CN XXVI Thường niên A

Mt. 21, 28 - 32

28-9-2008

           

CN XXVI Thường niên         Lm PX. Vũ Phan Long, ofm                 02

CN XXVI Thường niên         Lm Carolô Hồ Bặc Xái                          07

CN XXVI Thường niên         Lm  Mark Link, SJ                                14

CN XXVI Thường niên         Lm  Augustine, SJ                               19

CN XXVI Thường niên         Lm Giuse Dinh Lập Liễm                     24

CN XXVI Thường niên         Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR 33-36

CN XXVI Thường niên         Lm Đaminh Trần Đ́nh Nhi                     40

CN XXVI Thường niên         Lm Ansgar Phạm T́nh                          45

CN XXVI Thường niên         Lm Trần Thanh Sơn                             48

CN XXVI Thường niên         Lm Giuse Nguyễn B́nh An                   52

CN XXVI Thường niên         Lm  Bênađô Nguyễn Tiến Huân            54

CN XXVI Thường niên         Lm JB Nguyễn Minh Hùng                   56

CN XXVI Thường niên         Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb          59

CN XXVI Thường niên         John Nguyễn                                         63

CN XXVI Thường niên         Đ.Ô. Đổ Văn Khả                                  69

CN XXVI Thường niên         Lm. Trọng Thưởng, CMC                      72

CN XXVI Thường niên         Lm. Louis Minh Nhiên, CMC                74

CN XXVI Thường niên         Lm. An Phong, OP                               78

CN XXVI Thường niên         Lm Giuse Đỗ Vân Lực, OP                    79

CN XXVI Thường niên         Lm Giuse Nguyễn Cao Luật, OP           83

CN XXVI Thường niên         Lm Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP    88

CN XXVI Thường niên         Manna                                                  91

CN XXVI Thường niên         Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm       94

 

 

 

Nghe và làm – dỤ ngôn hai NgưỜi con

 

Mátthêu 21,28-32

Qua bài dụ ngôn này, Đức Giêsu dạy chúng ta đừng phê phán về giá trị tôn giáo của người ta dựa theo một bảng phân loại các hạng người hoặc thể theo những cam kết về lư thuyết hay nguyên tắc.

Lm PX. Vũ Phan Long, ofm

I. NgỮ cẢnh

Nh́n vào dàn bài tổng quát của phân đoạn gồm các chương 21 và 22, ta nhận ra đặc tính bút chiến của ba dụ ngôn Đức Giêsu kể ra nhằm biện minh cho kế hoạch của Thiên Chúa:

1)     Dụ ngôn Hai người con (21,28-32) xác định trong Israel có những người tội lỗi thực sự v́ bất phục tùng.

2)     Dụ ngôn Những tá điền sát nhân (21,33-43) vạch trần kế hoạch sát nhân của người Do-thái và loan báo chương tŕnh của Thiên Chúa là sắp chuyển sứ mạng của người Do-thái cho Dân ngoại (c. 45 cho thấy rằng các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ, và như thế là gián tiếp nh́n nhận dự tính sát nhân của họ).

3)     Dụ ngôn Tiệc cưới hoàng gia (22,1-14) gom lại các dữ kiện của hai dụ ngôn trước (từ khước v́ bất phục tùng, sát hại người con trai, hủy diệt những kẻ sát nhân, kêu gọi những người khác).


Ba bài dụ ngôn này cũng được tŕnh bày tiệm tiến (làm việc, cung cấp hoa trái, đến dự tiệc).


Dụ ngôn Những người thợ làm vườn nho (20,1-16) đă nêu bật rằng Thiên Chúa không hề bị lệ thuộc hành vi con người; Ngài hoàn toàn tự do và tốt lành. Trong dụ ngôn Hai người con, Đức Giêsu cho thấy lần nữa rằng thi hành ư muốn của Thiên Chúa là một bổn phận không thể tránh né.

II. BỐ cỤc

Bản văn có thể chia làm hai phần:

1)     Dụ ngôn Hai người con (21,28-31a);

2)     Bài học (21,31b-32).

 

III. Vài điỂm chú giẢi

- Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai (28): Đức Giêsu hỏi ư kiến của các thính giả và cả các đối thủ của Người. “Người kia” tượng trưng Thiên Chúa; c̣n “hai người con” tượng trưng cho hai thành phần làm nên Dân Thiên Chúa vào thời Đức Giêsu: những người “tội lỗi”, không tuân giữ Lề Luật và các quy định của kinh sư, và những người “công chính” trung thành với tôn giáo chính thức, ở đây là các thủ lănh của Dân. Cả hai bên đều được gọi là “con” của Thiên Chúa.

 

- nó hối hận (30): Mt không dùng động từ “hoán cải” (metanoeô) mà là động từ khác, “hối hận” (metamelomai), chỉ có ở đây và ở 27,3 trong Mt, nhưng được dùng nhiều trong Bản LXX theo nghĩa là “quay trở về với Thiên Chúa” (Ed 14,22; Tv 105,45; Xh 13,17…).

 

- vào Nước Thiên Chúa trước các ông (31): Động từ proagô thường có nghĩa là “đi trước”, nhưng ở đây có nghĩa là “chiếm chỗ”. Đây là một kiểu nói A-ram.

 

IV. Ư nghĩa cỦa bẢn văn

 

* Dụ ngôn Hai người con (28-31a)

Cả hai người con đều được cha đề nghị với giọng thân t́nh là đi làm vườn nho cho ông. Phản ứng của họ hoàn toàn khác nhau. Người thứ nhất trả lời bằng một câu “Con không muốn” khô khan và bất lịch sự, nhưng rồi anh nghĩ lại và đi làm việc trong vườn nho. Người thứ hai đáp lại bằng một câu “Thưa ngài, con đi!” lịch thiệp và khả ái, nhưng anh không đi đến vườn nho và không động một ngón tay vào. Nơi người thứ nhất, lời nói th́ không thỏa đáng, nhưng hành động th́ tốt. Nơi người thứ hai, các lời nói th́ tốt, nhưng thiếu hành động.  Thế mà chắc chắc là không phải các lời nói nhưng các hành động mới có tính quyết định. Chỉ ai làm theo ư muốn của người cha, th́ mới thực hiện ư muốn của ông. 

 

Đức Giêsu kể dụ ngôn này cho “các thượng tế và kỳ mục trong dân” (21,23), v́ họ đă đến Đến thờ gặp Người mà hỏi về nguồn gốc của quyền Người. Trong cách đánh giá ví dụ được nêu ra, Đức Giêsu và các đối thủ đồng ư với nhau. Cả họ nữa, họ cũng nhận định là ư muốn của người cha chỉ được thực hiện qua hành động. Tuy nhiên, họ không đồng ư với Đức Giêsu về cách áp dụng.

  

* Bài học (31b-32)

Đức Giêsu dùng dụ ngôn này mà mô tả một bên là lối xử sự của giới lănh đạo tôn giáo và bên kia là lối xử sự của những người thu thuế và những người tội lỗi đối với ư muốn của Thiên Chúa, ư muốn này đă được Gioan Tẩy Giả công bố. Đức Giêsu đă trả lời câu hỏi của họ về quyền của Người bằng một câu hỏi ngược lại liên hệ đến quyền của vi Tẩy Giả. Người muốn họ cho biết cách họ lượng định về Gioan: họ coi ông là một sứ giả của Thiên Chúa, nhận quyền bính từ Ngài, hay là họ coi ông chỉ là một người thường, nhân danh ḿnh mà đến (21,25). Phải hiểu điểm này để hiểu ư nghĩa và vai tṛ của Gioan, hiểu lời loan báo và phép rửa ông làm. Họ đă muốn tránh lấy lập trường, nên đă giả bộ không biết.

 

Tuy nhiên Đức Giêsu nói thẳng ra Người nghĩ ǵ về vị Tẩy Giả và Người đánh giá thế nào lối xử sự của ông. “Ông Gioan đă đến chỉ đường công chính cho các ông” (21,32; x. 11,7-19). Gioan đă đến do Thiên Chúa sai phái và đă loan báo những ǵ người ta phải làm, đâu là lối xử sự đúng đắn, phù hợp với ư muốn của Thiên Chúa. Qua trung gian ngài, Chúa Cha đă bày tỏ ư muốn của Ngài và đă mời đi làm trong vườn nho Ngài. Nhưng họ hoàn toàn không muốn tin; họ đă không chịu nhận biết ngài là vị ngôn sứ được Thiên Chúa cử đến nên đă không lắng nghe sứ điệp của ngài (x. c. 25). Do đó họ tương ứng với người con thứ hai, đă nói những lời tốt đẹp, nhưng không làm đúng ư của cha.

 

Lời khuyến cáo của Đức Giêsu càng gây đau đớn, bởi v́ Người đặt đối lập người thu thuế và các cô gái điếm với những người đang đối thoại với Người. Đối với các thủ lănh Do-thái, chỉ nguyên việc được nhắc tới cùng với người thu thuế và các gái điếm đă là một chuyện sỉ nhục rồi. Theo họ, người thu thuế và kẻ tội lỗi theo nguyên tắc bị loại khỏi Nước Thiên Chúa do lối sống của họ. Ngược lại, Đức Giêsu lại thấy người thu thuế và kẻ tội lỗi này chính là đứa con lúc đầu đă cương quyết nói không, nhưng rồi hối hận và đă đi làm theo ư cha. Đức Giêsu không đồng ư với lối sống của họ, nhưng nh́n nhận rằng họ đă nhận biết sứ điệp Gioan gửi đến để kêu gọi hoán cải và coi đó là thi hành ư muốn của Thiên Chúa; Người khẳng định rằng đây là điều cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa.

 

+ Kết luận

Qua bài dụ ngôn này, Đức Giêsu dạy chúng ta đừng phê phán về giá trị tôn giáo của người ta dựa theo một bảng phân loại các hạng người hoặc thể theo những cam kết về lư thuyết hay nguyên tắc. Nói cho cùng, chính cách xử sự cho thấy đáy ḷng.

 

Khi so sánh dụ ngôn này với dụ ngôn Người con hoang đàng, ta có thể thấy được là các quan hệ giữa Đức Giêsu và giới lănh đạo Israel xấu đi rơ ràng. Người con nói không, rồi hối hận, có lẽ ít đáng bị trách hơn đứa con hoang đàng, nhưng người con nói vâng mà không làm ǵ cả th́ bị phê phán nghiêm khắc hơn người anh cả ghen tị. Trong bài dụ ngôn Luca (ch. 15), thính giả có ấn tượng là người cha gia đ́nh c̣n hy vọng bao trùm sự ghen tương tồi tệ của đứa con cả bằng t́nh thương của ông. Nhưng khi nghe dụ ngôn Hai người con, ta đoán ra rằng Đức Giêsu không c̣n hy vọng hoán cải người Pharisêu được nữa. Họ đă chứng kiến sự thánh thiện của Gioan Tẩy Giả, họ đă thấy những người thu thuế và các phụ nữ tội lỗi hoán cải, thế mà họ không hề băn khoăn nghĩ ngợi! Sự chai đá của họ thật vô phương cứu chữa!

 

V. GỢi ư suy niỆm

 

1. Chúng ta học nơi Đức Giêsu bài học không có nhận định kiểu thành kiến về giá trị tôn giáo của người ta dựa theo cách phân loại các hạng người tùy các dấn thân theo nguyên tắc hay các lư thuyết của họ. Chỉ lối sống thực tế mới cho thấy ḷng dạ con người.

 

2. Dù đă nói “không”, hoặc đă sống xấu xa, chẳng một ai lại phải tuyệt vọng. Câu trả lời đầu tiên không phải là lời quyết định, nếu ta không ở lại trong lời ấy, nếu ta biết điều chỉnh nó và vượt thắng nó bằng lối cư xử đúng đắn tiếp sau. Và lối xử sự đúng đắn của những người trước đấy đă sống sai lạc hẳn là phải thúc đẩy những người vẫn tự nhận là tốt lành đi đến hoán cải, nhưng không khiến họ bắt chước hành động trước đây của ḿnh. 

 

3. Cần phải đi t́m biết ư Thiên Chúa và mau mắn đón nhận. Cần phải nhận biết các sứ giả Thiên Chúa gửi đến nhằm thông tri cho ta biết ư muốn của Ngài. Từ khước lấy lập trường là một cách lấy lập trường chống lại ư muốn của Thiên Chúa. Lời nói không thể thay thế hành động hữu hiệu. Đă nói là vâng theo ư Thiên Chúa th́ phải nghiêm túc thực hiện thánh ư Ngài trong đời sống ḿnh.   

 

4. Dù chúng ta hay người anh em có thế nào, tất cả đều là con của cùng một Cha, được Ngài thương trọn vẹn, tín nhiệm trọn vẹn, và giao công việc đồng đều: chăm sóc chính vườn nho của Ngài. Chúng ta có biết nhận ra vinh dự đó mà sống cho nghiêm túc đời sống và sứ mạng  của ḿnh, đồng thời giúp anh chị em cũng sống được như thế chăng?

 

Lm PX. Vũ Phan Long, ofm

 

 

ĐưỜng lỐi cỦa Thiên Chúa

Mt 21, 28

 

Lm. Carolô Hồ Bặc Xái

I. DẪn vào Thánh lỄ

Anh chị em thân mến

Chúng ta sống ở trần gian này như những lữ khách đang đi trên một con đường dài đằng đẳng. Nếu không có Chúa dẫn đường, không biết chúng ta sẽ đi về đâu. Nhưng dù có Chúa dẫn đường mà nếu chúng ta không theo Ngài th́ chúng ta cũng vẫn lạc hướng.

Bởi vậy trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hăy xin Chúa chỉ cho chúng ta biết đường lối của Chúa để chúng ta đi theo, ngơ hầu mọi người chúng ta đều đến được cùng đích hạnh phúc vĩnh viễn của đời ḿnh.

 

II. GỢi ư sám hỐi

·        Chúng ta măi mê lo cho cuộc sống trần gian hiện tại mà không nghĩ đến cuộc sống đời đời mai sau.

·        Nhiều lần chúng ta không đi đường công chính mà lại đi theo đường tội lỗi.

·        Chúng ta thường nói ḿnh mến Chúa nhưng lại không làm theo thánh ư Ngài.

 

III. LỜi Chúa

1. Bài đọc I Êd 18, 25-28

Trong đoạn này, ngôn sứ Êdêkien cố gắng bài bác hai quan niệm sống "tự măn" và "tự ti":

- Tự măn: có những người nghĩ rằng ḿnh đă "công chính" rồi nên tự măn không cố gắng sống tốt hơn. Êdêkiên cảnh cáo: "Khi người công chính từ bỏ đường công chính và phạm tội ác, nó sẽ phải chết".

- Tự ti: có những người khác thấy ḿnh lỡ tội lỗi nên nản ḷng ở ĺ măi trong tội lỗi. Êdêkiên khuyến khích: "Nếu kẻ gian ác bỏ đường gian ác nó đă đi và thực thi công b́nh chính trực, nó sẽ được sống".

 

Như vậy, đường lối của Thiên Chúa là một con đường mở rộng cho tương lai, khuyến khích cả người tốt lẫn kẻ xấu ngày càng hướng về điều tốt hơn.

 

2. Đáp ca Tv 24

Đây là lời cầu nguyện của một kẻ tội lỗi. Người này quyết chí bỏ đường tội lỗi, nài xin Chúa mở ḷng thương xót mà tha thứ tội lỗi xưa, và chỉ cho họ con đường mới hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

 

3. Bài đọc II Pl 2, 1-11

Thánh Phaolô dạy cho tín hữu Philipphê một phương hướng sống: Đừng lấy nghĩ bản thân ḿnh làm chuẩn để mà tự măn. Cũng đừng lấy người khác làm đối tượng so sánh để mà kiêu căng hoặc phân b́.

 

Hăy nghĩ đến Đức Giêsu Kitô như một tấm gương để chỉ lo bắt chước Ngài: Đức Giêsu Kitô chỉ biết vâng lời Thiên Chúa mà hạ ḿnh xuống tới mức tận cùng, nhưng nhờ đó Thiên Chúa đă tôn vinh Ngài lên đến tột bậc.

 

4. Tin Mừng Mt 21, 28-32

Bài đọc I cho biết một nét của đường lối Chúa là không chấp nhất quá khứ mà khuyến khích người ta hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Bài Tin Mừng cho biết nét thứ hai của đường lối Chúa: không chú trọng tới lời nói mà chú ư tới việc làm. Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn về hai người con và đề cao người con thứ nhất:

Người con thứ nhất (đại biểu cho lương dân) tuy ban đầu nói "không" nhưng sau đó hối hận và đi "làm" theo ư Thiên Chúa.

Người con thứ hai (đại biểu cho dân do thái) ngoài miệng luôn nói "vâng" nhưng thực tế th́ không "làm" theo ư Thiên Chúa.

 

IV. GỢi ư giẢng

1. Đường lối lạ lùng của Thiên Chúa

Những bài đọc hôm nay tŕnh bày đường lối hành xử của Thiên Chúa, rất khác với suy nghĩ của loài người:

Cảnh cáo phạt người công chính và khuyến khích thưởng người gian ác (bài đọc I)

 

Phê phán những người "đạo đức" như biệt phái, luật sĩ, tư tế, và đề cao những người tội lỗi như bọn thu thuế và gái điếm (bài Tin Mừng).

 

Không phải v́ Thiên Chúa muốn làm ngược với loài người mà v́ Ngài quan tâm tới những giá trị thực:

·        Giá trị thực của một đời người không nằm ở quá khứ đạo đức hay tội lỗi của người đó, mà hệ tại hiện tại người đó có quyết tâm sống công chính hay không.

·        Giá trị thực của con người không do những lời tốt đẹp người đó nói ra, mà do hành động của người đó.

V́ Thiên Chúa theo một đường lối như thế cho nên Ngài đă ưu ái những người một thời nổi tiếng tội lỗi như Giakêu, Mađalêna, tên trộm lành...

 

Phần chúng ta, đă biết đường lối của Chúa là như thế th́ chúng ta phải làm sao? Đừng nghĩ rằng ḿnh đang thuộc hàng "công chính" để rồi ngủ mê trong ảo tưởng đạo đức về ḿnh. Cũng đừng cho rằng ḿnh thuộc hạng "thu thuế và đĩ điếm" để rồi buông xuôi cho ḍng đời lôi cuốn.

 

2. Thành kiến

Bài đọc I cho thấy Thiên Chúa hành xử rất sáng suốt và hợp lư khi Ngài không có thành kiến đối với quá khứ của con người: người có quá khứ tội lỗi nhưng biết sửa đổi th́ Ngài khen ngợi, kẻ có quá khứ đạo đức nhưng đang hướng theo con đường tội lỗi th́ Ngài vẫn trách mắng.

 

Thực ra, con người không phải là một món đồ một khi đă được đúc khuôn thế nào th́ măi măi vẫn là thế ấy. Con người là một tác phẩm đang được thực hiện: hôm qua khác hôm nay, và ngày mai sẽ c̣n khác nữa.

 

Thiên Chúa cho chúng ta nhiều cơ hội để sửa đổi và hoàn chỉnh. Tại sao chúng ta không cho chính ḿnh những cơ hội ấy? Tại sao chúng ta không cho người khác những cơ hội ấy?

 

3. Mảnh suy tư

- Có hai tiếng người ta thường nói nhiều nhất, đó là "Vâng" và "Không". Nhưng giá trị của chúng không tùy vào lúc chúng vừa được nói ra, mà tùy theo sau đó người ta có thực hiện hay không. Nói "vâng" mà không làm đâu có giá trị bằng nói "không" mà lại làm.

- Lời hứa không tạo nên uy tín cho con người; lời nói tốt không thể thay thế cho những việc làm tốt.

- Con người chúng ta có thể thay đổi từ "vâng" sang "không" và từ "không" sang "vâng". V́ thế, cả hai người con trong dụ ngôn này đều có thể là bài học cho chúng ta: nếu chúng ta giống người con thứ nhất đă lỡ nói "không" với Chúa bấy lâu nay th́ bây giờ chúng ta có thể nói lại "xin vâng"; c̣n nếu chúng ta giống người con thứ hai đă thưa "xin vâng" th́ đừng để cho ḿnh bị thay đổi mà sửa lại thành "không".

- Trong lịch sử Giáo Hội, rất nhiều vị thánh lớn đă từng là những kẻ tội lỗi ban đầu đă nói "không" với Chúa nhưng về sau đă sửa đổi và thưa "xin vâng". Thánh Augustinô là một thí dụ điển h́nh.

 

4. Chuyện minh họa

a/ Cha sở bảo ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ t́m cho đủ 10 người đến cầu nguyện bên giường một người hấp hối.

Khi mọi người đă tụ họp đông đủ bên giường bệnh. Có người rỉ vào tai Cha Sở:

-         Thưa Cha, trong đám này có mấy thằng chuyên môn trộm cắp.

-         Càng tốt chứ sao, bởi v́ trong trường hợp Thánh Phêrô không chịu mở cửa thiên đàng th́ ḿnh nhờ họ mở khóa dùm.

 

b/ Một người suốt đời hết sức tránh tội. Hôm anh chết và lên tŕnh diện với Thánh Phêrô th́ trùng hợp cũng có một đám các cô đĩ điếm ở đó.

 

Thánh Phêrô hỏi các cô một cách ân cần, rồi mời các cô vào thiên đàng. Người nầy khó chịu quá, hỏi tại sao, th́ thánh nhân đáp:

- Nếu ngươi không chấp nhận ḷng thương xót của Chúa đối với người tội lỗi, th́ hăy đi đi. Chỗ của ngươi không phải ở đây!

 

V. LỜi nguyỆn cho mỌi ngưỜi

CT: Anh chị em thân mến

Sám hối, canh tân đời sống và đón nhận Tin Mừng là những việc làm thường xuyên trong đời sống đức tin của người kitô hữu. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin.

 

1- Đức Kitô đă thiết lập Hội Thánh để đam lại ơn cứu độ cho muôn dân / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban nhiều ân sủng / cho Hội Thánh trên khắp hoàn cầu / để Hội Thánh được măi măi là bạn tinh tuyền của Người.

2- Trong cuộc sống thường ngày / tệ nạn xă hội làm điên đầu những kẻ có trách nhiệm / Không ít người đă bán rẻ nhân phẩm / và danh dự của ḿnh / v́ nghèo đói cũng có / mà v́ đua đ̣i ăn chơi cũng có / Chúng ta hiệp lời cầu xin cách riêng cho giới trẻ / biết tránh xa những cạm bẫy tinh vi của những kẻ buôn người / để khỏi phải chôn vùi cuộc đời trong hố sâu tội lỗi.

3- Không ai là người hoàn toàn vô tội trước mặt Thiên Chúa / V́ thế thái độ đúng đắn nhất là ư thức thân phận tội lỗi yếu hèn của ḿnh / và đừng xét đoán cũng như kết án người khác / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu / biết luôn cố gắng sống những ǵ Chúa Giêsu đă dạy.

4- Đức Giêsu nói / "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy / Lạy Chúa / lạy Chúa / là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thực hành ư muốn của Cha Thầy Đấng ngự trên trời / mới được vào mà thôi" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết nỗ lực thực thi ư Chúa / tức là làm trọn mọi bổn phận trong giây phút hiện tại.

 

CT: Lạy Chúa Giêsu, chỉ nguyên danh xưng Kitô hữu không đủ để bảo đảm phần rỗi cho chúng con, mà phải sống theo Lời Chúa trong Tin Mừng và thi hành ư Chúa mới giúp chúng con được sống muôn đời. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đă dạy. Chúa hằng sống và hiển trị...

 

 

Lm. Carolô Hồ Bặc Xái

  

  

 

CẢM NGHIỆM TRONG CĂN PH̉NG KHÁCH SẠN

 

Chủ đề: "Hối cải là một tiến tŕnh, là một cuộc du hành liên tục chỉ kết thúc vào lúc chết. "

Lm. Mark Link, S.J.

 

Thomas Merton mồ côi cha mẹ năm 16 tuổi. Cậu gia nhập Đảng Cộng sản năm 20 tuổi và gặp được Đức Kitô năm 23 tuổi. Đến năm 24 tuổi chàng trở thành phóng viên tờ Nữu Ước thời báo (New York Times). Năm 26 tuổi, chàng thu gom toàn bộ tài sản vào một chiếc túi vải rồi đến sống ở Kentucky và trở thành một thầy ḍng chiêm niệm Trappist (Anh em hèn mọn). Trong quyển sách tự thuật về cuộc sống tâm linh rất ăn khách nhan đề "The Seven Storey Mountain" (Ngọn núi bảy tầng), Thomas Merton mô tả lại bước đầu tiên trong tiến tŕnh hối cải của chàng. Ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Thomas đă đi du lịch một ḿnh qua Âu Châu và sống một cuộc sống hơi buông thả. Một đêm nọ, chính trong căn pḥng chàng. Thomas bỗng nhiên ư thức được tội lỗi của ḿnh. chàng viết: "Toàn bộ sự việc xảy ra nhanh như chớp… Bỗng dưng một nhận thức sâu xa về nỗi bất hạnh và sự hư hỏng của linh hồn ḿnh xâm chiếm hoàn toàn thân tôi. Tôi vô cùng ghê tởm những ǵ tôi trông thấy… và linh hồn tôi ao ước trốn thoát khỏi tất cả điều ấy một cách mănh liệt và cấp bách mà trước đó tôi chưa hề bao giờ cảm thấy như thế".

 

Merton nói rằng đó là lần đầu tiên chàng đă cầu nguyện, cầu nguyện thực sự. Chàng cầu xin Chúa, Đấng mà trước đó chàng chưa hề biết, xin Ngài tự trời ngự xuống giải thoát chàng khỏi quyền lực xấu xa đă cầm giữ tâm hồn chàng trong ṿng nô lệ.

 

Câu chuyện về Thomas Merton minh hoạ về sự hối cải của người con thứ trong câu chuyện Phúc âm hôm nay. Đồng thời nó cũng minh họa cho sự hối cải mà tiên tri Êdêkien nhắc đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.

 

Điều ǵ đă khiến cho người ta hối cải giống như trường hợp của đứa con thứ trong Phúc âm hôm nay, hay giống như Thomas Merton trong câu chuyện trên?

 

Cách đây nhiều năm, các lư thuyết gia chính trị thường phác thảo những bước cần thiết cho một cuộc cách mạng trong một nước.

 

Bước thứ nhất là tạo ra tâm lư bất măn tận căn nơi dân. Bởi v́ thiên hạ chỉ nghĩ đến việc đổi thay nếu họ cực kỳ bất măn với t́nh cảnh hiện tại của họ. Điều này cũng đúng xét về b́nh diện từng cá nhân. Người ta chỉ lưu tâm thay đổi cuộc sống riêng khi nào họ bất măn với hiện trạng cuốc sống ấy. Chúng ta thấy rơ điều này trông trường hợp của Thomas Merton. Chàng đă bất măn sâu xa với cuộc sống ḿnh. nói cách khác, bước đầu tiên trong tiến tŕnh hối cải là bất măn với cuộc sống của chính ḿnh. "Bước nảy lửa" trong đời Thomas Merton chính là điều chàng kinh nghiệm được trong căn pḥng khách sạn của chàng. Nói theo ngôn ngữ thần học, đó là lúc ân sủng Chúa tuôn xuống.

 

Bước thứ ba là thực hiện một điều cụ thể đầu tiên hướng về một cuộc sống mới. Chúng ta cũng thấy điều này nơi cuộc đời Thomas Merton. Ngay sáng hôm sau, sau khi có được cái kinh nghiệm đă xảy ra trong căn pḥng khách sạn, Thomas Merton đă đi bộ ra ngoài ánh nắng ban mai. Tâm hồn ngài tan nát v́ đau đớn và ăn năn. Nhưng đây là một cảm giác tốt đẹp, giống như cái nhọt được bác sĩ dùng dao giải phẫu.

 

Dù chưa phải là người Công giáo, Merton vẫn đi đến một nhà thờ qú gối xuống và chậm răi đọc kinh Lạy Cha với tất cả niềm tin của ḿnh. Sau khi cầu nguyện xong, Merton trở lại dưới ánh nắng mặt trời. Chàng cảm thấy như được tái sinh. Trông thấy một bức tường thấp bằng đá, Merton liền ngồi xuống trên đó ḷng hân hoan trong niềm an b́nh tâm hồn mới t́m gặp được. Trước đây chưa bao giờ Merton có được sự an b́nh như thế.

 

Merton vẫn c̣n quăng đường dài phải bước trước khi hoàn tất cuộc hối cải của chàng. Tuy nhiên chàng đă bắt tay làm một việc đầu tiên cực kỳ quan trọng là hướng về một cuộc sống mới. Cần phải ghi nhớ rằng tất cả chúng ta vẫn c̣n lữ hành trên đường hướng về sự hối cải trọn vẹn. Chẳng hạn, trong chúng ta có một số người cần phải chiến đấu để từ những Kitô hữu b́nh thường trở thành Kitô hữu tốt, một số khác cần phải cố gắng từ những Kitô hữu tốt trở thành những Kitô hữu xuất sắc. Và số khác nữa th́ cố gắng từ những Kitô hữu xuất sắc trở thành kitô hữu gương mẫu.

 

Khi b́nh luận về cuộc du hành bất tận của người kitô hữu hướng về sự hối cải trọn vẹn, một thần học gia thế kỷ 19 người Đan Mạch tên là Soren Kierkegaard đă nói: "Không hề có t́nh trạng đă thành một kitô hữu mà chỉ có t́nh trạng đang trở thành một kitô hữu". Như thế, sự hối cải là một tiến tŕnh, là một cuộc du hành đang tiếp diễn và chỉ chấm dứt khi nào chúng ta chết.

 

·        Bước thứ nhất trong cuộc du hành này là sự bất măn tận căn với nếp sống hiện tại của chúng ta. Hăy nhớ lại Merton đă bất măn với cuộc sống ḿnh như thế nào.

·        Bước thứ hai là bước tia lửa làm thành ngọn lửa thúc giục chúng ta phải làm một điều ǵ đó cho cuộc đời ḿnh. Hăy nhớ lại cảm nghiệm trong căn pḥng khách sạn của Merton.

·        Bước cuối cùng là thực hiện việc làm đầu tiên cực kỳ quan trọng là hướng về một cuộc sống mới. Hăy nhớ lại Merton đă tới nhà thờ để cầu nguyện ngay sáng hôm sau khi xảy ra cảm nghiệm trong căn pḥng khách sạn.

 

Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta khám phá ra cuộc sống của ḿnh. Chúng ta có cảm thấy bất măn về mối tương giao hiện tại giữa ḿnh và Chúa Giêsu không? Chúng ta có ao ước thân t́nh sâu sắc hơn với Chúa không? Chúng ta có muốn yêu thương gia đ́nh láng giềng chúng ta nhiều hơn giống như Chúa Giêsu yêu thương họ không?

 

Nếu có th́ các bài đọc hôm nay có thể ví như tia lửa bật ra để biến thành ngọn lửa mà chúng ta cần thiết phải có để làm nên một điều ǵ cụ thể cho các mối tương giao nêu trên.

 

Có lẽ việc làm đầu tiên cực kỳ quan trọng hướng về cuộc sống mới là ra tŕnh diện để được chữa lành trong Bí tích Cáo giải; là bắt đầu bỏ giờ ra nhiều hơn cho việc cầu nguyện, là lưu tâm đến một số vấn đề gia đ́nh, chẳng hạn như tính hay nóng nảy với con cái, đồng thời cầu xin Chúa Giêsu giúp chúng ta làm một điều ǵ đó cụ thể ngay tức khắc để lướt thắng khó khăn ấy.

 

Đây là lời mời gọi hướng đến đức tin mà chúa ngỏ với mỗi người chúng ta đang hiện dịên nơi đây qua các bài đọc hôm nay.

 

Để kết thúc, chúng ta hăy cầu nguyện:

Ôi giọng nói của Chúa Giêsu,

Xin hăy kêu gọi chúng tôi,

Khi chúng tôi lạc bước quá xa Ngài.

 

Ôi đôi mắt Chúa Giêsu,

Xin hăy mỉm cười nh́n chúng tôi

Khi chúng tôi cần Ngài khích lệ

 

Ôi đôi tay Chúa Giêsu,

Xin hăy xức dầu cho chúng tôi

Khi chúng tôi yếu đuối mệt mỏi.

 

Ôi cánh tay Chúa Giêsu,

Xin hăy nâng đỡ chúng tôi

Khi chúng tôi vấp ngă.

 

Ôi trái tim Chúa Giêsu,

Xin hăy giúp đỡ chúng tôi yêu thương nhau

Như chính Ngài đă yêu thương chúng tôi.

 

  

Lm. Mark Link, S.J. 

 

  

 

Chúa NhẬt 26 Mùa ThưỜng Niên

 

Lm Augustine S.J.

 

Một phụ nữ đă thú thật về đời sống đạo của ḿnh như sau:
Giống người con thứ hai hay người con thứ nhất? Hoặc giống cả hai?

"Tôi sinh ra trong một gia đ́nh đạo gốc nên vốn là một tín hữu không những siêng năng giữ đạo mà c̣n hăng say đối với việc thăng tiến xă hội như về công bằng và b́nh đẳng. Quả thật tôi là một "Kitô hữu tốt lành" như người ta vẫn nói. Nhưng đức tin của tôi từ từ tan ra không thiếu lư do để tôi dễ dàng bỏ lễ Chúa Nhật; Thánh Thể không lâu đă trở nên biểu tượng mà thôi. Trong khi đó tôi chống lại tất cả những ǵ có hại cho tự do, đồng thời nhiệt thành bảo vệ quyền phá thai.V́ người em dâu đon đả mời tôi đi dự mấy ngày họp Tổ Ấm gọi là Thành Phố của Đức Maria, tôi cũng ṭ ṃ đi coi thử. Trải qua hai ngày ở đó tôi chẳng thấy những đề tài nói về đức bác ái và t́nh yêu có liên quan ǵ đến tôi cả.


Nhưng chiều ngày hôm đó khi đọc cuốn sách do chị Lưu Bích viết dưới nhan đề Lấy Đức Bác Ái Làm Lư Tưởng tôi bỗng giật ḿnh như do một cú sét đánh! Khi ấy như có một tấm màn bị đánh toạc ra cho tôi thấy tôi là ai và Thiên Chúa là ai. Khi ấy tôi mới hiểu đức bác ái chính là Thiên Chúa, nghĩa là khác hẳn với tất cả cách tôi từng sống. Đó là lúc tâm hồn tôi như được chiếu sáng do một luồng sáng tỏa ra trên tất cả những ǵ cần được đổi thay nơi tôi. Cùng lúc, tôi thoáng thấy Thiên Chúa thực sự thương tôi bằng một t́nh yêu bao la ngay trong hoàn cảnh tôi vẫn chỉ là tôi từ trước tới nay. Trong khi vẫn ư thức về những thiếu sót và tội lỗi của tôi, tôi thấy nổi dậy nơi tôi ḷng ước ao mănh liệt để nói lên với Chúa một lời xin vâng lập tức và tận căn, khả dĩ quét sạch đi tất cả và cho tôi được nhập vào sức mạnh toàn năng của t́nh yêu Thiên Chúa. Khi ấy Chúa cho tôi hiểu được điều luật của Người là luật đ̣i tôi mỗi lúc phải bày tỏ một t́nh yêu luôn phải mạnh mẽ hơn đối với mỗi người lân cận, cũng là điều luật mang lại cho tôi sức mạnh có thể sống thứ t́nh yêu ấy.


Vậy tôi muốn bắt đầu ngay để yêu như vậy. Và người lân cận gần tôi hơn cả chính là chồng tôi. Khi ấy chồng tôi đă muốn ly dị và từ ít lâu nay hầu như không c̣n ở nhà nữa. Nhưng v́ rất gắn bó với các con nên chồng tôi thường đến thăm chúng hoặc đem chúng đi với ḿnh.


Ngày hôm sau khi đi họp Tổ Ấm về, vừa nghe chồng tôi bấm chuông ngoài cửa, tôi cảm nhận thấy có tiếng nói trong tôi: "Thực hành đi nào, hăy bắt đầu yêu đi." Vậy tôi đă nhoẻn một nụ cười và đă đề nghị chồng tôi tháp tùng mẹ con đi dự một buổi sân khấu ngoài trời cách đó ít bữa. Điều ngoại thường là chồng tôi đă chấp nhận lời mời; đó là điều tôi chẳng ngờ, và đó là bước đầu được ghi nhận về cuộc sống chung trở lại, với lư do v́ các con và cho các con của chúng tôi. Đó là điều chẳng dễ dàng đối với chồng tôi cũng như đối với bản thân tôi, nhưng khi ấy tôi cảm thấy mỗi lần tôi "thất bại" tức là cảm thấy tôi không thể yêu chồng tôi được, th́ Thiên Chúa có đó để giúp tôi bắt đầu yêu trở lại. Tôi chỉ cần lắng nghe tiếng Chúa nói trong tôi và thưa "xin vâng" với Người. Khi ấy tôi cảm thấy thực sự nơi tôi một sức mạnh làm mất đi tính hung hăng cũng như sự mất kiên nhẫn của tôi. Đó là sức mạnh cho tôi sự thèm khát để yêu với đà trớn trơn tru hơn. Chính việc đặt ḿnh vào sự sẵn sàng để yêu, khiến tôi chú ư hơn để nghe tiếng nói của Chúa vang dội nơi tôi.


Trọn cuộc sống của tôi bắt đầu bật sáng lên và được thống nhất. Tôi không c̣n nh́n với cái nh́n phân chia thành những lănh vực dành riêng cho Thiên Chúa tách rời khỏi những lănh vực dành riêng cho thế gian. Chẳng có ǵ hiện hữu mà không để qui về Người. Trong chọn lựa loại đó mà tôi phải h́nh thành rồi luôn phải lập lại mỗi ngày, đó là chọn để đặt Thiên Chúa lên trên hết trong đời tôi. Xem ra tôi được thấy mỗi ngày rơ nét hơn rằng tất cả những người Chúa giao phó cho tôi cũng như tất cả những việc tôi phải thực hiện, đều được chứa đựng nơi Người. Chính khi đặt ḿnh lắng nghe tiếng Chúa nói nơi tôi, tôi nghiệm được b́nh an và niềm vui để thông chia cho người khác. Trong gia đ́nh tôi một bầu khí mới xuất hiện.


Cần phải xóa ḿnh đi

Vậy Chúa cho tôi hiểu rằng tôi cần phải xóa ḿnh đi trong tương quan với chồng tôi để có thể bày tỏ t́nh thương của tôi đối với một đứa con trai nghiện ngập nặng nề lâu năm rồi. Có như vậy mới tạo được cái mới tích cực giúp cho việc chữa trị đứa con đáng thương.


Không lâu sau đó, con tôi được đặt trước một lựa chọn về nơi ở, lựa chọn ấy sẽ cho thấy rơ nó có muốn thoát ra khỏi t́nh trạng nghiện nghập chăng. Khi ấy tôi đă t́m người để tâm sự mà chẳng t́m được ai. Tôi thực đă nghiệm được chút nào tâm trạng của Mẹ Maria một ḿnh dưới chân thánh giá! Quả thật, về phần tôi, tôi chỉ c̣n biết phó thác con tôi nơi ṿng tay của Thiên Chúa là Cha nhân lành. Tôi đă không thất vọng v́ chiều hôm đó tôi đă nhận được cú điện thoại báo tin mừng là con tôi đă chọn đúng hướng!


Thế là tôi được củng cố trong sự sống hoàn toàn mới. Sự sống phát xuất do tiếng Thiên Chúa vang dội trong tâm hồn tôi đưa tôi thoát ra khỏi nếp sống cũ. Nơi tất cả những điều đáng sống, giữa mọi khó khăn, giữa những chọn lựa tôi phải đảm nhận, chính Thiên Chúa là Đấng cho tôi ḷng khao khát để yêu trong cụ thể cũng như sức mạnh để thể hiện ḷng khao khát đó giữa những khó khăn mà không sờn ḷng.


Thử hỏi người phụ nữ vừa chia sẻ về ơn biến đổi nàng nhận được, có dáng dấp như nhân vật người con trai thứ nhất hay người con trai thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay?


Buộc tội giới lănh đạo Do Thái Giáo

Tác giả Mátthêu đặt bài Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh những cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và giới lănh đạo Do Thái Giáo tại Giêrusalem, mà cuộc tranh luận đầu tiên được nêu là "Ông lấy quyền nào mà làm những điều ấy?" (Mt 21,23). Họ có ư vặn hỏi Đức Giêsu về quyền bính dựa vào đó Người đuổi những người buôn bán ra khỏi khu vực đền thờ và đứng lên giảng dạy dân chúng (21,23tt). Đáp lại, Đức Giêsu vặn hỏi lại các thượng tế và kỳ mục về chính niềm tin trong ḷng họ: Họ có tin phép rửa của ông Gioan do Trời chăng? Nếu tin th́ tại sao họ không chịu phép rửa của Gioan? Thấy họ câm lặng không trả lời được, Đức Giêsu tuyên bố: "Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy." (c.27). Kế đến, Người nói dụ ngôn hai người con trong Tin Mừng hôm nay buộc tội giới lănh đạo Do Thái Giáo (cc.28-32) trước khi tuyên bố h́nh phạt dành cho họ (cc.33-43) và cho thấy h́nh phạt đó được thi hành như thế nào (22,1-14).


Dụ ngôn hai người con thừa nhận công cuộc rao giảng của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa là mấu chốt của lịch sử Do Thái Giáo. Cũng như người con thứ nhất ban đầu từ chối lệnh truyền của bố nhưng sau đă hối lỗi và vâng lệnh (c.29), th́ những người thâu thuế và gái điếm đă hành xử y như vậy (c.31), bởi lẽ hiện họ đang đổi đời theo lời dạy của Đức Giêsu hầu gia nhập Nước Thiên Chúa. Ngược lại, người con thứ hai hứa vâng lệnh bố, nhưng rồi lại không vâng theo (c.30). Các thượng tế và kỳ lăo đă hành xử y như người con thứ hai này v́ họ từ chối sứ điệp về Nước Thiên Chúa do Đức Giêsu công bố, mặc dầu họ từng được dân chúng nh́n nhận là những nhà lănh đạo tôn giáo và từng khinh chê lớp người thâu thuế và gái điếm.


Áp dụng hôm nay

Đúng ra người phụ nữ vừa chia sẻ cho chúng ta biết về ơn biến đổi nàng nhận được chẳng thể giống nhân vật nào trong dụ ngôn nguyên thủy về hai người con, bởi lẽ theo lời chia sẻ, không có nhân vật đối chọi với nàng. Nhưng ban đầu nàng có dáng dấp là nhân vật người con thứ hai của bài Tin Mừng ở chỗ nàng thuộc gia đ́nh đạo gốc, không những siêng năng giữ đạo mà c̣n hăng say hoạt động cho thăng tiến công bằng. Thế nhưng sau nàng đă để cho đức tin của ḿnh suy thoái, giống như người con thứ hai ban đầu vâng lệnh bố, nhưng sau lại không vâng lệnh. Đó là lúc nàng trở nên giống như người thâu thuế hoặc gái điếm tức người con thứ nhất trong bài Tin Mừng. Và thật là hạnh phúc cho nàng v́ được Tin Mừng Đức Giêsu đụng chạm tới nội tâm và hoán cải nàng. Đó là khi nàng đọc cuốn Lấy Đức Bác Ái Làm Lư Tưởng do chị Lưu Bích viết. Tâm hồn người phụ nữ này như được chiếu sáng do một luồng sáng toả ra trên tất cả những ǵ cần được đổi thay nơi nàng. Điều quan trọng là nàng đă muốn bắt đầu ngay để yêu, tức là nhập vào sức mạnh toàn năng của t́nh yêu Thiên Chúa. Nhờ vậy nàng không những đă nhập Nước Thiên Chúa nhưng c̣n đạt được nhiều tiến bộ, ảnh hưởng tới hạnh phúc của các con và cả người chồng trước kia đă muốn ly dị nàng.

 

Một số câu hỏi gợi ư

1.     Bạn nghĩ người phụ nữ chia sẻ ở trên có dáng dấp giống như người con thứ nhất ở điểm nào và giống người con thứ hai ở điểm nào theo bài Tin Mừng hôm nay?

2.     Bạn hiểu thế nào về những điều người phụ nữ ấy chia sẻ sau đây: "Khi ấy tôi mới hiểu Đức Bác Ái là chính Thiên Chúa, nghĩa là khác hẳn với tất cả cách tôi từng sống"? "Tôi thấy nổi dậy nơi tôi ước ao mănh liệt để nói lên với Chúa một lời xin vâng lập tức và tận căn khả dĩ quét sạch đi tất cả và cho tôi được nhập vào sức mạnh toàn năng của T́nh Yêu Thiên Chúa"? Bạn có ư kiến khác?

 

 

Lm Augustine S.J.

 

 

HĂY BẮT TAY VÀO VIỆC

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường nói nhiều mà làm ít, giữa lư thuyết và thực hành c̣n một khoảng cách lớn, v́ thế mới có câu nói :”năng thuyết bất năng hành”, đúng là làm láo, báo cáo hay.  Lư thuyết có hay mấy  mà không được thực hiện th́ cũng không có giá trị.

 

Trong đời sống đạo cũng thế, chúng ta cần biết Chúa, cần thông hiểu giáo lư v́ “vô tri bất mộ” mà. Như thế cũng chưa đủ, c̣n phải đem cái biết ra thực hành trong đời sống hằng ngày nữa.  Chúa Giêsu đă nói :”Ai yêu mến Thầy th́ hăy giữ lời Thầy” mà “giữ lời Thầy” th́ có nghĩa là hăy thực hành những điều Thầy dạy, là làm theo ư Thầy.  Bài dụ ngôn về “Hai người con” trong Tin mừng hôm nay đă chứng tỏ điều đó.

Người ta thường nói :”Trăm voi không được bát nước sáo” (Tục ngữ). Câu này mang tính chất mỉa mai, ngụ ư chê những người ba hoa khóac lác, hứa hẹn suông, nói th́ to tát, mà rốt cuộc chẳng có ǵ, họ là người biết nói mà không biết làm. Có những người xưng ḿnh là Kitô hữu, nhưng họ chỉ có cái tên, cái mă bề ng̣ai, c̣n cuộc sống của họ chẳng có ǵ cả, có khi c̣n ngược lại. Hăy sống trung thực với ḷng ḿnh. Hăy sống cho xứng đáng là một Kitô hữu chính danh để cuộc sống của ḿnh lúc nào cũng phải “ngôn hành đồng nhất”.

 

I. T̀M HIỂU DỤ NGÔN.

1. Dụ ngôn về hai người con.

Các thượng tế, kỳ hào, luật sĩ và biệt phái Do thái thường tự hào ḿnh là con cái Abraham, đă từng giữ luật Maisen một cách cặn kẽ, thế nào cũng được phần thưởng là Nước Trời. Theo họ nghĩ, Nước Trời được dành riêng cho người Do thái, c̣n các dân tộc khác, những người ngoại giáo sẽ bị loại ra ngoài, nhất là những người tội lỗi như bọn thu thuế và gái điếm.

 

Để sửa đổi quan niệm sai lạc đó, Chúa Giêsu đă đưa ra cho người Do thái dụ ngôn về hai đứa con.  Người cha có hai đứa con, ông bảo đứa thứ nhất đi làm vườn nho cho ông, lúc đầu nó từ chối, nhưng sau nghĩ lại, hối hận, lại đi làm.  Ông cũng bảo đứa con thứ hai như vậy, nó vui vẻ nhận lời, nhưng nó lại không đi làm.  Chúa Giêsu  hỏi người Do thái, trong hai đứa con, đứa nào đă làm theo ư cha ḿnh ? Họ đều cho là đứa con thứ nhất.

 

2. Ư nghĩa dụ ngôn.

Chúa Giêsu đă kết luận dụ ngôn này :”Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm, sẽ vào Nước Trời trước các ông”. Chưa bao giờ ta thấy Chúa Giêsu  đă nói thẳng với người biệt phái như lần này.  Chính họ có lẽ cũng không ngờ.

 

Câu đó có nghĩa là : các ông tưởng ḿnh thánh thiện trong sạch, giữ luật không trách được điểm nào, c̣n người thu thuế các ông coi như cặn bă xă hội, những người mà các ông cấm không cho đi chung đường với họ, coi như là những đàn bà dơ dáy đến nỗi con cái Israel đi vô ư quệt phải áo họ th́ phải về tắm rửa đă. Các ngươi lầm. Những người thu thuế và đĩ điếm mà các người miệt thị đến mức đó sẽ vào Nước Trời trước các ông. Nói rơ là họ tốt hơn các ông.

 

Sự thực đă xẩy ra : Lêvi (Mt 9,9) và người đàn bà tội lỗi (Lc 7,37) đă theo sống bên Chúa, và biết bao người thu thuế đă tin lời Gioan (Mt 9,10 ; 11,19 ; Lc 3,12) trong khi đó th́ Hội đồng Cộng tọa chống đối Chúa t́m giết Chúa.

  (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật, năm A, tr 236)

 

3. Con người thật và con người giả.

 

a) Thế gian có hai hạng người : thật và giả.

Người ta chia con người thành hai loại : tốt và xấu, thật và giả.  Nhưng làm sao có thể phân biệt một cách chính xác vềø hai loại người đó ?  Ai là người tốt hay xấu ? Ai là người thật hay giả ? Bởi v́ có những người bề ngoài tốt lành thánh thiện mà trong ḷng th́ xấu xa, như người ta thường mỉa mai :

Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao.(Truyện Kiều)

 

Người đời xưa cũng như đời nay hay công kích những bậc tu hành, những vị này sống khắc khổû, chay tịnh,  tuân theo kỷ luật của giới ḿnh, là những người đáng kính  nể, nhưng trong nơi riêng rẽ kín đáo th́ lại phạm luật trai giới, việc làm bị bại lộ, người đời không kiêng nể đă giáng trên đầu những vị phá giới đó những câu không thương tiếc :

Nam mô,

Một bồ dao găm,

Một trăm con chó,

Một lọ mắm tôm,

Một ôm rau húng.

Một thúng rau răm.

 

Có những người chỉ chú trọng đến cái dáng bên ngoài theo phương châm “tốt đẹp khoe ra, xấu xa che lại”, nhưng chính cái họ khoe ra không phải là cái tốt thật bên trong mà chỉ là lớp hào nhoáng bên ngoài, làm ḷe mắt mọi người, nhưng không bịt được ai :

Khác nào quạ mượn lông công

Ngoài h́nh xinh đẹp trong ḷng xấu xa.(Ca dao)

 

Thế giới ngày nay, quá ít người sống chân thật. Quá nhiều người sống mă nước sơn bên ngoài. Họ không c̣n biết giá trị “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Lợi dụng nhược điểm này, nghệ thuật tuyên truyền quảng cáo tràn ngập thị trường. Hàng giả, hàng giỏm, đẹp mă, bán chạy như tôm tươi. Hàng thật, hàng tốt th́ lại ế ẩm không ai mua. Người tài đức bị liệng bỏ. Kẻ vô tài thất đức, lẻo mồm tâng bốc nịnh hót th́ lên như diều, để rồi “làm láo , báo cáo hay” :

Trông anh như thể sao mai,

Biết rằng trong có như ngoài hay không. (Ca dao)

 

b)  Kitô hữu thật hay giả ?

Theo bài đọc 1 hôm nay, th́ tiên tri Ezéchiel cho biết, tiên tri thật th́ ít, tiên tri giả th́ quá nhiều. Họ làm nhiều người công chính, bỏ đàng công chính của Thiên Chúa đi theo tà thần đế quốc Babylon để kiếm danh lợi. Tiên tri Ezéchiel đă phải quyết liệt cảnh cáo họ :”Khi người công chính bỏ đàng công chính mà làm điều gian phi...th́ nó phải chết”. Đồng thời ông cũng kêu gọi :”Kẻ bất luơng bỏ đàng bất lương, mà thi hành người công chính th́ nó sẽ được sống”.

 

Ngày xưa có nhiều tiên tri giả, ngày nay không c̣n tiên tri nữa th́ lại có Kitô hữu giả. Họ mang danh là Kitô hữu nhưng cuộc sống thực tế của họ không c̣n là Kitô hữu nữa.  Có nhiều người cố gắng làm ra vẻ bề ngoài là Kitô hữu nhưng cuộc sống riêng tư của họ không c̣n là Kitô hữu chính danh nữa, v́ họ không c̣n sống theo luật Chúa nữa. Có thể họ sẽ nói rất hay về đạo đức nhưng trong thực tế họ không sống đạo chút nào. Họ chỉ có cái vỏ bề ngoài là đạo nghĩa.

 

Muốn trở thành người Kitô hữu chính danh th́ cần có sự “Hối cải”, v́ như triết gia Soren Kierkegaard, th́ “không hề có t́nh trạng đă thành một Kitô hữu mà chỉ có trong t́nh trạng đang trở thành một Kitô hữu”.

 

Theo Mark Link th́ sự hối cải chỉ là một tiến tŕnh, là một cuộc du hành đang tiếp diễn và chỉ chấm dứt khi nào chúng ta chết.  Tiến tŕnh này gồm ba bước :

          - Bước thứ nhất trong tiến tŕnh này là sự bất măn tận căn với nếp sống hiện tại của chúng ta..

          - Bước thứ hai là bước tia lửa làm thành ngọn lửa thúc giục chúng ta làm điều ǵ đó cho cuộc sống ḿnh.

          - Bước cuối cùng là thực hiện việc làm đầu tiên cực kỳ quan trọng là hướng về một cuộc sống mới, nhờ sự cầu nguyện kiên tŕ.

         

Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta khám phá ra cuộc sống của ḿnh. Chúng ta có cảm thấy bất măn về mối tương giao hiện tại giữa ḿnh và Chúa Giêsu không ? Chúng ta có ao ước thân t́nh sâu sắc với Chúa không ? Chúng ta có muốn yêu thương gia đ́nh láng giềng của chúng ta nhiều hơn giống như Chúa Giêsu yêu thương họ không ?

 

Nếu có th́ các bài đọc hôm nay có thể ví như tia lửa bật ra để biến thành ngọn lửa mà chúng ta cần thiết phải có để làm nên một điều ǵ cụ thể cho các mối tương giao trên.

(x. Mark Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 289).

 

II. TRỞ THÀNH KITÔ HỮU THỰC THỤ.

1. Tránh tính phô trương.

 Chúa Giêsu đă nhiều lần lên án thói phô trương của đám luật sĩ và biệt phái. Ngài không ngại gọi họ là rắn độc, mồ quét vôi trắng. Chúa khuyên họ hăy lo làm đẹp cái bên trong chứ đừng chỉ lo cái bên ngoài :”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái ! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong th́ đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài th́ có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả h́nh và gian ác”(Mt 23,27).

 

Cái tính phô trương này xuất hiện trong khi người ta không để ư đến bởi v́ nó được ngụy trang bằng nhiều cách. Nhưng giấu đầu hở đuôi, sự phô trương cũng bị lộ ra một cách bất ngờ.

 

Truyện : Ông Diogène và ông Platon.

Platon hồi ấy là người yêu nghệ thuật. Nhà ở của ông được trang trí bằng nhiều bức thảm qúi đẹp.  Một hôm, DIOGENE, - người chủ trương sống màn trời chiếu đất, đầu đường xó chợ -, tới thăm Platon. Tới nơi, mặt đỏ gay, con mắt trợn trừng, ông ta vừa đạp th́nh thịch lên tấm thảm qúi của Platon, vừa nghiến răng nói :

          - Ta chà đạp dưới chân tính phô trương kiêu hănh của nhà ngươi.

          Ông Platon b́nh tĩnh trả lới :

          - Phải, và với một sự phô trương kiêu hănh sâu rộng hơn nhiều.

 

Th́ ra đời sống bên ngoài đầy quảng cáo của Diogène không đi đôi với đời sống bên trong. Nhà quân tử cũng mắc phải  chứng bệnh phô trương như ai.(Vũ minh Nghiễm, Dừng, 1962, tr 207).

 

2. Sống trung thực với ḷng ḿnh.

Chúa Giêsu đă nói :”Có th́ nói có, không th́ nói không,  thêm thắt là do ḷng xấu mà ra”.  Biết thế, nhưng con người vẫn phô trương, mà phô trương là phô ra ngoài những cái ḿnh không có, ví dụ các luật sĩ và biệt phái, họ chỉ có cái vỏ bề ngoài, c̣n bên trong th́ trống rỗng.

 

Phải sống trung thực với ḷng ḿnh, phải làm sao cho “ngôn hành đồng nhất”, lời nói và việc làm không được mâu thuẫn nhau. Nhiều người nói th́ rất hăng nhưng khi làm th́ chẳng thấy đâu, họ giống như đứa con thứ trong dụ ngôn hôm nay.  Lời nói không có giá trị khi không có việc làm kèm theo :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nói mà không làm th́ sẽ bị người ta chê cười :                   

Nói th́ đâm năm chém mười,

Đến khi tối trời chẳng dám ra sân. (Tục ngữ)

 

Người ta đánh giá trị một người không phải ở lời nói nhưng là việc làm. Có một khoảng cách xa giữa lời nói và việc làm, cũng như giữa lư thuyết và thực hành : một lư thuết dù hay mấy mà không đem ra thực hành th́ cũng vô ích. V́ vậy mà người ta nói :”Năng thuyết bất năng hành”, chỉ nói mà không làm.

 

Truyện : anh chàng Aristogiton.

Aristogiton hồi ấy lúc thanh b́nh, là một nhà ái quốc thượng thặng. Thở ra lửa trận, nói ra sấm sét. Chàng lợi dụng mọi hoàn cảnh để cổ vơ những đức tính anh hùng kiêu hùng của người chiến sĩ yêu nước.  Nghe chàng nói, thính giả có ấn tượng như chàng đang tuyên chiến với tất cả các cường quốc trên thế giới.

 

Nhưng đến khi phải thi hành lệnh quân dịch, người ta thấy chàng đột nhiên bước đi khập khiễng, tay chống gậy, chân th́ băng bó, trông thảm năo vô cùng.

 

Biết rơ những bí ẩn của chàng, ông Photion trợn mắt nói :”Aristogiton đă làm một người què lại c̣n hèn nhát”.

         

Theo các bài đọc hôm nay, chúng ta có thể rút ra được hai bài học :

           1. Giá trị của một đời người không nằm ở quá khứ đạo đức hay tội lỗi của người đó, mà hệ ở hiện tại người đó có quyết tâm sống công chính hay không. Theo bài đọc 1 :”Khi người công chính bỏ lẽ công chính của ḿnh và làm điều bất chính mà chết, th́ chính v́ điều bất chính nó đă làm mà nó phải chết. C̣n nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đă làm, mà thi hành điều chính trực công minh, th́ nó sẽ cứu được mạng sống ḿnh... nó không phải chết”.

 

          2. Giá trị thực của con người không do những lời nói tốt đẹp người đó nói ra, mà do hành động của người đó :”Trong hai người con đó, ai đă thi hành ư muốn của người cha ? Họ trả lời : “Người thứ nhất””.  V́ Thiên Chúa theo đường lối như thế cho nên Ngài đă ưu ái  những người một thời nổi tiếng tội lỗi như Giakêu, Mađalena, tên trộm lành...

 

Phần chúng ta đă biết đường lối của Thiên Chúa là như thế, chúng ta phải làm sao ?

          - Đừng nghĩ rằng ḿnh đang thuộc hàng “công chính” để rồi ngủ mê trong ảo tưởng đạo đức về ḿnh.

          - Cũng đừng cho rằng ḿnh thuộc hàng “thu thuế và đĩ điếm” để rồi buông xuôi  cho ḍng đời lôi cuốn. (x. Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm A, tr 491-492)

 

Hăy sống trung thực với ḷng ḿnh. Hăy sám hối và chỉnh sửa lại cuộc sống, sao cho ḿnh xứng đáng là con Chúa, là Kitô hữu để cuộc sống tốt lành của ḿnh toả ra mùi thơm tho nhân đức v́ “hữu xạ tự nhiên hương”. Lúc đó không cần phải phô trương, tự cuộc sống của ḿnh đă minh chúng điều đó :

Trúc xinh trúc mọc bờ ao,

Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.

Trúc xinh trúc mọc đầu đ́nh,

Em xinh em đứng một ḿnh cũng xinh.(Ca dao)

 

Chúng ta hăy cầu xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn và thể xác xinh đẹp như lời cầu của nhà hiền triết Aristote :

“Lạy các thần thánh

Xin cho tôi được xinh đẹp bên trong.

Xin cho mọi sự tôi có ở bên ngoài

đều thuận lợi cho vẻ đẹp của hồn tôi”.

 

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

 

 

 

NgưỜi vâng lỜi đích thỰc

 

Mt 21, 28 – 32

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR


Đối với Thiên Chúa sự trung tín, ḷng chân thành và sự công chính thánh thiện không chỉ được nằm trên đầu môi chóp lưỡi mà phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Tin Mừng hôm nay và hai bài đọc cho chúng ta thấy rơ ai là người thực hiện ư của cha ḿnh và ai là người chỉ có hứa suông hứa cuội. Tin Mừng Mt 21,28 – 32 cho biết người làm vừa ḷng cha là người vâng lời và thực hiện lời của cha, chứ không phải chỉ hứa làm mà không làm theo ư của cha.


Ư TƯỞNG CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT HÔM NAY:

Ngôn sứ Ê-dê-kiên trong đoạn 18, 25-28 viết: tư tưởng và đường lối của con người không phải là tư tưởng và đường lối của Chúa. Đường của Chúa và việc Ngài hành động hoàn toàn công minh chính trực. Ngôn sứ Ê-dê-kiên nói rằng “ người con vâng lời là người con làm theo ư của cha. Thiên Chúa là cha chúng ta và chúng ta là con của Ngài. Do đó, Ngài gọi con người, mời gọi chúng ta đi theo con đường của Ngài. Thiên Chúa c̣n mời gọi kẻ gian ác quay trở về, bỏ đường gian ác mà đi theo đường công minh chính trực th́ Ngài sẽ cứu họ ban cho họ sự sống, họ không phải chết. Vị ngôn sứ c̣n nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi người và đề cao sự hoán cải của con người. Và để làm rơ tư tưởng của ngôn sứ Ê-dê-kiên, thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philip 2, 1-11 đă kêu gọi cộng đoàn Philip hăy hợp nhất với nhau bởi v́ Chúa Kitô, là Con Thiên Chúa đă hiến thân v́ phần rỗi con người. Đó là tấm gương mà mỗi người Kitô hữu chúng ta phải bắt chước quên ḿnh để phục vụ tha nhân, phục vụ anh em. Thánh Phaolô đă viết:” Giữa anh em với nhau, anh em hăy có những tâm t́nh như chính Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự “ ( Pl 2, 5 – 8 ). Chính v́ thế, người con vâng lời phải có thái độ khiêm tốn, quên ḿnh, chỉ biết triệt để phục vụ và vâng lời thực thi ư của cha cho đến hy sinh chính mạng sống của ḿnh. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu làm nổi bật ư nghĩa bài đọc I và bài đọc II. Thánh Matthêu tŕnh bầy dụ ngôn hai người con, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc vâng phục ư của cha và thực thi ư của cha. Thánh sử cho đây là điều kiện thiết yếu để đạt được Nước Trời, có Chúa làm gia nghiệp.


Ư NGHĨA CHÍNH YẾU CỦA ĐOẠN TIN MỪNG Mt 21, 28 – 32:

Tŕnh thuật cho hay cả hai người con đều được cha mời gọi làm việc cho cha trong vườn nho. Người cha cũng hoàn toàn bầy tỏ cho hai người con biết họ đều là con của cha. Điểm khác biệt ở đây là người con có làm hay không làm việc theo ư của người cha. Thiên Chúa luôn yêu thương mọi người, không loại trừ bất cứ ai dù họ là người Do Thái hay người ngoại. Ngài muốn cứu độ mọi người nhưng con người có được cứu hay không là do mỗi người có làm theo ư của cha hay không làm theo ư của cha. Dụ ngôn này được áp dụng cho hai hạng người Do Thái. Một hạng người cho ḿnh là công chính, thánh thiện, đạo đức v́ họ giữ tỉ mỉ mọi lề luật như may dài tua áo, tay đeo thẻ kinh, đi đâu cũng muốn cho người khác gọi ḿnh là thầy, là bậc thông thái vv…Đó là người Pharisiêu, Kinh sư, các thầy thông luật, biệt phái. Hạng người khác bị loại vào hạng thu thuế, tội lỗi, nghèo hèn. Dụ ngôn này người con thứ nhất được coi như hạng thu thuế, tội lỗi, gái điếm. Họ bị đẩy ra khỏi lề xă hội, bị khinh miệt. Tuy nhiên, họ đă thành tâm thống hối, quay trở về với Thiên Chúa. Chính v́ vậy, Chúa đă nói một câu làm những người Pharisiêu, biệt phái, thông luật cảm thấy trơ trẽn, kinh ngạc: ” Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông “( Mt 21, 31 ). Chúa Giêsu ám chỉ người con thứ hai là các thượng tế và kỳ mục. Họ tự cao, tự đại cho ḿnh là công chính nên họ đă không được vào Nước Trời. Tệ hơn nữa, họ không tin Đức Kitô là Con của Thiên Chúa được sai đến trần gian để cứu độ trần gian. Như thế, Nước Thiên Chúa thuộc về những người có ḷng tin. Tin vào Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đă được Thiên Chúa cha sai tới trần gian để cứu độ gian trần.


ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Chúa Giêsu đă làm gương cho con người, cho loài người, cho mỗi người. Người không bao giờ rao giảng điều ǵ mà Người đă không thực hiện trước. Lời của Người là lời hằng sống. Lời nói và việc làm của Người luôn đi đôi với nhau. Giữa cuộc sống của Chúa và lời nói của Người không bao giờ có khoảng cách. C̣n các kinh sư, biệt phái, thượng tế, họ nói nhiều mà không làm. Ngôn hành bất nhất. Do đó, Chúa nói với các môn đệ và chúng ta: ” Ngôn hành phải đi đôi với nhau “. Nói mà không làm giống như đứa con thứ hai trong dụ ngôn sẽ bị Chúa loại trừ. Trong đời sống thường ngày, chúng ta hăy bắt chước Chúa: ” …Cha tôi vẫn làm việc, th́ tôi cũng làm việc “( Ga 5, 17 ) hoặc nói như thánh Giacôbê: ” Đức tin không có việc làm là đức tin chết “ ( Gc 2, 26 ). Chúa Giêsu luôn thi hành thánh ư cha:” Lạy cha nếu được th́ xin cho con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ư con mà theo ư của cha mà thôi “. Chúa luôn nói:” Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời đâu, nhưng là kẻ làm theo ư Cha Thầy “ ( Mt 7, 21 ).


Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn hiểu rằng lắng nghe lời của Chúa không chưa đủ, mà c̣n phải làm theo ư của Chúa “. Amen.


GỢI Ư ĐỂ CHIA SẺ:

1.     Tại sao người con thứ nhất lại được Chúa chấp nhận

2.     Người con thứ hai tượng trưng cho hạng người nào

3.     Lắng nghe lời của Chúa không đă đủ chưa ? “. Phải làm ǵ ?

4.     Nước Trời thuộc về ai ?

5.     Tại sao Chúa Giêsu lại thích đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi ?

 

 Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR

 

 

Thái ĐỘ CẢnh TỈnh

Mt 21,28-32


Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR

H́nh ảnh Chúa Giêsu dùng để tŕnh bầy giáo lư của Ngài trong chúa nhật hôm nay vẫn là vườn nho.Tư tưởng của Chúa Giêsu trong trích đoạn Tin Mừng Mt 21,28-32 tiếp nối h́nh ảnh vườn nho,nghĩa là nước trời,Chúa Giêsu muốn giới thiệu cho nhân loại.Câu chuyện thánh Matthêô tường thuật có tính cách dí dỏm,thú vị, giúp mọi người hiểu được ư Chúa muốn nói. Người Cha trong trích đoạn Mt 21,28-32 là Thiên Chúa nhân từ, giầu ḷng thương xót, luôn chạnh ḷng xót thương đối với con người, nhất là những con người tội lỗi,yếu đuối.Người cha một hôm nói với đức con cả: "Con ơi, nay ra làm vườn nho giúp cha nhé ". Đây không phải là một lệnh truyền,một lời bắt buộc, nhưng chỉ là một lời mời gọi.


HAI THÁI ĐỘ CỦA HAI NGƯỜI CON

Câu chuyện ngắn gọn,nhưng nói lên tất cả ư nghĩa của sứ điệp Tin Mừng muốn đề cập tới. Thái độ của hai người con quả thực trái ngược nhau. Cái nghịch lư ở đây là người con cả nói "không", nhưng sau đó nghĩ lại và đi làm vườn nho theo lợi ích chung của gia đ́nh.Người con cả đă biết hy sinh lợi ích riêng để sống quảng đại, cởi mở và đặt ích lợi chung của gia đ́nh lên trên. C̣n người con thứ nhanh nhảu đáp lại lời mời của cha "vâng, con sẽ đi ". Lời đáp trả hết sức mạnh mẽ và quả quyết ấy chỉ là một lời lừa dối cha. Người con thứ thưa "vâng" để nhằm mập mờ đánh lận con đen.Vâng, nhưng không làm, sẽ đi, nhưng không đi. Thái độ của người con thứ thật ích kỷ, anh ta không hề thương yêu cha chứ đừng nói đến yêu thương anh em trong gia đ́nh và người ở ngoài xă hội. Người con cả xác định lập trường của ḿnh, nói lên sự tự do của con người ḿnh, nhưng cuối cùng người con cả đă biết vượt lên tất cả để chọn lựa điều có ích nhất. Hành động của người con cả là cả một sự chọn lựa giằng co, đ̣i hỏi sự quả cảm và t́nh thương. Chính v́ có ḷng tốt,con tim nhậy cảm, ánh mắt biết nói, nên người con cả đă làm theo ư cha của ḿnh. C̣n người con thứ chỉ sống trên đầu môi chóp lưỡi, giả bộ nói vâng,nhưng trong tận đáy ḷng của anh đă hàm chứa lời từ khước rất quyết liệt: không. Người con cả đă biểu lộ thái độ của ḿnh ra bằng hành động. Người con thứ nói nhưng không làm. Điều này rất phù hợp với lời Chúa Giêsu: "Không phải tất cả những ai kêu lạy Chúa!, lạy Chúa! mà được vào nước trời, nhưng chỉ những ai làm theo thánh ư Chúa". Thánh ư Chúa phải được thể hiện qua thái độ vâng phục, tuân theo đường lối Chúa. Nói cách khác là chấp nhận Chúa Giêsu là cùng đích, là gia nghiệp của ḿnh.


CH̀A KHÓA NƯỚC TRỜI

Chúa Giêsu không phân biệt bất cứ người nào dù họ là Do Thái, Hy Lạp, La Mă, dù họ là ở trong hay ngoại giáo. Chúa Giêsu khẳng định: �Những người đĩ điếm và thu thuế sẽ vào nước trời trước các ngươi �.Chúa Giêsu đă nói:" Không phải những người lành mạnh cần thầy thuốc,nhưng là những kẻ ốm đau ".Thiên Chúa của Đức Kitô là một Thiên Chúa nhân hậu hay thương xót, thứ tha, cảm thông, chia sẻ khác với quan niệm của những người biệt phái, luật sĩ,kỳ mục, thượng tế đă quan niệm Thiên Chúa như một vị quan ṭa ác nghiệt, thích trừng phạt và áp đặt những mệnh lệnh độc đoán. Thái độ của bọn biệt phái, Pharisiêu, tư tế, thông luật là thái độ ích kỷ, giả h́nh, làm bộ. Họ thích khoe khoang,tự măn về một thứ đạo bề ngoài mà họ nghĩ ra. Cái đạo được họ áp đặt bởi trăm ngàn lề luật, nhưng lề luật do họ nặn ra, bầy đặt để bắt buộc người khác làm,thực hiện chứ họ th́ hoàn toàn không làm ǵ hết như Chúa Giêsu đă từng nói :...một ngón tay họ cũng không muốn lay thử. Thái độ của họ là thái độ tự kiêu, tự măn, phô trương: ra đường ưa thích người khác tung hô, chào hỏi. Ao thênh thang, tua áo dài, thẻ kinh rổn rẻn vv?Đạo như thế là đạo bề ngoài, đạo nông cạn, hời hợt. Chúa Giêsu đă không dựa trên công đức của con người, dựa trên địa vị, chức vụ của con người để thưởng phạt, tất cả đều do t́nh thương nhưng không của Chúa. Ch́a khóa dẫn vào nước trời là sự vâng phục Thiên Chúa và hoán cải, thống hối, ăn năn :"Hăy hối cải v́ nước trời đă gần"( Mt 3,2 ).


Thái độ của con người sẽ làm chứng cho việc vào nước trời của họ v́ ơn cứu độ của Chúa dành cho tất cả những ai biết mở ḷng đón nhận và tin tưởng vào cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá."Khi nào Ta được nâng cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta ".


THÁI ĐỘ PHẢI CÓ

Theo Chúa là chấp nhận con đường hẹp.Thánh Phaolô đă có lần nói:"Anh em có th́ nói có, không th́ nói không ". Theo Chúa,con người luôn phải sống trong những trái ư của ḿnh. Theo Chúa là chấp nhận vác thập giá mỗi ngày mà theo Chúa.Theo Chúa là chấp nhận không thỏa hiệp,cương quyết sống sứ mạng của các ngôn sứ. Trong cuộc đời có nhiều trái ư,có nhiều điều chướng tai gai mắt,thỏa hiệp là đi ngược với Tin Mừng. Theo Chúa,con người không được sống giả h́nh,bề ngoài,nhưng phải sống với con người thật của ḿnh. Điều ǵ tốt ta làm,điều ǵ xấu dứt khoát ta phải tránh xa.


GỢI Ư CHIA SẺ

1.     Anh chị có xác tín lời của thánh Phaolô tông đồ:có nói có,không nói không ?

2.     Anh Chị chọn thái độ nào ? Thái độ của người con cả hay người con thứ ?Tại sao?

3.     Theo Chúa anh chị có thích thỏa hiệp để được dễ dàng không ?

 

 

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR

 

  

 

Chúa NhẬt 26 mùa ThưỜng niên, A

Lm. Đaminh Trần Đ́nh Nhi 

 

Ki-tô hữu chọn lựa lối suy nghĩ và hành động không theo lối của thế gian, nhưng theo gương mẫu Chúa Ki-tô.  Để thực hiện điều này, họ phải phấn đấu với chính ḿnh, v́ bản chất con người không muốn bất cứ điều ǵ bất lợi cho ḿnh.  Do đó, rất nhiều khi họ nhủ ḷng theo đường lối Chúa, nhưng sự lôi cuốn của lối sống người đời vẫn thắng thế.  Tuy nhiên điều quan trọng là mỗi khi như vậy, họ cố gắng hối cải, trở về với căn tính Ki-tô của họ và tiếp tục con đường Ki-tô hóa chính ḿnh.

 

1. Sám hối là đường đưa đến sự sống (Ed 18:25-28)

Dân Ít-ra-en chưa hoàn toàn tin tưởng Thiên Chúa là Đấng giàu ḷng thương xót và rộng lượng thứ tha, do đó họ cũng nghi ngờ luôn cả đường lối của Người.  Một lần nữa, qua ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Thiên Chúa quả quyết là đường lối của Người ngay thẳng và rơ ràng:  từ bỏ lẽ công chính mà làm điều dữ sẽ dẫn đến cái chết, c̣n bỏ điều bất chính mà làm điều lành sẽ đem lại sự sống.  Chỉ có một con đường và một sự chọn lựa đưa ta tới sự sống, đó là bỏ điều dữ mà thi hành điều chính trực.  Khi tạo dựng con người, Chúa ban cho ta quyền tự do lựa chọn.  Sự chọn lựa đầu tiên của con người, tức ông A-đam, đă để lại hậu quả là tội tổ tông làm cho con người có khuynh hướng chọn điều trái thay v́ điều phải.  Con người dễ dàng phạm tội v́ bản chất yếu đuối.  Tuy nhiên đối với Chúa, sự yếu đuối không phải là xấu, trái lại để con người biết họ cần đến Chúa và ân sủng của Người.  “Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người” (Tv 24:8-9).  Con người ai mà chẳng là “tội nhân” trước mặt Chúa.  Nhưng trái lại, Chúa lại “nghĩa nặng ân sâu” đối với tội nhân và muốn tội nhân đi con đường sám hối để trở về với Người.

 

Con đường sám hối gắn liền với bản chất yếu đuối của ta, cho ta thấy trước mặt luôn luôn là Chúa và sau lưng ta là quá khứ tội lỗi.  Càng bỏ lại sau lưng tội lỗi, ta càng gần Chúa hơn và Chúa càng lớn lên trong ta.  Giá trị Tin Mừng càng được trân quư và ảnh hưởng đến cuộc sống th́ thực tại Nước Trời càng rơ rệt và vững chắc trong ta.  “Nước Trời đă gần” có nghĩa là nó đang phát triển ngay trong ḷng ta mỗi ngày một mạnh mẽ thêm.  Để Nước Trời mỗi ngày một gần ta hơn th́ sám hối là con đường ngắn nhất để ta đi tới.  Sám hối là cả một vấn đề phức tạp, cần phải nhận định rơ ràng t́nh huống để biết phải bắt đầu từ đâu và tiếp tục mỗi ngày thế nào.  Quyết định sám hối cần rơ ràng, không ôm đồm, nhưng ngắn gọn và nhất là đúng với sức của ta.  Năng xét ḿnh hoặc xét ḿnh hằng ngày là phương thức hiệu quả nhất giúp cho sám hối được kết quả.  Xét ḿnh hắng ngày không chỉ là việc dành cho linh mục hoặc tu sĩ nam nữ, nhưng là cho mọi Ki-tô hữu, để họ thấy được khoảng cách giữa họ với Chúa Ki-tô đă dần dần rút ngắn được bao nhiêu.  Thực hành sám hối đ̣i hỏi ta phải kiên tŕ và khiêm tốn, v́ không phải là công việc của một ḿnh ta, nhưng giữa ta với ơn Chúa và Thánh Thần.  Kiên tŕ v́ việc từ bỏ một nết xấu đ̣i hỏi thời gian.  Khiêm tốn v́ phải chấp nhận những thiếu sót và giới hạn của ta, đồng thời nhận thức rằng với sức riêng, ta sẽ không thể làm nổi.

 

2.  Một câu truyện sám hối trong Tin Mừng (Mt 21:28-32)

Đây chỉ là một câu truyện Chúa kể, nhưng không phải là truyện tưởng tượng mà là truyện thường xảy ra trong đời sống hằng ngày.  Hai người con trai trong gia đ́nh kia đều được ông bố sai đi làm vườn nho.  Người con thứ nhất phản đối, không chịu đi làm.  Nhưng rồi anh ta hối hận và lại đi làm.  C̣n người con thứ hai th́ vâng vâng dạ dạ, rồi cuối cùng anh ta làm ngược lại lời cha và không chịu đi.  Kết luận người con thứ nhất đă thi hành điều ông bố muốn.  Điều câu truyện muốn nhấn mạnh chính là việc người con thứ nhất ân hận v́ đă căi lời cha và anh đă sửa lại lỗi lầm đó.  Quả thực là một câu truyện hết sức đơn sơ nói về sám hối và được áp dụng vào việc đón nhận Nước Trời.

 

Đón nhận Nước Trời là điều Thiên Chúa Cha muốn mọi người phải làm.  Người sai Con Một Người đến với ư độc nhất là để “bất cứ ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).  Kế hoạch sai Con Một đến đă được báo trước bao nhiêu đời cho dân Chúa qua các ngôn sứ.  Gần đây nhất, đó là qua việc rao giảng của ông Gio-an Tẩy giả.  Chính ông đă chỉ cho người ta thấy Chúa Giê-su là “Đấng phải đến” theo điều các ngôn sứ đă báo trước.  Muốn đón nhận “Đấng Cứu Thế”, người ta phải bạt đồi kiêu căng, lấp thung lũng tội lỗi, uốn nắn những quanh co của tâm hồn.  Nhiều người nghe ông Gio-an rao giảng đă từ chối, không muốn làm cuộc thay đổi như thế và luôn luôn cho ḿnh là những người công chính không cần thay đổi.  Trái lại tầng lớp người vẫn bị coi là xấu xa tội lỗi như gái điếm và thu thuế th́ lại nghe lời ông Gio-an và thực hành sám hối.

 

Một trong những điều khiến Chúa Giê-su băn khoăn nhất, đó là thái độ cao ngạo và bướng bỉnh của những tư tế, Pha-ri-sêu và các kinh sư.  Nói nhẹ, nói nặng, Chúa Giê-su đă làm, ngay cả việc tố cáo thái độ giả h́nh, kiêu căng của họ Chúa cũng không bỏ qua, miễn sao đưa họ về nấp dưới bóng cánh gà mẹ của Thiên Chúa.  Nhưng sám hối đối với họ là chuyện không đúng chỗ, v́ họ luôn luôn coi ḿnh là những người công chính.  Thật buồn thay.  Chẳng những không chịu nghe lời Chúa Giê-su, họ c̣n “t́m cách bắt người” để tiêu diệt (Mt 21:46).

 

3. Thánh Phao-lô xin anh chị em tín hữu hăy sám hối, thay đổi lối sống (Pl 2:1-5)

Với địa vị người cha trong một gia đ́nh cộng đoàn dân Chúa, thánh Phao-lô đă nhận thức được sự cần thiết của việc sám hối và ngài tha thiết xin mọi phần tử trong cộng đoàn hăy thay đổi lối sống.  Không nhiều th́ ít, lối sống của tín hữu Phi-líp-phê vẫn c̣n chịu ảnh hưởng lối sống dân ngoại.  Họ cần phải thay đổi nhiều để sống sao cho xứng danh Ki-tô hữu đích thực.  Nhưng biết thay đổi ǵ đây?  Do đó, thánh Phao-lô đă đưa ra một số điểm thực tế liên quan tới đời sống cộng đoàn.  Vậy điều ngài quan tâm hàng đầu đó là mầm mống chia rẽ và chống đối nhau đă bắt đầu trong cộng đoàn Phi-líp-phê.  Cần phải thay đổi t́nh huống nguy hiểm này.  Cho nên thánh Phao-lô đưa ra một vài mục tiêu cụ thể:  a) hăy có “tứ cùng”, cùng một cảm nghĩ, cùng một ḷng mến, cùng một tâm hồn và cùng một ư hướng như nhau;  b) hăy có ḷng khiêm nhường mà coi người khác hơn ḿnh; c) đừng t́m lợi ích riêng, nhưng hăy mưu ích cho người khác.  Đó là tất cả những tâm t́nh ta gặp thấy nơi đời sống Chúa Ki-tô, Đấng đă trút bỏ vinh quuang Thiên Chúa để cùng sống chung với ta.  Giờ đây, muốn kiến tạo một cộng đoàn yêu thương, ta cũng “hăy có những tâm t́nh như chính Đức Ki-tô Giê-su”.

 

Không phải chỉ là lời khuyên dành cho một cộng đoàn tín hữu xa xưa, nhưng là cho mọi người mọi thời.  Ta đang sống trong những cộng đoàn, nhỏ là gia đ́nh, lớn hơn là giáo xứ, tu viện, lớn hơn nữa là giáo phận, Giáo Hội toàn cầu và thế giới.  Nhưng nếu mỗi người đều thay đổi để mang tâm t́nh của Chúa Giê-su th́ quả thực Nước Trời đă đạt tới kết quả cánh chung của nó rồi và muôn loài muôn vật đă được quy tụ trong Chúa Ki-tô và trong Thiên Chúa.

 

4.  Sống Lời Chúa

Sám hối là điều khó thực hiện, nhưng không phải là không thể làm.  Trước hết ta nh́n vào mục đích để tiến tới.  Mục đích là từ bỏ con người tội lỗi để trở nên giống Chúa Ki-tô.  Để từ bỏ tội lỗi, ta xét ḿnh hằng ngày để kiểm điểm sự thay đổi tích cực trong lối sống.  Để trở nên giống Chúa Ki-tô, ta đọc và suy gẫm Kinh Thánh, nhất là Tin Mừng, để biết, yêu mến và làm môn đệ Chúa.  Sám hối là một tiến tŕnh liên tục, chứ không phải chỉ thực hành vào mùa Chay.  Với cố gắng riêng và nhất là với ơn thánh Chúa, chắc chắn ta sẽ thay đổi, trở nên tạo vật mỗi ngày một mới hơn.

 

Suy nghĩ

·        Đọc và suy gẫm Kinh Thánh giúp tôi khám phá được những tâm t́nh nào của Chúa Giê-su?

·        Tôi có đem những tâm t́nh ấy vào đời sống của tôi không? 

·        Việc xét ḿnh hằng ngày tôi có thực hành không?  Việc ấy giúp ích ǵ?

 

Cầu nguyện:  Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, t́nh thương Chúa thật là cao cả, vượt xa mọi công trạng và ước muốn của con người;  xin rộng t́nh tha thứ những lỗi lầm cắn rứt lương tâm chúng con, và thương ban những ơn trọng đại, ḷng chúng con chẳng dám mơ tưởng bao giờ.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.  A-men. 

 

Lm. Đaminh Trần Đ́nh Nhi

 

 

AI NGOAN NHẤT?

Lm Ansgar Pham Tĩnh


Xin phép bạn cho tôi được paraphrase bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay một chút.


Các bạn nghĩ sao?Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho." Nó đáp: "Con không muốn đâu! " Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây! " nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai là người con ngoan của ông chủ vườn nho?


Tôi đoán thế nào bạn cũng trả lời giống như những anh biệt phái: “Dĩ nhiên đó là người con thứ nhất!”


Nếu vậy th́ bạn... lầm to! Trong hai anh con trai, chẳng có anh nào ngoan cả, cả hai đều cứng đầu, bướng bỉnh và phạm tội không vâng lời cha ḿnh.


Bạn có biết tại sao cả hai người con lại không muốn đi làm vườn nho hay không? Tôi nghĩ chắc chắn là tại v́ hai anh chàng này sợ “phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại c̣n bị nắng nôi thiêu đốt.” (Mt. 20:12) cho nên mới ngần ngại không muốn đi làm vườn nho như ư cha của hai anh muốn.


Bạn thân mến, khi lănh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, bạn và tôi, chúng ḿnh đă trở thành con cái của Thiên Chúa, chúng ḿnh đều được sai đi làm vườn nho cho Ngài.


Thế nhưng, bạn và tôi cũng giống như hai người con trong dụ ngôn vậy! Chúng ḿnh đều là những đứa con cứng đầu, bướng bỉnh và hay bất tuân lệnh của Cha. Chúng ḿnh sợ phải làm việc nặng nhọc, và sợ bị nắng nôi thiêu đốt.


Giống như hai người con trai trong dụ ngôn, bạn và tôi thường có hai thái độ trước giáo huấn của Giáo Hội:

·        Một là tỏ ra khó chịu, bất măn và phản kháng, chống lại một cách công khai.

·        Hai là chỉ ậm ừ cho qua chuyện, ngoài mặt th́ vui vẻ tỏ vẻ vâng lời nhưng trong thực tế lại dửng dưng, làm lơ, không thực hành.


- Tôi làm lơ và thậm chí bất tuân những lời dạy dỗ của Giáo Hội về những vấn đề liên quan đến luân lư và đạo đức. Ví dụ như không được chung sống với nhau trước khi làm lễ cưới, không được phép ly dị, không được xem phim có dính dáng tới...Trư Bát Giới, không được dùng những phương pháp ngừa thai nhân tạo, không được phá thai, không được thí nghiệm trên phôi thai người...

 

-         Tôi bực bội và làm lơ đến lời mời gọi của Chúa trong những thánh lễ ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Tôi lư luận rằng ở nhà tôi cũng tôn thờ Chúa, cũng yêu Chúa được vậy? Làm việc cả tuần lễ tôi cần phải có thời gian để relax, enjoy, nghỉ ngơi, đi shopping, đi câu cá, đi casino...

-         Tôi bất măn, phản đối và có khi nổi loạn v́ Giáo Hội khẳng định rằng phụ nữ sẽ không được làm linh mục; khẳng định rằng noi gương Chúa Kitô, linh mục phải sống đời sống độc thân để có thể chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng: một là lập gia đ́nh hai là sống độc thân chứ không có cái kiểu bắt cá hai tay, vừa muốn có vợ, lại vừa muốn thiên chức linh mục.

Bạn thân mến, bạn và tôi, chúng ḿnh đều là những người con bướng bỉnh đă và đang bất tuân những lời dạy bảo, khuyên nhủ của Thiên Chúa qua những giáo huấn của Giáo Hội. Chúng ḿnh hăy bắt chước anh con trai lớn: HĂY HỐI HẬN ĂN NĂN.

-         Chúng ḿnh hăy ăn năn sám hối v́ những lần chúng ḿnh bất tuân những giáo huấn của Giáo Hội bởi v́ khi tôi phản đối quyền giáo huấn của Giáo Hội là khi đó tôi bất tuân Thiên Chúa “Phê-rô, con là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh ch́a khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều ǵ, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều ǵ, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”(Mt. 16:18-19).

-         Chúng ḿnh hăy xin lỗi Chúa bằng cách đi xưng tội thường xuyên hơn, một tháng một lần, đừng để 6 tháng hay 1 năm mới đến ḥa giải với Chúa. Mỗi lần đến xưng tội là mỗi lần bạn và tôi lănh nhận được rất nhiều ơn thánh. Thiên Chúa vui mừng và cả triều thần trên trời cũng vui mừng v́ một người tội lỗi như tôi cũng như bạn ăn năn hối lỗi, quay trở về với Ngài (Luke 15:7).

 

ĐỪNG CHẦN CHỜ NỮA! HĂY ĂN NĂN, HỐI HẬN V̀ NHỮNG LẦN CHÚNG M̀NH BƯỚNG BỈNH, CỨNG ĐẦU CỨNG CỔ, BẤT TUÂN LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHÚA QUA TRUNG GIAN LÀ GIÁO HỘI.

 

Lm Ansgar Pham Tĩnh

 

 

ĐỨC TIN VÀ HÀNH ĐỘNG

Lm Trần Thanh Sơn

 

Bài đọc 1: Ed 18, 25-28

Bài đọc 2: Pl 2, 1-11

Tin mừng: Mt 21, 28-32

 

Đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe, nằm trong phần cuối sứ vụ tại thế của Đức Giêsu. Hiện tại, Ngài đă khải hoàn vào thành Giêrusalem (x. Mt 21, 1-11). Khi thấy dân chúng buôn bán nơi đền thờ, Ngài đă đánh đuổi họ (x. Mt 21, 12-17). Thấy thế, các Thượng Tế và niên trưởng trong dân đă đến chất vấn Đức Giêsu: Ngài đă nhân danh quyền năng nào mà làm những việc đó. Để trả lời, Đức Giêsu đă chất vấn lại họ về thái độ của họ đối với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả (x. Mt 21, 23-27). Tiếp đó, Ngài nói tiếp ba dụ ngôn để nhắc nhở về thái độ cứng tin của họ trước sứ điệp của Thiên Chúa.


Dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe hôm nay là dụ ngôn đầu tiên trong ba dụ ngôn đó. Với dụ ngôn về hai người con này, Đức Giêsu muốn cảnh cáo thái độ cố chấp của những người Luật sĩ và Biệt phái. Họ đă nghe lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả, đă nghe lời rao giảng và chứng kiến những phép lạ Đức Giêsu đă làm. Thế mà họ vẫn không tin, thậm chí c̣n nhân danh niềm tin để âm mưu hăm hại Đức Giêsu. Điều đó, cho thấy giữa lời tuyên xưng đức tin và hành động để chứng minh niềm tin của con người có một khoảng cách đôi khi thật gần, nhưng lắm lúc cũng thật là xa.


Dụ ngôn hôm nay kể lại, người kia có hai người con. Ông đến nói với người con thứ nhất đi làm vườn nho cho Cha. Người này nói “Không”, nhưng sau đó hối hận, anh ta lại đi. C̣n người con thứ hai th́ ngược lại, anh ta mau mắn đáp lại: “Thưa Cha, vâng, con đi”, nhưng cuối cùng anh ta lại không đi.


Trước hết, chúng ta cùng quan sát người con thứ hai. Anh ta khi nghe cha bảo đi làm vườn nho, anh ta đă thưa “Vâng” thật mau mắn, nhưng cuối cùng anh ta chẳng làm ǵ. Khi đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta chê trách anh v́ đă nói mà không làm. Tới đây, tôi nhớ một câu chuyện vui như sau:


Tại một giáo xứ nọ, cứ mỗi năm có một chủ đề sống. Chủ đề năm ấy là “Mau mắn quảng đại chia sẻ cho người nghèo”. Vào cuối dịp tĩnh tâm đầu năm, Cha xứ muốn mỗi người nói lên quyết tâm của ḿnh trong ngày đầu năm, Ngài hỏi:

-         Ông Hai! Ông có sẵn sàng sống bác ái chia sẻ theo chủ đề của Giáo xứ không?

-         Vâng! Con nhất trí ạ!

-         Vậy, nếu ông có hai con ḅ, ông sẽ góp quỹ tặng cho người nghèo một con chứ?

Ông Hai hiên ngang trả lời trước Cha xứ và cộng đoàn:

-         Đương nhiên rồi thưa Cha!

-         Nếu ông có hai căn nhà, ông hứa dâng một căn nhé!

-         Bảo đảm trăm phần trăm với Cha.

-         Nếu ông có hai con gà, ông sẽ nhường lại cho người nghèo một con gà, phải không?

-         Ồ, không được, thưa Cha.

Cha xứ ngạc nhiên hỏi:

-         Sao vậy? Tôi không hiểu. Sao năy giờ, ông luôn nói đồng ư mà bây giờ, ông lại nói không?

Ông Hai thành thực thú nhận:

-         Những thứ trước, Cha hỏi, nhà con không có, c̣n gà, nhà con có nhiều ạ!

Thế đó, ông Hai đă sẵn sàng nói sống bác ái, nhưng với những ǵ không đụng chạm đến cuộc sống của ông. C̣n nếu việc bác ái đó cần đến một sự hy sinh nào đó của chính bản thân, cho dù đó chỉ là một con gà, th́ ông không dám. H́nh ảnh người con thứ hai và ông Hai trong câu chuyện trên đây, có lẽ một cách nào đó, đây cũng là h́nh ảnh của tôi và quư ông bà anh chị em. Chúng ta vẫn lớn tiếng tuyên xưng rằng ḿnh mến Chúa hết ḷng và yêu anh em như chính ḿnh trong Nhà Thờ này, nhưng khi trở về trong cuộc sống, có lẽ tôi và quư ông bà anh chị em chưa thực sự sống bác ái như Chúa muốn. Chúng ta c̣n quá nhiều ganh tị, hờn ghét, lười biếng, đam mê và ích kỷ. Chúng ta c̣n để cho ḷng tự ái và những điều thấy trước mắt lôi cuốn ḿnh. Chúng ta chưa sống đúng với lời miệng chúng ta thưa với Chúa. Hay tắt một lời chúng ta nói nhiều mà chưa sống được bao nhiêu.


C̣n người con thứ nhất mặc dù đă trả lời “Không”, nhưng sau đó, anh ta đă hối hận và đă ra đi. Trong thân phận con người, với kinh nghiệm của bản thân, chắc hẳn mỗi người chúng ta đều nhận thấy rằng, con người của chúng ta thật là yếu đuối, bất toàn. Biết bao điều lầm lỡ, yếu đuối chúng ta không muốn mà chúng ta vẫn làm (x. Rm 7, 15. 19. 24). Nhưng dù vậy, Thiên Chúa vẫn không bỏ mặc chúng ta. Ngài vẫn chờ chúng ta trở về để cứu sống chúng ta, như lời Ngài nói qua miệng ngôn sứ Êdêkien mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một: “Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi, và thực thi công b́nh chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đă phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết.”. Người con thứ nhất đă nói “Không” trước lời mời gọi của Cha, nhưng sau đó anh ta đă hối hận và ra đi làm vườn nho. Anh ta hối hận v́ anh nhận ra lời từ chối của ḿnh đă làm cho Cha buồn, đă phụ lại với ḷng mong mỏi, yêu thương của Cha ḿnh.


Như thế, bước đầu của việc trở lại đó là ḷng thống hối, hay đúng hơn để có thể trở lại, chúng ta phải thật ḷng khiêm tốn, nhận rằng ḿnh là kẻ có tội, nhận rằng ḿnh đang c̣n bất toàn, và thiếu thốn.


Có lẽ tới đây, lời Chúa hỏi những người đối thoại với Chúa cũng là đang hỏi tôi và quư vị: “Các ông nghĩ sao? Ai trong hai người con đă làm theo ư Cha ḿnh?”. Và câu trả lời của chúng ta chắc hẳn là: người con thứ nhất. Vâng, đúng như vậy, ư của cha là đi làm vườn nho và anh ta đă làm đúng điều đó. C̣n những điều khác không quan trọng.


Tuy nhiên, thái độ đẹp ḷng Cha hơn cả có lẽ đó là thái độ của người con thứ ba. Người con mà bài Tin mừng hôm nay không nói đến, nhưng được thánh Phaolô mô tả tỉ mỉ trong thư gởi tín hữu Philipphê mà chúng ta vừa nghe. Người con đó chính là Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô nói: “Người tuy là thân phận Thiên Chúa,… Người đă tự hạ ḿnh mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá.”. Đó mới đúng là người con đẹp ḷng Cha nhất. Người con này đă thưa: “Này con xin đến, … để thi hành ư muốn Người, lạy Thiên Chúa” (Dt 10, 7) và đă thực hiện mọi sự đúng theo ư muốn của Cha cho dù đó là chén thập giá: “Lạy Cha! Nếu Cha muốn, xin cất chén này đi khỏi con! Song đừng cho ư của con, mà là ư của Cha được thành sự!” (Lc 22, 42). Chính Chúa Cha cũng đă nhiều lần xác nhận: “Này là Con chí ái Ta, kẻ Ta đă sủng mộ” (Mt 3, 17; x. Mt 12, 18; 17, 5).


Giờ đây, nhờ sự trợ lực của Thánh Thể, ước ǵ mỗi người chúng ta luôn sống theo gương mẫu của Đức Kitô như lời mời gọi của thánh Phaolô: “Anh em hăy cảm nghĩ trong anh em điều đă có trong Đức Giêsu Kitô”. Nghĩa là chúng ta hăy can đảm thưa “Vâng” trước lời mời gọi của Chúa và sống đúng với lời thưa vâng đó. Như thế, Thánh Lễ không kết thúc ở Nhà Thờ này, nhưng sẽ được tiếp tục trong suốt cuộc đời của chúng ta, trong đời sống vâng phục, chia sẻ, bác ái hàng ngày của chúng ta. Amen.

  

Lm Trần Thanh Sơn

 

 

ThỨc TỈnh TrỞ VỀ


Lm Nguyễn B́nh An

Trên đường tu đức, ai cũng ham đọc sách của Thomas Merton. Cha đă khai sáng một lối suy tư mới để cân bằng, cảnh tỉnh và thăng tiến đời nội tâm. Trong tác phẩm "Ngọn núi bẩy tầng" (The Seven Story Mountian) Thomas Merton đă diễn tả ơn trở về đặc biệt của chính bản thân.


Lúc 20 tuổi, Merton gia nhập đảng cộng sản và du lịch Âu châu. "Bỗng một đêm ở Paris, tôi nhận ra cái t́nh trạng tồi tệ, khốn quẫn và man dại của ḿnh trong cơn ác mộng. Tôi bị quỉ dữ săn đuổi và cố chạy trốn! Càng chạy càng mắc và càng lâm nguy. Thức giấc trong kinh hoàng và ướt đẵm, tôi qú xuống khẩn cầu. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi tha thiết nguyện xin. Những mong Thiên Chúa giải cứu khỏi sự dữ đang ḱm kẹp và đe doạ tôi. Thiên Chúa đă ra tay thị uy và tạo cơ hội cho tôi trở về". Khi 23 tuổi, Merton đă tin nhân và suy phục Chúa. Anh làm phóng viên cho tờ Nữu Ước Thời Báo. Và lúc tṛn 26, anh giă từ nghề nghiệp, bố thí gia sản, rồi dồn những đồ tùy thân vào một túi vải, gơ cửa xin gia nhập ḍng Trapist tại Kentuckty. Chúa đă chuyển hóa một thanh niên hoang đàng thành một thầy ḍng khổ tu. Thật lạ lùng!


Không hài ḷng với bản thân, nổi loạn với cha mẹ, chống cưỡng quyền bính, và tranh đấu cho công bằng xă hội, chúng ta thường có hai phản ứng tương khắc. Một là dấn thân xây dựng cơ cấu và thế hệ mới, cải tiến gia đ́nh, học đường và xă hội. Đây là con đường đoan chính và thánh thiện mà lịch sử Giáo hội c̣n ghi đậm những nết son đặc thù của một Phaolô, Augustinô, Inhaxiô, Phanxicô. Hai là bất măn, chống đối, làm loạn, thủ tiêu và trả thù theo thuyết "thần học giải phóng". Thuyết này đă được phái vô thần áp dụng tuyệt mức. Họ cấy thù hận vào tâm năo; dùng tra tấn, đàn áp và tù tội làm chính sách; lấy thủ tiêu, bỏ đói và tra tấn làm phương tiện. Kết quả là có nhiều tâm hồn thất vọng, chán chường.


Sống bất an và bất hạnh, Merton quyết tung cánh chim t́m về tổ ấm và ra khỏi ngơ cụt của văn hoá sự chết. Merton được cải tử hoàn sinh qua ba giai đoạn. Một là ư thức quá khứ lỗi lầm và hướng thiện. Hai là cương quyết thăng tiến và thay đổi. Ba là dấn thân sống lư tưởng và hành hiệp trượng nghĩa. Đây là ba chặng chuyển hướng quan trọng, phải theo đúng nếu muốn cải tử hoàn sinh. Merton, Phaolô, Mai Đệ Liên, Augustinô... đă thành công và trở thành những "tín hữu thật" theo quan niệm của Soren Kierkegaard "Chưa có một tín hữu thật sự trên đời, mà chỉ có tiến tŕnh trở thành một tín hữu". Quả vậy tâm t́nh "ngại núi e sông" đang trói chặt chúng ta. V́ thế chúng ta c̣n tiếc xót đời tiện nghi, ấm cúng, hạnh phúc, chưa đeo nổi túi vải lên vai và vui bước lên đường.


Phúc Âm hôm nay tra vấn, thức tỉnh và đưa chúng ta ra khỏi giấc mơ tầm thường của thế tục. Bạn nghĩ sao? Cải tử hoàn sinh để nhập vương quốc nước trời hay lết lê kiếp sống tai bay vạ gió và miệt mài với cảnh nay c̣n mai mất!!

 

Lm Nguyễn B́nh An

 

 

Nó HỐi HẬn và Đi Làm

 

Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32

Lm Bênađô Nguyễn Tiến Huân


Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu lấy ví dụ người cha có hai con. Ông đến nhờ đứa thứ nhất đi làm vườn cho ông. Nó trả lời rằng nó không đi, nhưng rồi sau đó nghĩ lại hối hận, nó lại đi. Ông nhờ đứa thứ hai, nó trả lời nó sẽ đi làm nhưng rồi lại không đi. Sau đó, Chúa Giêsu hỏi các Thượng tế và Kỳ lăo Do thái: "Ai trong hai người con đó đă làm theo ư cha ḿnh" và họ đáp "người con thứ nhất" (Mt 21,31).


Chúa Giêsu dùng chính câu trả lời của họ mà kết luận về chính họ: "Tôi bảo thật các ông, người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông" (Mt 21,31). Tại sao vậy? Tại v́ họ cũng giống như người thứ hai, biết ư cha ḿnh muốn và ngoài miệng th́ trả lời là làm theo, nhưng thực sự th́ không. Họ là "những kẻ chỉ mến Chúa bằng môi, bằng miệng, c̣n ḷng th́ ở xa Người" (Mt 15,8). Mà những kẻ chỉ mến Người bằng môi bằng miệng mà không thực hiện ư Người th́ không thể vào Nước Trời: "Không phải chỉ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành thánh ư Cha" (Mt 7,21)


Họ như cây vả xum xuê cành lá bên ngoài, nhưng không có trái là việc làm tốt, nên bị nguyền rủa (Mt 21, 18-19). Họ là những kẻ mà Chúa Giêsu đă ca thán: "Tại sao các ngươi kêu với Ta "Lạy Chúa, Lạy Chúa" mà điều Ta nói, các ngươi lại không làm?" (Lc 6,46).


Gioan đến với họ trong đường công chính và bề ngoài th́ họ kính nể Gioan bởi nếu không, th́ sẽ bị dân chúng ném đá (Lc 20,5-6), nhưng trong ḷng th́ không tin ngài (Mt 21,32). Trái lại những người thu thuế và gái điếm vẫn bị coi là kẻ tội lỗi, th́ như người con thứ nhất, biêt "hối hận và đi làm" (Mt 21,29)


Thực vậy, khi Gioan rao giảng th́ những người thu thuế đă thống hối xin chịu thanh tẩy và c̣n hỏi cho biết việc phải làm: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm ǵ?" (Lc 3,12) "Họ đă chấp nhận Thiên Chúa công minh, c̣n Biệt phái và Luật sĩ đă khinh màng ư Chúa" (Lc 7,29). Khi cầu nguyện với Chúa, th́ ngược hẳn với thái độ kiêu ngạo khoe khoang của Biệt phái, họ "Đứng đàng xa, không dám ngước mắt lên trời, chỉ đấm ngực mà rằng: Lạy Chúa, xin thương xót con v́ con là kẻ có tội". (Lc 18,9-14). Họ biết thực hiện lời Chúa phán mà "bố thí nửa phần gia tài cho kẻ khó và nếu có gian lận ai th́ đền gấp bốn".


C̣n những nguời gái điếm như người phụ nữ trong Luca 7,37-49 hay Maria Madalena trong Luca 8,2, và bọn Biệt phái khinh khi kẻ tội lỗi (Lc7,39), đă biết thống hối cải thiện đời sống theo ư Chúa muốn: "Họ đă tin Người. C̣n các ông (Biệt phái), sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin Người". (Mt 21,32).


"Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác th́ nó phải chết: chính v́ tội ác nó phạm mà nó phải chết. Khi kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi và thực thi công chính th́ nó sẽ được sống" (Ezekiel 18,26-27- Bài đọc I) Đó là điều chúng ta cần phải suy nghĩ và đem ra thực hành trong đời sống Công Giáo của chúng ta.


Lạy Chúa, tuần này con quyết vừa vâng nghe vừa làm theo thánh ư Chúa để đáng là đức con hiếu thảo tận t́nh của Chúa.

 

Lm Bênađô Nguyễn Tiến Huân

 

 

NGUY CƠ TỰ MĂN


Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng

"Các ông nghĩ sao?". Ngay từ đầu câu chuyện, Chúa Giêsu đă đưa ra lời hỏi đột ngột như một lời thẩm vấn buộc người nghe phải động năo, phải tự đặt vấn đề cho ḿnh. Có thể nói lời hỏi đột ngột của Chúa Giêsu như muốn gây giật ḿnh, cùng lúc lôi cuốn sự chú ư của người nghe vào trong câu chuyện mà Người sắp nói nhằm giúp họ tra xét chính bản thân họ.


"Các ông nghĩ sao? Người kia có hai con trai". Cả hai con trai đều được ông sai đi làm vườn nho. Nhưng các con của ông sao mà tính khí bất định, để rồi tiếng vâng mà thực là không, tiếng không lại là vâng. Đứa thứ nhất trả lời không, cuối cùng đi làm. Đứa thứ hai trả lời có, cuối cùng bất tuân. Dù tính cách và những câu trả lời của những người con bất định đến thế, nhưng theo mạch văn của Tin Mừng, đối với Chúa Giêsu, h́nh như cái làm cho chúng trở nên đúng hay sai, tốt hay xấu, không thuộc về tính cách và càng không phải là lời những người con ấy nói, nhưng là rốt cuộc chúng làm hay không làm theo ư của cha ḿnh.

"Các ông nghĩ sao?". Nếu ngày xưa Chúa hỏi những người đương thời như thế, th́ hôm nay lời ấy cũng sẽ là lời tra vấn chúng ta. Hay nói cách khác, Chúa cũng sẽ hỏi bạn và tôi: "Các con là loại người nào trong hai người con trai kia?". Dù trong ta, có thể có cả hai thái độ của hai người con, nhưng hôm nay, chúng ta nói đến người con thứ hai, qua đó xét lại thái độ sống đức tin của ḿnh.


Chắc chắn không ai là không ủng hộ, đồng t́nh với việc giữ đạo từ nhỏ đến lớn, ủng hộ việc thường xuyên lănh bí tích, thường xuyên dự lễ, đọc kinh... Nếu ai sống đạo được như thế, thực sự họ đă là những người ngoan đạo. Nhưng cái được coi là ngoan đạo của những người ngoan đạo ấy, nếu không để ư, có khi đẩy ta rơi vào một thái cực khác khá nguy hiểm: chỉ sống đạo theo thói quen. Việc giữ đạo lâu ngày trở thành một cái khuôn, chỉ cần rập khuôn theo là đủ, hoặc sự sáo ṃn từ ngày nay qua ngày khác làm ta cảm thấy ḿnh không sai luật, không lỗi bổn phận, và cuối cùng, không thấy cần phải sám hối ăn năn, v́ không biết ḿnh có phạm tội ǵ để ăn năn hay không? Từ đó sinh ra một thái độ khác càng tệ hại hơn nữa: thái độ tự măn, tự kiêu, tự đắc thắng. Đó cũng chính là thái độ tự phong ḿnh làm "thánh", dù không nói ra thành lời. Nếu điều này có thật th́ thật nguy hiểm cho ta. Bởi v́ có ai hoàn hảo đâu, chỉ v́ chưa nhận ra ḿnh bất toàn nên không hoán cải mà thôi.


Đấy chính là thái độ của người con thứ hai. Anh ta thưa với cha ḿnh: "Vâng, thưa cha con sẽ đi làm vườn nho", nhưng lại không đi. C̣n chúng ta, ai cũng đang sống trong Giáo Hội, ai cũng có thể thưa với Chúa rằng: con yêu mến Chúa, con tin Chúa, con muốn theo Chúa, nhưng trong thực tế, đời sống đạo của ḿnh cứ ́ ạch, không có ǵ khá hơn, không đổi mới ǵ và cũng không thấy ḿnh cần phải ăn năn hối cải.


Nếu đúng là ta có một cung cách, một thái độ sống đạo tự măn đó, chỉ biết rập khuôn theo luật, mà không có một tâm t́nh, một ư thức nào để cải thiện đời sống, điều đó có nghĩa là ḿnh đang tự lừa dối chính bản thân. Nếu có lúc nào bạn và tôi thật khiêm tốn, tự kiểm điểm ḿnh thật thành tâm, tôi nghĩ, chắc là lúc ấy chúng ta không c̣n dám tự măn nữa.


Chắc bạn c̣n nhớ lời khen của Chúa Giêsu đối với thái độ của người thu thuế khi cầu nguyện. Anh ta đứng xa xa ở cuối nhà thờ, không dám ngước mắt lên, đấm ngực mà cầu nguyện: "Lạy Chúa tôi là kẻ có tội". Sau lời cầu nguyện ấy, anh ra về và tội của anh được tha. Thế nhưng cùng lúc ấy, cũng có một người biệt phái cầu nguyện trong nhà thờ ấy. Rất tiếc và rất đáng thương cho anh ta. Anh ta quá tự măn, chỉ thấy nơi ḿnh toàn điều tốt. Thái độ tự măn ấy đă biến lời cầu nguyện thành lời khoe khoang. Làm sao một người không từng thấy ḿnh yếu đuối, thấy ḿnh tội lỗi lại có thể được thứ tha! Bạn và tôi cần lắm thái độ của người thu thuế nơi chính bản thân ḿnh. Và cũng cần lắm thái độ của người con thứ nhất trong bài Tin Mừng hôm nay: trả lời "không" với cha. Nhưng tiếng "không" lại biến thành tiếng "" ngay sau đó. Tiếng "không" như thế vẫn đẹp rực rỡ, đẹp hơn nhiều so với tiếng "" của người con thứ hai, rốt cuộc chỉ là một tiếng "không" vô tận. Bởi lời đáp trả dẫu có quan trọng, nhưng hành động đi liền với lời đáp trả ấy quan trọng hơn nhiều. Biết tránh thái độ tự măn, biết nhận ra bản thân để thánh y Cha được thể hiện mới là điều quí giá vô cùng.


"Các ông nghĩ sao?". Ngày xưa Chúa hỏi những người biệt phái, thượng tế, kỳ lăo như vậy. Ngày hôm nay Chúa cũng hỏi mỗi người hiện diện ở đây, từng người một rằng: "Các con nghĩ sao? Nghĩ sao về cách sống đạo của ḿnh? Nghĩ sao về cách thể hiện đức tin? Nghĩ sao về ḷng yêu Chúa mà ḿnh phải có? Nghĩ sao về thánh ư Chúa mà ḿnh phải thực hiện?".


"Các ông nghĩ sao?", lời đó xin gởi lại cho bạn và cho những ai thành tâm thiện ư để tất cả chúng ta cùng suy gẫm và xét đạo cách sống đạo của ḿnh. Trên hết mọi sự, bạn và tôi hăy để Lời Chúa tra vấn ḿnh: "Các con nghĩ sao?".

 

 

Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng

 

 

Gái điếm vui vẻ vào nhà Cha…

Mt 21, 28-32


Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

 

Giả từ Galilê, Chúa Giêsu cùng các môn đệ tiến về Giêrusalem - nơi Người giảng dạy, chịu khổ nạn và chịu chết như Người đă loan báo. Chính tại đây, không ít lần Chúa Giêsu đụng chạm với nhóm thượng tế và kỳ mục dân Dothái. Chúng ta thấy dường như nhóm người này được cất nhắc lên không phải làm lănh đạo, làm thầy dạy cho dân mà để ŕnh ṃ, gài bẫy, lên án và chất vấn Chúa Giêsu về mọi lănh vực. Chính v́ thế mâu thuẫn nảy sinh giữa Chúa Giêsu và họ mỗi ngày càng thêm nghiêm trọng. Trong khi giảng dạy, thấy cảnh chướng tai gai mắt xảy ra nơi Đền thờ, Chúa Giêsu đă đánh đuổi bọn buôn bán ra khỏi nơi thờ phượng. Nhóm thượng tế và kỳ mục lấy làm khó chịu bởi lẽ Chúa Giêsu đang đụng đến “nồi cơm” của họ. Bởi thế họ lên tiếng chất vấn Người đă dùng quyền bính nào để làm những điều ấy. Trong bối cảnh đó, dụ ngôn “hai người con” ra đời không chỉ là câu trả lời mà c̣n là lời lên án của Chúa Giêsu nhắm trực tiếp vào nhóm người này.


Câu chuyện xem ra đơn giản và dễ hiểu về nội dung nhưng lại sâu sắc về mặt đạo lư. Các thượng tế và kỳ mục - dĩ nhiên, trả lời rất chính xác câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra cho họ. Với câu trả lời này, vô h́nh trung, chính họ đă tự buộc ḿnh, tự kết án chính ḿnh. Bởi Chúa Giêsu đă không ngần ngại sánh ví họ như đứa con thứ hai vâng vâng dạ dạ lời dạy của cha nhưng rồi chẳng thực thi lời cha truyền. “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước các ông”. Ở đây Chúa Giêsu không có ư nói rằng những người thu thuế và những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước, c̣n mấy ông thượng tế và kỳ mục vào sau. Trong ngôn ngữ Sêmít, “trước” ở đây không phải hiểu theo nghĩa “trước - sau” mà được hiểu theo nghĩa “được- mất”. Theo đó, những người thu thuế và những cô gái điếm vào được nước Thiên Chúa, c̣n các ông thượng tế và kỳ mục th́ không được vào.


Lư do mà các vị thược tế và kỳ mục Dothái không được vào nước Thiên Chúa là bởi v́ họ không tin theo đường công chính mà Gioan Tẩy Giả rao giảng cũng như không chấp nhận sự hiện diện của Chúa Kytô ở trần gian này. Họ vâng vâng dạ dạ với Thiên Chúa nhưng kỳ thực là để cố thủ, gắn bó với lề luật một cách giả tạo. Họ tự tạo ra trăm ngàn khoảng luật và tự cho ḿnh là đă gắn bó và vâng lời Thiên Chúa. Thực ra, những con người này chỉ nấp đàng sau lề luật, mượn danh lề luật để từ chối sứ mạng của Gioan Tẩy Giả cũng như t́m mọi cách khước từ lời rao giảng của Chúa Giêsu - người mà họ biết là có uy quyền và sức quyến rũ lạ thường. Họ cố thủ trong thành tŕ lề luật của họ để không ngừng chỉ trích, lên án lời rao giảng và việc làm của Chúa Giêsu. Họ không chấp nhận cách giáo huấn cũng như con người Chúa Giêsu. Không đón tiếp Chúa Giêsu cũng đồng nghĩa với việc họ từ chối con đường dẫn vào nước Thiên Chúa.


Ngược lại, những người thu thuế và những cô gái điếm là những người được xem là công khai hoá đường tội lỗi của ḿnh, bị người Dothái và đặc biệt là mấy ông thượng tế và kỳ mục liệt vào hạng “hết thuộc chữa”, là loại thối tha, đáng nguyền rủa,… lại được Chúa Giêsu sánh ví và khen ngợi như người con thứ nhất trong dụ ngôn. Sánh ví và khen ngợi những con người này, Chúa Giêsu không hề cổ xuư cho những hành động tội lỗi công khai của họ. Hơn ai hết, Chúa Giêsu là người lên án mạnh mẽ sự ác và tội lỗi cũng như không bao giờ Người thoả hiệp theo đường tội lỗi. Chúa Giêsu trân quư họ bởi v́ những con người này từ chỗ coi thường sự công chính, không chấp nhận sự ràng buộc của lề luật, chôn vùi cuộc đời trong vũng lầy tội lỗi,… đến chỗ họ ư thức về đường tội lỗi của ḿnh để rồi hối cải ăn năn và t́m về với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả cũng như tin vào giáo huấn của Chúa Giêsu.


“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21). Mấy ông thượng tế và kỳ mục Dothái thường hay khoe khoang ḷng đạo đức của ḿnh, vênh vang với người khác về việc ḿnh thực thi nghiêm chỉnh giới luật của tiền nhân, tự đắc v́ ḿnh luôn trung thành với truyền thống giao ước của Giavê. Họ tự cho rằng ḿnh đă “đắc đạo”, đă giác ngộ và không cần phải phản tỉnh, không cần phải duyệt xét lối sống nhầy nhụa sự ô uế vốn được sánh ví như mồ mả tô vôi. Thế nên, măi măi họ cũng chỉ là những con người chỉ biết dùng đầu môi chót lưỡi để xưng tụng danh thánh Chúa nhưng ḷng dạ th́ ngập tràn kiêu căng và tự măn, măi măi họ sẽ không được vào nước Thiên Chúa. C̣n những người thu thuế và những cô gái điếm, những người không sống theo nguyên tắc, theo luật lệ, luôn luôn chống đối, nhưng lại biết phản tỉnh, biết thay đổi thái độ, biết nhận ra những giới hạn của bản thân, biết hoán cải để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Chính v́ thế, cửa trời rộng mở đón tiếp họ bởi họ đă biết tiếp nhận lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả, của Chúa Giêsu và đă thành tâm hoán cải, trở về nẻo chính đường ngay.


Ư thức thân phận yếu hèn, tội lỗi và không ngừng thống hối ăn năn được xem là điều kiện tiên quyết, là ch́a khoá để được vào nước Thiên Chúa. Thiên Chúa không nh́n theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không ưa thích những câu chúc tụng trống rỗng chỉ nhằm loè thiên hạ. Ơn cứu độ chỉ thực sự ban cho những ai biết mở ḷng ḿnh ra đón nhận Lời Chúa Kytô, biết phản tỉnh và thực thi thánh ư của Thiên Chúa. Lời Chúa hôm nay, một lần nữa nhắc nhở chúng ta : Những người thu thuế và những cô gái điếm vui vẻ hân hoan đến rơi lệ bước vào nước Thiên Chúa, c̣n chúng ta th́ sao?...

  

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

 

  

 

Chúa NhẬt 26 ThưỜng Niên

 

John Nguyễn

Câu hỎi gỢi ư:

1.     Khi giải quyết những vấn đề quan trọng, việc phân biệt điều chính điều phụ có quan trọng không? C̣n trong việc nên thánh, việc giữ đạo, việc vào nước Trời th́ sao? Điều nào là điều quan trọng nhất để nên thánh?

2.     Đối với Đức Giê-su, thờ phượng Thiên Chúa, cầu nguyện và sống yêu thương, việc nào quan trọng nhất? Cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện?


CHIA SẺ


1. Cần phân định chính phụ trong việc sống đạo để nên
thánh
Trên đời, biết bao người cùng nhắm một mục đích, nhưng đạt được mục đích lại chẳng mấy người! Lư do: người ta không biết điều nào chính, điều nào phụ. V́ thế, họ cứ làm những cái phụ thuộc, chẳng cần thiết hoặc ích lợi ǵ cho mục đích. Việc nên thánh, nên hoàn hảo cũng vậy. Biết bao Ki-tô hữu lấy việc nên thánh, nên hoàn hảo làm lư tưởng cho cả cuộc đời ḿnh, nhưng họ chẳng đi tới đâu. Họ có một cuốn Kinh Thánh chỉ cho họ đầy đủ con đường để nên hoàn hảo, nhưng họ lại không chịu đọc để xem cái cốt yếu hầu nên hoàn hảo là ǵ. Họ chỉ nghe người này nói thế này người kia nói thế nọ để bắt chước. Cuối cùng họ chẳng đạt được ǵ.


Nên thánh là việc chính yếu và quan trọng nhất của đời sống Ki-tô hữu. V́ thế, thiết tưởng người Ki-tô hữu cần nắm thật vững điều nào chính yếu và điều nào phụ thuộc trong việc sống đạo của ḿnh. Nếu không, họ giống như một người muốn nấu cơm, mà lại cứ dùng cát để nấu: dù có nấu muôn đời cũng chẳng thành.


2. Những người dẫn đường mù quáng

Theo thánh Mát-thêu th́ bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su nói với «các thượng tế và kỳ mục trong dân» (Mt 21,23), tức những bậc thầy về tâm linh cho các tín hữu Do Thái giáo. Điều thật bất ngờ đối với chúng ta là Đức Giê-su dám nói thẳng vào mặt họ: «Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông». Những người thu thuế và các cô gái điếm vốn là những người bị những bậc «đạo sư» Do Thái ấy coi thường và loại bỏ ngay từ đầu ra khỏi «Nước Thiên Chúa» theo quan niệm của họ. Lúc nào họ cũng chắc mẩm rằng họ là đối tượng ưu tiên của Nước Trời. V́ thế, câu Đức Giê-su nói làm cho họ bật ngửa. Điều thật mỉa mai là: họ là những bậc thầy chỉ dẫn người ta vào Nước Trời, thế mà chính họ lại được vào đấy sau cả bọn đĩ điếm. Lư do: họ là «những kẻ dẫn đường mù quáng» Mt 23,16), «là những người mù dắt người mù» (Mt 15,14).


Tại sao? V́ họ chuyên quan trọng hóa những điều phụ thuộc, c̣n những điều chính yếu và quan trọng nhất th́ họ không thèm để ư tới. Đức Giê-su nói về họ: «Các người bảo: Ai chỉ Đền Thờ mà thề, th́ có thề cũng như không; c̣n ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, th́ bị ràng buộc. Đồ ngu si mù quáng! Thế th́ vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn?» (Mt 23,16-22); «Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, th́ là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lư, t́nh thương và sự thành thật» (Mt 23,23).


Rút kinh nghiệm quá khứ, thiết tưởng để nên thánh, chúng ta nên đọc kỹ Kinh Thánh để nghe chính Đức Giê-su chỉ dẫn cho những điều cốt yếu, và nên dựa trên những ǵ mà bản thân chúng ta xét thấy hợp lư. Đừng thuần túy dựa vào ư kiến hay chỉ dẫn của người khác.


3. Đức Giê-su chỉ cho chúng ta bí quyết để nên thánh

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su hé mở cho chúng ta bí quyết hay điều cốt yếu phải làm để nên thánh qua dụ ngôn hai người con: một người nói ḿnh sẽ làm theo ư cha ḿnh, nhưng lại không làm, c̣n người kia không nói mà làm. Người không nói mà làm mới là kẻ làm đẹp ḷng Cha. Rất nhiều chỗ trong Tin Mừng, Đức Giê-su cho biết điều chính yếu để nên thánh là thực hiện thánh ư của Thiên Chúa. Thiết tưởng đoạn sau đây là rơ ràng nhất: «Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng:"Lạy Chúa, nào chúng tôi đă chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: "Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!" Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay băo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, v́ đă xây trên nền đa» (Mt 7,21-27).


Tóm lại, điều chính yếu nhất để nên thánh và để vào nước Thiên Chúa chính là vâng theo thánh ư Thiên Chúa, tức thực hành những điều Đức Giê-su dạy. Vậy, chúng ta cần phải nắm thật vững thánh ư Thiên Chúa là ǵ, hay Đức Giê-su dạy ta điều ǵ? Hăy nghiêm túc đặt lại vấn đề này một lần cho cả cuộc đời để đi cho đúng đường, và đạt được mục đích của ḿnh là nên thánh. Nếu không, coi chừng kẻo chúng ta giữ đạo cả cuộc đời mà vẫn «sôi hỏng bỏng không», hay như «dă tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ», chỉ v́ điều quan trọng nhất th́ ta coi thường, c̣n điều phụ thuộc th́ chúng ta lại coi là tối quan trọng.


Đọc toàn bộ Tin Mừng, tôi thấy điều quan trọng nhất mà Đức Giê-su muốn nhấn mạnh là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau; anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em» (Ga 13,34). Ngay câu kế tiếp, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của nó: «Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có ḷng yêu thương nhau» (Ga 13.35). Ngoài điểm chính ấy, th́ tất cả những điều khác, đều là phụ thuộc, và những điều phụ thuộc này dù quan trọng tới đâu th́ cũng chỉ là quan trọng hàng thứ yếu. Chính v́ thế, vào ngày phán xét, Đức Giê-su chỉ phán xét mọi người về một điều duy nhất: cách họ đối xử với tha nhân (x. Mt 25,31-46).


Chúng ta cần chú ư tới điều mà Đức Giê-su muốn nhấn mạnh, và những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng cũng phải nhấn mạnh giống như Đức Giê-su. Nếu điều quan trọng nhất lại không nhấn mạnh, mà lại nhấn mạnh những điều phụ thuộc, th́ họ cũng chỉ giống như những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng trong đạo Do Thái mà thôi.

 
4. Chúng ta đặt nặng và sống đúng điều quan trọng nhất chưa?

Điều quan trọng nhất trong Ki-tô giáo chính là sống yêu thương: trước tiên là yêu thương những người gần gũi ḿnh nhất (cha mẹ, vợ con, anh chị em?), rồi đến những người xa hơn một chút (bà con, lối xóm, bạn bè, người cùng cộng đoàn?), rồi mới đến những người xa hơn nữa (người quen, người gặp ngoài đường?), để rồi yêu thương không trừ một ai, kể cả kẻ thù của ḿnh (v́ họ cũng là con người, là h́nh ảnh và là con cái Thiên Chúa). Cần ghi ḷng tạc dạ điều quan trọng nhất ấy để thực hành. Tất cả những chuyện khác đều là thứ yếu - không có nghĩa là không quan trọng, mà chỉ là không quan trọng bằng - thường là phương tiện để giúp ta thực hành điều quan trọng nhất ấy.


Chẳng hạn việc thờ phượng Chúa và việc cầu nguyện. Đây là hai việc được coi là rất quan trọng trong Ki-tô giáo mà không một Ki-tô hữu nào được phép coi thường. Nhưng chúng ta không thể coi hai việc này quan trọng hơn điều răn quan trọng nhất là sống yêu thương được. Đọc hết Tin Mừng, tôi không hề thấy có chỗ nào Đức Giê-su nhấn mạnh đến việc thờ phượng Thiên Chúa hay cầu nguyện bằng hoặc như Ngài đă từng nhấn mạnh bổn phận phải yêu thương cả.


Qua câu «Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất b́nh với anh, th́ hăy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đă, rồi trở lại dâng lễ vật của ḿnh» (Mt 5,23-24), tôi thấy rơ rằng Ngài coi trọng việc thể hiện t́nh thương đối với đồng loại hơn cả việc thờ phượng Thiên Chúa nữa. Ngôn sứ I-sa-i-a c̣n cho thấy Thiên Chúa ghê tởm việc thờ phượng và cầu nguyện của những con người đối xử với đồng loại không ra ǵ: «Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đă trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nh́n; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. V́ tay các ngươi đầy những máu» (Is 1,14-15; nên xem hết cả đoạn Is 1,11-19). Hăy nghe Ngài kết án hết sức nặng nề những việc làm thiếu bác ái: «Ai giận anh em ḿnh, th́ đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em ḿnh là đồ ngốc, th́ đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. C̣n ai chửi anh em ḿnh là quân phản đạo, th́ đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt» (Mt 5,21-22). Trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu, Ngài có vẻ như cay cú với thầy tư tế và lê-vi đă bỏ mặc nạn nhân bị cướp trên đường v́ đă coi trọng việc thờ phượng và giữ những chi tiết trong luật Mô-sê hơn bổn phận bác ái là giới răn quan trọng nhất.


Cầu nguyện là để tiếp xúc với Thiên Chúa hầu nhận được sức mạnh của Ngài mà sống yêu thương anh chị em ḿnh. Nó là phương tiện cần thiết để đạt được mục đích là sống yêu thương. Đừng biến phương tiện thành mục đích mà quên mục đích đích thực phải thực hiện. Về việc thờ phượng Thiên Chúa, hăy bắt chước Đức Giê-su: cả đời chỉ thực hiện t́nh thương đến mức hy sinh cả mạng sống, và cuộc đời đầy yêu thương đó chính là hy tế thờ phượng Thiên Chúa đẹp ḷng Ngài nhất.


Đối với điều chính và điều phụ, lập trường của Đức Giê-su là: «Các điều này (điều chính yếu) vẫn cứ phải làm, mà các điều kia (điều phụ thuộc) th́ không được bỏ» (Mt 23,23c). Dẫu phải làm cả hai, nhưng vẫn phải phân biệt điều nào chính điều nào phụ để khi không thể làm được cả hai, th́ biết phải chọn lựa điều nào.

CẦu nguyỆn

Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Lạ thật! Biết bao người nói rằng họ theo Ta, nhưng những điều Ta khuyên hay yêu cầu họ làm th́ họ chẳng thèm làm. Họ cứ tưởng: họ bám theo Ta và lải nhải nịnh nọt Ta suốt ngày th́ Ta sẽ hài ḷng và như vậy mới là theo Ta. Họ làm như Ta là một bạo chúa chỉ thích nghe những lời nịnh nọt! Ta là Thiên Chúa, Ta có cần họ làm ǵ cho Ta đâu, thế mà họ lại cứ quan tâm đến Ta, đang khi anh chị em của họ ở ngay bên cạnh họ, rất cần họ yêu thương săn sóc - những người đó chính là hiện thân của Ta ở giữa họ - th́ họ chẳng thèm màng tới. Quả thật, họ đang làm những chuyện vô ích mà cứ tưởng là cần thiết».

 

John Nguyễn

 

 

 

LỜi MỜi GỌi CỨu RỖi

Mt 21,28-32


Đ.Ô. Trần Văn Khả

 

Bài Phúc âm theo thánh Matthêô 21,28-32 cần được đọc trong bối cảnh của những cuộc tranh luận cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các người Pharisiêu và nhóm thù địch khác chống lại Chúa, và các cuộc này đưa tới sự căm thù và việc Chúa Giêsu bị lên án tử trên thập giá.


Ngoài ra đoạn Phúc Âm này cũng cần được đọc chung với bài sách Ngôn sứ Êdêkien (Ed 18,25-28, bài đọc thứ I Chúa nhật 26 Thường niên) về việc Thiên Chúa kêu mời người tội lỗi trở lại. Và đây là chủ đề của Chúa nhật thứ 26 hôm nay.



Trong mạch văn của Phúc âm thánh Matthêô, dụ ngôn Hai người con (Mt 21,28-32), cùng với Dụ ngôn những người tá điền vườn nho (Mt 21,33-41), và lời giáo huấn về viên đá góc tường bị loại bỏ (Mt 21,42-46), là những dụ ngôn và giáo huấn nhắm vào các tư tế và những người biệt phái và thái độ cứng cỏi của họ không chấp nhận lời mời gọi cứu rỗi của Thiên Chúa, qua con người và các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô. Những người biệt phái đă hiểu rơ Chúa Giêsu nói những dụ ngôn này ám chỉ về ḿnh, nên đă t́m cách bắt Chúa và loại trừ Chúa (xc Mt 21,45-46). Trước đó, họ chất vấn Chúa lấy quyền nào mà đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi khuông viên đền thờ (xc. Mt 21,23-27). Để trả lời họ, không những Chúa làm cho họ cứng họng im lặng, mà c̣n cho họ thấy sự cứng cỏi trong thái độ đối với Chúa, cũng như với lời kêu gọi thống hối ăn năn. Như vậy, không những Chúa Giêsu cho cho họ biết Ngài là ai, mà c̣n đ̣i buộc chấp nhận Ngài là vị cứu rỗi duy nhất.


Trở lại với bản văn của dụ ngôn Hai người con, chúng ta có đưa ra mấy nhận xét sau đây để có thể hiểu được ư nghĩa của dụ ngôn và từ đó có những áp dụng cụ thể cho đời sống đức tin của ḿnh.


Trước tin, Chúa Giêsu đặt câu hỏi với chính những người hỏi Chúa. Chúa bắt họ tự vấn về thái độ phải có đối với lời mời gọdi thống hối và trở về, tức là đối với chính Chúa Kitô: "Các ông nghĩ sao?"


Tiếp theo, Chúa dùng h́nh ảnh vườn nho, rất quen thuộc với người biệt phái và các tư tế, để nói lên thái độ của người môn đệ đối với Nước Trời, tức là với Chúa Kitô. Họ thuộc về vườn nho đó, hay không thuộc về vườn nho đó; thế nào là thuộc về vườn nho đó hay không thuộc về vườn nho đó, là ở trong vườn nho đó hay ở ngoài vườn nho đó? Có người mang tiếng thuộc về vườn nho, ở trong đó, nhưng lại thực sự không thuộc về, không ở trong đó.


Sau cùng là h́nh ảnh trái ngược giữa nhóm người biệt phái và những người tội lỗi. H́nh ảnh này thường thấy trong Phúc âm thánh Matthêô. Những người biệt phái tưởng là thuộc về, là ở trong vườn nho Thiên Chúa, v́ là thành phần nồng cốt; nhưng thực ra họ bị phán quyết là đă bị loại ra ngoài (Mt 6,2.5.16; 7,21). C̣n những người thu thuế, đĩ điếm, tội lỗi, th́ lại được tuyên bố là thuộc về, là ở trong vườn nho (xc. 9,10-13), Lư do chỉ là v́ một bên không có, một bên có điều kiện cần của việc thuộc về này: đó là tâm t́nh thống hối trở về (xc. Mt 5,20; 7,21)


Đó là tóm lược giáo huấn của Gioan Tẩy Giả gửi tới mọi người và dọn đường cho Chúa Kitô tới (Mt 3,1tt;11,12). Đó là sự công chính do Gioan rao giảng: thống hối trở về để tin nhận Chúa Kitô.


Hôm nay khi đọc và suy niệm bài Phúc Âm này, chúng ta cũng đang được Chúa Giêsu Kitô hỏi chúng ta: con nghĩ sao về Ta? Về lối sống đạo của con trong liên hệ với Ta? Về sự công chính mà con tưởng con đang có và từ đó tự nhủ thầm về phần phúc thiên đàng mai sau? Và chúng ta hăy tự kiểm thảo cách thành thực đức tin của chúng ta trước mặt Chúa trong lương tâm của ta.

 

Đ.Ô. Trần Văn Khả

 

  

 

Nhưng Sau Nó HỐi HẬn Và Đi Làm

Mt 21,28-32

Lm Trọng Thưởng, CMC


Một chiến hạm Hải Quân đi trên biển vào một đêm sương mù dày đặc. Bất chợt vị thuyền trưởng nh́n thấy có ngọn đèn ớ phía trước chiến hạm. Ông truyền lệnh dùng đèn đánh Morse cho thuyền bên kia:

-         Đổi hướng 10 độ.

Bên kia trả lời:

-         Các anh mới phải đổi hướng 10 độ.

Thuyền trưởng hơi nóng mặt, truyền gửi message:

-         Đây là hạm trưởng Hải quân. Các anh phải đối hướng 10 độ.

Bên kia trả lời:

-         Đây là dân quèn. Các anh phải đổi hướng 10 độ.

Thuỵền trưởng nổi trận lôi đ́nh ra tối hậu lệnh:

-         Đây là chiến hạm Hải Quân có đầy đủ hoả lực. Các anh phải đổi hướng 10 độ.

Bên kia trả lời:

-         Đây là hải đăng. Các anh có “ngon” th́ nhào dô.

Chiếc chiến hạm vội vàng chuyển hướng.


Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Kitô kể dụ ngôn về hai người con được cha nhờ giúp làm việc. Người thứ nhất từ chối nhưng sau hối hận mà đi làm. Người con thứ hai hứa làm nhưng lại không làm. Người thứ nhất đă làm theo ư cha ḿnh. Sau dụ ngôn, Chúa kết luận: những người thu thuế, đàng điếm, tội lỗi vào nước Thiên Đàng trước những người biệt phái tự cho ḿnh là công chính. Người con thứ nhất có sự chuyển hướng trong ḷng. Lúc dầu anh không muốn làm theo ư cha, nhưng sau hối hận và đổi ư. Chúa dùng anh để tượng trưng cho những người tội lỗi. Họ v́ hoàn cảnh đưa đẩy hoặc lư do nào đó đă bước vào con đường tội lỗi, nhưng khi được cảnh tỉnh do lời giảng của Gioan Tẩy Giả, họ đă thống hối và làm lại cuộc đời. Người thứ hai nói vâng, dạ với cha nhưng rồi không làm điều cha nhờ. Nếu đó không phải là gian dối th́ cũng là hành động thiếu trách nhiệm. Người này tượng trưng cho những người biệt phái, luật sĩ tự cho ḿnh là công chính. Bề ngoài họ sống cặn kẽ theo lề luật, nhưng dùng điều đó để phô trương, khinh thường, chèn ép, bốc lột người khác. Họ đă không chấp nhận Gioan v́ ông quá rơ bộ mặt gian ác của họ.


Cuộc sống con người là một cuộc hành tŕnh đi về Thiên đàng. Mọi cuộc hành tŕnh đều có đích điểm. Cuộc sống con người nhắm đến Thiên Đàng là đích điểm. Cuộc hành tŕnh càng dài, càng có nhiều cơ hội để lạc đường (hay c̣n gọi là “peanut sugar”), đi sai mục đích ḿnh muốn đến. Mỗi lần nhận ra bị lạc đường, người ta cần chuyển hướng đi. Trong đời sống, muốn làm một cuộc chuyển hướng người ta phải nỗ lực cố gắng, có khi phải chấp nhận đau đớn chia ĺa. Nhiều vị thánh trong Giáo Hội đă từng sống cuộc đời tội lỗi nhưng được ơn trở lại để sống thánh thiện. Thánh Augustinô là một gương trở lại hay được nói đến. Thánh nhân đă từng sống trong tội lỗi: ăn ở với phụ nữ ngoài hôn nhân; đi theo lạc thuyết... Lối sống đó đă trở nên sự ray rứt làm cho cuộc đời của ngài trở nên bất hạnh. Được lời Chúa hướng dẫn, Augustinô đă trở lại, từ bỏ tội lỗi, lạc thuyết, trở nên linh muc, giám mục, tiến sĩ bênh vực Giáo Hội.


Theo tâm lư, người ta chỉ thay đổi khi cảm thấy đau đớn. Những ông bợm nhậu, hoặc những “chuyên gia xông hương” hút thuốc ph́ pḥ suốt ngày như ống khói xe lửa b́nh thường sức mấy à bỏ “chất cay” hoặc thuốc lá. Chỉ khi nào lục phủ ngũ tạng, tim gan phẻo phổi bị cháy nám, “lột dên”, đ́nh công nghỉ việc, lúc đó bố bảo cũng không dám rờ đến chai rượu hoặc gói thuốc. Nếu bỏ được những thứ đó, người ta cũng phải chiến đấu gay go lắm, nhiều người không chịu nổi nên đánh liều đổi mạng lấy gói thuốc, chai rượu.


Khi sống trong đam mê tội lỗi, con người luôn cảm thấy lạc lơng bơ vơ, bất hạnh v́ đă lạc xa mục đích của đời người, mất đi ư nghĩa cuộc sống. Đó là nổi đau ray rứt trong tâm hồn khiến chúng ta thấy ḿnh cần thay đổi, lấy lại hướng đi cho đúng tới đích điểm. Cái đam mê tội lỗi của chúng ta có thể là một chút tham lam tiền trợ cấp, đồ đạc trong chợ, trong sở làm, hay chiều theo dục vọng của con mắt, nh́n xem những h́nh ảnh xấu trên TV, Internet, sách báo, hay mê man cờ bạc, rượu chè, hút sách... hoặc không làm chủ được miệng lưỡi hay nói xấu, dèm pha, chửi bới, nói tục, hoặc đánh đập, la lối người khác... Những điều đó đưa dẫn cuộc sống chúng ta xa ĺa Thiên Chúa là cùng đích, hạnh phúc thật. Vậy chúng ta hăy chuyển hướng đời ḿnh, chấp nhận dứt bỏ những hứa hẹn giả dối của đam mê xấu để chiếm đoạt được sự b́nh an, hạnh phúc thật là mục đích mà Thiên Chúa đă xếp đặt khi dựng nên chúng ta.

  

Lm Trọng Thưởng, CMC

 

 

Nghĩ ĐẾn NgưỜi Khác

Mt 21, 28-32

Lm Louis Minh Nhiên, CMC


Một bà mẹ trẻ bồng con ngang qua sườn đồi vùng nam Wales nước Anh trong mùa đông giá lạnh, chẳng may bị băo tuyết. Sau khi băo hết, người ta thấy xác bà dưới làn tuyết phủ, đồng thời khám phá ra rằng trước khi chết, bà đă cởi hết áo ngoài của ḿnh để phủ che cho con.

Người ta ngạc nhiên và vui mừng khi mở dần những lớp áo và thấy cậu bé c̣n sống và khoẻ mạnh. Bà mẹ đă hy sinh mạng sống v́ con. Những năm sau đó, cậu bé David Lloyd George lớn lên và trở thành một thủ tướng, và là một trong những chính khách nổi tiếng nhất của nước Anh.


Bà mẹ cậu David đă thực thi điều thánh Phaolô muốn nhắn nhủ dân thành Philipphê trong bài thánh thư hôm nay: "Mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về ḿnh, nhưng hăy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác". Định luật bảo tồn sự sống lo cho ḿnh là một trong những định luật căn bản của con người. Con người có trách nhiệm và bổn phận lo cho ḿnh được hạnh phúc. Việc cần được chu toàn đó là một điều tốt và là một bổn phận. Nhưng nó trở nên xấu khi con người ích kỷ, nghĩ đến ḿnh nhiều quá mà không tế nhị để ư đến hoàn cảnh đáng thương của anh chị em ở chung quanh.


Bé Khanh, chín tuổi đi lễ Chúa Nhật với bố. Trước khi đi mẹ bé cho bé hai đồng cắc và dặn:

-         Một đồng con bỏ vào giỏ tiền nhà thờ dâng cho Chúa, c̣n một đồng con mua kẹo ăn sau khi tan lễ nghe.

Bé cầm chặt hai đồng trong tay rồi theo bố đi dự lễ. Trên đường đi chẳng may bé vấp phải một khúc cây và té nhào xuống đất, hai đồng bạc cắc văng ra khỏi tay, một đồng lăn ra vệ đường, c̣n đồng kia lăn xuống ống cống dưới mặt đường mất tiêu. Bé lồm cồm ḅ dậy nhặt đồng các c̣n sót lại rồi nói:

-         Chúa ơi, hôm nay Chúa xui quá, cái đồng con tính dâng cho Chúa bị rơi xuống hố mất tiêu rồi.

Giáo hội và những nguời nghèo đói chung quanh ta nhiều lần chẳng được ǵ v́ chúng ta đă tính toán theo kiểu đồng bạc cắc của bé Khanh.


Một chuyện khác kể rằng có hai anh chàng A và B dùng cơm chung với nhau, và trên mâm cơm chỉ có hai con cá: một lớn một bé. Sau một hồi nhường cho nhau lấy trước, anh A liền gắp con cá lớn cho vào bát ḿnh. Anh B thấy vậy liền nói: "Anh chẳng biết điều chi cả, theo lịch sự, khi lấy trước, nên lấy phần bé." Anh A hỏi: "Vậy nếu anh lấy trước th́ sao?" "Dĩ nhiên tôi lấy con cá bé", anh B đáp. Anh A liền nói: "Nếu anh đă lấy con cá bé th́ dù có lấy trước hay lấy sau, con cá lớn vẫn về tôi, có phải không nào?” Trong đời sống gia đ́nh đă có những lần chúng ta đóng vai anh A hoặc anh B khi chọn phần hơn, nhường phần kém, hoặc vui chịu một cách không tự t́nh.


Nếu chiều Chúa Nhật có chiếu Football trên Tivi, chúng ta ngồi thưởng thức hoặc đi chơi đá banh, rồi tối về thấy cơm ngon đă dọn sẵn, chúng ta ngồi ăn, và lấy làm vui sướng th́ niềm vui đó được đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của người mẹ, người chị, hay người em chúng ta. Không cần phải giỏi toán, chúng ta cũng hiểu rằng nói một cách thông thường sự vui hưởng của người nầy là sự hy sinh của người khác. Vào một ngày hè nóng nực, một ông lăo nhà giầu đi chơi về, mồ hôi ra đầm đ́a như tắm. Ông sai đầy tớ lấy quạt ra quạt cho ông. Anh đầy tớ cắm đầu quạt. Một lúc sau, ráo mồ hôi, ông khoái quá, nói:

-         Ô ḱa, mồ hôi của tao nó đi đâu mất cả rồi nhỉ?

Anh đầy tớ bỏ quạt xuống, ṿng tay thưa:

-         Dạ thưa cụ, nó chuyển sang cả ḿnh con rồi ạ!

Trong những công việc hằng ngày ở gia đ́nh, có việc nặng việc nhẹ, trong thùng táo có quả ngon quả dở. Nếu v́ vô t́nh và tự nhiên, chúng ta chọn phần hơn, chọn việc nhẹ th́ một cách gián tiếp chúng ta nhượng phần kém, những việc nặng nhọc hơn cho cha mẹ anh chị em. Nhưng ngược lại nếu chúng ta biết chọn phần kém, việc nặng nhọc hơn th́ cha mẹ anh chị em được hạnh phúc vui sướng do ḷng quảng đại của chúng ta.


Mẹ Têrêsa kể rằng vào một chiều nọ, một ông lăo xin đến gặp mẹ và nói: "Thưa mẹ, mọi người đều cho mẹ đồ để mẹ cho người nghè. Con cũng muốn dâng cho mẹ chút ǵ nhưng hôm nay cho chỉ có được 10 cents và con xin đưa cả cho mẹ". Mẹ Têrêsa thầm nghĩ: Nếu ḿnh nhận, có lẽ ông lăo sẽ không có ǵ để ăn tối nay, nhưng nếu ḿnh không nhận lại sợ ông buồn tủi chăng. Cuối cùng mẹ đă nhận quà ông dâng. Mẹ kể tiếp chưa bao giờ mẹ nh́n thấy một niềm vui rạng rỡ như thế trên khuôn mặt những người cho tiền hay cho thực phẩm như mẹ đă nh́n thấy trên khuôn mặt ông. Ông sung sướng v́ ông đă có thể cho đi.


Thế giới hôm nay tỏa niềm hy vọng v́ có nhiều tâm hồn quảng đại như thế. Nhưng thế giới vẫn c̣n nhiều buồn sầu, thất vọng, và đau khổ, v́ thế giới c̣n có quá nhiều người thiếu quảng đại chỉ nghĩ đến ḿnh mà không để chỉ đến sự bất hạnh của tha nhân. Ước chi lời thánh Phaolô nhắn nhủ dân thành Philipphê cũng được chúng ta mau mắn thi hành với một tâm hồn quảng đại hy sinh: "Mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về ḿnh, nhưng hăy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác."

  

Lm Louis Minh Nhiên, CMC

 

 

 

Nói Vâng VỚi Chúa BẰng CẢ CuỘc ĐỜi

Mt 21,26-32

Lm. An Phong, OP

 

Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện hai người con được kêu gọi để làm vườn nho cho cha. Một người, ban đầu từ chối (no); nhưng sau anh hối hận và đi làm (yes). C̣n một người đồng ư (yes), nhưng lại không đi làm (no). Như thế, người con thứ nhất là loại người "no" trước "yes" sau; c̣n người thứ hai là người "yes" trước "no" sau.

 

Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau, đó là một đ̣i hỏi tất yếu trong cuộc sống và trong đời sống Đức Tin. Đức Tin là một tiến tŕnh thuận theo (yes) Đức Giêsu bằng cả lời nói, cả việc làm, và cả cuộc đới. "Đức Tin không việc làm là Đức Tin chết" (thánh Giacôbê). Đôi lúc, một công việc nhỏ bé được thực hiện v́ Đức Tin lại có giá trị hơn một công việc lớn mà do một động lực nào khác. Ai cho một người bé mọn, dù chỉ một chén nước lă thôi - nhân danh Đức Kitô - th́ đă nói được tiếng yes với Chúa rồi.

 

Bạn có bao giờ thể hiện Đức Tin - cho dù c̣n chưa "bằng hạt cải" - trong một hành động nào, dù thật nhỏ bé chưa ?

Một kinh nghệm về sự yếu đuối (no) đôi khi có thể là cơ hội hoán cải. Nguyễn Huy Thiệp, đă có lần viết : "Ngập trong bùn : khuấy động nó lên, thăng hoa nó - và thế là chí thánh". Đức Giêsu đă đến để kêu gọi người tội lỗi chứ không phải người công chính. Những ngời thu thuế, gái điếm là những người tội lỗi, nhưng họ đă biến cái "no" của gian tham, dục vọng… thành cái "yes" của sự chấp nhận thân phận tội lỗi, dám đưa tay cầu khẩn ơn tha thứ, và thay đổi đời sống.

 

Ban đă bao giờ dám chân nhận bản thân ḿnh; và thật sự cần đến ơn cứu độ của Chúa chưa ?

 

Một tiếng "yes" hời hợt, vô trách nhiệm sẽ dễ dàng dẫn đến tiếng "no". Những người sống hời hợt, những người dễ dàng nói "yes" đối với nhiều chuyện, nhất là những chuyện "đạo đức" có lợi cho bản thân ḿnh; chưa hẳn đă dám nói tiếng "yes" với Chúa trong những chuyện khó khăn, gian khổ. Ai đó đă nói "một lỗi lầm lớn nhất của người trẻ là sống hời hợt, thiếu chiều sâu".

 

Bạn đă dám sống hết ḿnh, hết tấm ḷng, hết nhiệt huyết của tuổi trẻ chưa?

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa đă dấn thân trọn vẹn cuộc đời

và đă dám chết để dâng trọn vẹn sự sống;

Nhằm thể hiện Thánh Ư Chúa Cha

và mang lại ơn cứu độ cho con người.

 

Xin cho mỗi người chúng con,

cũng dám nói lời "vâng"

với t́nh yêu bao la

và với sứ mệnh Chúa trao phó.

 

Lm. An Phong, OP

 


THÁCH ĐỐ CUỐI CÙNG

Mt 21,26-32

Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

 

Thách đố lớn nhất cuộc đời có lẽ là cái tôi. Chính v́ thế Đức Giêsu muốn phơi bầy tất cả sự thật để cảnh giác mỗi người chúng ta trên bước đường theo Chúa.

 

HAI THÁI ĐỘ

Để minh họa chướng ngại lớn lao đó, Đức Giêsu dùng h́nh ảnh hai người con được thân phụ sai đi làm vườn nho, tượng trưng hai thái độ khác nhau. Người con thứ nhất có dáng dấp thật khó thương. Anh ta bướng bỉnh v́ dám cưỡng lệnh thân phụ. Tại sao anh lại có thái độ như vậy ? Phải chăng đó là thái độ tuổi trẻ ngang tàng ? Nhưng sau cùng lương tâm đă thức dậy. Anh không thể cưỡng lại t́nh phụ tử. H́nh ảnh đó chẳng khác ǵ "kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đă làm, mà thi hành điều chính trực công minh". (Ed 18:27) Chắc chắn hành động đó sẽ thu hút cái nh́n của Thiên Chúa. Thực vậy, những người thành tâm "sẽ cứu được mạng sống ḿnh." (Ed 18:27)

 

Ngược lại, người con thứ rất dễ thương từ lời nói tới cử chỉ. Không cần suy nghĩ, anh nhanh nhẹn đáp lại lệnh cha truyền. Anh nói để cha yên ḷng, chứ không muốn hành động ǵ cả. Cùng chịu một nền giáo dục như nhau, tại sao lại có hai thái độ khác nhau ? Bao nhiêu luật lệ và thói tục trong nhà đă không hướng được con mắt anh vào đường lối thân phụ. Anh có khác chi "các thượng tế và kỳ mục trong dân" (Mt 21:28.)? Mặc dù đă được ông Gioan chỉ đường công chính, họ "vẫn không chịu hối hận và tin ông ấy." (Mt 21:32.)

 

Sau khi vẽ lên hai h́nh ảnh đó, Đức Giêsu đặt vấn đề : "Trong hai người con đó, ai đă thi hành ư muốn của người cha ?" (Mt 21:31) Cách đặt vấn đề đă mạc khải chủ điểm câu truyện hôm nay. Thực ra, cả hai người con đều đă có lúc làm phật ḷng cha. Nhưng dầu sao, điểm quan trọng là thực hành, chứ không phải chỉ dừng lại ở lư thuyết. Chính v́ thế, khẳng quyết của Đức Giêsu đă khiến mọi người giật ḿnh : "Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông". (Mt 21:31) Ngay bây giờ ai dám nói một điều như thế trước những người cầm quyền ? Sở dĩ những hạng người tội lỗi đó được tuyển chọn v́ họ đă hối hận khi nh́n về quá khứ và bước vào đường công chính do ông Gioan Tẩy Giả vạch ra. (Mt 21:32.)

 

Trên đời, chỉ có một người con duy nhất vừa mau lẹ đáp ứng lệnh truyền của thân phụ, vừa thi hành tới nơi tới chốn, đó là Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu đă nói : "Lương thực của Thầy là thi hành ư muốn của Đấng đă sai Thầy và hoàn tất công tŕnh của Người." (Ga 4:34) Bởi vậy, Chúa Cha đă âu yếm giới thiệu Đức Giêsu với các môn đệ : "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài ḷng về Người." (Mt 17:5) Chính nhờ vâng phục, Người đă trở thành mẫu gương cho muôn ngàn thế hệ. Từ nay muốn chu toàn sứ mệnh Kitô hữu, "anh em hăy có những tâm t́nh như chính Đức Kitô Giêsu," (Pl 2:5) Đấng suốt đời tâm niệm : "Tôi không t́m cách làm theo ư riêng tôi, nhưng theo ư Đấng đă sai tôi." (Ga 5:30) Để thi hành thánh ư, "Người lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự." (Pl 2:8) "Chính v́ thế, Thiên Chúa đă siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu." (Pl 2:9) Thật đơn giản. Chỉ cần vâng phục, Đức Giêsu đă "được trao toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt 28:18) để thi hành sứ mệnh cứu thoát muôn dân.

 

KHÁM PHÁ MỚI

Sứ mạng đó đă được trao cho các tín hữu ngay trong bí tích thanh tẩy. Đó là một vinh dự lớn lao và là một trách nhiệm nặng nề. "Trong xă hội tục hóa ngày nay, càng ngày càng có nhiều người lănh đạm với tôn giáo và sống như không có Thiên Chúa, nhiều người cần tái khám phá các bí tích khai tâm Kitô giáo, đặc biệt là bí tích thanh tẩy" (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 23.09.2002). Quả thật, tất cả ơn gọi cao đẹp đều được Kitô hữu lănh nhận trong bí tích thanh tẩy. Chính v́ thế, trong cuộc gặp gỡ 1,200 linh mục và giáo lư viên, "ĐGH Gioan Phaolô II đă coi Phương Pháp Tân Giáo Lư như một đường lối quan pḥng đáp ứng lại sự lănh đạm tôn giáo trong nhiều xă hội." (Zenit 23.09.2002) Phong trào này hiện có 17,000 cộng đoàn trong 105 quốc gia, rải rắc trên 900 giáo phận và 5,500 giáo xứ. Trên một triệu giáo dân, 1,500 chủng sinh và 800 linh mục khắp thế giới đang theo đuổi Phương Pháp Tân Giáo Lư này. Thành quả có thể chứng minh rơ ràng khi nh́n đến "bao nhiêu người nhiệt thành và quảng đại rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô nhất là cho những người sa ngă. Biết bao người đă thức tỉnh trước ơn gọi linh mục và tu sĩ." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 23.09.2002)

 

Hơn bao giờ, thế giới hôm nay cần có những nỗ lực thức tỉnh trước những giá trị Tin Mừng. ĐGH nhận thấy thế giới "rất giầu những phương tiện kỹ thuật, vật chất và tiện nghi, nhưng bi đát thay lại nghèo về cứu cánh, giá trị và lư tưởng. Dầu vậy, chúng ta không được phép bi quan và chán nản, v́ Thần Khí hướng dẫn Giáo Hội và ban cho Giáo Hội can đảm xông pha khám phá những phương pháp tân Phúc âm hóa, để có thể tới những những miền chưa từng khám phá. Chân lư Kitô giáo hấp dẫn và có sức thuyết phục rơ ràng v́ có thể in đậm vào cuộc sống nhân loại một chiều hướng rất rơ nét, vững chí công bố Đức Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại. Việc loan báo Tin Mừng đó ngày nay vẫn có giá trị như Kitô giáo tiên khởi, khi Tin Mừng loan truyền khắp nơi nhờ bước chân các nhà truyền giáo vĩ đại đầu tiên." (Zenit 23.09.2002) Đó là sứ mạng cao cả nhất đă được Giáo Hội hoàn thành vẻ vang.

 

Thấy trước những thách đố lớn lao, Đức Giêsu đă cầu nguyện cho các môn đệ: "Con đă truyền lại cho họ lời của Cha. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đă sai con đến thế gian, th́ con cũng sai họ đến thế gian." (Ga 17) Sự thật ấy đang bị lăng quên giữa một thế giới trống vắng những giá trị. Con người ngày nay thường rút vào những khung trời nhỏ hẹp và tương đối. Trong bối cảnh vô tri và đôi khi thù nghịch đó, Giáo hội không dễ thực thi sứ mạng cứu độ. (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 23.09.2002) Nhưng ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất như xă hội Hồi giáo hay vô thần, vẫn có thể có nhiều sáng kiến và nỗ lực Phúc âm hóa. Thực vậy, TGM Henri Teissier nói : ngay tại Algeria, một quốc gia Hồi giáo, "việc rao giảng có thể thực hiện, dù không qua việc dạy giáo lư, nhưng bằng việc loan báo về Thiên Chúa t́nh yêu, bao dung và về lương tâm tự do. Việc công bố Tin mừng sẽ vang vọng khắp nơi nếu mọi người đồng tâm tranh đấu cho nhân phẩm." (Zenit 23.09.2002)

 

Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP

 

 

 

Có hay là không ?

Mt 21,26-32

Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

 

Nhạy cảm trước t́nh yêu

Sau khi Đức Giêsu đuỗi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, các thượng tế và kỳ mục rất bực ḿnh. Họ chất vấn Đức Giêsu : "Ông lấy quyền nào mà làm những điều ấy ? Ai cho ông quyền ấy ?" Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của họ, Người lại hỏi họ : "Phép rửa của ông Gioan do đâu mà có ? " Nếu họ trả lời được câu hỏi này, th́ họ cũng trả lời được điều họ đă chất vấn Đức Giêsu, bởi v́ ai ai cũng tin ông Gioan là ngôn sứ làm chứng về Đức Giêsu ; nếu tin ông Gioan th́ cũng phải tin Đức Giêsu.

Các thượng tế và kỳ mục lúng túng. Họ không biết phải trả lời thế nào, hay nói đúng hơn, họ không dám trả lời, v́ họ nhận thức được mối liên hệ giữa vị Tiền Hô và Đấng Thiên Sai. Nếu nhận phép rửa của ông Gioan là do từ Thiên Chúa th́ cũng phải nhận Đức Giêsu từ Thiên Chúa sai đến, v́ chính ông Gioan loan báo và chỉ cho dân biết Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai. Bởi vậy, họ nghĩ rằng tốt hơn hết là tảng lờ như không biết.

 

Trước lời đáp giả vờ này, Đức Giêsu kể dụ ngôn về hai người con để vạch rơ tâm địa và sự sai trái của họ.

 

Thượng tế và kỳ mục ... thu thuế và gái điếm. Hai thế giới riêng biệt, chẳng có ǵ liên lạc với nhau, nhưng Đức Giêsu đă đặt hai thế giới đó bên cạnh nhau, có vẻ như hơi thô bạo, để làm bùng nỗ những khác biệt về xă hội cũng như về tôn giáo.

 

Lời giảng của Đức Giêsu gây bối rối cho những người không cảm thấy rung động trước lời Chúa. Họ đă bị đóng kín trong một hệ thống vững chắc có vẻ như rất phù hợp với tinh thần tôn giáo, và rất đạo đức, nhưng thực ra, chính hệ thống ấy lại hàm chứa những yếu tố khiến Thánh Thần không thể hoạt động.

 

Dụ ngôn là một lời tra vấn những kẻ chống đối Đức Giêsu và t́m cách bắt bẻ Người. Ư nghĩa của dụ ngôn này thật rơ ràng : trong hai người con, người thi hành ư định của cha lại không phải là kẻ chỉ nói suông, nhưng là kẻ, dù đă từ chối vâng lời, nhưng lại sám hối và thi hành.

 

Người ta có thể nhận ra ngay Đức Giêsu muốn nói đến các thượng tế và kinh sư qua h́nh ảnh người con thứ hai, c̣n những người thu thuế và gái điếm trong h́nh ảnh người con thứ nhất. Khởi đầu, những người này có lẽ đă lầm lạc, đă hành động không phù hợp với thánh ư, và tỏ ra xa lạ với Nước Thiên Chúa, nhưng cuối cùng họ đă hối hận, đă cảm thấy cần phải thay đỗi đời sống khi nghe sứ điệp của ông Gioan.

 

Sau đó, cuộc tra vấn c̣n tiếp tục mạnh mẽ hơn : "những người thu thuế, những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông đấy". Đức Giêsu tố cáo những kẻ chất vấn Người là đă không đón nhận sứ điệp do ông Gioan loan báo. Họ tự nhận ḿnh là những người tốt, và coi thường những người khác. Trong thực tế, những người vốn thường bị kết án là những người tội lỗi lại có tinh thần nhạy cảm trước Tin Mừng.

 

Và điều quan trọng hơn "khi đă thấy vậy rổi, các ông cũng vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy." Câu nói của Đức Giêsu như muốn đặt ra một câu hỏi việc người tội lỗi được sống không phải là một dấu chỉ về Nước Trời sao ? Tại sao lại có những người muốn tự giam hăm chính ḿnh khi nghĩ rằng ḿnh đă nắm giữ sự thật và đă nên công chính ? Những người này rất khó có thể nhận ra Thiên Chúa-T́nh Yêu.

 

Làm hơn là nói

Qua dụ ngôn, Đức Giêsu muốn cho người ta hiểu rằng những người vốn bị coi là tội lỗi chưa hẳn là đă xấu và bị kết án, và những người được coi là đạo đức chưa hẳn là đáng khen ngợi. Những hoàn cảnh này chưa phải là yếu tố để kết án hay khen thưởng, bởi v́ Thiên Chúa không chỉ xét đoán dựa trên những nhăn hiệu người ta thường gán cho ḿnh hay cho người khác. Người nh́n thấu điều bên trong, vượt khỏi những biểu hiện bên ngoài và cách đánh giá của con người không giống như cách đánh giá của Thiên Chúa.

 

Người ta sẽ dễ dàng kiểm chứng giáo huấn của Đức Giêsu khi nhắc lại những đoạn văn Tin Mừng khác. Chẳng hạn dụ ngôn về những người thợ làm vườn nho được gọi vào giờ thứ mười một, dụ ngôn về người con hoang đàng, câu chuyện về người phụ nữ Sa-ma-ri, người trộm lành, Ma-ri-a Mác-đa-la ... Tất cả những người này đă có thái độ rộng mở trước sứ điệp của Đức Giêsu. Chính hoàn cảnh bất hạnh tuy không đáng khen, đă giúp họ đạt được những sự giàu có mới lạ. Chính đời sống khốn khỗ đă giúp họ nhận ra sự thiệt tḥi, sự mất mát của ḿnh và họ muốn chuộc lại. Nhờ thái độ chân thành, họ đă khám phá ra t́nh yêu và họ gắn bó với t́nh yêu, và măi măi họ sẽ không mất t́nh yêu.

 

Trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa, thái độ vâng phục phải được diễn tả bằng hành động, chứ không phải chỉ là thưa "vâng" hay "a-men". "Làm theo ư muốn của Cha" có ư nghĩa cụ thể là hối hận v́ sự từ chối của ḿnh và sau đó dấn thân hoạt động cho Nước Thiên Chúa. Như vậy, thái độ vâng phục đích thực không phải là tự măn, không dậm chân tại chôỵ, ở yên trong trạng thái tốt lành theo chủ quan của ḿnh.

 

Do đó, dụ ngôn chống lại thái độ cứng ḷng trong tâm hổn, sự kiêu hănh tôn giáo, sự an b́nh giả tạo. Con người phải luôn hoán cải và để cho người ta hoán cải không ngừng. Bởi v́ từ một thái độ sai lạc, người ta sẽ lạc vào đường xấu, cho dù bên ngoài xem ra tốt đẹp.

 

Dụ ngôn ca ngợi tinh thần hối cải, chứ không phải thái độ từ chối ban đầu. Dụ ngôn khiển trách thái độ hoán cải giả tạo và thái độ bất măn ban đầu. Khi con người đi từ thái độ chấp nhận đến từ chối, th́ đó là thái độ đáng thương hại. V́ thực ra, phải đi từ từ chối đến chấp nhận mới hợp lư. Con người mà luôn luôn liều lĩnh chối bỏ Thiên Chúa, cũng sẽ phải tỏ ra luôn sẵn sàng hối cải cách trung thực nhất (x. R.Gutzwiller, Suy niệm Tin mừng Mát-thêu, tập 2 ,trang 142).

 

Dĩ nhiên, nếu việc chấp nhận bằng lời nói được đi kèm với việc làm th́ đó điều lư tưởng. Tuy vậy, vẫn phải nh́n nhận việc làm có giá trị hơn lời nói. Cũng cần hiểu rằng việc chấp nhận không chỉ cần thiết vào lúc đầu, nhưng phải là một thái độ thường xuyên. Hoán cải là một tinh thần đặc biệt của Ki-tô giáo, ngừng hoán cải th́ việc chấp nhận trở thành dối trá. Không dám nh́n nhận những thiếu sót của ḿnh để rổi thay đỗi và tiến lên phía trước, chính là ngưng lại trên đường.

 

Loại bỏ tính thụ động

Dụ ngôn về hai người con phản ánh thực trạng của con người mọi thời. Đức Giêsu không chỉ nói về những giới chức lănh đạo đương thời, nhưng c̣n nói về chúng ta nữa.

Đă nhiều lần chúng ta nói : "Vâng, lạy Chúa", nhưng rổi vẫn không nhúc nhích. Chúng ta vẫn cứ an tâm với những thói quen, những nguyên tắc của ḿnh. Bởi thế, khi không muốn kiểm điểm lại đời ḿnh theo cách nh́n của Thiên Chúa, chúng ta đă bỏ mất cơ may để Người hoán cải trái tim chai đá của chúng ta thành trái tim bằng thịt.

 

Chúng ta cảm thấy quá an toàn, có vẻ như tự măn và không c̣n cảm thấy bị đụng chạm ǵ trước câu nói của Đức Giêsu : "những người thhu thuế, những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông đấy". Trong thực tế, không một ai trong chúng ta dám đánh cuộc với những người này khi mà họ chẳng có một chút cơ may có được những dấu chỉ về t́nh yêu của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, thế giới của chúng ta không hề thiếu những người nghèo, những người bé mọn. Họ là những ngôn sứ của thời đại, tựa như vô số lời đáp trả trước tiếng nói của Thiên Chúa.

 

Trở ngại đích thực và lớn lao nhất là tính thụ động. Tiếng "Vâng" của chúng ta sẽ là sự khiêu khích, sự khinh bỉ với Đấng Phục Sinh, nếu chúng ta cứ nghĩ rằng ḿnh đang đi đúng đường, cứ theo những bậc thang giá trị của ḿnh, cứ dựa vào những nguyên tắc của con người.

 

V́ vậy, không bao giờ là quá trễ khi để cho Thiên Chúa hoán cải chúng ta. Mỗi người cần nhớ lại bài Tin Mừng tuần trước : vào làm việc trong vườn nho ở bất cứ giờ nào, điều ấy không quan trọng, nhưng nhất thiết phải đi vào vườn nho.

 

Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

 


TỰ do đích thỰc

Mt 21,28-32

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

 

Là một nhà giáo dục tài giỏi, Chúa Giêsu thường đặt những câu hỏi chất vấn trước, hơn là đưa ra ngay những lời quả quyết, nhằm khơi gợi cho người ta suy tư. Chúa hỏi thính giả đang nghe Ngài : “các ông nghĩ sao ?”, rồi Chúa kể một dụ ngôn về hai thái độ của hai đứa con để ám chỉ về hai nhóm người. Đứa con thứ nhất trả lời “không”, nhưng sau lại làm. Đó là h́nh ảnh nhóm người bị khinh dể, miệt thị, kết án, là những người thu thuế và những người đàng điếm. Họ không nói mà lại làm, tức là trước đó họ không giữ luật, nhưng nay nghe lời Chúa giảng, họ đă sám hối và thay đổi đời sống. Đứa con thứ hai trả lời “vâng”, nhưng sau lại không làm. Đó là h́nh ảnh nhóm người lănh đạo dân chúng thời đó, là các thượng tế, kinh sư và Pha-ri-sêu. Họ nói mà không làm, tức là họ tự cho ḿnh là giữ luật, nhưng lại không chấp nhận Chúa, không nghe lời Chúa giảng dạy, không ăn năn hối cải.

 

Cả hai nhóm người trên đều đă sử dụng sự tự do của ḿnh để chọn lựa cách sống cho cuộc đời ḿnh. V́ thế, bài Tin Mừng hôm nay nêu ra một điều rất đáng chú ư và cần t́m hiểu, đó là sự tự do của con người. Chúng ta đều biết : sự tự do đă được xác định, đă được tuyên xưng, đă được ca tụng như một trong những giá trị cơ bản nhất trong cuộc sống của con người. Một nhà ai quốc Hy Lạp, khi bị tù đày đă viết như sau : “Khôn ngoan là một điều tốt, nhưng nếu không có tự do th́ khôn ngoan cũng trở thành vô ích. Lư lẽ là điều tốt, nhưng nếu không có tự do th́ lư lẽ cũng trở thành vô ích. Có tất cả mọi thứ mà không có tự do th́ kể là không có ǵ cả”.

 

Tự do là ǵ ? Tự do là thế nào ? Đâu là tự do đích thực? Có phải tự do là được sống theo sở thích, được hành động theo ư muốn của ḿnh ? Hay theo kiểu nói đơn giản : tự do là muốn làm ǵ th́ làm ? Có đúng không? Đúng, nhưng chưa đủ. Tự do là muốn làm ǵ th́ làm, nhưng c̣n phải thêm điều này nữa, là làm như luật pháp cho phép. Bởi v́ nếu ai cũng hành động và sống theo sở thích của ḿnh, bất chấp luật pháp, th́ xă hội sẽ rối loạn và không c̣n tự do nữa.

 

Như vậy, tự do của con người không phải là một thứ tự do tuyệt đối, mà là một tự do có điều kiện. Tự do của con người cũng giới hạn như chính con người. Ư thức được những giới hạn ấy, ư thức được sự hiện diện của những người chung quanh, đó là bước đầu tiên trong việc hướng đến tự do đích thực. Khuôn vàng thước ngọc để sống tự do đích thực là lời khuyên của Chúa Giêsu : “Điều ǵ các ngươi không muốn người khác làm cho ḿnh th́ các người cũng đừng làm cho người khác”. Lời Chúa Giêsu là một khẳng định về tính cách giới hạn tự do của con người, đồng thời cũng nói lên tính cách tích cực của tự do của con người. Con người chỉ thực sự có tự do khi con người biết ra khỏi chính ḿnh để đến với người khác. Khắc phục những đam mê và nô lệ trong con người của ḿnh để sống cho người khác, đó là cung cách đích thực của một người có tự do.

 

Nhà thần học nổi tiếng của Tin Lành là ông Pô-thét Bôn-voi-es-tô đă viết : “Con người tự do nhất là con người có thể làm chủ, không phải đối với vũ trụ, nhưng là làm chủ được những chọn lựa của ḿnh”. Quả thực, nói đến tự do là nói đến khả năng chọn lựa. Chọn lựa th́ có thể chọn đúng, có thể chọn sai. Sai, lại có nhiều thứ sai khác nhau, có thứ sai ít, có thứ sai nhiều, có thứ sai người ta có thể làm lại được, có thứ sai một lần là măi măi mang niềm tủi hận. Đi lộn một khúc đường th́ mất thời giờ đi lại, nhưng đi lộn lư tưởng cuộc sống là mất cả cuộc đời. Mua lầm một cái áo th́ có thể mua cái khác, cưới lầm một t́nh yêu th́ vấn đề lại khác rồi. Nhưng cái sai lầm lớn nhất là dấn thân vào những cái xấu mà cố t́nh, cố chấp không nhận ḿnh sai lầm và không chịu cải sửa. Đó là thảm cảnh của tự do trong vấn đề chọn lựa.

 

V́ thế, mỗi người chúng ta phải tự quyết định lấy. Mỗi người hăy cố gắng trở nên ngày hôm nay điều chúng ta muốn cho ngày mai. Chúng ta phải biết can đảm chống lại những khuynh hướng xấu, phải dứt khoát với những cám dỗ, những cái xấu. Những lầm lỗi trong cuộc sống là điều không tránh khỏi : nhân vô thập toàn. Nhưng điều quan trọng là biết dừng lại, biết hối hận và quyết tâm sửa đổi. Chúng ta hăy nhớ : biết chấp nhận những giới hạn và những lầm lỗi là cung cách của một người tự do đích thực.

 

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

 

 

HỐi HẬn Nên LẠi Đi

Manna

X LỜi Chúa: Mt 21, 28-32

Một hôm, Đức Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: 28 "Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho". 29 Nó đáp: "Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đă thi hành ư muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất". Đức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 V́ ông Gioan đă đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; c̣n những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đă thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy".

 

X Suy NiỆm

"Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông." Lời nói của Đức Giêsu như một trái bom nổ trước mặt các thượng tế, kinh sư, pharisêu, những người đáng kính v́ đạo đức và học thức, những người đáng trọng v́ chức vụ. Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy?

 

Đức Giêsu đă soi sáng trước bằng một dụ ngôn. Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho. Đứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Đứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi. Con thứ tượng trưng cho các nhà lănh đạo Do Thái Giáo. Họ tuyên bố ḿnh sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật. Tiếc thay chính sự đạo đức của họ lại làm cho họ tự măn và khép kín đến nỗi không thể tin vào Đức Giêsu và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.


Đứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi, những người bị đặt bên lề xă hội và tôn giáo. Đời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đă làm cho họ khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời của Gioan. Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Đức Giêsu và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.

 

Đi làm hay không đi làm vườn nho đồng nghĩa với tin hay không tin vào Đức Giêsu. Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống. Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động. "Chúng tôi phải làm ǵ, dân chúng hỏi Đức Giêsu, để được gọi là làm việc của Thiên Chúa ?" "Làm việc của Thiên Chúa là tin vào Đấng Ngài sai đến" Đó là câu trả lời của Đức Giêsu (Ga 6,28-29). Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc. Niềm tin vào Đức Giêsu đ̣i hỏi một sự hoán cải và từ bỏ. Giới lănh đạo Do Thái Giáo sợ tin vào Đức Giêsu. Họ sợ mất chỗ đứng và quyền lợi,
sợ phải thay đổi quan niệm của họ về Thiên Chúa.

 

Kitô giáo là tôn giáo của ḷng tin. Ḷng tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2,17). Ḷng tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống: "Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm ư Cha Thầy" (Mt 7,21). Tôi phải tránh lối giữ đạo h́nh thức: có tiếng là Kitô hữu, nhưng lại không thuộc về Đức Kitô, bởi có một khoảng cách rất xa  giữa điều tôi tuyên xưng và điều tôi sống.

 

X GỢi Ư Chia SẺ

·        Đọc Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa là điều tốt, nhưng chưa đủ nếu không sống Lời Chúa. Bạn lượng gía thế nào về việc sống Lời Chúa của bạn trong đời thường đầy bon chen?

·        Bạn nghĩ ǵ về việc anh Giuse Nguyễn Đức Minh xin hiến thân xác anh cho y học ?  Bạn có coi đó là một hành vi đức tin cụ thể không ?

 

X CẦu NguyỆn

Lạy Chúa Giêsu,

sám hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận ḿnh lầm lỗi. Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Đấng vô tội mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép rửa. Chúa đă muốn nên bạn đồng hành với phận người mỏng ḍn yếu đuối chúng con.

 

Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của ḿnh, tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để khỏi tự dối ḿnh. Ước ǵ Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau. Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc v́ được tự do và được yêu mến.

 

Manna

 

 

Ăn Năn ThỐng HỐi

(Ez 18,25-28; Ph 2,1-11; Mt 21,28-32)

 

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

I. Phúc Âm: Mt 21, 28-32

"Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lăo trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đă làm theo ư cha ḿnh?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. V́ Gioan đă đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đă tin ngài. C̣n các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".

 

II. Suy NiỆm:

Ai là người con thứ nhất theo bài Tin Mừng hôm nay? Và ai là người con thứ hai? Phải chăng ở đây chỉ có ư nói đến các Biệt phái và Luật sĩ ở thời Chúa Yêsu? Hay là Lời Chúa vẫn c̣n có giá trị cho chúng ta đang sống ở thời này? Để giúp suy nghĩ đúng về các lời trong bài Tin Mừng này, chúng ta theo Phụng vụ sẽ đọc lại cả hai bài Kinh Thánh kia, là bài sách Êzêkiel và bài thư Phaolô.

 

A. Mọi Người Đều Phải Trở Lại

Thoạt đầu, chúng ta có thể nghĩ bài sách Êzêkiel rất đơn sơ: kẻ công chính mà bỏ đường công chính để phạm tội cũng sẽ phải chết, c̣n kẻ ác nhân biết bỏ điều ác đă làm để thi hành công chính th́ sẽ được sống. Chân lư ấy không có ǵ khó hiểu. Đó là chuyện thường t́nh. Nhưng được viết trong Kinh Thánh và trở nên những lời Kinh Thánh, những câu khẳng định kia không c̣n đơn giản như người ta có thể nghĩ.

 

Trước hết, trên khắp thửa đất Israel bấy giờ người ta vẫn bô bô câu cách ngôn này: "Cha ăn nho xanh, con sẽ ghê răng", nghĩa là tội lỗi của cha mẹ sẽ để hậu quả lại cho con cái. Và trong xă hội thời xưa, nhiều khi người ta phạt tội cha cho tới đời con và đời cháu. Không biết c̣n có xă hội loài người nào hiện nay cư xử như thế nữa không? Dù sao sự kiện ấy cũng cho chúng ta thấy rằng ở thời Êzêkiel không dễ ǵ có thể đưa ra một châm ngôn khác để quyết rằng mạng nào có tội mạng ấy phải chết, và ai nấy đều có trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nói đúng ra, bấy giờ người ta để ư đến trách nhiệm của tập thể quá đến nỗi hầu như không c̣n nói đến trách nhiệm của cá nhân.

 

Nhất là nơi dân Dothái. Ư thức tập thể ngay từ đầu đă quá mạnh. Người dân không thấy rơ trách nhiệm của ḿnh. Ngay cả khi các ngôn sứ kêu gọi ăn năn thống hối, người ta dường như cũng cứ chờ đợi cả xă hội cải tạo đời sống chứ từng cá nhân cảm thấy bất lực trước vận mạng của dân tộc ḿnh. Nhưng với những lời như bài nói hôm nay, ông kêu gọi mọi người phải nỗ lực. Người đang công chính phải cố gắng giữ vững đường lối và tiếp tục thi hành công chính. Kẻ gian ác hăy tỉnh ngộ, canh tân đổi mới đời sống để khỏi bị án phạt. Đó là điều ông nhắm, là giáo huấn lúc này của ông v́ ông thấy nếu mọi người không ư thức trách nhiệm của ḿnh, th́ làm sao có thể cầm giữ lại được con đường sa đọa mà Dân Chúa đang đi vào.

 

Như vậy bảo rằng ông rao giảng một giáo lư mới, khác hẳn truyền thống xưa nay, thiết tưởng cũng không đúng. Ông khuyến khích người ta ư thức phần trách nhiệm cá nhân của ḿnh để mọi người nỗ lực sống thánh thiện hơn chứ không phải ông phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm giữa loài người với nhau. Sống trong xă hội mà mọi người đang có ư thức mạnh về điều mà người ta thường nói: đồng hội đồng thuyền, Êzêkiel nói mạnh đến trách nhiệm cá nhân và tự do của mỗi người để mọi người đều cố gắng hầu cứu văn "hội" và "thuyền" đang chở ḿnh đi trong gịng lịch sử.

 

Sở dĩ chúng ta cần nói như vậy để tránh xa cảm giác cho rằng vấn đề tôn giáo là chuyện cá nhân; đạo đức là vấn đề của mỗi người, việc lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục chỉ tùy thiện chí của mỗi người. Không, ngay từ đầu Thiên Chúa đă sáng tạo một nhân loại liên đới mật thiết với nhau, cả trong sự tội cũng như trong ơn cứu độ. Một Ađam đă sa ngă khiến hệ lụy c̣n đè nặng trên con cháu; nhưng một Ađam Mới đă đến mở đường cứu độ cho hết mọi con người. Loài người liên đới mật thiết với nhau, nhưng trong sự liên đới này mỗi người lại có tự do tuyệt đối và v́ thế có trách nhiệm cũng tuyệt đối luôn. Ở đây không thể nào đi sâu vào giải thích vấn đề nhiệm mầu này. Nhưng cần phải nêu lên để chúng ta hiểu rơ giáo lư của Lời Chúa hôm nay. Qua miệng Êzêkiel, Người kêu gọi mọi hạng người phải nỗ lực sống thánh thiện. Kẻ công chính hăy cố gắng tiếp tục thi hành công chính, kẻ gian ác phải mau từ bỏ tội lỗi và trở về đường ngay.

 

Và đó là đường lối của Chúa. Người muốn cứu độ mọi người. Người muốn con người được sống và sống dồi dào. Người không muốn kẻ công chính hư đi và chẳng muốn kẻ tội lỗi bị luận phạt. Nơi Người chỉ có t́nh thương. Chỉ muốn hạnh phúc cho hết mọi người. C̣n thật sự con người sẽ được hạnh phúc hay không, là tùy ở chính họ có muốn hay không muốn được hạnh phúc, v́ làm sao có thể ép buộc ai hạnh phúc khi họ không muốn? Tuy nhiên v́ bản chất tốt lành của Người, v́ t́nh yêu bao la của Người, Thiên Chúa luôn đặt hạnh phúc ở tầm tay mọi người. Kẻ công chính hăy tiếp tục thi hành công chính để khỏi mất hạnh phúc và kẻ tội lỗi hăy thật ḷng trở lại để được hạnh phúc.

 

Thế nên, nếu bảo Êzêkiel là ngôn sứ về trách nhiệm cá nhân, th́ cũng đừng quên trước hết phải nói ông là tiên tri về t́nh yêu đằm thắm của Thiên Chúa (xem ch. 16). Chính t́nh yêu sâu xa lênh láng này hôm nay dùng miệng Êzêkiel để kêu gọi mọi hạng người trong Dân Chúa nỗ lực để được hạnh phúc. Lời ấy thiết tưởng không bao giờ không thức thời. Và khi chúng ta đă ư thức như vậy, việc t́m hiểu bải Tin Mừng hôm nay sẽ có giá trị thiết thực cho hết mọi người chúng ta.

 

B. Trở Lại Là Tin Vào Chúa Yêsu

Thật vậy, nếu không ư tứ chúng ta chỉ đọc bài Tin Mừng trong lịch sử mà thôi. Chúng ta thấy Chúa Yêsu đang nói với các Thượng tế và hàng niên trưởng của dân Dothái lúc bấy giờ. Người đưa ra một thí dụ về người con thứ nhất và người con thứ hai để trách họ không biết hối hận về thái độ của họ đối với Yoan Tẩy giả và theo đó đối với Người.

 

Để hiểu rơ chúng ta hăy xây dựng lại bối cảnh của bài Tin Mừng như sau: Hôm ấy, các Thượng tế và Niên trưởng của Dân đến chất vấn Đức Yêsu: "Quyền đâu mà ông làm các điều ấy?". Họ có ư nói đến việc Chúa xua đuổi phường con buôn ra khỏi đền thờ. Đáp lại, Người cũng chất vấn họ một câu: "Thanh tẩy của Yoan từ đâu đến?". Trả lời được câu hỏi này, tức khắc không cần trả lời câu trên nữa, v́ nếu tin Yoan cũng sẽ tin Người, bởi lẽ Yoan đă làm chứng về Người.

 

Các Thượng tế và Niên trưởng lúng túng. Họ không dám trả lời. V́ nếu nói tin Yoan, họ phải tin Người; c̣n nếu bảo không, họ sợ dân chúng phản đối v́ ai ai cũng tin Yoan là sứ giả của Thiên Chúa. Trước thái độ không dứt khoát như thế, Chúa Yêsu đă hành động, như bài Tin Mừng hôm nay kể.

 

Người lấy thí dụ về hai người con để ám chỉ. Ḱa hạng thu thuế và đàng điếm trước kia không giữ Luật pháp nay nghe lời Yoan, họ đang trở lại hối hận tội lỗi của ḿnh. C̣n các ông, Thượng tế và Niên trưởng, cứ bảo ḿnh giữ Luật Chúa thế mà chẳng ăn năn thống hối ǵ theo lời rao giảng của Yoan, cho dù đă và đang thấy bao nhiêu người đang trở lại. Ai là người con thứ nhất khó bảo và ai là người con thứ hai? Người ta cứ tưởng người con thứ nhất khó bảo, c̣n đứa con thứ hai thường được thương hơn nên dễ vâng lời hơn. Nhưng vâng lời đích thực không phải ở ngoài miệng, mà ở việc làm. Hạng thu thuế và đàng điếm đang đến với Yoan để xin rửa: họ làm sự công chính. C̣n nhiều kẻ vỗ ngực tự xưng là giữ Luật pháp th́ lại không làm ǵ cả!

Và cũng đừng tưởng họ không làm ǵ. Hăy nghe Chúa Yêsu kể tiếp ví dụ về bọn tá điền. Khi chủ vườn nho sai người đến hỏi huê lợi, chúng đă lần lượt bắt giết tất cả và cuối cùng đă giết cả người con của chủ vườn sai đến nữa. Người báo trước, các Thượng tế và Niên trưởng cũng sẽ xử với Người như vậy.

 

Lời Người có làm rung động ḷng họ không? Dù sao hôm nay Người cũng muốn nói với họ: nếu quả thật họ là người công chính, họ hăy thi hành công chính đi. Này ḱa tội nhân đang thống hối ăn năn để đi vào Nước Trời, họ cũng hăy tin vào Con Thiên Chúa đă được sai đến thu hoạch hoa quả đạo đức trong đời sống của mọi người.

 

Chắc chắn chúng ta không giống họ. Chúng ta đă tin Chúa Yêsu Kitô. Nhưng đó có phải là đức tin có việc làm hay không? V́ tin mà không làm th́ có khác nào người con thứ hai trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng làm ǵ?

 

C. Và Hăy Lo Cho Được Đồng Tâm Ư Hợp

 

Mở đầu bài thư hôm nay, thánh Phaolô có giọng long trọng khác thường. Điều người sắp nói chắc phải quan hệ. Nhưng cũng không phải là điều buồn. Ngược lại nó sẽ làm cho nỗi vui mừng của người nên trọn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải biết, đối với một Tông đồ như thánh Phaolô, cái ǵ có thể làm cho người vui mừng và rất vui mừng, nếu nó không làm cho giáo đoàn của người tốt đẹp hơn? Phải nói rằng chỉ có sự thăng tiến và hạnh phúc của giáo đoàn mới làm cho tâm hồn người được thỏa măn. Nhất là đối với một giáo đoàn như giáo đoàn ở Philip. Thánh Phaolô rất cưng giáo đoàn này. Và họ cũng rất chung thủy, thắm thiết với người. Thế nên điều làm cho thánh Tông đồ vui mừng hoàn toàn đối với giáo đoàn này, chính là điều giáo đoàn này cần phải làm cho họ được nên trọn lành và công chính hơn. Rồi đây xét cho cùng chúng ta sẽ thấy đó cũng là điều cần thiết cho chúng ta hơn cả.

 

Vậy sau khi mở đầu bằng những lời rất thắm thiết, thánh Phaolô khuyên bảo giáo đoàn Philip: Hăy lo cho được đồng tâm ư hợp với nhau! Phải chăng v́ họ đang chia rẽ lục đục? Dường như không. V́ nếu có chắc chắn thánh Phaolô đă kể ra. Đàng này chúng ta chỉ thấy người nói đến những điều rất thường như đừng làm v́ ganh tị, v́ hư danh... đừng chỉ dán mắt vào những điều sở đắc nơi ḿnh, song cả vào những điều sở đắc của người khác nữa. Không, thánh Tông đồ khuyên nhủ sự hiệp nhất không phải v́ anh em có những cái tiêu cực to lớn nào... nhưng có thể nói, v́ đă tin vào Đức Yêsu Kitô, th́ anh em "hăy có nơi ḿnh tâm tư như đă có ở nơi Người". V́ chúng ta đă đi theo Chúa Yêsu th́ chúng ta phải bắt chước Người và sống như Người.

 

Thế mà một bản thánh ca rất quen thuộc ở thời bấy giờ đă mô tả Đức Yêsu Kitô như đoạn tiếp theo của bài thư hôm nay. Thánh Phaolô có lẽ đă chép lại bản ấy và gửi cho giáo đoàn Philip. Cũng có thể bấy giờ người đang ở trong tù, không có điều kiện để viết nhiều, người đă bảo một ai ở ngoài chép lại, đính vào những lời mở đầu tâm huyết trên đây. Bản thánh ca ấy ngày nay phụng vụ c̣n hát một cách đặc biệt trong tuần lễ thánh, để mọi người thấm thía chân dung của Chúa Cứu thế:

"Ngài, phận là phận một Vị Thiên Chúa...

song Ngài đă hủy ḿnh ra không,

lĩnh lấy thân phận tôi đ̣i...

Ngài đă hạ ḿnh thấp hèn hơn nữa

trở thành vâng phục cho đến chết

và chết trên thập giá.

Bởi vậy Thiên Chúa đă siêu tôn Ngài

và ban cho Ngài Danh hiệu...

hầu mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng:

Yêsu Kitô Là Chúa"

 

Chúng ta phải khâm phục tài đức của người xưa. Chúa Yêsu Kitô mới tử nạn-phục sinh có mấy chục năm, mà thần học của Hội Thánh đă phát huy đầy đủ trong bộ áo văn chương nghệ thuật và thi vị như thế! Ngày nay người ta khó viết hơn được như vậy. Mọi vẻ đẹp của Đức Yêsu Kitô đă được gói ghém trong mấy câu thơ này. Thiên tính của Người ngang hàng với Thiên tính nơi Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên Người đă hủy ḿnh ra không khi mặc lấy thân phận con người là tôi đ̣i sánh với Thiên Chúa. Và Người đă đồng hóa, giống hẳn người ta. Rồi hơn thế nữa, Người đă hạ ḿnh thấp hèn, trở thành vâng phục, không phải vâng phục bôi bác như con cái Israel nói Luật mà không làm Luật, nhưng vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá.

 

Đó là những phận vụ công chính mà Đức Yêsu Kitô đă làm. Người để gương lại cho chúng ta. Thánh Phaolô khuyên người dân Philip hăy có những tâm tư như thế để đừng làm ǵ v́ ganh tị, v́ hư danh; nhưng thật ḷng khiêm nhường, coi kẻ khác trổi trang hơn ḿnh, hầu có thể đồng tâm ư hợp, làm nên cộng đoàn bác ái là bản chất của Hội Thánh và là Nhiệm Thể của Đức Yêsu Kitô.

 

Tuy nhiên nơi Người không phải chỉ có mầu nhiệm vâng phục, song sau đó, đáp lại c̣n có hành động của Thiên Chúa. Và ở đây bản thánh ca đă mượn lại nghi thức phong vương ngày xưa nơi các triều đ́nh để gợi lên những ǵ Thiên Chúa đă làm cho Đức Yêsu Kitô.

 

Trước hết có nghi lễ giới thiệu: Thiên Chúa đă siêu tôn Ngài; rồi có nghi lễ phong tước: Thiên Chúa ban cho Ngài Danh hiệu vượt quá mọi danh hiệu; và sau cùng có sự hoan hô, chấp nhận, tùng phục của hết mọi người: nên mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: Yêsu Kitô là Chúa.

 

Chúng ta sung sướng v́ bản thánh ca này. Chúng ta hứa sẽ thuộc, sẽ hát để diễn tả đầy đủ mọi tâm tư đối với Chúa Yêsu. Nhưng thánh Phaolô bảo chúng ta phải có những tâm tư ấy ở nơi ḿnh để chúng ta đồng tâm ư hợp-điều này tất nhiên sẽ đến-; nhưng nhất là để chúng ta trở nên tốt hơn. Chúng ta sẽ đáp ứng lời kêu gọi của Thiên Chúa qua miệng Êzêkiel khi người tuyên bố ai ai cũng phải nỗ lực tiến bộ hơn về mặt thánh thiện. Và chúng ta sẽ vâng lời chính Đức Yêsu theo như lời Người nói trong bài Tin Mừng hôm nay là chúng ta phải đón nhận Người.

 

Chúng ta sẽ đón nhận Người khi rước lễ. Nhưng để việc đón nhận này không phải chỉ là một cử chỉ bên ngoài nhưng thật sự là ước muốn chân thật, chúng ta hăy mang vào trong ḿnh những tâm tư của Người mà thánh Phaolô đă dùng một bản thánh ca để gợi lên. Có như vậy việc suy niệm Thánh Kinh và việc tham dự thánh lễ hôm nay mới chân thực; chúng ta mới khá hơn và đời sống cộng đoàn mới có khả năng tiến bộ. Chúng ta cố gắng làm như vậy!

 

 

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm