20 bài suy niệm CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN - A

 

Lời Chúa: Ed. 18, 25-28; Pl. 2, 1-11; Mt. 21, 28-32

MỤC LỤC

 

1- Sám hối là khởi điểm - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

2. Một đường cái quan.

3. Trong dự định của Thiên Chúa, sự chết dẫn đến sự sống 

4. Nói vâng với Thiên Chúa chính là thay đổi ngay lập tức 

5. Sẵn sàng tin.

6. Tuân theo ư Chúa.

7. Hối hận nên lại đi

8. Dụ ngôn hai người con - Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

9. Chú giải theo Fiches Dominicales.

10. Suy niệm của Noel Quession.

11. “Những người thu thuế và gái đếm..

12. Thái độ vâng phục.

13. Thánh ư Chúa.

14. Nói làm..

15. Không và có.

16. Không và có.

17. Suy niệm của nhóm Đồng Hành.

18. Có và không.

19. Suy niệm của JKN.

20. Ngôn hành.

 


 

1. Sám hối là khởi điểm - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

 

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 21, 28-32

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

 

Nói và làm đó là hai thái độ khác nhau. Có người nói mà không làm. Có người không nói nhưng lại làm. Đó chính là hai thái độ mà Chúa đề cập đến trong bài dụ ngôn hôm nay. Hạng người nói mà không làm đó là những người biệt phái và luật sĩ. Họ tự cho là ḿnh đạo đức, nhưng khi Chúa Giêsu rao giảng, họ không những không tin mà c̣n phê phán chỉ trích những người tin Chúa, chỉ trích chính Chúa đă đón tiếp người tội lỗi. Hạng người không nói mà làm đó là những người thu thuế và những người tội lỗi. Tuy sống tội lỗi, nhưng khi nghe Chúa rao giảng, họ đă ăn năn sám hối và tin vào Chúa. Qua dụ ngôn này Chúa muốn dạy ta những bài học sau.

 

Bài học thứ nhất: Việc làm trọng hơn lời nói. Trong đời sống, chúng ta gặp không ít những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu. Tục ngữ Việt Nam có câu “Mười voi không được bát nước sáo” là thế. Nhưng trái lại có những người không nói giỏi, có khi không nói ǵ cả, nhưng lại làm rất nhiều. Nhất thời ta có thể thích những người nói hay. Nhưng sống càng lâu, ta càng mến những người nói ít làm nhiều. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế. Chúa yêu chuộng những người làm việc hơn là những người chỉ biết nói suông. Có lần Chúa đă vạch rơ những giả dối này: “Không phải những ai nói rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng là những kẻ làm theo ư Cha Ta trên trời” (Mt 7,21). Đức tin phải biểu lộ bằng việc làm mới là đức tin sống động. Như thánh Giacôbê dạy: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). T́nh yêu cũng phải có việc làm. Việc làm minh chứng t́nh yêu đích thực. Tin yêu Chúa phải được biểu lộ bằng việc làm.

 

Bài học thứ hai: Con người có thể thay đổi. Con người c̣n sống ở trần gian là c̣n thay đổi. Đó là một điều ta phải cảnh giác. Biết đâu ta đang tốt bỗng trở nên xấu. Cũng như các biệt phái và luật sĩ tự hào ḿnh tốt, nhưng khi Chúa Giêsu đến, họ đă trở nên xấu v́ không tin vào Chúa, không hoán cải đời sống. Con người có thể thay đổi. Đó là điều làm cho chúng ta hy vọng. V́ nếu ta tội lỗi yếu hèn, ta vẫn có cơ hội ăn năn trở lại. Ta không bị kết án trong tội lỗi của ta. Chúa c̣n cho ta có thời giờ trở lại với Chúa. Miễn là ta nhận biết ḿnh và quyết tâm đổi mới cuộc đời.

 

Bài học thứ ba: Sám hối là việc cần thiết của mọi người. Đă là người ai cũng có sai lầm. V́ con người yếu đuối bất toàn. Chúa không đ̣i ta phải hoàn hảo không bao giờ sai lỗi. Nhưng Chúa đ̣i ta mỗi khi sai lỗi phải biết sám hối ăn năn. Sám hối thật cần thiết v́ có sám hối ta mới được Chúa thứ tha. Chúa yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho những tâm hồn sám hối như lời Thánh Vịnh: “Một tấm ḷng tan nát dày ṿ, Chúa sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50). Ta hăy xem Chúa đă tha thứ cho bà Mađalena. Nhất là Chúa đă tha thứ cho người trộm lành, để thấy Chúa nhân từ thương xót biết bao. Nhưng Chúa lại chê ghét những tâm hồn kiêu căng cứng cỏi không chịu ăn năn sám hối. Trong Phúc Âm ta thấy Chúa chỉ mắng nhiếc những người tự xưng ḿnh đạo đức nên kiêu căng khinh miệt người khác và không nghe lời Chúa. Nhưng Chúa luôn nhân từ, khoan dung, tha thứ cho những tội lỗi thật ḷng ăn năn. Sám hối thật cần thiết v́ tất cả chúng ta ai cũng có lầm lỗi trước mặt Chúa, cần được Chúa khoan hồng thứ tha. Sám hối thật cần thiết v́ đó là khởi điểm để nên tốt, nên thánh thiện. Có sám hối ta mới biết từ bỏ nếp sống cũ. Có sám hối ta mới bắt đầu một nếp sống mới đẹp ḷng Chúa.

 

Như thế, ta đừng chỉ nói suông mà không làm, nhưng hăy biết thực hành điều Chúa dạy. Ta đừng tự hào v́ ḿnh tốt lành mà phê b́nh chỉ trích người khác. Hăy tự xét ḿnh để thấy ḿnh tội lỗi. Và khi biết ḿnh tội lỗi, hăy ăn năn sám hối ngay. Có sám hối ta sẽ được Chúa tha thứ. Có sám hối sẽ được anh chị em yêu thương. Nhất là có sám hối ta mới khởi sự tiến lên trên con đường thánh thiện.

 

Lạy Chúa xin tha thứ tội con đă phạm đến Chúa và đến anh em. Amen.

 

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1) Nói và làm, việc nào cần hơn và tốt hơn?

2) Có nhiều chương tŕnh tốt đẹp nhưng không thực hiện, có ích ǵ không?

3) Biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi. Điều này đáng trọng hay đáng chê trách?

 

 

2. Một đường cái quan

 

Dụ ngôn hai người con trai là một truyện kể mà các phần tương ứng với ư tưởng Thiên Chúa muốn diễn ta. Chúa cố thử cho người ta hiểu điều sau đây: những người Biệt phái ưng thuận thi hành lề luật, nhưng đến cuối họ không đón nhận Đấng Messia được lề luật loan báo, thái độ ấy khiến họ thụt lùi sau những người tội lỗi. Những người này tuy không tuân giữ lề luật, nhưng cuối cùng đă biết đặt ḷng tin vào Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Hai người con trai là người thu thuế và người Biệt phái, người th́ tuân giữ lề luật của Môisê, kẻ th́ không. Những người thu thuế tuân giữ được ư định tối hậu của lề luật là tin vào Đấng Kitô cùng hoán cải vào đời sống; người biệt phái v́ từ chối không chịu tin vào Chúa Giêsu cũng từ chối không hoán cải theo Phúc Âm. Kết cục người thu thế thi hành thánh ư Thiên Chúa, c̣n người Biệt phái th́ không. Thông thường trong Phúc Âm khi một dụ ngôn nói thẳng cho người Do thái cũng kèm theo ư định giảng dạy cộng đoàn Kitô hữu. Do đó dụ ngôn hai người con trai cũng nói cho những ai trong Giáo Hội ngày nay buông ḿnh mang lấy năo trạng “chính nhân” giống như người Biệt phái. Chính cho chúng ta ngày nay mà lời khuyến cáo cần phải thi hành thánh ư Thiên Chúa, chứ không được dựa cậy vào những việc tuân giữ bề ngoài được thốt ra. Câu ngắn ngủi trung tâm của truyện kể được Chúa Giêsu tạo ra là: Ai là kẻ đă làm theo ư muốn của Cha? Ư muốn của Thiên Chúa ở đây là ǵ?

 

1) Ư muốn của Thiên Chúa là chúng ta tin vào Con Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc loài người. Nhưng cần nhấn mạnh điểm này: dụ ngôn đ̣i chúng ta hăy dấn bước lên đường v́ đức tin chứ không buộc chúng ta phải đến nơi rồi. Khi nghe dạy ra vườn nho, một trong hai đứa con cuối cùng đă đi. Câu ấy có nghĩa là dấn bước, đi tới một mục tiêu. Trong đời sống đức tin luôn luôn phải lên đường. Chúng ta chưa bao giờ đến đích cả. Vào lúc Chúa Giêsu phán dạy ngụ ngôn, các người nghe Ngài nói ngay cả các môn đệ, không thể nào đạt tới một đức tin trọn vẹn, họ chưa có đủ các yếu tố. Chúa Giêsu chưa đưa các môn đệ vượt qua mọi giai đoạn dẫn đến lời tuyên xưng đức tin mà họ sẽ công bố sau ngày Hiện xuống. Nhưng điều quan trọng ở chỗ nào? Ở chỗ khởi sự tin với những ánh sáng ta có và với tất cả thiện chí ta có.

 

2) Làm cách nào để luôn tiến bước trong cuộc sống đức tin? Bằng cách tự hoán cải không ngừng. Tự hoán cải là không làm theo ư của ḿnh, nhưng làm theo ư của Thiên Chúa. Thực thi thánh ư Thiên Chúa có nghĩa là sống thực sự là Kitô hữu không ở trong lời nói nhưng trong việc làm, không những ở các việc đạo đức, nhưng trong cụ thể đời sống. Đức tin tuyên xưng trong tâm trí cần phải thấm nhập cụ thể cách sống và xử sự của chúng ta. Nếu tính ích kỷ của chúng ta phản ứng lại đ̣i hỏi ấy, đó cũng là việc thường t́nh và cũng thường t́nh nếu thoạt tiên đôi khi chúng ta cảm thấy cám dỗ khước từ lời Thiên Chúa dạy. Thiên Chúa không xét đoán chúng ta căn cứ vào cơn cám dỗ hay phản ứng thoạt tiên ấy. Ngài xét đoán chúng ta “tại chỗ”, nghĩa là những ǵ cuối cùng chúng ta làm khi tuân theo ư Ngài. Phúc cho Kitô hữu nào đi theo con đường trực tiếp ấy mà đến Nước Trời!

 

 

3. Trong dự định của Thiên Chúa, sự chết dẫn đến sự sống

 

Một học sinh đă thức khuya và dậy thật sớm để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào trường trung học. Một nhạc công violon tập dợt nhiều tháng để tŕnh diễn bản concerto đầu tiên dành cho violin của nhạc sĩ tài danh Mendelssohn. Một vận động viên đă chạy một đoạn đường khá dài mỗi ngày, ông thực hiện đó mỗi ngày để tham dự vào một giải chạy marathon.

 

Có phải Thiên Chúa giống như thế không? Có phải Người đă thực tập trước khi Người sáng tạo thực ư? Có phải bây giờ Người phải chịu đựng để mang vũ trụ đến một chung cục hoà điệu không? Có phải Thiên Chúa đang lớn dần lên và phát triển thành một điều ǵ quyền lực hơn bây giờ không? Dĩ nhiên là không rồi. Thiên Chúa hoàn hảo. Người không thể lớn lên và không thể thay đổi ǵ nơi thần tính của Người. Nhưng sự nhập thể lại là một chuyện khác.

 

Người Con Thiên Chúa, có tự đời đời và ngang bằng với Cha Người trong mọi sự, đă không do dự để trở thành một con người nhân loại. Trong lúc vẫn c̣n là thần linh, Người trở thành giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Những lời mà thánh Phaolô đă can đảm dùng để miêu tả sự Nhập Thể th́ đáng chú ư như chính sự kiện: “Chúa Giêsu đă tự làm trống rỗng chính ḿnh và mặc lấy h́nh hài của một nô lệ, được sinh ra trong ṇi giống con người”. Chúa Giêsu trở thành con người để tuân theo Thánh Ư Cha của Người, để hoàn tất chương tŕnh của Cha Người là cứu độ chúng ta. Chúa Giêsu giống như người con trong dụ ngôn, nói “vâng” khi Thiên Chúa Cha sai Người đi vào vườn nho của thế gian để làm việc hầu cứu độ chúng ta và Người giống như đứa con thứ, Chúa Giêsu đă đi thật sự. Chính v́ điều này mà “Người đă trở nên sự vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”. Chúa Cha đă đáp lại hành động phi thường này bằng việc đưa Người Con tới sự sống Phục sinh. Chúa Cha không muốn Con của Người phải trải qua cái chết trong một cách như vậy, để rồi rơi vào quên lăng ngay cả trong bản tính nhận loại của Người nữa. Không. Chúa Cha muốn tán tụng Chúa Con và “ban cho Người một danh hiệu vượt trên hết mọi danh hiệu”. Nhưng điều kiện cho sự tán tụng này là, hay nói chính xác hơn, nguyên nhân của sự tán tụng này là Người đă vâng lời cho đến chết. Thánh Phaolô đă tuyên bố cách rơ ràng: “Chúa Giêsu đă chấp nhận cái chết” và bởi v́ điều này mà Thiên Chúa đă tôn vinh Người. Chúng ta sẽ thấy từ: “Bởi v́” đă được viết hoa.

 

Không phải việc Chúa Giêsu chết và sống lại là một điều ǵ giống như anh chàng điên tự đập đầu ḿnh rồi sau đó cảm thấy tốt hơn nếu không làm như thế nữa. Chân lư này mầu nhiệm Vượt Qua, dự định của Thiên Chúa Cha là biến những nơi đau buồn nên con đường để đến với niềm vui, sự khiêm tốn biến thành lời ca tôn vinh và cái chết biến đổi thành sự sống đời đời.

 

Mầu nhiệm Vượt Qua là con đường của Chúa, không chỉ v́ một ḿnh Chúa Giêsu mà cả chúng ta nữa. Chúng ta bước vào trong cuộc đụng chạm với Mầu Nhiệm Vượt Qua trong phép rửa tội, nơi mà chúng ta đă chết cho tội và sống lại với một sự sống mới thánh thiện trong Đức Kitô. Chúng ta cử hành mầu nhiệm Vượt Qua trong mỗi thánh lễ: chúng ta tuyên xưng “Chúa Kitô đă chết đi, đă sống lại và sẽ đến một lần nữa”. Từ hy tế Thánh Thể chúng ta kéo sức mạnh xuống để sống theo ư nghĩa của bí tích rửa tội. Giống như Đức Kitô, chúng ta phải vâng theo ư muốn của Thiên Chúa trong mọi sự, ngay cả cái chết nữa. Trong cung cách chúng ta đang sửa soạn cho cuộc kiểm tra cuối cùng, chúng ta thực hiện việc thông dự vào sự hoà hợp phong phú của thiên đàng và chúng ta cố gắng chiến đấu để ngày càng trở nên giống Đức Kitô hơn. Cung cách của Thiên Chúa là mầu nhiệm Vượt Qua, có vẻ lạ lùng đối với một số người, hoặc có vẻ thiên vị, nhưng Thiên Chúa đă dẫn Con của người qua Mầu nhiệm Vượt Qua. Chúng ta sẽ thấy sự khôn ngoan và niềm vui khi thông dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua với Đức Kitô.

 

 

4. Nói vâng với Thiên Chúa chính là thay đổi ngay lập tức

 

Một người bạn nói với tôi: -Việc biểu dương những kẻ mại dâm làm tôi bực ḿnh. Cha sở của chúng tôi luôn trưng dẫn bản văn này: “Những cô gái mại dâm sẽ vào Nước Trời trước các con”.

 

Tôi đă sửa lại: Tin Mừng không nói “sẽ vào trước các con” mà là “vào trước các con”. Chúa Giêsu không dành một sự ưu tiên về mặt lư thuyết cho tất cả các cô gái mại dâm! Ngài nhận thấy một điều đó là trong số các thính giả của Ngài, những cô gái mại dâm là những người đầu tiên tin vào Ngài và trở lại đạo.

 

Người bạn của tôi ngập ngừng.

- Tôi làm vui ḷng Chúa Giêsu nếu tôi là một tên vô lại chính cống hơn là một người suy nghĩ chín chắn hay sao?

Tôi đă thấy nhiều người Kitô hữu vấp phải khó khăn này, nhất là sau một bài giảng trong đó người ta đă hành hạ họ. Chắc chắn họ không để ư rằng họ phản ứng hơi giống như những người Pharisêu mà Chúa Giêsu dành dụ ngôn hai người con cho họ.

 

Hai người con nhận cùng một lời mời gọi. Đây là chi tiết chủ yếu: cho dầu hoàn cảnh và cuộc sống của chúng ta như thế nào, Thiên Chúa vẫn dành cho chúng ta lời mời gọi cơ bản và cũng một lời đề nghị đó. Những khác biệt giữa chúng ta có thể là lớn, nhưng chúng rất hời hợt so với sự chọn lựa sâu xa của chúng ta; trả lời vâng hoặc không cho Chúa Giêsu Kitô.

 

Khi hai người con nghe: “Hôm nay con ra làm vườn nho cho cha nhé”, một người nói vâng, nhưng anh ta không đi. Người kia nói không, nhưng “nghĩ lại” anh ta lại đi. Hăy ghi nhớ hai tiếng mấu chốt: hôm nay và nghĩ lại, và bạn hăy nghĩ đến những người vây quanh Chúa Giêsu lúc Ngài nói điều này. Chính Ngài là lời mời gọi của Thiên Chúa, lời mời gọi mạnh mẽ nhất: “Hôm nay, hăy lắng nghe Ta trong khi lắng nghe Con Ta”.

 

Cho tới lúc đó một số người tin rằng họ nói vâng với Thiên Chúa nhưng thực tế họ nói không với Ngài. Họ không biết thực sự người ta nói vâng với Thiên Chúa như thế nào. Trên quan điểm này những người Pharisêu gống y như những cô gái mại dâm. Tất cả những người ấy đều đứng trước cơ may lớn lao là cuối cùng có thể nói vâng với Thiên Chúa ngay lập tức (vào ngày hôm nay): họ chỉ cần lắng nghe Chúa Giêsu là đủ. Những người mại dâm chớp lấy cơ may này, trong khi người Pharisêu b́nh chân như vại.

 

Làm sao giải thích một phản ứng khác biệt đến thế được? Tất cả đều nằm trong điều này: “nghĩ lại”. Để nói vâng với Thiên Chuá, phải bắt đầu bằng việc thấy rằng chúng ta đang nói không với Ngài. Thú nhận điều đó không phải là điều dễ dàng. Có một nguy cơ ŕnh rập những người tốt nhất, những kẻ có nhiều nỗ lực như người Pharisêu: tin rằng ḿnh ở gần Thiên Chúa đến độ không nghĩ đến hoán cải, thay đổi. Đối với những người mại dâm, tiếng không của họ nói với Thiên Chúa lớn đến nỗi họ không ngần ngại khi họ đă hiểu họ có thể nói vâng với Ngài ngay lập tức. Chúng ta, người con cả! Chúng ta nói biết bao nhiêu lần Amen... nhưng chúng ta không nhúc nhích.

- Thế th́ phải làm người luật sĩ hoặc kẻ mại dâm?

- Không, mà là khám phá ra chúng ta là những luật sĩ và những người mại dâm. Dù là ngướ này hay người khác, tức là những kẻ tội lỗi. Khi chúng ta ư thức về điều đó, chúng ta có cơ may làm người con thứ hai, người con của tiếng vâng thực sự.

 

 

 

5. Sẵn sàng tin

 

1) Ư nghĩa thứ nhất của dụ ngôn:

 

Do Thái và lương dân đều có những thái độ khác nhau, giống như thái độ của hai anh em đề cập trong dụ ngôn. Những người trước nài xin vâng rồi bỏ đi, và giờ quyết định họ sẽ bị kết án. C̣n lương dân bị gạt bỏ, sau t́m thấy đường về với nước Chúa. Lối giải thích phổ biến này có vẻ hữu lư, nhưng chưa đi vào điểm cốt yếu. Không thể quả quyết về lương dân rằng họ đă từ chối từ nguyên tắc. Nói chung, thái độ của những người đại diện ưu tú của họ chứng tỏ rằng, họ là những người đang t́m hiểu và nhận biết đấng thần linh là lẽ sống của họ. Nhưng theo lời chú giải riêng của Đức Kitô, Ngài đă hướng dụ ngôn này theo một ư nghĩa khác.

 

Có những nhà chú giải thấy ở đó sự giải thích về tương quan giữa lư thuyết và thực tế. Bản văn tin mừng chỉ có những người trong lư thuyết không chấp nhận, nhưng lại chấp nhận trên thực tế. Song giải thích này cũng bất toàn, v́ lời chối từ của người đầu tiên không dựa trên những nhận định lư thuyết mà phát sinh từ một tâm tính cục cằn và bất nhă. Những người khác thấy trong dụ ngôn của Chúa sự đối lập giữa thực tại và vẻ bên ngoài. Người con thứ hai h́nh như vâng lời, nhưng thực tế lại bất phục. Trong lúc người có một tâm hồn tốt đẹp, nhưng bên ngoài lại khó thương. Lối giải thích này cũng vô ích nếu ta đào sâu bản văn, v́ yếu tố cốt yếu không phải là t́nh trạng cố hữu, cũng không phải là thái độ trung thực núp trong vẻ bên ngoài giả dối. Yếu tố cốt yếu chính là sự hoán cải t́nh cảm, chính là một ư hướng canh tân, một t́nh trạng cải hóa của con người: nghĩa là hối hận về một thái độ sai lạc và sau khi đă ư thức, họ ước muốn thay đổi. Đây là điều thấy hiện rơ trong lời Chúa: “Rồi sau anh hối hận và đi làm”.

 

Theo lời quả quyết của Chúa Giêsu, dụ ngôn này nói về những điểm khác nha giữa những người biệt phái và luật sĩ, những người thu thuế và những kẻ khác, những người lănh đạo tinh thần của Israel sống măi trong một thái độ vị kỷ, làm họ xa Thiên Chúa. Chỉ biết chấp nhận lời Chúa, họ trung thành với Môisen, với đức tin, và với những đ̣i hỏi, như đứa con thứ nhất trung thành với ư cha. C̣n khi những giới luật Thiên Chúa không c̣n đáp ứng với những nguyện vọng cá nhân của họ, họ không c̣n tha thiết nữa. Qua việc làm của Gioan Tẩy giả xưa, Chúa đ̣i hỏi việc thống hối, kêu gọi hoán cải tâm hồn và cuộc sống, th́ họ không lo ǵ đến. C̣n những người phần thu có lẽ đă lầm lạc, có lẽ hành động trái với thiên ư, nhưng khi họ nghe thấy tiếng gọi của Chúa Giêsu, họ hối cải và đạt tới nước Chúa. Trung thành đích thực nghĩa là sẵn sàng trả lời tiếng gọi của Chúa. Người ta không thể tự khép ḿnh măi trong một h́nh thức cuộc sống, v́ họ phải thay đổi ngay nếu tiếng gọi từ cao đ̣i hỏi. “Các ông đă không thống hối để tin vào Gioan tẩy giả”. Đó là lời mắng trách mà Chúa Giêsu nêu ra cho bọn Biệt Phái.

 

2) Ư nghĩa thứ hai của dụ ngôn.

 

Những chú giải khác đem tới kết luận khác nhau. Một lối chú giải sai lạc chỉ nêu cao ư nghĩa lịch sử. Dụ ngôn được áp dụng theo dự phóng của thời đại cho thái độ khác nhau của Do Thái và lương dân, biệt phái và phần thu. Lối giải thích lịch sử đó khá xa xôi với đ̣i hỏi quan trọng nhất. V́ như thế, dụ ngôn chỉ áp dụng cho kẻ khác chứ không cho chính ḿnh.

 

Dụ ngôn có một ư nghĩa khác nếu ta thấy trong đó có một đ̣i hỏi phải sẵn sàng tin tưởng. Trong trường hợp này, con người cảm thấy tâm hồn bị khích động rồi nhận ra một đ̣i hỏi khắt khe rằng: cần phải thuộc về Giáo Hội và phê b́nh những ai ở ngoài Giáo Hội, rồi sẽ ngoan cố bịt tai không chịu nghe thấy tiếng gọi của Ngài. Vô t́nh người ta tự cho ḿnh đang đi đúng đường và sống trong t́nh trạng thiện hảo. Ḷng tự tin sai lạc này biến thành cảm giác tự măn: trong lúc kết án Biệt phái th́ người ta lại trở nên giống họ! Ở đây trái lại, Đức Kitô mạnh mẽ mời gọi những ai nghe theo tiếng Ngài phải thống hối, biến đổi, sẵn sàng thay đổi hay hoán cải cuộc sống theo lệnh Thiên Chúa. Thái độ chính đáng duy nhất là tâm hồn sẵn sàng đón nhận đức tin, luôn luôn chú ư nghe và vâng lời, không tự ư điều ḥa cuộc sống, nhưng đặt tất cả trong bàn tay Thiên Chúa. Những người có tín ngưỡng giữ đạo theo vẻ bên ngoài, với thời gian sẽ không được chấp nhận vào nước Chúa. Những kẻ khác, bề ngoài có vẻ theo một đường xấu, nhưng trong thâm tâm nhận biết sự sai lạc của tâm hồn ḿnh rồi hoán cải, chính họ sẽ được cứu rỗi. Vậy dụ ngôn này đề pḥng chống lại thái độ cứng ḷng trong tâm hồn, sự kiêu hănh tôn giáo, sự an b́nh giả tạo bên trong và đ̣i hỏi chúng ta phải nghe Thiên Chúa để theo tiếng gọi của Ngài. Con người phải hoán cải và để cho người ta hoán cải không ngừng, bởi v́ từ một thái độ sai lạc, họ sẽ lầm lạc vào đường xấu. Cho dù bên ngoài, tất cả xem ra tốt đẹp. Thật là kỳ cục khi thấy Chúa Giêsu yêu thích những kẻ phần thu hơn những bọn Biệt Phái và Luật sĩ. Hẳn thái độ đó phải là dịp tội cho Do Thái. Nhưng sở dĩ như thế, v́ Chúa Giêsu thấu suốt thâm tâm nhân loại. Một tội nhân ư thức về tội tính của ḿnh và hối cải khi được ơn sủng đánh động, c̣n giá trị hơn một người mộ đạo chỉ muốn sống trong vẻ đạo đức của ḿnh, và v́ kiêu ngạo không nghe thấy tiếng gọi siêu nhiên. Hiểu như thế, dụ ngôn bày tỏ sự nghiêm trọng và thái độ cứng rắn đặc biệt đối với những ai ở bên trong. Dụ ngôn khiển trách thái độ hoán cải giả trá và thái độ bất măn ban đầu. Khi con người đi từ thái độ chấp nhận đến từ chối, th́ đó là thái độ đáng thương hại. V́ thực ra, phải đi từ từ chối đến chấp nhận mới hợp lư. Con người mà luôn luôn liều lĩnh chối bỏ Thiên Chúa, cũng sẽ phải tỏ ra luôn sẵn sàng hối cải cách trung thực nhất. Đó là điều mà dụ ngôn này bàn tới.

 

 

6. Tuân theo ư Chúa

 

Có một ông công chức, khi về hưu, đă mua mấy mẫu đất ở miền quê để làm một thửa vườn rộng. Thế nhưng, ông thấy ḿnh không thể đảm đương hết mọi công việc, nên ông đă đi thuê người giúp việc.

 

Đầu tiên, một chàng thanh niên tới và ông đă hỏi:

- Anh có biết ǵ về nghề làm vườn hay không?

Anh trả lời:

- Tôi có biết chút ít.

Ông ta chỉ dẫn cho anh:

- Anh hăy lấy những hạt giống này, ngâm vào nước âm ấm cho qua một đêm, rồi mới đem gieo trồng.

 

Thế nhưng anh đă phản đối và cho rằng đó không phải là một cách thức tốt.

 

Sáng hôm sau, một chàng thanh niên khác đến xin việc, ông ta cũng hỏi:

- Anh có biết ǵ về nghề làm vườn hay không?

Anh trả lời:

- Tôi không biết nhưng rất vui ḷng được học.

 

Ông ta cũng chỉ cho anh cách ươm cây và anh đă vâng theo làm như vậy. Cuối cùng ông ta cắt nghĩa:

- Đây là giống bạch đàn không dễ gieo trồng. Nếu không ngâm vào nước ấm trong một đêm th́ hạt sẽ khó mà nẩy mầm.

 

Và chàng thanh niên đă thú nhận:

- Tôi không biết lư do nhưng tôi nghĩ rằng ông có kinh nghiệm hơn tôi nên ông bảo sao th́ tôi làm như vậy.

 

Từ câu chuyện trên chúng ta thấy: Một số người có quyền và có bổn phận bảo cho người khác điều phải làm. Chẳng hạn người cha trong dụ ngôn chúng ta vừa nghe, có quyền và có bổn phận đó. C̣n hai người con của ông tiêu biểu cho chúng ta, là những người có bổn phận phải làm, phải thi hành, phải vâng theo.

 

Từ ngàn xưa và cho đến ngày hôm nay, luôn có sự xung khắc giữa quyền bính và sự vâng phục trong nhiều lănh vực của đời sống. Chẳng hạn như nơi gia đ́nh, trường học, nhà máy, chính quyền và có khi ngay cả nơi Giáo Hội, là gia đ́nh của Thiên Chúa.

 

Riêng với chúng ta, những người có bổn phận phải vâng nghe, chúng ta hăy coi những người ra lệnh hay chỉ dẫn là những người có khả năng và hiểu biết hơn chúng ta. Nhất là đối với cha mẹ trong gia đ́nh.

 

Như chúng ta cũng đă thấy cha mẹ là những người thay mặt Chúa để nuôi dưỡng giáo dục chúng ta, v́ thế dưới một góc độ nào đó, th́ vâng lời cha mẹ cũng chính là vâng lời Chúa. Nhờ lời chỉ bảo và hướng dẫn của các ngài, chúng ta sẽ trở nên những con người tốt lành như ca dao đă bảo:

- Cá không ăn muối cá ươn,

Con căi cha mẹ trăm đường con hư.

Qua câu chuyện Chúa Giêsu kể hôm nay, người con thứ nhất nói là ḿnh không đi làm, nhưng sau anh đă nghĩ lại và đă vâng theo lệnh cha. C̣n người con thứ hai nói làḿnh sẽ đi làm nhưng rồi lại không đi. Thật là tuyệt vời nếu như có người con thứ ba nói rằng: Con sẽ làm hay con sẽ cố gắng làm và thực tế là anh đă chu toàn công việc người cha trao phó.

 

Chính Đức Kitô đă làm gương cho chúng ta bởi v́ Ngài đă vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá. C̣n chúng ta th́ sao? Chúng ta có biết chu toàn thánh ư Chúa, nhất là khi thánh ư ấy được biểu lộ qua những lời chỉ dạy và hướng dẫn của cha mẹ, của những người bề trên chúng ta hay không?

 

 

7. Hối hận nên lại đi

 

Suy Niệm

 

"Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông." Lời nói của Đức Giêsu như một trái bom nổ trước mặt các thượng tế, kinh sư, pharisêu, những người đáng kính v́ đạo đức và học thức, những người đáng trọng v́ chức vụ.

 

Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy?

 

Đức Giêsu đă soi sáng trước bằng một dụ ngôn. Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho. Đứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Đứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi.

 

Con thứ tượng trưng cho các nhà lănh đạo Do Thái Giáo. Họ tuyên bố ḿnh sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật. Tiếc thay chính sự đạo đức của họ lại làm cho họ tự măn và khép kín đến nỗi không thể tin vào Đức Giêsu và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.

 

Đứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi, những người bị đặt bên lề xă hội và tôn giáo. Đời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đă làm cho họ khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời của Gioan. Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Đức Giêsu và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.

 

Đi làm hay không đi làm vườn nho đồng nghĩa với tin hay không tin vào Đức Giêsu.

Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống.

Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động.

"Chúng tôi phải làm ǵ, dân chúng hỏi Đức Giêsu, để được gọi là làm việc của Thiên Chúa?" "Làm việc của Thiên Chúa là tin vào Đấng Ngài sai đến" Đó là câu trả lời của Đức Giêsu (Ga 6,28-29).

 

Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc. Niềm tin vào Đức Giêsu đ̣i hỏi một sự hoán cải và từ bỏ. Giới lănh đạo Do Thái Giáo sợ tin vào Đức Giêsu. Họ sợ mất chỗ đứng và quyền lợi, sợ phải thay đổi quan niệm của họ về Thiên Chúa.

 

Kitô giáo là tôn giáo của ḷng tin. Ḷng tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2,17). Ḷng tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống: "Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm ư Cha Thầy" (Mt 7,21).

 

Tôi phải tránh lối giữ đạo h́nh thức: có tiếng là Kitô hữu, nhưng lại không thuộc về Đức Kitô, bởi có một khoảng cách rất xa giữa điều tôi tuyên xưng và điều tôi sống.

 

Gợi Ư Chia Sẻ

Đọc Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa là điều tốt, nhưng chưa đủ nếu không sống Lời Chúa. Bạn lượng giá thế nào về việc sống Lời Chúa của bạn trong đời thường đầy bon chen?

 

Bạn nghĩ ǵ về việc anh Giuse Nguyễn Đức Minh xin hiến thân xác anh cho y học? Bạn có coi đó là một hành vi đức tin cụ thể không?

 

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

Sám hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận ḿnh lầm lỗi. Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Đấng vô tội mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép rửa. Chúa đă muốn nên bạn đồng hành với phận người mỏng ḍn yếu đuối chúng con. Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của ḿnh, tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để khỏi tự dối ḿnh.

 

Ước ǵ Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau. Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc v́ được tự do và được yêu mến.

 

 

8. Dụ ngôn hai người con - Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

 

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

 

“Các ông nghĩ sao? Một người có: hai con . . . ". Như ở 18, 12 và 22,42, Chúa Giêsu xin ư kiến không phải của môn đồ Người, mà là của các đối thoại viên hay địch thủ. Người này tượng trưng cho Thiên Chúa, như ta có thể diễn dịch dựa trên lời áp dụng Chúa Giêsu sẽ nói sau; hai đứa con của ông tượng trưng hai hạng làm nên dân Do thái thời đó: những "người tội lỗi” hay dửng dưng, không mấy giữ Lề luật và các qui định của giáo sĩ, và những "người công chính" hằng trung thành với tôn giáo chính thức, tức ở đây là các thủ lănh của Israel. Hăy lưu ư là: hai hạng đều là con Thiên Chúa. Đối với cả hai, bản văn hẳn nhấn mạnh về tính chất (đạo đức, có chân lư tốt hay không), cũng như lời ăn tiếng nói của họ, mà về điều họ sắp làm hay không làm. Trên điểm này, Chúa Giêsu và đối phương người đều nhất trí với nhau (c.31b; xem thêm 23,3: các Biệt phái ngự ṭa Môisen và dạy người ta làm, y như Chúa Giêsu). Ở đây cũng như mọi chỗ khác trong một, động từ làm (poiein) là căn bản.

 

"Hôm nay": Chữ này quan trọng chứ chẳng phải chơi; ông cha trong dụ ngôn không muốn mất giờ giả định về tâm tính, dữ kiện khác biệt của hai con ḿnh; ông đặt cả hai đứa trước cùng các lệnh sẽ quyết định vận mệnh của chúng.

 

“Về sau": Không nên xem thành ngữ này là một ám chỉ đến lương dân, những kẻ vào Nước Trời sau người Do thái như một số nhà chú giải đă nghĩ. Lối giải thích gượng ép đó không ăn khớp với các hoàn cảnh mô tả trong dụ ngôn. Quả thế, người con thứ nhất trước tiên đă từ chối vâng lời, đó không phải là trường hợp của lương dân: sở dĩ họ vào muộn hơn trong Nước Trời, chỉ v́ Nước Trời đă chưa được tŕnh bày cho họ. Đàng khác, câu giải thích rơ ràng Chúa Giêsu thêm vào đă loại bỏ lối chú giải trên.

 

"Nó hối hận": Nơi đây Matthêu không dùng động từ "thống hối" (melanoiein) nhưng dùng một động từ khác (metamelesthai); động từ này chỉ xuất hiện thêm trong Mt 27, 3, nhưng lại được dùng nhiều trong bản ‘Bảy Mươi’ theo nghĩa hoán cải, trở về với Thiên Chúa (Ed 14, 22; Tv 105, 45; Xh 13,17...). Người ta không giải thích tại sao người con ấy lúc đầu bướng bỉnh, sau cùng lại hối hận, mà chỉ khẳng định sự kiện thôi. Nhưng gương của nó đáng ra phải làm đứa thứ hai suy nghĩ: chắc hẳn đấy là lư do tại sao nó được đưa vào sân khấu đầu tiên (dù có một số thủ sao đă đảo ngược vai tṛ, có lẽ để gợi lên sự đối chiếu Israel dân ngoại).

 

"Vâng, thưa Ngài": Tiếng “Ngài" đây, lạ lùng trên môi đứa con, có thể giải thích được dễ dàng nếu cho người cha là Thiên Chúa. Đây là một tiếng vụt qua bóng bẩy nhằm chuẩn bị cho lời áp dụng sắp tới.

"Qua trước các ông mà vào Nước Thiên Chúa": Động từ được dùng chỗ này là proagein; ở đây, chữ pro (trước) không có một nghĩa thời gian nhưng có một nghĩa khai trừ. Các người tội lỗi chẳng đi trước Biệt phái song sẽ chiếm chính chỗ của họ trong Nước Trời. Đây là một ngữ điệu Aram, như có một bản văn giáo sĩ đặt vào miệng Thiên Chúa những lời này: "Ai đă đi trước Ta trong việc sáng tạo?", nghĩa là: "Ta đă sáng tạo thế gian, chứ chẳng phải một ai nào khác" (Targ. Hi 41, 3).

 

"Theo đàng công chính": Thành ngữ (Cn 8, 20; 12, 28, Pr 2, 21) diễn tả việc chấp nhận không những hạnh kiểm luân lư của Gioan Tẩy giả, mà c̣n toàn thể sứ vụ của vị Tiền hô. Thực vậy khi công bố nước Thiên Chúa đang tới gần, Gioan Tẩy giả đă cho thấy dấu hiệu về sự công chính đích thực sắp đến, sự công chính mà Chúa Giêsu mang lại một cách sung măn tràn đầy. Gioan và Chúa Giêsu đă không giảng dạy hai đường khác nhau, nhưng đă chỉ cùng một con đường duy nhất, con đường thống hối và quay về với Thiên Chúa: trong 3,2 và 4, 17, Matthêu đă cố công làm nổi bật sự tương đồng sứ điệp này khi đặt vào miệng hai Đấng những lời nói như nhau. Thành thử kẻ không tin Gioan (nghĩa là chẳng xem ông như người đại diện hữu quyền của Thiên Chúa) cũng sẽ không tin Chúa Giêsu, Đấng mà Gioan loan báo vậy.

 

KẾT LUẬN

Khi so sánh dụ ngôn này với dụ ngôn đứa con phung phá, ta thấy được mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với hàng thủ lănh Israel đă đổi thay sắc thái đến độ nào. Đứa con nói không và về sau hối hận chắc hắn ít bị khiển trách hơn anh chàng phung phá, song đứa nói vâng rồi chẳng làm một tí mảy may th́ bị lên án nghiêm khắc hơn người anh cả ghen tương. Trong trường hợp sau này, thính giả dụ ngôn có cảm tưởng người cha vẫn c̣n trông mong lấy t́nh yêu bao phủ ḷng ghen tương đê tiện của đứa con cả. Nhưng khi nghe dụ ngôn hai người con, người ta đoán chắc Chúa Giêsu chẳng c̣n hy vọng hoán cải các người Biệt phái. Họ đă chứng kiến sự thánh thiện của Gioan Tẩy giả, ḷng thống hối của những người thu thuế và tội lỗi mà rồi chẳng chút động tâm. Xem ra ḷng chai đá của họ không thể biến cải được nữa.

 

Ư HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Chúa Kitô dạy ta đừng dự đoán giá trị đạo đức của người ta theo các phạm trù chính thức cũng như theo các cam kết lư thuyết hay trên nguyên tắc. V́ cuối cùng, chính cách sống sẽ biểu lộ nhân tâm con người.

 

2. Tiếng Chúa Cha mời gọi ta đi làm vườn nho hăy c̣n được tiếp tục gởi đến cho ta. Nó sẽ gợi lên tiếng ta câu trả lời nào? Phải chăng ta sẽ là những kẻ khéo nói cố tránh đưa vào hành động những câu trả lời đẹp đẽ dựng lên? phải chăng ta sẽ coi những ước vọng cao quí, những quyết định hay ho là những hành vi đă thực hiện.

 

3. Sự thống hối cần có để vào Nước Trời chẳng bao giờ chỉ làm một lần là đủ. Phải luôn luôn làm lại, hôm nay cũng như ngày mai. Nếu không, những người thu thuế và đàng điếm (mà ngày nay vẫn c̣n) sẽ chiếm mất chỗ của ta trong Nước Trời, v́ đức tin của họ chân thật hơn đức tin của ta, và cuối cùng sẽ mang nhiều hoa trái.

 

4. Nơi người con thứ nhất, rơ ràng là cái ư thức về việc nó từ chối đă gây nên ḷng hối hận và thúc đẩy nó vâng lời. Thành thử thật là lạ lùng, chính một lời từ chối thẳng thừng với Thiên Chúa, một tội lỗi quá hiển nhiên đă giúp người con kiểm điểm lại thái độ của ḿnh đối với Ngài và đă sửa đổi. Cũng vậy những người thu thuế, đàng điếm, bị dân chúng liệt vào hạng tội lỗi, đă không thể bị ảo tưởng về t́nh trạng của họ trước mặt Chúa, nên v́ thế dễ thấy, dễ ao ước và dễ thực hiện sự công chính mà Chúa đề nghị với họ hơn. Ở đây họ trở nên chân dung của tất cả chúng ta, theo một cấp độ rơ ràng nhiều hay ít. Được Chúa yêu cầu măi, ta khám phá ra ḿnh đă nhiều lần thản nhiên từ chối thánh ư Ngài, ta đo lường được khoảng cách giữa cái ta đang là với cái đúng ra ta phải trở nên, và đó là một điều kiện đầu tiên để vào Nước Chúa. Không phải là cần phạm tội thêm để làm như một con đường đến cùng Chúa: từ bản chất; tội chỉ làm ta xa Ngài. Nhưng một khi đă phạm, chính tội cũng có thể được sử dụng để trở về với Thiên Chúa. So sánh với một nhân đức giả h́nh, tội ít ra vẫn có cái "lợi" (nếu có thể nói được như thế) là tạo nên một ảnh trạng rơ rệt: người ta bị dồn vào chỗ phải thống hối hay tiếp tục ngoan cố trong điều dữ, trong lúc nhân đức giả tạo bên ngoài của người Biệt phái, v́ bịt mắt không cho ông thấy ḿnh xa Thiên Chúa, đă ngăn chận ông thực ḷng hoán cải ăn năn.

 

5. Thành thử cái quan trọng chẳng phải là khởi điểm, là những lần từ chối đă qua, là các tội dồn đống từng làm nên bao tiếng không với Chúa. Cái quan trọng là nh́n lại những tiếng không của ḿnh để đổi thành tiếng dâng. Điều đó luôn có thể làm được với ân sủng của Thiên Chúa.

 

 

9. Chú giải theo Fiches Dominicales

 

PHỤC VỤ THIÊN CHÚA KHIẾN CON NGƯỜI TỰ DO

 

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Ai trong hai…

Trước sự phẫn nộ của các đối thủ, Đức Giêsu, được một đám đông cuồng nhiệt chào đón bằng những tiếng: "Hosana", đă long trọng tiến vào Giêrusalem. Trong Đền Thờ, nơi Ngài giảng dạy, Ngài thường xuyên chịu đựng sự quấy nhiễu của "các thượng tế, và kỳ lăo trong dân". Hiển nhiên họ đến chất vấn Ngài về uy quyền nào cho phép Ngài nói và làm như vậy: "Do quyền nào ông đă làm điều đó, và ai đă ban cho ông uy quyền đó” (21,33). Nhưng Đức Giêsu từ chối trả lời bao lâu họ c̣n né tránh câu hỏi Ngài đặt ra: "Phép rửa của Gioan từ đâu đến, từ trời hay từ con người (21,44). Chính trong bối cảnh tranh căi này, trong đó có 3 dụ ngôn về ngày phán xét, Đức Giêsu đă cho họ 1 lời cảnh báo mạnh mẽ sau cùng: Dụ ngôn 2 đứa con trai được sai đi làm vườn nho (Pâ CN 26). Dụ ngôn thợ làm vườn nho sát nhân (Pâ CN tới). Dụ ngôn khách được mời dự tiệc cưới (Pâ CN 28). Dụ ngôn đầu là của riêng Matthêu, dụ ngôn 2 đứa con trai được sai đi làm vườn nho có một vẻ đạm bạc đặc biệt, bỏ đi tất cả những chi tiết phụ thuộc để làm nổi bật sự tương phải giữa hai chàng trai. Tương phản trong thái độ ban đầu.

 

Đối lập thái độ vụng về của đứa con thứ nhất, nó phản đối thẳng thừng: "Tôi không muốn đi!”. Với thái độ kính cẩn thái quá của đứa con thứ hai: “Vâng, thưa cha". Nhất là tương phản trong thái độ sau cùng.

 

Trong khi đứa thứ nhất, sau khi đă chối từ, nghĩ lại và ra vườn làm việc. Đứa thứ hai, sau khi đă kính cẩn vâng phục và chấp nhận, lại chẳng làm ǵ hết.

 

2. … đă thi hành ư Cha?

Lúc đó Đức Giêsu quay lại phía các người chất vấn và hỏi họ: hai trong hai đứa con đă thi hành ư của cha?”. Họ chỉ có thể đồng loạt trả lời: "đứa thứ nhất”. Đâu c̣n ǵ rơ ràng hơn, con người xứng danh được phán xét theo hành động họ làm, không theo ư hướng hay thay đổi của họ. Sự ngỡ ngàng ập đến khi Đức Giêsu chuyển sang phần áp dụng dụ ngôn, đă làm họ thấy rằng họ vừa tự phán xử và tự kết án chính ḿnh: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, những người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi. V́ Gioan Tẩy giả đă đến với các ngươi sống công chính và các ngươi không tin vào lời Ngài, trong khi những người thu thuế và đĩ điếm đă tin. C̣n các ngươi, cả sau khi đă chứng kiến điều ấy, các người vẫn không hối chi, không tin lời Ngài . "Các thượng tế và các kỳ lăo trong dân" tuyên xưng để trả lời "vâng" với Thiên Chúa bứng cách lo âu gắn bó với lề luật và mọi ghi chú từ lề luật. Thực ra, họ ẩn núp sau Lề Luật để từ chối tin sứ mệnh của Đức Giêsu, cũng như họ đă từ chối tin vào sứ mệnh của Gioan Tẩy giả. Họ né tránh ư Chúa: đón tiếp lời và con người Đức Giêsu; trở về với Chúa để tiến vào Nước Trời. Ngược lại, những người mà Do Thái giáo chính thức coi là đáng khinh bỉ và vô phương cứu chữa, những người “thu thuế" và "đĩ điếm", những người tội lỗi công khai xem ra rất xa đường công chính", lại đón nhận lời rao giảng của Đức Giêsu cũng như họ đă đón nhận lời rao giảng của Gioan Tẩy giả: họ đă "hối cải và tin vào lời Ngài". Cl. Tassin b́nh luận: "V́ trước hết đức tin không phải là một vài tư tưởng công chính, nhưng là một hành động công chính, những người tội lỗi tồi tệ đă hiểu điều này nên đă bằng mọi giá cố gắng “thi hành ư Cha”. C̣n các ngươi, Đức Giêsu nói, các thượng tế, chứng nhân của các cuộc hoán cải này mà các ngươi chẳng nhúc nhích các ngươi đă lỡ cơ hội đầu tiên, thậm chí các ngươi c̣n để vuột mất tất cả mọi cơ hội: dụ ngôn kế tiếp sẽ minh chứng điều đó.

 

Khi thuật lại dụ ngôn này cho cộng đoàn, thánh sử muốn biện hộ cho một Giáo Hội mở rộng ṿng tay đón tiếp những người thu thuế, gái điếm đă hoán cải ngài cảnh giác các Kitô hữu, xưa cũng như nay, chống lại một thứ tôn giáo bề mặt chỉ biết biết lăi nhăi: "Lạy Chúa, lạy Chúa" nhưng không bao giờ thi hành ư Cha".

 

BÀI ĐỌC THÊM:

 

1. Một ví dụ khích đối với những người đối thoại với Đức Giêsu (Mgr. L. Daloz, Le Règne des cieux s'est approché, DDB).

 

Đức Giêsu đă nói: Không phải những kẻ kêu rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa! mà được vào Nước Trời, nhưng là những kẻ làm theo ư Cha. Hôm nay Ngài c̣n đi xa hơn: Ngài nói con người có khả năng thay đổi ư kiến, thái độ, từ vâng lời có thể trở thành bất tuân, ngược lại từ chống đối có thể hoán cải. Ví dụ Ngài đưa ra quả là khiêu khích những người đối thoại: Thật, Ta bảo các ngươi, những người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Trời trước các ngươi. Ngài chỉ cho thấy ch́a khoá mở cửa Nước Trời: đó không phải là vị trí người ta chiếm giữ, cũng không phải địa vị đắc thủ, càng không phải là một lần đồng ư với Lời Thiên Chúa. Đó là t́nh trạng của các thầy thượng tế, các kỳ lăo, các luật sĩ và các tiến sĩ luật. Họ có một nhiệm vụ chính thức trong dân; đó cũng là sự tự hào của bọn biệt phái, họ khoe khoang sự trung tín không hề lơi lỏng đối với Lề Luật và truyền thống. Khốn nỗi lối vào Nước Trời đâu mở ra cho giá trị, công phúc, trọn lành. Đó là món quà Thiên Chúa tặng không cho những ai tiếp nhận lời Ngài và hoán cải. Ch́a khoá lối vào Nước Trời là sự hoán cải: hăy hoán cải, v́ Nước Trời đă gần" (3,2) Gioan Tẩy Giả đă la lên như thế. Hoán cải là nhận biết những giới hạn của bản thân, là phó ḿnh cho Thiên Chúa và ư định của Ngài. Đức Giêsu phân biệt những người khẳng định sự trung tín nhưng không hề nhúc nhích, với những người không sống "theo luật tắc", nhưng nhận biết Người và thay đổi theo tiếng gọi của Thiên Chúa: Hoán cải là đi đến nơi. Để giải thích rơ, Đức Giêsu đưa ra một ví dụ cực kỳ, gây phẫn nộ nhất: những người thu thuế và đĩ điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi. Chứng cớ mà Ngài trưng dẫn là sự rao giảng của Gioan Tẩy Giả: "Thật vậy, Gioan đă đến vớt các ngươi trong đường công chính và các ngươi đă không tin, trái lại những người thu thuế và đĩ điếm đă tin ông. Sau đó, đă nh́n thấy như vậy, các ngươi vẫn không hoán cải mà tin ông". Đâu có những người tin, đón nhận lời của Gioan và dấn thân thay đổi đời sống. Đức Giêsu nhận thấy đó là những người không tự hào, chẳng có đặc quyền đặc lợi ǵ, nhưng bị khinh miệt, coi thường. Họ chẳng có ǵ để bảo vệ, họ không sợ bị mất mặt hay bị nghi ngờ. Ai có "danh dự ” cần bảo vệ, ai tự tin ḿnh công chính, người ấy khó mà nhận ḿnh tội lỗi, khó mà ăn năn hối cải, khó mà nhận ḿnh cần thay đổi, khó chấp nhận rằng ḿnh sẽ vào nước Trời không do công phúc của ḿnh... Ta không ngừng cầu xin Chúa ban cho ta một trái tim nghèo, xin Ngài tẩy sạch thói tự măn, cho ta ư thức sự yếu hèn, tội lỗi của ḿnh. Khi giảng dạy, Đức Giêsu đă ban một ch́a khoá "chung" để vào Nước Trời: đó là sự hoán cải, thống hối, ai cũng làm được cho dù họ có những phẩm chất nào, khuyết điểm nào, thuộc ḍng chủng tộc nào, dân tộc nào đi nữa. Ơn cứu độ ban cho tất cả những ai chấp nhận mở ḷng ra và tin tưởng.

 

2. Chúng tôi chấp nhận bị Phúc Âm làm phiền (M. Hubaut, Prier les paraboles, DDB).

Lạy Chúa

Mỗi buổi sáng, Chúa nhắc lại lời mời:

"Hăy đi làm vườn nho cho Ta!"

Nhưng lời Chúa

Con đă nghe hằng trăm lần

Giờ th́ c̣n là một âm thanh quen thuộc

Mỗi Chúa nhật ru ngủ cộng đoàn

Tuy vậy chúng con vẫn máy móc trả lời

"Vâng, vâng lạy Chúa

Rồi chúng con lặng lẽ trở lại

với những công việc thường lệ.

Chúng con đă thuần hoá sự mănh liệt của Phúc Âm Chúa để chỉ c̣n nghe những lời lẽ dịu êm những công thức rất tế nhị. Chúng con đă làm giảm cường độ ánh sáng Phúc Âm qua lăng kính của quan niệm về trật tự, của Giáo Hội và xă hội. Và Phúc Âm của Chúa sẽ chẳng c̣n phiền nhiễu chúng con nữa.


 

10. Suy niệm của Noel Quession

 

Đức Giêsu nói với các thượng tế vằ kỳ mục: ”Các ông nghĩ sao?..”

Dụ ngôn bắt đầu như thế và thực ra gởi đến các từng lớp lănh đạo của thời đại Người, "các thượng tế và kỳ mục”. Văn cảnh có tính chất bút chiến: Đức Giêsu vừa đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ (Mt 21, 12-17), rồi một cách tượng trưng Người đă làm cây vả chết khô v́ nó không có trái (Mt 21,18-22). Những "kẻ cầm quyền" ở Giêrusalem tức giận hỏi Người có quyền ǵ để làm những hành động khiêu khích ấy. Chính lúc đó, theo bản văn của Matthêu, Đức Giêsu đáp lại bằng ba dụ ngôn: Hai người con, những tá điền sát nhân, những khách mời dự tiệc cưới (Mt 21,28 - 22,14). Cuộc khổ nạn đến rất gần. Đức Giêsu thật sự bị ám ảnh bởi ư tưởng Người sẽ bị loại trừ bởi chính những người lẽ ra phải tiếp đón Người.

 

Nhưng chúng ta không thể ở măi trong cách giải thích lịch sử" về cuộc khổ nạn. Nếu chỉ áp dụng những dụ ngôn của Tin Mừng ‘chúng cho người khác’ th́ quả là gian dối. Ngày nay, các dụ ngôn được nói với mỗi người chúng ta. Lời kêu gọi tối hậu của Đức Giêsu phải tra vấn chúng ta: "Bạn, X, Y, ...., bạn nghĩ ǵ về điều đó?"

 

Một người kia có hai con trai. ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho". Nó đáp: "Con không muốn đâu!". Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi

Bạn nghĩ ǵ về điều này?.

Phản ứng đầu tiên của chúng ta là thấy đứa con quả là vô lễ khi nói với cha nó cách thiếu tôn trọng. Và rồi chúng ta thấy nó dễ thương, nó thay đổi ư kiến một cách thật thà và đi hoàn thành ư muốn của cha nó.

Đức Giêsu, khi đưa ra câu chuyện đơn sơ này đă không cho một lời giải thích nào về mặt tâm lư. Người chỉ cho chúng ta một con người ‘thay đổi’, "hoán cải ". Và đó là một mạc khải củng cố chúng ta. Thế giới hiện đại với những ḍng tư tưởng hiện nay, các phương tiện truyền thông cố làm cho chúng ta tưởng rằng con người bị điều kiện hóa và như bị giam hăm luôn trong chủ nghĩa tất định, lấy đi của chúng ta mọi trách nhiệm và mọi tự do. Đặt những sự thất bại, khiếm khuyết của chúng ta lên trách nhiệm của xă hội của tính khí người khác quả là có lợi! Trái lại, Đức Giêsu đưa chúng ta về trách nhiệm của ḿnh khi nhắc lại rằng các ván bài không bao giờ được chọn trước. Dù quá khứ của chúng ta là ǵ, dù trước đó chúng ta từ chối điều ǵ một sự thay đổi là luôn luôn có thể. Đức Giêsu là Đấng không bao giờ giam hăm một người nào trong quá khứ, Đức Giêsu là Đấng cho mỗi người cơ hội của ḿnh, dù đó là người tội lỗi nhất.

 

Như thế chúng ta được mạc khải rằng Thiên Chúa không nh́n chúng ta "đông cứng" nhưng "đang trở thành".

 

Trong những khó khăn hiện nay của chúng ta, Người nh́n thấy con người mới có lẽ sắp được sinh ra từ đó. Lạy Chúa, con cám ơn Chúa v́ Chúa đặt vào ḷng chúng con niềm hy vọng ấy. Lạy Chúa, xin giúp chúng con không làm đông cứng người khác, đừng dán lên người khác một nhăn hiệu không thể thay đổi, nhưng cho họ có cơ may đổi mới. Tuy nhiên, chúng ta đă đoán ra rằng Đức Giêsu có một ư tưởng khác trong trí óc Người. Tại sao Người đă mô tả đứa con thứ nhất ‘nói' tiếng không, nhưng dầu sao nó đă vâng lời.

 

Ông đến gặp người thứ hai và cũng bảo như vậy nó đáp: “Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đă thi hành ư muốn của người cha?

Rơ ràng người con thứ hai được nhấn mạnh. Sự tương phản nổi bật như ư muốn. Và trong văn cảnh bút chiến tranh căi giữa Đức Giêsu và các quyền bính tôn giáo tại Giêrusalem, Đức Giêsu nhắm đến họ, những thượng tế và kỳ mục. Nhưng, NGÀY NAY vấn đề cũng đặt ra cho chính chúng ta. Bạn nghĩ ǵ về vấn đề đó? Người nào trong hai người con đă làm theo ư muốn của người cha?

 

Họ trả lời: "Người thứ nhất”

Thật vậy chúng ta không thể có câu trả lời khác. Những lời nói đẹp mà thôi không đủ. Chính những hành động của chúng ta mới đáng kể chớ không phải ư định của chúng ta. Dưới góc độ này, Đức Giêsu rất hợp với thời đại: Thế giới ngày nay thán phục tính hiệu quả. Người ta nghi ngờ những người nói hay -những kẻ đại ngôn- chỉ làm cho chúng ta say sưa bởi những lời tuyên bố trống rỗng. Nhưng ư thức hệ lư thuyết đều mất hết tốc độ. Người ta phán đoán những lời hứa dựa vào những kết quả có thực.

 

Nhưng chúng ta chớ phán xét những người khác. Người con thứ hai này thường rất giống chúng ta. Chúng ta cũng tiền hậu bất nhất. Ví dụ như chúng ta cho rằng ḿnh là những ‘tín hữu' nhưng ‘không hành đạo’. Chúng ta nói theo Thiên Chúa bằng môi miệng nhưng không theo bằng hành động .

Hoặc giả, chúng ta sang sảng hát kinh Tin Kính ở nhà thờ, những suốt tuần lễ th́ làm ngược lại. Biết bao lần chúng ta đă nói với Thiên Chúa: "Nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện…" mà thái độ của chúng ta có tương ứng với những lời tuyên bố cao đẹp ấy không? Nhưng chúng ta đă được cảnh báo: "nói" không quan trọng bằng "làm". Người ta không đánh lừa được Thiên Chúa. Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! Lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời" (Mt 7,21). Và thánh Gioan diễn tả: "Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm" (1Gioan 3,18).

 

Đức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông".

 

Đức Giêsu dẫn vào kết luận bằng một công thức long trọng. "Tôi bảo thật các ông!". Khi Đức Giêsu sử dụng công thức này, luôn luôn Người muốn loan báo một điều ǵ rất quan trọng. Vả lại ở đây, quan điểm của Người làm ta kinh ngạc và gần như gây vấp ngă.

 

Bằng cách nào? Bằng cách cho chúng ta một ví dụ về ‘những người tội lỗi chuyên nghiệp’, những người tội lỗi bởi t́nh trạng đời sống, những người tội lỗi công khai chăng? những người thu thuế là những người thỏa hiệp với tiền bạc? Những cô gái điếm là những người thỏa hiệp về xác thịt?

 

Tuy nhiên, thật tệ hại khi tưởng tượng rằng Đức Giêsu biện minh cho ‘lợi lộc’ mà ‘t́nh dục sai lệch’ đem lại. Câu tuyên bố nghịch nhĩ này cũng như dụ ngôn nói trên của Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến sự hoán cải.

 

Tội lỗi tệ hại nhất chính là ḷng tự măn: không cần đến Thiên Chúa! bất chấp đến Người. Và chúng ta biết rằng vào thời của Đức Giêsu những người tin rằng ḿnh ‘công chính’ quả thật đă không cần ơn cứu độ mà Đức Giêsu đem lại cho họ. Nhưng những người tội lỗi, đàn ông có, đàn bà có, đă chạy đến cùng Chúa Giêsu như đến Cứu Chúa của họ.

 

Nhà văn Péguy đă diễn tả một cách tài t́nh khía cạnh ấy của tội lỗi, vốn là một điều xấu tự bản chất trở thành một điểm hút thấm đối với ân sủng. "Người ta đă thấy ân sủng xâm nhập vào một linh hồn bại hoại, và người ta thấy ân sủng cứu sống ‘những ǵ đă bị hư mất’. Nhưng người ta không thấy nó xuyên qua cái ǵ không "thấm nước". Những con người tử tế lương thiện hoặc sau cùng những con người mang danh như thế mà tấm áo giáp của họ không có chỗ khiếm khuyết. Bởi v́ họ không thiếu sót ǵ, người ta không mang lại cho họ điều ǵ".

 

Phải chăng như những người tội lỗi mà Đức Giêsu đề cập tôi biết chuyển những tội lỗi của tôi thành cơ hội mầu nhiệm để mong ước ân sủng cứu thoát tôi khỏi những giới hạn của ḿnh?

 

Phải chăng tôi hay xét đoán bề ngoài những con người sa đọa nhất, thay v́ cho họ cơ hội chưa từng có, theo đường lối của Tin Mừng. "Những kẻ tội lỗi công khai sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông". Đức Giêsu nói về hạng người nào? Người nói với ai bằng "các ông"? Những hạng người tin rằng ḿnh công chính và bị gạt khỏi Nước Thiên Chúa là ai? Đôi khi tôi có thuộc vào hạng người đó không?

Lạy Chúa, xin hăy thương xót chúng con!

 

V́ ông Gioan Tẩy Giả đă đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; c̣n những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin.

Trong lúc dụ ngôn "hai người con" nhấn mạnh đến sự tương phản giữa “nói" và ‘làm’ ‘giữa nói "có" trên môi miệng và nói “không” trong hành động’; kết luận này nhấn mạnh sự tương phản giữa ‘tin’ và ‘không tin’. Câu này có trong Tin Mừng Thánh Luca trong một văn cảnh khác (Lc 7, 29-30). Đă hẳn Matthêu đă thay đổi chút ít để đặt câu ấy ở đây để đáp lại câu hỏi mà Đức Giêsu đă đặt ra ở trước bài Tin Mừng này: "Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do trời hay do người ta?" (Mt 21,25). Một lần nữa, qua những người đồng thời của Đức Giêsu, chính chúng ta được tra hỏi. Dù qua lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả hay lời rao giảng của Đức Giêsu, th́ lúc nào cũng chính là Thiên Chúa yêu cầu chúng ta nói tiếng ‘vâng’ bằng một đức tin ‘sống động’. Và tiếng ‘vâng’ ấy của đức tin thường là một ‘sự hoán cải, một sự đổi mới cuộc đời’.

 

Phần các ông, khi đă thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.

Đức tin trong Tin Mừng trước tiên không phải là sự liên kết với các chân lư phải tin bằng trí tuệ. Đúng ra đó là sự liên kết ư muốn của ḿnh với ư muốn của Thiên Chúa kêu gọi chúng ta: "Hôm nay con hăy vào làm việc trong vườn nho của Thầy!". Hoặc là người ta đáp ứng với lời kêu gọi ấy của Thiên Chúa, hoặc là qua những sự kiện cụ thể, người ta không đáp ứng lại. Có một từ nhỏ mà quan trọng trong đức tin Kitô giáo chúng ta, một từ không được dịch ra bất cứ ngôn ngữ phụng vụ nào và chung cho mọi tín hữu, đó là từ Amen có ư nghĩa chính xác là “xin vâng bằng các hành động" mà chúng ta phải nói với Thiên Chúa: “Amen, vâng, đúng vậy, tôi tin, chắc chắn là như thế, tôi trở về, tôi chấp nhận điều đó cho cuộc sống mỗi ngày của tôi". Mỗi Chúa nhật, miệng chúng ta đọc bao nhiêu tiếng Amen? Và chúng ta đưa vào thực hành trong tuần lễ tiếp theo bao nhiêu lần?

V́ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đă không vừa là có vừa là không, Người chỉ toàn là có. V́ thế cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên Amen để tôn vinh Thiên Chúa (lCr 1,19).


 

11. “Những người thu thuế và gái đếm…

 

SẼ VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA TRƯỚC CÁC ÔNG”

I. Ư CHÍNH

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn hai người con, để tŕnh bày về đời sống đạo đức đích thực, được thể hiện qua việc làm chứ không phải chỉ bằng lời nói suông.

 

II. SUY NIỆM

1/ “Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lăo”:

Tại đền thờ Giêrusalem (Mt 21, 23-27) nhà chức trách Do Thái, tức là các thượng tế và các kỳ lăo, đ̣i hỏi Chúa Giêsu phải đưa ra bằng cớ để chứng minh quyền bính của Chúa Giêsu có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Để trả lời Chúa Giêsu liền lái vấn đề sang Gioan Tẩy Giả rằng: Ủy nhiệm của Gioan Tẩy Giả từ đâu mà đến? Nếu từ Thiên Chúa, tại sao nhà chức trách Do Thái không tin theo? Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu đă nói lên dụ ngôn hai người con.

 

2/ “Các ông nghĩ sao…”

* Đây là kiểu hỏi để gây chú ư cho người nghe, Chúa Giêsu thờng dùng kiểu nói này nhiều lần (Mt 18,12; 22, 42). Riêng ở đây Chúa Giêsu không hỏi các môn đệ, nhưng hỏi các thượng tế và các kỳ lăo.

* Người kia: Cách nói trống này có ư ám chỉ Thiên Chúa.

* Có hai người con: Ở đây chỉ nêu lên hai người con mà không xác định thêm chi tiết ai là con cả, con thứ, hoặc con nào tốt, con nào xấu. Như vậy có ư đặt hai người con trước một sự đối xử công bằng, khách quan không thiên vị, của người cha.

 

Khi áp dụng về hai người con này, người ta thường cho rằng hai người con đó có ư ám chỉ hai thành phần của dân Do Thái:

     + Một bên bị liệt vào số những người tội lỗi nhưng lại biết làm theo giáo huấn của Chúa, đó là các người thu thuế và gái điếm

     + Một bên là những người có vẻ công chính, nhưng lại cứng ḷng không chịu tiếp nhận giáo huấn của Chúa. Đó là các thượng tế và các kỳ lăo.

 

Cả hai hạng người này đều là con của Thiên Chúa. Ở đây không chú trọng đến t́nh trạng đạo đức của mỗi người con đó. Cũng không để ư tới lời nói, nhưng quan tâm đến việc họ không làm hay sẽ làm.

 

3/ “Hôm nay con hăy đi làm vườn nho cho cha”

* Hôm nay, chỉ thời gian hiện tại, có giá trị như một việc cấp bách phải làm ngay, v́ nó có liên hệ đến một mệnh lệnh sẽ quyết định vận mệnh của ḿnh: “Nầy, chính bây giờ là thời đại sủng. Này chính bây giờ là ngày cứu độ” (2Cr 6,2).

* Hăy đi làm vườn nho cho Cha: diễn tả một công việc làm theo ư của Thiên Chúa.

 

4/ “Con không đi…”

Diễn tả một sự từ chối, bất tuân. Đây là thái độ của những kẻ tội lỗi, sống ngược với lề luật Chúa và Giáo Hội.

 

Nhưng sau nó hối hận và đi làm: Ở đây không nói lư do tại sao nó hối hận, chỉ đơn giản nêu lên sự kiện tốt đẹp là “hối hận” và “đi làm”. Điều này chứng tỏ sự hối hận là động lực thúc đẩy việc đi làm. V́ muốn nhấn mạnh sự “hối hận và đi làm”, nên ở đây đă kể người con này trước. Trong khi đó có một số văn bản khác, có ư dùng dụ ngôn này để ám chỉ cách rơ rệt là hai hạng người là Israel và dân ngoại đă để theo thứ tự ngược lại.

 

5/ “Thưa cha, vâng con đi…”

Cách thưa diễn tả một thái độ ngoan ngoăn, lễ phép của người con này. * Nhưng nó lại không đi. Vâng theo lời nói nhưng từ chối theo việc làm: ngôn hành bất nhất, chứng tỏ một nếp sống vụ h́nh thức. Ở đây có ư ám chỉ đến những người cầm đầu dân Do Thái: là các thượng tế và các kỳ lăo, là những người tỏ ra đạo đức, nhưng lại không làm theo lời Chúa dạy.

 

6/ “Ai trong hai người con đă làm theo ư cha?”

Đặt câu hỏi này, một đàng Chúa muốn cho các thượng tế phải tỏ bày nhận thức của ḿnh về điều hay lẽ phải, đàng khác Chúa cũng muốn cho những người nghe nhận thấy rơ sự mâu thuẫn giữa các thượng tế và kỳ lăo là những người giữ luật tỉ mỉ và trung tín bề ngoài, nhưng lại từ chối công việc của Thiên Chúa là tin vào Đức Giêsu Kitô.

 

7/ “Tôi bảo thật các ông…”

Lẽ tất nhiên Chúa Giêsu không nói dối cũng chẳng nói đùa mà chỉ nói thật thôi. Nhưng sở dĩ Chúa muốn nói lên như vậy là có ư nhấn mạnh một điều Ngài sắp quả quyết.

- “Những người thu thuế và gái đếm”: Đây là hai hạng người đă bị xă hội Do Thái khinh bỉ v́ không giữ luật Môisen và sống trong tội lỗi.

- “Vào Nước Thiên Chúa trước các ông”: “Vào Nước Thiên Chúa trước” ở đây không có ư chỉ thời gian trước hay sau, nhưng có ư nghĩa là thay thế. Những người thu thuế và gái điếm là những người biết hối hận và tin theo giáo huấn của Chúa, nên họ sẽ chiến chỗ trong Nước Trời thay thế cho các thượng tế và các kỳ lăo.

 

8/ “V́ Gioan đă đến với các ông trong đường công chính”

Gioan Tẩy Giả, qua đời sống đạo đức cá nhân và qua lời giảng, đă chỉ cho dân Do Thái biết những điều cần phải chu toàn để thực hiện ư Thiên Chúa, đó là đường dẫn người ta đến Đấng Cứu Thế và làm cho người ta nên công chính. Những thượng tế và các kỳ lăo đă không tin theo đường đó, ngược lại những người thu thuế và gái điếm đă tin theo nhờ lời giảng của Gioan Tẩy Giả.

 

9/ “C̣n các ông…”

Sau khi xem thấy điều đó, những thượng tế và kỳ lăo đă thấy lối sống đạo đức của Gioan Tẩy Giả và đă được nghe những lời ông giảng dạy, đồng thời họ cũng đă được chứng kiến những người thu thuế và gái điếm, thế mà họ vẫn không nhúc nhích ǵ. Họ đă cứng ḷng tới mức không lay chuyển được.

 

Điều này muốn nói tới những người sống đạo đức giả vụ h́nh thức mà không để tâm trí đến việc hoán cải đời sống và thánh hoá bản thân, mặc dù họ đă từng được nghe giảng dạy, từng chứng kiến những gương lành và những ơn trở lại của người khác.

 

III. ÁP DỤNG

 

A/ Áp dụng theo Tin Mừng:

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta có một đời sống đạo đích thực bằng cách biết lắng nghe và tuân giữ lời Chúa trong đời sống hằng ngày.

 

B/ Áp dụng thực hành:

 

1/ Nh́n vào Chúa Giêsu

a) Xem việc Chúa làm:

Chúa Giêsu đă khéo léo tŕnh bày dụ ngôn này nhằm mục đích giúp người nghe tự rút ra kết luận (Họ đáp: người con thứ nhất) người nghe đây lại là các thượng tế và các kỳ lăo mà dụ ngôn đang nhắm tới. Phương pháp tŕnh bày dụ ngôn này cũng giống như tiên tri Nathan kể cho Davit để sữa lỗi ông (2Sm 12) hoặc dụ ngôn chủ nợ (Lc 7, 41-43). Chúng ta noi gương Chúa dùng phương pháp này trong vệc dạy dỗ hướng dẫn và cải hoá tha nhân.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho”: Hằng ngày, nhất là hôm nay, Chúa vẫn gọi chúng ta đi làm vường nho cho Chúa qua các việc bổn phận, các việc bác ái từ thiện:

+ Ta hăy thưa vâng rồi nỗ lực và chăm chỉ thực hiện sự vâng đó.

+ Nếu trót thưa không hoặc thưa có rồi không đi làm: hăy hối hận và đi làm

 

“Ai trong hai người con đă làm theo ư Cha ḿnh”: Chúa thường đặt câu hỏi tương tự như vậy với mỗi người chúng ta, để đ̣i hỏi quyết định phải lực chọn cho phù hợp với tiếng lương tâm chân chính của ḿnh.

 

“Những người gái điếm và thu thuế sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Chúa muốn nhắc chúng ta đừng khinh thường hay thất vọng về những người khô khan, xấu xa, tội lỗi, bởi v́ sẽ có lúc họ đón nhận ơn Chúa để hoán cải và hoàn thiện cuộc sống. Bổn phận của chúng ta là phải nâng đỡ những người đó.

 

“V́ Gioan đă đến với các ông trong đường công chính”: Chúa muốn cảnh giác v́ chúng ta không chịu nh́n nhận những gương lành của tha nhân, đă không chịu nghe theo những lời giảng dạy của Giáo Hội, của những người trên, để hoán cải và hoàn thiện đời sống của ḿnh.

 

2/ Nh́n con người biết hối hận:

Việc hối hận đổi mới con người chúng ta. Việc này không phải chỉ thực hiện một lần rồi xong nhưng v́ con người chúng ta yếu đuối, chúng ta sẽ phải lập lại vệc đó suốt đời.

 

3/ Nh́n vào con người thưa vâng rồi không đi:

+ Chúng ta hăy kiểm điểm lại tiếng vâng của chúng ta đối với Chúa, nhất là đối với ba lời khuyên Phúc Âm.

+ Ta muốn người khác giữ lời hứa với ta. Vậy ta cũng đừng thất hứa với Chúa.

 

 

12. Thái độ vâng phục

 

Thomas Mertin mồ côi cha mẹ lúc lên mười sáu tuổi, hai mươi tuổi ông theo Đảng Cộng Sản, lúc hai mươi ba tuổi th́ trở lại đạo Kitô, hai mươi bốn tuổi làm phóng viên cho tuần báo New York, sau khi nghỉ phóng viên đến hai mươi sáu tuổi từ bỏ mọi sự cuốn gói đi theo Chúa.

 

Thomas Mertin đến ở nhà Ḍng Kentucky và trở thành tu sĩ sống đời chiêm niệm. Trong tập sách tự thuật về "Cuộc Đời Của Ḿnh", Thomas mô tả lại những bước đầu tiên của cuộc trở lại như sau:

 

Lúc đó tôi vừa mới xong trung học và đang dùng xe lửa để đi thăm khắp nơi Âu Châu với một cuộc sống khá phung phí. Một hôm nằm trong khách sạn, tôi chợt ư thức về những tội lỗi của ḿnh, tất cả mọi sự qua đi thật nhanh. Tôi như được soi sáng để nh́n biết sự khốn cùng của tâm hồn tôi. Tôi nhất định thoát ra khỏi hoàn cảnh này, khỏi những ồn ào và lần đầu tiên Thomas Mertin đă ư thức là ḿnh đă có kinh nghiệm cầu nguyện, cầu nguyện để xin Thiên Chúa giải thoát ḿnh khỏi mọi ràng buộc.

 

Bài Phúc Âm hôm nay xem ra như người con thứ nhất nói không đi rồi lại đi, anh ta có một thái độ thay đổi cách tự động máy móc. Nhưng trong thực tế, trong đời sống thiêng liêng của mỗi người chúng ta, cần phải có thời gian cùng với những lời cầu nguyện, xin Chúa thương nâng đỡ chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi hoàn cảnh hiện tại là đang sống trong tội lỗi, đam mê của xác thịt. Mỗi người cần phải ăn năn trở lại, cần phải thưa vâng với Lời Chúa mời gọi, v́ không ai có thể nói là ḿnh đă hoàn toàn thưa vâng với Chúa.

 

Mỗi người đều cảm thấy nhiều khó khăn làm ḿnh khó trở lại, khó chấp nhận với hoàn cảnh hiện tại của ḿnh, cảm thấy trống vắng và muốn thay đổi, cảm thấy có một sự không ổn nào đó trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Đó là bước đầu tiên của tiến tŕnh trở lại cùng Chúa. Rồi một biến cố nào đó đánh động và mở ra một quyết định, một bất ngờ như Thomas Mertin đang ở trong khách sạn, bất ngờ cảm thấy sự khốn cùng của ḿnh và muốn vượt ra khỏi sự khốn cùng ấy.

 

Nói theo ngôn ngữ thần học th́ đây là giây phút của ân sủng đánh động, mời gọi chúng ta trở về với Ngài để đời sống chúng ta được ăn khớp với lời dạy của Chúa. Cuối cùng cần phải có một quyết định cụ thể để thực hiện một việc làm theo hướng đi mới. Mỗi ngày chúng ta cần cầu nguyện nhiều và tiếp xúc thân mật với Chúa để xin Chúa ban ơn soi sáng cho chúng ta có một quyết định dứt khoát theo đúng hướng đi mà Chúa muốn chúng ta tiến bước. Hơn nữa, mỗi ngày chúng ta cần trở về với Chúa và thưa với Chúa "Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ư Chúa".

 

Xin Chúa soi sáng giúp con nhận ra thánh ư Chúa trong những việc làm hàng ngày, trong những biến cố xảy ra trong đời sống của con và xin Chúa ban cho con được ơn can đảm chu toàn đến cùng, xin Chúa ǵn giữ mỗi người trong đức tin mà chúng con tuyên xưng qua kinh Tin Kính.

 

 

13. Thánh ư Chúa

 

Với lời mời gọi: Hôm nay, con hăy đi làm vườn nho cho cha, chúng ta cùng nhau xét lại thái độ của chúng ta đối với thánh ư Thiên Chúa.

 

Thiên Chúa luôn kêu mời chúng ta.

Rất có thể khi nghe biết được lời mời gọi ấy, chúng ta đă mau mắn xin vâng, nhưng rồi sau đó lại chẳng hề làm điều Chúa truyền dạy. Chúng ta chỉ nói mà không làm, chỉ ước muôn mà không dám chấp nhận mạo hiểm và dấn thân. Đó là truờng hợp của người con thứ trong dụ ngôn, tượng trưng cho các thượng tế và kỳ mục.

 

Cũng có thể là khi nghe biết được lời mời gọi của Chúa, chúng ta đă từ chối, nhưng rồi sau đó chúng ta hối hận, nên đă đi làm. Đó là trường hợp của người con trưởng, tượng trưng cho những kẻ thu thuế và gái điếm.

 

Khi so sánh các thượng tế và kỳ mục cới những kẻ thu thuế và gái điếm, mà chân lư lại thuộc vào hạng người thứ hai này, th́ rơ ràng cuộc đấu tranh giữa Chúa Giêsu và giai cấp lănh đạo tôn giáo thời báy giờ đă đi tới chỗ quyết liệt.

 

Qua đó chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu rất ghét sự giả h́nh của những kẻ nói mà không làm: họ nói th́ nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, hay làm ngược lại những ǵ ḿnh đă nói: họ nói vậy mà không phải vậy đâu. Đồng thời Ngài luôn yêu thích sự thành thật của những người làm theo ư muốn Chúa Cha..

 

Đây không phải là lần thứ nhất Chúa Giêsu để cao giá trị của việc thực thi thánh ư Thiên Chúa. Ngài cũng đă từng khẳng định:

- Không phải những ai nói rằng lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, chỉ những ai chu toàn thánh ư Chúa Cha, Đấng ngự ở trên trời, th́ mới được vào mà thôi.

 

Các thượng tế và kỳ lăo đă làm rất nhiều việc, nào là cầu kinh, nào là dâng tiến lễ vật, nào là chăm sóc và hướng dẫn cộng đoàn Dân Chúa, không thể trách cứ họ được điều ǵ trong việc tuân giữ lề luật. Về phương diện này, họ là những mẫu gương sáng chói.

 

Thế nhưng, họ có thực sự làm những việc ấy v́ Chúa và cho Chúa không? Các việc ấy có giúp họ t́m kiếm và thức thi thánh ư Chúa không? Hay chỉ giúp họ t́m kiếm chính ḿnh, tạo cho họ niềm tin vào công đức của ḿnh mà chểnh mảng với những đ̣i hỏi của lời Chúa, đó là sám hối và tin vào Phúc Âm, đó là thực thi những lệnh truyền của Tin mừng.

 

Họ có thể trung thành với mọi h́nh thức tôn giáo, nhưng lại không làm theo ư muốn của Chúa. Do đó, truớc mặt Chúa, họ chẳng làm được việc ǵ.

 

Trái lại, kẻ thu thuế và gái điếm, khi đă tin nhận Chúa Giêsu và đón nhận sứ điệp của Ngài mà trở về cùng Thiên Chúa, th́ họ thực sự là những người đă làm theo ư muốn của Thiên Chúa. Hậu quả là họ sẽ được vào Nước Trời trước những vị kia.

 

Với chúng ta th́ sao? Ngày hôm nay, Chúa muốn nói ǵ với tôi và tôi phải làm ǵ để đáp trả lời mời gọi của Chúa?

 

Như những người đi rừng phải chú ư tới những tiếng động hết sức nhỏ, nhờ đó biết được sự có mặt của một người hay một vật nào khác. Cũng vậy, tôi phải chú ư tới những tín hiệu rất nhỏ mà Chúa gửi đến qua những người tôi gặp gỡ, qua những biến cố xảy ra chung quanh tôi.

 

Tôi t́m dấu chân Ngài và tôi lắng nghe tiếng nói của Ngài trong những sự việc rất tần thường của cuộc sống. Tôi không cần phải ĺa bỏ thế gian để đi t́m kiến Chúa, bởi v́ Ngài có mặt ở đó, ngay giừa ḷng cuộc đời chúng ta.

 

Người không đ̣i hỏi tôi phải làm những công việc rạng rỡ. Như các thượng tế và kỳ mục, có thể tôi đă làm rất nhiều, nhưng lại bỏ qua một việc chính yếu, đó là thực thi công bằng bác ái.

 

Như thánh nữ Têrêsa, tôi muốn đi trên con đường nhỏ, tôi muốn làm những công việc tầm thường một cách phi thường v́ ḷng yêu mến Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ trở thành những con én, góp phần làm nên mùa xuân của Giáo Hội, hay trở thành những Têrêsa nhỏ, làm mưa hoa hồng xuống cho nhân loại.

 


14. Nói làm

 

Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói tới hai loại người qua h́nh ảnh hai người con: Người con thứ nhất, bảo đi làm th́ nói không đi, nhưng rồi lại làm như ư người cha. Người con thứ hai, gọi dạ bảo vâng, nhưng rồi không chịu đi làm. Rồi chính Chúa đă giải thích cho chúng ta biết: người con thứ nhất ám chỉ những người thu thuế và những người đàng điếm, hai loại người này bị xă hội Do Thái khinh miệt nhất. Những người thu thuế bị khinh miệt v́ họ cấu kết với ngoại bang để bóc lột đồng bào ḿnh. V́ thế dân chúng oán ghét họ và liệt họ vào hạng người phản quốc, bỏ đạo và không thể ăn năn hối cải. C̣n những ả giang hồ th́ thời nào cũng vậy, đều bị xă hội khinh miệt sát đất, coi họ là hạng người xấu xa, làm dơ bẩn xă hội, và cũng không thể được cứu rỗi.

 

Ngược lại, người con thứ hai, ám chỉ những thượng tế, kinh sư và Pharisêu thời ấy, là những người tự xưng ḿnh là đạo đức, công bằng, trong sạch, nhưng là thứ đạo đức, công bằng, trong sạch giả h́nh, bôi bác. Ngoài miệng th́ nói hay lắm, nhưng không thực thi điều ḿnh nói. Đó là những người “ngôn hành bất nhất”: nói mà không làm.

 

Nhưng tại sao Chúa lại nói với các thượng tế, kinh sư và Pharisêu: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước trời trước các ông”? Bởi v́ những thượng tế, kinh sư và Pharisêu khi Chúa giảng dạy, không chịu nghe, coi thường lời Chúa, không ăn năn sám hối. C̣n những người thu thuế và gái điếm, khi được Chúa kêu gọi, họ đă thành tâm sám hối. Chúng ta thấy: những người nói sẽ làm, rồi lại không làm, là loại người đáng trách. C̣n những người nói không làm, rồi lại làm, là loại người đáng khen.

 

Chúng ta biết: từ tư tưởng đến lời nói và tới việc làm là cả một đường dài xa xăm. Thực vậy, một khuôn vàng thước ngọc, dù có hay mấy mà không đem ra thực hành th́ cũng là không hay và vô ích. Cũng thế, có tư tưởng hay mà không đem thực hành th́ cũng như một bông hoa không bao giờ kết trái. Chúng ta vẫn nói: “Ăn vóc học hay”: ăn để mà học, học để mà biết, biết để mà làm. Không biết th́ không thể làm ǵ được, chỉ c̣n biết đứng dựa cột mà nghe. Nhưng biết mà không làm th́ lấy ǵ minh chứng cho sự hiểu biết ấy? Biết mà không làm th́ giống như người đầy tớ đem chôn nén bạc và bị xét xử. Hơn nữa, biết mà lại cứ làm sai th́ càng bị xét xử nặng hơn. Cho nên, đă biết th́ làm, cả hai đi song song nhau, hỗ trợ nhau, th́ mới hữu dụng, hữu ích. Nhưng thực tế, trong xă hội, chúng ta thấy có những người biết mà không làm, hoặc nói th́ rất hay nhưng lại không chịu làm.

 

Câu nói: “Năng thuyết bất năng hành”: hay nói mà không hay làm, hoặc nói được làm không là như thế. Ở đời này, hơn thua nhau ở chỗ lư thuyết và thực hành: một lư thuyết dù hay mấy mà không đem ra thực hành th́ cũng vô ích. Nhưng tại sao chúng ta nói mà không làm? Có thể là v́ chúng ta không có khả năng hành động, có thể là v́ chúng ta chống đối, bất tuân không muốn làm, có thể là v́ việc làm đó không đem lại lợi ích ǵ cho chúng ta. Tuy nhiên, nói mà không làm th́ lời nói không có giá trị và về sau người ta không tin lời chúng ta nói nữa. Cũng thế, “đức tin không việc làm là đức tin chết”. Cho nên, có đạo lư đúng và hay chưa đủ mà c̣n cần phải sống và thực hành th́ mới minh chứng được đạo lư đó đúng hay sai.

 

Bài Tin Mừng nhắc nhở chúng ta hăy xét lại, hăy nh́n lại: lời nói và việc làm của chúng ta có đi đôi với nhau không? Chúng ta yêu cầu người khác phải sửa sai, nhưng chính chúng ta có biết tự sửa sai không? Chúng ta phê b́nh người khác, nhưng chúng ta có rờ lên gáy ḿnh không? Hay là chúng ta thấy cái rác trong mắt người mà không thấy cái xà trong mắt ḿnh? Hay là “chân ḿnh th́ lấm mê mê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”? Trong phạm vi gia đ́nh, thật không ǵ tai hại cho bằng nói mà không làm: chúng ta bảo con cái phải biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, nhưng chúng ta th́ lại cứ ăn thua đủ, không ai nhường ai. Chúng ta bảo con cái phải sống thành thật, nhưng chúng ta lại cứ quanh quéo, gian dối với người khác. Trong đời sống đạo đức cũng vậy, liệu tâm hồn chúng ta có phải là tâm hồn Kitô đích thực không? Liệu đời sống của chúng ta có phải là một thể hiện những ǵ chúng ta tuyên xưng không? Hay chúng ta chỉ có cái vỏ Kitô bên ngoài? Nếu chúng ta sống như vậy, chúng ta hăy coi chừng, chúng ta sẽ bị Chúa cảnh cáo: những người khác sẽ vào nước trời, c̣n chúng ta th́ sao?

 

 

15. Không và có

 

Một chàng thanh niên đang đi kiếm mấy món hàng cần dùng trong siêu thị, anh để ư thấy một bà cụ cứ chăm chú nh́n ḿnh. Thoạt tiên, anh phớt lờ, nghĩ rằng chẳng có ǵ và tiếp tục đi kiếm hàng. Khi anh đến quầy tính tiền, lại gặp bà cụ đang đứng ở đó. Anh lịch sự nhường cho bà đứng xếp hàng phía trước anh. “Xin cậu thứ lỗi”, bà nói, “Tôi thành thật xin lỗi đă nh́n chăm chú vào cậu, v́ trông cậu rất giống người con trai của tôi vừa mới qua đời”. Động ḷng trước bà cụ đáng thương, chàng thanh niên nói: “Thật đáng tiếc, má à. Con có thể làm được ǵ để giúp má không”? Bà cụ mỉm cười trả lời: “Cậu biết cái ǵ làm cho má cảm thấy an ủi hơn không? Con trai của má thường đi sắm đồ chung với má. Khi má ra về, cậu ấy thường nói: “Tạm biệt, Má”, Cậu có thể nói như vậy giống như con trai của má đang đứng ở đây với má thêm một lần nữa được không?” - “Được chứ, con rất vui vẻ nói mà, đâu có sao!” chàng thanh niên đơn sơ trả lời.

 

Sau khi gom tất cả mọi món đồ từ quầy tính tiền đặt vào bao, bà cụ ra về. Chàng thanh niên lớn tiếng chào, “Tạm biệt, Má!” Bà cụ mỉm cười, quay lại vẫy tay từ biệt. Rồi chàng thanh niên lấy những món đồ đă chọn từ trong giỏ để lên quầy tính tiền. Cô thâu ngân tính toán, rồi đưa hóa đơn cho anh. Tổng cộng là 140 đôla. Chàng thanh niên giật ḿnh: “Xin lỗi cô, cái hoá đơn đâu có đúng. Tôi chỉ mua có vài món hàng. Nó chưa đến 25 đôla”. Cô thâu ngân liền đáp: “Má của anh đă nói với tôi rằng anh sẽ trả cho bà mà”. Chàng thanh niên lịch sự đă không biết đến những khía cạnh phức tạp, đen tối của trái tim con người. Ngay cả những người già cũng có thể lừa đảo bằng những lời gian dối quanh co!

 

Con người là tạo vật phức tạp. Phức tạp trong trái tim. Phức tạp trong đời sống. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói lên sự phức tạp trong trái tim con người qua dụ ngôn hai người con. Người cha thương lượng với hai anh em về việc đi làm trong vườn nho. Một người từ chối không đi làm, nhưng đă đi. Người kia chấp nhận đi làm, nhưng lại không đi!

 

Trong cuốn “The Cultural World of Jesus”, John J. Pilch nói rằng một nhà truyền giáo ở Trung Đông đă thường dùng dụ ngôn hai người con để chia sẻ Phúc Âm với những người dân làng nơi ông đến thăm viếng, và hỏi họ: “Người con nào tốt hơn?” Đại đa số đă trả lời người con thứ hai thưa vâng nhưng đă không đi làm vườn nho là người con tốt hơn. Sự trả lời của người con này đă làm vinh danh và kính trọng người cha. Đây là điều người cha muốn được nghe. Đối với người Trung Đông, danh giá là chủ yếu, c̣n việc người con có đi làm hay không chỉ là vấn đề phụ thuộc.

 

John Pilch nói tiếp: “Hăy nhớ rằng đời sống ở Trung Đông là đời sống cộng đồng. Giá trị chủ yếu của nền văn hoá này là danh giá cần phải được công bố công khai. Câu chuyện đối thoại giữa người cha và hai người con trong dụ ngôn này không xảy ra ở nơi riêng tư, nhưng ở nơi công cộng, dưới sự quan sát và lắng nghe của nhiều người trong làng. Giống như con cháu của họ ngày nay, những người dân làng Trung Đông trong dụ ngôn ưa thích người con biết kính trọng người cha mặc dù không vâng lời hơn là người con bất kính nhưng vâng lời”.

 

Trong nền văn hoá Trung Đông, đối với John Pilch, danh dự của người cha được quần chúng xác nhận qua lời tuyên bố công khai của con cái. Người con thưa vâng đă trả lời một cách kính trọng, và trong sự phán đoán của quần chúng, lệnh của người cha có giá trị, danh dự của ông được bảo vệ. Ngược lại, người con thưa không đă phỉ báng và công khai hạ nhục uy tín của người cha. Nhưng John Pilch cũng xin lưu ư ở điểm này: “Chúa Giêsu đă không hỏi người con nào thể hiện danh giá của người cha? Người hỏi: “Người con nào đă làm theo ư muốn của người cha?” Những người Trung Đông hiện đại cũng chấp nhận phán đoán của khán giả lắng nghe lời Chúa: “Người con thứ nhất”, là người nói không, nhưng đă hối hận và đi làm việc. Họ nh́n nhận tầm quan trọng của sự vâng lời, nhưng cũng coi trọng cả danh dự nữa”.

 

Sự phức tạp trong dụ ngôn này là điều rắc rối trong trái tim của con người. Người con thứ nhất thật ḷng không muốn đi, thưa không, nhưng nghĩ lại đă ân hận v́ làm sỉ nhục danh giá của cha, đành đổi ư, ra đi làm việc. C̣n người con thứ hai chỉ muốn giữ danh giá bề ngoài cho cha, thưa vâng cho qua chuyện, rồi không giữ lời hứa. Hứa bằng lời nói thôi cũng chưa đủ, phải có hành động cụ thể.

 

 

16. Không và có

 

Một linh mục phó xứ quyết định mở khoá học Thánh Kinh vào mỗi buổi tối Chúa nhật. Sau thánh lễ 8 giờ sáng, ngài yêu cầu giáo dân ở lại để tŕnh bày ư tưởng về nhóm học Thánh Kinh. Sau khi cắt nghĩa chương tŕnh, ngài hỏi, “Quư ông bà anh chị em có nghĩ rằng chúng ta nên mở khoá học Thánh Kinh trong họ đạo vào mỗi tối Chúa nhật không?” Có tất cả 54 người giơ tay đồng ư, tán thành ư tưởng đạo đức này. Sau đó, trở về nhà xứ, ngài tŕnh bày với cha xứ về sự hưởng ứng nhiệt liệt của giáo dân đối với dự tính của ngài. Cha xứ đă lắng nghe, rồi nhẹ nhàng nói: “Có lẽ cha nên đặt lại câu hỏi”. Sáng Chúa nhật tuần sau, cũng sau thánh lễ, ngài xin giáo dân ư kiến, và đặt lại câu hỏi: “Có bao nhiêu người sẽ dự buổi học Thánh Kinh tối nay?” Thật tuyệt vọng, cha phó đă đếm được bốn người giơ tay.

 

Đối với lời mời gọi đi làm vườn nho của Thiên Chúa, hôm nay chúng ta cũng tự hỏi ḿnh, chúng ta là người con nào? Sự phức tạp trong tâm hồn của con người c̣n có thể tạo ra nhiều thái độ hơn nữa. Xin nêu lên 4 thái độ điển h́nh:

 

1. Thưa không với Thiên Chúa, nhưng sau đó đă đi làm: Theo John Pilch, những người thu thuế và đĩ điếm đă có thái độ giống như người con thứ nhất. Lúc ban đầu họ đă nói không với Thiên Chúa, nhưng khi Gioan Tẩy giả rao giảng, họ đă sám hối, trở lại và hành động vui ḷng Thiên Chúa.

 

Thánh Phaolô là một gương sáng. Khi Phaolô mới nghe biết về Chúa Kitô, về Phúc Âm và những môn đệ của Người, ông đă chống lại họ bằng mọi cách. Phaolô hoàn toàn cự tuyệt, bắt bớ và huỷ diệt Phúc Âm cùng Giáo Hội của Người. Tuy nhiên điều này hoàn toàn vô ích. Một ngày nọ, Đức Kitô đă gặp ông trên đường đi Damascus. Phaolô đă sám hối, thay đổi, và trở thành một con người mới, với trái tim và tinh thần mới. Phaolô đă sống suốt cuộc đời c̣n lại để thưa vâng với Thiên Chúa.

 

2. Thưa vâng với Thiên Chúa, nhưng sau đó đă không đi làm: Theo John Pilch, các thầy thượng tế và các bậc kỳ lăo Do Thái đă có thái độ giống như người con thứ hai. Họ thích tôn trọng danh giá bề ngoài. Họ đă nghe lời kêu gọi sám hối của Gioan tẩy giả và nh́n thấy những người thu thuế, tội lỗi ăn năn trở lại. Họ làm bộ ưng thuận bằng những lời lẽ tôn vinh và kính trọng Thiên Chúa, nhưng đă không thể hiện điều ǵ trong cuộc sống.

 

Trong cuốn tiểu thuyết “The Fall” của Albert Camus, có một cảnh diễn tả một chàng luật sư đáng kính đang bước đi trên đường phố Amsrerdam. Anh nghe rơ một tiếng kêu la giữa đêm tối. Anh nhận ra một người đàn bà đă ngă xuống đất, đang bị đẩy xuống ḍng sông, và đang kêu la xin cầu cứu. Rồi những tư tưởng chợt đến trong tâm trí: “Dĩ nhiên tôi phải ra tay giúp đỡ, nhưng… một luật sư nổi tiếng lại can dự vào vụ này? Những người liên can đến vụ này là ai?..., Và sự nguy hiểm cho tính mạng ḿnh là ǵ? Sau cùng, ai biết được chuyện ǵ đang xảy ra ở đó. Vào lúc anh đang chần chờ suy tính th́ đă quá trễ. Anh tiếp tục bước đi, và tạo ra đủ mọi lư lẽ để biện minh cho sự thất bại, không hành động của ḿnh. Nhưng, Camus, trong một hàng chữ bi đát đă kết luận như sau: “Anh ta đă không đáp trả tiếng kêu xin cầu cứu. Đó là con người của anh?”

 

3. Nhất quyết thưa không với Thiên Chúa:

Đây là loại người có thái độ cương quyết nói không với Thiên Chúa từ ban đầu cho đến cuối đời, trong cả lời nói lẫn hành động. Họ sống cả cuộc đời từ chối và chống lại sự hiện hữu của Thiên Chúa.

 

4. “Con Người” luôn nói thưa vâng với Thiên Chúa:

Con Người luôn nói thưa vâng với Thiên Chúa từ ban đầu cho đến phút cuối, trong lời nói cũng như hành động, đó là Chúa Giêsu Kitô. Người đă dâng hiến tất cả mọi vinh quang và hạnh phúc cho Thiên Chúa. Người là khuôn mẫu hoàn hảo của chúng ta.

 

Người đă được thánh Phaolô diễn tả bằng những đoạn tuyệt vời nhất trong lá thư gửi cho tín hữu Philipphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như trần thế. Người lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự”.

 

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi làm vườn nho nước trời, nhưng Ngài cũng đ̣i hỏi chúng ta một sự lựa chọn triệt để: “Để được Nước Trời, người ta phải cho tất cả, và lời nói không đủ, c̣n cần phải có những hành động nữa”. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có thái độ giống Chúa Giêsu: một tiếng “thưa vâng” trong lời nói và hành động suốt cuộc đời.


 

17. Suy niệm của nhóm Đồng Hành

 

Chi Tiết Hay

 

Khung cảnh: Các thượng tế và kỳ lăo trong dân chống đối Chúa, đụng độ nảy lửa, làm họ nhất tâm bắt giết Chúa.

 

Một nhà truyền giáo kể lại dụ ngôn này cho dân miền Tiểu Á, nhưng đổi câu hỏi thành "Đứa con nào ngoan hơn?" th́ đa số mọi người trả lời là đứa nói vâng mà không làm vẫn ngoan hơn. Đân đó, cũng như người Việt, trọng cử chỉ lễ giáo, nên thà nói năng lễ độ mà không làm c̣n hơn là có làm nhưng nói hỗn hào. V́ vậy Chúa hỏi ai thi hành, chứ không hỏi ai ngoan hơn.

 

(c.31) Người thu thuế xấu xa v́ hay gian dối, hơn nữa lại lấy tiền của người Do Thái đem nộp cho kẻ ngoại bang dô hộ là dân La Mă.

 

Giới đĩ điếm xấu không phải chỉ v́ tội tính dục mà c̣n v́ hầu hạ kẻ thù La Mă.

 

Đứa con nói ngang nhưng rồi hối hận và làm, là h́nh ảnh của ai? Là kẻ có tội, như giới thu thuế và đĩ điếm; hay là dân ngoại; ngày nay có thể là những nhóm không được đa số xă hội chấp nhận.

 

Câu chuyện chỉ nói đứa con đó hối hận và ra đi, chứ không nói làm hay làm dở thế nào. Vậy điểm chính là ăn năn và có ư muốn làm, chứ không tùy thuộc vào kế quả công việc.

 

C̣n đứa nó vâng mà không làm là ai? Là giới tu sĩ và lănh đạo mà đang chất vấn Chúa; là dân Do Thái, dân Chúa nhưng không nhận biết Chúa; ngày nay có thể là các nhà lănh đạo tôn giáo hay chính trị nói hay nhưng không theo luật t́nh yêu của Chúa.

 

Một Điểm Chính

Điều quan trọng nhất trên đời là ta đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Kitô như thế nào. Ai làm theo thánh ư Chúa th́ sẽ được hưởng Nước Trời.

 

Suy Niệm

Ta lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, "Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho". Chúa gọi tôi làm ǵ?

 

Tôi theo Chúa bằng môi mép và bên ngoài, nhưng tôi có thật sự yêu mến anh chị em quanh tôi không?

 

 

18. Có và không

 

Một em bé ba tuổi cả ngày nghịch ngợm không ngoan ngoăn nên bà mẹ phạt bé phải đi ngủ sớm. Chú bé bỏ vào pḥng không một lời phản đối, nhưng chỉ ít phút sau, chú ta đi ra với một con thú nhồi bông, con heo đất và một ít quần áo... Thằng bé nói: "Con bỏ nhà đi đây". Ba nó hỏi: "Vậy th́ con làm ǵ khi bị đói?" "Con sẽ về nhà để ăn". "Ồ, vậy khi hết tiền rồi con làm ǵ?" "Th́ con về nhà xin thêm". "Vậy quần áo bẩn hết rồi con làm sao?" "Con mang về cho mẹ giặt". Nhiều người cũng vội nói, vội quyết định hoặc nói mà không làm theo đường lối của ḿnh.

 

Dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay là một dụ ngôn rất dễ hiểu. Đó là câu chuyện hai người con làm vườn nho cho cha. Một người trong họ hứa đi, nhưng thay đổi không đi; c̣n người kia nói không đi, nhưng thay đổi ư định của ḿnh nên đi làm. Chúa Giêsu hỏi: "Các con nghĩ sao? Ai là người làm theo ư người cha?" (Mt 21:28,31). Dĩ nhiên ai trong chúng ta cũng có thể trả lời được là người con đă thay đổi ư định của ḿnh nói không đi rồi đi làm vườn nho cho người cha.

 

Những người lănh tụ tôn giáo là những người Chúa Giêsu đă hỏi họ và họ cũng biết họ khó mà chấp nhận những giáo lư của Chúa Giêsu, v́ họ khó thay đổi cơi ḷng để làm theo ư Thiên Chúa. Cho nên Chúa Giêsu đă phải thốt nên: "Thật ta bảo thật cho các ngươi biết những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ngươi." (Mt 21:31) Tại sao? Bởi v́ những người lănh tụ tôn giáo tự cho ḿnh luôn luôn đúng, không sai lầm bao giờ nên họ không cần thay đổi và tin ai khác. Nói cách khác là họ sẽ không bao giờ để Chúa thay đổi họ. C̣n những người thu thuế, cao bồi du đăng và gái ăn chơi, họ nhận ra những ǵ họ cần phải thay đổi để sống tốt hơn trong mỗi ngày sống của họ.

 

Đây cũng là một bài học cho mỗi người chúng ta, v́ nhiều lúc chúng ta cũng trở nên những người tự măn. Như tự cho ḿnh là người Kitô hữu ngoan đạo, là người biết những ǵ Chúa mong đợi. Chúng ta cũng dễ dàng rơi vào t́nh trạng là Chúa không c̣n ǵ để nói với chúng ta nữa. Và rồi chúng ta nh́n thấy ḿnh giống như những người tự cho ḿnh là người công chính, thượng tế và luật sĩ trong bài Phúc Ân hôm nay.

 

Có người biết tất cả mọi câu trả lời về mọi khía cạnh về thần học. Nhớ hết đoạn nào, câu nào trong Thánh Kinh, và tất cả những bài Thánh Vịnh một cách thuộc ḷng và có thể viết lại tất cả những bài nguyện kinh ban sáng, trưa và tối không khó khăn chút nào. Nhưng chưa đủ, họ mới chỉ có nói. Họ cần thi hành Thánh ư Chúa Cha, cần đi làm vườn nho của Ngài. Sự cản trở lớn nhất cho việc Nước Chúa đến là do chính những người chỉ chuyên môn chúc tụng Chúa bằng môi miệng, nhưng không thực hành qua việc làm. Nếu chỉ bằng lời nói có thể cứu được nhân loại th́ trần gian này chính là thiên đàng. Rất nhiều Kitô hữu chỉ sống đạo bằng những lời hay, tiếng tốt hơn là thi hành những điều ḿnh nói, hoặc chỉ muốn bàn luận thật hay, nhưng không thấy hành động.

 

Lời Chúa chỉ có thể ăn sâu trong tâm hồn chúng ta, không phải qua những lời chúng ta nói, nhưng qua những cách thức chúng ta sống hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Những ǵ không tốt chúng ta thường có thói hay kêu lớn tiếng. Có như thế chúng ta mới cảm thấy những ǵ chúng ta cần thiết để thay đổi để chúng ta có thể đến gần Chúa hơn và xa tránh những ǵ làm cho chúng ta xa Chúa. Những người cảm thấy ḿnh không cần thay đổi lại chính là những người cần phải sửa đổi nhiều nhất.

 

Thời đại mà chúng ta đang sống được gọi bằng nhiều tên gọi. Ít năm trước đây, một triết gia cho rằng thời đại chúng ta là thời đại “có và không". Triết gia đó viết như sau: "Đây là thời đại của sự lưỡng lự, không quyết định. V́ câu trả lời của chúng ta thường nằm trong lănh vực giữa có và không. Vả lại, chiều hướng câu trả lời của chúng ta cũng nằm giữa sự khả quyết và không khả quyết.

 

Trong Chúa Giêsu không có vấn đề "vâng và không". Nhưng trong Ngài luôn luôn là tiếng "xin vâng". Trong đền thánh, lúc 12 tuổi Ngài đă thưa "Vâng": Ta phải thi hành công việc của Cha Ta. Sự cám dỗ trong sa mạc: "Ta phải thực hiện ư muốn mà Đấng đă sai Ta." Giảng dạy tại Nararet: "Ta phải rao giảng sự công chính và tha thứ, cho dù họ muốn giết Ta." Trong vườn Giêtsemani: "Xin đừng theo ư Con, nhưng theo ư Cha." Trên đồi Canvê: "Xin tha cho chúng, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha."

 

"Vâng" lạy Chúa! Ư Chúa sẽ được thực hiện trên trần gian. Nhưng do ai? Do chúng con chăng? "Vâng," Lạy Chúa; chúng con phải thi hành thánh ư Chúa! "Vâng" lạy Chúa, chúng con phải "đi và làm vườn nho Chúa ngay hôn nay." "Vâng," lạy Chúa, chúng con phải thi hành điều Chúa dạy hơn là chúng con kêu lớn tiếng, để đáp lại điều mà Chúa dạy cho chúng con, nghĩa là chúng con phải yêu thương nhau như Chúa đă yêu thương chúng con.

 

 

19. Suy niệm của JKN

 

Câu hỏi gợi ư:

1. Khi giải quyết những vấn đề quan trọng, việc phân biệt điều chính điều phụ có quan trọng không? C̣n trong việc nên thánh, việc giữ đạo, việc vào nước Trời th́ sao? Điều nào là điều quan trọng nhất để nên thánh?

2. Đối với Đức Giêsu, thờ phượng Thiên Chúa, cầu nguyện và sống yêu thương, việc nào quan trọng nhất? Cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện?

 

CHIA SẺ

1. Cần phân định chính phụ trong việc sống đạo để nên thánh

Trên đời, biết bao người cùng nhắm một mục đích, nhưng đạt được mục đích lại chẳng mấy người! Lư do: người ta không biết điều nào chính, điều nào phụ. V́ thế, họ cứ làm những cái phụ thuộc, chẳng cần thiết hoặc ích lợi ǵ cho mục đích. Việc nên thánh, nên hoàn hảo cũng vậy. Biết bao Kitô hữu lấy việc nên thánh, nên hoàn hảo làm lư tưởng cho cả cuộc đời ḿnh, nhưng họ chẳng đi tới đâu. Họ có một cuốn Kinh Thánh chỉ cho họ đầy đủ con đường để nên hoàn hảo, nhưng họ lại không chịu đọc để xem cái cốt yếu hầu nên hoàn hảo là ǵ. Họ chỉ nghe người này nói thế này người kia nói thế nọ để bắt chước. Cuối cùng họ chẳng đạt được ǵ.

 

Nên thánh là việc chính yếu và quan trọng nhất của đời sống Kitô hữu. V́ thế, thiết tưởng người Kitô hữu cần nắm thật vững điều nào chính yếu và điều nào phụ thuộc trong việc sống đạo của ḿnh. Nếu không, họ giống như một người muốn nấu cơm, mà lại cứ dùng cát để nấu: dù có nấu muôn đời cũng chẳng thành.

 

2. Những người dẫn đường mù quáng

Theo thánh Mát-thêu th́ bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với «các thượng tế và kỳ mục trong dân» (Mt 21,23), tức những bậc thầy về tâm linh cho các tín hữu Do Thái giáo. Điều thật bất ngờ đối với chúng ta là Đức Giêsu dám nói thẳng vào mặt họ: «Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông». Những người thu thuế và các cô gái điếm vốn là những người bị những bậc «đạo sư» Do Thái ấy coi thường và loại bỏ ngay từ đầu ra khỏi «Nước Thiên Chúa» theo quan niệm của họ. Lúc nào họ cũng chắc mẩm rằng họ là đối tượng ưu tiên của Nước Trời. V́ thế, câu Đức Giêsu nói làm cho họ bật ngửa. Điều thật mỉa mai là: họ là những bậc thầy chỉ dẫn người ta vào Nước Trời, thế mà chính họ lại được vào đấy sau cả bọn đĩ điếm. Lư do: họ là «những kẻ dẫn đường mù quáng» Mt 23,16), «là những người mù dắt người mù» (Mt 15,14).

 

Tại sao? V́ họ chuyên quan trọng hóa những điều phụ thuộc, c̣n những điều chính yếu và quan trọng nhất th́ họ không thèm để ư tới. Đức Giêsu nói về họ: «Các người bảo: Ai chỉ Đền Thờ mà thề, th́ có thề cũng như không; c̣n ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, th́ bị ràng buộc. Đồ ngu si mù quáng! Thế th́ vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn?» (Mt 23,16-22); «Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, th́ là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lư, t́nh thương và sự thành thật» (Mt 23,23).

 

Rút kinh nghiệm quá khứ, thiết tưởng để nên thánh, chúng ta nên đọc kỹ Kinh Thánh để nghe chính Đức Giêsu chỉ dẫn cho những điều cốt yếu, và nên dựa trên những ǵ mà bản thân chúng ta xét thấy hợp lư. Đừng thuần túy dựa vào ư kiến hay chỉ dẫn của người khác.

 

3. Đức Giêsu chỉ cho chúng ta bí quyết để nên thánh

 

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hé mở cho chúng ta bí quyết hay điều cốt yếu phải làm để nên thánh qua dụ ngôn hai người con: một người nói ḿnh sẽ làm theo ư cha ḿnh, nhưng lại không làm, c̣n người kia không nói mà làm. Người không nói mà làm mới là kẻ làm đẹp ḷng Cha. Rất nhiều chỗ trong Tin Mừng, Đức Giêsu cho biết điều chính yếu để nên thánh là thực hiện thánh ư của Thiên Chúa. Thiết tưởng đoạn sau đây là rơ ràng nhất: «Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng:"Lạy Chúa, nào chúng tôi đă chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: "Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!" Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay băo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, v́ đă xây trên nền đa» (Mt 7,21-27).

 

Tóm lại, điều chính yếu nhất để nên thánh và để vào nước Thiên Chúa chính là vâng theo thánh ư Thiên Chúa, tức thực hành những điều Đức Giêsu dạy. Vậy, chúng ta cần phải nắm thật vững thánh ư Thiên Chúa là ǵ, hay Đức Giêsu dạy ta điều ǵ? Hăy nghiêm túc đặt lại vấn đề này một lần cho cả cuộc đời để đi cho đúng đường, và đạt được mục đích của ḿnh là nên thánh. Nếu không, coi chừng kẻo chúng ta giữ đạo cả cuộc đời mà vẫn «sôi hỏng bỏng không», hay như «dă tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ», chỉ v́ điều quan trọng nhất th́ ta coi thường, c̣n điều phụ thuộc th́ chúng ta lại coi là tối quan trọng.

 

Đọc toàn bộ Tin Mừng, tôi thấy điều quan trọng nhất mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau; anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em» (Ga 13,34). Ngay câu kế tiếp, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của nó: «Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có ḷng yêu thương nhau» (Ga 13.35). Ngoài điểm chính ấy, th́ tất cả những điều khác, đều là phụ thuộc, và những điều phụ thuộc này dù quan trọng tới đâu th́ cũng chỉ là quan trọng hàng thứ yếu. Chính v́ thế, vào ngày phán xét, Đức Giêsu chỉ phán xét mọi người về một điều duy nhất: cách họ đối xử với tha nhân (x. Mt 25,31-46).

 

Chúng ta cần chú ư tới điều mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh, và những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng cũng phải nhấn mạnh giống như Đức Giêsu. Nếu điều quan trọng nhất lại không nhấn mạnh, mà lại nhấn mạnh những điều phụ thuộc, th́ họ cũng chỉ giống như những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng trong đạo Do Thái mà thôi.

 

4. Chúng ta đặt nặng và sống đúng điều quan trọng nhất chưa?

 

Điều quan trọng nhất trong Kitô giáo chính là sống yêu thương: trước tiên là yêu thương những người gần gũi ḿnh nhất (cha mẹ, vợ con, anh chị em…), rồi đến những người xa hơn một chút (bà con, lối xóm, bạn bè, người cùng cộng đoàn…), rồi mới đến những người xa hơn nữa (người quen, người gặp ngoài đường…), để rồi yêu thương không trừ một ai, kể cả kẻ thù của ḿnh (v́ họ cũng là con người, là h́nh ảnh và là con cái Thiên Chúa). Cần ghi ḷng tạc dạ điều quan trọng nhất ấy để thực hành. Tất cả những chuyện khác đều là thứ yếu - không có nghĩa là không quan trọng, mà chỉ là không quan trọng bằng - thường là phương tiện để giúp ta thực hành điều quan trọng nhất ấy.

 

Chẳng hạn việc thờ phượng Chúa và việc cầu nguyện. Đây là hai việc được coi là rất quan trọng trong Kitô giáo mà không một Kitô hữu nào được phép coi thường. Nhưng chúng ta không thể coi hai việc này quan trọng hơn điều răn quan trọng nhất là sống yêu thương được. Đọc hết Tin Mừng, tôi không hề thấy có chỗ nào Đức Giêsu nhấn mạnh đến việc thờ phượng Thiên Chúa hay cầu nguyện bằng hoặc như Ngài đă từng nhấn mạnh bổn phận phải yêu thương cả.

 

Qua câu «Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất b́nh với anh, th́ hăy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đă, rồi trở lại dâng lễ vật của ḿnh» (Mt 5,23-24), tôi thấy rơ rằng Ngài coi trọng việc thể hiện t́nh thương đối với đồng loại hơn cả việc thờ phượng Thiên Chúa nữa. Ngôn sứ Isaia c̣n cho thấy Thiên Chúa ghê tởm việc thờ phượng và cầu nguyện của những con người đối xử với đồng loại không ra ǵ: «Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đă trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nh́n; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. V́ tay các ngươi đầy những máu» (Is 1,14-15; nên xem hết cả đoạn Is 1,11-19). Hăy nghe Ngài kết án hết sức nặng nề những việc làm thiếu bác ái: «Ai giận anh em ḿnh, th́ đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em ḿnh là đồ ngốc, th́ đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. C̣n ai chửi anh em ḿnh là quân phản đạo, th́ đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt» (Mt 5,21-22). Trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu, Ngài có vẻ như cay cú với thầy tư tế và lê-vi đă bỏ mặc nạn nhân bị cướp trên đường v́ đă coi trọng việc thờ phượng và giữ những chi tiết trong luật Môsê hơn bổn phận bác ái là giới răn quan trọng nhất.

 

Cầu nguyện là để tiếp xúc với Thiên Chúa hầu nhận được sức mạnh của Ngài mà sống yêu thương anh chị em ḿnh. Nó là phương tiện cần thiết để đạt được mục đích là sống yêu thương. Đừng biến phương tiện thành mục đích mà quên mục đích đích thực phải thực hiện. Về việc thờ phượng Thiên Chúa, hăy bắt chước Đức Giêsu: cả đời chỉ thực hiện t́nh thương đến mức hy sinh cả mạng sống, và cuộc đời đầy yêu thương đó chính là hy tế thờ phượng Thiên Chúa đẹp ḷng Ngài nhất.

 

Đối với điều chính và điều phụ, lập trường của Đức Giêsu là: «Các điều này (điều chính yếu) vẫn cứ phải làm, mà các điều kia (điều phụ thuộc) th́ không được bỏ» (Mt 23,23c). Dẫu phải làm cả hai, nhưng vẫn phải phân biệt điều nào chính điều nào phụ để khi không thể làm được cả hai, th́ biết phải chọn lựa điều nào.

 

 

Cầu nguyện

Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Lạ thật! Biết bao người nói rằng họ theo Ta, nhưng những điều Ta khuyên hay yêu cầu họ làm th́ họ chẳng thèm làm. Họ cứ tưởng: họ bám theo Ta và lải nhải nịnh nọt Ta suốt ngày th́ Ta sẽ hài ḷng và như vậy mới là theo Ta. Họ làm như Ta là một bạo chúa chỉ thích nghe những lời nịnh nọt! Ta là Thiên Chúa, Ta có cần họ làm ǵ cho Ta đâu, thế mà họ lại cứ quan tâm đến Ta, đang khi anh chị em của họ ở ngay bên cạnh họ, rất cần họ yêu thương săn sóc - những người đó chính là hiện thân của Ta ở giữa họ - th́ họ chẳng thèm màng tới. Quả thật, họ đang làm những chuyện vô ích mà cứ tưởng là cần thiết».

 

 

20. Ngôn hành

 

Vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con khóc, đ̣i đi theo. Mẹ bảo:

- Con ở nhà rồi mẹ về làm thịt lợn cho con ăn!

Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ nói:

- Tôi nói đùa nó đấy mà!

Thầy Tăng Tử bảo “

- Nói đùa thế nào? Đừng khinh trẻ thơ không biết ǵ. Cha mẹ làm ǵ nó thường hay bắt chước. Nay ḿnh nói dối nó, chẳng là ḿnh dạy nó nói dối ư? Tăng Tử nói xong làm thịt lợn cho con ăn.

 

Chỉ v́ một lời hứa bông đùa của người vợ, mà thày Tăng Tử phải quyết định làm thịt lợn cho con ăn. Kẻ sĩ là như vậy đó! Người có nhân cách là thế đó! Một lời nói không đi đôi với việc làm là một lời nói vô giá trị.

 

Hôm nay Đức Giêsu kể dụ ngôn người cha sai con đi làm vườn nho. Người con thứ hai nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Người con thứ nhất từ chối, về sau hối hận nên lại đi. Đức Giêsu muốn ám chỉ các thượng tế và kỳ mục là người con thứ hai. Họ cho ḿnh là chu toàn lề luật, đạo đức hơn người, nhưng thực ra họ chỉ nói mà không làm. Họ bắt kẻ khác tuân giữ luật lệ nhưng chính họ lại tránh né. Họ chất lên vai dân chúng gánh nặng mà chính họ cũng không thể mang nổi. Tệ hơn nữa, họ đă tự măn đến độ không tin nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến.

 

Trái lại, người con thứ nhất được ví như các người thu thuế và những cô gái điếm. Họ là những người tội lỗi công khai, bị loại ra khỏi hội đường và bị gạt ra bên lề xă hội. Nhưng họ đă thành tâm hối cải và tin vào Đức Giêsu là cứu Chúa của họ. V́ thế, Người đă tuyên bố một câu đầy kinh ngạc cho các nhà lănh đạo Do thái giáo:”Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.

 

Như thế Nước Thiên Chúa là của những kẻ có niềm tin. Tin vào Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, tin vào Người là Con được Cha sai đến. Niềm tin ấy chỉ đáng tin khi nó được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Thánh Giacôbê khẳng định:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Đức tin không chỉ được tuyên xưng ngoài miệng, nhưng c̣n phải chứng minh bằng việc làm. V́ hành động cụ thể thuyết phục hơn lời nói suông. Những công tŕnh trước mắt có giá trị hơn những dự án viễn vông.

 

Đức Giêsu không bao giờ rao giảng những ǵ mà Người đă không thực hiện trước. Người dạy các môn đệ tránh xa thứ men giả h́nh của Pharisêu, là thái độ “ngôn hành bất nhất”, v́ “họ nói mà không làm”. Người đă từng tuyên bố:”Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, th́ tôi cũng làm việc”. Người hằng làm theo thánh ư Cha, và mong muốn chúng ta cũng hăy làm như vậy: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy; Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ư Cha Thầy”.