Phúc Âm Nhật Kư

 

  

 

Tin Mừng

cho Người Thời Đại

Chúa Nhật 12.10.2008

 

 

Lm. Đỗ Vân Lực, op.

 

 

ĐÔI BỜ HẠNH PHÚC

(Mt 22:1-14)

 

Cuộc khủng hoảng tài chánh Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng khắp các lănh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, kinh tế, xă hội và cả gia đ́nh. Mới đây, tại Los Angeles, California, một ông đă bắn cả gia đ́nh và tự sát, chỉ v́ khủng hoảng tài chánh.

 

Trước cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới, ĐGH Bênêđictô XVI xác quyết : “Chúng ta thấy nhiều ngân hàng lớn sụp đổ. Tiền biến mất. Tiền là hư vô. Tất cả những ǵ thiếu một thực tại nền tảng đều chung số phận. Chúng thuộc hàng thứ yếu. Lời Chúa là nền tảng đỡ nâng mọi sự. Lời Chúa là thực tại đích thực đó.  Chỉ có Lời Thiên Chúa mới là nền tảng mọi thực tại.”[i] Tại sao ?

 

Tin Mừng hôm nay tŕnh bày cho chúng ta tầm quan trọng của Lời Chúa qua dụ ngôn tiệc cưới nhà vua tổ chức cho hoàng tử. Khách mời nại đủ lư do từ chối. Họ coi việc buôn bán và công việc đồng áng quan trọng hơn lời mời của nhà vua. Tệ hơn nữa, họ c̣n hành hạ và sát hại các tôi tớ, các khách mời đă lănh đủ hậu quả. Bọn sát nhân đă bị tru diệt cùng với các thành phố của chúng.

 

Khi xuống trần gian, Con Thiên Chúa đích thân mời gọi chúng ta tham dự tiệc cưới Nước Trời. Lời mời gọi đó chính là Lời Chúa. Thái độ chúng ta ra sao ? Chúng ta có chấp nhận chia sẻ niềm vui Nước Trời với Chúa không ?

 

LỜI CHÚA NHƯ MỘT MỜI GỌI

 

Khi tin tiệc cưới hoàng tử tung ra, ai không vui mừng ? Vui nhất lẽ ra là những ai được vinh dự mời tham dự tiệc cưới ấy. Thế nhưng, thực tế khác hẳn. Những khách được mời đều từ chối  Nhà vua buồn bă chừng nào trước những phản ứng bất ngờ như thế. Từ buồn sang giận, nhà vua đi đến quyết định làm tất cả các khách mời hết sức kinh ngạc.

 

Khi tính đến chuyện gia thất cho hoàng tử, nhà vua nhắm tới tương lai của cả triều đ́nh và vận mệnh đất nước. Đó không phải là chuyện riêng của hoàng gia, nhưng của cả dân tộc. Nhưng khi từ chối, những khách mời nại đủ lư do không tham dự tiệc cưới. Họ coi thường lời mời của nhà vua, v́ không nhận ra đó là công ích và là một vinh dự tham gia vào những diễn biến lớn lao của vận mệnh đất nước.  Họ chỉ cắm mắt vào những lợi lộc vật chất và cá nhân (x. Mt 22), đến nỗi chà đạp cả danh dự nhà vua xuống đất đen. Một nhóm khác c̣n mù quáng đến nỗi đổ máu các tôi tớ nhà vua.

 

Thực ra không phải họ không có những lư lẽ biện minh cho hành động của ḿnh. Họ sống trong một thế giới hạnh phúc của riêng họ. Không chấp nhận lời mời của vua, họ thỏa măn với những những thứ của cải vật chất. Những thứ của cải như hoa màu từ nông trại hay lợi nhuận từ việc buôn bán đâu phải là những thứ xấu xa. Biết bao hạnh phúc và niềm vui đến từ những của cải tiền bạc đó. Nhưng khi họ không nhận ra bậc thang giá trị của vật chất so với lời mời gọi tham dự niềm vui của nhà vua, họ đă thiết lập cho ḿnh một thế giới riêng, tách xa khỏi thế giới của hoàng gia và toàn dân.

 

Dù có bị mọi người từ chối và đối xử không tử tế, nhà vua vẫn duy tŕ tiệc cưới hoàng tử. Tiệc cưới trở thành một thế giới hạnh phúc và tràn đầy niềm vui cho mọi người, không phân biệt tốt xấu. Bây giờ, thực khách không phải là những người được mời như trước. Chẳng có điều kiện và tiêu chuẩn nào cả. Thực khách  từ mọi ngả đường. Họ không có giấy mời, nhưng họ vẫn được mời vào lấp đầy pḥng tiệc cưới. Pḥng tiệc cưới rơ ràng đă phân biệt đôi bờ hạnh phúc. Bên ngoài, các người lấy tiêu chuẩn hạnh phúc là của cải và tiền bạc vẫn sống với  thế giới riêng. Bên trong chỉ gồm những người chấp nhận lời mời của vua. Đúng là h́nh ảnh quy tụ muôn dân trong hạnh phúc tuyệt vời trong Nước Thiên Chúa.

 

Chỉ có một điều hơi lạ. Sau khi các quan khách an vị, nhà vua tiến sát một thực khách để hỏi về y phục lễ cưới. Đây là một ẩn dụ, diễn tả điều kiện cần thiết để tham dự tiệc cưới. Có thay đổi lớp áo cũ là sự bất chính, mới có thể mặc lấy áo mới là Đức Kitô (Gl 3:27), sự công chính của Thiên Chúa. Muốn ḥa nhập và hưởng trọn vẹn niềm vui Nước Trời, phải sám hối ăn năn. Đó là điều kiện duy nhất. Như vậy, để có thể tham dự tiệc cưới Nước Trời, chấp nhận lời mời chưa đủ. Cần phải mặc áo cưới là sự canh tân tâm hồn nữa. Một tiêu chuẩn duy nhất phân biệt giữa đôi bờ hạnh phúc, đó là sự công chính. Nếu không cởi bỏ con người cũ (bất chính), không ai có thể nhập tiệc vui với Chúa trong Nước Trời.

 

Chẳng có ǵ mâu thuẫn giữa đ̣i hỏi và lời mời gọi đó. Nếu đă chấp nhận lời mời của Chúa, con người phải đi tới cùng. Ngay khi mới ngỏ lời cùng nhân loại, Con Chúa đă lên tiếng kêu gọi sám hối. H́nh ảnh cuối cùng kề sát bên thập giá Chúa cũng là kẻ trộm lành sám hối. Như vậy, từ khởi đầu sứ vụ cho đến khi kết thúc, Chúa không quên kêu gọi người ta sám hối để trở nên người công chính trong Nước Trời.

 

ÁO CƯỚI

 

Từ trong pḥng tiệc cưới, thực khách nh́n ra ngoài. Họ rùng ḿnh trước con phẫn nộ của nhà vua. Nếu biết được nguyên nhân sự phẫn nộ đó, có lẽ họ cũng phải thông cảm với nhà vua. Nhưng sắp bước vào tiệc cưới, bỗng họ lại thấy một người trong nhóm ḿnh bị quăng ra ngoài. Thế nghĩa là ǵ ? Họ bắt đầu run sợ, v́ chẳng biết bao giờ tới lượt ḿnh. Hỏi ra họ mới rơ đó là người không mặc áo cưới..

 

Nh́n lên ḿnh thấy bộ áo cưới (có lẽ đă có sẵn ngoài hành lang), họ yên tâm. Chẳng ai có thể trục xuất họ khỏi niềm vui ngày cưới nữa. Dù bất ngờ được mời gọi, họ cũng đă chấp nhận bước vào pḥng tiệc cưới, tức là bước ra khỏi thế giới ồn ào và vật chất bên ngoài. Họ chấp nhận thay đổi để có thể xứng đáng với lời mời gọi của nhà vua.

 

Bước vào pḥng tiệc cưới có khác nào bước vô Nước Trời. Cần có một sự thay đổi toàn diện. Thế giới này cũng sẽ phải thay đổi, khi Nước Thiên Chúa đến. T́nh yêu thương nhau sẽ là phương tiện mạnh nhất để biến đổi thế giới. Nhưng chỉ với con mắt đức tin, Kitô hữu mới có thể “phân biệt cẩn thận sự phát triển trần thế với sự lớn mạnh  của vương quốc Chúa Kitô. Tuy nhiên càng góp phần ổn định trật tự  xă hội, cuộc tiến bộ trần thế càng trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với Nước Thiên Chúa.”[ii] Nếu không phân biệt như thế, họ sẽ khó đi tới quyết định lựa chọn giữa những giá trị trần thế và Tin Mừng.

 

Cũng thế, trong khi c̣n đồng hành với mọi người trên trần thế, Giáo Hội đặt ḿnh phục vụ Nước Thiên Chúa một cách cụ thể, trước hết bằng việc loan báo và làm cho mọi người nghe biết Tin Mừng cứu độ và thiết lập các cộng đoàn Kitô hữu mới. Hơn nữa, Giáo Hội phục vụ Nước Thiên Chúa bằng cách gieo rắc khắp thế giới ‘những giá trị Tin Mừng.’ Nhờ đó, Giáo Hội có thể diễn tả Nước Chúa và giúp quần chúng chấp nhận kế hoạch Thiên Chúa. Thực ra, cũng có thể t́m thấy thực tại phôi thai của Nước Thiên Chúa ngoài biên cương Giáo Hội, tới mức họ sống ‘những giá trị Tin Mừng’ và mở ḷng đón nhận Chúa Thánh Linh, Đấng muốn thổi nơi đâu và khi nào tùy ư (x. Ga 3:8). ”[iii] Chính sức mạnh Thánh Linh và cứu cánh cuộc đời sẽ làm thay đổi cả thế giới khi mọi người tiến vào dự tiệc cưới Con Chiên trong Nước Thiên Chúa.

 

Cuộc thay đổi lớn lao đó quả là một hồng ân vô cùng lớn lao của Thánh Linh, nhằm canh tân thế giới trong công lư và ḥa b́nh. Bởi vậy, khi biết tôn trọng trật tự trần thế và được chân lư cũng như t́nh yêu soi sáng, con người hoạt động làm cho công lư và ḥa b́nh đươc viên măn và hiện diện trọn vẹn, báo trước ngày Nước Thiên Chúa đến.

 

Trong Nước Thiên Chúa, “khi đồng h́nh đồng dạng Chúa Kitô Cứu thế, con người nhận thức ḿnh là một thụ tạo được Thiên Chúa ưa thích và tuyển chọn từ đời đời. Khi đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô và chiêm ngưỡng dung nhan Người, ngay từ đời này, giữa những tương quan con người, Kitô hữu khát vọng mănh liệt được nếm trước những ǵ sẽ có thực trong thế giới chắc chắn sẽ đến.”[iv] Tất cả công cuộc làm chứng và truyền giáo đều nhằm làm cho con người đồng h́nh đồng dạng với Chúa Kitô, để mọi người có thể chia sẻ hạnh phúc với Con Chúa trong Nước Người.

 

Nếu chỉ đắm ch́m vào của cải đời này, người ta quên mất kho tàng không bao giờ bị hủy hoại trên Nước Trời. “Khi lo âu và buồn sầu về nhiều sự việc, người ta có nguy cơ lăng quên Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x. Mt 6:33) là những thứ họ thực sự cần. Mọi sự khác, kể cả công việc làm ăn, sẽ chỉ t́m thấy chỗ đứng, ư nghĩa và giá trị đích thực, nếu nó hướng về điều duy nhất cần thiết này và sẽ không bị ai cướp mất (x. Lc 10:40-42).”[v]

 

Đó là điều Chúa Giêsu đă cho thấy khi nói dụ ngôn về tiệc cưới hôm nay. Những người đă chấp nhận lời mời và sẵn áo cưới sẽ chia sẻ niềm vui với nhà vua và hoàng gia. Không ai có thể cướp khỏi họ niềm vui nhà vua đă ban. Chỉ những kẻ nào khinh thường lời mời gọi và không có áo cưới xứng đáng, mới bị loại trừ ra khỏi tiệc cưới mà thôi. Trong tiệc cưới cũng như trong Nước Trời, không phân biệt chủng tộc, màu da, xấu tốt, giàu nghèo v.v. Điều đ̣i hỏi duy nhất là phải “mặc lấy Chúa Kitô.” Nếu không Chúa Cha sẽ không nhận ra chúng ta là ai trong Tiệc Cưới Nước Trời.

 

BÊN TRONG BÊN NGOÀI

 

Cảnh tiệc cưới hoàng tử thật tưng bừng, vượt quá dự tính của mọi người. Pḥng khách chật ních. Tiếng cười nói vui vẻ. Tiếng cụng ly chúc mừng rôm rả. Ngoài kia, một thế giới quay cuồng với những tham vọng vât chất và ích kỷ tầm thường. Dù chấp nhận lời mời của vua trong một bối cảnh rất vội vă và bất ngờ, nhưng những thực khách tối nay đều có một điểm khác hẳn với những khách đă mời xưa.

 

Điểm khác biệt đó chính là họ lắng nghe tiếng vua kêu mời và chấp nhận biến đổi theo cung cách tiệc cưới. Tất cả đều mặc áo cưới, trừ một người. Chấp nhận lời mời, cũng phải đón nhận bất cứ hậu quả phiền toái nào do lời đó gây ra.

 

Dụ ngôn tiệc cưới hoàng tử hôm nay nhằm nói lên tầm quan trọng của Lời Chúa trong việc hoán cải con người. Lời Chúa dành cho mọi người, chứ không riêng ai. Chính Lời Chúa sẽ phân biệt kẻ bên trong và kẻ bên ngoài. Giữa những cuộc sống ồn ào và đầy hưởng thụ hôm nay, người ta không c̣n quan tâm ǵ tới Lời Chúa nữa. Giữa xă hội hôm nay, t́m đâu ra một người thực sự có khả năng tập trung và lắng nghe Lời Chúa. Đó là ư nghĩa lời phát biểu của GM Luis Tagle, giáo phận Imus bên Phi luật tân trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới 2008.

 

Thế giới ngày nay tiến bộ rất nhanh về mọi mặt, nhưng hầu không biến đổi về tinh thần bao nhiêu. Bởi vậy, đây là lúc Giáo Hội phải gấp rút huấn luyện khả năng lắng nghe Lời Chúa nơi giáo dân.

Đức Cha Tagle nói tiếp : ”Giáo Hội phải huấn luyện người nghe Lời Chúa, Nhưng việc lắng nghe này không phải chỉ được thông truyền qua việc giáo huấn, nhưng đúng hơn qua môi trường lắng nghe. Con xin đề nghị 3 lối đề cập vấn đề để đào sau thái độ lắng nghe:

 

- Thứ nhất: là lắng nghe trong đức tin. Đức tin là một hồng ân của Chúa Thánh Linh, nhưng cũng là một sự thực thi tự do của con người. Lắng nghe trong đức tin có nghĩa là mở rộng con tim cho Lời Chúa, để Lời Chúa thấu nhập vào và biến đổi chúng ta, rồi thực hành Lời Chúa. Điều này cũng tương đương với sự vâng phục trong đức tin. Huấn luyện về sự lắng nghe là thành phần của sự huấn luyện về đức tin.

 

- Thứ hai. Các biến cố trong thế giới chúng ta ngày nay cho thấy hậu quả của thái độ thiếu lắng nghe: những xung đột trong gia đ́nh, hố chia cách giữa các thế hệ già trẻ , các dân nước, và bạo lực. Người ta bị mắc kẹt trong một thế giới độc thoại, không quan tâm chú ư, ồn ào, bất bao dung, và chỉ quan tâm đến bản thân ḿnh. Giáo Hội có thể cung cấp một môi trường đối thoại, tôn trọng, hỗ tương và vượt lên trên bản thân ḿnh.

 

- Thứ ba: Thiên Chúa nói, và Giáo Hội, như một người đầy tớ lắng nghe tiếng Chúa nói. Nhưng Thiên Chúa không chỉ nói mà thôi. Ngài cũng đặc biệt lắng nghe người công chính, góa phụ, cô nhi, người bị bách hại và người nghèo không có tiếng nói. Giáo Hội cũng phải học cách lắng nghe của Chúa và lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói.”[vi]

 

Như thế, Lời Chúa mở rộng tâm hồn và biến đổi toàn thể con người. Lời Chúa c̣n là nhịp cầu giúp chúng ta gặp gỡ đối thoại với nhau. Có Lời Chúa, chúng ta mớithây; Chúa quan tâm đặc biệt đến những người bị đàn áp bất công. Biết lắng nghe và t́m được sức mạnh nơi Lời Chúa, Giáo Hội sẽ can đảm đứng về phía người nghèo, tranh đấu cho công lư và ḥa b́nh.

 

Chỉ khi nào đạt được mức độ, Lời Chúa mới thực sự đem lại niềm hy vọng cho thế giới đang ch́m ngập trong lo âu, cô đơn và thất vọng. Niềm hy vọng đó sẽ khơi dậy trong ḷng tất cả những ai để cho Lời Chúa biến đổi. Niềm hy vọng đó phân chia thế giới thành hai. Niềm vui tiệc Hoàng tử đă cho thấy niềm hy vọng đó lớn lao tới mức nào.

 

Tóm lại, xét cho cùng Lời Chúa đă tách biệt những con người quan tâm và có khả năng lắng nghe ra khỏi thế giới ồn ào và hưởng thụ này. Những ǵ xảy ra trong thế giới hôm nay cũng đă được Chúa phác thảo qua tiệc cưới nhà vua tổ chức cho hoàng tử. Dù đă nhận được thiệp mời chính thức, nhưng nhiều người  vẫn không chấp nhận nhập tiệc, v́ họ c̣n nhiều điều phải quan tâm ở ngoài cánh đồng hay trong thương trường. Chỉ những ai chấp nhận lời mời, dù vội vă, bước vào pḥng tiệc cưới, mới hưởng trọn vẹn niềm vui ngày cưới Hoàng Tử mà thôi.

 

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă trở thành niềm vui cho chúng con. Xin cho chúng con có khả năng lắng nghe và quan tâm tới Lời Chúa. Nhất là, xin Chúa hăy dùng Lời Chúa mà biến đổi chúng con. Ngay từ bây giờ, xin cho chúng con  t́m được tất cả niềm vui và sức mạnh hoán cải nơi Lời Chúa. Amen,

 

đỗ lực 12.10.2008

 


[ii] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 55.

[iii] Ibid.

[iv] Ibid., 58.

[v] Ibid., 260.