CN XXIX Thường niên A
Mt. 22, 15 - 21
19-10-2008
CN XXIX Thường niên
Lm. PX Vũ Phan Long, ofm
02
CN XXIX Thường niên Lm Carolô Hồ Bặc
Xái 09
CN XXIX Thường niên Lm Mark Link, SJ
17
CN XXIX Thường niên Lm Augustine, SJ
21
CN XXIX Thường niên Lm
Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
26-30
CN XXIX Thường niên Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
33
CN XXIX Thường niên Lm.
Nguyễn B́nh An
41
CN XXIX Thường niên Lm Trần Thanh Sơn
43
CN XXIX Thường niên Lm Ansgar Phạm
Tĩnh 48
CN XXIX Thường niên Lm Trần b́nh
Trọng 52
CN XXIX Thường niên Lm Nguyễn Khoa
Toàn 56
CN XXIX Thường niên Rev. Gioan Trần
Khả 60
CN XXIX Thường niên Lm Jos. Phạm Ngọc
Ngôn, Csjb 66
CN XXIX Thường niên John Nguyễn
69
CN XXIX Thường niên Lm. An Phong,
OP 74
CN XXIX Thường niên Lm Giuse Đỗ Vân
Lực, OP 76-80
CN XXIX Thường niên Lm Giuse Nguyễn
Cao Luật, OP 85
CN XXIX Thường niên Manna
90
CN XXIX Thường niên Gm. Bartôlômêô
Nguyễn Sơn Lâm 93
NỘp thuẾ cho XÊDA
Mátthêu
22,15-21
Đức
Giêsu không muốn thiết lập hai trật tự khác nhau song song, trong đó Thiên Chúa
và Xêda đều là chúa tể; Người cũng không dạy về thái độ tùng phục hoàng đế.
Người chỉ muốn đặt các vấn đề vào đúng vị trí của chúng.
Lm PX. Vũ Phan Long,
ofm
I. NgỮ cẢnh
Theo một lược đồ
của truyền thống kinh sư Do-thái, các tranh luận được bố trí thành bốn bậc với
độ mạnh tăng dần và được đặt tên như sau:
1- [K]hokmâh
(“sự khôn ngoan”): đây là một tranh luận về quy tắc phải theo khi liên hệ
đến những bản văn pháp luật;
2- Haggadâh
(“truyện kư”): đây là một lối giải thích các băn văn Kinh Thánh bề ngoài mâu
thuẫn với nhau;
3- Bôrut
(“sự tầm thường”): đây là một tranh luận nhắm biến niềm tin thành một tṛ
hề;
4- Derek ‘erets
(“đường đất”): đây là một tranh luận về những nguyên tắc cơ bản của đời sống
luân lư.
Mt đă tŕnh
bày các đoạn văn trong chương 22 từ c. 15 đến c. 46 theo lược đồ này, nhưng ngài
đảo thứ tự truyền thống, bằng cách đặt haggadâh vào cuối cuộc đối chất,
hầu nêu bật tính tiệm tiến của cuộc đối chất cho đến câu hỏi cuối cùng của Đức
Giêsu (x. c. 42):
1-
[K]hokmâh:22,15-22,
2-
Bôrut: 22,23-33;
3-
Derek ’erets: 22,34-40,
4- Haggadâh:
22,41-46.
Ba tranh luận đầu
được gợi lên bởi ba nhóm đại diện Do-thái giáo chính thức. Họ t́m cách gài bẫy
Đức Giêsu bằng chính những lời nói của Người (cc. 15 và 35) về những vấn đề ngày
càng thêm quan trọng: nộp thuế cho Xêda, là vấn đề đặt đối lập các nhóm
Hêrôđê, Pharisêu và Nhiệt Thành (Quá Khích) với nhau; sự sống lại của kẻ chết,
là vấn đề được phái Xađốc đặt ra; điều răn lớn nhất, là mối bận tâm của
người Do-thái tuân thủ luật Môsê nghiêm nhặt, tức phái Pharisêu. Các vấn đề ấy
được đặt ra cho một vị Rabbi: “Thưa Thầy” (didaskale; x. cc.
15.24.36); đây là danh hiệu cho thấy là họ hiểu Đức Giêsu đứng vào vị trí nào.
Nhưng cứ mỗi lần Đức Giêsu lại đưa họ đến một câu hỏi triệt để hơn. Để
rồi cuối cùng, Người chủ động đặt rơ ràng cho họ câu hỏi phát sinh do dự hiện
diện của Người giữa họ trong Đền thờ, và như thế Người buộc họ phải lấy lập
trường dứt khoát.
II. BỐ cỤc
Bản văn có thể chia
thành ba phần:
1)
Toan tính của các đối thủ của Đức Giêsu (22,15);
2)
Cuộc gặp gỡ với vấn đề nộp thuế cho Xêda (22,16-17);
3)
Câu trả lời của Đức Giêsu (22,18-21):
a)
lật mặt nạ bằng nhận định mở đầu (c. 18),
b)
lật mặt nạ bằng cách dùng đồng tiền nộp thuế (cc. 19-21a),
c)
giáo huấn quan trọng nhất của Đức Kitô: t́m kiếm Thiên Chúa (c.
21b).
III. Vài điỂm chú giẢi
- người Pharisêu
… người thuộc phe Hêrôđê (1-2): Những người Pharisêu đại diện cho thái độ
không khoan nhượng về tôn giáo. Họ nhất định không bỏ mất tự do của Dân Thiên
Chúa trước chính quyền Rôma. C̣n người thuộc phe Hêrôđê th́ ủng hộ Rôma, bởi v́
Đế quốc nâng đỡ các tiểu vương xuất thân từ gia đ́nh Hêrôđê Cả.
- người chân
thật … chẳng vị nể ai (16): Đây là hai đ̣i hỏi mà các kinh sư luôn phải nhớ
mà đáp ứng: trung thành với Lề Luật và không cả nể, thiên vị.
- được phép …
hay không (17): “Đưọc phép” (exestin) [và “không được phép”] là công
thức tiêu biểu của TM Mt (12,2.4.10.12; 14,4; 19,3; 20,15; 27,6). Câu
hỏi “được phép không?” thường được người tín hữu Do-thái đặt ra cho ḿnh và cho
các kinh sư. Tầm mức của câu hỏi có tính quy thần: dưới mắt Thiên Chúa, tức dưới
ánh sáng của Lề Luật, có được phép nộp thuế không? Như thế, câu hỏi không được
đặt ra trên b́nh diện Luật dân sự hoặc thời cơ chính trị.
- nộp thuế
(17): Ngoài nhiều khoản thu được bổ cho tất cả các công dân trong Đế quốc (thuế
cầu đường, thuế quan…), các tỉnh phải đóng một thứ cống (Lt. tributum)
cho hoàng đế, để bày tỏ sự thuần phục. Người Do-thái rất ghét thứ cống thuế này,
c̣n Nhóm Quá Khích th́ buộc phải coi việc từ chối nộp như một bổn phận
tôn giáo.
- đồng tiền nộp
thuế (19): Người Do-thái chỉ có quyền đúc tiền đồng, chứ không được đúc tiền
bạc. Như vậy các đồng tiền của họ có giá trị nhỏ nên không được phép dùng để
đóng thuế. Họ phải dùng đồng quan (dênarion).
IV. Ư nghĩa cỦa bẢn văn
* Toan tính
của các đối thủ của Đức Giêsu (15)
Các đối thủ của Đức
Giêsu lần lượt xuất hiện: tại Đền thờ, các thượng tế và kinh sư đă can thiệp
(21,15), kế đó là các thượng tế và kỳ mục trong dân (21,23), rồi đến các thượng
tế và người Pharisêu (21,45), bây giờ đến lượt những người Pharisêu và những
người thuộc phe Hêrôđê (22,15). Sau này những người thuộc nhóm Xađốc cũng đến
(22,23), và cuối cùng lại là những người Pharisêu (22,35.41). Họ vẫn chống nhau,
nhưng bây giờ họ liên minh với nhau để chống một kẻ thù “chung”.
* Cuộc gặp gỡ
với vấn đề nộp thuế cho Xêda (16-17)
Ở đây những người
thuộc phe Hêrôđê, liên minh với các lực lượng xâm lăng, được mời đến làm chứng
về một câu trả lời hẳn là sẽ vụng về của Đức Giêsu. Ở Mc 12,14-15, câu
hỏi của họ vừa có tính lư thuyết (“có được phép nộp thuế?”) vừa thực tiễn (“chúng
tôi có phải nộp thuế?”); ngược lại trong Mt, câu hỏi chỉ có tính lư
thuyết (như ở Lc 20,20-26). Thật ra câu hỏi của họ hết sức nham hiểm. Lời đầu
tiên họ nói, rất dài, nhắm ru ngủ các nghi ngờ, là một lời khen hết sức
giả h́nh (c. 16): họ chào Người là “Thầy” (Rabbi); họ đề cao sự chân thành, khả
năng, tính chí công vô tư của Người. Từ đó, họ xin Người ban giáo huấn về một
vấn đề phức tạp; họ “nhả chất độc ra” (c. 17): một câu hỏi dứt khoát
và đột ngột: “có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?”. Nếu trả lời “có”, Đức
Giêsu sẽ khiến dân chúng nổi giận, v́ Người tỏ ra là người nghiêng theo Đế quốc;
và người Pharisêu chẳng bỏ lỡ cơ hội mà đánh đổ tất cả uy tín của Người trước
mặt dân chúng. C̣n nếu trả lời “không”, Người sẽ bị coi là chống chính quyền
Rôma; và phe Hêrôđê có lẽ sẽ là những người đầu tiên tố cáo Người là người muốn
phá rối trị an. Hơn nữa, câu hỏi c̣n có tầm mức thần học, bởi v́ các nhóm Do-thái
cực đoan coi việc sử dụng đồng bạc ngoại quốc như một kiểu thờ ngẫu tượng,
mà điều răn thứ hai lên án: không được đưa các h́nh ảnh hoàng đế hoặc các biểu
hiệu tượng trưng quyền bính của ông vào Đền thờ để khỏi làm giảm thiểu vương
quyền của Đức Chúa (Yhwh). Khi các
tổng trấn (chẳng hạn Philatô) đă t́m cách làm như thế để hạ nhục người Do-thái,
các vị này đă gặp phải sự phản ứng và chống đối gay gắt nhất. Những người thuộc
Nhóm Quá Khích (Nhiệt Thành) dứt khoát không nhận quyền Hoàng đế nên cũng không
đóng thuế. Họ không đặt vấn đề về lư thuyết hay thực hành. Nhưng người Pharisêu
th́ chọn một thái độ trung dung; họ đă chấp nhận đóng thuế để đổi lấy tự do tôn
giáo. Vậy câu hỏi đặt ra cho Đức Giêsu rất nham hiểm, để Người không có ngơ
thoát: “có được nộp thuế hay không?”. Nhưng Đức Giêsu thấy rơ cái bẫy.
* Câu trả lời
của Đức Giêsu (18-21)
Trước tiên, Đức
Giêsu lật mặt nạ của họ bằng nhận định mở đầu: “Tại sao các người lại thử tôi,
hỡi những kẻ đạo đức giả” (c. 18). Người cho thấy Người không phải là kẻ khù
khờ. Họ đă mở đầu câu chuyện rất mềm mỏng (c. 16b) không phải v́ họ tha thiết
t́m kiếm chân lư của Thiên Chúa, nhưng chỉ v́ muốn đưa Người vào thế lưỡng nan,
để hại Người. Họ đáng bị gọi là “những kẻ đạo đức giả” theo hai nghĩa: trước
tiên, bởi v́ họ giả bộ rất quan tâm đến một vấn đề thời sự; kế đó, bởi v́
khi sử dụng đồng quan để giao dịch buôn bán, họ đă minh nhiên nh́n nhận quyền
của Hoàng đế từ lâu rồi.
Kế đó, dù câu hỏi
được đặt ở b́nh diện lư thuyết, Đức Giêsu đă chuyển sang b́nh diện thực hành để
trả lời (“Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế”, c. 19). Nếu họ cũng như mọi người
Do-thái có trong túi các đồng quan Rôma, mặc dù có các h́nh ảnh và ḍng chữ bất
kính, ngẫu tượng, điều đó có nghĩa là họ đă có một giải pháp cho vấn đề.
Tại sao khi dùng đồng quan ấy (của Đế quốc) mà giao dịch buôn bán th́ họ không
áy náy bao nhiêu, mà bây giờ “trả về Xêda” (nộp thuế) th́ họ lại áy náy đến thế?
Nếu có vấn đề ở đây, th́ họ đă giải quyết từ lâu rồi: được phép nộp thuế. Trong
lănh vực tiền bạc, họ đă nh́n nhận họ lệ thuộc Xêda.
Nhưng rồi Đức Giêsu
đi quá câu hỏi được đặt ra: chỉ có một điều quan trọng nhất, mà họ hoàn
toàn có thể làm ngay khi phải sống dưới ách đô hộ, đó là “trả về Thiên Chúa”,
điều thuộc về Người (c. 21b). Đây là điều Người đă không ngừng nói đến kể từ khi
ra đi hoạt động: “Trước hết hăy t́m kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của
Người, c̣n tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33. Xem Bài giảng trên
núi). Khi nói như thế, Đức Giêsu không có ư thiết lập hai trật tự khác nhau là
Quốc gia và Họi Thánh như hai điểm quy chiếu khác nhau, cũng không biện minh cho
việc quy phục Hoàng đế. Người chỉ muốn đặt các vấn đề vào đúng chỗ của chúng.
Thật ra các vấn đề liên hệ đến Hoàng đế chẳng là ǵ so với các vấn đề liên hệ
đến Nước Thiên Chúa. Người ta đă hỏi Đức Giêsu về thuế, chứ không hỏi ǵ về các
đ̣i hỏi của Thiên Chúa cả. Người không t́m cách tránh né, v́ không thể được,
nhưng khi trả lời, Người cũng chỉ đặt mỗi chuyện vào đúng chỗ của nó. Các đối
thủ chẳng c̣n biết tiếp tục câu chuyện như thế nào nữa. Các quyền của Hoàng đế
đă không bị vi phạm, nhưng các quyền của Thiên Chúa th́ đă được khẳng định rất
mạnh. Người ta hoàn toàn có thể thỏa măn các đ̣i hỏi của Thiên Chúa trong khi
vẫn đóng thuế cho Hoàng đế.
+ Kết luận
Thật ra, Đức Giêsu
không muốn thiết lập hai trật tự khác nhau song song, trong đó Thiên Chúa và
Xêda đều là chúa tể; Người cũng không dạy về thái độ tùng phục hoàng đế. Người
chỉ muốn đặt các vấn đề vào đúng vị trí của chúng. Người không phủ nhận rằng
cũng có thể có những xung đột, và đôi khi phải chọn lựa (x. Cv 4,18-20). Nhưng
Người muốn nói rằng xung đột ấy không có ở chỗ người Pharisêu muốn thấy có. Bởi
v́ người nào thật sự tùng phục Thiên Chúa và sống trong niềm chờ mong Nước Trời
và sự công chính của Thiên Chúa, th́ có thể nh́n nhận tính chính đáng cũng như
những giới hạn của những quyền của Xêda (x. 1 Pr 2,13-16).
V. GỢi ư suy niỆm
1. Chúng ta hoàn
toàn có thể lấy lại lời người Pharisêu khen ngợi Đức Giêsu, nhưng gột rửa sạch
mọi toan tính giả h́nh, để thưa với Đức Giêsu. Đức Giêsu đúng là Đấng chân thật:
Người không uốn cong các đ̣i hỏi của chân lư hoặc luật luân lư theo các nhận
định về thời cơ hoặc nhằm thành công cho riêng ḿnh. Người chính là Sự Thật (x.
Ga 14,6). Đức Giêsu dạy đường lối của Thiên Chúa: đây không phải là Luật Môsê
hay sự khôn ngoan loài người của các triết gia và các nhà luân lư; Người là “ánh
sáng cho thế gian” dẫn đưa chúng ta (Ga 8,12), để chúng ta khỏi đi trong bóng
tối. Người chẳng vị nể ai: Người là Đấng cứu độ mọi người (x. 1 Tm 2,3-6), nên
không bận tâm về màu da, chủng tộc, tŕnh độ trí tuệ, hoàn cảnh xă hội của con
người (x. Ga 3,28).
2. Thiên Chúa vẫn
dành chỗ cho Hoàng đế. Nếu hết ḷng với Thiên Chúa, con người có thể và phải chu
toàn các quy định của Hoàng đế (chính quyền) trên nhiều lănh vực, nhưng trọn vẹn
bản thân th́ thuộc về Thiên Chúa và không được từ chối Người bất cứ điều ǵ của
ḿnh. Thiên Chúa đ̣i hỏi một điều hoàn toàn khác với việc từ chối nộp
thuế cho Xêda, Người đ̣i hỏi một điều to lớn hơn vô cùng. Người đ̣i hỏi
chính bản thân con người, cách tuyệt đối và trọn vẹn (“Yêu mến Thiên Chúa hết
ḷng…”).
3. Quyền dân sự nằm
trong b́nh diện trần thế, là b́nh diện phải lê thuộc các thực tại của b́nh diện
tôn giáo. Ở trong b́nh diện trần thế, Đức Giêsu nh́n nhận rằng việc nộp thuế cho
chính quyền Rôma chẳng có ǵ là vô luân hay phạm thánh cả. Thánh Phaolô có viết:
“Anh em nợ ai cái ǵ, th́ hăy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đ̣i sưu,
trả thuế cho người đ̣i thuế, sợ người phải sợ, kính người phải kính” (Rm 13,7).
Người Kitô hữu không được viện cớ là ḿnh phải chu toàn các bổn phận tôn giáo để
miễn chuẩn các bổn phận đối với quốc gia hoặc trong quốc gia. Chúng ta là công
dân Nước Trời (x. Pl 3,19-20), nhưng sống tư cách ấy tại một quê hương
trần thế.
Lm PX. Vũ Phan Long, ofm
BỔn phẬn đỐi vỚi thẾ
quyỀn
và thẦn quyỀn
Lm.
Carolô Hồ Bặc Xái
I. DẪn vào Thánh
lỄ
Anh chị em thân mến
"Sống Phúc âm giữa ḷng dân tộc", đó là phương châm mà Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho mỗi người giáo dân Việt Nam.
Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta
chu toàn hai bổn phận đối với Chúa và đới với tổ quốc.
II. GỢi ư sám
hỐi
·
V́ ích kỷ, chúng ta không góp phần xây dựng xă hội và đất nước.
·
V́ mải mê lo việc thế gian, chúng ta sao lăng bổn phận đối với
Chúa.
·
Lẽ ra v́ có ánh sáng Tin Mừng hướng dẫn, chúng ta phải là một công
dân gương mẫu, nhưng chúng ta chưa được như thế.
III.
LỜi Chúa
1. Bài đọc I Is
45,1.4-6
Bối cảnh lịch sử: Năm 587, đế quốc Babylon xâm chiếm
Giêrusalem, bắt dân Do Thái đi đày. Gần 50 năm sau, đế quốc Babylon sụp đổ và đế
quốc Ba Tư dành ngôi bá chủ. Vua của Ba Tư lúc đó là Cyrô. Vừa mới chiến thắng
Babylon xong, năm 538, Cyrô ra sắc chỉ cho dân Do Thái được hồi hương.
Mặc dù Cyrô là một người ngoại không hề thờ kính Thiên
Chúa, nhưng ngôn sứ Isaia lại coi ông là người được Thiên Chúa dùng: chính Thiên
Chúa trao quyền cho ông, Thiên Chúa cho ông thống trị các dân, và Thiên Chúa xui
ḷng ông cho dân Chúa được hồi hương. Tóm lại, Cyrô là dụng cụ Chúa dùng để thực
hiện chương tŕnh của Ngài. V́ thế, cuối đoạn trích này, Isaia nhấn mạnh: "Ta là
Chúa và chẳng có chúa nào khác".
2. Đáp ca Tv 95
Tv này ca tụng Thiên Chúa với tư cách là Vua và Chúa tể duy
nhất đích thực của muôn dân. So với Ngài, các vua chúa trần gian đều là hư ảo.
4. Tin Mừng Mt
22,15-21
B́nh thường, phái Pharisêu và nhóm Hêrôđê không thuận nhau,
bởi một bên (nhóm Hêrôđê) th́ chạy theo chính quyền Rôma đang đô hộ xứ
Palestine, c̣n bên kia (phái Pharisêu) th́ chống lại quân đô hộ. Nhưng hôm nay
hai nhóm này liên minh nhau để chất vấn Đức Giêsu nhằm t́m được cơ hội làm hại
Ngài.
Vấn đề họ đem ra chất vấn Đức Giêsu là "Có được phép nộp
thuế cho Xêda không?" Đây là một cái bẫy thâm độc, v́ nếu Đức Giêsu trả lời "Có"
th́ nhóm Pharisêu sẽ kết án Ngài là phản quốc; c̣n nếu Ngài nói "không" th́ nhóm
Hêrôđê sẽ tố cáo Ngài là phản động.
Với câu trả lời "Của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả
cho Thiên Chúa", Đức Giêsu chẳng những không mắc bẫy họ, mà c̣n dạy lại họ một
bài học: đừng chỉ mải mê lo chuyện chính trị, mà hăy lo chu toàn một bổn phận
khác c̣n quan trọng hơn nhiều, đó là bổn phận đối với Thiên Chúa.
3. Bài đọc II Tx
1,1-5b (Chủ đề phụ)
* Từ Chúa nhựt này, bài đọc II được trích từ thư thứ nhất
Thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônikê.
Thêxalônikê là một giáo đoàn non trẻ mà Phaolô rất chăm lo:
Non trẻ: Phaolô thành lập giáo đoàn này vào năm 50
trong chuyến truyền giáo thứ hai. Nhiều người đă đón nhận Tin Mừng và lập thành
một cộng đoàn sống động với đức tin cậy mến sốt sắng.
Lo lắng: Nhưng Phaolô chỉ được ở với họ trong một
thời gian ngắn (Cv 17,2 nói Phaolô ở với họ "3 ngày". Có lẽ "3 ngày" này không
theo nghĩa đen, chỉ có ư muốn nói là trong một thời gian rất ngắn). Sau đó do
những người Do Thái mưu hại, Phaolô phải trốn khỏi đó. Tuy Phaolô đă đi xa,
nhưng rất lo lắng cho giáo đoàn non trẻ này trước những đ̣n tấn công của kẻ thù.
V́ thế Phaolô gửi thư về khuyến khích họ.
Phần đầu của lá thư này là những lời chào hỏi và khuyến
khích. Đặc biệt Phaolô khen ngợi đức tin, cậy và mến của họ: "Chúng tôi không
ngừng nhớ đến những việc anh em làm v́ ḷng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh
vác v́ ḷng mến, và những ǵ anh em kiên nhẫn chịu đựng v́ trông đợi".
IV. GỢi ư giẢng
1. Bổn phận công dân
"Có được phép nộp thuế cho Xêda không?" Có nhiều từ trong
câu hỏi này cần được giải thích thêm cho rơ:
Thuế: không phải chỉ có ư nói tới việc đóng thuế, mà c̣n
bao gồm tất cả những ǵ thuộc bổn phận công dân như: yêu nước, góp phần xây dựng
đất nước, tuân thủ luật pháp, tùng phục chính quyền...
Xêda: đối với hoàn cảnh lịch sử riêng thời Đức Giêsu th́
Xêda chỉ chính quyền đang đô hộ đất nước Do Thái. C̣n đối với hoàn cảnh chung
của mọi thời th́ chữ Xêda này nên được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ chính quyền
cách chung.
Có được phép không: Động từ "được phép" ở thể thụ động,
gián tiếp muốn hỏi Thiên Chúa có cho phép không.
Như thế ư nghĩa của câu hỏi này là: Theo ư Thiên Chúa th́
người tín hữu có bổn phận ǵ đối với đất nước và chính quyền không?
Câu trả lời của Đức Giêsu "Của Xêda hăy trả cho Xêda" là
nền tảng giáo lư về bổn phận công dân: người tín hữu của Chúa cũng là công dân
của một đất nước, cho nên phải chu toàn mọi bổn phận công dân một cách đầy đủ và
gương mẫu.
Không phải v́ là thần dân của Vua Giêsu và là công dân của
Nước Trời mà người tín hữu không c̣n bổn phận ǵ đối với đất nước và chính quyền
trần gian, bởi v́ Nước Trời mà Vua Giêsu thành lập "không thuộc thế gian này"
cho nên cũng không chống lại nước và chính quyền trần gian.
Chính Đức Giêsu đă làm gương chu toàn bổn phận công dân:
cha mẹ Ngài đă vâng lệnh hoàng đế để về quê quán khai tên (Lc 2,3-5); Đức Giêsu
bảo Phêrô đóng thuế cho ông và cho Ngài (Mt 17,24-27).
2. Lợi riêng và ích chung
Người Việt Nam nói chung và người tín hữu Việt Nam nói
riêng có một thiếu sót rất lớn, đó là không tích cực đóng góp cho lợi ích chung.
Những thể hiện: trốn thuế, gian lận để giảm thuế, ăn cắp
của chung, không quan tâm giữ ǵn tài sản chung của xă hội, ngại đóng góp để bảo
tŕ hoặc tu sửa nhà thờ, không nhiệt t́nh góp "tiền rỗ" trong các thánh lễ...
Thiếu sót ấy có lẽ phát xuất từ một cách suy nghĩ rằng
ḿnh không có bổn phận ǵ đối với việc chung và ích chung. Từ suy nghĩ ấy, mỗi
lần bỏ ra chút ít ǵ cho ích chung th́ cho rằng đó là một việc thi ơn, một việc
từ thiện.
Suy nghĩ ấy hoàn toàn sai. Góp phần cho ích chung không
phải là việc tuỳ ư mà là bổn phận, không phải là bố thí mà là công bằng, bởi v́
ḿnh được thụ hưởng ích chung cho nên theo công bằng ḿnh phải đóng góp vào đó.
Những công dân và tín hữu có tŕnh độ suy nghĩ trưởng thành
ở một số nước khác đều rất ư thức bổn phận này: đối với đất nước, họ quan tâm
đóng thuế đầy đủ; đối với Giáo Hội, mỗi lần dự lễ họ đều góp "tiền rỗ", thậm chí
có người ít đi lễ mà cũng gởi tiền góp vào quỹ xứ đạo...
3. "Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa"
Vế thứ hai trong câu Đức Giêsu trả lời là một lời nhắc nhở
cho những kẻ muốn gài bẫy Ngài. Họ đều là tín đồ Do Thái giáo nhưng họ mải mê lo
chuyện chính trị, kẻ th́ pḥ theo chính quyền Rôma, người th́ chống lại. Họ lại
c̣n muốn lôi Đức Giêsu vào ṿng tranh chấp chính trị của họ nữa. Đang khi đó th́
họ rất thờ ơ với bổn phận đới với Thiên Chúa. Bởi thế Đức Giêsu nhắc: việc chính
trị th́ cứ lo, nhưng đừng quên bổn phận đối với Thiên Chúa.
Ta thường nghe nói "tốt đời đẹp đạo". Xét cho cùng, một
người tín hữu có "đẹp đạo" trước th́ mới dễ "tốt đời" sau, bởi v́ chính "đạo"
vừa dạy vừa giúp ta cách sống tốt ở "đời".
4. Chuyện minh họa
a/ Ngày nay, hai chữ "chính trị" thường được hiểu theo
nghĩa xấu, "làm chính trị" bị coi là một việc nguy hiểm, như những chuyện sau
đây:
·
Hai vợ chồng nhà kia sinh được cậu quí tử. Ngày cậu thôi nôi, một
người bạn góp ư thử xem tương lai cậu ra sao. Họ đặt trên bàn một cây vàng, một
cuốn Thánh Kinh. một chai rượu và xem cậu chọn cái ǵ. Nếu cậu chọn vàng th́
tương lai sẽ là thương gia. Nếu chọn Thánh Kinh th́ là linh mục. Nếu chọn chai
rượu th́ cuối cùng chỉ là anh chàng bét nhè. Rồi họ đưa cậu vào. Cậu lấy cây
vàng đút túi, kẹp cuốn sách vào nách và ôm chai rượu bước ra. Thấy thế, người
chồng bảo vợ: "Tốt lắm! Nhất định sau này nó sẽ là một nhà chính trị!"
·
Ba người chết và về trời cùng ngày. Người thứ nhất là giáo hoàng,
người thứ hai là linh mục và người thứ ba là một chính trị gia.
Thánh Phêrô dẫn họ vào thiên
đàng: giáo hoàng và linh mục ở trong hai túp lều nhỏ, c̣n nhà chính trị gia vào
ṭa nhà lớn.
Cả linh mục và giáo hoàng cung
kính hỏi xem tại sao hai tôi tớ trung thành như họ được hưởng cuộc sống hạnh
phúc ở nơi không hấp dẫn, trong khi nhà chính trị được sống trong ṭa nhà vĩ đại.
Thánh Phêrô trả lời: "Này các
con, ở đây đă có nhiều linh mục và giáo hoàng. Nhưng đây là nhà chính trị đầu
tiên của chúng ta".
b/ Nhưng tham gia chính trị và làm chính trị cũng là bổn
phận công dân của người tín hữu. Sau đây là những tấm gương của một số tín hữu
làm chính trị để phục vụ cho quyền lợi đồng bào và nhân loại:
- Dag Hammarskjold, tổng thư kư Liên hợp quốc, chết trong
một tai nạn máy bay năm 1961 đang lúc ông đi thăm vùng Trung Phi. Ông không nghĩ
việc ông làm chính trị là phương tiện thăng tiến xă hội, mà là thi hành ơn gọi
làm tín hữu của ông. Ông nói: "Thờ ơ trước sự ác c̣n tệ hơn chính sự ác nữa;
trong một xă hội tự do, kẻ phạm tội chỉ là một số ít, nhưng tất cả mọi người đều
phải chịu trách nhiệm về tội phạm của họ"; "Không một lối sống nào thỏa măn hơn
sống mà phục vụ vô vị lợi cho đất nước và nhân loại".
- Gandhi nói: "Tôi làm chính trị v́ tôi không thể tách
rời cuộc sống với niềm tin của tôi. V́ tôi tin Thượng Đế nên tôi bước vào chính
trị. Làm chính trị là cách tôi phụng sự Thượng Đế".
V. LỜi nguyỆn
cho mỌi ngưỜi
CT:
Anh chị em thân mến
Thiên Chúa là Cha nhân từ. Người dựng nên trời đất muôn vật,
và lúc nào cũng: quan tâm chăm sóc hết thảy mọi loài. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa
và dâng lời cầu xin.
1. Hội Thánh luôn nhắc nhở
các kitô hữu phải sống gương mẫu / tuân thủ luật pháp / mến yêu tổ quốc / sống
ḥa hợp với hết thảy mọi người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu /
biết luôn yêu mến tổ quốc của ḿnh / và gương mẫu trong việc tuân giữ luật pháp.
2. Người kitô hữu có thể
khác nhau về quốc gia / chủng tộc / ngôn ngữ / nhưng luôn hiệp nhất trong cùng
một đức tin / đức cậy và đức mến / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho các tín hữu
luôn biết sống đoàn kết / thương yêu và nâng đỡ nhau / trong mọi t́nh huống của
cuộc sống thường ngày.
3. Người kitô hữu có hai
bổn phận quan trọng / bổn phận đối với Chúa và đối với tổ quốc / Chúng ta hiệp
lời cầu xin cho các tín hữu / biết chu toàn mọi trách nhiệm đối với Chúa / và
làm tṛn nghĩa vụ của một người công dân tốt / là mến yêu tổ quốc / và hiệp sức
cùng đồng bào xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
4. Ngoài người mẹ ruột của
ḿnh / người kitô hữu có hai người mẹ thiêng liêng khác / đó là Hội Thánh và Đất
nước / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn làm
tṛn chữ hiếu với các bà mẹ này.
CT:
Lạy Chúa, Chúa đă thương ban cho chúng con một dày non sông gấm vóc, một tổ quốc
hào hùng, một dân tộc quật cường, một đất nước nhiều tiềm năng về mọi mặt. Xin
cho chúng con biết hết ḷng yêu mến và bảo vệ tổ quốc chúng con. Chúng con cầu
xin...
Lm. Carolô Hồ Bặc Xái
MỘT LÁ PHIẾU
Lm Mark Link, SJ
Trước đây không lâu,
bà Ann Landers có đăng một lá thư của độc giả trong mục thư tín và đă khiến
nhiều người phải suy nghĩ. Lá thư ấy của một người ở Missouri báo động về t́nh
trạng ngày càng gia tăng số người sống ở Hoa Kỳ nhưng không sử dụng quyền bỏ
phiếu của ḿnh.
Họ bào chữa rằng, "Lá
phiếu của tôi chẳng đáng kể, sao lại phải đi bầu?" Và v́ những người này không
muốn bỏ phiếu nên họ cũng không thực sự lưu tâm đến các vấn đề và các ứng cử
viên.
Lá thư này tiếp tục
trích dẫn một bài viết trong cẩm nang bầu cử. Tựa đề của bài là "Một Lá Phiếu
Quan Trọng Như Thế Nào?" Tôi xin chia sẻ một vài thí dụ về sự quan trọng của một
lá phiếu trong lịch sử quốc gia chúng ta. Nếu không có một lá phiếu trong năm
1776, ngôn ngữ chính thức của Hiệp Chủng Quốc đă là tiếng Đức chứ không phải
tiếng Anh.
Nếu không có một lá
phiếu trong năm 1845, tiểu bang Texas đă không thuộc về Hiệp Chủng Quốc. Nếu
không có một lá phiếu trong năm 1876, Rutherford Hayes đă không đắc cử tổng
thống Hoa Kỳ. Không cần phải nói nhiều; vấn đề th́ rất rơ ràng. Khi một người sử
dụng quyền bầu cử của ḿnh, lá phiếu ấy sẽ tạo nên sự khác biệt lớn lao.
Điều từng đúng với
Hoa Kỳ th́ cũng đúng với các quốc gia khác trên thế giới. Chỉ một lá phiếu đă
giúp ông Oliver Cromwell kiểm soát toàn thể Anh Quốc năm 1645. Chỉ một lá phiếu
đă khiến Vua Charles I của Anh Quốc bị xử tử vào năm 1649. Chỉ một lá phiếu đă
thay đổi toàn thể nước Pháp từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng ḥa vào năm
1875.
Vào năm 1923, Adolf
Hitler trở nên lănh tụ Đức Quốc Xă bởi một lá phiếu.
Hăy nghĩ xem, nếu
không có một lá phiếu ấy, sáu triệu người Do Thái đă không bị chết trong cuộc
diệt chủng tồi tệ nhất lịch sử. Hăy nghĩ xem, nếu không có một lá phiếu ấy, Thế
Chiến II, với tất cả những đau thương tang tóc, có lẽ đă không xảy ra. Không cần
phải nói nhiều. Vấn đề th́ hiển nhiên một cách tang thương. Có thể nói, một lá
phiếu có thể thay đổi cả thế giới.
Bài Phúc Âm hôm nay
chất chứa một thông điệp quan trọng cho mỗi một Kitô Hữu. Chúa Giêsu đă làm sáng
tỏ rằng chúng ta có hai tư cách công dân. Chúng ta là công dân của hai thế giới:
công dân ở mặt đất và công dân của nước trời. Và v́ tính cách công dân song đôi
ấy, chúng ta có trách nhiệm đối với cả hai thế giới: đối với Thiên Chúa và đối
với nhà cầm quyền.
Hai trách nhiệm này
như hai mặt của một đồng tiền. Thiếu chu toàn bổn phận của một công dân, có thể
nói, đưa đến việc sao nhăng bổn phận của một Kitô Hữu. Chúng ta có trách nhiệm
thật lớn lao để giúp nền hành chánh trong nước đừng rơi vào tay của các nhà lănh
đạo ích kỷ và không xứng đáng.
Nói về trách nhiệm
này, Thánh Phêrô viết trong Thư I: "Hăy
vinh danh Thiên Chúa và tôn trọng vua" (1 Phêrô 2:17). Và tương tự
Thánh Phaolô cũng viết cho tín hữu ở Rôma: "Mọi
người phải tôn trọng nhà cầm quyền... Vậy hăy trả những ǵ anh chị em c̣n thiếu
họ; hăy nộp thuế cá nhân và thuế bất động sản, và hăy tỏ ḷng tôn trọng và vinh
danh họ" (Rom 13:1, 7).
Điều này đưa chúng
ta đến một điểm quan trọng sau cùng. Điều ǵ sẽ xảy ra khi tính cách công dân
song đôi khiến chúng ta ở vào t́nh trạng xung đột giữa Thiên Chúa và quốc gia?
Chúng ta hy vọng là điều này sẽ không bao giờ xẩy ra. Nhưng nếu có, chúng ta
phải giải quyết sự xung đột trong một phương cách mà chúng ta không thể làm
thiệt hại trách nhiệm chính yếu của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Người tín hữu Kitô
đă từng thi hành điều này trong lịch sử.
Trong thời La Mă họ
đă phải thi hành điều ấy khi hàng ngàn Kitô Hữu chấp nhận cái chết hơn là thờ
cúng hoàng đế.
Trong thế kỷ 17, họ
đă thi hành điều ấy khi hàng ngàn Kitô Hữu Âu Châu phải di cư sang Hoa Kỳ để
sống đức tin. Và trong thời đại ngày nay vẫn c̣n những Kitô Hữu thi hành điều ấy.
Hăy nghĩ đến trường
hợp của ông Franz Jaeggerstatter, một nông dân người Áo có ba con nhỏ. Trong
những thập niên 1930, ông đă chống đối Hitler khi Đức Quốc Xă xâm lăng nước Áo
và Hitler tổ chức một cuộc bầu cử giả mạo để chứng tỏ rằng họ đă đồng ư với hành
động của Hitler. Ông Jaeggerstatter là người duy nhất trong làng chống đối
Hitler. Và khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1939, ông Jaeggerstatter từ chối
không gia nhập đạo quân của Hitler. Ngay cả khi được cho phục vụ trong thành
phần không trực tiếp chiến đấu, ông cũng từ chối.
Sau cùng, vào ngày
2 tháng Tám 1943, ông đă bị bắt và bị xử tử. Ông Jaeggerstatter có hai bổn phận,
một đối với Thiên Chúa và một đối với quê hương ông. Khi các bổn phận này xung
đột trong lương tâm, ông đă chọn trung thành với bổn phận chính yếu: đối với
Thiên Chúa. Và v́ thế, trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta về
hai bổn phận đối với Thiên Chúa và với quê hương.
Chúng ta hy vọng
bổn phận song đôi này không bao giờ xung đột trong lương tâm của chúng ta. Nhưng
nếu điều đó xảy ra, chúng ta phải giải quyết như ông Jaeggerstatter đă làm,
không làm thiệt hại đến bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Hăy kết thúc với
lời cầu nguyện của Tổng Thống Thomas Jefferson cho quê hương chúng ta:
Lạy Thiên Chúa toàn
năng, Ngài đă ban cho chúng con phần đất này để làm di sản...Xin chúc lành cho
quê hương chúng con...Xin ǵn giữ chúng con khỏi những xung đột...và khỏi mọi
phương cách xấu xa.
Xin hăy bảo vệ sự tự do của chúng con...Xin ban Thần Khí khôn ngoan cho những
người mà v́ danh Chúa chúng con giao phó quyền cai trị cho họ...Khi được thịnh
vượng xin lấp đầy tâm hồn chúng con với lời tạ ơn, và khi gặp khó khăn xin đừng
để sự tín thác của chúng con vào Ngài bị thất bại.
Lm Mark Link, SJ
Chúa NhẬt 29 Mùa
ThưỜng Niên
Lm Augustine S.J.
Bài Tin Mừng hôm nay nói tới "những người phe Hêrôđê"
(c.16). Họ là ai? Tại sao các môn đệ người Pharisêu cùng đi với họ để t́m cách
làm cho Đức Giêsu lỡ lời mà mắc bẫy? Vậy bẫy đó là bẫy nào?
Đụng chạm tới ngai vàng
Rơ ràng bài Tin Mừng hôm nay liên quan tới vấn đề nộp thuế,
tức cũng liên quan tới chính trị. Đức Giêsu được đặt trước vấn đề nộp thuế không
phải cho tiểu vương Hêrôđê nhưng cho ông vua kể như lớn nhất trên thế giới thời
đó, là hoàng đế Rôma.
Đây không phải là lần đầu tiên trong đời, Đức Giêsu đụng
chạm tới vấn đề chính trị. Luca cho ta biết thời ấy hoàng đế Augustô (tức
Augustus Caesar cai trị đế quốc Rôma từ năm 27 trước Công Nguyên tới năm 14 sau
Công Nguyên) ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ (Lc
2,1). Theo lệnh đó, ông Giuse và bà Maria, đă từ Nadarét miền Galilê, về nguyên
quán Bêlem khai tên tuổi. Khi hai ông bà đang ở đó, th́ bà Maria sinh con trai
đầu ḷng, rồi đặt nằm trong máng cỏ, v́ hai ông bà không t́m được chỗ trong nhà
trọ (Lc 2,7).
Khi hai ông bà c̣n ở Bêlem th́ một biến cố khác xảy ra đụng
chạm tới ngai vàng của Hêrôđê Cả, người gốc xứ Iđumêa, cai trị xứ Hêrôđê (37-4
trước CN) mà lănh thổ bao gồm cả Bêlem. Số là khi có mấy nhà chiêm tinh từ
phương đông tới Giêrusalem và hỏi cho biết "Đức Vua dân Do thái mới sinh,
hiện ở đâu? Chúng tôi đă thấy v́ sao của Người xuất hiện bên Phương Đông, nên
chúng tôi đến bái lạy Người" (Mt 2,2). Tin ấy khiến nhà vua bối rối và cả
thành Giêrusalem xôn xao (Mt 2,3). Nhà vua đă khéo léo dặn các nhà chiêm tinh
rằng "Xin quí ngài đi ḍ hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đă t́m thấy, xin
báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người? (Mt 2,8). Và người ta biết
nhà vua đă phản ứng dữ tợn như thế nào, khi nghe biết các nhà chiêm tinh đă lặng
lẽ đi lối khác mà về xứ sở ḿnh: ông liền sai người đi giết tất cả các con trẻ ở
Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống (Mt 2,16).
Thực ra, cuộc tàn sát vừa kể chưa thấm vào đâu với những
cuộc thanh toán nội bộ bao gồm cả những cuộc sát hại vợ con của chính nhà vua,
v́ bằng mọi giá, vua muốn bảo vệ ngai vàng của ḿnh.
Năm 47 trước CN, Hêrôđê khi ấy mới 25 tuổi đă dành được
chức vị toàn quyền xứ Galilê. Đến năm 37 trước CN, ông được hoàng đế Rôma phong
vương. Thập niên sau đó được ghi dấu bằng những cuộc đổ máu để củng cố ngai vàng,
kể cả cuộc đổ máu người vợ yêu dấu nhất của ông là Mariamma I, cùng với hai con
trai mà người vợ này đă sinh ra cho ông. Đó là thời kỳ Hêrôđê sát hại tất cả
những người họ hàng nam giới, để cho ngai vàng của ông được an toàn.
Chỉ sau những cuộc thanh trừng đẫm máu ấy, Hêrôđê mới bắt
đầu những dự án xây dựng lớn lao, mà lớn nhất là cuộc xây dựng Đền Thờ
Giêrusalem. Công tŕnh này được vua Hêrôđê Cả khởi công năm 19 trước CN, công
tŕnh ấy kéo dài măi tới năm 64 mới hoàn tất. Đó chính là công tŕnh mà các môn
đệ tắc lưỡi ngợi khen khi nói: "thưa Thầy, Thầy xem: đá lớn thật! Công tŕnh
kiến trúc vĩ đại thật!" (Mt 13,1). Nhưng chỉ 6 năm sau khi hoàn tất, tức năm
70, Đền Thờ vĩ đại ấy đă bị quân Rôma dưới quyền chỉ huy của tướng Titô, phá tan
tành "không c̣n tảng đá nào trên tảng đá nào" như Đức Giêsu đă tiên báo (Mt
24,2).
Số phận riêng của Hêrôđê Cả cũng chẳng hơn ǵ Đền Thờ được ông xây dựng. Chỉ năm
ngày trước khi qua đời, nhà vua đă ra lệnh hành quyết người con trai chính ông
đă chỉ định lên ngôi kế vị ông. Thế rồi trước ngày tận số, Hêrôđê đă ra lệnh cho
các nhân vật nổi nang nhất từ khắp nơi trong nước tụ họp lại tại Giêrusalem.
Những người này đều được giam vào ngục tối với chỉ thị đă có sẵn của nhà vua, là
phải giết họ liền ngay sau khi nhà vua qua đời. Đó là cách duy nhất, theo suy
nghĩ của Hêrôđê, để bảo đảm có đại tang trên toàn quốc!
Nhóm Hêrôđê và Nhóm Pharisêu
Tất cả những điều ghê gớm đó đă xảy ra lâu rồi trước khi
Đức Giêsu xuất hiện công khai rao giảng Tin Mừng. Nhưng người kế vị Hêrôđê Cả là
Antipát cai trị xứ Galilê và xứ Pêrêa (năm 4 trước Công Nguyên - năm 39 sau Công
Nguyên), chẳng phải là người thân thiện với Đức Giêsu. Tin Mừng Máccô sớm cho
biết nhóm Pharisêu bàn tính với phe Hêrôđê để t́m cách giết Đức Giêsu sau vụ
Người chữa lành một người bại tay nơi hội đường (Mc 3,1-6). C̣n Tin Mừng Luca
cho thấy có mấy người Pharisêu bắn tiếng cho biết chính Hêrôđê Antipát đang muốn
giết Người (x.Lc 13,31). Thử hỏi những người Pharisêu đă bàn bạc với nhóm Hêrôđê
như thế nào để gài bẫy Đức Giêsu trong lời nói (Mt 22,15)?
1. Một vấn đề gây băn khoăn.
Đế quốc Rôma bắt đầu đô hộ đất Paléttin từ năm 63 trước
Công Nguyên. Dân chúng được phân làm ba loại: những người có quyền công dân Rôma,
những người tự do không có quyền công dân Rôma và các nô lệ. Đức Giêsu thuộc
loại thứ hai, một thứ thường dân. Thường dân th́ phải nộp thuế thân, là thuế áp
dụng cho mọi người như nhau, chỉ trừ người già và trẻ em là được miễn.
Người Do Thái vẫn băn khoăn về thuế này. Các người thuộc
phe Hêrôđê hay Xađốc chấp nhận nộp thuế cho hoàng đế Rôma (Xêda). Đó là cách bảo
vệ chỗ đứng của họ dựa vào chính quyền Rôma. Người Pharisêu, ngược lại, chỉ chấp
nhận nộp thuế cách miễn cưỡng. Họ coi đó như một h́nh phạt do Thiên Chúa; cần
phải tu thân tích đức để được Thiên Chúa tha thứ. Cuối cùng là những người không
chấp nhận chính quyền ngoại đạo trên Ítraen, và chủ trương dùng vũ lực để đánh
đuổi quân Rôma ra khỏi bờ cơi. Trong Nhóm Mười Hai, có ông Simon thuộc nhóm Quá
Khích theo chủ trương này (x. Mt 10,4).
Đức Giêsu được đặt trước một câu hỏi gây nguy hiểm cho
Người: "Có nên nộp thuế cho Xêda chăng?" Nếu Người trả lời rằng "Nên",
Người sẽ mất tín nhiệm với dân chúng v́ dân chúng không ưa ǵ chính quyền ngoại
đạo Rôma và tin vào quyền tối thượng của Thiên Chúa trên Ítraen, dân riêng của
Người. C̣n nếu Người trả lời rằng "Không nên", Người sẽ trở thành kẻ
khích động dân chúng nổi loạn chống đế quốc Rôma. Đó sẽ là tội không nhỏ về
chính trị mà phe Hêrôđê sẽ không bỏ qua.
2. Cách Đức Giêsu giải quyết vấn đề.
Trước hết, Đức Giêsu tố giác sự giả h́nh của đối phương (Mt
22,18). Kế đến, Người yêu cầu họ cho Người xem đồng tiền để nộp thuế cho Xêda.
Đó là một đồng tiền bằng bạc, nặng 3,8 gam. Đồng tiền này đă được lưu hành trong
thế giới Rôma từ năm 268 trước Công Nguyên, măi đến năm 200 sau Công Nguyên vẫn
c̣n được sử dụng. Trên mặt đồng tiền này có h́nh thân của hoàng đế Tibêriô trị
v́ từ năm 31 trước Công Nguyên đến năm 14 sau Công Nguyên. Đức Giêsu cầm đồng
tiền trong tay và hỏi: "H́nh và danh hiệu này là của ai đây?" Khi được trả lời
là "của Xêda," Đức Giêsu liền tuyên bố "thế th́ của Xêda trả về Xêda; của Thiên
Chúa trả về Thiên Chúa." (c.21).
Như vậy, Đức Giêsu đă vượt ra khỏi cái bẫy là có nên nộp
thuế cho Xêda hay không bằng cách vạch cho thấy một cách cụ thể là: đồng tiền
này có ghi h́nh và tên hoàng đế Tibêriô nên hăy trả về ông ta. Đồng thời Đức
Giêsu nêu một nguyên tắc quan trọng và bao quát hơn nhiều, khi Người nói "của
Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa." (c.21).
3. Vấn đề chính yếu là thuộc về ai?
Phải nh́n nhận rằng câu nói bất hủ trên đây của Đức Giêsu
không phải là dễ hiển. Mọi sự ở đời này chỉ được ban cho con người sử dụng một
thời gian mà thôi; cho nên sau khi hoàng đế Tibêriô tắt thở, ta muốn trả về cho
ông ta đồng tiền có mang h́nh và tên ông ta cũng chẳng được. Vậy chỉ c̣n cách
trả về cho Thiên Chúa những ǵ Ngài đă dựng nên theo ư Ngài, như một tác giả dày
công suy nghĩ và cầu nguyện, đă viết vào năm 1548: "Con người được dựng nên
để tán dương, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và nhờ đó cứu rỗi
linh hồn ḿnh; và các sự vật khác trên mặt đất được dựng nên cho con người, và
để giúp họ trong việc theo đuổi cứu cánh mà v́ nó họ được dựng nên. Do đó, con
người phải dùng chúng chỉ ở trong mức độ chúng giúp họ đạt tới cứu cánh của họ,
và gỡ ḿnh khỏi chúng trong mức độ chúng cản trở họ đạt tới cứu cánh đó" (I-Nhă
Loyola, Những bài Linh Thao, số 23).
Một số câu hỏi gợi ư
1.
Biến cố nào trong đời Đức Giêsu đă đụng chạm tới ngai vàng của một ông
vua? Ông vua ấy sau này xây lại Đền Thờ Giêrusalem vĩ đại như thế nào nhưng được
Đức Giêsu tiên báo sẽ bị phá tan tành như thế nào?
2.
Vấn đề nộp thuế cho Xêda gây băn khoăn như thế nào và được Đức Giêsu giải
quyết ra sao?
Lm Augustine S.J.
CỦA XÊDA HĂY TRẢ CHO XÊDA
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR
SIÊU THOÁT CON NGƯỜI
Người biệt phái và Pharisiêu luôn chống Chúa Giêsu và t́m
cách gài bẫy Ngài. Những hạng người này lúc nào cũng nghĩ xấu về Chúa Giêsu dù
rằng Ngài dậy dỗ con người với tất cả ḷng thành của ḿnh. Đạo của Chúa thiết
lập là đạo t́nh thương. Chúa luôn vạch ra cho con người, cho nhân loại một con
đường,một lối đi tốt đẹp ngay thẳng. Tuy nhiên, dưới cái nh́n của lớp lănh đạo
tôn giáo lúc đó, Chúa Giêsu là cái gai họ phải loại trừ. Chính v́ thế, họ t́m
cách bắt bẻ Chúa Giêsu, t́m sơ hở của Ngài để có cớ lên án, giao nộp và trừ khử
Ngài. Vấn đề nộp thuế mà các người Pharisiêu t́m cách gài Chúa để xem Chúa Giêsu
có lỡ lời chăng hầu mắc bẫy họ.
VẪN LÀ CÁI TR̉ LỪA BỊP CỦA NHÓM PHARISIÊU
Trên bước đường truyền giáo của Chúa Giêsu, Ngài đă gặp
biết bao nhiêu chống đối, gặp biết bao thử thách, chông gai, người ta vẫn luôn
giương bẫy để ḥng t́m cách làm cho Chúa Giêsu bị mắc bẫy. Họ đă dùng rất nhiều
phương cách, nhiều đường lối, nhiều tṛ ma giáo để gài Chúa Giêsu vào bẫy của họ.
Ḷng của lớp người biệt phái, thượng tế, kỳ mục và Pharisiêu đầy nham hiểu, sâu
độc. Họ thừa biết vấn đề nộp thuế cho đế quốc Roma là một vấn đề hết sức tế nhị.
V́, dân Israen là dân được Thiên Chúa tuyển chọn. Đất đai của họ được Thiên Chúa
ban cho làm quê hương riêng,nên dân Israen và đất đai,quê hương của họ thuộc về
Thiên Chúa.
Vấn đề nộp thuế cho đế quốc Roma là điều nghịch với Thiên Chúa v́ dân Israen và
đất đai,quê hương của người Israen là của Thiên Chúa. Nộp thuế cho đế quốc Roma
là chấp nhận tất cả thuộc về Roma, thuộc về ngoại bang. Đối với người Pharisiêu,
nộp thuế cho Roma họ không thích, họ muốn chống lại việc nộp thuế này, nhưng sợ
không dám xúi giục dân chúng đứng lên v́ sợ quan Tổng trấn sẽ bắt bỏ tù, kết tội
và lên án nặng nề, nguy hại cho địa vị và mạng sống của họ. Nhóm Pharisiêu cũng
chẳng ưa ǵ phái Hêrôđê v́ phái Hêrôđê ủng hộ hoàng đế Roma, nhưng họ muốn có
thế mạnh để tố cáo, gài bẫy Chúa Giêsu, nên họ đă sẵn sàng liên minh với phái
Hêrôđê và cùng nhau liên kết giương cái bẫy thật nguy hiểm và chết người: "Thưa
Thầy, có được phép nộp thuế cho Xêdarê không ?".
Trả lời được là đồng lơa với ngoại xâm, với đế quốc Roma để
chống lại dân Israen và đi ngược với Giao Ước của Thiên Chúa. Trả lời không được
phép nộp thuế cho Xêda là ủng hộ nhóm dùng bạo lực chống lại Hoàng đế Roma tức
làm chính trị, chống lại đế quốc Roma và muốn lật đổ ách thống trị của Roma. Tội
này là tội phản nghịch phải lănh án tử h́nh. Chúa Giêsu đă khôn ngoan tránh được
câu hỏi hóc búa,nguy hiểm của người Pharisiêu sau khi đă coi đồng bạc có h́nh và
danh hiệu của Xêda: " Hăy trả cho Xêda cái ǵ thuộc về Xêda và trả cho Thiên
Chúa ǵ thuộc về Thiên Chúa".
Chúa Giêsu đến để phục vụ mọi người, giải thoát mọi người,cứu độ mọi người. Chúa
luôn muốn con người khi ở trần gian phải thi hành luật lệ của trần gian và v́ là
con Thiên Chúa, con người phải chọn mục đích cuối cùng của ḿnh thuộc về Thiên
Chúa. Chúa xác định là con Chúa,con người có hai bổn phận: bổn phận làm dân nước
trời và bổn phận làm con của trần thế. Là công dân nước trời,con người phải làm
theo ư Chúa v́ tất cả những ǵ hợp ư Chúa và tốt đẹp đều giúp ích cho người kính
sợ Chúa( Rm 8,28 ). Là con dân của đất nước, con người phải chu toàn nghĩa vụ
người dân và nguồn ơn huệ Chúa ban trong việc làm sáng danh Chúa.
TRẢ CHO XÊDA ĐỂ CON NGƯỜI ĐƯỢC SIÊU THOÁT
Chúa nói một câu rất chí lư: "Của Xêda trả Xêda,của
Thiên Chúa trả Thiên Chúa". Chúa Giêsu không bảo người ta làm nghịch với bổn
phận, Chúa cũng không nói người ta phải chống đối thế quyền. Chúa tới để làm cho
luật thêm hoàn hảo. Chúa muốn con người luôn làm mọi sự theo ư Chúa, để làm vinh
danh Chúa. Sở dĩ con người đứng vững trong Giáo Hội v́ họ dơi theo con đường tám
mối phúc thật mà mối phúc thứ nhất đă thuộc về những con người có tâm hồn nghèo
khó. Chính v́ thế, Chúa đă làm gương cho nhân loại về sự khó nghèo khi Ngài sinh
ra nơi hang Bêlem nghèo khó, khi bị treo trần trụi trên thập giá với sự khó
nghèo cùng tột. Lúc c̣n sống, đi truyền giáo với các môn đệ, Chúa đă không mang
tiền, mang bị, mang túi, mang lương thực. "Chồn có hang, con người không nơi
nương tựa, không đá gối đầu". " Hăy đến mà xem". Chúa Giêsu đă muốn
nhân loại hiểu rơ của cải cần thiết thật đó, tiền bạc không có không được, địa
vị cũng cần, nhưng nó không phải là điều chính yếu. Cốt lơi cần nhất cho con
người là t́m nước Thiên Chúa. Chúa đă căn dặn các môn đệ của Người phải từ bỏ,
phải siêu thoát: không mang tiền, đừng mang giầy dép, lương thực là để con người
được thanh thoát với những ǵ là trần tục.
Ngày lễ truyền giáo hôm nay là lời đáp trả lại lệnh truyền giáo của Chúa phục
sinh: "Hăy làm cho muôn dân trở nên môn đệ của Thầy". Loan báo Tin Mừng
là giới thiệu Chúa Kitô và tŕnh bầy giáo lư của Chúa với một ngôn ngữ, cung
cách dễ hiểu, dễ chấp nhận. Đây là lời mời gọi mọi người v́ thế: " Giáo Hội
làm công việc Phúc Am hóa,Giáo Hội loan báo Chúa Kitô là" Đường, là Sự Thật, và
là Sự Sống", là Trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người.Mặc dù những
yếu đuối của con người,Giáo Hội tỏ ra không mệt mỏi trong việc rao giảng Phúc Âm"
(Bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ).
GỢi ư chia sẺ:
1.
Anh chị hiểu thế nào về câu: " của Xêda trả Xêda, của Thiên Chúa, trả
Thiên Chúa"?
2.
Anh chị có ham mê của cải hay muốn để tâm hồn ḿnh siêu thoát? Tại sao ?
3.
Anh chị đă đáp trả lại lệnh truyền giáo của Chúa phục sinh chưa ?
Thiên Chúa và Xê Da
Mt 22,15-21
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR
Đọc Tin Mừng của
Chúa Giêsu, chúng ta thấy người Pharisiêu, biệt phái và nhiều người Do thái thời
Chúa Giêsu luôn chống đối Người và t́m cách gài bẫy để bắt bớ Người. Điều đó nói
lên biệt phái, thượng tế và Pharisiêu không muốn sự có mặt của Chúa Giêsu. Họ
t́m cách khử trừ Chúa Giêsu. Câu chuyện nộp thuế cho Xê Da hôm nay mà đoạn Tin
Mừng của thánh Matthêu tŕnh bày đă nói lên sự nham hiểm, ác độc của nhóm
Pharisiêu và bè nhóm Hêrôđê.
THUẾ VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI DÂN :
Thuế là sinh hoạt
của một quốc gia. Thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong một đất
nước. Hầu như mọi nước trên thế giới đều có những loại thuế tùy theo pháp luật
của nước đó qui định. Hầu như ngân sách quốc gia nào cũng dựa vào các loại thuế
thu được. Và mọi người công dân đều có nghĩa vụ và bổn phận nộp thuế cho quốc
gia, cho nước ḿnh. Trường hợp của Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài lại khác
bởi v́ người Roma đang đô hộ đất nước Do thái. Do đó, nộp thuế là phản bội tổ
quốc, nộp thuế là nối giáo cho đế quốc tiếp tục đô hộ nước Do thái. Lợi dụng cái
nghịch lư mà đa số người Do thái lúc đó đang suy nghĩ, nhóm Pharisiêu liên kết
với bè phái Hêrôđê t́m cách gài bẫy Chúa Giêsu trong vấn đề nộp thuế. Gài bẫy
Chúa Giêsu v́ nhóm lănh đạo tôn giáo, nhóm Pharisiêu và nhiều nhóm khác thù ghét
Chúa Giêsu. Nếu Chúa nói : Không nộp thuế. Họ sẽ tố cáo với người Roma Chúa
Giêsu đang xúi giục dân chúng làm loạn, phá rối trật tự trị an, phá rối Chính
quyền vv…Ngộ giả chúa nói phải nộp thuế, họ sẽ tố cáo với người Do thái, Chúa đi
theo đế quốc, phản bội lại tổ quốc, phản bội lại dân tộc của ḿnh. Trả lời nộp
hay không nộp cũng là mối nguy cho Chúa Giêsu và Ngài cũng bị mắc bẫy họ giăng
ra. Tuy nhiên, như bài đọc I của ngôn sứ Isaia viết :” Ta là Đức Chúa, không c̣n
Chúa nào khác, ngoài Ta ra, chẳng ai là Thiên Chúa…để từ Đông sang Tây, thiên hạ
biết rằng ngoài Ta ra, chẳng có thần nào, Ta là Đức Chúa, không c̣n Chúa nào
khác”. Chúa là Thiên Chúa chân thật, luôn hành động theo sự thật, chỉ bảo đường
lối ngay chính, không tây vị ai, không xu nịnh người nào. Thiên Chúa vượt lên
trên mọi sự tầm thường của trần gian. Chúa Giêsu đă không bị mắc bẫy mà đă khiến
cho những người ác độc, nham hiểm phải câm miệng khi Chúa nói :” Của Xê Da, trả
cho Xê Da; của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa “ ( Mt 22, 21 ). Chúa Giêsu đă nh́n
nhận thế quyền của Xê Da, bởi v́ h́nh trên đồng bạc là h́nh của Xê Da. Tuy
nhiên, đối với Chúa th́ Xê Da hay Philatô chẳng có quyền ǵ trên Ngài, nếu Đấng
trên cao không ban quyền ấy cho Xê Da và Philatô ( Ga 19, 11 ).
CHÚA DẠY CON NGƯỜI. NHÂN LOẠI VÀ MỖI NGƯỜI BÀI HỌC G̀?:
Lập trường của Chúa
Giêsu quả rất rơ ràng, Chúa không tây vị ai, Ngài luôn công minh chính trực, dạy
đường lối ngay thẳng :” Của Xê Da, trả về cho Xê Da. Của Thiên Chúa trả về cho
Thiên Chúa “ ( Mt 22,21 ). Chúa Giêsu đă khẳng định rơ ràng khi bị người ta chất
vấn :” có được phép nộp thuế cho Xê Da hay không ? “( Mt 22, 17 ). Chúa Giêsu đă
khẳng định rơ ràng đồng tiền này h́nh của ai, họ thưa :” H́nh của Xê Da “. Chúa
liền nói với họ câu hết sức b́nh thường, nhưng cương quyết làm cho họ im hơi,
lặng tiếng v́ Ngài nói rất chí lư, chính xác. Thực tế, Chúa dạy con người bài
học rất chân thành và hết sức ư nghĩa : “ đă là người dân trong một nước, trong
một quốc gia phải thi hành, vâng phục sự lănh đạo của nước đó, quốc gia đó”.
Chúa không bao giờ dạy con người làm xằng làm bậy, Chúa luôn dạy con người phải
sống ngay lành, công chính như Cha trên trời là Đấng công chính.
NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA PHẢI LÀM G̀ ĐỂ ĐÁP TRẢ T̀NH THƯƠNG VÔ BIÊN CỦA CHÚA ? :
H́nh ảnh của Thiên
Chúa đă họa lại nơi bản thân của người môn đệ Chúa. Bởi vậy, người môn đệ phải
sống đời sống của Chúa, phải hành động, phải yêu như Chúa.Sách sáng thế kư viết
:” Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Chúa “ ( St 1, 27 ).Con người là
tác phẩm của Thiên Chúa. Do đó, người môn đệ Chúa phải luôn sống tốt thế giới do
Thiên Chúa sáng tạo và phải làm cho thế giới luôn có sự an lành, yêu thương. Bởi
Thiên Chúa chính là t́nh yêu như lời Thánh Gioan đă nói.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ :
Con người được tạo
dựng giống h́nh ảnh của Thiên Chúa. Nên, con người không được phá vỡ h́nh ảnh
của Thiên Chúa nghĩa là sống ích kỷ, bon chen, gian lận, lường gạt. Hăy sống như
thánh Phaolô viết :” Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống
trong tôi “. Sống sự sống của Thiên Chúa là luôn mở rộng tâm hồn, luôn quảng đại
sống với tha nhân, giúp tha nhân sống lành, sống tốt. Và đó chính là sự đáp trả
t́nh yêu của ḿnh đối với Thiên Chúa.
GỢI Ư ĐỂ CHIA SẺ
:
1.
Chúa Giêsu đă dạy người môn đệ Chúa thế nào về luật thuế ?
2.
Pharisiêu và nhóm đồ đệ của Hêrôđê muốn làm ǵ Chúa ?
3.
Chúa nói :” Của Xê Da trả về cho Xê Da và của Chúa trả về cho Chúa “
nghĩa là làm sao ?
4.
Chúa dạy nhân loại bài học ǵ ?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR
PHẢI TRẢ VỀ CHO AI ?
Lm Giuse Đinh lập Liễm
I. BỐI CẢNH CÂU CHUYỆN.
Từ
trước tới nay chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài đă dùng ba dụ ngôn để chỉ
trích những nhà lănh đạo truyền thống Do thái : dụ ngôn đứa con trai bất hiếu
không chịu nghe lời cha, dụ ngôn người làm vườn gian ác đă giết đầy tớ vua, dụ
ngôn tiệc cưới của nhà vua v́ họ không đến dự.
Bây
giờ chúng ta thấy họ đưa ra đ̣n phản công để đưa Chúa Giêsu vào thế gọng ḱm bằng
một câu hỏi hóc búa, nhằm hai mục đích : một là bị nhà cầm quyền bắt, hai là mất
uy tín với dân chúng v́ là người phản quốc.
Cũng nên biết chúng ta đang ở vào năm 30 dưới thời hoàng đế César Tiberius, và
quân đội ông đang chiếm xứ Do thái gây nhiều nhiễu nhương cho dân chúng, phong
trào chống đối đang âm ỉ lan rộng. Họ có hai tầng lớp người lănh đạo chống đối
nhau : nhóm biệt phái ái quốc chống nhà cầm quyền và nhóm Hêrôđê thân chính quyền
đô hộ để trục lợi. B́nh thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng
nhau t́m phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp
thuế.
Dân
Do thái phải nộp thuế cho chính quyền Rôma. Có ba thứ thuế :
- thuế điền thổ.
- thuế lợi tức.
- thuế thân.
Luật
thuế thân qui định mọi người nam nữ từ 14 đến 65 tuổi đều phải đóng một denier,
tương đương với lương công nhật của một người. Thuế ở trong câu hỏi đây là thuế
thân.
Người
dân các nước bị trị bao giờ cũng phải nộp thuế cho chính quyền bảo hộ. Năm 1920,
ông Gandhi hô hào dân chúng Ấn không đóng thuế cho đế quốc Anh để tranh đấu cho
nước được độc lập. Đóng thuế là nghĩa vụ của dân đối với chính quyền. Dân Ấn
không đóng thuế là không công nhận người Anh là chính quyền của ḿnh, là chống lại
đế quốc xâm lăng để giải phóng đất nước thoát cảnh thực dân.
Vậy,
Chúa Giêsu có theo đường lối của ông Gandhi không hay phải theo một đường lối
nào để giải quyết cho ổn thỏa ? Câu trả lời xẩy ra như sau theo Tin mừng của
Luca :
“Hôm ấy, nhóm biệt phái và nhóm Hêrôdê sai mấy môn đệ đến hỏi thử Chúa Giêsu :”Thưa
Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật cứ sựï thật mà dạy đường lối của
Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai v́ Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người
ta. Vậy xin Thầy cho biết ư kiến :”Có được phép nộp thuế cho César hay không” ?
Hỏi
như vậy là họ đă đưa Chúa Giêsu vào thế gọng ḱm, mà triết học gọi la cái thế
“luỡng đao luận”, nghĩa là con dao hai lưỡi, nói thế nào cũng chết : chối cũng
chết mà nhận cũng chết. Nếu Chúa Giêsu bảo nên nộp thuế là lệ thuộc vào ngoại
bang, là phản quốc, do đó mất uy tín với dân chúng. Nếu Chúa bảo là không th́ bị
liệt vào loại phản động, chống chính quyền, thế nào cũng bị bắt.
Nhưng Chúa Giêsu lại có một cách xử lư rất khéo léo, rất tinh vi :”Cho tôi xem đồng
tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Ngài một quan tiền. Người hỏi họ :”H́nh và danh hiệu
này là của ai” ? Họ đáp :”Của César”. Bấy giờ, Người bảo họ :”Thế th́ của César,
trả về cho César ; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.
II. BÀI HỌC CHÚA DẠY TA.
1. Chúa Giêsu, một người công dân.
Chúa Giêsu có một lư lịch rơ ràng. Ngài là một công dân Do thái nên Ngài phải
thi hành mọi nhiệm vụ đối với một công dân Do thái đang bị người Roma đô hộ. Bản
thân Ngài sống như mọi người không có ǵ khác, cả gia đ́nh Ngài cũng vậy. Kinh
thánh cũng cung cấp cho chúng ta một số chi tiết chứùng tỏ gia đ́nh Thánh gia thất
đă chu toàn nghĩa vụ công dân :
-
Cha mẹ Ngài đă vâng lệnh nhà vua để về Belem khai hộ khẩu {Lc 2,4).
-
Chính Ngài đă sai Phêrô đi câu cá để lấy tiền nộp
thuế cho ḿnh và cho Phêrô nữa (Mt 17,26).
-
Chính quyền ra lệnh bắt và giết Chúa, Ngài vẫn vui
ḷng tuân lệnh dù Ngài biết lệnh ấy bất công, mà chính Philatô, người lên án
giết Chúa cũng phải nhận là Ngài vô tội (Lc 23,22).
Câu
nói của Ngài :”Của César th́ trả cho César” đă phản ảnh một cách hết sức trung
thực những công việc Ngài đă làm, đúng như Thánh kinh đă viết về Ngài :”Chúa làm
trước, rồi mới dạy người ta làm sau” (Cv 1,1).
2. Kytô hữu, một người công dân.
Một
người công dân phải có giấy khai sinh và có một hộ khẩu thường trú. Không ai ở
trên trời rơi xuống, không ai sống lơ lửng trên không trung. Mỗi người phải có
một quốc tịch, mặc dù có thể thay đổi được quốc tịch ấy. Đă là công dân của một
nước nào th́ phải chấp hành những luật lệ của nước ấy. Mọi công dân phải góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tránh những hành vi làm tổn thương đến Tổ quốc ấy.
Về
điểm này, ta có bằng chứng về cách sống của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.
Một tác giả vô danh hồi thế kỷ thứ ba đă viết trong tác phẩm “Thư gửi cho
Diognetus” như sau
“Người Kitô hữu không khác với những người khác về cư trú, về ngôn ngữ hay về lối
sống. Bởi v́ họ không cư ngụ một thành nào riêng biệt, cũng không dùng ngôn ngữ
nào khác thường và nếp sống của họ chẳng có chi khác biệt. Không phải do suy tư
hay bận tâm tra cứu mà họ khám phá được các giáo thuyết. Họ không chủ trương một
giáo điều nào của loài người như một số người nọ.
Họ
ở rải rác trong các thành phố Hy lạp lẫn trong các thành của người Man di, tùy
theo số phận dun dủi. Họ sống theo tập tục của kẻ bản xứ trong cách phục sức, ăn
uống và cách sống, nhưng bộc lộ một thái độ sống khiến nhiều người cho là lạ
lùng. Họ sống trong quê hương của họ mà như những kẻ ở đâu. Họ tuân thủ mọi cái
chung như các công dân khác và chịu gánh nặng dường như ngoại kiều. Miền xa lạ
cũng là quê hương của họ nhưng mọi quê hương chỉ là đất khách cho họ mà thôi. Họ
cũng dựng vợ gả chồng như ai và sinh đẻ con cái, nhưng chẳng hề bỏ con. Họ đồng
bàn nhưng chẳng đồng sàng”.
(Cap.V.VI PG 21173 B.117 C, Các
Bài đọc 2 Mùa PS, tr 84)
Chúng ta phải khẳng định rằng trước khi là một Kitô hữu ta đă là người của một
quốc gia nào đó, ví dụ, trước khi là người Công giáo, tôi đă là người Việt nam.
Nhờ phép rửa tội, chúng ta trở thành người Việt nam công giáo. Giữa người công
dân Việt nam và người công dân Công giáo Việt nam không có ǵ khác nhau, không
có ǵ mâu thuẫn nhau. Mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có
bổn phận và quyền lợi như nhau đối với đất nước.
3. Tương quan giữa tôn giáo và chính trị.
Vấn
đề tương quan giữa tôn giáo và chính trị, giữa Giáo hội và quốc gia là một vấn đề
tế nhị và đôi khi, thật gai góc, nhiều khi có nhiều lấn cấn. Chúng ta có thể
đưa ra đây mấy nguyên tắc cho chúng ta hành xử trong đời sống thực tế không thể
tránh được :
a) Nguyên tắc thứ
nhất :
Xă hội dân sự và
xă hội tôn giáo, quốc gia và Giáo hội là hai vấn đề độc lập với nhau. Dù là cả
hai phục vụ cho ơn gọi cá nhân và xă hội của con người ; nhưng quan điểm và cách
hành động của họ vẫn khác nhau.
b) Nguyên tắc thứ
hai :
Với tư cách là công
dân, thành viên của một đoàn thể thế gian, người Kitô hữu phải chấp nhận sống
theo luật lệ của đoàn thể đó và làm trọn bổn phận như đóng thuế, vâng phục chính
quyền hợp pháp trong mọi việc mà chính quyền đ̣i hỏi. Người Kitô hữu sẽ dùng
mọi phương tiện hợp pháp : bỏ phiếu, báo chí, nghiệp đoàn để góp phần xây dựng
một xă hội công bằng và nhân đạo hơn.
c) Nguyên tắc thứ
ba :
Người Kitô hữu cố
giữ giá trị hướng thượng và tư cách tuyệt đối những quyền của Thiên Chúa, v́
biết rằng khi những giá trị này bị xâm phạm th́ con người cũng bị xâm phạm, nhất
là kẻ hèn yếu. Chúng ta không bao giờ chấp nhận một luật lệ nào chống lại luật
của Thiên Chúa. Người Kitô hữu cố gắng làm sao để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo
hội và quốc gia, và như thế cả hai sẽ phục vụ tốt biết bao cho con người.
(Cf Cử hành
Phụng vụ Chúa nhật, tr 215)
III. SỰ CHỌN
LỰA CỦA CHÚNG TA.
Người Kitô hữu
chúng ta có hai quyên công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của thế
giới, tức trần thế này và công dân thiên quốc. Chúng ta phải phụng sự Thiên
Chúa và Tổ quốc, hai nhiệm vụ này phải đi sánh đôi. Như thế chúng ta kính trọng
và tôn kính đối với những đ̣i hỏi của hai bên.
Thiên Chúa có thể
dùng mọi phương tiện để giúp ích cho con người và cho dân Chúa. Trong bài đọc
thứ nhất, ta thấy Thiên Chúa đă dùng vua Cyrô để giải phóng dân Chúa. Như thế,
dân Chúa đă phải tùng phục chính quyền trong những công việc về chính trị, mà
không thể làm khác v́ đó là đường lối của Thiên Chúa.
Thánh Phêrô trong
thư thứ nhất đoạn 2 câu 17 đă bảo các Kitô hữu :”Hăy tôn kính Thiên Chúa và hăy
kính trọng Hoàng đế”. Và trong thư gửi tín hữu Rôma đoạn 13, câu 1 và 7, thánh
Phaolô bảo các Kitô hữu :”Hăy vâng phục các vị cầm quyền. Hăy nộp cho họ những
ǵ các ngươi mắc nợ họ, hăy nộp thuế thân, thuế tài sản và hăy tỏ ḷng kính
trọng họ”.
Mong ước rằng hai
loại quyền công dân này của chúng ta không bao giờ xung đột nhau. Tuy nhiên, lỡ
có xẩy ra xung đột, th́ người Kitô hữu phải biết cách giải quyết. Các Kitô hữu
đă từng phải giải quyết như thế ngay từ thời Chúa Giêsu. Họ đă phải giải quyết
như thế suốt thời kỳ đế quốc Rôma bách hại Giáo hội. Họ đă phải giải quyết như
thế suốt thời trung cổ. Họ đă phải giải quyết như thế trong thế kỷ 16 và 17 khi
hàng chục ngàn Kitô hữu phải chạy trốn sang Mỹ châu để giữ đạo mà không bị nhà
nước can thiệp.
Có lẽ chúng ta có
thể minh hoạ tất cả những điều trên bằng trường hợp của thánh Thomas More, vị
thánh tử đạo người Anh. Robert Bolt đă làm nổi bật cuộc xung đột của More –
liên quan đế những ǵ thuộc César và những ǵ thuộc về Thiên Chúa – trong cuốn
sách nhan đề “A man for all seasons”(Người của mọi mùa).
Truyện
: thánh Thomas More
Vua Henry VIII nước
Anh đă kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến ṭa thánh
Rôma xin hủy bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đă từ chối. Henry liền tự ḿnh giải
quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc kư
vào một văn bản tuyên bố đồng ư nh́n nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều
bạn bè của More đă kư vào, nhưng More th́ từ chối. Henry yêu cầu More kư vào,
nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng
khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận : một đối với Chúa, một đối
với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, th́ More không c̣n chọn lựa nào ngoài sự
trung tín với luật Chúa.
(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 305)
Như thế, bài Tin
mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến hai bổn phận đi đôi với nhau của chúng ta.
Chúng ta là công dân trần thế, đồng thời cũng là công dân Nước Trời. Chúng ta
có bổn phận phải trung tín với cả hai Tổ quốc. Chúng ta hy vọng các bổn phận này
không bao giờ xung đột nhau. Nhưng nếu lỡ có xung đột th́ chúng ta phải giải
quyết chúng giống như thánh Thomas More đă làm, nghĩa là không gây thương tổn
cho Thiên Chúa hoặc cho lương tâm ta.
Cuộc sống của Kitô
hữu tại thế là như vậy, chúng ta không thể làm khác được. Nhiều lúc chúng ta
hay than văn là chúng ta phải mang hai gánh trên vai : vừa phải chu toàn bổn
phận ở đời lại vừa lo tṛn nghĩa vụ trong đạo. Đối với những ai có tâm hồn đạo
đức thánh thiện th́ sự khó khăn đó không đến nỗi quá băn khoăn lo lắng ; trái
lại, đối với những ai mang nặng ích kỷ trần tục nếu chẳng may đạo hay đời đ̣i
hỏi phải chịu khó hy sinh làm một điều ǵ đó, tức khắc họ lên tiếng phàn nàn kêu
trách và nại đủ lư do để từ chối. Đây chính là vấn đề mà người biệt phái đă
thắc mắc với Chúa và Chúa đă giăi bầy cho họ cũng như cho chúng ta hiểu để biết
mà sống cho tốt đạo đẹp đời. Trong mọi trường hợp chúng ta phải đặt quyền lợi
của Chúa trên hết, đôi lúc v́ thế mà phải bị thiệt tḥi. Lời Chúa vẫn c̣n yên ủi
chúng ta khi chúng ta gặp phải những trường hợp éo le như thế :”Được lời lăi cả
thế gian mà mất linh hồn th́ ích lợi ǵ”.
Truyện:
Mọi sự thuộc về Chúa.
Hoàng đế Frédéric
đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng lúc học tṛ đang học môn địa lư.
Vua hỏi một em nhỏ tuổi :
- Làng
con ở đâu ?
- Tâu
hoàng thượng, làng con ở trong nuớc Phổ.
- Nước
Phổ ở đâu ?
- Tâu
hoàng thượng, nước Phổ ở trong đế quốc Đức.
- Đế quốc
Đức ở đâu ?
- Tâu
hoàng thượng, đế quốc Đức ở trong châu Âu.
- Châu Âu
ở đâu ?
- Tâu
hoàng thượng, châu Âu ở trong thế giới.
- Thế
giới ở đâu ?
Suy nghĩ một lát em
bé dơng dạc trả lời :
- Tâu
hoàng thượng, thế giới ở trong tay Chúa.
Chúng ta hăy cầu
nguyện cho dân tộc ḿnh theo lời của Thomas Jefferson :
Lạy Thiên Chúa tối
cao,
Ngài ban cho chúng
con mảnh đất tốt tươi này làm gia nghiệp. Xin hăy chúc lành cho mảnh đất chúng
con, xin hăy cứu chúng con khỏi bạo lực, và mọi đường lối xấu xa, xin hăy bảo vệ
sự tự do của chúng con...
Xin ban thần trí
khôn ngoan xuống trên những kẻ mà nhân danh Ngài, chúng con đă ủy thác quyền cai
trị... Trong thời thịnh vượng, xin đổ tràn xuống ḷng chúng con niềm tri ân, và
trong ngày gian truân, xin đừng để niềm tin của chúng con vào Ngài bị suy giảm.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
TrẢ Cho Caesar NhỮng
Ǵ CỦa Caesar
Mt 22, 15-21
Lm Nguyễn B́nh An
Một sự thực trái
cẳng ngỗng là nhiều người chẳng tha thiết ǵ với cái mác “người Mỹ gốc Việt”,
nhưng phải nhập tịch để thứ nhất là tiếp tục được lănh trợ cấp, có đô la
đỏ, được thẻ chữa bệnh và thuốc miễn phí. Thứ hai là được cấp nhà ở với giá
tượng trưng, sống phè phỡn và b́nh chân như vại. Thứ ba là có thể làm
chui nhận tiền mặt và hành nghề tự do. Luật pháp nước Mỹ bảo vệ và nhân đạo với
người già, bệnh hoạn và thất nghiệp. Luật dùng trợ cấp để quân b́nh và tránh
những nổi loạn do nghèo đói đă tạo kẽ hở, bị lạm dụng đến hao hụt ngân quỹ và
đặt gánh nặng lên nhân công.
Điều thiếu thẫm mỹ là một số lănh trợ cấp, than nghèo, trốn thuế, làm
chui nhưng dư giả và đủng đỉnh làm những phú ông hưởng cảnh “vinh quy bái tổ”,
“áo gấm về làng”, và có hai ba nhà cho thuê. Ở Mỹ th́ thiếu thốn,
chật vật và nh́n lên không giống ai. Về Việt Nam th́ trở thành những phú
hộ hưởng thụ bừa băi, kênh kiệu v́ nh́n xuống không ai bằng ḿnh. Lối sống
tương phản này diễn đạt đầy đủ hai bộ mặt. Một nham nhở, ky cóp và giả vờ
bần cùng; một dễ thương, rộng lượng và quí phái. Hai tâm trạng đồng hiện diện
nơi kẻ "đầu Ngô, ḿnh Sở".. ..
Trực diện với vấn đề này, Chúa Kitô dứt khoát dậy "Trả Caesar những ǵ thuộc
Caesar, trả Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa." Chúa không muốn chúng ta "đi
dây đu" bên trọng, bên khinh. Chúa muốn chúng ta thẳng thắn, thanh liêm,
nhân đức và độ lượng trong mọi hoàn cảnh. Chúa không muốn chúng ta là thánh
trong thánh đừng, rồi là tướng cướp nơi phố chợ. Chúa phân biệt lằn ranh của
Nước Trời và trần thế. Chúa đề ra một trật phải tôn trọng, bổn phận cần thỏa
đáng và quyền lợi phải được bảo đảm.
Là công dân của hai thực tại "trần thế và thiên quốc", chúng ta phải biết
dung ḥa để cả hai cùng lớn dậy, phát triển và thăng hoa. Với quốc gia và dân
tộc, chúng ta phải chung góp cả vật chất lẩn tinh thần để chủ quyền quốc gia
được tôn trọng, dân giầu nước mạnh, an ninh được bảo đảm, trật tự được đề cao và
quyền lợi được chung hưởng (Rom 13,1-7;1 Pet. 2,17). Với thiên quốc và ơn cứu
độ, chúng ta phải đầu tư những gia sản thiêng liên, những của mà mối mọt,
trộm cướp và sự chết không gậm nhấm và phá hủy nổi. Chúng ta phải đem ḷng,
chung sức và tiếp tay yêu thương và phục vụ Chúa nơi tha nhân, đồng thời phải là
chứng nhân, sứ giảvà tiên tri của t́nh Chúa giữa cộng đồng nhân loại.
H́nh ảnh ngày chung thẩm (Mt 25,31-46) diễn tả rất đầy đủ sự thưởng phạt công
minh. Chúa không nhắc đến những tội phạm, những công tŕnh xây cất vĩ đại, những
mua quan bán chức, những cảnh mượn đầu heo nấu cháo. V́ chúng ta đă một lần
thống hối ăn năn. Chúa trách phạt v́ những thiếu sót, những lơ là, những cố t́nh
chúng ta bỏ qua không thực hiện: Chúa đói, Chúa khát, Chúa rách rưới, Chúa trần
truồng, Chúa bị tù tội, Chúa bị trọng thương, Chúa vô h́nh và siêu nhiên, chúng
ta không trực tiếp phục vụ, nhưng Chúa hữu h́nh và hiện diện gián tiếp trong mọi
giai cấp, đặc biệt nơi những người thấp cổ bé miệng. Bỏ qua đă là tội,
th́ tra tay hành hạ, dựng nguyên nhân, gây đói nghèo, tạo tù tội, hung hăng bắt
bớ và ám sát, thủ tiêu phải là những tội đại h́nh.
Là người tín hữu
chính chuyên và trưởng thành, chúng ta tiếp tục truyền thống "ăn cây nào, rào
cây nấy". Chúng ta tṛn bổn phận với quốc gia, dân tộc, đồng thời chúng ta
đủ chữ hiếu với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Gương sống của Phêrô và Gioan trước
Công Nghị Do Thái là chính lộ cho mọi tín hữu "phải vâng lời Thiên Chúa hơn
vâng lời phàm nhân". Đời đạo hạnh của và gương thánh thiện của Mẹ Têrêsa là
h́nh ảnh trung thực nhất của Chúa Nhập Thể, đến phục vụ giới nghèo. Ngài đến
không t́m danh phận, không ham chức tước. Ngài "trả cho Caesar những ǵ của
Caesar" và ngài "trả Chúa những ǵ của Chúa" khi kết thúc cuộc đời
trên thập tự.
Lm Nguyễn B́nh An
CON NGƯỜI - H̀NH ẢNH THIÊN CHÚA
Mt 22,15-21
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Trong Phật giáo có
một câu chuyện nổi tiếng: Có một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn
coi thường đạo lư. Nghe Đức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác và một ngày
kia, hắn đến gặp Đức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không.
Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn. Trong
khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ th́ Đức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe.
Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng: "Này con,
nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho th́ món qùa ấy sẽ đi
về đâu"? Gă cay cú đáp: "Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy
sẽ trở về lại với người đem cho". Đức Phật liền nói: "Hỡi con, con vừa
tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé". Gă kia câm miệng
không thốt ra lời nào nữa. Đoạn Đức Phật nói tiếp: "Kẻ nào lăng mạ một người
thánh thiện th́ cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ
ra khôntg làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của
chính hắn. Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức th́ khác nào tung bụi
ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi." (Trích tuyển tập
chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)
Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các
Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay.
Nhóm Biệt phái bàn mưu để làm cho Đức Giêsu lỡ lời mắc bẩy. Họ hợp tác với phe
Hêrôđê để chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Nhóm Biệt phái ghét cay ghét đắng
người Rôma đang đô hộ Israel, c̣n phe Herôđê th́ lại nịnh bợ các quan bảo hộ để
được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Dù không ưa nhau nhưng họ lại liên kết với
nhau để chống lại Đức Giêsu. Một ḿnh đối nghịch với Đức Giêsu trong lănh vực
tôn giáo, nhóm Biệt phái không làm được ǵ đến Người, họ muốn nhờ bàn tay chính
quyền là phe Hêrôđê để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. "Chúng tôi có
được nộp thuế cho Xêda hay không?" Câu hỏi đặt Đức Giêsu trong t́nh thế tiến
thoái lưỡng nan, bẫy gài sắc như con dao hai lưỡi. Trả lời có cũng mắc bẫy,
không có cũng mắc bẫy. Nếu Đức Giêsu bảo không th́ nhóm Hêrôđê tố cáo là không
trung thành với Hoàng đế. C̣n nếu Người bảo có th́ Người sẽ bị nhóm Pharisiêu tố
cáo là không trung thành với dân tộc. Hai đàng, đàng nào cũng trọng tội. Trước
gọng kềm đang siết chặt, Đức Giêsu rất b́nh tĩnh, rất tự chủ, không ngạo mạn
khiêu khích nhưng cũng không khúm núm sợ sệt. Người bảo họ đưa cho xem đồng tiền
và hỏi: h́nh va ødanh hiệu này là của ai?. Khi được trả lời là "của Xêda"
Đức Giêsu liền tuyên bố "thế th́ của Xêda trả về Xêda; của Thiên Chúa trả về
Thiên Chúa". Câu trả lời của Người làm cho 2 phe nhóm bẽ bàng hụt hẫng. Đức
Giêsu phân biệt đâu ra đó: của Hoàng đế hăy trả cho Hoàng đế, của Thiên Chúa hăy
trả cho Thiên Chúa. Đức Giêsu không dùng miệng lưỡi ḿnh để kết án họ, nhưng bắt
chính họ phải tự tuyên án cho ḿnh như có lời chép rằng: V́ nhờ lời nói của anh
mà anh sẽ được trắng án và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án (Mt 12,
37).
Sứ mạng của Đức
Giêsu khi đến trần gian là sứ mạng tôn giáo, là đưa nhân loại về với Thiên Chúa
chứ không phải là chính trị. Chính Người đă từ chối làm vua, làm Messia đánh
đông dẹp bắc theo mong đợi của người Do Thái. Câu trả lời của Đức Giêsu làm nổi
bật chân lư ấy. Với sứ mạng tôn giáo, Đức Giêsu nhắc cho họ nghĩa vụ phải trở về
với Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa những ǵ là của Thiên Chúa. Những kẻ chất vấn
muốn nh́n Đức Giêsu dưới gốc độ chính trị th́ Người làm cho những kẻ có lập
trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo.
Một cuộc đối thoại giữa thần quyền và thế quyền, giữa Thiên Chúa và Xêda. Cũng
như sau này trong cuộc đối thoại với Philatô, Đức Giêsu trịnh trọng tuyên bố:
Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, th́
thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái, nhưng nước
tôi không thuộc về thế gian này. Qua lời tuyên bố này Đức Giêsu có vẻ như khẳng
định vương quyền của ḿnh, một vương quyền mà Philatô chưa có thể hiểu thấu.
Mối tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, giữa đạo và đời đă xảy ra từ thời
Chúa Giêsu cũng như từ muôn thưở. Đức Giêsu không muốn được coi như vị cứu tinh
chính trị theo ư của người Do thái. Người không đến để nắm lấy chính quyền,
thống trị như một vị hoàng đế Xêda hay như vua Hêrôđê. Trong thực tế Người phân
biệt rơ thần quyền và thế quyền, tuy công nhận quyền hành chính trị như một điều
tất nhiên nhưng Người tự đặt ḿnh vào mức độ khác. Nước Trời mà Người đang rao
giảng, đang thể hiện hoàn toàn khác biệt vàkhông cạnh tranh với đế quốc của Xêda,
v́ Nước Trời là vương quốc trường tồn của Thiên Chúa dành cho tất cả, nơi đó
không có áp chế, không có thống trị, chỉ có niềm vui, b́nh an và hạnh phúc miên
trường.
Những ǵ của Xêda hăy trả cho Xêda. Xêda là hiện thân cho một đế quốc hùng mạnh
và giàu có của một thời lịch sử đă qua. Xêda cũng c̣n là biểu tượng cho thế lực
tiền bạc, tham vọng quyền bính và danh lợi dưới mọi h́nh thức trong xă hội ngày
nay đối với mọi người.
Những ǵ của Thiên Chúa hăy trả cho Thiên Chúa. Đức Giêsu đă khéo léo nhắc đến
bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Có cái ǵ ngoài Thiên Chúa mà lại
không phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả cho Thiên Chúa những ǵ mang h́nh ảnh
Ngài, những ǵ được khắc ghi tên Ngài trên đó. H́nh ảnh nổi bật nhất là con
người (St 1, 26). Toàn bộ con người mang dấu ấn Thiên Chúa và cả vũ trụ cũng
tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa. Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho
Ngài, là nh́n nhận chủ quyền của Ngài. Trả vũ trụ trong lành cho Thiên Chúa cũng
là trả lại cho con người món quà lớn lao mà Ngài đă trao tặng.
Mỗi người Kitô hữu luôn hănh diện v́ mang trong bản thân ḿnh h́nh ảnh cao quư
của Thiên Chúa và luôn sống phong cách của Ngài: quảng đại chia sẻ, yêu thương
trao hiến, bao dung tha thứ, khiêm tốn phục vụ. Được như thế, mỗi người chúng ta
sẽ luôn làm cho h́nh ảnh Thiên Chúa ngày càng rơ nét trong cuộc đời ḿnh.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
CHÚA NHẬT 29
THƯỜNG NIÊN A
Mt 22,15-21
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh
Tội nghiệp! Có
nhiều người không biết rằng Thiên Chúa là chủ của thời gian. Họ cũng không biết
rằng tất cả những thời giờ mà họ đang có là thuộc về Thiên Chúa v́ chính Thiên
Chúa là Đấng đă tạo dựng nên mặt trời với mặt trăng, Ngài đă “ra lệnh là hết
thảy được tạo thành” (Tv 148:5).
Đáng thương thay, một số đông cũng không biết hoặc không nhận thức rằng tất cả
mọi thứ họ đang có như: trí khôn, sự thông minh, tài năng, sức khoẻ … là của
Thiên Chúa, và đến từ Thiên Chúa "Thiên Chúa có cả khôn ngoan lẫn sức mạnh,
mưu lược cũng như tài thông hiểu đều thuộc về Người” (Job 12:13).
Tội nghiệp hơn nữa, c̣n có rất nhiều người, trong đó có bạn và tôi, quên mất
rằng những ǵ chúng ḿnh đang có như địa vị, bằng cấp, nghề nghiệp, khả năng
chuyên môn, của cải, tài sản và cả mạng sống … là của Thiên Chúa và tất cả đều
thuộc về Ngài. Chính Thiên Chúa đă cho “con người làm bá chủ cá biển, chim
trời, gia súc, dă thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật ḅ dưới đất... và thống
trị mặt đất’” (Gen 1:28-29).
Ước chi, tất cả nhân loại đều ư thức và nhận ra được rằng thời gian, trí khôn,
tài năng, của cải, tài sản vật chất và cả mạng sống của họ là của Thiên Chúa và
mọi sự thuộc về Ngài. Nhờ vậy, người ta mới nhớ “trả cho Thiên Chúa những ǵ
của Thiên Chúa!” (Mt 22:21).
Khi mới sanh ra
ḿnh có chi?
Trần truồng như
nhộng, xương với b́
Mạng sống, trí khôn là của Chúa
Của Ngài trả
Ngài, tiếc làm chi?
Thiên Chúa ban cho bạn và tôi 24 giờ đồng hồ một ngày, 168 giờ trong một tuần
lễ, 8,760 giờ trong một năm. Tôi hỏi thật bạn, bạn đă trả lại cho Thiên Chúa
được 10% phần trăm (160 phút) mỗi ngày chưa? Hay là bạn chỉ trả lại cho Chúa
được 1% qua việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật?
Bạn hăy trả lại cho Thiên Chúa 10% thôi! Một phần mười thời gian mỗi ngày chỉ có
160 phút của Thiên Chúa bằng cách tham dự Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện,
lần hạt Mân Côi, thăm viếng người già nua, bịnh tật, giúp đỡ cho những công việc
chung của cộng đoàn và của giáo xứ, chu toàn những công việc bổn phận với Chúa,
trong Chúa và v́ Chúa.
Bạn có biết rằng khi tôi và bạn: Tâm sự với Chúa khi thức giấc, trước khi đi
ngủ, khi lái xe đi làm, khi chờ tại bến xe bus, khi nấu ăn, hút bụi, rửa chén,
khi lao động, khi gặp phiền muộn, khi hạnh phúc, lúc bị thử thách...
Tham dự thánh lễ, học hỏi Kinh Thánh, đọc và suy niệm Lời Chúa, lần hạt Mân Côi,
đọc sách thiêng liêng, học hỏi Giáo Lư...
Tham dự những giờ
Chầu Thánh Thể, đến thăm viếng Nhà Tạm trước và sau thánh lễ...
Là những lúc chúng ḿnh đang kết hiệp và thuộc về Thiên Chúa. Đó cũng chính là
những lúc chúng ḿnh đang trả lại cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài. Càng
kết hiệp với Thiên Chúa nhiều bao nhiêu, bạn và tôi càng trả lại cho Ngài nhiều
bấy nhiêu!
Thiên Chúa đă cho tôi và bạn trí thông minh, sức khoẻ và những cơ hội tốt để có
việc làm trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp … Nhờ ơn của Thiên Chúa bạn
mới có thể trở thành bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá, luật sư, giáo sư, kỹ sư,
chuyên viên kỹ thuật; hay là chủ nhân nhà hàng, tiệm sửa xe, tiệm nail, tiệm
vàng, tiệm giặt ủi, tiệm may… Bạn đă dành ra 10% thu nhập của bạn để trả lại cho
Thiên Chúa hay bạn chỉ trả cho Ngài 1 % hay chỉ 0.5%? Lại tiền!!! Có thể bạn
đang càm ràm khi nghe tôi nói đến chuyện... tiền! Xin bạn hăy b́nh tĩnh đọc
tiếp. Nói có sách, mách có chứng!
Trong sách Đệ Nhị Luật có ghi rằng: “Mỗi năm [các ngươi] phải trích một phần
mười tất cả hoa lợi lấy từ những ǵ [các ngươi] gieo, những ǵ mọc lên ngoài
đồng…. lúa ḿ, rượu mới, dầu tươi … những con đầu ḷng trong đàn ḅ và đàn chiên
dê của [các ngươi] … Nếu đường quá dài khiến [các ngươi] không thể đem thuế thập
phân đến được … [các ngươi] hăy đổi lấy bạc, cầm trong tay và đi tới … [nộp cho
các] thầy Lê-vi ở trong các thành của [các ngươi]” (14:22-27).
Giáo luật hiện hành số 222 cũng quy định rơ ràng: “Các tín hữu có bổn phận
chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những ǵ cần thiết hầu
xử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc
trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên. Các tín hữu [cũng] có bổn phận cổ vơ
công bằng xă hội cũng như dùng tài sản riêng tư để giúp đỡ những người nghèo,
theo lệnh truyền của Thiên Chúa.”
Thiên Chúa truyền lệnh cho mọi công dân phải đóng thuế thập phân (tithe) 10% cho
Giáo Hội của Ngài. Nhờ vào sự đóng góp của các tín hữu, Giáo Hội mới có phương
tiện để điều hành những công việc và phát triển những công việc truyền giáo. Bạn
đừng tưởng Giáo Hội giàu có lắm, không cần đến sự đóng góp của bạn! Bạn lầm rồi!
Giáo Hội cũng giống như một quốc gia, cũng cần phải có tiền để bảo tŕ và phát
triển mọi mặt. Nhưng tôi nghĩ, chỉ cần bạn trả lại cho Ngài 5% thôi. Bạn hăy trả
lại cho Thiên Chúa 5% thu nhập của bạn qua việc đóng góp trong giáo xứ, (ngân
quỹ điều hành mọi công việc trong giáo xứ nhờ vào sự đóng góp của bạn: niên
liễm, collections, fundraising...), cho những chương tŕnh cứu trợ, cho những
chương tŕnh quyên góp giúp nạn nhân băo lụt, thiên tai, động đất…! Nếu bạn làm
như vậy th́ bạn cũng đang làm tṛn bổn phận của một người công dân của Thiên
Quốc rồi!
- Khi bạn và tôi biết trả lại cho Thiên Chúa 10% của những giờ khắc qua những
công việc đạo đức, cầu nguyện, tham dự thánh lễ.
- Khi tôi và bạn trả lại cho Thiên Chúa 5% của số lương thu nhập hàng tháng,
biết cống hiến những tài năng về âm nhạc, hội họa và tri thức của bạn trong
những hoạt động của giáo xứ, cho những công việc thiện nguyện và bác ái của Giáo
Hội th́ chúng ḿnh đang “trả lại cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên
Chúa.”
Xin bạn đừng quên rằng khi bước vào trong cuộc đời này bạn và tôi chỉ có hai bàn
tay trắng. Khi từ giă cơi đời này th́ chúng ḿnh cũng chỉ trắng tay ra đi mà
thôi (Job 1:21).
Nếu chúng ḿnh không khéo quản lư những tài sản Chúa trao phó th́ một ngày nào
đó, Chúa sẽ nói với tôi và bạn "Ta nghe người ta nói ǵ về ngươi đó? Công
việc quản lư của ngươi, ngươi hăy tính sổ đi, v́ từ nay ngươi không được làm
quản lư nữa!”(Lc 16:2)
Đừng quá tham lam chỉ biết giữ cho ḿnh và không biết trả lại cho Thiên Chúa nh
ững ǵ thuộc về Ngài. Kẻo một ngày Ngài sẽ nói với bạn và tôi rằng: “Đồ ngốc!
Nếu đêm nay, [Ta] đ̣i mạng ngươi, th́ những ǵ ngươi để dành đó sẽ về tay ai?”
(Lc 12:20).
Thời gian, sức khỏe, trí tuệ, tài năng, của cải, tài sản và mạng sống nữa, tất
cả là “của Thiên Chúa, hăy trả về cho Thiên Chúa,” xin bạn đừng bao giờ
quên! Đừng khư khư giữ lấy những ǵ không thuộc về bạn!
Thời gian của
Chúa xin chớ quên!
Trí khôn, bằng
cấp, lẫn kim tiền
Tất cả của Chúa,
phải hoàn trả
Hoang phí, bị
phạt đừng có rên!
Lm. Ansgar Phạm Tĩnh
TRẢ CHO XÊDA VÀ TRẢ CHO THIÊN CHÚA
Is 45:1,4-6; 1Tx 1:1-5; Mt 22:15-21
Lm. Trần B́nh Trọng
Nhóm người Pharisêu
trong Phúc âm hôm nay kết cấu với nhóm Hêrôđê để đưa Chúa vào cuộc tranh chấp
chính trị. Nhóm Pharisêu thuộc giáo phái của Do thái giáo. Họ hay phê b́nh chỉ
trích những lời nói và hành động của Chúa, cho rằng Chúa đi ra ngoài tập tục của
tiền nhân. Và Chúa cũng thường cảnh giác họ, gọi họ là bọn giả h́nh v́ họ giữ
đạo mà thiếu tâm t́nh bên trong. Nhóm người Pharisêu lại hậm hực v́ phải trả
thuế cho chính phủ ngoại bang là người La mă. Đây là loại thuế nhân danh, tính
theo đầu người: đàn ông từ 14 tới 65 tuổi, cũng như đàn bà từ 12 tới 65. C̣n
nhóm Hêrôđê là những người pḥ đế quốc La mă và do đó pḥ cả chính sách của vua
Hêrôđê. Trước khi đưa Chúa vào tṛng, họ tỏ ra nịnh bợ trước đă như khen Chúa là
người chân thật và không thiên vị (Mt 28:16).
Thế rồi họ đặt câu hỏi với Chúa: Có được phép nộp thuế cho Xêda không?
(Mt 22:17). Câu hỏi có vẻ đơn sơ, nhưng ngụ ư của họ lại khác. Nếu Chúa trả lời
có, nghĩa là phải nộp thuế cho Xêda th́ Người sẽ bị coi là phản động và mất thế
giá trước mặt người Do thái thời bấy giờ v́ họ muốn thoát khỏi quyền lực của vua
ngoại bang. Nếu Chúa trả lời không, nghĩa là không cần nộp thuế cho Xêda, phe
Hêrôđê sẽ tố cáo với nhà chức trách La mă là chống chính quyền ngoại bang. Chúa
biết rơ thâm ư của họ nên dùng chính đồng tiền nộp thuế có h́nh Xêda để giải
thích cho họ. Chỉ vào h́nh Xêda trên đồng tiền, Chúa bảo họ: Của Xêda, trả về
Xêda, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa (Mt 22:21).
Ở đây Chúa phân biệt hai phạm vi thế quyền và thần quyền. Thế quyền và thần
quyền tách biệt nhau, nhưng có liên hệ với nhau. Chúa muốn họ cũng vâng phục thế
quyền để duy tŕ trật tự và lợi ích công cộng. Thế quyền cũng bắt nguồn bởi
Thiên Chúa như lời Thánh kinh dạy là mọi quyền bính trên trời dưới đất đều bởi
Thiên Chúa. Trong bài trích sách ngôn sứ Isaia, Chúa đă dùng vua Ba tư ngoại
giáo là Kyrô, người được sức dầu, để thống trị đế quốc Babylon, đem dân tộc Chúa
chọn trở về khỏi ách lưu đầy (Is 45:1). Công đồng Vaticanô II nói về những liên
hệ giữa thế quyền và thần quyền như sau: Tuỳ theo hoàn cảnh và địa phương,
nếu cả hai càng duy tŕ được sự cộng tác lành mạnh, cả hai càng phục vụ lợi ích
của con người một cách hữu hiệu hơn (Gaudium et Spes # 76). Dựa vào lời Chúa
dạy th́ Thiên Chúa và Xêda, hay nói cách khác, thần quyền và thế quyền, đều có
những đ̣i hỏi nơi người công dân. Bằng cách bảo nộp thuế cho Xêda, Chúa bảo toàn
quyền hợp pháp của Xêda để duy tŕ trật tự và ích lợi chung cho xă hội loài
người. Mặc dầu là chính phủ thuộc địa, nhưng trong giai đoạn thuộc địa đó, chính
quyền thuộc địa cũng cung ứng được những tiện ích nào đó cho người dân.
Người công dân trách nhiệm th́ tuân hành luật lệ hợp pháp của quốc gia để duy
trị trật tự và lợi ích công cộng. Đóng thuế là phương tiện giúp chính phủ bảo
toàn an ninh và an sinh xă hội. Chính Chúa Giêsu đă làm gương trong việc nộp
thuế đền thờ để người khác khỏi vấp phạm, mặc dù cắt nghĩa theo luật đền thở th́
Chúa được miễn. Chúa bảo ông Phêrô: Con hăy ra biển thả câu, con cá nào bắt
được trước tiên th́ hăy mở miệng nó ra, lấy một đồng bạc về mà nộp xuất thuế của
Thày và của con (Mt 17:27). Tuân giữ luật dân sự, Mẹ Maria và thánh Giuse đă
làm cuộc hành tŕnh về Bêlem, để khai sổ nhân danh theo lệnh hoàng đế Augúttô
(Lc 2:1-7).
Việc tuân giữ luật
pháp dân dự giả thiết rằng luật pháp đó dựa theo và phù hợp với luật Thiên Chúa.
C̣n khi mà luật pháp dân dự đi ngược lại luật Thiên Chúa, th́ người công giáo
theo tiếng lương tâm ngay thẳng phải bày tỏ lập trường. Người công giáo gồm cả
hàng giáo sĩ, có hai quyền công dân: công dân nước trần thế và công dân nước
Trời. Là người công dân của nước trần thế, người công giáo cần đóng thuế và tuân
hành luật pháp công b́nh của quốc gia, xă hội. Ngoài ra dựa theo lời Chúa dạy,
Giáo hội cũng khuyến khích người công giáo, với tư cách là công dân của một quốc
gia, tham gia vào guồng máy chính trị của xă hội. Tuy nhiên tập thể Giáo Hội,
cũng như hàng giáo sĩ, thành phần ưu tú của Giáo hội, không chủ trương tham
chính, cũng không đem chính trị đảng phái vào Giáo hội bởi v́ Giáo hội là một
thực thể siêu việt, đứng trên mọi thể chế chính tri. Giáo hội mang tính chất
trường tồn, c̣n đảng phái cầm quyền chỉ có tính chất giai đoạn, nay c̣n mai mất
khi có việc đổi chủ. Công Đồng Vaticanô II khẳng định về Giáo hội và thể chế
chính trị như sau: Giáo hội không cách nào bị đồng hoá với một cộng đoàn
chính trị và cũng không cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào v́ Giáo hội
vừa là dấu chỉ vừa là bảo đảm cho tính cách siêu việt của con người (Gaudium
et Spes # 76).
Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Mỹ Châu, Ngài cảnh giác một linh
mục là thành viên Hạ viện ở một quốc gia Bắc Mỹ và một linh mục bộ trưởng chính
phủ tại một quốc gia ở Trung Mỹ rằng nếu muốn tiếp tục làm linh mục th́ phải bỏ
việc tham chính. Hai vị đă tuân theo lời Đức Thánh Cha. Lí do là v́ tham chính
là làm chính trị. Mà làm chính trị đôi khi phải thủ đoạn và ma giáo. Mà ma giáo
và thủ đoạn th́ không phù hợp với chức vụ linh mục. Ngoài ra để thu hút phiếu
của nhóm nọ nhóm kia, linh mục làm chính trị có thể ủng hộ lập trường nào đó, đi
ngược lại đường lối của Giáo hội.
Là công dân nước Trời, người công giáo có bổn phận trả cho Thiên Chúa những ǵ
thuộc Thiên Chúa. Ta trả cho Thiên Chúa bằng việc thờ phượng, tin yêu mến Chúa
và tuân giữ giới răn Chúa. Ta trả cho Chúa bằng việc góp của xây dựng, sửa sang
và dọn dẹp nhà Chúa. Ta trả cho Chúa bằng việc tông đồ để mở mang nước Chúa hầu
làm vinh danh Chúa. Ta trả cho Chúa bằng việc bác ái, phục vụ và giúp đỡ tha
nhân, h́nh ảnh của Chúa.
Lời cầu nguyện xin cho biết phân định thần quyền và thế quyền: Lạy Chúa, con
xin tạ ơn Chúa đă đến dạy bảo loài người phân định giữa thần quyền và thế quyền.
Xin cho luật pháp các quốc gia được phản ảnh luật Chúa. C̣n những nhà làm luật
chưa nhận biết Chúa, xin cho luật pháp họ đạo đạt được phản ảnh luật tự nhiên đă
được ghi khắc trong lương tâm chính trực của họ. Cũng xin dạy con biết tuân giữ
luật pháp công chính hầu cho trật tự và tiện ích công cộng được bảo đảm. Và xin
dạy con biết tuân hành luật Chúa để mối liên hệ giữa Chúa và con được tăng triển.
Amen.
Lm. Trần B́nh Trọng
TRẢ LẠI CHO NGUỜI
Lm. Nguyễn Khoa Toàn
Chiếc phi cơ của
hăng hàng không Đức Lufthansa đưa đoàn hành hương Harvest đáp xuống phi truờng
St Petersburg. Gió nhè nhẹ vào một buổi chiều mùa thu tại thành phố mà khí hậu
rất khắc nghiệt mùa Đông đă khiến cho Napoléon và Hitler thân bại danh liệt làm
tôi khẽ rùng ḿnh. Nh́n qua khung cửa, lác đác một vài máy bay quân sự của Không
Lực Nga khiến tôi không thể không liên tưởng đến phi truờng Tân Sơn Nhất.
Có chút ǵ giông giống hao hao! Và có chút ǵ ghê ghê lành lạnh chạy dài từ gáy
xuống cột sống lưng. Từ Frankfurt qua St Petersburg chỉ cách hơn một giờ bay mà
cơ hồ như tôi đă sống qua hai thế giới. “Thiên Đuờng Cộng Sản đây ư?” tôi tự hỏi
ḷng ḿnh. Đă gần 90 năm từ khi Lênin với Cách Mạng Tháng Muời lật đổ chế độ Nga
Hoàng, chẳng có mấy đổi thay ở những phần đất cộng sản thiên đuờng này!
Mà làm sao có thể đổi thay khi bao nhiêu nhân, vật lực đuợc tế sống thiêu thân
cho những mộng đồ vuơng bá? “Làm sao có cách mạng khi không có máu đổ đầu rơi,”
Lênin đă lạnh lùng tuyên bố ngay sau khi cướp chính quyền biện hộ cho những tham
vọng rồ dại điên cuồng mà đă đưa thế giới gần bên bờ vực thẳm.
Ngồi trên xe buưt rảo qua một vài con phố chính truớc khi về khách sạn, ḷng trí
tôi miên man với muôn vàn suy nghĩ. Nếu hạnh phúc là đạt đuợc ước mơ đêm ngày ấp
ủ th́ quả thật tôi đă hạnh phúc đến vô cùng. Có ai đó bảo rằng “thấy Venice rồi
chết!” Những với tôi, thấy nuớc Nga rồi chết và bây giờ nếu có chết tôi cũng đă
phần nào măn nguyện lắm rồi. Nghe có vẻ buồn cuời nhưng kể từ lúc có chút trí
khôn, và nhất là kể từ khi chủ nghĩa đại đồng nhuộm đỏ phía nam vĩ tuyến 17, tôi
vẫn hằng đan dệt một mộng ước rất đỗi tầm thường nhưng có lúc đă tưởng chừng như
vô vọng là một ngày nào đó tôi sẽ đến phần đất bao la này của thế giới -quê
hương của những vĩ nhân như Tolstoy, Dostoevsky, Solzhenitsyn nhưng cũng là nơi
sinh ra những thiên tài đốn mạt nhất của lịch sử con người: Lenin, Stalin,
Khrushchev.
Nhưng mộng uớc có vẻ tầm thường kia bắt nguồn từ lời nhắn gửi của Mẹ Fatima cho
toàn thế giới: “Hăy cầu xin cho nước Nga đuợc trở lại.” Sao lại không Trung
Quốc? Sao lại không Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ? Sao lại không một quốc gia nào khác
mà chỉ lại Nga Sô!!? Câu hỏi này đă gậm nhấm tim tôi từng tháng từng ngày. Và
tôi gắng thực hiện một ngày khi cơ hội đến.
Và cơ hội đến khi
công ty Harvest nhờ tôi làm Tuyên Uy cho chuyến hành hương mang tên “Catholic
Heartland”. Và khi dâng Thánh Lễ tại một nhà thờ gần Công Truờng Đỏ ngay tại thủ
đô Mạc Tư Khoa, tôi đă không thể che giấu nỗi xúc động tột cùng. Mà làm sao
không xúc động hả Trời khi một thuyền nhân trốn thoát chế độc Cộng Sản lại giờ
đây đứng giữa nơi khai sinh thế giới đại đồng. Rồi lại được tế lễ tạ ơn Chúa đất
trời ngay tại chốn mà nhiều năm qua dân tộc Nga đă bị ru ngủ bởi chiêu bài “tôn
giáo là thuốc phiện”.
“Their spirit is broken, and we in the West should come here and heal their
broken spirit,” một bà giáo sư người Anh chua chát nói với tôi sau một buổi cơm
chiều. Tôi lặng người qua nhận xét này. Rồi gẫm lại những ǵ đă thấy đă nghe gần
qua một tuần sống trong cái nôi của chủ nghĩa cộng sản đại đồng, tôi mới dần
hiểu tại sao mệnh lệnh của Mẹ Fatima là phải luôn cầu nguyện để nuớc Nga đuợc
trở lại.
Mà nuớc Nga chỉ có thể trở lại khi mỗi chính chúng ta trở lại. Khi mỗi chính
chúng ta can đảm quay ngược đuờng về, trả lại cho Cêsarê những ǵ thuộc về
Cêsarê, và dâng cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa.
Quay ngược đuờng
về! Như đứa con hoang đàng trong bức tranh tuyệt tác của Rembrandt tại Bảo Tàng
Viện St Petersburg. Đến Nga mà không xem tận mắt
tuyệt tác bất hủ này th́ quả là một thiếu sót cực kỳ. Rembrandt đă lột trần trọn
vẹn sự xung đột liên lĩ giữa Thiên Chúa và Cêsarê qua bàn tay và khuôn mặt của
người cha và ánh mắt ghen tuơng nảy lửa của nguời con trai trưởng. Trả lại cho
Thiên Chúa một ḷng thứ tha vô bờ bến. Và hăy mạnh dạn trả lại trả hết cho
Cêsarê những dục vọng bất chính cùng những ích kỷ giả dối đê hèn.
Tôi đă cầu xin đuợc can đảm trở lại như người con trai thứ đă trở lại để nước
Nga đuợc trở lại. Tôi đă cầu xin đuợc biết dũng cảm hy sinh như cha Thánh
Maximilian Kolbe đă dũng cảm hy sinh. Đến trại tù tập trung Auschwitz nơi
Maximilian đă chết để ánh sáng chân lư đuợc muôn đời toả sáng, tôi không khỏi
ngậm ngùi. Cêsarê đă hiện rơ nét qua nhũng tham vọng cuồng dại của Hitler và đám
đồ tề Đức Quốc Xă, nhưng Thiên Chúa cuối cùng đă khải hoàn vinh thắng sau những
đớn đau thịt xác ngất trời. Than ôi! Sao con nguời có thể dă man tàn ác như thế
với con nguời!
Lynn Johnston đă viết là “bản tuyên ngôn sâu xa ư nghĩa nhất thuờng đuợc diễn tả
trong sự im lặng khôn cùng.” Sư im lặng khôn cùng đến rợn người tại trại tâp
trung Auschwitz đă là tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn nhân loại là không thể trả
lại cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Cêsarê. Và cũng không thể trả cho Cêsarê
những ǵ thuôc về Thiên Chúa.
Nói một cách khác, con nguời đuợc sinh ra giống h́nh ảnh Thiên Chúa và đời sống
và nhân phẩm mỗi nguời phải đuợc tuyệt đối tôn trọng trong bất cứ xă hội, hoàn
cảnh và thể chế chính trị nào. Đă sống qua và đă là nạn nhân cộng sản, nhưng khi
nh́n từng rừng tóc bạch kim, khi đi qua những pḥng hơi ngạt, tôi cảm thấy lạnh
người. Kinh khiếp quá! Ghê rợn quá! Những Cêsarê thời đại đă trả lại cho Thiên
Chúa sự tàn ác vuợt quá mức sức tưởng tượng và ḷng tha thứ bác ái con người.
Từ pḥng biệt giam đến những dụng cụ tra tấn mà tuởng chừng như chỉ có thể xảy
ra trong thần thoại hoang đường, Maximilian đă sống. Không một bút mực nào có
thể diễn tả nỗi đớn đau thịt xác mà cha thánh đă chịu luỵ hy sinh, nhưng như lời
Dolores Ibarruri tả, Maximilian đă “thà chết trên đôi bàn chân ḿnh hơn là sống
mọp qùy chân gối!” Và Maximilian đă trả về cho Thiên Chúa điều mà Nguời muốn
trên thập giá năm xưa: “Lạy Cha xin tha cho chúng v́ chúng không biết việc chúng
làm.”
Trận chiến giữa Thiên Chúa và Cêsarê, giữa thiện và ác, giữa nô lệ và tự do,
giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và bóng tối đă, đang và sẽ không bao giờ chấm dứt
cho đến ngày tận thế cáo chung. C̣n sống là c̣n tranh đấu. C̣n sống là c̣n tin.
Vào Đấng là Đường. Là Sự Thật. Và Sự Sống. Và vào chính chúng ta.
Marcel Proust đă viết rằng “cuộc lữ hành khám phá thật sự không phải là nh́n
những cảnh tượng mới nhưng là nh́n bằng đôi mắt mới.” Đôi mắt mới để trả về cho
Thiên Chúa nhũng ǵ thuộc về Nguời. Bây giờ và cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt
Lm. Nguyễn Khoa Toàn
Chúa nhẬt 29 ThưỜng Niên
Rev. John Trần Khả
Khi những người
biệt phái dùng tên của Cêsarê để đưa vào cuộc tranh luận với Đức Giêsu có nghĩa
là họ đă mánh lới để đưa Ngài vào bẫy nguy hiểm chính trị: "Xin Thầy nói cho
chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào? Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?"
Đứng trước vấn nạn này, Đức Giêsu bị đặt vào một thế không thể thắng. Nếu nói là
cứ đóng thuế cho Cêsarê th́ Ngài sẽ bị coi là đồng hạng với những người phản
quốc; và nếu nói là không nên đóng thuế cho Cêsarê th́ Ngài bị ghép vào tội xúi
bảy người khác làm loạn chống lại hoàng đế La Mă. Biết là họ không có thiện ư,
Ngài đă khiển trách họ là những kẻ giả h́nh. Ngài bảo họ đưa cho Ngài xem đồng
tiền nộp thuế. Trên đồng tiền có khắc h́nh ảnh của Cêsarê. Ngài hỏi họ, "H́nh
tượng và danh hiệu này của ai?" Họ trả lời là của Cêsarê; và Ngài nói với
họ, "Cái ǵ của Cêsarê th́ hăy trả cho Cêsarê", và ngài nói thêm, "Cái
ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho Thiên Chúa." Đức Giêsu đă nghiêm chỉnh cho
biết là họ có trách nhiệm đối với chính quyền và trách nhiệm đối với Thiên Chúa.
Họ sống với hai chế độ: Chế độ nước trời và chế độ trần thế.Thiên Chúa và Cêsarê
đều có quyền trên họ, cả hai thần quyền và thế quyền không loại trừ nhau.
H́nh Tượng và Danh Hiệu Này Của Ai?
Đây chính là câu
hỏi không những làm cho những người biệt phái phải suy nghĩ, nhưng chính chúng
ta cũng phải suy nghĩ. Đồng bạc có khắc h́nh và danh hiệu của Hoàng đế La Mă. Do
đó Đức Giêsu nói "Của Cêsarê th́ hăy trả về cho Cêsarê." Thuộc địa và
những người sống trong thuộc địa cũng như hệ thống tiền tệ thuộc về Hoàng đế La
Mă. Những người sống và xử dụng hệ thống tiền tệ đó phải nộp thuế cho Hoàng đế
La Mă. Nhưng Đức Giêsu lại nói thêm, "Cái ǵ của Thiên Chúa th́ trả về cho
Thiên Chúa". Điều này nói lên rằng khi Ngài hỏi h́nh tượng và danh hiệu này
của ai th́ Ngài cũng nhắc cho những người hỏi Ngài và cho chúng ta biết rằng
h́nh ảnh của Cêsarê được khắc ghi trên đồng bạc th́ trả về cho Cêsarê, nhưng
h́nh ảnh của Thiên Chúa đă được khắc ghi trong linh hồn, con tim và thân xác con
người chúng ta th́ phải trả nó về cho Thiên Chúa. Lời sách Sáng Thế Kư đă ghi
rơ, khi Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài đă nói, "Chúng ta hăy làm ra con
người theo h́nh ảnh chúng ta" (1:26). Như vậy chúng ta thuộc về Thiên Chúa.
Và đó chính là lư do tại sao Đức Giêsu đă kết luận những ǵ của Thiên Chúa th́
hăy trả về cho Thiên Chúa. Chúng ta không những chỉ thuộc quyền và có trách
nhiệm đối với đất nước và chính quyền trần thế mà thôi. Trái lại chúng ta và tất
cả mọi chính quyền c̣n thuộc quyền và có trách nhiệm đối với Thiên Chúa.
Tiên tri Isaiah trong bài đọc thứ nhất đă nói về vua Cyrô. Ông thờ thần riêng
của xứ sở ông. Ông thi hành chính sách ông nghĩ ra, và lo làm những ǵ có lợi
nhất cho ông. Ông không biết ǵ về Thiên Chúa của dân Do thái. Nhưng Thiên Chúa
đă biết rơ ông và dùng ông làm khí cụ để giải cứu dân của Ngài. Giúp họ trở về
quê hương và tái thiết đền thờ Giêrusalem cho họ. Thánh Phaolô trong bài đọc
hai, đă gởi thư chào hỏi các tín hữu thuộc giáo đoàn Thessalonica. Ngài đă cảm
tạ Thiên Chúa cho họ. Đức tin, ḷng trông cậy và tinh thần yêu thương của họ là
công việc của chính Đức Kitô và Thần khí của Đức Kitô. Họ thuộc về Đức Kitô. Họ
hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chúa Thánh Thần. Mỗi người đă được tuyển chọn bởi
Thiên Chúa và nhận lănh ơn Chúa Thánh Thần. Họ thuộc về một tổ chức tinh thần,
là thành phần của Thân Thể Đức Kitô. Do đó chúng ta không được quên rằng chúng
ta không những chỉ là công dân của một đất nước trần thế, nhưng chúng ta cũng là
công dân của cả nước trời dưới quyền thống trị của Đức Kitô. Và như thế chúng ta
có trách nhiệm với cả hai.
Trả Cho Cêsarê Những Ǵ Thuộc Về Cêsarê
Cyrô và Cêsarê là
h́nh ảnh đại diện cho chính quyền đời trong xă hội con người. Tất cả mọi người
đều thuộc về một xă hội và được hưởng những quyền lợi cũng như những sự phục vụ
của xă hội đó mang lại cho họ. Và do đó họ phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng
xă hội đó. Khi Đức Giêsu nói, "Của Cêsarê th́ hăy trả về cho Cêsarê" có
nghĩa là không ai được quyền trốn tránh trách nhiệm đóng góp của ḿnh cho xă
hội. Hầu hết chúng ta đang thi hành điều này hàng ngày. Khi đi mua sắm hay đổ
xăng xe chúng ta đều phải trả tiền thuế cho mỗi mặt hàng. Mỗi tháng chúng ta
phải trả tiền ga, điện, nước, tiền điện thoại. Hàng năm chúng ta phải trả tiền
thuế nhà, thuế đất, thuế lợi tức. Ở Hoa Kỳ cứ vào ngày 15 tháng tư hàng năm là
tất cả mọi công dân phải có trách nhiệm khai và nộp thuế cho chính phủ. Sống ở
Hoa Kỳ chúng ta xài tiền Dollars, và ai cũng thích kiếm được nhiều dollars.
Chúng ta có trách nhiệm phải đóng thuế không được miễn trừ. Tuy nhiên h́nh như
khi phải đóng thuế th́ nhiều người lại cố t́m mọi cách để tŕ hoăn hoặc trốn
tránh. Làm như thế là phản lại tinh thần của Đức Giêsu đă dạy. Theo như lời của
Ngài th́ đóng thuế là một trách nhiệm nghiêm chỉnh của mọi công dân. Trong một
quốc gia mà tất cả mọi người dân ư thức được trách nhiệm của ḿnh để đóng thuế
cách nghiêm chỉnh th́ chính quyền sẽ có phương tiện để phát triển và phục vụ cho
đời sống của người dân được an ninh và trật tự. Trái lại nếu người dân cứ t́m
cách gian lận trốn thuế th́ chính phủ không thể làm việc hữu hiệu được. Người
dân cũng có bổn phận phải tham gia vào đời sống chính trị, bầu cử và chọn lựa
những người thanh liêm chính trực vào làm việc trong chính quyền để phục vụ lợi
ích chung. Đây chính là ư nghĩa mà Đức Giêsu muốn nói, "Của Cêsarê th́ hăy
trả về cho Cêsarê."
Trả Cho Thiên Chúa Những Ǵ Thuộc Về Thiên Chúa
Vấn đề không phải
chỉ đơn giản là trả cho Cêsarê những ǵ thuộc về Cêsarê, nhưng chúng ta c̣n phải
trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa. Là những Kitô hữu, chúng ta
được đưa vào một cộng đoàn xă hội thiêng liêng. Mỗi người chúng ta chính là đồng
bạc của Nước Trời. Trên đồng bạc đó có khắc ghi h́nh ảnh của Thiên Chúa. Chúng
ta hỏi ḿnh xem h́nh ảnh của Thiên Chúa khắc ghi nơi chúng ta có c̣n sáng tỏ hay
đă bị phai mờ? Nếu chúng ta là đồng bạc có khắc ghi h́nh ảnh của Thiên Chúa th́
điều đó có nghĩa là tất cả mọi sự nơi chúng ta là của Thiên Chúa và chúng ta
phải trả nó về cho Thiên Chúa. Thánh Ignatiô Loyola được ơn nhận biết Thiên Chúa
là chủ quyền trên ngài nên đă viết lên lời kinh tận hiến như sau: "Lạy Chúa,
xin hăy nhận lấy tất cả tự do, trí khôn và ư chí của con. Tất cả những ǵ con có
và làm chủ, Chúa đă cho con tất cả. Con xin dâng lại cho Chúa. Tất cả là của
Chúa. Xin Chúa xử dụng hoàn toàn theo tôn ư. Lạy Chúa, xin hăy ban cho con T́nh
Yêu và Ân Sủng của Chúa. Đối với con như thế là đủ."
Chúng ta có đọc lên được lời kinh tận hiến như thế đối với Chúa hay không? Mới
đây một người bạn E-mail cho tôi suy tư sau đây làm chúng ta phải suy nghĩ thêm:
Thật Kỳ Lạ
Thật kỳ lạ
khi thấy tờ $100 có giá trị quá lớn khi bỏ vào giỏ trong nhà thờ, nhưng lại quá
nhỏ khi đưa nó đi chợ mua sắm.
Thật kỳ lạ
khi thấy một tiếng đồng hồ trong nhà Chúa th́ quá lâu mà một tiếng đồng hồ xem
đấu bóng rổ th́ qua đi thật nhanh.
Thật kỳ lạ khi ở nhà Chúa hai tiếng đồng hồ th́ thấy lâu, nhưng nếu xem
xinê th́ lại quá lẹ.
Thật kỳ lạ khi cầu nguyện th́ chẳng biết nói ǵ, nhưng khi nói chuyện với
bạn th́ chẳng hết chuyện để nói.
Thật kỳ lạ v́ chúng ta thấy rất hồi hộp khi trận đấu bóng phải kéo dài
thêm mấy phút phụ trội, nhưng lại càm ràm khi một bài giảng được kéo dài hơn mọi
khi.
Thật kỳ lạ v́ chúng ta thấy khó khăn để đọc một đoạn Kinh Thánh, nhưng
lại rất dễ dàng đọc hàng trăm trang tiểu thuyết.
Thật kỳ lạ khi thấy nhiều người thích ngồi những hàng ghế đầu khi đi dự
những buổi đại nhạc hội hay các trận đấu bóng, nhưng lại t́m ngồi ở những hàng
ghế cuối ở thánh đường.
Thật kỳ lạ khi chúng ta cần phải có hai hay ba tuần lễ trước để sắp xếp
thời giờ cho những công việc nhà Chúa, nhưng lại dễ dàng thích ứng thời giờ cho
những chương tŕnh khác trong chớp nhoáng ở phút chót.
Thật kỳ lạ
sao thấy quá khó khăn để nhớ một đoạn Kinh thánh hầu có thể thuật lại cho người
khác, nhưng lại rất dễ dàng để hiểu và nhớ những lời 'đàm tiếu dèm pha '
để kể cho người khác nghe.
Thật kỳ lạ
sao chúng ta dễ tin những ǵ báo chí đăng tải nhưng lại nghi nan đặt vấn đề
những ǵ Kinh Thánh dạy.
Thật kỳ lạ sao ai cũng muốn lên Thiên đàng nếu họ không phải tin, không
phải suy nghĩ, không phải nói hay làm ǵ cả.
Thật kỳ lạ khi có thể gởi các câu "tiếu lâm" qua hệ thống Email và
nó sẽ được chuyền đi thật nhanh, nhưng khi gởi những ǵ liên quan đến Thiên Chúa
th́ người ta lại suy nghĩ cẩn thận xem có nên gởi đi chia sẻ với người khác hay
không.
Rev. John Trần Khả
MỘt Thiên Chúa, mỘt
tỔ quỐc…
Mt 22, 15-21
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Có thể nói
Giêrusalem là nơi chứng kiến không ít những xách nhiễu của giới lănh đạo Dothái
cũng như phía chính quyền Rôma gây ra cho Chúa Giêsu. Tưởng rằng những dụ ngôn
Chúa Giêsu đă dùng làm cho các thượng tế và kỳ mục Dothái “câm miệng không nói
được ǵ”, những thủ lănh của các phe nhóm khác lấy đó làm bài học răn ḿnh.
Nhưng không, họ lại càng giận dữ và cố tâm hại Người. Chúng ta biết người
Pharisêu và nhóm Hêrôđê không ưa thích ǵ nhau, nhưng giờ đây, để đạt được mục
đích nhằm hại Chúa Giêsu, họ không ngại liên minh với nhau, bàn kế lập mưu hầu
đưa Chúa vào “tṛng”. Tin mừng hôm nay đề cập đến trục liên minh ma quỷ này và
chúng ta hăy xem Chúa Giêsu hoá giải nó như thế nào.
Pharisêu được xem là những người mẫu mực về đường nhân đức. Vào thời Chúa Giêsu,
họ rất được kính trọng bởi lối sống đạo đức của họ. Chuyên chăm suy niệm Lời
Chúa, cầu nguyện và tuân giữ lề luật cách tỉ mỉ vốn được xem là “thế mạnh” của
nhóm này. Nếu nhóm Pharisêu chỉ đơn thuần chú trọng vào lănh vực tôn giáo th́
nhóm Hêrôđê, trái lại, tập trung vào đường lối chính trị. Họ lập thành những
Fans chính trị để ủng hộ gia đ́nh Hêrôđê cũng như kết thân với chính quyền Rôma.
Chính v́ thế, để tạo sức mạnh hầu có thể chống lại Chúa Giêsu - người mà họ biết
nếu đứng riêng rẽ sẽ không có kết quả, họ quyết định liên minh với nhau nhằm bày
mưu hăm hại Chúa Giêsu.
Quả không sai. Liên minh ma quỷ này đưa vấn đề rất ư nhậy cảm vào thời bấy giờ
đó là vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Caesar. V́ đây là dạng “ yes- no question”,
nên bọn liên minh này rất đắc chí, họ nghĩ rằng đàng nào Chúa Giêsu cũng sập bẫy,
và như thế, họ tha hồ đánh trống khua chiêng để lên án. Thật thế, cái bẫy họ
giăng ra thật ác nghiệt. Chúa Giêsu trả lời “yes” cũng chết mà “no” cũng chết.
Nếu Người trả lời “yes”, nghĩa là chấp nhận chuyện nộp thuế cho Caesar, vô h́nh
trung, Người chấp nhận sự xâm lược của quân Rôma, hợp thức hoá sự hiện diện của
họ trên mảnh đất linh thánh mà Giavê đă ban cho cha ông họ. Và đây là cái cớ để
phe nhóm Pharisêu hô toáng lên rằng Giêsu là tên phản quốc, đi ngược lại lợi ích
của dân tộc Dothái. C̣n nếu Chúa Giêsu trả lời “no”, th́ khỏi phải bàn nữa,
Người đang chống lại hoàng đế, nhóm Hêrôđê sẽ không bỏ lỡ cơ hội tấu tŕnh lên
chính quyền Rôma, quy kết Người vào tội phản động, chống lại triều đ́nh.
Mỉa mai thay, kẻ giăng bẫy chính là kẻ sập bẫy. Chúa Giêsu trả lời cho họ bằng
một yêu cầu buộc họ phải thi hành. Chúng ta biết, dân Dothái thời Chúa Giê-su bị
thống trị bởi đế quốc Rôma. Chính v́ thế, người dân phải sử dụng đồng tiền Rôma
trên đó có mang h́nh và kư hiệu hoàng đế Rôma. Đây là loại tiền bằng bạc, một
đồng cân nặng 3,8 g và tương đương với 0, 875 quan vàng. Mặt phải của đồng tiền
in đầu hoàng đế Tibêriô đội ṿng nguyệt quế với ḍng chữ : Tiberius Caesar
Augustus, Divi Augusti Filius (Hoàng đế Tibêriô Augustô- con của thần August).
Mặt trái của đồng tiền là h́nh hoàng hậu Livia hay thần chiến thắng trên một cỗ
xe tứ mă với Tư tế Pontif. Và, nếu để ư, chúng ta sẽ thấy nét châm biếm khôi hài
của câu chuyện này chính ở chỗ kẻ đưa và giải thích huy hiệu trên đồng bạc Rôma
không ai khác chính là những người thuộc nhóm Pharisêu -những người chống đối
đến cùng sự hiện diện của hoàng đế và quân đội Rôma. Bọn người này một mặt rêu
rao chống lại hoàng đế, nhưng những đồng tiền có huy hiệu hoàng đế từ trong túi
họ chảy ra là bằng chứng tố cáo bộ mặt đạo đức giả của họ.
“Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Khi trả lời như
thế, Chúa Giêsu cách nào đó minh định rằng, nước Thiên Chúa không đến để cạnh
tranh với nước của Caesar, và việc Người đến thế gian này cũng không phải để
chiếm lấy ngai vàng của Caesar. Caesar là của Caesar; Thiên Chúa là của Thiên
Chúa, rất rơ ràng minh bạch. Khi trả chính trị về đúng vị trí vốn có của nó,
loại bỏ chủ nghĩa tôn thờ, xem nó như bậc thần thánh, Chúa Giêsu muốn rằng đường
lối chính trị tuy có những giá trị và trách nhiện riêng biệt nhưng không v́ thế
đứng ở thế đối lập với đường lối của Tin mừng; trái lại, nó cần phải được ánh
sáng Tin mừng soi dẫn để luôn bước đi theo sự hướng dẫn của chân lư, nhằm đem
lại những lợi ích thật sự cho cuộc sống nhân sinh- nơi mà nó được cắt đặt lên để
thay mặt Thiên Chúa lănh đạo. Cũng vậy, là con cái Thiên Chúa, hơn ai hết chúng
ta là những công dân thuộc về một tổ quốc, một đất nước nhất định. Thế nên chúng
ta cũng có bổn phận và trách nhiệm xây dựng vương quốc trần thế này mặc dù đó
không phải là cùng đích vĩnh cửu. Chúa Giêsu hơn ai hết cũng đă trở nên một công
dân gương mẫu khi Người cùng như cha mẹ đă chu toàn mọi nghĩa vụ công dân. Không
thể có một tín hữu tốt nếu trước đó không là một công dân tốt đối với đất nước,
gia đ́nh và xă hội.
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nh́n lại trách nhiệm của ḿnh đối với Thiên Chúa,
đối với gia đ́nh và xă hội. Chúng ta có một Thiên Chúa để tôn thờ, nhưng đồng
thời chúng ta cũng có một tổ quốc để dấn thân phục vụ. Ước ǵ thông qua những
nghĩa vụ của một công dân trần thế, chúng ta loan báo và chuẩn bị cho đời sống
của một công dân Nước Trời mai sau.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Chúa NhẬt 29 Mùa
ThưỜng Niên
John Nguyễn
1. T́nh trạng
hai «bản tịch» của Đức Giê-su
Bài Tin Mừng hôm
nay cho thấy sự xung đột giữa hai «bản tịch» của Đức Giê-su cũng như của
mọi Ki-tô hữu có quê hương dân tộc, nghĩa là vừa là tín đồ của một tôn giáo, tức
«giáo tịch», vừa là người dân của một đất nước, tức «quốc tịch».
Ngài cũng như chúng ta, vừa phải yêu mến Thiên Chúa và có những bổn phận tôn
giáo (như thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội, hành xử theo lương tâm?),
vừa phải yêu quê hương đồng bào và có nghĩa vụ đối với đất nước của ḿnh
(như tôn trọng pháp luật, đóng thuế, quân dịch?).
Hai thứ trách nhiệm này thường phù hợp với nhau, nhưng cũng có
rất nhiều trường hợp chúng xung đột nhau: trung thành với tôn giáo
th́ có vẻ như phản bội đất nước, và ngược lại.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, người Pha-ri-siêu và phe đảng Hê-rô-đê hợp nhau đặt
bẫy Đức Giê-su. Người Pha-ri-siêu là phe chủ trương trung thành với Do Thái giáo
và đất nước Do Thái, v́ thế, họ âm thầm chống lại người Rô-ma đang cai trị đất
nước họ. C̣n phe đảng Hê-rốt là người của Hê-rô-đê An-ti-pa - tiểu vương miền
Ga-li-lê - chủ trương ủng hộ chính sách đô hộ của Rô-ma. V́ thế, hai phe này
thường chống đối nhau kịch liệt: người Pha-ri-siêu coi phe Hê-rô-đê là phản
Thiên Chúa và phản quốc; c̣n phe Hê-rô-đê là tay sai của đế quốc, t́m cách giết
chết từ trong trứng nước những mầm mống chống lại đế quốc trong dân Do Thái.
Điều rất lạ là trong bài Tin Mừng này hai phe chống đối nhau ấy lại hợp sức với
nhau hăm hại Đức Giê-su, bằng cách đặt Ngài vào một trường hợp thật khó xử là sự
xung đột giữa hai «bản tịch» ấy. Họ chất vấn Ngài: «Có được phép nộp
thuế cho Xê-da hay không?» Trả lời thế nào Ngài cũng đều bị kết án. Nếu nói
«được phép», Ngài sẽ bị người Pha-ri-siêu lên án là ủng hộ người Rô-ma là
kẻ thù của dân tộc, đồng thời chống lại Thiên Chúa mà tín đồ Do Thái giáo coi là
vị Vua duy nhất. C̣n nếu bảo «không được» th́ người của Hê-rô-đê sẽ bắt
Ngài nộp cho chính quyền Rô-ma v́ tội tuyên truyền phản động, chống lại chính
sách của đế quốc. Nhưng Đức Giê-su đă trả lời họ một cách thật tài t́nh, khiến
cho cả hai phe không bắt bẻ Ngài được, đồng thời cho chúng ta một nguyên tắc để
hành xử khi mang hai «bản tịch» trên. Đó là «của Xê-da, trả về Xê-da;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa».
2. Thần quyền hợp với thế quyền bách hại Đức Giê-su
Người mang hai «bản
tịch» như thế bị chi phối rất nhiều bởi hai lực lượng: thần quyền bên
tôn giáo và thế quyền bên đất nước, xă hội. Lư tưởng nhất là hai lực
lượng này cùng quan tâm đến những thiện ích chung của mọi người để cùng cộng tác
với nhau, mưu lợi ích và hạnh phúc cho toàn dân. Đó là điều đại hạnh phúc cho
mọi người dân, mọi tín đồ. Nhưng tại nhiều quốc gia, thần quyền và thế quyền
chống đối nhau, nhất là khi hai bên có những quan điểm căn bản ngược lại nhau.
Chẳng hạn khi thế quyền chủ trương vô tôn giáo, hoặc nghiêng hẳn về một tôn giáo
nào đó, coi tôn giáo đó là quốc giáo, khiến tín đồ các tôn giáo khác lâm vào thế
bị bạc đăi. Lúc đó, những người dân hai «bản tịch» bị ngược đăi ấy bị
buộc phải chọn một bên và bỏ một bên một cách thật đau ḷng. Đau ḷng là v́ họ
chẳng muốn bỏ một bên nào, bên nào cũng hết sức thân thiết với họ. Họ lâm vào
thế kẹt: hễ trung thành với tôn giáo th́ bị nhà nước kết án, mà trung thành với
nhà nước th́ bị tôn giáo kết án.
Nhưng cũng có những trường hợp thần quyền và thế quyền hợp với nhau áp bức và
bóc lột người dân vốn thấp cổ bé miệng, như trường hợp bài Tin Mừng hôm nay. Lúc
đó thần quyền có thể trở thành công cụ của thế quyền hoặc ngược lại: hai bên lợi
dụng thế của nhau để áp bức người dân, để cùng có lợi. Hai bên có thể thỏa hiệp
với nhau, bênh vực hay tương nhượng lẫn nhau, hoặc bên này im lặng để mặc bên
kia tự do hành động sai trái, bất chấp quyền lợi chung của đất nước, tôn giáo,
hay người dân.
Thần quyền cũng như thế quyền đều được lập nên nhằm mục đích phục vụ lợi ích
chung của dân chúng và của các tín đồ. Thần quyền c̣n nhằm phụng sự Thiên Chúa.
Nhưng lịch sử các quốc gia và các tôn giáo, cũng như cuộc đời của Đức Giê-su cho
thấy: không phải lúc nào thần quyền và thế quyền cũng đi đúng mục đích của ḿnh.
Nhiều trường hợp họ theo đuổi những mục đích cá nhân hay tập thể nhỏ của họ.
Thiết tưởng các Ki-tô hữu chân chính, tức những môn đệ đích thực của Đức Giê-su,
cho dù hoạt động trong thần quyền hay thế quyền, cũng luôn luôn đặt quyền lợi
của Thiên Chúa, của đất nước, của tôn giáo và của dân chúng lên trên hết. Họ sẵn
sàng hy sinh bản thân, quyền lợi cá nhân cũng như tập thể nhỏ của họ cho mục
đích cao cả ấy. Nếu không th́ càng giữ chức vụ cao, họ càng trở thành công cụ
của Xa-tan, của sự ác, và đương nhiên chức vụ cao ấy sẽ là nhân duyên tạo nên sự
trừng phạt của Thiên Chúa dành cho họ.
3. Áp dụng nguyên tắc của Đức Giê-su
Là tín đồ của một
tôn giáo trong một đất nước, chúng ta có hai «bản tịch» với hai loại
nghĩa vụ: một là đối với Thiên Chúa, Giáo Hội, đời sống tâm linh, lương tâm con
người; hai là đối với quốc gia, xă hội. Người Ki-tô hữu cần cố gắng thi hành
trọn vẹn chừng nào có thể hai loại nghĩa vụ ấy. Việc này sẽ dễ dàng nếu hai thế
lực đạo và đời cùng đồng quan điểm và cùng hợp lực với nhau v́ ích lợi chung.
Lúc đó, cả hai thế lực đều là những công cụ phục vụ điều thiện, v́ thế, tuân
theo mệnh lệnh của những thế lực ấy cũng chính là vâng lời Thiên Chúa. Thánh
Phê-rô đưa ra nguyên tắc: «Hăy tôn trọng mọi người, hăy yêu thương anh em,
hăy kính sợ Thiên Chúa, hăy tôn trọng nhà vua» (1Pr 2,16). Đối với nhà nước
phục vụ ích lợi chung như thế, thánh Phao-lô nói: «Mỗi người phải phục tùng
chính quyền, v́ không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền
bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là
chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt»
(Rm 13,1-2). Đó chính là áp dụng lời của Đức Giê-su: «Của Xê-da, trả về Xê-da;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa», nghĩa là nghĩa vụ thuộc bên nào th́ hăy
chu toàn nghĩa vụ ở bên nấy.
Tuy nhiên, lư tưởng trên nhiều khi không xảy ra, lúc đó người dân hai «bản
tịch» sẽ gặp nhiều khó khăn. Là người Ki-tô hữu, chúng ta cần phải đặt thánh
ư Thiên Chúa và lương tâm con người lên trên hết. Và kế đó là phải phân biệt
giữa ư muốn của Thiên Chúa và ư muốn của hai thế lực đạo, đời ấy. Chủ trương và
động lực của hai thế lực này không phải luôn luôn phù hợp với thánh ư của Thiên
Chúa và lương tâm con người. Hai thế lực ấy vốn là bề trên, là bậc cha mẹ mà
b́nh thường ta phải tuân phục. Đức vâng phục Ki-tô giáo đ̣i buộc chúng ta phải
tuyệt đối vâng lời bề trên bao lâu chúng ta biết mệnh lệnh của bề trên phản ảnh
thánh ư của Thiên Chúa. Chừng nào chúng ta thấy mệnh lệnh của bề trên không c̣n
phù hợp với thánh ư của Thiên Chúa, th́ dù bề trên ấy là thần quyền hay thế
quyền, chúng ta không phải tuân phục. V́ «phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng
lời người phàm» (Cv 5,29). Nếu ta biết ư của bề trên phản lại ư muốn của
Thiên Chúa mà vẫn nhắm mắt vâng lời là ta đă phạm tội đồng lơa với họ. Hăy xem
gương dân Do Thái, chính v́ hùa theo giới lănh đạo tôn giáo giết Đức Giê-su và
các ngôn sứ, mà hậu quả là nước Do Thái đă bị xóa tên trên bản đồ thế giới gần
20 thế kỷ.
Điều quan trọng là chúng ta phải thực hành thánh ư của Thiên Chúa được thể hiện
qua lương tâm ngay thẳng và được giáo dục của ḿnh, bất chấp làm như thế có ư
nghĩa chính trị hay thương mại hay ǵ ǵ khác nữa. Chúng ta không chủ trương làm
chính trị hay thương mại, mà chỉ chủ trương làm theo thánh Thiên Chúa hay lương
tâm. Không thể v́ một bổn phận nào đó mang ư nghĩa chính trị hay thương mại mà
chúng ta có quyền miễn làm theo thánh ư Thiên Chúa hay theo tiếng nói của lương
tâm. Trước những xung đột như thế, hăy tự hỏi: ta phải làm theo ư Thiên Chúa hay
theo ư muốn của con người?
Cầu nguyện
Lạy Cha, chúng con đang sống trong một thế gian đầy phức
tạp, việc sống theo ư muốn của Cha không phải là đơn giản, v́ rất nhiều khi các
nguyên tắc chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Chính v́ thế, chúng con phải biết
nguyên tắc nào là cao nhất. Nguyên tắc cao nhất mà Kinh Thánh mặc khải cho,
chính là: «Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm» (Cv 5,29),
hay «Chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào
Nước Trời mà thôi» (Mt 7,21). Xin cho con biết tuân thủ nguyên tắc ấy qua
lương tri và lương tâm của con. Amen.
John Nguyễn
Làm ChỨng Là Chu Toàn
Trách NhiỆm
Mt 22,15-21
Lm.
An Phong, OP
Người Do Thái muốn
gài bẫy để kết tội Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu trả lời nộp thuế cho Hoàng đế, họ
cho rằng Chúa phản bội quê hương; nếu Chúa Giêsu không nộp thuế cho Hoàng đế, họ
sẽ tŕnh với lính Rôma.
Nhưng Chúa Giêsu
không muốn đồng hóa công tŕnh cứu độ của Ngài với một chế độ chính trị hay với
một cách thức giải quyết khôn khéo nào. Đối với Chúa Giêsu, điều quan trọng hơn
là mang lại ơn cứu độ cho con người.
Do đó, Chúa Giêsu
nhắc nhở điều quan trọng hơn hết là trả về Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa.
Ngài để lại cho con người quyền lợi và trách nhiệm phải suy tính cách thức hành
động của ḿnh; Ngài chỉ yêu cầu một điều thôi : Cùa Thiên Chúa trả về cho Thiên
Chúa".
Thiên Chúa có thể
sử dụng vua Kitô, một v́ vua ngoại giáo, để thực hiện chương tŕnh của Ngài (Bài
đọc I); Ngài cũng có thể sử dụng những con người, những sự vật, những công việc
trần gian để kêu gọi con người trở về cùng Ngài. Nếu người kitô hữu, đặc biệt là
người giáo dân, có những trách nhiệm của ḿnh với cuộc đời, họ có thể "trả cho
Xêda điều thuộc về Xêda" bằng cách chu toàn nghĩa vụ của ḿnh; và như thế là đă
"trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa".
Nếu một người cha
tận tâm với trách nhiệm gia đ́nh, anh đang "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về
Thiên Chúa". Nếu một người mẹ hết ḷng yêu thương và giáo dục con cái : chị ta
đang "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Một công nhân ư thức trách
nhiệm của ḿnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, người công nhân đó đă "trả
cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Nếu đứa con biết sống xứng đáng với
công ơn cha mẹ, chăm chỉ học hành, làm việc, sống hiếu thảo, người con đó đă "trả
cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa".
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con đón nhận được t́nh yêu thương lớn lao
của Chúa nơi bí tích này: Để chúng con nhận ra sứ vụ cao quí Chúa đă trao phó;
sứ vụ làm chứng cho t́nh yêu của Chúa. Để chúng con biết trung tín với trách
nhiệm Chúa đă trao cho chúng con; trách nhiệm xây dựng cuộc sống này; Và để
chúng con luôn biết sống trong tâm t́nh tạ ơn; v́ chúng con được làm con cái
Chúa và làm anh chị em với nhau.
Lm.
An Phong, OP
VỎ QUÍT DẦY MÓNG TAY NHỌN.
Lm. Đỗ vân Lực, OP
Nhiều người sống
như chỉ có đời này mà thôi. Họ không cần luân lư. Ngoài ṿng lễ giáo trở thành
nếp sống thời đại. Hạnh phúc cá nhân là ưu tiên số một. Tất cả trở thành phương
tiện. Mọi giá trị tinh thần phản lại hạnh phúc đó đều bị loại trừ. Nằm sâu
trong thâm tâm họ là niềmï xác tín:
Thượng Đế chết
rồi c̣n lại ta,
C̣n cụm tre xanh
trái đất già.
(Huy Cận)
Đă đến lúc phải
nh́n vào những hiện tượng xă hội đáng ái ngại hôm nay để thấy Lời Chúa quan
trọng tới mức nào trong nếp sống và suy tư của chúng ta.
CAO TAY ẤN
Đức Giêsu phải trực
diện với một vấn đề khó xử: "Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không ?" (Mt
22:17) Khó xử v́ hoàn cảnh dân Chúa lúc đó đang bị đặt dưới ách đô hộ của đế
quốc Rôma. Ḷng dân căm thù đế quốc. Những người Pharisêu vẫn tự hào đứng về
phía dân quyết không đội trời chung với bọn tay sai đế quốc như phe Hêrôđê. Vậy
mà họ vẫn không ngần ngại cấu kết với nhau trong âm mưu hạ bệ uy tín Đức Giêsu.
Nhưng vỏ quit dầy có móng tay nhọn. Đức Giêsu đă khéo léo tránh cạm bẫy. Người
không trả lời trực tiếp vấn nạn họ nêu lên.
Chính nhờ cách
tránh né thông minh như thế, Đức Giêsu nêu bật một khuôn vàng thước ngọc cho hậu
thế. Thay v́ trả lời, Đức Giêsu lại chất vấn bọn người nham hiểm và giả h́nh đó.
Họ đă bị sập bẫy khi Chúa như truyền lệnh : "Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi"
(Mt 22:19). Họ đă ngoan ngoăn đưa ra đồng tiền đó. Nh́n thẳng vào mặt họ, Chúa
hỏi : "H́nh và danh hiệu này là của ai đây ?" (Mt 22:20) Họ ngây thơ trả lời :
"Của Xêda" (Mt 22:21). Đến đây mọi sự vẫn b́nh thường, chưa có ǵ đặc biệt.
Nhưng khi Chúa hạ giọng: "Thế th́ của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về
Thiên Chúa" (Mt 22:21), mới thấy phân thắng bại và khiến "họ ngạc nhiên" (Mt
22:22)
Họ ngạc nhiên v́
Đức Giêsu không dừng lại ỡ lănh vực chính trị, nhưng mở rộng tới chiều kích tôn
giáo. Thiên Chúa và thế quyền không nằm trên một b́nh diện. Trái lại Thiên Chúa
siêu vượt và bao trùm toàn thể vũ trụ. Thế quyền chỉ là một điểm nhỏ trong vũ
trụ bao la đó. Nhưng con người luôn phải đặt trước một lựa chọn giữa nhiều giá
trị khác nhau. Chính v́ thế con người dễ lệ thuộc hoàn cảnh và ch́m vào bến mê.
Trần thế với bao quyền lực hào nhoáng có thể làm con người lăng quên nguyên ủy
cuộc sống là chính Thiên Chúa.
Thiên Chúa có những
quyền lợi bất khả xâm phạm. Quyền lợi ấy in sâu vào tâm khảm con người. Bởi đó
khinh thường quyền lợi đó, thế quyền xâm phạm tới chính con người. Thực tế
Thiên Chúa không có những quyền lợi đối nghịch với con người. Con người là chi
trước một Thiên Chúa vô cùng giàu có như vậy? Con người có chi mà không bởi
Thiên Chúa ? Chỉ tại con người tự thần thánh hóa mới lầm tưởng ḿnh ngang bằng
Thiên Chúa. Thực tế nhiều khi con người cố tạo ra những mâu thuẫn giả tạo để
phục vụ cho quyền lợi ích kỷ và mau qua mà thôi.
Bởi thế ngang qua
những mâu thuẫn hôm nay, chúng ta thử phân tích để thấy con người đă biết trả về
Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa hay chưa. H́nh như tâm trí con người ngày
càng xa ư thức về quyền lợi Thiên Chúa trong cuộc sống và cảnh vực của ḿnh. Bởi
đó những xáo trộn mới vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.
NHU CẦU TÔN GIÁO
Quyền lợi Thiên
Chúa chính là đối tượng khát vọng tôn giáo của con người. Nhưng h́nh như nhiều
người làm lơ trước nhu cầu lớn lao đó. Bởi đó vô thần đă thành hiện tượng. Thái
độ lănh đạm với tôn giáo đă phổ biến khắp Aâu Mỹ. Chính công đồng Vatican 2 đă
phải thốt lên : "Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người bỏ không thực hành đạo
nữa" (MV, s.7). Bên Pháp tác giả Serge Lafitte ghi nhận trong ṿng 8 năm từ 1986
đến 1994, số người tự nhận có tín ngưỡng nhưng không theo tôn giáo tăng từ 15%
tới 23%, số người không tín ngưỡng tăng từ 14% tới 19%, mặc dầu ‘số người tự
xưng vô thần thực sự không gia tăng. T́nh trạng bên Đông Đức càng thê thảm : 70%
không hề được rửa tội, và đại đa số 30% dân chúng theo Tin Lành nhưng không sống
đạo bao nhiêu, chỉ có 5% Công giáo (trích Trần Đức Anh:1999).
Quyền lợi Thiên
Chúa ở đâu trong xă hội với những con người như thế ? Năm 1985, Rôma c̣n cho
thấy hiện tượng lănh đạm với tôn giáo nổi bật tại Ư (59%), Pháp (25%). Ngay
tại nước Ư chỉ có 15%, Pháp 16%, Quebec 38% người Công giáo đi lễ Chúa nhật
(Dictionary of Fundamental Theology:897-898) Tại sao có những hiện tượng ấy ?
Người lạc quan nhất
cũng không thể không thấy vấn đề trầm trọng. Những ǵ thuộc về Thiên Chúa đang
bị cướp mất khỏi ṿng tay Thiên Chúa chăng ? Phong trào tục hóa đă thành công
trong việc trục xuất Thiên Chúa khỏi ḷng người rồi hay sao ? Lạnh đạm với tôn
giáo phải chăng chỉ là một thái độ cá nhân hay đă trở thành một hiện tượng văn
hóa ?
Nếu chỉ là một thái
độ cá nhân, nó qua đi rất mau. V́ năm 1950, chính nhà tâm lư học Carl Gustav
Jung đă nói: "Trong số tất cả các bệnh nhân của tôi, từ tuổi trung niên, nghĩa
là sau 35, dứt khoát người nào cũng có một thái độ tôn giáo" (Paul Cardinal
Poupard:1989). Nghĩa là rất hiếm người giữ măi một thái độ lănh đạm tôn giáo. "Người
ta đang có khuynh hướng trở lại với một đời sống đầy ắp những giá trị tôn giáo,
một ước muốn tái khám phá cội nguồn tôn giáo." (Paul Cardinal Poupard:1989) Chính
v́ thế chúng ta không vội bi quan trước những cảnh quyền lợi Thiên Chúa đang bị
xâm phạm. Bao lâu con người c̣n là con người, Thiên Chúa vẫn là một nhu cầu
không thể thiếu vắng trong cuộc đời. Nói khác, "nhu cầu cần có Thiên Chúa đang
tái sinh trong tâm hồn con người" (Paul Cardinal Poupard:1989).
Nhưng nếu thái độ
lănh đạm tôn giáo đă ăn sâu vào văn hóa, vấn đề trở thành trầm trọng hơn nhiều.
Lúc đó con người như ch́m ngập vào trong một môi trường không c̣n nghe thấy khát
vọng chân lư trong ḷng, không c̣n những bận tâm tôn giáo, hoàn toàn ch́m ngập
trong tiếng động của máy móc, hay tiếng nhạc buồn nôn. Con người không c̣n giờ
suy nghĩ về những hoạt động của ḿnh. Bởi đó, như Didier Piveteau đă nói : "Tất
cả mọi nỗ lực nhằm thức tỉnh giới trẻ và truyền lại cho họ các giá trị đều vô
hiệu. Chúng ta t́m cách trả lời cho họ những vấn đề họ không bao giờ hỏi."
(Dictionary of Fundamental Theology:900) Nghĩa là lănh đạm với tôn giáo trở
thành mốt thời đại. Người ta hănh diện v́ ḿnh sống ngoài ṿng chi phối của tôn
giáo, không cần đi lễ hay sống theo những đ̣i hỏi luân lư v.v.
Trước những khó
khăn như thế, chắc chắn phải huy động trên một quy mô rộng lớn hơn mới mong trả
về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa. Hơn lúc nào hết giáo dân cần
được học hỏi nhiều hơn về nhu cầu tinh thần của thời đại và cần đào sâu hơn
kiến thức về Thiên Chúa và Hội Thánh. Cần xét lại đường lối mục vụ để đáp ứng
kịp thời nhu cầu tinh thần thời đại. Làm như thế mới giựt lại quyền lợi cho
Thiên Chúa, v́ quyền lợi Thiên Chúa chính là hạnh phúc con người vậy.
Lm. Đỗ vân Lực, OP
MỘT LỰA CHỌN
Mt 22,15-21
Lm. Đỗ vân Lực, OP
Thế giới hôm nay
vẫn chưa phân thành những ranh giới rơ rệt. Các thế lực c̣n tranh chấp để giành
dân lấn đất. Phải chăng Thiên Chúa cũng đang tranh giành ảnh hưởng trên phần đất
nhân loại ?
AI BẪY AI ?
Dưới cái nh́n của
những người Pharisêu, Đức Giêsu xuất hiện như một đối thủ lợi hại. Chính v́ thế,
họ không ngớt "t́m cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy." (Mt 22:15) Họ
khéo léo che phủ cái bẫy bằng miếng mồi hấp dẫn. Trước hết, họ toa rập với phe
Hêrôđê mở miệng ca bài "con cá" (Mt 22:16) với Chúa. Tài đóng kịch thật tuyệt
vời khi họ cố mang dáng vẻ những người tầm sư học đạo : "Xin Thầy cho biết ư
kiến : có được phép nộ thuế cho Xêda hay không ?" (Mt 22:15)
Trả lời kiểu nào
cũng chết. Có hay không cũng đều mắc mưu nhóm Pharisêu hay Hêrôđê, đại diện cho
dân tộc và đế quốc. Kết quả có thể mắc tội phản quốc hay phản loạn. Đức Giêsu đă
thấy rơ tất cả đường đi nước bước của những mưu mô quỷ quyệt đó. Tṛ chơi đó
không qua mắt Người dễ dàng như bọn Biệt Phái và Hêrôđê mơ tưởng. Đức Giêsu đă
thoát hiểm trong gang tấc. Người chứng minh cho họ thấy tất cả cá tính siêu việt
khi nói : "Tại sao các người lại thử tôi, hởi những kẻ đạo đức giả !" (Mt 22:18)
Bị đánh trúng tim đen, họ ngoan ngoăn chui vào bẫy chính ḿnh đă trương lên. Lần
lượt họ đă đưa quan tiền và trả lời những câu hỏi liên qua tới việc nộp thuế.
C̣n chính câu trả lời của Chúa lại chẳng đáp ứng chút nào tới nỗi bận tâm của
họ. Họ đành câm họng, không dám đặt vấn đề thêm nữa.
C̣n dám nói ǵ nữa
khi nghe Đức Giêsu dơng dạc trả lời : "Thế th́ của Xêda, trả về Xêda, của Thiên
Chúa, trả về Thiên Chúa." (Mt 22:21) Hai lănh vực phân biệt, nhưng không tách
biệt. Nói khác, không ai có thể vẽ một đường ranh rơ rệt cho hai lănh vực đó. Lư
do v́ "Đức Chúa Vua Cả thống trị khắp địa cầu," (Tv 47:3) trong đó có đế quốc
Rôma của hoàng đế Xêda. Tuy thế, vẫn cần có những phân biệt cần thiết cho sinh
hoạt xă hội. Những vi phạm và lạm dụng đă sinh ra bao tai hoạ cho nhân loại.
Làm sao phân biệt
"của Xêda" và "của Thiên Chúa" ? Lịch sử chỉ là cuộc tranh đấu để phân biệt hai
lănh vực đạo đời đó. nhiều người đă hoa mắt trước châm ngôn "tốt đời đẹp đạo".
Thực tế đó chỉ là cái bẫy ! Nhiều người đă mắc bẫy quá ư dễ dàng. Chỉ v́ quyền
lợi riêng, họ đă dễ dàng thoả hiệp với đời. Chính Chúa khẳng quyết : "Anh em
không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được." (Lc 16:13; Mt
6:24.) "Tiền của" là một thứ tà thần thống trị mọi lănh vực "đời", trong đó có
thế quyền. Thoả hiệp chỉ là một hành động hèn nhát !
Làm sao có thể
tránh được hành động hèn nhát đó ? Chính "Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang
địa, để chịu cám dỗ." (Mt 4:1; Mc 1:12-13; Lc 4:1-13) Cuộc chiến thắng dựa trên
sức mạnh Lời Chúa, "là thần khí và là sự sống." (Ga 6:63) Chính thánh Phaolô đă
xác quyết về sức mạnh đó : "Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, th́
không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà c̣n có quyền năng, có Thánh Thần và một
niềm xác tin sâu xa." (1 Tx 1:5b) Nhờ Thần Khí, thánh nhân đưa một lời khuyên
chí lư : "Anh em đừng mang chung một ách với những kẻ không tin. Thật thế, làm
sao sự công chính lại liên kết được với sự bất chính ? Làm sao ánh sáng lại dung
hoà được với bóng tối ? Làm sao Đức Kitô lại hoà hợp được với Xatan ? Làm sao
Đền Thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần được ? V́ chính chúng ta là Đền Thờ
của Thiên Chúa hằng sống." (2 Cr 6:14-16)
THỰC TẾ
Rơ ràng không thể
thoả hiệp. Cũng không thể san bằng Thiên Chúa với bất cứ thế lực nào. Người ta
cứ tưởng Giáo hội là một thế lực chính trị, đang tranh giành ảnh hưởng quần
chúng. Bởi đó, mới đây sau khi thống kê dân số Việt Nam vượt trên 80 triệu, nhà
nước Việt Nam cho biết trong số đó có 60 triệu người vô thần. C̣n lại 20 triệu
chia cho 5 tôn giáo khác. Đúng là phản ánh năo trạng đấu tranh giai cấp và dành
giựt quyền lợi. Giữa một xă hội với những năo trạng như thế, người Kitô hữu phải
có cái nh́n và lựa chọn như thế nào ?
Con người luôn ở
trong thế lựa chọn. Nhiều khi rất quyết liệt và khó khăn kinh khủng. Mỗi lựa
chọn đều ảnh hưởng tới cuộc sống. Nhất là giữa đức tin và những đ̣i hỏi thực tế.
Chẳng hạn trước những phong trào trần tục hoá hôm nay, làm sao gia đ́nh có thể
giữ vững những giá trị Kitô giáo ? Nh́n về Giáo hội Chilê, ĐGH lên tiếng báo
động hiện đang có những nỗ lực hợp pháp hoá việc phá thai và ly dị tại quốc gia
Châu Mỹ La Tinh này. Đời sống gia đ́nh "ngày nay đang đối đầu với nhiều khó khăn
tại Chilê." (ĐGH Gioan Phaolô II : CWNews 15.10.2002) Giữa những khó khăn đó,
chắc chắn các gia đ́nh đang phải lựa chọn giữa lương tâm và quyền lợi trước mắt.
Trước những trào lưu "khoái lạc chủ nghĩa và những tầm thường của cuộc sống" làm
thế nào các bạn trẻ có thể có những lựa chọn sáng suốt và can đảm, nếu đời sống
thiêng liêng không được chăm sóc đặc biệt nhờ các bí tích ? (ĐGH Gioan Phaolô II
: CWNews 15.10.2002)
Không phải chỉ có
Giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh. Khắp nơi các Kitô hữu luôn phải đối đầu với những
vấn đề và những lựa chọn, có khi ngay trong cơ cấu nội bộ. Chẳng hạn, Giáo Hội
Đức đang gặp thử thách ngay trong thói quan liêu của Giáo hội. ĐHY Joachim
Meisner, tổng giám mục giáo phận Cologne bên Đức, thúc đẩy các nhân viên trong
cơ chế Giáo Hội Công Giáo hăy quay về "gặp gỡ đích thân Đức Kitô" và cảnh cáo
rằng thói quan liêu của Giáo hội đang có nguy cơ làm lu mờ đức tin. (Zenit
10.10.2002) Như vậy, chính khi làm việc phục vụ Giáo hội, các tín hữu cũng phải
lựa chọn giữa thói quan liêu cơ chế hay con người như một giá trị Tin Mừng. Thực
tế có nhiều người sẵn sàng hi sinh giá trị Tin Mừng để bảo vệ cơ chế Giáo hội.
Đó là một cám dỗ lớn lao. Bởi đó, theo ĐHY Meisner, "các cấu trúc, mệnh lệnh,
qui chế và các nhân viên" trong Giáo hội đang có nguy cơ "làm hoang mang đức
tin." (Zenit 10.10.2002) ĐHY tỏ ra quan ngại về đức tin yếu kém của các cộng sự
viên giáo dân trong Giáo hội. Thực tế đó không chỉ t́m thấy nơi Giáo hội Đức.
Nhiều Giáo hội non trẻ cũng đang sa lầy. Đức tin yếu kém không thể hướng dẫn các
nhân viên có những lựa chọn sáng suốt.
Trái lại, nếu có
một đức tin sâu xa và vững chắc, các nhân viên, nhất là các vị lănh đạo Giáo hội
có thể t́m được nhiều cơ hội làm chứng cho Đức Kitô. Chẳng hạn, mới đây, ĐGH
Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Teoctist, Giáo Chủ Romania, đă kư một Tuyên Cáo
Chung cam kết t́m kiếm sự hiệp nhất Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo. Bản Tuyên
Cáo nhấn mạnh : "Phúc âm hoá không thể dựa trên tinh thần cạnh tranh, nhưng trên
sự tương kính và cộng tác, biết nh́n nhận tự do của mỗi người có quyền sống theo
xác tín riêng, tôn trọng việc họ theo đạo riêng." (Zenit 13.10.2002) ĐGH nh́n
nhận các Giáo Hội Chính thống "được kêu gọi đảm trách sứ mệnh truyền giáo nơi
các quốc gia mà họ đă bám rễ lâu đời. Giáo hội Công Giáo chỉ muốn giúp đỡ và
cộng tác với anh em trong sứ mệnh này mà thôi." (Zenit 13.10.2002) Đây là một
biến cố, đánh dấu một bước tiến rất quan trọng sau một quá tŕnh đối thoại và
những lựa chọn đúng đắn. Chắc chắn lựa chọn này sẽ ảnh hưởng lâu dài và sâu xa
đến Giáo hội toàn cầu.
Lm. Đỗ vân Lực, OP
Câu HỎi VỀ Chính TrỊ
Mt 22,15-21
Lm. Giuse. Nguyễn Cao Luật, OP
Cái bẫy khôn
khéo
Một cái bẫy ! Thánh
Mát-thêu quả quyết rơ ràng như vậy. Những người Pharisêu thấy rằng khó có thể
bắt lỗi Đức Giêsu về bất cứ điều ǵ, nên họ bàn bạc với nhau và đưa ra một câu
hỏi rất khôn khéo, vừa có tính cách luật pháp vừa có tính thời sự, để dổn Đức
Giêsu vào thế bí và như vậy Người sẽ lỡ lời.
Họ đến gặp Đức
Giêsu, lời lẽ cung kính, nh́n nhận Người là vị giải thích lề luật cách chân thật,
và nêu ra một vấn đề có liên quan đến việc thành h́nh các đảng phái khác nhau
trong dân Ít-ra-en. Đó là vấn đề có hay không nên nộp thuế cho thế lực ngoại
bang đang cai trị đất nước.
Câu hỏi đúng là một
cái bẫy và được đặt ra theo quan điểm luật pháp : có được phép không. Quan điểm
này không phải là t́nh cờ : đây chính là yếu tố tạo nên những cái nh́n khác nhau
về tôn giáo, bởi v́ không thể có thái độ nửa vời và cũng không thể ngả theo
ngoại bang. Do đó, câu trả lời cũng rất khó : ngả theo phía này là làm cho phía
kia tức giận.
Quả thế, nếu Đức
Giêsu đồng ư với việc nộp thuế tức là Người đă chấp nhận quan điểm của người
Xa-đu-xê, những người cộng tác với quân chiếm đóng và đang được hưởng nhiều lợi
lộc. C̣n nếu Người nói rằng không được nộp thuế, tức là Người ủng hộ phái
Pharisêu, những người cho rằng chỉ có một thứ thuế duy nhất và hợp lư đó là phần
dâng trích nộp cho Đền Thờ. Thái độ này sẽ dẫn đến một t́nh trạng nguy hiểm và
có thể bị tố cáo là phản loạn. Trớ trêu thay, đây chính là điều các địch thủ của
Đức Giêsu sẽ nêu ra khi tố cáo Người tại toà án.
Trước câu hỏi đầy
mưu mẹo như thế, Đức Giêsu làm ǵ ? Các bản văn Tin Mừng đều cho thấy Người
không trực tiếp trả lời câu hỏi, trái lại Người tố cáo thái độ giả h́nh của
những người chất vấn : "Tại sao các ông lại gài bẫy tôi ? Các ông thật là giả
h́nh."
Người ta có cảm
tưởng Đức Giêsu tránh né cuộc đối đầu. Thật ra, Người biết rơ ư định nằm phía
sau câu hỏi và câu hỏi chẳng đem đến lợi ích nào. Người ta muốn nêu ra một vấn
đề có vẻ gai góc để cho ḿnh quyền đánh lừa Thiên Chúa. Họ không hề có ư lắng
nghe giáo huấn của Thiên Chúa. Họ không muốn nghe lời chỉ bảo phải làm ǵ và làm
như thế nào. Ư định của họ là muốn dựa vào câu trả lời của Đức Giêsu để bắt bẻ
Người và minh chứng Người không phải là Đức Ki-tô.
Như thế, thái độ
của Đức Giêsu cho thấy một vấn đề khác, nghiên trọng hơn và cũng hấp dẫn hơn :
đó là con người vẫn muốn đưa Thiên Chúa vào bẫy, vẫn muốn đánh lừa Thiên Chúa
với những tính toán nhỏ mọn, tầm thường của ḿnh.
Cai quản hay
là phục vụ
Cái bẫy do nhóm
Pharisêu giăng ra đă không có tác dụng. Đức Giêsu đă hoà giải điều khúc mắc do
các thù địch nêu ra mà chẳng đả động ǵ đến thái độ hợp tác với ngoại bang, cũng
chẳng khơi dậy tinh thần ái quốc như một số người mong muốn.
Câu trả lời của Đức
Giêsu đưa những người chất vấn đến một thái độ khác là phải trở về với vấn đề
nền tảng : "Của Xê-da, trả về cho Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa."
Lối phân biệt giữa
Thiên Chúa và Xê-da nhắc lại một hành động tương tự trong công tŕnh sáng tạo :
Thiên Chúa đă tách đất ra khỏi nước và ánh sáng khỏi bóng tối. Lối phân biệt này
gạt bỏ việc pha trộn giữa chính trị và tôn giáo ; nó giải thoát con người khỏi
t́nh trạng hoang vu, hỗn độn, theo diễn tả của sách Sáng Thế.
Việc nộp thuế là
một bỗn phận thuộc lănh vực chính trị và kinh tế ; và Thiên Chúa không can thiệp
vào lănh vực này. Khi trao cho con người quyền cai quản mặt đất, Thiên Chúa
không bó buộc họ phải điều hành theo một kỹ thuật nào nhất định. Trái lại, điều
Thiên Chúa đ̣i hỏi là khi cai quản mặt đất, con người biết duy tŕ mối tương
quan đúng đắn với Thiên Chúa.
Giữa Thiên Chúa và
Xê-da, chẳng có ǵ phải chọn lựa, nhưng phải cẩn thận kẻo lầm lẫn. Thiên Chúa
không phải là Xê-da, và Xê-da không phải là Thiên Chúa. Chính xác tín này sẽ
giúp mỗi người đạt tới sự tự do đích thực. Họ phải luôn suy nghĩ, t́m kiếm để
hoàn thành sứ vụ họ được mời cộng tác là cai quản mặt đất, đổng thời cũng phải
suy nghĩ để luôn giữ được khoảng cách cần thiết, tránh việc coi những quyền bính
trần gian là tuyệt đối.
Trước hết, phải
"... trả cho Xê-da...", bởi v́ con người là thành phần của mặt đất. "Ai muốn làm
thiên thần là biến ḿnh thành súc vật" (Pascal). Trong cuộc sống của con người
trên mặt đất, có những quyền bính cần được tôn trọng và có những trách nhiệm
phải thi hành, không ai có thể trốn tránh. Tuy nhiên có một nguy cơ rất lớn đó
là người ta dễ trở thành bạo chúa hơn là trở thành tôi tớ. Chính v́ vậy, Hội
Thánh chống lại việc thần thánh hoá quyền bính, nhưng vẫn thánh hiến người thi
hành quyền bính.
Đó cũng là ư nghĩa
việc xức dầu cho các vua thời Cựu Ước. Quyền lực có thể đổi hướng, trở thành
chuyên chế, cần phải biết giới hạn. Đối với người được trao quyền cai quản, việc
xức dầu có mục đích vừa nhắc đến nguổn gốc vừa cho thấy giới hạn của quyền bính.
Những người nắm quyền chỉ có thể thi hành cách hợp pháp khi biết noi theo h́nh
ảnh gương mẫu là Đức Ki-tô : phục vụ, loại trừ điều ác và trao tặng sự sống.
Sau đó, phải " ...
trả cho Thiên Chúa", bởi v́ con người cũng là con cái Thiên Chúa, họ phải trở
nên h́nh ảnh của Người. Họ được tạo dựng, không phải theo h́nh ảnh bằng bạc, hay
h́nh ảnh của một con người, nhưng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa. Do đó, quyền
bính chính trị đúng đắn là giúp mỗi người trở nên h́nh ảnh của Thiên Chúa, như
họ đă được tạo dựng. Họ không phải chỉ là một thụ tạo b́nh thường, họ có một mục
đích rơ rệt : "có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa" (x.
Rm 14,8). Họ phải luôn sống khiêm tốn qua việc sẵn sàng phục vụ người khác, đổng
thời cũng luôn khiêm tốn mở rộng tâm hổn trước Nước Trời đang đến.
Chỉ một câu
hỏi và một câu trả lời
Không thể kết luận
rằng Tin Mừng không nói ǵ đến thái độ của người Ki-tô hữu trước các thực tại
chính trị. Thật ra, Tin Mừng nói đến vấn đề này rất nhiều, không phải chỉ trong
bài Tin Mừng này.
Tin Mừng luôn nói
đến vấn đề nhập thể : Ngôi Lời Thiên Chúa đă làm người trong một đất nước, vào
một thời đại và những hoàn cảnh cụ thể. Điều này cho thấy mỗi Ki-tô hữu đang
sống trong những điều kiện nhất định, họ phải thuộc về thời đại của ḿnh.
Thiên Chúa cũng
luôn nhắc nhở các Ki-tô hữu về sự thống nhất giữa lời nói và hành động, giữa
điều họ nói và việc họ làm. Họ phải cố gắng thực hành điều này, bao nhiêu có thể.
Đây là một mệnh lệnh nghiêm khắc mà những ai đang dấn thân vào các hoạt động
trần thế phải luôn suy niệm và t́m cách thực hiện.
Tin Mừng cũng nêu
lên vấn đề là làm cho mọi thực tại liên hệ đến con người được biến đổi nhờ t́nh
yêu, một t́nh yêu phát xuất từ Thiên Chúa, một t́nh yêu có tính cách sáng tạo.
Đây lại không phải là mục đích của các hoạt động công cộng ?
Đúng thế, Tin Mừng
nêu lên nhiều vấn đề, một mặt thúc đẩy các hoạt động chính trị, mặt khác giúp
cho trần gian khỏi rơi vào t́nh trạng phi lư, khỏi những mưu đổ làm hạ giá con
người. Tuy vậy, cũng phải nhận rằng Tin Mừng không nói ǵ đến các lựa chọn riêng
tư. Mỗi người phải tự t́m kiếm, khám phá, nỗ lực, đổng thời cũng hiểu rằng không
có một giải pháp nào có giá trị bền vững và thực hiện trọn vẹn sứ điệp Tin Mừng
...
Cũng cần phải nói
thêm rằng, câu hỏi quan trọng nhất con người đặt ra cho Thiên Chúa là cuộc sống
và số phận của họ, th́ Đức Giêsu đă trả lời bằng chính cuộc sống, cuộc Thương
Khó và Phục Sinh của Người. Với nhóm Pharisêu, Người đă không nói ǵ, nhưng với
nhân loại đang đợi chờ một dấu chỉ, Người đă bày tỏ Thập Giá và sự Phục Sinh.
Các câu hỏi khác đều bắt nguổn từ câu hỏi này, và các câu trả lời khác đều phải
hướng tới câu trả lời này.
Lm. Giuse. Nguyễn Cao Luật, OP
TrẢ VỀ Thiên Chúa
Manna
X LỜi Chúa:
Mt 22, 15-21
15 Một
hôm, những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, t́m cách làm cho Đức Giêsu phải
lỡ lời mà mắc bẫy. 16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những
người phe Hêrôđê, đến nói với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là
người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng
vị nể ai, v́ Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin
Thầy cho biết ư kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?" 18
Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ư, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi,
hỡi những kẻ giả h́nh! 19 Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi!" Họ
liền đưa cho Người một đồng bạc. 20 Và Người hỏi họ: "H́nh và danh
hiệu này là của ai đây?" 21 Họ đáp: "Của Xêda". Bấy giờ, Người bảo họ:
"Thế th́ của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa".
X
Suy NiỆm
"Có được phép nộp
thuế cho Xê-da không?" Câu hỏi sắc như một con dao hai lưỡi. Nếu Đức Giêsu bảo
phải nộp, ắt Ngài chẳng yêu nước yêu dân. Thứ thuế thân nộp cho đế quốc Rôma
thật là điều ô nhục. Nhưng nếu Ngài bảo đừng nộp, hẳn Ngài sẽ bị tố cáo. "Cho
tôi xem đồng tiền dùng để đóng thuế." Khi đưa cho Đức Giêsu đồng bạc có h́nh
Xê-da, những kẻ giương bẫy thú nhận họ có dùng thứ tiền này,
và như thế họ đă mặc nhiên nh́n nhận quyền của Xê-da. Khi biết h́nh và ḍng chữ
trên đồng bạc là của Xê-da, Đức Giêsu đă nói một câu không dễ hiểu: "Vậy hăy trả
lại cho Xê-da những ǵ của Xê-da" Ngài nh́n nhận một sự độc lập nào đó của ông.
Ông có quyền điều hành đế quốc của ông như ông muốn.
Đối với người Do Thái sử dụng đồng bạc của Xê-da, Đức Giêsu không hề ngăn cản họ
nộp thuế cho ông ấy, như sau này có kẻ tố cáo (x. Lc 23,2). Nhưng Ngài cũng
không buộc mọi người phải nột thuế cho Xê-da,
v́ có người coi việc nộp thuế thân cho hoàng đế Rô-ma là phủ nhận quyền tối
thượng của Thiên Chúa.
Chẳng những Đức
Giêsu không bị mắc bẫy mà Ngài c̣n nhân cơ hội đi lên một b́nh diện cao hơn:
"Hăy trả lại cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa." Đây mới thật là vấn đề
Ngài hết sức quan tâm. Chúng ta tự hỏi: có cái ǵ ngoài Thiên Chúa mà lại không
phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả lại cho Xê-da đồng tiền mang h́nh và tên ông,
nhưng phải trả lại cho Thiên Chúa những ǵ mang h́nh Ngài, những ǵ đă được ghi
khắc tên Ngài trên đó. H́nh ảnh nổi bật nhất là con người (x. St 1,26).
Toàn bộ con người mang dấu ấn của Thiên Chúa. Không ai được khinh miệt phụ nữ,
thai nhi hay người già. Không ai được làm hoen ố sự trong sáng của lương tâm.
Xúc phạm con người là phạm đến nơi sâu thẳm của Thiên Chúa. Mọi quyền bính đạo
đời đều nhằm phục vụ con người, đều nhằm làm sáng lên h́nh ảnh Thiên Chúa nơi nó.
Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho Ngài, là nh́n nhận chủ quyền của
Ngài trên đời ta. Cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa: đất, rừng,
sông biển, không khí, tài nguyên và muôn sinh vật. Hăy trả lại cho Thiên Chúa vũ
trụ trong lành, hiền hậu, nghĩa là trả lại cho con người món quà Ngài đă tặng.
Mọi quyền bính đều
bắt nguồn từ Thiên Chúa (x.Ga 19,11). Chúng có giá trị và sự tự lập, nếu phù hợp
với ư Ngài, cũng là phù hợp với quyền lợi chính đáng của con người. Chúng ta có
chiếm đoạt điều ǵ của Thiên Chúa không? H́nh ảnh của Thiên Chúa nơi tôi rơ hay
mờ nhạt? Có lớp bụi nào che khuất khuôn mặt Chúa nơi tôi? Ước ǵ tôi đọc được
tên Thiên Chúa, tên Đức Giêsu trên những người tôi gặp, những biến cố tôi sống
mỗi ngày.
X
GỢi Ư Chia SẺ
·
Bạn nghĩ ǵ về những điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền của
quốc gia và quyền của Hội Thánh?
·
Theo bạn, đâu là giới hạn của những quyền này?
·
H́nh ảnh Thiên Chúa nơi con người nhiều khi đă bị che lấp và những
h́nh ảnh khác đă chiếm chỗ. Theo bạn, đâu là những h́nh ảnh khác đang in dấu
trên con người hôm nay?
X
CẦu NguyỆn
Lạy Cha,
có những người bạn
trẻ thích xăm h́nh lên người, hay muốn ăn mặc, đi đứng theo kiểu một ngôi sao
thể thao hay điện ảnh. Họ vui khi thấy ḿnh giống hệt những thần tượng mà ḿnh
yêu thích.
Xin Cha giúp chúng
con biết hănh diện v́ mang nơi ḿnh h́nh ảnh cao quư của Cha và sống theo phong
cách của Cha: Cha quảng đại mở ra để chia sẻ hạnh phúc thần linh, Cha khiêm tốn
tôn trọng tự do của con người, Cha yêu thương đến nỗi dám trao hiến Người Con
Một chí ái,
Cha bao dung tha thứ trước những tâm hồn hoán cải, Cha luôn tận tụy làm việc để
nâng đỡ cả thế giới.
Ước ǵ người ta
biết Cha trên trời, khi gặp chúng con ở dưới đất. Ước ǵ người ta đọc thấy tên
Cha trong tim của chúng con, và nhận ra chúng con là con Cha. Amen.
Manna
Hăy TrẢ LẠi Thiên
Chúa
NhỮng Ǵ CỦa NgưỜi
(Ys 45,1.4-6; 1Th 1,1-5b; Mt 22,15-21)
Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
I. Phúc Âm:
Mt 22, 15-21
"Cái ǵ của
Cêsarê th́ hăy trả cho ông Cêsarê, và cái ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho
Thiên Chúa".
Khi ấy, các người
biệt phái họp nhau lại bàn mưu để bắt bẻ Chúa Giêsu trong lời nói. Các ông sai
môn đồ của các ông đi với những người thuộc phái Hêrôđê đến nói với Người rằng:
"Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay chính, căn cứ theo sự thật mà dạy
bảo đường lối Thiên Chúa. Thầy chẳng cần để ư đến ai, v́ Thầy không tây vị người
nào. Vậy xin Thầy nói cho chúng tôi biết Thầy nghĩ thế nào: Có được phép nộp
thuế cho Cêsarê hay không?" Chúa Giêsu thừa hiểu ác ư của họ, nên nói: "Bọn
người giả h́nh, các ngươi gài bẫy Ta làm ǵ? Hăy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế".
Họ đưa cho Người một đồng bạc. Và Chúa Giêsu hỏi họ: "H́nh tượng và danh hiệu
này là của ai?" Họ thưa rằng: "Của Cêsarê". Bấy giờ Người bảo họ rằng: "Vậy, cái
ǵ của Cêsarê th́ hăy trả cho Cêsarê, và cái ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho
Thiên Chúa".
II. Suy NiỆm:
Nhiều người đọc bài
Tin Mừng hôm nay sung sướng về thái độ khéo léo của Chúa đă khiến kẻ muốn gài
bẫy Người phải lủi thủi ra đi. Nhưng không lẽ chúng ta là tín hữu của Chúa cũng
chỉ nh́n thấy như vậy sao? Hay là chúng ta c̣n phải nhận ra có ǵ khác nữa trong
bài Tin Mừng? Vậy chúng ta hăy theo sư phạm của phụng vụ, nhờ bài Cựu Ước để đi
vào bài Tin Mừng và đọc bài Thánh Thư như là kết luận khuyên nhủ của Lời Chúa
hôm nay.
A. Hăy Biết Khám
Phá Ra Hành Động Của Thiên Chúa
Bài Cựu Ước hôm nay
nằm trong phần II của sách Isaia. Có thể gọi đây là sách II Isaia. Và chủ trương
trong sách này là an ủi Israel, v́ Thiên Chúa sắp thương cứu họ ra khỏi cảnh lưu
đày Babylon.
V́ bất trung, con
cái Israel đă mất Nước. Yêrusalem bị tàn phá; vua-dân một phần lớn bị c̣ng sang
Babylon lưu đày. Ở đây ràng ră nhiều chục năm, con cái Israel ngậm đắng nuốt
cay. Bản tính vốn thích ca hát, nhưng họ đă treo đàn trên cây dương liễu ở bờ
sông Babylon và chẳng c̣ phấn khởi ǵ để hát lên những giọng thánh ca. Isaia
được Thiên Chúa sai đến với họ. Vừa giải thích cho họ hiểu nguyên do tội lỗi của
cảnh lưu đày này, ông vừa an ủi khuyên bảo họ thống hối ăn năn trở về với Thiên
Chúa để Người lại xót thương. Và thay mặt Chúa ông tuyên sấm có ngày được giải
phóng, hồi hương và xây dựng lại Yêrusalem. Hôm nay ông đặc biệt trỏ cho mọi
người thấy: ơn cứu chuộc đă ló dạng đàng chân trời. Babylonia không c̣n yên thân
nữa. Tướng quân Kyrô, người Batư đang xua quân bách chiến bách thắng.
Nhưng Kyrô là người
thế nào đối với con cái Israel? Isaia hôm nay bạo dạn quá chừng! Ông tuyên bố
cho con cái Israel biết: Kyrô là người của Thiên Chúa. Ông được Người xức dầu.
Chính Người đang cầm tay dắt ông và chỉ bảo cho ông phải đánh bên đông dẹp bên
tây như thế nào. Không phải sức mạnh của ông đang bách chiến bách thắng; nhưng
đó là bàn tay của Thiên Chúa đang dùng ông để làm những việc oanh liệt như vậy.
Và Người làm thế, chỉ v́ Yacob và Israel. Người dùng cả kẻ không biết Người.
Người chọn Kyrô là dân ngoại, v́ chính Người là Yavê, là Thiên Chúa, không ai
khác nữa. Ngoài Người ra, thần linh không đâu có.
Isaia quả thật đă
táo bạo. Ông nói những lời phi thường. Xưa nay không thể tưởng tượng có những
điều như thế. Con cái Israel vẫn tin như đinh đóng cột: Yavê là Chúa riêng của
họ, ở trong đất của họ và chỉ ở với họ. Người có thể bênh vực họ đối với dân
ngoại và do đó có thể ảnh hưởng trên dân ngoại. Nhưng không thể nào tưởng tượng
được có ai trong dân ngoại lại được Người tuyển chọn, xức dầu và đặt làm người
lănh đạo Dân riêng của Người. V́ thế bài Isaia hôm nay là mạc khải mới mẻ và lớn
lao. Không chắc con cái Israel bấy giờ đă đón nhận. Thế nên khi họ được giải
phóng và hồi hương nhờ các chiến thắng của Kyrô, họ như tỉnh như mê, không ngờ
rằng Thiên Chúa lại thực hiện các lời hứa kiểu như vậy. Họ cứ nghĩ rằng phải là
một người Dothái sẽ được chọn, phải là một người thuộc ḍng dơi Đavít sẽ được
xức dầu, để trở thành vị cứu dân. Nay Dân được cứu nhờ bàn tay của một người dân
ngoại! Có lẽ khi sự việc xảy ra rồi có người mới tin vào lời sách Isaia hôm nay.
Có lẽ đúng hơn bấy giờ mới có người đọc được thời sự như thế để viết nên bài
Kinh Thánh này.
Đă được mạc khải
như vậy, chúng ta ngày nay có c̣n chậm tin như con cái Israel ngày trước không?
Chúng ta đă quen nh́n hành động của Thiên Chúa trong khắp cả trời đất và trong
lịch sử loài người chưa? Đó là thước đo mức độ nhận thức của chúng ta về sự bao
la và đồng thời sâu xa của Thiên Chúa. Đó là biết ca tụng Người trong toàn cơi
địa cầu. Và không làm công việc này là giảm bớt vinh quang của Thiên Chúa, không
phải đối với Người nhưng đối với chính ḿnh chúng ta.
Và một cái nh́n
rộng lớn như vậy cũng mở rộng luôn cảm nghĩ của chúng ta về người khác, nhất là
những người không cùng tôn giáo với ḿnh. Thiên Chúa cũng ban ơn cho họ v́ chính
Người đă dựng nên họ. Khi họ phát triển tài năng và thành công trong những việc
tốt đẹp, họ đem lại vinh quang cho Đấng Tác Thành họ và cho Đấng đang cai trị
hoàn vũ "vừa cương vừa nhu". Họ là những người Chúa chọn ở cương vị của họ. Họ
là bạn của ta nếu không muốn gọi là ân nhân của ta trong viễn tượng mở rộng Nước
Chúa. Thế nên những tâm hồn thiện chí, những bàn tay xây dựng xă hội, những
người đem lại hạnh phúc cho đồng bào, phải được ta quư mến, ngưỡng mộ và bắt
chước. Chúng ta phải giúp đỡ họ, cộng tác với họ và yêu mến họ. Chúng ta phải
thấy bàn tay của Thiên Chúa đang dẫn đưa lịch sử các dân tộc của họ. Chúng ta
phải biết đọc lịch sử bằng con mắt đức tin. Cũng như chúng ta phải quư hóa các
hành động xây dựng lịch sử như vậy.
Lúc bấy giờ đọc lại
Thư Chung của Hội nghị Giám mục Việt Nam năm 1980 về nghĩa vụ người Công giáo
phải đoàn kết với đồng bào để xây dựng Tổ quốc, và xem lại lời Đức Thánh Cha
Yoan-Phaolô II khuyên nhủ chúng ta tăng thêm ḷng yêu Nước và nhiệt t́nh xây
dựng quê hương, chúng ta mới thấy những lời ấy thật là đạo đức và thấm đầy tinh
thần đức tin. Chúng ta sẽ hăng hái đi theo phương hướng mà Giáo Hội đă mở ra
trước mắt chúng ta. Chúng ta sẽ không chỉ thờ Chúa bằng kinh kệ và bí tích,
nhưng bằng cả cuộc sống, cuộc sống thực tế của người Việt Nam ở giữa đồng bào
Việt Nam.
Tuy nhiên cũng đừng
lẫn lộn tất cả. Và đây là bài học chúng ta có thể rút ra theo đoạn Tin Mừng hôm
nay.
B. Hăy Trả Lại
Thiên Chúa Những Ǵ Của Người
Biệt phái bây giờ
bàn mưu để làm Chúa lỡ lời mắc bẫy. Họ sai môn đồ hợp cánh với phe Hêrôđê đến
chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Ai cũng biết Biệt phái không ưa người Rôma
đang đô hộ nhà Yuđa. C̣n phe Hêrôđê th́ lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được
nhiều đặc quyền. Một ḿnh đối nghịch với Chúa trong lănh vực tôn giáo, Biệt phái
không làm ǵ được Người. Họ muốn nhờ đến cánh tay chính quyền để gài bẫy Người
trong vấn đề chính trị. Họ muốn lẫn lộn những b́nh diện khác nhau, giữa đạo và
đời.
Nhưng câu trả lời
của Chúa đă làm họ cụt hứng và bẽ bàng. Người đă phân biệt đâu ra đấy. Người nói:
hăy trả của hoàng đế cho hoàng đế, và của Thiên Chúa cho Thiên Chúa. Có người sẽ
rút ra kết luận: đạo là đạo, đời là đời. Nhưng có đạo nào không ở trong đời và
có đời nào không là của đạo? Bài sách Isaia ở trên đă nói Thiên Chúa điều khiển
trời đất và lănh đạo các dân tộc: Người dùng các ngôn sứ trong dân Israel nhưng
cũng không từ chối dùng Kyrô xứ Batư để giải phóng Dân Người.
Người ta cũng sẽ
thiếu phân biệt khi muốn vơ tất cả vào đạo đến nỗi tưởng các Giám mục phải là
người đứng đầu tỉnh. Nhưng lịch sử đă cho thấy thời đại Trung cổ của Kitô giáo
cũng không hoàn toàn đẹp đẽ và cũng chẳng lư tưởng ǵ. Ngày nay thường có một
quá khích ngược lại, đề cao đời đến nỗi tục hóa đạo và cho như thế là nhất.
Thiết tưởng ngoài
Hội Thánh ra, không ai nên độc quyền giải thích Lời Chúa. Câu nói của Người hôm
nay không phải là cách ngôn được đem ra áp dụng ở bất cứ hoàn cảnh nào mà không
để ư đến mạch văn. Ở đây Chúa Yêsu đang đứng trước Biệt phái và phe nhóm Hêrôđê.
Người phải trả lời họ. Người phải dạy dỗ họ. Thế mà dù quan điểm khác nhau về
chính trị, họ đều là những người tin Thiên Chúa và kính Luật Môsê. Nói đơn sơ đi,
họ là người có đạo. Do đó Chúa đang nói với người có đạo.
Những người này dù
thích hoàng đế hay không cũng đang dùng tiền hoàng đế và trong thực tế vẫn nộp
thuế cho hoàng đế. Họa chăng có ai đang mưu đồ một cuộc nổi dậy chính trị thời
bấy giờ mới không muốn nộp thuế. Như vậy, kể là quái ác khi đặt Chúa Yêsu trước
câu hỏi: có phải nộp thuế cho hoàng đế không? Kẻ hỏi đă đặt Người ra ngoài b́nh
diện công dân và muốn Người phải đương đầu với hoàng đế, lựa chọn hoặc đi theo
hoặc chống lại hoàng đế. Nhưng hoàng đế là ai đối với Người? Hoàng đế không nằm
trong tay Thiên Chúa sao? Con Thiên Chúa giáng trần cứu thế không phải để làm
một lựa chọn như vậy. Sứ mạng của Người là đưa chúng ta trở về với Thiên Chúa.
Đó là sứ mạng tôn giáo, chứ không phải chính trị.
Thế nên câu trả lời
của Chúa nhằm làm nổi bật chân lư ấy lên. Người ta phải thấy Người giữ vai tṛ
tôn giáo. Người nhắc lại cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa và trả của
Thiên Chúa cho Thiên Chúa. Kẻ chất vấn muốn nh́n Người dưới góc độ chính trị;
Người làm cho những kẻ có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn
giáo. Và người có tôn giáo làm hết các nghĩa vụ công dân.
Chắc chắn đây là
vấn đề lớn. Người ta phải đọc cả các sách Tin Mừng và phải hiểu cả cuộc đời của
Chúa Yêsu và hoàn cảnh lịch sử của Hội Thánh lúc sơ nguyên, để biết ư nghĩa và
giá trị của Lời Chúa. Tuy nhiên gương Chúa để lại cho chúng ta trong bài Tin
Mừng hôm nay là không bao giờ được quên tham chiếu về Thiên Chúa trong bất cứ
công việc và hoàn cảnh nào. Và đó cũng là bài học của đoạn sách Isaia, cũng là
thái độ và giáo huấn của thánh Phaolô trong bài thư hôm nay nữa.
C. Hăy Tạ Ơn
Thiên Chúa Cho Con Người
Thessalônikê là
giáo đoàn có vinh dự được thánh Phaolô biên thư cho trước hết. Và từ đó người
mới có thói quen viết thư cho các giáo đoàn. Thessalônikê được nghe Phaolô giảng
trong ba ngày sabbat liên tiếp (Cv 17,1-2). Có một số người trở lại tin theo lời
giảng. Nhưng người Dothái ghen. Họ gây rối loạn trong thành để đổ tội cho phe
Phaolô tuyên truyền chống lại các chỉ thị của hoàng đế. Anh em tín hữu vội buộc
Phaolô phải tránh đi. Người đến Bêrê. Nhóm Dothái cũng chạy theo, ráo riết muốn
đổ tội cho người như vậy. Buộc ḷng anh em tín hữu phải ép người đi xa hơn.
Nhưng người không nỡ bỏ đàn chiên vừa thành lập. Người gửi Timôthê tới
Thessalônikê để xem t́nh h́nh thế nào. Người môn đệ trở về, đem những tin lạc
quan vui mừng. Đó là cớ để Phaolô bắt đầu thảo bức thư hôm nay.
Kẻ chống đối Phaolô
muốn biến người thành một con người phản loạn, hay chính trị, chống lại hoàng đế
Rôma. Nhưng rơ ràng ở đây theo gương Chúa, Phaolô chỉ là con người làm việc tôn
giáo. Người toàn chất tôn giáo nên độc giả của thư Thessalônikê chỉ thấy ḿnh
đang đứng trước một người Tông đồ của Đức Yêsu Kitô. Người nh́n mọi người dưới
ánh sáng đức tin, thấy rơ Thiên Chúa tuyển chọn họ để họ nghe Tin Mừng. Họ đă
đón nhận lời giảng không như lời của loài người, nhưng như Lời của Thiên Chúa.
Và đức tin, đức mến và đức cậy đă triển nở trong đời sống của họ, khiến nghĩ đến
họ Phaolô hằng tạ ơn Thiên Chúa, v́ chính Thiên Chúa đă hành động nơi họ như vậy.
Phaolô nhắc lại cho
chúng ta bài học của sách Isaia. Người theo gương Chúa Yêsu trả của Thiên Chúa
cho Thiên Chúa, mặc cho ai cứ cho hoàng đế là lớn. Người khuyến khích chúng ta
biết nh́n tất cả trong đức tin.
Chúng ta cũng cần
đức tin này để tham dự Thánh lễ. Lịch sử ơn cứu độ được tái hiện giữa chúng ta
để chúng ta xác tín ḷng thương của Thiên Chúa đối với loài người. Người không
bỏ rơi nhân loại, nhưng luôn đi vào lịch sử và hiện diện trong lịch sử để biến
tất cả nên ích cho con cái Thiên Chúa. Đặc biệt Người đă sai Con của Người đến
làm Đấng Cứu Thế khi kêu gọi loài người trở về với Thiên Chúa và trả của Thiên
Chúa cho Thiên Chúa. Nhưng cuối cùng chẳng có ǵ chẳng phải là của Thiên Chúa,
nên con người có đức tin thấy tất cả đều thuận lợi cho ḿnh. Họ thi hành tốt các
phận sự ở đời và không sao nhăng các nghĩa vụ tôn giáo. Nói đúng hơn họ thấy tất
cả đều là nghĩa vụ tôn giáo v́ việc đạo cũng như việc đời họ đều phải làm mới có
thể đẹp ḷng Thiên Chúa, Đấng bao gồm tất cả và đang sinh động tất cả. Nhưng họ
biết phải có Lời Chúa và Ḿnh Thánh Chúa mới có đủ ánh sáng và sức mạnh để đi
trên đường đời. Và v́ thế, sau khi suy niệm Lời Chúa, chúng ta hăy sốt sắng cử
hành mầu nhiệm Thánh Thể.
Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
|