CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

Lời Chúa: Is. 2, 1-5; 1Tm. 2,1-8; Mt. 28,16-20

 

 

MỤC LỤC

 

1. Truyền giáo bằng đời sống – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

2. Lửa truyền giáo - Đức Cha GB. Bùi Tuần.

3. Hăy đi khắp thế gian.

4. Hăy loan báo Tin Mừng.

5. Chứng tá.

6. Truyền giáo.

7. Đời sống chứng nhân.

8. Khiêm nhường trong truyền giáo– ĐC. GB. Bùi Tuần.

9. Hăy thả lưới bên phải thuyền.

10. Thầy ở cùng anh em..

 

 

 

 

1. Truyền giáo bằng đời sống – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

 

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt 28,16-20.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ.

Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 ngh́n người đă xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. C̣n thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đă thành lập nhiều giáo đoàn. Đă đào tạo được nhiều giám mục. Đă viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa.

 

Nhờ đâu cuộc truyền giáo của các ngài có kết quả lớn lao như thế? Trước hết ta phải kể đến ơn Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần đă ban cho công cuộc truyền giáo thành công. Tuy nhiên cũng phải có sự đóng góp của các ngài. Cuộc đời của hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, trước khi ra đi truyền giáo đă trải qua những bước chuẩn bị chu đáo.

 

Bước thứ nhất: Gặp gỡ Cha. Thánh Phêrô đă được hạnh phúc sống bên Chúa Giêsu 3 năm trời. Hơn thế nữa, ngài c̣n được gặp Cha sau khi Chúa Phục Sinh, được Chúa dạy dỗ, cùng ăn uống, cùng tṛ chuyện với Cha. C̣n thánh Phaolô tuy muộn màng nhưng cũng đă gặp được Chúa trên đường đi Đa mát. Được Chúa trực tiếp dạy dỗ trong những năm tháng sống tại sa mạc. Được Chúa đưa lên tầng trời thứ ba. Việc gặp gỡ Chúa đă để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn các ngài. Sau này, các ngài có đi truyền giáo cũng chỉ là để kể lại những điều mắt thấy tai nghe.

Bước thứ hai: Cảm nghiệm được t́nh thương của Cha. Thánh Phêrô được Cha yêu thương. Điều này ngài đă cảm nghiệm sau 3 năm chung sống với Chúa. Nhưng nhất là sau khi phạm tội chối Thày. Cha vẫn yêu thương tha thứ. Sau khi Phục Sinh, Cha không một lời trách móc. Chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Phêrô, con có mến Thày không?”. Và lạ lùng không thể ngờ, Chúa đặt Phêrô lên làm giáo hoàng, coi sóc Giáo Hội của Chúa. C̣n thánh Phaolô, trước kia là một người đi bắt đạo. Nhưng Chúa đă cho ngài được ơn ăn năn trở lại. Và tuyển chọn ngài làm Tông đồ đi rao giảng cho dân ngoại.

 

Cảm nghiệm t́nh thương của Chúa, các ngài đă đem hết t́nh yêu đền đáp. T́nh yêu đă làm thay đổi hẳn cuộc đời các ngài.

 

Bước thứ ba: Thay đổi đời sống. Các ngài đă biến đổi từ những con người yếu hèn nên dũng mạnh. Từ tự tin tự phụ vào sức ḿnh đến chỉ tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa. Từ hoạt động suy nghĩ theo ư riêng đến toàn tâm toàn ư theo ư Cha. Từ sống cho ḿnh đến sống cho Chúa và chết cho Chúa. T́nh yêu gắn bó với Cha đến nỗi không có ǵ có thể tách ĺa các ngài ra khỏi Thiên Chúa.

 

Bước thứ bốn: Hăng hái ra đi truyền giáo. T́nh yêu thôi thúc các ngài ra đi làm chứng cho Chúa. Các Ngài đă ra đi không ngừng. Các Ngài sẵn sàng chấp nhận tất cả: làm việc mệt mỏi, gian truân khốn khó, bị xua đuổi, bị chống đối, bị hành hạ, bị giam cầm và sau cùng các Ngài đă hiến mạng sống làm chứng cho t́nh yêu Chúa.

 

Chúa và Hội Thánh đang mời gọi chúng ta lên đường truyền giáo. Chúng ta tha thiết muốn làm việc truyền giáo. Hăy noi gương hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở ba điểm.

 

Trước hết phải sống thân mật với Cha. Đây chính là nội lực. Gặp được Chúa. Tiếp xúc thân mật với Chúa. Cảm nghiệm được t́nh thương của Chúa. Đó là bước khởi đầu quan trọng cho việc truyền giáo.

 

Tiếp đếân, ta phải thay đổi đời sống. Sống tin cậy phó thác. Sống công b́nh và nhất là sống bác ái với mọi người.

Sau cùng, hăy hăng hái bắt tay vào việc. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam có đề nghị với chúng ta hăy làm những việc cụ thể. Đó là phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, sống nêu gương thánh thiện, đối thoại và nhất là hăy kết nghĩa và làm việc bác ái.

 

Việc kết nghĩa là học hỏi kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn quốc. Vào năm 1983 Hàn quốc có 3 triệu rưỡi người Công giáo. Năm đó, Đức Thánh Cha đi thăm Hàn quốc và phong thánh cho 103 vị tử đạo. Đức Hồng Y Stephano Kim đă hứa với Đức Thánh Cha sẽ hăng hái làm việc truyền giáo. Ngài đưa ra một chương tŕnh đó là mỗi gia đ́nh Công giáo phải truyền giáo cho một gia đ́nh ngoài Công giáo. Mỗi người Công giáo phải truyền giáo cho một người ngoài Công giáo.

 

Các gia đ́nh Công giáo kết nghĩa với những gia đ́nh ngoài Công giáo. Đi lại thăm viếng, giúp đỡ và giới thiệu Chúa cho họ. Và kết quả thật khả quan. Khoảng 10 năm sau, số giáo dân Hàn quốc đă tăng lên gấp đôi. Người Công giáo Hàn quốc đă hăng hái làm việc truyền giáo và đă có kết quả.

 

Tai Hà nội có một người Hàn quốc mở doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp của ông có khoảng 50 công nhân. Trong đó có mấy thanh niên Công giáo. Một hôm ông hỏi họ: Các anh là đạo gốc, thế các anh đă truyền giáo cho ai chưa? Mấy thanh niên trả lời: Chúng cháu giữ đạo c̣n chưa xong, làm sao dám truyền giáo. Ông chủ nói: Thế là các cậu thua tôi rồi. Tôi là đạo mới, chỉ theo đạo khi lập gia đ́nh. Và tôi mới tới Việt Nam được 3 năm thế mà tôi đă thuyết phục được hai người vào đạo.

 

Lạy Cha xin v́ lời bầu cử của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho chúng con những nhà truyền giáo nhiệt thành. Amen.

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.

1- Hai thánh Phêrô và Phaolô đă trải qua những biến đổi nào trước khi trở thành những nhà truyền giáo lớn của Hội Thánh?

2- Bạn mong muốn trở thành nhà truyền giáo, bạn phải làm ǵ?

3- Bạn có những kinh nghiệm ǵ về truyền giáo (của bản thân hoặc của người khác)?

 

 

  

 

2. Lửa truyền giáo - Đức Cha GB. Bùi Tuần

 

TRUYỀN GIÁO, MỘT ĐẶC ĐIỂM CỦA LINH MỤC VIỆT NAM THỜI NAY

(Bài giảng thánh lễ Truyền Dầu ngày 28 tháng 3 năm 2002)

 

Một trong những niềm vui lớn của tôi, khi nh́n giáo phận nhà, là thấy số linh mục tương đối đông, đa số c̣n trẻ, tất cả đều hợp nhất.

 

Nói chung, tất cả các linh mục của chúng ta đều có thiện chí làm tốt bổn phận của ḿnh.

 

Hiện nay, bổn phận linh mục tại Việt Nam nói chúng và tại địa phương chúng ta nói riêng không phải dễ dàng.

 

Ngoài những bổn phận thông thường vốn đi liền với chức linh mục, th́ c̣n một số bổn phận mới.

 

Thí dụ bổn phận phải biết khôn ngoan phối hợp những giá trị truyền thống với những đổi mới có giá trị. Để sống đạo được nh́n nhận như một mời gọi hấp dẫn, thăng tiến, chứ không phải như một lối sống khép kín, lỗi thời.

 

Thí dụ bổn phận phải biết khôn ngoan phối hợp những kiến thức tôn giáo với những kinh nghiệm nội tâm. Để sống đạo được nh́n nhận như một chiều kích thiêng liêng đi sâu vào con người, chứ không phải chỉ là một lư thuyết suông.

 

Thí dụ bổn phận phải biết khôn ngoan phối hợp giáo lư với thực tế cuộc sống. Để sống đạo được coi như ánh sáng của đương thời, chứ không phải như bóng mờ của một cơi xa xôi, lạnh lùng, huyền ảo.

 

Nhất là bổn phận phải biết khôn ngoan phối hợp mục vụ và truyền giáo. Để linh mục là người ra khơi thả lưới, chứ không phải chỉ là người chủ chăn.

Riêng về bổn phận trên đây, tôi muốn chúng ta cùng nhau dừng lại, để suy nghĩ thêm. Bởi v́ truyền giáo là một trách nhiệm quan trọng, một tiếng gọi bức xúc. Nếu coi thường bổn phận này, tôi sợ chúng ta sẽ phạm một lỗi lầm lớn, đạo sẽ cằn cỗi, bản thân ta sẽ ch́m sâu xuống thung lũng vô h́nh cực kỳ nguy hiểm.

 

Suy nghĩ truyền giáo của chúng ta sẽ được gợi ư bằng mấy việc truyền giáo của Chúa Giêsu, để từ đó chúng ta sẽ thấy việc truyền giáo có thể thực hiện được trong hoàn cảnh mục vụ hiện nay.

 

Tôi xin nêu lên ba trường hợp của Chúa Giêsu.

Trường hợp thứ nhất là cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samaria (Ga 4,7-42). Bà này là người ngoại giáo. Do đời sống gia đ́nh lôi thôi, bà sống giữa xă hội như kẻ bị loại trừ. Bà không chủ ư đi gặp Chúa Giêsu. Nhưng

Chúa Giêsu đă như vô t́nh gặp bà. Bắt đầu là một đối thoại vắn về đời sống, về khổ đau, rồi sau đó Chúa làm một cử chỉ cứu độ. Chúa giúp bà vượt qua ranh giới mặc cảm tội lỗi. Bà tin vào Chúa. Hơn nữa, bà trở thành người đứng đầu một nhóm loan báo Tin Mừng giữa dân ngoại.

 

Trường hợp thứ hai là cuộc gặp gỡ với vị sĩ quan thành Caphanaum (Ga 4,46-54). Ông là người Rôma ngoại giáo. Ông thuộc lớp người có chức có quyền. Ông xin Chúa chữa con ông đang hấp hối. Cũng sau một đối thoại về khổ đau, Chúa đă làm một cử chỉ cứu độ. Chúa đă giúp ông vượt qua được biên giới phân biệt giai cấp, tôn giáo và dân tộc. Ông tin vào Chúa. Hơn nữa, ông trở thành người đứng dầu một nhóm loan báo Tin

 

 

Mừng giữa giai cấp chức quyền.

Trường hợp thứ ba là cuộc gặp gỡ với người bại liệt (Ga 5,1-18). Anh này sống chung với một đám người tật bệnh nghèo khổ. Đă 38 năm anh nằm một chỗ cô đơn, lầm lũi trên bờ hồ Bết-da-tha. Anh là kẻ bị xă hội loại trừ. Chính Chúa đă chủ động đến gặp anh. Cũng bắt đầu bằng một đối thoại về khổ đau, sau đó là cử chỉ cứu độ. Chúa đă giúp anh vượt qua biên giới cùng khổ. Anh tin vào Chúa. Hơn nữa, anh trở thành người đứng đầu một nhóm nhỏ loan báo Tin Mừng ngay giữa những người phản đối Chúa.

 

Ba trường hợp trên đây gồm một người ngoại đạo trong cảnh bê bối, một người quyền chức trong cảnh khó khăn, một người tật bệnh trong cảnh khốn cùng tuyệt vọng. Chúa đă gặp họ, đă nói chuyện với họ về các vấn đề thuộc về cuộc sống, rồi đă làm cho họ một việc cứu độ.

 

Tôi thấy các loại người như thế hiện nay vẫn c̣n rất nhiều trong xă hội chúng ta. Nhiều người công giáo đă gặp họ. Cũng đă có những chuyện tṛ về cuộc sống, về khổ đau, rồi trong lúc thuận tiện đă có những cử chỉ cứu độ. Kết quả rất bất ngờ: Nhiều người trước đây xa lạ nay nhận được Tin Mừng. Sau đó, chính họ gây dựng nhiều nhóm nhỏ để bàn về Tin Mừng và loan báo Tin Mừng. Có nhóm trong khuôn khổ giáo xứ. Có nhóm ngoài cơ chế giáo phận.

 

Tất cả những ǵ tôi vừa nêu trên đều làm chứng rằng: Trong mục vụ có vô số cơ hội để truyền giáo. Hơn nữa, trong sống đạo cũng có vô số dịp để làm việc truyền giáo. Linh mục làm, tu sĩ làm, giáo dân cũng làm. Thậm chí người ngoại giáo cũng làm. Làm qua những nẻo đường cuộc sống. Làm qua những vấn đề bức xúc của con người. Nếu không làm th́ thiết tưởng không phải không có dịp để làm, nhưng là không có nhiệt tâm và tỉnh thức.

 

Như thế, điều quan trọng trong truyền giáo là người truyền giáo phải có hồn truyền giáo. Hồn đầy lửa mến Chúa. Hồn đầy lửa thương người. Lửa đó là lửa từ trái tim Chúa chia sẻ ra. Lửa đó được chia sẻ cho những hồn khiêm tốn, từ bỏ ḿnh, thiện chí muốn gieo trồng sự thiện. Lửa đó là lửa thanh luyện, lửa cầu nguyện, lửa canh thức, lửa thương cảm, lửa cháy trong thánh giá.

 

Nhờ lửa như thế, người truyền giáo mới gần gũi được với con người, mới thương cảm được với thân phận từng người, mới hiểu được các vấn đề luôn mới trong ḍng lịch sử đầy chuyển biến của xă hội và con người. Nhờ vậy, mà họ là người đáng tin. Đồng bào Việt Nam thời nay không c̣n dễ tin vào những người nói mạnh nói khéo. Nhưng họ tin vào những người có cái tâm yêu thương, chân thành, khiêm tốn, vừa sâu về đời sống thiêng liêng, vừa cởi mở thông cảm về phía con người.

 

Với vài suy nghĩ trên đây, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Hội Thánh Việt Nam được trở thành một Hội Thánh truyền giáo. Xin hăy cầu nguyện cách riêng cho các linh mục của chúng ta, để mọi linh mục và từng linh mục, bất cứ trong chức vụ nào, ở tuổi nào, với hoàn cảnh nào, luôn coi bổn phận truyền giáo là một trách nhiệm mà Chúa đ̣i phải chu toàn. Chu toàn một cách khôn ngoan theo ư Chúa. Ḿnh có trách nhiệm th́ cố gắng chu toàn. C̣n kết quả ra sao th́ hăy để mặc Chúa. Chúng ta cần nâng đỡ các linh mục của chúng ta trong bổn phận truyền giáo. Bởi v́ công việc truyền giáo thường được bắt đầu từ các ngài và được phát triển cũng nhờ các ngài.

 

Chớ chi thời nay truyền giáo trở thành một đặc điểm sáng chói của mọi linh mục tại Việt Nam chúng ta.


 

3. Hăy đi khắp thế gian

Suy Niệm

"Hăy đi khắp thế giới, loan báo Tin Mừng..."

Lời Đức Giêsu mời gọi làm chúng ta nhức nhối.

Thế giới chẳng phải ở đâu xa. Thế giới là quê hương tôi với gần 80 triệu dân. Thế giới là những người tôi vẫn gặp, những nơi tôi vẫn sống. Thế giới ấy, chân tôi chưa một lần đi hết, miệng tôi chưa một lần loan báo tin vui.

 

Tôi có ḷng tin không? Tôi có dám tin Lời Chúa không?

Chúa hứa cho những ai tin được khả năng trừ quỷ, nghĩa là giải phóng con người khỏi mọi h́nh thức nô lệ, khả năng chữa bệnh để xoa dịu nỗi đau của trần gian, khả năng nói những ngôn ngữ mới để đem lại hiệp nhất. Các tông đồ đă tin và thấy Chúa cùng làm việc với ḿnh. Họ chẳng bao giờ cô đơn trên bước đường rao giảng.

 

Có nhiều cách loan Tin Mừng, nhiều cách truyền giáo.

Cách thứ nhất là bằng chính cuộc sống bản thân. Nếu các Kitô hữu đều siêu thoát danh lợi, sống trung thực, thanh khiết, sống chung thủy, yêu thương... Một Kitô hữu nghèo mà vui tươi, hạnh phúc, th́ đó là một lời chứng đáng tin cậy.

 

Làm cho xă hội được tốt đẹp hơn, đó cũng là một cách loan báo Tin Mừng rất hiệu quả. Kitô giáo phải góp phần xây dựng một thế giới ḥa b́nh và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân phẩm của từng người được tôn trọng, nơi bóng tối của sự ích kỷ tàn nhẫn bị đẩy lui.

 

Mẹ Têrêxa Calcutta đă âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với bao người cùng khổ. Mẹ đă đi nhiều nơi trên thế giới để lập các cộng đoàn.

C̣n thánh Têrexa nhỏ đă truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và những hy sinh nhỏ bé. Chị là nữ tu ḍng Kín, sống trong bốn bức tường, nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Chị đă đi khắp thế giới, không phải bằng đôi chân, nhưng bằng ḷng ước ao của một trái tim cháy bỏng.

 

Phải sống sao để người ta thắc mắc, đặt câu hỏi. Nhưng cũng phải sẵn sàng tŕnh bày câu trả lời.

 

Dù bạn chẳng uyên thâm về giáo lư nhưng hăy bập bẹ nói về Chúa bằng kinh nghiệm của bạn.

 

Truyền giáo là giới thiệu cho người khác Đấng tôi đă quen. Có thể người ấy đă biết Đấng này từ lâu rồi.

 

Anrê đă gọi Simon, Philipphê đă gọi Nathanaen đến gặp Chúa. Cần tập đến với người khác như Đức Giêsu đă đến với người phụ nữ Samari. Hăy xin nước uống, trước khi nói về Nước Hằng Sống. Hăy t́m hiểu người đối diện trước khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần thấm nhuần văn hóa dân tộc th́ mới biết cách nói về Chúa Cha cho đồng bào ḿnh.

 

Nếu cả đời, mỗi Kitô hữu mời được một người theo đạo, th́ nguyện ước của Đấng Phục Sinh được thành tựu.

 

Gợi Ư Chia Sẻ

Thánh Têrêxa nhỏ đă được tôn phong làm tiến sĩ Hội Thánh. Bạn nghĩ ǵ về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không?

 

Mẹ Têrêxa hiến đời ḿnh cho người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ ǵ về kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không?

 

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, T́nh Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, th́ hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quư nhất. Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy t́nh yêu.

 

Chính t́nh yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng t́nh yêu, th́ các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu ḿnh...

 

Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đă t́m thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là t́nh yêu. Con đă t́m thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là t́nh yêu, và như thế con sẽ là tất cả, v́ t́nh yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện. (dựa theo lời của thánh Têrêxa)

 

4. Hăy loan báo Tin Mừng

 

Một đạo sĩ hỏi các đệ tử: Các con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện, khi nào ánh sáng tới và bóng tối lui đi không? Các đệ tử thi nhau trả lời: Thưa thầy, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện là khi từ xa nh́n một đoàn vật người ta có thể phân biệt được con nào là con ḅ con nào là con trâu không? Thày lắc đầu: không phải. Đệ tử khác trả lời: Thưa thầy có phải ánh sáng tới và bóng tối lui là khi từ xa nh́n vào vườn cây, người ta có thể phân biệt được cây nào là cây xoài cây nào là cây mít không? Thầy vẫn lắc đầu: không phải. Thấy không ai trả lời được, thầy mới giải nghĩa: Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nào ta nh́n vào mặt người xa lạ và nhận ra đó là anh em ḿnh.

 

Thật là khó hiểu. Tuy trên đời ta thấy có nhiều thứ ánh sáng. Có ánh sáng mặt trăng mặt trời. Có ánh sáng đèn dầu, đèn điện. Có những ánh sáng như tia X, tia hồng ngoại. Nhưng tất cả những ánh sáng đó chỉ giúp ta nh́n rơ sự vật. Không thấy có thứ ánh sáng nào soi vào mặt người xa lạ mà biến người ấy thành người thân của ḿnh.

 

Mẹ Têrêxa dường như đă t́m ra thứ ánh sáng ấy. Mẹ là một nữ tu người Anbani, được sai đến phục vụ người nghèo tại Ấn Độ, thấy người nghèo khổ quá tội nghiệp. Biết bao người hấp hối ngoài lề đường. Chết rồi xác bị quẳng vào đống rác như xác thú vật. Biết bao trẻ thơ bị bỏ rơi. Biết bao gia đ́nh chui rúc trong các căn nhà ổ chuột. Biết bao người đói khát không đủ cơm ăn áo mặc. Mẹ lăn xả vào phục vụ người nghèo.

 

Một hôm Mẹ đi thăm một ông già cô đơn trong căn lều tồi tàn. Bước vào lều Mẹ phải động ḷng thương cảm. V́ tất cả đồ đạc chỉ là một mớ giẻ rách. Căn lều bụi bặm bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng. Và nhất là ông già thu ḿnh lại không muốn giao tiếp với ai. Mẹ chào hỏi ông cũng không thèm muốn trả lời. Mẹ xin phép dọn dẹp căn lều ông cũng làm thinh. Đang khi dọn dẹp, Mẹ thấy trong góc lều có một cây đèn dầu bụi bám đen đủi. Sau khi lau chùi, Mẹ kêu lên: Ô, cây đèn đẹp quá. Ông già nói: Đó là cây đèn tôi tặng vợ tôi ngày cưới. Từ khi bà ấy chết, tôi không bao giờ đốt đèn nữa. Thấy ông đă cởi mở, Mẹ Têrêxa đề nghị: Thế ông có bằng ḷng cho các chị nữ tu mỗi ngày đến thăm và đốt đèn cho ông không? Ông đồng ư. Từ đó mỗi buổi chiều, các chị tới thăm ông, dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện với ông. Ngọn đèn ấm áp trong căn lều ấm cúng. Ông trở nên vui vẻ hơn. Ông đi thăm mọi người. Mọi người đến thăm ông. Cuộc đời ông vui tươi trở lại.

 

Trước kia cuộc đời ông tăm tối không phải v́ ông không thắp đèn. Nhưng v́ ngọn đèn trong trái tim ông đă tắt. Trái tim khép kín nên ông mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống. Ông nh́n mọi người như thù địch. Từ ngày các nữ tu đến đốt đèn đời ông vui lên, sáng lên. Đời ông sáng lên không phải v́ có ngọn đèn dầu hỏa soi sáng. Nhưng v́ trái tim ông bừng sáng. Ngọn đèn tâm hồn ông rạng rỡ. Tâm hồn ông cởi mở và ông nh́n thấy mọi người là anh em. Thứ ánh sáng ấy ta thấy trong Phúc âm, khi người Samaritanô nhân hậu cúi xuống săn sóc, băng bó vết thương cho người bị nạn bên đường. Hai người nh́n nhau. Một làn ánh sáng lóe lên. Và họ nhận ra nhau là anh em.

 

Cứ như thế Mẹ Têrêxa miệt mài phục vụ người nghèo. Lập những trung tâm đón tiếp những người hấp hối, săn sóc để họ được chết, được chôn cất như một con người. Nuôi trẻ mồ côi. Xây bệnh viện. Xây trường học. Công việc càng ngày càng mở rộng. Số người theo Mẹ ngày càng đông và Mẹ lập ḍng Nữ tử Thừa sai Bác ái chuyên phục vụ người nghèo. Hiện nay nhà ḍng đă có mặt trên 132 quốc gia. Mẹ được thế giới biết tiếng. Mẹ được nhiều giải thưởng trong đó có giải Nobel Ḥa b́nh. Năm 1997, khi Mẹ qua đời, 80 nguyên thủ quốc gia, trong đó có phu nhân tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân tổng thống Pháp Jacques Chirac đă đến dự đám tang. Và nước Ấn Độ, đa số dân theo Ấn Độ giáo, vốn không ưa đạo Công giáo, đă chôn cất Mẹ theo nghi thức quốc tang. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn Mẹ về trời.

 

Mẹ Têrêxa là một nhà truyền giáo thành công của thế kỷ 20. V́ Mẹ đă biết thắp lên ngọn đèn soi trong đêm tối. Giữa đêm tối vật chất hưởng thụ. Mẹ đă thắp lên ngọn đèn siêu nhiên của thiên đàng. Giữa đêm tối rụt rè nghi kỵ Mẹ đă thắp lên ngọn đèn ấm áp t́nh người. Trái tim Mẹ là một ngọn đèn sáng. Ánh sáng ấy tỏa lan tới muôn người làm cho mọi người nhận biết khuôn mặt hiền lành khiêm nhường của Đức Kitô và làm cho mọi người nh́n nhau là anh em.

 

Vào thời Cộng sản c̣n mạnh và c̣n chống đối Công giáo kịch liệt, Mẹ Têrêxa vẫn có thể lập nhà ở Nga, ở Cuba và cả ở Việt Nam. Với tấm ḷng bác ái, Mẹ đă có thể đi khắp thế giới như lời Chúa truyền. Với tấm ḷng bác ái, Mẹ đă chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng khắp thế giới.

 

Hôm nay Giáo hội cầu nguyện cho việc truyền giáo. Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta góp phần vào việc truyền giáo. Không ǵ bằng ta hăy noi gương Mẹ Têrêxa, thắp lên ngọn lửa tin yêu trong ḷng ḿnh, đem ngọn lửa yêu thương phục vụ soi sáng khắp nơi. Thế giới sẽ bừng sáng và mọi người sẽ nh́n nhận nhau là anh em.


 

5. Chứng tá

 

Truyền giáo là nhiệm vụ của mọi Kitô hữu. Đây là điều công đồng Vaticanô II nhắc đi nhắc lại nhiều lần: việc rao giảng Tin Mừng là bổn phận chính yếu. Bổn phận căn bản của Giáo hội và mỗi Kitô hữu. Công đồng đă làm nổi bật vấn đề truyền giáo và đă định nghĩa Giáo hội là Giáo hội truyền giáo và coi việc truyền giáo là nghĩa vụ tông đồ của mỗi Kitô hữu. Theo công đồng, không một tín hữu nào đáng gọi là tín hữu mà có thể khước từ nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo không thể là một việc tùy sở thích, nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn đề sống đạo, vấn đề sinh tồn của Giáo hội và là trách nhiệm của chính ḿnh.

 

Đối với người giáo dân, qua sắc lệnh về tông đồ giáo dân. Công đồng c̣n cho thấy vai tṛ quan trọng của người giáo dân trong việc truyền giáo, vai tṛ là men, là muối, là ánh sáng, là chứng nhân giữa đời. Bởi v́ giáo sĩ không thể sống chân bùn tay lấm nơi đồng ruộng với những nông dân; giáo sĩ không thể gồng gánh theo chân những người buôn bán đi vào đầu đường xó chợ; giáo sĩ không thể đầu tắt mặt tối làm việc trong những cơ xưởng, nhà máy, công trường… nhưng chính những giáo dân nhà nông, những giáo dân buôn bán, những giáo dân công nhân, có nhiệm vụ đem Chúa đến cho anh em ḿnh nơi đồng ruộng, chợ búa, xí nghiệp, nhà máy, nghĩa là những nơi mà giáo sĩ không thể có mặt và không thể đi đến, th́ giáo dân sẽ đóng vai tṛ chủ chốt và chủ động. Bởi đó, không những giáo dân đóng vai tṛ yểm trợ cho giáo sĩ mà c̣n đóng vai tṛ chính yếu, thay thế cho giáo sĩ trong những nơi hay những hoàn cảnh đó.

 

Như vậy cách truyền giáo tốt nhất và có hiệu quả nhất là đời sống gương mẫu, đời sống Công giáo đích thực, nhất là đời sống thể hiện t́nh yêu thương của chúng ta. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương th́ không ai đánh giá sai lầm về đạo, khi chúng ta chứng minh t́nh yêu bằng đời sống tốt th́ chúng ta thực sự trở nên những bạn tốt, những công nhân gương mẫu trong nhà máy, những công nhân gương mẫu ngoài công trường. Tóm lại, chúng ta hăy nắm lấy những cơ hội đi lại đây đó, khi thi hành công tác, khi làm ăn sản xuất, khi xê dịch thăm viếng… để nói hay làm chứng về Chúa qua lời nói, thái độ và cách đối xử đầy t́nh yêu thương của chúng ta.

 

Mẹ Têrêxa Cancutta đă định nghĩa về một nhà truyền giáo như sau: đó là “một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài”. Mẹ Têrêxa không chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu bằng những lời nói suông, nhưng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do đó, truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của ḿnh để làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu, truyền giáo không chỉ là rao giảng một giáo lư mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương.

 

Có người đă kể lại lư do và động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: “Tôi đau rất nặng, người ta đưa tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một chị y tá, chị tỏ ra rất tốt và tận t́nh giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đă rất khuya, tôi thấy chị quỳ gối im lặng trong pḥng, tôi hỏi: “Chị quỳ làm ǵ thế?”. Chị trả lời: “Tôi cầu nguyện cho ông”. Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người chị y tá ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy t́nh người và những lời cầu nguyện đầy yêu thương của chị y tá ấy, tôi đă gặp Chúa”.

 

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy gương sáng và t́nh yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, v́ họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ t́nh thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của t́nh yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương th́ không ai đánh giá sai lầm về đạo Chúa, khi chúng ta chứng minh t́nh yêu bằng đời sống tốt th́ chúng ta thực sự trở nên những người bạn tốt của nhau.

 

Trong thư mục vụ năm 2003 của các giám mục Việt Nam, số 10 cũng nói đến cách truyền giáo này: cầu nguyện cho việc truyền giáo là việc quan trọng hàng đầu, việc truyền giáo phải đặt nền tảng trên lời cầu nguyện: cá nhân, gia đ́nh, cộng đoàn, giáo xứ. Trước khi rao giảng bằng lời nói, hăy rao giảng bằng đời sống, chúng ta hăy nêu gương về đời sống hiệp nhất yêu thương, không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng sự hiệp nhất yêu thương trong gia đ́nh, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo phận, như lời Chúa phán: “Chính nơi điều này mà mọi người sẽ biết anh em là môn đệ của Thầy, ấy là nếu anh em thương yêu nhau”.

 

Tóm lại, ngày thế giới truyền giáo hôm nay nhắc nhở chúng ta hăy luôn ư thức về sự quan trọng của việc truyền giáo và nhắc nhở chúng ta hăy góp phần ḿnh vào công cuộc truyền giáo của Giáo hội bằng việc cầu nguyện và bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta.

 


 

6. Truyền giáo

 

“Mỗi người ở ngoài Chúa là một cánh đồng truyền giáo, và mỗi người ở trong Chúa là một nhà truyền giáo”. Câu nói trên rất đúng và cũng rất hay.

 

“Mỗi người ở ngoài Chúa là một cánh đồng truyền giáo”. Điều đó rất đúng. Như vậy, cánh đồng truyền giáo vẫn c̣n bao la, mênh mông. Mặc dầu Tin Mừng đă được loan truyền và đạo Chúa đă được thiết lập cả hai ngàn năm rồi mà số đông vẫn chưa được nghe biết Tin Mừng, hay nói ngược lại, chưa được một phần ba nhân loại nhận biết Chúa Kitô. Với đà gia tăng dân số kinh khủng hiện nay, th́ một ngày kia số ngày tin theo Chúa sẽ trở thành thiểu số đáng ngại.

 

Các nước được mệnh danh là “Công giáo” như Tây Ban Nha, Pháp, Ư… có tới 70-80 phần trăm dân số được rửa tội, nhưng được mấy chục phần trăm sống theo đức tin? Từ hơn nửa thế kỷ rồi, ngay giữa Âu Châu đă vang lên những lời cảnh tỉnh: “Nước Pháp, xứ truyền giáo”. Nước Pháp mà c̣n gọi là xứ truyền giáo th́ nói ǵ đến những xứ truyền giáo chính hiệu như ở Á Châu, Phi Châu. Hai nước có dân số lớn nhất nh́ thế giới là Trung Quốc và Aán độ, chỉ có không tới một phần trăm là Công giáo. Nếu đất nước chúng ta đă thấm nhiều máu tử đạo và đang có một cộng đồng Công giáo tương đối đông đảo, th́ sát cạnh nước chúng ta, hai nước Lào và Campuchia kể như vẫn chưa được rao giảng Tin Mừng.

 

Ngay tại Việt Nam chúng ta, tính đến ngày 31-12-2004, số người Công giáo trên toàn quốc là 5.776.972 người trên tổng số dân cả nước là 82.032.300 người, chiếm tỷ lệ khoảng 7,04% dân số. Việt Nam vẫn c̣n là xứ truyền giáo, và việc truyền giáo vẫn luôn là vấn đề cấp bách. Chính v́ sự cấp bách đó nên Giáo Hội luôn luôn cổ vơ tinh thần truyền giáo, nhất là trong những văn kiện gần đây của Công đồng Vaticanô II cũng như của các Đức Giáo Hoàng. Cũng nhằm mục tiêu đó, mỗi năm Giáo Hội dành riêng một Chúa Nhật để cầu cho công cuộc truyền giảng Tin Mừng, kêu gọi các tín hữu cầu nguyện, hy sinh, đóng góp, đồng thời thúc giục mọi người tham gia vào công cuộc cao quư vĩ đại ấy.

Truyền giáo là bổn phận của mọi người và mỗi người, việc truyền giáo không của riêng ai, và không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm hay không cũng được, đây là một bổn phận, một nhiệm vụ bắt buộc, không ai có quyền trốn tránh và không ai có lư do nào tự miễn chuẩn cho ḿnh hay tự bào chữa cho ḿnh được. Từ một em bé đến một cụ già, từ một bệnh nhân đến một lực sĩ, từ một người buôn bán đi khắp đó đây đến một người nội trợ, từ một người b́nh dân đến một người trí thức… trong mỗi hoàn cảnh sinh sống, ai cũng phải truyền giáo, người nào cũng có thể t́m thấy cách thức truyền giáo thích hợp với khả năng của ḿnh. Do đó, “Mỗi người ở trong Chúa là một nhà truyền giáo”, câu nói đó rất đúng, mỗi người chúng ta phải là một nhà truyền giáo.

 

Đành rằng không phải ai cũng có thời giờ hoặc khả năng làm công việc truyền giáo trực tiếp, nhưng tất cả mọi người đều có thể và phải thực hiện cách gián tiếp. Chẳng hạn, cầu nguyện cho việc truyền giáo; đóng góp vào việc truyền giáo bằng những hy sinh; bớt tiêu xài một chút trong gia đ́nh hay cho cá nhân ḿnh để đóng góp vào công cuộc truyền giáo, nhưng trên hết là truyền giáo bằng đời sống chứng nhân. Đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất: Truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta, một đời sống đạo đức chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người.

Cách đây ít năm, có một cuốn Phim Việt Nam gây được nhiều chú ư ở ngoại quốc là phim “Chuyện Tử tế” của đạo diễn Trần văn Thuỷ, phim được hăng truyền h́nh Pháp mua và tŕnh chiếu trong chương tŕnh có tên là Đại Dương. Sau khi xem cuốn phim này, một kư giả ngoại quốc đă hỏi đạo diễn Trần văn Thuỷ: “Những người Kitô Việt Nam có thể làm ǵ để truyền giáo cho dân tộc họ?” Nhà đạo diễn đă trả lời: “Với tôi, điều người ta mong đợi ở các Kitô-hữu là niềm tin của họ và họ phải sống điều họ tin”. Lời phát biểu trên đáng để chúng ta suy nghĩ. Sống trong một đất nước c̣n nhiều khó khăn, sống trong một dân tộc c̣n nhiều người chưa biết Chúa, sống trong một xă hội c̣n nhiều tiêu cực, th́ đối với người Kitô, tin và sống niềm tin của ḿnh là phải sống, phải tin thật tử tế, tức là tin và sống t́nh nhân loại, sống quảng đại, tóm lại là sống t́nh người. Tin và sống như thế không phải chỉ là cách sống dành cho các nữ tu, các linh mục mà cũng chính là sứ mạng và ơn gọi của mỗi Kitô hữu.

 

Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ sai 12 tông đồ đi rao giảng nhưng Ngài sai tất cả 72 môn đệ. Điều này có nghĩa là việc rao giảng Tin Mừng không phải chỉ dành cho một số thành phần trong Giáo Hội: Giám mục, linh mục, tu sĩ, nhưng là bổn phận của mọi người và mỗi người. Điều đáng chú ư nữa là khi sai các môn đệ đi rao giảng, Chúa Giêsu không mấy chú trọng đến phương tiện. Phương tiện mà Chúa trao cho họ là đừng mang theo túi tiền, bao bị ǵ cả, phương tiện duy nhất và tiên quyết là đem lại b́nh an cho mọi người, là sống chia sẻ, sống trọn t́nh người với họ. Tóm lại là sống tử tế với mọi người.

 

Sống tử tế là sống vui tươi, sống lạc quan, sống biết điều, sống lịch sự, sống cảm thông, sống yêu thương với mọi người, sống như thế là chúng ta đang góp phần làm cho danh Chúa được cả sáng và nước Chúa được trị đến, tức là chúng ta đang truyền giáo vậy.


 

 

7. Đời sống chứng nhân

 

Hôm nay, ngày thế giới truyền giáo. Chúng ta cùng t́m hiểu xem: Truyền giáo là ǵ? Chúng ta phải truyền giáo thế nào?

 

Trước hết, truyền giáo là ǵ? Truyền là tuyền bá, truyền thông, chuyển giao, rao giảng, loan truyền… Giáo là giáo lư, đạo giáo, Tin Mừng, Phúc âm… Truyền giáo là truyền bá đạo, là rao giảng Phúc âm, là loan truyền chân lư của Chúa cho người khác. Đó là ư nghĩa thứ nhất, nghĩa hẹp, nghĩa chặt và chính xác. Đàng khác, truyền giáo c̣n có nghĩa là lập những cộng đoàn Kitô hữu trong đức tin, trong phụng tự Thánh Thể, bác ái như Giáo hội mong muốn. Nói khác đi, truyền giáo là “trồng” Giáo hội vào các dân tộc, các địa phương, cho đến khi những người trong địa phương ấy trở nên tín hữu, thành một đoàn chiên. Theo ư nghĩa này, truyền giáo không phải chỉ là truyền bá một số giáo lư, nhưng là truyền thông sự sống của Chúa cho anh em khác, v́ Thiên Chúa là Đấng hằng sống, đạo Chúa là đạo sự sống, là nguồn sống, có khả năng thay đổi, biến cải những con người từ không có Chúa trở thành có Chúa, từ mất Chúa trở thành t́m lại được Chúa. Truyền giáo theo nghĩa này là truyền sự sống của Chúa Kitô mà chúng ta đă có sang cho anh em ḿnh, như thân cây nho chuyển nhựa sống sang cho cành nho. Sau hết, truyền giáo c̣n có một nghĩa nữa là củng cố, tăng cường, huấn luyện đức tin cho một cộng đoàn, cho các tín hữu, để họ lại ra đi truyền giáo cho những người khác.

 

Những ư nghĩa trên đây cho thấy hai chiều của việc truyền giáo: chiều rộng và chiều sâu. Nếu làm cho những người chưa biết Chúa hoặc những người biết mà đă bỏ Chúa, được nhận biết và yêu mến Chúa. Đó là truyền giáo theo chiều rộng, là mở rộng nước Chúa và làm tăng thêm số người thờ phượng Chúa. C̣n nếu làm cho những người đă biết và yêu mến Chúa được hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, để rồi họ lại tiếp tục làm những công việc ấy nơi những người khác. Đó là truyền giáo theo chiều sâu, v́ làm cho nước Chúa được vững chắc hơn và làm tăng thêm số người Công giáo sốt sắng, đạo đức.

 

Việc phân biệt ư nghĩa như trên đây rất quan trọng để chúng ta hiểu rơ hơn việc truyền giáo, v́ truyền giáo không phải chỉ có nghĩa là làm cho những người ngoại, những người lương, những người chưa biết được biết và yêu mên Chúa, nhưng c̣n có nghĩa là truyền giáo cho cả những người Công giáo sống trong một họ, một xứ với chúng ta nữa. Chúng ta phải sống một đời đạo đức, sốt sắng, thánh thiện để làm gương tốt cho họ, để giúp cho họ thêm ḷng yêu mến và tôn kính Chúa.

 

Đó là ư nghĩa của việc truyền giáo. Và như vậy tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo không của riêng ai và không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm hay không cũng được. Nhưng đây là một bổn phận, một nhiệm vụ bắt buộc. Mỗi người chúng ta phải coi đây là vấn đề sống đạo, là vấn đề sinh tồn của Giáo Hội và là trách nhiệm của chính ḿnh.

 

Vậy chúng ta phải truyền giáo thế nào? Có rất nhiều cách. Chúng ta muốn dùng cách nào cũng được, nhưng nhất thiết phải thi hành hai cách này là cầu nguyện và đời sống chứng nhân: Cầu nguyện cho việc truyền giáo là cách thức rất quan trọng: cầu nguyện cho những người đi truyền giáo, cầu nguyện cho mọi người mở rộng ḷng sẵn sàng đón nhận ơn Chúa, Lời Chúa. Cụ thể như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cả đời không đi đâu truyền giáo, chỉ ở trong bốn bức tường ḍng kín cầu nguyện cho việc truyền giáo. Thế mà Giáo Hội đă tôn phong ngài là quan thầy các nơi truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê. Xin anh chị em hăy suy nghĩ: Chúng ta có thường xuyên thi hành việc này không? Chúng ta có cầu nguyện cho việc truyền giáo không? Nếu không th́ đó là tội thiếu sót, bỏ việc phải làm. Thứ hai là truyền giáo bằng chính đời sống chứng nhân của ḿnh: Đây là cách truyền giáo tốt nhất và hữu hiệu nhất, đó là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta. Một đời sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, v́ “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Chúng ta hăy suy nghĩ: đời sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?

 

 

8. Khiêm nhường trong truyền giáo– ĐC. GB. Bùi Tuần

 

Người truyền giáo tốt có thể là người không hiểu biết nhiều và sâu sắc về Chúa, nhưng nhất định phải là người có sự sống của Chúa trong ḿnh.

 

Tôi vẫn nghĩ như vậy. Và tôi có kinh nghiệm như thế.

Người ta không nh́n thấy Chúa trong họ. Nhưng người ta có thể cảm được phần nào sự hiện diện của Chúa trong họ qua một số dấu chỉ. Một trong những dấu chỉ dễ thấy nhưng lại chắc chắn, đó là sự khiêm nhường.

 

Trước khi khiêm nhường được nâng lên hàng nhân đức siêu nhiên, nó đă là một đức tính nhân bản.

 

Ngay trên lănh vực nhân bản, khiêm nhường vẫn được coi là một giá trị cao quí. Văn hoá Việt Nam vốn ca ngợi người khiêm tốn. Lễ giáo Việt Nam vốn đề cao đức khiêm nhường, coi khiêm nhường như một yếu tố của đạo làm người.

 

Trong xử thế, khiêm nhường là chià khoá mở ḷng người ta, gây nên thiện cảm. Nhờ thiện cảm, người ta dễ chấp nhận ta, và dễ nghe ta.

 

Trái lại, kiêu căng dễ gây nên ác cảm. Khi ác cảm đă chớm nở, th́ lư luận dù đanh thép đến đâu, chứng từ dù rơ ràng đến mấy, người ta cũng không muốn đón nhận ta và những ǵ ta tŕnh bày, kể cả khi ta tŕnh bày Tin Mừng cứu độ.

 

Cái kiêu căng dễ xúc phạm đến người khác nhất, chính là sự tự đắc cho ḿnh là đúng, là đẹp, là đáng kính trọng; c̣n người khác th́ bị coi là sai, là xấu, là phải loại trừ. Nhất là trong việc phê phán tôn giáo, tín ngưỡng và những lựa chọn liên quan.

 

Người tự tôn, hay khinh miệt người khác rất dễ rơi vào những sai lầm trầm trọng và sự mù quáng thê thảm. Hơn nữa, họ có thể làm cho chính ḿnh lâm vào t́nh trạng điên rồ. Để rồi, sẽ làm sụp đổ mọi sự nghiệp đạo đức của ḿnh chỉ trong giây phút. Thảm thương nhất là kẻ kiêu căng cứng ḷng sẽ vô t́nh mở rộng cửa ḷng ḿnh, rước quỷ Satan là thần kiêu ngạo vào ngự trị trong đó, để rồi lập liên minh với các h́nh thức kiêu căng khác, chống lại Nước Thiên Chúa.

 

Đọc Phúc Âm, tôi thấy Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta phải hết sức tránh mọi h́nh thức kiêu căng như:

 

Đừng thích t́m địa vị cao trước công chúng, như trong đám tiệc (Lc 14,7).

 

Đừng giả h́nh đạo đức bằng cái vỏ bề ngoài, c̣n bên trong th́ dơ bẩn (Mt 23,5-25).

 

Đừng căn cứ vào mấy việc đạo đức của ḿnh, để khinh chê người khác (Lc 18,9-14).

 

Đang khi đó, Kinh Thánh rất khen người khiêm nhường. Đến mức Chúa Giêsu coi họ là những người được Chúa Cha mạc khải cho biết nhiều điều cao siêu, mà Người không cho những người khôn ngoan và thông thái biết (Lc 10,21). Chính bản thân Chúa Giêsu cũng rất khiêm nhường. Ngài nói: “Hăy học với Thầy, v́ Thầy hiền lành và khiêm nhường trong ḷng” (Mt 11,29). Hơn nữa, suốt cuộc đời, từ khi sinh ra trong hang đá cho đến lúc chết trên thánh giá, Chúa Giêsu luôn làm chứng Đấng cứu thế không phải là một quyền lực, nhưng là t́nh yêu xót thương phục vụ khiêm nhường.

 

Do đó, sự khiêm nhường của người truyền giáo không phải chỉ là một đức tính nhân bản, mà c̣n phải là một nhân đức được chia sẻ từ sự khiêm nhường của Đức Kitô. Đức Kitô truyền sang cho họ sự khiêm tốn của Người, để nhờ đó, họ sẽ luôn nhận được thêm chân lư và sự sống cứu độ của Người.

 

Chính ở điểm này, mà đến lượt ḿnh, chính người truyền giáo cũng là người cần được Chúa Giêsu thường xuyên truyền giáo cho. Và đây chính là một kinh nghiệm quí báu họ có được về người được truyền giáo.

 

Kinh nghiệm cho thấy người được truyền giáo rất cần có ḷng khiêm tốn.

 

Thuở xưa, các thầy thượng tế, các kỳ lăo, các kinh sư, các biệt phái đă nghe tận tai chính Chúa Giêsu giảng, đă xem tận mắt những phép lạ Chúa Giêsu làm. Nhưng không mấy người trong họ đă tin. Hơn nữa, càng nghe thấy và càng nh́n thấy Chúa Giêsu, họ càng đâm ghét. Sau cùng họ đă giết Người.

 

Sở dĩ Tin Mừng đă không vào ḷng họ được, chính là v́ sự kiêu căng tự đắc đă khoá chặt ḷng họ.

 

Thời nay cũng thế. Những người đơn sơ, khiêm tốn dễ đón nhận được những cái mới mẻ của Tin Mừng hơn những người tự phụ kiêu căng.

 

V́ thế, tôi nghĩ rằng: Người truyền giáo cần phải khiêm nhường. Người được truyền giáo cũng cần khiêm nhường.

 

Để có đức khiêm nhường, chúng ta không thể coi thường việc tập luyện ḿnh về nhiều mặt. Một người không được uốn nắn tập luyện kỹ lưỡng về đức khiêm nhường sẽ dễ trở nên hư hỏng: Hư hỏng do những thất bại và do cả những thành công, do những thực tế cuộc đời và cả do những ước mơ và ảo tưởng của ḿnh, nhất là do sự cố chấp tôn thờ cái tôi và làm nô lệ cho ư riêng ḿnh.

 

Không những chúng ta cần tập luyện để nên khiêm nhường, mà cũng cần cầu nguyện khẩn xin Chúa ban ơn khiêm nhường.

 

Ơn khiêm nhường, mà Chúa ban cho kẻ cậy trông nài van Chúa, sẽ đặt ta dưới cái nh́n thánh thiện của Chúa. Nhờ đó ta sẽ nhận ra Chúa nơi người khác và ta là kẻ tội lỗi, bất xứng, mọi sự Chúa ban cho ta đều do t́nh xót thương nhưng không của Chúa. Càng được ơn khiêm nhường, ta càng hiểu thấm thiá lời thánh Giacôbê: “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gc 4,6). Và chúng ta cũng sẽ càng thấy rơ thói quen t́m đắc thắng, phô trương, trịch thượng, bất bao dung trong truyền giáo không những đang trở nên quá lỗi thời, mà c̣n gây nhiều thiệt hại cho Hội Thánh. Bởi v́ đó là những điều rất trái nghịch với thánh ư Chúa.

 

Một điều lợi nữa, mà ơn khiêm nhường hôm nay sẽ đem lại cho ta, đó là nó giúp ta biết kiểm điểm lại bổn phận đón nhận Tin Mừng và bổn phận loan báo Tin Mừng. Ai trong chúng ta cũng có hai bổn phận đó.

 

Trong hoàn cảnh cụ thể ta đang sống, Chúa vẫn gửi cho ta vô số Tin Mừng mới mẻ. Ta đă đón nhận thế nào?

 

Trong địa vị cụ thể của ta và với những phương tiện cụ thể của ta, ai trong chúng ta cũng vẫn có thể góp phần không nhỏ vào việc loan báo phần không nhỏ vào việc loan báo Tin Mừng, hoặc bằng cách này, hoặc bằng cách khác. Ta đă thực hiện bổn phận đó thế nào?

 

Nếu khiêm tốn biết ḿnh, khiêm tốn ăn năn, khiêm tốn sửa ḿnh về bổn phận truyền giáo, chúng ta sẽ có một lương tâm truyền giáo đổi mới. Để từ nay, ta biết nhận lănh, biết sinh lời và biết chia sẻ Tin Mừng cho những người gần xa, mà ta có thể gặp.

 

Nếu ta ư thức được như vậy và cố gắng làm như vậy, th́ đời ta sẽ mang ư nghĩa cao đẹp, đi theo đúng hướng về với Cha trên trời.

 


 

9. Hăy thả lưới bên phải thuyền

 

Các Tông đồ đă đánh cá vất vả suốt đêm mà không được con cá nào. Nay Chúa Giêsu bảo các ngài phải ra khơi một lần nữa. Chắc các ngài phải ngần ngại lắm. Ngần ngại v́ vừa qua một đêm vất vả, thân thể mỏi nhừ v́ suốt đêm phải vật lộn với biển cả, với sóng gió, với chài lưới. Ngần ngại v́ đang buồn ngủ. Mắt chĩu nặng v́ suốt đêm không ngủ, đang cần một giấc ngủ để hồi phục sinh lực. Ngần ngại v́ vừa bị thất bại ê chề, đă mất hết ư chí phấn đấu. Thế nhưng các ngài vẫn vâng lời Chúa, ra khơi, thả lưới. Và kết quả thật là bất ngờ. Lưới đầy cá chất đầy hai thuyền đến gần ch́m.

 

Qua bài Tin Mừng này Chúa muốn dạy tôi những bài học về việc truyền giáo.

 

Bài học thứ nhất: Truyền giáo là một công việc đ̣i hỏi vất vả. Phải lao động đêm ngày. Như các Tông đồ đă chài lưới suốt đêm thâu trong sương đêm giá lạnh, trong sóng gió biển khơi, trong vất vả cực nhọc. Suốt đêm đă lênh đênh trên biển cả, sáng sớm vừa mới về tới đất liền, tưởng được nghỉ ngơi, không ngờ lại phải ra khơi ngay tức khắc. Ra khơi cả lúc đang mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Người muốn truyền giáo cũng phải noi gương các tông đồ. Làm việc không nghỉ. Phải đầu tư sức lực và trí tuệ. Phải phấn đấu không ngừng. Làm cho hết việc chứ không làm cho hết giờ. Và phải chấp nhận tất cả những mỏi mệt, những thử thách.

 

Bài học thứ hai: Truyền giáo là một công việc đ̣i hỏi kiên tŕ. V́ việc truyền giáo có nhiều thất bại hơn thành công, có nhiều mệt nhọc hơn vui thích, nên việc truyền giáo đ̣i hỏi rất nhiều kiên tŕ. Kiên tŕ khi đă gặp thất bại. Kiên tŕ khi đă chán nản, mệt mỏi ră rời. Kiên tŕ khi gặp những trắc trở. Như lời thánh Phaolô khuyên dạy: “Hăy rao giảng Lời Chúa. Hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tim 4,2). Các Tông đồ thật kiên tŕ, mặc dù đă thất bại sau suốt một đêm vất vả, các ngài vẫn tiếp tục ra khơi theo lệnh Chúa truyền. Trong quá khứ, ta đă gặp nhiều thất bại trong việc truyền giáo. Hôm nay Chúa lại mời gọi ta hăy ra khơi, hăy lên đường truyền giáo. Ta hăy mau mắn đáp lời Chúa mời gọi, kiên nhẫn làm việc trên cánh đồng truyền giáo, bất chấp mọi thất bại, bất chấp mọi chán nản.

 

Bài học thứ ba: Truyền giáo là một công việc đ̣i hỏi thanh luyện bản thân. Truyền giáo là công việc thánh thiện nên người truyền giáo phải thánh thiện. Sự thánh thiện khởi đi từ nhận thức thân phận yếu hèn tội lỗi. Và từ đó nảy sinh nhu cầu được thanh luyện. Như Phêrô cảm thấy ḿnh tội lỗi không xứng đáng ở gần Chúa. Như Phaolô ngă ngựa cảm thấy ḿnh lầm lạc. Như Isaia cảm thấy môi miệng ḿnh ô uế. Sau khi được thanh luyện các ngài đă trở thành những nhà truyền giáo gương mẫu. Thánh hóa bản thân là một điều kiện quan trọng để truyền giáo thành công.

 

Bài học thứ tư: Truyền giáo là một công việc đ̣i hỏi lắng nghe Lời Chúa. V́ truyền giáo là một công việc thiêng liêng. Nên ta không thể cậy dựa vào sức lực phàm nhân, phương tiện phàm trần. Các tông đồ là những ngư phủ chuyên nghiệp. Các ngài biết rơ biển hồ Galilê như ḷng bàn tay. Thế mà các ngài đánh cá suốt đêm chẳng được con nào. Đó là bài học dạy ta biết rằng, nếu cậy dựa vào tài sức riêng, việc truyền giáo sẽ không có kết quả. Việc các tông đồ vâng lời Chúa ra khơi và vâng lời Chúa thả lưới bên phải mạn thuyền cho ta thấy một thái độ khiêm nhường lắng nghe. Dù Chúa Giêsu không phải là ngư phủ chính gốc. Dù Chúa Giêsu không hiểu biết biển hồ, nhưng các ngài vẫn vâng lời Chúa. Chính nhờ thế, các ngài đă thành công. Người làm việc truyền giáo phải noi gương các tông đồ biết khiêm nhường nhận biết sự bé nhỏ nghèo hèn của bản thân để thao thức lắng nghe Lời Chúa. Chỉ làm theo Lời Chúa, làm theo ư Chúa, làm v́ Chúa việc truyền giáo mới có kết quả tốt đẹp.

 

Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta một nghị lực mạnh mẽ để sẵn sàng chấp nhận những vất vả khổ cực trong việc truyền giáo. Xin cho chúng ta biết chấp nhận cả những thất bại mà vẫn kiên tŕ lên đường truyền giáo. Và nhất là xin cho mọi người chúng ta được Chúa dạy bảo, để biết làm theo ư Chúa. Chỉ có như thế, việc truyền giáo mới có kết quả tốt đẹp.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin kêu gọi chúng con lên đường truyền giáo. Lạy Chúa Giêsu, xin thanh luyện chúng con để xứng đáng làm việc truyền giáo. Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết cách làm việc truyền giáo. Amen.

 

 

10. Thầy ở cùng anh em

 

Suy Niệm

Truyền giáo là một mệnh lệnh và cũng là một ước mơ của Chúa Phục Sinh: "Anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ."

 

Ngài đ̣i ta phải ra đi loan báo Tin Mừng, nhưng cuối cùng là phải giúp người khác trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là có tương quan thân thiết với Ngài, dám sống như Ngài, sống cho Cha và con người.

 

Đấng Phục Sinh nắm quyền trên cả thế giới, nên Ngài sai chúng ta đến với mọi dân tộc. Tin Mừng không c̣n bị giới hạn trong mảnh đất Israel, nhưng lan rộng khắp trái đất (x. Mt 10,5). Ngày nào c̣n một người chưa trở thành môn đệ, ngày ấy trách nhiệm chúng ta vẫn c̣n.

 

"Bằng cách làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Phép Rửa khiến người ta trở thành môn đệ Đức Kitô, và đi vào tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa.

 

"Bằng cách dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em", như thế các môn đệ thuộc bất cứ thời đại nào đều có một điểm chung, đó là cùng tuân giữ toàn bộ giáo huấn của Chúa.

 

"Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" Đây không phải là một lời hứa cho tương lai, nhưng là một điều đang xảy ra trong hiện tại. Chúa Giêsu thật là Emmanuel (Mt 1,23), Ngài ở cùng Giáo Hội, ở cùng các môn đệ, Ngài ở bên họ trong mọi bước đường rao giảng (Mc 16,20).

 

Khi nh́n đến quê hương Việt Nam, chúng ta thấy hơn 70 triệu người chưa biết Chúa. Chúng ta có trách nhiệm loan báo Tin Mừng, có bổn phận nói về Chúa cho họ, nói bằng lời và nói bằng cuộc sống cụ thể. Làm sao qua cuộc sống của tôi: yêu thương, tha thứ, hy sinh phục vụ, b́nh an vui tươi, người ta gặp được Đấng Vô H́nh mà gần gũi? Làm sao tôi có thể trả lời được những câu hỏi, soi sáng được những vấn đề nhức nhối của họ bằng ánh sáng Tin Mừng?

 

Truyền giáo không phải là tuyên truyền hay mua chuộc, cũng không phải là áp đặt một cách tinh vi, Truyền giáo là hát lên niềm vui chất chứa nơi ḷng ḿnh, là tỏa hương tự nhiên như đoá hoa. Truyền giáo là hơi thở của một Giáo Hội đầy sức sống Thánh Thần.

 

Chúng ta phải biếu Chúa Giêsu cho con người hôm nay. Nhưng trước hết chúng ta phải có Chúa Giêsu, và phải biết lắng nghe con người.

 

Gợi Ư Chia Sẻ

Theo ư bạn, tại sao ít người Việt Nam theo đạo Công Giáo? Có ǵ cần sửa đổi để người khác dễ chấp nhận đạo chúng ta hơn không?

 

Cha Đắc Lộ đă đi truyền giáo ở Việt Nam và đă đóng góp nhiều cho việc h́nh thành chữ Quốc Ngữ. Theo bạn, người Công Giáo Việt Nam hôm nay có thể làm được điều ǵ cho quê hương Cha Đắc Lộ?

 

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa đă muốn trở nên con của loài người, con của trái đất, con của một dân tộc. Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa dù họ từ khước Tin Mừng và đóng đinh Chúa vào thập giá. Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương, một quê hương c̣n nghèo nàn lạc hậu sau những năm dài chiến tranh, một quê hương đang mở ra trước thế giới nhưng lại muốn giữ ǵn bản sắc dân tộc và bảo vệ nền đạo lư của cha ông.

 

Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện nghi vật chất, nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau, và làm một điều ǵ đó thật cụ thể cho những đồng bào quanh chúng con. Ước ǵ chúng con biết phục vụ đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Và ước ǵ chúng con biết khiêm tốn cộng tác với muôn người thiện chí.