Văn Minh Khoa Học

 

(tiếp)

 

 

Theo Gregory Benford, một nhà vật lư học kiêm giáo sư thực thụ dạy ở đại học University of California ở Irvine (UCI) từ năm 1980 và là một tiểu thuyết gia về khoa học đoạt nhiều giải thưởng đáng kể, một trong 20 tác phẩm mới nhất là Deep Time xuất bản tháng 2/1999, liên quan đến kỹ thuật tân tiến hiện đại trong viễn tượng tương lai thế giới sau này, cho rằng thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ của sinh vật học, ở chỗ:

 

Y khoa sẽ chữa dứt hai bệnh tim và ung thư (tim th́ dễ hơn, c̣n ung thư phải tới 50 năm nữa); vào năm 2100 con người ta trung b́nh có thể sống ngoài 100 tuổi (v́ đầu thế kỷ 20, con người sống trung b́nh tới  50 tuổi, nhờ khoa học tiến bộ, con người ở vào cuối thế kỷ 20 hiện nay sống trung b́nh tới 75 tuổi); nhất là với phương pháp tử thi được ướp lạnh chờ hồi sinh (cryonics) sau khi chết, (như có một số giống nhái ở Canada sau khi chết lạnh ở đáy hồ trong mùa đông đă hồi sinh trong mùa hè), thân xác con người sẽ sống lại nhờ kỹ thuật hợp thể (nanotechonology), một kỹ thuật có thể làm hoàn chỉnh các phân tử tế bào bị hư hoại nơi cơ thể sinh vật c̣n sống cũng như đă chết. Nếu tính cho tới cuối thiên kỷ thứ ba, nhà hóa học này c̣n cho rằng bấy giờ con người sẽ chẳng những khám phá ra hết thái dương hệ mà c̣n cả những v́ tinh tú gần ḿnh cùng với các hành tinh của chúng trong vũ trụ này nữa, họ sẽ sống trên các hành tinh, tuổi thọ của họ sẽ kéo dài hơn qua các thế kỷ và loài người sẽ được chia ra thành các thứ phụ giống (subspecies) khác nhau. Tuy nhiên, cũng cho tới lúc bấy giờ, con người vẫn phải đối diện và giải quyết những vấn đề về triết học liên quan đến ư nghĩa của sự sống con người cũng như đến vai tṛ của họ trên vũ trụ. Nhà bác học giáo sư kiêm văn sĩ này cuối cùng cũng phải thú nhận là ḿnh chỉ nghĩ theo kinh nghiệm loài người về tương lai vậy thôi, chứ thực tại của nó chắc chắn là những ǵ không ai có thể mường tưởng ra được.

 

Đúng thế, cho tới nay, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa thể giải quyết được và chắc chắn sẽ không bao giờ giải quyết được. Chẳng hạn như vấn đề liên quan đến cả triết học luận và thần học luận về nguồn gốc của vũ trụ từ không ra có như thế nào trước giây phút đại bộc phát (big bang), hay vũ trụ này sẽ giăn nở (expanding) tới đâu và cùng tận vào lúc nào, rồi sẽ chấm dứt ra sao? Hiện tại vũ trụ rộng chừng nào, con người cũng chưa biết, trong khi đó, theo thuyết phồng nở (theory of inflation) là thuyết cho rằng vùng ngụy chân không (false vacuum) theo toán học đă tạo nên một trọng lực đẩy ra hơn là thu vào, họ c̣n cho rằng chẳng những có nhiều giải ngân hà khác với Giải Ngân Hà của chúng ta mà c̣n cả rất nhiều vũ trụ khác nữa, mỗi vũ trụ đều xuất hiện nhờ hiện tượng đại bộc phát (big bang) vào thời điểm của ḿnh. Cả đến những vấn đề có tầm mức nhỏ hơn, hoàn toàn thuộc về phạm vi khoa học cũng thế, như vấn đề về sinh vật học liên quan đến việc làm thế nào một thai bào có thể tự ḿnh phát triển thành một cơ cấu sinh vật, và làm thế nào sinh vật lại trở nên già nua cằn cỗi rồi chết đi? Hoặc vần đề về vật lư học liên quan đến bản chất thực sự của không gian, như phải chăng không gian chỉ là một phạm vi bốn chiều (kể cả chiều thời gian) mà thôi, cũng c̣n là vấn đề con người đang t́m hiểu và định nghĩa? v.v.

 

Tuy nhiên, dầu sao cũng phải công nhận là chính con người là một siêu vũ trụ mà chính họ vẫn chưa thể hiểu được chính ḿnh, cả về phương diện thể lư cũng như tâm lư. Có thể nói, tụ điểm của cả thể lư và tâm lư của con người ở nơi chính bộ óc của họ, một bộ óc siêu việt, một kỳ công c̣n tuyệt diệu hơn cả không gian vũ trụ bao la mà chính bộ óc con người chưa thấu triệt, và c̣n tinh vi hơn cả cơ cấu nguyên tử nơi tiểu vũ trụ vật chất nữa, một bộ óc mà không biết cho đến bao giờ kỹ thuật khoa học mới có thể tiến đến độ thay được óc cho thành phần khờ chậm trí khôn (mental retardation), như đă có thể thay tim cho những người bị hư tim, một bộ óc vật chất giống như con vật mà cho tới nay khoa học cũng không thể hiểu làm thế nào nó lại có thể nẩy ra được những tư tưởng trừu tượng vô h́nh, nhất là làm thế nào nó có thể phát sinh ra nơi con người những ư thức (consciousness) hoàn toàn thuộc về thế giới tâm linh sâu nhiệm mà chỉ có chính chủ thể mới biết được ḿnh v.v.

 

Thật vậy, dù là một con người vô thần duy vật đi nữa, hoàn toàn chối bỏ tất cả những ǵ là siêu nhiên, là thần thánh và đời sau, con người vẫn không thể phủ nhận được hai chân lư căn bản và thiết yếu này: chân lư thứ nhất, đó là con người là một sinh vật hữu hạn, với một hữu thể bất toàn (không toàn hảo) và với những khả năng bất lực (không toàn năng); chân lư thứ hai, đó là mọi sự trên đời này, tức mọi sự trong vũ trụ khoa học con người có thể khám phá ra đây, không thể nào tự ḿnh mà có. Chân lư thứ nhất do chính kinh nghiệm bản thân hết sức thực tế của con người mà có, c̣n chân lư thứ hai do lư luận khoa học mà có.

 

Thế mà, thực tế lại phũ phàng cho thấy, những chân lư được căn cứ vào kinh nghiệm hay vào lư luận vẫn có thể sai lầm như thường. Nếu khoa học là ngành kiến thức t́m hiểu ngoại diện của thế giới vật chất, về cách thức “how” nó hiện hữu và hoạt động, có những vấn đề nan giải và bí tắc thế nào, triết học là ngành kiến thức t́m hiểu nội tại của thế giới siêu h́nh về căn nguyên “why” nó hiện hữu và hoạt động cũng vậy, nhất là ngành triết học theo các trường phái chuyên về lănh vực tri thức (schools of epistemological), một lănh vực được đặc biệt mở màn với René Descartes, một nhà triết gia kiêm toán học người Pháp thế kỷ 17, với tác phẩm thời danh Những Suy Tư về Đệ Nhất Triết Lư (Meditations on First Phylosophy) xuất bản năm 1641, và với câu nói thời danh “ego cogito, ergo sum” (tôi suy nghĩ chứng tỏ là tôi hiện hữu), cũng gặp vấn đề nan giải và bế tắc trong việc nỗ lực giải quyết sự kiện làm sao con người biết được những ǵ ḿnh nghĩ là đúng.

 

Bởi v́, nếu nói đến kinh nghiệm là nói đến một trường hợp cụ thể, nói đến từng trường hợp, liên quan đến cả sự kiện về thời gian và không gian, có thể lúc này và ở đây đúng, song lúc khác và ở kia lại không xẩy ra như vậy, và nói đến lư luận cũng là nói đến một phần kinh nghiệm được trí khôn dựa vào đó để suy ra thành những lư lẽ hợp với cảm thức chung (common sense) của mọi người. Lịch sử khoa học đă tỏ tường cho thấy cả kinh nghiệm lẫn lư luận theo cảm thức chung của con người nhiều lúc hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thực, không đúng với thực tại hiện hữu.

 

Chẳng hạn như chủ trương có thể được gọi là thuyết nhân trung (homocentric) của nhà thiên văn học Ptolemy, một lư thuyết làm chủ tâm thức loài người ngót hai thiên niên, từ khoảng năm 150 BC tới măi giữa thế kỷ 16 AD, khiến ai cũng nghĩ theo chiều hướng hoàn cầu hệ (global system) chứ không hề nghĩ đến thái dương hệ (solar system), v́ thuyết này chẳng những hợp nhận định chung của mọi người, khi ai cũng thấy trước mắt rơ như ban ngày là có những dấu hiệu chứng tỏ mặt trời lên (sunrise) và mặt trời xuống (sunset), mà c̣n hợp với cả cảm thức chung của loài người nữa, v́ họ cho rằng con người “linh ư vạn vật” mới là chủ chốt, nên trái đất là nơi con người ở phải là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ.

 

Một trường hợp hết sức điển h́nh khác nữa cho thấy tính cách thiếu sót và khả năng nông nổi của cả lư luận lẫn kinh nghiệm theo cảm thức chung, đó là ai cũng nghĩ rằng một khi thả hai vật xuống từ cùng một độ cao và cùng một lúc, nếu không bị môi trường rơi của chúng ngoại lệ cản trở cách nào, th́ vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ, và những lư luận yên trí theo cảm thức chung này đă tồn tại từ khi có loài người cho măi đến đầu thế kỷ 17, thời điểm Galileô công bố hoàn toàn ngược lại bằng chứng minh cụ thể cho thấy hai vật nặng nhẹ khác nhau về trọng lượng rơi xuống đồng đều như nhau về cả thời gian lẫn vận tốc.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL