức quyền danh vọng bằng mọi thủ đoạn bất lương.

·        Đó là khi chúng ta yếu nhược trước những bất công và lănh đạm thờ ơ trước những khổ đau nghèo đói của anh chị em đồng loại.

·        Đó là khi chúng ta vứt bỏ lời thề ước của hôn nhân để tự do luyến ái ngoại t́nh.

·        Đó là khi những người mẹ giết con bằng hành vi phá thai, nạo thai.

·        Đó là khi những thanh niên nam nữ vứt bỏ các nguyên tắc luân lư của hôn nhân, tính dục, vứt bỏ đức trong sạch, nết na, để yêu cuồng sống vội, đam mê buông thả.

·        Đó là khi chúng ta coi trọng những cuộc nhậu nhẹt say sưa, những mánh mung lợi nhuận hơn là những cuộc họp mừng Chúa Nhật.

·        Đó là khi chúng ta chia rẽ, hận thù và phá đỗ mối giây hiệp nhất, hiệp thông trong cộng đoàn.

Thời nào cũng có bách hại, cũng có những bạo chúa Nêrô, Minh Mạng, Tự Đức. Nhất là thời nào cũng đầy những cạm bẫy, những cám dỗ, những mua chuộc, những dối gạt phĩnh phờ...Chính v́ thế, hăy luôn khiêm hạ và tỉnh thức, hăy nhiệt t́nh và quảng đại, hăy cầu nguyện và hy sinh.

 

Chính v́ thế, mừng kính các Thánh Tử Đạo hôm nay cũng là một lời đoan hứa mới, một quyết tâm mới trước Anh Linh Tiên Tổ : quyết tâm “Làm Kitô Hữu cho đến chết” như lời xác quyết của Thánh Phaolô Hạnh, một Kitô hữu sẵn sàng thuộc về Đức Kitô và Tin Mừng trên mọi nẽo đường cuộc sống; một kitô hữu can đảm thực thi những lời dạy Phúc Âm, những việc đạo đức hằng ngày, những bổn phận trong gia đ́nh, những ứng xử khoan dung, yêu thương và tha thứ.

 

Nói cách khác, cử hành mầu nhiệm Tử đạo cũng có nghĩa là quyết tâm sống “chiều kích tử đạo” trong giây phút hiện tại của đời thường; hay, biến cuộc sống hôm nay trở thành cuộc hành hương tiến về thiên quốc, như kiểu nói của Thánh linh mục Hạnh : "Anh em ở lại nhé ! Chúng tôi đi về Thiên Đàng đây".

 

Lm Giuse Trương Đ́nh Hiền

 

 

Nhân chỨng tỬ đẠo Kitô giáo

Lm Nguyễn Hữu Thy

 

Là người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, chúng ta luôn tự hào về ṇi giống Rồng Tiên quật cường của ḿnh, với các vị anh hùng dân tộc như hai nữ tướng Trưng Trắc Trưng Nhị, như một Lê Lợi, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, v.v… Nhưng nhất là người Việt Nam Công Giáo chúng ta c̣n tự hào và hănh diện hơn nữa, v́ chúng ta là con cháu của trên 300.000 các Thánh Tử Đạo Việt Nam oai hùng.

 

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những công dân tốt, là những người yêu nước triệt để và đồng thời cũng là những chiến sĩ Đức Tin bất khuất. Vâng, các ngài thà chịu xiềng xích, gông cùm, chịu phanh thây xẻ thịt, thà chịu đổ máu ḿnh ra và chịu chết đau đớn, chứ không thà phản bội Đức Tin, chứ không thà công khai chối bỏ Thiên Chúa trước mặt quan quyền vô đạo. V́ thế, sau Giáo Hội La Mă thời sơ khai, th́ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta là một Giáo Hội chịu bách hại, chịu đàn áp tàn khốc và lâu dài nhất – kéo dài trong ba thế kỷ liền – và cũng v́ thế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă cống hiến cho Giáo Hội hoàn vũ nhiều anh hùng tử đạo nhất.

 

Đúng thế, máu của 1/3 triệu anh hùng Tử Đạo Việt Nam, của những bậc cha anh trung kiên của chúng ta, đă nhuộm đỏ cả giang sơn đất nước Việt Nam, từ bắc chí nam. Chính nhờ ḍng máu tử đạo oai hùng của Tổ Tiên chúng ta mà ngày nay hơn tám triệu người Việt Nam Công Giáo chúng ta được ơn Đức Tin Kitô giáo, biết nh́n nhận ra Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn, là Đấng Tối Cao duy nhất, là Đấng đáng cho mọi loài trên trời dưới đất phải qú gối tôn thờ và hơn thế nữa: là Cha đầy nhân hậu của chúng ta, đúng như lời giáo phụ Tertulianô đă viết: "Gịng máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nẩy sinh các tín hữu."

 

Trong số hàng trăm ngàn vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, 117 vị đă được Giáo Hội hoàn vũ nghiêng ḿnh kính phục và lần lượt suy tôn lên bậc Chân Phước như sau

·        "Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII suy tôn 64 vị vào ngày 27.5.1900.

·        Đức Giáo Hoàng Piô X suy tôn 8 vị vào ngày 20.5.1906.

·        Đức Giáo Hoàng Piô X lại suy tôn 20 vị vào ngày 2.5.1906.

·        Đức Giáo Hoàng Piô XII suy tôn 25 vị vào ngày 20.4.1951.

·        Sau cùng ngày đại vinh quang 19.6.1988, tại quảng trường Thánh Phêrô ở Roma, trước sự chứng kiến của hàng trăm ngàn tín hữu từ khắp nơi trên thế giới kéo về, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă long trọng tôn phong 117 vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh, nêu gương cho toàn thể nhân loại soi chung.

 

Thật là cả một vinh dự vô cùng to lớn, thánh thiêng, có một không hai, và không chỉ cho những người Công Giáo Việt Nam, mà c̣n cho toàn thể dân tộc Việt Nam, dù lương hay giáo. V́ chính các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người đă làm vẻ vang cho cả dân tộc ḍng giống con Lạc cháu Hồng trên năm châu bốn bể bằng chí khí quyật cường bất khuất, bằng ḷng dũng cảm trung kiên sắt đá và bằng chính ḍng máu của ḿnh để thà chết đau đớn, chứ không thà chối bỏ một sự thật minh nhiên" sự hiện hữu của Thiên Chúa; thà để cho lư h́nh và dă thú nghiền nát thân xác, chứ không giơ chân xúc phạm đến Thánh Giá Đức Kitô và chối bỏ Đấng tạo thành trời đất. Chính v́ thế, tất cả các dân tộc trên khắp thế giới không ngớt ca tụng dân tộc chúng ta là một dân tộc anh hùng, quật cường và bất khuất.

 

Nhưng người ta cũng thử hỏi: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là ai? Các ngài thuộc vào những thành phần nào trong xă hội nước ta vào lúc bấy giờ?

Nh́n vào tiểu sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy trong số 117 vị đại diện cho trên 300.000 các Anh Hùng tử đạo Việt Nam đă được Giáo Hội hoàn vũ công khai tôn kính, gồm có:

• 8 vị là Giám Mục,

• 50 vị là Linh Mục,

• 59 vị là giáo dân.

Và trong số 59 vị thuộc hàng ngũ giáo dân này, chúng ta lại thấy có vị từng là"

• Thầy Giảng, Chủng sinh, Giáo lư viên,

• Trùm họ, Chánh trương,

• Số c̣n lại là các giáo dân b́nh thường

C̣n trong đời sống đời thường, th́ các ngài thuộc đủ mọi thành phần xă hội, chẳng hạn có vị từng là:

• Quan trong triều đ́nh,

• Chánh Tổng, Quan án, Lư Trưởng,

• Sĩ quan hay quân nhân trong quân đội,

• Thương gia, nông dân, ngư phủ hay nội trợ, v.v…

Nói chung là các ngài thuộc đủ mọi thành phần Dân Chúa cũng như mọi thành phần xă hội. Địa vị và chức nghiệp của các ngài không hề là trở ngại hay là lư do phân cách các ngài trong sứ mệnh làm chứng cho Đức Tin vào Đức Kitô.

 

Nhưng chúng ta cũng cần phải chân nhận điều quan trọng này là phúc được tử v́ đạo, được chết để làm chứng cho Đức Kitô không phải là một điều hễ ước là được, hễ t́m là thấy, mà là một ơn huệ cao trọng Thiên Chúa ban thưởng cho những tín hữu luôn biết trung kiên, khiêm tốn và âm thầm thực hiện tinh thần bác ái Phúc Âm trong cuộc sống cụ thể hằng ngày của ḿnh. Dĩ nhiên, điều đó không loại trừ những tính chất yếu đuối sa ngă của con người nơi các ngài, chẳng hạn thánh Luca Phạm Trọng Th́n, khi làm Chánh Tổng đă có một thời gian dan díu t́nh cảm với cô Trung, người làng Trà Lũ, hay như thánh Mát-thêu Lê Văn Gẫm, một thương gia giàu có, đă từng yếu ḷng đèo bồng thêm một cô vợ bé, v.v… Nhưng sự khác biệt giữa các ngài và những người thường, là một khi các ngài đă được các vị Linh Hướng hay gia đ́nh khuyên bảo nhắc nhở, và các ngài ư thức được sự yếu đuối sai sót của ḿnh, th́ các ngài lập tức hết ḷng ăn năn hối cải, dốc ḷng đổi mới lại cuộc đời, nêu gương sáng cho người khác và ra sức phục vụ Giáo Hội, cứu giúp các linh hồn.

 

Tiếp đến, chúng ta cũng thấy rằng, có vị đă từng khiếp sợ trước gông cùm và sự tra tấn dă man của các lư h́nh, th́ đă chối Đạo, đưa chân bước qua Thánh Giá Đức Kitô. Nhưng sau đó, nhờ có ơn Chúa trợ giúp và lời cầu nguyện cũng như sự động viện khuyến khích của gia đ́nh và của bạn bè, các ngài đă vội ăn năn sự yếu đuối ban đầu của ḿnh, và lại công khai tuyên xưng Đức Tin trước mặt các vua chúa, nên lại được ơn tử đạo. Đó chính là trường hợp của các thánh Augustinô Phan Viết Huy, Nicolas Bùi Đức Thể hay thánh Đa-minh Đinh Đạt, v.v…

 

Sự tử đạo vinh thắng của các Tổ Tiên anh hùng của chúng ta không phải là nguyên nhân, nhưng là hậu quả, là hoa trái của cuộc sống thánh thiện và gương mẫu của các ngài trong việc thực thi tinh thần bác ái Kitô giáo đối với đồng loại, nhất là đối với những người nghèo khổ, những người cô thế cô thân, những người đang trong cảnh hoạn nạn rủi ro, v.v… Một ví dụ điển h́nh: Thánh Phạm Trọng Tả, cựu Chánh Tổng, một người giàu có nhất trong vùng, ruộng cả ao liền c̣ bay thẳng cánh, đầy tớ và kẻ thuê người làm đầy nhà, nhưng chính cụ cũng lại là một người giàu ḷng từ tâm nhất trong vùng. V́ ư thức được rằng, mọi của cải đời này mà cụ có được là do Chúa ban cho, trước sau cũng vẫn thuộc về Người, c̣n cụ chỉ là người quản lư các của cải đó mà thôi, nên cụ đă không hề bo bo giữ riêng cho ḿnh hay t́m cách tích trử để làm giàu cho duy gia đ́nh ḿnh mà thôi. Trái lại cụ đă hết ḷng thương giúp cứu đỡ tất cả mọi kẻ bần cùng đói khổ t́m đến gơ cửa nhà cụ. C̣n những người mắc nợ gia đ́nh cụ, nhưng v́ gia cảnh túng thiếu không trả được, th́ cụ giảm nợ cho hay tha hết nợ luôn. Do đó, có lần cụ Án bà đă đem lời phàn nàn này nọ, th́ cụ đă vui vẻ trả lời ngay: "Ḿnh tha nợ cho người, th́ Chúa tha tội cho ḿnh!"

 

Đúng vậy, đó là chân lư của cuộc đời: Tất cả mọi sự chúng ta đang có hay đang chiếm giữ ở đời này, hoàn toàn không phải của chúng ta và không thuộc về chúng ta, nhưng là của Chúa và thuộc về một ḿnh Người mà thôi. Chúa đă ban cho chúng ta tất cả những của cải đó là để chúng ta sử dụng với ḷng cảm tạ Người và để giúp đỡ lẫn nhau mà thôi. V́ thế, chúng ta không được khép cửa ḷng ḿnh lại khi chúng ta c̣n có khả năng, c̣n có điều kiện nâng đỡ và cứu giúp người khác đang trong cảnh túng quẫn, ngặt nghèo. Dĩ nhiên chúng ta có toàn quyền giữ lại cho ḿnh tất cả mọi của cải mà chúng ta đang có, chứ không muốn san sẻ chia sớt cho các anh em đồng loại của ḿnh, và không một ai có quyền cướp giựt chúng khỏi tay chúng ta. Chỉ ngoại trừ Thiên Chúa: Người luôn có đủ toàn quyền trên mọi của cải đó. Người đă ban tất cả chúng cho chúng ta và Người lại cất khỏi tay chúng ta bất cứ lúc nào tùy Người muốn.

 

Hơn nữa, chúng ta đong cho ai đấu nào th́ chúng ta cũng sẽ được đong lại đấu đó. Luật công bằng và luật nhân quả trong trời đất xưa nay vẫn thế. Và chúng ta cũng cần phải biết rằng hạnh phúc của chúng ta không tùy thuộc vào những ǵ chúng ta có hay chiếm giữ, nhưng là tùy thuộc vào những ǵ chúng ta cho đi.

 

Thưa các bạn, đến đây chúng ta cũng thử nh́n lại bản những án quái gỡ, những h́nh phạt mà các vua quan ngoại đạo xưa đă xử đối với các Thánh Tử Đạo Việt Nam; hay nói cách khác, chúng ta cũng cần t́m hiểu đâu là những cực h́nh khủng khiếp mà những kẻ vô đạo đă dùng để hành hạ và tiêu diệt các con cái Thiên Chúa một cách man rợ và bất công.

·   Bá đao: bị lư h́nh dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng. Chết cách này co 1 vị.

·   Lăng tŕ: bị chặt chân tay trước khi bị chém đầu. Chết cách này có 4 vị.

·   Thiêu sinh : bị thiêu sống. Chết cách này có 6 vị.

·   Xử trảm" bị chém đầu. Chết cách này có 75 vị.

·   Xử giảo" bị tṛng dây vào cổ và bị lư h́nh kéo hai đầu dây cho đến chết. Chết cách này có 22 vị.

·   Chết rũ tù" bị tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Chết cách này có 9 vị.

 

Một điều quan trọng cần phải ghi nhận nữa, là các Thánh Tử Đạo Việt Nam không chỉ là những người đă từng sống đạo sốt sắng và khi bị bắt bớ, bị hành hạ và vẫn luôn một dạ can đảm trung thành với Đức Tin vào Đức Kitô của ḿnh cho đến chết, nhưng chính trong khi bị gông cùm xiềng xích, bị tra tấn đánh đập tàn bạo, đến tan nát cả thân ḿnh, các ngài luôn là những nhân chứng hùng hồn cho tinh thần yêu thương của Phúc Âm bằng sự thông cảm tha thứ, bằng sự hài ḥa, bằng sự nhẫn nhục, noi gương Thầy Chí Thánh khi bị treo trên thập tự giá đă cầu nguyện cho các lư h́nh của ḿnh: "Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, v́ họ không biết việc họ làm!"

 

Quả vậy, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đă không hề mở miệng kêu ca phàn nàn hay nguyền rủa các lư h́nh đă hành hạ đánh đập ḿnh một cách tàn bạo và bất công. Trái lại, các ngài vẫn luôn vui vẻ và khoan hậu với hết mọi người, thương giúp và an ủi các bạn tù. Bà Rosa Hun khi làm chứng về Thánh Đa-minh Ninh đă phát biểu: "Tôi thấy anh bị nhốt tù tại Đông Vi. Tuy mang gông cùm xiếng xích nặng nề, anh vẫn vui vẻ tươi cười." Hoặc như Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, khi người con gái bà là cô Lucia Nụ đến thăm bà trong ngục, thấy y phục mẹ loang lỗ máu me, do bị những trận đ̣n chí tử trước đó, cô liền thương mẹ khóc nức nỡ, th́ Thánh Nữ liền an ủi con bằng những lời hóm hính vui tươi: "Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy mà, mẹ vui ḷng chịu đau khổ v́ Chúa Giêsu, sao con lại khóc!" Thật đúng, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đă hoàn toàn trở nên giống như những con chiên hiền lành, không hề mở miệng lên tiếng khi bị điệu đến thợ xén lông.

 

Kết luận

Gương anh hùng tử đạo của các bậc cha anh chúng ta thật cao vời khôn kể xiết. Hôm nay là ngày Đại Lễ kính nhớ các ngài, nhưng v́ thời giờ hạnh hẹp, nên chúng ta chỉ có thể nhắc lại một vài nét sơ qua về tấm gương kiên trung dũng cảm, cũng như đời sống đầy từ bi bác ái vị tha của các ngài để chúng ta là con cháu, là hậu duệ của các ngài, cùng cảm tạ Chúa, cùng vui mừng hănh diện và đồng thời cùng kiểm điểm lại thái độ sống Đức Tin của chúng ta, liệu có xứng đáng với danh nghĩa là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh hùng hay không!

 

Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria - qua lời bầu cử đắc lực của các Thánh Tử Đạo Việt Nam – ban cho tất cả chúng ta. Cho Giáo Hội Việt Nam và cho toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta mọi ơn phúc Thiên đàng.

 

Lm Nguyễn Hữu Thy

 

NIỀM TIN PHỤC SINH

Lm Nguyển Hữu An

 

Sơ sử ở Việt Nam chỉ thực sự mở đầu từ văn hoá Đông Sơn, cách đây khoảng 2500 năm. Nước Văn Lang của các Vua Hùng là một sự thật của lịch sử Việt nam. Sách “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư” là bộ chính sử đầu tiên của nước ta ghi chép về nước Văn Lang và theo đó th́ nước Văn lang “Đông giàp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Hồ Động Đ́nh, Nam giáp nước Hồ Tôn”. Nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng 300 năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử. Tiếp đến là nước Âu Lạc của An Dương Vương, rồi đến các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần, Hậu Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn…


Lănh thổ Việt Nam nhỏ bé chỉ đến Châu Cực nam là Hoan châu, Hà Tĩnh ngày nay. Biên giới phía nam của An Nam là núi Hoành Sơn. Từ Đèo Ngang, Quảng B́nh, Quảng Trị đến B́nh Thuận là đất nước Chiêm Thành với kinh đô Trà Kiệu. Miền Nam, Miền Tây thuộc vương quốc Phù Nam, Stiêng, Chu Nại, Lục Chân Lạp, Thuỷ Chân Lạp.


Việt Nam thực hiện Cuộc Nam Tiến bắt đầu từ thời Lê Đại Hành mở mang bờ cơi về phía nam. Thời nhà Trần, Vua
Trần Nhân Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 3 châu (Quảng B́nh, Quảng Trị, Huế). Thời nhà Hồ tiến vào Quảng Nam, Quảng Ngăi. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hoàng vượt biên giới núi Thạch Bi tiến về phía Nam, cho đến năm 1697 đặt phủ B́nh Thuận. Năm 1757, tháp nhập Hà Tiên vào Đại Việt, chấm dứt Cuộc Nam Tiến. Việt Nam với bản đồ chữ S đă h́nh thành. Như thế chỉ dài chừng nửa đầu thế kỷ 18, người Việt đă hoàn thành cuộc bành trướng của dân tộc từ B́nh Thuận chiếm trọn Nam kỳ ( theo Lm Aug Nguyễn Văn Trinh, Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam, tập I, 1994)


Trong bối cảnh lịch sử xă hội đó, Thiên Chúa đă cử các nhà truyền giáo đến để gieo trồng hạt giống đức tin trên quê hương Việt Nam. Lịch sử Giáo hội Việt Nam gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Các Họ Đạo phát triển cùng với Cuộc Nam Tiến và các cuộc bách hại. Từ khi vị thừa sai Phanxicô Buzômi có công thiết lập cơ cấu Giáo xứ đầu tiên ở Việt Nam năm 1615 cho tới khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thiết lập 1960, thời gian đó kéo dài 300 năm. Hơn 3 thế kỷ phát triển cùng với các cuộc bách hại dưới các thời đại Vua Lê Chúa Trịnh, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Hạt giống Nước Trời cứ phát triển khi được gieo xuống đất. Chúng ta thấy được hồng ân Thiên Chúa tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên nước Việt thân yêu.


Giữa những bách hại tàn khốc, Giáo hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Như một Linh mục Giáo sư đă nói : Giáo hội Công giáo ngoài bốn đặc tính Duy nhất Thánh thiện Công giáo Tông truyền c̣n có thêm một đặc tính thứ năm, đó là bách hại, càng bị bách hại càng lớn lên. Các bậc Tổ tiên đă gieo trong nước mắt và đau thương nhưng hào hùng và can trường. “Đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi” (Is 52,7) để hôm nay Giáo hội Việt Nam vững mạnh sánh vai cùng các Giáo hội trên hoàn vũ. Nh́n những thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, là con cháu các Thánh Tử Đạo, người Công giáo Việt nam không bao giờ quên ơn những Bậc Tiền Bối đă xây đắp nên Giáo hội yêu dấu của ḿnh.


Chúng ta có thể khẳng định : Lịch sử của các Giáo hội cũng là lịch sử những cuộc bách hại. Bắt bớ, bách hại luôn đi liền với những kẻ tin nhận Đức Giêsu Kitô là Chúa. Ngay từ trong Cựu ước, những người tin vào Thiên Chúa Giavê cũng đă phải trải qua những cơn gian nan thử thách v́ niềm tin.


Vậy th́ tại sao người tín hữu thường bị bắt bớ và bách hại? Lịch sử cho thấy người tín hữu bị bắt bớ và bách hại thường v́ một trong hai hoặc v́ cả hai lư do là : bị người đời hiểu lầm và ghen ghét. Chính Đức Giêsu là một minh hoạ tuyệt vời về sự kiện ấy. Đức Giêsu bị nhà cầm quyền Do thái và Rôma kết án loại trừ, v́ họ cho rằng Người là mối nguy hiểm cho địa vị, chức quyền của họ. Thế nhưng, qua cuộc khổ nạn và thập giá mà Đức Giêsu bày tỏ ḷng hiếu thảo, vâng phục, yêu mến Chúa Cha và t́nh thương đối với loài người. Cuộc Khổ nạn là con đường dẫn tới Phục sinh.


Các Thánh Tử Đạo của Giáo hội, 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam và hàng ngàn hàng vạn vị Tiền Bối Việt Nam cũng là những người đă chết v́ Đạo mà nguyên nhân chính là do hiểu lầm và ghen ghét. Các vị ấy đă kiên cường và anh dũng chứng minh ḷng tin của ḿnh đối với Đức Giêsu Kitô, bất chấp gông cùm, tù tội, bá đao hay tùng xẻo, trảm quyết hay lăng tŕ.


V́ thế, ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là dịp để Giáo hội hoàn vũ chiêm ngắm suy tôn 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, các chứng nhân trung kiên của Đức Kitô. Đặc biệt là dịp mà mỗi tín hữu Công Giáo Việt Nam ca tụng Thiên Chúa đă làm những việc vĩ đại trên quê hương ḿnh. Mừng kính trọng thể các Ngài để cùng nhau chiêm ngưỡng, tự hào, học hỏi nơi những chứng nhân đức tin trung kiên, ư chí quật cường của các chiến sĩ Đức Kitô. Từ đó giúp nhau phát huy truyền thống hào hùng bất khuất, dám hy sinh mạng sống cao quư để giữ vững đức tin nơi các thế hệ con cháu Các Thánh Tử Đạo.


Chính trong ánh sáng cùa Đức Kitô, Vị Tử Đạo tiên khởi mà chúng ta có thể nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bằng câu Phúc âm : Đầy tớ không lớn hơn chủ(Ga 15,20); Nếu chúng đă bách hại Thầy, chúng sẽ bách hại các con. ..Đây Thầy sai các con như con chiên đi vào giữa sói rừng… Hăy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, v́ không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ v́ danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng người ấy sẽ được cứu độ. (Mt 10,16 -25)


Các Thánh Tử Đạo không t́m đến cái chết mà chỉ t́m nên giống Thầy, giống đời sống của Thầy Giêsu, nhất là giống cử chỉ yêu thương tột cùng đă đưa Thầy đến cái chết.


Các Thánh Tử Đạo là những vĩ nhân của nhân loại. Các Ngài đă chết dưới ngọn đao phủ là chết cho Đức Kitô như chính Đức Kitô đă chết cho các Ngài.


Các Thánh Tử Đạo hiên ngang v́ đă đáng được chịu đau khổ cho Đức Kitô. Các Ngài chẳng màng chi đến việc nhân loại trao tặng huy chương, huân chương, chiến công. Các Ngài chềt tử đạo là chết v́ Đức Kitô, đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu.


Các Thánh Tử Đạo có chung một chọn lựa lựa khoát : theo Đức Kitô hay theo vua quan? Theo Đức Kitô là sống trong gông cùm và chết trong đau thương. Theo vua quan là thừa hưởng vinh hoa phú quư nơi trần gian. Các Ngài có chung một quyết định tối hậu là theo Đức Kitô. Giây phút quyết định ấy chỉ có các Ngài với Thiên Chúa, chỉ có linh hồn với cơi phúc vô biên. Giây phút ấy không bị ảnh hưởng bởi gia đ́nh, tổ quốc, nhân sinh. Người chết trong máu tử đạo đă coi nhẹ nghĩa phu thê, đă xem thường đường phụ tử. Họ khao khát một t́nh yêu vô biên mỹ lệ như giải ngân hà sao sa vời vợi, như vầng nhật nguyệt huy hoàng khôn tả. Các Ngài đă hoan hỉ chấp nhận chết để được sống một cuộc đời mà không mỹ từ nào diễn tả nổi, không bút hoạ nào vẽ thành và không hùng biện nào tuyên dương cho trọn. Người chết trong gông cùm ṃn mỏi đă đặt tổ quốc đàng sau những giá trị vĩnh cửu. Ước vọng của họ không phải là được người đời tưởng niệm, được hậu thế tôn phong. Họ chết là v́ đức tin thúc đẩy. Họ chỉ muốn thực hiện điều đă từng nghe biết : “Ai tuyên xưng danh Ta trước mặt trần gian, Ta sẽ tuyên danh nó trước mặt Cha Ta trên trời” (Mt 10,32). (x.Thiên Hùng Sử trang 4).


Chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tô điểm bằng muôn ngàn vạn nét nhưng nét đẹp nhất trong chân dung các Ngài là Niềm Tin Phục Sinh. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát măi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị ǵ, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là t́nh yêu với tất cả những ǵ cao thượng và chân thật. T́nh yêu đó bừng lên mănh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Chết là mất tất cả, nhưng 117 hiến tế t́nh yêu cũng là 117 chứng từ niềm tin của những con người xác tín rằng: chết v́ Đức Kitô, chết đi là sống lại trong cuộc sống muôn đời; chết là chiến thắng; chết là để đi về sự sống vĩnh cửu; chết là cánh cửa im ĺm được mở ra để về với Đấng là Sự Sống vĩnh hằng.


Bài học của các vị tử đạo không phải là khơi lên máu nóng t́m đến cái chết, mà chính là sống hiến thân từng giây từng phút của đời ḿnh cho Thiên Chúa và tha nhân. Sự sống đó luôn kêu mời chúng ta : mỗi ngày chết đi những yếu đuối tầm thường, để can đảm làm chứng và đấu tranh cho Chân lư. Sự sống đó hứa hẹn với chúng ta một ngày sau rạng rỡ, ngày đoàn tụ với cha anh chúng ta trên cơi bất diệt.( x. Thiên Hùng Sử, trang 495).Niềm Tin Phục Sinh măi măi là ánh sáng soi dẫn từng suy nghĩ từng lời nói từng việc làm của người tín hữu trong cuộc sống hàng ngày.


Lm Nguyển Hữu An

 

 

 

NHỮNG BÀ MẸ TỬ ĐẠO

 Lc 21, 5-19

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

 

Hôm nay, Các Thánh Tử đạo Việt Nam được tôn vinh. Chúng ta cũng không ngần ngại tôn vinh những người mẹ Việt Nam, đă sinh ra cho dân tộc nhiều anh hùng Tử Đạo và chính cuộc đời các bà mẹ, cũng đă là một mảnh đất màu mỡ để Thiên Chúa gieo trồng ơn Thánh cho đàn con cháu được hưởng nhờ.

 

Số 117 vị tử đạo Việt Nam, nói lên 117 tâm hồn Việt được phong Thánh 1998, có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con. Đó là bà Annê Lê Thị Thành, c̣n gọi là bà Đê. Trước khi là một anh hùng tử đạo, bà đă là một người mẹ hiền gương mẫu. “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con, chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lư, sau lại dạy cách dự Thánh Lễ và xưng tội rước lễ lần đầu”. Đó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.

 

Trong một  nhân chứng khác, cô Anna Năm đă xác nhận: "song thân chúng tôi chỉ gả các con gái cho những người thanh niên đạo hạnh. Sau khi tôi kết hôn, thân mẫu thường đến thăm chúng tôi và khuyên bảo những điều tốt lành. Có lần người dạy tôi: "Tuân theo ư Chúa con lập gia đ́nh là gánh rất nặng. Con phải ăn ở khôn ngoan, đừng căi lời cha mẹ chồng. Hăy vui ḷng nhận Thánh Giá Chúa gửi cho."

 

Nhà bà Đê là nơi các Linh Mục trú ẩn. Buổi sáng Lễ Phục Sinh năm 1861, quan tổng đốc Nam Định cho quân bao vây làng của Bà. Bà Đê bị bắt lúc 60 tuổi. Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo. Bị lôi qua  Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người. Khi con gái đến thăm bà trong  nhà giam, đau đớn v́ thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu, bà đă an ủi con với niềm lạc quan lạ lùng : “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui ḷng chịu khổ v́ Chúa Giêsu, sao con lại khóc ?”

 

Sau ba tháng chịu khổ đủ mọi cực h́nh, người phụ nữ ấy đà hiến đời ḿnh cho Chúa.

 

Sách 117 vị Tử đạo c̣n kể về những bà mẹ khác nữa, tuy không Tử đạo song đă vui ḷng hiến dâng con cho Chúa như gương của bà Nhiệm, mẹ thánh Mathêu Lê Văn Gẫm thuật lại :" Hai vợ chồng chúng tôi nghe con chết th́ chẳng có thảm thiết ǵ, một vui ḷng mà rằng: chết vậy đặng làm thánh." Ta thấy, cái ước mơ rất đơn giản của bà mẹ Việt Nam là thế đó, chẳng mơ ước con cái sống cao sang nhờ ân lộc vua ban, mà chỉ mong con cái giữ lấy đạo Chúa cho đến cùng.

Đến như cuộc gặp gỡ cuối cùng của bà Lư với chồng mà tất cả quan quân đều tưởng, vợ con làm xoay chuyển ḷng dạ ông Mỹ để ông quá khoá, nhưng không dễ là như vậy, bởi ḷng người phụ nữ Việt nam nặng nghĩa với đạo cũng như t́nh nghĩa chồng con, trên tay bà bế đứa bé vài tháng tuổi trao cho ông bồng bế những giây phút cuối cùng ông gặp được con, người phụ nữ ấy đă một ḷng trung kiên nói với ông : " Vợ con ai mà không thương tiếc, nhưng ông hăy hy sinh vác Thánh Giá rất nặng v́ Chúa, hăy trung thành với Chúa cho đến cùng, đừng lo nghĩ ǵ về mẹ con tôi. Thiên Chúa sẽ quan pḥng tất cả. Đến viếng thăm ông lần này có lẽ là lần sau hết, cầu xin cho ông được vâng theo ư Chúa."

 

Có một bà mẹ khác, v́ thương con nên không muốn con gặp điều này điều kia rắc rối, đă khuyên nhủ con ở lại nhà thay v́ dâng ḿnh cho Chúa, nhưng ư của con do chính mẹ nhào nắn, đă không thua cuộc trong cuộc chạy đua t́m kiếm triều thiên Tử đạo, như trường hợp của Thánh Phanxicô Nguyễn Cần. Ḷng người mẹ thật bao dung khi đón nhận con ḿnh tuỳ theo ư Chúa.

 

Thật là diệu vợi những tấm ḷng bà mẹ biểu hiện t́nh yêu của Thiên Chúa, khi muốn cho con những điều tốt nhất. Mẫu gương của một bà mẹ Việt Nam, phác họa lại h́nh ảnh của một bà mẹ năm xưa đứng dưới chân Thập Tự Giá, hiến tế chính người con yêu thương, như bà mẹ của Thánh Anrê Trần Anh Thông. Đến lúc, đầu con rơi khỏi cổ bà vẫn c̣n can đảm đón nhận :" Đây là con tôi, đứa con mà con cưu mang dưỡng dục. Giờ này nó vẫn là con tôi, xin các ông trả lại cái đầu của con tôi".  Những bà mẹ có công sinh con ra cho trần thế lại c̣n sinh con cho Nước Trời can đảm là vậy.

 

Có những tâm hồn khác nữa của những tâm hồn bà mẹ, không là gốc Việt nhưng đă đổ tràn t́nh mẫu thân của ḿnh trên đất Việt, bằng sự hiến tế những người con của ḿnh cho công cuộc truyền giáo tại Đất Việt, như bà mẹ của thánh Jacintô Castaneda tử đạo, đă hát lời kinh Te Deum, khi hay tin con ḿnh chịu tử đạo tại Việt Nam. Điều này cho chúng ta thấy bằng chứng rằng, cuộc đời những bà mẹ đă tạo nên những vị thánh cho trần thế này không hẳn là ít.

 

Trong cuộc sống không lịch sử, không ít những bà mẹ đang sống cuộc đời Tử đạo ấy ngay trong cuộc sống đời thường của ḿnh. Chỉ cần nh́n sự kiên nhẫn của một bà mẹ, chăm chút cho đứa con thơ  ăn từng bữa ăn thôi, đă có thể nhận biết về Thiên Chúa yêu thương hết mực.

 

Nếu có thể nói ư nghĩa Tử Đạo nơi những bà mẹ hôm nay, có lẽ cần kể về những giọt nước mắt của bà mẹ. Những giọt nước mắt có giá trị linh thánh, thánh hoá được chồng, giáo hoá được con, như giọt nước mắt Thánh Nữ Monica và của biết bao bà mẹ Việt Nam.

 

"Từ giă hồn nhiên, mẹ tôi đi lấy chồng năm 18 tuổi. Ngày lên xe hoa, mẹ khóc, nhưng dưới những giọt nước mắt lăn dài c̣n ẩn chứa cả một niềm hạnh phúc. Mẹ chỉ thật sự khóc trong ngưỡng cửa khổ đau ở quăng đời tiếp theo. Ba tôi, do hoàn cảnh phải xa quê, mang vợ con đến một vùng đất lạ. Mẹ tôi khóc lặng lẽ, v́ từ ngày đó mẹ tôi mới thật sự “xuất giá ṭng phu”. Đứng trước viễn cảnh tương lai mờ mịt: không người thân, không nhà, không cửa, không c̣n được “bao cấp” bởi ông bà ngoại nữa, mẹ ngổn ngang ưu tư, phiền muộn. Tuy buồn khổ nhưng mẹ tôi cũng đă thích nghi dần với hoàn cảnh, mẹ đă tự lực nhiều hơn. Ba tôi thường xuyên công tác ở xa, ít có dịp ở nhà lâu nên lần lượt từng đứa chúng tôi ra đời dưới sự chăm lo ân cần của mẹ. Mẹ tôi vui nhưng có những chiều mẹ ngồi tựa cửa, đăm chiêu nhớ về quê xa… Dù chưa trọn vẹn nhưng cảnh sống đó vẫn là hạnh phúc.

 

Hạnh phúc ở chưa lâu th́ bất hạnh đă xộc chân vào! Một hôm, có người bạn rất thân của ba tôi ghé thăm. Chú nói ghé thăm nhà chơi nhưng linh cảm của mẹ tôi nhạy lắm. Bên ngọn đèn khuya, mẹ tôi hỏi han măi, nửa đêm, chú mới nói thật: Ba tôi mất! Mẹ khóc. Tiếng khóc xé ḷng trong đêm vắng làm chúng tôi bừng tỉnh cả. Rồi chúng tôi cùng khóc. Chúng tôi khóc không phải v́ hiểu được nỗi bất hạnh quá lớn đă ập xuống gia đ́nh ḿnh, mà chỉ đơn thuần v́ thấy mẹ khóc. Lúc này mẹ tôi mới 30 tuổi, em gái út của tôi mới gần 6 tháng. Mẹ khóc rất nhiều, nhưng rồi mẹ cũng lại làm được rất nhiều.  Từ một cô bé vô tư, lấy chồng được chồng bảo bọc, giờ mẹ tôi mới thật sự “vào đời”. Mẹ đi làm, bất kể công việc ǵ người ta thuê mướn. Mẹ phân công việc nhà cho mấy anh em chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi học đều, buổi trưa dắt díu nhau lên kư nhi viện ăn cơm. Tối về cả nhà mới có mặt đầy đủ bên nhau.

 

Ngày tháng dần trôi, chúng tôi lớn lên, gánh nặng càng oằn lưng mẹ. Đă có lúc mẹ phăi gửi hai đứa giữa vào Cô nhi viện Thủ Đức. Nhưng chưa được một tháng, thấy hai chúng tôi bị bắt nạt quá, mẹ lại đón về. Càng lớn, nhu cầu càng nhiều, tâm lư càng xáo trộn, anh em chúng tôi có những lúc căi nhau ầm ĩ, thậm chí c̣n gây gỗ đánh nhau. Chúng tôi đều bị mẹ đánh, nhưng chúng tôi chỉ thật sự hối hận khi mẹ khóc. Mẹ khóc cứ ngỡ v́ tủi thân, v́ buồn con cái khó bảo nhưng thật ra là v́ thấy con cái thiếu người cha để trông nom, dạy dỗ! Những lúc ấy, tiếng thổn thức của mẹ nghe mới xót xa làm sao.

Anh Hai tôi có một dạo bắt chước theo bạn bè hút thử heroin. Mẹ tôi biết được, ngồi khóc cả một buổi tối. Chúng tôi khóc theo và anh Hai tôi cũng khóc. Nhờ lời mẹ dạy th́ chắc không nhớ hết, nhưng cứ nghĩ ḿnh mà tái phạm mẹ khổ mẹ khóc, th́ chúng tôi lại chẳng dám làm. Mẹ khóc – chúng tôi bớt chơi hoang. Mẹ khóc – chúng tôi định thần lại. Mẹ khóc – chúng tôi chín chắn hơn. Tôi nghiệm ra rằng, mỗi lần mẹ tôi khóc, từ khổ đau mẹ lại kinh nghiệm hơn, vững vàng hơn và nghị lực hơn.

 

Giờ đây, mỗi đứa chúng tôi đă thành người. Trong sự thành đạt hôm nay của chúng tôi có những giọt nước mắt của mẹ. Nước mắt của mẹ tôi chắc sẽ c̣n dịp rơi nữa, nhưng chúng tôi hứa đó sẽ chỉ là những giọt nước mắt hạnh phúc và sung sướng."

 

Vẫn c̣n  đó những tấm ḷng của những bà mẹ Việt suốt đời lo cho chồng, lo cho con. Có một lần trên trang báo, kể lại một bà mẹ miền Trung nghèo khổ, mua bán từng trái cóc, trái ổi, từng những chắt chiu của mùa mót lúa, nhặt nhẹn từng chút, gom về đổi chữ cho con. Bà đă nuôi bốn người con tốt nghiệp đại học thành nhân rồi thành thánh. 

 

Không thể kể hết những hy sinh của những bà mẹ. Nhưng viết ra để tôn vinh những hy sinh đời thường và rất thường ấy của những bà mẹ hôm nay. V́ chắc chắn rằng trong sự thành công của những người con có rất nhiều giọt nước mắt mồ hôi nước mắt của mẹ dệt thành.

 

Thiên Chúa đă làm điều phi thường nơi một phụ nữ già nua yếu đuối như  bà Annê Lê Thị Thành và c̣n làm tất cả những điều kỳ diệu ấy nữa qua cuộc đời những bà mẹ hôm nay.

Lịch sử Cứu độ đă diễn tiến theo một chiều hướng như vậy. Thiên Chúa đă chẳng chọn cụ già Abraham để gầy dựng một dân tộc sống đức Tin đó sao? Thiên Chúa dùng Đavit để đánh gục tướng Goliat , chọn một thiếu nữ miền quê để làm Mẹ Thiên Chúa và cứ như thế Thiên Chúa dùng những con người rất b́nh thường, để thực thi những công tŕnh hùng vĩ của Người.

 

Lịch sử đó thường được thực hiện qua đời rất thường của những người Kitô hữu, nơi những người để Thiên Chúa hoạt động trong cuộc đời của ḿnh.

 

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

 

 

 

Các Thánh TỬ ĐẠo.

 

Gm. Phaolô Nguyễn Văn Ḥa

Sách Khôn Ngoan nói về cái chết của người công chính thời Cựu Ước. Người công chính được Chúa cho hưởng an b́nh, được chứa chan hy vọng trường sinh bất tử, được hưởng ân huệ lớn lao, được đón nhận như của lễ toàn thiêu, được Người yêu thương và ở gần Người. Nhưng họ cũng đă bị sửa dậy, bị thử thách và tinh luyện, như người ta luyện vàng trong ḷ lửa. Thánh Gioan trong Tân Ước nhắc lại Lời Chúa, ví họ như hạt lúa gieo vào ḷng đất, phải thối chết đi, th́ mới mọc ra cây và sinh sôi nảy nở được nhiều hạt khác. Sách Tông Đồ Công Vụ kể chuyện ông Têphanô bị ném đá chết v́ đă giảng về Thiên Chúa chịu đóng đanh và chịu chết. Nhưng Têphanô vẫn cầu xin Chúa đừng chấp tội họ.

 

Nét đặc biệt của các thánh tử đạo là bị thử thách ở mức độ cao nhất là mất sự sống, mà vẫn không căm ghét kẻ giết ḿnh. Chẳng những không thù hằn, mà lại c̣n cầu nguyện cho họ nữa. Trong xă hội ngày nay cũng có những người dám can đảm hy sinh mạng sống ḿnh. Nhưng sánh với các thánh tử đạo, có rất nhiều khác biệt. Người cảm tử ôm bom tự sát, đầy ḷng oán thù căm ghét, cố ư cho nhiều người khác phải chết theo, gieo nhiều tang tóc. Các thánh tử đạo chịu chết là muốn hy sinh v́ Chúa, trong ḷng b́nh an nhân ái. Các Ngài biến cái chết thành con đường hạnh phúc và trong ḷng không căm ghét ai. V́ mến Chúa, các Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống và đồng thời rất yêu thương người khác, kể cả kẻ giết ḿnh.

 

Dịp phong thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào năm 1988, có người đă nêu lên ư tưởng đừng nên rở lại hồ sơ xưa nữa, sợ rằng sẽ nhắc lại sự hận thù khi xưa. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă trả lời rằng : « Chúng tôi vẫn và càng yêu thương người khác ! Không có hằn thù đâu ». Người khác lại bảo có những vị đă có những tật xấu. Chúng ta biết rằng có những vị không phải là những người hoàn toàn. Có những vị chỉ vào lúc chót mới hoán cải cuộc sống bất toàn khi xưa. Chết trong sự xám hối v́ Chúa cao cả, để chuộc lỗi lầm khi xưa. Đó càng là một nghĩa cử làm sáng chói thêm đức tin, đức cậy và ḷng mến cao cả của các vị tử v́ đạo. Giửa cái chết v́ ḷng mến và cái chết v́ căm thù có nhiều khác biệt lắm.

 

Các Giám Mục Phi Luật Tân cũng mong muốn có các thánh tử đạo. T́m măi họ mới kiếm được một vị. Toàn dân sung sướng. Có giám mục đă nói « Chúng tôi không có các thánh tử đạo v́ vua quan ngày xưa của chúng tôi hiền lành quá ».

 

Năm 1980, trong một cuộc họp tại Huế, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đă mời các giám mục đi thăm các lăng các vua triều Nguyễn. Trước lăng Minh Mệnh, Tự Đức,… Ngài nói với các vị khác rằng ḿnh cũng phải cám ơn các vua, bằng không làm sao ḿnh có các thánh tử đạo. Các vua cấm đạo, giết hại giáo sĩ và giáo dân. Đó là cơ hội để có được các thánh tử đạo vinh quang mà ta tôn kính hôm nay. Rồi Ngài nhắc lại bài Công bố Tin Mừng Phục Sinh : « Ôi tội hồng phúc, v́ đă đáng được Đấng Cứu Chuộc cao sang như thể » !

 

 

Gm. Phaolô Nguyễn Văn Ḥa

 

 

 

 

KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆTNAM

Ga 12,24-26

 

Lm. Giuse Phạm Thanh

Với khóa họp tháng 4 năm 1991, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă dành Lễ Kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam vào Chúa nhật XXXIII hằng năm để đa số các giáo hữu có thể tham dự. Con xin được gợi ư suy niệm cho Chúa Nhật 33 này về Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam.


1) Chúng ta là con cháu các thánh. Cho dù không phải hết thảy chúng ta có chung một ḍng họ máu mủ với các Thánh Tử Đạo, và cho dù một số anh chị em đang sinh sống trên giải đất thân thương Việt Nam không cùng ḍng giống Việt, nhưng tất cả chúng ta đều là “con cháu các Thánh”, bởi v́ “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu”. Chúng ta được sinh ra trong An Sủng Chúa, chúng ta được sinh ra trong đức Tin. Niềm hạnh phúc thiêng liêng gắn bó chúng ta nên một hôm nay phải là ḷng biết ơn sâu xa với Chúa qua những hạt giống tốt - các Thánh Tử Đạo - đă gieo văi và hôm nay chúng ta được hưởng nhờ! Chúng ta là Hoa Trái, là con cháu các Thánh trong đức Tin! Cảm tạ Thiên Chúa nhân lành đă ban cho Giáo Hội Việt Nam biết bao nhiêu hạt giống tốt lành! Và như vậy, niềm vui Ngày Lễ hôm nay được mở rộng cho hết mọi người! Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nói trong bài Giảng Lễ Tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam: “Hỡi giáo dân Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: Máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và c̣n truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai!” (X. Lm. Augustinô NGUYỄN VĂN TRINH, “Phụng vụ Chư Thánh” II, 1996, tr. 381-382)

 

2) Qua bài Phúc Âm Gioan (Ga 12,24-26) :Sau khi “khải hoàn” vào Thành Giêrusalem- Ngày Lễ Lá - dân chúng tấp nập đến gặp Chúa Giêsu. Chúa nói: “Nếu hạt giống gieo xuống đất không chết đi, th́ nó trơ trọi một ḿnh; nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt”. Chúa Giêsu cho chúng ta thấy cách nh́n cuộc khổ nạn Ngài sắp chịu thật đặc biệt: nó rất tích cực và phong phú. Ngài không lo cho bản thân, mà chỉ cốt vâng theo Ư Chúa Cha, Ngài hi sinh chính thân ḿnh hầu mưu t́m hạnh phúc phần rỗi cho nhân loại. Ngài quả quyết: “Ai yêu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất nó, c̣n ai ghét mạng sống ḿnh ở đời này, th́ sẽ giữ được nó trong cuộc sống đời đời”.


Theo gương Thầy Chí Thánh, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đă sẵn ḷng xả thân v́ Danh Chúa, vui ḷng chết đi như thân lúa mục nát, hầu trổ sinh nhiều thế hệ hạt giống mới:là các linh mục, tu sỹ và giáo dân tốt trong tương lai! Nếu như xưa thánh IGNATIÔ Antiochia đă coi ḿnh như Hạt Lúa Ḿ cần được nghiền nát nơi hàm răng sư tử, để trở thành Bánh Tiến cho Thiên Chúa! Th́ nay thánh Phêrô Cao cũng cầu xin: “Xin cho con chịu đau khổ v́ Danh Đức Kitô, được đón nhận ngành lá tử đạo về tới bến Thiên Đàng” (Đáp ca Kinh Chiều I Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, PVCGK trang 1489). Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông quả quyết: “Thà tôi bị lưu đày và phải chết v́ Chúa, chứ tôi không chối Đạo” (Kinh Chiều Lễ CTTĐVN, 24-11). Thánh Phaolô Tịnh, trong Thư gửi cho các Chủng Sinh Vĩnh Trị, khi gặp những cảnh quan quyền xúc phạm tới Thánh Danh Chúa, ngài đă ghi nhận: “Chứng kiến tất cả những cảnh này, v́ cháy lửa mến yêu Chúa, con thà chịu chết và chịu phân thây để chứng tỏ ḷng con yêu mến Chúa!” (Bài Đọc 2 Lễ Các TTĐVN 24-11).

 

3) Theo gương mẫu Chúa Giêsu Kitô đă hoàn toàn quên đi chính ḿnh để hiến thân phụng sự Chúa Cha và phần rỗi nhân loại, Đức Cha Cuénot THỂ, khi Nhà Vua Thái Lan bắt một số linh mục và chủng sinh Việt nam sang tá túc, ngài đă coi nhẹ bản thân ḿnh để tận t́nh t́m cách cứu giúp họ. “Như tôi (một thừa sai có) chết, người ta có thể gửi người khác thay thế chậm lắm là một năm. Một linh mục hay chủng sinh Việt Nam nằm xuống, phải mất hai, ba chục năm mới có người thay thế”. Bà thánh Anê Đê (Thành) bị bắt v́ Đạo Chúa, bị tra tấn đẫm máu, bà vẫn b́nh thản nói với con: “Con đừng khóc, Mẹ mặc áo hoa hồng đó! Mẹ vui ḷng chịu khổ v́ Chúa Giêsu…” (Lm Hồng Phúc, Điển Ngữ các Thánh, trg 271a). Và lời cuối cùng của Bà trước khi chết, bà than thở: “Giêsu, Maria, Giuse!con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa! Xin ban ơn cho con được tuân theo ư Chúa trong mọi sự!” (Ibid.).


Qua gương mỗi vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta đều thấy những tấm gương sáng ngời về sự xả kỷ hi sinh quên ḿnh v́ Chúa vô điều kiện! Những tấm ḷng cao cả của các ngài là những bài học rơ nét cụ thể cho mọi người con cháu hôm nay! Trẻ có, già có; nam có, nữ có; và thuộc mọi cảnh đời; Giám mục hay linh mục, tu sỹ, chủng sinh hay người đời; thương gia hay binh lính; công chức hay thường dân vv… Tất cả các ngài đều một ḷng trung thành với Chúa cho đến cùng! Là công dân trong quốc gia và cũng luôn là con cùng một Thiên Chúa!


4) Bước vào Ngàn năm thứ ba, chúng ta không quên lời nhắn nhủ của Đức Gioan-Phaolô II: “Vào cuối ngàn năm thứ hai, Giáo Hội lại trở thành Giáo Hội của các vị tử đạo. Các cuộc bách hại chống lại các tín hữu, linh mục, tu sỹ và giáo dân đă gieo văi những hạt giống tử đạo tại nhiều nơi trên thế giới. Chứng tá của họ đối với Chúa Kitô cho tới đổ máu, đă trở thành gia sản chung của mọi tín hữu Công giáo, Chính thống, Anh giáo và Tin lành…” Người Kitô hữu đang bị bách Đạo, không những bởi những chế độ thù nghịch với Chúa Kitô bằng vũ lực, mà c̣n bằng biết bao mưu thâm chước độc của những bất công xă hội, những hận thù ích kỷ, những tham vọng trần thế đủ mặt, đặc biệt những chiêu bài tự do và hưởng thụ hôm nay đang phân tán ḷng con người và xâu xé xă hội. Chúng ta xin Chúa – nhờ lời bầu cử và gương sáng của các Thánh Tiền Bối – cho ḿnh được trung kiên với Chúa đến cùng như người tôi trung của Chúa! Và Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận khuyên chúng ta: “Phải, có biết bao nhiêu là vị tử đạo: tử đạo v́ đức khiết tịnh, tử đạo v́ công lư, tử đạo trẻ em, phụ nữ tử đạo, nam nhi tử đạo, những dân tộc tử đạo… Đó là cả một bức tranh trải dài trước mắt chúng ta: bức tranh một nhân loại kitô-hữu hiền lành, khiêm nhượng, không bạo lực, chống trả sự dữ, yếu đuối nhưng đồng thời cũng mạnh mẽ trong đức tin, đă yêu và tin cho tới bên kia thế giới… Đó là gia sản quí báu của các vị tử đạo … cho chúng ta, kitô-hữu thuộc thế kỷ XXI mới bắt đầu, để ôm ấp và …sống mỗi ngày, sống yêu thương, hiền lành và trung tín!” (HY FX Nguyễn văn Thuận, “Chứng nhân hy vọng”, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, 2000 tr. 180-181)


5) Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam hôm nay, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta niềm hănh diện quá khứ hào hùng của cha ông ḿnh, nhưng cốt dạy chúng ta hôm nay, trong cuộc sống hiện tại này, mỗi người phải tích cực sống đức Tin sáng suốt, nhiệt thành t́m vinh Danh Chúa và trung tín với Chúa đến cùng!


Mỗi Thánh Lễ phải là nguồn tôi luyện đức Tin chân chính, là mạch nghị lực không biết mỏi mệt Chúa dành cho con người để trung kiên phụng sự Chúa và là suối vô tận t́nh yêu Chúa giúp ta có chung tâm t́nh với Chúa Kitô biết quên ḿnh phục vụ phần rỗi anh chị em đồng loại. Thật “Không ǵ có thể tách biệt chúng ta khỏi t́nh yêu Chúa Kitô!”

 

 

Lm. Giuse Phạm Thanh

 

 

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆTNAM

 

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

 

Ông bà anh chị em rất thân mến !

Nếu chúng ta chiêm ngắm bức tranh diễn tả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta sẽ thấy qua bức tranh này, phác họa rơ nét một h́nh ảnh của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội có những đặc tính phong phú và đa dạng, trước hết diễn tả đức tin của các Thánh Tử Đạo, chúng ta thấy một Giáo Hội gồm có những người nam, người nữ, những người trí thức và những người b́nh dân, những người già, người trẻ, những người nông dân và những người đă từng làm công chức trong triều đ́nh, chúng ta c̣n thấy những người mang quốc tịch Việt Nam cũng như những người đến từ những quốc gia xa xôi, nhưng dù xuất thân từ hoàn cảnh xă hội nào, từ tŕnh độ trí thức nào, th́ các Thánh Tử Đạo đă có cùng chung một lư tưởng một mục đích đó là: Yêu mến quê hương Việt Nam, yêu mến Giáo Hội Việt Nam và thao thức muốn làm chứng cho Đức Giêsu qua cuộc sống của ḿnh và đó cũng chính là sứ điệp mà các Ngài đang muốn nhắn gởi với chúng ta hôm nay, khi chúng ta tôn vinh các Ngài như những bậc tiền bối niềm tự hào cho giáo hội, trước hết chúng ta thấy các Thánh Tử Đạo là những người yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài là những người luôn muốn cho quê hương và dân tộc của ḿnh được b́nh an, con người được công bằng và yêu thương. Các Ngài muốn cho giáo lư của Tin Mừng ăn rễ sâu vào nền văn hóa Việt Nam, như muối, như men, như ánh sáng để làm cho đời sống văn hóa Việt Nam được phong phú và phát triển, và đối với các Thánh Tử Đạo là những vị thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài cũng yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài đă muốn trở thành người Việt Nam, hầu hết các thừa sai đều chọn cho ḿnh một tên gọi Việt Nam rất thân thương dễ mến, như chúng ta thấy Thánh Berrioc Ochoa Giám Mục đă chọn cho ḿnh tên Việt Nam là Đức Cha Vinh, Thánh Jeronimo Hermosilla đă mang một tên Việt là Đức Cha Liêm, Thánh Phero Almato đă chọn cho ḿnh tên Việt là Cha B́nh. Những cái tên đó rất ư nghĩa, đă gắn bó các Ngài với quê hương Việt Nam, với công cuộc truyền giáo tại đây, cũng như đă gắn bó lư tưởng mà các Ngài đă chọn lựa. Chúng ta c̣n thấy các Thánh Tử Đạo, các vị thừa sai Ngoại Quốc mang y phục Việt Nam, để phát huy theo kiểu Việt Nam, nói theo ngôn ngữ Việt Nam, để gần gũi ḥa đồng với nền văn hóa Việt Nam, yêu mến quê hương Việt Nam đó là sứ điệp mà các Ngài muốn nói với chúng ta, và các Ngài đang muốn mời gọi chúng ta hăy noi gương các Ngài để yêu mến Giáo Hội là Đức Giêsu cụ thể là Giáo Hội Việt Nam v́ yêu mến Giáo Hội các Ngài chấp nhận mọi gian lao, các Ngài luôn t́m cách để cho cộng đoàn đức tin nhỏ bé được phát triển, và đối với các thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài đến với chúng ta từ một miền đất xa xôi, từ một nền văn minh khác lạ, đến với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, vào một thời đại, một thời kỳ mà nền văn hóa c̣n chưa tới hồi phát triền, các Ngài đă lo lắng thiết lập bằng chính tiếng bản xứ, xây dựng cộng đoàn tín hữu, và chính ḷng yêu mến giáo hội đă gắn bó các Thánh Tử Đạo người Việt cũng như người Ngoại Quốc đến từ nhiều nước khác nhau trở nên một trong đức tin và trong nhiệt thành Tông Đồ.


Một sứ điệp quan trọng các Thánh Tử Đạo muốn nhắn gởi với chúng ta qua cuộc đời của các Ngài đó là những thao thức là nhân chứng cho Chúa. Đức Giesu chính là người chứng thứ nhất, Đức Giesu đến trần gian để làm chứng t́nh thương của Chúa Cha. Đức Giesu đến trần gian để kêu gọi mọi người sống với nhau trong t́nh huynh đệ, hăy đoạn tuyệt với chiến tranh, hăy bỏ mọi thứ tà thần, hăy ḅ mọi thứ chia rẽ và mê muội. Đức Giesu để nói tiếng nói của chân lư nên Ngài đă phải chấp nhận thập giá. Và noi gương Đức Giesu các Thánh Tử Đạo là những người đă minh chứng Thiên Chúa là Cha, là Đấng yêu thương mọi người, mà các Ngài đă thể hiện đức tin trung kiên vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội, các Ngài đă chiến thắng bạo lực bằng t́nh yêu, chiến thắng hận thù bằng tha thứ, chiến thắng những người nguyền rủa bằng lời cầu nguyện, mặc dù phải chết dưới đ̣n roi và mọi thứ nhục h́nh, các Ngài đă chiến thắng trong vinh quang, các Ngài đă lănh nhận ngành Thiên Tuế như phần thưởng của Chúa cho những tôi tớ trung thành.


Và khi chúng ta nh́n lên đức tin diễn tả các Thánh Tử Đạo, từ đủ mọi thành phần xă hội khác nhau, chúng ta hăy rút ra một bài học, là ai trong chúng ta cũng có thể làm minh chứng cho Chúa được, mặc dù là người học thức hay người b́nh dân, mặc dù người ở thôn quê hay thành phố, mặc dù những người giầu có và những người nghèo nàn, ai ai chúng ta cũng có thể làm nhân chứng cho Chúa trong đời sống gia đ́nh, trong đời sống cộng đoàn và trong đời sống xă hội. Các Thánh Tử Đạo đang mời gọi chúng ta hăy có cuộc đời nhân chứng, hăy dùng lời nói và việc làm để giới thiệu Đức Giesu cho những người xung quanh.


Nhân chứng là một danh từ, một từ mà chúng ta thường nói, nhưng đôi khi có nguy cơ trở thành một khái niệm trống rỗng vô hồn. Trong cuộc đời hôm nay, có nhiều người dửng dưng với Thiên Chúa, dửng dưng với những giá trị tâm linh, chúng ta yêu mến Chúa và nhiệt thành sống lời Chúa đó là chúng ta làm chứng cho Người. Trong một xă hội mà có nhiều người coi thường những giá trị nhân bản, như đức công b́nh, sự chung thủy, mỗi tín hữu Kito, chúng ta hăy tôn trọng sự thật, tôn trọng nhau, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng. Và hiện nay có nhiều phong trào trái ngược với luật công giáo về đời sống gia đ́nh, như ly dị, như sống thử, chúng ta là những người tín hữu công giáo, chúng ta hăy cố gắng sống chung thủy yêu thương, có trách nhiệm đối với nhau trong đời sống gia đ́nh, đó là chúng ta làm chứng cho Chúa. Trên các phương tiện thông tin, chúng ta thấy có những vụ bê bối, những vụ lừa đảo; là Kitô hữu chúng ta hăy sống với một lương tâm ngay thẳng, đó là chúng ta làm chứng cho Đức Giêsu. Và trong cuộc đời này xung quanh chúng ta c̣n biết bao anh chị em đang đói khát nghèo nàn, họ đang đói vật chất, đang đói t́nh người, đang đói chân lư, chúng ta chia sẻ với họ trong khả năng có thể được, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng.

 

Ơn gọi tử đạo là ơn gọi gắn liền với mỗi tín hữu chúng ta, cũng như những ai muốn theo Chúa Giesu mà khước từ thập giá, th́ không thể nào mà theo Đức Giesu được. Ai muốn làm người Kito hữu chân chính mà khước từ ơn gọi tử đạo, th́ không thể nào trở lên người Kito hữu chân chính được. Tử đạo với chúng ta hôm nay, không phải là đi ra pháp trường, không phải là phải chịu nhiều roi vọt; Nhưng tử đạo với chúng ta chính là một cuộc sống chứng nhân, khởi đi từ cuộc sống gia đ́nh tới đời sống cộng đoàn rồi đến xă hội, môi trường chúng ta đang sống, mỗi người chúng ta đều có thể làm được nếu chúng ta có thiện chí ! và đặc biệt, chúng ta biết cậy dựa nơi Thiên Chúa là Cha quyền năng, là Cha yêu thương. Chúng ta có thể làm được, với lời cầu bầu của các Thánh Việt Nam mà hôm nay chúng ta long trọng tôn vinh, xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong hành tŕnh đức tin và trong hành trinh nhân chứng Amen.

 

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

 

Lm. Phaolô Lưu Văn Kiệu

Khi nói đến các thánh tử đạo, người ta nghĩ ngay đến những thử thách mà họ phải chịu để giữ ḷng trung thành với Chúa, với Giáo hội. Các bài đọc hôm nay nhằm nung đúc tinh thần của chúng ta để chúng ta có can đảm đi theo cùng một con đường đó.

 

Bài sách Khôn ngoan cho chúng ta thấy các h́nh khổ của các thánh chỉ là những thử thách, chính Chúa là Đấng thương yêu che chở họ, thử thách họ, và chính Người sau đó sẽ thương họ bội hậu. Đối với thánh Phaolô, những đau khổ đó c̣n là cách diễn tả quyền lực của Thiên Chúa; là cách sống lại trong thân xác chúng ta những đau khổ của Chúa Kitô, nhưng chúng ta tin rằng Chúa Kitô đă sống lại cũng sẽ làm cho chúng ta được sống lại với Người. Chúa Giêsu trong Phúc âm cho chúng ta thấy việc chúng ta phải chịu thử thách đó là một điều cần thiết nếu chúng ta muốn làm môn đệ Chúa, nhưng Chúa cũng hứa rằng Chúa Cha sẽ thưởng chúng ta.

 

BÀI ĐỌC I. Sag 3,1-9.

+ Tác giả đang so sánh đời sống của người công chính và tội lỗi. Những câu của chúng ta cho thấy ư nghĩa thực sự của cuộc sống của những người công chính:

1. Nguyên tắc căn bản: Chúa bênh vực che chở, không ǵ làm hại được họ (1).

2. Mổ xẻ thực tế: a- Nhượng bộ: theo cái nh́n nông cạn bên ngoài th́ người công chính có chịu đau khổ thiệt tḥi (2. 3a. 4a).

- Nhưng trong thực tế:

+ Họ được sống yên ổn thân mật với Chúa (3b).
+ Họ có hi vọng được thưởng đời đời (4b).
+ Chúa chỉ thử thách để làm cho sự trung thành của họ sáng tỏ và để thanh luyện họ. (5-6).
+ Ngày tận thế, họ sẽ được tham dự vào sự thắng trận vinh quang của Chúa (7-9).

+ Cắt nghĩa vài từ ngữ: “Trong tay Chúa”. Được Chúa che chở. “Ta che ngươi dưới bóng bàn tay Ta” (Is 57, 16); “Không ai cướp họ khỏi tay Ta.”(Jo 10,28-29). “Khổ h́nh không đụng tới họ”. Đó là những khổ h́nh thực sự, sau khi chúng ta ĺa khỏi đời này. C̣n những đau khổ đời này th́ dĩ nhiên nó là sản nghiệp của người công chính, và như mấy câu sau minh định, nó không phải là khổ h́nh.

“Họ sống trong b́nh an”. B́nh an đây không có nghĩa là lương tâm không bị dày ṿ. Cũng không phải là khỏi tai ương hoạn nạn bên ngoài (người công chính bị nhiều hơn). Nhưng đúng hơn có nhiều nghĩa là: qua những tai ương hoạn nạn, họ cảm thấy đảm bảo và hạnh phúc v́ biết chắc chắn Chúa che chở ḿnh (1), và nhất là họ được sống thân mật với Chúa (c.9).

 

“Hy vọng của họ đầy bất tử”. Họ hy vọng danh tiếng của họ được lưu truyền măi măi (8,13). Ở đây, đúng hơn, có nghĩa là họ hy vọng linh hồn của họ sau cái chết của thân xác này sẽ được sống măi trong hạnh phúc, trong thân mật với Chúa.

 

“Thiên Chúa thử thách họ”. Những đau khổ được nh́n dưới hai khía cạnh:

- Một là thử xem họ có thực sự trung thành với Chúa không: như Chúa thử Abraham bảo ông hiến tế con ḿnh cho Chúa (Gen 22,1)

Chúa cho Tôbia để thử đức tin của ông (Tob 12,13), ông Job cũng vậy (Job 1,2).

- Hai là để thanh luyện các thánh của Chúa; Chúa coi những đau khổ như việc sửa dạy chúng ta (Correction) (năm A). Như luyện vàng, luyện bạc phải đốt cháy cho sạch cặn bă (6a. Ps 66,10). Anh em vui mừng (trong viễn tượng cánh chung) mặc dầu anh em c̣n phải trải qua một thời gian nhiều thử thách, ngơ hầu đức tin của anh em được luyện lọc, quí báu hơn vàng, là một vật hư mất, mà người ta (c̣n) luyện ở ḷ lửa, đức tin anh em khi đó sẽ trở nên đề tài ca ngợi, vinh quang và danh dự, ngày Chúa Kitô tỏ hiện (1 Pet 1, 6-7).

 

Ngày Chúa viếng thăm: Việc Chúa viếng thăm thường bao gồm ư nghĩa; Chúa có toàn quyền nh́n xem, xét xử và thưởng phạt. Do đó, tùy trường hợp mà phải hiểu là Chúa đến để mang ơn lành (Gen 21,1; Ex 4,31; Ps 65 , 10) hoặc đến để mang h́nh phạt (1 Sam 15,2; Sag 14,1). Ở đây đối với người công chính, có nghĩa là ngày tận thế Chúa sẽ thưởng công họ.

 

“Như tia lửa cháy thiêu đám rạ”. Chỉ sự thiêu hủy nhanh chóng và toàn diện. Thường trong Kinh Thánh dùng làm h́nh ảnh tượng trưng cho cơn giận Chúa báo oán quân thù (Is 1, 31; 5,24; Nah 1,10; Abd 18; Za 12,6; Ml 13,9). Ở đây có những người công chính sẽ được tham dự với Thiên Chúa vào việc thiêu hủy sự dữ để thiết lập nước Chúa và sẽ được cùng Người hiển trị.

 

“Sẽ được biết sự thật”. Sự thật có thể hiểu đối lại với sự trông cậy: có nghĩa là điểm đến, đối tượng mà ḷng trông cậy chờ mong.

- Cũng có thể hiểu là đến ngày đó, người ta mới thấy rơ ư nghĩa của những đau khổ mà bây giờ ḿnh không hiểu được, biết sự thật khi đó có nghĩa là ḿnh biết được cả ư định của Thiên Chúa trên cuộc đời chúng ta.

Áp dụng cụ thể.

+ Nh́n chung bài đọc, chúng ta thấy tác giả kêu gọi ḿnh giữa những đau khổ hiện tại, hăy hướng cái nh́n về đời sau, đó là đức trông cậy. Nếu chúng ta cứ nh́n như người trần thế, thật chúng ta sẽ thấy ḿnh bị thiệt tḥi quá.

+ Chúng ta đừng lật đật nói: Chúa bỏ chúng ta, Chúa phạt chúng ta, đang khi trong thực tế, Chúa chỉ muốn làm cho chúng ta được nên của lễ hoàn hảo đẹp ḷng Chúa hơn. Nhứt là khi thấy những thử thách Chúa gởi cho người khác, nếu chúng ta vội vă kết luận: Họ có tội, Chúa phạt họ? Đó là chúng ta tự mặc cho ḿnh cái nh́n của người điên dại (theo sách Khôn ngoan 3,4), của người phàm trần.

+ Chúa luôn luôn thanh luyện Giáo hội Chúa bằng những cuộc bách hại, bắt bớ. Mỗi lần như vậy, GH trở nên trong sáng, trưởng thành và vững mạnh hơn. Chúng ta có lấy làm vui mừng v́ những điều đó hay buông thả ḿnh theo cái nh́n trần thế làm cho ḿnh buồn sầu, nản chí, mất đức tin?

 

BÀI ĐỌC II. 2 Cor 4,7-15.

Ở đoạn trên, thánh Phaolô đang nói về sự cao cả của chức vụ tông đồ và của sứ điệp ḿnh rao giảng, nhưng thánh Phaolô cũng không quên nh́n lại bản thân với bao tai ương, hoạn nạn, bao chống đối, hiểu lầm, thất bại. Đàng khác, những đối thủ của thánh Phaolô lại khoe khoang với những thành công, những đức tính nhân loại lộ rơ bên ngoài. Điều đó không làm cho vị tông đồ nản chí hoặc đặt nghi vấn về sứ vụ của ḿnh, trái lại người nhận rơ thân phận của ḿnh và hiểu rơ đường lối của Chúa hơn:

 

1. Người tông đồ của Chúa vẫn là những tạo vật yếu đuối.

Chữ “b́nh sành” làm cho chúng ta lạc hướng; phải dịch: b́nh làm bằng đất, đất nhắc chúng ta đến con người, đến Adong được dựng nên bằng đất và yếu đuối mọi đàng. Tuy hư hèn nhưng được Chúa trao ban những mầu nhiệm cao cả của Chúa như b́nh đất đựng trân châu bảo ngọc.

 

2. Sự yếu đuối đó càng làm sáng tỏ quyền năng của Chúa (7a).

Nếu chúng ta tài ba lỗi lạc, nếu chúng ta là những siêu nhân, người ta sẽ nghĩ sự tồn tại của tôn giáo là do công lao chúng ta. Đàng này, chúng ta bị bắt bớ, bị dồn ép tư bề, bị đè bẹp, nhưng đạo Chúa vẫn không tiêu diệt được mà trái lại c̣n phát triển lạ lùng. Chứng tỏ phải có một sức lực siêu nhiên nào khác ở trong đó (7b-9).

 

3. Những đau khổ của người tông đồ c̣n thể hiện một sự thật khác nữa: là người tông đồ phải tái diễn lại trong hành động và trong con người ḿnh mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu. Chính ḿnh phải chết đi như Chúa Kitô chết (sự chết hoành hành nơi chúng tôi) để mang sự sống đến cho người khác (để sự sống được (nẩy sinh) nơi anh em) (11-12).

 

4. Những đau khổ đó chỉ có ở đời này, và nó sẽ đưa chúng ta đến sự vinh hiển bên Chúa Giêsu (13-14)

 

5. Chính v́ tin tưởng như vậy, nên dầu ư thức sự yếu đuối của ḿnh, tác giả không ngần ngại rao giảng (13): Chúng tôi tin nên chúng tôi nói

 

6. Tất cả mọi việc trong đời sống của vị tông đồ, cả những đau khổ, yếu đuối, đều được hiến dâng nhằm cứu rỗi mọi người, nhưng cuối cùng là nhằm phục vụ vinh quang Chúa.

 

ÁP DỤNG CỤ THỂ.

+ Thánh Phaolô không nản chí trước những thất bại, tai ương ? C̣n trước những dở dang, kém khả năng của chúng ta, chúng ta có nên buồn rầu không? Cả trước những yếu đuối, những tội lỗi của chúng ta, chúng ta có nên thất vọng không? Nếu chúng ta đủ khiêm nhượng, Chúa cũng có thể dùng cả những việc đó để chứng tỏ quyền năng của Chúa.+ Chúng ta buồn khi thấy anh em chúng ta bị lấn áp, hiếp đáp, nhưng nếu nh́n lại lịch sử. Chính các thánh tử đạo đă trải qua những trường hợp như thế và chính sự hy sinh nhẫn nhục của họ đă làm rạng rỡ vinh quang Chúa và nẩy sinh đức tin khắp nơi.
PHÚC ÂM Jo 12,24-26Trong Phúc âm thánh Gioan, đây là đoạn Chúa Giêsu tiên báo về cái chết của ḿnh. Chúa Giêsu dùng hai h́nh ảnh mượn từ đời sống tư nhiên để cắt nghĩa sự chết và sự sống lại của Chúa (24-25)Câu 26 kêu gọi chúng ta đi theo đường lối của Chúa để được Chúa Cha thưởng đời đời.


I. a). H́nh ảnh một. Lấy từ h́nh ảnh hột lúa. Khi gieo xuống đất, hột lúa có vẻ chết đi, th́ mới nẩy mầm, mọc lên cây lúa và mang lại kết quả, hàng trăm hột khác. Đối với Chúa Giêsu cũng vậy, Người phải chết mới mang lại sự sống cho nhiều người.


b). H́nh ảnh hai. Cũng là để làm sáng tỏ sự thật ở trên, nhưng khía cạnh kêu gọi chúng ta làm theo Chúa, rơ ràng hơn. Ai yêu mạng sống ḿnh cách ích kỷ th́ làm cho sự sống ḿnh tàn lụi, c̣n ai có vẻ tôn trọng sự sống ḿnh, dám dùng nó, hy sinh nó th́ sẽ làm cho nó nảy sinh đến sự sống đời đời. Ghét, theo tiếng Do thái, có nghĩa ít yêu hơn, hiểu ngầm: coi nhẹ mạng sống đời này hơn sự sống đời đời th́ sẽ được sự sống đời đời.


Áp dụng cho ngày lễ.  + Không ai làm ruộng mà tiếc lúa giống. Chúa Giêsu muốn cứu chuộc người ta đă không tiếc mạng sống ḿnh. Các thánh tử đạo đă noi gương đó nên rộng răi, sẵn sàng hy sinh mạng sống v́ Chúa, v́ ư thức rằng khi đó không phải ḿnh làm Giáo Hội bị thiệt tḥi mà đúng là làm “trổ sinh con nhà có đạo”. Chúng ta có cái nh́n đó đối với ḿnh hiện nay không? Chúng ta đồng ư trên nguyên tắc với Chúa, nhưng chúng ta có nhiều cách rất khác để né tránh. “Tôi cần thiết cho giáo dân”. “Sẽ không ai làm lễ, ban các bí tích cho giáo dân”. “Giáo hội đang thiếu Linh mục”. Dĩ nhiên là rất thiếu tông đồ nhiệt thành cho Chúa, chớ những người chỉ lo cho bản thân được yên ổn th́ không ích lợi ǵ cho Giáo Hội.


+ Nếu tôi sợ bịnh, sợ mệt, sợ ốm, th́ tôi c̣n sợ chết bao nhiêu lần hơn nữa! Các thánh tử đạo không sợ chết nghĩa là lúc chưa tới giờ tử đạo, họ không bao giờ lo cho mạng sống họ quá đáng. Như vậy họ mới là những vị thánh. Nói cách khác, thánh tử đạo không phải chỉ làm thánh khi rơi đầu, mà đă là thánh từ trước, đă ghét mạng sống ḿnh hàng ngày. Nếu tôi không dám hy sinh những việc nhỏ nhặt hàng ngày, tánh ư riêng, dục vọng, xác thịt. Phần chắc là tôi sẽ không dám hy sinh mạng sống tôi đâu!

 

 

Lm. Phaolô Lưu Văn Kiệu

 

 

Máu các thánh tỬ đẠo

là hẠt giỐng đỨc tin

Mt 10,17-22

Lm.An Phong, OP

 

Hôm nay, chúng ta cùng toàn thể Giáo hội Việt Nam nói riêng và Giáo hội Công giáo toàn cầu nói chung – mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt Nam, những người tôi tớ anh dũng của Thiên Chúa, những người con trung hiếu của Giáo hội và dân tộc. Các ngài đă lấy t́nh yêu và máu hồng để tuyên xưng đức tin, tuyên xưng sự hiện diện sung măn của Thiên Chúa trên mảnh đất nhỏ bé châu Á này.

 

Tôn phong lên hàng hiển thánh là chuẩn y đời sống thánh thiện, đức tin mạnh mẽ, đức ái tuyệt hảo và đức mến nồng nhiệt của một người thuộc về Thiên Chúa. Tôn phong lên Thánh là chấp nhận một cung cách sống triệt để Tin mừng, đặt bàn chân ḿnh vào vết chân Đức Giêsu đă đi qua, là tôn vinh một kiểu mẫu - không phải là cá nhân - sống phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội và phục vụ con người hết ḿnh. Hơn nữa, đối với các Thánh Tử đạo, là đóng dấu ấn mạnh mẽ, quyết liệt lên ḷng can đảm, chí can cường, sự hiên ngang, kiêu hùng, đầu ngẩng cao, mắt hướng về trời của những người con của Thiên Chúa. Đă dám sống cho Chúa th́ cũng dám chết v́ Chúa. Không phải là gông cùm, xiềng xích, tù đày; không phải là xương tan thịt nát, máu chảy đầu rơi cho bằng ḷng hiếu nghĩa và tín trung với Thiên Chúa. Máu đă thấm vào ḷng đất Mẹ Việt Nam để làm những hạt giống đức tin sinh sôi nảy nở.

 

Từ ngàn xưa ấy : 

"Phúc cho những ai bị bách hại v́ sự công chính, v́ Nước Trời là của họ". Từ miền hoang vu đồi núi Galilê, lời Đức Giêsu nhắn nhủ c̣n vang vọng đến mút cùng bờ cơi trái đất. Lời từ miền đất Palestin xa xưa đó vượt qua các biên giới thiên nhiên, địa lư, qua toàn thể các lục địa châu Âu, Mỹ, Úc và đến đất châu Á này. Lời đă vượt qua muôn ngàn cách trở của ḷng người, của ngôn ngữ, màu da và đă đến nơi đây – nước Việt của chúng ta. Theo vết chân của Vị truyền giáo đầu tiên vượt qua bao gian nguy, giông băo của biển cả mênh mông. Lời đă đậu lại trên đất Ninh Cường, Quần Anh, thuộc giáo phận Bùi Chu, Bắc Việt năm 1533.

 

Ngày ấy, sừng sững trên cửa bể Đà Nẵng, một Thập giá cao to, không biết đă được dựng từ khi nào và do ai. "Đất này rồi sẽ lắm đau thương". Lời tiên tri của vị thừa sai đă không sai. Nhưng lời "Phúc cho những ai bị bách hại v́ sự công chính..." lại càng mạnh mẽ, thôi thúc hơn. Vang vọng suốt nhiều thế kỷ, năm bách hại đầu tiên dưới thời chúa Trịnh Doanh, kéo dài đến hết thời vua Tự Đức. Lời đă chan ḥa khắp không gian đất Việt như một sự khích lệ, an ủi và hứa hẹn những tín hữu đương thời. Hạnh phúc của những người nghe lời Chúa phải trả bằng giá quá đắt : hơn một trăm ngàn chứng nhân anh dũng đă nằm xuống.

 

Nhưng hôm nay, đă hơn 400 năm tính từ ngày hạt giống đức tin được gieo xuống mảnh đất này, đă trổ sinh những bông lúa vàng tươi, đầy nhựa sống. Hào khí đau thương hiên ngang đến pháp trường "chết v́ đạo" đă được thay thế bằng hào khí vui tươi "sống v́ đạo". Hào khí đau thương "chết cho Chúa" được thay thế bằng niềm vui "sống cho Chúa".

 

Noi gương các ngài :

Những trang sử tuy đầy máu và nước mắt nhưng là những trang sử kiêu hùng anh dũng của một ḍng giống hùng anh, chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa. Các ngài đă bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đăi nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngă nhưng không bị tiêu diệt. Các ngài luôn mang nơi thân ḿnh cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân ḿnh các ngài. Thật vậy, tuy sống, các ngài bị cái chết đe dọa v́ Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của các ngài.

 

Trong mọi sự, các ngài luôn chứng tỏ ḿnh là những người phục vụ Thiên Chúa, khi phải chịu đựng đ̣n vọt, tù tội, loạn lạc, lo âu, vất vả, nhọc nhằn. Các ngài chứng tỏ điều đó bằng đời sống trong trắng; bằng sự hiểu biết; bằng cách sống nhẫn nhục, nhân hậu; bằng một tinh thần thánh thiện, một t́nh thương không giả dối, bằng lời chân lư, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Các ngài lấy công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ. Khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực, các ngài chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực, các ngài được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực, các ngài vẫn sống; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực, các ngài luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực, các ngài làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có ǵ, nhưng kỳ thực, các ngài có tất cả.

 

Lạy Chúa,

chúng con xin cảm tạ Chúa

đă ban cho Giáo hội Việt Nam chúng con

một món quà tuyệt vời : 117 vị tử đạo tại Việt Nam.

 

Các ngài đă theo Chúa trên con đường thập giá,

xin cho chúng con được vững chí bền ḷng

khi gặp thử thách gian nan.

 

Các ngài đă vâng lời Thiên Chúa

hơn là vâng lời người phàm.

 

Xin cho chúng con biết noi gương các ngài

những khi phải lựa chọn.

 

 

Lm.An Phong, OP

 

 

 

 

Các Thánh TỬ ĐẠo ViỆt Nam

VưỢt Qua NỖi SỢ

Lc 21:5-19

Lm. Đỗ Vân Lực, OP

 

Ngày 28 tháng 10 năm 2007 vừa qua, Giáo Hội phong chân phước cho 498 vị tử đạo Tây Ban Nha. Trong số đó, đặc biệt có chân phước Bartolomé Blanco Márquez. Márquez bị tử h́nh vào ngày 02 tháng 10 năm 1936, lúc mới có 21 tuổi, trong lúc hô to : “Vạn tuế Vua Kitô !” Chính niềm tin vào Đức Kitô đă giúp Márquez can đảm từ bỏ tất cả. Nhưng trước khi chết, Márquez không quên viết cho bạn gái một lá thư rất ư nghĩa và giá trị. Anh dặn ḍ người yêu : “Bản án kết tội anh trước ṭa án nhân loại sẽ mạnh mẽ bênh vực anh trước ṭa Thiên Chúa. Khi cố sức nhục mạ anh, họ đă tôn vinh anh. Khi sắp kết án anh, họ đă giải thoát anh, và khi toan tiêu diệt anh, họ đă cứu anh. V́ khi giết anh, họ cho anh sống thực sự và khi kết án anh v́ lư tưởng cao đẹp nhất của tôn giáo, quốc gia và gia đ́nh của anh, họ mở cánh cửa thiên đàng trước mặt anh. Anh xin phép nêu lên một vấn đề với em : lúc này chúng ta nhớ tới t́nh yêu đă chia sẻ với nhau. T́nh yêu đó vẫn lớn mạnh. Mong em hăy lấy việc cứu rỗi linh hồn ḿnh làm mục tiêu hàng đầu. Nhờ đó, chúng ta sẽ đoàn tụ để sống đời đời trên thiên đàng, nơi không có ǵ ngăn cách được chúng ta.” (1)

 

Làm sao Márquez có thể hy sinh tất cả và có thể vượt qua nỗi sợ trước cái chết như thế ? Tại sao trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể vượt qua nỗi sợ ? Nếu không thể vượt qua nỗi sợ thường t́nh, làm sao có thể chống chọi với những tai họa ngày tận thế ? Có cách nào không những vượt qua mà c̣n có thể lợi dụng những đau khổ để đạt tới niềm hy vọng lớn lao không ?

 

LÀM SAO VƯỢT QUA NỖI SỢ ?

Chúa Giêsu không sợ đối diện với thực tế. Người không muốn chúng ta trốn chạy hay quên lăng những đau khổ của kiếp người. Trái lại, Người c̣n muốn chúng ta thấy trước nỗi khổ lớn nhất con người phải đối đầu vào ngày cùng tận của thế giới. Vào những lúc khủng hoảng cùng cực đó, con người không c̣n biết trốn chạy vào đâu. Người ta có thể chạy theo bất cứ ai đưa ra lời hứa hấp dẫn nhất. Nhưng Chúa cảnh giác : “Anh em hăy coi chừng kẻo bị lừa gạt. Anh em chớ có theo họ.” (Lc 21:8.9)

 

Đó là chưa kể có những kiểu lường gạt tinh vi hơn nhiều. “Có nhiều kẻ sẽ mạo danh Thày đến nỗi nói rằng : ‘Chính ta đây.’” (Lc 21:8) Thực tế, những hạng giả dạng ngôn sứ hay Kitô đó cố t́nh khai thác sự nông cạn và dễ tin của quần chúng để thống trị và lôi kéo những người đang hoảng loạn trước những đường cùng. Nhiều người đổ xô theo họ khi nghe những lời tiên báo về ngày tận thế với những tai họa gần kề.

 

Khi Chúa mới nói một chút về số phận cùng tận của đền thờ Giêrusalem, các môn đệ đă nhốn nháo hỏi về ngày tháng và điềm báo. Họ tưởng biết trước những thông tin như thế, có thể giúp họ tỉnh thức hơn, y như người ta theo dơi đài khí tượng tiên báo về thời tiết vậy. Chúa đă không đáp lại sự mong đợi đó của các môn đệ. Trái lại, người c̣n nói về các loại đau khổ cả tinh thần lẫn thể xác sẽ ập đến hành hạ con người. Người không muốn cho họ tính toán ngày tháng, nhưng muốn cho họ thấy ư nghĩa lịch sử nhân loại. Lịch sử đầy những biến động đau thương và bi đát, nhưng phải có hồi kết thúc, kết thúc trong một định hướng. Định hướng này phân chia lịch sử Giáo hội làm hai cực : bóng tối và ánh sáng. Chúng ta đang hướng tới sự sống, dù đang phải trải qua cơn đau khổ. Lịch sử phải đi tới một kết quả và thăng hoa nhờ cuộc phục sinh của Chúa Kitô, Đấng tuyên bố chiến thắng dứt khoát trên tử thần và tội lỗi.

 

Nếu không thấy được hướng sống đó, chúng ta sẽ ngă gục trên đường đời. Nhiều người tưởng đang sống trong một thế giới được bảo đảm về mọi mặt. Những tiến bộ kỹ thuật, phương tiện vật chất mạnh mẽ, hệ thống xă hội phức tạp và những phương tiện truyền thông vạn năng đủ bảo đảm cuộc sống. Nhưng chính lúc đền thờ Giêrusalem đă làm cho mọi người lóa mắt và hănh diện, Chúa Giêsu đă loan báo cho các môn đệ biết tương lai sẽ “bị tàn phá hết không c̣n tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21:6) Cũng thế, “cuộc đời như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.” (2) Một cuộc động đất, sập cầu, khủng bố, dịch tả, cúm gà v.v. cũng đủ làm tiêu tan bao mộng ước. Không ai có thể t́m được chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống nữa.

 

Giữa cuộc đời bấp bênh và đầy cạm bẫy đó, “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119:105) Có Lời Chúa dẫn đường, chúng ta không thể sa hầm sập bẫy trần gian. Lời Chúa không lừa dối, nhưng xua tan mọi ảo tưởng và phơi bày mọi sự thực trần gian.

 

Hơn nữa, có điểm dựa nào vững chắc bằng Tin Mừng ? Chính Chúa quả quyết : “Ai nghe những lời Thày nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay băo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, v́ đă xây trên nền đá.” (Mt 7:24) Được Lời Chúa làm nền tảng, bản lănh chúng ta sẽ vững chắc và đủ sức đương đầu với bất cứ thách đố nào trong cuộc đời.

 

Lời Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta thấy “núi đá và thành luỹ bảo vệ con, chính là Chúa.” (Tv 31:4) Đó là lư do tại sao ĐGH Gioan Phaolô dám nhắc lại lời Thày chí thánh để kêu gọi Giáo hội “Đừng sợ!” ngay từ lúc mở đầu triều đại giáo hoàng.

 

Nếu thời đại có làm cho chúng ta lo âu về thế giới và Giáo hội, th́ cũng đừng thối chí nản ḷng. Chúa bảo đảm cho chúng ta. Người không bỏ rơi thế giới Người đă kết ước, cũng chẳng ĺa xa Giáo hội “Người đă hiến thân.” (Ep 5:25) Phải nh́n lên Chúa Kitô mới thấy được tất cả sức mạnh và lư do của niềm hy vọng. Nếu không, chúng ta sẽ bị trôi dạt như những chiếc lá trong cơn nước lũ.

 

Khi đă tỉnh thức và t́m được ư nghĩa lịch sử cũng như chỗ dựa vững chắc, không những chúng ta tràn trề niềm hy vọng, mà c̣n có thể vận dụng chính những đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Thiên Chúa t́nh yêu.

 

Đối đầu với cơn lốc lịch sử nhân loại và những cuộc bách hại không phải là một thái độ tiêu cực, nhưng là làm chứng một cách tích cực. Tin Mừng không che đậy khi nói những thử thách đó có thể là cơ hội “tử đạo” (nguyên nghĩa là “làm chứng”). Đó là lư do tại sao Chúa nói : “Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ.” (Mt 5:10) Vào thời thánh Luca viết Tin Mừng, thánh Phêrô, Phaolô và nhiều người đang làm chứng rất mănh liệt. Hiện nay, nhiều anh em kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân đang bị bách hại. Mỗi năm hàng chục người đổ máu để làm chứng cho Chúa ở Phi châu, Á châu và các nơi khác. Mặt trời công chính không bao giờ lặn !

 

Từ ngàn xưa, Chúa đă hứa : “Đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.” (Ml 3:20) Mặt trời công chính đă mọc lên là Đức Kitô. Giữa cảnh tăm tối trần gian, các tông đồ đă thấy “dung nhan Chúa chọi lọi như mặt trời.” (Mt 17:2) Phải có niềm tin sâu xa mới thấy ánh sáng phục sinh là “các tia sáng chữa lành bệnh” cho những người đă bị thương tích v́ Chúa Kitô. Tất cả sẽ được tái sinh trong một cuộc sống phong phú gấp vạn lần. Nhưng phải nhớ một điều : “Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống.” (Lc 21:19) Tất cả không nằm ngoài chương tŕnh quan pḥng của Thiên Chúa. Thật vậy, “dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.” (Lc 21:18)

 

Phần đông chúng ta không bị bách hại như thế. Nhưng chúng ta bị nhạo báng và chê cười về niềm tin. Những người vô tín châm chọc chúng ta tại nhà trường, văn pḥng và cả trong gia đ́nh nữa. Đó là cơ hội làm chứng. Đừng mất công t́m cách đối đáp với những người đó. Chúa bảo đảm : “V́ chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay căi lại được.” (Lc 21:15)

 

Tuy nhiên, nên nhớ chứng từ có sức thuyết phục nhất không phải là những bài diễn văn hùng hồn, nhưng là hành động : ḥa hoăn, khoan dung, chia sẻ và tha thứ. Có thể thêm nhiều hơn nữa vào các sứ vụ và bổn phận hàng ngày của chúng ta.

 

KHI MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH MỌC LÊN

Trên bước đường theo Đức Kitô, nhiều người bị ngược đăi, bắt bớ, tù đày, bị chính những người thân nhất phản bội. C̣n ǵ đau khổ hơn ?! V́ danh Đức Kitô, nhiều người đă trở thành đối tượng cho mọi sự thù ghét. Mọi h́nh thức xỉ nhục và đau khổ thi nhau xuất hiện. Sau cùng, một số người bị đẩy vào cơi chết. Thật là những mất mát quá lớn lao! Làm sao bù lại được những ǵ đă mất sau những hy sinh đó ?

 

Xét về mặt trần gian, quả thật không ǵ có thể bù đắp được! Nhưng tử đạo là một tiếng nói uất nghẹn và phản kháng những thế lực chà đạp tự do tôn giáo. Khi chấp nhận cái chết, các vị tử đạo không những muốn tuyên xưng đức tin, nhưng c̣n muốn khẳng định quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất của con người. Không tuân phục lệnh nhà vua hay bọn cường quyền, họ muốn khẳng định quyền tự do tôn giáo là một ân huệ Thiên Chúa, chứ không phải là một thứ quà tặng theo chế độ “xin cho” của nhà nước. Công đồng Vatican II quả quyết : “Tự do tôn giáo có căn cứ nơi phẩm giá con người và phải được thừa nhận như một dân quyền trong lănh vực pháp lư xă hội.” (3) Con người chỉ có một thứ phẩm vị duy nhất. Thế nên, không thể có tiêu chuẩn kép hay hai cách hiểu về nhân quyền, nhất là về tự do tôn giáo. Khi bóp nghẹt hay đàn áp tự do tôn giáo, nhà cầm quyền đă chà đạp lên nhân phẩm và phủ nhận nhân quyền.

 

Đàng khác, tự do tôn giáo là tổng hợp mọi thứ tự do, v́ nhờ đó, con người có quyền sống trong chân lư đức tin và sống phù hợp với phẩm giá siêu việt con người. (4) Giá trị cao cả nhất nằm trong quyền tự do tôn giáo : “Mọi người không thể bị bất cứ cá nhân hay đoàn thể xă hội và quyền lực loài người nào cưỡng bức. Không ai bị buộc phải hành động trái với niềm tin, cách kín đáo hay công khai, một ḿnh hay với người khác, trong những giới hạn đ̣i buộc.” (5) Tôn trọng quyền tự do này là dấu chỉ “con người có tiến bộ đích thực trong bất cứ chế độ xă hội, hệ thống hay hoàn cảnh nào. (6) Tất cả những tiến bộ về mặt kinh tế, chính trị v.v. không thể nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm linh hay tôn giáo. Nhà nước không thể đóng vai tṛ giáo hội. Các người lănh đạo cũng chỉ là con người. Không ai có thể thay thế vai tṛ Thượng đế.

 

Hơn nữa, phát triển kinh tế để làm ǵ ? Nếu chỉ dừng lại ở những sinh hoạt đó, con người chỉ đạt đến những phương tiện sống, mà quên mất mục đích và cứu cánh cuộc đời. Trong khi đó, tín ngưỡng hay tôn giáo nhằm thỏa măn nhu cầu tâm linh cao cả nhất của con người. Nếu là một quyền sống, tôn giáo phải được công lư bảo vệ khỏi những cuộc xâm phạm và đàn áp.

 

Công lư đ̣i mọi người phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Những người bị đàn áp và giết chết v́ niềm tin đă tạo thành một tiếng nói phản kháng những chế đô độc tài. Máu họ đổ ra có sức kêu thấu trời xanh và thức tỉnh lương tâm con người. Những ai c̣n chút lương tâm không thể không tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Chỉ tôn giáo mới có thể huấn luyện và hướng dẫn con người sống đúng lương tâm. Nếu hoàn toàn vô thần, làm sao lương tâm được hướng dẫn ? Không có niềm tin tôn giáo, không thể có lương tâm ngay chính. Người ta giữ luật pháp chỉ v́ sợ tù tội mà thôi. Nhưng luật nào chẳng có kẽ hở ? Chế độ làm sao có thể thay thế lương tâm kiểm soát mọi sinh hoạt dân chúng ? Trong chế độ vô thần, tự do tôn giáo không được tôn trọng. Đàn áp tôn giáo là hủy diệt một sức mạnh lớn nhất giúp con người sống theo đường ngay lẽ phải. Chỉ tôn giáo chân chính mới có thể huấn luyện lương tâm và hướng dẫn con người sống theo công lư.

 

SỨC MẠNH ĐỨC TIN

Đàn áp tôn giáo cũng có nghĩa là chà đạp lương tâm của chính ḿnh. Nhưng chính khi những người cầm quyền chà đạp lương tâm ḿnh, tiếng nói công lư vang lên mạnh mẽ từ những con người đă liều thân v́ niềm tin tôn giáo. ĐGH Gioan Phaolô II đă gọi họ là những người “tử đạo v́ đức tin.” Những nhà độc tài đă dùng đủ mọi biện pháp bóp nghẹt đức tin đó. Nhưng các vị tử đạo đă dùng cái chết để phản kháng và nói cho mọi người biết không có ǵ mạnh hơn đức tin.

 

Đức tin nảy sinh trong tâm hồn tín hữu từ khi họ được ǵm vào trong cái chết và phục sinh của Đức Kitô nơi giếng rửa tội. Nhờ đó, họ được sống và sống dồi dào. Nhờ tin vào chân lư hằng sống là Đức Kitô, họ được hứng khởi và can đảm làm chứng cho Chúa. Nếu không yêu Chúa Kitô mănh liệt, Kitô hữu không thể hy sinh cả mạng sống cho Chúa và anh em. Nhưng các vị tử đạo biết ḿnh đă đón nhận được ân sủng lớn lao để có thể chọn cái chết v́ đức tin. Chỉ có ân sủng mới có thể giải thích và cho ta thấu hiểu tại sao các ngài lại hy sinh đến thế.

 

Năm 1843, giữa gông cùm xiềng xích ngục tù, thánh Lê Bảo Tịnh đă viết cho bạn: “Tôi là Phaolô đang bị xiềng xích v́ danh Chúa Kitô, muốn kể cho anh về những khổ cực tràn ngập thân tôi mỗi ngày để v́ yêu mến Thiên Chúa, anh có thể dâng lên Người lời tạ ơn ‘v́ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương.’ Nhà tù này quả là h́nh ảnh Hỏa ngục đời đời ... Nhưng ngày xưa Chúa đă giải thoát ba em nhỏ khỏi ngọn lửa, giờ đây Thiên Chúa cũng luôn ở bên tôi và giải thoát tôi khỏi kiếp khốn cùng này và biến cải những khổ đau thành hương vị ngọt ngào, ‘v́ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương.’ Xin hăy cầu nguyện giúp tôi chiến đấu tới cùng, kết thúc ṿng đua một cách hân hoan. Nếu không c̣n nh́n thấy nhau trên cơi đời này, chúng ta sẽ vui mừng khi đứng trước ṭa Con Chiên vẹn tuyền, chung tiếng ngợi khen Chúa, hân hoan mừng chiến thắng đời đời. Amen.” (7)

Khi chọn tử v́ đạo, các Kitô hữu hoàn toàn tự do bước theo Chúa Kitô để dấn thân vào sứ mệnh Giáo hội. Họ từ bỏ mạng sống để sống hoàn toàn tự do và tiếp tục sống măi, nghĩa là được cứu độ. Nói khác, ơn cứu độ làm cho con người hoàn toàn tự do và có thể sống hiệp thông hoàn toàn cũng như đối thoại với Thiên Chúa. Đó là mục tiêu cao cả và quyết liệt nhất của mọi công cuộc loan báo Tin Mừng. Nghĩa là, “chân lư Tin Mừng cũng được công bố để cứu văn nhân phẩm và sự thánh thiêng của đời sống con người. Do đó, tự bản chất bất cứ hành động nào nhằm cổ vơ nhân phẩm đều có đặc tính cứu độ, và bất cứ hoạt động nào nhằm dẹp bỏ hay ngăn trở việc công bố này đều bị coi là cản trở hay bách hại đức tin.” (8) Người ta đă huy động bao nhiêu lực lượng để đàn áp tôn giáo ? Nhưng lực lượng nào có thể đọ với đức tin ? Lịch sử cho thấy trở lực nào cũng có hồi kết thúc và phải trả lại công lư cho những người bị đàn áp tôn giáo.

 

Nói tóm, chỉ có một con đường cứu thoát duy nhất là Đức Kitô. Chúa Giêsu quả quyết : “Chính Thày là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14:6) Giữa bao nhiêu thách đố, Kitô hữu có thể t́m được nơi Lời Chúa một nền tảng vững chắc và một nơi ẩn trú b́nh an. Đó là tất cả bí quyết giúp Kitô hữu vượt qua mọi cơn sợ hăi và vận dụng mọi khả năng biến đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Đức Kitô. Không nắm được bí quyết ấy, nhiều người sợ chết mà đành kéo lê kiếp trâu ngựa suốt đời. Đó có phải là số phận dân tộc ta hôm nay không ?

 

Lạy Chúa, xin cho chúng con một đức tin kiên cường như cha ông Tử Đạo Việt Nam, để chúng con có thể vượt qua mọi nỗi sợ hăi hiện tại và biến những đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Chúa giữa ḷng dân tộc và nhân loại hôm nay. Amen.

 

Lm. Đỗ Vân Lực, OP

 

 

 

SỐng đẠo tỐt

Mt 10,17-22

Lm.Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

 

Hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta tỏ bày ḷng biết ơn sâu xa của chúng ta đối với các vị cha ông tổ tiên, cũng như nói lên những ước nguyện và tâm t́nh của chúng ta.

 

Chúng ta biết : từ khi Tin Mừng được loan truyền cho dân tộc chúng ta, hay từ khi đạo Chúa chính thức hội nhập vào đất nước chúng ta vào giữa thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là vào khoảng từ năm 1638 đến năm 1886, gần 300 năm, lịch sử Giáo hội Việt Nam có thể nói là một cuộc tử đạo kéo dài gần như liên tục năm này qua năm khác, không mấy khi ngừng, mà nếu có ngừng th́ chỉ là tạm ngừng, để chuẩn bị tiến sang một giai đoạn chịu bách hại khác dữ dội hơn và đẫm máu hơn. Cuộc bách hại chính thức bắt đầu nhóm lên với đời hai chúa Trịnh Nguyễn, rồi trở nên ráo riết hơn trong thời Tây Sơn, qua đời Minh Mạng đă biến thành dữ dội, tới đời Tự Đức, cuộc bách hại đi vào quyết liệt, chua xót đắng cay và từ đó ngày càng thêm ác liệt đến cực độ trong thời Văn Thân.

 

Trong suốt ba thế kỷ bị bách hại, tính ra có trên 100 ngàn anh hùng tử đạo, và như thế, nước Việt Nam chúng ta, tuy nhỏ hẹp và nghèo khổ, nhưng rất hào hùng. Nước nhỏ hẹp, nhưng danh tiếng vang lừng quốc tế, chúng ta đă đóng góp cho gia sản của Giáo Hội một sự nghiệp đức tin to lớn. Tuy nhiên, trong số đó, mới chỉ có 117 vị được phong chân phước, và ngày 19-6-1988, cả 117 vị này đă được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II long trọng suy tôn lên bậc Hiển Thánh. Các ngài được suy tôn Hiển Thánh để cho toàn thế giới tôn kính và noi gương anh dũng của các ngài, đồng thời để cho chúng ta, những người Công giáo Việt Nam, là con cháu các ngài, biết nối gót cha ông, dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn trung thành với Chúa, với Giáo Hội, với Tin Mừng giữa ḷng dân tộc.

 

Người ta thường nói : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,  “uống nước phải nhớ tới nguồn”. Chúng ta là con cháu các vị tử đạo, được thừa hưởng một gia sản đức tin phong phú, được chiêm ngưỡng một Giáo hội phát triển tốt đẹp như ngày nay, chúng ta không thể quên được rằng đó là kết quả của những ḍng máu cha ông đă đổ ra, thấm nhuần non sông đất nước, trở thành một ḍng nhựa sống làm nảy nở một mùa xuân hoa trái tưng bừng, đúng như Te-tu-liên đă nói : “Máu tử đạo là hạt giong phát sinh các tín hữu”. Bởi vậy, chúng ta phải tưởng niệm đến công nghiệp to lớn của tiền nhân mà đáp đền cho xứng đáng và ra công phát triển di sản quư báu rực rỡ cha ông đă để lại. Nhưng nếu chỉ có những cảm t́nh hoan lạc phấn khởi và biết ơn thôi th́ chưa đủ, chúng ta c̣n phải chú ư lắng nghe tiếng gọi tha thiết của gịng máu tử đạo và khám phá ra những bài học cao quư để áp dụng vào đời sống. Vậy máu tử đạo nói ǵ với chúng ta ?Trước hết, máu tử đạo nói lên niềm tin mănh liệt sâu xa và ḷng trung thành sắt son của cha ông với đạo thánh Chúa. Đức tin đă thấu nhập và đâm rễ sâu vào tâm hồn các ngài, đến nỗi không một sức mạnh trần gian nào có thể lay chuyển. Đối với các vị tử đạo, đức tin là một báu vật, một cái ǵ cao quư vô cùng, phải bảo vệ bằng mọi giá. Dầu bị đe dọa, tra tấn với muôn khổ h́nh dă man, ghê rợn, dầu phải máu đổ đầu rơi, các ngài cũng cam chịu, miễn sao bảo tồn được đức tin nguyên vẹn. Được hấp thụ tinh thần Nho giáo, các ngài đặt chữ “trung” lên trên hết, không những trung với vua chúa trần gian, với quê hương tổ quốc, mà nhất là trung với vua trên các vua, chúa trên các chúa, trung với quê hương siêu nhiên là Giáo Hội. Đó là tấm gương sáng lạn cha ông để lại cho chúng ta. Được diễm phúc lănh nhận đức tin, được vinh dự mang danh hiệu Công giáo như các vị tử đạo, chúng ta cũng phải noi gương hiếu trung của cha ông, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ đạo Chúa, bảo vệ Giáo Hội, trung thành với đức tin đă lănh nhận.

 

Máu tử đạo nói ǵ nữa với chúng ta ? Máu tử đạo c̣n nói lên đức hy sinh can đảm phi thường của tiền nhân. Người ta ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ai mà không ham sống sợ chết. Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đă thắng vượt tất cả mọi trở lực, dầu khó khăn đến đâu, để duy tŕ đức tin. Chúng ta không thể kể được những khổ h́nh dă man các ngài đă phải chịu, có những người đă phải bỏ cửa nhà, ruộng đất, chạy trốn vào rừng thiêng nước độc, có những người bị thích tự trên má, bị gạt ra khỏi xă hội, bị nguyền rủa thậm tệ như hạng vong bản, bất trung, phản quốc, hàng ngàn người phải chịu h́nh khổ tra tấn như xuy, trượng, ḱm kẹp, xiềng xích, cấm cốc, phải xử tử bằng cách trảm quyết, voi dầy, thiêu sinh, trầm hà, bá đao, lăng tŕ v.v… và biết bao h́nh khổ khác nữa. Nhiều người trong số tử đạo lại là phụ nữ, trẻ em, chân yếu tay mềm, tâm hồn non nớt tế nhị. Nhưng tất cả đă can đảm chịu mọi khổ cực đắng cay, nhất định không bất trung xuất giáo, nhất định không chịu chối Chúa, bỏ đạo. Các ngài đă thắng tất cả : thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỷ và thắng chính ḿnh, để toàn công đắc trận. Và các ngài đă chiến thắng như thế không phải bởi ǵ khác mà bởi chính đức tin mạnh mẽ của các ngài.

 

Các vị tử đạo đă sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng chết để minh chứng đức tin chân chính, minh chứng đạo của các ngài là đạo thật. Máu của các ngài đă tưới đẫm đất nước, và các ngài không mong ǵ hơn là thấy quê hương biến thành vườn hoa Công giáo rực rỡ muôn màu sắc. Nhưng thực tế cho chúng ta thấy, đa số đồng bào vẫn chưa nhận được ánh sáng đức tin. Điều đó phải làm cho mỗi người chúng ta suy nghĩ, phải chăng tại thái độ thờ ơ lănh đạm của chúng ta mà gương sáng của tiền nhân tử đạo bị lu mờ trước mắt mọi người, làm cho họ không nhận ra đường chân lư đưa tới hạnh phúc thật ?

 

Chúng ta hăy dâng lên Thiên Chúa những lời cầu khẩn tha thiết, xin Chúa v́ máu các thánh tử đạo đă đổ ra, làm cho cánh đồng truyền giáo Việt Nam được triển nở tốt tươi, và thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành trong hàng ngũ giáo sĩ cũng như giáo dân. Chúng ta cũng đừng quên rằng đây là trách nhiệm của mỗi người chúng ta, Cách thi hành trách nhiệm này tốt hơn cả là sống đạo tốt, và để sống đạo tốt trong thời buổi này, mọi người chúng ta cần phải có chất lượng, chất lượng đó là đời sống nội tâm, có Đức Ki-tô sống trong chúng ta, chất lượng đó là bác ái đối với tha nhân, chất lượng đó là khả năng phục vụ : phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh, phục vụ đất nước, phục vụ đồng bào, phục vụ lẫn nhau.

Lm.Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

 

 

Máu Các Thánh TỬ ĐẠo

TrỔ Sinh Các Tín HỮu

Lc 21,5-19

Lm. Joseph Vũ Hải Bằng, OP

 

"Ai gieo trong lệ sầu, Sẽ gặt trong hân hoan" (Tv. 125-126, 5, 6) Tin mừng Thánh Luca (21, 5-19) cho chúng ta thấy một bức tranh hiện thực về một bối cảnh, trong đó Đức Giêsu báo trước cho các môn đệ những ǵ các ông sẽ phải trải qua và nhận được khi sống quyết liệt và triệt để Tin mừng v́ Danh Đức Kitô. Chúa tiên báo cho các Tông Đồ và cho các đồ đệ các ngài trong mọi thời đại, và Chúa tiên báo một cách hết sức rơ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lư toàn diện. Chúa chuẩn bị tâm hồn các Ngài trước nguy cơ : “V́ danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống ḿnh.” (Lc 21, 17-19).

 

Một dự báo thật khó khăn và khắc nghiệt. Nhưng xem ra, dường như những người theo Chúa Kitô Giêsu hôm nay không phải chịu cảnh khắc nghiệt đó ?! V́ danh Đức Kitô, người ta dễ dàng yêu mến và tôn trọng những người sống Tin Mừng cách triệt để. Dù chiến tranh, bạo động… vẫn đang xảy ra tại các điểm nóng trên thế giới, nhưng mọi người dù theo chủ trương bạo động hay bất bạo động, dù công khai hay âm thầm, vẫn chân nhận quư mến và cảm phục những người đă hết ḿnh sống cho lư tưởng và tinh thần của Tin Mừng (như Mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Gioan Phaolô II…)

 

Nhưng, nếu chúng ta nghiên túc kiểm điểm và hạch toán đời sống đức tin của chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra thật không dễ dàng chút nào khi sống quyết liệt và trọn vẹn lư tưởng và tinh thần của Tin Mừng, thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, hướng trọn toàn tâm toàn trí về Danh Đức Kitô.

 

Tuy nhiên, Chúa Giêsu không bỏ rơi những ai tin theo Ngài trong những cơn bách hại : "Khi bị nộp vào tay họ, các con đừng lo phải nói thế nào và nói ǵ, lúc đó sẽ dạy cho các con những điều phải nói. V́ thực ra không phải các con nói, nhưng Thánh Thần của Chúa Cha nói trong các con" (Mt 10, 19-20). Thánh Thần, chính là Thần Chân Lư. Ngài sẽ là mănh lực trong thân xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mănh lực mà anh em mới có thể thành chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chăng phải là khôn ngoan, là mănh lực vượt mức loài người đó ư ? Chính Thánh Phaolô đă nói : "Sự kiện Chúa Kitô tử nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ đó ư ?" (I Cor. 1, 23). Từ đời các Thánh Tông Đồ đă vẫn thế rồi, qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay đổi.

 

Thật vậy, cần phải có mănh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên xưng Mầu Nhiệm T́nh Yêu của Ngài, chính là t́nh yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận của loài người. "Là v́ cái điên rồ nơi Thiên Chúa c̣n khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan của người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa c̣n mạnh hơn cả sức lực phàm nhân" (I Cor. 1, 25).

 

Các vị Tử Đạo Việt Nam là những chứng nhân lịch sử của Tin mừng đă sống triệt để Lời Chúa dạy. Trong vũng nước mắt của các ngài đă gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trổ thành vô số bông hoa Đức Tin : "Hạt giống gieo xuống mà không mục đi th́ chỉ trơ trọi một ḿnh, nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa" (Ga. 12, 24). Thực hiện lời dạy của Chúa, Thánh Vinh Sơn Liêm, Ḍng Đa Minh là người Việt Tử Đạo đầu tiên năm 1773, bất chấp những khó khăn nguy hiểm của thời cấm cách. Lúc nào, cha cũng luôn nhiệt t́nh yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên ai cũng hết ḷng thương mến. Cha khích lệ mọi người thêm can đảm, cha an ủi những người buồn sầu, và không nề hà bất cứ điều ǵ v́ lợi ích thiêng liêng của họ. Cha c̣n xin bề trên của ḿnh cầu nguyện cùng Chúa khi dâng lễ và trong kinh nguyện, để mỗi ngày được ḥan thiện hơn, và vui ḷng đón nhận những khốn khó theo ư Chúa".

 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, để có thể sống : “V́ Danh Đức Kitô” (Lc 21, 17), chúng con cũng phải đổ máu trong cuộc sống đời thường. Chúng con cũng phải bắt chước giống như các thánh Tử Đạo Việt Nam, đă anh dũng và can đảm sống chứng nhân Tin Mừng. Dù không bị ai bắt bớ, giam hăm, nhưng cuộc sống của chúng con sẽ là lời chứng hay phản chứng về Tin Mừng của Đức Kitô. Máu các thánh Tử Đạo đă đổ ra để ươm mầm và nảy nở hạt giống đức tin của Giáo Hội. Phần chúng con cũng phải “đổ máu” để góp phần làm trong sách hoá đức tin, làm lành mạnh hoá môi trường sống.

 

Quả thật, Lời Chúa vẫn c̣n vang măi và mang lại ơn ích cho người muốn lắng nghe. Dù xă hội có bị xáo trộn và phức tạp v́ những đổi thay thời “mở cửa”, chúng con vẫn nhận ra t́nh yêu quan pḥng của Thiên Chúa: “Dù một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng không bị mất đi” (Lc 21, 18). Máu các thánh Tử Đạo đă không đổ ra một cách vô ích. Những chứng nhân hiện đại vẫn sống Tin Mừng cách âm thầm không bị rơi vào vô vọng và lăng quên, ít nhiều đă gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh và làm chứng cho Lời Chúa vẫn c̣n hấp -lực thu hút và thuyết phục, là ánh sáng soi đường cho những ai muốn sống hướng thượng và toàn tâm toàn trí cho “Danh Chúa”. Một lần nữa, khẳng định : “Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống ḿnh” (Lc 21, 19) giúp chúng con vững tin và tạo thêm động lực để chúng con bước đi dưới ánh sáng Lời Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con không thể làm được ǵ nếu không có ơn Chúa. Xin cho chúng con biết ư thức những ǵ chúng có có được cũng là nhờ “Danh Chúa”, và nếu, chúng con có gặp khó khăn, trở ngại hay chống đối , thiệt tḥi ǵ, th́ cũng là v́ “để Danh Chúa được tôn vinh hơn”. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, để chúng con biết sống đức tin trong đời thường, trong môi trường làm việc và sinh hoạt… biết can đảm và dám đổ máu “chết đi” con người cũ, ích kỷ, hưởng thụ và vô trách nhiệm… hầu chúng con có thể trở thành chứng tá cho t́nh thương Chúa, và trở thành khí cụ b́nh an của Chúa. Ước ǵ nhờ máu các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng con ngày càng được triển nở và thăng tiến đức tin trong t́nh yêu Thiên Chúa. Amen.

 

 

Lm. Joseph Vũ Hải Bằng, OP

 

 

ĐỂ Làm ChỨng Cho Vua Quan

Manna

X LỜi Chúa: Mt 10, 17-22

Khi ấy, Đức Giêsu sai mười hai môn đệ đi và dặn rằng: 17 "Hăy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. 18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền v́ Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. 19 Khi người ta nộp anh em, th́ anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói ǵ: 20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em.

21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 V́ danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát."

 

X Suy NiỆm

Các vị tử đạo Việt Nam đều có kinh nghiệm sống từng lời của đoạn Tin Mừng hôm nay: bị nộp, bị đánh đập, bị điệu ra trước vua quan, bị tra hỏi, bị thù ghét và cuối cùng là bị giết. Tất cả những ǵ các ngài phải chịu đều v́ Đức Giêsu (c.18), v́ Danh Đức Giêsu (c.22).

 

Các ngài cũng có kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa. Bầu khí của toà án là bầu khí của Thiên Chúa Ba Ngôi. "Chính Thần Khí của Chúa Cha sẽ lên tiếng trong anh em" để tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu (c.19-20) Cái chết của vị tử đạo cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa được thi thố nơi một con người mỏng ḍn yếu đuối.

 

Chết v́ Đạo là một cách làm chứng. Làm chứng cho một niềm tin kiên vững: V́ tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, nên các ngài không bước qua thánh giá.
Làm chứng cho một t́nh yêu nỏng bỏng: "Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người hiến mạng v́ bạn hữu" (Ga 15,13)


Làm chứng cho một niềm hy vọng mănh liệt: có sự sống đời sau, có hạnh phúc vĩnh cửu, cái chết đưa tôi giáp mặt với Đấng tôi yêu. Các vị tử đạo đă làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Làm chứng nào cũng đ̣i phải hy sinh, mất mát, thiệt tḥi,
v́ đ̣i ta lội ngược ḍng với thế gian sa đọa.

 

Các vị tử đạo thường bị đặt trước thánh giá. Bước qua là được tiếp tục sống sung sướng an nhàn. Không bước qua là phải chịu tù đày, đ̣n vọt, mất tất cả và mất chính mạng sống. Chỉ cần một bước chân, là mọi sự thay đổi. Đă có người bước qua, và cũng có người không. Có người bị khiêng qua thánh giá, nhưng đă co chân lên, như thánh Antôn Nguyễn Đích. Có người bước qua, nhưng sau lại hối hận. Đó là trường hợp của ba vị thánh quân nhân: Âutinh Huy, Nicôla Thể và Đaminh Đạt. Có người được mời giả vờ bước qua thánh giá để quan có cớ mà tha, như thánh Micae Hồ Đ́nh Hy, nhưng họ đă thắng được cơn cám dỗ tinh vi ấy.


Đứng trước thánh giá là đứng trước một lựa chọn. Tôi chọn Ngài hay tôi chọn tôi? Không có giải pháp dung hoà hay lấp lửng. Giây phút đứng trước thánh giá là giây phút quan trọng. Quyết định không bước qua thánh giá là kết tinh của những đêm dài cầu nguyện, của việc chiến thắng những mời mọc khéo léo, của việc thắng vượt những sợ hăi, giằng co nội tâm, của những Vườn Dầu trong ngục thất...


Thời nào chúng ta cũng được đặt trước thánh giá, dấu hiệu của sự từ bỏ để phục vụ. Lúc nào chúng ta cũng có nguy cơ bước qua thánh giá, bằng đời sống hưởng thụ và ích kỷ của ḿnh.

 

X GỢi Ư Chia SẺ

·        Làm chứng bằng cuộc sống. Theo ư bạn, người Công Giáo Việt Nam phải sống thế nào để làm chứng về Đức Giêsu cho những đồng bào chưa biết Chúa?

·        Bị cám dỗ bước qua thánh giá, có khi nào bạn có kinh nghiệm đó trong đời thường không?

 

X CẦu NguyỆn

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, các ngài đă dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm. Sự hy sinh của các ngài cho thấy t́nh yêu mạnh hơn sự chết và chết là cửa mở vào cơi sống bất diệt. Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đă chiến thắng khải hoàn.

 

Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài biết can trường sống đức tin của bậc cha anh trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, biết nhiệt thành làm chứng về t́nh yêu bằng một đời hiến thân phục vụ.

 

Ước ǵ ngọn lửa đức tin mà các ngài đă thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng tỏa trên Tổ Quốc Việt Nam.

 

Ước ǵ máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.

 

 

Manna

 

 

 

CẢm MẾn CÔng Ơn

CỦa Các Anh Hùng TỬ ĐẠo

2M 7,1-2.9-14; 2C 4,7-15; Mt 10,16-23

 

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

I. Phúc Âm: Mt 10, 17-22

"Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa v́ Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết".

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hăy coi chừng người đời, v́ họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa v́ Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, th́ các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói ǵ. V́ trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói ǵ: v́ chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. V́ danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".

 

II.Suy NiỆm:

Ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là dịp để chúng ta ca tụng Thiên Chúa đă làm những việc vĩ đại trên Quê hương Đất nước và nơi Dân tộc anh hùng chúng ta. Chúng ta chiêm ngưỡng lại khuôn mặt đẹp đẽ và ư chí quật cường của bao bậc tiền bối. Chúng ta học để quư mến sự sống mà chúng ta đang mạng trong ḿnh và do các ngài để lại. Và chúng ta sẽ cố gắng phát huy cơ nghiệp mà tiền nhân đă hy sinh mạng sống để giữ lại cho chúng ta.

 

A. Cảm Mến Công Ơn Của Các Anh Hùng Tử Đạo

Bài sách Macabê thuật lại câu truyện tử đạo của một gia đ́nh 7 mẹ con ở thời Cựu Ước. Đó là một gia đ́nh không tên không tuổi; và v́ thế được phụng vụ coi như là tiêu biểu cho bao bậc tử đạo vô danh. Chúng ta có thể tựa vào câu truyện ấy để nhắc tới những bậc tử đạo quá nhiều trên Đất nước chúng ta.

 

Thực vậy, Hội Thánh Việt Nam có nhiều tử đạo bậc nhất thế giới: xét cả về tổng số, cả về tỷ số... Người ta đă nói tới con số 300,000 tử đạo ở Việt Nam. Được mấy Giáo hội có nhiều tử đạo như vậy! Và con số 300,000 kia ở thời bấy giờ, chắc phải chiếm tới 3, 4 phần trăm tổng số tín hữu. Chúng ta rùng ḿnh khi nghĩ đến điều ấy. Nhưng thật như lời người ta nói: máu tử đạo làm nảy sinh kẻ có đạo. Chính Đức Yêsu cũng đă dạy trong Phúc Âm: hạt thóc có rơi xuống đất, thối đi th́ mới mọc lên cây, đem lại mùa màng phong phú. Chúng ta ngày nay có đời sống đạo, là nhờ có đông đảo tiền nhân đă cương quyết giữ vững niềm tin cho đến cùng� Chắc chắn có nhiều bậc phụ huynh ngồi đây, nhiều gia đ́nh Công giáo ở bên cạnh chúng ta có thể tính lên đời thứ ba thứ tư và gặp thấy một hay nhiều tử đạo trong gia tộc của ḿnh. Ít nhất ai cũng nói được rằng tổ tiên của ḿnh đă phải giữ đạo một cách rất vất vả. Và tất cả chúng ta đều là con cháu các tử đạo theo cả hai nghĩa thiêng liêng và xác thịt.

 

Điều đó chắc chắn không cần phải nói thêm. Nhưng phải nói lên điều này, là: 300,000 tử đạo kia là một đoàn thể đông đảo đủ mọi màu sắc, khác nào một cánh đồng bát ngát đủ mọi sắc hương. Giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ có; nhưng số giáo dân đông hơn nhiều. Và già có, trẻ có; thanh niên, phụ nữ, nhi đồng cũng có: không thiếu một hạng người nào. Đặc biệt hơn nữa là rất nhiều người đă tử đạo trong y phục lư trưởng cũng như quân nhân. Họ là những người dân tốt, phục tùng Nhà nước, làm việc tận tâm, được ḷng quan chức nêu gương cho mọi người.

 

Tổng đốc Trịnh Quang Khanh là viên chức có lẽ đă giết rất nhiều tín hữu ở miền Bắc. Thế mà dưới quyền ông vẫn có nhiều người lính có đạo. Và những người này nhiều khi lại gương mẫu và xuất sắc. Ông quư mến họ và ra sức dụ dỗ họ bỏ đạo... Ông không hiểu rằng chính đức tin họ đang giữ là động lực cho đời sống công dân tốt lành kia. Thấy họ cương quyết trung thành với tín ngưỡng đang khi vẫn nhiệt t́nh với chức năng, ông t́m cách bao che cho họ. Nhưng họ không chịu. Ông Huy, ông Thể, ông Hiếu và nhiều người khác dưới quyền Trịnh Quang Khanh đă ra xưng đạo, trước sự khâm phục và xót thương của bao nhiêu chiến sĩ, không cùng một quan điểm tôn giáo nhưng không thể không cảm mến những người chiến hữu và đồng bào giá trị như vậy.

 

Chúng ta không thể kể hết ở đây về đời sống gia đ́nh, xă hội của các Tử đạo Việt Nam. Chúng ta thường chỉ biết các ngài tử đạo nghĩa là chịu chết v́ đạo. Cùng lắm chúng ta chỉ hay nghĩ tới ḷng can đảm, chí chịu đựng của các ngài khi bị tra tấn, hành hạ. Nhưng chúng ta cần phải biết: Tử đạo là ơn rất lớn. Nó đưa thẳng người ta về thiên quốc và lên bàn thờ các thánh ngay ở đời này. Một ơn như vậy không dành cho bất cứ một người nào đâu, nhưng chỉ dành để cho những phần tử ưu tú được Chúa lựa chọn. Ở thời các tử đạo, rất nhiều tín hữu đă bị bắt. Có những người đă chối Chúa. V́ họ không mến đủ! Và sở dĩ như vậy v́ như lời thánh Yoan nói: người ta không mến Chúa vô h́nh khi không yêu mến Người nơi anh em hữu h́nh. Các tử đạo, dù ở chức năng nào, trước khi tuyên chứng lần cuối cùng về ḷng yêu mến Đấng vô h́nh, cũng đă trải qua nhiều thử thách trong đời sống phục vụ tha nhân. Chúng ta cứ đọc lại mà xem! Hết mọi hạnh thánh tử đạo Việt Nam đều kể rằng trước khi ra pháp trường hay chịu chết trong ngục để xưng đạo, các ngài đă là những người mẹ, người cha chu toàn phận sự gia đ́nh; những người chồng người vợ thi hành tốt mọi phận sự công dân; những người con hiếu thảo và những người lính dũng cảm; những y sĩ và lư trưởng được đồng bào quư mến việc phục vụ. Bởi v́ không ai có thể trở thành công dân Nước Trời sau này, nếu đă không là những công dân tốt trên mặt đất.

 

Ngay cái chết của các tử đạo Việt Nam cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về khía cạnh vừa nói. Anh em Macabê được tử đạo trong một hoàn cảnh đơn giản hơn. Họ là những người Israel bị ngoại xâm Batư bắt phải bỏ đạo của tổ tiên. Trong một cái chết họ đă tỏ ra trung thành với Thiên Chúa và Tổ Quốc. Trường hợp các tử đạo Việt Nam éo le hơn. Những người bắt các ngài bỏ đạo lại là vua quan "phụ mẫu chi dân". Thế nên các ngài không có một lời nào xúc phạm đối với các quan ṭa. Và cho đến lúc chết các ngài vẫn chứng tỏ đă chu toàn tốt đẹp mọi nghĩa vụ xă hội. Các ngài đă chết trong t́nh mến Chúa yêu người và thương nhà thương Nước. Các ngài đă hy sinh mạng sống cho đức tin và chân lư ở trên giải đất này... Cho nên Giáo hội toàn cầu chỉ biết các ngài là tử đạo của Việt Nam.

 

Do đó khi mừng lễ các ngài, chúng ta phải biết để ư đến nét Việt Nam nơi các ngài. Chúng ta phải soi gương các ngài chu toàn các nhiệm vụ xă hội một cách thánh thiện. Và cho được như vậy chúng ta phải t́m hiểu động lực bên trong thúc đẩy đời sống của các ngài.Bài thư Phaolô có thể giúp chúng ta làm công việc này.

 

B. Đi Theo Đường Lối Của Các Tử Đạo

Quả thật các Tử đạo Việt Nam có thể mượn những lời thư Phaolô hôm nay để nói với chúng ta. Một đàng các ngài không giấu giếm sự thật. Bí quyết khiến các ngài có thể vượt thắng trăm ngàn thử thách là chính sự sống và sự sống lại của Chúa Yêsu trong thân xác yếu hèn của các ngài. Các ngài nói: chúng tôi chứa đựng những kho tàng ấy trong những b́nh sành để biết rằng quyền lực vô song ấy là của Thiên Chúa chứ không phải phát xuất tự chúng tôi. Các ngài chịu khổ cực tư bề nhưng không bị đè bẹp, bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi... bởi v́ sự sống của Đức Kitô tỏ hiện nơi thân xác của các ngài. Chính Đức Kitô trong bài Tin Mừng cũng đă nói không phải các tử đạo ở trước ṭa nhưng là Thánh Thần nói trong các ngài.

 

Và để có Thánh Thần và sự sống của Đức Kitô ở trong ḿnh như vậy, các tử đạo đă phải hư vô hóa ḿnh, tức là chết cho bản thân, không sống theo xác thịt tự nhiên nữa, nhưng theo Thần trí của Đức Kitô, tức là đường lối của Người. Hết mọi tử đạo đều đă chết cho đức tin và v́ đức tin; nhưng đức tin ở đây không phải là một hệ thống tư tưởng vũ trụ nhân sinh quan mà là đức tin sống động, tin Thiên Chúa và tin Đức Yêsu Kitô đă yêu thương ḿnh cho đến chết. Đó là đức tin đầy ḷng mến và đầy ḷng trông cậy, chắc chắn rằng nếu cùng chết với Đức Kitô và v́ Đức Kitô th́ sẽ được sống lại với Ngài và được đồng thừa tự với Ngài. Thế nên, các tử đạo là những người đầy Chúa Yêsu sau khi đă tát cạn bản ngă và các khuynh hướng xấu xa ở nơi ḿnh.

 

Và cũng chính nhờ đó mà đàng khác, các vị tử đạo trước khi hy sinh mạng sống ḿnh v́ Chúa, đă có một đời sống xă hội đáng khâm phục. Điều này cũng rất dễ hiểu! Lời thư Phaolô viết: sự chết hoành hành nơi chúng tôi c̣n sự sống hoạt động nơi anh em. Các tử đạo cũng có thể nói: chúng tôi đă chết cho bản thân để sự sống tăng trưởng nơi anh em. Thật vậy, con người đă chết đi cho chính ḿnh, th́ sống cho Chúa. Nhưng đối với họ, Thiên Chúa không phải chỉ là Đấng Vô h́nh, mà hơn nữa c̣n là Đấng đang hiện diện trong Hội Thánh và trong anh em. Mọi hành vi làm cho người anh em nhỏ mọn nhất là làm cho Chúa. Thành ra các đấng thánh là những người nh́n thấy Thiên Chúa ngay ở đời này và cụ thể trên mặt đất này nơi Hội Thánh và nơi anh em. Và v́ họ không c̣n sống cho chính bản thân và v́ bản thân nữa, nên mọi phục vụ của họ chỉ c̣n quy vào một đối tượng. Đó là Thiên Chúa nơi tha nhân... Đó là tha nhân trong cái nh́n của đức tin và ḷng mến. Các tử đạo làm tốt các nhiệm vụ xă hội là v́ thế. Và mọi người thật có lư để nghi ngờ những kẻ đă phản bội đức tin của ḿnh.

 

Như thế, nếu hôm nay mừng lễ các Tử đạo Việt Nam, chúng ta phải để ư đến nét Việt Nam nơi các ngài, tức là phải soi gương các ngài trong đời sống xă hội phục vụ anh em đồng bào, th́ chúng ta � người có đức tin � phải luôn duy tŕ và phát triển động lực thúc đẩy đời sống xă hội kia tức là Thánh Thần và Đức Kitô ở trong ḿnh. Và cho được như vậy, chúng ta phải mang sự chết của Ngài trong thân xác, là biết chết cho bản thân và các khuynh hướng vị kỷ. Phải làm như vậy mới đi vào được đường lối của các tử đạo và mới có thể theo các ngài cho đến cùng. Bởi v́ muốn nên giống các ngài hoàn toàn, chúng ta không những phải biết sống như các ngài mà c̣n phải biết chết như các ngài. Mà muốn chết như các ngài, chúng ta phải sống đạo như trên mà vẫn không quên Lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay.

 

C. Tin Tưởng Như Các Tử Đạo

Chúa nhắc nhở chúng ta biết số phận thông thường của các môn đệ Người: "Người ta sẽ bắt bớ các con". Và trong sách Tin Mừng Yoan, Người c̣n nói rơ hơn: đó là điều thật dễ hiểu, v́ tôi tớ không trọng hơn Thầy. Có lạ chăng là việc thế gian yêu các con chứ các con có thuộc về thế gian nữa đâu mà thế gian quư mến các con! Và lịch sử làm chứng Hội Thánh của Đức Yêsu, Hội Thánh tiếp nối sứ mạng cứu thế của Người, luôn luôn có các tử đạo, không ở nơi này th́ ở nơi khác, không dưới h́nh thức này th́ dưới h́nh thức khác. Đó là mầu nhiệm, nhưng là mầu nhiệm tương đối dễ hiểu.

 

Sứ mệnh của Đức Yêsu cũng như của Hội Thánh Người là sứ mệnh tuyên chứng. Tuyên chứng về chân lư, về những chân lư siêu phàm; thế mà chân lư th́ như ánh sáng và thế gian đă bị tối tăm bao phủ nên luôn luôn muốn vùi dập ánh sáng. Và cũng đồng thời tuyên chứng về t́nh yêu, t́nh yêu của Thiên Chúa yêu thương loài người và chẳng t́nh yêu nào lớn bằng t́nh yêu nơi người hy sinh mạng sống v́ người ḿnh muốn yêu.

 

Thế nên chính khi chịu chết v́ đạo, người tín hữu trở thành chứng tá hoàn toàn hơn cả. Cái chết của họ vừa nói lên niềm tin chắc chắn, vừa nói lên t́nh mến tận cùng. Chỉ những kẻ có niềm tin yếu ớt mới sợ tử đạo. Nhưng nếu chúng ta yếu th́ đă có Chúa ban Thánh Thần của Người đến nâng đỡ sự yếu đuối nơi chúng ta. Và việc này tùy ở chúng ta trong lúc b́nh thường có cầu xin và sống đạo để nhận được nhiều Thánh Thần hay không?

 

Giờ đây chúng ta cử hành thánh lễ. Chung quang bàn thờ này hiện diện vô h́nh đoàn thể các tử đạo Việt Nam. Các ngài ước mong chúng ta dâng lễ này sốt sắng và hiệu quả. Nếu chúng ta cầu xin và nhất là phó thác bản thân trong tay Chúa th́ Người sẽ ban sự sống của Chúa Yêsu và Thánh Thần của Người cho chúng ta. Chính Thánh Thần sẽ là sức mạnh cải tạo cho chúng ta một nếp sống mới để chúng ta dần dần sống bớt đi cho ḿnh và nhiều hơn cho Chúa, tức là cho Người ở trong anh em. Như vậy chúng ta sẽ có đời sống trần gian này tốt để chúng ta cũng sẽ chết tốt như các tử đạo. Chúng ta sẽ tuyên xưng Chúa khi sống và khi chết. Chúng ta sẽ khơi được ḷng ngưỡng mộ của mọi người. Chúng ta sẽ xứng đáng với tổ tiên đức tin của ḿnh, những vị mà chúng ta mừng lễ hôm nay.

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

 

BA BÀI GIẢNG TĨNH TÂM

Của Lm. FX. Vũ Phan Long, ofm

 

HĂY RAO GIẢNG LỜI CHÚA, LÚC THUẬN TIỆN

CŨNG NHƯ LÚC KHÔNG THUẬN TIỆN

2 Tm 4,2

 

Chúng ta đang đi vào thiên niên kỷ III, với nhiều hứa hẹn, nhưng cũng nhiều khắc khoải. Người ta sợ nhiều thứ: sợ trái đất bị hủy diệt, sợ bạo động, sợ lây bệnh, sợ thất nghiệp...

 

Giới trẻ của chúng ta đang bị đe dọa bởi nhiều mối nguy: ma túy (ma túy ngay tại các xứ đạo!), SIDA... Hôm nay, người ta ghi nhận một phần lớn người trẻ xa rời Giáo Hội.

 

Thế mà Kinh Thánh nói rất rơ về bổn phận của những thế hệ đi trước đối với những thế hệ đến sau. Lời Đức Giêsu truyền bảo Gia-ia, sau khi đă cho con gái ông sống lại, c̣n đó rất rơ: Hăy cho em bé ăn (Mc 5,43; x. Lc 8,55). Vô số thanh thiếu niên chưa được “ăn” no! Trong Cựu Ước, các người cha được yêu cầu kể lại cho con cái nghe lịch sử Giao ước với Thiên Chúa rồi giải thích, để chúng nên khôn ngoan (x. Xh 12,26; 13,14; Đnl 6,20). Vô số thanh thiếu nên chưa được “nghe” Lời ban sự sống! Đức Gioan-Phaolô II đă nói với một nhóm giám mục Pháp đi viếng mộ hai thánh tông đồ (ad limina): “Trong một thế giới nhắm tự tổ chức như thể Thiên Chúa không hiện hữu, chỉ có việc vén mở cho thấy gương mặt của Thiên Chúa t́nh yêu mới cung cấp những lư lẽ để tin, hy vọng và yêu thương... Giáo Hội phải không ngừng thực hiện một công việc giáo dục sâu sắc, như một người mẹ yêu thương muốn cóng hiến cho con cái phần gia tài Kitô giáo của chúng hầu mỗi đứa con có thể phát triển nhân cách và đạt được mức viên măn về nhân tính. T́nh yêu Đức Kitô  mời gọi chúng ta mở người trẻ ra với niềm vui được hiểu biết Lời có sức cứu độ. T́nh yêu Thiên Chúa mời gọi chúng ta giúp những người trẻ khám phá ra, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, chiều hướng và sự cao cả của con người, trong hữu thể nhiệm mầu và trong đời sống của nó, mà chỉ Đức Kitô mới mạc khải ra trọn vẹn được thôi”.

 

Để được như thế, chúng ta phải chấp nhận 7 thách đố:

1.- Thách đố về việc làm chứng

Nếu muốn người trẻ nghe nói về Đức Kitô, chúng ta phải nói về Người công khai. Hôm nay, những người lớn trong đức tin không dám nói lên niềm tin của ḿnh cho những người trẻ, nên khiến người trẻ nghĩ rằng họ không gắn bó ǵ với niềm tin (ngại đi lễ, đọc kinh, xưng tội, để mặc người ta bôi nhọ các chủ chăn, chế nhạo đức tin...).

Nhiều thanh thiếu niên không được giáo dục về đức tin Kitô giáo cho tốt (không được giáo dục hoặc giáo dục hời hợt, lỗi thời, quá nhanh, kiểu trẻ em...). Cần có một kiểu giáo dục trí tuệ nhưng cũng đi tới con tim và đánh động. Chúng ta cần phải sống nhờ Đức Kitô và truyền thông cho người trẻ Đấng là một hôm qua, hôm nay và măi măi. Chúng ta là một ngón tay chỉ về Đức Kitô cho họ (Thầy Émile, Taizé), làm sao cho mầu nhiệm Chúa Kitô soi sáng được phần riêng tư nhất của mỗi con người mà chúng ta phục vụ.        

 

2.- Thách đố về đời sống nội tâm

Nhiều thanh thiếu niên nghĩ là đời sống nội tâm chính là đọc kinh, lần hạt, đi lễ cho nhiều, hoặc ngồi yên nghe nhạc thính pḥng... Sống nội tâm là t́m lại được chính ḿnh để t́m được Chúa: muốn vậy, cần có sự thinh lặng và một bầu khí yêu thương tôn trọng họ. Có những thừa tác viên lại không có kinh nghiệm ǵ về đời sống này để có thể chia sẻ và hướng dẫn. Phải làm sao vạch được một lộ tŕnh tiến về với Thiên Chúa ngay trong cuộc sống hằng ngày. Đây là chỗ để chúng ta nói về việc cầu nguyện trong đời sống các thanh thiếu niên: trong một nhà nguyện đơn sơ, với những câu hát ngắn được lặp đi lặp lại, một vài tiếng rất gợi ư được nhắc đi nhắc lại, dần dần chân lư đức tin đi vào trong tâm hồn. Cha Stanislas Lyonnet, cựu viện trưởng Học viện Kinh Thánh Giáo hoàng ở Rôma, đă nói: “Ngày xưa, tôi tự nhủ: nếu các thính giả không hiểu, họ sẽ đặt câu hỏi. Nhưng tôi đă phải nhận ra rằng thường không phải là như thế. Khi người ta không hiểu, người ta ra đi. Chính là khi người ta đă hiểu ra điều ǵ đó, người ta mới đặt câu hỏi!”.   

Học hỏi Kinh Thánh và huấn giáo đưa người ta đến việc cầu nguyện và cử hành Thánh Thể, nhưng kinh nghiệm về một v́ Thiên Chúa nhân hậu, ân cần, ban ơn tha thứ, ban b́nh an, đạt được trong giờ cầu nguyện và cử hành Thánh Thể cũng sẽ khơi dậy ước muốn được hiểu biết những nguồn mạch của đức tin (Kinh Thánh, huấn giáo). Do đó, đôi khi cũng cần phải đi qua ngả đường “thần học tiêu cực”, nghĩa là nói cho biết Thiên Chúa không phải là những ǵ, để giúp lắng nghe về Thiên Chúa tích cực hơn.

 

3.- Thách đố về cộng đoàn tuyên xưng niềm tin

Nhiều thanh thiếu niên khao khát đời sống chung. Họ thích nói rằng họ không thể sống đức tin một ḿnh. Nhưng chúng có thể sống đức tin phong phú trong tập thể nhỏ bé hoặc cộng đoàn giáo xứ chúng ta chăng? Khi dạy giáo lư, chúng ta không t́m cách tŕnh bày một hệ thống ư tưởng mạch lạc. Tại Công Đồng Vatican II, một giám mục Phi châu, sau này là Hồng y, đức cha Zoungrana, đă nói: “Các chân lư phải tin và các bổn phận phải chu toàn cần được quan tâm đến hơn nữa trong tương quan với một con người sống động. hăy nói với thế giới rằng mạc khải của Thiên Chúa, đó là Chúa Kitô... Gương mặt xinh đẹp của Chúa Kitô cần phải rạng sáng lên hơn nữa trong Giáo Hội. Chính nhờ đó mà anh em sẽ tái thực hiện được những điều kỳ diệu về t́nh yêu và trung tín đă từng chói lọi trong Giáo Hội tiên khởi”. Cha Congar, OP, sau này là hồng y, đă viết: “Một trong những điều tồi tệ của thần học là nguyên-tử-hóa thành các khoản mục không liên hệ ǵ với một con người sống động” (Cả hai bản văn: xem Henri de Lubac, La Révélation divine, coll. Unam Sanctam, Cerf, tr. 182). Khi người trẻ nhận ra rằng chân lư không phải là một ư thức hệ hoặc một hệ thống, nhưng là một Gương Mặt, họ sẽ ao ước được hiểu biết về niềm tin.

 

4.- Thách đố về tính nhưng-không

Sống trong một thế giới t́m hiệu năng, con người luôn tính toán: “do ut des” (La-tinh: “tôi cho để anh cho [lại]”). Nhiều thanh thiếu niên chờ đợi sự nhưng-không này nơi Giáo Hội. Cách sâu xa hơn, họ chờ đợi được tôn trọng và yêu thương cách nhưng-không. Các thừa tác viên có thật sự “cho không” v́ đă “nhận không” chăng? Có đời sống nội tâm, người trẻ sẽ cảm thấy được thúc bách sống t́nh liên đới giữa con người với nhau. Khi tŕnh bày về thế giới là xấu xa, loài người là xấu xa, người ta khiến cho người trẻ có một cái nh́n sai lạc về thế giới, người ta sẽ co lại, không muốn cống hiến nữa, như Dostođevsky đă hiểu: mất niềm tin vào con người, người ta đi đến chỗ mất niềm tin vào Thiên Chúa. Ở đây, cần phải nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc làm chứng và của đời sống nôïi tâm. 

 

Cần phải thấy là những con người chọn lựa yêu thương là những con người mỏng ḍn, dễ tổn thương: “Chỉ cần một que diêm là đủ dốt cháy một trang trại. Thế mà ta cần, đă cần nhiều năm dài xây dựng. Chuyện ấy không khó, chuyện ấy không có ǵ là tài. Cần nhiều tháng này sang tháng nọ, đă cần làm việc và làm việc, để tạo ra một đồng lúa. Và chỉ cần một que diêm là đủ thiêu rụi một cánh đồng. Phải năm này sang năm khác để làm lớn lên một con người, đă phải có bánh để nuôi nó và phải có việc làm và việc làm và những việc làm đủ kiểu. Và chỉ cần một nhát là đủ giết một người, một nhát gươm và thế là xong. Để làm ra một Kitô hữu tốt, chiếc cày cần phải làm việc trong hai mươi năm. Để làm hỏng một Kitô hữu, chỉ cần thanh gươm làm việc một phút” (Péguy).

 

5.- Thách đố về chân lư

Đức Phaolô VI đă nói trong Tông huấn Loan báo Tin Mừng: “Sự đoạn giao giữa Tin Mừng và văn hóa có lẽ là tấn bi kịch của thời đại chúng ta” (số 21). Sự đoạn giao này là chuyện đă rồi, và nó nằm ở khái niệm chân lư. Thanh thiếu niên cần được thấy các thừa tác viên dám nói sự thật, sống chết cho sự thật. Người ta cần phải hiểu đúng nội dung của những điều chúng ta nói với họ. Cha Henri de Lubac đă viết: “Vị tông đồ chỉ đạt tới trái tim của đám đông nhờ cách nói về sự phong phú của trái tim ḿnh” (Paradoxes, Seuil, tr.21). Thầy Roger (Taizé) cho biết thầy không thề viết những lá thư mà thầy gửi mỗi năm cho các bạn trẻ, nếu khi viết thầy không t́m cách trước tiên diễn tả cho chính ḿnh những ǵ làm cho thầy tiến tới, và cứ lên đường bước theo Chúa Kitô. Điều nghịch lư là cuộc t́m kiếm chân lư cách riêng tư nhất lại có thể soi sáng cho một đám đông với những hoàn cảnh khác nhau nhất. 

 

6.- Thách đố về công bằng

Hôm nay người trẻ muốn sống t́nh liên đới với những người khác. Họ muốn góp phần vào cuộc sống cùng với những người khác. Nhưng chỉ có thể sống t́nh liên đới nếu có sự công nhận giá trị bản thân họ và giao cho họ những trách nhiệm khi có thể được. Như  vậy cần có thời gian để khắc phục thứ bạo động chúng ta c̣n mang trong ḷng khiến chúng ta không bao giờ muốn tôn trọng người khác đúng trong t́nh trạng của họ. Cũng cần có thời gian để vượt qua một thứ cẩn thận quá đáng. Ít ra điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe. Thầy Roger đă viết: “Mỗi con người khao khát được người khác yêu thương và cũng khao khát được yêu thương người khác. Không phải đương không mà Tin Mừng lại khiến chúng ta chú ư không để ḿnh bị giam hăm vào trong một t́nh trạng cô lập. Được lắng nghe, việc này phá đổ những trở ngại đă được tạo nên bởi những nỗi tat đoạt trong tim, bởi những vết thương của một quá khứ a hoặc gần. Được lắng nghe, việc này là khởi đầu cho việc chữa lành tâm hồn. Và bừng lên làn gió của một niềm tin tưởng... Và hé mở khung cửa của một tự do” (Etonnement d’un amour, Les Presses de Taizé, tr.2).

 

7.- Thách đố về tính công-giáo

Đứng trước xu thế toàn-cầu-hóa, người trẻ có ba thái độ: hoặc họ dửng dưng, hoặc họ là công dân của thế giới, hoặc họ co lại để t́m một chân tính mạnh mẽ và như thế chiến đấu chống lại các nỗi sợ hăi của họ.

 

Không một ai có thể sống mà không có một liên hệ với một miền đất và một nền văn hóa, nhưng có những người trẻ không biết như thế do không có trí nhớ và họ mơ một thế giới trong đó họ không phải đảm nhận căn tính của họ. Người ta nói đến một thế hệ “peace and love”... Chúng ta phải giúp họ trở thành công giáo: hănh diện về chính bản thân họ và mở ra với người khác, hănh diện về chính họ nhờ mở ra với người khác trong t́nh huynh đệ phổ quát của Chúa Kitô. Thế giới “Internet” không c̣n một biên giới nào ngoài biên giới văn hóa. Và không một nền văn hóa nào có thể tồn tại nếu không ư thức về giá triï phổ quát của nó. Chúng ta phải giúp người ta sống trong một Giáo Hội đa nguyên. Nhưng làm sao giúp được nếu chúng ta không hănh diện về Giáo Hội miønh và mở ra với người khác?

        

Vai tṛ giáo lư viên là một vai tṛ cao quư nhưng trách nhiệm nặng nề không thiếu những ê chề khiến ta chán nản, muốn buông xuôi. Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trong ơn gọi này.

 

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

xưa Chúa đă phán rằng: “Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những v́ sao”. Để khuyến khích con chu toàn bổn phận hơn, Chúa phán thêm rằng: “Điều ǵ ngươi làm cho một người anh em bé nhỏ nhất của Ta, đó là làm cho chính Ta vậy”. Điều này khiến con nh́n lại trách nhiệm của ḿnh trong sự nghiệp giáo dục. Lạy Chúa, xin giúp con:

Biết sống nghiêm nghị mà không nghiêm khắc,

Biết sống nhu ḿ mà không nhu nhược,

Biết sống khoan dung mà không dung túng...

Để nhờ đó con trẻ được thêm ngoan,

vui mà khai ḷng mở trí ra.

Sau hết, xin Chúa ban cho con: khi đang truyền đạt tri thức trần gian cho chúng, th́ cũng không quên đào luyện tri thức về Nước Trời vĩnh cửu. Để ở đời này, thầy tṛ chúng con có thể trở thành nhân chứng cho t́nh yêu của Thiên Chúa. Ước ǵ bao nhiêu học tṛ Chúa giao phó cho con, th́ ở đời sau, con sẽ được trao lại cho Ngài bấy nhiêu Đấng Thánh trên thiên đàng. Amen.

 

FX Vũ Phan Long, ofm, tổng hợp

ChỨng nhân trong Kinh Thánh

 

 

I. TruyỀn thỐng Luca

Ngoài Tin Mừng IV, Sách Công vụ tông đồ là quyển sách thuộc bộ Tân Ước trong đó từ “chứng nhân” (martys) và các từ phái sinh (làm chứng, martyreô; chứng tá, martyria; chứng từ, martyrion) được sử dụng nhiều nhất: 29 lần. Lư do: Đây là tác phẩm viết về việc làm chứng.

 

Không được lẫn lộn từ “chứng nhân” (martys) với “mục chứng” (autoptês, eyewitness) của hy ngữ cổ điển (và chính tác giả Luca có dùng, Lc 1,2). Vai tṛ của một autoptês khá thụ động, với lại vai tṛ này chỉ là một t́nh trạng thực tế : một autoptês được may mắn chứng kiến một biến cố nào đó, nên nếu cần phải làm hoặc toà án buộc làm, người ấy có thể tŕnh bày những ǵ ḿnh đă được thấy, như ḿnh đă thấy, bằng mắt. C̣n “chứng nhân” (martys) có một vai tṛ tích cực hơn nhiều, có một sứ mạng phải hoàn tất: đó là không những công khai tŕnh bày những ǵ ḿnh đă chứng kiến, mà c̣n xác định ư nghĩa, tầm mức của biến cố ấy nữa. Là người đă đi qua biến cố, chứng nhân trở thành người tuyên cáo sứ điệp được hàm chứa trong biến cố ấy. Câu truyện tuyển chọn Mátthia thay thế cho Giuđa minh họa điểm phân biệt này (x. Cv 1,15-26). Trong thực tế, ta khó mà hiểu được v́ sao lại phải đi tới một cuộc tuyển chọn, thậm chí một sự chuẩn nhận, để cắt đặt một chứng nhân, nếu người này chỉ cần một điều kiện là hiện diện bằng thể lư tại một biến cố thuộc quá khứ. Trái lại, ta hiểu là quả thật, cần phải có một cuộc tuyển chọn (ở đây là “rút thăm”), nếu vai tṛ của người được tuyển vượt quá công việc giới hạn là kể lại biến cố, nếu cùng với việc công bố biến cố, người ấy c̣n phải biết minh giải đúng đắn biến cố ấy. Vậy các chứng nhân mà truyền thống Luca nói tới (các tông đồ: Lc 24,48; Cv 1,8.21-22; 10,41; 13,31; Têphanô: Cv 22,20;  Phaolô: Cv 26,26) là những nhà thần học về các hoạt động cứu chuộc của Thiên Chúa. 

 

II. TruyỀn thỐng Gioan

Với thánh Gioan, từ ngữ “chứng nhân” có một giá trị đặc biệt. Theo một nghĩa có một không hai, Đức Giêsu là chứng nhân về sự thật (Ga 18,37), về những ǵ Người đă thấy và đă nghe nơi Chúa Cha (Ga 3,11.32t). Gioan Tẩy Giả, các công việc Đức Giêsu làm, chính Chúa Cha, đó là nền tảng Đức Giêsu dựa vào để làm chứng (Ga 5,19-47). Nếu không nhận lời chứng này, ta biến Thiên Chúa thành kẻ nói dối (1 Ga 5,9- 11). Ở trong ḷng người tín hữu, Thánh Thần làm chứng cho Đức Giêsu (Ga 15,26), về tư cách của Người là Con Thiên Chúa và về sự công chính của Người (Ga 16,8-11). Gioan đă bắt gặp những khẳng định của Phaolô (Rm 8,16) và thư Do-thái (Dt 10,15).

 

C̣n sách Khải huyền th́ tóm tắt bằng cách gọi Đức Giêsu là “Chứng nhân trung thành” (Kh 1,5; 3,14). Chứng tá tối hậu là chứng tá bằng máu (x. Kh 11,3-12): khi đó chứng nhân được liên kết vào định mệnh của Đấng mà ḿnh làm chứng cho (Kh 2,13; 17,6; 22,20).

 

FX Vũ Phan Long, ofm, tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

Các chỨng nhân trên quê hương ViỆt Nam

 

 

I. Đôi nét lỊch sỬ

Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đă tôn phong hiển thánh 117 chứng nhân tử đạo Việt Nam. Đó là các vị đă từng được tôn phong chân phước trong bốn đợt: Năm 1900, Đức Lêô XIII tôn phong 64 vị; năm 1906, Đức Piô X tôn phong 8 vị; năm 1909, cũng chính ngài tôn phong 20 vị; năm 1912, Đức Piô XII tôn phong 25 vị. Trong số 117 vị, có 8 giám mục, 50 linh mục, 16 thày giảng, 1 chủng sinh và 42 giáo dân.

 

Hồ sơ phong thánh đặc biệt chú ư đến các tên tuổi sau đây:

- Người Việt Nam: Thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục (+1839), thánh Tôma Trần Văn Thiện, chủng sinh (+1838), thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+1857), thánh Emmanuen Lê Văn Phụng, giáo lư viên và cha gia đ́nh (+1859).

- Người ngoại quốc: Các tu sĩ Đa-minh người Tây-ban-nha thuộc Tỉnh Ḍng Mân Côi: thánh Giêrônimô Hécmôxila Liêm, giám quản tông ṭa địa phân Đông đàng ngoài (+1861), thánh Valentinô Beriô Ôchoa, giám mục (+1861) và một vị người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), thánh Têôphan Vêna (+1861).

 

II. Gương chỨng nhân

A.- Biết chết cho một lư tưởng siêu việt

1.- Không làm tổn thương truyền thống cao quí của dân tộc

Khi rao giảng hoặc sống niềm tin Kitô giáo, các chứng nhân của chúng ta không những không đi ngược lại truyền thống của dân tộc, mà c̣n củng cố truyền thống đó khi thanh lọc khỏi truyền thống ấy những ǵ là mê tín dị đoan. Chẳng hạn cha ông ta tin vào “Ông Trời”, “thiên mệnh”. Chính “Ông Trời” ấy đă được nhắc tới và tôn dương trong bài giáo lư hoặc giờ cầu nguyện của người tín hữu. Các chứng nhân giảng giải cho rơ hơn: vị Thượng Đế ấy là ai, đă làm những ǵ cho loài người chúng ta… Các ngài cũng đưa t́nh huynh đệ đại đồng tới chỗ yêu thương vô vị lợi, tha thứ không cùng, do đón nhận t́nh yêu của chính Thiên Chúa vào ḷng. Thánh Carôlô Tân (= Gioan Carôlô Cornay, người Pháp) đă thưa: “Chúng tôi chỉ chuyên lo giảng đạo, khuyên người ta ăn ngay ở lành, dạy con cái thờ cha kính mẹ, kêu gọi thần dân vâng phục vua quan. Thế th́ tôi đâu có thể đi ngược lại giáo huấn của ḿnh mà chống nhà vua được?” hoặc, như thánh Phaolô Khoan: “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ v́ là Kitô hữu”.

Các ngài đă phải chết, v́  dám tuân theo Thiên Chúa hơn vua. Các ngài đă chết v́ đă hùng hồn xác định rằng phải tôn thờ Đấng Tối Cao và sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để trung thành với niềm tin. Thánh Têôphan Vêna: “Tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quí hóa đến độ tôi phải bỏ đạo mà mua?”, hoặc thánh Anrê Thông: “Thà tôi bị lưu đày và phải chết v́ Chúa, chứ tôi không chối đạo”.

 

2.- Không bỏ cha mẹ

      Người ta gán cho các ngài tội dạy người ta bất hiếu. Thánh Phêrô Quư đă nói: “Dù trăng trói, gông cùm tù rạc, chén ngục h́nh xiềng tỏa chi nề, Miễn vui ḷng cam chịu một  bề cho trọn đạo trung thần hiếu tử”, hoặc thánh Carôlô Tân, như đă nói trên. Thật ra, các ngài đă đặt gia đ́nh vào đúng chỗ của nó, và đă truyền vào trong gia đ́nh một  tinh thần mới, đó là t́nh yêu phổ quát, lấy từng con người làm đối tượng, lấy Thiên Chúa Ba Ngôi làm kiểu mẫu. Chúng ta cứ nghe lời thánh Simon Phan Đắc Ḥa nói với các con: “Cha yêu thương và hằng săn sóc các con, nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn nữa”.

 

3.- Không làm tay sai cho ngoại quốc

Nếu tính từ 1615 là năm mà Sử VN ghi lại rằng giáo sĩ đầu tiên đă tới đất Ninh Cường (= Bùi Chu) cho đến đầu thế kỷ XIX, th́ đạo công giáo đă có tới 300 năm lịch sử. Thế mà măi đến hậu bán thế kỷ XIX, đất nước mới bị người Pháp chiếm. Theo những biên bản c̣n lưu lại, các vị tử đạo nhất mực chối tất cả những bỏ vạ cáo gian về phương diện chính triï. Như thánh Phaolô Khoan: “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ v́ là Kitô hữu”. Trong số những nguyên nhân đưa đến mất nước, ông Trần Trọng Kim kể ra ḷng tàn bạo của giới cầm quyền thời ấy, bất chấp chữ nhân của cha ông, cũng như sự thiển cận của họ (chẳng hạn Tổng đốc Trịnh Quang Khanh đă coi nước Pháp không bằng tỉnh Nam Định của ông!). Không ai quên rằng người dâng sớ lên nhà vua để xin cải cách quốc gia là ông Nguyễn Trường Tộ, một  người công giáo. Các ngài chết chỉ v́ một  lư tưởng: “Ai khôn mới biết hiến ḿnh cho chân lư, để chiếm hữu phần gia nghiệp muôn đời” (thánh Phêrô Truật).

 

B.- Biết chết một cách  sáng suốt, như một chọn lựa tự do

Các ngài không tự ḿnh đi t́m cái chết, v́ đó là tự tử: “Chúng tôi không được tự vẫn v́ đó là trọng tội. Nhưng nếu v́ đạo mà quan truyền giết tôi, th́ tôi vui mừng khôn kể xiết” (thánh Inhaxiô Y).Theo lời dạy của Thầy chí thánh, các môn đệ Người không tự phụ, coi rẻ sự sống. Các ngài vẫn sợ chết; các ngài vẫn muốn sống như ai. Thánh Vinhsơn Liêm đă tuyên bố: “Nếu vua quan tha cho, th́ chúng tôi thành thực cám ơn.” Nhưng các ngài muốn sống là để phụng sự Thiên Chúa, để tiếp tục giữ đạo, chứ không phải trong thân phận phản bội niềm tin: “Tôi đă suy xét kỹ, và tin nhận đạo Thiên Chúa là đạo thật, nên tôi không chối bỏ bao giờ” (Thánh Micaen Mỹ).

 

Nếu trốn tránh mà vẫn bị bắt, các ngài b́nh thản đi theo lư h́nh, đến trước mặt quan quyền. Ở đây các ngài đă nói lên chọn lựa ư thức và tự do: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ư. Nhưng linh hồn tôi là của Chúa, không có ǵ khiến tôi hy sinh nó được” (thánh Phaolô Tịnh). Khi nghe thánh Giaxintô Castaneda bị xử v́ là người ngoại quốc, c̣n ḿnh được  tha về, thánh Vinhsơn Liêm đă nài xin cho được theo chân bạn, để cũng lấy máu đào tưới vườn nho Giáo Hội VN.

 

C.- Biết chết với một quả tim vững niềm tin cậy và yêu thương

Các ngài đă chấp nhận chết, không phải v́ các ngài cuồng tín, cũng không phải v́ các ngài đầy ơn Chúa như một chất thuốc mê hay thuốc tê làm cho các ngài không c̣n cảm thấy đau đớn ǵ !  Các ngài đă can đảm chết v́  tin vào Chúa: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất. Chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài” (thánh Phaolô Khoan). Các ngài tin vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă tạo dựng nên ḿnh, th́ cũng có thể tái tạo ḿnh.  

 

Các ngài dám chết, v́ cậy trông vào Chúa: “Đức Kitô không chỉ nh́n tôi chiến đấu, mà chính Người đang chiến đấu và chiến thắng” (thánh Phaolô Tịnh). Các ngài tin Thiên Chúa có toàn quyền trên ḿnh mà lại yêu thương ḿnh, th́ ḿnh hoàn toàn có thể cậy dựa nơi Người.   

 

Các ngài sẵn sàng chết trong t́nh yêu và v́  t́nh yêu: “Cha yêu thương và hằng săn sóc các con, nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn nữa. Chúa đă muốn cha chịu khổ h́nh, cha xin vâng ư Người cho trọn” (thánh Simon Ḥa). Các ngài nhận thức rằng Thiên Chúa đă yêu thương ḿnh đến nỗi ban tặng chính Con Một của Người, không tiếc ǵ với ḿnh, th́ giờ đây các ngài dùng cái chết như một lời bày tỏ ḷng cảm mến ân t́nh bao la đó.

Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam,

các ngài đă dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu

trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.

Sự hy sinh của các ngài

cho thấy t́nh yêu mạnh hơn sự chết

và chết là cửa mở vào cơi sống bất diệt.

Dù mang phận người yếu đuối,

nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,

các ngài đă chiến thắng khải hoàn.

Xin cầu cho chung con là con cháu các ngài

biết can trường sống đức tin của bậc cha anh

trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,

biết nhiệt thành làm chứng về t́nh yêu

bằng một đời hiến thân phục vụ.

Ước ǵ ngọn lửa đức tin

mà các ngài đă thắp lên

bằng cuộc sống và cái chết,

được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.

Ước ǵ máu thắm của các ngài

thấm vào mảnh đất quê hương

để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.

 

FX Vũ Phan Long, ofm, tổng hợp

cách tốt nhất để sống đạo và truyền đạo. Chung quanh chúng ta, những đồng bào không Công giáo cũng đă quan tâm rất nhiều đến sự bác ái yêu thương đối với nhau và đối với kẻ khác: những việc làm xoá đói giảm nghèo, những ngôi nhà t́nh nghĩa, những lớp học t́nh thương, những chia sẻ cho những anh em bị băo lụt, những người bệnh tật, neo đơn… Chúng ta có quan tâm đến những việc đó hay những việc tương tự khác không? Chúng ta cũng nên tự hỏi: cách sống đạo của chúng ta có thực sự tuyên xưng Chúa, tuyên xưng đức tin không? Ngoài việc tuyên xưng Chúa, tuyên xưng đức tin trong những nghi lễ của chúng ta, trong nhà thờ của chúng ta, chúng ta c̣n phải tuyên xưng bằng những việc từ thiện bác ái, bằng cách sống chân thành, cởi mở, yêu thương với những người chung quanh nữa. Nói tóm lại, chúng ta cần phải thuyết phục những người chưa có đạo, những người không hiểu về chính nghĩa của đạo chúng ta bằng sự chúng ta sống trọn vẹn, quyết liệt, dứt khoát tinh thần bác ái yêu thương đối với nhau và đối với những người chung quanh.

 

Xin Chúa Thánh Thần là t́nh yêu Thiên Chúa ban ơn thêm sức cho chúng ta, đặc biệt là ban ơn bác ái yêu thương, để chúng ta thêm t́nh mến Chúa yêu người một cách đơn sơ trung thành, một cách bền vững và một cách quảng đại, bởi v́ chỉ có t́nh yêu là cách sống đạo tốt nhất và làm chứng cho Chúa, cho đạo hữu hiệu nhất.


 

4. Chứng nhân t́nh yêu – ĐTGM. Ngô quang Kiệt

 

Thánh lễ hôm nay đỏ một mầu máu. Máu của hơn 100 ngàn anh hùng tử đạo. Máu của 117 vị đă được tôn phong lên hàng hiển thánh. Máu ngập tràn chảy suốt hơn 3 thế kỷ truyền giáo tại Việt nam.

 

Có điều máu lênh láng nhưng không tanh tưởi bởi không phải là thứ máu oan khốc nơi chiến trường tuôn chảy trong hờn căm oán ghét. Máu đẹp như những cánh hoa v́ phát xuất từ t́nh yêu cao quí. Máu dường như toả hương thơm bởi khơi nguồn từ những trái tim chan chứa yêu thương. Máu không gây ghê tởm nhưng gợi ḷng kính trọng. Máu không tạo oán thù nhưng vực dậy yêu thương. Đó là những ḍng máu làm chứng cho t́nh yêu.

 

T́nh yêu Thiên Chúa.

Các thánh tử đạo Việt nam có ḷng tin mạnh mẽ. Ḷng tin của các ngài không biểu lộ trong những hành vi cuồng tín, nhưng diễn tả trong thái độ chan chứa yêu thương. Đă nhận biết Chúa, các ngài yêu mến Chúa tha thiết. Đă cảm nhận được t́nh yêu của Chúa các ngài mong muốn được đáp đền t́nh yêu đó.

 

T́nh yêu của các ngài là t́nh yêu hi sinh. Nên các ngài đă từ bỏ tất cả: cuộc sống yên ổn, danh vọng tiền tài, kể cả mạng sống v́ Chúa. Thánh Hồ đ́nh Hy sẵn sàng chịu mất chức trong triều đ́nh. Thánh Tôma Thiện vui ḷng dâng hiến tuổi xuân xanh với những lời hứa hẹn chức quyền của vua quan. Thánh nữ Anê Lê thị Thành mạnh dạn từ bỏ gia đ́nh êm ấm với những người con ngoan ngoăn dễ thương. Tất cả v́ t́nh yêu Chúa.

 

T́nh yêu của các ngài là t́nh yêu chung thuỷ. Các ngài yêu mến Chúa khi b́nh an, các ngài càng yêu mến Chúa trong những gian nan thử thách. Các ngài đă thực hiện lời thánh Phao lô: Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có ǵ tách được chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta (Rm 8:35-39).

 

T́nh yêu của các ngài là t́nh yêu cao quí. Đáp lại t́nh yêu của Đức Giêsu Kitô đă hiến thân v́ các ngài, các ngài cũng hiến dâng mạng sống để minh chứng t́nh yêu với Chúa. Đúng như lời Chúa nói: Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh (Ga 15:13).

 

T́nh yêu cuộc sống.

Các ngài là những người yêu mến cuộc sống. Không phải một cuộc sống tầm thường nhưng là cuộc sống với tất cả những chiều kích cao đẹp của nó. Cuộc sống với những giá trị thiêng liêng như lư tưởng, như t́nh yêu, ḷng trung tín. Một cuộc sống không nô lệ cho vật chất. Một cuộc sống trung thực không giả dối. Một cuộc sống không bị đóng khung trong thế giới hữu hạn mau tàn nhưng mở ra đến vĩnh cửu. Một cuộc sống không hạ con người xuống nhưng nâng con người lên ngang với các thần thánh. Thật sự yêu mến cuộc sống nên các ngài sẵn sàng hi sinh tính mạng để làm chứng, để bảo vệ và xây dựng.

 

T́nh yêu nhân loại.

Cái chết của các ngài minh chứng một t́nh yêu vô biên đối với nhân loại. Các ngài không chỉ yêu mến Chúa mà c̣n yêu mến gia đ́nh. Hăy nh́n cảnh thánh Lê văn Phụng hoặc thánh nữ Lê thị Thành an ủi con cháu trước khi ra pháp trường. T́nh yêu thương của các ngài lan cả tới lính gác, cai tù và lư h́nh. Thánh Lê văn Phụng chữa bệnh cho người cai tù của ḿnh. Tất cả các thánh vui vẻ ra đi chịu chết. Không có ai tỏ ḷng oán hận. Và nhất là không có vị nào thù ghét các lư h́nh.

 

T́nh yêu của các ngài phát xuất từ t́nh yêu Chúa nên rộng răi toả lan tới mọi người, mọi nơi các ngài sinh sống. T́nh yêu ấy là t́nh yêu nguyên tuyền nên không biết đến sự thù ghét, nên sẵn sàng tha thứ cho kẻ làm hại ḿnh. T́nh yêu ấy như bông hoa vẫn toả hương trong tay kẻ ṿ nát nó. T́nh yêu ấy giống như loài gỗ quí vẫn phả hương thơm cả đến chiếc ŕu bổ vào nó (Fulton Sheen).

 

Động lực hướng dẫn cuộc đời các ngài là t́nh yêu. Cái chết của các ngài làm chứng cho t́nh yêu. Đó chính là điều mà ta có thể bắt chước các ngài. Trong hoàn cảnh hiện nay, ta không có hi vọng được phúc tử đạo, nhưng ta vẫn có thể noi gương các thánh Việt nam làm chứng cho đạo Chúa. Nếu ta không được chết cho t́nh yêu, ta vẫn có thể sống cho t́nh yêu. Có lẽ ngày nay Chúa cũng không mong ta chết v́ đạo mà mong ta hăy sống v́ đạo.

 

Lạy các thánh tử đạo Việt nam, xin chúc lành cho quê hương và Giáo hội Việt nam. Amen

 


 

5. Sống v́ đạo - ĐTGM. Ngô quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Lc 9,23-26.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ.

Chúng ta đang sống trong một xă hội văn minh vật chất. Khuynh hướng t́m chiếm hữu, hưởng thụ, an nhàn là rất mạnh. Thế mà Lời Chúa hôm nay kêu gọi ta phải từ bỏ ḿnh, phải vác thập giá, phải hy sinh mạng sống. Phải chăng Chúa muốn ta tàn lụi đi? Hay Chúa muốn ta trở nên dại dột? Thưa không phải như thế. Chúa khuyên bảo ta hăy biết từ bỏ ḿnh  v́ lợi ích của ta.

 

Chúa chỉ đường cho ta đến những giá trị cao quư hơn. Trong đời sống, cơm áo gạo tiền là cần là quư. Nhưng c̣n những thứ cao quư hơn. Ví dụ như danh dự, t́nh yêu, ḷng chung thủy. Mạng sống là quư. Nhưng có những giá trị c̣n cao quư hơn. Ví dụ như đức tin, tổ quốc. Thân xác là quư. Nhưng linh hồn c̣n cao quư hơn. V́ thế, khi không thể chọn cả hai, ta phải biết chọn những giá trị cao quư hơn.

 

Chúa chỉ đường cho ta đến những giá trị bền vững hơn. Vật chất là quư. Nhưng giá trị của nó không lâu bền. Chết rồi ta chẳng mang theo được vật chất theo ḿnh. Những giá trị tinh thần bền vững hơn. Dù chết rồi vẫn c̣n tồn tại. Tục ngữ có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Cuộc sống đời này là quư. Nhưng cuộc sống đời này không kéo dài lâu. Cuộc sống đời sau mới trường tồn vĩnh cửu. Khi không thể chọn lựa mọi giá trị, ta phải biết lựa chọn những giá trị có tính cách vĩnh cửu.

 

Chúa chỉ cho ta đường đến với Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự thiện hảo. Chọn Chúa mới là chọn những ǵ tốt đẹp nhất. Chúa là giá trị cao quư nhất. Chúa là giá trị vĩnh cửu nhất. Chúa là hạnh phúc hoàn hảo nhất. Hạnh phúc ở nơi Chúa làm ta no thỏa. Hạnh phúc ở nơi Chúa không bao giờ tàn lụi. Hạnh phúc ở nơi Chúa cho ta đạt được mọi ước mơ của con người.

 

Chúa chỉ cho ta con đường đi theo Chúa. Khi dậy dỗ ta, Chúa Giêsu không nói suông. Chính Người đă thực hành. Người đă từ bỏ ḿnh, vác thánh giá. Người đă liều mạng sống, chịu chết v́ chúng ta. người đă từ bỏ tất cả những giá trị trần gian để vâng theo thánh ư Đức Chúa Cha. Cuối cùng Người lại được tất cả. Chết rồi được Phục Sinh. Tự hủy ḿnh ra không lại được trở thành Vua vũ trụ. Người đă từ bỏ tất cả, nay Đức Chúa Cha lại ban cho Người tất cả, khi đặt mọi sự dưới chân Người.

 

Yêu mến Chúa là vâng theo Lời Chúa, các thánh Tử đạo Việt Nam đă đi theo con đường của Chúa. Để bảo vệ đức tin, các ngài đă chịu mất tất cả cuộc sống an vui, mất danh vọng chức quyền, mất nhà cửa của cải. V́ hiểu rằng đức tin là gia tài cao quư nhất. Hướng về sự sống đời sau, các ngài đă sẵn sàng chịu giam cầm, chịu nhục nhà, chịu hành hạ đau đờn. V́ biết rằng những đau khổ đời này rồi sẽ qua đi, hạnh phúc đời sau mới vĩnh cửu. Để trung thành với Chúa, các ngài sẵn sàng chịu mất mạng sống. V́ biết rằng Chúa sẽ ban lại sự sống mới, sự sống vĩnh cửu cho các ngài. Các ngài thật can đảm. V́ khi chọn lựa từ bỏ như thế, phải chịu nhiều đau đớn, khổ nhục. Đó là chọn lựa tuyệt đối quyết liệt, dám liều mất cả mạng sống cho sự lựa chọn của ḿnh. Các ngài thật khôn ngoan. Đă biết từ bỏ cái tầm thường để lựa chọn điều cao quư. Đă biết từ bỏ cái tạm bợ để lựa chọn điều vĩnh cửu. Đă biết từ bỏ những giá trị tương đối để lựa chọn Chúa là giá trị tuyệt đối.

 

Cuộc sống hôm  nay cũng đặt chúng ta trước nhiều lựa chọn. Để sống đúng lương tâm công giáo, ta phải chối từ những mối lợi bất chính. Để chu toàn luật Chúa, ta phải từ chối những hưởng thụ ngọt ngào. Để thực hành luật yêu thương tha thứ, ta phải cắn răng chịu nhịn nhục. Để chọn Chúa, ta phải vác thánh giá. Những lựa chọn đó nhiều khi khiến ḷng ta đau đớn như bị vết thương. Vết thương rỉ máu âm ỉ suốt cuộc đời. Những lựa chọn đó nhiều khi khiến ta rơi lệ. Những ḍng lệ đau đớn xót xa. Đó thực là những cuộc tử đạo. Cuộc tử đạo  không thấy máu. V́ máu chỉ rỉ trong tâm hồn. Cuộc tử đạo không thấy lệ. V́ lệ đă nuốt ngược vào trong. Máu ri rỉ đau đớn nhức nhối lắm. Lệ nuốt vào cay đắng lắm. Để lựa chọn như thế phải có ơn khôn ngoan của Chúa. Để lựa chọn như thế cần phải có ơn sức mạnh của Chúa. Nhưng có lựa chọn như thế ta mới xứng đáng là môn đệ Chúa và xứng đáng là con cháu các thánh anh hùng tử đạo. Chính những lựa chọn đó đem lại cho ta sự sống đích thực.

 

Chính những lựa chọn đó đưa ta đến hạnh phúc vĩnh cửu.

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.

1- Tại sao Chúa bảo ta phải từ bỏ ḿnh? Chúa muốn ta tàn lụi hay phát triển?

2- Các thánh tử đạo đă theo Chúa cho đến cùng. Ta có thực sự theo Chúa Giêsu, Đấng chịu khổ h́nh, vác thánh giá và chịu chết không?

3- Thời nay không c̣n cấm đạo, không c̣n giết người có đạo, bạn nghĩ rằng thời nay sống đạo dễ hơn xưa không?


 

6. Sống chứng nhân Tin Mừng- ĐTGM. Ngô quang Kiệt

Hôm nay Giáo hội Việt Nam hân hoan và hănh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam v́ 3 lư do:

-         Hân hoan và hănh diện v́ các thánh là người Việt Nam, không ǵ vui mừng và hănh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.

-         Hân hoan và hănh diện v́ số lượng đông đảo các Thánh Việt Nam. Với 117 vị Thánh. Giáo Hội Việt Nam được xếp nhất nh́ trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.

-         Hân hoan và hănh diện v́ các Ngài là những chứng nhân anh hùng quả cảm.

 

Đọc lại tiểu sử các Ngài ta không khỏi cảm phục đức tin kiên cường của các Ngài. V́ trung thành với Chúa, các Ngài đă cam chịu thiệt tḥi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ h́nh, chịu mất mạng sống v́ đức tin .

 

Có những vị như thánh Hồ đ́nh Hy, làm quan lớn trong triều đ́nh. Quan Án Phạm trọng Khảm, là những vị có chức có quyền trong xă hội đă thà mất chức quyền, mất danh vọng hơn mất đức tin. V́ Chúa, các Ngài không những đă sẵn sàng từ bỏ mọi quyền lợi trong xă hội mà c̣n sẵn sàng chịu mất mạng sống .

 

Có những vị như thánh Lê thị Thành, thân phận phụ nữ yếu ớt, gánh nặng gia đ́nh, nhưng cũng đă sẵn sàng chịu mọi cực h́nh để minh chứng t́nh yêu đối với Đức Giêsu Kitô.

 

Có những vị đầu xanh tuổi trẻ như Tôma Thiện, Phaolô Bột, mười mấy tuổi đầu, tương lai c̣n dài, đường đời c̣n nhiều hứa hẹn. Nhưng các Ngài đă cương quyết khước từ tất cả, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đức tin chân chính.

 

Là người Công Giáo Việt Nam. Chắc chắn mỗi khi đọc lại tiểu sử các Ngài, ta cảm thấy một ḍng máu hào hùng trào dâng trong huyết quản. Bị cuốn hút bởi cuộc sống và cái chết cao đẹp, anh dũng của các Ngài , có lẽ ta cũng có đôi lần ao ước được như các Ngài: Sống cao đẹp, chết anh dũng .

 

Làm sao ta có thể có được cái chết cao đẹp như các Ngài. Ngày nay đâu c̣n cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời vua quan ngày xưa. Ngày nay ta không c̣n hy vọng chết v́ đạo. Ta chỉ c̣n một cách bắt chước, noi gương các vị tiền nhân anh hùng, đó là sống v́ đạo.

 

Ngày nay, ta ít gặp những khốn khó như bị bắt bớ giam cầm, giết chết v́ đạo. Nhưng để sống đạo trong xă hội hôm nay, ta gặp không ít khó khăn. Xin kể ra 2 khó khăn tiêu biểu.

 

Khó khăn thứ nhất đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đ́nh của ḿnh. Ai cũng lo làm ăn. Học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân ngày càng nhiều. Rơ ràng là ngày nay người ta kiếm được nhiều tiền hơn trước, có nhiều tiện nghi hơn trước, xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy thỏa măn, đầy đủ. V́ thế càng ngày người ta càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ nghĩ đến người khác. Trong khi đó những người nghèo th́ càng nghèo hơn, những người yếu càng mệt hơn, những người bệnh càng khổ hơn. Họ không đủ sức chạy theo cuộc tranh đua quyết liệt của chủ nghĩa cá nhân. Họ bị đẩy lùi ra phía sau. Họ bị gạt ra ngoài lề xă hội. Để lựa chọn sống theo Phúc Âm, để trung thành với Lời Chúa dạy, ta phải bỏ quên một phần thân ḿnh, gia đ́nh ḿnh để nghĩ đến, giúp đỡ, vực dậy những anh em kém may mắn. Đó là điều không dễ.

 

Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đồng tiền đang trở thành một thước đo gía trị con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đă không từ chối một phương cách nào: lường gạt, lừa đảo, làm hàng gỉa, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc qủa là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo thế giới, tàn phá những gía trị, biến chất con người.

 

Đứng trước nhu cầu và ham mê tiền bạc, người Công Giáo muốn trung thành với Phúc Âm, muốn sống trọn vẹn đức tin, bắt buộc phải có sự lựa chọn. Thà cam chịu nghèo khổ c̣n hơn nhận những đồng tiền phi nhân bất nghĩa. Thà cam chịu thiếu thốn c̣n hơn đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dăi để chối từ Phúc Âm và luật Chúa.

 

Qủa thực xă hội mới, đang tạo ra những cơn bắt bớ mới. Để trung thành với Chúa, với Phúc Âm ta cũng phải lực chọn quyết liệt. Những chọn lựa đó làm cho chúng ta đau đớn không kém ǵ những khổ h́nh. Những hy sinh v́ Phúc Âm đó cũng khiến ḷng ta rỉ máu không kém ǵ chịu tử h́nh. Các Thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần. C̣n chúng ta chết ṃn mỏi mỗi ngày trong những chiến đấu, những từ bỏ đớn đau. Sống Phúa Âm trong thời đại mới đúng là một cuộc tử đạo liên tục .

 

Sống v́ đạo như thế cũng cao đẹp và anh hùng không kém ǵ chết v́ đạo. Sống v́ đạo như thế, ta cũng góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm không kém ǵ chết v́ đạo.

 

Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xưa các Ngài đă anh dũng hy sinh cuộc đời, dâng hiến máu đào làm chứng cho Phúc Âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm, hy sinh sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Amen.


 

7. Những tấm gương đức tin - Lm. Vũ Xuân Hạnh 

 

Đọc lại lịch sử buổi đầu của Giáo Hội Việt Nam, tôi thấy rất giống bối cảnh lịch sử của Hội Thánh tiên khởi thuở ban đầu. Ngày ấy, Hội Thánh tiên khởi c̣n rất mới mẽ, rất non nớt. Sau khi Chúa Giêsu về trời (khoảng đầu thập niên 30) các thánh tông đồ và các Kitô hữu đầu tiên vâng lệnh Chúa lên đường tiếp nối sứ mạng của Chúa. V́ thế lúc ấy, Tin Mừng chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. Do đó, Đức tin của các Kitô hữu cũng vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, th́ năm 64, Hội Thánh đă bị bách hại dữ dội. Thế nhưng, càng bị bách hại, càng nếm trải đau khổ và sự chết bao nhiêu, đức tin ấy càng cho thấy nó có một sức mạnh lạ lùng bấy nhiêu. Và sự khẳng định đức tin, bằng những ḍng máu đỏ thắm, nơi chính các Kitô hữu càng rực sáng, rất đáng quư trọng. Có đọc lại lịch sử, và có cảm nhận hết những thương đau mà các Kitô hữu đầu tiên phải chịu đựng, ta mới thấy hết sức mạnh không thể lay chuyển của đức tin ấy. Một dức tin dù rất mới mẽ, nhưng lại kiên trung đến thế, đó mới chính là phép lại phi thường.

 

Chẳng hạn cuộc bắt bớ của hoàng đế Neron, một bạo vương khét tiếng độc ác, đă giết vợ, mẹ và con ḿnh. Để giập tắt dư luận lúc đó đang đổ thừa cho hoàng đế đốt thành Rôma, ông đă đổ lỗi cho các Kitô hữu. Ông ra lệnh bắt bớ khắp thành. Các Kitô hữu phải chịu vô vàn những h́nh phạt tinh vi. Đó là những ǵ rùng rợn và nhục nhă nhất chụp xuống trên Giáo Hội nhỏ bé này. Giết người bằng mă tấu, bằng gươm, bằng những h́nh khổ dă man như: đâm, chém, phanh thây, treo thập giá… vẫn chưa lấy làm đủ, ông c̣n tạo ra những tṛ tiêu khiển như lột trần họ ra rồi bỏ vào hầm thú dữ đói để nh́n ngắm cảnh tượng thú dữ rượt đuổi, c̣n họ th́ chạy ṿng khắp hang cùng với sự hoảng loạng, sợ hăi và la hét rợn trời cho đến khi thú dữ nhai sạch xác họ. Có khi ông cho họ mặc da thú vật để cho chó cắn xé. Hoặc ông buộc chặt cả một tập thể vào các thập giá, tẩm dầu, để đêm đến đốt lên cháy sáng như những ngọn đuốc… Sự độc ác của ông lớn đến nỗi, dù bị vu oan là đă đốt thành Rôma, một tội ác nặng nề, nhưng dần dần người ta nhận ra việc khử trừ các Kitô hữu không phải v́ lợi ích của đất nước, mà chỉ v́ sự độc ác của một con người.

 

Chính trong thời hoàng đế Neron, năm 64, thánh Phêrô và năm 67, thánh Phaolô bị giết. Tất cả cùng chịu đóng đinh thập giá.

 

Và những cuộc bắt bớ trên đất Việt cũng gần giống như thế. Nhiều vị Thánh Tử đạo Việt Nam bị hiểu lầm, thậm chí bị vu oan. Chẳng hạn trường hợp thánh Phaolô Hạnh. Sống ở Chợ Quán, Sài G̣n và làm nghề buôn bán, thánh nhân là một thanh niên nổi tiếng về sự quen biết những tay anh chị trong giới gian hồ. Một lần, chứng kiến một phụ nữ bị đàn em bóc lột không thương tiếc. Thánh nhân bỗng xúc động ra tay can thiệp, làm áp lực buộc chúng trả lại tất cả những ǵ đă lấy của nạn nhân. V́ hành động nghĩa hiệp này, thánh nhân phải trả giá: Họ tố cáo Phaolô Hạnh ngoài tội là Kitô hữu, c̣n tiếp tay với quân đội Pháp. Thánh nhân bị bắt, bị cầm tù, sau cùng bị trảm quyết tại Chí Ḥa ngày 28. 5. 1859.

 

Trường hợp Cha Thánh Luca Vũ Bá Loan c̣n đáng thương và cảm động hơn. Có hai tên tội phạm đang chờ xét xử. Họ bàn tính với nhau đến bắt Cha Loan để lập công chuộc tội. Thế là họ đan tâm nộp Cha cho quan huyện Phú Xuyên, nhưng quan không chịu nhận, họ phải đưa Cha về Thăng Long. Sau cùng, ngày 5. 6. 1840, thánh Luca Loan bị chém đầu.

Các thánh Tử đạo Việt Nam, cách chung, tuy được đối xử tôn trọng hơn và cũng không bị hành h́nh để làm tṛ tiêu khiển như các thánh Tử đạo của Giáo Hội tiên khởi. Nhưng các h́nh phạt mà các thánh Tử đạo Việt nam phải chịu, vẫn là những h́nh phạt dă man, rất đáng sợ, rất đớn đau, và đáng thương tâm vô cùng. V́ muốn các ngài phải bỏ đạo, vua chúa, quan quyền đă ra lệnh đánh đập, không phải một lần, nhưng nhiều lần đến nỗi rách cả da thịt, ứa đầy máu, có lúc tưởng đă chết dưới những làn roi của những con người không một chút lương tâm. Có khi những vết thương do bị đánh đ̣n c̣n chưa kịp lành, các thánh Tử đạo Việt Nam đă bị lôi ra tiếp tục tra tấn. Các vết thương cùng những trận đ̣n tàn nhẫn ấy càng nhân lên sự đau đớn gấp bội. Đến lúc kết thúc cuộc đời, có khi v́ tuổi già, sức yếu; hoặc không thể chịu nỗi cảnh áp bức của nhà tù, một số vị đă chết rũ tù. Đa số các thánh Tử đạo Việt Nam bị xử trảm (chém đầu). Có trường hợp, v́ lư h́nh run tay, nên chém rất nhiều nhát, đầu mới ĺa cổ. Một số thánh Tử đạo khác bị thiêu sống (h́nh phạt thiêu sinh). Số khác bị xử giảo (dùng dây xiết cổ cho đến chết). Nhiều vị Tử đạo khác nữa bị xử lăng tŕ (phanh thây ra làm nhiều mảnh). Ví dụ thánh Augustinô Phan Viết Huy và thánh Nicôlas Bùi Đức Thể, trong ngày xử án, thống đốc Trịnh Quang Khanh và lư h́nh mang hai vị anh hùng đức tin ra cửa biển Thuận An. Trên một chiếc thuyền, họ đă trói cả hai vào cột chèo, thay v́ chặt làm đôi (chặt ngang lưng), lư h́nh chặt đầu trước, sau đó chẻ thân thể làm bốn và quăng xuống biển làm mồi cho cá.

 

Một bản án lăng tŕ khác dành cho thánh Sampedro Xuyên, một Giám mục thừa sai đến từ Tây Ban Nha, thật kinh hoàng. Ngày 28. 7. 1858, sau khi đến pháp trường Bảy Mẫu, lư h́nh xô Đức cha Xuyên nằm sấp trên chiếu có phủ vải sẵn, trói chân tay thật căng vào bốn cọc ở bốn phía, thêm hai cọc ở dưới nách để nạn nhân khỏi cựa quậy. Năm lư h́nh cầm ŕu, lần lượt thi hành nhiệm vụ. Họ chặt từng chân, từng cánh tay rồi mới chặt đầu. Máu tuôn lai láng đọng thành vũng.

 

Trong số các vị hiển thánh và chân phước được Giáo Hội tuyên phong, có một trường hợp bị xử vô cùng thương tâm. Thánh Marchand Du, linh mục thừa sai người Pháp, phải thụ án bá đao (xẻo đủ một trăm miếng thịt). Ngày 30. 11. 1835, cha được đưa ra pháp trường. Người ta cột chặt thân thể cha vào cọc và nhét đá vào miệng để cha không kêu la v́ đau đớn. Dân chúng, những người xem xử án, bị đuổi lùi ra cách 30 thước. Sau một hồi trống hiệu, lư h́nh lột da trán cha Du, lật xuống để che mắt, rồi cắt từng mảnh thịt bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đớn đau, vị anh hùng đức tin của chúng ta giẫy giụa quằng quại, ngước mắt lên trời cao rồi gục đầu xuống nhắm mắt ĺa đời. Nhưng lư h́nh vẫn tàn nhẫn tiếp tục xẻo đủ 100 miếng thịt như đă định. Cuối cùng, lư h́nh chặt đầu cha, rồi chẻ thân ḿnh làm bốn và ném xuống biển, mất xác. C̣n đầu của cha được đưa đi bêu ở nhiều nơi, rồi trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giă nát và đem rắc xuống biển.

 

Đă nói đến các thánh Tử đạo, không thể nào ta không nhắc đến đức tin mà các vị ấy đă tuyên xưng bằng chính máu đào và bằng chính sự sống của ḿnh. Một đức tin quá kiên trung, quá lạ thường mà măi măi người đời sau vẫn cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi chiêm ngưỡng các thánh Tử đạo Việt Nam. Bởi mấy trăm năm, ḍng lịch sử của Giáo Hội Việt Nam đă cho ta cảm nhận trọn vẹn một chân lư thật lớn lao: Chính bàn tay Thiên Chúa đă hiện diện để nâng đỡ và lèo lái lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Thật giống trường hợp các thánh Tử đạo tiên khởi, Tin Mừng chỉ mới đến với quê hương Việt nam khoảng nửa sau thế kỷ XVI, nghĩa là đức tin vừa chớm nỡ, vậy mà ngay sau đó, đă bị bắt bớ, bách hại. Những cuộc bách hại có lúc rất căng thẳng, có lúc nhẹ nhàng hơn theo từng giai đoạn, nhưng như thế cũng đủ để làm cho tinh thần đức tin bị lung lạc, suy yếu. Vậy mà điều đó đă không xảy ra. Càng ra sức bắt đạo bao nhiêu, càng có nhiều người anh dũng chết cho đức tin bấy nhiêu. Vua quan, một mặt ra sức bắt đạo dữ dội, mặt khác ra sức ngăn chặn sự phát triển của đạo, th́ lại vô t́nh làm cho đức tin càng được dồn nén, càng được nung nấu, càng được khẳng định, nếu có dịp sẽ cháy bùng lên, và nhanh chóng lang tỏa mănh liệt hơn bất cứ lúc nào.

 

Các thánh Tử đạo không phải là những người quá khích tự đi t́m cái chết v́ đạo, mặc dù điều đó có thể xảy ra. Các thánh càng không quá khích đến độ tự đi t́m cái chết để như một cách trả thù, một phương thế ngạo ngễ vua chúa. Trước sau như một, các ngài vẫn yêu mến quê hương, vẫn tỏ ḷng tùng phục và kính trọng các cấp chính quyền. Không bao giờ các thánh Tử đạo quyên cầu nguyện cho vua quan. Dường như đối với các thánh, phải t́m mọi cách để các cấp chính quyền từ vua, quan, đến quân gặp được chân lư của Tin Mừng. Không quá khích đă vậy, ngược lại các Kitô hữu c̣n có thể chạy trốn cuộc bách hại. Nghĩa là các ngài vẫn t́m mọi cách để cố giữ ǵn mạng sống của ḿnh. Nhưng khi bị bắt, các ngài làm chứng tới cùng, theo Chúa Giêsu cho tới khổ nạn và chết. Như vậy, các thánh Tử đạo là những người khôn ngoan, tỉnh táo, vẫn rất yêu quư mạng sống của ḿnh. Chấp nhận chết là v́ hết cách, là bước cuối cùng, chỉ v́ ḷng yêu mến Chúa và muốn bảo toàn đức tin mà thôi. Từ thái độ sống đến cái chết của các thánh Tử đạo nói riêng, và của các Kitô hữu nói chung, chứng minh cho mọi người thấy rằng, chỉ có Thiên Chúa là trên hết, là cao cả, là tuyệt đối, vượt trên tất cả mọi sự quư giá. Dẫu là sự sống, điều mà mỗi người chỉ có một duy nhất mà thôi, mất là hết, mất là chấm dứt sự hiện diện đời đời, vẫn không thể sánh bằng Thiên Chúa, Đấng là nguồn cội, là tất cả của vũ trụ. Từ sự hiểu biết về chân lư cao cả ấy, các thánh Tử đạo có một thái độ chọn lựa dứt khoát: Tin nơi Thiên Chúa đến cùng, dù phải hiến dâng cả mạng sống của ḿnh.

 

Không biết bạn có nhớ bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ phong thánh cho các thánh Tử đạo Việt Nam ngày 19. 6. 1988? Đức Thánh Cha nói rằng: “Máu các Tử đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh em đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và c̣n truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai. Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên tŕ cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô” (số 6).

 

Đúng như lời Đức Thánh Cha, Giáo Hội Việt Nam thật hạnh phúc v́ được thừa hưởng một kho tàng quư giá vô cùng. Kho tàng ấy không phải trả giá bằng tiền của, nhưng đáng giá máu của hàng trăm ngàn người Công giáo Việt Nam: KHO TÀNG ĐỨC TIN. Một kho tàng lớn lao, quư báu vô ngần và vững chăi như núi đá ngay từ những ngày đầu tiên, đă qua suốt bốn trăm năm và c̣n tiếp tục măi về sau, chắc chắn sẽ không dễ ǵ mai một, càng không dễ ǵ lay chuyển. Bởi thế sự khôn ngoan của loài người là hăy nh́n vào tấm bia vàng đă sống hàng trăm năm ấy mà tiếp tục vung bồi, tiến tục dựng xây chứ đừng có thái độ thù nghịch, đừng có ác cảm.

Và chúng ta, những người Công giáo Việt Nam, hăy noi gương cha ông của ḿnh mà sống đức tin và làm chứng cho đức tin ấy một cách ngoan cường trong cuộc đời hôm nay, để “đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và c̣n truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai”. Và hôm nay, mừng lễ các thánh Tử đạo Việt Nam, nêu cao bài học mà các ngài để lại, không phải là khơi lên máu nóng t́m đến cái chết, mà chính là sống hiến thân từng giây phút của đời ḿnh cho Thiên Chúa và tha nhân. Bởi thế, sống ơn Tử đạo hôm nay là biết chết đi những yếu đuối tầm thường, để can đảm làm chứng cho đức tin bằng sự hy sinh trong bổn phận, trong từng lời kinh nguyện, trong tất cả nếp nghĩ, nếp sống. Chính khi hiến thân sống ơn Tử đạo như thế, là lúc ta làm được điều mà các thánh Việt Nam đă làm: yêu quê hương, xây dựng quê hương, nhưng cũng biết ḿnh là con cái của Cha trên trời. Bởi một lẽ không thể sai sót được: ĐỨC TIN LÀ MỘT NỀN TẢNG VỮNG CHẮC: “Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên tŕ cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô”.


 

8. Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi

 

Hôm nay Giáo Hội Việt Nam mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trước tiên chúng ta hăy hợp cùng các ngài để tạ ơn Chúa. Các ngài là cha ông của chúng ta đă từng sống trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, và từng dấu chân của các ngài đă đặt trên các con đường chúng ta đang đi. Nói chung, các ngài là những con người như chúng ta, cùng một phong tục, một văn hoá như chúng ta. Và xét về mặt con người, các ngài cũng có những mặt t́nh cảm, mặt giới hạn, những yếu đuối như chúng ta. Nhưng các ngài đă trung thành với ơn Chúa cho đến cùng, bất chấp mọi gian nan thử thách, bất chấp những dă man và các ngài đă dùng cái chết thảm thương của ḿnh để nói với tất cả con cháu và toàn thể thế giới rằng: "Chỉ có Thiên Chúa là Đấng đáng được tôn thờ và yêu mến mà thôi".

 

Nhờ đâu mà các ngài được can đảm và mạnh mẽ như thế? Chính là nhờ ơn Chúa, vậy chúng ta hăy cùng với các ngài tạ ơn Chúa. Ngày hôm nay mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúng ta hăy cùng chia vui với các ngài, v́ những đau khổ chóng qua của đời này đă hết, số phận đời đời của các ngài đă được định đoạt. Các ngài hưởng nhan thánh Chúa đến muôn thuở muôn đời và không c̣n lo âu sợ hăi ǵ nữa, nhất là sợ mất Thiên Chúa. V́ từ nay Chúa chính là phần gia nghiệp của các ngài. Chúng ta hăy chia vui với cha ông của chúng ta và cùng vui mừng với Giáo Hội Việt Nam yêu quí của chúng ta, v́ đă có những người con ưu tú đang sống trọn vẹn niềm vui, sự an b́nh và sung măn của Nước Trời.

 

Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay chúng ta cũng đừng quên cầu xin Chúa cho Giáo Hội, nhất là cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta. Bởi v́ hầu như bất cứ ở đâu và thời nào, Giáo Hội cũng luôn luôn bị bắt bớ và thách hại và những người con trung thành của Giáo Hội vẫn luôn chịu tử đạo. Nhất là ngày nay, sự tử đạo dần ṃn v́ bị trị áp đảo tinh thần. Lư do là v́ những đường lối hướng dẫn của Giáo Hội trong mọi lănh vực của đời sống con người luôn là ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa, luôn bênh vực cho những quyền căn bản của con người, để giúp tất cả mọi người không phân biệt màu da ngôn ngữ, văn hoá, chủng tộc... luôn sống đúng nhân phẩm của ḿnh trong vũ trụ này, hầu chu toàn bổn phận làm con cái của Chúa.

 

Nhưng một thực tại không chối căi được nơi trần gian này mà thánh Gioan đă ghi ngay trong những câu đầu Phúc âm của ngài, ngài viết: "Ánh Sáng chiếu trong bóng tối, nhưng bóng tối không chịu tiếp nhận ánh Sáng". Và chính Chúa Giêsu, Ngài cũng đă quả quyết: "Ai thích làm những điều ám muội trong bóng tối th́ ghét ánh Sáng". Cho nên hầu như lúc nào lực lượng của bóng tối cũng t́m đủ mọi lư do để phủ nhận ánh sáng bằng cách nhân danh một nền văn hoá, nhân danh một cá nhân, một bè đảng trần thế, nhân danh một ư thức hệ để loại trừ Giáo Hội.

 

Chúng ta hăy cầu nguyện cho Giáo Hội luôn vững tin vào Thiên Chúa và luôn nhớ rằng, chính Chúa Giêsu, Đấng Sáng Tập Giáo Hội đă nói với Simon con ông Giona, tức là Phêrô rằng: "Này con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng nổi. Chúng ta hăy cầu xin cho những người con của Giáo Hội biết trung thành bền vững đi trong ánh sáng và hướng dẫn người khác luôn tiến bước trong ánh sáng của Giáo Hội. Đừng bao giờ hùa theo sức mạnh của bóng tối, đừng chạy theo cặn bă phù vân để bách hại Giáo Hội là Mẹ của ḿnh.

Nh́n lại lịch sử của Giáo Hội, có một điều làm chúng ta an ủi là Giáo Hội vẫn trường tồn và phát triển qua bao nhiêu bách hại. Mặc dù các đế quốc quyết tâm tiêu diệt Giáo Hội, nhưng họ đă bị sụp đổ, các cá nhân v́ những quyền lợi riêng tư đă thù ghét đàn áp Giáo Hội, nay đă nằm yên trong ḷng đất lạnh và không c̣n ai nhắc đến nữa. Gần đây, các thế lực vô thần độc tài bài trừ Giáo Hội một cách khoa học và tinh vi cũng đă tan tành bể vụn ra từng mảnh trước mắt chúng ta.

 

Nhiều nơi sau thời bách hại đă qua, các tín hữu đă cùng hát lên với nhau Thánh Vịnh 125:

"Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về,

Chúng con thuở ấy dường như đang mơ.

Miệng cười thú vị làm sao,

Lưỡi dân rối rít xôn xao nỗi mừng.

Ai gieo trong lệ sầu,

Sẽ gặt trong hân hoan.

Ai vừa khóc vừa đi,

Đem hạt giống ra văi,

Ắt se trở về vui vẻ, mang theo bó lúa bên ḿnh".

 

V́ thế, chúng ta hăy cầu xin cho Giáo Hội Việt Nam đem hạt giống chôn vùi trong ḷng đất, nhưng không phải để mục nát thối rữa, mà là để nảy mầm tươi tốt trong mùa xuân của dân tộc đang như con nhộng nằm trong kén, nhưng không phải để ngủ mê mà để âm thầm chuyển ḿnh chờ ngày cánh kén tung bay thành con bướm nhởn nhơ với muôn màu muôn sắc trên cánh đồng đầy hoa tươi rực rỡ trên bầu trời trong mát.

 

Sau cùng, mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, mỗi người chúng ta hăy cầu nguyện cho chính bản thân và cho gia đ́nh của ḿnh, nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Xin cho mỗi người, mỗi gia đ́nh biết noi gương các thánh luôn trung thành yêu mến Chúa, sống đời đạo đức gương mẫu, để ngày kia chúng ta được sum vầy trong Nước Chúa, bên Các Thánh Tử Đạo cha ông của chúng ta.

 

Thật là đau khổ biết bao nhiêu khi chúng ta tường tượng thấy người thân yêu sẽ không cùng với chúng ta để hưởng hạnh phúc đời đời trong Nước Thiên Chúa, mà phải trầm luân muôn kiếp trong chốn tối tăm. Cho nên, yêu thương nhau thật sự chúng ta hăy cầu nguyện cho nhau và luôn luôn khuyến khích, hướng dẫn nhau giữ đạo cho tử tế, thờ kính yêu mến Chúa hết ḷng, để một ngày kia tất cả chúng ta cùng với các thánh ca khen danh Chúa măi măi muôn đời. Amen.

 


 

9. Các thánh Tử Đạo Việt Nam- Lm Nguyễn Minh Hùng

 

Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam trên 400 năm, th́ hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm ḍng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngă cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàng nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt.

 

Thật vinh phúc cho Giáo Hội Việt Nam, một Giáo Hội c̣n non trẻ, nhưng lại căng tràn sức sống, đạp trên đầu sóng ngọn gió, vượt thắng mọi thử thách, mọi đau đớn, mà cho đến nay, dẫu đă qua đúng một thế kỷ, thời gian đủ b́nh tĩnh để suy niệm, sao vẫn c̣n nghe hăi hùng, vẫn c̣n nghe nhức nhối tâm can, làm lặng đi mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi thanh âm. Những người con đất Việt tưởng như gục ngă không thể gượng dậy nổi dưới bàn tay tàn bạo của làn kiếm, mă tấu, gông cùm, tù đày, lửa nung, bá đao, tùng xẻo, xiết cổ, chém bay đầu, lại là sức mạnh ngàn đời của một đức tin không ǵ lay chuyển nổi. Bởi Thân xác các thánh Tử đạo dù bị giết, nhưng đức tin của các ngài th́ không ai giết được.

 

Một Giáo Hội c̣n non trẻ đến thế, lại có sức chịu đựng sự giày xéo quá sức tưởng tượng của người đời. Giờ nh́n lại sự nhiệm mầu của sức chịu đựng, ta chỉ c̣n có thể bật thốt lên như thánh nữ Têrêsa: Tất cả là hồng ân. Hồng ân nhận được không chỉ là một quà tặng, nhưng c̣n là một quà tặng vinh dự, một quà tặng của niềm kiêu hănh thánh thiện. Hồng phúc tử đạo không chỉ là một hành động dâng hiến tận cùng mà c̣n là một dâng hiến vinh thắng tận cùng. Đó không là một vinh phúc lớn lao lắm hay sao! Một vinh phúc lớn lao mà một Giáo Hội c̣n non trẻ như Giáo Hội Việt Nam lại có thể cùng Giáo Hội hoàn vũ đă qua mấy ngàn năm, vẽ thêm vào đó một đường lịch sử của đức tin không bao giờ mệt mơi, không bao giờ dừng lại.

 

Các thánh Tử đạo đă viết sử bằng máu của ḿnh. C̣n chính Thiên Chúa, Người cũng đă làm cho Giáo Hội Việt Nam được khai sinh, lớn lên và phát triển nhờ ḍng máu các thánh. Nếu cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngă cho dân tộc Việt Nam, th́ đối với đức tin, đó lại là một trang sử hùng tráng cho Giáo Hội Việt Nam nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung: Bởi những người con đất Việt càng yêu mến quê hương, yêu mến bản thân ḿnh, luyến tiếc cuộc đời, luyến nhớ người thân và điều đặc biệt: yêu mến các vua quan là những người bên trên ḿnh, th́ càng yêu mến đức tin khôn cùng. Chính cái chết của các thánh Tử đạo là một lời nói xác quyết và chung quyết cho mọi lời tuyên xưng đức tin rằng: Không có bất cứ cái ǵ có thể ngang bằng đức tin

 

Hiểu rất rơ Chúa Giêsu, Đấng mà ḿnh tôn thờ vượt trên tất cả, dẫu là chính bản thân các vua quan hay lệnh truyền của các vua quan đi nữa, không có ǵ sánh ví được với Đức Chúa mà lẽ ra các vua quan cũng phải tôn thờ, các thánh Tử đạo đă chối từ một cuộc sống dễ dăi.

 

Hiểu rất rơ Chúa Giêsu, Đấng mà ḿnh tôn thờ là Đức Chúa của ḿnh, v́ thế, dẫu chỉ là hai que củi vắt chéo trên mặt đất, b́nh thường chỉ là hai que củi không hơn, không kém, nhưng để biểu lộ đức tin, th́ bất cứ một bàn chân giẫm đạp nào, bất cứ lời lụy mạ nào, hay bất cứ một hành động nào đối lại đức tin khi đứng trước hai que củi ấy, tất cả đều là sự chà đạp đức tin, chà đạp Giáo Hội, chà đạp chính Đấng mà ḿnh tôn thờ.

 

Ngược lại, bất cứ một hành động hay một lời nói nào để tuyên xưng đức tin mà phải tôn trọng hai que củi h́nh chữ thập ấy, điều đó không c̣n đơn thuần là hai que củi h́nh chữ thập nữa nhưng là h́nh tượng Thánh Giá, h́nh tượng của ḷng tin, h́nh tượng của một tâm hồn quả cảm quyết một ḷng tôn thờ Đức Chúa của ḿnh! Hiểu rất rơ điều đó, cho nên dù chỉ là đối điện với hai que củi vắt chéo h́nh chữ thập, các thánh Tử đạo không chỉ đứng trước hai que củi, nhưng là đối diện với nỗi giằng co mạnh bạo, đối diện với sự chọn lựa không khoan nhượng, nhưng dứt khoát: đức tin hay cuộc sống trần thế. Và cái giá phải trả cho sự chọn lựa đứng về phía đức tin là bị tước đoạt tất cả những ǵ đang có trong cuộc trần. Bị tước đoạt cả sự sống, cả đến giọt máu sau cùng.

 

Máu các thánh Tử đạo Việt Nam đă dệt đỏ thắm ḍng lịch sử Giáo Hội Việt Nam, v́ thế, các thánh Tử đạo măi măi vẫn xứng đáng sống trong ḷng Giáo Hội và nơi từng người tín hữu Việt Nam.

 

Vượt trên tất cả mọi tấm gương, vượt trên tất cả mọi bài học, máu các thánh phải là chính cuộc sống của những người Việt Nam Công giáo hôm nay, khi làm người Việt Nam giữa dân tộc ḿnh, và làm người giữa đời.


 

10. Để làm chứng cho vua quan

 

Suy Niệm

Các vị tử đạo Việt Nam đều có kinh nghiệm sống từng lời của đoạn Tin Mừng hôm nay: bị nộp, bị đánh đập, bị điệu ra trước vua quan, bị tra hỏi, bị thù ghét và cuối cùng là bị giết. Tất cả những ǵ các ngài phải chịu đều v́ Đức Giêsu (c.18), v́ Danh Đức Giêsu (c.22).

 

Các ngài cũng có kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa. Bầu khí của toà án là bầu khí của Thiên Chúa Ba Ngôi. "Chính Thần Khí của Chúa Cha sẽ lên tiếng trong anh em" để tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu (c.19-20)

 

Cái chết của vị tử đạo cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa được thi thố nơi một con người mỏng ḍn yếu đuối.

 

Chết v́ Đạo là một cách làm chứng.

·        Làm chứng cho một niềm tin kiên vững: V́ tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, nên các ngài không bước qua thánh giá.

·        Làm chứng cho một t́nh yêu nỏng bỏng: "Không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người hiến mạng v́ bạn hữu" (Ga 15,13)

·        Làm chứng cho một niềm hy vọng mănh liệt: có sự sống đời sau, có hạnh phúc vĩnh cửu, cái chết đưa tôi giáp mặt với Đấng tôi yêu.

Các vị tử đạo đă làm chứng bằng cái chết.

Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống.

 

Làm chứng nào cũng đ̣i phải hy sinh, mất mát, thiệt tḥi, v́ đ̣i ta lội ngược ḍng với thế gian sa đọa.

 

Các vị tử đạo thường bị đặt trước thánh giá. Bước qua là được tiếp tục sống sung sướng an nhàn. Không bước qua là phải chịu tù đày, đ̣n vọt, mất tất cả và mất chính mạng sống. Chỉ cần một bước chân, là mọi sự thay đổi.

 

Đă có người bước qua, và cũng có người không.

Có người bị khiêng qua thánh giá, nhưng đă co chân lên, như thánh Antôn Nguyễn Đích. Có người bước qua, nhưng sau lại hối hận. Đó là trường hợp của ba vị thánh quân nhân: Âutinh Huy, Nicôla Thể và Đaminh Đạt. Có người được mời giả vờ bước qua thánh giá để quan có cớ mà tha, như thánh Micae Hồ Đ́nh Hy, nhưng họ đă thắng được cơn cám dỗ tinh vi ấy.

 

Đứng trước thánh giá là đứng trước một lựa chọn. Tôi chọn Ngài hay tôi chọn tôi? Không có giải pháp dung hoà hay lấp lửng.

 

Giây phút đứng trước thánh giá là giây phút quan trọng.

Quyết định không bước qua thánh giá là kết tinh của những đêm dài cầu nguyện, của việc chiến thắng những mời mọc khéo léo, của việc thắng vượt những sợ hăi, giằng co nội tâm, của những Vườn Dầu trong ngục thất...

 

Thời nào chúng ta cũng được đặt trước thánh giá, dấu hiệu của sự từ bỏ để phục vụ. Lúc nào chúng ta cũng có nguy cơ bước qua thánh giá, bằng đời sống hưởng thụ và ích kỷ của ḿnh.

 

Gợi Ư Chia Sẻ

Làm chứng bằng cuộc sống. Theo ư bạn, người Công Giáo Việt Nam phải sống thế nào để làm chứng về Đức Giêsu cho những đồng bào chưa biết Chúa?

Bị cám dỗ bước qua thánh giá, có khi nào bạn có kinh nghiệm đó trong đời thường không?

 

Cầu Nguyện

Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,

các ngài đă dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.

 

Sự hy sinh của các ngài cho thấy t́nh yêu mạnh hơn sự chết và chết là cửa mở vào cơi sống bất diệt.

 

Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng, các ngài đă chiến thắng khải hoàn.

 

Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài biết can trường sống đức tin của bậc cha anh trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, biết nhiệt thành làm chứng về t́nh yêu bằng một đời hiến thân phục vụ.

 

Ước ǵ ngọn lửa đức tin mà các ngài đă thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng tỏa trên Tổ Quốc Việt Nam.

 

Ước ǵ máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.

 

 

 

 

 

11. Các thánh Tử Đạo Việt Nam

 

"Tôi thấy một số đông người không thể đếm được thuộc đủ mọi dân tộc, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ṭa Thiên Chúa và trước Chiên Con, ḿnh mặc áo trắng và trên tay cầm cành lá chiến thắng".

 

Đó là lời thánh Gioan diễn tả cảm tưởng đoàn người chiến thắng đứng trước Ngai Thiên Chúa trên Trời mà thánh nhân được Chúa cho thị kiến. Tiếp theo thánh Gioan viết trong sách Khải Huyền như sau:

 

"Những người mặc áo trắng ấy là ai và họ từ đâu tới? Chính vị trưởng lăo cho biết, đó là những người đă qua cơn đại họa, đă giặt áo họ trong Máu Chiên Con và nay trở về. V́ thế họ được hân hạnh đứng trước ṭa Thiên Chúa và phụng thờ Ngài ngày đêm trong Đền Thờ. Đấng ngự trên ṭa sẽ chở che và phù trợ họ, họ sẽ không c̣n phải khát nữa, không c̣n bị mặt trời và nóng bức làm khổ nữa. V́ Chiên Con đứng ở giữa ṭa sẽ chăn dắt họ, sẽ đưa họ đến suối nước thiêng liêng và Thiên Chúa sẽ lau khô nước mắt họ".

 

Qua ngày lễ Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam được toàn thể anh chị em Công Giáo khắp Năm Châu mừng hôm nay, Giáo Hội muốn khẳng định cho chúng ta và toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Trong số đoàn người đông đảo đứng trước Ngai Thiên Chúa có cả những người thuộc dân tộc Việt Nam, có cả con cháu ḍng giống lạc hồng, các ngài đă trải qua những cơn thử thách gian truân, lấy mạng sống của ḿnh để minh chứng cho niềm tin và nay được trở về với Thiên Chúa.

 

Các vị tử đạo Việt Nam là ai? Các ngài là những nhà truyền giáo đến từ các nước, là các giám mục, các linh mục người Pháp, Tây Ban Nha, nhưng đa số là những người Việt Nam gồm ba mươi bảy linh mục, mười sáu thầy giảng, một chủng sinh và đặc biệt là rất nhiều giáo dân. Số đông đảo giáo dân Việt Nam đă đổ máu đào minh chứng cho niềm tin là điểm son thứ nhất tôi muốn nêu bật trong bài chia sẻ hôm nay.

 

Điểm son thứ hai tôi muốn lưu ư với anh chị em hôm nay, các thánh Tử Đạo là những công dân hiền ḥa, sống đời gương mẫu, nêu gương lư tưởng trung kiên với Thượng Đế, không pḥ vua bách hại, nhưng một ḷng tùng phục quốc gia. Họ bị bắt bớ, tra tấn, ngục tù nhưng không một người nào có ư định cầm khí giới để pḥng thân. Trái lại, họ chỉ cam chịu, chỉ cầu nguyện cho tất cả mọi người, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho các quan đă kư sắc lệnh tử h́nh và thật ḷng tha thứ cho những kẻ hành quyết ḿnh. Cử chỉ này không phải là hèn nhát, nhưng xứng đáng đối với những bậc thượng nhân như câu: "Đấng thượng phu đừng thù mới đáng. Đấng anh hùng đừng hoảng mới hay".

 

Cuối cùng điểm son thứ ba tôi muốn nêu bật, là những thành tích vẻ vang để chứng tỏ niềm tin sắt đá các thánh Tử Đạo Việt Nam đă ghi vào những trang sử của Giáo Hội, là ḷng tôn kính của các ngài đối với thập giá. Đối với các thánh Tử Đạo Việt Nam, chết tang thương, chết treo trên thập tự để minh chứng t́nh yêu tột đỉnh của ḿnh đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại, v́ thế không một khổ h́nh nào có thể di chuyển đôi chân của các ngài tự ư bước qua thập giá. Không bước qua thập giá để không chối bỏ đạo dù phải đ̣n vọt, tra tấn, dù phải chịu tử h́nh, các vị Tử Đạo Việt Nam đă nêu gương yêu mến thập giá để đáp lại t́nh yêu của Đấng đă chết treo trên ấy bằng chính mạng sống của các ngài.

 

Cùng với anh chị em công giáo khắp năm châu Mừng Kính Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta phải một lần nữa ư thức rằng, cuộc sống và cái chết của các ngài có thể nói được là những ḍng chữ đầu trong các trang sử của Giáo Hội Việt Nam mà mỗi người chúng ta được kêu mời và thách đố. Hăy noi gương các vị tiền nhân anh dũng để chúng ta cùng nhau viết lên thành tích của ḷng trung thành và can đảm sống đạo, sống cuộc sống chứng nhân cho t́nh yêu qua những hành động cụ thể, để tha thứ, ḥa giải và chung tay xây dựng đất nước cũng như chứng nhân cho ư nghĩa thập giá qua nếp sống hằng ngày của ḿnh, mỗi người trong địa vị, mỗi người trong môi trường sống của ḿnh.

 

Nguyện xin các thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho quê hương đất nước được quốc thái dân an, xin cầu bầu cho Giáo Hội Việt Nam được luôn trung thành với niềm tin, đức cậy và ḷng mến trung thành. Amen.