RTFM [Read This For More!
= Hăy đọc (Lời Chúa) đây nhiều hơn nữa!]
Số 64 Ngày
11.10.2008
Chủ nhật 28
Thường niên
Mục lục
Thiên Chúa:
Đấng Ưu Tiên và Tối Hậu
LM. Luy Hữu Độ, CMC
Người Ba Tư có câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một nhà
hiền triết xuất hiện giữa phố chợ và nói sẽ giải đáp được mọi thắc mắc của bất
cứ ai. Một anh chăn chiên muốn hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông, anh cầm
trong tay một con chim sẻ và đặt câu hỏi: 'Thưa ngài, trong tay tôi có một
con chim. Ngài là người thông thái giải đáp mọi vấn nạn, vậy xin hỏi ngài, con
chim trong tay tôi c̣n sống hay chết'. Biết đây là cái bẫy, v́ nếu nói chim
sống th́ tức khắc anh chăn chiên bóp nó chết trước khi mở bàn tay. Nếu nói chim
chết th́ anh ta mở bàn tay cho chim bay đi. Trước sự chờ đợi của đám đông, nhà
hiền triết từ tốn trả lời như sau: Con chim trong tay ngươi sống hay chết là
tùy ở ngươi. Nếu ngươi cho nó sống th́ nó sống, nếu ngươi muốn nó chết th́ nó
chết.
***
Bạn thân mến ! Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc,
đó là niềm khao khát thâm sâu nhất của con người, nhưng chúng ta được hạnh phúc
hay không là tùy ở chúng ta, giống như con chim sống hay chết là tùy ở anh chăn
chiên. Hạnh phúc đích thực của mỗi người chúng ta là Thiên Chúa, là Nước Trời.
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật: Thiên Chúa mời gọi con người tới dự
tiệc cưới. Tiệc cưới đó là h́nh ảnh Nước Trời, là nơi đem lại hạnh phúc viên măn
và vĩnh cửu. Thế nhưng người ta không đáp lại, viện cớ đi thăm trại, viện cớ đi
buôn bán. Đi thăm trại, đi buôn bán tự nó không phải là việc xấu, nhưng họ đă
làm một việc khờ dại là chỉ chú ư tới đời này mà quên đi đời sau. Đi thăm trại,
đi buôn bán tựu trung là lo làm giàu. Họ đă lầm lẫn khi nghĩ rằng giàu sang sẽ
đem lại hạnh phúc. Nhưng cái nghịch lư lớn nhất của cuộc đời là khi con người
t́m cách lấp đầy tâm hồn ḿnh bằng những của cải chóng qua th́ đó là lúc con
người cảm thấy trống vắng nhất trong tâm hồn.
Đừng lấy lư do tôi quá bận rội với công việc làm, với gia đ́nh mà không
dành giờ cho Thiên Chúa, không dành giờ cho Nước Trời, không dành giờ lo cho
linh hồn ḿnh. Bận rộn chỉ là tấm ảnh dựng nên để che đậy những lười biếng,
những tiêu cực của ḿnh. Đừng hỏi tôi có bận hay không, nhưng hăy hỏi tôi có
muốn hay không? V́ ḷng muốn sẽ thắng vượt mọi trở ngại, mọi bận rộn.
Thiên Chúa không phải là bông hoa để trang trí cuộc đời. Thiên Chúa là
một Đấng tối cần không thể thiếu vắng trong cuộc đời chúng ta. Hạnh phúc Nước
Trời không phải là một con bài trong Casino, thua con bài này ta đánh con bài
khác. Hạnh phúc Nước Trời là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và can hệ v́ chỉ có
một lần mà thôi: Đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa th́ tôi được hạnh phúc đời
đời , trái lại từ chối th́ tôi đánh mất hạnh phúc đời đời.
Vậy th́ Thiên Chúa phải là Đấng ưu tiên số một và tối hậu trong cuộc đời
chúng ta. Ngài phải ở trên mọi lư do bận rộn, trên mọi của cải đời này. Và hạnh
phúc Nước Trời là một thứ suốt đời tôi chuyên tâm t́m kiếm..
Mục Lục
MỜI QUƯ VỊ ĐẾN
DỰ TIỆC CƯỚI!
Phêrô Vũ văn Quí CVK64
Có một điều hết sức xuyên
suốt trong “dụ ngôn tiệc cưới”, đó là Thiên Chúa yêu thương con người đến
tận cùng của mọi giới hạn bằng hạ ḿnh đi “xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ
không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi”, và rồi lại có cả “những
kẻ lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết”. Dẫu vậy, nhà vua vẫn
kiên tŕ tiếp tục sai “đầy tớ đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tôt,
cũng tập hợp cả lại”.
Nhưng t́nh yêu vô biên đó
c̣n phải được nhận biết và đáp trả. Thiên Chúa mời gọi con người khi đă nhận
được t́nh yêu một cách nhưng không này th́ cũng phải biết cho đi t́nh yêu ấy nơi
những người khác một cách nhưng không như vậy. Với Thiên Chúa, không có thứ t́nh
yêu đơn phương, chỉ biết nhận mà không biết cho, không phải cho Thiên Chúa, Chúa
không cần! Nhưng phải biết cho người khác để làm chứng cho t́nh yêu của Thiên
Chúa được thể hiện nơi người được Chúa yêu thương.
Hai ngày
nay, tôi cảm thấy ḷng ḿnh thanh thản bội phần. Tôi như sống trong niềm hân
hoan, như được dự tiệc cưới thánh thiêng vậy. Niềm vui này chan chứa v́ như
thánh Phaolô xác tín: “Nước Thiên Chùa không phải chuyện ăn chuyện uống,
nhưng là công chính, b́nh an hoan lạc trong Thánh Thần”.
Số là sau
khi gửi bài chia sẻ “Chuyến về Nguồn” đến một số anh chị em thân quen, một chị
bạn ở Mỹ đă nhờ tôi chuyển một số tiền về giúp cha Quang, quản xứ Ea Ka, Pleiku
và gửi đến Mái Ấm Vinh Sơn 4, Kontum như tôi đă tường thuật trong bài viết trên.
Nghĩa cử nhân ái này đă giúp tôi dễ dàng nhận ra rằng vị ân nhân ấy đă nghe được
tiếng mời gọi linh thiêng của vị vua, khi sai các đầy tớ đến với dân chúng mà
rằng: “Mời quư vị đến dự tiệc cưới!” (Mt 22, 4).
Như vậy,
khi đă nhận ra sứ điệp của Chúa Giêsu qua “dụ ngôn tiệc cưới”, chị đă
không muốn trở thành một người đi dự tiệc nhưng không mặc y phục lễ cưới. Hơn
nữa, tôi tin rằng chị đă thấm nhuần giáo huấn của thánh Phaolô, khi ngài quả
quyết: “Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc
lấy Đức Kitô,... v́ tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô.” (Gl 3, 27-28)
Qua h́nh
ảnh “mặc lấy Đức Kitô”, tôi cũng cảm nghiệm rằng chị đă thường xuyên lắng
nghe Lời Chúa cũng như siêng năng dự bữa tiệc Thánh Thể v́ như sách Khải Huyền
mặc khải rằng: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gơ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa
th́ Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa
với Ta.” (Kh 3, 20) Chính nhờ năng cầu nguyện Lời Chúa mà chị có cùng niềm
hoan lạc như thánh Phaolô: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết”
(Pl 4, 13).
Nhờ sức
mạnh của Chúa Thánh Thần, tôi tin rằng chị đang ra sức sống xứng đáng với lời
mà Chúa Giêsu đă truyền dậy trước khi Người được tôn vinh: “Thật, Thầy bảo
thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi, th́ nó sẽ trơ trọi một
ḿnh; c̣n nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Ga 12, 24)
Với những
ǵ mà vị ân nhân gửi về cho Mái Ấm dành cho các cháu mồ côi người dân tộc trên
Kontum, tôi hy vọng các cháu sẽ có thêm những bữa cơm no hơn, ngon hơn và bồi bổ
hơn. Cũng chính nhờ những ân cần lo lắng trên mà tôi liên tưởng đến tâm t́nh sâu
lắng của ĐTC Gioan Phaolô II viết trong Thông Điệp “Dives In Misericordia –
Thiên Chúa Giầu Ḷng Thương Xót”:
“Đức Giêsu
Kitô đă dậy chúng ta rằng con người không những lănh nhận và cảm nghiệm ḷng
thương xót của Thiên Chúa, mà c̣n được kêu gọi “có hành động thương xót” đối với
kẻ khác: “Phúc thay ai xót thương người, v́ họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”
(Mt 5, 7). Trong những lời này, Giáo Hội nhận ra một lời mời gọi phải hành động
và Giáo Hội cố gắng thực hành ḷng thương xót. Nếu tất cả các mối Phúc thật của
Bài giảng trên Núi đều vạch cho thấy con đường trở lại và thay đổi cuộc sống,
th́ mối phúc thật liên quan tới những kẻ biết thương xót, lại càng đặc biệt có ư
nghĩa. Con người đạt tới t́nh thương - thương xót của Thiên Chúa theo mức độ
chính ḿnh được biến cải từ bên trong theo tinh thần của một t́nh thương đúng
nghĩa dành cho tha nhân.” (Số 14)
Lạy Chúa
là Cha Giầu Ḷng Thương Xót,
Xin ban
cho chúng con sức mạnh Thánh Thần của Cha để chúng con lắng nghe được tiếng Chúa
Giêsu, Con Cha mời gọi qua “dụ ngôn tiệc cưới” hôm nay là: “Mời quư vị
đến dự tiệc cưới!”
Lạy Mẹ
Maria, Mẹ của ḷng thương xót,
Xin chúc
lành cho chúng con. Amen.
Mục Lục
DỤ NGÔN TIỆC
CƯỚI HOÀNG GIA
(Mátthêu 22,1-14 – CN XXVIII TN - A)
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Cả ba dụ ngôn nối tiếp nhau – Hai người con
(21,28-32), Những người thợ vườn nho (21,33-46) và Tiệc cưới hoàng gia (22,1-14)
– đều được gửi đến cho các thượng tế và các kỳ mục của Dân (x. 21,23) và đều
mang một sứ điệp rất giống nhau. Bằng các dụ ngôn này, với một lời
khuyến cáo lặp đi lặp lại, nghiêm túc, mạnh mẽ, Đức Giêsu muốn làm cho họ mở mắt
ra để hiểu tương quan của họ với Thiên Chúa. Các thượng tế và các kỳ mục không
được chạy theo ảo tưởng nào, nhưng phải thấy rơ tương quan đó trước khi quá muộn
và phải điều chỉnh bản thân cho kịp thời.
Thật ra các dụ ngôn và các lời khuyến cáo không phải
chỉ được dành cho giới lănh đạo Do-thái giáo, nhưng cũng được gửi đến cho thính
giả mọi thời. Thiên Chúa không ép buộc; Người ngỏ với chúng ta và chờ đợi chúng
ta tự do quyết định. Các người con được mời đi làm việc trong vườn nho của cha;
những người thợ vườn nho được nhắc nhở giao nộp hoa lợi thuộc về ông chủ; những
khách được mời được kêu gọi đến dự tiệc cưới. Không một ai bị bó buộc
phải xử sự theo cách nào cả. Thiên Chúa kiên nhẫn và đại lượng ước muốn rằng lời
mời của Ngài được đón nhận.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành bốn phần:
1) Mở (22,1);
2) Dụ ngôn Tiệc cưới (22,2-[6-7]10);
3) Dụ ngôn Áo cưới (22,11-13);
4) Kết luận (22,14).
3.- Vài điểm chú giải
-
mở tiệc cưới cho con ḿnh (1): H́nh ảnh
bữa tiệc thiên sai có lẽ được mượn từ Cựu Ước (Is 25,6; 55,1-3). Nó diễn tả tính
nhưng-không của ơn cứu độ được Thiên Chúa ban tặng cho Dân Người.
-
nhưng họ không chịu đến (3): Dịch sát là
“không muốn đến”. Mt dùng động từ “muốn” (thelô), là một
động từ ngài ưa chuộng (x. 11,14; 16,24; 18,30; 19,17; 23,27b) để diễn tả một
quyết định rơ ràng.
-
Vậy các ngươi đi ra các ngả đường (9):
Công thức mệnh lệnh poreuesthe (các ngươi hăy đi) oun (vậy) khiến
chúng ta hướng tới công thức phân từ poreuthentes oun có giá trị như một
mệnh lệnh ở Mt 28,19, khi Đức Giêsu sai phái các môn đệ đi đến với Dân ngoại
(“muôn dân”)
-
bất luận xấu tốt (10): Những người “xấu”
này có thể là những người tội lỗi, một khi đă được kêu gọi nhưng-không, sẽ sửa
ḿnh khi đă vào trong Vương Quốc hoặc trong Họi Thánh; mà cũng có thể là những
người xấu theo nghĩa tuyệt đối, sẽ bị loại trừ ngày nào đó khỏi Vương Quốc (hoặc
khỏi Họi Thánh). Các câu 11-14 hiểu theo nghĩa thứ hai này.
-
quan sát (11): Động từ theaomai có
nghĩa là “nh́n xem; chiêm ngưỡng; quan sát”. Bên Đông phương, các nhân vật quan
trọng không ngồi ăn chung với các khách mời, nhưng chỉ xuất hiện vào một
lúc nào đó để chào cách quan khách. Phân đoạn gồm cc. 11-13 hẳn là một bản văn
áp dụng cho đời sống Họi Thánh (trong khi cc. 1-10 áp dụng cho lịch sử dân Do-thái),
nay được đưa vào đây để sửa chữa một lối giải thích quá tự do cc. 1-10.
Quả thật, việc đi vào Họi Thánh là chuyện nhưng-không, nhưng cũng không được
quên rằng đấy là Họi Thánh của Đức Vua! Đă nhận ơn, th́ phải sống theo chiều
hướng của ơn đă nhận.
-
không có y phục lễ cưới (12): “Y phục lễ
cưới” này hẳn cũng là thực tại được dụ ngôn Những người thợ vườn nho nói đến, đó
là các hoa trái của Vương Quốc. Đây là “sự công chính” thường được TM
Mt nói đến (ch. 5–7: 5,20; 6,33…). Xem thêm: Is 61,10; Ep 4,24; Gl 3,27; Kh
19,6-8; 7,9-17.
-
kẻ được gọi th́ nhiều, mà người được chọn th́ ít
(14): Ngôn ngữ Híp-ri không có những h́nh thái đặc biệt cho các tính từ ở dạng
so sánh (comparative: better; more) hay tối thượng cấp (superlative: best;
most); do đó, người ta dùng cách kiểu nói quanh (paraphrases). Phải dựa vào ngữ
cảnh th́ mới xác định được nghĩa so sánh nằm ở dưới. Xem Mc 9,42; Mt 22,36;
26,24; Lc 10,42; 18,14…
4.- Ư nghĩa của bản văn
* Mở (1)
Dụ ngôn này được ngỏ với những thính giả đă được nói
đến (“họ” = “các thượng tế và người Pharisêu”, x. 21,45), những người phải gánh
lấy tất cả trách nhiệm và tội lỗi, khi từ khước Đức Kitô. Ta thấy dụ ngôn này và
dụ ngôn trước có những điểm giống nhau. Một bên, đó là ông chủ nhà có một vườn
nho, ở đây là một vị vua. Ông chủ nhà sai đầy tờ hai lần đến vườn nho để
nhận hoa lợi; đức vua sai các đầy tớ hai lần đi mời khách tới dự tiệc. Trong cả
hai trường hợp, các tôi tớ đều thất bại v́ những người họ đến gặp tỏ ra xấu xa.
Trong cả hai trường hợp, có liên quan đến một “người con [trai]”. Những
điểm song song đó cho hiểu rằng hai câu chuyện nhắm đến một số nhân vật
như nhau. Ông chủ vườn nho và đức vua chỉ là một, đó là Cha trên trời; người con
trai chắc chắn là Đấng đă tự gọi ḿnh là “Người Con” (11,27). Các tôi tớ chính
là các ngôn sứ. C̣n những người được mời chính là Dân bất trung của Thiên Chúa.
*
Dụ ngôn Tiệc cưới (2-[6-7]10)
Tuy nhiên, hai dụ ngôn cũng có những điểm khác nhau. Trong dụ ngôn
Những người thợ vườn nho, vấn đề là một đ̣i hỏi về công b́nh; ở đây là một
lời mời, một vinh dự diễn tả cho một ai đó. Một bên là ông chủ
đ̣i hỏi điều thuộc về ông, bên kia là vị vua quảng đại, muốn mời tối đa nmgười
ta đến thông phần vào niềm vui của ngày cưới hoàng tử. Trong trường hợp sau này,
thái độ thiếu quan tâm càng đáng trách hơn, v́ ở đây không c̣n chuyện vi phạm
một quyền, nhưng là một xúc phạm nặng nề đến danh dự. Đă thế, thái
độ thiếu quan tâm c̣n trầm trọng đến mức trở thành sự căm thù chẳng hiểu v́ sao.
Ngay ở đây cũng có thể đặt lại câu hỏi của dụ ngôn trước: “Khi ông chủ vườn nho
đến, ông sẽ làm ǵ bọn tá điền kia?” (21,40). Câu trả lời không c̣n phải là một
đe dọa, nhưng là một hành động trừng phạt. Như thế, từ dụ ngôn kia
sang dụ ngôn này, có một sự tiệm tiến.
Những “người đă được mời” (keklêmenous) là những người được
báo tin về tiệc cưới đúng thời điểm. Đây là các bạn hữu, những người đang sống
trong những tương quan thân t́nh với nhà vua. Việc nhà vua sai đầy tớ đến và mời
thúc bách (c. 4) cho thấy cử chỉ tối hậu của ḷng tốt của nhà vua, nhưng đă
không được đáp lại. Đúng ra, nhà vua chỉ nhận được một sự từ khước dứt
khoát (“không muốn đến”, c. 3); các động lực thâm sâu là họ có những mối quan
tâm thực tiễn, những của cải vật chất (chủ đề của Mt: x. 8,18-22; 19,21).
Thế là từ tư cách những người đầu tiên được ưu đăi, người Do-thái trở thành
những đối thủ đầu tiên chống lại ơn cứu độ, và mục tiêu đầu tiên cơn giận Thiên
Chúa nhắm tới. Họ bị đánh giá là “không xứng đáng” (c. 8) không phải v́ họ có
những thiếu sót hay sự ngu dốt nào tự nhiên, nhưng do họ từ khước.
Đức vua đă huy động quân lính đi “tru diệt bọn sát nhân và thiêu hủy
thành phố của chúng” (c. 7). Tại sao sự việc lại trở nên gia trọng đến mức ấy?
Dường như các khách được mời sống ngay trong thành phố nơi tổ chức lễ cưới. Các
kẻ sát nhân chỉ là một vài người trong số khách được mời thôi. Chẳng lẽ
mọi người khách mời khác đều đáng xử như những kẻ sát nhân? Đàng này, cả thành
bị thiêu hủy, hẳn là với tất cả những người vô tội. Nếu muốn tiếp nối câu chuyện
cho hợp lư, th́ phải nói đến việc mời những người khác. Tất cả các thắc mắc này
khiến ta phải nh́n nhận rằng cc. 6-7 là một câu lạc lơng.
Rất có thể tác giả đang nghĩ đến cuộc tàn phá Giêrusalem đă xảy ra
vào năm 70. Chỉ điều này mới giải thích được v́ sao tác giả gán một tầm
quan trọng đặc biệt cho chuyến hành quân trừng phạt và cuộc thiêu hủy thành phố.
Và những kẻ sát nhân không phải chỉ là một vài người tạo cớ cho tác giả
viết dụ ngôn, nhưng là tất cả các thợ làm vườn nho đă giết người con sau khi bàn
bạc với nhau (21,38-39). Như thế ở đây Mt không chỉ làm chứng trung thành
về các lời của Đức Giêsu đă được truyền đạt cho ngài, nhưng c̣n cung cấp cho
chúng ta cách thức giải thích các lời này cho các thành viên của các cộng đoàn
tiên khởi của Họi Thánh. Hai phương diện này được kêt nối chặt chẽ với nhau. Chỉ
lời được Họi Thánh phát xuất từ các tông đồ hiểu và giải thích đúng đắn mói có
thể được coi như là Lời Chúa, được Chúa Thánh Thần linh hứng và buộc chúng ta
tin nhận.
Các đầy tớ có nhiệm vụ ngỏ lời mời với những người khác, mà không
chọn lựa. Họ có nhiệm vụ đưa tất cả những ai họ gặp trên đường vào pḥng tiệc,
không cần tên tuổi, màu da. Do đó pḥng tiệc hẳng mấy chốc đă đầy một
khối người đa tạp. Sự đa tạp này không do khác nhau về y phục, về địa vị xă hội
hay về những yếu tố bên ngoài. Đây là một sự khác biệt bên trong, chủ yếu,
giữa “người xấu và người tốt (c. 10). Chúng ta chỉ hiểu được t́nh trạng này nếu
khởi đi từ thực tế tác giả đang nghĩ tới. Lời mời đă được ngỏ với dân Ít-ra-en,
nhưng họ đă không muốn đón nhận; thế là lời mời được gửi đến một dân mới,
Dân ngoại. Đây không c̣n phải là một dân gồm những người trong sạch và
các thánh, mà là một xă hội đa tạp gồm những người xấu và những người tốt.
Ta gặp thấy có cả hai hạng người này trong Họi Thánh, như cỏ lùng giữa lúa tốt
(13,28; x. dụ ngôn Chiếc lưới: 13,47-50). Dù sao, pḥng tiệc cũng đă đầy v́ mọi
người được tự do đi vào. Nhưng sẽ có một cuộc biện phân quyết định: lời
mời không khẳng định là người ta sẽ thực sự được tham dự vào lễ cưới. Trước tiên
phải có một cuộc phán xét: phải tách cỏ lùng khỏi lúa tốt. Đây chính là
mục tiêu của phần thứ hai của bài dụ ngôn.
*
Dụ ngôn Áo cưới (11-13)
Đến đây khung cảnh vẫn là bữc tiệc, nhưng sự chú ư lại xoáy vào
chiếc áo cưới. Ông chủ dường như không c̣n phải là vị vua trước đây nữa. Ông
không đến để chiêu đăi một bữa tiệc linh đ́nh nữa, mà đến để “quan sát” (theasasthai;
x. 2 V 9,18) các khách dự tiệc. Dĩ nhiên người ta tự hỏi là làm thế nào người
kia có thể có một cái áo cưới (và tất cả những người khác th́ lại có sẵn áo cưới!)
khi mà anh ta bị mời đột ngột giữa đường. Như thế là bất công trắng trợn! Chính
điểm gây “sốc” này cho hiểu rằng đây không phải là vấn đề một cái áo theo
nghĩa cụ thể. Chúng ta đă được chuẩn bị cho cách giải thích này bởi v́ dụ ngôn
đă ghi trước đó là trong pḥng có kẻ xấu người tốt. Rơ ràng người không có áo
cưới thuộc về hạng kẻ xấu. Cũng chính điểm này mới giúp hiểu cách đối xử người
ấy sẽ phải chịu: không phải là đuổi ra ngoài, nhưng “quăng ra chỗ tối tăm”, nơi
sẽ phải “khóc lóc nghiến răng”, tức là người ấy bị tiêu vong. Sự “câm miệng” của
người khách này chứng tỏ lời trách của ông chủ là đúng. Người này, cũng như
những người đầu tiên, đă không hề quan tâm đến vinh dự đă nhận; họ đă đến tiệc
cưới với đầu óc tầm thường, thô thiển, không trân trọng, không biết ơn.
Bữa tiệc là h́nh ảnh Nước thiên sai; chiếc áo tượng trưng cho các tư
thế căn bản để được vào và ở lại đó. Trong Bài Giảng trên núi, Đức Giêsu đă yêu
cầu các môn đệ phải có một “sự công chính dồi dào hơn” (x. 5,20); đây
chính là tinh thần mới người ta phải có để sống các tương quan với Thiên Chúa.
Nhận được
lời mời không đương nhiên là được cứu độ vĩnh viễn. Con số những người được kêu
gọi th́ nhiều, điều này có nghĩa là nhiều người được để cho đi vào, không phân
biệt, không điều kiện. Họ không cần phải giữ luật Môsê, họ không cần phải chịu
cắt b́. Nhưng khả năng đi vào không có nghĩa là một bảo đảm; đi vào trong
sự hiệp thông Họi Thánh không có nghĩa là được đi vào trong Nước Thiên Chúa và
lúc tận thế. Phải phân biệt giữa niềm cậy trông đầy tín thác và phó thác với sự
tự phụ, tự hào không cơ sở là ḿnh có ơn cứu độ.
*
Kết luận (14)
Câu kết luận “V́ kẻ được gọi th́ nhiều, mà người được chọn th́ ít”
thường được giải thích theo hai cách. Cách thứ nhất cho rằng “những người được
chọn” đây là những người được nhận một ơn đặc biệt khiến họ có thể sống
gần kề hơn với những sự thuộc về Thiên Chúa và có thể cậy dựa nhiều hơn vào ḷng
từ bi thương xót của Thiên Chúa đối với họ. Dĩ nhiên con số này ít, c̣n đa số
chỉ nhạn được một ơn thông thường. Cách thứ hai, phổ biến hơn, giới hạn
khẳng định của Đức Giêsu vào trường hợp những người Do-thái thời Người mà thôi:
tất cả đều được gọi vào Nước Trời theo nghĩa là tin vào Người, nhưng tuyệt đại
đa số đă từ khước đi vào Nước ấy khi loại trừ Đấng Mêsia.
Cả hai cách giải thích này đều có phần giá trị, nhưng không khớp với
dụ ngôn. Cách thứ nhất giả thiết rằng người khách bất xứng đă bị quăng ra ngoài
bởi v́ đă lén đi vào một nhóm nhỏ gồm những người được ưu tuyển; nhưng
bản văn nói rơ là người ấy bị loại bởi v́ thiếu điều tối thiểu cần thiết cho sự
đoan trang của bữa tiệc. Cách thứ hai cũng không thỏa đáng. Bởi v́ người khách
bị loại đă đi vào với nhóm thứ hai, nên người này là một người ngoại chứ
không phải là một người Do-thái; thế nhưng lại chính vào lúc loại trừ
người ấy mà Đức Giêsu mới công bố lời nói về nhóm nhỏ những người được chọn.
Đàng khác, hiểu sát bản văn, chúng ta thấy câu này không phù hợp với các sự hiện:
trên con số lớn các khách dự tiệc, chỉ có người bất xứng này bị loại trừ; làm
sao có thể nói đến một số “ít” (nhỏ) những người được chọn?
Do đó, giải pháp đơn giản nhất nằm ở b́nh diện ngữ học (philologie):
đây là hai công thức so sánh theo ngôn ngữ sê-mít ở thể ngầm, mà ta có thể dịch
ra như sau: “Những kẻ được gọi th́ nhiều [hơn], nhưng những người được chọn th́
ít hơn”. Hiểu như thế, chúng ta thấy phù hợp với ngữ cảnh: con số người được gọi
th́ rất đông, nhưng rồi có những người từ khước và có người bị loại trừ. Quả
thật, nhiều người được gọi, nhưng những người được chọn th́ ít hơn. Do đó, điều
hết sức quan trọng là để ư mà thực hiện những điều kiện cần thiết để cho việc
chúng ta được kêu gọi đưa chúng ta đến chỗ được chọn vĩnh viễn (x. Lc 13.22-24
trong chiều hướng này).
+
Kết luận
Tầm nh́n của bản văn có thay đổi: Từ chỗ minh họa lời rao giảng của
Đức Giêsu, dụ ngôn đă trở thành một minh họa đời sống của Họi Thánh. Đă
là những người được thừa hưởng những lời hứa của Thiên Chúa, người Do-thái cũng
là những người đầu tiên được đón nhận Tin Mừng, từ phía Đức Giêsu cũng như từ
phía các tông đồ. Vậy mà họ vẫn không tin: thái độ cứng tin này quả là một mầu
nhiệm, nhưng cũng không làm hỏng được các kế hoạch của Chúa quan pḥng. Vào lúc
tác giả Tin Mừng viết, th́ Họi Thánh đă quy tụ lại nơi bàn tiệc thứ hai rồi. Các
tín hữu thuộc về Họi Thánh cũng như các khách dự tiệc phải luôn luôn trong y
phục chỉnh tề v́ bất cứ khi nào vị thẩm phán cũng có thể xuất hiện và loại họ
khỏi pḥng tiệc vĩnh viễn. Cũng như dân Do-thái đă bị loại bởi v́ họ đă tỏ ra
bất xứng khi từ chối lời mời, người ki-tô hữu cũng có thể bị loại trừ mặc dù đă
đón nhận lời mời.
Tuy nhiên, chính chúng ta phải thấy ḿnh được Thiên Chúa kêu gọi và
chờ đợi chúng ta tự do quyết định. Thiên Chúa vẫn cứ nhắc lại các lời kêu gọi và
tiếp tục gửi đến các sứ giả của Người.
5.- Gợi ư suy niệm
1.
Hoàn cảnh hiện tại có đặc điểm là Thiên Chúa kêu gọi qua trung gian các tôi tớ,
sự tự do của con người và sự đại lượng của Thiên Chúa. Từ hoàn cảnh này, ta
không được rút ra những hậu quả sai lạc. Ta không được cho rằng tiếng gọi của
Thiên Chúa là một đề nghị không quan trọng, rằng chúng ta có thể tùy nghi
đón nhận hoặc từ khước, rằng chúng ta có một tự do không giới hạn có thể
không những chọn lựa mà c̣n xác định được các hậu quả của sự chọn lựa, rằng sự
tự do của Thiên Chúa là dấu cho thấy Ngài yếu đuối và dửng dưng. Bây giờ Thiên
Chúa là Đấng kêu gọi và mời mọc; con người là những người hành động, đáp trả với
khả năng quyết định tự do. Nhưng đến cuối, Thiên Chúa sẽ là Đấng hành động và
xác định vĩnh viễn. Ai từ chối làm việc trong vườn nho sẽ bị loại khỏi Nước Trời
(x. 21,31). Ai không giao nộp các hoa lợi của vườn nho và xử tệ với các tôi tớ
của ông chủ sẽ bị mất vườn nho và phải chịu một kết thúc thảm thương
(21,41). Ai không đón nhận lời mời đến dự tiệc, sẽ bị loại trừ (22,8).
2.
Chúng ta có thể chọn lựa tự do, nhưng chúng ta không c̣n tự do nữa đối với các
hậu quả của sự chọn lựa của chúng ta, bởi v́ chúng ta không thể tự do xác định
chúng, nhưng chúng thuộc về cách do Thiên Chúa xác định. Chúng ta có thể nói
không với tiếng gọi của Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể đạt được sự thể
hiện tốt đẹp cuộc sống chúng ta với tiếng không này. Cần phải ư thức như thế để
không xử sự cách phi lư, khi không đón nhận tiếng gọi của Thiên Chúa.
3. Bữa tiệc không chứa những
yếu tố khiến có thể nghĩ đến tiệc Thánh Thể, nhưng chính h́nh ảnh vẫn có thể gợi
ra những bữa tiệc agapê và các cuộc cử hành phượng tự thường xuyên trong Họi
Thánh. “Các đầy tớ” (douloi) của dụ ngôn thứ nhất ở đây được gọi là
“những người phục dịch” (diakonoi); từ ngữ diakonoi khiến ta nghĩ
đến các thừa tác viên trong các cử hành phụng vụ. Áo cưới nêu bật t́nh trạng
thánh thiện và ân sủng mà người ta phải có để được đến gần bàn tiệc của Chúa.
4. Vào ngày chúng ta được rửa
tội, chúng ta đă được mặc một áo trắng, và vị chủ lễ đă chúc chúng ta giữ
cho nó được tinh tuyền cho đến ngày Phán xét. Nếu chúng ta đă làm hoen ố bộ áo
rửa tội này, chúng ta vẫn có thể đến tŕnh diện trước ṭa của ḷng từ bi thương
xót, đo là bí tích ḥa giải. Tại đây Đức Giêsu lại giặt sạch bộ áo cưới của
chúng ta và lại mời chúng ta vào tham dự bữa tiệc vương giả của Người, trong
niềm vui của t́nh thân mật đă t́m lại được. Như thế, cũng đừng bao giờ tự hào
rằng ḿnh đă “tới nơi”, cũng đừng phê phán ai. Không phải v́ ta đang “ở trong”
mà ta đă được bảo đảm, và có quyền xét đoán những người “ở ngoài”, những người
chưa biết mà đi vào, hoặc thậm chí những người đă từ khước. Cho dù có ở trong
Họi Thánh hay Nước Thiên Chúa, chúng ta vẫn chỉ là “khách được mời”, do ân huệ
nhưng-không.
Mục Lục
TIỆC NƯỚC TRỜI
Cao Trí Dũng
Lạy Cha Chí ái Quyền năng phép tắc
Cha đă cho con nên con cái Cha
Qua Phép Rửa sau ba ngày chào đời
Con được nhập vào Giáo Hội của Chúa
Rồi Ngài thương gọi con từ muôn thủa
Vào Hội học Kitô Giáo Phong trào
Để con nên người Tín hữu thực sự
Con của Cha, Nghĩa tử phúc biết bao !
Lạy Cha ! T́nh Cha thương… thật ưu ái
Con là thực khách được Cha quan tâm
Cha cho người mời con vào Tiệc Thánh
Mà sao con thiếu dọn ḷng đàng hoàng
Xin cho con ư thức ḿnh con Chúa
Có tước hiệu là Nghĩa tử của Cha
Con cái ǵ lại bận bỏ đi xa
Không có mặt ngày Cha đải tiệc cưới
Cũng là ngày dịp Cha tặng qùa biếu
Thiên chức Cha rơ thấu hiểu đời con
Cha hằng chờ dịp tặng quà cho con
Việc lớn nhỏ …thành công hay thất bại
Thánh Têrêxa Hài Đồng Thánh thời đại
Chị hiểu rơ :“ Tất cả là Hồng ân”
Chị đă nhận quà tặng thật ân cần !
Mời mọi người Tiệc cưới đă dọn sẳn
Quà tặng Chúa… gởi qua mọi biến cố
Trân qúi nhận … vui vẻ hơn ngọc ngà
Quà của Chúa thật tuyệt hăo vượt xa
Mọi ngọc ngà Thế gian cho qúi nhất
Thật bạc bẻo ! nếu Chúa không được vui
Khi thấy ta thái độ nhận lănh quà
Xin nhập cuộc đi Rao Lời Chân lư
Lời của Người ban “ Sự sống đời đời ”
Mục Lục
Bông Hoa thiêng
liêng
MATTHEU VU.
Các ông gặp bất cứ ai th́ mời vào dự tiệc.
Nước Thiên Đàng sánh ví như tiệc cưới.
Thức ăn ngon rượu qúi đă sẵn sàng.
Chủ sai gia nhân mời bạn bè họ hàng.
Khách được mời lại lạnh lùng từ chối.
Người này nói tôi có vợ mới cưới.
Người kia chối mắc buôn bán phương xa.
Kẻ khác bận tổ chức mừng tân gia.
Người khác nữa mắc công việc dồng lúa.
Chủ sai gia nhân ra ngă ba đường phố.
Gặp bất cứ ai cũng mời tới đầy nhà.
Tiệc đang vui khách đă muốn ngà ngà.
Chủ bỗng thấy một người không áo cưới.
Ông ra lệnh bắt giam trong ngục tối.
Nơi đây chỉ c̣n có khóc lóc nghiến răng.
........................................
Lạy Chúa xin giúp con Rước Lễ siêng năng
Don linh hồn xác thân cho xứng đáng...
Mục
Lục
KINH MÂN CÔI DIỆU KỲ
Cao Trí Dũng
Thế giới ngày nay tiến bộ hiện đại
Nhưng cuộc sống đồi bại lắm bất công
Thế giới như đang tiếp tay qủi dữ
Phá hoại bao xă hội và cồng đồng
Con người đang đâm đầu vào trụy lạc
Lắm kẻ tự nguyện bán cả Linh hồn
Chọn theo qủi đỏ bán tận lương tâm
Danh vọng tiền tài làm họ lóa mắt
Kiếp nô lệ cam tâm thân nô bộc
Họ thay cờ ôm chân làm tay sai
Sống tham ô chạy theo vuốt chân người
Muốn ḥa ḿnh với qủi thần Chuyên chính
Mẹ hiện ra đây đó ban dấu lạ
Lệ Mẹ rơi như mời gọi chúng ta
Hăy Cầu nguyện cứu nguy Đất Nước nhà
Mẹ kêu mời ta ăn năn đền tội
Hăy tôn sùng Trái Tim Mẫu Tâm Mẹ
Siêng Lần hạt muôn Tràng Ngọc Mân Côi
Các gia đ́nh Tín hữu ở khắp nơi
Hăy thành tâm Vâng theo lời Mẹ nhắn
Kinh Mân Côi có sức mạnh khôn sánh
Cứu Nước Nga và Đông Âu trở về
Vâng lời Mẹ siêng Lần hạt bạn nghe
Để Việt Nam sớm ngày về Chiến thắng
Noi gương Mẹ xin Vâng theo Thánh ư
Là đường ngay của Chân Lư-Công bằng
Đưa Thế giới vào ổn địng Ḥa b́nh
Đó Thành quả Kinh Mân Côi Mẹ nhắn
Không nghe Mẹ… Thế giới bị hủy diệt
Mỗi người ngoan… nghe theo Mẹ tỏ lời
Hăy ăn năn, Lần hạt ,Sùng Mẫu Tâm
Cầu xin Mẹ thương Quê Hương Dân Việt
Mục Lục
|