17 bài suy niệm CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN - A

 

Lời Chúa: Is. 25, 6-10a; Pl. 4, 12-14.19-20; Mt. 22, 1-14

MỤC LỤC

 

 Tiệc cưới

2. Mặc áo cưới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

3. Áo cưới

4. Hăy đến dự tiệc cưới

5. Không có ǵ vui hơn tiệc cưới

6. Những người được chọn và được gọi

7. Dụ ngôn tiệc cưới – Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

8. Dụ ngôn tiệc cưới và áo cưới

9. Suy niệm của Noel Quession.

10. Tiệc cưới hoàng tử..

11. Tiệc cưới

12. Áo cưới

13. Áo cưới

14. Không mặc y phục lễ cưới

15. Tiệc cưới

16. Cách đáp trả.

17. Dụ ngôn tiệc cưới - JKN..

 


 

1. Tiệc cưới

Đâu là ư nghĩa của dụ ngôn chúng ta vừa nghe?

Nhà vua là Thiên Chúa, hoàng tử là Đức Kitô, tiệc cưới là h́nh ảnh tượng trưng cho sự kết hợp giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Những kẻ được mời trước là dân Do Thái, và họ đă từ khước. Những đầy tớ được sai đến là các tiên tri, mà những lời giảng dạy chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc và bản thân th́ bị ngược đăi…Những đầy tớ được sai tiếp theo là các tông đồ, có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng Tin mừng để dẫn đưa mọi người tới niềm hạnh phúc nước trời. Thế nhưng nhiều kẻ cũng đă từ chối sứ điệp Tin mừng, bắt bớ và hành hạ những người được Chúa sai đến. Phải chăng Giêrusalem đă bị phá hủy tan hoang cũng chỉ v́ họ đă không biết đến ngày giờ Chúa viếng thăm.

 

Tiệc cưới nói lên niềm hạnh phúc nước trời, cũng như niềm vui của Bí tích Thánh Thể. V́ dân Do Thái đă từ chối, nên Thiên Chúa đă mời gọi những người khác, thuộc mọi quốc gia, thuộc mọi màu da, thuộc mọi tiếng nói, làm nên một dân riêng mới trong đó có mỗi người chúng ta.

Thế nhưng chúng ta hăy lưu ư: Đừng hành động như những người Do Thái, đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng gọi ân t́nh của Thiên Chúa.

Ngày xưa họ đă đưa ra những lư do, nào là tôi mới mua đất, mới tậu ḅ, mới cưới vợ… th́ ngày nay chúng ta cũng có thể đưa ra những lư do như thế từ từ khước lời mời gọi của Thiên Chúa.

Và như chúng ta đă biết, Thiên Chúa là Đấng nhân từ, Ngài luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta, nên Ngài không muốn cưỡng bức chúng ta phải đáp trả t́nh thương của Ngài. Tự bản thân chúng ta phải ư thức, để rồi có những thái độ đáp trả cho đúng mức.

Nước trời phải là viên ngọc quí để chúng ta dám hy sinh cả gia tài cho viên ngọc ấy. Nước trời phải là một kho tàng để chúng ta dám bán tất cả mà mua cho được thửa ruộng có kho tàng ấy. Nước trời phải là miền đất hứa, ở đó chảy sữa và mật để chúng ta bước tới, phải là bữa tiệc cho chúng ta tham dự.

Thế nhưng chúng ta không được phép đến tham dự bữa tiệc ấy với bộ quần áo lem luốc và bẩn thỉu. Không cần phải bỏ tiền ra mua sắm những thứ vải ngoại quốc đắt giá… Không cần phải là ông hoàng bà chúa mới có được tấm áo cưới.

Bộ áo cưới ở đây, ai trong chúng ta cũng có thể mua sắm mà không phải tốn kém chi hết, đó chính là tâm hồn trong sạch của chúng ta. Càng nghèo vật chất chúng ta càng dễ làm cho tâm hồn ḿnh trở nên xinh đẹp. Bởi v́ như một lời nói của Léon Bloy đáng cho chúng ta suy nghĩ:

- Không phải là ngày mai hay ngày mốt nhưng là chính ngày hôm nay chúng ta có thể bước vào thiên đàng, khi chúng ta sống nghèo khó và chịu đóng đinh.

Nghèo khó và chịu đóng đinh, phải chăng đó là điều mà con người thời nay không thể nào chịu đựng nổi. Chính v́ thế, kẻ gọi th́ nhiều c̣n người được chọn th́ ít. Không phải ai cũng có thể vào được nước trời. Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta được cứu rỗi, chính v́ thế mà Ngài đă phải chết trên thập giá. Nhưng Ngài không cưỡng bức chúng ta, Ngài đ̣i chúng ta phải cộng tác với Ngài, bởi v́ chúng ta có thể từ chối ơn Ngài. Chúng ta hăy khắc ghi lời cảnh cáo sau đây của thánh Phaolô:

 

- Gieo ǵ th́ gặt nấy. Gieo trong xác thịt th́ sẽ gặt sự hư nát, gieo trong thần khí th́ sẽ gặt cuộc sống vĩnh cửu.


 

2. Mặc áo cưới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt 22,1-4.

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ.

Với t́nh thương yêu, Thiên Chúa dọn tiệc mời.

Đọc dụ ngôn tiệc cưới, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa mời con người đến dự tiệc cưới Con của Người. Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương con người.

 

Đó là một t́nh yêu nhưng không.

Thiên Chúa là vị vua cao sang. Ta chỉ là đám tiện dân hèn hạ. Sao Chúa lại mời ta. Theo lẽ thường ở đời người ta chỉ mời những người ngang vai bằng vế. Một bữa tiệc thường có mục đích củng cố uy tín của chủ nhân và ràng buộc khách mời vị vọng để khi hữu sự cần nhờ. Vua Trời mời tiện dân hèn hạ th́ có lợi ǵ. Không những hèn hạ mà c̣n đui, què, mẻ, sứt nữa. Ta là những hạng rác rưởi của xă hội, chẳng có ǵ đền đáp cho chủ nhân. Chẳng đem lại một chút vinh dự nào cho chủ nhân. Thế mà Người vẫn mời ta. Rơ ràng là do t́nh thương của Người. Đó là t́nh yêu nhưng không. Người không mong ta có ǵ đền đáp. Người mời ta chỉ v́ yêu thương ta mà thôi.

 

Đó là t́nh yêu chia sẻ.

Thiên Chúa tràn đầy vinh quang không c̣n thiếu thốn ǵ. Tại sao Người c̣n mời những con người hèn hạ vào Nước Trời làm ǵ cho thêm bận. Thưa v́ Thiên Chúa là t́nh yêu. T́nh yêu của Người vô biên nên Người khao khát chia sẻ. Người vô cùng tốt lành nên Người muốn thông ban hạnh phúc cho loài người. T́nh yêu mănh liệt khiến người nảy sinh những sáng kiến kỳ diệu. Cho Con Một mặc lấy bản t́nh loài người để nâng loài người lên. Mời gọi loài người vào hưởng hạnh phúc với Người. Nâng loài người hèn hạ lên bậc thượng khách trong tiệc cưới. Nâng loài người tôi tớ lên hàng con cái trong Nước Trời. Đưa nhân loại bơ vơ đầu đường xó chợ vào ngồi đồng bàn với hàng thần thánh trên trời.

 

Chẳng có ǵ có thể giải thích được thái độ của Thiên Chúa. Chỉ có t́nh yêu. Đó là một t́nh yêu vô cùng mănh liệt và hoàn toàn vô vị lợi. T́nh yêu muốn chia sẻ hết những ǵ ḿnh có. T́nh yêu hoàn toàn v́ người ḿnh yêu. Mong muốn mọi sự tốt đẹp cho người ḿnh yêu.

 

Tôi phải mặc áo cưới tới dự.

T́nh yêu Thiên Chúa tha thiết nhưng vẫn tôn trọng tự do. Trước lời mời gọi của Thiên Chúa, tôi có thể nhận lời hoặc chối từ. Khi dọn tiệc, Chúa mong tôi tới dự. Khi mở rộng cửa trời, Chúa mong tôi bước vào. Khi mời gọi, Chúa mong tôi trả lời. Khi bày tỏ t́nh yêu, Chúa mong tôi đền đáp. Tuy nhiên, nhận lời đền đáp đ̣i phải có điều kiện. Đến dự tiệc cưới phải mặc áo cưới.

 

Mặc áo cưới là mặc lấy nhân phẩm. Được mời vào dự tiệc cưới Con Vua, tôi không c̣n là phường rác rưởi của xă hội nữa. Tôi đă được Chúa trân trọng. Nâng lên hàng thượng khách, là khách mời của Vua. Mặc áo cưới ở đây là tự trọng, cư xử như người tự do. Chúa đă phục hồi nhân phẩm cho tôi, tôi phải trân trọng giữ ǵn.

 

Mặc áo cưới là mặc lấy t́nh yêu. V́ yêu thương Chúa đă mời tôi vào chung hưởng hạnh phúc với Người trong tiệc cưới. Đáp lại, tôi phải có t́nh yêu mến đối với Người. T́nh yêu đáp đền t́nh yêu. Mặc áo cưới là trân trọng t́nh yêu của Chúa, là muốn đáp lại t́nh yêu của Chúa.

Mặc áo cưới là mặc lấy Chúa Kitô (x. Gl 3,27). Được ơn cứu độ, ta trở thành em Chúa Kitô, v́ thế ta phải noi gương Người mặc lấy tâm t́nh người con được Cha yêu thương và biết lấy tâm t́nh hiếu thảo đáp lại t́nh Cha. Mặc lấy Chúa Kitô cũng là mặc lấy con người mới là h́nh ảnh của Thiên Chúa công chính và thánh thiện (x. Ep 4,24).

 

Thiên Chúa yêu thương mời gọi ta vào hưởng hạnh phúc Nước Trời. Đáp lại, ta phải đổi mới đời sống cho phù hợp với Nước Chúa, với t́nh yêu của Chúa và với địa vị mới của ta.

 

Lạy Chúa, xin cho con biết mạnh dạn đáp lại lời Chúa mời gọi.

 

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.

1) Hằng ngày Chúa vẫn mời gọi tôi đến dự tiệc Thánh Thể, tôi có mau mắn đáp lời hay tôi thường từ chối?

2) Mặc áo cưới là theo Chúa quyết liệt, không nửa vời tôi theo đạo nhưng tôi có thực hành Lời Chúa không?

3) Bạn phải làm những ǵ để được coi là “mặc áo cưới”?


 

3. Áo cưới

Dụ ngôn tiệc cưới theo như Matthêu viết gồm có hai phần tách biệt rơ ràng. Phần thứ nhất kể viêc thay thế những khách không đến bằng những người nghèo. Phần thứ nh́ không liên lạc được với phần thứ nhất, nên có thể tự hỏi có phải nó dùng kết luận một dụ ngôn khác thánh Matthêu tường thuật chăng? Phần ấy thuật lại việc mỗi người dự tiệc bất kính. Việc thay cho kẻ được mời bằng những người gặp ngoài đường báo trước việc các dân ngoại được vào vương quốc của Đấng Thiên sai thế chỗ dân Do thái đă bị các kư lục của họ lôi kéo về những viễn tượng khác nên đă không chịu vào. Các bài đọc của những Chúa nhật vừa rồi đă bàn đến đề tài này. Chúng ta hăy dừng lại ở dụ ngôn tóm tắt về người dự tiệc vô lễ. Phong tục thời ấy coi như thô lậu sỉ nhục việc vào dự một bữa tiệc cưới mà không mặc y phục xứng hợp. Trong dụ ngôn này chúng ta gặp lại ư tưởng chuẩn bị và tỉnh thức mà những ai chờ đợi vào Nước trời phải có, hăy nhớ lại dụ ngôn 10 trinh nữ; 5 cô bị loại, 5 cô được nhận. Có lẽ truyện người dự tiệc bị loại thuộc một dụ ngôn không thuật lại ở đây trong đó có thể Chúa Giêsu đă nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tự chuẩn bị để được nhận vào đoàn thể các bạn hữu Thiên Chúa. Việc chuẩn bị ấy gồm hai khía cạnh: một khía cạnh tiêu cực từ bỏ, một khía cạnh tích cực bác ái.

 

1) Từ bỏ. Khi sửa soạn mặc áo dự hội, người khởi đầu bằng việc tắm rửa sạch sẽ. Sự sạch sẽ cần thiết để vào Nước Thiên Chúa đ̣i hỏi nỗ lực luân lư tẩy rửa khỏi những ǵ làm dơ bẩn tinh thần và tấm ḷng. Các tiên tri thường nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thanh tẩy tâm hồn để được đến gần Thiên Chúa. Các ngươi hăy tắm rửa, hăy tự thanh tẩy, hăy cất những hành động gian tà của các ngươi khỏi mắt Ta, hăy thôi làm điều dữ, hăy t́m kiếm sự công chính, hăy cứu giúp kẻ bị áp bức, hăy bênh đỡ kẻ mồ côi, hăy biện hộ cho người góa bụa (Is 1, 16-17). Ngày nay có một bữa tiệc thiêng liêng tối hậu, Lễ Tế Tạ Ơn. Phaolô viết cho tín hữu Côrintô dạy: ai ăn và uống bất xứng Ḿnh và Máu Đức Kitô, tức là ăn và uống chính án phạt ḿnh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói với một nhóm người hành hương ngày 9 tháng 6 năm 1971: “Phải có tâm hồn trong sạch; phải t́m lại được ân sủng bằng ḷng thống hối và bằng bí tích phục hồi nếu cần, trước khi đến nhận cái hôn của Đức Kitô. Ngày nay có nhiều người mưu định miễn cho tín hữu việc chuẩn bị ấy. Nhưng họ có c̣n tin không, những người bỏ qua việc chuẩn bị ấy?”.

 

2) Bác ái. Một truyền thống bắt nguồn từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội, coi áo cưới như biểu hiệu của đức bác ái. Đức bác ái bao gồm hai động tác của tâm hồn, hướng về Thiên Chúa và hướng về người lân cận, cả hai tạo thành một thực tại siêu nhiên duy nhất. Người ta đă ví đức bác ái như một tấm vải. Có những khung dệt đặt một loại chỉ theo chiều ngang, một loại chỉ khác luồn theo chiều thẳng. Có đường canh và đường cửi của thợ dệt. Áo cưới cũng vậy, được dệt bằng hai chuyển động của tâm hồn, một dọc nghĩa là hướng về Thiên Chúa, một ngang nghĩa là hướng về loài người. Việc se kết sống động và không ngừng nghỉ của hai chiều hướng t́nh yêu ấy dệt nên tấm áo lễ hội xứng hợp với tiệc Thiên Chúa. Về điểm này không ai có thể viện cớ túng thiếu như cách một người nghèo có thể phân trần không có một bộ áo đẹp. Áo bác ái đ̣i buộc hết mọi Kitô hữu đều có bổn phận và khả năng dệt nên áo ấy.


 

4. Hăy đến dự tiệc cưới

Có vẻ như Chúa Giêsu không bao giờ từ chối một cuộc mời ăn tối, không có vấn đề người chủ đó là ai hay ai sẽ là những thực khách ở đó. Vào thời ấy, Người đă bị không ít phiền phức với những người công chính đương thời, họ bị sốc “khi Chúa tiếp đón những người tội lỗi và ăn uống với họ”. Có thể Chúa Giêsu chấp nhận cuộc mời ăn tối bởi v́ Chúa là một người rao giảng lưu động, rày đây mai đó như chính Người đă thú nhận là nhiều lần, Người đă không có ngay cả một cục đá để tựa đầu nữa. Người sẵn sàng dự phần vào một bữa ăn ngon.

 

Sâu xa hơn là Chúa Giêsu đă nh́n thấy bữa ăn trong kinh nghiệm của con người nhân loại là một biểu tượng sự hiệp nhất chúng ta với Người và Cha Người trên thiên đàng, chúng ta sẽ trở nên một nhờ Chúa Thánh Thần, sự liên kết t́nh yêu. Đó là lư do v́ sao người ám chỉ Nước Trời giống như một bữa tiệc cưới. Niềm vui và t́nh bạn bè, ngày lễ và tiệc mừng là những đặc tính của một bữa tối long trọng dành cho đôi bạn mới nối kết với nhau bằng sợi dây hôn nhân, là một h́nh ảnh không bao giờ tàn úa của những điều kỳ thú nơi Thiên đàng.

 

V́ sao những thực khách được mời trong dụ ngôn lại từ chối lời mời đến dự tiệc, một lời mời của một bậc vị vọng như là một vị vua? Dụ ngôn muốn ám chỉ đến những người chống đối Chúa Giêsu, những người đă bị sốc khi thấy Người thân mật với những người thu thuế và những người tôi lỗi. Trong sự tự kiêu giả dối của họ, họ không muốn Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc của họ chút nào. Thật ra họ đang âm mưu giết Người và khi đứng dưới chân thập giá chỉ để cười nhạo Người.

Một số ít biết t́nh yêu của Chúa Giêsu rất lớn lao, Người đă chết v́ họ cũng như Người đă chết v́ mẹ Người và các môn đệ của Người. Chúa Giêsu giang rộng đôi tay trên thánh giá là để tiếp đón hết thảy mọi người sẽ đến với Người trong đức tin và sự khiêm nhường. Thật ra, trên thánh giá mọi sự đă được biểu hiện bằng bữa tiệc cưới đă viên măn.

 

Thánh giá cũng có nghĩa là sự giảng hoà của chúng ta với Thiên Chúa. Một cách nào đó th́ ṇi giống nhân loại giống như một người vợ bỏ chồng mà đi theo trai vậy, cô ta đă quên đi t́nh yêu thuở ban đầu mà họ đă cùng sống với nhau. Ly dị đă củng cố sự cách biệt. Chúa Giêsu đă can thiệp vào hoàn cảnh đáng buồn của chúng ta. Người được Cha Người sai đến để t́m lại cô dâu của ḿnh. Bằng cái chết, Chúa Giêsu đă xé đi cái quyết định ly dị và bằng chính Máu của Ḿnh, Chúa Giêsu đă viết và kư tên một bản hôn ước mới xác thực và vĩnh cửu, giao ước đă được đóng dấu sự hợp nhất của hôn nhân giữa Thiên Chúa và dân Người (h́nh ảnh minh hoạ này của tiên tri Hôsê, ngài đă tŕnh bày Thiên Chúa như người chồng và dân Người như người vợ).

 

Giao ước hôn nhân mới và vĩnh cửu này được cử hành trong một bữa tiệc cưới cao cả, đó là hy tế Thánh Thể. Bữa tiệc cưới được cử hành một lần duy nhất, ngay lập tức sau khi cuộc hôn nhân vừa diễn ra. Nhưng sự hợp nhất của chúng ta với Thiên Chúa cũng quan trọng như vậy mỗi khi chúng ta đến nhà thờ tham dự thánh lễ. Chúng ta hiện diện nơi đây là v́ chúng ta chấp nhận chứ không loại bỏ lời mời của Thiên Chúa.

 

Đừng để cho chúng ta bị sai lầm. Chúng ta hiểu rằng trong khi t́m kiếm t́nh yêu và hạnh phúc là chúng ta t́m kiếm Thiên Chúa. Trong lúc cử hành hy tế Thánh Thể, chúng ta sẽ vui mừng và sung sướng v́ Chúa Giêsu đă cứu độ chúng ta, rằng Người đă đến để dắt chúng ta đến với Cha Người. Khi thời gian chúng ta ở trên thế gian này chấm dứt, Chúa Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến sống nơi nhà của Cha Người cho đến muôn đời. Ở đó chúng ta sẽ tiếp tục bữa tiệc cưới vĩ đại, bữa tiệc đời đời cho t́nh yêu hợp nhất của chúng ta với Thiên Chúa trên Nước trời. (Có vẻ tốt hơn khi dùng h́nh thức của Phúc âm, từ khi nhiều nhà thông thái nói rằng câu chuyện người không có trang phục áo cưới là một dụ ngôn riêng biệt).

 

 

5. Không có ǵ vui hơn tiệc cưới

Mỗi thánh lễ nhắc lại dụ ngôn của sự mời gọi này: ”Phúc cho những người dược mời tới dự tiệc của Chúa!”. Nhưng Matthêu nhà đạo đức nhanh chóng báo động với chúng ta: Khốn thay kẻ từ chối lời mời và khốn thay kẻ nào đến mà không cố gắng để làm cho ḿnh xứng đáng dự tiệc.

 

Dầu sao tôi cũng muốn ở giây lát trong niềm vui trong sáng. “Nước Trời giống như một ông vua dọn tiệc cưới cho con trai ḿnh”. Khi nói điều ấy, Chúa Giêsu thấy được nhiều điều! Chúa Cha và đám đông con người. Và Ngài, Con của vua và là người anh em phổ quát. Ngài là Đấng không chỉ “ở giữa” Chúa Cha và con người mà thôi, nhưng “hướng về Chúa Cha” và “được trao ban cho con người”. Kết hợp Thiên Chúa với nhân loại trong các tiệc cưới lạ lùng. Không có ǵ vui hơn tiệc cưới. Đừng bao giờ đánh mất cái nh́n về lễ hội vô cùng của Tin Mừng là lễ hội mở tất cả các cửa của Thiên Chuá cho tất cả mọi người.

Chúa Giêsu nhấn mạnh trên sự miệt mài của Chúa Cha để nói với chúng ta: các ngươi hăy đến, tất cả đă sẵn sàng! “Ngài sai các đầy tớ... Ngài lại sai các đầy tớ khác... Ngài nói với các đầy tớ: các ngươi hăy mời tất cả những người mà các ngươi có thể gặp”. Kẻ nào không cảm thấy vui vẻ v́ được Thiên Chúa mời th́ kẻ ấy không nhận biết Thiên Chúa.

 

Thế th́ tại sao có nhiều người từ chối? Matthêu phác hoạ c̣n Luca th́ xác định những lư do: “Người th́ đi ra đồng, kẻ th́ lo buôn bán”, Matthêu nói như thế. C̣n Luca th́ bảo: “Tôi vừa mua một đám ruộng... Tôi vừa mua mấy con ḅ... Tôi mới cưới vợ”.

 

Đó là những lư do tuyệt vời, và biết bao Kitô hữu cuối cùng từ chối những lời mời của Thiên Chúa bằng mọi lư do tốt đẹp! Giờ đây dụ ngôn không c̣n được nói lên cho những người Do thái bị đe doạ là những người ngoại đạo sẽ thay thế họ nữa, dụ ngôn được nói với những Kitô hữu. Trong các bài phỏng vấn về cách thức sống đức tin, những Kitô hữu nói với tôi: “Tôi không hành đạo, tôi không đọc kinh”. Những lư do họ nêu ra đôi khi bi đát, nhưng thường thường tôi nghe gần giống như những từ trong dụ ngôn: “Tôi quá bận bịu v́ chuyện này chuyện nọ...”

 

Bởi v́ bạn đang đọc những bài suy niệm này nên bạn không ở trong trường hợp đó, nhưng chúng ta hăy chú ư, Thiên Chúa lúc nào cũng mời gọi.

 

Chúng ta có thể nghĩ rằng có hai dụ ngôn: dụ ngôn vói về lời mời gọi lớn lao và những lời từ chối, và dụ ngôn người được mời bị loại ra. Thực ra, đây cũng cùng một ư tưởng mời gọi, nhưng sự mời gọi rộng răi đến nỗi cuối cùng trong pḥng tiệc có cả “người tốt lẫn kẻ xấu”. Điều này nhắc lại các dụ ngôn cỏ lùng và lưới cá trong đó Chúa Giêsu muốn chứng tỏ rằng bất cứ những người nào được Thiên Chúa mời gọi cũng sẽ có cơ may trở nên tốt lành.

 

Ở đây nữa họ cũng phải nỗ lực. Dụ ngôn bắt đầu bằng sự biết ơn đầy kinh ngạc: “Phúc cho những kẻ được Chúa mời dự tiệc!”. Dụ ngôn kết thúc bằng việc trở lại thái độ của người được mời. Chúng ta đang ở trong pḥng tiệc, đây chính là Giáo hội, cộng đoàn dự lễ Chúa nhật, tiệc Thánh thể. Cũng không thiếu lời mời gọi chúng ta: “Chúng ta hăy nh́n nhận chúng ta là những kẻ tội lỗi...”. Và trước khi rước lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, xin thương xót chúng con, xin cho chúng con một bộ đồ cưới”.

 

6. Những người được chọn và được gọi.

Thánh Matthêu tŕnh bày ở đây ba dụ ngôn mà chắc chắn Chúa Giêsu đă nói đến trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng đúng ra, được quy hợp thành một toàn thể, các dụ ngôn đó giúp khám phá những viễn tượng mới cách phong phú hơn, v́ những dụ ngôn đó chứng tỏ lập trường của những nhóm khác biệt đối với nước Thiên Chúa. Nhóm thứ nhất gồm có nhiều hạng người lănh đạm hờ hững. Thái độ lănh đạm của họ rất trầm trọng, v́ đây là một việc tối hệ, dụ ngôn nói về tiệc cưới của Thái Tử, đó là một cuộc lễ duy nhất chỉ có những ai sang trọng mới được dự. Hơn nữa, lời mời gọi được lập lại nhiều lần biểu thị tính chất bất nhất của khách mời. Thái độ nhửng nhưng h́nh như là một xúc phạm.

Áp dụng dụ ngôn vào giáo hội, họ là những người đáng lẽ phải hiểu biết ư nghĩa dụ ngôn để cải hóa, nhưng vẫn đứng ngoài như những kẻ không tha thiết ǵ cả. Thương mại làm họ chú tâm hơn kinh nguyện, dương thế có giá trị hơn Thiên đàng, thời gian có ư vị hơn vĩnh cửu, bản ngă quư hơn Thiên Chúa. Họ không phải là thù địch, cũng không phải là vô thần, cũng không phải là vô tôn giáo. Nhưng họ không có th́ giờ, chỉ hoàn toàn bận tâm với những lo âu trần thế.

Rồi sẽ ra sao? Thiên Chúa cũng không chú ư đến họ, để họ bị bỏ rơi và quên lăng. Nếu họ ngoan cố trong t́nh trạng này, họ sẽ bị kết án vĩnh viễn: “Ta không biết các ngươi. Ngày nay trước nhiệt t́nh đấu tranh chính trị, trước nhịp độ vội vă của cuộc sống kinh tế, trước cảnh náo động của thế giới, nhóm này h́nh như quan trọng đặc biệt.

Nhóm thứ hai gồm những người tự xưng là đối thủ. Trong dụ ngôn, đó là những người xử dụng tiệc cưới để nổi loạn và từ chối không theo hoàng vương. Mọi việc đều sôi nổi tạo nên một cuộc tranh chấp đẫm máu và thanh trừng tàn bạo. Áp dụng vào giáo hội, họ là những người vô thần cuồng tín, chiến đấu mạnh mẽ, là những bè phái tự cho là sáng suốt, là những người coi tôn giáo là một loại thuốc phiện mê dân, coi đức tin như một loại kư sinh trùng bám vào nhân loại; coi luân lư công giáo làm suy giảm ư thức quốc gia, coi Giáo Hội là một chế định do những người đen tối thiết lập để che chở những kẻ trí thức nhỏ bé. Họ chống đối Kitô giáo và Giáo Hội bằng lời nói, bút mực, hay hành động có tổ chức. Khi họ nắm chính quyền họ xử dụng luật pháp, cảnh sát, và trong trường hợp thất bại, họ dùng đến quân đội, thanh toán Kitô giáo: Đó là mục đích họ theo đuổi.

Tuy nhiên, cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa luôn luôn thất bại thảm khốc. Quan niệm tạp chủng về một siêu nhân loại sẽ gây nên cảnh trụy lạc dưới ảnh hương củ ác quỷ và phi nhân. Khi cả gan chống lại Thiên đàng sẽ bị rơi xuống hỏa ngục.

Nhóm thứ ba, gồm những người bước vào pḥng tiệc nhưng không mặc áo cưới. Bên ngoài, họ là những người được mời, nhưng tâm t́nh bên trong của họ không ḥa hợp với hoàn cảnh. Có lẽ họ cũng có áo cưới, nhưng họ coi việc mặc áo vào là vô ích. Phong độ của họ chứng tỏ họ khinh bỉ chủ tiệc. Thuộc về nhóm này c̣n có những ai thực sự là thành phần của Giáo Hội và tham dự vào đời sống Giáo Hội như những người Công Giáo sùng tín, nhưng mặt khác, họ khinh chê lời các Tông đồ, không mặc lấy Đức Kitô, không thấm nhuần tinh thần của Ngài. Đó là những chi thể chết của nhiệm thể. Họ tha hóa nhiệm thể và bóp méo nhiệm thể. Họ là những cành cây héo úa của Thiên Chúa, những cành cho khô khẳng, là những người Công giáo trong ngày Chúa nhật. Bên ngoài họ có vẻ quen thuộc với tôn giáo, nhưng trong tâm hồn họ vẫn xa lạ với tinh thần Đức Kitô. Trong dụ ngôn, số phận của họ là bị trục xuất khỏi lễ tiệc v́ họ đă làm phiền lụy đến buổi tiệc và bóp méo h́nh ảnh buổi tiệc. Nếu họ cố chấp trong t́nh trạng của họ, họ sẽ bị Chúa tuyên phạt đời đời.

Sau cùng, nhóm thứ tư gồm những người đă chấp nhận lời mời gọi và rất mực khôn ngoan v́ được hạnh phúc bất ngờ. Họ đến từ khắp nơi, dù biết rằng họ không có liên quan ǵ đến đặc ân này. Họ vô cùng hân hoan. Đó là những người ư thức về ơn sủng. Họ biết rằng, tiếng gọi của Chúa là do ḷng thương xót, được ban xuống cho những người xa lạ, những chiên lạc, những tội nhân và những người bất xứng. Nhưng khi đă nghe tiếng gọi đó, họ cố gắng trả lời. V́ thế đời sống của họ là một đại lễ. Họ được tham dự vào tiệc cưới Con chiên. Họ vui sướng như ở Cana, bên những b́nh đầy rượu cách lạ lùng. Họ sẽ vẫn là những người bạn của quân lang. Tiếng gọi được ban xuống cho nhiều người, nhưng trong số những người đó có những người biệt phái coi ḿnh là những kẻ ưu tuyển rồi lên mặt khoe khoang. Họ chỉ là thiểu số. Ngược lại, trong nước Chúa, cũng có những người tùy thuộc vào một thành phần ưu tuyển luân lư và công giáo, song vẫn không dám giả h́nh kiêu ngạo, tự măn với ơn chọn lựa.


 

7. Dụ ngôn tiệc cưới – Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

“Về nước Trời cũng giống như vua kia”. Nước Trời không giống như một ông vua; nhưng trong Nước Trời được Chúa Kitô khai mào, sẽ xảy ra điều mà dụ ngôn sắp kể lại (x. 13, 24; 18, 23; 25, 1). Cựu ước và Do thái giáo năng chỉ Thiên Chúa dưới những nét của một v́ vua (Tl 8, 23; 1 Sm 8, 7; Xh 19, 6; Tv 11, 4; 47, 3; 93, 1- 2; 95, 3- 5; 103, 19; Gr 10, 7...).

 

“Làm tiệc cưới cho hoàng tử". H́nh ảnh bữa tiệc thiên sai chắc chắn được vay mượn từ Cựu ước (Is 25, 6; 55,1-3). Nó diễn tả tính cách nhưng không của ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho dân Ngài và được tiên trông qua bữa ăn của Môisen với 70 kỳ lăo, trước sự hiện diện của Đấng Vmh cửu trên núi Sinai, sau hy tế đền tội (Xh 24,11). Sách Khải huyền cũng tŕnh bày ngày quang lâm của Nước Thiên Chúa như là việc cử hành lễ cưới của Con Chiên (Kh 19).

 

“Nhưng họ không muốn đến": Sự từ chối được diễn tả một cách rành rẽ qua động từ muốn động từ rất được Matthêu ưa thích (x. 11,14; 16,24; 18,30; 19,17; 23,27b). Việc đáp lại lời mời không phải là chuyện khuynh hướng bẩm sinh hay chuyện t́nh cảm, nhưng là chuyện quyết định tự ư hoàn toàn. Xa hơn chút nữa (c.5), Matthêu cho thấy các thực khách không thèm đếm xỉa đến lời mời, không quan tâm, đó chính là thái độ hờ hững đáng tội, là sự thờ ơ hiểu theo nghĩa mạnh nhất.

 

“Khách mời đă không đáng dự”. Sự bất xứng của các kẻ được mời không do tự nhưng khiếm khuyết hay vô tri tự nhiên, v́ sau đó đủ mọi hạng người sẽ được triệu mời, lành cũng như dữ" (c.10); họ bất xứng v́ đă từ chối.

“Vậy các người hăy ra các ngă đường, hễ gặp ai th́ mời vào tiệc cưới”. Kiểu nói ‘vậy hăy đi’ (poreuesthe oun) nhắc cho ta nhớ những tiếng mà Chúa Giêsu sẽ dùng để sai các môn đồ đến với dân ngoại: “Vậy các ngươi hăy đi thâu nạp các môn đồ khắp muôn dân" (28, 19). Ơn cứu độ nhưng không của Chúa Kitô, dù bị người Do thái khinh chê, vẫn được cống hiến cho bất cứ ai nghe lời mời gọi của các kẻ phục vụ Tin Mừng trong khắp nẻo đường thế giới: "Nhiều kẻ sẽ từ phương Đông, phương Tây mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước Trời" (8, 11). Sự cứng ḷng và từ chối của Israel chỉ khai mào thời gian của Giáo Hội, thời gian mà một khi Tin Mừng được rao giảng cho mọi dân tộc (24, 14), pḥng tiệc sẽ tràn ngập đủ hạng người. Thành thử việc sai các gia nhân lần thứ ba tương ứng với việc sai các sứ đồ đến với dân ngoại sau khi Chúa Giêsu phục sinh. Ở đây, chúng ta gặp lại chiều hướng phổ quát và truyền giáo rất được Matthêu chú trọng (2,1-2; 3,9; 8,5-10; 8,28-34; 15, 21-28; 13, 47; 21, 43...).

 

"Bất luận dữ hay lành”. Chi tiết này làm ta liên tưởng tới dụ ngôn lưới cá (13, 47-50); “kẻ dữ" đây là những người có tội được mời cách nhưng không, sẽ cải thiện đời sống một khi đă vào trong Nước Trời hay Giáo Hội, hoặc là các kẻ dữ theo nghĩa tuyệt đối mà một ngày kia sẽ bị loại ra khỏi Nước Trời (hay khỏi Giáo Hội). Các câu 11-14 tiếp theo sau xét đến hạng kẻ dữ này.

 

“Nhà vua đi vào coi khách dự tiệc”. Đây là cuộc phán xét sau cùng; hăy so sánh với các dụ ngôn của chương 13 (vd: cỏ lùng, lưới cá) và của chương 25 (mười trinh nữ nén vàng, chiên và dê): trong các dụ ngôn ấy nói tới sự lựa chọn, phân tách kẻ dữ người lành. Những câu này, của riêng Matthêu, chắc chắn là để sửa lại một lối giải thích tự do quá trớn về các câu 1-10. Dĩ nhiên, việc gia nhập vào Giáo Hội là nhưng không thật đấy, song chớ quên rằng đó là Giáo Hội của Vua. Thiên Chúa "khám xét" dân mới của Ngài kỹ lưỡng vô cùng v́ ân sủng Ngài luôn luôn đ̣i hỏi.

 

"Sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới?": Y phục lễ cưới này là cái ǵ vậy? Đó chỉ có thể là thực tại và được biểu hiệu trong dụ ngôn thợ vườn nho qua h́nh ảnh hoa quả Nước Trời. Đó là sự công chính luôn được Tin Mừng Matthêu đ̣i hỏi nơi tín hữu, sự công chính hay là sự trung thành mới mà các chương 5-7 đă cho một vài ví dụ (5, 20; 6, 33...). Để đi vào Nước Trời, cần phải mặc “áo cứu độ" (Is 61, 10), "mặc lấy Chúa Kitô" (Ep 4, 24; Gl 3, 27). V́ thế, chỉ những ai đă "giặt áo ḿnh trong máu Con Chiên" (Kh 7, 9-17) mới có thể đứng vững trước ngai Con Chiên trong ngày lễ cưới (x. Kh 19, 6-8).

 

“Người ấy câm miệng": Người Do thái quan niệm rằng các việc lành phúc đức sẽ bầu cử cho họ trước mặt Thiên Chúa. “Ai thực thi huấn lệnh th́ người ấy sắm cho ḿnh một kẻ chuyển cầu" (Châm ngôn tiên tổ 4, 13). Một ư tưởng tương tự cũng được t́m thấy trong Cv 10,4. Người khách đă không thực thi việc phúc đức thành ra câm miệng lại: chẳng một ai chuyển cầu biện hộ cho y.

 

KẾT LUẬN

Dân Do thái, kẻ thừa hưởng lời hứa của Thiên Chúa, là những người đầu tiên được đón nghe Tin Mừng, do từ chính Chúa Giêsu (Người chỉ giảng dạy cho họ) cũng như do các sứ đồ (các vị luôn luôn bắt đầu từ nơi họ, ngay cả Phaolô, trong các thành ngài rao giảng), nhưng họ đă không sẵn sàng tiếp đón. Tuy nhiên, sự cứng ḷng của họ, dầu bí nhiệm đến đâu (Ga12, 37-43), cũng không thể làm cho ư định quan pḥng của Thiên Chúa thất bại. Các dân ngoại, được rao giảng Tin Mừng muộn hơn, sẽ dần dà đi vào trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Và chính thánh Phaolô (Rm 11, 26) có hé mở cho thấy trong tương lai, Israel sẽ trở lại với Người cách ồ ạt, khiến sau cùng Do thái và dân ngoại, hiệp nhất trong một Giáo Hội, có thể cùng nhau tạo thành Israel của Thiên Chúa. trong lúc chờ đợi, mỗi người phải cố gắng mặc lấy Chúa Kitô bằng cách thực thi việc làm.

 

Ư HƯỚNG BÀI GIẢNG

1) Bàn tiệc cưới của Giáo Hội là bàn tiệc Thánh Thể, được Chúa Ki-tô khai mạc với các sứ đồ trong bữa tiệc ly (Mt 26, 26- 29) và luôn được tái diễn từ ngày Hiện Xuống trong Giáo Hội sơ khai (Cv 2, 42) cũng như trong các cộng đoàn Kitô hữu mới (1Cr 11, 23-29). Để xứng đáng tham dự bàn tiệc Thánh Thể này, phải mặc áo cưới, nghĩa là sống một đời phù hợp với Tin Mừng của Chúa Kitô. Và từ bàn tiệc Thánh Thể này đến bàn tiệc Thánh Thể khác, chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Kitô và đủ điều kiện để một ngày kia tham dự vào bàn tiệc thiên quốc trong t́nh thân mật với Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa sẽ là tất cả niềm vui của chúng ta.

 

2) Khi lănh nhận phép Thánh tẩy, chúng ta đă được mặc một chiếc áo trắng và linh mục đă chúc chúng ta ǵn giữ nó tinh tuyền cho đến ngày phán xét trước ṭa án của Chúa Kitô. Nếu chúng ta đă làm bẩn chiếc áo rửa tội này, chúng ta luôn có thể tŕnh diện nơi ṭa án của ḷng thương xót là Bí tích Giải tội. Ở đó Chúa Kitô, qua lời Bí tích của vị đại diện Người, sẽ tẩy sạch áo cưới của chúng ta và lại kêu mời chúng ta dự tiệc cưới của Vua, trong niềm vui của t́nh thân được tái lập. Đừng có làm như những người được mời đầu tiên của dụ ngôn mà từ chối hồng ân lớn như thế.

3) Thiên Chúa luôn kêu mời chúng ta vào trong t́nh thân mật của Ngài, mời ta hưởng niềm vui được phục vụ Ngài (phục vụ là thống trị v́ Chúa). Người ta có thể phản đối lời mời ấy bằng một thái độ thù nghịch công khai, điều này rất may là họa hiếm. Thường thường người ta phản đối bằng thái độ lănh đạm tôn giáo, được che dấu dưới nhiều cớ dễ dăi: không có th́ giờ, nhiều việc khác cấp bách hơn v.v... Như những kẻ đầu tiên được mời của dụ ngôn, ta không thèm đếm xỉa đến lời mời đă nhận được. Trong phương diện này, trách nhiệm Kitô hữu nặng nề hơn trách nhiệm của người ngoại, v́ Kitô hữu biết rằng ḿnh được mời đự tiệc, trong khi lương dân chỉ có thể trực giác cách mơ hồ thôi, trong đáy sâu thẳm của ḷng họ.

 

4) Chúa nói dụ ngôn cho chúng ta, là Người đang sống trong Giáo Hội. Người cảnh giác chúng ta: đừng tưởng rằng các ngươi đă đến đích, đă an vị; giữa các ngươi có đủ loại, kẻ dữ người lành, cỏ lùng lúa tốt. Các gia nhân của Ta dă quy tụ các ngươi, họ đă lấy tất cả những ǵ họ gặt: tốt cũng như xấu. Chẳng phải v́ các ngươi ở trong mà các ngươi được xét đoán kẻ ở ngoài, những kẻ đă từ chối không chịu đến. V́ có một cách khác làm sỉ nhục cho Đấng mời gọi chúng ta là định cư trong nhà Người như thể trong nhà của chúng ta, quên rằng Người đă mời gọi chúng ta, quên rằng chúng ta ở trong Giáo Hội là nhờ ân sủng thuần túy, quên rằng chỉ có cách sống đạo của chúng ta mời định đoạt về số phận được tuyển chọn cuối cùng.

 

5) Mặc lấy Chúa Kitô là mặc lấy các tâm t́nh: lân tuất, nhân hậu, khiêm nhu, nhẫn nại, hiền từ (Cl 3, 9-13), là tha thứ như Người đă tha thứ cho ta, là yêu mến như Người đă mến yêu ta, là trở nên một Kitô khác, là được biến đổi trong Người, là chân thật trong các cuộc giao tiếp với anh em, là đừng để cho cơn giận có thời giờ ra chai cứng lại thành hiểu lầm nhau, là nỗ lực làm việc để có thể chia sẻ cho những người túng thiếu.

 

6) Thiên Chúa mời chúng ta dự tiệc của Ngài không những là qua tiếng nói của Giáo Hội hay các linh mục, nhưng c̣n qua bất cứ một người vô danh nào mà chúng ta biết lắng nghe, qua một biến cố lay động cuộc sống, qua một thử thách mà chúng ta trải vượt, qua một niềm vui mà chúng ta thường thức. Trong mức độ mà các con người và các biến cố ấy kêu gọi chúng ta, thúc bách chúng ta phản ứng, buộc chúng ta chọn lựa sống đạo, v́ đó chính là các gia nhân đến nài xin tự do của ta, đến thông ban cho ta một Tin Mừng: "Tiệc cưới đă sẵn".

 

8. Dụ ngôn tiệc cưới và áo cưới

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ những khách mời “không xứng đáng… đến gặp ai cũng mời”:

Trước sự phẫn nộ của đối phương, c̣n dân chúng lại hồ hở chào mừng Người bằng những lời tung hô "vạn tuế”, Đức Giêsu đă tiến vào thành Giêrusalem trong tư cách Messia. Khi giảng dạy ở trong Đền Thờ, Người thường bị các thượng tế và kỳ mục trong dân hạch sách. Rơ ràng là họ tới có ư chất vấn Người đă lấy quyền nào mà nói và hành động như vậy: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Ai đă cho ông quyền ấy” (21,23). Nhưng Đức Giêsu đă từ chối trả lời họ, bao lâu mà chính họ vẫn lẩn tránh câu Người hỏi họ: "Phép Rửa của Gioan do đâu mà có. Do Trời hay do người ta (21,24). Trong bối cảnh gay cấn như vậy, mà ba dụ ngôn về xét xử Chúa dùng để nói với họ như một lời cảnh giác mạnh mẽ và cuối cùng, được đặt vào:

* Dụ ngôn hai người con đực sai đi làm vườn nho (Phúc Âm Chúa nhật 26).

* Dụ ngôn những ta điền sát nhân ( Phúc Âm Chúa nhật 27).

* Dụ ngôn tiệc cưới (Phúc Âm Chúa nhâït 28 này).

 

Đọc bản văn dụ ngôn những khách mời dự tiệc như được viết trong Phúc âm Matthêu, chúng ta có thể nhận thấy ngay những lời giáo huấn của Chúa được các cộng đồng tín hữu ǵn giừ và nghiền gẫm, đă phải trải qua quá tŕnh truyền đạt và thích nghi cho tới khi được các thánh sử soạn thảo thành văn nhất định. Chắc hẳn trong nội dung lời giáo huấn của Chúa, th́ dụ ngôn này, theo như diễn ư của J.Jérémias, có nghĩa như "một sự bênh vực và biện minh" cho Phúc âm.

 

Th. Matura giải thích: "Những người đạo đức (các Pharisiêu), những nhà thần học (các kinh sư), những người lănh đạo tôn giáo của dân (các tư tế) dù không đón nhận Tin Mừng Nước Trời Chúa Giêsu loan báo, mà theo nguyên tắc là có ư dành cho họ trước tiên. Trái lời dân chúng và nhiều người sống bên lề (các người thu thuế, tội lỗi), những người bị những kẻ thống trị loại bỏ th́ lại tỏ ra sốt sắng lắng nghe lời Chúa kêu gọi và vui ḷng đi theo Người (Lc 15,1-2), khiến cho giới có đầu óc khó chịu và buông lời chỉ trích. Dụ ngôn những khách mời dự tiệc cưới là câu trả lời cho thái độ giả h́nh này. ‘Chính các ông cũng giống như những người khách được mời này mà lại chối từ. Các ông cho đó chướng mắt, v́ tôi được các người vốn bị các ông khinh bỉ, quây quần bên tôi: chính các ông mới là những người đă không thèn đếm xỉa tới, đă từ chối và các ông c̣n điều này: không phải những người công chính mà là những người tội lỗi mới cần cứu độ!”

Điểm hóc búa của dụ ngôn Chúa kể, quả là gay cấn phải chứng tỏ và đúng cách Người cư xử với những người tội lỗi và lên án thói giả h́nh của giới lănh đạo. Đức Giêsu đă biểu lộ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với những người bé nhỏ, đồng thời người cũng tố cáo những kẻ từ chối lời mời gọi của Phúc Âm, và như thế bị loại khỏi bàn tiệc Nước Trời mà Người đến khai trương" (“Assemblées du Seigneur" số 59, trang 18-19).

 

Khi đem nội dung trên vào Phúc âm của ḿnh để tŕnh bày cho cộng đồng tín hữu của ngài là những người gốc Do Thái giáo, thánh sử Matthêu khác với tác giả Luca, có sửa đổi nhiều chi tiết làm thay đổi ư nghĩa ban đầu của dụ ngôn này để hướng tới một ư nghĩa ẩn dụ (mỗi chi tiết đều mang một ư nghĩa).

 

2. “Người kia” trong dụ ngôn ban đầu, trở thành “một ông vua kia mở tiệc cưới cho con ḿnh”.

Cl. Tassin gợi nhớ lại: Cựu ước đă hứa hẹn sự hiệp nhất phu thê giữa Thiên Chúa và dân Người và Phúc âm đă tŕnh bày Chúa Giêsu như vị Tân lang của những đám cưới được trông đợi này (x. Mt 9,15). Thế nên thánh Matthêu cung cấp ngay cho ta những ch́a khoá cần thiết giúp cho việc đọc "("Phúc Âm thánh Matthêu ”, NXB Centurion, trang 230).

+ Cũng vậy, người đầy tớ duy nhất trong Phúc âm Luca được tăng lên thành nhiều loại: các câu 3.4.8.13.

+ Và không những, các người đầy tớ này bị người ta hắt hủi, mà c̣n bị xỉ nhục và giết chết các (câu 6 và 7) như trong dụ ngôn những tá điền sát nhân. Và cũng như trong dụ ngôn này, sự trừng hạt không muộn màng. Th. Matutura chú giải: Đức Giêsu khiển trách những người lănh đạo tôn giáo, th́ họ khăng khăng chối từ sứ mệnh của Người... Việc đưa xen vào dụ ngôn, hai câu 6 và 7 càng làm rơ nét phương diện này, bởi th́ rơ ràng là đối với thánh Matthêu, những khách mời thoái thác kia, chính là những người Do thái không tin. Cách họ đối xử với các người được sai đến (các ngôn sứ bị chúng giết 3,32-36) lôi kéo sự trừng phạt đến cho họ: ám chỉ quá rơ ràng việc thành Giêrusalem bị tàn phá" (O.C. trang 20-21).

+ Không tŕ hoăn, vua liền sai những sứ giả khác "đi ra các ngă đường", gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.

+ Các đầy tớ thi hành lệnh ngay, gặp ai ‘bất luận tốt xấu’ cũng tập hợp lại. Th. Matura nhận định: "Cách diễn tả này chứng tỏ rằng: Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, Người lựa chọn mà không đ̣i hỏi, nhưng chỉ v́ ḷng thương xót (Mt 6, 45). Giống như những dụ ngôn cỏ lùng và chiếc lưới, nó cũng mô tả t́nh trạng của cộng đồng tín hữu thời thánh Matthêu, lúc đó không phải mọi người đều thánh thiện cả. Sau cùng lời diễn tả ấy chuẩn bị cho câu chuyện về người xâm nhập pḥng tiệc bị loại ra" (O.C. trang 23).

 

3. Từ việc được mời… đến việc tham dự tiệc cưới:

“Pḥng tiệc cưới lúc này đă đầy thực khách". Theo tập tục Đông phương cổ, người chủ tiệc không ngồi bàn ăn với các thực khách, nhưng ông đi lại chuyện tṛ, thăm hỏi họ. Chi tiết hơi lạ là gia nhân ra các nẻo đường, gặp ai bất luận tốt xấu, cũng tập hợp cả lại vào pḥng tiệc, th́ những người ấy đâu có thời giờ mà thay đồ. Thế nên mới có câu chuyện về áo cưới. Đang khi tất cả phần thứ nhất của dụ ngôn này nói cho những người chống đối Phúc âm, th́ phần kết của dụ ngôn lại nhắm nhóm người vốn cho ḿnh vẫn sống theo Phúc âm đó là cộng đồng các môn đệ Đức Giêsu. Th. Matura giải thích: "Họ phải cảnh giác đối với ư nghĩ cho rằng chỉ cần được gọi và đáp lại Tin Mừng là bảo đảm được rỗi linh hồn. Không cần phải tuyên xưng danh Đức Kitô, tham gia vào cộng đồng của người (tức là chịu phép Rửa dể được vào pḥng tiệc), c̣n phải chu toàn các công việc mà đức công chính mới đ̣i hỏi (Mt 7,21). Nếu không dù là đă được nhận vào pḥng tiệc rồi, người ta vẫn có nguy cơ bị ném ra ngoài bị loại trừ vĩnh viễn khỏi Nước Trời" (O.C. trang 25).

 

Bởi vậy Giáo Hội không thay thế Israel, v́ lịch sử dân tộc này vẫn trước sau như một. Phần các tín hữu, nên biết lượng sức ḿnh yếu đuối gịn mỏng và vẫn chưa đáp trả đủ t́nh yêu Thiên Chúa của Đức G'iêsu Kitô dành cho ḿnh, chứ đừng vội thấy người khác bị Chúa trừng phạt mà vui mừng.

 

II. BÀI ĐỌC THÊM:

“Một Giáo Hội mời gọi hết mọi người” (Giám mục L. Daloz trong "Le Règne des cieux s'est approché", Desclée de Brouwer, trang 301-302).

 

"Thế chỗ cho dân tộc được kêu gọi trước nhất, những kẻ được mời gọi ở đây, chính là những lớp người của mọi dân tộc, họ ở trên các công trường, tại những ngă ba, ngă tư đường. Không c̣n nữa những chiếc ghế được dành riêng cho ai: "Gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới!". Vấn đề được xét đến không phải là dân Do thái là một dân như thế, mà là thái độ tự măn, và chối từ, sự không chú ư lắng nghe lời mời gọi của Chúa: "Họ không thèm đếm xỉa tới lại bỏ đi: Kẻ th́ đi thăm trại, người th́ đi buôn". Thái độ đó vẫn xảy ra hôm nay, bất cứ lúc nào. Người ta cố gắng và cho là điều quá tự nhiên khi xếp đặt các giờ phút gặp gỡ với Chúa, các việc đạo đức của đời sống Kitô hữu, việc cầu nguyện... vào những giờ phút thừa thải, những ngày giờ chẳng c̣n công chuyện ǵ để làm, sau giờ lao động, sau những công việc thường ngày, cả sau khi đă vui chơi nữa, sớm muộn, c̣n đâu th́ giờ rảnh rỗi nữa. Người ta bắt đầu trở nên bê bối, rồi t́m cớ chữa lỗi cho ḿnh rằng: "Làm việc cũng là cầu nguyện rồi...". Dần dần mỗi ngày một chút, người ta không c̣n cầu nguyện, tham dự các bí tích, các buổi hội họp và việc huấn luyện nữa, viện cớ rằng: "Tôi không c̣n th́ giờ để cầu nguyện nữa. . .". Đôi khi thái độ từ chối tiếp nhận Đức Giêsu, từ chối đáp lại tiếng gọi của Chúa là do không biết hoặc thù địch với Người. Đức Giêsu gây phiền hà, là chướng ngại. Thế là chống đối, là bách hại. Không cứ ǵ một dân tộc mới làm thế, mà mọi người đều có khả năng làm như vậy, và chúng ta đều là thành phần của nhân loại này! Nhưng tiệc cưới không thể bị ế. Thiên Chua vẫn mời gọi không ngừng: "Các đầy tớ ấy liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận tốt xấu, cũng tập hợp cả lại". Tiếng Chúa kêu gọi dành cho hết mọi người; Người ngỏ lời với những người lương thiện cũng như kẻ bất lương, với người công chính cũng như kẻ tội lỗi đặc biệt là những người tội lỗi? Điều đó giúp ta nh́n rơ Giáo Hội vốn quy tụ mọi người.

 

Giáo Hội nhất định không phải là nơi tập hợp những "người thập toàn", là tổ chức gồm những người không có ǵ đáng chê trách cả. đôi khi chúng ta quan niệm Giáo Hội là thành phần ưu tuyển, có cảm giác rằng Giáo Hội phải loại trừ ra khỏi ḷng ḿnh tất cả nhưng ai không sống theo Phúc âm. Phải chăng đă đến lúc tôi sẽ là người đầu tiên phải bỏ đi ư nghĩ lầm lạc ấy?... Đúng là Giáo Hội đón nhận khá rộng răi và điều đó không làm thoả măn những ai muốn Giáo hội tạo cho ḿnh một h́nh ảnh không t́ vết! Liệu Giáo giội đưa ra một h́nh ảnh như thế có tốt không? Đó chẳng phải là con đường mở ra cho lối sống giả h́nh như đối với những người Pharisiêu sao? Phần cuối dụ ngôn nói đến một sự lựa lọc phải diễn ra, nhưng là vào giờ phút chót khi "vua tiến vào quan sát khách dự tiệc". Đấy cũng là điều mà hai dụ ngôn cỏ lùng và chiếc lưới đều nói lên: "Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính. . . " (13,49). Ai muốn vào dự tiệc Nước Trời, phải mặc y phục lễ cưới: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới”. Rồi vua truyền quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng". Vào dự tiệc Nước Trời không tuỳ thuộc ṇi giống, hay là người của một dân tộc, nhưng căn cứ vào sự trở lại, thay đổi đời sống, những việc lành phúc đức... Khi nhận chiếc áo trắng trong lễ nghi Rửa tội, chúng ta đă được mời gọi "giữ cho tinh tuyền phẩm giá người con Chúa". Y phục của dân mới, y phục lễ cưới, chính là Đức Kitô mà chúng ta đă "mặc lấy", là phẩm cách người Kitô hữu, là ân sủng Chúa trao ban . Sống sao cho xứng đáng với những ǵ ta đă lănh nhận, đó chính là một lời mời gọi.

 

9. Suy niệm của Noel Quession

“Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con ḿnh...”

Tin Mừng không bao giờ cho chúng ta những định nghĩa to tát trừu tượng về Thiên Chúa, về thiên đàng, về Giáo Hội. Không? Tin Mừng đúng ra là một là một cuốn sách cao cả bằng nhiều h́nh ảnh. Khi nh́n sự thành công về mặt truyền h́nh của các đám với hoàng gia th́ h́nh ảnh mà Đức Giêsu sử dụng trong thời đại ấy xem ra c̣n mới... dù h́nh ảnh ấy có tính chất Phương Đông rơ nét.

Như thế, Đức Giêsu tŕnh bày với chúng ta một Thiên Chúa làm đám cưới cho con trai ḿnh: đây là câu chuyện đẹp nhất trần gian, câu chuyện t́nh yêu đẹp nhất! Rơ ràng là câu chuyện liên quan đến Người. Đức Giêsu là người yêu. Người đă cưới một hôn thê mà Người yêu say đắm: hôn thê đó là nhân loại. H́nh ảnh hôn lễ này như “một sợi chỉ vàng" xuyến suốt toàn bộ Kinh Thánh: Hs 1-3; Is 54,4-8; 61,10; 62,4-5; Gr 2,2 - 31,3; Ed 16; Tv 45,7-8, toàn bộ sách Diễm Ca; Mc 2, 19; Ga 3;29; Mt 25, 1-13; 9,1-5; Ep 5,25; 2Cr 19,29; 21,2-9; 22,17; Kh 20,9; 21,2-9 v.v...). Vâng, từ đầu này đến đầu kia của mạc khải, những quan hệ của Thiên Chúa với nhân loại là một "Giao ước" một "Lễ cưới". Điều đó sẽ thay đổi ǵ cho tôn giáo của tôi nếu như thay v́ chỉ quan niệm tôn giáo ấy như những chân lư phải tin và những quy tắc về đạo đức phải tuân thủ, tôi đi đến chỗ quan niệm tôn giáo của tôi thật sự là "một câu chuyện t́nh yêu”?

Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đă được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới...

Thiên Chúa mơ đến một bữa tiệc hoàn vũ cho nhân loại một bữa tiệc thật sự "vương giả"... một lễ hội! Bạn hăy thử hỏi bất cứ đứa trẻ nào để biết những trường hợp làm chúng rất sung sướng. "Đó là khi có nhiều khách mời đến nhà?". Bữa ăn ngày lễ hội hoàn toàn là một biểu tượng của niềm vui được chia sẻ. Và ngày hôm nay vẫn thế, bữa tiệc cưới thường quy tụ nhiều khách khứa vui vẻ nhất: Món ăn chọn lọc, rượu ngon, tiếng nhạc lời ca, y phục lễ hội, khiêu vũ... Đến ngày lễ hội, bàn ăn đă sẵn sàng, Thiên Chúa cũng quy tụ các khách mời của Người. Nhưng khách được mời sắp làm ǵ?

Nhưng họ không chịu đến.

Ông vua tội nghiệp và thất vọng biết bao! Có ǵ mà chán nản.

Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi và dặn họ: "Hăy thưa với quan khách đă được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đă dọn xong, ḅ tơ và thú béo đă hạ răi, mọi sự đă sẵn. Mời quư vị đến dự tiệc cưới!".

Như trong dụ ngôn "những tá điền sát nhân", nhưng sự từ chối của nhân loại dường như không làm Thiên Chúa ngạc nhiên. Không chán nản, Người sai những đầy tớ khác đi để một lần nữa mời họ. Đây không phải là một câu chuyện cũ trong quá khứ. Hiện nay vẫn luôn luôn có những lời mời gọi. Trước tiên đây không phải là lời mời gọi của những người khác. Thiên Chúa đă gửi cho tôi một "thẻ" vào cửa. Tôi có nhận thức tôi đang được chờ đợi và có một chỗ dành cho tôi ở bàn ăn không? Thật vậy, tôi phải dùng thời gian để mỗi buổi tối tự hỏi về những lời mời gọi mà Thiên Chúa đă không ngừng gọi đến tôi suốt một ngày. Và mỗi Chúa nhật, hăy dùng thời gian để tự hỏi tôi đă bỏ lỡ những lời mời gọi nào của Thiên Chúa trong tuần.

Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ th́ thăm trại, người th́ đi buôn, c̣n những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết.

Như trong "mùa hái nho đẫm máu” của Chúa nhật vừa qua chúng ta như ch́m ngập vào bi kịch. Tiệc cưới đẫm máu cũng là biểu tượng cho sự khước từ Thiên Chúa. Chúng ta chớ quên rằng Đức Giêsu kể lại câu chuyện này, có lẽ một ít ngày trước cuộc khổ nạn của Người, trong tuần lễ cuối cùng của Người. Cái chết của Người đă được các thủ lănh ở Giêrusalem quyết định trong bóng tối. Nhưng, chúng ta biết rơ không chỉ liên quan đến những người đồng thời của Đức Giêsu. Chính tôi, chính thế giới hiện nay, đang từ chối lời mời của Thiên Chúa. Sự mô tả tâm trạng sâu kín của những khách được mời ấy có tính thời sự nóng bỏng. Đức Giêsu mô tả hai hạng người: 1/ Những người "thờ ơ” với một sự lănh đạm hầu như tự nhiên không có vẻ ǵ quan tâm đến việc ḿnh được mời, và một cách rất đơn giản họ để cho công việc của họ cuốn họ đi. 2/ và đến những người "phản bác” họ từ chối lời mời một cách có ư thức và tham gia dùng bạo lực giết hại các đầy tớ.

Như thế Đức Giêsu mô tả cho chúng ta t́nh trạng của thế giới hiện đại một cách chính xác. Chỉ cần đưa ra một vài ví dụ xác đáng của ngày hôm nay dưới những từ ngữ của ngày xưa. "Làm thế nào mà các ông muốn tôi đi lễ? Tôi chỉ có một ngày Chúa nhật để chơi bóng đá và quần vợt. Đó là ngày mà tôi sẽ di du lịch. Đó lâu ngày mà tôi sửa chữa máy móc trong nhà. Tôi đă nhảy đầm cả buổi tối thứ bảy, làm thế nào mà các ông muốn tôi đi lễ ngày Chúa nhật. Và rồi, tôi c̣n có bài tập phải làm và các kỳ thi phải ôn thi...". Thế đấy chúng ta đều bị xă hội tiêu thụ và chủ nghĩa duy vật ở xung quanh khống chế. Và chúng ta đều có nguy cơ cho Thiên Chúa đứng ở chỗ cuối. Biết bao âm thanh khác lấp mất những 'lời' kêu gọi của Người. "Hăy đến dự tiệc cưới của Ta?". Và chúng ta không hề nghe thấy!

Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng.

Lịch sử phương Đông cổ đại cung cấp cho chúng ta những giai thoại thuộc loại này. Nhưng một lần nữa, chúng ta biết ḿnh đang ở trong thể loại dụ ngôn. Không nên t́m kiếm ư nghĩa chính xác cho mỗi chi tiết. Tuy nhiên, thành phố bị thiêu hủy làm chúng ta nghĩ đến một biến cố lịch sử chính xác đă lầm tổn thương những người Do Thái và những Kitô hữu của thế kỷ đầu tiên và đó là cơ hội để Hội Đường và Hội Thánh đoạn tuyệt nhau (Do Thái giáo và Kitô giáo tách rời nhau). Khi Matthêu viết câu chuyện này th́ trong thực tế những đạo quân của Titus đă tàn phá thành Giêrusalem vào năm 70. Một số phận như thế đă có thể xảy đến cho thủ đô nổi tiếng của dân tộc Israel như thế nào? Những biến cố lịch sử có thể được giải thích theo nhiều cách. Tuy nhiên, các ngôn sứ đă giải thích sự tàn phá của các thành phố lớn như một h́nh phạt của Thiên Chúa" (Is 5,26-29; Gr 5,15-17).

Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đă sẵn sàng rồi, mà những kẻ đă được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngă đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới". Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên pḥng tiệc cưới đă đầy thực khách.

Vậy đây là những khách mời mà người ta không chờ đợi và chính họ chấp nhận lời mời. Những người Do Thái, những người khách mời đầu tiền, v́ thế sẽ nhường chỗ cho dân ngoại.

Nhưng một lần nữa, chúng ta phải cảnh giác với sự tự măn về chủng tộc. Bởi v́ đây cũng là vấn đề của chính chúng ta. Một cách chân thật, chúng ta có thể đáp "vâng" với những lời mời gọi mà Thiên Chúa lặp lại trong đời sống hàng ngày của chúng ta hay không?

Đức Giêsu đă báo trước cho chúng ta: Căn pḥng tiệc cưới sẽ đầy cho dù các "ông lớn" không thèm đáp lại. Người sẽ làm đầy pḥng tiệc với những người rách rưới, bị loại trừ, những người đầu đường xó chợ. Thánh Luca trong bài dụ ngôn song song xác định rơ thành phần: "Các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt" sẽ thế chỗ cho những người được mời đầu tiên (Lc 14,21). Và Matthêu, trong một đoạn văn khác cũng đă nói với chúng ta điều dó: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông"

Vậy các người đi ra các ngă động gặp ai cũng mời, tốt xấu ǵ cũng mời ...". Chúng ta hăy để cho những lời khác thường ấy tra vấn chúng ta. Chúng ta có được tấm ḷng cũng bao la như Thiên Chúa hay không? Chẳng phải chúng ta luôn luôn bị chủ nghĩa ưu tuyển cám dỗ sao? Chẳng phải chúng ta luôn luôn mơ đến một Giáo Hội của những người thanh khiết, những chiến sĩ, những người có đức tin hoàn toàn sáng suốt sao? Chẳng phải chúng ta coi nhẹ những thực hành của "tôn giáo b́nh dân sao?".

C̣n Thiên Chúa, Người mời gọi mọi người, không phân biệt, đủ mọi thành phần. Người lại c̣n ưu ái đến những người nghèo, những người ở bên lề, những người bị bỏ rơi v́ thiếu thốn, những người nghèo khổ.

Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?". Người ấy câm miệng không nói được ǵ.

Ḷng nhân từ của Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người xấu và tốt, không v́ thế mà buông xuôi thành nhu nhược Biểu tượng về y phục thường gặp trong Kinh Thánh. Ơn cứu chuộc không bao giờ tự động có được: phải "đáp ứng" lời mời gọi của Thiên Chúa bằng sự biến đổi chính ḿnh Phải "mặc lấy con người mới" (Gl 3,27; Ep 4,24; Cl 3,10).

Bấy giờ nhà vua bảo những người phục dịch: Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng?"

H́nh phạt to lớn này và những từ ngữ khuôn sáo (Mt 8,12; 13,42; 24,51; 25,30) dùng để mô tả sự xét xử ấy làm nổi bật tính chất hoàn toàn tượng trưng của "Y phục lễ cưới", của chiếc áo dài hôn lễ! Đi vào trong pḥng tiệc cưới một lần rồi thôi chưa đủ. Tiếp nhận Lời Chúa không phải để sau cùng cất Lời ấy vào chỗ an toàn.

Những người đă thay thế cho những khách mời đầu tiên cũng thế, không Phải là những người có quyền ưu tiên: nếu họ tỏ ra bất xứng với tiệc cưới của Thiên Chúa, họ sẽ bị ném "ra ngoài". Lời cảnh báo ấy rất nghiêm trọng? Nó cáo giác sự an toàn dễ dăi của chúng ta? Người tín hữu được nhắc nhở đến trách nhiệm của ḿnh.

Ḷng thương xót của Thiên Chúa th́ vô cùng. Nhưng người ta không thể coi thường sự thánh thiện của Người. Khi chúng ta được linh mục "mời gọi" đến hiệp lễ trong thánh lễ chúng ta nghe Ngài đọc: "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Thiên Chúa". Và chúng ta chỉ có thể nói tiếng "vâng" nhưng trước hết phải nói rằng: “Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con... nhưng xin Chúa phán một lời th́ linh hồn con được lành mạnh".


 

10. Tiệc cưới hoàng tử

Con người không thể sống mà không có niềm vui, bởi v́ không có niềm vui, cuộc đời sẽ trở nên nặng nề và u buồn. Khoa học và tiến bộ cũng như tiền tài và vật chất luôn cố gắng đem lại cho con người thời nay thật nhiều niềm vui, thế nhưng những niềm vui ấy không khác ǵ những cánh phù du, sớm nở chiều tàn, để rồi càng lao ḿnh vào những thú vui trần thế, con người càng cảm thấy thất vọng, chán nản và trống rỗng.

 

Tuy nhiên, cách đây hơn 2000 năm, có một người đă xác quyết rằng: sứ mạng của ḿnh là một tin mừng, đem lại niềm hạnh phúc. Người ấy chính là Chúa Giêsu. Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Ngài đă đưa ra một h́nh ảnh so sánh để nói lên niềm vui ấy, đó là h́nh ảnh tiệc cưới.

 

Nghĩ tới tiệc cưới là chúng ta nghĩ tới niềm vui ồn ào với rượu thịt đầy dẫy, có khi kéo dài tới hai ba ngày. Kitô giáo không phải là một tin buồn, nhưng là một tin mừng và nước trời là những bữa tiệc cưới không ngừng. Kẻ th́ từ chối, người th́ đáp trả lời mời gọi của Ngài. Lời mời gọi ấy được gửi đến cho mọi người không phân biệt giầu nghèo. Nhưng điều quan trọng đó là họ phải hiểu được rằng, sứ điệp của tin mừng là một sứ điệp đem lại hạnh phúc. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta lại không muốn hiểu, đối với họ, đạo chỉ là những lằn mức ngăn cấm, mà chúng ta không được phép vượt qua. Nào là phải đi tham dự thánh lễ, phải đi xưng tội, rồi th́ không được làm điều nọ điều kia. Có người th́ lại nghĩ rằng ḿnh không thể nào sống đạo. Bộ mặt trần gian này sẽ tươi đẹp hơn nếu không có giới răn nọ giới răn kia. Họ tiếc rằng ḿnh đă là Kitô hữu, v́ đạo làm thiệt hại đến lợi lộc riêng tư của họ. Đạo là một cái ǵ buồn thảm với những tiếng thở dài năo nuột. Thế nhưng nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy họ mới chỉ biết được mặt trái của đạo. Trong khi đó người tín hữu đích thực lúc nào cũng ngập tràn niềm vui, v́ tất cả đều có thể đem lại cho họ sự hân hoan sung sướng.

 

Chẳng hạn, họ nh́n vào thiên nhiên và họ thấy rằng ḿnh chỉ là một hạt cát, thế nhưng Tin Mừng cho họ biết chính hạt cát vô nghĩa ấy đă được Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, cũng v́ hạt cát vô danh ấy mà Thiên Chúa đă từ bỏ trời cao, mang thân phận con người và chịu chết trên thập giá, Ngài đă yêu thương chúng ta đến nỗi đă ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta. Phải chăng đó là điều mà chúng ta không dám mơ ước tới.

 

Chẳng hạn, hăy nh́n vào chính bản thân. Con người chúng ta chỉ là một hạt bụi so với mặt trời, thế nhưng hạt bụi này đă được Thiên Chúa quan pḥng an bài sắp xếp như lời Ngài đă phán: Tóc trên đầu các con đă được đếm, và không một sợi nào rơi xuống mà Chúa Cha không biết. Ngài c̣n dành cho chúng ta cái đặc ân được gọi Ngài là Cha. Phải chăng đó chỉ là một câu chuyện thần tiên hay là một sự thật.

 

Dưới ánh sáng đức tin th́ mỗi ngày sống của chúng ta phải là một ngày lễ lớn, bởi v́ từng giây từng phút chúng ta đă nhận lănh biết bao ơn lành, biết bao quà tặng của Thiên Chúa. Chính trong chiều hướng này mà mỗi ngày Chúa Nhật đều dẫn chúng ta tới đỉnh cao hoan lạc qua việc kết hiệp với Đức Kitô nơi bàn tiệc Thánh thể. Để rồi từ đó, niềm vui được chiếu toả trên toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

 


 

11. Tiệc cưới

Mùa xuân năm 1947, cả thế giới chú ư tới hàng tin lớn trên báo chí cho biết: công chúa Êlisabét của nước Anh sẽ đẹp duyên với hoàng tử Philip người Hy Lạp. Cuộc t́nh duyên này quan trọng, bởi v́ công chúa Êlisabét sẽ lên ngôi kế vị vua cha trị v́ không những trên vương quốc Anh và bắc Ailen mà c̣n đứng đầu khối thịnh vượng lớn, gồm trên 50 quốc gia lớn nhỏ như Ấn Độ, Canađa, Úc, Tân tây Lan… Ai cũng ṭ ṃ theo dơi lễ cưới lịch sử này. Cuộc lễ được tổ chức ngày 20-11-1947 tại tu viện cổ kính Oét-minh-tơ, nơi chôn cất các bậc vương quân và những nhân vật lớn nước Anh. Người ta không những theo dơi hai nhân vật chính là cô dâu chú rể mà c̣n chăm chú điểm danh từng nhân vật lớn trên thế giới. Không ai được mời tới dự mà muốn vắng mặt, từ những vị nguyên thủ quốc gia đến các vị thủ tướng và các nhà chính trị, từ những nhà quư tộc đến những nhà tỷ phú. Nói tắt, tất cả những nhân vật quan trọng hàng đầu của nước Anh và nhiều nước trên thế giới đều lấy làm vinh dự được mời và được xuất hiện trong lễ cưới long trọng đó.

 

Bài Tin Mừng hôm nay cũng kể một lễ cưới long trọng được tổ chức do một ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Câu chuyện tiệc cưới này có cái ǵ khác thường, từ thực khách cho đến những sự tham dự, và nhất là cách xử sự của chủ tiệc, cho chúng ta thấy có điều ǵ không b́nh thường, và đó chính là điều Chúa Giêsu muốn dạy bảo và chúng ta cần t́m hiểu. Trong thực tế có lẽ chẳng có tiệc cưới nào diễn ra như thế. Đúng, đây không phải là một tiệc cưới b́nh thường mà là tiệc cưới nước trời. Bữa tiệc cưới này là h́nh ảnh tiệc cưới nước trời mà Thiên Chúa khoản đăi loài người, không phân biệt ai, đều được mời tham dự, chỉ với một điều kiện tối thiểu là mặc áo cưới.

Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu đă phác hoạ cho chúng ta thấy các giai đoạn chính của lịch sử cứu chuộc. Từ khi Thiên Chúa gửi đến các ngôn sứ cho đến khi Ngài gửi đến chính Con Một Ngài, nhưng tất cả đều thất bại. Cây thánh giá như chóp đỉnh của lịch sử. Có phải thất bại thật không? Thưa không, qua biến cố phục sinh, lịch sử cứu chuộc vẫn tiếp diễn. Pḥng tiệc cưới vẫn rộng mở, mời gọi hết mọi người, mọi dân tộc đến tham dự, làm sao cho đầy pḥng tiệc. Không ai có thể từ chối, viện lư do nọ lẽ kia ti tiện, hẹp ḥi để khước từ ơn Chúa. Nếu làm như vậy là họ tự chuốc lấy án phạt cho ḿnh.

 

Quả thực, qua mọi thời đại, Thiên Chúa đă gửi các đầy tớ, các vị thừa sai, đi qua mọi nẻo đường thế giới kêu gọi mọi người vào Giáo Hội. Bất cứ họ là ai, tốt xấu bất kể, đều được mời tất cả. Thiên Chúa không loại bỏ ai bao giờ, nhưng chính chúng ta tự loại bỏ chính ḿnh, đó là h́nh ảnh người không mặc áo cưới. Chúng ta cần hiểu rằng: Giáo Hội đón nhận tất cả mọi người, nhưng Giáo Hội không phải là một quán cơm b́nh dân, nên cũng đ̣i hỏi một chút điều kiện tối thiểu nào đó. Nói cách khác, đành rằng Thiên Chúa rất thương kẻ có tội, và Giáo Hội của Ngài đầy tội nhân hơn là thánh nhân, nhưng dầu sao, muốn vào Giáo Hội, Chúa cũng đ̣i hỏi một điều kiện tối thiểu nào đó.

 

Y phục lễ cưới ở đây chính là điều kiện tối thiểu để được dự tiệc cưới trong nước Thiên Chúa. Theo ư kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. C̣n theo ư kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, th́ chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật. Nội dung của dụ ngôn cho thấy rơ điều đó: tất cả những người xấu và cả những người tốt đă được gọi vào dự tiệc. V́ ḷng thương bao la của nhà vua, những người xấu này đă tỏ ra dấu hoán cải thật sự hay đă thi hành những công việc cụ thể do đức ái đ̣i hỏi. Chính v́ thế họ đă thoát khỏi cặp mắt xét xử của nhà vua. Trong khi đó, con người kia đă không thèm để ư ǵ tới việc cố gắng và c̣n dám bước vào pḥng tiệc mà không mặc áo cưới. V́ vậy, anh ta đă tự chứng tỏ rằng anh ta không xứng đáng tham dự bàn tiệc. Nói ngắn gọn hơn, Giáo Hội là một “bữa tiệc” của người tội lỗi, nhưng là những người tội lỗi tin tưởng vào Chúa Kitô và ơn cứu độ Ngài đem đến, nên đă hoán cải để nhận được ơn đó. Tóm lại, Thiên Chúa yêu thương con người, nhất là người tội lỗi. T́nh thương ấy đ̣i hỏi một chút t́nh thương đáp trả mới xứng đáng dự vào bữa tiệc t́nh thương.

 

Như vậy, bài Tin Mừng này muốn dạy chúng ta ba điều: Thứ nhất, cho chúng ta thấy tính phổ quát của ơn cứu độ, bao gồm tất cả mọi người, ai cũng được mời gọi đón nhận ơn cứu độ, nhất là những người tội lỗi. Tất cả đều do sáng kiến nhân từ của Thiên Chúa hay thương xót. Thứ hai, ơn cứu độ Thiên Chúa mang đến là nhưng không, nhưng vẫn có điều kiện, là phải thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện. Nói cách khác, Thiên Chúa yêu thương con người, nhất là người tội lỗi. T́nh thương ấy đ̣i hỏi một chút t́nh thương đáp trả, mới xứng đáng dự vào bữa tiệc t́nh thương. Thứ ba, chúng ta phải cố gắng không những vào số những người được gọi, mà c̣n phải vào số những người được chọn nữa, bởi v́ gọi th́ nhiều, chọn th́ ít. Được rửa tội không có nghĩa là đă được cứu rỗi không cần phải làm ǵ nữa. Cũng thế, vào Giáo Hội của Chúa Kitô cũng không đương nhiên vào thẳng nước trời, mà c̣n phải tỉnh thức, phải ra sức lập công và bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi.

 

Bài Tin Mừng làm chúng ta rất phấn khởi: chúng ta biết Thiên Chúa là một người cha thương yêu chúng ta vô cùng, lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn trợ giúp chúng ta. Nhưng chính chúng ta phải đáp lại t́nh yêu thương đó bằng đời sống tốt đẹp hoặc bằng thái độ chân thành sám hối. Mọi người chúng ta hăy giúp đỡ nhau để cùng nhau sống đẹp ḷng Chúa và rồi cùng nhau dự tiệc cưới nước trời vĩnh cửu mai sau.

 

12. Áo cưới

Phong tục đám cưới của người Do Thái có hai giai đoạn. Lời mời được gửi đi trước, nhưng không nói rơ ngày và giờ của tiệc cưới. Khi chủ nhà chuẩn bị xong, mới sai đầy tớ đi mời khách dự tiệc cưới vào. Những người khách khôn ngoan tắm rửa sạch sẽ, sẵn sàng áo cưới và chờ đợi ngay cửa triều đ́nh, khi có lệnh liền nhập vào tiệc cưới ngay. Những người khách ngu dại nghĩ rằng phải chờ đợi rất lâu mới có tiệc, nên họ vẫn đi lao động ngoài đồng ruộng, nơi ḷ gốm… Th́nh ĺnh lệnh vua mời vào dự tiệc cưới, họ chưa sẵn sàng, không mặc áo cưới, nên bị loại ra ngoài pḥng tiệc, buồn bă và đói khát.

 

Một lần nữa Chúa Giêsu dùng dụ ngôn này để tố cáo những người Do Thái là những người khác được mời đến dự tiệc cưới nhưng từ chối. Trải qua bao nhiêu thế hệ, Thiên Chúa đă sai các tiên tri và sứ giả đến mời họ, như dân tộc được tuyển chọn, họ đă từ chối, hành hạ và giết chết các đầy tớ của Thiên Chúa, ngay cả đến Con Thiên Chúa. V́ thế, những người ở ngoài đường sá là dân ngoại và những người tội lỗi đă được mời tham dự vào vương quốc Thiên Chúa.

 

Ngày xưa, một vị vua kia có bốn người con trai được yêu cầu phải tự chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai của ḿnh. Bốn người con mới bàn tính với nhau: “Nào chúng ḿnh hăy đi khắp nơi trong thiên hạ và t́m kiếm lấy một nền khoa học đặc biệt”. Họ đồng ư sẽ gặp lại nhau ở một chỗ nào đó, và bốn anh em bắt đầu ra đi theo bốn hướng khác nhau. Thời gian qua đi, bốn anh em gặp lại nhau ở chỗ đă hẹn để tổng kết điều họ học hỏi được. “Tôi đă làm chủ một nền khoa học”. Người anh cả nói, “khoa học này cho phép tôi có thể làm ra một tạo vật có đầy đủ bắp thịt với điều kiện tôi phải có một miếng xương”. “Tôi”, người thứ hai nói, “học được cách làm ra da và lông nếu đă có các bắp thịt trên xương của nó”. Người thứ ba nói, “Tôi có thể tạo ra chân tay nếu tôi đă có thịt, da và tóc”. Và tôi”, người thứ tư kết luận, “biết cách ban cho tạo vật đó sự sống, nếu nó đă có đầy đủ h́nh thù tay chân”.

 

Sau khi bàn tính với nhau, bốn anh em đi vào rừng sâu t́m một miếng xương để có thể chứng tỏ những tài năng chuyên môn của họ. Như số phận đă định, miếng xương họ t́m thấy là miếng xương của một con sư tử, nhưng họ đă không biết. Một người đắp thịt vào xương, người thứ hai thêm da, lông và tóc, người thứ ba hoàn chỉnh với tay chân, và người thứ tư ban cho con sư tử sự sống. Đang khi lúc lắc bộ lông rậm rạp trên gáy, con sư tử hung dữ gầm lên một tiếng, nó chồm lên ngoác to miệng đe doạ với những chiếc răng nanh và móng vuốt nhọn hoắt. Nó nhẩy về phía những nhà sáng tạo, giết chết tất cả, rồi biến mất vào trong rừng.

 

Bất cứ khi nào chúng ta cố ư sống tách rời ra khỏi Thiên Chúa, chúng ta cũng có thể trở nên nạn nhân của chính những công tŕnh do ḿnh làm ra. Tách biệt ra khỏi Thiên Chúa, sự tự do và những khả năng trí tuệ cho phép con người tạo nên vũ khí hạch nhân, sử dụng quyền hành và của cải trần gian để áp đặt sự thống trị trên những người khác… cũng tiềm ẩn một khả năng tự huỷ diệt con người.

Những người từ chối dự tiệc cưới đă viện dẫn rất nhiều lư do chỉ v́ họ không muốn đến. Và những người không muốn tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật cũng có rất nhiều lư do để biện minh.


Người Ả Rập có một ngụ ngôn kể về một người sang nhà hàng xóm xin mượn một sợi dây thừng. Người hàng xóm trả lời: “Tôi không thể cho anh mượn được, v́ tôi đang dùng nó để cột đống cát”. Về nhà suy nghĩ một lúc, anh trở sang nhà hàng xóm và phân trần: “Nhưng anh không thể nào cột đống cát bằng sợi dây thừng được!” Lúc đó người hàng xóm mới trả lời một cách xảo quyệt rằng “Phải rồi, bạn có thể… làm bất cứ điều ǵ bằng sợi dây thừng khi bạn không muốn cho người khác mượn!”

 

Thiên Chúa mời gọi con người đến tham dự tiệc cưới. Tiệc cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng t́nh yêu của cô dâu, chú rể. Chúa Giêsu là chàng rể và Giáo Hội là cô dâu. Thiên Chúa đă mời gọi các Kitô hữu đến bàn tiệc để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài.

 

Niềm vui đó được trao ban ngay từ đời này và cả đời sau nữa. Kitô giáo không phải là thuốc phiện ru ngủ con người trong đau khổ, quên đi hạnh phúc của cuộc sống ở đời này để chỉ mơ tưởng nước thiên đàng ở đời sau.

 

Có một huyền thoại kể về một người câu cá tên là Aaron. Aaron sống ở bên bờ sông. Vào một buổi chiều, đang khi đi bộ về nhà, mắt nhắm mắt mở sau một ngày làm việc vất vả, anh mơ tưởng ḿnh sẽ phải làm ǵ nếu giàu có. Đang khi bước đi, chân anh đá phải một cái túi da, trong lúc lơ mơ, anh nghĩ dường như đó là những ḥn sỏi nhỏ. Đăng trí, anh nhặt cái túi lên và bắt đầu ném từng viên sỏi xuống mặt nước sông. “Khi ta giầu có”, anh nói, “Ta sẽ mua một cái nhà thật lớn”. Anh lại ném ḥn sỏi khác xuống nước. Ném hết ḥn này tới ḥn khác rồi anh nghĩ, “Vợ ta và ta sẽ có những người đầy tớ phục vụ, đồ ăn dư giả với tất cả mọi sự sang trọng”. Và cứ như vậy xảy ra cho đến khi chỉ c̣n lại một ḥn sỏi trong tay. Khi Aaron cầm nó trong tay và nh́n xuống, một luồng ánh sáng phát ra lấp lánh. Anh nhận ra rằng đây là một ḥn ngọc quư giá. Anh ném xuống nước bao nhiêu viên ngọc quư đă có trong bàn tay, trong khi đó lại mơ tưởng những của cải không có thực ở tương lai.

 

Niềm vui trong tâm hồn giúp cho con người sống hy vọng và tin tưởng, giữa những khó khăn và khổ đau ở đời này. Bài đọc thứ hai, trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê: “Trong mọi trường hợp, và hết mọi cách, tôi đă học biết no, biết đói, biết dư thừa và thiếu thốn”. Ngài viết những lời khuyên nhủ này đang khi ở trong nhà tù. Ngài nói: “Trong mọi sự hăy vui luôn trong niềm vui của Chúa”. “Trong mọi hoàn cảnh hăy tạ ơn Thiên Chúa”.

 

 


 

13. Áo cưới

Dụ ngôn của các thầy Rabbi mô tả về một vị vua đă tin tưởng trao phó cho các đầy tớ những chiếc áo cưới của triều đ́nh. Những người khôn ngoan nhận lấy, đưa về nhà cất giữ cẩn thận với ḷng quư mến. Những người khờ dại mặc nó vào đi lao động, dính bùn đất dơ bẩn. Tới ngày nhà vua ra lệnh thu hồi áo về, những người khôn ngoan trả lại vua với những chiếc áo sạch sẽ và mới tinh được cất giữ trong nhà kho, nhà vua để họ ra về bằng an. C̣n những người khờ dại với những chiếc áo dơ bẩn bị bắt bỏ vào ngục tù. Dụ ngôn này dạy con người bài học phải ǵn giữ linh hồn tinh tuyền cho đến khi gặp lại Thiên Chúa; nếu linh hồn dơ bẩn sẽ bị Ngài trừng phạt.

 

Nối kết câu chuyện phải có y phục lễ cưới trong bữa tiệc, Chúa Giêsu đă ngụ ư rằng nhà vua dọn tiệc mời khách và cũng cung cấp cho họ những chiếc áo cưới. Khách dự tiệc đă chấp nhận lời mời, c̣n phải bắt buộc mặc áo cưới dự tiệc. Âân sủng không phải chỉ là một món quà; nó c̣n là một trách nhiệm phải được chu toàn. Một người khi đă gặp Đức Kitô, không được sống cuộc đời tội lỗi nữa, phải mặc lấy tinh thần mới, đời sống mới của sự thánh thiện!

 

Đành rằng “chiếc áo ḍng không làm nên thầy tu”, nhưng qua cách ăn mặc cũng chứng tỏ cho người khác thấy phần nào con người của ḿnh. Khi đến thăm gia đ́nh của người bạn với quần áo lịch sự, chứng tỏ rằng chúng ta kính trọng người bạn đó. Khi đến nhà thờ dâng thánh lễ ngày Chúa nhật, các Kitô hữu mặc y phục đẹp đẽ nhất của ḿnh, chứng tỏ chúng ta kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng những người chúng ta gặp gỡ trong cộng đoàn, và biểu lộ sự tự trọng đối với chính bản thân ḿnh.

Quần áo bề ngoài xă hội như vậy, nhưng c̣n y phục của tinh thần và linh hồn nữa. Mỗi lần đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng phải mặc lấy y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đ̣i hỏi; y phục của ḷng tin, cậy, mến; y phục của ḷng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa.

 

Rất nhiều khi chúng ta đă coi thường bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đến nhà Chúa với một tâm hồn không chuẩn bị ǵ, chẳng có tâm t́nh cầu nguyện, và cũng không chịu lắng nghe lời Chúa. Lời Chúa hôm nay cảnh cáo thái độ khinh thường đó rằng: “Trói chân tay nó lại, ném nó vào nơi khóc lóc nghiến răng! V́ những kẻ được mời gọi th́ nhiều, c̣n những người được chọn th́ ít”.

 

14. Không mặc y phục lễ cưới

Suy Niệm

"Thiên Chúa chúng ta chỉ toàn đưa ra những cấm đoán", một bạn trẻ đă bực bội nói như vậy khi anh nhớ lại nền giáo dục ḿnh phải chịu.

 

Thật ra Thiên Chúa không phải là người khắt khe. Ngài mời chúng ta đến dự tiệc vui, tiệc cưới. Ngài thích chia sẻ niềm vui và sự sống cho con người. Ngài cần con người đáp lại lời mời đó, để sự hiệp thông giữa đôi bên được trọn vẹn.

 

Có ai nếm được nỗi chờ mong của Thiên Chúa không khi khách mời không chịu đến?

 

Có ai nếm được nỗi đau của Thiên Chúa không khi con người hờ hững trước bữa tiệc mà Ngài đă đặt vào đó cả ḷng ḿnh?

Tôi có trăm ngàn lư do để từ chối lời mời: Chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện gia đ́nh, bè bạn, chuyện giải trí, chuyện lo cho sự nghiệp tương lai... Tôi có nhiều thứ ưu tiên khác nên việc đến gặp gỡ Thiên Chúa bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

 

Biết bao lần chúng ta lỡ hẹn với Ngài, từ chối niềm vui và sự sống đích thực để chạy theo những cái bóng. Nhưng Thiên Chúa vẫn cứ sai người đi mời. Bàn tiệc lúc nào cũng sẵn sàng.

 

Vấn đề là tôi có đến không, tôi có đặt Chúa lên trên những bận tâm về ḿnh không?

 

Dân tộc Do Thái chính thức được mời dự tiệc. Thiên Chúa đă sai đến với dân Ngài yêu mến những ngôn sứ và những nhà rao giảng Tin Mừng. Nhưng họ đă khước từ và một số bị giết đi. Bữa tiệc linh đ́nh vốn dành cho khách quư nay trở thành bữa tiệc cho mọi người mà các đầy tớ t́nh cờ gặp ngoài đường phố. "Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ dự tiệc cùng các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp..."

 

Chúng ta là dân ngoại, được mời vào pḥng tiệc, được gia nhập Hội Thánh qua phép Rửa.

 

Có người đă vào pḥng tiệc mà vẫn bị mời ra, v́ không mang y phục lễ cưới. Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời v́ họ đánh mất tấm áo trắng ngày Rửa tội.

 

Chúng ta phải coi chừng kẻo lại rơi vào sự tự măn như người Do Thái. Được làm con cái Chúa, được sống trong Hội Thánh đó không phải chỉ là những ơn để nhận, mà c̣n là ơn để sống.

 

Mặc y phục lễ cưới là thực sự đổi đời, là cho thấy ḿnh coi trọng bữa tiệc của Chúa. Chúng ta phải thường xuyên tự hỏi ḿnh có mặc y phục lễ cưới không?

 

Gợi Ư Chia Sẻ

Thiên Chúa mời chúng ta chung hưởng hạnh phúc với Ngài, nhưng chúng ta luôn có lư do để từ chối lời mời đó. Bạn nghĩ ǵ về chỗ đứng của Chúa trong đời bạn?

 

Có những Kitô hữu bị loại khỏi Nước Trời và sa hoả ngục. Bạn tin có hỏa ngục không? Bạn có sợ hỏa ngục không?

 

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một ḿnh Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự v́ Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước ǵ con biết hăm ḿnh và sống trong Chúa. Ước ǵ con biết nhận từ Chúa tất cả những ǵ xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.

Xin đừng để điều ǵ quyến rũ con, ngoài Chúa.

Xin Chúa hăy nh́n con, để con yêu mến Chúa.

Xin Chúa hăy gọi con, để con được thấy Chúa.

Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen (Thánh Âu-Tinh)


 

15. Tiệc cưới

Chuyện kể rằng: Có một con gà rừng đang ấp trứng, nhưng lẫn trong ổ của nó một trứng đại bàng. Đúng ngày giờ, trứng nở thành con. Đại bàng con nô đùa vui vẻ bên đàn gà rừng như anh chị em ruột.

 

Một ngày kia, đang bươi móc kiếm ăn cùng đàn gà rừng, đại bàng con bỗng thấy một con chim đại bàng lớn bay lượn trên không thật oai phong và đẹp mắt. Cậu liền hỏi mẹ gà:

- Mẹ ơi! Sao ḿnh không bay như chim kia trên trời?

- Chúng ta đâu phải đại bàng mà bay được!

- Thế chúng ta là ai?

- Chúng ta là gà rừng!

 

Bỗng một ngày, đang khi bươi chải kiếm ăn trên đống rác cậu lại thấy đại bàng mẹ bay lượn trên đầu gọi:

- Bay lên con ơi, bay lên đại bàng con của mẹ. Thế giới của con là trời cao đất rộng, chứ không phải là đống rác này! Bay lên đi con.

 

Cậu cố bay lên, nhưng lại rơi xuống. Trong khi các chú gà rừng cười cợt chế nhạo:

- Chúng ta là gà rừng, làm sao mà bay được.

 

Cậu suy nghĩ, nếu ta là gà rừng sao đại bàng kia cứ bảo ta là đại bàng con. Và khi bay lên ta thấy cũng đâu có ǵ khó khăn, có lẽ chưa quen thôi. Nào hăy thử lần nữa xem.

 

Thế là cậu đại bàng đủ lông đủ cánh bay lên, và bay lên măi. Cậu bay theo mẹ về một chân trời mới. Lần đâu tiên trong đời, cậu được nh́n thế giới từ trên cao, ḷng cậu mênh mang, hạnh phúc ngập tràn.

Như đại bàng mẹ tha thiết mời gọi đại bàng con bay lên bầu trời thênh thang lộng gió, Thiên Chúa cũng gọi mời các tín hữu Kitô, hăy tiến lên dự tiệc cưới Nước Trời.

 

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ví: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con ḿnh”. Ông cho mời các quan khách, nhưng họ đều kiếm lư do để từ chối; thậm chí, c̣n sỉ nhục các đầy tớ của vua và giết đi. Cuối cùng vua sai đầy tớ đi mời tất cả mọi người bất kể tốt xấu vào dự tiệc của ông. Rủi thay, có một thực khách không mặc y phục lễ cưới. Ông liền ra lệnh cho gia nhân: “Trói chân tay nó lại quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! V́ kẻ được gọi th́ nhiều mà người được chọn th́ ít”.

 

Mỗi một Kitô hữu đều có một bộ y phục lễ cưới, đó là tấm áo trắng ngày chịu phép Rửa tội.

 

Tấm áo trắng ấy là tâm hồn thanh khiết của những người con Chúa đă được tẩy trắng trong máu Con Chiên.

 

Tấm áo trắng ấy được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà người tín hữu phải nâng niu, ǵn giữ suốt cuộc đời.

 

Tấm áo trắng ấy luôn được mặc vào khi người tín hữu đi dự tiệc Thánh Thể. Và nhất là, tấm áo trắng ấy phải tinh truyền cho đến ngày họ bước vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.

 

Kitô hữu là người đă được Thiên Chúa tuyển chọn, làm con cái của Người. Họ là những con đại bàng, luôn ngước mắt nh́n cao, mong bay lên cùng Thiên Chúa là cha đầy yêu thương. Họ luôn sống tâm t́nh của thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa. Tầm hồn con luôn thao thức cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa”.

 

Đừng bao giờ nghĩ ḿnh là giống bà rừng, để cúi đầu bươi chải, an phận với những hạnh phúc nhỏ nhoi tầm thường. Tuy được những con sâu bọ là miếng mồi ngon đấy, nhưng chúng cũng nằm trên đống rác, đống phân.

 

Đừng bao giờ quên rằng, những thành quả trong đời sống kinh tế, và những ân sủng trong đời sống đức tin, chỉ là phương tiên giúp ta đạt đến cứu cánh của cuộc đời, là được vào dự tiệc Nước Trời. Đức Giêsu nói: “V́ nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, th́ nào có lợi ǵ?”.

 

Người Do Thái bị loại ra khỏi tiệc cưới, cho dù họ là quan khác được mời trước, chỉ v́ họ đă không đón nhận Đức Kitô của Thiên Chúa. Mặc lấy “tấm áo trắng Rửa tội” là “mặc lấy Đức Kitô”, là tin tưởng vào Người và ơn cứu độ do Người mang đến.

 

Người Kitô hữu cũng có thể không vào được Nước Trời, nếu họ để mất “tấm áo trắng Rửa tội”. Chính là việc họ từ chối “mặc lấy Đức Kitô”, từ chối mặc y phục lễ cưới mà vua đă qui định. Đức Giêsu nói với họ rằng: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”.

 

Rốt cuộc, “chỉ ai thi hành ư muốn của Cha” mới đúng là thực khách của bàn tiệc Nước Trời. C̣n tất cả những ai mang danh hiệu Kitô, nhưng sống hoàn toàn ngược lại với Tin Mừng, đều phải bị loại ra “chỗ tối tăm bên ngoài”, “nơi khóc lóc nghiến răng”.


 

16. Cách đáp trả

Hăy đặt giả thiết là bạn đang định tổ chức một bữa tiệc. Khi đă ân định xong ngày tháng tổ chức bữa tiệc, bạn lên danh sách những người mà bạn dự định mời tham dự. Sau đó, bạn gửi thiệp mời đi khắp nơi, có đính kèm phần trả lời, và chờ đợi lời phản hồi. Về cơ bản, có thể bạn chờ đợi ba loại câu trả lời:

Một số người chấp nhận lời mời của bạn. Mỗi lời chấp nhận đều làm cho bạn cảm thấy hài ḷng. Tất nhiên có thể có những mức độ chấp nhận khác nhau. Một số người chấp nhận nửa vời; họ đến tham dự chỉ v́ theo cách nào đó, họ cảm thấy bắt buộc phải đến. Nhưng có những người khác có thể vui ḷng chấp nhận lời mời; họ cảm thấy vinh dự và biết ơn v́ đă được mời.

C̣n những người khác lại từ chối lời mời của bạn. Mỗi lời từ chối đều làm cho bạn thất vọng, thậm chí c̣n gây đau ḷng cho bạn nữa, nhưng ít nhất bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với những người đó như thế nào. Cũng có thể có nhiều mức độ từ chối. Trong một số trường hợp, có thể có những người muốn đến tham dự, nhưng không thể được, bởi v́ họ mắc bận một việc quan trọng nào đó trùng vào ngày mà bạn mời. Nhưng các trường hợp khác, có những người từ chối chỉ v́ không thích; không phải v́ họ không thể đến, mà v́ họ không muốn đến.

Trong việc đáp trả lại lời mời, c̣n có một cách thứ ba nữa – đó là bằng cách không hề trả lời ǵ cả. Vâng, đây cũng là một cách trả lời. Bạn nóng ḷng chờ đợi câu trả lời, nhưng không nhận được bất cứ một lời phản hồi nào. Đây là cách trả lời tệ hại nhất. Cách này c̣n tồi tệ hơn cả lời từ chối. Khi có ai từ chối lời mời, bạn nhận biết được tương quan của bạn đối với người đó. Nhưng trong trường hợp này, bạn không hiểu ǵ cả. Bạn cứ thắc mắc không biết có chuyện ǵ xảy ra hay không. Không hiểu bạn có vô t́nh làm điều ǵ xúc phạm đến người được mời không? Bạn không biết, và chắc hẳn sẽ không bao giờ bạn biết được. Nếu liên lạc được với họ, th́ chắc chắn họ sẽ nói “Ồ, tôi có ư định trả lời, nhưng...”. Có ư định! Câu nói này để lại cho bạn một cảm giác trống rỗng làm sao!

Thiên Chúa không hề bắt buộc chúng ta. Người chỉ mời gọi chúng ta mà thôi. Bạn không thể quá dễ dàng phớt lờ một giới răn, nhưng lại có thể dễ dàng bỏ quên một lời mời gọi. Những nhà quảng cáo không thể bắt buộc chúng ta phải mua một sản phẩm nào đó của họ, nhưng họ phải viện dẫn đến tất cả mọi mánh lới quảng cáo, để thuyết phục và dụ dỗ chúng ta mua sản phẩm đó. Thiên Chúa không hành động giống như vậy. Người quá tôn trọng sự tự do của chúng ta.

Thông thường, chúng ta không biết ḿnh thực sự muốn ǵ, hoặc thậm chí không biết cái ǵ là tốt đẹp đối với ḿnh. Những ǵ chúng ta đang t́m kiếm, và những ǵ chúng ta thực sự coi trọng hoặc ao ước, đều không phải lúc nào cũng tương tự như nhau. Có lẽ chúng ta quá bận rộn, cuộc sống của chúng ta bị quá tải, đến nỗi ngay cả Thiên Chúa cũng gặp khó khăn, trong việc vượt qua những yếu tố gây cản trở đó, để đến được với chúng ta.

Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới biết được điều ǵ thực sự là tốt đẹp nhất đối với chúng ta. Tương tự như cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái ḿnh, Thiên Chúa cũng luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho chúng ta, là những con cái của Người.

Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm ǵ? Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta đi vào một cuộc sống sâu xa hơn và đích thực hơn ở nơi đây, trên trái đất này. Người đang mời gọi chúng ta đi vào tương quan thân mật với chính Người. Người cũng đang mời gọi chúng ta đi vào đời sống cộng đoàn với những người khác nữa. Và đến giờ chết, Người sẽ mời gọi chúng ta đi vào sự sống đời đời.

Nói chung, phớt lờ lời mời gọi là một cách từ chối tệ hại nhất. Điều này ám chỉ sự lănh đạm. Người lănh đạm là người gặp khó khăn nhất trong việc hoán cải.


 

17. Dụ ngôn tiệc cưới - JKN

Câu hỏi gợi ư:

1) Hăy so sánh về chủ ư giữa bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước (dụ ngôn những tá điền sát nhân) với bài Tin Mừng hôm nay. Bài dụ ngôn hôm nay có chủ ư ǵ mới hơn bài trước?

2) Ư nghĩa của «y phục lễ cưới» trong bài Tin Mừng là ǵ? Phải áp dụng ư nghĩa này trong đời sống Ki-tô hữu thế nào?

3) Theo Thánh Kinh, sự công chính hệ tại những điểm cốt yếu nào?

 

Chia sẻ:

1. Hai chủ ư của dụ ngôn tiệc cưới

Dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay có hai chủ ư:

- Chủ ư thứ nhất tương tự như dụ ngôn những tá điền sát nhân Chúa Nhật tuần trước: ơn cứu độ hay nước Trời ưu tiên dành cho người Do Thái rồi mới tới dân ngoại, nhưng người Do Thái đă tỏ ra hờ hững hay bất xứng với sự ưu tiên ấy. V́ thế, sự ưu tiên ấy đă được trao cho các dân tộc khác.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, 1. Đức vua ám chỉ Thiên Chúa; 2. Tiệc cưới = Nước Trời; 3. Các đầy tớ đi mời dự tiệc = Các ngôn sứ, trong đó có Đức Giê-su; 4. Các quan khách ưu tiên được mời mà không thèm đến = Dân Do Thái; 5. Những người ở ngoài đường được mời dự tiệc = Dân ngoại, các dân tộc khác. Chủ ư này đă được khai triển trong bài Chia sẻ Chúa Nhật tuần trước (27 Thường Niên), nên bài này không bàn tới nữa.

 

- Chủ ư thứ hai là: để vào Nước Trời, cần phải có một nỗ lực cá nhân để trở nên xứng đáng với Nước Trời, tức phải trở nên người công chính. Trong đó, y phục lễ cưới tượng trưng cho sự công chính, hay sự quang minh chính đại mà mọi người Ki-tô hữu cần phải có.

 

2. Giải thích dụ ngôn

Đây là tiệc cưới mà nhà vua làm cho hoàng tử, nên chắc chắn được tổ chức rất sang trọng và trang nghiêm. Những người được nhà vua ưu tiên mời đă không đến, mặc dù đă được ngài khẩn khoản mời tới hai lần. Chẳng những họ không đến, mà c̣n có những người sỉ nhục và giết chết những đầy tớ mà nhà vua sai đi mời nữa. Họ đă phạm tội khi quân một cách nghiêm trọng. Những người này ám chỉ dân Do Thái nói chung, đặc biệt những thành phần ưu tú trong Do Thái giáo (hàng tư tế, lê-vi, ráp-bi, kinh sư, luật sĩ…). Họ đă được các ngôn sứ và Đức Giê-su ưu tiên rao giảng Nước Trời cho họ, nhưng chẳng những họ không thèm nghe để đón nhận Nước Trời, mà c̣n giết các ngôn sứ và cả Đức Giê-su nữa. V́ thế, để trừng phạt, dân Do Thái đă bị đế quốc Rô-ma xóa tên trên bản đồ vào năm 70 sau công nguyên.

 

Những người ở ngoài đường, đáng lẽ ở ngoài danh sách được mời dự tiệc, nay v́ các quan khách ưu tiên từ chối, nên họ được mời thay thế. V́ đây là tiệc cưới của nhà vua, nên theo phép lịch sự, những người được mời đều có bổn phận phải về nhà mặc quần áo cho tề chỉnh để đi dự tiệc. Vả lại, tại những tiệc cưới sang trọng như vậy, th́ theo phong tục Do Thái, chủ tiệc cũng sẵn sàng cung cấp những lễ phục phù hợp cho các khách dự tiệc. V́ thế, những ai không mặc lễ phục đám cưới đều phạm tội khi quân v́ đă xúc phạm đến nhà vua, và đáng chịu h́nh phạt.

 

 

 

3. Áp dụng dụ ngôn cho người Ki-tô hữu

Chúng ta không là người Do Thái, mà là người thuộc những dân tộc khác vốn bị người Do Thái coi là dân ngoại. V́ thế, trong dụ ngôn này, chúng ta thuộc thành phần những người ở ngoài đường được mời vào dự tiệc, tức được Thiên Chúa mời gọi tham dự mầu nhiệm Nước Trời. Chúng ta đă đáp lại lời mời gọi ấy qua bí tích rửa tội, v́ thế, chúng ta thuộc về Giáo Hội của Đức Giê-su, là dấu chỉ của Nước Trời. Chúng ta đang ở giai đoạn «đă bước vào bàn tiệc cưới nhưng chưa bắt đầu dự tiệc». Trước khi bữa tiệc bắt đầu, nhà vua c̣n phải vào pḥng tiệc và quan sát khách dự tiệc: ai không có y phục lễ cưới th́ bị loại ra ngoài. V́ thế, muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ, mà c̣n phải bận y phục cho thích hợp. Y phục đó tượng trưng sự công chính. Nếu không công chính, chắc chắn ta không phải là đối tượng của Nước Trời. Điều này cho thấy sự sai lầm của những người quan niệm rằng: chỉ cần là người Ki-tô hữu, hay chỉ cần được rửa tội là đă đủ để vào Nước Trời, mà không cần phải cố gắng sống cho xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu.

 

Khi chọn y phục lễ cưới để ám chỉ sự công chính, rất có thể Đức Giê-su đă dựa vào những câu Kinh Thánh như: «Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang» (Is 61,10; xem thêm Da 3,3-5); Về sau sách Khải Huyền cũng dùng h́nh ảnh áo cưới để chỉ sự công chính, trong sạch: «Tại Xác-đê, ngươi có một ít người đă không làm nhơ bẩn áo ḿnh; họ sẽ mặc áo trắng cùng đi với Ta, v́ họ xứng đáng. Như thế, ai thắng sẽ được mặc áo trắng; Ta sẽ không xoá tên người ấy khỏi Sổ Trường Sinh; Ta sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên thần của Người» (Kh 3,4-5)

 

4. Sự công chính là ǵ?

Để hiểu về sự công chính, ta nên theo chỉ dẫn của Kinh Thánh, là cở sở đáng tin cậy nhất, hơn là theo quan niệm, sự hướng dẫn hay truyền thống của người đời.

 

Đức Giê-su đă cho ta 3 yếu tố căn bản của lề luật, tức 3 yếu tố căn bản của sự công chính: «Những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lư, t́nh thương và sự chân thật» (Mt 23,23).

 

- Công lư hay sự công bằng: là sự tôn trọng hay đ̣i hỏi những quyền lợi tinh thần hay vật chất mà cá nhân (hay tập thể) có quyền đ̣i hỏi cá nhân (hay tập thể) khác phải trả hay phải tôn trọng. Chẳng hạn đă là người được sinh ra trong xă hội ngày nay th́ đều có quyền tự do về thân thể, về tư hữu, về ngôn luận, v.v… mà mọi người khác kể cả chính quyền đều phải tôn trọng. Ai không tôn trọng là có lỗi, là sai trái, là vi phạm công lư hay công bằng. Công lư không chỉ bao hàm việc ḿnh phải tôn trọng công bằng đối với người khác, mà c̣n bao hàm việc ḿnh phải đ̣i hỏi người khác phải tôn trọng quyền lợi của của tha nhân và của tập thể. Im lặng để mặc kẻ ác vi phạm công lư một cách trầm trọng đối với tha nhân khi chính ḿnh có thể can thiệp, cũng là không tôn trọng công lư. Công lư hay công bằng là nền tảng của t́nh thương. T́nh thương hay ḷng nhân ái không xây dựng trên nền tảng công lư, th́ đó là t́nh thương giả tạo. Không ai có thể tự hào ḿnh thương yêu người khác khi chính ḿnh đang cố t́nh vi phạm sự công bằng đối với người ấy.

 

- T́nh thương: Công chính hay thánh thiện Ki-tô giáo theo nghĩa chính xác nhất của danh từ là trở nên hoàn hảo giống Thiên Chúa. Mà yếu tính của Thiên Chúa là t́nh yêu: «Thiên Chúa là t́nh yêu» (1Ga 4,8.16). V́ thế, cốt yếu của sự công chính hay thánh thiện chính là t́nh yêu. Không có t́nh yêu, th́ dù có giữ luật hoàn chỉnh đến đâu cũng không phải là công chính hay thánh thiện: «Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, th́ cũng chẳng ích ǵ cho tôi» (1Cr 13,3). T́nh yêu là nhân đức cao trọng hơn cả (x. 1Cr 13,13). Có thể nói, người có t́nh yêu đích thực là người công chính hay thánh thiện. Càng yêu thương nhiều th́ càng công chính hay thánh thiện. T́nh yêu chính là nền tảng của công chính. Nhưng cần nhớ: nền tảng của t́nh yêu lại chính là công lư hay sự công bằng. Không thể có t́nh yêu đích thực khi không tôn trọng công lư hay công bằng.

 

- Sự chân thật: là luôn luôn thành thật, không dối trá, gian xảo, không có ư lừa dối hay lường gạt người khác. Đây cũng là một đức tính căn bản của sự công chính. Một người có tính không thành thật không thể là một người công chính được, v́ điều ǵ gian dối đều xuất phát từ sự ác, đi ngược lại với công chính. Đức Giê-su nói: «Hễ "có" th́ phải nói "có", "không" th́ phải nói "không". Thêm thắt điều ǵ là do ác quỷ» (Mt 5,37).

 

Ngoài những đức tính mà Đức Giê-su đề ra như nền tảng của công chính, c̣n một số đức tính khác được đề cập đến trong Thánh Kinh như:

- Đức Tin: «Dân ngoại (…) được nên công chính là nhờ đức tin» (Rm 9,30; x. 1,17; 5,1; 9,32; 10.6; Gl 3,11…).

- Đức khiêm nhường: Trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,9-14), người thu thuế mặc dù tội lỗi nhưng có ḷng khiêm nhường nh́n nhận ḿnh tội lỗi, nên Đức Giê-su tuyên bố ông là người công chính: «Tôi nói cho các ông biết: người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, th́ đă được nên công chính rồi; c̣n người Pha-ri-siêu th́ không» (Lc 14,18).

- Tính quên ḿnh, vị tha, xả kỷ: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23).

 

Vậy, để vào Nước Trời, ngoài việc chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội, người Ki-tô hữu cần sống công chính, quang minh chính đại, xứng đáng với danh hiệu Ki-tô hữu, với phẩm giá cao quí của «con cái Thiên Chúa». T́nh thương chính là điều căn bản nhất của sự công chính.

 

Cầu nguyện

Lạy Cha, con đă đáp lại lời mời gọi của Cha để trở nên con cái Cha, đă chịu phép rửa và gia nhập Giáo Hội là dấu chỉ của Nước Trời. Nhưng quả thật, con vẫn chưa sống công chính xứng đáng với danh hiệu con cái Cha, hay với danh hiệu Ki-tô hữu. Con giống như những người dự tiệc cưới của hoàng tử mà không ăn mặc cho xứng đáng, đó chính là tội khi quân. Xin cho con ư thức được việc con mang danh hiệu con cái Cha mà lại không sống công chính xứng với danh hiệu ấy chính là một xúc phạm đến Cha. V́ «chó gầy hổ mặt chủ nhà», hay con cái làm điều xấu th́ hổ mặt cha mẹ.