13 bài suy niệm CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN - A

 

Lời Chúa: Is. 5, 1-7; Pl. 4, 6-9; Mt. 21, 33-43

 

 

MỤC LỤC

 

 

1. Tá điền và vườn nho......................................................... 2

2. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt........................... 4

3. Tôi tớ hay kẻ tiếm quyền?................................................ 7

4. Chúa Giêsu vẫn c̣n hiện diện với chúng ta.................. 9

5. Có một chủ vườn kia....................................................... 12

6. Hành động và phản ứng................................................. 14

7. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt................. 17

8. Chủ vườn nho.................................................................. 23

9. Làm việc............................................................................ 26

10. Tá điền và vườn nho..................................................... 29

11. Được và mất................................................................... 32

12. Tá điền vườn nho.......................................................... 34

13. Dụ ngôn những tá điền sát nhân - JKN...................... 37

 

 

1. Tá điỀn và vưỜn nho

 

Nếu ruộng lúa, nương khoai, khóm trúc và con trâu là những h́nh ảnh quen thuộc của người Việt Nam, th́ người Do Thái cũng có những h́nh ảnh thân thương đối với họ, đó là đàn chiên và vườn nho.

 

Thực vậy, Chúa Giêsu sinh ra là người Do Thái, cũng đă thừa hưởng nền văn hóa con chiên và cây nho ấy. Ngài đă dùng những h́nh ảnh quen thuộc đó để nói lên quan điểm của Ngài đối với mối tương giao giữa Thiên Chúa và Israel, cũng như mối tương giao giữa bản thân Ngài đối với các tín hữu của ḿnh…

 

Chẳng hạn trong Tin Mừng theo thánh Gioan th́ Chúa Cha là người trồng nho, bản thân Ngài là cây nho c̣n các môn đệ là ngành nho. Điều Ngài muốn truyền dạy là chúng ta phải sống gắn bó mật thiết với Ngài.

 

Thế nhưng trong Tin Mừng theo thánh Matthêu th́ h́nh ảnh cây nho hay nói đúng hơn h́nh ảnh vườn nho được khai thác cho một đề tài khác.

 

Chúa Giêsu đă nói tới ḷng tốt của ông chủ vườn nho không những sẵn sàng thuê mướn mọi người, nhất là những kẻ thất nghiệp, kém may mắn, mà c̣n trả công đồng đều cho cả những kẻ làm việc ít giờ nhất.

 

Ngài cũng đă nói tới những tá điền, là những người quản lư có trách nhiệm canh tác vườn nho để giao nộp hoa lợi cho chủ. Nhưng họ đă phản bội, đă đánh đập các sứ giả và đă giết chết chính người con của chủ. Để rồi, chủ đă phải lấy lại vườn nho mà trao cho người khác quản lư, tức là Giáo Hội.

 

Hôm nay, khi đọc lại dụ ngôn này, chúng ta sẽ ung dung tự nhủ: Do Thái là Do Thái và Giáo Hội là Giáo Hội Chúa đă trao đoàn chiên cũng như vườn nho của Ngài cho Giáo Hội, người quản lư cuối cùng mà Chúa đă chọn, v́ thế không c̣n ǵ phải lo sợ: Làm thế nào mà Giáo Hội lại có thể giết hại các tôi tớ Chúa và cướp đoạt vườn nho Chúa được.

 

Thế nhưng chúng ta không nên lạc quan với những nhận định trừu tượng và lư thuyết trên đây mà phải nh́n vào thực tại trước mắt: Và thực tại trước mắt cho thấy Giáo Hội chính là chúng ta. Cộng đoàn dân Chúa, gồm những con người bằng xương bằng thịt, mới chỉ được mời gọi và được ban ơn sủng để nên thánh, hay nên hoàn thiện, nhưng thực tế thường chưa thánh, chưa hoàn thiện, do đó vẫn c̣n có thể có những kẻ lười biếng không chịu làm việc trong vườn nho, tệ hơn nữa vẫn c̣n có thể có những kẻ hung ác đánh đập, hành hạ và thậm chí giết hại những người tôi trung của Chúa, những người làm vườn tốt, để chiếm lấy vườn nho cho ḿnh. Chính những ngôn ngữ chúng ta thường dùng cũng tố cáo sự chiếm đoạt có khi là vô ư thức đó.

 

Thực vậy, chúng ta chẳng thường nói: Con chiên của tôi, nhà thờ của tôi, giáo xứ của tôi, Giáo Hội của tôi. Trong khi đúng ra phải nói là con chiên của Chúa, nhà thờ của Chúa, giáo xứ của Chúa, Giáo Hội của Chúa.

 

Nh́n vào vườn nho Chúa, chúng ta thấy không thiếu những cây nho cành lá xum xuê mà chẳng sinh được một trái. Cũng chẳng thiếu những cành nho khô héo èo uột v́ chỉ c̣n dính hờ vào thân cây.

 

Điều đáng buồn hơn nữa là cũng chẳng thiếu ǵ những tá điền, những người quản lư đă chiếm đoạt vườn nho Chúa làm gia nghiệp riêng của ḿnh. Họ mặc sức khai thác tùy theo ư muốn, miễn sao có lợi cho ḿnh. Không thiếu những kẻ chỉ lo rào dậu, xây tường và kiến tạo những bồn đạp nho, nhưng lại chẳng chăm sóc ǵ đến cây nho, khiến vườn nho Chúa mọc lên những cỏ dại và gai góc.

 

 

 

 Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

 

CÂU CHUYỆN VƯỜN NHO – CÂU CHUYỆN ĐỜI TA

 

I.                   TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt 21, 33-43.

II.                 TẤM BÁNH CHIA SẺ.

 

Vườn nho là một h́nh ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đă dùng h́nh ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ư nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thoạt tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn là dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử t́nh yêu thương của Chúa. V́ yêu thương Chúa đă giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. V́ yêu thương Chúa đă dành sẵn cho họ một đất nước. V́ yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. V́ yêu thương Chúa đă sai khiến các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ c̣n giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa là chủ th́ vườn nho c̣n được bảo vệ, được chăm sóc và họ c̣n được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không c̣n hoa trái. Và v́ thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.

 

Câu chuyện vườn nho không chỉ nói với người Do Thái mà c̣n nói với tất cả chúng ta, đặc biệt các sinh viên học sinh nhân dịp đầu năm học mới. Sinh viên học sinh là những cây nho được Chúa ưu ái trồng trong vườn nho của Chúa. Vườn nho đó là Nước Chúa, là Giáo Hội, là gia đ́nh, là trường học. Các cháu thiếu nhi, các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên trẻ trung là những cây nho non mơn mởn được Chúa chăm sóc tưới bón trong t́nh thương bao la của cha mẹ, trong sự tận tâm của thày cô giáo, trong sự nhiệt thành quên ḿnh của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Chúa đặt lương tâm như tháp canh để cảnh báo những nguy cơ đe dọa tàn phá vườn nho. Để ngăn chặn thú dữ tàn phá, trẻ con nghịch ngơm, kẻ thù quấy phá, Chúa cẩn thận rào dậu vườn nho. Rào dậu là đặt ra những quy tắc luật lệ. Kỷ luật là phên dậu vững chắc bảo vệ những cây nho c̣n non yếu, bảo vệ hoa lợi khỏi kẻ thù đến phá hoại. Kỷ luật giúp bảo vệ cuộc đời của các con. Không chỉ bảo vệ sự sống mà c̣n tất cả những hoa trái tốt đẹp của sự sống. Bảo vệ tương lai của các con. Chúa xây bồn ép nho. Bồn ép nho là nơi làm việc. Quả nho phải trải qua quá tŕnh ép, lọc, ủ mới lên men thành thứ rượu nho thơm lừng làm đẹp cho xă hội. Cũng vậy các con phải lao động vất vả qua nhiều công đoạn mới trở nên hữu ích cho Giáo Hội và cho xă hội. Có thể nói cuộc đời của mỗi người các con là một kỳ quan về t́nh yêu thương của Chúa. Chúa tạo dựng nên các con để các con được hạnh phúc. Chúa đă định sẵn cho các con một định mệnh tốt đẹp cao quư trong thánh ư Chúa.

 

Tiếc là có nhiều người không hiểu được điều đó, nên đă chối bỏ quyền Chúa làm chủ đời ḿnh. V́ xua đuổi Chúa nên ma quỷ đă xâm nhập cuộc đời họ. Có nhiều người đă bỏ tháp canh lương tâm nên không c̣n tỉnh thức trước những nguy cơ đe dọa tàn phá sự sống. Có nhiều người đă phá đổ những phên dậu kỷ luật, biến vườn nho tâm hồn thành băi đất hoang mặc cho mọi người chà đạp, tàn phá. Có nhiều người đă bỏ quên bồn ép nho, không chịu làm việc, chỉ rong chơi ngày tháng nên cả cuộc đời tiêu tốn biết bao sự thương yêu, tiền bạc, công sức của cha mẹ, thày cô giáo, các bề trên trong Giáo Hội mà không sinh được hoa trái ǵ cho cuộc đời.

 

Các con, sinh viên học sinh thân mến,

 

Đầu năm học mới là dịp các con chỉnh đốn lại vườn nho tâm hồn các con. Hăy để Chúa làm chủ cuộc đời các con. Hăy tin tưởng định mệnh Chúa dành cho các con là định mệnh tốt đẹp nhất. Tương lai Chúa dọn sẵn cho các con là tương lai tươi sáng không ǵ có thể so sánh được. Hăy đón nhận t́nh yêu thương của cha mẹ, thày cô giáo, và các bề trên trong Giáo Hội. T́nh yêu thương chăm sóc của các ngài là nước mát tưới cho cây đời các con xanh tươi. Hăy tuân theo sự hướng dẫn của tháp canh lương tâm để các con biết phân biệt thật giả, trắng đen, thiện ác giữa lúc vàng thau lẫn lộn, biết chọn lựa con đường tốt đẹp cho tương lai. Hăy sống theo sự hướng dẫn của luật lệ, luật xă hội, luật học đường, luật sự sống, luật Giáo Hội. Đó chính là cách tự bảo vệ trước những lực lượng xấu, trước những cơn cám dỗ ngọt ngào đang ŕnh chờ trói chặt những cuộc đời ẻo lả, mềm yếu, buông tuồng. Hăy làm việc trong bồn ép nho. Sự siêng năng chăm chỉ, ḷng say mê học tập chính là ch́a khóa của sự thành công.

 

Năm học mới là một ân huệ nhưng cũng là một trách nhiệm. Các con được ban nhiều, các con sẽ bị đ̣i hỏi nhiều. Năm học mới được ban tặng để các con sinh lợi. Sinh lợi để xứng đáng với t́nh thương của Chúa. Sinh lợi để xứng đáng với xă hội, quê hương đất nước. Sinh lợi chính là thăng tiến bản thân, làm lợi cho chính các con trước hết.

 

Xin Chúa ban phúc lành cho năm học mới để các thày cô giáo, các học sinh sinh viên thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thăng tiến bản thân, gia đ́nh, Giáo Hội và xă hội. Amen.

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.

 

1) Chúa đă ban cho bạn sự sống và c̣n đặt biết bao người, biết bao phương tiện, hoàn cảnh để nuôi dưỡng và phát triển sự sống đó. Bạn có nhận biết điều này không?

2) Bạn có nh́n nhận Chúa làm chủ đời ḿnh và có thái độ xứng hợp không?

3) Phát triển là một trách nhiệm. Bạn có chu toàn trách nhiệm đó không?

 

 

 

3. Tôi tỚ hay kẺ tiẾm quyỀn?

 

Dụ ngôn các thợ vườn nho phản loạn thuộc vào loại dụ ngôn Chúa Giêsu tạo ra để tỏ bày thân thế của Ngài là Đấng Messia. Dụ ngôn này cũng cho thấy sự cô đơn bi thảm của Đức Kitô bị dân Người loại bỏ và chung quanh có những môn đệ mà ḷng tin phát sinh khó khăn và hiện c̣n mỏng manh. Như thường lệ, Chúa Giêsu cấu tạo dụ ngôn từ thực tại mà Người nghe thấy trước mắt. Trong xứ Galilêa thời ấy, những điền chủ bỏ tiền vào việc trồng nho. Họ giao cho thợ làm nho trông coi rồi trả lương. Đôi khi họ đi xa, ra cả nước ngoài và để việc quản lư mùa màng lại cho những phái viên họ sai đến với các thợ làm nho. Theo luật Do thái nếu chủ một thửa đất chết đi mà không có người thừa kế, đất ấy thuộc về người nào chiếm ngụ đầu tiên. Điều này cho ta hiểu lư luận của các thợ vườn nho: Con thừa tự đấy, giết nó đi, chúng ta sẽ chiếm được gia tài của nó. Quả thực, con thừa tự mà chết, đất thành vô chủ và thuộc quyền những kẻ cư ngụ. Qua dụ ngôn này, và trong đoạn nói tiếp nhắc lại h́nh ảnh viên đá góc bị thợ xây loại bỏ, Chúa Giêsu muốn cho hiểu rằng chính Ngài là người con trai bị thợ làm vuờn nho giết đi và là viên đá góc. Trong tâm trí người đọc sách phúc âm vào thời Mt viết ra, cũng như trong tâm trí chúng ta, tất cả câu chuyện kết thúc bằng việc Chúa Con sống lại, để giải cứu gia tài Ngài, là toàn thể nhân loại và đă trở thành viên đá chính trong việc xây dựng nước trời. Dụ ngôn này đặt ra cách quyết liệt câu hỏi sau đây: Làm sao các người hữu trách dân Do thái lại đă tới chỗ loại bỏ Đấng Messia?

 

1) Họ đă hướng theo bản năng chiếm hữu. Chủ vườn nho là h́nh ảnh Thiên Chúa, thủ lănh duy nhất và Cha của dân tộc Do thái. Việc các lănh tụ của dân chiếm hữu nằm ở chỗ họ áp đặt quan niệm riêng và lề luật. Họ dùng lề luật để thống trị dân, họ c̣n có cao vọng dùng dân tộc được chọn để đạt tới chỗ thống lănh thế giới. Các vị tiên tri đă đến và chính Con Thiên Chúa cũng đă đến để nhắc nhủ rằng, lề luật thuộc riêng ḿnh Thiên Chúa và dân không phải là sở hữu của những kẻ cai trị, nhưng là của Thiên Chúa mà thôi. Họ đă giết các tiên tri và cuối cùng đă giết luôn Con Thiên Chúa. Họ đă tới chỗ loại bỏ Đấng Messia bởi v́ thay v́ phục vụ lề luật và dân, họ đă chiếm hữu, coi ḿnh là chủ lề luật và dân. Một câu hỏi: liệu chúng ta có thoát khỏi thái độ tự coi là người làm chủ Chân lư?

 

2) Làm thế nào để phục vụ Chân lư Phúc Âm mà không chiếm hữu? Bằng cách hăy để cho Phúc Âm thâm nhập và cải tạo chúng ta, chứ không phải đọc rồi sắp xếp Phúc Âm theo ư chúng ta. Ngày xưa các thày thông luật lèo lái sự trông mong của dân đến những ước vọng thống trị trần gian. Ngày nay, phải chăng không có những nhà trí thức xử dụng Phúc Âm để quảng bá hệ thống chính trị của họ, các quan niệm về xă hội của họ dầu cho đó là bảo thủ hay là cách mạng? Người ta không có quyền cư xử như chủ nhân Phúc Âm và dùng Phúc Âm như mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu đi đến Chúa Giêsu Kitô trong đức tin. Nhiều người tiếm hữu Phúc Âm mưu lợi cho ư tưởng của họ, như các kư lục ngày xưa tiếm hữu lề luật, cuối cùng đi tới chỗ phủ nhận con người Đức Kitô. Phúc Âm mời gọi chúng ta xây dựng cuộc sống trên viên đá sống động là Chúa Giêsu Kitô, Đấng chúng ta lắng nghe, t́m kiếm và yêu mến. Không ai làm chủ Đức Kitô, chúng ta tất cả đều phục vụ cho Phúc Âm của Ngài mà chúng ta chỉ là người lănh nhận.

 

 

4. Chúa Giêsu vẪn c̣n hiỆn diỆn vỚi chúng ta

 

Nếu Chúa Giêsu đă đến trái đất này cùng một cách như Người đă đến lần đầu tiên, bạn thử nghĩ xem Người sẽ được tiếp bạn ra sao? Sự tiếp đón ngày hôm nay của chính xứ sở bạn có khác với những ǵ đă xảy ra ở Giudea vào những thế kỷ trước không?

 

Chúa Giêsu đă đến thế gian sau những lời tiên báo của một loạt các tiên tri trong kỷ nguyên Cựu Ước nhưng chúng đă bị dân chúng thời đó coi thường và phớt lờ đi. Họ đă xử sự giống như những người nô lệ trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đă kể trong bài Phúc âm hôm nay. Những nô lệ này đă đối xử cách đáng xấu với những người làm công mà chủ sai đến lấy phần thu của ông. Thật kinh tởm, khi người khi chủ sai chính con trai của ông, v́ ông hy vọng rằng họ sẽ nể ông, nhưng họ đă giết luôn đứa con trai của ông.

 

Chúng ta không cần phải tưởng tượng ǵ th́ cũng nhận ra người con mà dụ ngôn nhắc đến chính là Chúa Giêsu. Hôm nay có ǵ mới không? Chúa Giêsu sẽ đến đổi mới thế giới đau khổ và tàn tệ mà Người đă chịu đựng hai mươi thế kỷ trước không?

 

Không phải tưởng tượng nhưng chúng ta cần đức tin để trả lời cho câu hỏi này. Theo đức tin công giáo của chúng ta, sự thật là Chúa Giêsu đang đến giữa chúng ta,đặc biệt là nơi người hất hủi, bị khinh bỉ và những phần tử nghèo nàn cơ cực trong xă hội của chúng ta.

 

Chúa Giêsu đến trong ngôi vị của một thai nhi trong dạ mẹ. Người đang cố gắng để được sinh ra một lần nữa vào trong thế giới của chúng ta, nhưng phong trào phá thai đang loại bỏ Người bằng cách huỷ diệt Người ngay tại nơi được coi là cung thánh an toàn nhất trên mặt đất này, là nơi dạ người mẹ. Có phải Thiên Chúa Cha sẽ nói như người chủ đất hôm nay: “Chắc họ sẽ kính trọng con trai ta”.

 

Theo lịch sử, Chúa Giêsu đă sinh ra tại Bethlehem, âm vang cái tên thành phố. Bên trong câu chuyện nhẹ nhàng ở Bethlehem là một thú nhận bi thảm về gia đ́nh Thánh: “Không có pḥng cho họ nơi quán trọ”. Thật ra, Mẹ Maria và Thánh Giuse là những người dân nhập cư. Họ từ Nazareth, một nơi phương Bắc xa xôi. Cho dù Chúa Giêsu đă sinh ra nơi thành phố của tổ tiên là Bethlehem, người cũng đă bị đối xử như một người ngoại quốc. Các quán trọ có thật đă chật chỗ không? Hay đơn giản hơn là họ đă không được tiếp đón? “Không có pḥng cho họ”.

 

Ngày hôm hay Chúa Giêsu vẫn c̣n cố gắng để được chúng ta tiếp đón trong những người dân nhập cư đến với đất nước của chúng ta, những người con cái Chúa này bị loại bỏ như những người ngoại quốc, cho dù họ đă đến một miền đất giống như tất cả trái đất đều thuộc về Thiên Chúa là Cha của họ.

 

Đời sống công khai của Chúa Giêsu đầy dẫy những chống đối v́ những lời rao giảng và giáo huấn của người. Sự thương xót của Người dành cho dân nghèo và người đau ốm làm dâng cao sự căm phẫn bởi v́ Người đă làm những công việc tốt lành vào ngày Sabath. Lời hứa về Thánh Thể của Người đ̣i hỏi những người lắng nghe Người một là chấp nhận người, hai là loại bỏ Người. Nhiều người đă xoay lưng và bỏ đi. Sự loại bỏ biến thành oán ghét, và oán ghét làm cho điên cuồng, họ đă đóng đinh Chúa Giêsu như là một tội nhân.

 

Có phải đây là một cú nhảy đức tin quá nhiều để chúng ta nh́n về Chúa Giêsu trong một đội nhân không? Nếu như thế, ít nhất chúng gta không nhớ lời Chúa Giêsu đă tha thứ cho trộm lành có ḷng hối cải và tha thứ cho những người đă đóng đinh Người ư? “Họ không biết việc họ làm?” Chúng ta có biết việc chúng ta đang làm cho chúng ta thích phạt và khuyến khích một hành động dẫn chúng ta tới t́nh trạng dă man không?

 

Một dụ ngôn Chúa Giêsu đă nói khi xưa vẫn có ư nghĩa với chúng ta hôm nay nếu chúng ta khiêm nhường đủ để cho nó thách đố chúng ta bằng những vấn nạn giống như nhiều người đồng hương của chúng ta, chúng ta yếu ớt trong việc t́m kiếm Chúa trong tha nhân.

 

 

5. Có mỘt chỦ vưỜn kia

 

“Chủ vườn” là từ quan trọng trong dụ ngôn này, cùng với một từ khác tương ứng với từ đó: “hoa trái”. Người chủ vườn này muốn có những hoa trái đặc biệt. Với ḷng quan tâm chăm sóc, ông trồng một vườn nho và mong đợi một mùa thu hoạch tốt đẹp, nhưng các tá điền không có vẻ ǵ là hoạt động cả. Chủ vườn sai đầy tớ tới: tá điền giết chết họ. Thế là chủ vườn thực hiện một hành vi điên rồ: ông sai chính con trai của ḿnh đến và con trai ông cũng bị giết.

 

Chúng ta biết rằng người con trai này chính là Chúa Giêsu, nhưng vườn nho này là vườn nho nào? Những thợ làm vườn nho là ai? Chúng ta phải làm ǵ trong câu chuyện này?

 

Từ một vườn nho ở trên một sườn đồi, dụ ngôn kể chuyện những tương quan giữa Thiên Chúa và con người, điều mà Tin Mừng gọi là Nước Trời: “Ta sẽ là Chúa của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta”, Chúa đă nói như thế. Đây là món quà đẹp nhất của Thiên Chúa, ông chủ của mọi sự, người thầy của mọi sự.

 

Thiên Chúa mong ước ban Nước Trời cho chúng ta. Là t́nh yêu Thiên Chúa muốn làm cho tất cả mọi người thành một dân tộc của t́nh yêu. Điều này muốn nói lên hai điều luôn luôn liên kết với nhau một cách chặt chẽ: một dân tộc gồm những con cái được Thiên Chuá yêu thương và yêu thương Thiên Chúa; một dân tộc gồm những người anh em yêu thương nhau. Đó là vườn nho và đó là những mùa hái nho.

 

Để thực hiện dự định vĩ đại này, Thiên Chúa đă chọn một dân tộc nhỏ làm hạt giống, làm men, đó là Israel. Ngài đă giao phó vườn nho của Ngài, tức là dự án về Nước trời cho dân tộc này.

 

Thất vọng. Được các vị lănh đạo tôn giáo dẫn dắt tồi, Israel không sử dụng cho đúng những đặc ân của ḿnh. Chúa sai đến cho Israel những sứ ngôn, những tiên tri, nhưng nước này không nghe họ. Coi thường chủ vườn, các tá điền xấu tin rằng họ có thể một ḿnh làm chủ vườn nho của Chúa. Họ chăm sóc vườn nho không tốt bởi v́ các ân sủng của Thiên Chúa chỉ sinh hoa kết quả với Thiên Chúa mà thôi.

 

Trong một nhiệt t́nh yêu thương tối hậu, Thiên Chúa sai Con Trai của Ngài để dạy cho các thợ làm vườn nho biết cách làm cho vườn nho của Chúa sinh lợi, biết cách sống v́ Nước Trời như thế nào. Nhưng hết rồi, vào cuối Tin Mừng, Chúa Giêsu nhận thấy rằng chính Ngài cũng không được lắng nghe, các nhà lămh đạo dân chúng muốn bóp nghẹt tiếng nói của Ngài.

 

Thế rồi Ngài đưa ra một lời đe doạ hoàn toàn không khoan nhượng cho những ai tự xem ḿnh là những người được ưu tiên vĩnh viễn, những người chủ của các ân sủng của Thiên Chúa. Cho tới lúc đó, Chúa thường đe doạ họ và thậm chí sửa phạt họ một cách nghiêm khắc, nhưng không hề có ai dám nói với họ rằng Thiên Chúa sẽ giao phó vườn nho của Ngài cho những người khác. Dầu sao th́ đây cũng chính là ư nghĩa của dụ ngôn ghê gớm này mà những từ cuối cùng rơi xuống như một cái máy chém: “Nước Trời sẽ được cất khỏi các ngươi và sẽ được trao cho dân khác làm cho trổ sinh hoa trái”,

 

Lời đe doạ đă được thực hiện, người Kitô hữu tiếp tục sự nghiệp của người Do thái. Điều này không xoá bỏ sự vĩ đại của dân tộc đă được chọn đầu tiên và vẫn là một dân tộc được chọn này (Rm 11, 28-29). Dân Do thái vẫn tiếp tục loan báo Đấng Tối Cao bằng đức tin sâu xa và thường rất anh hùng của họ. Tiếp theo sau và cùng với dân Do thái chúng ta nên gịng mạc khải Do thái –Kitô giáo. Và dụ ngôn này phải làm cho chúng ta suy nghĩ về sự vĩ đại và trách nhiệm của chúng ta. Thật là một sứ mạng nặng nề! Sống t́nh yêu, loan truyền t́nh yêu khắp nơi, tạo ra những kết quả thực sự của Nước Trời. Chúng ta có xứng đáng không? Người Kitô hữu và những nhà lănh đạo tín hữu có tỏ ra trên khắp thế giới như là những tá điền tốt, những thợ làm vườn nho tốt của ông chủ duy nhất của vườn nho hay không?

 

 

 

6. Hành đỘng và phẢn Ứng.

 

Những người Biệt phái không sẵn sàng trở lại. Đó là một thái độ thụ động. Nhưng đi xa hơn, họ bước sang hành động quyết định chống lại Đức Kitô. Trong ngụ ngôn thợ làm vườn nho, Thày chí thánh đă mô tả cho chúng ta như sau: Israel là một dân gồm những mục tử và nông dân. Các dụ ngôn Phúc âm là những h́nh ảnh thu nhặt trong đời sống đồng áng. Trước kia nơi các tiên tri và các thánh vịnh, quốc gia này đă được so sánh với một vườn nho được Thiên Chúa vun trồng săn sóc đặc biệt. Chúa chờ hái lượm những chùm nho chĩu nặng tức là mong thấy bay tỏa hương thơm đạo đức và ḷng tùng phục Thiên Chúa. Nhưng ít khi Chúa măn nguyện. Bây giờ, khi Chúa đến, giờ quyết định của dân tộc đă điểm.

 

Đó là giờ quyết định thực sự! Bổn phận mà Israel chu toàn lại bị coi như là một cố gắng vô ích sao? Quả thực các vị thủ lănh dân tộc có một đời sống tôn giáo nông cạn khô khan. Ngoài ra họ bắt đầu công kích Chúa, mặc dầu Ngài đă góp công phục hưng quốc gia. Cha ông họ đă giết các tiên tri, những thừa sai của Thiên Chúa, c̣n chính họ là con cái lại quyết định giết Chúa.

 

Theo phương diện lịch sử, giờ quyết định đă điểm v́ tất cả quá khứ của Israel hướng về ngay vị cứu tinh xuất hiện. Tất cả những hy vọng quy về vị cứu tinh là tột đỉnh mong đợi. Đây Chúa Cứu Thế đă đến và số phận dân tộc đă biểu lộ. Các thủ lănh đều có trách nhiệm về điều đó. họ tự quyết chống lại Ngài, v́ họ muốn một vị khác đáp lại những đ̣i hỏi sai lầm của họ. Họ không những đă từ chối, nhưng nhất là công kích đầy căm phẫn nữa. Đấng phải đến cho họ sự phục sinh, lại bị chính họ xử tử.

 

Lời Chúa đ̣i p hải có lập trường vững chắc, nhất là khi hành động. Ngược lại với lời nhân loại, lời Chúa bắt phải dấn thân. Người ta có thể gạt bỏ những ư tưởng triết học, gạt bỏ hệ thống suy luận của một tư tưởng gia hay những tác phẩm của văn sĩ. Người ta ít chú ư đến những thứ đó, nên một năm khó ḷng mua được một số sách, do đó nhiều khi sách vở phải bán theo giá giấy. Trái lại lời Chúa, tiếng gọi và đ̣i hỏi, đ̣i phải chọn lựa khi nghe biết. Không chú ư đến lời Chúa là phủ nhận lời Chúa và như vậy là gạt Chúa sang một bên. Làm như thế tức là tiến thêm một bước nữa về sự dữ. Trong khi chối từ những ǵ đem lại ơn cứu độ, người ta tự ư hướng về t́nh trạng khai trừ. Kitô giáo, không phải chỉ loan báo những chân lư để bàn luận hay xác định lập trường tùy tiện. Thiên Chúa mời gọi chúng ta, muốn chúng ta dấn thân phục vụ Ngài. V́ thế từ chối có nghĩa là nổi loạn. Lời Chúa là nền tảng cho đời sống. Ai chối bỏ là chối bỏ chính Chúa: Ḥn đá không ở một nơi, nhưng theo Đức Kitô, ḥn đá đó sẽ nghiến nát ai chối bỏ nó để ở lại giữa loài người.

 

T́nh trạng cuộc sống không bất động: mỗi hành động nhân loại đều được Thiên Chúa đáp ứng cách khác nhau. Thực ra, Ngài không chỉ sửa phạt, Ngài sẽ không tiêu diệt những ai từ chối, nhưng đôi khi Ngài chịu đựng để biến đổi sự dữ thành sự lành. Trước hành động của kẻ thù, Ngài phản ứng lại theo đức công b́nh và nhất là phản ứng theo ḷng yêu thương.

 

Adam từ chối Thiên Chúa đă gọi ḿnh, nên đánh mất Thiên Đàng, nhưng đồng thời ông lại được hứa Đấng Cứu Thế. Lỗi phạm, nhờ ơn sủng biến thành lỗi có phúc. Đại hồng thủy đưa đến giao ước với Noe. Tháp Babel biểu thị sự chia rẽ nhân loại, cũng biểu thị ơn gọi của Abraham là người biến Israel thành dân duy nhất của Chúa. Việc bán Giuse sang Ai Cập trở nên sự cứu độ cho anh em. Pharaon cứng ḷng đưa dân Chúa đến việc kư kết giao ước với Thiên Chúa. Lịch sử tiếp tục thể hiện cho tới lúc Israel từ chối Đức Kitô, đóng đanh Chúa họ trên núi Calvariô. Sự thất bại tuyệt đối đă được ân sủng tác động để h́nh thành giao ước mới với toàn thể nhân loại, và hy tế cứu độ của Chúa. Trong suốt lịch sử Giáo Hội, máu các vị tử đạo không ngừng trở nên hạt giống làm trổ sinh những kitô hữu mới. Cho tới ngày chung cuộc, việc xuất hiện người chống lại Đức Kitô sẽ kêu mời Đức Kitô tái giáng. Trái đất bị chúc dữ sẽ báo hiệu một thế giới mới, để tất cả tăm tối sẽ bị ánh sáng toàn thắng. Tất cả sự chết sẽ bị sự sống thống trị, tội lỗi sẽ bị ơn sủng chế ngự. Ḥn đá bị thợ ném đi, được Chúa can thiệp để trở nên ḥn đá góc. Và nước Chúa được ban cho một dân tộc ưu tú mới, vườn nho được phó thác cho những người thợ mới; những người ấy nhờ tác động của ơn sủng, sẽ gặt hái hoa trái chín mọng do ơn Chúa. Vậy, những hầm rượu và kho lẫm Thiên Chúa được tràn đầy phong phú, rồi những kẻ ưu tú được lệnh trao hoàn cho Ngài. Tất cả biến thành ơn sủng.

 

 

 

7. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

 

DỤ NGÔN TÁ ĐIỀN VƯỜN NHO SÁT NHÂN

 

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

 

"Xung quanh ông rào giậu, bên trong ông khoét bồn đạp nho": Ở đây cũng như trong Isaia, việc liệt kê các sự chăm sóc về kỹ thuật mà gia chủ làm cho vườn nho của ông, cố ư nhấn mạnh đến t́nh yêu cũng như quyền tuyệt đối của ông trên vật sở hữu; nó thuộc về ông v́ ông đă gầy dựng nên nó hoàn toàn. Tháp canh dùng để canh pḥng kiểm soát cho dễ, nhất là vào mùa hái nho; bồn đạp nho người ta phải khoét v́ đấy là một cái hố trong đó trái nho được đạp và nước nho từ đó thoát ra bằng một đường rănh thích hợp. Tất cả mọi chi tiết này là những nét có tính cách dụ ngôn: chúng có mục đích làm cho bài học của dụ ngôn thêm sống động ở đây, chúng làm nổi bật sự tương phản giữa tấm ḷng của gia chủ đối với vườn nho và ḷng độc ác của các tá điền không chịu giao nộp hoa quả của một công lao khó nhọc và chăm sóc ân cần như thế. Thành thử không nên biến các chi tiết này thành những nét có tính cách ẩn dụ, như lối chú giải của các giáo phu đă làm, và t́m cách gán cho mỗi chi tiết một ư nghĩa biểu trưng.

 

"Khi đă gần mùa trái": Mùa hái nho này chắc hẳn ám chỉ tới thời chung cục lúc Thiên Chúa tính sổ với dân Ngài. Bản văn Mt nói theo mặt chữ: "Khi thời gian đă gần đến" (êggisen); động từ “gần đến" đây đă được Gioan Tẩy giả và sau đó Chúa Giêsu dùng để loan báo Nước trời sắp xuất hiện: “Hăy hối cải v́ Nước Trời đă gần bên" (êggisen: 3, 2 và 4, 17). Thành ra h́nh như chỗ này Matthêu muốn hiểu ngầm là lúc tính sổ trùng phùng, trong lịch sử cứu rỗi, với sự xuất hiện của Gioan Tẩy giả và của Chúa Giêsu. chính để đáp lại lời rao giảng của hai vị sứ giả ấy của Thiên Chúa mà Israel bây giờ phải "sinh hoa quả phúc đức, xứng vui ḷng hối cải" (3, 8).

 

“Các tá điền túm lấy các tôi tớ của ông, đánh đập người này, giết chết người kia, ném đá người nọ": Sự tiến triển từ đánh đập, giết chết đến ném đá (việc bạo hành số một thời Chúa Giêsu) không chỉ là một cách diễn tả cho linh động dễ nhớ, song c̣n ám chỉ đến sự đối nghịch ngày càng trầm trọng hơn giữa gia chủ và các tá điền; việc ném đá các ngôn sứ h́nh như đă là một chủ đề truyền thống trong Do thái giáo và Kitô giáo sơ khai (Dt 11, 37; nhưng nhất là 11, 37; Lc 13, 34).

 

“Ông lại sai thêm tôi tớ đông hơn trước": Việc sai phái lần thứ nh́ này h́nh như ám chỉ đến việc người Do thái xếp các ngôn sứ thành hai hạng đầu và cuối (hay trước và sau).

 

"Sau cùng": Trạng từ này đánh dấu đây là cơ may cuối cùng để cho các tá điền thống hối ăn năn.

 

"Kẻ thừa tự đó, ta mau giết quách nó đi": Theo 3 bản Nhất Lăm, các tá điền lập tức nhận ra kẻ thừa tự không chút ngập ngừng (Dt 1, 2; 11, 7; Rm 8, 17); tội ác của họ không phải là hậu quả của một sự lầm lẫn bi đát hay của ḷng thiếu tin vào Đấng được sai; họ hành động với đầy đủ ư thức về sự trầm trọng của việc làm. Dụ ngôn chẳng mô tả điều xảy ra trong trí óc của các đối thủ Chúa Giêsu, những kẻ không thừa nhận Người như kẻ thừa tự; đúng hơn nó mặc khải sự nặng nề của việc họ từ chối Thiên Chúa trong bản thân của Đấng Ngài sai đến.

 

“Chúng túm lấy người con, lôi ra bên ngoài vườn nho và giết đi ": Cái chết ngoà́ vườn nho" này chắc chắn ám chỉ đến việc Chúa Giêsu chết ngoài thành Giêrusalem. Đây là một nét ẩn dụ khác.

 

“Viên đá thợ xây đă thải": Câu trích dẫn này xê dịch trọng tâm của dụ ngôn từ vườn nho hay các tá điền sang bản thân người con mà, cho đến phần cuối của câu trước, không có ǵ loan báo là sẽ tái xuất hiện một cách oai hùng cả. Câu ấy có thể hiểu như là một lời chú giải Giáo Hội sơ khai thêm vào dụ ngôn; tuy nhiên trong một dụ ngôn như thế này, toàn thể bản văn vừa truyền lại vừa chú giải các lời nói của Chúa Giêsu. Việc thợ xây thải viên đá được diễn tả bằng một từ chuyên môn (apodekimazein, x.Mc 8, 31; 17, 25; Dt 12, 17) chỉ việc thủ tiêu một đồng bạc bị một nhân vật có thẩm quyền xét là giả mạo. Viên đá góc có lẽ chẳng phải là viên đá góc tường của móng dưới, nhưng là viên đá đỉnh góc (clé de voute), viên đá hoàn tất và mặc cho công tŕnh xây dựng ư nghĩa của nó. Viên đá bị thải, nghĩa là Người Con, không tự nâng ḿnh lên v́ động từ egenêthê (nghĩa sát chữ: đă được làm thành) ở thể thụ động (thụ động thần linh), nên đây là một hành động oai hùng và kỳ diệu của Thiên Chúa.

 

“Một dân": dịch sát chữ: "một dân nước". Hạn từ "dân nước” này (ethnos), ở số ít: không thể chỉ “chư dân" theo nghĩa "lương dân" (luôn luôn ở số nhiều), nhưng chỉ một đoàn thể đang được cấu tạo và h́nh thành: người ta nghĩ đến dân thánh" (ethnos agion) của Xh 19, 6. Dân nước này sẽ được làm thành bởi mọi kẻ sẽ sinh hoa trái của Nước Trời, nghĩa là những kẻ, khi tiếp nhận Người Con, sẽ tụ họp quanh Người để làm nên Dân mới của thiên Chúa (Rm 9,25; 1 Pr 2, 10).

 

Các nhà phê b́nh chia rẽ nhau về xác thực tính của câu 44. Đa số các đại thủ bản (Sinaiticus, Vaticanus, Ephlemi Rescriplus, K,L,W,X ...) đều có ghi nó, nên đối với nhiều tác giả điều ấy đủ để đảm bảo rằng nó xác thực.. Tuy nhiên, nhiều bản dịch cổ xưa (thủ sao của bản Latinh cổ, bản Syri cổ ở Sinai, bản Diatesseron của Tatien) và một số giáo phụ (Irênê, Origène, Eusèbe) đă loại nó ra. Hơn nữa, v́ câu này đă nằm trong Lc 20, 18 nên có thể là các sao lục viên đă chèn nó ở đây v́ ưu tư ḥa hợp hái bản văn. Cuối cùng, đáng ra nó phải được ghi ngay sau câu trích dẫn 21, 42 chứ chẳng phải sau 21, 43 là câu tự nhiên không đ̣i hỏi một trích dẫn Thánh Kinh nào. Các lư do khác nhau vừa nói làm ta nghĩ câu 44 này không xác thực, trặc dù tính cách rất cổ của nó đă làm cho nó thành một chứng nhân quư giá của tư tưởng thần học của các thế kỷ đầu Kitô giáo.

 

KẾT LUẬN

 

Chủ đề vườn nho là một trong những chủ đề phong phú nhất của cả Cựu ước. Nó thường được liên kết với chủ đề t́nh yêu đến độ biểu tượng về vườn nho thường hay ḥa lẫn, hoán đổi với h́nh ảnh người đàn bà. Đàng khác, nó lại được khai thác trong một bối cảnh cánh chung, dưới h́nh thức mùa hái nho hay bồn đạp nho, cùng gợi lên trước trường hợp đó sự ghen tương và trả thù cuồng nhiệt của Thiên Chúa Giao ước, Đấng đổ rượu giận dữ của Ngài trên thù địch của dân Ngài yêu (Is 63). Diễn từ sau bữa Tiệc Ly (Ga 15, 1- 6), cũng như việc Phụng vụ dùng Is 63 trong bối cảnh Tuần thánh, gợi lên một tổng hợp sống động về hai cách sử dụng chủ đề đó: Chúa Giêsu vừa là người hái nho đơn độc làm cho mối t́nh tuyệt vọng được hả giận hay bớt đắng cay, bằng cách dùng máu ḿnh làm nước nho chua ra dịu ngọt, vừa là vườn nho song động, hiền thê của Đấng Dấu ái duy nhất, chạp nhận vô điều kiện việc gọt tỉa cần thiết cho ḿnh, và sau hết đời đời là gốc nho - là đầu - của một thân thể không ngừng phát triển tứ chi bằng việc chia sẻ gịng máu sống động của Ngài, để dẫn đến cho Thiên Chúa một dân thánh, được hiệp nhất bằng nhiệm cục khải hoàn vinh thắng của t́nh yêu.

 

Ư HƯỚNG BÀI GIẢNG

 

1.“Người bạn yêu của tôi có một vườn nho…” Isaia mở đầu bài ca tuyệt diệu về t́nh yêu của Chúa đối với dân Ngài như thế. Chính với một t́nh âu yếm sâu xa mà Thiên Chúa đă tạo dựng con người đă chọn giữa nhân loại một nhóm người thụ thác các lời Ngài hứa và chịu trách nhiệm làm cho Ngài hiện diện với tất cả. Chính với sự ân cần mà Ngài đă nuôi nấng, cưng chiều, sai phái những kẻ được chọn đó ra đi làm sứ giả mang niềm vui và ḷng yêu thương âu yếm của Ngài. Khổ nỗi, thay v́ sinh trái ngon ngọt của ḷng trung tín và sự b́nh an, họ đă tạo nên hận thù, ghen tương, bạo lực. Hy vọng hái được nho ngon, Thiên Chúa chỉ nhặt được những trái chua ḷm.

 

Việc Chúa Giêsu biến đổi bài thơ của Isaia thật quan trọng; rơ ràng là Người nhấn mạnh đến các lần liên tiếp sai phái đầy tôi, sự ân cần sốt sắng và đồng thời đức kiên tŕ không tưởng tượng nổi của chủ. Dù các sứ giả ḿnh đă bao lần từ chối, gặp thất bại và chịu ngược đăi, Chúa vẫn không ngừng gởi thêm sứ giả mà dân cần đến. Lời ám chỉ thật rơ ràng. Suốt ḍng lịch sử, Thiên Chúa đă cho chỗi dậy rất nhiều ngôn sứ, nhưng dân vẫn không đời nào nghe sứ điệp họ, lại c̣n khai trừ, ngược đăi và giết họ nữa. Cuối cùng, Ngài sai Con ḿnh. Và Người Con đó đă bị đóng đinh ở ngoài cửa thành Giêrusalem.

 

2. Ḷng kiên nhẫn và kiên tŕ của Thiên Chúa đă được bày tỏ chẳng những trong lịch sử Israel và Giáo Hội, mà c̣n trong lịch sử của nhiều quốc gia, tập thể (giáo xứ) và cá nhân (mỗi người chúng ta). Thiên Chúa hằng nài nỉ, gơ cửa tâm hồn (Kh 3, 20), trước khi từ bỏ việc ban phát các ơn huệ nhưng không. Thực ra, Ngài chỉ từ bỏ khi cái chết đến đóng ấn trên một sự chối từ dứt khoát t́nh yêu Ngài. Và đó là án phạt hỏa ngục. Nhưng để tránh tai họa khủng khiếp ấy, Thiên Chúa đă cố gắng lết sức để đánh động tâm hồn ta và làm ta sinh trái. Ta chớ cứng ḷng như Israel mà từ chối các nỗ lực của Ngài.

 

3. Lỗi nặng nhất của các tá điền là từ chối việc tiếp nhận các ngôn sứ và Người Con mà Chúa Cha gởi đến cho họ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu bảo cho la biết tội đó phát xuất từ đâu từ chỗ họ muốn chiếm đoạt vườn nho cho kỳ được. Mỗi lần ta muốn biến Nước Trời thành một công chuyện riêng tư, mỗi khi ta mong sự thành công của một kế hoạch xem ra phục vụ Chúa và loài người, nhưng kỳ thực chỉ làm thỏa măn thỏi tự kiêu tự đại của ta, và bấy giờ ta chiếm đoạt vườn nho Chúa để làm sở hữu riêng, v́ thực sự ta phục vụ chính ḿnh dưới bộ áo của ḷng tận tâm và nhân đức v.v... Đó chẳng phải là óc Biệt phái mà Chúa Giêsu hằng kết án một cách chí lư sai.

 

4. Viên đá bị thợ xây thải bỏ đă trở thành viên đá đỉnh góc. Chúa Giêsu bị dân ḿnh từ khước đă biến thành thủ lănh của một dân mới là Giáo Hội. Như thế là hoàn tất chương tŕnh của Thiên Chúa đối với nhân loại, xuyên qua các lần chối từ, thất bại và tội lỗi của con người. Không ǵ có thể ngăn chận hành động quyền năng của Thiên Chúa trong thế giới. V́ Ngài đủ quyền để bắt mọi sự (kể cả sự dữ) thực hiện các chương tŕnh Ngài ra. Đối với đời ta cũng vậy, nếu ta muốn hiến dâng cho Thiên Chúa tất cả con người ta, kể cả tội lỗi đă phạm, Thiên Chúa có thể qua ta thực hiện nhiều việc diệu kỳ. Không ǵ có thể cần trở hành động của Ngài trong ta, dù là sức khỏe yếu kém, trí khôn tầm thường, bộ dạng xấu xa, dù là cô đơn, nghèo khổ. Trái lại, như lịch sử các thánh cho thấy Chúa luôn thích sử dụng các giới hạn của con người để hoàn tất các dự định lớn lao của Ngài trong Giáo Hội. Và như vậy nếu bằng ḷng trở nên một nhành sống trong của Cây nho là Chúa Giêsu, th́ người nhỏ bé nhất trong các Ki-tô hữu cũng sẽ sinh nhiều hoa trái tuyệt hảo làm thỏa ḷng Thiên Chúa và nhân loại.

 

 

8. ChỦ vưỜn nho

 

Số phận của những kẻ chống lại chủ vườn nho sẽ như thế nào?

 

Mặc dù đoạn Tin Mừng không nói rơ, nhưng chúng ta cũng thấy được qua câu trả lời của những người nghe Chúa Giêsu:

- Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ đến mùa, họ sẽ nộp phần hoa lợi.

 

Từ câu trả lời này, chúng ta bước vào lănh vực siêu nhiên. Vậy số phận của những kẻ chống lại Thiên Chúa sẽ như thế nào? Chúa Giêsu cũng đă từng lên tiếng về vấn đề này:

- Viên đá bị thợ xây loại bỏ, sẽ trở thành viên đá góc tường. Hễ ai vấp ngă trên viên đá này, th́ kẻ ấy sẽ bị dập nát và hễ viên đá này đè lên ai, th́ kẻ ấy sẽ bị tan xương.

 

Câu nói này làm cho chúng ta liên tưởng tới lời cảnh cáo của Chúa Giêsu được gửi tới cho Phaolô trên con đường đi Đamas:

- Khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.

 

Kinh nghiệm đau thương này đă được thực hiện qua gịng thời gian nơi các dân tộc cũng như nơi những cá nhân.

 

Trước hết là nơi các dân tộc. Tôi xin đưa ra hai trường hợp điển h́nh. Trường hợp thứ nhất, đó là trường hợp của dân Do Thái.

 

Trong Cựu ước, họ là một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương cách đặc biệt. Thế nhưng mỗi khi họ quay lưng chống lại Ngài, bằng cách sống bê tha tội lỗi và nhất là qú gối thờ lạy những thần tượng nhảm nhí, th́ lập tức đất nước họ bị quân thù dày xéo c̣n bản thân họ th́ bị đi lưu đày, v́ khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.

 

Trong Tân ước, họ là một dân tộc được nghe những lời Ngài truyền dạy và được thấy những việc kỳ diệu Ngài đă làm, thế nhưng cơi ḷng họ vẫn chai đá, để rồi những lời Chúa cảnh cáo chỉ là như một thứ nước đổ đầu vịt mà thôi. Họ chống đối Chúa, họ vu oan cho Chúa và sau cùng họ đă giết chết Chúa một cách ô nhục trên thập giá. Nhưng rồi sau đó vào năm 70, thủ đô Giêrusalem đă bị tàn phá b́nh địa dưới sức mạnh của quân đội La Mă do tướng Titus chỉ huy. C̣n bản thân họ th́ phải rời bỏ quê hương, tản mát khắp bốn phương trời, măi cho đến năm 1950, nhờ áp lục quốc tế, họ mới được trở về khôi phục lại đất nước, v́ khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.

 

Trường hợp thứ hai là nước Pháp trong cuộc cách mạng vào năm 1789. Những kẻ khởi xướng cho cuộc cách mạng này đă bài xích Giáo hội, chối bỏ Thiên Chúa, coi lư trí là thần tượng tuyệt đối có thể giải quyết được mọi vấn đề. Thế nhưng hậu quả mà cuộc cách mạng này đă đem lại như thế nào th́ lịch sử đă cho chúng ta thấy: máy chém mọc lên ở khắp nơi, rồi cướp của giết người xảy ra ở khắp chốn, đến nỗi chịu không nổi cảnh tượng hỗn độn vô trật tự ấy, Robespierre đă phải truyền dán trên khắp các ngả dường những tấm bích chương với hàng chữ: Nhân dân Pháp tin vào Thiên Chúa. Quả thực, khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.

 

Bây giờ xuống tới lănh vực cá nhân, số phận của những kẻ chối bỏ Thiên Chúa cũng không hơn ǵ. Tôi xin đưa ra hai trường hợp điển h́nh.

 

Trường hợp thứ nhất là trường hợp của Mirabeau. Ông là người đi tiên phong cho cuộc cách mạng Pháp, hăng hái đả phá Giáo hội và chối bỏ Thiên Chúa. Nhưng rồi sau đó, ông đă phải đau khổ và tuyệt vọng, nhất là khi phải đối đầu với cái chết. Ông đă chết bằng một cái chết đớn đau và điên khùng.

 

Trường hợp thú hai là trường hợp của Voltaire. Suốt đời, ông đă t́m cách hạ bệ Thiên Chúa và Giáo hội. Chính ông vàp năm 1753 đă viết: Thiên Chúa phải về hưu v́ đă hết thời. Đúng hai mươi năm sau, nghĩa là vào năm 1773 ông đă chết một cách thê thảm, tru tréo như một con chó dại, đến nỗi bà giúp việc phải thốt lên: Nếu quỉ có thể chết, th́ cũng không chết một cách dữ tợn hơn Voltaire. Thiên Chúa vẫn c̣n măi, nhưng khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.

 

Từ những sự việc cụ thể xảy ra cho cá nhân cũng như cho dân tộc, tôi muốn đi tới một kết luận:

 

- Xe trước đă đổ, th́ xe sau phải coi chừng.

 

Xem người phải nghĩ đến thân, bẳng không, nếu cứ b́nh chân như vại, đắm ch́m trong tội lỗi, chắc chắn số phận chúng ta cũng sẽ không hơn ǵ bởi v́ chủ vườn nho sẽ triệt hạ hết những kẻ xằng bậy và sẽ trao vườn nho cho người khác. Như thế có nghĩa là Nước Trời sẽ bị cất khỏi bàn tay chúng ta, đề rồi chúng ta sẽ bị trầm luân muôn kiếp.

 

 

9. Làm viỆc

 

Bài Tin Mừng là một dụ ngôn và cũng là một ám ngôn, v́ vừa h́nh dung vừa diễn tả sự thật, vừa có tính cách lịch sử vừa có tính cách tiên tri. Vườn nho ám chỉ nước Chúa, được trao cho dân Do Thái. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Những người thợ làm vườn nho là giới lănh đạo, là những người đứng đầu trong dân. Các đầy tớ là hàng loạt các ngôn sứ được Thiên Chúa phái đến đều bị ngược đăi hoặc giết chết. Trước thái độ bất nhân bất nghĩa đó, nước Chúa được chuyển sang một quốc gia khác là Hội Thánh, một dân phổ quát và Công giáo, sẽ lan tràn đến tất cả mọi quốc gia.

 

Chúng ta thấy dụ ngôn vừa có tính cách lịch sữ vừa có tính cách tiên tri, nghĩa là một đàng diễn tả những biến cố có thực, là những can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử dân Do Thái, và thái độ của dân Do Thái đối với những ngôn sứ Chúa sai đến với họ. Đàng khác, nói tiên tri về đạo Chúa sẽ lan tràn khắp các dân không phải dân Do Thái. Hơn nữa, dụ ngôn cũng cho chúng ta thấy rơ thân thế và sứ mạng của Chúa Giêsu. Những người được sai đến trước Ngài, dù nổi tiếng đến đâu như Eâlia, Isaia, Giêrêmia, Gioan Tiền Hô… cũng chỉ là đầy tớ, c̣n Ngài mới là con trai duy nhất của Chúa Cha. Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay có nhiều điều đáng lưu ư và ghi nhớ. Sau đây chúng ta t́m hiểu một điều thôi, đó là các tá điền làm vườn nho. Bài Tin Mừng cho biết: ông chủ vừa trồng xong vườn nho, lẽ ra ông phải chăm bón để kiếm hoa lợi, nhưng ông lại cho các tá điền canh tác để đến mùa thu hoa lợi. Điều này nói lên ông chủ tín nhiệm các tá điền. Nhưng có những tá điền đă không làm đúng công việc của ḿnh, họ đă lạm dụng tự do ông chủ ban cho để t́m lợi lộc riêng. Họ đă phụ ḷng tín nhiệm của ông chủ. Chúng ta có thể áp dụng như sau: mỗi người chúng ta là một tá điền mà Thiên Chúa trao phó cho một vườn nho, là những ơn phúc và chúng ta có bổn phận phải đem hoa lợi về cho Chúa. Ngài để cho chúng ta hoàn toàn tự do sắp xếp công việc theo sáng kiến riêng và chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm.

 

Thực vậy, những ơn phúc Chúa ban như những tài năng tinh thần, những của cải vật chất, chúng ta phải biết sử dụng chúng để sinh lợi tối đa, tức là chúng ta phải làm việc và làm lợi cho Chúa. Mỗi người được Chúa trao ban cho một vốn liếng khác nhau về nơi chốn, thời gian, khả năng, dịp tiện. Mỗi người, không ai giống ai cả, nhưng ai cũng phải làm lợi ra với số vốn liếng Chúa ban. Chúng ta không giống nhau về khả năng, nhưng có thể giống nhau về cố gắng. Thà cố gắng mà không có tài c̣n hơn có tài mà không cố gắng làm lợi cho Chúa.

 

Vậy mọi người chúng ta đều có một điều giống nhau, đó là đời sống để làm việc: việc lớn, việc nhỏ. Đa số chúng ta ai cũng muốn làm việc lớn, được nhiều lợi, được người khác biết đết. Nhưng Chúa bảo chúng ta hăy làm việc nhỏ. Chúng ta cần trung tín trong việc nhỏ bé trước đă. Chỉ khi nào chúng ta làm được những việc nhỏ bé, chúng ta mới có khả năng làm những việc lớn lao hơn. Những việc nhỏ chính là nấc thang đưa tới thành công lớn. Không ai có thể làm việc lớn cho Chúa nếu trước hết họ không làm được những việc nhỏ cho Ngài. Nếu chúng ta không trung thành trong việc nhỏ th́ không ai tin tưởng trao cho chúng ta việc lớn hơn. Chúng ta hăy nhớ: không có việc ǵ quá nhỏ mà không đáng làm, và cũng không có việc ǵ quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Vấn đề là chúng ta có chịu làm hay không.

 

Có một câu chuyện ngụ ngôn, với tựa đề là “vị thiên thần dễ tính” kể lại như sau: Ngày kia, có hai người xin vị thiên thần cho họ được tham dự vào quyền vạn năng của Thiên Chúa. Vị thiên thần đồng ư. Người thứ nhất xin cho có khả năng làm được những công việc vĩ đại. Vị thiên thần gật đầu ưng thuận, nhưng lại ra điều kiện: “Ngươi sẽ được quyền lực để hoàn thành những kỳ công. Nhưng ngươi lại không có sức làm những việc thông thường”. Chàng ta đọc được ư nghĩ của kẻ khác, và không ngừng chế tạo ra những phát minh vĩ đại. Ít lâu sau chàng đă trở thành tỉ phú nhờ kinh doanh những phát minh của chàng. Chàng ta rất hài ḷng với những thành công đă đạt được. Nhưng chẳng bao lâu, từng người một, các bạn bè lần lượt xa lánh chàng mà chàng lại không làm ǵ được để giữ họ lại. Sau đó cả người vợ cũng thầm giũ áo ra đi. Chàng cũng không làm ǵ được để nối lại mối t́nh xưa. Rồi sau cùng sức khoẻ cũng giă biệt chàng, thân thể trở nên bạc nhược, đến nỗi chàng không c̣n đi đứng được nữa, chàng bất lực, chẳng làm ǵ được để phục hồi sức khoẻ ngoài việc ngồi trên xe lăn để đếm từng ngày cô đơn.

 

Ngược lại, người thứ hai chỉ xin được có khả năng làm tới những việc b́nh thường. Vị thiên thần cũng đồng ư và nhắn thêm: “Thiên Chúa sẽ không cho ngươi quyền lực nào đặc biệt để hoàn thành những việc phi thường đâu”. Chàng b́nh thản tiếp tục sống cuộc đời của ḿnh, hằng ngày chàng vui vẻ chu toàn nghĩa vụ của một công dân lương thiện, một người chồng chung thuỷ, một người cha hiền tận tuỵ với con cái, một người bạn, một người láng giềng quảng đại, hào hiệp, vị tha. Chàng cảm thấy đời ḿnh thật ư nghĩa, thật vui tươi và hạnh phúc. Chàng không c̣n ước muốn ǵ hơn là được tiếp tục sống trọn cuộc đời ḿnh cho Thiên Chúa và tha nhân trong những ǵ b́nh thường nhất với một niềm tri ân sâu thẳm.

 

Biết nh́n ra những giá trị của những điều b́nh thường trong cuộc sống, con người mới có khả năng khám phá được sự cao cả phi thường mà Thiên Chúa cất giấu trong đời họ. Từ đó con người cũng sẽ kín múc được sức mạnh dồi dào để phát huy những giá trị của bản thân, của cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

 

Tóm lại, chúng ta hăy siêng năng làm việc để chu toàn bổn phận của ḿnh. Chúng ta hăy tận dụng tài năng, sức lực, thời giờ, của cải Chúa ban để xây dựng sự nghiệp đời này và sự nghiệp đức tin trên nước trời.

 

 

10. Tá điỀn và vưỜn nho

 

Có một bản tin gây nhiều xúc động, đó là: một thanh thiếu niên phạm pháp được trả tự do lạm thời, nhờ hạnh kiểm tốt trong thời gian bị giam tù. V́ không c̣n cha mẹ, nên em này được một người trong vùng nhận làm con nuôi và em được đối xử tốt đẹp như năm người con khác trong gia đ́nh, không chút kỳ thị phân biệt. Cha mẹ nuôi cũng như anh chị em mới trong gia đ́nh cố gắng làm hết mọi sự để giúp em cảm nhận được t́nh yêu thương chân thành trong gia đ́nh mới.

 

Một hôm, em được phép cha mẹ cho đi tham dự buổi tiệc sinh nhật của người bạn với lời nhắn nhủ là “hăy trở về nhà trước 11 giờ khuya”. Nhưng 11 giờ, rồi 12 giờ và 1 giờ sáng mà em vẫn chưa về. Mọi người trong nhà đă đi ngủ, chỉ trừ cha mẹ nuôi của em canh thức đợi em về với nhiều lo tắng, cuối cùng 2 giờ sáng em mới về tới nhà. Không một lời giải thích hay xin lỗi cha mẹ nuôi ǵ cả, nhưng phần cha mẹ nuôi chỉ trách nhẹ em một câu: “Này con, lần sau con ráng về đúng giờ để cha mẹ không phải lo lắng đợi chờ con nữa”.

 

Sáng hôm sau, khi mọi người trong gia đ́nh kẻ đi làm người đi học, chỉ c̣n lại mẹ nuôi ởû nhà, và bất ngờ, người thiếu niên này dùng một khúc sắt từ sau lưng tiến lại đập đầu người mẹ nuôi của em. Trước toà án, em không chút hối hận và người cha nuôi của em trong cơn đau khổ tột cùng chỉ thốt lên một lời: “Nó đă giết chết người vợ thân yêu của tôi. Đây là một hành động vô ơn tột cùng”.

 

Sự việc trên có thể giúp chúng ta phần nào hiểu thấu được dụ ngôn: “Người tá điền và vườn nho” được nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay. Đó là thái độ vô ơn tột cùng của những người giữ vườn nho đáng trách, họ đă khước từ và giết hại những người làm mà ông chủ sai đến, rồi cuối cùng họ cũng giết chết luôn cả người con của ông chủ.

 

Thái độ vô ơn tột cùng này cũng là một lời cảnh tỉnh cho mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay, qua đó nhắc nhở chúng ta hăy xét lại thái độ sống của ḿnh đối với Thiên Chúa. Như ông chủ vườn nho, Thiên Chúa nhân lành luôn thông cảm và tha thứ những lỗi tầm của chúng ta, một khi chúng ta biết trở về với Ngài.

 

Mặt khác, Thiên Chúa trao cho chúng ta công việc chăm sóc vườn nho của Ngài, để chúng ta làm trổ sinh hoa trái tốt đẹp. Hơn nữa, Ngài đă không ngừng sai những sứ giả của Ngài đến để nhắc nhở chúng ta tích cực chăm sóc vườn nho cho Ngài. V́ thế chúng ta phải có bổn phận biết ơn là dâng lại cho Ngài những điều tốt đẹp, những chùm nho ngon ngọt của việc làm tốt mà chúng ta phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng, có thể thay v́ dâng cho Ngài những chùm nho ngon ngọt, th́ chúng ta lại có những thái độ thù nghịch chống lại Ngài, chống lại Thiên Chúa, chống lại những sứ giả mà Ngài đă sai đến với chúng ta.

 

Vậy, thử hỏi c̣n điều ǵ có thể làm được cho con người mà Thiên Chúa đă không làm để cứu rỗi, để hướng dẫn và ban hơn nữa cho chúng ta hay không?

 

Chính Ngài đă sai Con Một Ngài đến cứu rỗi chúng ta, và hy vọng con người sẽ không giết hại Con Ngài, nhưng sẽ tắng nghe lởi Người: “Đây là Con Ta yêu dấu, các người hăy vâng nghe lời Ngài”.

 

Thật thế những kẻ vô tâm, bất nhân bất nghĩa đă làm việc bất nhân, thay v́ dâng lời cảm lạ Thiên Chúa th́ lại giết chết Con Thiên Chúa, giết chết người ân nhân vĩ đại của cuộc đời ḿnh. Xin Chúa ban ơn biến đổi cho mỗi người chúng ta, giúp chúng ta luôn biết tắng nghe liếng Chúa trong mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời.

 

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ khẩn cầu Chúa ban cho mỗi người chúng con được bắt chước gương sống của Mẹ: Khiêm tốn, vâng phục, chấp nhận thưa “xin vâng” với Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Ngài truyền”. Nhất là chúng con xin Mẹ giúp cho mỗi người chúng con luôn luôn sống trong thái độ biết ơn Thiên Chúa, cố gắng hết ḿnh để làm vườn nho mà Ngài đă trao phó cho mỗi người chúng con, để cây nho được trổ sinh nhiều hoa trái tốt đẹp. Xin Thiên Chúa ǵn giữ mỗi người chúng con trong đức tin mà giờ đây chúng con cùng nhau tuyên xưng qua kinh Tin Kính.

 

 

11. ĐưỢc và mẤt

 

Chuyện ngụ ngôn “Lừa và Sói” kể rằng: Một hôm, lừa đang gặm cỏ, bỗng thấy Sói phi nước đại phóng tới. Lừa giả bộ đi khập khiễng. Khi Sói đến gần, hỏi nó v́ sao bị thọt chân, th́ Lừa trả lời:

- Vừa năy tôi nhảy qua hàng rào bị xóc gai.

Rồi Lừa đề nghị Sói trước khi ăn thịt ḿnh hăy nhổ gai ra đă, để khỏi bị gai đâm.

Sói tin lời, Lừa giơ cao chân để Sói soi mói kỹ lưỡng các móng chân Lừa. Lừa thừa cơ đạp mạnh vào mơm Sói rồi bỏ chạy.Sói bị gẫy hết răng ôm đầu kêu la.

- Đáng đời ta! Cha mẹ nuôi ta thành kẻ chuyên ăn thịt, chứ đâu dạy ta làm thày lang!

 

Nếu chuyện ngụ ngôn nào cũng cho chúng ta một bài học, th́ chuyện ngụ ngôn “Lừa và Sói” muốn nói với chúng ta: Kẻ nào không làm đúng công việc của ḿnh sẽ lănh hậu quả bi thảm.

 

Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn “Những người thợ làm vườn nho”. Mỗi người chúng ta là một tá điền mà Thiên Chúa giao phó cho một vườn nho, là những tài năng tinh thần, của cải vật chất, để chúng ta đem hoa lợi về cho Người. Thiên Chúa c̣n tôn trọng chúng ta, Người để cho chúng ta hoàn toàn tự do sắp xếp công việc, theo sáng kiến riêng của mỗi người. Thánh Matthêu viết: “Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa”. Người không ở đó để kiểm soát, canh chừng.

 

Khốn thay, có những tá điền đă không làm đúng công việc của ḿnh, họ đă lạm dụng tự do chủ ban cho để t́m lợi lộc riêng. Họ đă phụ ḷng tín nhiệm của ông. Những tá điền ấy đă ngược đăi và sát hại các đầy tớ mà chủ sai đến. Thậm chí, đến lần thứ ba chúng giết luôn cả con trai ông. Họ làm như thế là để chiếm lấy gia tài của chủ. Hậu quả là: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”.

 

Thiên Chúa ban muôn hồng ân, là để chúng ta phục vụ Chúa và anh em, chứ không phải để chúng ta t́m tư lợi, danh vọng, và khoái lạc cho bản thân.

 

Thiên Chúa kiên nhẫn trước những xúc phạm, lầm lỗi của chúng ta, là để chúng ta có cơ hội hoán cải, chứ không phải để chúng ta ngày càng sa lầy trong tội lỗi.

 

Thiên Chúa trao phó cho chúng ta các tài năng là để chúng ta sinh lợi cho phần rỗi ḿnh. Nếu chúng ta không biết sử dụng ơn lành Chúa ban, th́ Người sẽ cất đi và trao cho kẻ khác. Nỗi bất hạnh ấy chỉ ḿnh ta gánh chịu mà thôi!

 

Sẽ đến ngày chúng ta phải tường tŕnh về công việc vườn nho mà Chúa đă trao phó. Sẽ đến ngày chúng ta phải dâng lên Chúa những thu hoạch hoa lợi mà Người trông đợi. Bội thu hay mất trắng là hoàn toàn do công việc chúng ta đang làm hôm nay. Đức Hồng Y Suhard đă nói: “Chúng ta chịu trách nhiệm về những điều chúng ta đă làm, đă không làm, hay đă cản trở không cho người khác làm”.

 

 

12. Tá điỀn vưỜn nho

 

Nhân cơ hội các thượng tế và các kỳ lăo chất vấn Chúa Giêsu về việc Người lấy quyền nào mà đánh đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu đă dùng ba dụ ngôn để nói với các ông như những lời cảnh giác về sự cứng ḷng của họ. Dụ ngôn tá điền gian ác là một trong ba dụ ngôn ấy.

 

Như đă nói ở trên, câu chuyện dụ ngôn Đức Giêsu kể trực tiếp nhắm vào các thượng tế và kỳ lăo. Họ là những người được Thiên Chúa trao phó trách nhiệm chăm sóc vườn nho là dân riêng của Chúa. Nhưng thay v́ mang hoa lợi về cho chủ là Thiên Chúa, họ lại muốn chiếm đoạt hoa lợi ấy cho ḿnh. V́ thế, những sứ giả được Thiên Chúa sai đến là các ngôn sứ đều bị họ giết chết. Cuối cùng ngay cả Người con duy nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu cũng bị họ đóng đinh và treo Người trên cây thập giá. Họ nghĩ rằng chỉ khi làm như thế họ mới chiếm đoạt được trọn quyền thừa kế và hưởng lợi lộc từ vườn nho.

 

Ư nghĩa cụ thể của dụ ngôn là như thế. Nhưng chúng ta cần nội tâm hóa câu chuyện để có thể lắng nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa dành cho chính ḿnh chứ không phải chỉ cho những người xa lạ ở vào những thời đại xa xưa.

 

Như ông chủ trao phó vườn nho cho các tá điền, Thiên Chúa cũng tín nhiệm trao phó cho ta chăm sóc những vườn nho của Người. Vườn nho ấy là chính cuộc đời của riêng ta, là những cộng đoàn mà ta phải phục vụ, là những trách nhiệm mà ta phải hoàn thành.

 

Như ông chủ vườn nho đă dựng hàng rào, đă xây tháp canh để bảo vệ vườn nho, đă lắp đặt máy ép nho để giúp cho công việc của tá điền được dễ dàng, nhờ đó họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Khi trao cho ta những nhiệm vụ, Thiên Chúa cũng ban cho ta phương tiện là những ân huệ cần thiết để chúng ta thực hiện tốt công việc được trao.

 

Trao vườn nho rồi, ông chủ đi xa một thời gian. Ông tin tưởng các tá điền sẽ làm cho vườn nho sinh hoa kết trái. Thiên Chúa cũng tin tưởng ở chúng ta khi trao cho chúng ta những trách nhiệm. Người không trực tiếp giám sát chúng ta như những anh công an. Người cũng không phải là một ông chủ chuyên chế áp đặt tự do và giết chết sáng kiến của chúng ta. Người tôn trọng chúng ta như những người trưởng thành và để chúng ta tự do làm việc. Người tin tưởng ở tinh thần trách nhiệm của chúng ta.

 

Sau một thời gian vắng nhà, khi trở về, ông chủ sai các đầy tớ đến thu hoa lợi của vườn nho. Sẽ tới ngày chúng ta cũng phải tính sổ với Thiên Chúa về những công việc được trao phó. Người hỏi chúng ta về hoa trái của những công việc đă được trao. Người hỏi chúng ta về tinh thần trách nhiệm.

 

Những người tá điền đă giết chết các tôi tớ của ông chủ. Hành vi này tượng trưng cho sự khước từ Thiên Chúa của chúng ta. Có thể chúng ta đă từng loại trừ Thiên Chúa v́ nghĩ rằng Người là một ông chủ hà khắc, hay đ̣i hỏi, hay quấy nhiễu con người.

 

Thay v́ tiêu diệt các tá điền, ông chủ lại sai thêm các đầy tớ khác. Điều này nói lên ḷng nhân từ và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người không trừng phạt chúng ta khi chúng ta phản nghịch và chống lại Người, nhưng Người ban cho ta nhiều cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm và để trả lời cho tiếng gọi của Người.

Không nhận ra được ḷng nhân từ của ông chủ, những người tá điền lại giết chết cả những anh đầy tớ này. Đó chính là thái độ cố chấp sống trong tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi là sự bất tuân lệnh của Thiên Chúa, là cố ư chống lại Thiên Chúa, cố ư đi ra khỏi con đường của Người.

 

Không ngă ḷng, ông chủ c̣n sai con trai ḿnh đến với những người tá điền. Và họ cũng giết chết luôn cả anh con trai này. Họ bàn bạc với nhau rằng: Phải giết anh con trai thừa tự này đi để chúng ta chiếm lấy vườn nho. Th́ ra tội lỗi của những người tá điền không phải là không làm cho vườn nho sinh hoa kết trái mà là muốn chiếm đoạt vườn nho của ông chủ. Thiên Chúa đă dùng mọi phương cách để cứu vớt con người. Người đă chơi ván bài chót là liều hy sinh chính Con Một của Người để thức tỉnh con người. Nhưng con người luôn muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời ḿnh để có thể sử dụng cuộc đời, để định đoạt mọi sự theo ư ḿnh muốn. Chúng ta làm việc này việc khác không phải v́ quyền lợi của Thiên Chúa mà chỉ v́ ích lợi của bản thân ḿnh. Chúng ta muốn chiếm đoạt những ǵ thuộc về Thiên Chúa để làm của riêng ḿnh.

 

Chính trong ư nghĩa nói trên mà câu chuyện dụ ngôn cũng là câu chuyện của đời thường và câu chuyện của ngày xưa cũng là câu chuyện của ngày hôm nay. Hàng ngũ lănh đạo Do thái giáo ngày xưa đă loại trừ và đă giết chết Con Thiên Chúa, Đấng đă đến trần gian để chỉ cho họ con đường về Trời. Vụ án giết Con Thiên Chúa vẫn c̣n kéo dài qua mọi thời cho tới ngày hôm nay. Và lư h́nh giết con Thiên Chúa có thể là mỗi người chúng ta. Điều đó thật là đáng sợ.

 

 

13. DỤ ngôn nhỮng tá điỀn sát nhân - JKN

 

Câu hỏi gợi ư:

 

1. Dụ ngôn trên ám chỉ những ai? Nó chỉ áp dụng cho dân Do Thái và các nhà lănh đạo Do Thái giáo thời đó, hay nó có tính hiện sinh, nghĩa là có thể đúng với chính Ki-tô giáo của chúng ta hiện nay?

2. Liệu Thiên Chúa có thể nói về Ki-tô giáo như đă nói về Do Thái giáo: «Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?». Và Ngài có thể nói về chính bản thân tôi như vậy không?

3. Thiên Chúa có cần phải thay thế Ki-tô giáo bằng một tôn giáo mới như Ngài đă phải thay thế Do Thái giáo bằng Ki-tô giáo không?

 

Suy tư gợi ư:

 

1. Ư nghĩa dụ ngôn những tá điền sát nhân

 

Bài Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn có ư nói bóng gió về t́nh trạng đă, đang và xảy ra trong dân Do Thái, mà trước mắt có sự góp phần của giới lănh đạo tôn giáo Do Thái là âm mưu giết Đức Giê-su. Kết cục được diễn tả trong câu cuối của bài Tin Mừng là: Dân Do Thái được Thiên Chúa dành ưu tiên trong việc vào Nước Thiên Chúa, nhưng v́ họ tỏ ra không xứng đáng, nên chỗ ưu tiên của họ được nhường cho những dân tộc khác.

 

Thiên Chúa đă yêu quí dân Do Thái, điều này được diễn tả trong bài đọc I: Thiên Chúa cưng chiều dân Do Thái như một người có một vườn nho mà anh ta rất quí: “Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quư đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho” (Is 5,2a). Anh quí nó đến nỗi làm cho nó tất cả những ǵ mà anh nghĩ nó cần nó thích: “Có ǵ làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đă chẳng làm?” (5,4). Anh ta kỳ vọng rất nhiều vào vườn nho đó, nhưng vườn nho đă làm anh thất vọng: “Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại” (5,2b). Một vườn nho như thế th́ người chủ nên làm ǵ cho nó? Thất vọng v́ vườn nho ấy, anh ta đă “hàng giậu th́ chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường th́ đập đổ cho vườn bị giày xéo (…)biến thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm; truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống” (5,5-6). Vườn nho đó được I-sai-a xác định: “Vườn nho đó chính là nhà Ít-ra-en; cây nho Chúa mến yêu quư chuộng, chính là người xứ Giu-đa. Người những mong họ sống công b́nh, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (5,7).

 

Trong dụ ngôn bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục khai triển chủ đề “vườn nho” của bài đọc I (Is 5,1-7), với những ám chỉ sau đây: 1. Vườn nho ám chỉ dân Do Thái; 2. Ông chủ đất: Thiên Chúa; 3. Bọn tá điền: Các lănh tụ tôn giáo Do Thái; 4. Các tôi tớ của chủ đất: Các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến; 5. Người con trai của ông chủ: Đức Giê-su; 6. Các tá điền khác: Dân ngoại.

 

Toàn bài dụ ngôn nói lên diễn tiến trong lịch sử dân Do Thái: Thiên Chúa chọn Do Thái là dân riêng của Ngài giữa mọi dân tộc. Ngài muốn họ là cầu nối giữa Ngài với mọi dân tộc khác và với toàn nhân loại. Để thực hiện mục đích ấy, Ngài đă sai các ngôn sứ đến để dạy dỗ, sửa đổi và cho họ biết ư định của Ngài. Nhưng lời nói của những ngôn sứ này thường không lọt lỗ tai các lănh tụ tôn giáo Do Thái, v́ “trung ngôn nghịch nhĩ”, “lời thật mích ḷng”. Và kết quả là các ngôn sứ này đều bị ném đá chết dưới tay các lănh tụ tôn giáo Do Thái. Chính ngôn sứ Ê-li-a đă phải than phiền: “Khi cầu nguyện với Thiên Chúa, ông đă tố cáo dân Ít-ra-en rằng: Lạy Chúa, các ngôn sứ của Ngài, chúng đă giết chết; bàn thờ của Ngài, chúng đă phá huỷ. Chỉ c̣n sót lại một ḿnh con, thế mà chúng cũng đang t́m hại mạng sống con” (Rm 11,3; x. V 19,10.14).

 

Cuối cùng, Thiên Chúa sai chính Con Một của ḿnh đến cũng để làm công việc ngôn sứ ấy, th́ cũng bị họ giết chết một cách dă man và thảm hại. Dân Do Thái v́ hèn nhát trước quyền lực nên cũng hùa theo các lănh tụ của họ. V́ thế, dân Do Thái đă bị Thiên Chúa loại bỏ, mất quyền ưu tiên đối với Nước Trời. Và Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập - gồm những người tin theo Đức Giê-su - bao gồm những người mà người Do Thái gọi là dân ngoại, gồm đủ mọi dân tộc trên thế giới.

 

C̣n dân Do Thái đă bị đào thải khỏi lịch sử: tháng 9 năm 70, Titus, lúc ấy làm thống soái quân đội Rôma (sau làm hoàng đế năm 79-81), đă bao vây và chiếm Giê-ru-sa-lem, giết rất nhiều người Do Thái. Kể từ đó, Do Thái bị mất nước, và dân Do Thái phải tản mác khắp nơi trên thế giới. Đến thế chiến thứ hai, dân Do Thái tại Đức đă bị Hitler giết tới 6 triệu người. Măi đến năm 1947, sau gần 19 thế kỷ bị mất nước, Do Thái đă lập quốc trở lại tại vùng đất cũ, nhưng kể từ đó, họ phải chiến tranh liên tục với dân Palestin và Ai Cập cho đến nay.

 

2. Dụ ngôn đó có áp dụng cho Giáo Hội chúng ta không?

 

Khi tôi học Cựu Ước, giáo sư dạy Kinh Thánh cho tôi thường nói: “Israel là Giáo Hội, Israel là chính tôi”. V́ thế, nếu bài dụ ngôn kia có thể áp dụng cho dân Do Thái, th́ cũng có thể áp dụng cho Giáo Hội và cho chính bản thân tôi.

 

Do Thái giáo là một tôn giáo do chính Thiên Chúa thiết lập qua các tổ phụ, Mô-sê và các ngôn sứ, với hàng giáo phẩm là các tư tế, lê-vi và các ráp-bi. Thiên Chúa đă trực tiếp can thiệp vào lịch sử của dân tộc, đă ra tay giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách thống trị Ai Cập, đă đích thân ban hành luật pháp cho họ, đă trực tiếp chỉ định những v́ vua cai trị họ… Ngay cả Ki-tô giáo hiện nay cũng chưa được Thiên Chúa trực tiếp can thiệp như thế. Có ngôn sứ nào trong Ki-tô giáo oai hùng như I-sa-i-a, khi ra lệnh cho dân Do Thái điều ǵ th́ đều nói: “Thiên Chúa là Chúa các đạo binh phán như thế” (x. Is 1,24; 3,15; 5,9; 10,24; 14,22-24; 17,3; 19,4; v. v…) V́ thế, dân Do Thái đă rất có lư khi nghĩ rằng tôn giáo của ḿnh do Thiên Chúa thiết lập ắt sẽ vĩnh cửu, và sẽ lan tràn khắp thế giới. Nhưng lịch sử cho chúng ta thấy họ đă lầm. Do Thái giáo đă tàn lụi, và được thay thế bằng Ki-tô giáo. Có thể nói, Do Thái giáo chính là tiền thân của Ki-tô giáo.

 

Ki-tô giáo hiện nay cũng đang tự hào là tôn giáo duy nhất do chính Thiên Chúa thiết lập, là tôn giáo có giá trị hơn hết mọi tôn giáo trên thế giới, nên mọi Ki-tô hữu đều tin tưởng nó sẽ tồn tại muôn đời, và sẽ lan tràn khắp thế giới. Nhưng nhiều khi các Giáo Hội Ki-tô giáo chỉ biết tự hào như thế mà quên đi niềm mong ước của chính Thiên Chúa đối với ḿnh. Liệu Thiên Chúa có phải than phiền về Ki-tô giáo như đă than về Do Thái giáo: “Có ǵ làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đă chẳng làm? Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?” Ki-tô giáo đă hơn Do Thái giáo những ǵ?

 

Đức Giê-su đến để thiết lập một tôn giáo mới dựa trên nền tảng t́nh yêu thương, và luật của Ki-tô giáo là luật yêu thương: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau; anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 13,34); “Ai yêu người, th́ đă chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8.10); “Anh em hăy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô” (Gl 6,2); “Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu: Ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh” (Gc 2,8).

 

Luật của Tân Ước mới hẳn so với Cựu Ước của Do Thái giáo, nhưng các Ki-tô hữu đă coi trọng luật ấy đủ chưa? đă tập trung mọi cố gắng để thực hành luật ấy đúng mức chưa? Hay Ki-tô giáo lại đi vào vết xe đă đổ của Do Thái giáo, là thượng tôn nghi thức, quá chú trọng tới những lễ nghi và h́nh thức bên ngoài? C̣n lề luật chính yếu là sống yêu thương th́ lại lăng quên? Có phải hiện nay h́nh thức của Ki-tô giáo th́ mới mẻ và khác hơn Do Thái giáo, nhưng tinh thần nệ luật, nệ h́nh thức th́ chẳng khác ǵ những người Do Thái ngày xưa? Đă tới lúc chúng ta cần nghiêm túc tự hỏi: ngày nay, người ngoài nh́n vào cách sống của người Ki-tô hữu, có thể nhận ra đạo của chúng ta là “đạo yêu thương” như thời Ki-tô giáo sơ khai không? Ngày nay, lễ “bẻ bánh” có c̣n là một dấu chỉ của một sự chia sẻ có thực trong đời sống giữa những người đến tham dự không, hay nó đă trở thành một nghi thức thuần túy, cho dù đầy ư nghĩa nhưng không có ǵ là thực tế cho lắm?

 

Mỗi Ki-tô hữu - nhất là những người có trách nhiệm hướng dẫn, lănh đạo tôn giáo - cần tự vấn: Thiên Chúa hay Đức Giê-su có hài ḷng với t́nh trạng Ki-tô giáo hiện nay không? C̣n những người lănh đạo tôn giáo cần tự vấn thêm: Tôi có giống như những vị lănh đạo Do Thái giáo xưa, chẳng những không thèm nghe mà c̣n sẵn sàng bạc đăi hoặc bách hại những tiếng nói ngôn sứ vào thời đại của ḿnh không? Hay ít ra khi họ bị bách hại v́ đă chu toàn chức năng ngôn sứ của họ, tôi đă im lặng, làm ngơ, để mặc họ bị bách hại như thể tôi cũng đồng ư với sự bách hại ấy?

Không khéo Ki-tô giáo của chúng ta chẳng hơn ǵ Do Thái giáo, khiến Thiên Chúa cũng sẽ phải đối xử với chúng ta như đă đối xử với dân Do Thái: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”!

 

Cầu nguyện

 

Lạy Cha, Ki-tô giáo hiện nay thế nào, chính con - cũng như bất kỳ Ki-tô hữu nào - đều có phần nào trách nhiệm. Xin cho con biết sống đạo Chúa Ki-tô đúng với với tinh thần yêu thương của Ngài. Xin cho con rút ra được bài học lịch sử của dân Do Thái để tránh được vết xe đă đổ.