CHÚA NHẬT
XXIV QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I:
Sir 27:30 - 28:7
“Hăy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi,
th́ khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha”
Bài trích sách Đức Huấn Ca.
Thịnh nộ và giận dữ, cả hai đều
đáng ghê tởm, người có tội đều mắc cả hai. Ai muốn báo thù, sẽ bị Chúa báo thù,
và Chúa nghiêm trị tội lỗi nó. Ngươi hăy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, th́ khi
ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha. Người này tích ḷng giận ghét người kia, mà
dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà c̣n
cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao? Nó là xác thịt mà tích ḷng thịnh nộ, th́
dám xin Chúa tha thứ làm sao? Ai sẽ khẩn cầu cho tội ác nó? Ngươi hăy nhớ đến
điều sau hết, và chấm dứt hận thù: hăy nhớ đến sự hư nát và sự chết, hăy trung
thành với các giới răn. Hăy nhớ kính sợ Thiên Chúa, và đừng giận ghét kẻ khác.
Hăy nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao, và hăy bỏ qua sự lầm lỗi của kẻ khác.
Lời của Chúa.
Đáp Ca:
Chúa là Đấng từ bi và hay thương
xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân.
1. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc
tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi
ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
2. Người đă thứ tha cho mọi
điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ
vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân sủng.
3. Người không chấp tranh triệt
để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng
tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi.
4. Nhưng cũng như trời xanh cao
vượt trên trái đất, ḷng nhân Người c̣n siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ người.
Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đă ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi.
BÀI ĐỌC II: Rom
14:7-9
“Dù chúng ta sống hay chết,
chúng ta đều thuộc về Chúa”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, không ai trong anh
em được sống cho ḿnh, và cũng không ai chết cho ḿnh. V́ nếu chúng ta sống, là
sống cho Chúa, nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay
chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. V́ lẽ ấy, nếu Đức Kitô đă chết và sống lại, là
để cai trị kẻ sống và kẻ chết.
Lời của Chúa.
Alleluia, alleluia. ---
Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống, Chúa có lời ban sự sống đời
đời. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 18:21-35
“Thầy không bảo con phải tha
đến bảy lần , nhưng đến bảy mươi lần bảy”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa
Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy
lần. Có phải đến bảy lần không?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy không bảo con phải tha
đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Về vấn đề nầy, th́ Nước Trời cũng giống
như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một
người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có ǵ trả, nên chủ ra lệnh bán
y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp ḿnh dưới
chân chủ và van lơn rằng: “Xin vui ḷng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả
cho ngài tất cả”. Người chủ động ḷng thương, trả tự do và tha nợ cho y. Khi ra
về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc. Y tóm lấy, bóp cổ mà nói
rằng: “Hăy trả nợ cho ta”. Bấy giờ người bạn sấp ḿnh dưới chân y và van lơn
rằng: “Xin vui ḷng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh”. Y không
nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng
kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy
giờ chủ đ̣i y đến và bảo rằng: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đă tha hết nợ cho
ngươi, v́ ngươi đă van xin ta; c̣n ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi
như ta đă thương ngươi?” Chủ nổi giận, trao y cho lư h́nh hành hạ, cho đến khi
trả hết nợ. Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người
trong các con không hết ḷng tha thứ cho anh em ḿnh”.
Phúc Âm của Chúa.
“Khi anh em lỗi phạm đến con, con
phải thứ tha cho họ bao nhiêu lần?”
Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này tiếp
liền bài Phúc Âm tuần trước. Trong bài Phúc Âm tuần trước, nếu Chúa Giêsu bảo
các tông đồ: “Nếu anh em các con làm điều sai trái phạm đến các con, các con hăy
sửa lỗi cho họ…”, th́ trong bài Phúc Âm tuần này, Chúa Giêsu lại dạy các tông đồ
nói chung hăy tha thứ cho người anh em xúc phạm đến ḿnh “không phải bảy lần mà
là bảy mươi lần bảy lần”. Bài Phúc Âm tuần này đă làm sáng tỏ ư nghĩa của bài
Phúc Âm tuần trước, ở chỗ, “điều phạm đến các con” (“các con” ở đây là số nhiều),
như lời Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm tuần trước, là điều phạm đến Chúa Kitô,
đến Giáo Hội, hay đến các chi thể trong nhiệm thể Giáo Hội mà mối hiệp thông
thân t́nh đă làm cho thành phần có trách nhiệm trong Giáo Hội cảm thấy như chính
ḿnh bị xúc phạm, c̣n “anh em làm điều ǵ phạm đến con” (“con” ở đây là số ít)
như lời tông đồ Phêrô hỏi Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay là điều phạm đến
cá nhân hơn là đến Giáo Hội, một nhiệm thể có Chúa Kitô là Đầu và Kitô hữu là
chi thể.
Như thế, theo bài Phúc Âm tuần
trước, nếu phạm đến đoàn thể th́ phải sửa chữa cho nhau, c̣n nếu phạm đến cá
nhân ḿnh, theo bài Phúc Âm tuần này, th́ phải tha thứ cho nhau. Chính Chúa
Giêsu đă áp dụng nguyên tắc này vào trường hợp của Người khi Người phán dạy:
“Bất cứ ai nói điều ǵ phạm đến Con Người sẽ được tha thứ, c̣n ai nói điều ǵ
phạm đến Thánh Linh sẽ không được thứ tha, cả ở đời này lẫn đời sau” (Mt 12:32).
Điển h́nh nhất là đối với cả thành phần Do Thái khăng khăng cố t́nh đ̣i giết
Người lẫn thành phần Dân Ngoại Rôma nhúng tay vào việc đóng đanh Người, khi vừa
bị treo lên, Người đă xin cùng Cha Người rằng: “Xin Cha tha cho họ, v́ họ lầm
không biết việc họ làm” (Lk 23:34).
Thế nhưng, phải tha thứ cho nhau
như thế nào, phải tha thứ cho nhau những món nợ nào, và tại sao phải thứ tha cho
nhau, chúng ta hăy đọc kỹ những lời Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm hôm nay.
Phải tha thứ cho nhau như thế
nào?
Trước hết, theo bài Phúc Âm hôm
nay, một khi ḿnh là nạn nhân của việc anh em làm sai trái th́ lúc nào ḿnh cũng
phải sẵn sàng tha thứ cho phạm nhân. Thật vậy, câu Chúa Giêsu nói: “không phải
là bảy lần, song là bảy mươi bảy lần bảy lần” nghĩa là Kitô hữu môn đệ chúng ta:
thứ nhất, lúc nào cũng phải sẵn sàng thứ tha cho nhau và thứ tha cho nhau măi
măi chứ không phải vài lần; thứ hai, phải thứ tha cho nhau cả khi họ cố ư hay ác
ư xúc phạm đến ḿnh, (v́ tính cách ư thức ở đây được tỏ ra nơi số lần phạm đi
phạm lại một đối tượng quá nhiều như thế), chứ không phải chỉ khi nào ḿnh biết
được phạm nhân thực sự vô ư mới tha, như chúng ta vẫn thường nói: “thôi bỏ qua
cho nó đi, v́ nó đâu có ư làm như vậy…”; thứ ba, phải tự động tha thứ cho nhau,
chứ không cần phạm nhân cứ phải đến xin lỗi th́ ḿnh mới tha cho họ, bởi v́,
không một ai có đủ can đảm và mặt mũi can đảm và nhẫn nại đi xin lỗi một người
bị ḿnh xúc phạm đến “bảy mươi bảy lần bảy lần” như thế cả.
Đó là lư do, về điểm thứ ba này,
điểm tự động tha thứ này, Chúa Giêsu đă dạy riêng các môn đệ và chung dân chúng
ở Bài Giảng Phúc Đức Trên Núi là “khi các con mang của lễ đến bàn thờ, mà ở đó
các con chợt thấy rằng anh em của các con có điều ǵ với các con, th́ các con
hăy bỏ của lễ ở đó mà về làm ḥa cùng họ trước đă, rồi hăy đến mà dâng lễ vật”
(Mt 5:23-24). Trong câu nói này, trước hết Chúa Giêsu không bảo chúng ta là khi
chúng ta có lỗi với anh em chúng ta th́ đi xin lỗi họ, v́ đó là lẽ công bằng rồi.
Đằng này Chúa Giêsu dạy thành phần Kitô hữu chúng ta là môn đệ của Người phải
sống trọn lành hơn, ở chỗ, chẳng những tự động tha thứ cho nhau, không cần anh
em ḿnh phải lên tiếng hay tỏ cử chỉ xin lỗi ḿnh, mà c̣n phải tha thứ cho họ
hết mọi sự, tha thứ bất cứ điều ǵ họ phạm đến ḿnh nữa. Chi tiết cuối cùng này
liên quan đến vấn đề thứ hai sau đây.
Phải tha thứ cho nhau những món
nợ nào?
Có thể nói, những ǵ anh em xúc
phạm đến ḿnh là họ mắc nợ ḿnh, cần phải được ḿnh tha nợ cho, như trường hợp
người bầy tôi của nhà vua vừa mắc nợ vua lại vừa đ̣i nợ nhau. Vậy “nợ” theo luân
lư đây nghĩa là ǵ và là ǵ, nếu không phải là “phạm”, là những ǵ phạm đến
nhau, đi quá phạm vi cá nhân của ḿnh, lấn sang quyền lợi của nhau. Tuy nhiên,
không phải chỉ khi nào “phạm” đến nhau mới làm cho ḿnh mắc nợ nhau, chẳng hạn
khi ḿnh thực hiện những hành động hại đến nhau, như những hành động đàn áp,
gian dối, cướp giật, sát nhân, bóc lột, hiếp dâm, nói hành, nói xấu, bỏ vạ, cáo
oan, đoán bậy v.v. Với những hành động vừa tội lỗi vừa tác hại cụ thể này, một
khi xưng tội, hối nhân c̣n phải đền tội nữa, bằng việc đền lại những thiệt hại
bởi việc ḿnh gây ra liên quan đến tiền bạc, danh tiếng, sự sống của nạn nhân.
Về phương diện tiêu cực th́ những
món nợ là như thế. C̣n về phương diện tích cực chúng ta lại càng dễ trở thành
con nợ của nhau hơn nữa. Ở chỗ nào? Ở chỗ, như lời Thánh Phaolô Tông Đồ Dân
Ngoại khẳng định trong bài đọc thứ hai tuần trước: “anh em chẳng mắc nợ ai điều
ǵ ngoài ḷng bác ái yêu thương”. Theo giáo huấn này, Kitô hữu chúng ta tự nhiên
mang trong ḿnh một món nợ lẫn nhau, cần phải trả, đó là món nợ yêu thương, mà
chỉ có thể trả bằng cách yêu thương nhau. Như thế, một khi không yêu thương
nhau, ơ hờ lạnh nhạt với nhau, dù không làm ǵ xúc phạm đến nhau một cách tiêu
cực, như trên đây liệt kê, th́ chúng ta vẫn chưa trả món nợ của ḿnh cho anh em,
và cũng cần phải được anh em tha thứ cho ḿnh. Vậy trong việc thứ tha cho nhau
theo bài Phúc Âm hôm nay bao gồm cả việc sẵn sàng bỏ qua cho nhau măi măi chẳng
những những ǵ tiêu cực phạm đến ḿnh mà c̣n cả đến những ǵ thiếu sót và khuyết
điểm trong cả phần tích cực cấn phải đối xử với nhau nữa.
Tại sao phải tha thứ cho nhau?
Thế nhưng, tại sao thành phần môn
đệ Kitô hữu chúng ta lại phải sống trọn lành đến độ lúc nào cũng phải luôn luôn
sẵn sàng thứ tha và tự động tha thứ hết mọi nợ nần cho hết mọi người phạm đến
chúng ta như vậy, nếu không phải, như lời Chúa Giêsu khẳng định dứt khoát trong
bài Phúc Âm hôm nay, rất hợp với lời Kinh Chúa Dạy: “Xin Cha cho chúng con hôm
nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ
chúng con” (Mt 6:11-12), đó là câu Người kết luận dụ ngôn về tên bầy tôi bất
công như sau: “Cha Thày trên trời sẽ đối xứ với các con y như thế, trừ phi mỗi
người trong các con hết ḷng thứ tha cho anh em ḿnh”, những ǵ cũng đă được bài
đọc một hôm nay nhấn mạnh: “Chẳng lẽ một người nuôi hận thù với anh em đồng loại
của ḿnh mà lại mong được Chúa chữa lành cho hay sao?”. Đó là lư do trong bài
đọc hai hôm nay Thánh Phaolô cũng nhắc nhở Kitô hữu Rôma là “không ai trong
chúng ta được sống cho bản thân ḿnh và chết cho bản thân ḿnh. Chúng ta sống là
sống cho Chúa và chết là chết như người tôi tớ của Ngài”.
Đúng thế, sở dĩ thành phần môn đệ
của Chúa Kitô, Đấng “đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă hư mất” (Lk 19:10),
phải sống đức ái trọn lành đến tuyệt đỉnh ở chỗ bao dung tha thứ như Người là v́
họ đă được chính Thiên Chúa tha thứ cho họ, những ǵ đă được phản ảnh rơ ràng
qua lời của nhà vua nói với người bày tôi của ḿnh trong bài Phúc Âm hôm nay:
“Hỡi tên phản phúc ngươi! Ta đă xóa bỏ tất cả nợ nần của ngươi khi ngươi van xin
ta. Tại sao ngươi lại không nhân ái đối xử với người anh em bầy tôi như ngươi
như ta đă đối xử với ngươi?”
Phải, chính v́ Thiên Chúa đă yêu
thương nhân loại chúng ta, ở chỗ chẳng những đă tự động hứa cứu chuộc chúng ta
khi nguyên tổ vừa sa ngă phạm tội (x Gen 3:15), mà c̣n đă thực sự đi kiếm cách
ḥa giải với nhân loại chúng ta cho bằng được (x Col 1:19-20), thành phần tạo
vật xúc phạm đến Ngài, qua Lời Nhập Thể Tử Giá: “Thiên Chúa đă chứng tỏ t́nh
Ngài yêu thương chúng ta, ở chỗ, đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân, th́
Chúa Kitô đă chết cho chúng ta” (Rm 5:8). Đó là lư do tại sao chúng ta phải tha
thứ cho nhau, nghĩa là phải “yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con” (Jn
14:34, 15:12): “Chúng ta hăy yêu thương nhau, v́ t́nh yêu bởi Thiên Chúa mà ra…
Nếu Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta cũng phải yêu thương
nhau như thế… Giới răn chúng tôi đă nhận lănh từ Người là ai yêu mến Thiên Chúa
th́ cũng phải thương mến anh em ḿnh” (1Jn 4:7,11,21).
Thực Hành Sống Đạo:
Một tấm gương sáng chói ngay trong
lịch sử hiện đại của chúng ta đây về ḷng thứ tha này, đó là gương của vị Đại
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị chẳng những đă tự động thứ tha cho kẻ ám sát ngài
tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 trong thời gian đang được điều trị
cấp cứu, mà c̣n đến tận nhà tù Rebbibica thăm kẻ sát hại ḿnh ngày 27/12/1983,
tỏ ḷng tha thứ cho anh ta, dù anh ta chưa bao giờ mở miệng xin lỗi ngài (cả
trước đó lẫn sau này cho tới khi ngài qua đời), thậm chí ngài c̣n xin tổng thống
Ư tha bổng cho anh ta vào chính Đại Năm Thánh 2000, và ngài đă lên tiếng cám ơn
vị tổng thống này vào ngày 13/6/2000 v́ ông đă đáp ứng điều yêu cầu của ngài thả
kẻ sát hại ngài ra.
Tinh thần và tác động thứ tha theo
Lời Chúa dạy chẳng những liên quan đến cá nhân của vị giáo hoàng tông đồ của
Ḷng Thương Xót Chúa này, mà c̣n là những ǵ được ngài áp dụng cho cả Giáo Hội
hoàn vũ mà ngài là vị chủ chăn tối cao, kế thừa Thánh Phêrô, đại diện Chúa Kitô
trên trần gian. Thật vậy, chính ngài đă làm gương trong việc ngài kêu gọi mọi
người làm vào Ngày Thứ Tha 12/3/2000, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay. Hôm ấy, ngài
đă nhân danh Giáo Hội chính thức công khai lên tiếng xin lỗi và thứ lỗi trong
bài giảng của ngài, ở đoạn 3 và 4, như sau:
“Trước Chúa Kitô là Đấng v́ yêu
thương đă nhận lấy tội lỗi của chúng ta, tất cả chúng ta được mời gọi để thực
hiện một cuộc sâu xa tra vấn lương tâm. Một trong những yếu tố đặc biệt
của Đại Năm Thánh là những ǵ tôi đă diễn ta như là ‘việc thanh tẩy kư ức’ (Tông
Sắc Mầu Nhiệm Nhập Thể, 11). Với tư cách là vị Thừa Kế Thánh Phêrô, tôi đă xin
là ‘trong năm t́nh thương này, Giáo Hội, vững mạnh trong thánh đức là những ǵ
Giáo Hội lănh nhận từ Chúa, cần phải qú xuống trước nhan Thiên Chúa mà van xin
ngài tha thứ cho những tội lỗi quá khứ và hiện tại của thành phần con cái nam nữ
của ḿnh’ (cùng nguồn vừa dẫn). Hôm nay, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, tôi cho
rằng là một cơ hội thích hợp cho Giáo Hội, qui tụ lại trong tinh thần chung
quanh Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, nài xin Chúa thứ tha cho các tội lỗi của tất cả
mọi tín hữu. Chúng ta hăy thứ lỗi và hăy xin lỗi!” (số 3)
“Chúng ta hăy thứ lỗi và hăy xin
lỗi! Trong khi chúng ta chúc tụng Thiên Chúa là Đấng, v́ t́nh yêu nhân hậu
của Ngài, đă làm phát sinh trong Giáo Hội một mùa thua hoạch tuyệt vời về thánh
đức, về nhiệt t́nh truyền giáo, về việc hoàn toàn dấn thân cho Chúa Kitô và cho
tha nhân, chúng ta cũng không thể không nh́n nhận những bất trung với Phúc Âm
gây ra bởi một số trong anh chị em của chúng ta, nhất là trong ngàn năm thứ hai.
Chúng ta hăy xin Ngài tha thứ về những chia rẽ đă xẩy ra nơi thành phần Kitô hữu,
về việc bạo lực đă được một số người sử dụng nhân danh sự thật, cũng như về
những thái độ khinh thường và thù hằn đôi khi được tỏ ra đối với những tín đồ
của các đạo giáo khác.
“Hơn thế nữa, chúng ta hăy xưng thú
trách nhiệm của chúng ta là Kitô hữu đối với các sự dữ xẩy ra ngày nay.
Chúng ta phải tự hỏi ḿnh về trách nhiệm của chúng ta đối với chủ nghĩa vô thần,
với t́nh trạng khô khan nguội lạnh, với trào lưu tục hóa, với khuynh hương tương
đối hóa đạo lư, với những thứ vi phạm đến quyền sống, chưa kể đến đối với thành
phần nghèo ở nhiều xứ sở.
“Chúng ta hăy hạ ḿnh xuống xin tha
thứ cho việc góp phần của mỗi một người trong chúng ta đối với những thứ sự dữ
ấy qua những hành động của ḿnh là những ǵ bởi thế làm méo mó dung nhan của
Giáo Hội.
“Đồng thời, khi chúng ta xưng thú
tội lỗi của ḿnh, chúng ta cũng hăy thứ tha tội lỗi do người khác phạm đến
chúng ta. Vô số lần trong gịng lịch sử Kitô hữu đă phải chịu đựng khốn khó,
đàn áp và bách hại v́ đức tin của họ. Như thành phần nạn nhân của những thứ lạm
dụng ấy đă tha thứ cho họ th́ chúng ta cũng hăy thứ tha nữa. Giáo Hội hôm nay
đây cảm thấy và luôn cảm thấy cần phải thanh tẩy kư ức về những biến cố
đau buồn ấy cho khỏi mọi cảm giác đắng cay hay trả đũa. Nhờ đó, Năm Thánh mới
trở nên cho mọi người một cơ hội thuận lợi để thực t́nh trở về với Phúc Âm. Việc
chấp nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa phải dẫn đến chỗ quyết tâm thứ tha cho anh
chị em của chúng ta và ḥa giải với họ” (khoản số 4).
Ngoài ra, việc thứ tha theo tinh
thần Phúc Âm của Chúa Kitô c̣n được vị Giáo Hoàng là “vui mừng và hy vọng” của
Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến ở vào cuối thiên kỷ thứ hai và đầu thiên kỷ thứ
ba này áp dụng cho cả việc ngài đẩy mạnh chiến dịch hủy bỏ án tử trên thế giới
và việc ngài khởi xướng vấn đề tha nợ quốc tế nữa.
Về vấn đề tha nợ quốc
tế được ngài phát động trong thời gian Giáo Hội Công Giáo sửa soạn Mừng Đại Năm
Thánh 2000, khi ngài vừa vĩnh viễn ra đi ngày 2/4/2005, th́ vào hôm Thứ Ba
14/6/2005, Hội Đồng Ṭa Thánh Công Lư và Ḥa B́nh đă phổ biến một văn thư sau
đây để hoan nghênh thông báo của Hội Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8 trong việc hủy bỏ
40 tỉ nợ của 18 quốc gia đang phát triển và dự định sẽ thực hiện việc tha nợ này
cho thêm 20 quốc gia khác nữa.
“Giáo Hội, qua nhiều
năm, đă kêu gọi các quốc gia tân tiến giảm hay hoàn toàn tha nợ cho các quốc gia
đang phát triển. Trong nhiều sứ điệp của ḿnh cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới, ĐGH
GPII đă nói về gánh nặng của các món nợ đè nén niềm hy vọng phát triển được
những quốc gia đang phát triển t́m kiếm một cách tuyệt vọng… Sau cùng, Hội Nghị
Đệ Nhất Bát Cường G8 đă ngả theo chiều hướng ấy…"
Về chiến dịch hủy bỏ án tử h́nh
trên thế giới, vào ngày 13/4/2003, Lễ Lá, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Ṭa Thánh
là Angelo Sodano đă đại diện Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, theo ư của ngài, để
gửi đến Tổng Thống Cuba Fidel Castro một bức thư với ư tưởng chính như sau:
“Đức Thánh Cha rất đau ḷng khi
biết rằng nhiều công dân Cuba mới đây đă bị những bản án nặng nề, bao gồm cả án
tử h́nh giành cho một số trong họ. Trước những vấn đề này, Đức Thánh Cha đă trao
cho tôi việc xin Ngài hăy thực hiện một cử chỉ xót thương đầy ư nghĩa đối với
thành phần bị kết án, chắc chắn việc ân xá này sẽ là những ǵ góp phần vào bầu
khí thoải mái hơn và phúc thiện hơn cho nhân dân Cuba”
Ngoài việc chống lại án tử hay bênh
vực sự sống của cả thành phần tội nhân đáng xử tử trước pháp luật loài người như
được đề cập đến trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II
c̣n lợi dụng những khi có thể để lập lại chủ trương của ngài nữa được ngài nêu
lên trong Thông Điệp này. Chẳng hạn với các vị Giám Mục Hoa Kỳ thuộc các giáo
tỉnh Boston và Hartford ngày 24/10/1998, ở đoạn 4 trong bài huấn từ của ngài gửi
các vị dịp các vị viếng thăm ngũ niên Ṭa Thánh. Hay với vị lănh sự Cộng Ḥa Phi
Luật Tân là bà Lionida L. Vera ngày Thứ Hai 19/4/2004. Chưa hết, vào cuối buổi
triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ngày 13/9/2000, ngài đă đích thân lên tiếng
xin ân xá án tử cho phạm nhân Derek Rocco Barnabei ở Virginia Hoa Kỳ, với những
lời lẽ như sau:
“Trong tinh thần xót thương là đặc
tính của Năm Thánh này, một lần nữa tôi xin góp tiếng nói của ḿnh vào tiếng nói
của tất cả những ai đang xin tha mạng cho người trẻ Derek Rocco Barnabei. Tôi
cũng hy vọng rằng, hơn thế nữa, chúng ta sẽ tiến tới chỗ bỏ đi đường lối tử h́nh,
v́ ngày nay Quốc Gia đă có những phương thức khác để chế ngự tội ác một cách
hiệu nhiệm mà không cần phải vĩnh viễn tước mất cơ hội tự cứu lấy bản thân ḿnh
của kẻ vi phạm”.
Hoa trái của mẫu gương thứ tha và
ḥa giải này của Đức Gioan Phaolô II đă được tỏ tường phản ảnh qua bức thư của
các Giám Mục Balan và Ukraine về Việc Ḥa Giải, một bức thư được phổ biến vào
lúc kết thúc cuộc đại hội của hội đồng giám mục Balan đọc tại Quảng Trường
Pilsudski thành phố Warsaw ngày 19/6/2005, lúc bế mạc Hội Nghị Thánh Thể Toàn
Quốc. Bức thư này c̣n được đọc lên một lần nữa hôm 26/6 ở Lviv, nước Ukraine và
tại đền thánh Zarvanytsia của Công Giáo Hy Lạp gần Ternopil. Sau đây là mấy đoạn
đầu của bức thư:
“B́nh an giữa các dân tộc là điều
khả dĩ.
“Trong Năm Thánh Thể chúng tôi xin
tán thành lời kêu gọi của Thánh Phaolô: ‘Lời chúng tôi kêu gọi nhân danh Đức
Kitô đó là an hem hăy ḥa giải với Thiên Chúa!’ (2Cor 5:21). Chúng tôi đang tham
dự vào một giây phút lịch sử và mục đích của nó là để hiệp nhất các quốc gia lại
với nhau bằng việc nguyện cầu và tha thứ. Chúng tôi mong muốn – theo lời khuyên
của Thánh Phaolô – tiến đến chỗ ḥa giải giữa tín hữu thuộc các Giáo Hội Công
Giáo Hy Lạp và Công Giáo Rôma.
“Trong việc hoàn tất tác động thứ
tha cho nhau – nhân danh công lư, t́nh thương và phúc hạnh của hai quốc gia
chúng tôi – chúng tôi muốn tiếp tục gia sản của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
của Chúng Ta – Vị Giáo Hoàng của ḥa b́nh và ḥa giải. Chúng tôi làm điều này
với ư thức trách nhiệm về ‘việc nuôi dưỡng các thế hệ tương lai trong tinh thần
ḥa giải và xây dựng một tương lai không bị hạn chế bởi lịch sử’ (John Paul's II
Message on the 60th anniversary of the tragic events in Wolyn; Vatican, 7 July
2003).
“Khi ngỏ lời cùng nhân dân
Ukrainian và Balan, ngài đă viết rằng: ‘V́ Thiên Chúa đă thứ tha cho chúng ta
trong Chúa Kitô các tín hữu cũng cần phải tha thứ những đớn đau của nhau và xin
thứ tha về những việc làm sai trái riêng của chúng ta, nhờ đó tham dự vào việc
xây dựng một thế giới tôn trọng sự sống, công lư, an b́nh và ḥa hợp’ (cùng
nguồn vừa được trích dẫn)”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
ngày 11/9/2002, Ngày Tưởng Niệm Biến Cố 911 Hoa Kỳ
|