Lễ các đẳng Linh hồn

 Mục lục

  

 

 

Lời cầu nguyện trước khi ra trận

HPL dịch

(Xem V. Cattana,

Các lời kinh đẹp nhất của thế giới,

Mondadori 2006, tr. 188)

 

Giới thiệu: Đây là lời cầu nguyện người ta t́m thấy được trong túi áo anh Aleksander Zacepa, người lính Nga. Anh đă sáng tác lời kinh này ít lâu trước khi tử trận, trong một trận chiến thời Thế Chiến II.

« Lạy Chúa, xin nghe con ! Con chưa hề nói chuyện với Chúa một lần nào trong đời con, nhưng hôm nay con muốn bày tỏ ḷng trân trọng đối với Chúa. Chúa biết đó, từ khi con c̣n rất nhỏ, người ta cứ bảo con rằng không có Chúa đâu ... và con, như một thằng ngốc, con đă tin như vậy.

Con chưa bao giờ chiêm ngắm các công tŕnh của Chúa, nhưng đêm nay, từ cái hố gây ra bởi một quả lựu đạn, con đă quan sát bầu trời đầy sao, bên trên đầu con. Bị thu hút bởi những tia sáng lấp lánh của các ngôi sao, bất chợt con hiểu rằng thật khủng khiếp v́ ḿnh đă bị lừa dối... Lạy Chúa, con không biết là Chúa có ch́a tay ra cho con chăng, nhưng con nói với Chúa điều này, và Chúa hiểu con...

Không phải là lạ kỳ sao khi mà ở ngay giữa ḷng một hỏa ngục đáng ghê sợ, ánh sáng lại đă xuất hiện ra với con và con đă khám phá ra Chúa ? Ngoài chuyện này ra, con chẳng có ǵ để nói với Chúa cả. Con sung sướng đơn giản chỉ là v́ con đă được quen biết Chúa. Vào lúc nửa đêm hôm nay, chúng con phải tấn công, nhưng con không sợ. Chúa ơi, xin nh́n đến chúng con.

Có hiệu lệnh rồi ! Con phải đi thôi. Ở với Chúa, con cảm thấy thoải mái. Con c̣n muốn nói với Chúa, và Chúa biết, là trận chiến sẽ cam go kịch liệt : có thể là ngay đêm nay con sẽ đến gơ cửa nhà Chúa. Và cho dù cho đến lúc này con chưa phải là bạn Chúa, khi con đến, Chúa sẽ cho con vào chứ ?

Nhưng chuyện ǵ vậy ? Con khóc à ?

Lạy Chúa của con, Chúa thấy điều ǵ đă xảy ra cho con đó, và chỉ bây giờ con mới bắt đầu thấy rơ... Chúa ơi, hẹn gặp lại Chúa nhé, con đi đây... chắc là con khó mà quay trở về. Thật là lạ, bây giờ cái chết chẳng làm con sợ nữa.

 

Mục Lục

 

 

MÙA T̀NH YÊU HIỆP THÔNG

      Nữ tu Mai Bảo Linh

 

Tháng 11, nổi bật lên tâm t́nh của toàn thể Giáo Hội nhớ đến bậc tổ tiên, những người thân yêu đă khuất bóng trên cơi đời nầy...

 Ngày 01.11, Lễ trọng kính các Thánh Nam Nữ, Các Ngài đă được vinh hiển nhờ T́nh thương của Chúa nhân lành, cho các Ngài được chia sẻ hạnh phúc viên măn của Chúa. Giờ đây trên trời các Ngài chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa đồng thời các Ngài cũng đang cầu bàu cho chúng ta và đang chờ đợi chúng ta..... Các Ngài là Giáo Hội khải hoàn, Giáo Hội vinh thắng sau cuộc chiến ở trần gian .

 

Ngày 02.11. lễ cầu cho các Linh hồn đang phải thanh luyện trong luyện ngục, toàn thể Giáo Hội dâng thánh lễ, lời cầu nguyện, hy sinh cho các linh hồn đă qua đời, đó là tổ tiên ong bà cha mẹ mà hôm nay chúng ta đang thương nhớ tưởng niệm, hiệp thông, để cầu nguyện trong ḷng tin thể hiện niềm thảo kính ấy, v́ cầu nguyên cho những người đă qua đời được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...

 

Công Đồng Vatican II trong Hiễn chế Vui Mừng và Hy vọng  viết:

 "Chúa Kitô đă đem lại chiến thắng ấy khi Người sống lại, và nhờ cái chết của Người, Người đă giải phóng con người khỏi sự chết...Đồng thời đức tin c̣n cho con người khả năng hiệp thông với những người anh em thân yêu đă chết trong Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng những người ấy đă được sống thực sự trong Thiên Chúa"(HC về GH số 18b).

Về điều nầy th́ chính Thánh Phaolô Tông đồ đă mang cho chúng ta sứ điệp của niềm hy vọng khi Ngài viết cho tín hữu Thesalônica: " V́ nếu chúng ta tin rằng Đức Kitô đă chết và đă sống lại, th́ chúng ta cũng tin rằng những người đă an nghĩ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô... và những người đă chết trong Đức Kito sẽ sống lại trước tiên, rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người c̣n lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa măi măi" (1Thes. 4, 14-16).

 

Việc tưởng nhớ người thân yêu đă qua đời  cũng chuẩn bị cho chúng ta nhớ đến quê trời và cảm nghiệm được t́nh thương của Thiên Chúa: Đấng Hằng Sống và Đấng ban Sự sống cho chúng ta, dù chúng ta chết hay đang sống, vẫn luôn hiện diện trong Chúa và trước thánh nhan Người...  Người là Chúa kẻ sống và cũng là Chúa của những kẻ đă qua đời, nên chúng ta hăy sống xứng đáng với Ngài và sống tốt đẹp với nhau.

Chúng ta hăy nghĩ xem, những người đă ra đi đang muốn gởi cho chúng ta sứ điệp nào khi chúng ta dâng lễ, cầu nguyện, thắp hương tưởng niệm khi đứng trước mộ phần người thân, hay đi viếng nghĩa địa, đặc biệt trong mùa báo hiếu nầy?

 

Phải chăng chúng ta đang đứng trước một huyền nhiệm rất sâu thẳm mà cũng rất hiện thực, sự sống và sự chết không có ranh giới ! Cái chết là cánh cửa mở ra cho chúng ta vào cuộc sống mới, sự sống chân thật, sự sống vĩnh cữu... Sự sống mà sau khi chúng ta thoát khỏi ngôi nhà thân xác bụi đất nầy th́ chỉ có nơi Thiên Chúa, Thiên Chúa Hằng Sống, mà Thiên Chúa là T́nh yêu, t́nh yêu làm cho con người  trở nên bất tử và vĩnh cữu , cả đời nầy lẫn đời sau; đời nầy con người sống trong t́nh yêu: tha thứ, khoan dung, nhân hậu, tốt lành... th́  đời sau, khi bước qua ngưỡng cửa sự chết, con người cũng sẽ ở trong t́nh yêu sung măn, trong cung ḷng của Đấng mệnh danh là T̀NH YÊU; nên cái chết cũng không làm cho con người  quá sợ sệt, khiếp hăi, v́ "trong t́nh yêu không có sợ hăi ", con người đă sống trong t́nh yêu, trong tương quan mật thiết với chính Đấng Yêu Thương,  và v́ T́nh yêu, Thiên Chúa đă ban CON MỘT NGƯỜI là ĐỨC KITÔ GIÊSU xuống thế, chết và sống lại, để đem con người vào Vương Quốc T́nh Yêu với Thiên Chúa. Nên sứ điệp mà chúng ta phải lắng nghe và đón nhận, đó là SỨ ĐIỆP T̀NH YÊU.

           

Thật là hữu ích cho chúng ta, khi chúng ta đang sắp đi vào tuần cuối của năm phụng vụ A, và cũng là những ngày trong tháng các linh hồn, chúng ta sẽ nghe lại đoạn Tin Mừng về ngày chung thẩm, Thiên Chúa, Đấng xét xử chúng ta theo thái độ việc chúng ta làm đối với tha nhân trong cuộc sống đời thường, chính Chúa đồng hoá ḿnh vào những người anh chị em hèn mọn, bất hạnh và  thua thiệt " v́ mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta". (Mt 25,40). Vâng, Sứ điệp T́nh Yêu là sợi giây xuyên suốt trong tâm tư, hành dộng của đời kitô hữu, hướng dẫn, đồng hành với chúng ta ở cuộc trần nầy và theo ta về bên thế giới hằng sống.

 

Vậy để đáp trả lại ân sâu nghĩa nặng, cũng như t́nh yêu mến đối với các bậc tiền bối, Thánh lễ, kinh nguyện và hy sinh, cũng như quyết tâm sống xứng đáng với những di sản và công đức các vị đă để lại; cùng nhau xây dựng đời sống thánh hảo hơn, tài bồi sản nghiệp đức tin công giáo của t́nh yêu gia tộc ngày thêm vững mạnh, thắm thiết, t́nh yêu tha nhân ngày thêm mặn mà, đem cho nhau niềm hy vọng và tin yêu  vào cuộc sống hơn! 

Có như vậy, nén hương chúng ta thắp lên trong Mùa Hiệp Thông Yêu Thương  nầy sẽ có ư nghĩa thắm thiết và ḷng thành kính  đối với những người đă ra đi và những người đang tiếp nối trên bước đương trần gian. Các linh hồn được thanh luyện để về Quê Vĩnh Hằng trước chờ đợi và cầu nguyện cho chúng ta... trong niềm hiệp thông gắn bó yêu thương, củng cố cho chúng ta là giáo hội đang lữ hành được kiên vững trong đức tin mà nổ  lực sống thánh thiện, rồi mai ngày chúng ta cũng sẽ được gặp các đấng...

 

Cầu nguyện cho những linh hồn đă khuất  là chúng ta đang làm trọn  ĐẠO HIẾU mà các ngài  đang mong muốn, khát khao, chờ đợi... để ngày sau, trên quê hương Nước Trời, chúng ta sẽ sum họp cùng  các thánh, gia tọc thiêng liêng, những người thương yêu mà  ca tụng  ḷng từ bi lân tuất Chúa  muôn đời.

 

Lời kinh hay nhất, quư trọng nhất, HIỆP THÔNG nhất là lời kinh nguyện Thánh Thể III, Hội Thánh giao chiến ở trần gian, NHỜ - VỚI - TRONG  hy lễ Đức Giêsu, sốt sắng "Nguyện xin của lễ hoà giải nầy đem lại b́nh an và cứu độ cho tất cả thế giới. Xin ban cho Hội Thánh Chúa trên đường lữ thứ trần gian được vững mạnh trong đức tin, đức mến, cùng với ĐTC, các ĐGM chúng con, cùng toàn thể hàng Giám mục và giáo sĩ khắp nơi, và tất cả dân riêng Chúa, xin thương nhận lời cầu của gia đ́nh mà Chúa đă muốn tụ họp trước tôn nhan Chúa đây. Lạy Chúa nhân từ xin thương đoàn tụ mọi con cái Cha đang tản mác khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đă qua đời, và tất cả những ai đă ly trần trong ơn nghĩa Chúa, được vào Nước Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để  cùng nhau tận hưởng vinh quang Chúa muôn đời..."

           

Hỏi c̣n Lời kinh nào  ĐẸP hơn, HIỆP THÔNG hơn ! trọn vẹn T́nh Yêu hơn! trong Đại Gia Đ́nh Hội Thánh.   - Xin muôn ngàn lần tạ ơn Chúa. Amen

Mục Lục

 

 

BÀI THÁNH CA BUỒN

 

M. TN Nghiêm Nguyễn (ofs)

* Có một bài thánh ca buồn, ḿnh thích lắm, nên ngồi ghi ra từ một đĩa CD của một chị bạn, rất tiếc là đĩa không giới thiệu tên bài thánh ca, cũng như không giới thiệu tên của nhạc sĩ. Cho Nghiêm Nguyễn xin lỗi nhạc sĩ, kèm ḷng biết ơn…Nếu có ai biết người viết bản thánh ca sau đây là ai, xin báo cho ḿnh biết với, và xin nhận nơi ḿnh lời đa tạ trước vậy !             

Pk 1 : “C̣n ǵ đâu anh, c̣n ǵ đâu chị, khi người tiễn ta, ra nơi mộ phần, cuộc đời mong manh, cuộc đời trôi nhanh…”

Pk 2 : “Nụ cười qua mau, buồn suối lệ đầy, ṿng tay ta ôm, một kiếp đọa đày, c̣n ǵ trong ta, giữa trời đất bao la…”                           

                             ĐK : “ Xin người đừng quên

                                           Sẽ có một ngày

                                           Ta ĺa cuộc đời

                                          Và, không c̣n nữa…

                                           Xin người cùng tôi

                                           Nhớ măi một điều

                                           Cuộc đời nầy là…

                                            Là một chuyến đi…          

Pk 3: “Lời nguyện ta đây, sợi buồn giăng đầy, khi đời sống ta, đă mang tội đời, dại khờ hôm nay, khổ lụy mai sau…

Pk 4: “Ngày tàn ta đi, về với cội nguồn, bỏ nơi dương gian, một nấm mộ tàn, quyền lợi trong tay, cũng thành khói mây bay…

Pk 5 : “Lời Ngài măi măi, c̣n mời ta hoài, lo t́m phúc vinh, quê hương Thiên đ́nh, Lời gọi hôm xưa, c̣n mời hôm nay…

Pk 6 : “T́m về nơi đâu, để hết lệ sầu, để bao công lao, c̣n măi đẹp màu, về nguồn yêu thương, giữa Trời chính quê hương…

*Ôi lời bài thánh ca trên… sao mà nghe thắm thía thế ! Sao mà giống lời th́ thầm…Lời th́ thầm như là than thân trách phận ! Lời th́ thầm như nhắc nhớ… Lời th́ thầm như kêu xin….bằng tiếng nhạc như tiếng nấc nghẹn ngào…. nhưng vang vọng ngân vào tâm hồn mỗi người chúng ta… của nhiều linh hồn từ cơi xa xăm nào đó. Qua sự thâm nhập và rung động dâng cao trong  tài nghệ và trong trái tim người nhạc sĩ !!!

*Nhiều linh hồn ấy, mời gọi đôi bàn chân chúng ta t́m về các khu nghĩa trang. Nơi có nấm mộ người thân, hay nơi không có gương mặt nào gợi sự luyến tiếc đến rơi lệ. Nơi u tịch và vắng lặng đ́u hiu buồn phát khóc được !  Nơi chúng ta có thể ngồi nghe tiếng đau thét của từng chiếc lá vàng rơi. Tiếng đuổi chạy hớt hăi của loài sâu bọ ẩn ḿnh sống dưới các bia đá…Nơi mà khi chúng ta lặng lẽ quay gót ra về, chúng ta đă để lại những ǵ, và chúng ta mang theo trong ḷng những ǵ, sau những giờ phút chúng ta đứng cầu nguyện, và ngồi đối thoại với cộng đoàn người khuất mặt ấy ?

*Vâng ! Vào  tháng 11 cầu cho các linh hồn gồm chung thế nầy, ḿnh đă và sẽ để lại nghĩa trang nữa nhiều lời Kinh cầu và nỗi ‘chạnh ḷng’ dấu mặt từ ẩn số X réo gọi…. Ḥa theo tiếng gió – chen trong từng giọt mưa rơi, ḿnh  bỗng muốn đan dệt nên một bài thơ…muốn viết tản mạn một bài viết về các linh hồn cô quạnh ….Cho dù các tràng Kinh cầu và văn thơ của ḿnh chỉ đủ tha lực làm cho đám cỏ mọc xung quanh nghĩa trang thêm xanh mướt, và cho lớp viên sỏi dưới chân mọi người bớt ngậm ngùi…

*Và, cho dù…cho dù như thế nào đi nữa, ḿnh vẫn tin, ḿnh tin có nhiều linh hồn hân hoan khi có ḿnh hiện diện với họ ! Tại sao chúng ta không cùng làm cho thế giới của đoàn người ngủ giấc ngh́n thu thức dậy, để cùng họ đọc nhiều tràng Kinh sám hối, và hát nhiều bài thánh ca buồn  ?

* Linh hồn ơi ! Hăy cùng ḿnh ca vang nhiều bài thánh ca buồn đi !  Để  Cảm tạ Thiên Chúa, v́ chính Người là Đấng Cứu độ và là Đấng ban sự sống vĩnh hằng cho tất cả chúng ta :

Khi Chúa thương gọi tôi về. Hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ. Miệng tôi nức vui tiếng cười, lưỡi tôi vang lời ca hát. Ngàn dân tung hô tôi thật vinh phúc.” (Phiên khúc 1, bản thánh ca Ngày Về ‘tv 126’ của Cha Kim Long)

Và, “….Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay, đă qua bao ngày trọn một kiếp người. Dù sống hay chết tin c̣n ngày mai, sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay.”  (điệp khúc ‘Sự Sống Thay Đổi’ của Phanxico).

Và, “……..Lạy Chúa, điều mà con khấn xin đêm ngày, điều mà con thiết tha van nài, con muốn Chúa ở đâu th́ cho con ở đó, v́ nguồn hạnh phúc con ở nơi Chúa, v́ nguồn nghỉ an trong Chúa muôn đời…….***/)/ơi Ngài con đặt hy vọng. Nơi Ngài con dâng xác hồn. Lạy Thiên Chúa Đấng Cứu độ con. Lạy Thiên Chúa Đấng Cứu độ con.”   (Phiên khúc 2 và điệp khúc trong bài Hy Lễ Cuối Cùng, của Đan Sĩ linh mục An Đức Trần Ngọc Hoan).

* Rồi từ nơi chốn đ́u hiu nầy, ḿnh cũng phải quay gót ra về ra về thôi. Ḿnh ra về với tấm ḷng biết ơn những người đă ra đi trước ḿnh. Đứng trước nhiều cái chết của họ, dù họ chết lành hay chết dữ, chết v́ quy luật tự nhiên của cung mệnh ‘sinh lăo bệnh tử’ hay chết tức tưởi khi c̣n rất son trẻ, cũng đều cho ḿnh có dịp suy niệm thâm sâu hơn về số kiếp con người mỏng manh ngắn ngủi như một đóa hoa sáng nở tối tàn, và nghiền ngẫm thêm biết bao nhiêu chuyện vui chuyện buồn ở thế gian nầy. Để rồi cuối cùng ḿnh cũng được bừng vỡ ra :   

+Chuyện thế gian VUI BUỒN giống nhau !

+Chuyện thế gian SỐNG CHẾT giống nhau !

V́ :*Đàng sau niềm vui rộn ră thường có bóng dáng của nỗi buồn

*Đàng sau nỗi buồn da diết nào cũng có niềm an ủi riêng, cũng chính là thông điệp của niềm vui.

V́ :*Đàng sau sự sống là sự tự hủy diệt dần dần, để đi đến kết thúc là sự chết.

*Đàng sau sự chết là sự lắng đọng trong Hy vọng để chờ đón ánh sáng Phục Sinh.

 

VÀI  Ư  TÂM  T̀NH  RIÊNG

                

Các bạn PSTT và các bạn GTPS thân mến !

*Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ chết, và không có mấy ai là không sợ chết. Trong khi chết xét về mặt thể xác thôi, th́ chết có hồng phúc của sự chết !

*Người ta chết, người ta sẽ được cắt đứt mọi liên hệ nhọc nhằn  ở thế gian :

- Chết, là hết rồi mọi lo toan cho miếng cơm manh áo.

- Chết, là vứt bỏ lại con đường ra sức chạy đi t́m danh vọng tiền tài xa hoa vật chất.

- Chết, là rũ sạch chuyện nợ nần ân oán vấn vương.

- Chết, là không c̣n sợ sẽ làm mất ḷng Chúa nữa, v́ cái nghiệp oan khiên của kiếp người !

-Và chết, là ôm lấy đi "một nửa người" người ta yêu, và gởi lại "một nửa người" của người ta, để người ta ở lại thương nhớ khóc lóc thảm sầu…

*Thật là rầu rĩ thê lương cho cái khoảng không gian ly biệt chênh vênh trống vắng lạnh lùng của sự chết chóc! Đúng không các bạn ?

*Có bốn ‘bí quyết’ giúp chúng ḿnh không những không sợ sự chết, mà thích chết, nếu đó là ư Chúa muốn :

+Bí quyết thứ nhất : Không xem của cải vật chất thế gian là thật. Không xem bất cứ cái ǵ là vĩnh viễn thuộc về ḿnh !

+Bí quyết thứ hai : Không thi vị hóa,  không vun bồi và quá tôn trọng thân xác của ḿnh!

+Bí quyết thứ ba : Hăy ở trong tư thế dọn ḿnh để sẳn sàng nằm xuống chết bất cứ ở đâu, và chết với bất cứ bởi lư do ǵ.

+Bí quyết thứ bốn : Hăy Thờ Kính và Yêu Qúi Thiên Chúa Ba Ngôi hết ḷng hết trí khôn, và trên hết mọi sự.

DIỄN GIẢI THEO TỪNG BÍ QUYẾT

1. Qua báo đài, chúng ta đều biết hậu quả khủng khiếp của tai nạn lũ lụt – động đất – hỏa hoạn….không riêng ǵ ở đất nước ta, mà ngay cả các đất nước văn minh trên thế giới.- Tai nạn lũ lụt làm cuốn mất nhà cửa ruộng vườn đồn điền xe cộ. -Tai nạn động đất làm sụp đổ đền đài nguy nga và chôn sống biết bao nhiêu sinh mạng của con người .-Tai nạn hỏa hoạn  làm thiêu rụi các công tŕnh kiến trúc từ nhỏ đến quy mô vĩ đại….

*Nh́n bằng con mắt thứ ba, tức là con mắt của tâm linh sâu thẳm và xuyên suốt, chúng ta sẽ nhận ra vạn vật dù to lớn và vững chắc đến cỡ nào cũng không thoát khỏi quy luật vô thường, là vậy ! Vạn vật mới thấy đó, coi chừng rồi sẽ mất đó! Ngay cả bản thân chúng ta cũng vậy. Mới thấy cười nói vui đùa rộn ră đó, chút lát sau đi ra đường bị xe tông, ngả lăn ra chết queo! Nói vậy, không có nghĩa là khuếch trương tính bi quan. Nói vậy, có nghĩa là c̣n sống th́ c̣n làm việc – c̣n quyết chí chu toàn nhiệm vụ góp công xây dựng trái đất của Chúa…cho đến chết th́ thôi.

*Và, nếu các sản phẩm – các công tŕnh từ đôi bàn tay chúng ḿnh làm nên, chẳng mai bị hư hao mất mát, chúng ta cũng không xem đó là chuyện quan trọng, để rồi quằn quại kêu than đau đớn. Niềm tin chính xác và vững chắc trong chúng ta rằng, Thiên Chúa chúng ta sẽ giúp chúng ta tạo dựng lại cái khác, trong t́nh yêu và sự quan pḥng chu toàn trước sau của Người.          

*Thiết nghĩ rằng chúng ḿnh nên Sống thuần phục trong Đức Tin –  Sống an phận trong mọi t́nh huống – Sống can trường chấp nhận mọi thương đau – Sống buông bỏ tất cả. V́ tất cả ở trần đời nầy là của Chúa. Chúa lấy lại, hay Chúa ban cho chúng ta là tùy ư Chúa cả.

*Nhưng chúng ta cũng không bao giờ quên Cha chúng ta giàu ḷng nhân hậu và cũng tha thứ luôn cho kẻ thù. Người sẽ không bao giờ để cho con cái ḿnh chết nhăn răng v́ đói khát. Mặt khác, cái ǵ là của Cha chúng ta, cũng chính là của ta và của tất cả anh chị em đồng loại chúng ta. Đừng bám giữ cho riêng ḿnh ! Vừa bận tâm – vừa vô ích trong đời sống vĩnh cửu mai sau.

2.Loài người chúng ta là con của Thiên Chúa. Người tạo dựng nên chúng ta từ  tổng thể  đất – nước – gió – lửa, và gắn vào mỗi thân xác chúng ta một mảnh linh hồn bất tử. Đất, là da thịt. Nước, là máu. Gío, là hơi thở. Lửa, là nhiệt lượng. Đất nước gió lửa, cái nào cũng v́ nguyên cớ nào đó mà tan vèo một phát, là chúng ta bị banh xác như chơi ! Trước mặt Chúa, chỉ có linh hồn chúng ta là quí giá nhất !

*Thân xác, cho dù là thân xác của các bậc đáng kính nể, hay thân xác của các người đẹp là movie star đi nữa, cao nhất là hai ngày không tắm là có vấn đề ngay ! Một trường hợp khác, thân xác của bất cứ ai, sau tối đa là 15 phút tắt thở, đều trông thấy nhợt nhạt xanh xao đến mà ghê sợ ! Người đă từng nói yêu tha thiết người vừa tắt thở đó, đố mà dám ôm hôn đắm đuối như hôm nào nữa …..

*Vậy mà ngày nay….ôi thôi người ta chăm lo thân xác của người ta thấy mà run rét người, nhất là phái đẹp ! Các shop bán quần áo, bán biết bao nhiêu quần áo chạy theo thời trang. Các gian hàng bày bán   son phấn kem trị mụn kem làm trắng da cao cấp cũng đủ loại đủ kiểu. Các mỹ viện đua nhau mọc lên đầy khắp, để chị em ta vào đấy ‘cúng tiền’ nâng sóng mũi – kéo mí mắt – cắt vành môi trái tim – căng da mặt – bơm vun hai trái sữa – hút  mỡ bụng – thẩm chí có cả cái vụ vá màng trinh và may thu bớt cái chỗ đă từng cho ra một con người !

*Rất ít  phụ nữ biết chuyện đi sửa sắc đẹp và chưng diện ḷe loẹt  sẽ bị phai nhạt dần t́nh yêu trong trái tim của người ḿnh yêu – yêu ḿnh, và c̣n đánh mất  luôn cả ḷng trân trọng của nam giới, khi họ biết họ đang ôm trong ṿng tay một ‘con búp bê biết nói’ !

*Rất ít đấng mày râu nắm mấu chốt chinh phục và ‘đánh gục’ trái tim người phụ nữ không chỉ phải bằng quyền lực và bằng sự giàu sang. Anh giàu sang tới đâu, Anh dựa thế uy quyền đến mức nào, Anh vẫn bị mang tâm trạng cô đơn, nếu cái đầu của Anh rỗng tuếch !!!

*/)/ hư vậy, tất cả các lớp vật chất ‘xi mạ’ bên ngoài thể xác, dù đắt tiền tới đâu, cũng chỉ là những thứ xoàng xĩnh, không giá trị ǵ đối với những người sống với bản tâm:  Chân – thiện – mỹ. Trước mặt Thiên Chúa, chúng càng bị thảm hại hơn !

*Thiên Chúa là chân lư. Những ǵ Thật đều thuộc về Thiên Chúa. Ḿnh và các bạn PSTT, và các bạn GTPS nữa, nên cùng giúp nhau nhắc nhau thanh luyện tâm hồn ḿnh, để chúng ḿnh biết chỉ có một Con Người Thật mà chúng ta Yêu quí nhất, và cần chinh phục trái tim Ông ta trên tất cả mọi sự việc, chính là Đức Giêsu Kitô ! V́ qua cái chết vô cùng đau đớn của Người, chúng ta mới được Cứu độ.

3.Dọn ḿnh để nằm xuống mà chết bất cứ ở đâu, chết với bất cứ lư do nào không phải chỉ bằng nhiều lời Kinh cầu thiết tha dâng lên Thiên Chúa hằng ngày ! Mà chính bằng thái độ Sống giữa tha nhân của mọi Kitô hữu nói chung, và của người Phan Sinh Tại Thế chúng ta nói riêng.  Những điều nhỏ nhặt mà xem ra khó làm, và rất cần làm gắp, để có lấy sự an b́nh  lúc c̣n sống, và ngay cả lúc phải bị chết đi :

+ Chạy đi làm ḥa bằng cách nói lời xin lỗi, đối với người mà chúng ta trót lỡ làm buồn ḷng họ !

+ Hăy lo trả dứt điểm món nợ vật chất hay tinh thần mà chúng ta đă vay của người khác !

+ Hăy lo chu toàn nhiệm vụ từng ngày mà chúng ta nhận lănh từ trong gia đ́nh lẫn ngoài xă hội !

+ Hăy phân phát tiền của cho người nghèo, và hăy bắt tay cười hài ḥa vui vẻ với những kẻ cứ đem ḷng thù ghét chúng ta !

+ Hăy viết tờ di chúc và nhật kư dặn ḍ gởi gắm những điều quan trọng. Như ngày mai chúng ta sẽ phải từ giả cơi đời nầy.

+ Hăy đi tham dự thánh lễ misa, và rước Ḿnh Thánh Chúa vào ḷng với tâm t́nh luôn biết ơn đặc biệt là yêu thương Chúa, và hăy thầm nói : Chúa ơi ! Biết đâu vào ngày mai con không c̣n có dịp đến với Thánh lễ, và được Chúa ở cùng con – con được ḥa cùng Chúa, như vầy nữa ....

*Cầu mong  ai cũng thực hành được những việc như vừa nói trên, để chúng ta tự tin và can đảm vượt qua mọi sự đau đớn của thể xác, trước giờ phút trút hơi thở sau cùng, và sẳn sàng mỉm  cười duyên dáng   với  ‘Chị Chết’ của chúng ta !……

4. Bí quyết sau cùng, cũng là bí quyết đứng hàng đầu, ẩn chứa ba bí quyết trên. V́ có Kính Thờ và Yêu Qúi Thiên Chúa Ba Ngôi hết  ḷng hết trí khôn, và trên hết mọi sự, th́ việc thực hiện ba bí quyết ấy không c̣n là chuyện khó khăn nữa.

 *Nghiêm Nguyễn rất cám ơn các bạn PSTT và các bạn GTPS đă bỏ giờ quí báu đọc bài chia sẻ ‘BÀI THÁNH CA BUỒN’ dài lê thê của Nghiêm Nguyễn. Kính thương chúc các bạn luôn dồi dào hồng ân của Thiên Chúa, và không quên việc cầu nguyện cho các linh hồn một cách đặc biệt vào tháng 11 nầy nhé !  Cái tháng mà nhiều h́nh bóng vất vưởng của nhiều người thân và không thân như  hiện về, van xin chúng ta hăy cầu nguyện cho họ !!!

Đk : Trong gian truân tôi đă kêu cầu, và Chúa đă đáp lời tôi. Từ vực sâu tôi nài van Chúa, và Chúa đă nghe tiếng tôi…

Pk2: Mắt tôi chan chứa ḍng lệ thẳm ngước trông về Chúa từ nhân. Trong vực sâu tối tăm, tâm hồn tôi trông cậy nơi Chúa vẫn trung kiên.

   (Trong Gian Truân – của Hoàng Khánh và Trọng Linh).                                      

                                                                                                          Sài G̣n ngày 29/10/2008

                                                                          *Tưởng nhớ hai linh hồn Lm Thomas Mike Boyce

                                                                                                             Và giáo sư Trương Minh Hiển

Mục Lục

 

Suy niệm về SỰ CHẾT

* Khái niệm về chết lành

* Ngăng trở ơn chết lành

* Ứng dụng vào đời sống

Trần Mỹ Duyệt

“Hạnh phúc người để luôn giờ chết trước mắt và ngày ngày dọn ḿnh sẵn luôn” (Imt 23:15). Thường xuyên suy niệm về sự chết, người Kitô hữu sẽ có dịp nhắc nhở ḿnh về cứu cánh của cuộc đời, và phải sống thế nào để đạt được cứu cánh đó. Ngoài ra, không có ǵ bóc lột con người cách trần trụi hơn sự chết, cũng như không đau khổ nào mà con người sợ hăi bằng khi đối diện với sự chết. Do đó, ư nghĩa của sự chết sẽ giúp ta sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, thử thách trong cuộc sống bằng tinh thần thánh hóa và từ bỏ.

KHÁI NIỆM VỀ CHẾT LÀNH 

Chết tốt lành hay chết trong ơn thánh của Thiên Chúa, c̣n gọi là chết mà không mang trong tâm hồn những trọng tội xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Đức Kitô đă đề cập tới cái chết này qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ.

Ư nghĩa dụ ngôn Mười Trinh Nữ đă cho ta ư niệm rơ ràng về sự chết, đó là mọi người đều được kêu gọi về với Thiên Chúa qua cái chết của mỗi cá nhân, hay việc Đức Kitô th́nh ĺnh đến với toàn thể nhân loại trong ngày thế mạt. Theo Thánh Phaolô, không có cách chết nào hơn cách nào, v́ khi Đức Kitô xuống thế lần thứ hai, mọi kẻ chết sẽ chỗi dậy.

Điều quan trọng là khi thời giờ đến, lúc ta phải ra đón Đức Kitô như mười cô trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn t́nh yêu của ta, tức là ḷng kính mến Thiên Chúa có c̣n cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước giờ chết, ta c̣n có cơ hội thắp sáng lại bằng tâm t́nh thống hối. Nhưng nếu khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, th́ thời giờ đă chấm dứt!

“Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đón đôi tân hôn. Trong bọn có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại lúc cầm đèn lại không đem dầu theo. Năm cô khôn ngoan khi cầm đèn lại đem theo b́nh dầu. V́ chàng rể đến trễ, nên các cô đều ngủ thiếp đi. Nửa đêm có tiếng gơ cửa: “Ḱa, tân lang đến. Hăy ra đón chàng”.

Các cô liền thức giấc, sửa soạn đèn. Các cô khờ dại mới nói với các cô khôn ngoan rằng: “Xin các chị cho chúng em ít dầu, v́ đèn chúng em tắt rồi.” Mấy cô khôn ngoan trả lời: “E không đủ cho chúng em và các chị đâu. Các chị ra ngoài hàng mua th́ hơn”.

Họ vừa đi mua, th́ chàng rể tới. Những cô sẵn sàng cùng vào tiệc cưới với chàng, và cửa đóng lại. Một lúc sau, năm cô kia mới tới và gơ cửa: “Xin mở cửa cho chúng tôi vào với.” Nhưng có tiếng trả lời rằng ta không biết các cô là ai”.

Vậy các ngươi hăy tỉnh thức, v́ không biết ngày và giờ nào Con Người sẽ tới” (Mt 25:1-13).

Người Kitô hữu phải giữ cho ngọn đèn yêu mến của ḿnh được luôn cháy sáng, v́ theo Thánh Gioan Thánh Giá, trong lúc xế chiều của cuộc đời ta sẽ được xét xử theo t́nh yêu. Nhưng để ngọn đèn t́nh yêu đó cháy sáng được, ta cần phải có dầu. Vậy dầu của ngọn đèn yêu mến này là ǵ?

Trong đời sống Kitô hữu, dầu của ngọn đèn t́nh yêu là đức tin, là dầu thánh được xức trên trán ta khi lănh nhận bí tích Rửa Tội. Thánh Nữ Catarina Siena, Tiến Sĩ Hội Thánh th́ cho rằng đó là đức khiêm nhường. Nhờ sự ḥa trộn giữa đức tin, dầu Thanh Tẩy, và đức khiêm nhường sẽ đem lại những hoa trái tốt.

T́nh mến trọn hảo đ̣i hỏi đức tin vững mạnh, đời sống khiêm nhường, cũng như sự bền đỗ trong ơn thánh sủng mà Thiên Chúa đă ban cho ta khi lănh nhận bí tích Rửa Tội.

Nếu giờ chết đă được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, th́ dù ta có sợ hăi đôi chút v́ đức tin c̣n yếu kém, hoặc đời sống bị chao đảo do những cám dỗ và khuyết điểm, ta vẫn tin tưởng ra trước tôn nhan Thiên Chúa, v́ biết rằng Ngài không từ chối ta khi ta đă cố gắng kiếm t́m và thực hiện ư Ngài trong cuộc sống.

NGĂNG TRỞ ƠN CHẾT LÀNH

Đối với nhiều người, sự sợ hăi ghê gớm nhất khi nghĩ đến giờ chết, là không biết ḿnh sẽ chết như thế nào. Qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ, Đức Kitô đă cho biết rơ ràng về cái chết của mỗi người bằng cách căn cứ vào đời sống của người đó. Nhưng qua t́nh thương của Thiên Chúa, ta có thể tin tưởng rằng Ngài không muốn ai chết trong lúc ngọn đèn t́nh yêu của họ hết dầu. Ngoại trừ trường hợp giống như năm cô trinh nữ đă không giữ được đèn ḿnh cháy sáng.

Do đó, thái độ cẩn trọng của ta là phải giữ cho ngọn đèn t́nh yêu luôn cháy sáng, bằng việc chuẩn bị và lo lắng cho đèn luôn luôn có đủ dầu. Đây là hành động khôn ngoan của người t́m kiếm Thiên Chúa, một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Nhờ ánh sáng và sự soi dẫn của nó, ta biết t́m kiếm những giá trị thật của cuộc đời. Cuộc sống có giá trị được xây dựng trên sự kính mến Thiên Chúa, trên những hành động bác ái với anh chị em đồng loại, cũng như trên những việc làm tiết chế và tự chủ đối với tính t́nh hoặc xu hướng xấu.

Nhờ sống và hành động dưới sự hướng dẫn của đức khôn ngoan, ta sẽ có một tâm hồn b́nh an. Đức khôn ngoan giải thoát ta khỏi những băn khoăn lo lắng thái quá về cuộc sống. Nó cho biết ḿnh phải làm ǵ, và hành động tới đâu, rồi để phần c̣n lại trong sự tin tưởng và phó thác cho t́nh thương của Thiên Chúa. Nhưng để có ơn khôn ngoan cần thiết trong cuộc sống, ta phải cầu nguyện. Nhờ kinh nguyện và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, ta sẽ t́m được sự khôn ngoan chân thật, cũng là chính Thiên Chúa.

Tóm lại, trở ngại lớn nhất đối với ơn chết lành là không sống đạo một cách chân thành, hăng say và bền bỉ. Không tuân giữ những luật lệ cần thiết cho đời sống đức tin của người Kitô hữu. Trở ngại thứ hai là phủ nhận t́nh thương, và sự tha thứ của Thiên Chúa. 

ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG 

Cuộc hành tŕnh của mỗi Kitô hữu trên dương thế dài hay ngắn, lâu hay mau, tất cả đều được kết thúc bằng cái chết. Khi bước vào biên giới vĩnh cửu, con người phải bỏ lại tất cả những ǵ ḿnh có thuộc về thế giới vật chất. Sự tước đoạt trần trụi này chỉ cái chết mới có thể làm được. Ứng dụng ư nghĩa của sự chết vào cuộc sống và để chuẩn bị cho ḿnh một giờ chết tốt lành, sẽ giúp ta hăng hái và kiên tŕ sống đạo giữa muôn thách đố của cuộc đời.

- Trước hết, ta phải làm trọn bổn phận đă được Thiên Chúa trao phó. Đức Kitô, trong Bữa Tiệc Ly, đă cho ta thấy Ngài sẵn sàng trước cái chết v́ Ngài đă chu toàn Thánh Ư của Thiên Chúa Cha về Ngài: “Con đă tôn vinh Cha dưới đất. Con đă chu toàn công việc mà Cha đă trao phó cho con” (Jn 17:4). Là Kitô hữu, trong cuộc sống mỗi ngày trên dương thế, ta cũng phải lo hoàn tất Thánh Ư của Thiên Chúa. Hành động như vậy, như Đức Kitô, ta tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc đời của ḿnh.

- Ta phải chuẩn bị cho giờ chết của ḿnh bằng đời sống cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa. Nhờ kết hợp với Ngài qua tâm t́nh và đời sống cầu nguyện, ta sẽ được ngọn lửa t́nh yêu đốt nóng, như tác giả Thánh Vịnh đă thưa lên với Chúa: “V́ Ngài thân xác tôi hao ṃn và linh hồn tôi khao khát”.

- Ta chuẩn bị giờ chết bằng cách nhận thức như Thánh Ambrôsiô, cho rằng Thiên Chúa định liệu sự chết như một phương thuốc để chữa tội lỗi. Một thứ thuốc mà ta không nên sợ hăi, bởi v́ Vị Lương Y Tốt Lành đă cho toa đúng liều lượng v́ lợi ích của mỗi người.

Ư nghĩa từ bỏ ở đây là ta phải sẵn sàng để bất cứ lúc nào Thiên Chúa muốn, Ngài có thể đến để đón ta ra khỏi thế gian.

- Ta phải chuẩn bị giờ chết bằng cách suy ngắm về cái chết của Đức Kitô trên thánh giá. Ngài đă chết và sống lại cho ta. Do đó, ta cũng sẽ chết và sống lại cho Ngài. Nếu trong khi suy niệm về sự chết của Ngài ta sống với Ngài trong giờ chết của Ngài, Ngài và Đức Trinh Nữ Maria cũng sẽ ở bên ta trong giờ chết của ta.

Từ đó, ta hiểu tại sao Giáo Hội dậy ta phải cầu xin với Đức Trinh Nữ Maria để được Mẹ cầu bầu cho ta trong giờ chết: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. V́ Mẹ đă đứng dưới chân thập giá Đức Kitô, và đă chứng kiến cái chết đau đớn của Con Mẹ cho các linh hồn, nên hiểu rơ hơn ai hết giá trị cao quí của một linh hồn, cũng như tầm quan trọng của giây phút linh hồn đó giă từ trần gian để bước vào vĩnh cửu.

- Sau cùng, ta phải chuẩn bị giờ chết bằng cách sốt sắng tham dự các bí tích, nhất là Bí Tích Ḥa Giải.

Mỗi khi phạm một tội trọng, tức là ngọn đèn t́nh yêu của ta bị vụt tắt, và dầu kính mến bị đổ khỏi b́nh. Tâm t́nh và việc làm ḥa giải sẽ giúp ta có thêm dầu và thắp sáng lại ngọn đèn yêu mến.

Do đó, ta không những phải thống hối khi biết ḿnh phạm tội trọng qua Bí Tích Ḥa Giải, mà c̣n phải để tâm tu tỉnh mỗi ngày bằng t́nh mến để thanh tẩy tâm hồn cho thêm phần đẹp đẽ, như đổ thêm dầu vào đèn mặc dù đèn của ta chưa hẳn đă hết dầu.

Chúa Kitô đă đến qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Ngài đang đến qua các bí tích ta lănh nhận thường ngày trong Giáo Hội. Người sẽ đến để kêu gọi ta về với Ngài bằng cái chết của mỗi cá nhân, cũng như ngày thế mạt chung cho toàn thể nhân loại. Hăy chuẩn bị dâng tặng Ngài niềm vui do hành động sẵn sàng của ta. Đây là ư nghĩa từ bỏ trọn vẹn nhất của một Kitô hữu qua việc thực hành đức tin trong đời sống.

Mục Lục

 

Chi tiết hay

 

Phúc Âm
Gioan 6:37-40 

Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, v́ tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ư tôi, nhưng để làm theo ư Đấng đă sai tôi. Mà ư của Đấng đă sai tôi là tất cả những kẻ Người đă ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ư của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, th́ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết'.  

Chi Tiết Hay 

  • Đức Giêsu khẳng định rằng những ai tới với Người là món quà Chúa Cha trao tặng. Đây không phải là sự tiền định, Chúa không độc đoán chọn ai sẽ được cứu rỗi hoặc kết tội ai sẽ không được cứu rỗi. Chúa tạo dựng loài người có quyền tự do thật sự, có quyền chấp nhận hoặc khước từ Người. Ai cũng có thể tự do thừa nhận sự mạc khải của Chúa Kitô và đó là món quà không mất tiền mua, mà người cho không bao giờ đổi ư.
  • Thánh ư của Đức Giêsu cũng là của Chúa Cha biểu lộ sự vâng lời hoàn toàn và sự hiệp nhất 'Tôi và Chúa Cha là một' (Gioan 10:30).
  • Món quà sự sống đời đời qua sự sống lại ngày sau hết đă đánh đổ và diệt bỏ ư tưởng chết là cuối cùng của cuộc đời. Đây không phải là miễn khỏi chết, nhưng là một lời hứa cho một cuộc sống không c̣n sợ hăi, không c̣n bóng dáng và quyền lực của tử thần.

Một Điểm Chính 

Sự sống lại ngày sau hết biến cuộc sống của người tín hữu thành sự sống đời đời, trước cũng như sau khi chết. 

Suy Niệm

  1. Bạn hồi tưởng lại cuộc đời và sự chết của một người thân trong gia đ́nh hay một người bạn chí thân, đối với một Kitô hữu cuộc dời có ư nghĩa ǵ và sự chết có ư nghĩa ǵ ?
  2. Không ai có thể tránh khỏi cái chết và không ai sẽ tránh được sự chết. Bạn có sợ chết chăng ? Tại sao vậy ? Bạn sợ những ǵ ? So sánh những lo sợ của bạn với những âu lo của Đức Giêsu trong đời sống thường nhật của Người cũng như khi Người đương đầu với cái chết trên đường Thương Khó.

Đời sống vĩnh cửu là món quà Chúa cho tặng không, bạn phải làm ǵ để lănh nhận món quà cho đi mà không đ̣i lại này ?

Mục Lục

 

BIẾT CHẾT ĐỂ BIẾT SỐNG

 

Bảo Lộc

 

Trong đời sống của Đức Phật, người ta có kể lại mẩu chuyện này: Một hôm Đức Phật đang ngồi với các môn đệ, bỗng chốc có một vị thần hiện đến và bảo:

-         Người c̣n muốn sống đến bao lâu nữa?  Hăy xin một ngàn năm và một ngàn năm sẽ ban cho ngươi.

Đức Phật trả lời một cách ngượng nghịu:

-         Tôi chỉ xin 8 năm nữa thôi.

Khi vị thần biến đi rồi, các môn đệ buồn rầu trách Đức Phật:

-         Thưa thày, sao thày không xin cho sống thêm một ngàn năm nữa?  Thày thử nghĩ xem, thày sẽ giúp ích cho biết bao thế hệ nữa.

Đức Phật mỉm cười trả lời:

-         Nếu ta sống thêm một ngàn năm nữa, th́ ta sẽ chỉ lo lắng đến việc kéo dài đời sống ḿnh hơn là đi t́m sự khôn ngoan của cuộc sống.

 

************************************

Ai không sợ chết?

Ai trong chúng ta chẳng một lần nghe nói về sự chết?  Có điều là người ta thường không thích nghĩ về cái chết.  Nhiều người cho rằng không nói, không bàn về cái chết, th́ nó sẽ không xảy ra.  Chẳng hạn như nhà tỷ phú Mỹ William Randoph Hearst, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood trước thế chiến thứ hai, đă cấm các nhân viên của ḿnh nhắc đến từ ngữ 'chết' trước mặt ông.  Những ai lỡ miệng nói ra th́ bị đuổi việc.  Ông thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng đó!  Rồi cuối cùng Hearst cũng chết và để lại một toà lâu đài rộng lớn, bây giờ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở California.

 

Ngược lại, người Việt thời xưa có thói quen lo hậu sự cho ḿnh.  Tôi nhớ hồi bà ngoại tôi c̣n sống, bà luôn nói với tôi rằng 'sinh kư tử quy', sống là gửi thác là về.  Tuy bà ngoại tôi là một Phật tử, nhưng xem ra bà không thích thuyết luân hồi cho lắm, bà thích được 'về với tổ tiên' hơn là tái sinh vào cơi này cơi nọ.  Năm 65 tuổi bà đă bắt đầu chuẩn bị cho cái chết của ḿnh, mua đất nghĩa trang, chọn nhà quàn, lại c̣n viết trên giấy rành mạch những điều cần phải làm khi lo ma chay, từ việc mua quan tài cho đến nghi thức tẩm liệm tống táng.  Bà muốn mặc chiếc áo này, đeo ṿng ngọc kia, cầm cái quạt nọ.  Lại c̣n dặn bỏ vào quan tài cái này cái kia, như chuẩn bị hành lư cho một chuyến đi xa về gặp tổ tiên.  Coi vẻ bà chẳng sợ chết tí nào.  Bà cứ sống như thế thêm 20 năm nữa, vui vẻ b́nh an…và bà cũng đi cái rụp sau một cơn đột quỵ tim, hưởng thọ 86 tuổi.  Con cháu bàng hoàng bối rối, nhưng v́ bà ngoại tôi đă chuẩn bị tất cả, nên mọi việc xảy ra rất êm xuôi.

 

Chết rồi đi về đâu?

 

Đối với những kẻ không tin th́ chết là hết!  Là cái chung cuộc chẳng ai muốn đi tới.  Nếu thế th́ cái chết đáng sợ lắm, v́ nó chấm dứt tất cả những ước mơ của đời này. Cát bụi trở về cát bụi, không c̣n ǵ để đi tiếp.  

 

Trong đức tin Kitô giáo, chúng ta biết rằng chết không phải là hết.  Nó chỉ là khởi đầu của một hành tŕnh đi vào cơi thiên thu.  Sau cái chết tôi sẽ đi gặp gỡ Đấng Tạo Hoá, và tính sổ cuộc đời ḿnh.  Cùng đích của cuộc đời là được sống măi với Thiên Chúa.  Nếu tôi đă sống trong ân nghĩa của Ngài, th́ chuyến đi cũng giống như trở về nhà của ḿnh.  Sinh kư tử quy, tôi trở về nhà để sống với Thiên Chúa, Đấng dựng nên tôi. Danh từ b́nh dân gọi đây là Nước Thiên Đàng, nơi không c̣n nước mắt, chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên măn. 

 

Dầu vậy trong chuyến đi này, chúng ta cũng cần được thanh luyện, như vàng được thử trong lửa.  V́ trong cuộc sống, ít nhiều có lần tôi cũng đă không sống trong ân sủng của Ngài, tôi đă để những quyến luyến của thế giới này làm chủ trái tim tôi, đóng những lớp bụi trần trên con người thật của tôi.  Tôi sinh đến trong đời với hai bàn tay trắng, và khi ra đi, tôi cũng chẳng mang ǵ theo được ngoại trừ công phúc và tội lỗi.  Giai đoạn thanh tẩy này gọi là Luyện Tội, nơi chúng ta được tái tạo lại theo h́nh ảnh của Thiên Chúa.  'Lửa' luyện tội sẽ đốt cháy tất cả những lớp bụi bặm, sơn phết mà tôi đă tô vẽ cho ḿnh trong cuộc sống.

 

C̣n một thực tế khác là sự xa cách đời đời với Thiên Chúa, mà trong giáo lư gọi là Hoả Ngục. Nếu lúc c̣n sống, tôi đă chọn một lối sống đứng ngoài Thiên Chúa, một lối sống mà Ngài hoàn toàn không có ư nghĩa ǵ hoặc đóng một vai tṛ ǵ trong đó, th́ chẳng có lư do ǵ tôi lại đến gần Ngài sau khi chết. Bóng tối không thể sống chung với ánh sáng.  Cũng giống như người sống trong pḥng tối quá lâu th́ thấy khó chịu xốn xang khi phải ra ánh nắng, trong khi người b́nh thường khoẻ mạnh th́ thích đến cùng ánh sáng. Hiểu như thế, chúng ta thấy rơ Hoả Ngục là con đường ḿnh tự chọn, chẳng phải Thiên Chúa trách phạt tôi.

 

V́ chúng ta không thật sự biết những người thân yêu đă qua đời của ḿnh, lúc c̣n sống họ đă ngoan cố khước từ Thiên Chúa, hay họ đă lầm chẳng biết, nên chúng ta cần cầu nguyện cho họ.  Đó là ư nghĩa của ngày lễ các đẳng linh hồn chúng ta mừng kính hôm nay.  Cũng như ngày lễ các thánh, chúng ta nhớ đến những người đă khuất và bày tỏ sự hiệp thông với họ.  Khi c̣n sống họ đă ít nhiều mang những vết thương trong linh hồn v́ hậu quả của tội lỗi.  Giờ đây, chúng ta xin cho họ được Thiên Chúa giầu ḷng thương xót chữa lành các thương tích v́ tội lỗi, để họ trở thành những tạo vật mới, đi vào cơi bất diệt với Đấng Tạo Hoá từ nhân.

 

Trong mỗi thánh lễ chúng ta cầu nguyện cho những linh hồn của ông bà cha mẹ, thân nhân bạn hữu, và kể cả những linh hồn mồ côi được chóng hưởng thánh nhan Chúa, nhưng hôm nay chúng ta nhớ đến họ một cách đặc biệt, v́ đó cũng là số phận của phần lớn chúng ta.

 

Biết Chết Để Biết Sống

 

Nhớ đến người chết để cầu nguyện cho kẻ sống.  Có lần tôi đọc được đâu đó một câu: 'Hôm nay là ngày đầu tiên của những ngày c̣n lại của đời bạn.'  Lúc đó tôi chẳng quan tâm nhiều lắm! Ôi, đời c̣n dài mà, suy nghĩ chi cho mệt!  Nhưng càng ngày tôi càng ư thức được điều này.  Ai mà chẳng một lần phải chết th́ tại sao ḿnh không để ư đến làm sao để sống cho trọn vẹn nhỉ?

 

Trong sách Linh Thao, thánh I-nhă Loyola khuyên ta nên tưởng tượng ḿnh trong giờ phút hấp hối, nh́n lại cuộc đời ḿnh, và lượng giá mọi quyết định của đời ḿnh theo nhăn quan đó.  Có lẽ khi nh́n từ nhăn quan của một người sắp chết, chúng ta sẽ thấy rơ hơn những điều ǵ thật sự quan trọng và cần thiết cho cuộc đời ḿnh.  Những ǵ hào nhoáng giả dối sẽ bộc lộ. 

 

Nhưng cuộc thanh luyện không nhất thiết phải bắt đầu lúc hấp hối hoặc sau khi chết.  Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Những đau khổ mà tôi đang gánh chịu, phải chăng cũng là một thứ luyện tội ngay tại thế gian này?  Ai từng bị bệnh nan y đều có cảm nghiệm này.  Từ lúc khám phá ra họ có tên trong sổ đen của thần Chết, nhất là sau khi bị bác sĩ nhà thương 'chê', cách nh́n của họ về cuộc sống thay đổi rất nhiều. 

 

Ai mà chẳng phải chết, nhưng liệu chúng ta muốn chết trong thanh thản an b́nh, hay chết trong sợ hăi, dằn vặt, nuối tiếc.  Phải chăng những người dám đối diện với cái chết th́ biết cách sống?  Có lẽ muốn sống tốt hơn, phải hiểu cái chết.  Nhưng xin chúng ta đừng để quá muộn, v́ có những điều muốn sửa lại cũng chẳng được, v́ sẽ chẳng c̣n thời gian.

 

************************************

 

 Lạy Chúa,

Đứng trước cái chết, con cũng run sợ như ai

V́ con chưa thấy sẵn sàng để gặp Chúa.

Cả cuộc đời con, con đă lo toan rất nhiều,

Nhưng điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ ấy

Th́ con lại chưa làm ǵ cả.

Con thật dại khờ khi nghĩ rằng con sẽ có đủ thời gian,

Con sẽ làm được điều đó bất cứ lúc nào con muốn.

Nhưng sự thật là con chưa bao giờ tự làm chủ được sự sống của ḿnh

Làm sao con lại dám cho ḿnh cái quyền làm chủ được sự chết?

Ngày nào đó con đến trước mặt Chúa

Không biết Chúa có nhận ra con hay không,

Hay là Chúa bảo 'đi cho khuất mắt Ta, hỡi phường gian ác'

 

Lạy Chúa là Chúa Tạo Vật,

Con xin Chúa sự khôn ngoan

Để sống trọn vẹn giây phút hiện tại

Trong ân nghĩa của Chúa

Để rồi ngày nào đó con đi gặp Chúa,

Sẽ không như hai người xa lạ

Nhưng là hai người rất thân quen.

Lúc đó, Chúa sẽ gọi con bằng tên rất tŕu mến

Và giang đôi tay đón con vào ḷng.  Amen!

 

Mục Lục

 

 

 

KHÔNG CÓ ĐAU KHỔ, KHÔNG CÓ T̀NH YÊU

(No suffering, no love)

CVK Nguyễn-Thế-Bài

 

Hơn mười ngày qua, kể từ khi người Nữ tu gần trọn 100 tuổi Emmanuelle trút hơi thở cuối cùng, toàn thể nước Pháp tục hoá hàng đầu Châu Âu bỗng như lên cơn sốt và bừng tỉnh. Không kể những lời ca tụng, niềm vui mừng và hănh diện của tín hữu Công giáo các cấp, mà các quan chức nhà nước cũng không tiếc lời khen ngợi và tôn vinh người nữ tu nầy: Tổng thống Pháp có lẽ hănh diện lắm, v́ ông đă kịp tôn vinh Soeur Emmanuelle bằng việc trao tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh cao qúy của nước Pháp cho vị nữ tu nầy ngay đầu năm nay. Giới truyền thông không ngớt đưa ra những bài viết, những h́nh ảnh đẹp đẽ đề cao tấm ḷng nhân ái của vị nữ tu. Và chắc chắn gương nhân đức bác ái của Soeur Emmanuele sẽ dẫn nhiều tâm hồn trở về với Chúa.  

Cách nay hơn 11 năm, ngày 05.09.1997, một nữ tu vĩ đại cũng gĩa từ dương gian để về bên Chúa, một nữ tu có đôi bàn tay to bè, dáng người thô lùn xấu xí, đă khiến cho cả thế giới kính nể, đến nỗi các vua chúa, nguyên thủ quốc gia hănh diện khi được gặp và nắm bàn tay người nữ tu gốc Albanie nầy. Người ta gọi Ngài là Mẹ Chân Phước Têrêxa Calcutta. Chúa thưởng công nữ tỳ của Người. Hội Thánh tôn vinh con cái của ḿnh. Thế giới cũng ca ngợi và trao cho Mẹ rất nhiều những danh hiệu, những phần thưởng cao quư nhất, như là Giải Nobel Hoà B́nh 1979, trong khi Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc gọi Mẹ là “người phụ nữ quyền lực nhất thế giới”. 

Kết thúc cuộc đời của hai vị nữ tu như hai dấu ấn Chúa đóng vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, để minh chứng về việc tuân giữ hai giới răn mà phụng vụ tuần qua mới đưa ra cho tín hữu suy gẫm và thực hành, nhất là sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về “Lời Chúa trong Đời Sống và trong Sứ Mệnh Giáo Hội”: Yêu Chúa và Yêu anh em. Nhưng đặc biệt hơn hết, ấy là những đau khổ, thử thách triền miên trong suốt cuộc đời tận hiến mà hai nữ tu đă trải qua. Cả hai Vị đều rên siết quằn quại v́ những “cái dằm” cách đây hai ngàn năm đă ghim vào da thịt Thánh Phaolô (x. 2 Cor 12,7), nay đâm thẳng và ghim sâu trong cả trái tim và thân xác các Ngài. Trong khi Mẹ chân phước Têrêxa Calcutta gây ra không ít tranh căi v́ những lời thú nhận của Mẹ về bóng tối dày đặc thử thách Mẹ suốt cuộc sống, mà thoạt nh́n bề ngoài, nh́n nụ cười rạng rỡ của Mẹ nổ tươi suốt ngày, ai cũng tưởng là ngập tràn an b́nh hạnh phúc. Không ai biết Mẹ đă bị dày ṿ đau khổ đến mức nào, những lúc Mẹ hồ nghi cả sự hiện diện và t́nh thương của Chúa. C̣n Soeur “Têrêxa Calcutta của nước Pháp” – theo như cách gọi đầy hănh diện và tríu mến của dân Pháp dành cho người nữ tu vừa qua đời rạng ngày 20.10.2008 ở tuổi 99 – cũng làm nhiều người bị “sốc” khi Soeur viết lại rằng cám dỗ xác thịt đeo đẳng Soeur suốt đời, dù khi thân thể đă già nua héo hon, khiến Soeur vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ. Hai Vị nữ tu nỗi tiếng nầy không chỉ chạy đến Thánh Thể và chuỗi Mân Côi để chống lại những cám dỗ Chúa cho phép Xa-tan gây ra cho các Ngài, mà c̣n và chủ yếu là đem”hết ḷng, hết tinh thần, hết sức lực” ra phục vụ Chúa qua anh em bần cùng, tật bệnh, bất hạnh. No suffering, no love. Không có đau khổ, không có t́nh yêu: Đó là khẳng định của Đức Thánh Cha Biển- Đức trong cuộc hành hương đến Lộ- Đức vừa qua. Trên dương thế, trong luyện ngục, nơi đâu có t́nh yêu, c̣n t́nh yêu, th́ nơi đó c̣n đau khổ, phải đau khổ. Chỉ có hoả ngục là không c̣n t́nh yêu, cho nên chỉ c̣n h́nh phạt, thù hận muôn đời. Luyện ngục không bao giờ chỉ được hiểu là h́nh phạt Chúa bắt các linh hồn chưa được thanh luyện, phải bị giam giữ và “thanh toán” cho bằng hết món nợ ân t́nh, mà bằng cách nầy hay cách khác, họ đă chối từ, ơ hờ hoặc cả quên sót không chu toàn khi c̣n sống ở dương trần: T́nh yêu đáp đền t́nh yêu. Luyện ngục, v́ thế, là nơi các linh hồn tự nguyện vào, để nhờ “sức nóng với lửa hồng” tôi luyện và thanh luyện t́nh yêu của họ, cho đến khi nào giũ hết mọi “tạp chất” để c̣n lại nguyên tuyền vàng ṛng tinh khiết. Khi ấy – và chỉ khi ấy - với t́nh yêu trọn vẹn cho Chúa, không c̣n vấn vương bất cứ tục lụy nào nữa, các linh hồn sẽ vui  mừng và hết hổ thẹn đến tŕnh diện trước Nhan Chúa. Luyện ngục - Hội Thánh Đau Khổ - là nơi chứng minh rơ ràng nhất cho lời nói của Đức Giáo Tông. Hăy cùng lắng nghe lời bộc bạch tâm sự thật nghiêm túc và  đầy “triết lư” của một blogger tuổi teen, tuổi mà người ta thường cho là “ăn chưa no, lo chưa tới”, nông cạn hời hợt, ham vui, nhố nhăng, nhất là ở thời đại nầy, trên đất nước nầy:  

“Có một con đường, tuy có vất vả nhưng vô cùng bát ngát, mênh mông là hướng về Ngài, Thượng Đế, t́nh yêu trọn hảo để đem những khổ đau của ḿnh ḥa vào biển rộng yêu thương ấy. Nếu t́nh yêu có gây đau khổ th́ biến đau khổ thành sáng tạo để rồi tiếp tục yêu. Chỉ có t́nh yêu tuyệt hảo là không nhuốm màu đau khổ. Đau khổ của t́nh yêu đến từ yếu đuối và lầm lẫn. Bởi vậy, chỉ có t́nh yêu không lầm lẫn và yếu đuối của Thượng Đế mới trọn vẹn vô biên. V́ yêu mà tôi đau khổ th́ có thể v́ đau khổ mà tôi biết yêu thương?” (9X VN).  

Con đường thập giá Chúa Giêsu đă đi, con đường duy nhất mà Chúa không chọn, mà buộc phải đi qua, trải qua với ở tận cuối, - cũng là tận cùng đau khổ - là cái chết tức tuởi trên Thánh Giá, sau khi sợ hăi đến đổ mồ hôi máu và đă từng  có ư tránh né chối từ, bởi v́ ngoài đau khổ tận cùng, chẳng c̣n con đường nào khác để chứng minh t́nh yêu vô biên của Chúa Cha và của Người đối với nhân thế tội t́nh. T́nh yêu đích thực chỉ có thể chứng minh được bằng đau khổ. No suffering, no love. “Truyền thuyết kể rằng có một con chim chỉ hót duy nhất một lần trong đời, nhưng tiếng hót đó hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi t́m bụi mận gai và t́m cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của ḿnh và lao ngực vào chiếc gai dài và nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy làm cả hoạ mi và sơn ca phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai đó là bài ca phải đổi bằng cả tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian phải lặng đi và lắng nghe, và chính thượng đế trên thiên đàng cũng mỉn cười. Bởi v́ tất cả những ǵ tốt đẹp nhất – tinh yêu - chỉ có thể có được khi ta phải trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại...”(Tiếng chim hót trong bụi mận gai - McCullough) [Tên khác: Những con chim ẩn ḿnh chờ chết]

 

 “Làm sao cắt nghĩa được t́nh yêu?” (Xuân Diệu). Một bạn tuổi teen Tây Phương có “nickname” là KissandTell, khi nghe Đức Thánh Cha nói như trên, đă mau mắn đáp lời trên blog đáp lại: “Vâng và Amen, thưa Đức Thánh Cha! Ở đâu có t́nh yêu đích thực, ở đó có khổ đau. Ồ, sức mạnh t́nh yêu không có phân biệt, không có giới hạn tận cùng nào.” Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.. Đức mến không bao giờ mất được “(I Cor 13,7 – 8 a). Tận cùng đau khổ là cái chết. Tận cùng đau khổ là t́nh yêu. Bằng đau khổ, và chỉ duy nhất bằng đau khổ, con người mới chứng minh được t́nh yêu đối với Chúa và đồng loại. Do cuộc sống vướng nhiều lầm lỗi khiến cho t́nh yêu ấy ít nhiều bị lu mờ, mang nhiều t́ vết, th́ luyện ngục như một nơi tĩnh tâm, sẽ giúp chúng ta thanh luyện linh hồn với ḷng tri ân vô hạn, với niềm hy vọng vô hạn, chờ ngày đủ xứng đáng để về bên Chúa. Chúa là T́nh Yêu. Con người đến với Chúa không thể c̣n đa mang ǵ khác ngoài t́nh yêu.

 

Soeur Emmanuelle đă mở đầu Di Chúc Thiêng Liêng : “T́nh yêu mạnh hơn sự chết”.

 

Mục Lục

 

 

CHỐN LUYỆN H̀NH

Hai Tê Miệt Vườn , ofm

Các linh hồn ở nơi luyện tội,

Từng phút giây mong đợi thiên đàng.

Ngơ hầu chiêm ngắm thánh nhan,

Của Cha Từ Ái ḷng tràn niềm vui.

 

Từ đây hết nếm mùi đau khổ,

Bởi gặp Chúa là chỗ tựa nương.

Chính Ngài mạch suối yêu thương,

Hằng luôn tưới gội cho muôn người phàm.

 

Chốn Thiên Quốc đầy tràn sự thiện,

Khi thời gian thanh luyện đă qua.

Từ nay có mặt trong nhà,

Muôn đời được sống bên Cha Nhân Lành.

 

 “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, th́ dù đă chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25-26)

 

Lễ cầu cho các tín hữu đă qua đời.

02/11/2008.

 

Mục Lục

 

 

Hưởng Nhan Thánh Chúa xum vầy thiên thu.

MATTHEU VŨ


                Thu đến lá vàng rơi lả tả.
                Mưa đầu mùa rỉ rả đêm thâu.
                   Nhắc ta sốt sáng nguyện cầu.
             Cầu cho các đẳng qua mau luyện h́nh.
                Lễ Các Đẳng chính ḿnh phải nhớ.
                Ai cũng qua kiếp đó mà thôi.
                   Nếu khi từ giă cơi đời.
             Linh hồn nhơ nhớp một thời xấu xa.
                Ngày tháng hết tội ta gánhchịu.
                Rửa cho sạch nơi chốn luyện h́nh.
                    Chúa là Đấng rất công minh.
             Chờ ngày tinh luyện ,Thiên đ́nh phúc vui.
                Con cháu sống ở nơi trần thế.
                Hăy ra tay cứu tế mẹ cha.
                   Tổ tiên nội ngoại ông bà.
             Anh chi em bè bạn kẻ xa người gần.
                Có nhiều cách chung phần hiệu nghiệm.
                Giúp các hồn qua biển khóc than.
                   Xin Lễ,cầu nguyện siêng năng.
             Làm phúc,bố thí,viếng thăm ngục tù.
                Suốt cả ngày cho dù vất vả.
                Nhớ ăn chay giúp kẻ khó nghèo.
                   Bớt ra một chút tien tiêu
             Giúp người túng thiếu thêm điều an vui.
                 Kinh Mân côi nhớ lời Mẹ dạy
                 Cùng với Mẹtrông cậy Chúa trên.
                    Dâng Lễ phải nhớ ưu tiên
            Xin cho các đẳng chóng lên Thiên đàng.
                Cầu nguyện là nâng hồn lên Chúa
                Xin dủ thương các đẳng linh hồn.
                    Mau mau khỏi chốn luyện h́nh.
            Được về quê thật phúc vinh muôn đời.
                Giúp các đẳng thoát nơi than khóc
                Là giúp ḿnh trong lúc sau này.
                    Thời giờ mau tựa tên bay.
            Hưởng Nhan Thánh Chúa xum vầy thiên thu...
 

Mục Lục