Lễ Giáng Sinh
Mục lục
Tâm sự người mẹ
trẻ trước hang đá
Tối nay ngồi soạn sành đèn Noel và dọn máng cỏ, em
chợt suy nghĩ thật nhiều về mầu nhiệm nhập thể làm người của con Thiên Chúa. Đă
có đến hai mươi mấy mùa Noel, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên em mới cảm nhận
được tâm t́nh của Chúa khi Chúa đến và mang lấy phận người. Nh́n bé Giêsu trắng
trẻo mập mạp trong máng cỏ, mẹ Maria quỳ gối trang nghiêm… em chợt nghĩ tới cảnh
sanh nở ḿnh vừa trải qua cách đây sáu tháng và ph́ cười: chẳng giống! Người phụ
nữ mới sanh con, chẳng đủ sức để ngồi dậy, huống chi là quỳ gối trang nghiêm
thế. Cả bé Giêsu nữa, em bé mới sanh bé tí tẹo, mỏng manh, yếu ớt chứ đâu được
trắng trẻo mập ú thế kia. Phải rồi, con người ta và cả em nữa, luôn áp đặt một
cái ǵ đó thần thánh trong việc Chúa đến làm người. Phù một cái sanh ra em bé,
úm x́ bùa một cái bé Giêsu lớn to khỏe…
Và có lẽ mọi người đă quên mất, gia đ́nh ba người họ:
Giuse, Maria và Giêsu cũng giống như bất cứ gia đ́nh nào khác: cũng thiếu ngủ,
mất sức, bối rối và lúng túng khi có em bé mới. Em chợt thấy thương mẹ Maria
thật nhiều, một người con gái trẻ, đang ở tuổi hồn nhiên ngây ngô, nay th́ trở
thành mẹ, lại phải sanh nở trong cảnh đơn chiếc, không cha mẹ anh em kề bên đỡ
đần động viên. Trong cái lạnh của đêm đông, có ai hay mẹ đă ôm bé Giêsu suốt đêm
để bé ngủ ấm và ngon giấc. Và trong cái hang ḅ lừa chật hẹp hôi hám kia, có ai
biết mẹ đă bật khóc trong đau đớn lẫn sung sướng hạnh phúc khi lần đầu tiên được
nh́n thấy cục cưng Giêsu lành lặn xinh xắn khỏe mạnh. Ai có thấu chăng trong cái
nghèo hèn thiếu thốn của hang Bêlem, mẹ đă được ủ áp t́nh người, đă hằng ghi nhớ
mọi kỉ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong ḷng khi những người chăn chiên xa lạ
ghé thăm, chúc mừng và biếu cho một ít thực phẩm…
Đêm nay ngồi bên máng cỏ và nghe Boney M hát: “Một vị
vua vừa ra đời trong đêm đông lạnh giá, để cứu chúng ta” dường như em đă muộn
màng hiểu được một chút tâm t́nh của mầu nhiệm nhập thể. Có cái ǵ đó dũng cảm
cứng cỏi dày sức chịu đựng, có cái ǵ đó mong manh đau khổ, và có cái ǵ đó vui,
tràn đầy t́nh yêu.
Chúa ơi, em mong mỗi mùa Noel về, ḿnh sẽ thôi lo
nghĩ tới quà cho người này người kia, thôi nghĩ tới shopping sale ở đâu rẻ, thôi
nghĩ tới se sua diện quần áo đẹp, tiệc tùng đám này đám kia…
Chúa ơi, bằng những hy sinh nho nhỏ thực tế của em,
em sẽ dọn một chỗ thật trống trải thơm tho, thật đầm ấm t́nh yêu để Chúa đến mùa
vọng này.
Ngạo - Mùa vọng 2006
***
Giữa giá rét của mùa đông,
xin cho con gặp Chúa.
Giữa những long đong và bấp bênh của phận người,
xin cho con gần Chúa.
Giữa cảnh nghèo khó và trơ trụi,
xin cho con thấy Chúa đi với con và hiểu con.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ,
xin cho con cảm được sự b́nh an của Chúa,
ngay giữa những âu lo hằng ngày.
Xin cho con đón lấy cuộc đời con
với bao điều không như ư.
Và cuối cùng,
xin cho con dám sống như Chúa
v́ Chúa đă dám sống như con.
Rabbouni
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
THIÊN ĐÀNG
Một đệ tử luôn bị chia trí trong công việc bổn phận
hằng ngày, anh bị ám ảnh và mất nhiều thời giờ để lo lắng về cuộc sống sau khi
từ trần: Cuộc sống ở thế giới bên kia sẽ ra sao ?, Tôi sẽ đi về đâu? ..v.v...
Một ngày kia anh đến với Minh Sư để xin chỉ dạy. Ngài
nói với anh:
- Tại sao con phải mất nhiều thời giờ để nghĩ về
thế giới bên kia?
Sau một lúc suy nghĩ, người đệ tử trả lời:
- Nhưng con có thể nào không nghĩ tới được sao?
- Được chứ.
- Thưa thầy bằng cách nào?
- Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay bây giờ và
ngay tại nơi đây.
- Thưa thầy! Vậy thiên đàng ở đâu?
- Ở tại nơi đây và ở ngay trong cuộc sống này.
(Anthony de Mello, trích trong “One Minute
Wisdom”)
***
Bạn thân mến!
Thiên đàng hạnh phúc…Cuộc sống vĩnh cửu đời đời… Đó
là hy vọng, là mơ ước muôn đời của mọi kitô hữu sống trên dương thế này. Nhưng
con đường nào mang ta đến thiên đàng hạnh phúc? Con đường nào dẫn đưa ta đến
cuộc sống vĩnh cửu? Con đường nào giúp ta được cứu rỗi khỏi cảnh trầm luân đời
đời?
Hơn hai ngàn năn trước đây, Thiên Chúa, qua những lời
giảng dạy của Đức Giêsu Kitô, Ngài đă chỉ dạy cho con người con đường ấy: Con
đường của yêu thương, yêu thương Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.
Hơn hai ngàn năm trước đây, chỉ v́ yêu thương, Thiên
Chúa Ngôi Hai đă tự hủy thân phận của ḿnh, đă mượn lấy thân xác đơn sơ yếu đuối
của trinh nữ Maria để xuống thế làm người. Ngài đă sinh ra trong hang ḅ lừa
thấp hèn, đă mặc lấy thân phận mỏng ḍn yếu đuối của con người, đă sống như con
người, đă chết nhục nhă trên thập giá v́ con người và cho con người để mang con
người về với Thiên Chúa Cha, về nơi thiên đàng hạnh phúc, về hưởng cuộc sống
vĩnh cửu đời đời.
Hằng năm, vào tháng 12, Giáo Hội mời gọi mọi tín hữu
chuẩn bị tâm hồn để đón mừng “Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể”. Phụng vụ trong mùa
Vọng cũng mời gọi mọi tín hữu hăy ăn năn sám hối, hăy “sống tích cực giây phút
hiện tại” để đón chờ Chúa đến, để chuẩn bị cho tương lai.
Niềm hy vọng vào tương lai giúp ta thêm sức lực và
can đảm. Nhưng niềm hy vọng đó không cho phép ta thoát khỏi cuộc sống hiện tại.
Nếu niềm hy vọng mà tách rời khỏi thực tế th́ niềm hy vọng đó sẽ trở thành ảo
vọng. V́ thế muốn đạt tới niềm hy vọng cho tương lai, ta phải tích cực sống giây
phút hiện tại. Người học tṛ muốn có tương lai tươi sáng không thể chỉ ngồi đó
chờ đợi, nhưng phải ngày đêm chăm lo học hành. Người nông phu muốn có mùa gặt
bội thu không thể khoán trắng công việc đồng áng cho trời đất, nhưng phải cần cù
chăm chỉ dầm mưa dăi nắng trên cánh đồng.
Đời sống của ta là một mùa Vọng kéo dài. Mùa Vọng
trần gian cứ muốn bao phủ chúng ta trong màu tím buồn của những gian nan thử
thách, của những thất bại chán nản, của những lo âu, nghi ngờ, mệt mỏi… Ta hăy
tin tưởng vững chắc vào lời Chúa hứa. Lời Chúa sẽ chiếu ánh sáng hy vọng tương
lai vào những tăm tối u buồn hiện tại. Ta không ngồi khoanh tay chờ đợi, nhưng
tích cực làm những công việc bổn phận trong hiện tại. Làm mọi việc thường ngày
với ḷng tin tưởng phó thác. Làm những việc nhỏ mọn với t́nh mến Chúa yêu người
tha thiết. Đó chính là tâm t́nh chờ đón Chúa đến. Đó cũng là cách ta bắt đầu
“tập” sống trong thiên đàng ngay giây phút này và ngay trong cuộc sống này.
***
Lạy Chúa, Trong tâm t́nh chờ đón Chúa đến, xin cho
con biết chuẩn bị tâm hồn, biết tích cực sống giây phút hiện tại, tích cực chăm
lo những công việc bổn phận với tâm t́nh tin tưởng yêu thương và phó thác… Xin
cho mỗi giây phút và mỗi công việc trong cuộc sống của con hôm nay được Chúa
thánh hóa, được Chúa ủi an nâng đỡ để con có thể bắt đầu “tập”sống trong thiên
đàng ngay giây phút này và ngay trong cuộc sống này. Amen.
Linh Xuân Thôn
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
ĐIỀU ƯỚC ĐÊM
GIÁNG SINH
Bé Amy Hagadorn ṿng qua góc pḥng họp bên cạnh lớp
học, cô bé không để ư nên va phải một cậu bé học lớp 5 đi ngược lại.
Cậu này hét vào mặt cô bé : "Đi đứng thế hả, đồ dị
hợm", sau đó với ánh mắt giễu cợt, cậu ta nhấc chân phải lên và bắt chước dáng
đi cà nhắc của Amy.
Bị xúc phạm, nhưng cố hết sức, Amy tự nhủ "kệ xác
hắn" và lầm lũi bước về lớp học. Thế nhưng khi đi học về, Amy cứ nghĩ măi về
hành động của đứa bé kia, và cậu ta không phải là đứa duy nhất. Kể từ lúc học
lớp 3, Amy đă phải chịu đựng những lời giễu cợt của các bạn về cách phát âm và
cái chân cà nhắc của ḿnh. Amy cảm thấy tủi thân, trong pḥng học đầy bạn bè,
nhưng cô bé lúc nào cũng thấy ḿnh đơn độc.
Bữa ăn tối hôm đó, Amy chẳng nói một lời nào. Mẹ cô
bé đoán ngay là đă có ǵ không hay xảy ra. Để giúp bé vui hơn, bà thông báo:
"Amy này, có một cuộc thi về điều ước Đêm Giáng sinh. Hăy viết thư cho ông già
Noel và con có cơ hội đạt giải thưởng. Mẹ nghĩ cô bé tóc vàng đang ngồi trên bàn
ăn có thể tham gia đấy."
Amy cười khúc khích, cuộc thi có vẻ thú vị. Amy bắt
đầu miên man suy nghĩ về điều ước của ḿnh. Chợt cô bé mỉm cười, biết ḿnh phải
ước ǵ. Lấy giấy và bút ch́, cô bé bắt đầu viết về điều ước của ḿnh bằng câu
"Kính gửi ông già Noel".
Cả nhà bắt đầu đoán già đoán non Amy sẽ ước ǵ, chị
Amy - Jamine và mẹ cô đoán Amy sẽ ước con búp bê có 3 chân, bố Amy lại đoán là
một cuốn sách h́nh. C̣n Amy th́ vẫn giữ bí mật. Đây là bức thư Amy gửi ông già
Noel.
"Kính gửi ông già Noel,
Cháu tên là Amy. Năm nay cháu 9 tuổi. Cháu có chuyện khó xử ở trường. Ông có thể
giúp cháu không? Các bạn luôn chế giễu cách cháu phát âm và cái chân cà nhắc của
cháu. Cháu bị bệnh liệt năo. Cháu chỉ ước một ngày không bị cười nhạo...
Thương yêu ông
Cháu Amy"
Hôm ấy tại đài phát thanh WJTL ở Fort Wayne, bang
Indiana, rất nhiều thư từ khắp nơi đổ về tham gia cuộc thi "Điều ước đêm Giáng
sinh. Nhân viên đài đôi khi phải bật cười v́ những món quà khác nhau mà các cô
bé, cậu bé mong ước.
Đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đọc đi đọc lại
măi. Ông biết liệt năo là một căn bệnh rối loạn cơ, mà bạn bè của Amy chắc chẳng
thể nào hiểu được. Ông cho rằng, cần phải cho mọi người ở Fort Wayne nghe về câu
chuyện đặc biệt của cô bé học lớp 3 và điều ước khác thường của cô. Ông nhấc máy
gọi một tờ báo địa phương đến.
Ngày hôm sau, h́nh Amy và lá thư cô bé gửi ông già
Noel xuất hiện trên trang nhất của tờ News Sentinel. Câu chuyện nhanh chóng lan
nhanh. Trên cả nước, báo chí, đài phát thanh và truyền h́nh đều tường thuật về
câu chuyện của cô bé ở Fort Wayne, Indiana, cô bé chỉ mong một món quà đơn giản
nhưng đầy ư nghĩa của đêm Giáng Sinh - một ngày không bị cười nhạo.
***
Hôm ấy như thường lệ bưu tá lại đến nhà Hagadorn. Rất
nhiều thư được gửi cho Amy, cả trẻ em và người lớn trên khắp nước Mỹ. Đó là
nhưng thiệp mừng hoặc những lời động viên khích lệ.
Suốt mùa Giáng sinh, hơn 2 ngàn người trên khắp thế
giới đă gửi đến cho Amy những lá thư thân ái và động viên. Cả nhà Amy đọc từng
lá thư một. Một số viết rằng họ cũng bị tật và bị chế giễu khi c̣n nhỏ. Mỗi lá
thư là một lời nhắn gửi đặc biệt. Thông qua những lá thư và thiệp của mọi người,
Amy phát hiện ra một thế giới toàn những bạn bè thực sự quan tâm và lo lắng cho
nhau. Cô bé nhận ra rằng, không c̣n bất cứ lời chế giễu nào có thể làm cho cô
cảm thấy bị bỏ rơi.
Nhiều người đă cảm ơn Amy đă dám mạnh dạn bày tỏ mong
ước của ḿnh. Những người khác động viên Amy bỏ ngoài tai những lời chế nhạo và
phải luôn luôn ngẩng cao đầu. Lynn - một cô bé học lớp 6 ở Texas, đă gửi cho
Amy: "Ḿnh muốn làm bạn của cậu và nếu cậu muốn thăm ḿnh, chúng ta có thể chơi
đùa với nhau. Không ai có thể cười cợt chúng ta, và dù họ có làm như thế, chúng
ḿnh cũng chẳng thèm nghe."
Amy đă có một điều ước thật đặc biệt không bị giễu
cợt ở trường tiểu học South Wayne. Hơn thế, tất cả mọi người ở trường được thêm
một bài học. Cả thầy và tṛ cùng nói chuyện với nhau về việc chế nhạo đă làm cho
người khác cảm thấy bị tổn thương như thế nào.
Năm đó, thị trưởng Fort Wayne chính thức tuyên bố
ngày 21 tháng 12 là ngày Amy Jo Hagadorn trên khắp thành phố. Thị trưởng giải
thích rằng, bằng cách dám đưa ra một điều ước đơn giản như thế, Amy đă dạy cho
mọi người một bài học.
Thị trưởng phát biểu rằng "Mọi người đều mong muốn và
xứng đáng được người khác đối xử tôn trọng, thân ái và quư mến".
Alan D. Shultz
***
Lạy Chúa, lại một mùa Giáng Sinh gần kề, mùa mua
sắm, mùa trao tặng nhau những món quà. Bao nhiêu dự định mua sắm qùa cáp cho
những người thân thương và cho chính baby Giêsu nữa. Chúa Giêsu Hài Đồng ơi,
Ngài thích món quà ǵ nhất trong đêm kỷ niệm sinh nhật Ngài? Nghe “Điều Uớc Đêm
Giáng Sinh” “một ngày không bị cười nhạo” của cô bé 9 tuổi Amy, con như nghe
thấy tiếng trả lời thầm thĩ của một Giêsu bé bé xinh xinh trong máng cỏ:
“Một ngày được con nghĩ tới”.
Lạy Chúa, món quà này đơn giản quá, không tốn
tiền để mua, không tốn công để đi sắm nhưng h́nh như con chưa trao ban món quà
này cho Chúa bao giờ! Xin cho con biết lắng nghe “Điều Uớc Đêm Giáng Sinh” của
Ngài nói với con trong đêm Sinh Nhật năm nay.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho con nếu trong con cuộc
sống con có vô t́nh xúc phạm đến nỗi đau của anh em ḿnh. Xin dạy con biết yêu
thương, tế nhị để ư đến tâm tư t́nh cảm của nhau để biết trao tặng nhau những
món qùa đơn giản nhưng đầy ắp t́nh người, chứ không chỉ là những món quà trống
rỗng vô nghĩa. Amen!
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
ĐIỀU ƯỚC CỦA
ÔNG GIÀ NOEL
Vào một ngày mùa đông năm 1979, tại nhà hàng bán thức
ăn nhanh ở thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ), có một chàng trai tuổi ba mươi
gặm nhấm nỗi buồn v́ mới mất việc làm. Đó là năm thứ hai liên tiếp anh bị sa
thải đúng một tuần trước ngày lễ Giáng sinh. Trong lúc chờ người phục vụ đem
thức ăn đến cửa xe, anh chợt phát hiện cô ta chỉ mặc phong phanh một chiếc áo
khoác mỏng. “Ta cứ tưởng ḿnh là kẻ khốn khổ nhất thế gian, không ngờ người phụ
nữ này c̣n khổ hơn, phải chống chọi với cái rét v́ miếng cơm manh áo” - anh tự
nhủ. Lúc trả tiền, anh đưa cô tờ 20 USD và bảo giữ phần tiền thừa.
Đó là đoạn mở đầu của câu chuyện cổ tích thời hiện
đại về một "ông già Noel bí ẩn" lặng lẽ tặng tiền cho người nghèo trên đường phố
vào dịp Giáng sinh suốt 26 năm qua. Ông không thể nhớ hết ḿnh đă giúp bao
nhiêu người, có khi đó là một phụ nữ vô gia cư, một ông lăo với chiếc áo len
không lành lặn, người vợ góa của một lính cứu hỏa... Hàng trăm gia đ́nh đă nhận
được niềm vui bất ngờ như thế từ ông già Noel bí ẩn. Đến nay, số tiền ông âm
thầm trao tặng đă lên đến 1,3 triệu USD.
Danh tánh của "ông già Noel bí ẩn" có lẽ sẽ măi là ẩn
số với nhiều người, nếu t́nh thế không buộc ông phải lên tiếng. Do suy kiệt thể
lực sau những đợt hóa trị mạnh để chữa ung thư, "ông già Noel bí ẩn" đă quyết
định hé lộ thân phận của ḿnh với một hi vọng mănh liệt, đó là truyền đến người
khác niềm tin vào ḷng tốt t́nh cờ, để ngày càng có nhiều người tiếp tục thực
hiện công việc của ông.
Ông là Larry Stewart, một doanh nhân 58 tuổi sống tại
thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ). Đến nay, Stewart vẫn không sao quên h́nh
ảnh người nữ phục vụ 26 năm trước. Khi nhận tờ giấy bạc 20 USD, môi chị bỗng
run lên và nước mắt bắt đầu lăn dài trên má. Chị run rẩy nói: “Thưa ông, ông
không biết là điều này có ư nghĩa như thế nào đối với tôi đâu!”. Người phụ nữ
khiến Stewart nhớ lại câu chuyện của chính ḿnh.
Năm 1971, Stewart lúc đó là một thanh niên thất
nghiệp với gia tài duy nhất là chiếc ôtô đồng thời là căn nhà di động. Không
một xu dính túi, gă trai ấy đánh liều đến gọi bữa ăn sáng tại một nhà hàng ở
bang Missisippi, rồi giả vờ nói ḿnh làm mất ví. Người chủ nhà hàng đă làm động
tác cúi xuống sàn rồi nhoài người về phía Stewart, đưa ra tờ 20 USD. "Chắc anh
đánh rơi tiền này!" - ông ta nói. Đó là “tấm vé” giúp Stewart bắt đầu một cuộc
đời mới. “Tôi đă cầu nguyện và hứa với Chúa sẽ t́m cách để trả lại”.
Stewart đă thực hiện được lời hứa ấy của ḿnh. Mỗi
năm đến tháng mười hai, ông lại sắm vai ông già Noel xuống phố. Ông đă lặn lội
lái xe đến nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ, đem niềm vui bất ngờ đến cho nhiều
người. Không chỉ tặng tiền mặt, Stewart c̣n lập một "hiệp hội những ông già
Noel bí ẩn"
www.secretsantausa.com, với yêu cầu thành viên phải cam kết ít nhất một lần
trong đời “làm một việc thiện ngẫu nhiên”. Đến nay, đă có gần 3.000 người tham
gia hiệp hội này.
Vào tháng tư năm nay, Stewart được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư thực quản, đă di căn đến gan. Những đợt hóa trị mạnh đă rút cạn sức lực
và khiến ông mất luôn cảm giác thèm ăn. Stewart sụt gần 45kg, người gầy và xanh
như tàu lá. Nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ sứ mệnh của ḿnh. "Tôi
làm những việc này không phải v́ bản thân. Đó là một cách thể hiện tinh thần
“tri ân bất cầu báo” (cho đi không cần nhận lại).
Giờ đây, sứ mệnh của Stewart không chỉ là tặng tiền
người nghèo dù ông tiết lộ sẽ tặng 165.000 USD cho người nghèo trong mùa Giáng
sinh năm nay. Ông ước ǵ có thể nói chuyện và truyền đi ngọn lửa của ḷng tốt
đến thật nhiều người, để thế gian không chỉ có một mà rất nhiều “ông già Noel bí
ẩn” đem đến cho những người kém may mắn mùa Giáng sinh thật sự an lành.
***
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, Chúa đă không chọn một cung
điện nguy nga nhưng lại chọn hang đá ḅ lừa hôi hám để sinh ra. Chúa đă không
sinh ra như một người giàu có nhưng lại sinh ra trong cảnh bần cùng khó khăn.
Xin cho con nhận ra h́nh ảnh một Chúa Giêsu bé nhỏ, nghèo nàn, đói khát, bơ vơ,
lạnh lẽo… nơi những người kém may mắn xung quanh. Xin cho con ít là một lần
trong năm, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Chúa, biết đưa cánh tay ra làm nghĩa
cử bác ái với những người đang sống trong cảnh cơ hàn. Xin cho con được một lần
làm “ông già Noel bí ẩn” mang niềm vui và t́nh yêu đến với tha nhân. Amen!
Ngọc Nga sưu tầm
Mục Lục
Máng cỏ và Vinh
quang Thiên quốc
(Luca 2,1-20 – Giáng Sinh đêm và rạng đông)
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Trong ch. 1–2 của TM Lc, tức phần mở
của TM này, Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả được đặt song song thành hai cánh:
1) Cánh các cuộc loan báo (1,5-56):
a) Loan báo về Gioan (1,5-25);
b) Loan báo về Đức Giêsu (1,26-38);
2) Cánh các cuộc chào đời (1,58– 2,52):
a) Gioan sinh ra (1,58-80);
b) Đức Giêsu sinh ra (2,1-52).
Bản văn 2,1-20 là phần đầu trong khối bản văn nói đền
việc Đức Giêsu chào đời.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Hoàn cảnh chào đời của Đức Giêsu
(2,1-5);
2) Cuộc chào đời (2,6-7);
3) Mạc khải về hài nhi và phản ứng lại
với mạc khải (2,8-20):
a) Mạc khải về hài nhi sơ sinh cho các mục đồng (cc.
8-14),
b) Phản ứng lại mạc khải (cc. 14-20).
[4) Đức Giêsu chịu phép cắt b́ (2,21)].
3.- Vài điểm chú giải
- Xêda Âugúttô
(1): Gaiô Ốttaviô sinh ngày 2/9/63 trước CG; khi Giuliô Xêda bị ám sát vào tháng
3/44 th́ ông đang ở bên Tây-ban-nha. Nhờ sự hỗ trợ của ông chú, ông được coi là
người thừa kế chính, rồi vào năm 43, ông được nhận là con nuôi của Giuliô Xêda,
với tên là Gaiô Giuliô Xêda Ốttavianô. Từ ngày 27/11/43 tr CG, Rôma được cai trị
bởi một tam đầu chế là Ốttavianô, Máccô Antôniô và M. Lêpiđô. Vào ngày
1/1/43, Xêda được nh́n nhận là thần, nên Ốttavianô trở thành divi filius
(con thần). Chế độ tam đầu chấm dứt vào năm 36, và Ốttavianô đă đánh bại
Clêôpatra và Máccô Antôniô tại Actium năm 31. Năm 30, ông được nh́n nhận là chúa
tể Ai-cập và cũng được coi là hoàng đế. Nhưng danh hiệu imperator (hoàng
đế) chỉ được phê chuẩn vào năm 29. Chỉ vào ngày 16/1/27, th́ Nghị viện Rôma mới
trao tặng ông danh hiệu Augúttô, tức nh́n nhận vị trí tối cao của ông trên đất
nước cộng ḥa vừa được khôi phục. Ông qua đời năm 14 sau CG. Con rể là Tibêriô
lên ngôi, cai trị từ năm 14-37 (x. 3,1).
- khắp cả thiên hạ
(1): Đây là lối nói thậm xưng để chỉ đế quốc. Trong thực tế, không có sử gia nào
ghi lại là có một cuộc kiểm tra dân số ở mức độ này vào thời Hêrôđê Cả
(37-4 tr CG).
- lên thành Bêlem
(4): V́ Bêlem cao hơn mặt biển khoảng 800m, nói “đi lên Bêlem” từ phía bắc
Galilê là có thể hiểu được, Nadarét cao hơn mặt biển khoảng 560m. Đường đi từ
Nadarét đến Bêlem dài khoảng 120 cs.
- thành vua Đavít
(4): Cựu Ước nói Đavít “là con một người Épratha ở
Bêlem thuộc Giuđa” (1 Sm 17,12) và là con của “Giesê, người Bêlem” (1 Sm 17,58).
Bêlem (x. Tl 17,7-9; 19,1-2; R 1,1-2; 1 Sm 17,12) là một phố nhỏ khoảng 5 cs về
phía tây nam của Giêrusalem; Ga 7,42 gọi là một làng, kômê.
- người đă đính hôn/thành hôn với ông là bà Maria
(5): Bằng vài từ ngữ rất chính xác, Lc mô tả t́nh cảnh của Đức Maria: bà
là vợ trinh khiết của Giuse. Bà đang mang thai, và các độc giả biết tại sao rồi.
- con trai đầu ḷng
(7): Prôtotokos, “con trai đầu ḷng”, không nhất thiết hàm ư “con đầu
ḷng” của nhiều con. Điều tác giả muốn nói ở đây là không có người con nào của
Đức Maria đến trước Đức Giêsu. Lc đă nêu bật sự trinh khiết của Đức Maria
(1,27.34), ngài sẽ tỏ ra rất dè dặt khi đề cập đến truyền thống các anh em của
Đức Giêsu (ngài chỉ nhắc đến ở 8,19-20; Cv 1,14 và tránh nói đến ở 4,22; Cv
12,17; 15,13; 21,18). Ta biết có những bản văn Do-thái nói đến một phụ nữ
đă chết khi sinh đứa con “đầu ḷng” (xem tấm bia mộ của bà Arsinoê, năm 5 tr CG,
tại Leontopolis bên Ai-cập). Ghi nhận như thế, Lc không nhắm đến quyền
trưởng nam để hưởng gia tài thiên sai cho bằng phẩm chất người hiến thánh (x.
2,23; Xh 13,2; 34,19).
- lấy tă bọc con
(7): Câu này cho thấy Đức Maria chăm sóc con như bất cứ người phụ nữ nào ở
Paléttina (x. Kn 7,4; Ed 16,4), chứ không muốn nói đến sự nghèo túng hay cuộc
chào đời thấp hèn của Đấng Mêsia.
- máng cỏ
(7): Có thể Maria đă sinh con tại một cái chái sau quán trọ v́ ở đấy có
chỗ cho lừa qua đêm và có máng đựng cỏ cho lừa ăn đêm. Cũng có thể đây là một
cái ràn. Bản văn Lc không nói tới một con vật nào. Sau này
truyền thống đă dựa theo Is 1,3 mà đưa vào. C̣n sinh trong một cái
“hang”? Truyền thống lấy từ Prot. Jas. 18,1; có trong Giustinô, Dial.
78 và Origiênê, Contra Celsum 1,51). Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226) đă
tận dụng và phổ biến truyền thống này khi lập ra máng cỏ tại Greccio năm 1223.
- không t́m được chỗ trong nhà trọ
(7): dịch sát “không có chỗ cho ông bà trong nhà
trọ”. Hẳn là Maria và Giuse đă đi t́m chỗ trú qua đêm nơi một cái lán,
chung quanh có vách và chỉ có một lối ra vào. Dường như giọng văn có
chút chua xót.
- những người chăn chiên
(8): Phải chăng nhắc đến họ v́ họ có liên hệ với
Đavít, xưa kia chăn chiên tại Bêlem (1 Sm 16,11; 17,15; 2 Sm 7,8)? Không chắc.
Điều rơ hơn, đó là những người chăn chiên là những người nghèo. Các kinh sư rất
nghiêm khắc với người chăn chiên bởi v́ do nghề này, họ xa cách với hội đường và
không giữ luật lệ. Đây lại chính là những kẻ “bé mọn” mà Thiên Chúa vui ḷng mạc
khải mầu nhiệm Người cho (x. Lc 10,21).
- sứ thần Chúa
(9): Đây là một nhân vật huyền bí trong Cựu Ước (St 16; Tl 13; Xh
3,2–4,17; Tl 6,11-24). Nhưng lần này sứ thần Chúa tỏ ḿnh ra với một vẻ
siêu việt chưa từng có: chung quanh các mục đồng, vinh quang Chúa chói ḷa, đây
là vinh quang đă cho Ít-ra-en thấy sự hiện diện của Đức Chúa (Yhwh)
trong Xuất hành (Xh 16,10…) và vào dịp cung hiến Đền thờ (1 V 8,11). Cũng giống
như trong Cựu Ước, điều được loan báo bởi “sứ thần Chúa” sau đó lại được gán cho
“Chúa” (x. c. 15). Và cuộc thần hiển thường có kèm theo lời mời tin tưởng (c.
10; x. St 15,1; 21,17; Tl 6,23…).
- Hôm nay
(11): Lần đầu tiên trạng từ sêmeron, “hôm nay”, xuất hiện (x. 4,21; 5,26;
12.28; 13,32.33; 19,5.9; 22,34.61; 23,43. Từ này được dùng 12 lần trong Lc,
8 lần trong Mt). Từ này báo trước thời cánh chung đă được khai mạc.
- b́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương
(14): Eudokia là “ư muốn”, và cụm từ anthrôpoi eudokias có
nghĩa là “những người được Thiên Chúa chiếu cố đến/sủng ái”.
4.- Ư nghĩa của bản văn
Biến cố được kể ra ở đây có những nét tương phản nổi
bật. Về cuộc chào đời của Đức Giêsu, bản văn nói đến bằng những câu ngắn ngủi và
đơn giản, khiến độc giả hiểu là tự nó, cuộc chào đời này không có ǵ đặc biệt;
nó được đặt vào trong ḍng lưu chuyển quen thuộc của thế giới. Chỉ nhờ thiên sứ
của Thiên Chúa, hiện ra trong ánh hào quang chói lọi của thiên quốc, chuyện vừa
xảy ra mới được loan báo cho các mục đồng. Đấng Cứu độ trần gian đă đến thế giới
trong những hoàn cảnh tầm thường. Nét tương phản này thúc đẩy độc giả suy nghĩ
sâu xa hơn. Biến cố này đưa người ta đến chỗ ca ngợi Thiên Chúa.
* Hoàn cảnh chào đời của Đức Giêsu (1-5)
Thế giới vẫn đang đi theo ḍng lưu chuyển b́nh thường
của nó. Ngay ở đầu, hoàng đế Âugúttô được nêu tên; ông là vị chúa tể thống trị
thế giới Địa Trung Hải lúc đó, trong đó có Paléttina. Ông đă bắt người ta chúc
mừng ông như là ông hoàng thái b́nh, vị cứu tinh của các cuộc khởi nghĩa và các
cuộc nội chiến, cũng như đảm bảo cho có trật tự và sự thoải mái. Ở đây ông được
giới thiệu danh tánh và một công việc tiêu biểu của một vị quân vương:
ông cho kiểm tra dân số, hẳn là để có thể thu thuế cho thật cao. Việc nhắc đến
hoàng đế Xêda Âugúttô hẳn là một có một vai tṛ lịch sử, nhưng cũng c̣n
có một vai tṛ biểu tượng nữa: hoàng đế Rôma thần thánh (Âugúttô) tương
phản với Đấng Kitô Đức Chúa (c. 11); Xêda Âugúttô điều hành và Đấng Mêsia phải
quy phục. Nhưng quyền chúa tể của Xêda ngoại giáo trên hài nhi Mêsia chỉ là tạm
thời. Quyền chúa tể này sẽ bị vượt qua khi Đức Giêsu được tôn vinh sau Phục Sinh
(Lc 24,36; x. Cv 2,36). Điều này, ngay lúc này các thiên thần đă công bố: Ngài
là Đấng Cứu thế duy nhất, Đức Chúa duy nhất (c. 11), Đấng duy nhất có thể ban
ḥa b́nh cho loài người (c, 14).
Maria va Giuse qui phục cuộc kiểm tra dân số này.
Chính việc kê khai tên tuổi đă khiến hai ông bà đi về thành Bêlem. Tác giả Lc
nhấn mạnh rằng thành Bêlem là thành nguyên quán của vua Đavít và Giuse thuộc về
nhà và gia tộc vua Đavít. Như thế chúng ta có một quy chiếu về lời hứa và
niềm chờ mong Đấng Mêsia, có liên hệ với Bêlem và gia tộc vua Đavít. Maria đang
mang thai do sự can thiệp của Thánh Thần. Ân ban vô song của Thiên Chúa cũng
không tránh cho Đức Maria khỏi những bất trắc của chuyến đi đường, xa gia đ́nh
ḍng họ.
* Cuộc chào đời (6-7)
Ngay trong các thực tại tự nhiên và trong các tương
quan giữa con người với nhau, thế giới vẫn đi theo ḍng lưu chuyển của nó. Khi
đến lúc sinh con, Maria đă sinh con trai. Bà phải quy phục tính tất yếu tự nhiên
này. Bà không thể chọn thời gian cho ḿnh, cũng không thể chờ đợi một
hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Cũng v́ thế, chính bà phải bọc con trong các cái tă và
đặt con nằm trong máng cỏ. Đức Giêsu đă khởi sự cuộc hành tŕnh trần thế trong
một cái máng cỏ. Mẹ Ngài và chính Ngài đă không t́m được những c̣n đường
đă được nện cho bằng phẳng và những nơi trú ngụ đăng kư trước. Các ngài là những
người nghèo, các ngài không có cao vọng ǵ; các ngài phải đi t́m và t́m ra chỗ
của các ngài: các ngài bằng ḷng với các sự vật của trần gian.
* Mạc khải và phản ứng (8-20)
Ngược lại với t́nh cảnh này, ta thấy có
ánh sáng huy hoàng của trời cao và vị sứ thần của Thiên Chúa xuất hiện. Vị này
loan báo cho các mục đồng biết chuyện ǵ đă xảy ra trong đêm, trong những hoàn
cảnh tưởng là thông thường. Họ đang run rẩy khiếp sợ, nhưng một niềm vui
lớn lao được loan báo cho họ. Sứ thần của Thiên Chúa luôn luôn là sứ thần của
niềm vui (x. 1,14.28). Các mục đồng và toàn dân có lư để vui mừng: Đấng Cứu thế,
Đức Kitô, Đức Chúa, đă sinh ra cho họ. Ngài là Đấng Mêsia được trông đợi từ bao
đời, Đức Vua muôn đời của Ít-ra-en, do Thiên Chúa ban. Ngài là Đức Chúa, nghĩa
là Ngài có trong tay mọi quyền bính và sức mạnh. Chỉ có niềm vui mới tương ứng
với sứ điệp đến từ Thiên Chúa như thế. Nhưng dấu chỉ lại thuộc về hoàn cảnh hiện
tại: Đức Chúa nằm đó, một em bé được quấn tă, nằm trong một máng
cỏ, trong nơi trú ngụ của ḅ lừa.
Câu đáp đầu tiên cho sứ điệp ấy đến từ cơ
binh các thiên thần, các ngài ca hát ngợi khen Thiên Chúa. Các diễn tả ư nghĩa
của cuộc chào đời đối với Thiên Chúa và đối với loài người. Thiên Chúa được tôn
vinh bởi cuộc chào đời này: Người đă tôn vinh chính ḿnh, Người đă làm cho người
ta biết Người trong thần tính, trong t́nh yêu và trong ḷng từ bi thương xót của
Người. Biến cố Đấng Cứu thế đến phải được đón nhận như là một sáng kiến
của t́nh yêu và ḷng từ bi thương xót của Thiên Chúa. Cùng với Đấng Cứu thế,
loài người cũng được ban cho có ḥa b́nh và ơn cứu độ trọn vẹn. Đây là hoà b́nh
được đặt nền tảng trên sự vui ḷng của Thiên Chúa, trên sự hạ cố nhân ái của
Người.
Các mục đồng đi theo sự hướng dẫn của dấu chỉ; họ
thấy hài nhi và truyền đạt lại sứ điệp. Tất cả những ai nghe biết đều ngạc
nhiên. Sự kinh ngạc là một khởi đầu tốt. Nhưng nếu chỉ dừng lại với sự
kinh ngạc, người ta không đi xa được. Đến đây phản ứng của Đức Maria được nêu
bật. Bà ghi nhớ và suy niệm mọi sự trong ḷng: đây là một sự suy niệm kéo
dài, bởi v́ những ǵ bà thấy th́ chưa rơ ràng; bà cần phải cố gắng t́m hiểu. C̣n
các mục đồng th́ vừa đi về vừa ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những ǵ đă xảy ra.
[* Đức Giêsu chịu phép cắt b́ (21)
Ở c. 21, tác giả tường thuật việc cắt b́
và đặt tên cho Đức Giêsu. Như Gioan, Đức Giêsu được ghi dấu giao ước (x. St
17,11) và tháp nhập vào dân tộc Ít-ra-en (x. Gs 5,2-9). Ngài được đặt cho cái
tên mà sứ thần đă đặt là Giêsu: tác giả nhấn mạnh trên việc đặt tên hơn là trên
việc cắt b́].
+ Kết luận
Những ǵ vừa được kể không phải là chuyện
trao đổi qua lại trong cách xử thế của loài người với nhau, cũng không phải là
sự cảm động trước một trẻ sơ sinh, không có một cái nôi cho xứng
hợp. Ở đây, chúng ta được loan báo về hành động từ bi thương xót của Thiên Chúa:
Đấng Cứu thế đă giáng sinh, Đức Chúa đă đang hiện diện. Thiên Chúa đă vĩnh viễn
nắm lấy hoàn cảnh của chúng ta trong tay. Đấng Cứu thế đă đi vào cuộc sống nghèo
hèn của chúng ta, nhận lấy thân phận chúng ta, trong tư cách là một hài
nhi được quấn tă. Ngài đă ở bên cạnh chúng ta và cùng đi với chúng ta. Hẳn là
chúng ta sẽ phải liện tục tự hỏi: Ơn cứu độ này là loại cứu độ nào đây? Nhưng
ḷng chúng ta đă chan ḥa niềm vui v́ biết rằng Đức Chúa đă có mặt.
5.- Gợi ư suy niệm
1. Thiên Chúa dùng những nguyên nhân phụ thuộc, có vẻ
t́nh cờ, để thực hiện các chương tŕnh của Người. Một cuộc kiểm tra dân số lại
làm cho các sấm ngôn được thực hiện: Đấng Mêsia chào đời tại Bêlem. Chúa quan
pḥng luôn có trong tay toàn thời gian, các nơi chốn và các con người cũng như
các biến cố. Chúa quan pḥng tiên liệu mọi sự, nhưng không phải lúc nào cũng
theo như nguyện ước của chúng ta.
2. Trái tim của chúng ta đôi khi cũng bề bộn, ngổn
ngang, như một cái hàng quán Bêlem dịp ấy. V́ thế, chúng ta không đón
được Đức Kitô khi Ngài đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ. Trái tim chúng ta đă
chật cứng với những khoái lạc, với các toan tính cho công việc làm ăn, với mối
lo toan quá đáng cho miếng cơm mang áo, hay có khi chỉ là sự vô tâm lănh đạm.
Đức Kitô đến như một kẻ quấy rối, và chúng ta không thích.
3. Những người đầu tiên được mời đi tôn kính Hài Nhi
trong máng cỏ là các mục đồng, những kẻ bị người đương thời khinh bỉ, do họ sống
dễ dăi. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng đang được mời tiến đến bên máng cỏ
cùng với những người nghèo hèn ấy, bất kể chúng ta thế nào, nhiều công trạng hay
nhiều tội lỗi. Đức Giêsu đă đến cho tất cả mọi người, và đặc biệt cho những
người nghèo nhất và những người nhỏ bế nhất.
4. Đức Maria không thụ động chấp nhận tất cả những ǵ
xảy ra; bà t́m hiểu. Bà không tức khắc cung cấp lời giải thích biến cố, nhưng
đào sâu biến cố cách kiên nhẫn và không áp đảo, ép buộc. Có một thứ bất
bạo động thiêng liêng và tôn giáo, biết tránh việc lược đồ hóa ép uổng, và để
chocác sự việc cứ như thế và chờ đợi được hiểu biết hơn. Bà phải cố gắng tiếp mà
t́m hiểu.
5. Thánh Amêđê (1108-1159), là đan sĩ Xitô và cũng là
giám mục, đă nói trong một bài giảng về Đức Maria: «Mẹ thấy là Con Thiên
Chúa đă được trao cho Mẹ; Mẹ vui mừng khi thấy ơn cứu độ thế giới được kư thác
cho ḿnh. Mẹ nghe Thiên Chúa nói tận đáy ḷng Mẹ: ‘Ta đă chọn con giữa tất cả
những ǵ Ta đă tạo thành; Ta đă chúc phúc cho con giữa mọi người phụ nữ; Ta đă
trao Con Ta vào tay con; Ta đă kư thác Con Một của Ta cho con. Đừng ngại cho bú
mớm Đấng mà con đă sinh ra, hoặc nuôi dưỡng Đấng mà con đă cho chào đời. Con hăy
biết rằng Người không chỉ là Thiên Chúa, mà c̣n là con của con. Người là Con của
Ta và là con của con, Con của Ta do thần tính, con của con do nhân tính Người đă
nhận lấy nơi con’. Đức Maria đă đáp lại lời mời gọi này với biết bao tâm t́nh
tha thiết và nhiệt thành, với biết bao khiêm nhường và tôn kính, với biết bao
t́nh yêu và tận tụy. Loài người không biết được điều này, nhưng Thiên Chúa biết,
v́ Người ḍ thấu tận tâm can (Tv 7,10)… Phúc thay Đấng đă được giao cho nhiệm vụ
nuôi dưỡng Đấng che chở và nuôi nấng mọi sự, bồng bế Đấng nâng đỡ vũ trụ» (Bài
giảng thứ 4 về Đức Maria; Pain Cưteaux alt.; x. SC 72, tr. 129t).
Mục Lục
Ngôi Lời đă làm
người
(Gioan 1,1-18 – Giáng Sinh ban ngày)
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Mười tám câu đầu tiên của TM IV
được nhiều học giả coi như là một Lời Tựa long trọng của tác phẩm: giọng
văn của phân đoạn này cũng như các đề tài chính của TM được hàm chứa
trong đó biện minh cho nhận định này. Đối với những vị khác, Lời Tựa là như
phần Mở của TM, theo nghĩa là một vở nhạc kịch có một
phần mở: các đề tài chính sẽ được nhắc lại trong phần thân của TM (sự
sống, ánh sáng, sự thật, vinh quang, Con, tin, làm con Thiên Chúa, thế gian,
bóng tối, v.v.). Cuối cùng, có một số tác giả cho rằng cc. 1-18 c̣n hơn
là một lời tựa hay một phần mở nữa; các câu ấy chính là Tin
Mừng trong một cái nh́n tổng hợp và sâu sắc, tất cả phần c̣n lại chỉ lấy lại
sứ điệp mà diễn tả chi tiết bằng những câu truyện, qua đó ta thấy Ngôi Lời đă
đến trong thế gian này và chia loài người thành hai ra trước mặt Người theo cách
nhiệm mầu.
Tuy nhiên, cũng có những khác biệt quan
trọng giữa Lời Tựa và TM. Thể thơ trong cc. 1-5.9-12.14-18 chỉ có ở trong
Lời Tựa. Dung mạo trung tâm của Lời Tựa là “Lời” (Logos) sẽ không bao giờ
được nhắc đến nữa trong phần c̣n lại của TM. Một số từ ngữ quan trọng tập
trung trong cc. 14-18, chẳng hạn “ân sủng” (charis), “sung măn” (plêrôma)
và “ở trong lều (= cư ngụ)” (skênoun) không thấy xuất hiện ở chỗ nào khác
ngoài Lời Tựa…
Những điểm tương đồng và dị biệt giữa Lời
Tựa và TM đă khiến các nhà chú giải đi đến ba kiểu nhận định về cách soạn
thảo Lời Tựa:
- Bởi v́ có nhiều điểm tương đồng, một
số vị cho rằng cùng một tác giả đă soạn Lời Tựa và TM.
- Do có những khác biệt, những vị khác
nghĩ rằng Lời Tựa không phải là công tŕnh nguyên thủy của tác giả, nhưng là một
bài thơ hay là một bài thánh ca có sẵn đă được cải biên để mở đầu
TM. Tuy nhiên, lập trường này không thể giải thích được v́ sao trong bài thơ
gốc ấy lại có nhiều từ ngữ chuyên biệt của TM IV đến thế (ví dụ: sứ sống,
ánh sáng, bóng tối, làm chứng, thế gian, vinh quang).
- Một số vị cho rằng Lời Tựa là một
thánh ca Kitô học truyền thống, có lẽ đă được sáng tác ra trong cộng đoàn
Gioan, và đă được tác giả TM đặc biệt cải biên thành một phần mở
của TM. Ư kiến này được hỗ trợ bởi các điểm tương đồng về từ vựng và đề
tài giữa Lời Tụa và phần c̣n lại của TM cũng như bởi các thánh ca Kitô
học trong một số thư Phaolô (x. Pl 2,6-11; Cl 1,15-20; 1 Tm 3,16).
Dù thế nào đi nữa, hiện nay Lời Tựa có đó như một
dẫn nhập tuyệt vời vào TM IV. Hầu như chắc chắn là Lời Tựa, cũng như
phần Kết của TM, đă được thêm vào sau khi quyển TM đă được viết
xong. Như thế, Lời Tựa có thể được coi như một suy tư vừa để nghiền ngẫm
vừa để đánh giá TM, do tác giả và cộng đoàn ngài đă ghi lại trong quyển
TM vừa mới hoàn tất, đặc biệt về lời công bố của quyển TM rằng bản
thân Đức Giêsu là Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa. Lời Tựa có thể được coi như “lời
chú giải có uy tín và chính lục” cổ nhất về quyển TM IV. Nó cũng cung cấp
ch́a khóa để chú giải TM IV (Collins). Và như vậy, Lời Tựa chỉ “hoàn toàn
hiểu được” đối với người nào “biết trọn quyển Tin Mừng” (Bultmann).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Ngôi Lời Thiên Chúa là Sự Sống và Ánh sáng
(1,1-13):
a) Lời ban sự sống (1,1-5);
b) Gioan là chứng nhân (1,6-8 [15]);
c) Ngôi Lời là ánh sáng thật (1,9-13);
2) Ngôi Lời Thiên Chúa là ân sủng và sự
thật (1,14.16-18).
3.- Vài điểm chú giải
- Lúc khởi đầu
(1): Đây là những từ đầu tiên của sách Sáng thế, nhắm tới không phải là
khởi đầu thời gian của thế giới, nhưng là khởi đầu tuyệt đối (x. St 1,1).
- có
(1): Động từ ên (was, était) ở th́ vị-hoàn (imperfect) diễn tả sự kéo
dài: Lời luôn hiện hữu cách siêu vời và vĩnh cửu.
- Lời
(1): Đối với người Sê-mít, “lời” không phải
chỉ là một âm thanh của tiếng nói, sẽ tan biến đi theo nhịp độ ta phát
ra. Theo họ, một khi lời con người đă được nói ra, th́ tồn tại như một
sức mạnh huyền nhiệm, luôn luôn làm việc để tạo ra cái mà lời ấy diễn tả, về mặt
tốt hay xấu. Trong Tân Ước, Đức Giêsu không bao giờ tự xưng là “Lời” và cũng
chưa bao giờ được gọi như thế ngoài những bản văn Gioan. Nhưng trong các bản văn
Cựu Ước và Tân Ước, có những chuẩn bị cho giáo lư của TM IV về Ngôi Lời.
Chẳng hạn, có ba trào lưu tư tưởng nhắm nhân cách hóa Đức Khôn Ngoan, Lề Luật và
Lời Thiên Chúa (Cn 8,22t; Hc 24,22t; Is 55,10t; Kn 18,14t), cũng như có khuynh
hướng đồng hóa sự Khôn Ngoan với Lời Thiên Chúa, thậm chí đồng hóa Lề Luật với
Lời (Hc 24,1.3.22t). Đàng khác, trong các bản văn đầu tiên của Tân Ước,
Lời có nghĩa là sứ điệp cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô, và thánh Phaolô đă tŕnh bày
Đức Kitô như là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa và gán cho Lời những phẩm tính
tương tự các phẩm tính của Đức Giêsu Kitô (Cv 8,4; 19,20; 1 Cr 1,24; Pl 2,16).
- Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
(2): Giới từ pros cho
thấy một sự hướng chiều về một người nào. Tách khỏi Cha được gọi
là Thiên Chúa, Ngôi Lời cũng ở trong một sự hiệp thông hoàn hảo với Chúa
Cha.
- Nhờ Người, vạn vật được tạo thành
(3): Dịch sát là “nhờ Người, mọi sự đă trở thành (egeneto)”: Đọng từ
egeneto cũng được bản LXX sử dụng trong St 1,3, diễn tả rất rơ viễc tạo
thành mọi sự “từ không có ǵ” (a nihilo) (x. 17,24). Thiên Chúa nhờ trung
gian của Ngôi Lời mà tạo thành vạn vật. Cựu Ước đă gán công cuộc tạo dựng thế
giới cho Lời Thiên Chúa (Tv 33,6.9; 147,15-18; Is 40,26; 48,3; Kn 9,1; x. St
1,3) hoặc cho Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa (Cn 8,27-30; Kn 7,12; 8,4; 9,9).
- không có Người, th́ chẳng có ǵ được tạo thành
lại đă được tạo thành (3): Chỗ cắt giữa c.
3 và c. 4 là một vấn đề được tranh luận rất nhiều. Bởi v́ cả truyền thống
thủ bản lẫn ngữ pháp không cho phép vĩnh viễn giải quyết cuộc tranh luận, th́
phải giải quyết bằng chú giải. Nếu ghép c. 3c với c. 4a, có thể hiểu theo nhiều
cách:
- những ǵ đă được tạo thành th́ là sự sống nơi
Người;
- những ǵ đă được tạo thành, trong những cái đó (tức
trong thế gian) có sự sống;
- những ǵ đă được tạo thành, trong những cái đó,
Logos là sự sống;
- những ǵ đă được tạo thành nơi Người, đó là sự
sống.
Tất cả các cách dịch và giải thích đó, v́ gán cho từ
ngữ “sự sống” ư nghĩa là sự sống tự nhiên, chung cho mọi sinh vật, đều vấp phải
một vấn nạn căn bản như nhau, đó là chưa nói đến những khó khăn riêng của
mỗi kiểu dịch. Quả thế, cho dù không có kèm theo tính từ “đời đời/vĩnh cửu”, “sự
sống” thường được nói đến trong TM IV luôn luôn là sự sống đời đời,
mà Đức Kitô mang đến cho loài người: loài người nhận được sự sống đó chính là
được cứu độ. Đàng khác ngữ cảnh gần lại cho thấy: mệnh đề kết hợp (coordinate)
tiếp đó lấy lại từ “sự sống” với quán từ (article): Tin Mừng bảo chúng ta rằng
sự sống vừa nói đó là “ánh sáng cho nhân loại”. Do đó, chắc chắn sự sống dó phải
là sự sống thần linh, lúc đầu có từ muôn đời trong Ngôi Lời, rồi được Người
thông ban cho loài người.
- Câu 3 là
câu thơ ở thể biền ngẫu đối nghĩa, nhằm nêu bật rằng Ngôi Lời đóng vai tṛ trung
gian tuyệt đối trong công tŕnh tạo dựng.
- những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh
Người (12): Tin vào ai có nghĩa là hoàn
toàn gắn bó với người ấy, đặt mọi sự dựa vào người ấy, tin tưởng hoàn toàn vào
người ấy. Đây là thái độ căn bản của con người đối với Đức Giêsu. Có 33 lần, tác
giả nói đến “tin vào Đức Giêsu”, chỉ 1 lần “tin vào Thiên Chúa” (14,1).
“Tin vào danh” là một công thức hiếm hơn (1,12; 2,23; 3,18; 1 Ga 5,13) và
luôn luôn quy về Đức Giêsu; công thức này có nghĩa là đặt tất cả sự tin tưởng
vào tư cách của con người được nêu tên.
- Ngôi Lời đă trở nên người phàm
(14): Dịch sát là “đă trở thành xác thịt/xác phàm”.
Từ ngữ “xác thịt” (sarx) trong Kinh Thánh không nhắm đến một phần
của con người, hoặc thậm chí thân xác của người ấy, mà là con người toàn vẹn,
nhưng yếu đuối và mỏng ḍn mong manh, một hữu thể phải chịu đau đớn và
phải chết.
- Chúa Cha
(14.18): TM IV dùng từ “Cha” để gọi Thiên Chúa 122 lần trong quan hệ với Đức
Giêsu; chỉ có 3 lần là “Cha của loài người” (8,41-42 [2x]; 20,17 [1x]). Cũng
trong TM này, chỉ Đức Giêsu được gọi là “Con Thiên Chúa” theo nghĩa
riêng, trên một b́nh diện b́nh đẳng và đồng phân với Thiên Chúa; loài
người không được gọi là “con”, mà là “tạo thành” của Thiên Chúa.
4.- Ư nghĩa của bản văn
Mỗi Tin Mừng bắt đầu theo cách của ḿnh.
Mt liên kết với lịch sử cứu độ: ngài tức khắc giới thiệu Đức Giêsu Kitô
như là con cháu Đavít và con cháu Abraham (Mt 1,1-17). Mc quy chiếu về
công việc rao giảng Tin Mừng hiện tại: Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa
(Mc 1,1-15). Lc bắt đầu tác phẩm theo cách các sử gia cổ thời, với một
lời tựa, cho biết ngài tiến hành có lớp lang (Lc 1,3): ở 1,31, ngài giới
thiệu tên Đức Giêsu lần dầu và ở 2,11, ngài cho biết địa vị của Đức Giêsu. C̣n
tác giả Gioan, trước khi gọi tên Đức Giêsu Kitô ở 1,17, th́ ở 1,1-13, đă
nêu lên những đặc điểm của Đức Giêsu và ở 1,14-18, mô tả h́nh thức, các nội dung
và những điểm liên can đến biến cố Đức Giêsu đến trần gian.
* Ngôi Lời Thiên Chúa là Sự Sống và Ánh sáng
(1,1-13)
Đối với tác giả TM IV, Đức Giêsu
Kitô là Ngôi Lời. Bằng danh xưng này, ngài muốn diễn tả ra thực tại thâm
sâu nhất của Đức Giêsu, sự kiện Người nhiệm xuất từ Thiên Chúa và tầm quan trọng
của Người đối với loài người chúng ta. Dân Ít-ra-en nhận biết vị Thiên Chúa của
riêng ḿnh như là Đấng nói với họ: không phải như vị Thiên Chúa khép kín ḿnh
lại và giam ḿnh trong cơi thinh lặng, vị Thiên Chúa vô danh, xa cách và gây ra
sợ hăi, nhưng như vị Thiên Chúa ngỏ lời với họ và cho họ biết các ư định và ư
muốn của Người. Người đă nói với Abraham, đă gọi ông và đă ban cho ông lời hứa
là muôn dân được chúc phúc (x. St 12,1-3). Qua trung gian Môsê, Người đă giải
phóng dân Người khỏi kiếp nô lệ và đi cho biết ư muốn của Người đặc biệt trong
“Mười điều răn”. Nhờ các ngôn sứ, Người đă can thiệp vào trong các t́nh cảnh
khác nhau của lịch sử dân Người. Người đă ngỏ lời với họ, để cho họ truyền đạt
như là lời khuyên nhủ, lời khuyến cáo, lời hứa và lời động viên. Lời Thiên Chúa
ở tại khởi đầu của toàn thể lịch sử. Bằng Lời tạo dựng quyền năng, Thiên Chúa đă
gọi mọi sự ra hiện hữu. Nhờ Lời này, Thiên Chúa giao tiếp với các tạo thành của
Người, tự mạc khải ra cho họ, cho họ được thông dự vào tất cả dự phóng và ư muốn
của Người về họ. Lời Thiên Chúa đă ban sự hiện hữu và sự sống. Lời này ngỏ với
chúng ta, và kêu gọi chúng ta dấn thân. Lời này vừa là yêu cầu vừa là lời hứa.
Lời này đến từ Thiên Chúa, làm nền tảng và xác định tương quan giữa Thiên Chúa
và loài người.
Đức Giêsu Kitô không chỉ truyền đạt Lời
Chúa như một ngôn sứ, nhưng Người chính là lời này, lời đầu tiên
và cuối cùng của Thiên Chúa. Nơi Người, Thiên Chúa tự mạc khải ra vĩnh viễn và
chan ḥa, Thiên Chúa nói với chúng ta và cho ta được biết Người. Khi Người ngỏ
lời với chúng ta, th́ cũng luôn luôn có một yêu cầu, một đ̣i hỏi
phải trả lẽ. Các đặc điểm của Lời Thiên Chúa này là thế nào, Người đến từ những
chiều sâu nào, Người có tương quan thế nào với toàn thể tạo thành, tương quan
với Người th́ đưa lại điều ǵ cho loài người chúng ta, tất cả những điểm này đều
được Gioan mô tả trong 1,1-13.
Lời đang ở nơi Đức Giêsu Kitô đă được
chuyển đến cho loài người chúng ta không phải để vang lên rồi tắt mất, nhưng Lời
ấy vĩnh cửu và trường tồn như Thiên Chúa: “Lúc khởi đầu đă có Ngôi Lời. Ngôi Lời
vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn
hướng về Thiên Chúa” (1,1-2). Tương quan của Ngôi Lời Thiên Chúa với chính Thiên
Chúa được xác định ở đây với ba ư: Ngôi Lời th́ vĩnh cửu và vô tạo như Thiên
Chúa; Người sống trong sự hiệp nhất trường tồn với Thiên Chúa; Người là Thiên
Chúa theo cùng một cách như Thiên Chúa là Thiên Chúa. Ba điểm này được
tóm trong c. 2, được nhắc lại và khẳng định như là bất biến. Chúng nêu lên bản
chất sâu xa nhất, đặc tính chính yếu và tư cách của con người là Ngôi Lời Thiên
Chúa: TM IV nói với chúng ta về hành tŕnh, các lời nói và các hành động
của Người trên mặt đất. Trong tất cả những ǵ Đức Giêsu làm, ta thấy được điều
này: Người không phải là người mang các lời của Thiên Chúa, mà là chính lời
Thiên Chúa, lời vững chắc và đáng tin như chính Thiên Chúa trong thần tính sâu
xa và cao cả của Ngài.
Kinh Thánh mở ra với khẳng định: “Lúc
khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1). Ngược lại, TM IV không
mở đầu bằng lời khẳng định: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo Lời”, nhưng bằng
lời khẳng định: “Lúc khởi đầu đă có Ngôi Lời”. Giống như Thiên Chúa, Ngôi Lời
không được tạo thành, nhưng hiện hữu từ muôn đời, sống trước cuộc tạo dựng,
không có khởi đầu và không có kết thúc, vĩnh cửu và không ai trổi vượt hơn. Ngôi
Lời vĩnh cửu này ở bên Thiên Chúa từ muôn đời. Người là một partner hằng
sống của Thiên Chúa và liên kết với Thiên Chúa bằng một sự hiệp nhất vĩnh
cửu và không có trung gian. Sự hiệp nhất này xảy ra ngay trên b́nh diện Thiên
Chúa; các partner b́nh đẳng với nhau. Ở đây không phải là tương quan giữa
Đấng Tạo hóa và tạo thành. Ngôi Lời có bản tính Thiên Chúa, phẩm cách Thiên
Chúa, Người có cùng b́nh diện hiện sinh của Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa,
Thiên Chúa thế nào th́ Người cũng là như thế. Chỉ khởi đi từ tương quan của
Người với Thiên Chúa, ta mới có thể hiểu được tầm quan trọng và giá trị, quyền
năng và sự viên măn của Ngôi Lời.
Từ muôn thuở muôn đời và vô biên trước
tương quan Tạo Hóa–tạo thành, có tương quan Thiên Chúa–Ngôi Lời Thiên Chúa. Bây
giờ tương quan của Ngôi Lời với tạo thành mới được nói đến: “Nhờ Ngôi Lời, vạn
vật được tạo thành”. Khẳng định này lại được nhắc lại và nhấn mạnh: “Và không có
Người, th́ chẳng có ǵ được tạo thành” (1,3). Toàn thể tạo thành nhờ Ngôi Lời
Thiên Chúa mà có (x. 1 Cr 8,6; Cl 1,16; Dt 1,2), lệ thuộc vào Người mà hiện hữu.
Ngôi Lời sống trong sự hiệp nhất vĩnh cửu với Thiên Chúa; Người gắn bó với tạo
thành ngay từ thuở ban đầu; trong bản tính, Người là Ngôi Lời Thiên Chúa. Và khi
đến trần gian, Người không thiết lập một tương quan mới với tạo thành,
Người không đi vào một xứ sở xa lạ, nhưng Người đến nhà của Người, đến
với sản nghiệp của Người (1,9-11). Khởi đi từ những tương quan căn bản của
Người, Người nhắm tới việc thông truyền và liên kết, Người là Ngôi Lời Thiên
Chúa quay hướng về tạo thành của Người.
Tương quan đặc biệt của Ngôi Lời với loài
người được diễn tả bằng sự sống và ánh sáng. Trong Cựu Ước, có lời khẳng
định: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv
119,105) và: “Lạy Chúa, thân con bị muôn phần khổ nhục, theo lời Ngài, xin cho
con được sống” (Tv 119,107). Đặc tính căn bản của Ngôi Lời chắc chắn là sự sống
vô cùng viên măn, tức không có chút ǵ là bóng tối sự chết và giới hạn nơi
Người. Như thế, Ngôi Lời có đặc điểm như Thiên Chúa, v́ Người là Thiên Chúa hằng
sống (x. Ga 5,26). Nhờ sự sống viên măn không hề cạn kiệt của Người, Ngôi Lời
trở thành ánh sáng cho loài người đang sống trong bóng tối và tiến về sự chết.
Ngôi Lời là ánh sáng chiếu soi, ánh sáng làm cho mọi sự nên rơ ràng và làm cho
ta có thể sống và định hướng đời ḿnh.
Nhưng đến đây lần đầu tiên, tác giả cho
thấy công tŕnh của Ngôi Lời có gặp một sức mạnh đối nghịch. Bóng tối
ngăn cản loài người nhận được ảnh hưởng của ánh sáng. Toàn thể TM IV nói
đến cuộc xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Nhưng ánh sáng vẫn tỏa rạng và
thắng vượt. Cuối cùng, có lời loan báo chiến thắng, tiên báo kết quả của trận
đấu: “Bóng tối đă không diệt được ánh sáng” (1,5). Ánh sáng mạnh mẽ và mang sự
sống tiếp tục chiếu soi loài người.
Sau khi nh́n lần đầu tiên đến chứng nhân
Gioan, tác giả giải thích lần cuối cùng biến cố Ngôi Lời đến trong thế gian
(1,9-13). Người đến như là ánh sáng thật soi chiếu mọi người. Tuy nhiên, cách
thức đón tiếp khác nhau. Hai lần tác giả nói rằng Ngôi Lời bị xua trừ. Người đă
ở trong thế gian, nhưng thế gian, tuy vẫn nhờ Người mà hiện hữu, lại không nhận
biết Người; tạo thành bị mù ḷa và cứ muốn ở trong t́nh trạng mù ḷa khi ở trước
Đấng Tạo nên ḿnh. Từ ngữ “người nhà” một lần nữa cho thấy thế giới con
người là sở hữu của Đấng tạo thành nó, hoặc Ít-ra-en là dân của Thiên Chúa (x.
Tv 135,4). Người nhà của Người đă muốn đẩy Người ra cửa, chứ không muốn có Người
ở với họ. Thế mà không những Người đă tạo thành họ, Người c̣n xuống để đi t́m họ
trong thế giới của họ.
Nhưng Ngôi Lời Thiên Chúa cũng có được
tiếp đón. Người ta tiếp đón Người bằng đức tin, nhờ đó họ trở thành con Thiên
Chúa. Tin là một quyết định cá nhân, một thái độ của ư chí con người. Đối
với TM IV, “tin vào/tin vào danh” là thái độ căn bản mà con người phải có
đối với Đức Giêsu. Theo 3,18 (x. 1 Ga 5,13), danh của Ngôi Lời là “Con Một Thiên
Chúa” (x. 1,14.18). Như thế, chúng ta đón tiếp Ngôi Lời khi nhận biết Người là
Con Một của Thiên Chúa và hoàn toàn tín thác vào Người.
Tất cả những ai tin vào Ngôi Lời Thiên
Chúa th́ được ban cho quyền trở nên con Thiên Chúa. Tương quan của một
người cha với các con có đặc điểm là người cha truyền thông sự sống cho các con
và họ sống một dây liên kết riêng tư thân t́nh. Các con của Thiên Chúa là
những người có sự sống phát xuất từ Thiên Chúa và có thể sống hiệp nhất với
Ngài. Sự sống này hoàn toàn khác với sự sống trần gian: trong sự sống này, loại
trừ một loạt những nhân tố cho thấy nguồn gốc của sự sống trần gian tự
nhiên (1,13). Được sinh ra lần nữa bởi Thiên Chúa (x. 3,3), chúng ta trở thành
con của Ngài, chúng ta có sự sống đời đời, được thông sự vào chính sự sống của
Ngài. Sự tái sinh này tùy thuộc niềm tin đặt nơi Con Một Thiên Chúa.
* Ngôi Lời Thiên Chúa là ân sủng và sự thật
(1,14.16-18)
Ngoại trừ tên của chứng nhân Gioan (1,6),
trong phần thứ nhất của Lời Tựa, chúng ta không gặp bất cứ tên người nào. Sau
khi tác giả đă nói nhiều điều về Ngôi Lời Thiên Chúa, phát sinh các câu hỏi:
Người ở trong thế gian như thế nào? Ta t́m ra Người ở đâu? Ai đă gặp Người?
Người có ǵ mà thông ban cho chúng ta?
Trong phần thứ hai (1,14-18), các tên
người được gom lại với nhau: một nhóm đi vào sân khấu, với tên gọi “chúng
ta/chúng tôi” (1,14.16). Các khẳng định đan quyện vào nhau. Trước khi khẳng định
rằng Ngôi Lời đă làm người (= đă thành xác phàm) có đầy ân sủng và chân lư
(1,14), tác giả nói rằng “Chúng tôi đă được nh́n thấy vinh quang của Người”
(1,14). Và trước khi nói rằng “Từ nguồn sung măn của Người, tất cả chúng ta đă
lănh nhận hết ơn này đến ơn khác”, ngài nêu bật chứng tá của Gioan [Tẩy Giả]
(1,15). Chứng tá có tầm quan trọng đặc biệt cho khả năng thấy của nhóm
“chúng ta/chúng tôi” (x. 1,29.30.36). Tác giả TM hẳn là đang nhắm đến một
kinh nghiệm phi thường khiến ngài như nghẹt thở, và dường như ngài diễn tả điều
này khi nêu lên chuỗi các khẳng định đan quyện nhau. Kinh nghiệm lớn lao duy
nhất, cuộc gặp gỡ với Ngôi Lời làm người, hẳn là tác giả muốn diễn tả tất cả
ngay trong một lần, trong khi kinh nghiệm ấy chỉ có thể thông tri dần dà,
từng phần một.
Ngôi Lời như là ánh sáng thế gian đă đến
(1,9), điều này được thể hiện trong việc Người “thành xác phàm”, trong khi cứ
theo lẽ thường, chúng ta nói là trong việc Người “làm người”. “Trở thành xác
phàm” có nghĩa là Ngôi Lời Thiên Chúa đă trở thành một con người thật sự,
mỏng ḍn và phải chết, và bằng cách đó Người đă đến hiện diện trong thế gian như
là ánh sáng cho loài người. Ngôi Lời vô tạo, luôn ở trong một tương quan
vĩnh cửu và sống động với Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa, nay vẫn không thôi
là Ngôi Lời Thiên Chúa ấy, nhưng đồng thời trở thành một con người tất
tử.
Trước khi nêu tên của con người ấy, cũng
là Ngôi Lời Thiên Chúa, là người thật và là Thiên Chúa thật, tác giả TM IV
phác ra các đặc điểm của sự hiện diện thường trực của Người với loài người.
Ngôi Lời không chỉ đến phớt qua rồi biến mất ngay, nhưng đă sống lâu dài trong
và với cộng đồng loài người: Người đă cư ngụ giữa họ. Tác giả cũng mô tả cuộc
gặp gỡ lạ lùng ngài đă có với Đấng ấy: “Chúng tôi đă được nh́n thấy vinh quang
của Người” (1,14). Không phải là một con người đơn lẻ, nhưng là một
nhóm đă được gặp Ngôi Lời đă trở thành xác phàm. Bởi v́ ngài nói đến “chúng
ta/chúng tôi”, tác giả TM coi ḿnh thuộc về nhóm này. Đây là nhóm các môn
đệ; họ đă được sống hiệp thông trực tiếp với Đức Giêsu và hiểu thực tại đích
thật của Người (x. 2,11; 20,30). Họ đă được thấy “vinh quang của Con Một Chúa
Cha” (1,14). Cựu Ước đă nói đến “vinh quang của Thiên Chúa” vào dịp các
cuộc tỏ ḿnh của Thiên Chúa (x. Xh 24,16-17; Ed 1,28). “Vinh quang” này không
phải là bất cứ thứ huy hoàng lộng lẫy nào, nhưng là nguồn sáng chói lọi trong đó
ta trải nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngôi Lời Thiên Chúa, nay hiện diện
như là con người phải chết và ẩn giấu, trở thành thấy được cho các môn đệ trong
thực tại đích thực của Người. Các môn đệ đă được sống cuộc tỏ ḿnh cho thấy bản
thân thâm sâu của Ngôi Lời, khiến họ nhạn được ánh sáng (1,4.9) và hết sức vui
mừng (x. 1 Ga 1,4).
Đến đây đă rơ là Ngôi Lời chính là Con
duy nhất và vô song của Thiên Chúa, mà Chúa Cha đă cử đến trần gian. Tác giả
diễn tả tương quan có một không hai này nhiều cách: Thiên Chúa hầu như
chỉ là “Cha” của Đức Giêsu, và chỉ Đức Giêsu mới là “Con” của Thiên Chúa.
Ngôi Lời làm người, Con được Chúa Cha sai
phái đến thế gian, là Đấng “đầy tràn ân sủng và sự thật” (1,14). Công thức này
cho biết điều ǵ đă được ban cho loài người nhờ sự hiện diện của Ngôi Lời, điều
ǵ các môn đệ đă nhận được khi hiểu rơ ràng bản thân ngôi Lời (1,16). Nhờ Đức
Giêsu, là chính ân sủng và sự thật, ân sủng và sự thật đă có đó (1,17). “Ân
sủng” là quà tặng được ban nhưng-không; c̣n “sự thật” là mạc khải về một
thực tại cho đến nay vẫn c̣n ẩn giấu. Chính Đức Giêsu là “sự thật” (x. 14,6). V́
Người là “sự thật”, Người cho chúng ta được biết một phương diện hoàn
toàn mới của Thiên Chúa: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (14,9). Trong thân phận
là Con, Người mạc khải về Thiên Chúa như là Cha: ta không thể biết Đức Giêsu như
Con Thiên Chúa mà không đồng thời biết Thiên Chúa như là Cha của Đức Giêsu. Được
biết rơ như thế về Thiên Chúa là một ân sủng, là một sự chiếu cố
nhân ái của Thiên Chúa đối với loài người.
Để cho thấy đây là một điều mới
mẻ, tác giả so sánh với Cựu Ước. Nhờ trung gian Môsê, Lề Luật đă được ban
cho dân Chúa. Lề Luật này là lời Thiên Chúa, dấu chỉ ḷng ân cần của Thiên Chúa,
cũng mạc khải ư muốn của Thiên Chúa, xuyên quan các điều răn và các lời hứa của
Thiên Chúa; Lề Luật loan báo điều mà chính Thiên Chúa muốn làm, điều Ngài sẽ ban
cho dân Ngài (x. 1,45; 5,46), đồng thời cho biết điều mà dân Chúa phải làm, để
sống phù hợp với ư muốn của Thiên Chúa. Ngay các điều răn của Thiên Chúa cũng
được nhận biết như là những dấu chỉ về ân sủng của Ngài: xuyên qua các điều răn
này, Ít-ra-en có thể biết điều ǵ Thiên Chúa muốn (x. Tv 19; 119).
Nhưng điều Thiên Chúa chuyển đến cho loài
người nhờ trung gian Đức Giêsu c̣n vượt quá ân ban trên. Đức Giêsu Kitô không
phải là một trung gian theo kiểu Môsê, là người chỉ truyền đạt điều đă nhận. Nhờ
Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đă đến trong thế gian, ân ban là sự thật, là mạc khải
về điều cho đến nay c̣n bị giấu kín, đă được ban cho ta: “Thiên Chúa, chưa bao
giờ có ai thấy cả” (1,18). Không một ai, kể cả Môsê, đă được cho gặp trực
tiếp và biết đầy đủ về Thiên Chúa. Nay “Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng
hằng ở nơi cung ḷng Chúa Cha, chính Người đă tỏ cho chúng ta biết” (1,18).
Nhiệm vụ chính của Đức Giêsu là loan báo cho chúng ta sự hiểu biết này. Chính ba
tư cách được nêu vừa rồi cho phép Đức Giêsu làm công việc mạc khải về Chúa Cha.
Trong ba tư cách này, tác giả nhắc lại
những ǵ Lời Tựa đă nói về ngôi Lời: Đức Giêsu là Con Một (x. 1,14), Người có
một tương quan hoàn toàn đặc biệt với Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa (x.
1,1c). Đây là tương quan giữa những nhân vật ngang hàng nhau, có cùng một
bản tính và đặc điểm như nhau. Tương quan này được sống trong sự hiệp nhất thân
t́nh, tin tưởng (x. Ga 13,23). Cựu Ước đă biết đến vị Thiên Chúa Tạo hóa, hoàn
toàn cách biệt với các thọ tạo; khi đó, người ta nhận biết Thiên Chúa chỉ có
một, “nhất khối”. Nhờ Đức Giêsu, ngay tại b́nh diện Thiên Chúa, có sự hiệp
thông, có tương quan t́nh yêu âu yếm và tin tưởng giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đức
Giêsu mang đến một sứ điệp về Thiên Chúa, mà thật ra Người chính là sứ
điệp đó. Người mang đến sứ điệp này, để những ai tin vào Người như là Con th́
được thông dự vào tương quan của Người với Thiên Chúa, và trở thành con Thiên
Chúa (1,12). Đây là điều mới mẻ tuyệt đối mà Đức Giêsu cho chúng ta biết. Cho
đến nay th́ đúng là “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả” (1,18); nhưng bây
giờ, “ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (14,9).
Lời Tựa có ghi ba tên: Gioan, Môsê và
Giêsu. Như thế, các lời khẳng định của Lời Tựa được liên kết với ba nhân vật
lịch sử. Gioan đă đến như chứng nhân của ánh sáng (1,7). Nhờ trung gian Môsê, Lề
Luật đă được ban cho dân (1,17). Với Đức Giêsu, ân sủng và sự thật đă đến trong
thế gian. Đây là con người lịch sử mang tên là Giêsu Nadarét. Khi tác giả nói
tên Người ra (1,17), th́ ngài đă nói tất cả những ǵ làm cho rơ về bản thân Đức
Giêsu và ư nghĩa của tên này. Nhưng tất cả những ǵ ngài tŕnh bày không phải là
hoa trái của suy diễn, nhưng rút ra từ việc chiêm ngắm và gặp gỡ con người lịch
sử này ngày càng sâu sắc hơn. Lời Tựa tóm tắt những ǵ đă được ban cho các môn
đệ khi họ được nh́n xem vinh quang của con người ấy.
Chỉ Đức Giêsu mới có một danh hiệu: Người được
gọi là “Kitô”. Như thế, Người được tuyên xưng như là vị vua cuối cùng đă được
Thiên Chúa ban cho dân Israel, Người là “ân sủng và sự thạt”. Đến cuối TM,
chính Đức Giêsu sẽ tóm tắt địa vị và nhiệm vụ của Người trước mặt Philatô:
“Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đă sinh ra và đă đến thế gian nhằm mục đích
này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật th́ nghe tiếng tôi” (18,37).
Nhiệm vụ thiên sai và vương giả của Đức Giêsu là mang sự thật, là mạc khải vị
Thiên Chúa ẩn ḿnh ra trong thực tại của Ngài là Cha.
+ Kết luận
Ngôi Lời có tương quan mật thiết với Chúa
Cha, nhưng cũng rất gắn bó với loài người, được sai phái đến trần gian là để làm
cho chúng ta có thể thông dự vào sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa, nhờ chúng ta
tin. Đây là chân trời từ đó bung mở tất cả câu truyện Giêsu.
Tác giả TM IV đă chiêm ngắm công
tŕnh và tầm quan trọng của Đức Giêsu theo cách quy thần. Ngôi Lời mang đến sứ
điệp về Thiên Chúa, một sứ điệp cũng chính là bản thân Người. Tất cả
những ǵ tác giả khẳng định về Ngôi Lời Thiên Chúa đă thành xác phàm, với các từ
“ánh sáng, sự sống, vinh quang, ân sủng, sự thật”, đều trở nên rơ nghĩa trong sứ
điệp về Thiên Chúa. Chúa Con, Đấng mạc khải Thiên Chúa như là Cha và sự hiệp
thông trong Thiên Chúa, vẫn đang soi sáng thế gian, Người xán lạn vinh quang,
Người chính là mạc khải về Thiên Chúa và sự quan tâm đầy tràn ân sủng của Thiên
Chúa và Người ban sự sống đời đời cho những ai tin vào Người.
5.- Gợi ư suy niệm
1. Khi chiêm ngắm Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng diễn tả
trọn vẹn ư muốn của Thiên Chúa và mạc khải chính Thiên Chúa ra cho loài người,
để họ tin và được cứu độ, chúng ta cũng được mời gọi nh́n lại và lượng định kinh
nghiệm của chúng ta về khả năng “nói” của loài người (như là thông giao, diễn tả
sự tin tưởng, khuyến khích, trân trọng v.v.) và về “sự thinh lặng” (do cần
thiết, do bị câm, do thiếu quan tâm, do hiềm khích v.v.).
2. Các Kitô hữu cũng được thúc bách nh́n lại: chúng
ta có chăng khả năng nhận ra được là nhiều lần chúng ta bị bóng tối vây hăm.
Chúng ta phải tự hỏi: Điều ǵ ngăn cách giữa tôi và Đấng tạo thành tôi, điều ǵ
đang che phủ Ngài, khiến tôi không nhận ra Ngài và ngăn cản tôi đi vào thông
hiệp sống động với Ngài? Dường như chúng ta c̣n đang bị cám dỗ thấy có nhiều
điều đáng quan tâm hơn, quan trọng hơn, thuyết phục hơn và hứa hẹn hơn là việc
đón tiếp Thiên Chúa, Đấng tự hiến ban chính ḿnh!
3. Ở 1 Ga 2,23, chúng ta đọc: “Ai chối Chúa Con th́
cũng không có Chúa Cha; kẻ tuyên xưng Chúa Con th́ cũng có Chúa Cha”. Chúng ta
phải hiểu tương quan của Đức Giêsu với Chúa Cha có ư nghĩa ǵ cho chúng ta?
Dường như cho đến hôm nay, sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa vẫn ở tầm mức
Cựu Ước hơn là Tân Ước?
4. Làm thế nào liên kết những ǵ tác giả TM IV
đă nói về Ngôi lời Thiên Chúa với Đức Giêsu Nadarét lịch sử? Hoặc là chúng ta
nghĩ đến Ngôi Lời Thiên Chúa như một nhân vật siêu vời hoàn toàn không
dính dáng ǵ đến thế giới chúng ta, hoặc chúng ta nghĩ đến Đức Giêsu như một
con người ch́m trong những thực tại trần thế đến mức không c̣n ǵ là siêu
phàm nữa. Dường như hiện nay đang có một xu hướng kéo Đức Giêsu “là người
thật” xuống trần gian đên mức không c̣n là “Thiên Chúa thật” nữa!
Mục Lục
Đêm Thánh
Hồng-Ân
Để làm chi,
Khi Ngài bỏ ngai trời xuống thế
Để làm chi,
Khi Ngài cam làm kẻ phàm-nhân?
Để làm chi,
Khi sinh trong hang đá cơ hàn
Để làm chi,
Khi phải chịu roi đ̣n xỉ-vả?
Để làm chi,
Khi chuốc lấy thập-giá oan-khiên?
V́ yêu nhân-loại vô-biên,
V́ yêu báu-vật thần-thiêng của Ngài,
Ngài cam gánh kiếp đoạ-đầy,
Nhận mang án phạt chết thay loài người.
.
Ôi! T́nh yêu cao-cả tuyệt-vời!
Ngài vào nhân-thế gọi mời thương nhau.
Ngoài kia tuyết đổ xuống mau,
Thánh-đường vang tiếng kinh cầu thiết-tha:
“Hồng-ân Thiên-Chúa bao-la,
Danh Người con sẽ ngợi ca muôn đời,
Nguyện xin Thiên-Chúa trên trời,
Ban b́nh-an xuống cơi đời lao-lung.”
Đêm nay, đêm thánh vô cùng,
Trần-gian giải-thoát, tưng-bừng hoan-ca!
Đỗ Quang-Vinh
NGÔI LỜI
NHẬP-THỂ
1-
Vinh Danh Thiên-Chúa Làm Ngươi
Tiếng khóc nào đây, xoáy sâu tới tận cùng đêm tối,
Cho trần-hoàn ngàn năm khát vọng bỗng đầy ắp hân-hoan?
Tiếng khóc nào đây, vọng vang trên khắp lối,
Cho chiên lạc bầy rủ nhau về reo niềm vui chứa-chan?
Tiếng khóc Hài-Nhi yêu-dấu,
Tiếng khóc không tiền khoáng hậu,
Tiếng khóc giao-kết Đất Trời,
Tiếng khóc Con Thiên-Chúa từ trời xuống thế,
Tiếng khóc khai sinh tân thế-hệ,
Tiếng khóc của Ngôi Lời nhập-thể làm người.
Này núi đồi, hăy san bằng cho phẳng lối!
Này ruộng đồng, hăy trải dài thảm lúa chin vàng tươi!
Dừng cánh lại, hỡi mây ngàn gió núi!
Đứng dậy đi, hỡi tất cả thế-nhân!
Hát nữa đi, cho tiếng hát tràn lan,
cho không-gian xao-xuyến,
cho địa-cầu rung chuyển,
cho danh Người rạng chói,
cho hoà-b́nh thiên-phước tồn-tại măi với nhân-gian!
Ôi Giêsu! Con kính thờ lạy Chúa,
Con thâm-tín Ngài là chủ mọi loài, là chúa tể muôn dân.
Con thâm-tín Ngài hạ ḿnh mặc lấy xác phàm-nhân.
Ngài hằng-hữu tự đời đời muôn thuở.
Ngài sống thực kiếp sống của trần-gian.
Con xin nhập bọn với bầy mục-tử,
Cùng chiên lừa đến quỳ bên máng cỏ.
Con xin theo gót đoàn đạo-sĩ phương Đông,
Tới Be-lem mang cả đời con làm của lễ hiến dâng.
Lạy Chúa vinh-quang,
Chúa rất cao sang,
Ngợi khen Chúa miên-man!
Ngợi-khen Chúa muôn vàn!
2- Chúa Đến Để Đồng-Hành Với Con
Chúa đến đồng-hành với con trên đường dương-thế.
Đường con đi do chính Ngài vạch vẽ,
Đường đi âm-thầm lặng-lẽ
Đường đi khúc-khuỷu, khi-khu,
Đường đi lầy lội mồ-hôi nước mắt,
Nhưng có Trăng soi, có Gió mát vi-vu,
Cho con thấy rơ đời lao-công của Ngài tại Na-gia-rét,
Con có niềm tin và con hết bơ-vơ.
Chúa đến đồng-hành với con trên đường dương-thế,
Nào chế-riễu, dèm pha,
Nào nhạo cười khinh rẻ,
Nào phiền-muộn, lo-âu,
Nào thử-thách cám-dỗ,
Nào lăng nhục, bạo-hành,
Nào phản-bội, chối bỏ,
Giắm đắng, mạo gai, cực-h́nh, máu đổ,
Ngài chuốc hết, chất xây thành Núi Sọ,
Ngài nhận cả làm nên Thánh-Giá thương đau.
Thánh-Giá Ngài đổ bóng trên đường con dơi bước,
Bóng dẫu dài, nhưng Thánh-Giá Ngài mới nặng trĩu xót-xa.
Con thấy rơ đời con là bóng h́nh nhẹ luớt;
Con được hướng-dẫn,
Con được chở-che,
Con được cứu chuộc,
Con thêm niềm tin và con hết bơ-vơ.
Chúa đến đồng-hành với con trên đường dương-thế,
Ngài cho con lời hằng sống,
Ngài cho con muôn hồng-ân,
Đời con chẳng c̣n trống vắng,
Con được dậy-dỗ, ủi-an.
Trong Thánh-Thể, ngày đêm Ngài nương-náu,
Ngài cho con Ḿnh Máu,
Ngài cho con hết trơn.
Con chẳng c̣n đói khát,
Con sẽ được lớn khôn.
Ngài dịu ngọt hơn suối mát,
Ngài hùng-vĩ hơn Thái-Sơn.
Con không c̣n gian-ác,
Con đẹp ḷng Chúa hơn.
Con chẳng c̣n hèn nhát,
Con vững niềm tin và con hết cô-đơn.
2-
Chúa Đến Để Tái-Lập T́nh Huynh-Đệ
Và Cho Con Đồng-Hưởng Với Chúa
Chúa ơi! Con nhớ rồi.
Buổi biệt-ly Ngài đă hứa:
“Ít nữa đây, Thầy chẳng gần con nữa,
Nhưng rồi Thầy sẽ ở măi với con,
Thầy để lại cho con phúc b́nh-an.”
Chúa ơi! Con nhớ rồi.
Trên thập-tự Ngài đă hứa:
“Con là tên tội phạm biết ăn-năn,
Ngay hôm nay, trời không xa cách nữa,
Ta cho con cùng hưởng phúc thiên-đàng.”
Chúa ơi! Con nhớ rồi.
Phút lâm chung Ngài giao-hứa:
“Maria, này là Mẹ của con,
Gio-an đây là con của Mẹ,
Mẹ Gio-an cũng chính là Mẹ con!”
Lạy Chúa Giêsu, con thâm-tín Cbúa,
Ngài đă đến tái-lập t́nh huynh-đệ,
Ngài cho con một t́nh yêu đại-độ
Ngài cho con được canh-tân sang-sửa,
Ngài cho con đồng-hưởng phúc trường-sinh.
Đêm cực thánh quang-vinh!
Ngợi-khen Chúa uy-linh!
Siêu-việt quá! Ôi huyền-nhiệm Nhập-Thể!
Kỳ-diệu thay! Ôi mầu-nhiệm Giáng-Thế!
Con biết nói ǵ? Con chỉ biết lặng thinh.
Con mải ngắm nh́n Con Thiên-Chúa đẹp xinh.
Ngợi-khen Chúa uy-linh!
ĐÊM CỰC THÁNH
Sao lạ rớt giữa ḷng đêm u
tối,
Ngục trần-gian bừng chói ánh thiên-quang.
Trỗi dậy mau, muôn dân, Người
đă tới,
Cùng thần-binh vang điệp-khúc hân-hoan:
"Vinh-danh Chúa Cả trên trời,
B́nh-an dưới thế cho người thiện-tâm".
Đêm nay Con Chúa giáng trần,
Hồn-ân trắng phủ ngập tràn nhân-gian.
Đêm huyền-linh cực thánh.
Một máng cỏ đơn côi,
Hai ḷng trinh khôn sánh
Đem Chúa cho muôn người.
Nơi hang lừa giá lạnh,
Dâng T́nh Thương mênh-mang,
Yêu thương Chúa đă giáng trần,
Trần-gian giäi-thoát, lầm-than xóa mờ.
Đêm huyền-linh cực thánh.
Vùng lên trong giấc mơ,
Một thời-đại đổi mới
Thời-đại Chúa Ki-Tô.
Vùng lên trong giấc mơ
Nhân-loại hoàn-toàn mới
Mặc lấy hồn Ki-Tô.
Đêm huyền-linh cực thánh.
Tưng-bừng trong ánh tơ,
Đất Trời giao-kết nối
Ḥa-khúc nở trên môi.
"Vinh-danh Chúa Cả trên trời,
B́nh-an dưới thế cho người thiện-tâm".
Đêm nay Con Chúa giáng trần,
Hồng-ân
trắng phủ ngập tràn nhân-gian.
|