Bá Chủ Hoàn Cầu

 

 

N

ếu con người không nắm được sự thật, tức không sống trong sự thật và sống theo sự thật là thực tại hiện hữu th́, theo lư luận tự nhiên, con người chưa sống thật, nghĩa là con người c̣n đang mơ màng hay sống trong mung lung, do đó, theo kinh nghiệm cho thấy, con người lúc nào cũng có thể làm những ǵ không xứng hợp với thân phận làm người đích thực của ḿnh, thậm chí cả những việc mất tính người, hay nếu không muốn nói theo tâm lư và luân lư như thế, mà nói cách khác theo khoa học hơn, th́ những việc con người làm đang lúc như sống trong một vùng ngụy chân không (false vacuum) theo vật lư toán học như thế sẽ làm cho con người tự nhiên phồng nở (infaltion) ra nhiều vũ trụ con người khác nhau, tức loài người ai cũng là một vũ trụ riêng biệt.

 

Hiện tượng mỗi người là một vũ trụ được phồng nở ra bởi một thứ chân không tưởng, tức bởi tầm thức vô thức nơi bản thân con người, hay bởi con người, về tâm linh, chưa hoàn toàn biết được ḿnh, nên về ư chí và tác hành, chưa thực sự làm chủ được ḿnh, do đó, như lịch sử loài người cho thấy, con người đă có những hành động phi nhân bản phản lại chính ḿnh, điển h́nh nhất là hiện tượng đế quốc, muốn làm bá chủ thiên hạ. Sau đây là lược sử về những sự kiện liên quan đến diễn tiến của hiện tượng đế quốc.

 

Hiện tượng đế quốc được phát xuất từ ḷng con người tham lam đến ghen hận và lấn át đồng loại. Mở màn cho hiện tượng đế quốc này là sự kiện Cain hạ sát Aben em ḿnh, hai người con đầu tiên của nhị vị nguyên tổ loài người, như Thánh Kinh Do Thái Giáo thuật lại ở đoạn 4 trong cuốn Sách Khởi Nguyên của họ. Từ đó, lịch sử loài người cho thấy hiện tượng đế quốc này đă diễn tiến trên lănh vực quốc gia chủng tộc. Trước tiên phải kể đến các đế quốc thời BC. Đầu tiên là đế quốc Sargon I ở Agade gần Babylon, thống trị vùng đất từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư, kéo dài đúng một thế kỷ, từ năm 2350 BC đến năm 2250 BC. Tiếp đến là đế quốc Ai Cập ở Trung Đông, kéo dài cả 500 năm, từ năm 1554 BC đến 1070 BC, tột đỉnh là khoảng thế kỷ 1400 BC. Sau đó là đế quốc Assyria, từ thế kỷ 800 BC tới giữa thế kỷ 600 BC, làm chủ thương lộ Địa Trung Hải, xứ Syria, Israel, và Ai Cập. Sau đế quốc Assyria là đế quốc Ba Tư, từ năm 545 BC đến 331 BC, làm chủ từ Địa Trung Hải và vùng Tây Tiểu Á đến miền Bắc Nước Pakistan, cũng như từ vùng Vịnh Otman đến Aral, rồi từ miền Đông Nam Âu Châu tới miền Nam Nước Pakistan. Sau đế quốc Ba Tư là đế quốc Alexander làm chủ từ Hy lạp đến Aán Độ, lấy Babylon làm thủ đô, kéo dài từ năm 323 BC đến 311 BC. Sau đế quốc Alexander là đế quốc Rôma, một đế quốc lâu nhất lịch sử loài người, và có liên quan trực tiếp đến Kitô giáo.

 

Đế quốc Rôma

 

Đế quốc này được bắt đầu từ năm 27 BC với hoàng đế Augustô và kéo dài 503 năm nơi phần đế quốc bên Tây và 1480 năm ở phần đế quốc bên Đông. Đế quốc Rôma được vĩnh viễn chia đôi từ năm 395 AD, tức từ sau cái chết của hoàng đế Theođôsiô I. Phần đế quốc bên Tây bao gồm các nước Britain, Gaul, Spain, Italy, Rome và vùng Cực Bắc Phi Châu; phần đế quốc bên Đông gồm có các nước Greece, Macedonia, Judea, Byzentium, Syria, Egypt và Thrace. Năm 476 AD, phần đế quốc bên Tây bị dân Đức đánh chiếm; và năm 1453 AD, phần đế quốc bên Đông mất thủ đô Constantinople trong tay quân Turks.

 

Đế quốc Byzantine

 

Đế quốc Byzantine là quyền lực mạnh nhất thế giới vào năm 1000 AD. Đế quốc này là phần đế quốc Rôma bên Phiá Đông và được bắt đầu từ năm 330 AD, thời điểm hoàng đế Constantine I thiết lập tân thủ đô của thế giới Rôma ở một thành phố Hy Lạp cổ, một thủ đô mang tên của hoàng đế và được gọi là Constantinople.

 

Đế quốc này giầu thịnh và quyền lực hầu như suốt thời gian lịch sử của ḿnh, nhất là từ sau khi Đế Quốc Rôma Đông Phương sụp đổ năm 476 AD. Đế quốc này được mở đầu với một biến cố rất quan trọng, đó là việc hoàng đế Constantine biến Kitô giáo, một tôn giáo bị đế quốc Rôma trước đó bách hại dữ dội, thành quốc giáo, và tân thủ đô Constantinople cũng là giáo đô của Kitô giáo trong đế quốc Byzantine bấy giờ. Dưới thời hoàng đế Justinianô (527-565), đế quốc này bao gồm phần đất Nam Âu và Đông Âu, cùng với phần đất Bắc Phi và Trung Đông.

 

Đến thập niên 630, người Ả Rập phất cờ Hồi giáo bắt đầu đánh chiếm một số lănh thổ của đế quốc này, và đă chiếm được Trung Đông, trong đó có cả Đất Thánh và thành Giêrusalem.  Cho dù đế quốc này vào thế kỷ thứ chín, có chiếm lại hầu hết phần đất bị chiếm trên đây, nhưng cũng chỉ kéo dài tới giữa thế kỷ 11.

 

Thật vậy, năm 1071, đế quốc đă phải đương đầu với một lực lượng hùng hầu chưa từng thấy, đó là quân Thổ Seljuk nổi lên từ miền Trung Á và đă bị họ đánh thảm bại nặng nề trong trận Manzikert ở Armenia. Quân Thổ chiếm Thánh Địa và làm khó dễ các phái đoàn hành hương tại đây. Đó là lư do xuất hiện của Đạo Binh Thánh Chiến Kitô Giáo từ năm 1097, sau khi hoàng đế Byzantine bấy giờ là Alexious I Comnenus lên tiếng cầu cứu với Đức Giáo Hoàng Urbanô II ở Rôma.

 

Đạo Binh Thánh Chiến thực sự đă chiếm lại Thánh Địa. Trong khi đó, đế quốc Byzantine cũng chiếm lại được một số những nơi đă mất vào tay quân Thổ Seljuk. Tuy nhiên, vào năm 1204, thủ đô Constantinople của đế quốc bị Đạo Binh Thánh Chiến Kitô Giáo lần thứ tư chiếm đoạt để thiết lập vương quốc của riêng họ. Tuy đế quốc có tái chiếm lại được thủ đô Constantinople vào năm 1261, song từ đó vẫn không thể nào lấy lại được uy thế của ḿnh như trước, cho tới khi hoàn toàn sụp đổ gần 200 năm sau, năm 1453.

 

Đế quốc Rôma Thánh.

 

Đế Quốc Byzantine tuy là một nửa phần tách ra của Đế Quốc Rôma vào thế kỷ thứ tư  và là tiếp nối của Đế Quốc Rôma cho đến thế kỷ 15 của Thiên Kỷ Thứ Hai Kitô Giáo, song tự nó h́nh như không phải là cuộc tiếp nối của Đế Quốc Rôma cho bằng Đế Quốc Rôma Thánh, như đế quốc này đă tự nhận ḿnh như vậy. Bởi thế, có thể nói, Đế Quốc Rôma Thánh được bắt đầu từ Vua Charlemagne, người mà vào thế kỷ thứ 8 đă chiếm cứ và hiệp nhất được một vùng đất Âu Châu lại với nhau, bao gồm vùng đất của những nước hiện nay như Bỉ, Pháp, Lục Xâm Bảo, Netherlands và một phần của Đức.

 

Đức Giáo Hoàng Leo III đă phong cho Vua Charlemagne làm Hoàng Đế của những người Rôma vào năm 800. Tuy đế quốc Chalemagne bị phân tán quyền lực sau khi vua này qua đời năm 814, nhưng ư tưởng thành lập một đế quốc Kitô giáo đă thành h́nh và vẫn tiếp tục được theo đuổi. Năm 961, Vua Otto I của Đức đă vượt qua dẫy núi Alps để dẹp tan một cuộc nổi dậy ở Rôma, bởi thế, vua này đă được Giáo Hoàng phong cho làm hoàng đế của hai nước Đức và Ư năm 962.

 

Đó là lư do Đế Quốc Rôma Thánh thực sự chỉ có Đức Quốc và rất ít liên hệ với Đế Quốc Rôma cũ. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14, Đế Quốc Rôma Thánh, một danh xưng được chính thức sử dụng vào thế kỷ 13, cùng với Giáo Hội Công Giáo Rôma, đă trở thành hai quyền lực chính yếu ở Âu Châu. Tuy nhiên, trong thế kỷ 15, đế quốc này chỉ giới hạn vỏn vẹn trong nguyên lănh thổ Đức Quốc mà thôi, c̣n ở những nơi khác, hoàng đế không c̣n quyền lực nào cả.

 

Vào năm 1438, Nhà Habsburgs, một vương tộc tiên khởi ở Âu Châu, lên nắm quyền bính của đế quốc này trong gần 400 năm, song càng ngày càng bị suy yếu hơn, nhất là vào Thời Cải Cách của Thệ Phản ở thế kỷ 16, thời phân rẽ Đức Quốc thành hai thành phần, Công Giáo và Thệ Phản. Cuối cùng, vào năm 1806, hoàng đế Francis II đă tuyên bố Đế Quốc Rôma Thánh hết thời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL