CHÚA NHẬT
II MÙA VỌNG
BÀI ĐỌC I: Is 40:1-5, 9-11
“Hăy dọn đường Chúa”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa
ngươi phán: “Hỡi dân Ta, hăy an tâm, hăy an tâm. Hăy nói với Giêrusalem, và kêu
gọi rằng: Thời nô lệ đă chấm dứt, tội lỗi đă được ân xá, Chúa đă ban ơn nhiều
gấp hai lần tội lỗi. Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hăy dọn đường Chúa,
hăy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng, hăy lấp mọi hố sau
và hăy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo, hăy làm cho ngay thẳng, con đường
gồ ghề, hăy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy
vinh quang Thiên Chúa, v́ Ngài đă phán: Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion,
hăy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hăy mạnh dạn
cất tiếng. Hăy cất tiếng cao đừng sợ, hăy nói cho các dân thành thuộc chi họ
Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến
trong quyền lực, cánh tay Người sẽ thống trị. Người theo những phần thưởng chiến
thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đồn chiên Người như
mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lịng, và nhẹ tay dẵn
dắt những chiên mẹ”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đồn thưa)
Lạy Chúa, xin tỏ lịng từ bi Chúa cho
chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi.
1.
Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán
bảo điều chi, chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự b́nh an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần
đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong Đất Nước chúng
tôi.
2.
Lịng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau,
đức công minh và sự b́nh an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở
ra và đức công minh tự trời nh́n xuống.
3.
Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và
Đất Nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa,
và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
BÀI ĐỌC II: 2 Pet 3:8-14
“Chúng ta mong đợi trời mới đất mới”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh
em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa
như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời
hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng v́ anh em, Người hành động nhẫn
nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối. Ngày
của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những
tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công tŕnh
kiến tạo đều bị thiêu hủy. V́ mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống
thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến,
ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo
lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lư sẽ ngự trị.
Lời của Chúa
(Xin mời Cộng
đồn đứng)
Alleluia, alleluia. — Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường
Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 1:1-8
“Hăy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khởi
đầu Phúc âm của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép
rằng: Đây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi.
Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho
ngay thẳng. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối
cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với Người, thú tội và
chịu phép rửa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng
dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Đấng đến
sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần
tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, c̣n Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa
Thánh Thần”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
ĐỨC HỒNG Y CRESCENZIO SEPE, TỔNG TRƯỞNG BỘ PHÚC
ÂM HÓA CÁC DÂN TỘC: BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM B, TẠI TRUNG
TÂM VĂN HÓA CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN SÀIG̉N 04.12.2005 "HÃY DỌN DƯỜNG
CHO CHÚA"
(Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8)
Anh Chị Em thân mến trong Chúa Giêsu Kitô,
I.
Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật II Mùa Vọng mời gọi chúng ta dọn đường
cho Chúa và đề nghị chúng ta suy gẫm về Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô
của Chúa Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả là người mà Chúa Giêsu đã nói: "Cho
đến thời ông Gioan, thì có Luật và các ngôn sứ, còn từ thời đó, thì
Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo, và ai cũng dùng sức mạnh mà
vào" (Lc 16,16). Gioan cũng là người đã được nhắc đến trong lời
sấm của ngôn sứ Isaia: "Có tiếng người hô trong sa mạc: "hãy dọn
sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi" (Mt
3,3). Gioan đã được gọi làm Tiền Hô cho Đấng Mêsia ngay từ khi còn ở
trong bụng mẹ. Việc loan báo việc ông sinh ra đã khiến nhiều người
phải ngạc nhiên: cha ông là Dacaria đã bị câm vì đã không tin lời của
sứ thần Thiên Chúa. "Láng giếng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự
việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđa" (Lc 1. 65).
Gioan Tẩy Giả đã thực thi ơn gọi làm Tiền Hô
trong việc chuẩn bị một cách hết sức thầm lặng. Trước hết, ông lui
vào trong hoang địa để chuyên tâm cầu nguyện, hãm mình và sám hối. "Ông
Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong rừng."
(Mc 1,6). Chúng ta biết rằng hoang địa biểu trưng cho sự từ bỏ hoàn
toàn tất cả những gì bao vây con người, tất cả những gì không phải
là Thiên Chúa. Hoang địa cũng là nơi mà con người không thấy gì khác
ngoài sự yếu hèn, nhỏ bé, giới hạn, bất lực của mình trước sự cao
cả của thiên nhiên và của Đấng Tạo Dựng. Chính trong hoang địa mà
Gioan Tẩy Giả nâng hồn lên tới Chúa và sống trong sự hiệp thông thân
mật với Người để nhận lấy sức mạnh và để tận hiến cho con người sau
này. Chỉ sau một thời gian chuẩn bị kỹ càng như vậy Gioan Tẩy Giả
mới công bố Phép Rửa sám hối để được tha tội.
Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi đám đông đến với
ngài là hãy dọn đường cho Chúa. Chính Gioan đã làm gương đi đầu. Bằng
chứ́ng tá sống động của mình, Gioan Tẩy Giả dạy chúng ta rằng những
ồn ào của lễ lạc, cuộc sống xa hoa, tiện nghi không phải là nơi lý
tưởng của việc loan báo Thiên Chúa; Cũng không phải là nơi lý tưởng để
lắng nghe tiếng mời gọi sám hối và trở lại. Sống trong cảnh nghèo,
Gioan Tẩy Giả giúp chúng ta hiểu rằng "chứng tá Kitô đích thực là
hết sức cần thiết cho ngày hôm nay, vì con người thời nay tin các
chứng nhân hơn là các thầy dạy" (Tông huấn Giáo hội tại Á Châu,
42). Bằng đời sống khắc khổ, Gioan Tẩy Giả cũng giúp chúng ta hiểu
rằng chính chứng tá của đời sống Kitô đích thực - là đời sống hoàn
toàn giao mình cho Thiên Chúa trong sự hiệp thông không gì có thể làm
đứt đoạn và đồng thời cũng là đời sống hiến dâng cho con người với
lòng nhiệt thành vô hạn - là phương cách đầu tiên của Công cuộc Phúc
âm hóa (x. Loan báo Tin Mừng, 41). Vì chứng tá của Gioan Tẩy Giả là
chứng tá khả tín và ăn khớp nên "mọi người từ khắp miền Giuđa và
thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm phép rửa cho
họ trong sông Giođan" (Mc 1,5).
II.
Khi chiêm ngắm sứ vụ Tiền Hô của Gioan Tẩy Giả, chúng ta biết rằng
Gioan Tẩy Giả đã sống sứ vụ của ông một cách sâu sắ́c đến hy sinh cả
mạng sống. Ông nhìn nhận mình chỉ là một "tiếng kêu" trong hoang địa
để dọn đường cho Đấng Mêsia sẽ đến sau nhưng mạnh mẽ và cao trọng hơn
ông rất nhiều đến độ ông "không xứng để cởi dép cho Người". Tất
cả cuộc sống và sứ mạng của Gioan là dành riêng cho Đấng Mêsia. "Người
phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi" Gioan đã nói thế. Chúa Giêsu
càng ngày càng xuất hiện thì Gioan càng ngày càng tự nguyện biến đi.
Dựa vào chỉ dẫn của ông, những môn đệ tốt nhất của Gioan đã đi theo
Chúa Giêsu. Đó chính là sứ vụ, là cách sống và là con người của
Gioan Tẩy Giả. Đó cũng là sứ vụ, cách sống và con người của chúng
ta: "Tất cả cho Chúa!"
Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta có bổn phận chỉ cho người khác biết
Chúa Giêsu, chuẩn bị người khác để họ đi theo Chúa. Đó là cốt yếu
của việc tông đồ mà chúng ta phải thực hiện trong cuộc sống đời
thường: biểu lộ Chúa Giêsu cho bạn bè, cho người láng giềng. Điều quan
trọng là Chúa Giêsu được nhận ra và đón rước là "Đường, Sự Thật
và Sự Sống". Đức Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Nữ Tỳ của Thiên Chúa,
chỉ cho chúng ta Con của Mẹ: "Người bảo gì các anh cứ việc làm
theo" (Ga 2,5), có nghĩa là anh chị em hãy đón rước Chúa Giêsu, hãy
vâng lời Chúa Giêsu, hãy tuân giữ các giới răn của Người, hãy tin
tưởng nơi Người. Người là phương án duy nhất của một cuộc sống thật
sự thành công và hạnh phúc. Người cũng là nguồn mạch duy nhất về ý
nghĩa cuộc đời của chúng ta (x. Đức Gioan Phaolô II, Đại hội Giới Trẻ
thế giới lần III, Cử hành giáo phận, ngày 27.3.1988).
Tất cả chúng ta đều được mời làm sứ giả của
Chúa, làm người loan báo Chúa Kitô. Chúng ta được mời làm chứng, bằng
lời nói và đời sống của chúng ta, cho một Chúa Kitô tốt lành, khiêm
nhường, nghèo khó, nhân từ; một Chúa Kitô đã đến trần gian để thực
thi Ý Cha, vâng lời Cha cho đến chết, chết trên cậy thập giá; một Chúa
Kitô làm người và nhập thể vào thế giới, hoàn toàn nên giống mọi
người trừ tội lỗi; một Chúa Kitô đến để hầu hạ chứ không phải để
được hầu hạ; một Chúa Kitô bỏ 99 con chiên trong giàn để đi tìm một
con chiên lạc; một Chúa Kitô gần gũi với những người thu thuế và tội
lỗi để rao giảng Tin Mừng cho họ và đem họ trở về với Phúc Âm; một
Chúa Kitô không lên án nhưng thứ tha và mời gọi tội nhân đừng phạm tội
nữa. Nhưng trước hết, trước tất cả những điều tôi vừa trình bày,
chúng ta đã chẳng phải tìm biết Chúa Kitô, yêu mến Người, noi gương
bắt chước Người, sống với Người một Cuộc Sống Ba Ngôi nơi Người và
cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi hoàn thành trong
Giêrusalem thiên quốc sao? (x. Bước vào Thiên Niên Kỷ Mới, 29).
III.
Trong Mùa Vọng chúng ta được mời gọi san phẳng đường lối cho
Chúa, nghĩa là dẹp tan lòng kiêu ngạo, sự chia rẽ, hận thù,
bất hòa, giận dữ của chúng ta; là xóa bỏ ranh giới Bắc-Nam còn tồn
tại trong não trạng của nhiều người trong chúng ta; cũng có nghĩa là
tinh luyện tâm hồn chúng ta; là chiến đấu cho công lý, hòa bình, bác
ái, cho tình huynh đệ và liên đới; là từ khước Satan, tội lỗi và tất
cả những gì đưa chúng ta đến tội lỗi; là sống thánh thiện nơi thân
xác và tâm hồn (1 Cr 7,34); cuối cùng là "sống thánh thiện trong
cách ăn nết ở để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời
Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh" ( 1 Pr
1,15-16). Trong khi chờ đợi Chúa đến, Thánh Phêrô, trong đoạn thư mà
chúng ta vừa nghe, kêu gọi chúng ta hãy làm tất cả để Chúa Kitô thấy
chúng ta "tinh tuyền và không có chi đáng trách" ( 2 Pr 3,14). Đó
là sự thánh thiện mà Đức Gioan Phaolô đệ II đáng kính nhớ coi là một
cấp bách mục vụ trong thời đại chúng ta và ngài đã đề nghị làm ưu
tiên số một về mục vụ của Thiên Niên Kỷ thứ III này (Bước vào Thiên
Niên Kỷ mới, 30).
Chúng ta không những là những Tiền Hô mà còn
là những Chứng Nhân của Chúa Kitô nữa. Nhờ ơn Phép Rửa chúng ta đã
nhận được vinh dự và trách nhiệm làm chứng niềm tin vào Chúa Giêsu
Kitô, bằng lời nói và việc làm. Thử hỏi chúng ta làm chứng Đức Tin
Kitô của chúng ta như thế nào giữa các bạn đồng nghiệp, trong gia đình,
nơi trường học và trong khu vực sinh sống? Thử hỏi chúng ta có đủ sức
mạnh để thuyết phục được những người chưa tin Chúa không? thuyết phục
được những người không yêu mến Chúa và những người có ý tưởng sai
lạc về Người không? Đời sống của chúng ta có là chứng cứ hoặc ít ra
là một dấu chỉ ủng hộ hay có lợi cho Chân Lý của Đạo Chúa Kitô không?
Hội Thánh ở Việt Nam đã từng rất hãnh diện được xếp hàng thứ nhì
sau Philippines về tỷ lệ người Công giáo, có còn giữ được chỗ đứng
ấy không hay đã nhường chỗ ấy cho Giáo hội nào khác trong vùng? Tiền
Hô và Chứng Nhân, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm chứng và
chỉ đường cho người khác đến với Chúa Giêsu. "Trách nhiệm của
chúng ta rất nặng nề, bởi vì là chứng nhân của Chúa Kitô trước hết
đòi chúng ta phải có một tác phong tương xứng với giáo lý của Người,
tiếp đến đòi chúng ta phải chiến đấu để cách ăn nết ở của chúng ta
làm người ta nhớ đến Chúa Giêsu và gợi lên hình ảnh rất dễ thương
của Người. Cách sống của chúng ta phải làm sao đó để những người
khác có thể nói: người đó đúng là một Kitô hữu, bởi vì ông/anh ta,
bà/chị ta không ghen ghét, biết cảm thông, không bị lôi kéo bởi lòng
nhiệt thành thái quá, làm chủ các bản năng của mình; vì ông/anh ta, bà/chị
ta hy sinh chính bản thân và thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và yêu
thương người khác" (J. Escriva, E' Gesù che passa, 122).
Bây giờ chúng ta hãy chuẩn bị đón rước Chúa
vì Người sẽ đến trên bàn thờ này và trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta
hãy nguyện cầu Mẹ Maria, Mẹ các Kitô hữu, Mẹ chúng ta, để xin Mẹ dạy
chúng ta biết phải chuẩn bị như thế nào cho xứng đáng đón rước Con
Mẹ và xin Mẹ chỉ cho chúng ta biết chúng ta phải chỉ cho người khác
như thế nào để họ nhận biết Đấng Mêsia, Đấng Cứu Độ nhân loại. Amen.
+ HỒNG Y CRESCENZIO SEPE
Người dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Tại Sao người ta lại có thể nghe
thấy được “một tiếng vang trong sa mạc” hoang vắng?
Nếu Mùa Vọng có 4 tuần,
tượng trưng cho 4000 năm loài người mong đợi Đấng Cứu Thế, Vị được Thiên Chúa
hứa hẹn ngay sau biến cố nguyên tội (x Gen 3:15), bao giờ cũng được mở đầu bằng
việc Giáo Hội kêu gọi “tỉnh thức” đợi chờ Đấng Cứu Thế đến hay Chúa Kitô giáng
sinh ở Chúa Nhật thứ nhất, và kết thúc Mùa Vọng ở Chúa Nhật thứ bốn bằng biến cố
trực tiếp liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế (Năm A: biến cố báo mộng cho Thánh
Giuse về việc Mẹ đă được thụ thai bởi Thánh Thần; Năm B: biến cố truyền tin Mẹ
thụ thai Lời Nhập Thể; Năm C: biến cố Mẹ mang Lời Nhập Thể viếng thăm mẹ con
Gioan Tẩy Giả), th́ ở hai Chúa Nhật giữa, Chúa Nhật 2 và 3 của Mùa Vọng, Giáo
Hội đă cho thấy vai tṛ Tiền Hô dọn đường của Thánh Gioan Tẩy Giả cho một Đấng
Đến Sau ngài.
Trong bài Phúc Âm Chúa
Nhật Thứ Hai Mùa Vọng Năm B tuần này, Thánh Kư Marcô, và chỉ có vị thánh kư này,
đă bắt đầu Phúc Âm của ḿnh bằng việc xuất hiện của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Theo
Thánh Marcô, việc xuất hiện của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này hoàn toàn ứng nghiệm
lời tiên tri Isai, nghĩa là vị tiền hô này đă được báo trước từ trong Cựu Ước.
Đây là một trong những yếu tố làm cho Thánh Gioan Tẩy Giả trở thành một con
người cao trọng nhất trong những người được nữ giới sinh ra (x Mt 11:11). Bởi v́,
ngoại trừ Đức Kitô Thiên Sai là nhân vật chính được các tiên tri hướng về, mong
đợi và báo trước, c̣n ngoài ra, chỉ có Mẹ Maria (x Gen 3:15; Is 7:14 v.v.) và Vị
Tiền Hô này mới được cái vinh hạnh như vậy mà thôi, nghĩa là mới được cái vinh
hạnh gắn liền với dự án cứu độ, với Đấng Cứu Thế, ngay từ đời đời, một dự án
Thần Linh đă được Thiên Chúa mạc khải cho biết trong Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do
Thái. Theo lời tiên tri của ngôn sứ Isaia mở đầu chung Phúc Âm Thánh Marcô cũng
như riêng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần này th́ Gioan Tẩy Giả đóng vai tṛ là
một vị “sứ giả”, với sứ mạng “dọn đường”, như là “một tiếng kêu trong sa mạc”,
tiếng kêu “hăy dọn đường lối ngay thẳng cho Chúa”.
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
thực sự đă đóng đúng vai tṛ là “một tiếng kêu trong sa mạc” của ḿnh. Trước hết
v́ thánh nhân ở trong sa mạc, xuất hiện trong sa mạc và thực hiện sứ mạng của
ḿnh trong sa mạc. Sở dĩ thánh nhân là “một tiếng kêu” v́ thánh nhân “dọn đường”
cho Lời Thiên Chúa là Đấng Đến Sau ḿnh. Tức thánh nhân là h́nh ảnh lờ mờ của
Đấng Đến Sau, là “tiếng” vang ra của Lời sắp xuất hiện. Chính v́ “tiếng” Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả trung thực âm vang Lời Nhập Thể mà, cho dù “vang”, vang “trong sa
mạc” là nơi hoang vắng, vang ở một nơi không có người nào, nơi khó nghe thấy
nhất, vẫn có một âm vang dữ dội, đến nỗi, theo bài Phúc Âm cho biết, “tất cả
miền Giuđêa và dân chúng ở Giêrusalem kéo đến với ngài rất đông”. Để làm ǵ?
Phúc Âm ghi nhận: “Họ được ngài rửa cho ở sông Dược-Đăng khi họ thú nhận tội lỗi
của họ”. Như thế, một khi dân chúng nghe thấy “tiếng vang” này, “một tiếng vang
trong sa mạc” hoang vu như thế, tức là dấu chứng tỏ Lời thực sự đă đến rồi, Đấng
Đến Sau Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này đă đến rồi, ở chỗ Người đă làm cho dân
chúng nghe được “tiếng vang” của Người nơi bản thân Tiền Hô Gioan Tẩy Giả.
Vậy làm thế nào dân
chúng lại “đông đảo” kéo đến với Tiền Hô Gioan Tẩy Giả như thế, trong khi thánh
nhân hoàn toàn xa lạ với họ, đến nỗi, theo Phúc Âm của Thánh Kư Gioan cho Chúa
Nhật Thứ Ba Mùa Vọng Năm B tuần tới, họ c̣n tưởng thánh nhân chính là Đấng Thiên
Sai họ đợi trông nữa? Đây là yếu tố thứ hai, yếu tố giống Đấng Kitô Thiên Sai,
giống Lời Nhập Thể trước mắt dân Do Thái, dân được Mạc Khải Thần Linh, cho thấy
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả quả thực là con người cao trọng nhất do người nữ sinh ra.
Thế nhưng, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có thực sự giống Lời Nhập Thể chăng, tức có
thực sự là “một tiếng vang” loan báo “Lời” Nhập Thể chăng? Thánh Kư Marcô không
giải thích tại sao, nhưng những ǵ thánh kư ghi nhận về đời sống hay tư cách và
ngôn từ hay sứ điệp của vị tiền hô này đă hoàn toàn cho thấy rơ điều ấy.
Trước hết, về đời sống
hay tư cách của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Sở dĩ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được dân Do
Thái ngưỡng mộ và kéo tới với ngài, trước hết là v́ đời sống thánh thiện trổi
vượt của ngài, một đời sống rất thích hợp với sứ vụ của Ngài, sứ vụ “loan báo
phép rửa thống hối dẫn đến chỗ được thứ tha tội lỗi”. Đúng thế, theo kinh nghiệm
Lịch Sử Cứu Độ của ḿnh, mỗi một giai đoạn lầm lỗi, mỗi một thời điểm họ theo
nhau bỏ Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất của ḿnh, Vị Thiên Chúa Giao Ước đă tỏ
ḿnh ra cho cha ông họ, dẫn dắt họ qua các vị mục tử lănh đạo, và nhắc nhở họ
qua các vị ngôn sứ, th́ thế nào dân tộc của họ cũng bị Gia-Vê Thiên Chúa trừng
phạt và bỏ rơi, cho đến khi họ thành thực nhận biết tội ḿnh và ăn năn thống hối
mới được Ngài ra tay cứu vớt, v́ Vị Thiên Chúa của họ là Vị Thiên Chúa Toàn Năng,
Vị Thiên Chúa Chân Thật, chứ không phải như các ngẫu tượng và tà thần nhân tạo
hoàn toàn bất lực là những ǵ họ mơ tưởng và ngoại t́nh. Lần này, bị đế quốc
Rôma đô hộ, họ cũng trông mong một vị cứu tinh, trông mong Đấng Thiên Sai tới
cứu họ. Bởi thế, thấy một hiện tượng lạ thường như Gioan Tẩy Giả, một con người
chẳng những thu hút họ bằng việc rao giảng thống hối là đề tài hết sức quen
thuộc và hoàn toàn hợp thời đối với họ, mà c̣n tác động họ, bằng đời sống khắc
khổ của vị sứ giả này, hoàn toàn phản ảnh sứ điệp thống hối của ngài: “mặc áo
lông lạc đà, bụng thắt giây da. Ăn châu chấu và mật ong rừng”.
Sau nữa, về ngôn từ hay
sứ điệp của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Cho dù vị sứ giả này có sống khắc khổ mấy đi
nữa, có rao giảng đề tài hợp thời mấy đi nữa, vẫn có thể bị Đấng Đến Sau xếp vào
loại “hăy nghe những ǵ họ nói song đừng theo những việc họ làm” (Mt 23:3). Thật
vậy, nếu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả sống giả tạo, giả h́nh, không thật, tức khoe
khoang, tự phụ, tự đắc, thử hỏi ngài có thể thu hút được dân chúng đông đảo kéo
đến với ngài từ khắp miền Giuđêa và Giêrusalem hay chăng? Cho dù ngài, với dáng
vẻ phi thường và việc làm hợp thời của ngài, có đánh lừa được thiên hạ, th́
không sớm th́ muộn họ cũng lật mặt nạ của ngài, một tiên tri giả, một kitô giả,
một thiên sai giả. Thế nhưng, không phải v́ ngài sợ bị lật tẩy mà ngài đă phải
nói sự thật, “Tôi không phải là Đấng Thiên Sai”, như bài Phúc Âm Thánh Gioan
Chúa Nhật tuần tới cho thấy. Trong chứng từ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đây,
như bài Phúc Âm Thánh Marcô Chúa Nhật này cho thấy, việc phủ nhận bản thân của
ngài được lồng trong toàn bộ sứ điệp ngài rao giảng, đó là sứ điệp về chính Đấng
Thiên Sai: “Có một Đấng quyền năng hơn tôi sẽ đến sau tôi. Tôi không đáng cúi
xuống cởi giây giầy cho Người. Tôi rửa anh em trong nước; Người sẽ rửa anh em
trong Thánh Linh”.
Trong lời chứng ngắn gọn
này của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, chúng ta thấy Thánh Nhân được đầy Chúa Thánh Thần,
tức đă biết rơ, dù chưa tận mắt thấy (x Jn 1:31,33), Đấng Đến Sau ḿnh là ai (“cao
trọng hơn tôi”) và làm ǵ (“rửa trong Thánh Linh”). Cũng trong câu sứ điệp vắn
gọn này, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă cho biết rơ lư do tại sao Đấng Đến Sau ngài
lại cao trọng hơn ngài bội phần, hơn ngài một trời một vực, đến nỗi ngài không
đáng cúi xuống cởi giây giầy cho vị ấy, đó là v́ vai tṛ của Đấng Đến Sau, Vị
“sẽ rửa anh em trong Thánh Thần”, trong khi thánh nhân đến trước chỉ rửa những
ai kéo đến với ngài “trong nước”, tức bằng phép rửa thống hối dẫn đến ơn tha tội
mà thôi, chứ những hối nhân ấy chưa thực sự được tha tội. Thật thế, chứng từ của
vị tiền tông đồ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Đấng Thiên Sai này đă hoàn toàn ứng
nghiệm khi Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết hiện ra với các tông đồ vào buổi
tối ngày thứ nhất trong tuần và thổi hơi trên các vị để các vị “lănh nhận Thánh
Thần”, nhờ đó, “các con tha tội cho ai th́ người ấy được tha, các con cầm tội ai
th́ tội người ấy bị cầm lại” (Jn 20:22-23). Nếu theo quan niệm riêng của người
Do Thái cũng như của chung nhân gian, không ai có quyền tha tội trên mặt đất này
ngoại trừ Thiên Chúa (x Lk 5:21), mà Chúa Kitô lại có quyền này, không phải là
Người cao trọng hơn Tiền Hô Gioan vô cùng hay sao, và việc Gioan Tẩy Giả làm
phép rửa thống hối không phải là để dọn đường cho Đấng Đến Sau ngài, tức dọn
ḷng cho dân chúng có thể tiếp nhận Đấng đến để t́m kiếm những ǵ hư trầm (x Lk
19:10) hay sao?
Đó là lư do, để thay
thành phần lănh đạo dân Do Thái không dám trả lời câu hỏi của Chúa Kitô đặt ra
về “nguồn gốc phép rửa của Gioan? Phép rửa này bởi trời hay chỉ bởi người?” (Mt
21:25), chúng ta có thể khẳng định là, nếu “phép rửa trong Thánh Linh” của Chúa
Kitô là bởi trời (x Jn 3:3,5), th́ “phép rửa trong nước” của Gioan là bởi người
vậy, v́ là phép rửa thống hối dẫn con người đến chỗ lănh nhận phép rửa tha tội
trong Thánh Thần là Đấng ban sự sống, do Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai tuôn đổ xuống
cho toàn thể nhân loại qua Nhân Tính Bí Tích của Người, một nhân tính Người đă
mặc lấy khi Giáng Sinh vào trần gian.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL
GIOAN THẤP HƠN CHÚA CÁI ĐẦU
Trần Mỹ Duyệt
Chủ điểm của Tin Mừng Chúa Nhật II
Mùa Vọng là nói về ḷng thống hối và cầu ơn tha tội như một h́nh thức sửa sang,
chuẩn bị đón mừng Chúa, v́ Chúa đến để giải thoát con người khỏi ṿng tội lỗi và
ban ơn Cứu Độ cho con người. Gioan Tiền Hô rao giảng thống hối, làm phép rửa cho
dân, nhưng chính Gioan đă cho biết, ông chỉ làm phép rửa bằng nước, Đấng đến sau
ông mới là người rửa thế gian trong Thánh Thần: “Đấng đến sau tôi, quyền năng
hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Ngài. Phần tôi, tôi lấy nước mà
rửa các người, c̣n Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Thánh Thần” (Mc 1:7-8).
Không những dân Do Thái thời bấy giờ,
chúng ta ngày nay phải thống hối, phải chuẩn bị đón mừng Chúa đến, mà chính
Gioan Tiền Hô cũng đă ở trong t́nh trạng đón chờ và chuẩn bị ấy. Ông cũng đă
thực hành việc thống hối và chuẩn bị này bằng cuộc sống chay tịnh của ông trong
hoang địa. Ông đă hăng say rao giảng sự thống hối và làm phép rửa cho dân chúng,
một việc làm mà ông coi như biểu tượng của Thánh Thần trong phép rửa do Chúa
Giêsu sẽ thực hiện sau ông: “Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các người, c̣n Ngài,
Ngài sẽ rửa các người trong Thánh Thần” (Mc 1:-8).
Tuy Gioan đă được Chúa đến thăm ông
ngay từ khi c̣n trong ḷng mẹ, đối với Chúa ông vẫn thấy ḿnh cần phải khiêm tốn,
và cần phải chuẩn bị. Thái độ khiêm tốn ấy được thấy rơ qua chính lời ông nói:
“Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giầy
Ngài” (Mc 1:7). Ở một nơi khác ông c̣n nói thêm: “Ngài cần phải lớn lên c̣n tôi
phải nhỏ xuống”. Đây chính là thái độ chuẩn bị và một hành động đón tiếp Chúa
Kitô của ông.
Gioan hạ ḿnh khiêm tốn. Phải nói đây
là một hành động khiêm nhường phát xuất từ ḷng yêu mến Gioan dành cho Đấng mà
ông vui mừng nhẩy mừng khi c̣n trong thai mẫu. Đấng mà ông được trao cho sứ mạng
dọn đường cho Ngài, để khi Ngài đến Ngài có thể đi thẳng vào ngôi nhà tâm hồn
của mỗi người để gặp gỡ, an ủi, và giải thoát họ. Thật vậy, nếu lúc đó, Giêsu
Nagiaréth chỉ mới là một anh nhà quê vô danh tiểu tốt, trong khi đó chính ông
lại đang được mọi người ca tụng và hâm mộ, th́ việc ông lấn lướt, thậm xưng là
một việc làm rất dễ dàng. V́ trong trường hợp như ông, có mấy ai đă sẵn sàng từ
bỏ cái địa vị và quyền lợi của ḿnh cho một người nào đó mà người đó lại thấp
kém hơn ḿnh. Nhưng bằng cặp mắt đức tin, bằng ḷng yêu mến và sự khiêm nhường
thẳm sâu, Gioan đă sẵn sàng giới thiệu Giêsu với mọi người, và sau khi đă giới
thiệu Ngài với mọi người th́ ông c̣n tự ư lui vào bóng tối để ảnh hưởng ông
không cản trở Đấng mà ông tự nhận chỉ là tiền hô cho Ngài.
Bóng tối nhất của cuộc đời Gioan chấp
nhận v́ Chúa Giêsu, v́ ơn cứu độ của trần gian, và v́ ḷng yêu mến Đấng đến sau
nhưng cao cả hơn ông, đó là ông sẵn sàng chấp nhận chết v́ Ngài. Chấp nhận cái
chết như một hành động cuối cùng và tất cả v́ ḷng yêu mến Đấng Thiên Sai. Thánh
Kinh ghi nhận, Gioan đă bị Hêrôđê chém đầu, và đó là lư do tại sao ông không bao
giờ cao hơn Chúa. Ông luôn luôn thua Chúa một cái đầu.
Chấp nhận chết cho niềm tin. Chấp
nhận tự nhận ch́m ḿnh vào bóng tối để đem ra ánh sáng những người khác giỏi hơn
ḿnh, đạo đức hơn ḿnh, và tài năng hơn ḿnh, việc làm này khó khăn quá. Khó
thực hành quá. Nhất là lại sẵn sàng chấp nhận để mọi người hơn ḿnh một cái đầu.
Đây là một hành động hết sức cao cả và anh hùng mà con người chỉ có thể làm được
với sức mạnh của Chúa và phát xuất do ḷng yêu mến Ngài.
Nhưng đây lại là điều mà Gioan đă rao
giảng và đă thực hành. Ông cũng muốn chúng ta phải làm chứng nhân và sống với sự
thật ấy trong khi chúng ta muốn theo gương ông sẵn sàng nhường cho Chúa một cái
ǵ như một lễ vật, như một món quà ra mắt. Gioan chấp nhận thua Chúa một cái đầu.
Phần chúng ta, chúng ta chấp nhận thua Chúa cáu ǵ đây?
Cuộc sống nghèo hèn. Trí khôn ngu dốt.
Thân xác bệnh tật. Gia cảnh long đong. Con cái hư hỏng. Và cả ḷng tin bị thử
thách. Đó là những cái đầu mà tôi luôn luôn muốn “ngẩng cao”, luôn luôn muốn
“trồi lên” khỏi chính tôi và người khác. Mà v́ tôi không cao hơn được ai khác
nên tôi quay lại phiền trách Chúa, khó chịu với Chúa, và “tránh xa” Chúa.
Gioan trước khi giới thiệu Chúa, ông
đă cao hơn Ngài một cái đầu. Nhưng yêu mến Ngài, và v́ ư thức được sứ mạng của
ḿnh, ông đă bằng ḷng để rơi cái đầu của ông cho được thấp hơn Chúa. Chúng ta
trong đời ḿnh và cách riêng trong những ngày chuẩn bị đón mừng biến cố giáng
trần của Ngài, cũng nên bắt chước Gioan dâng cho Chúa cái đầu của ḿnh. Đó là,
tính cao ngạo luôn muốn hơn người khác. Ḷng tham lam luôn muốn vơ vét, chộp
giật, và làm giầu một cách bất chính. Tính ghen tương, đố kỵ khiến ta không thể
tha thứ cho người chồng, người vợ, người con, người bạn điều mà họ đă làm cho
ḿnh. Ḷng ham mê dục vọng, ruợu chè, và cờ bạc đă làm cho gia đ́nh phải tan nát,
điêu linh, đă để lại đau khổ cho những người thân trong gia đ́nh. Và đó là những
cái đầu dư thừa, những cái đầu luôn luôn muốn trồi lên, muốn cao hơn người khác.
Những cái đầu lố nhố thồi lên, thụt xuống trong đời sống Kitô hữu của tôi, khiến
những ai muốn nh́n và muốn gặp Đấng Cứu Thế khó ḷng nhận ra.
Hăy dọn đường lối Ngài. Hăy thống hối
và tin nhận Ngài. Chớ ǵ những ngày chuẩn bị này đem tôi về lại với con người
thật của ḿnh, và v́ ḷng mến yêu Đấng Cứu Thế, tôi sẵn sàng hy sinh và nhường
cho Ngài cao hơn tôi một cái đầu theo gương Gioan Tiền Hô.
|