CN Thường Niên 33 A

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

 

Mục lục

  

Tài năng Chúa ban

Trích từ R. Veritas

Để sinh nhiều hoa trái

Vũ Văn Quư

Đầy tờ tốt lành và trung tín

Trần Mỹ Duyệt

Khôn! Khốn!

Nguyễn Thế Bài

Tối tăm – Sự sáng

Phạm xuân Khôi

Niềm tin Phục Sinh

Nguyễn Thế Bài

Mừng các thánh Tử Đạo Việt Nam

Matthêu Vũ

 

TÀI NĂNG CHÚA BAN

-         Thưa ông chủ, ông đă giao cho tôi năm nén, tôi đă gây lời được năm nén khác đây.

-         Thưa ông chủ,  ông đă giao cho tôi hai nén,  tôi đă gây lời được hai nén khác đây.

"Khá lắm! hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc nhỏ mà anh đă trung thành, th́ tôi sẽ đặt anh trông coi việc lớn.  Hăy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" (Mt.25:20-23).

***

Bạn thân mến!  Trên đây là lời đối đáp và khen tặng của ông chủ dành cho những người đầy tớ tài giỏi và trung thành được nhắc đến trong dụ ngôn "các nén bạc" của bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.  Lời đối đáp và khen tặng trên đây cũng nói lên nguyên tắc kinh tế căn bản đă không bao giờ thay đổi theo thời đại. Thời nào th́ hoạt động kinh tế cũng nhằm bỏ vốn để sinh lời. Vốn đầu tư càng nhiều th́ lợi càng lớn. Đầu tư càng dài hạn th́ lợi càng nhiều.
Trong dụ ngôn "Các nén bạc", Chúa Giêsu cũng mượn các qui luật kinh tế để nói về cách sử dụng và khai thác đầu tư trong cuộc đời chúng ta.  Cũng như người chủ mời gọi người đầy tớ dùng vốn là tiền của đă được trao phó để sinh lời, Thiên Chúa cũng mời gọi ta dùng vốn là ơn Ngài trao ban cho ta về vật chất và tinh thần, là của cải và tài năng để làm lợi ra thêm, để làm vinh danh Chúa nhiều hơn và giúp ích cho anh chị em chung quanh ḿnh.
Vốn Chúa trao cho ta là những điều ǵ ? Trước hết là chính sự sống của ta, là chính cuộc đời của ta.  Đó là số vốn đầu tiên, là vốn căn bản.
Ơn làm con Chúa, ơn tái sinh, ơn cứu độ…  Đó là vốn qúy giá nhất, lớn lao nhất mà Chúa đă trao ban cho ta qua Đức Giêsu. Cuộc đời này có nghĩa lư ǵ nếu ta đánh mất Ơn Cứu Độ.  Ơn Cứu Độ chính là sự thành tựu chung cuộc, là cùng đích mà ta phải nhắm tới trong cuộc đời này.
Mỗi ngày, mỗi việc, mỗi bổn phận, mỗi khó khăn, mỗi cố gắng và ngay cả trong mỗi lo lắng và khổ đau …Tất cả đều có ơn Chúa ban kèm theo.  Đây cũng là vốn đầu tư mà Chúa đă liên tục trao ban cho ta trong cuộc sống này để ta mưu cầu hạnh phúc đời đời mai sau.
Dụ ngôn "Các nén bạc" đă cho ta một quang cảnh vui buồn lẫn lộn. Vui v́ những người đầy tớ tài giỏi và trung thành đă làm sinh lời gấp đôi, và được chủ thưởng công bội hậu.  Nhưng lại buồn v́ một người đầy tớ lười biếng nhưng có tài ăn nói, biết đối đáp, lư luận, rất nhiều triển vọng thành công trên thương trường, th́ lại không làm nên tích sự ǵ cả.  Dù chỉ cần làm lợi thêm một chút thôi, nhưng anh đă không làm, mà đem nén bạc chủ giao đi chôn giấu dưới đất và sau khi chủ về, anh trao lại cũng một nén đó cho chủ ḿnh.  Khi chôn nén bạc xuống đất, một cách nào đó anh cũng đă chôn một phần bản thân ḿnh, cuộc sống của anh khựng lại với những suy nghĩ rất tiêu cực và mông lung. Và cái chung cuộc mà anh phải đối diện là sự nguyền rủa là đồ vô dụng và bị chủ quăng ra chổ tối tăm bên ngoài (Mt.25:30)
Dụ ngôn "Các nén bạc" cũng mời gọi bạn và tôi, chúng ta hăy cùng nhau tự hỏi ḷng ḿnh: Chúa đă đầu tư nơi tôi nén bạc nào, tài năng nào, lợi điểm nào?  Tôi đă dùng của cải tài năng và ân huệ Chúa ban như thế nào?  Tôi có tích cực phát triển "vốn đầu tư" mà  Chúa đă trao cho tôi không?  Tôi có biết tạ ơn Chúa v́ những tài năng và ân sủng Chúa trao ban cho tôi  không? Và tôi đă làm ǵ để tạ ơn Ngài?

***

Lạy Chúa! Chúa đă trao cho con những nén bạc ơn phúc tự nhiên và siêu nhiên. Xin cho con biết cố gắng nỗ lực để phát triển và sinh lợi những ơn phúc đó v́ vinh quang của Chúa và niềm hạnh phúc của tha nhân. Amen.

(Trích từ R. Veritas)

Mục Lục

 

ĐỂ SINH NHIỀU HOA TRÁI

Phêrô Vũ văn Quí CVK64

 

Cách nay năm năm, trong lần tham dự buổi chia sẻ Lời Chúa cùng với nhóm Ḷng Thương Xót Chúa tại giáo xứ, tôi ghi nhớ rất rơ tâm t́nh chia sẻ của một thành viên, khi anh suy niệm câu Tin Mừng sau đây: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đă biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi, th́ đáng lư anh phải gửi số bạc của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu hồi của thuộc về tôi cùng với số lời chứ!” (Mt 25, 26) Anh đă thành thật và mạnh dạn nói về cuộc đời lầm lỗi của ḿnh:

 

“Trước kia, là thanh niên nghèo khổ, tôi luôn có cái nh́n ghen tương, đố kỵ và nhỏ mọn đối với những người có cuộc sống đầy đủ cũng như khá giả hơn. Tôi đâm ra bất măn v́ số phận quá hẩm hiu, quá thấp kém của ḿnh về mặt vật chất. Thế nên, tôi chán ghét thân phận xấu số của ḿnh và bắt đầu cuộc sống buông thả, vừa t́m thú vui ăn chơi trác táng, lười biếng, để rồi lao vào trộm cắp hầu thỏa măn cơn khát sống thoải mái, xa hoa. Qua thời gian lao vào cơn đam mê cuồng nhiệt đó, tôi trở nên bệnh họan rồi tật nguyền tưởng chừng như đă gẫy cánh. Nhưng rồi, tạ ơn Chúa! Tôi đă được anh chị em trong nhóm Ḷng Thương Xót Chúa đến cầu nguyện và giúp tôi hóan cải về quá khứ quá ư xấu xa của tôi. Nhờ vậy mà tôi đă chỉ c̣n biết trông cậy vào ngân hàng Ḷng Thương Xót của Chúa để một ngày nào Chúa đến, Chúa sẽ tha thứ hết mọi lỗi lầm mà tôi đă chôn vùi trong xa đọa, sống xa rời t́nh yêu của Chúa và đựơc vào hưởng niềm vui với Ngài.”

 

Rồi hôm nay, khi nhớ lại cảm nghiệm chân thành trên của ngừơi anh em đồng cảnh ngộ, và khi chiêm ngắm lại “dụ ngôn những nén bạc”, tôi như được Thần Khí Lời Chúa nhắc nhở cần phải tích cực hơn nữa, không chỉ chí ít dừng lại ở khời điểm sám hối và gửi vào ngân hàng Ḷng Thương của Chúa; mà c̣n phải sinh lời gấp đôi những ǵ Chúa đă trao ban.

 

Trong các dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể luôn ẩn giấu về mầu nhiệm thập giá và chính các dụ ngôn là một phần của thập giá cao cả ấy. Trong dụ ngôn, Đức Giêsu không chỉ là người gieo văi hạt giống, nhưng Người c̣n là hạt giống rơi trên mặt đất để chết đi và mang lại hoa quả. Chính v́ vậy, qua “dụ ngôn những nén bạc”, tôi nhớ lại tâm sự thâm sâu của Chúa Giêsu khi người nói về cây nho nhân bữa tiệc ly:

 

Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.

            Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, th́ Người chặt đi;

            C̣n cành nào sinh hoa trái,

 th́ Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái.

Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đă nói với anh em.

Hăy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.

Cũng như cành nho không thể tự ḿnh sinh hoa trái,

nếu không gắn liền với cây nho,

anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.” (Ga 15, 1-4)

 

Để sinh lợi gấp đôi hay để sinh được hoa trái, cây và cành nho luôn cần đến sự thanh luyện, cắt tỉa. Tiến tŕnh cắt tỉa thanh luyện để được “ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”, vừa cần thiết và vừa đau đớn chạy dài xuyên suốt lịch sử nói chung và toàn thể cuộc sống của những ai dâng hiến cuộc đời cho Đức Kitô. Mầu nhiệm sự chết và sống lại luôn hiện diện trong những cuộc thanh luyện thanh cao này. Nghĩa là chỉ đi qua những hành tŕnh chết đi như thế, hoa trái mới tồn tại và mới càng ngày càng được đổi mới, “V́ phàm ai đă có th́ được cho thêm và sẽ có dư thừa; c̣n ai không có, th́ ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” (Mt 25, 29).

 

Dụ ngôn cây nho nói đến hoa trái trước hết chính Chúa Giêsu mang đến cho nhân loại. Đó là T́nh yêu của Người, tự đổ ra cho chúng ta trên Thập Giá và là lựa chọn thứ rượu mới để riêng cho tiệc cưới của Thiên Chúa với con người. Đồng thời, hoa trái mà Đức Kitô mong chờ từ chúng ta là T́nh Yêu, một t́nh yêu chấp nhận mầu nhiệm thập giá với Người và trở nên phần hiệp thông vào việc tự hiến ḿnh của Người.

 

Nếu hoa trái mà ta sinh sản ra là t́nh yêu, th́ điều tiên quyết của t́nh yêu là sự “ở lại”, là sự nối kết cách sâu xa với đức tin bám vào Thiên Chúa và không để tuột mất, như Chúa Giêsu đă nói với chị Macta: “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đă chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Hay như Ngừơi nói trong bữa tiệc ly: “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, th́ muốn ǵ anh em cứ xin, anh em sẽ được như vậy” (Ga 15, 7)

 

Như vậy, để sinh lợi gấp đôi những nén bạc Chúa trao hay để làm nhân chứng cho T́nh Yêu của Ngài, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă giáo huấn trong thánh lễ khai mạc THDGM thế giới lần thứ XII vào sáng chúa Nhật mùng 5-10-2008. Trong bài giảng trên, có đoạn Ngài mời gọi:

 

“Khi Thiên Chúa nói, th́ Ngài luôn muốn được đáp lại; hành động cứu rỗi của ngài đ̣i hỏi sự cộng tác của con người; t́nh yêu của ngài chờ được phúc đáp.

 

Anh chị em thân mến, ước chi đừng bao giờ xảy ra điều mà bản văn kinh thánh nói về vườn nho: "Ông chủ chờ đợi chùm nho ngon, nhưng nó lại trổ sinh những trái chua" (Is 5,2), Chỉ Lời Chúa mới có thể thay đổi tận cỏi thâm sâu tâm hồn con người; và điều quan trọng là mỗi tín hữu và các cộng đ̣an bước vào trong mối tương quan càng ngày càng thân t́nh hơn với Lời Chúa. Khóa Họp Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ chú ư đến chân lư căn bản này cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Nuôi dưỡng ḿnh bằng Lời Chúa, là trách vụ đầu tiên và căn bản của Giáo Hội. Thật vậy, nếu việc rao giảng Phúc âm là lư do hiện hữu và là sứ mạng của Giáo Hội, th́ điều cần thiết là Giáo Hội biết rơ và sống điều ḿnh rao giảng, ngơ hầu công việc rao giảng của ḿnh được đáng tin, mặc cho những yếu đuối và những nghèo hèn của những con người kết thành Giáo Hội. Hơn nữa, chúng ta biết rằng việc rao giảng Lời Chúa, nơi trường học của Chúa Kitô, có nội dung của nó là Nuớc Thiên Chúa (x. Mc 1, 14-15), mà Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu, Đấng cống hiến ơn cứu rỗi cho con người mọi thời đại, bằng lời nói và hành động của Người. Về vấn đề này th́ nhận định của Thánh Giêrônimô rất có ư nghĩa như sau: "Ai không biết Kinh Thánh, th́ người đó không biết quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Không biết Kinh Thánh có nghĩa là không biết Chúa Kitô." (Prologo al commento del profeta Isaia: PL 24,17).

 

Nhân ngày mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những chứng nhân T́nh Yêu cho Chúa Kitô, tôi xin ghi lại lời tôn vinh Hiển Thánh 117 chân phước Tử Đạo Việt Nam của ĐTC Gioan Phaolô II để suy niệm và sống xứng đáng với các bậc tiền nhân của Giáo Hội Việt Nam hầu tiếp tục sống với mẫu gương của các Ngài v́ “Máu các Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu”. ĐTC đă ca ngợi:

 

Các Thánh Tử Đạo: Tử Đạo Việt Nam!

Các ngài là chúng nhân cho Chúa Kitô đă toàn thắng sự chết. Chứng nhân là con ngừơi vẫn đựơc kêu gọi về hướng trường sinh. Thay v́ h́nh khổ ngắn ngủi, anh em sẽ đựơc nhiều ơn vĩ đại, là ví Thiên Chúa đă luyện lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đă thử thách anh em như thử vàng trên lửa và đă chấp nhận anh em như của lễ toàn thiêu. Phải, của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là v́ kiên cường cho đến chết, anh em đă tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn – Ngài là sự khôn ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài chúng ta đựơc Thiên Chúa cứu rỗi.”

 

Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu cho chúng con. Amen.

 

Email: peterquivu@gmail.com

 

Mục Lục

 

ĐẦY TỚ TỐT LÀNH VÀ TRUNG TÍN

 

Trần Mỹ Duyệt

 Đi làm mà được chủ khen là tốt lành và trung tín, và được hứa cho chức lớn hơn là một điều tốt và ai cũng mong như thế. Trong thực tế, nhiều người đă chẳng tranh giành nhau, nói xấu nhau, hạ nhục nhau, và đôi khi dẫm lên nhau v́ một chức vụ, một chiếc ghế danh vọng đó sao.  Trong kỳ bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ vừa qua không ai mà không biết rơ điều này. Nhưng than ôi! Đó chỉ là phù hoa. Danh lợi, quyền hành sang trọng đời này chỉ là phù du, tạm bợ. Phần thưởng đời đời mới là điều những tâm hồn thiện chí mong t́m kiếm.  Nhưng làm sao để đạt được điều kỳ vọng ấy. Và làm sao để được lời ban thưởng của Ông Chủ Tốt  Lành là Thiên Chúa: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, v́ ngươi đă trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hăy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25:21). 

Trở lên là nói về phần thưởng, về điều kiện để được phần thưởng. Nhưng nếu để ư và suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai trường hợp thưởng công, những người được thưởng đều là những người đă làm hết sức, hết trí khôn, và hết linh hồn của ḿnh, mặc dù vốn liếng được trao ban có khác nhau. Cả hai đều được Ông Chủ nói những lời khen thưởng như nhau: “Hỡi đầy tớ trung thành tín và tốt lành, hăy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25:21).

Ông Chủ mà Thánh Mátthêu thuật lại hôm nay đă thưởng hai người vừa với sự cố gắng của họ, và trong phạm vi của mỗi người. Người được trao số vốn khả năng 5 nén cũng như người 2 nén. Điều này khiến ta nhớ lại lời Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Mọi sự đều lớn lao nếu có t́nh yêu lớn lao”, và lời của Chân Phước Têrêsa Calcutta: “Điều quan trọng không phải là ta làm ǵ, mà là làm điều Chúa muốn ḿnh làm”.

Để diễn tả nỗ lực của mỗi người qua phần thưởng Chúa sẽ ban, Thánh Têrêsa Hài Đồng đă đưa ra một so sánh tuyệt vời liên quan đến chủ đề của trích đoạn Tin Mừng hôm nay. Thánh nữ đă dùng một h́nh ảnh hết sức đơn sơ để so sánh về phần thưởng Nước Trời với sự cố gắng của con người như sau: Nếu ta đặt trên bàn một số những chiếc ly lớn nhỏ khác nhau rồi đổ đầy nước vào từng ly ấy, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả mọi ly đều đầy nước, có nghĩa là không ly nào có thể chứa thêm được nữa. Nhưng không phải là không có sự khác nhau v́ những ly lớn sẽ chứa được nhiều nước hơn những ly nhỏ. Trong Tin Mừng, người chủ đều thưởng cho hai người đầy tớ mà ông gọi là tốt lành và trung tín. Và cả hai người này đều vui mừng một cách sung măn về điều ông chủ thưởng ḿnh. Nhưng xét về số tiền thưởng, th́ hai người lại khác nhau. Hạnh phúc Thiên Đàng cũng vậy.  Nếu nói rằng Chúa tốt lành và đáng mến, và Ngài thỏa măn mọi ước muốn tốt lành của ta, th́ hiển nhiên người có ḷng yêu mến hơn, nhiệt tâm hơn, và cố gắng hơn như người được trao năm nén, cũng vẫn hơn người được trao hai nén. Và càng khác xa hơn người được trao một nén mà lại không sinh lời. Thưởng phạt công bằng là thuộc phần của Chúa, riêng chúng ta, những người “đầy tớ” ơn lành của Ngài phải có ḷng yêu mến chủ ḿnh. Phải trung thành và tận tụy với số vốn chủ trao.

Trong Thánh Kinh, ông chủ không phạt người đầy tớ đă tiêu hao, đă dùng mất 1 nén bạc được trao. Nguyên việc anh đào lỗ chôn cất để trả lại nguyên nén bạc cũng đă bị chủ quả trách.

Nh́n vào cuộc đời của chúng ta, mỗi người lănh nhận muôn hồng ân từ Thiên Chúa. Ơn được sinh ra làm người. Ơn được làm con Chúa. Ơn hiểu biết Chúa. Ơn được trao ban những tài năng khác nhau. Vậy chúng ta phải tự hỏi ḿnh: “Tôi phải làm ǵ với những ơn lành ấy?”. Thánh Phaolô viết: “Tất cả đều là hồng ân”. Thật vậy, cũng theo Ngài th́ có ǵ chúng ta đang có mà không phải Chúa ban cho?  Như  vậy, trách nhiệm của mỗi người là phải quản lư sao cho tốt lành những ơn huệ Chúa. Càng không nên phung phí, tiêu dùng vào những chuyện sai quấy mà làm lỗ lă những nén bạc ân t́nh ấy.

“Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, v́ ngươi đă trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hăy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25:21).  Các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà chúng ta mừng kính chính là tấm gương của những đầy tớ tốt lành và trung tín ấy. Người làm cha, người làm mẹ, người làm con. Người làm lính, người làm y sỹ, người làm giáo lư viên, người làm quan. Người làm tu sỹ, linh mục, giám mục tất cả đă làm lợi cách tốt đẹp vốn liếng Chúa ban cho các Ngài. Giờ đây, các Ngài đang vui hưởng phần thưởng nước Trời.    

Theo tinh thần của trích đoạn Tin Mừng hôm nay, và nh́n xem vào tấm gương của các vị Tử Đạo Việt Nam anh dũng, tôi cũng phải kiểm điểm lại cách suy nghĩ, và hành động của ḿnh. Nhiều khi tôi làm tôi kính mến Chúa cho có lệ. Xưng tội, rước lễ cho có lệ. Dậy dỗ con cái, cháu, chắt cho có lệ. Đối đăi với anh chị em ḿnh cho có lệ. Sinh hoạt tông đồ cũng cho có lệ. Người ta sao, tôi vậy.  Tôi không ư thức rằng chính tôi mới là người quản lư, người đầy tớ của những nén bạc Chúa ban. Có thể người khác không phải làm chuyện này, nhưng tôi phải làm. Có thể người khác không phải hy sinh điều này, nhưng tôi phải hy sinh. Có thể người khác không phải tham gia sinh hoạt này, nhưng tôi phải tham gia, v́ tôi được trao ban hơn những người ấy. Và v́ thế, tôi phải có bổn phận làm cho Chúa được vinh danh hơn những người ấy cho phù hợp với khả năng, thời giờ, sức lực, và phương tiện tôi đă lănh nhận từ Thiên Chúa.

Vậy ai là người đầy tớ tốt lành và trung tín. Người được trao 5 nén hay người được trao 2 nén? Năm nén hay hai nén không phải là yếu tố tạo sự thành tín và lời khen thưởng, nhưng chính là việc những đầy tớ này đă lợi dụng và cố gắng bằng tất cả khả năng, sức lực, và thời giờ để làm lợi từ những nén bạc chủ đă trao cho họ. 

 

Mục Lục

 

KHÔN ! KHỐN !

CVK Nguyễn Thế Bài

Thiên đàng - hoả ngục hai  bên

Ai khôn th́ dại, ai dại th́ khôn!...

 

Người ta nói rằng: "Khi kinh tế Mỹ sổ mũi, th́ kinh tế toàn cầu sẽ bị nhức đầu". Ám ảnh của đại khủng hoảng kinh tế những năm thập niên 1930 rất có thể lâp lại, với “ng̣i nổ Phố Wall”mà thị trường nhà đất không c̣n kiểm soát nỗi, đă làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế tài chính Hoa Kỳ và đe doạ kéo theo đại suy thoái khắp nơi. Các chỉ số phát triển và GDP thi nhau tuột dốc không thắng. Màu đỏ bao phủ các bảng điện tử các sàn giao dịch chứng khoán khắp thế giới. Các quốc gia có nhiều “duyên nợ” với Hoa Kỳ, về phát triển công nghệ, tài chánh, chứng khoán, đều như ngồi trên thùng thuốc nổ và không c̣n có thể điềm nhiên bàng quan  - hoặc “lấy sự khốn khó của kẻ khác làm vui mừng” như xưa  - ngồi nh́n nhau bị nổ tung hoặc chết ch́m, mà phải t́m mọi cách để cứu nhau, mà trước hết bằng cách tự cứu ḿnh: hằng núi tiền được bơm ra. Tác động hỗ tương của toàn cầu hoá rơ ràng hơn bao giờ hết. Hoa Kỳ không chỉ phải trả giá đắt cho kiểu tính toán riêng của ḿnh, mà c̣n làm cho cả thế giới vị vạ lây. Bài học cho anh chàng “láu cá” trong Tin Mừng hôm nay là một lời cảnh cáo đối với thái độ và hành động thường xảy ra trong Giáo Hội.

 

Đă hai tháng qua, thế giới hăi hùng khi biết tin sữa và các chế phẩm từ sữa của Trung Quốc có chứa chất mélamine, cực độc cho sức khoẻ con người, đă được tung ra và đang bày bán ở các quốc gia nhập khẩu những lô hàng nầy. Ngay lập tức, không chỉ mọi thứ sữa, bánh kẹo mà nhiều thứ hàng hoá khác có xuất xứ từ Trung Quốc đều bị tẩy chay. Cách làm ăn “khôn lỏi” của những công ty và trang trại chăn nuôi đă không trót lọt. Nó khiến chúng ta nhớ đến các vận động viên sử dụng doping: biết khả năng bị phát hiện và  mất hết danh dự kèm theo h́nh phát, mà vẫn không ngăn cản nỗi tham vọng của không ít người. Nhiều người chê trách, mạt sát lối làm ăn bất nhân của dân Trung Quốc. Nhưng xét cho cùng, họ cũng là …nạn nhân: những gian dối trong làm ăn, những hành vi phi đạo đức, phi nhân tính trong các vụ hành hạ người nghèo như nô lệ (tương tự vụ báo chí thuật lại ngày 10.11.2008: v́ không có tiền nộp phạt ở Thanh Hoá do sinh con thứ ba và nợ thuế v́ đói nghèo, mà đă bị tịch thu từ Tivi cho đến con heo trong chuồng, mặc cho van lạy), cũng chỉ phản ảnh năo trạng vô thần, duy vật, biến chất và sa đoạ của xă hội, một xă hội lấy lợi ích đảng phái phe nhóm và bản thân để che dấu bao biện những hành vi bất nhân bất nghĩa của nhau. Một vài án tù chỉ để đánh lừa xoa dịu nỗi đau của một số nạn nhân và những kẻ cả tin và giúp họ an tâm lún sâu vào vũng bùn xấu xa, đang kéo cả nhiều thhế hệ ch́m theo. Abyssus abyssum vocat: vực thẳm kêu gào vực thẳm! (Tv 42)

 

Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu một nhân vật láu cá, tượng trưng cho một phần ba nhân loại trong suy nghĩ và ứng xử đối với những “tài năng” (của cải tinh thần) và “tài sản” (của cải vật chất) [các ngôn ngữ gốc la-tinh đều dùng từ ‘talent’ – nén bạc], mà Ông Chủ giao cho trước khi Ông “trẩy đi phương xa và vắng mặt một thời gian dài”. Trước khi bắt đầu suy tư về thái độ và hành động của người nhận một nén nầy, chúng ta thấy được an ủi và ca ngợi hai người nhận gấp đôi, gấp năm, đă không hề tị nạnh trách nhiệm nặng nề Ông Chủ trao cho. Chắc chắn họ - nhất là người nhận năm nén  (theo tính toán tương đương với hơn 1,6 triệu đô là hiện nay) đă phải lao tâm khổ tứ để có thể xứng đáng với sự tín nhiệm của Ông Chủ. Thật may, họ tượng trưng cho hai phần ba con cái Giáo Hội: những kẻ đă đem sinh lời vốn liếng Chúa giao. Trong Giáo Hội từ xưa đến nay, nhan nhản những kẻ nhận ở Chúa hai nén, năm nén, những tên tuổi lừng danh về uyên bác và uy tín, thay v́ dùng những tài năng - ‘talent’ -  ấy sinh lăi cho Chủ, th́ lại cật lực vun quén và làm giàu cho Xa-tan và các thế lực xấu xa chống đối Chúa và Hội Thánh. Sự khôn ngoan, tài năng được giao cho họ, đă bị tính kiêu ngạo hủy hoại, làm cho trở thành độc tố gây hại cho bản thân và cho mọi người. Có một hạng đă v́ hành xử như thế, mà từ “thần mang ánh sáng”, - lucifer - đă trở thành thần tối tăm, muôn đời bị luận phạt: Xa tan và ma qủy!

 

Có rất nhiều cách nh́n và  lư giải những  điều xấu  xa không ngừng xảy ra trên thế giới, ở mọi thời kỳ và ở khắp nơi, trong đó không biết bao lần nạn nhân là Kitô-hữu và chính cả Hội Thánh của Chúa nữa: Những kẻ ḷng dạ tiểu nhân và xấu xa thấy ḿnh giương oai diễu vơ, gây bao điều tác hại tinh thần và thể chất cho Hội Thánh mà vẫn b́nh an vô sự. Họ đă reo lên: không hề có Thiên Chúa! Kẻ khác – như Nietzsche – lại hô vang: Thiên Chúa đă chết! Nhiều ngừơi cho rằng họ đă giết “được” Thên Chúa! Thiên Chúa – Ông Chủ -  sau khi đă giao cho con người các “talent” – tài trí và tài sản –  đă  “ ra đi” (Mt 25,15) “một thời gian lâu dài” (Mt 25,19). Không ít con cái Chúa đau khổ v́ hoài nghi, v́ sự “vắng bóng Chúa”, sự im hơi lặng tiếng nầy. Không ít người đă mất đức tin v́ tuyệt vọng! Một người như Mẹ Chân Phước Têrêxa Calcutta mà phải thú nhận cả cuộc đời Mẹ dày đặc bóng đêm và bị dày ṿ v́ cám dỗ nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa. “Vắng mặt chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” là thế: Nếu “Chúa ra tay thần lực, dẹp tan phường kiêu ngạo”(x. Magnificat Lc 1, 51), phạt nhăn tiền những đứa xúc phạm đến Chúa và Hội Thánh, th́ chắc chắn đă không những cảnh ê chề, khiến “thiên hạ nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu?” (Ge 2,18).

 

Chúa “vắng mặt lâu dài” v́ tôn trọng tự do của loài người, v́ muốn con người phát huy hết tài năng để khi làm giàu Nước Chúa, cũng chính là tạo công đức cho ḿnh. Một chút công sức  - lại cũng là ‘vốn liếng” Chúa ban -  con người bỏ ra, chẳng khác ǵ “lấy mỡ rán thịt”, để lập công đức. V́ thế, mọi sự vô tâm vô t́nh, ươn ái, vô trách nhiệm, đều không thể chấp nhận được. Đó không chỉ là thiếu trách nhiệm, mà là một sự phản bội trắng trợn, v́ biết rơ hậu quả việc làm sai trái của ḿnh. Những kiểu “láu cá”, “khôn ranh “, “khôn vặt” không thể tồn tại trong Hội Thánh, nơi mỗi người phải dùng ân huệ Chúa ban, để sống và làm chứng cho đức tin của ḿnh, nghĩa là phải sinh lời.  Cái “khốn” của con người chính là tưởng ḿnh “khôn”. Chỉ có người “dại” mới cho ḿnh là “khôn”.  Tổ tông Adam – Evà đă “khốn” v́ nghĩ sẽ “khôn” khi theo cám dỗ “nên khôn”. Ngay cả đánh giá “dại – khôn” của người đời cũng vô cùng khác biệt với tiêu chuẩn “khôn – dại” của Chúa, cũng là của mỗi Kitô hữu phải có: “Người khôn ngoan ở đâu? Người học thức ở đâu? Người lư sự đời nay ở đâu? Thiên Chúa lại đă không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao? …Chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh….V́ cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người” (I Cor 1, 19 – 20.21.25).

 

“Dại” nhất chính là “các Đấng tử v́ đạo”, khi miệt mài sống đức tin, từ bỏ đam mê vật chật, dục vọng,lợi danh, đổi bao ngục tù, giết chóc, chịu thua thiệt mọi thứ, vui ḷng dâng hiến tính mạng để minh chứng cho niềm tin nơi Chúa, “như thể xem thấy Đấng Vô H́nh“ (Dt 11,27). Abraham chẳng hề có chút băn khoăn do dự nào khi nghe tiếng Chúa gọi, và đă dứt bỏ mọi ràng buộc tinh thần và vật chất, xa rời cuộc sống đang yên đang lành, để  “ra đi mà không biết ḿnh đi về đâu” (Dt 11,8). Chỉ cần đó là nơi Chúa dẫn đến. Các Đấng tử v́ đạo Việt-Nam cha ông chúng ta cũng hành động như thế: bị hiểu lầm ghét bỏ, bị cho là ‘tà đạo”, “cơng rắn cắn gà nhà”, bị xua đuổi trốn tránh khắp nơi, ai cũng có quyền bắt bớ hành hạ, chịu gông cùm tra tấn rồi chịu khổ h́nh hàng chục kiểu dă man, nhưng ḷng vẫn son sắt trung trinh. Hơn Abraham: các Ngài biết các Ngài đi đâu, về đâu!

 

Lạy Chúa Giêsu, mâu thuẫn thay đời sống đức tin của chúng con: bao nhiêu là bài giảng, lời ca tiếng hát chúng con dùng để ngợi khen đức tin và cái chết anh dũng của tổ tiên (như chúng con trầm trồ ca ngợi lẫn thương xót các Kitô-hữu đang bị bách hại ở Ấn Độ, ở Iraq, ở  nhiều quốc gia Hồi giáo và vô thần, nhưng chỉ để  “kính nhi viễn chi”. Tấm gương ấy để nh́n, để có mà “ăn nói” với thiên hạ, để mỗi năm một lần tự phụ về gịng máu anh hùng, nhưng không muốn bắt chước. Lư do: Quá khó! Chúng con tính toán chi ly rạch ṛi và cân nhắc đến từng giây phút, từng đồng xu , khi phải cắn răng bỏ ra một chút thời giờ, công sức, tiền bạc cho những việc đạo đức, bác ái. Chúng con hết thảy đều lên án thái độ trơ trẻn và vô ơn của tên đầy tớ, nhưng như lời Thánh Phaolô đă nói [về chính bản thân Ngài]:Tôi không làm điều tôi muốn, nhưng tôi lại làm điều tôi ghét” (Rm 7,16)

 

Mục Lục

 

 

Anh em không c̣n tối tăm, …

v́ tất cả anh em là con cái sự sáng!

Chú Giải Thánh Thư CN XXXIII TN-A (1 Tx 5:1-6)

Bài đọc Chúa Nhật tuần này là một phần của Giáo Lư về Cánh Chung của Thánh Phaolô. Mở đầu Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thêxalônica Thánh Phaolô đă ca tụng cách sống các nhân đức Tin Cậy Mến của họ. Trong Chương 4, ngài khuyên họ sống trong sạch và thương yêu nhau. Bắt đầu từ câu 4:13, Thánh Nhân nói với họ về cái chết và niềm hy vọng của các tín hữu đă an nghỉ trong Đức Kitô. Đối với những người có Đức Tin, chết là chấm dứt cuộc đời dương thế, nhưng không phải là hết. Chết “trong Đức Kitô” là được kết hợp vĩnh viễn với Người, và được Người cho sống lại trong ngày sau hết, khi Người trở lại trong vinh quang. Khi ấy những ai đă chết trong Chúa sẽ sống lại trước, và những ai c̣n sống mà trung thành với Người th́ sẽ được đi với Người. Tuy nhiên v́ không ai biết ngày giờ nào Chúa sẽ trở lại, nên hôm nay Thánh Nhân khuyên chúng ta phải luôn sẵn sàng khi Người đến, và sống xứng đáng là con cái sự sáng giữa thế gian, để khi Người đến chúng ta sẽ được sống với Người. Nếu không Ngày Chúa Đến sẽ là một ngày kinh hoàng cho chúng ta.

Câu 1 - Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em không cần chúng tôi viết cho anh em.

Làm người ai cũng ṭ ṃ muốn biết tương lai ḿnh và thế giới ra sao. Đó là lư do tại sao nhiều người t́m đến các thầy tử vi, bói toán…, thậm chí có những người phải cầu cơ để biết tương lai. Nhiều người nghĩ rằng nếu ḿnh biết trước tương lai th́ có thể tránh những điều tai hại. Thực ra biết trước tương lai chưa chắc đă là cách tốt nhất để sửa soạn cho tương lai. V́ chúng ta có thể ỷ nại vào việc biết trước ấy mà ăn chơi hưởng thụ cho đến khi nước đến chân mới nhảy th́ không c̣n kịp nữa. Hôm nay Thánh Phaolô bảo chúng ta rằng chúng ta không cần biết, mà cũng không thể biết ngày giờ nào Chúa trở lại. Chính Chúa Giêsu đă dạy rằng: Về ngày và giờ đó th́ không ai biết, ngay các thiên sứ trên trời, hay cả Người Con, nhưng chỉ một ḿnh Chúa Cha mà thôi” (Mt 24:36; Mc 13:32).

Chữ thời ở câu này là dịch chữ χρονος, có nghĩa là ngày tháng nhất định có thể tính hay đếm được, c̣n chữ lúc ở đây là dịch chữ καιρος, có nghĩa là mùa, cơ hội, thời cơ, thời điểm, hay kỳ hạn. Thường th́ người ta dùng hai chữ này gần như đồng nghĩa với nhau. Nhưng ở đây, cũng như trong phần mở đầu Sách Tông Đồ Công Vụ: Khi đang tụ họp các ông hỏi Người rằng, ‘Thưa Thầy, có phải Thầy sẽ khôi phục vương quốc Israel lúc này không?’ Người bảo các ông, ‘Các con không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đă toàn quyền sắp đặt” (Cv 1:6-7), có lẽ tác giả có ư chỉ hai sự kiện khác nhau. Đối với Thiên Chúa, thời gian vừa là ngày tháng (χρονος) vừa là giây phút hay cơ hội (καιρος). Ngày tháng th́ chính xác, nhưng cơ hội th́ không ai biết khi nào nó đến. Chỉ những ai đă chuẩn bị sẵn sàng th́ mới nắm được cơ hội, c̣n ai chưa sẵn sàng sẽ bỏ mất cơ hội. Vậy ngày Quang Lâm của Chúa là một thời điểm đối với Thiên Chúa, và là một cơ hội đối với những ai trung thành với Chúa.

Câu 2 - V́ chính anh em đă biết rơ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối.

Ngày Chúa hay Ngày của Chúa thường được hiểu là ngày Tận Thế, nhưng đối với mỗi người cũng có thể là ngày chết của ḿnh. Nói đúng hơn là ngày Quang Lâm, ngày Phán Xét. Theo Sách Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo th́ “Tiếp nối các ngôn sứ (x. Đn 7:10; Ge 3:4; Ml 3:19) và Gio-an Tẩy giả ( x. Mt 3:7-12), Đức Giêsu cũng loan báo về cuộc phán xét trong Ngày cuối cùng. Lúc bấy giờ cách ăn nết ở (x. Mc 12:38-40) và bí ẩn trong tâm hồn mỗi người (x. Lc 12:1-3; Ga 3;20-21; Rm 2;16; 1Cr 4;5) sẽ được tỏ lộ. Tội cứng ḷng tin, coi thường ân sủng của Thiên Chúa sẽ bị kết án (x. Mt 11;20-24; 12;41-42). Thái độ đối với đồng loại sẽ cho thấy người ta đón nhận hay từ chối ân sủng và t́nh yêu Thiên Chúa (x. Mt 5;22; 7;1-5).” (GLCG 678)

Trong thời Thánh Phaolô, người ta nghĩ rằng Chúa trở lại trong thời đại của họ, nên nhiều tín hữu ở Thêxalônica bỏ bê bổn phận trần thế hằng ngày. Thánh Phaolô đă nhắc cho họ rằng họ không nên bận tâm về ngày ấy, v́ không ai biết ngày giờ Chúa đến như Người đă nói trước rằng Người sẽ đến bất ngờ. Không biết nên phải luôn luôn phải sẵn sàng “v́ chính giờ các con không ngờ th́ con người sẽ đến”(Mt 24:44). Sẵn sàng như các đầy tớ đợi chủ đi xa trở về: “Hăy tỉnh thức, v́ các con không biết giờ nào chủ nhà sẽ trở về, vào buổi tối, hay nửa đêm, lúc gà gáy, hay buổi sáng” (Mc 13:35, 36). Thánh Phaolô nói rằng Ngày của Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm trong đêm tối, v́ đêm tối là lúc chúng ta ngủ say và thiếu cảnh giác nhất. Chúa cũng có thể đến trong đêm tối của cuộc đời chúng ta, lúc chúng ta đang sống trong đêm đen tội lỗi. Sách Khải Huyền nhắc nhở: “Này, Ta đến như kẻ trộm. Phúc cho người nào tỉnh thức và giữ áo ḿnh, để không phải ra đi trần truồng và bị người ta thấy sự loă lồ của ḿnh!” (Kh 16:15).

Câu 3 - Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", th́ chính lúc đó tai hoạ th́nh ĺnh giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi.

Làm người ai cũng sợ chết, nhưng phần lớn người ta sống như là ḿnh sẽ không bao giờ chết. Họ không ư thức rằng cái chết có thể đến bất th́nh ĺnh, vào lúc ta không ngờ.

Để cảnh giác chúng ta về điều đó, trong câu này, Thánh Phaolô bảo đảm với chúng ta rằng Ngày của Chúa sẽ đến với mọi người, và không ai có thể trốn được ngày ấy. Chúng có chui xuống tận âm ty, tay Ta cũng kéo chúng lên khỏi đó. Chúng có bay lên đến tận trời, từ đó, Ta cũng lôi chúng xuống. Chúng có núp trên đỉnh Các-men, tại đó, Ta cũng lùng bắt chúng cho kỳ được; chúng có xuống đáy biển ḥng lẩn tránh mắt Ta, tại đó, Ta cũng truyền cho rắn cắn chúng (Amos 9:2-3).

Đối với những người không tin và chống lại Thiên Chúa th́ ngày ấy là ngày tai họa kinh hoàng.

Ngôn sứ Giêrêmia đă cảnh cáo "Chúng bô bô: ‘B́nh an vô sự’,… trong khi chẳng có b́nh an chi cả. Việc chúng làm thật kinh tởm biết bao, lẽ ra chúng phải biết xấu hổ, nhưng nào chúng có xấu hổ ǵ đâu, cũng chẳng c̣n biết ngượng mặt nữa chứ. Cho nên chúng sẽ gục ngă giữa bao kẻ ngă gục. Khi đến thời Ta trị tội chúng, chúng sẽ té nhào” (Gier 6:14-15).

Ngôn sứ Isaia cũng tiên báo "Chúng kinh hoàng, lên cơn đau, quằn quại, đau thắt như sản phụ. Chúng sửng sốt nh́n nhau, mặt đỏ bừng như lửa. Ḱa, ngày của ĐỨC CHÚA đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đ́nh, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không c̣n một tên nào ở đó” (Is 13:8-9).

Sách Khải Huyền nói rằng khi ấy có động đất mạnh. Mặt trời tối đen như vải thợ dệt bằng lông, mặt trăng hoàn toàn ra như máu. Sao trên trời sa xuống đất, tựa những trái vả xanh rụng xuống từ cây vả bị gió lớn lay mạnh. Trời bị cuốn đi như một cuốn sách cuộn lại, mọi núi non và hải đảo bị dời đi nơi khác. Vua chúa trần gian, vương hầu khanh tướng, người giàu sang, kẻ quyền thế, và mọi người, nô lệ hay tự do, tất cả đều phải trốn vào hang hốc và núi đá. Họ bảo núi và đá: ‘Đổ xuống đè ta đi và che giấu ta cho khuất mắt Đấng ngự trên ngai, cho khỏi cơn thịnh nộ của Con Chiên; v́ Ngày lớn lao, Ngày thịnh nộ của các Ngài đă tới, và ai có thể đứng vững được?’" (Kh 6:12-17).

V́ thế nên Chúa Giêsu đă ân cần dặn bảo chúng ta: “Hăy đề pḥng, đừng để tâm hồn các con ra nặng nề v́ chơi bời phóng đăng, chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy bất ngờ chụp xuống đầu các con, v́ như một cái bẫy ngày ấy sẽ ụp xuống mọi người cư ngụ trên mặt đất. Vậy các con hăy tỉnh thức và luôn cầu nguyện, để các con có sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy ra, và để đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21:34-36).

Câu 4 -  Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không c̣n tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm,

Sự tối tăm ở đây là tối tăm trong tâm hồn, là thiếu ánh sáng của Thiên Chúa, là sống dưới quyền lực ma quỷ. Muốn thoát khỏi sự tối tăm này th́ chúng ta cần ân sủng Chúa. Đặc biệt là cần được Lời Chúa soi sáng, bởi v́ “Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân con, là ánh sáng soi đường con đi” (Tv 119 [118]:105), như đề tài của Đại Hội Giới Trẻ năm 2006. Để không sống trong tăm tối, chúng ta phải “xây dựng đời sống ḿnh trên Đức Kitô, phải đón nhận Lời Người với niềm vui và đem các giáo huấn của Lời Chúa ra thực hành” (ĐTC Bênêđictô XVI, Sứ Điệp cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 21). Cũng theo ĐTC trong sứ điệp này th́ bí mật để có được “một tâm hồn hiểu biết” là huấn luyện tâm hồn ḿnh biết lắng nghe. Điều đó được thể hiện bằng các kiên tâm suy niệm Lời Chúa và tiếp tục đâm rễ sâu vào Lời Chúa qua quyết tâm kiên vững trong viêc hiểu biết Lời Chúa một ngày một hơn. ĐTC thúc giục mọi người, nhất là người trẻ “hăy làm quen với Thánh Kinh, và có nó trên tay để Thánh Kinh có thể trờ thành la bàn chỉ cho các con con đường phải đi” (ibid). Trong nhiều bài giảng, thông điệp, sứ điệp, và đặc biệt là trong Năm Thánh Kinh này, ĐTC và Hội Thánh khuyên mọi tín hữu cầu nguyện bằng Thánh Kinh qua phương pháp Lectio divina. Việc này tạo thành một cuộc hành tŕnh thiêng liêng thật sự và chân chính được đánh dấu bằng những giai đoạn là đọc, suy niệm, cầu nguyện và chiêm niệm. Đọc Thánh Kinh bằng phương pháp này giúp chúng ta chú ư vào sự hiện diện của Đức Kitô mà Lời Người như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em” (2 Phr 1:19). Nhờ Lời Chúa hướng dẫn, chúng ta không c̣n sống trong tăm tối, và luôn luôn sẵn sàng cho Ngày của Chúa, chứ không sợ ngày ấy bắt chúng ta như kẻ trộm. 

Câu 5 - v́ tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày;

Tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu và làm theo giáo huấn của Người đều trở nên “con cái sự sáng” như Người đă nói trong Tin Mừng Thánh Gioan: Khi các người c̣n có ánh sáng, hăy tin vào ánh sáng, để các người trở nên con cái sự sáng” (Ga 12:35-36). Bởi v́ “Ngôi Lời là Ánh Sáng thật, ánh sáng chiếu soi mọi người, đă đến trong thế gian” (Ga 1:9). Cho nên “ai theo Người, sẽ không đi trong tăm tối, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” (Ga 8:12) V́ thế Chúa khuyên chúng ta phải làm những việc lành khi trời c̣n sáng (x. Ga 9:4).

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng muốn là con cái sự sáng, chúng ta phải (1) xác tín rằng Chúa Giêsu đă sống lại và ở chúng ta luôn măi; (2) xác tín rằng Đức Kitô đang ở với chúng ta. Và trong Đức Kitô thế giới tương lai đă bắt đầu, điều này cũng cho chúng ta niềm hy vọng chắc chắn; (3) Khi Đức Kitô đến, Người vừa là Thẩm Phán và Đấng Cứu Độ chúng ta. Cho nên chúng ta có thể tin tưởng vào sự tốt lành của Người và tiến bước với ḷng can đảm phi thường (x. Triều Yết Chung ngày 12/11/2008).

Câu 6 - chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hăy tỉnh thức và điều độ. 

Theo Thánh Phaolô th́ muốn là con cái sự sáng, chúng ta không được phép ngủ mê, nghĩa là “loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Hăy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đăng, cũng không căi cọ ghen tương. Nhưng hăy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả măn các dục vọng” (Rm 13:12-14).

Thánh Phaolô khuyên chúng ta phải tỉnh thức và điều độ. Tỉnh thức để đề pḥng, để cảnh giác không bị những cám dỗ thế trần làm chúng ta sa ngă. Tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa bất cứ giờ nào Người đến. Muốn tỉnh thức th́ phải biết điều độ, không ăn uống, rượu chè, chơi bời, và ngay cả làm việc quá đáng. Hai đức tính này bổ túc cho nhau. Người tỉnh thức th́ tránh được những điều thái quá. Người điều độ th́ dễ tỉnh thức. Tỉnh thức và điều độ giúp chúng ta giữ vị thế sẵn sàng để xem xét những dấu chỉ thời gian có liên quan đến việc Chúa trở lại. Và nhờ đó chúng ta sẵn sàng ra đón Người  như những người đầy tớ trung thành ra đón người chủ từ phương xa trở về.

Hơn nữa, trong những câu kế tiếp, Thánh Nhân nói: “V́ chúng ta thuộc về ban ngày, nên hăy sống tiết độ, mặc giáp che ngực là Đức Tin và Đức Ái, đội mũ sắt là Hy Vọng ơn cứu độ. V́ Thiên Chúa đă không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ, nhưng được ơn cứu độ, nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô” (1 Th 5:8-9).

Để thực thi Đức Ái, hay Đức Mến, đối với anh chị em, chúng ta “phải cảnh cáo những kẻ vô kỷ luật, khuyến khích những người nhút nhát, nâng đỡ những người yếu đuối, và kiên nhẫn với hết mọi người. Hăy coi chừng để đừng ai lấy ác báo ác, nhưng hăy luôn luôn cố gắng làm điều lành cho nhau cũng như cho mọi người.” (1 Th 5:14-15).

C̣n đối với Thiên Chúa th́: “Hăy luôn luôn vui mừng, và cầu nguyện không ngừng. Hăy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh” (1 Th 5:16-18).

Kết Luận

Thánh Phaolô đă mở đầu Thư này của ngài bằng cách nhắc đến các nhân đức Tin Cậy Mến của các tín hữu Thêxalônica. Giờ đây ngài cũng kết thúc Thư của ngài bằng cách nhấn mạnh rằng Tin Cậy Mến chính là áo giáp và mũ sắt che chở con cái sự sáng trong khi chiến đấu với các quyền lực tối tăm. Để kết thúc, chúng ta hăy hợp ư với ĐTC Bênêđictô mà cầu xin Chúa tiếp tục đến với chúng ta và với thế gian trong khi chúng ta mong đợi Ngày Quang Lâm của Người:

Lạy Chúa, xin hăy đến! Xin hăy đến theo cách thức của Chúa! Tùy theo cách Chúa biết. Xin hăy đến những nơi có bất công và bạo lực! Xin hăy đến các trại tị nạn, ở Darfur, ở Bắc Kivu, ở  quá nhiều nơi trên thế giới. Xin hăy đến những nơi mà dịch ma túy đang hoành hành. Xin hăy đến giữa những người giầu có nhưng đă quên Chúa, và chỉ biết sống cho ḿnh. Xin hăy đến những nơi mà người ta chưa biết đến Chúa. Xin hăy đến theo cách của Chúa và canh tân thế giới hôm nay. Xin hăy đến trong ḷng chúng con, xin hăy đến và canh tân đời sống chúng con, xin hăy đến trong ḷng chúng con để chính chúng con có thể trở thành ánh sáng của Thiên Chúa, trở thành sự hiện diện của Chúa. Maranà, thà! “Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến!”.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:

1.      Bạn hiểu thế nào về Ngày Của Chúa?

2.      Khi nghĩ đến cái chết hay ngày Tận Thế, bạn có sợ không? Tại sao có, và tại sao không? Đoạn này giúp bạn sửa soạn cho cái chết ra sao?

3.      Nếu Chúa đến với bạn ngay giờ này, bạn đă sẵn sàng chưa? Bạn sẵn sàng như thế nào?

4.      Có việc ǵ bạn làm trong bóng tối và sợ bị người khác biết không? Nếu có hăy đan cử ba trường hợp cụ thể. Nếu không cũng đưa ra ba trường hợp bạn làm mà không sợ người khác biết đến. Bạn cảm thấy ra sao về những việc ấy?

5.      Bạn đang thức hay đang mê ngủ? Tại sao?

6.      Tại saoThánh Phaolô nhấn mạnh đến ba nhân đức Tin, Cậy, Mến? Ba nhân đức này đă giúp bạn những ǵ? Bạn sống ba nhân đức ấy thế nào ở nhà, ở sở làm và trong cộng đoàn của bạn?

 

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Mục Lục

 

 

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

NIỀM TIN PHỤC SINH

Sơ sử ở Việt Nam chỉ thực sự mở đầu từ văn hoá Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 năm. Nước Văn Lang của các Vua Hùng là một sự thật của lịch sử Việt nam. Sách “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư” là bộ chính sử đầu tiên của nước ta ghi chép về nước Văn Lang và theo đó th́ nước Văn lang “Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp Hồ Động Đ́nh, Nam giáp nước Hồ Tôn”. Nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng 300 năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử. Tiếp đến là nước Âu Lạc của An Dương Vương, rồi đến các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần, Hậu Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn…

Lănh thổ Việt Nam nhỏ bé chỉ đến Châu Cực nam là Hoan châu, Hà Tĩnh ngày nay. Biên giới phía nam của An Nam là núi Hoành Sơn. Từ Đèo Ngang, Quảng B́nh, Quảng Trị đến B́nh Thuận là đất nước Chiêm Thành với kinh đô Trà Kiệu. Miền Nam, Miền Tây thuộc vương quốc Phù Nam, Stiêng, Chu Nại, Lục Chân Lạp, Thuỷ Chân Lạp.

Việt Nam thực hiện Cuộc Nam Tiến bắt đầu từ thời Lê Đại Hành mở mang bờ cơi về phía nam. Thời nhà Trần, Vua Trần Nhân Tông gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 3 châu (Quảng B́nh, Quảng Trị, Huế). Thời nhà Hồ tiến vào Quảng Nam, Quảng Ngăi. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hoàng vượt biên giới núi Thạch Bi tiến về phía Nam, cho đến năm 1697 đặt phủ B́nh Thuận. Năm 1757, tháp nhập Hà Tiên vào Đại Việt, chấm dứt Cuộc Nam Tiến. Việt Nam với bản đồ chữ S đă h́nh thành. Như thế chỉ dài chừng nửa đầu thế kỷ 18, người Việt đă hoàn thành cuộc bành trướng của dân tộc từ B́nh Thuận chiếm trọn Nam kỳ (theo Lm Aug Nguyễn Văn Trinh, Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam, tập I, 1994)

Trong bối cảnh lịch sử xă hội đó, Thiên Chúa đă sai các nhà truyền giáo đến để gieo trồng hạt giống đức tin trên quê hương Việt Nam. Lịch sử Giáo hội Việt Nam gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Các Họ Đạo phát triển cùng với Cuộc Nam Tiến và các cuộc bách hại. Từ khi vị thừa sai Phanxicô Buzômi có công thiết lập cơ cấu Giáo xứ đầu tiên ở Việt Nam năm 1615 cho tới khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thiết lập 1960, thời gian đó kéo dài 300 năm. Hơn 3 thế kỷ phát triển cùng với các cuộc bách hại dưới các thời đại Vua Lê Chúa Trịnh, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Hạt giống Nước Trời cứ phát triển khi được gieo xuống đất. Chúng ta thấy được hồng ân Thiên Chúa tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên nước Việt thân yêu.

Giữa những bách hại tàn khốc, Giáo hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Như một Linh mục Giáo sư đă nói: Giáo hội Công giáo ngoài bốn đặc tính Duy nhất Thánh thiện Công giáo Tông truyền c̣n có thêm một đặc tính thứ năm, đó là bách hại, càng bị bách hại càng lớn lên. Các bậc Tổ tiên đă gieo trong nước mắt và đau thương nhưng hào hùng và can trường. “Đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi” (Is 52,7) để hôm nay Giáo hội Việt Nam vững mạnh sánh vai cùng các Giáo hội trên hoàn vũ. Nh́n những thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, là con cháu các Thánh Tử Đạo, người Công giáo Việt nam không bao giờ quên ơn những Bậc Tiền Bối đă xây đắp nên Giáo hội yêu dấu của ḿnh.

 

Chúng ta có thể khẳng định: Lịch sử của các Giáo hội cũng là lịch sử những cuộc bách hại. Bắt bớ, bách hại luôn đi liền với những kẻ tin nhận Đức Giêsu Kitô là Chúa. Ngay từ trong Cựu ước, những người tin vào Thiên Chúa Giavê cũng đă phải trải qua những cơn gian nan thử thách v́ niềm tin.

 

Tại sao người tín hữu thường bị bắt bớ và bị bách hại? Lịch sử cho thấy người tín hữu bị bắt bớ và bị bách hại thường v́ một trong hai hoặc v́ cả hai lư do là : bị người đời hiểu lầm và ghen ghét. Chính Đức Giêsu là một minh hoạ tuyệt vời về sự kiện ấy. Đức Giêsu bị nhà cầm quyền Do thái và Rôma kết án loại trừ, v́ họ cho rằng Người là mối nguy hiểm cho địa vị, chức quyền của họ. Thế nhưng, qua cuộc khổ nạn và thập giá mà Đức Giêsu bày tỏ ḷng hiếu thảo, vâng phục, yêu mến Chúa Cha và t́nh thương đối với loài người. Cuộc Khổ nạn là con đường dẫn tới Phục sinh.

 

Các Thánh Tử Đạo của Giáo hội, 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam và hàng ngàn hàng vạn vị Tiền Bối Việt Nam cũng là những người đă chết v́ Đạo mà nguyên nhân chính là do hiểu lầm và ghen ghét. Các vị ấy đă kiên cường và anh dũng chứng minh ḷng tin của ḿnh đối với Đức Giêsu Kitô, bất chấp gông cùm, tù tội, bá đao hay tùng xẻo, trảm quyết hay lăng tŕ.

 

V́ thế, ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là dịp để Giáo hội hoàn vũ chiêm ngắm suy tôn 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, các chứng nhân trung kiên của Đức Kitô. Đặc biệt là dịp mà mỗi tín hữu Công Giáo Việt Nam ca tụng Thiên Chúa đă làm những việc vĩ đại trên quê hương ḿnh. Mừng kính trọng thể các Ngài để cùng nhau chiêm ngưỡng, tự hào, học hỏi nơi những chứng nhân đức tin trung kiên, ư chí quật cường của các chiến sĩ Đức Kitô. Từ đó giúp nhau phát huy truyền thống hào hùng bất khuất, dám hy sinh mạng sống cao quư để giữ vững đức tin nơi các thế hệ con cháu Các Thánh Tử Đạo.

Chính trong ánh sáng của Đức Kitô, Vị Tử Đạo tiên khởi mà chúng ta có thể nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bằng câu Phúc âm: Đầy tớ không lớn hơn chủ(Ga 15,20); Nếu chúng đă bách hại Thầy, chúng sẽ bách hại các con...Đây Thầy sai các con như con chiên đi vào giữa sói rừng… Hăy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, v́ không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ v́ danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng người ấy sẽ được cứu độ. (Mt 10,16 -25)

Các Thánh Tử Đạo không t́m đến cái chết mà chỉ t́m cách nên giống Thầy, giống đời sống của Thầy Giêsu, nhất là giống cử chỉ yêu thương tột cùng đă đưa Thầy đến cái chết.

Các Thánh Tử Đạo là những vĩ nhân của nhân loại. Các Ngài đă chết dưới ngọn đao phủ là chết cho Đức Kitô như chính Đức Kitô đă chết cho các Ngài.

Các Thánh Tử Đạo hiên ngang v́ đă đáng được chịu đau khổ cho Đức Kitô. Các Ngài chẳng màng chi đến việc nhân loại trao tặng huy chương, huân chương, chiến công. Các Ngài chết tử đạo là chết v́ Đức Kitô, đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu.

Các Thánh Tử Đạo có chung một chọn lựa lựa khoát: theo Đức Kitô hay theo vua quan? Theo Đức Kitô là sống trong gông cùm và chết trong đau thương. Theo vua quan là thừa hưởng vinh hoa phú quư nơi trần gian. Các Ngài có chung một quyết định tối hậu là theo Đức Kitô. Giây phút quyết định ấy chỉ có các Ngài với Thiên Chúa, chỉ có linh hồn với cơi phúc vô biên. Giây phút ấy không bị ảnh hưởng bởi gia đ́nh, tổ quốc, nhân sinh. Người chết trong máu tử đạo đă coi nhẹ nghĩa phu thê, đă xem thường đường phụ tử. Họ khao khát một t́nh yêu vô biên mỹ lệ như giải ngân hà sao sa vời vợi, như vầng nhật nguyệt huy hoàng khôn tả. Các Ngài đă hoan hỉ chấp nhận chết để được sống một cuộc đời mà không mỹ từ nào diễn tả nổi, không bút hoạ nào vẽ thành và không hùng biện nào tuyên dương cho trọn. Người chết trong gông cùm ṃn mỏi đă đặt tổ quốc đàng sau những giá trị vĩnh cửu. Ước vọng của họ không phải là được người đời tưởng niệm, được hậu thế tôn phong. Họ chết là v́ đức tin thúc đẩy. Họ chỉ muốn thực hiện điều đă từng nghe biết: “Ai tuyên xưng danh Ta trước mặt trần gian, Ta sẽ tuyên danh nó trước mặt Cha Ta trên trời” (Mt 10,32). (x. Thiên Hùng Sử trang 4).

Chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tô điểm bằng muôn ngàn vạn nét, nhưng nét đẹp nhất trong chân dung các Ngài là Niềm Tin Phục Sinh. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát măi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị ǵ, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là t́nh yêu với tất cả những ǵ cao thượng và chân thật. T́nh yêu đó bừng lên mănh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Chết là mất tất cả, nhưng 117 hiến tế t́nh yêu cũng là 117 chứng từ niềm tin của những con người xác tín rằng: chết v́ Đức Kitô, chết đi là sống lại trong cuộc sống muôn đời; chết là chiến thắng; chết là để đi về sự sống vĩnh cửu; chết là cánh cửa im ĺm được mở ra để về với Đấng là Sự Sống vĩnh hằng.

Bài học của các vị tử đạo không phải là khơi lên máu nóng t́m đến cái chết, mà chính là sống hiến thân từng giây từng phút của đời ḿnh cho Thiên Chúa và tha nhân. Sự sống đó luôn kêu mời chúng ta: mỗi ngày chết đi những yếu đuối tầm thường, để can đảm làm chứng và đấu tranh cho Chân lư. Sự sống đó hứa hẹn với chúng ta một ngày sau rạng rỡ, ngày đoàn tụ với cha anh chúng ta trên cơi bất diệt.( x. Thiên Hùng Sử, trang 495).

Niềm Tin Phục Sinh măi măi là ánh sáng soi dẫn từng suy nghĩ từng lời nói từng việc làm của người tín hữu trong cuộc sống hàng ngày.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 

Vài tư liệu.

 

1. Thời gian và con số:

+ Thời gian bắt đầu vào năm 1580 và chỉ kết thúc hoàn toàn vào năm 1888, kéo dài gần 3 thế kỷ.

+ Có khoảng 400.000 người  bị lưu đầy, phát lưu và phân sáp.

130.000 người đă chết v́ đạo trong số này đă có 117 vị được Giáo Hội chính thức tôn phong lên hàng hiển thánh vào ngày 19.6.1988.

 

2. Về các h́nh khổ: Các ngài đă phải chịu mọi thứ cực h́nh mà người ta có thể nghĩ ra được như:

- Gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đ̣n, bỏ đói.

- Bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng vv.

- Quyết liệt hơn th́ bị trảm quyết - tức là bị chặt đầu- bị xử giảo - tức là bị thắt cổ -, hay bị thiêu sống.

- Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng tŕ - phân thây ra từng mảnh hay là xứ bá đao.

 

3. Quá tŕnh Giáo Hội phong thánh

* Ngày 27-5-1900 Đức Thánh Cha Lêo XIII phong 64 vị lên hàng chân phước.

* Ngày 20-5-1906 Đức Thánh Cha Pio X phong thêm 8 vị.

* Ngày 02-5-1909 cũng Đức Thánh Cha Piô X phong thêm 20 vị nữa.

* Ngày 29-4-1951 Đức Thánh Cha Pio XII phong 25 vị.

 

Trong 117 vị được phong chân phước có :

- 8 Giám mục ( Giám mục thuộc ḍng Đaminh và 2 Giám mục thuọc Hội thừa sai Paris)

- 50 Linh mục (Gồm 37 là người Việt Nam, 8  thuọc Hội thừa sai Paris

và 5 thuộc ḍng Đaminh)

- 15 thầy giảng

-44 giáo dân thuộc đủ mọi thành phần xă hội: công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ v..v.

 

4. Theo loại h́nh phạt

           

* 79 vị bị trảm quyết tức là bị chặt đầu. Như vậy là con số bị trảm quyết nhiều nhất.

* 18 vị bị xử giảo tức là bị thắt cổ.

* 8 vị chết rũ tù

* 6 bị thiêu sinh

* 4 bị lăng tŕ - tức là phân thây ra từng mảnh

* 1 bị tử thương và

* 1 bị bá đao

 

5. Về thời gian

* 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Doanh

* 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Sâm

* 2 vị chịu tử đạo thời Cảnh Thịnh.

* 57 vị chịu tử đạo thời Minh Mạng

* 3 vị chịu tử đạo thời Thiệu Trị

* 51 vị chịu tử đạo thời Tự Đức

 

Mục Lục

 

 

  MUNG KINH CAC THANH TU DAO VIET NAM.

                    Cơn bách đạo đời Vua Cảnh Thịnh.
                    Tự trong tŕều có lệnh ban ra.
                       Bao nhiêu các Cố các Cha.
                  Bắt cho kỳ hết chẳng tha mgười nào.
                    Đoàn chiên Chúa gặp bao đau khổ.
                    Sống bơ vơ không có chủ chăn.
                       Sớm hôm lần chuỗi siêng năng.
                  Cầu xin Đức Mẹ đoái thương sự t́nh.
                     Ôi biết bao cực h́nh quái ác.
                     Cắt cổ bêu đầu xé xác phanh thây.
                        Người ngựa xéo kẻ voi giầy.
                  Người giam ngục tối kẻ đầy rừng sâu.
                     Thánhđường bị tịch thâu đóng cửa.
                     Ảnh tượng th́ đốt lửa thiêu tan.
                        Mặc cho dân Chúa than van.
                  Mặc cho nước mắt chảy tràn biển khơi.
                     Giáo dân chẳng c̣n nơi lẩn tránh.
                     Rủ cùng nhau tạm lánh Lavang.
                        Nơi đây rừng rú xa xăm.
                  Khấn xin Mẹ Chúa Thiên Đàng cứu nguy.
                     Bỗng Đuc Mẹ từ bi hiện đến.
                     Khuyên vững tin cậy mến Chúa Trời.
                        Dù cho sóng gió tơi bời.
                  Các con sẽ được an vui xác hồn.
                     C̣n những ai yếu ṃn thể xác.
                     Bệnh lâu năm chẳng bớt chẳng thuyên.
                         Lá cây rửa sạch nấu lên.
                  Nghe lời Mẹ dạy uống liền tiêu tan.
                     Thánh Tử Đạo Việt Nam oai dũng.
                     Giữ Đức Tin kiên vững sáng ngời.
                         Mặc cho máu chảy đầu rơi.
                  Nêu gương can đảm mọi thời soi chung.
                     Xin các Thánh cầu cùng Thiên Chúa.
                     Cho quê hương vui hưởng thanh b́nh.
                         Từ thôn quê đến thị thành.
                  Yêu người mến Chúa phúc vinh muôn đời...
                                        MATTHÊU VŨ.

Mục Lục